Qua bà i tiểu l uận n ày chún g ta có thể thấy chuyển giá tuy đã x uất hiện ở Việt Nam
hơn 10 năm qua nhưng thật sự vẫn ch ưa có một cơ sở pháp lý hoàn thiện để hạn chế vấn nạn
này. Thật vậy, mặc dù việc ban hành T T117/2005/TT-BT C cho thấy những độn g t hái tích cực
của Nhà nước trong việc nhận biết, điều phối những hiện tượn g mới mẻ phát sinh trong nền
kinh tế đan g khôn g ngừn g biến ch uyển với sự du nhập của t rào lưu k inh doanh mang tính
phối hợp, cộng tác, phươn g thức hạch toán, quản lý n gày càn g đa dạng và phức tạp. T hế
nhưng T T117/2005/TT-BT C mới chỉ có thể là những viên gạch đầu tiên cho một cơ sở pháp
lý điều chỉnh về một quan hệ x ã hội - ở đó có những giằn g kéo về mặt lợi ích giữa Nhà n ước
và đối tượn g nộp thuế, xa hơn là lợi ích của cả một cộng đồn g. T hật đơn giản để thấy rằng
lồng ghép trong những quan hệ kinh tế chằng chịt ấy cũn g là vấn đề lợi ích, nhưng bó c gỡ nó
ra để tìm thấy sự bình đẳn g về quyền lợi thì lại khôn g đơn giản chút nào.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....... 14
3.4. Các hình thức khác.............................................................................................................. 14
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
TẠI VIỆT NAM
1. Giải pháp ở hệ thống thuế ........................................................................................................ 15
2. Tăng cường hiệu quả trong bộ phận quản lý và chính sách............................................. 16
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
3
2.1. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh ................................................................................ 16
2.2. Gói giải pháp từ chính sách kinh tế và môi trường vĩ mô.............................................. 18
2.3. Áp dụng các biện pháp hành chính và chế tài ................................................................. 19
3. Thông qua các nguồn tài trợ.................................................................................................... 20
4. Xây dựng tỷ suất lợi nhuận bì nh quân ngành ..................................................................... 20
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 22
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
4
LỜ I MỞ ĐẦU
Ngày nay khi mà xu hướng toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ thì sự xuất hiện của quan
hệ kinh tế xuyên quốc gia khôn g còn là một hiện tượng hiếm thấy. Điều đó tất yếu dẫn đến sự
ra đời ngày càng nh iều hơn các côn g ty, tập đoàn kinh tế đa quốc gia với các “chân rết” là các
công ty con, các côn g ty trực thuộc đặt tại nhiều v ùng lãnh thổ trên thế giới. Như vậy một vấn
đề đặt ra đối với các công ty, tập đoàn đa quốc gia là việc xác định lợi ích kinh tế không chỉ
đơn thuần giới hạn trong phạm vi một chủ thể kinh doanh riêng lẻ mà được tính trong lợi ích
chung của cả một tập đoàn, nhóm công ty, khi đó làm cách n ào để lợi ích tổng thể đạt mức tối
ưu luôn được các nhà quản trị tập đoàn quan tâm. Chuyển giá được xem là một lời giải cho
bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Đơn giản vì
phương cách này giúp họ giảm tổng n ghĩa vụ thuế. Từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng.
Đối với Việt Nam, sự xuất hiện của các công ty, tập đoàn đa quốc gia chỉ thật sự phổ
biến trong khoảng thời gian 10 năm t rở lại đây, song song với nó là hiện tượng chuyển giá tất
yếu cũng vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Do đó, chuyển giá sẽ dễ được các côn g ty, tập đoàn
này sử dụng nhằm thay đối nghĩa vụ thuế phải thực hiện với Nhà nước Việt Nam, gây thất
thoát nguồn thu cho ngân sách. Vì thế qua bài tiểu luận này, n goài mục đích khái quát về thực
trạng chuyển giá ở Việt Nam, tôi xin đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn cơ chế
chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay, từ đó tạo được sân chơi côn g bằng cho tất cả các chủ
thể kinh doanh khác trong nước với các tập đoàn, côn g ty đa quốc gia và tránh làm thất thoát
nguồn thu cho ngân sách nước nhà.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
5
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN GIÁ:
1. Khái niệm chuyển giá:
- Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị
mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch v ụ, tài sản trong quan hệ giữa các bên liên kết nhằm tối
thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đố i tác liên kết.
- Hành vi đó có đối tượng tác động là giá cả và được thực hiện thông qua các hợp
đồng kinh tế về mua bán hàng hoá, tài sản, cung cấp dịch vụ.
- Các đối tác liên kết ở đây có thể là:
Các công ty thành viên trong một công ty đa quốc gia. Công ty đa quốc gia (MNC)
là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ không chỉ giới
hạn bởi phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà mở rộng ra ít nhất tại hai quốc gia
Các công ty hoặc đơn vị thành viên trong một tổng công ty, công ty.
Các công ty độc lập mà chủ sở hữu của ch úng có mối quan hệ đặc biệt, thường là
mối quan hệ thân nhân.
2. Nguyên nhân của chuyển giá:
- Thông thường có những lí do dẫn đến hoạt động chuyển giá như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn
toàn có quyền quyết định giá cả của m ột giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền
mua hay bán h àng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ ha i, x uất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự
khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi
ích không làm thay đổ i lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm
liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưn g có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ
thuế của họ. Thôn g qua việc định giá, n ghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều t iết
cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách
thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ
không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất
yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế v ì thế hoàn toàn có thể xảy ra.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
6
- Cho nên, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các
chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều n ày họ phải thiết lập một chính sách v ề giá mà ở
đó giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những
giao dịch như thế. Chúng ta cần phân biệt điều này với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối
với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo
giá thỏa thuận. Trong khi đó nếu giao dịch bị chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế sau
của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể định giá giao dịch cao. Các đối tượng n ày nắm
bắt và vận dụng được những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong
quy định thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp. Như thế, vô hình chung, chuyển
giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính
xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh
tranh.
- Tuy vậy, thật không đơn giản để xác định một chủ thể đã thực hiện chuyển giá. Vấn
đề ở chỗ, nếu định giá cao hoặc thấp mà làm tăng số thu thuế một cách cục bộ cho một nhà
nước thì cơ quan có thẩm quyền nên định lại giá chuyển giao. Chẳng hạn, giá mua đầu vào
nếu được x ác định thấp, điều đó có thể hình thành chi phí thấp và hệ quả là thu nhập trước
thuế sẽ cao, kéo theo thuế thu nhập doanh n ghiệp (thuế TNDN) tăng; hoặc giả như giá xuất
khẩu định cao cũng làm doanh thu tăng và kết quả là cũng làm tăng số thuế mà nhà nước thu
được. Nh ưng cần hiểu rằng điều đó cũng có nghĩa rằng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp liên
kết ở đầu kia có khả năng đã giảm xuống do chuyển một phần nghĩa vụ của mình qua giá
sang doanh n gh iệp liên kết này.
- Hành vi này chỉ có thể được thực hiện thông qua giao dịch c ủa các chủ thể có quan
hệ liên kết. Biểu hiện cụ thể của hành vi là giao kết về giá. Nhưn g giao kết về giá chưa đủ để
kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện
trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ
sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành
khi có sự chuyển giao đố i tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay
chưa.
- Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh
giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu
giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao
dịch này có biểu hiện ch uyển giá.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
7
3. Phạm vi chuyển giá:
- Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nộ i bộ nên hành v i phải
được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9 Công ước mẫu của
OECD về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai doanh nghiệp được xem là liên kết (associated
enterprises) khi :
Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh nghiệp
kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian.
Hai doanh ngh iệp có cùng một hoặc nhiều n gười hay những thực thể (ent ities) khác
tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc
thông qua trung gian”
- Yếu tố quản lý, điều h ành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh hưởng,
sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định mối quan hệ liên
kết. Tính chất của những biểu h iện này không man g tính quyết định. Như thế các doanh
nghiệp l iên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia
khác nhau. Từ đó, chuyển giá không ch ỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả
trong những giao dịch quốc nộ i.
- Trên thực tế, chuyển giá thường được quan tâm đánh giá đối với các giao dịch quốc
tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ hơn. Trong khi
đó, do phải t uân th ủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ thuế hình thành từ các giao
dịch trong n ước ít có sự cách biệt. Vì thế, phần lớn các quốc gia hiện nay thường chỉ quy định
về chuyển giá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch quốc tế được xác định là giao
dịch giữa hai h ay nhiều doanh ngh iệp liên kết mà trong số đó có đối tượng tham gia là chủ
thể không cư trú (non-residents). Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất
thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết
cư trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh ngh iệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp.
Ngược lại một lượng chi ph í tăng lên qua giá mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có
thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trường hợp đều cho ra những kết quả tương tự là làm
tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên.
4. C ác kĩ thuật chuyển giá:
4.1. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn:
- Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn
góp của bên ph ía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phố i trong các quyết định liên
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
8
quan đến hoạt dộng của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng. Ngoài ra,
khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.
- Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước n goài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ
giúp họ tăng mức khấu hao t rích hàng n ăm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức khấu
hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư.
Giảm mức thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư.
4.2. Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá tài sản vô hình:
- Việc định giá chính xác được tài sản vô h ình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi
dụng việc này mà các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương h iệu, công thức pha
chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần góp vốn của mình lên. Một số trường hợp
phía góp vốn bằn tài sản vô h ình có x uất trình gấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng
độ tin cậy, t rung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
4.3. Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác
trong liên doanh với giá cao:
- Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh
toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài r a, việc mua hàn g nhập khẩu với giá đắt làm chi ph í sản x uất
tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm.
4.4. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý:
- Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đối
tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Chi phí
này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.
- Một số công ty thuê người quản lý doanh ngh iệp FDI với lương cao, ngoài ra còn
phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước n goài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường
hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là
công ty con của cùng một tập đoàn.
- Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước
ngoà i: cử chuyên v iên, công nh ân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao.
- Một hình thức chuyển giá của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho chuyên
gia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn này rất khó xác định số lượng và
chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều n ày, nhiều công ty FDI thực hiện
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
9
hành vi chuyển giá mà thực chất là ch uyển lợi nh uận về nước dưới danh nghĩa là phí dịch vụ
tư vấn.
4.5. Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa:
- Khi th uế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằm
tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động
tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá
thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu mà th uế suất thấp, thì côn g ty ký hợp đồng nhập khẩu với
giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế.
4.6. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ:
- Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và n guồn vốn bất hợp lý như
dùng nguồn vốn vay từ côn g ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn mà
không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi
phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và ch uyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi
vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau.
4.7. Chuyển giá qua thông các trung tâm tái tạo hóa đơn:
- Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và các
công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản xuất hàng hóa
qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho công ty phân phối
bằng cách x uất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua việc n ày sẽ định vị lại loại ngoại tệ
của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn. Nhưng trên thực tế, hàng hóa được
chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng côn g ty phân phối mà không qua trung
tâm tái tạo hóa đơn. Hình thức này thường xảy ra trong n gành dược phẩm.
5. Tác động của chuyển giá:
5.1. Đối với các công ty đa quốc gia (MNCs):
- Những tác động tích cực:
Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư…) tạo
điều kiện cho các MNC dễ dàng trong v iệc thực hiện giảm thiểu trách nhiệm ở quốc
gia MNC đang đầu tư.
Thực hiện chuyển giá, các MNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng
có được dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác.
Thực hiện chuyển giá sẽ giúp các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các
nước đang đầu tư.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
10
- Tác động tiêu cực: Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện chế tài thì các MNC
phải chịu một khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó hoặc ảnh hưởng
nghiêm trọng trên thương trường quốc tế dẫn tới sự chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ
quan th uế ở những nước MNC đi đầu tư sau đó.
5.2. Đối với các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư:
- Tác động tích cực: Khi có hoạt động ch uyển giá ngược, do nước thu hút đầu tư có
mức thuế thu nhập thấp làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn.
- Những tác động tiêu cực:
Cơ cấu vốn của nền k inh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do v iệc
thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC làm các luồng vốn chảy vào nhanh
mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một
bức tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia n ày trong các thời kì kh ác nhau.
Đối với các quốc gia được co i là thiên đường về thuế, họ là người được hưởng lợi từ
hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với
các khó khăn tài ch ính khi các MNC thoái vốn do các thu nhập không bền vững
trước đây trong n gắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế.
Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ các nước
tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định ch ính sách điều tiết nền
kinh tế vĩ mô và khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát
triển.
Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh tế
của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không k iểm soát tốt sẽ dễ dẫn tới
lệ thuộc v ào nền kinh tế của ch ính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính
trị.
5.3 Đối với các quốc gia xuất khẩu đầu tư:
- Tác động tích cực: Nước x uất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp
phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty
mẹ tốt hơn về hình thức thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đón g góp
nhiều thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn đầu
tư.
- Những tác động tiêu cực:
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
11
Nếu thuế suất ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư thấp hơn thuế suất ở chính quốc, sẽ
làm cho các nước xuất khẩu đầu tư bị mất cân đối trong kế hoạch thuế của nước này
do việc thất thu một khoản thu nhập từ thuế.
Mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này sẽ gặp một số khó khăn nhất
định do việc các dòng vốn đầu tư dịch ch uyển khôn g theo ý muốn quản lý của chính
phủ.
II. THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM:
1. C ác quy định, quy chế liên quan đến kiểm soát chuyển giá:
- Thông tư 60/1996/TT-BTC: Hướng dẫn, quy định về chế độ kế toán, kiểm toán, kê
khai-nộp thuế đố i với DN có vốn Đầu tư nước ngoài
- Thông tư 74/1997/TT-BTC : hướng dẫn về thuế đố i với nhà đầu tư nước n goài
- Thông tư 89/1999/TT-BTC: ngày 16 /07/1999 của Bộ Tài chính về v iệc hướng dẫn
thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước n goài.
- Thông tư 13/2001/TT-BTC: n gày 08 /03/2001 v ề việc h ướng dẫn thực hiện quy định
về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước n goài.
- Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổ i ngày 17/06/2003 có hiệu lực từ ngày
01/01/2004 tại Điều 11 Chương III quy định: “các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm mua bán,
trao đổi và h ạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá thị trường”
- Ngày 22/4/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định v iệc
xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết, thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC (có hiệu
lực từ 6/6/2010). Quy định mới chủ yếu phục vụ xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh
nghiệp. Thông tư này hướng dẫn nội dung cụ thể, như nguyên tắc giá thị trường; phương
pháp xác định giá thị trường; phân tích, so sánh và các vấn đề liên quan việc xác định giá thị
trường trong giao dịch liên kết... So v ới Thông tư 117/2005/TT-BTC, Thông tư 66/2010/TT-
BTC có một số sửa đổi quan trọng về kỹ thuật theo hướng thắt chặt quy định.
- Các doanh n ghiệp có giao dịch liên kết đều phải t uân thủ các n ghĩa vụ sau: Trước
hết, doanh n ghiệp phải lập và lưu trữ hồ sơ xác định giá thị trường làm bằng chứng cho v iệc
tuân thủ nguyên tắc giá thị trường. Hồ sơ phải tại thời điểm diễn ra giao dịch và được cập
nhật trong suốt quá t rình diễn ra giao dịch. Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa v ụ chủ động
cung cấp bằng chứng chứng minh việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường trong các giao dịch
của mình với bên liên kết. Theo quy định, cơ quan thuế có thể ấn định thuế thu nhập doanh
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
12
nghiệp và áp dụng các chế tài phạt trong trường hợp doanh ngh iệp không có hoặc không thể
xuất trình bộ chứng từ trong kh ung thời gian quy định.
- Doanh ngh iệp phải nộp tờ khai giao dịch liên kết và các phương pháp x ác định giá
thị trường hàng năm theo Mẫu số 01 /GCN-01/QLT, cùng tờ kh ai quyết toán thuế thu nhập
doanh n ghiệp. Thông tư 66 /2010/TT-BTC có đưa ra một số thay đổi trong biểu mẫu, yêu cầu
phải kê khai các giao dịch l iên kết của mình chi t iết theo bên liên k ết, t iêu chí xác định quan
hệ liên k ết và phương pháp định giá giao dịch liên kết.
2. Thực trạng hoạt động chuyển giá tại Việt Nam:
- .Theo Tổng cục Thuế, trong năm 2011 tổng số 585 doanh nghiệp FDI bị thanh tra do
nghi ngờ có dấu h iệu chuyển giá tron g 9 tháng đầu năm 2011, có 494 doanh nghiệp thuộc
diện bị xử lý với nhiều kiểu v i phạm. Sai phạm phổ biến nhất được phát giác là hạch toán chi
phí trước nhưng chưa chi; trích lập dự phòng chưa đúng quy định; chi phí không có hóa đơn,
chứng từ, vượt định mức; hạch toán chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền
lương, khấu hao không đúng quy định của Bộ Tài chính; nhập n guyên liệu giá cao nhưng bán
sản phẩm giá thấp... Từ đó, nhiều doanh n ghiệp lỗ kéo dài, trong khi vẫn mở rộng sản x uất.
- Sau khi yêu cầu hạch toán lại, các doanh nghiệp này giảm lỗ 1.544 tỷ đồng, ch iếm
gần 54% tổng số giảm lỗ mà Tổng cục Thuế xác định được. Cùng đó, có 104 doanh ngh iệp vi
phạm hạch toán không đúng lãi vay làm số lỗ phát sinh thêm 258,8 tỷ đồng. Kế hoạch thanh
tra 1.276 doanh nghiệp FDI trong n ăm 2011 xuất phát từ cơ sở phân tích thông tin, các doanh
nghiệp này có số lỗ lớn, liên tục, lỗ âm vốn ch ủ sở hữu nhưng v ẫn đầu tư mở rộng.Gần 90%
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc diện thanh tra trong 9 tháng
năm 2011 bị phát hiện có dấu hiệu sai phạm về hạch toán chi phí và chuyển giá.
- Hiện quy định trong nước còn thiếu cụ thể về việc xác định giá thị trường cho dịch
vụ giữa các bên liên kết. Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh n ghiệp khi phải chứng
minh tính hợp lý của các khoản ph í phải trả cho dịch vụ cung cấp nộ i bộ hoặc các khoản hoàn
trả phí dịch vụ cho hoạt động quản lý vùng. Thông lệ quốc tế cho thấy, việc có hồ sơ chứng
minh lợi ích thu được, các hoạt động cung cấp dịch vụ thực tế được thực hiện, cùng với
phương pháp tính phí là cơ sở hỗ trợ việc khấu trừ chi phí đối với các khoản phí dịch vụ trả
cho bên liên kết khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Việc sử dụng tài sản vô h ình và lợi nhuận kinh doanh còn ch ưa nhất quán. Doanh
nghiệp nên chú ý việc lý giải mức lợi nh uận đạt được với chi phí trả cho bên liên kết, liên
quan đến các khoản thanh toán chi phí như tiền bản quyền cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật
hoặc nhãn hiệu. Ví dụ, trong giao dịch giữa các bên liên kết tại các nước đang phát triển, cơ
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
13
quan thuế đặc biệt quan ngại việc doanh nghiệp thanh toán quá nhiều tiền phí bản quyền,
nhãn hiệu, t rong khi doanh nghiệp cũng ch i trả nhiều cho marketing trong n ước.
- Sự không nhất quán giữa chính sách xác định giá nội bộ đã được gh i chép trong hồ
sơ v ới k ết quả kinh doanh thực tế. Bên cạnh đó, là tình trạng ch ính sách định giá khôn g được
áp dụng đúng, mặc dù được ghi chép đầy đủ vào hồ sơ. Ví dụ, trường hợp giá chuyển nhượng
không được xác định theo các chính sách định giá nộ i bộ hoặc doanh nghiệp không điều
chỉnh để đạt được mức lợi nhuận đã được hoạch định theo chính sách từ trước đó.
3. Một số trường hợp chuyển giá điển hình:
3.1. Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật l iệu sản xuất, bán thành phẩm hay
thành phẩm :
- “Vừa rồi, chúng tôi phát hiện một doanh nghiệp FDI tại Lâm Đồng, làm xuất khẩu
chè. Đây là một doanh nghiệp đến từ Đài Loan, cũng lỗ 9-10 năm nay, thậm chí, số lỗ gấp 2-
3 lần vốn điều lệ. Thế nhưng thực tế thì DN này v ẫn đầu tư, phát triển. Giá xuất khẩu chè của
doanh nghiệp đó sang Đài Loan còn thấp hơn cả giá thành. Đó là điều rất vô lý. Nhưng khi
kiểm tra sổ sách chứng từ của họ thì lại đầy đủ cả. Có thể, ở Bình Dương, Đồng Nai cũng có
tình trạng này.” (Theo Phạm Duy Khương – Phó tổng cục trưởng tổng cục Thuế).
- Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Coca – cola tại VN năm
1998, xem xét tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm trong tổng chi phí thì chi phí nguyên vật
liệu chiếm tới 60,14% trong tổng chi phí. Khi so sánh với doanh thu thì chi phí nguyên vật
liệu chiếm 66,82%. Nếu đem tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu so với doanh thu và chi phí tại
công ty Coca Cola so sánh với các côn g ty trong cùng ngành sản xuất nước giải khát thì tỷ lệ
này quá cao và không phù hợp với đặc điểm và tỷ suất lợi nhuận của ngành này. Trong đó,
hơn 40% nguyên vật liệu là được nhập từ công ty mẹ ở nước ngoài. Liên tục từ năm 1996 –
1998, Coca Cola Việt Nam báo lỗ.
- Vào thời điểm mà giá bán m ột két bia Foster’s được công ty bia Foster’s Việt Nam
bán cho các đại lý là 240.000 đồng/két với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho bia chai là 75%
thì mỗi két bia phải đón g thuế tiêu thu đặc biệt là:102.857 VND. Chủ đầu tư Foster’s tại Việt
Nam đã quyết định thành lập thêm một công ty TNHH Foster’s Việt Nam. Công ty này có
nhiệm vụ chuyên thực h iện nh iệm vụ tiêu thụ sản phẩm do hai nhà máy bia Foster’s sản xuất
ra. Giá bán một két bia Foster’s của hai nhà máy bia cho công ty TNHH Foster’s Việt Nam
chỉ là 137.500 VND. Thuế TTĐB 58.929 VND, thuế GTGT là 11.429 VND.Như v ậy tổng
cộng số thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng mà chủ đầu tư phải nộp trong trường
hợp chủ đầu tư thành lập thêm công ty TNHH Foster’s Việt Nam cho mỗi két bia là 58.929
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
14
VND + 11.429 VND = 70.358 VND. Nếu ch úng ta đem so sánh tổng số tiền thuế phải nộp
của chủ đầu tư trước và sau khi thành lập côn g ty TNHH Foster’s Việt Nam thì chúng ta có
thể thấy là chủ đầu tư đã t iết kiệm được một khoản tiền thuế phải nộp là 32.499 VND (tương
đương 31,60%).
3.2. Chuyển giá thông qua các Tài sản cố định hữu hình:
- Công ty Liên doanh gia cầm Việt Thái đi vào hoạt động với phần vốn góp của đối
tác Thái Lan là dây chuyền giết mổ, giá trị thực tế của dây chuyền này được thẩm định chỉ có
400.000 USD. Nhưng khi tham gia góp vốn bên đối tác Thái Lan đã kê khai khống nâng giá
trị vốn góp của dây ch uyền này lên đến 600.000 USD. Giá trị vốn góp nâng lên chiếm đến
50% giá trị thật của dây chuyền giết mổ. Ngay khi góp vốn nếu máy móc này được mua từ
công ty mẹ thì đối tác nước n goài đã chuyển 200.000 USD này về cho côn g ty mẹ. Và nếu
máy móc này được khấu hao theo đường thẳng trong 10 năm thì mỗi năm chi phí khấu hao
tăng thêm do phần định giá nâng lên là 20.000 USD một năm. Thuế suất hiện nay là 25% thì
Chính phủ Việt Nam m ỗi năm mất thêm 5.000 USD tiền thuế TNDN.
3.3. Chuyển giá thông qua việc m ua các Tài sản cố định vô hình:
- Ban đầu liên doanh Mecedes- Benz (Đức) trước khi đàm phán đòi chi phí bản
quyền chuyển giao côn g nghệ là 42 triệu USD. Do có khấu hao tài sản vô hình nên nếu như
hợp đồng này thành công, ph ía Đức sẽ chuyển giao được về nước một số tiền rất lớn. Tuy
nhiên, sau khi phía Việt Nam đàm phán lại giảm xuống chỉ còn 9,6 triệu USD; giảm đi 77%
so với chi phí ban đầu. Tức là giá trị của tài sản này bị độ i lên rất nhiều.
- Vào năm 1987, Công ty IBM trình báo cáo tài chính hàng n ăm trước đại hội cô đông
thì hãng này cho rằng 1/3 lợi nhuận kiếm được trong năm là từ hoạt độn g kinh doanh trên đất
Mỹ. Tuy nhiên khi kê khai với cơ quan thuế thì IBM đã kê kha i rất nhiều ch i phí R&D liên
quan đến thị t rường Mỹ vì vậy mà phần lợi nhuận kiếm được trên thị trường Mỹ gần như
bằng không và kết quả là IBM tránh được nghĩa v ụ nộp thuế cho ch ính phủ Mỹ mặt dù doanh
thu thuần của IBM vào năm 1987 là 25 tỷ USD.
3.4. Các hình thức khác:
- Mới đây, t rong đợt thanh tra những công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ trên địa
bàn TP.HCM, cục Thuế thành phố còn lưu ý đến đại gia bất động sản Saigon Metropolitan
(SM), liên doanh giữa công ty TNHH một thành viên xây dựng Bình Minh thuộc tổng công
ty Xây dựng Sài Gòn và công ty Saigon Metropolitan Limited (SML) thuộc British Virgin
Island của Anh.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
15
- Báo cáo tài chính mới nhất của liên doanh này cho thấy, dù đã qua bốn lần tăng vốn
từ 29 triệu USD lên 49,7 triệu USD nhưng ở thời điểm hiện tại, SM v ẫn đang lỗ luỹ kế gần 20
triệu USD và nợ thuế hơn 7 tỉ đồng. Không khó để hình dung vì sao mới đây công ty xây
dựng Bình Minh - trong hợp đồng mới ký kết lại - đã đồng ý chuyển nhượng 30% vốn thuộc
sở h ữu của mình cho Saigon Metropolitan Limited. Kịch bản tăng vốn lần thứ năm nhằm giải
quyết khó khăn tài ch ính hẳn đã được đặt ra! Với ký kết này, Saigon Metropolitan Limited
trở thành đối tác nắm 90% vốn trong liên doanh SM!
- Nguyên nhân gây lỗ là giá cho thuê văn phòng quá thấp, chi phí cho các chuyên gia
làm việc quá cao. Dần dần đố i tác nước n goài trở thành chủ doanh ngh iệp.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚ I HOẠT ĐỘNG CHỐNG CHUYỂN
GIÁ Ở VIỆT NAM:
1. Giải pháp ở hệ thống thuế:
- Thuế là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách và cũng là một nhân tố hết sức quan
trọng tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của tất cả cả doanh nghiệp trong
quốc gia đó. Ch ính phủ xây dựng chính sách thuế như thế nào cho phù hợp, đảm bảo nguồn
thu đồng thời phải nuôi dưỡng các nguồn thu cho mục tiêu dài hạn. Đối với các doanh
nghiệp thì chính sách thuế không những phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ngh iệp
mà còn phải tăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư kinh doanh và thu h út được các dòn g vốn
quốc tế.
- Nắm bắt được yêu cầu này, Chính phủ Việt Nam đã từng bước xây dựng các chính
sách thuế ngày càng phù hợp hơn với tình hình kinh tế của Việt Nam và tình hình trong khu
vực. Để tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời hạn chế các
hoạt độn g chuyển giá của các MNC dựa vào chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN) thì Chính phủ Việt Nam cũng từng bước tiến hành giảm thuế suất, mở rộng
diện chịu thuế nhằm khuyến khích sản xuất, tăng cư ờng đầu tư phát triển và đồng thời bảo
đảm nguồn thu. Trước khi luật thuế TNDN (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thì cũng có
nhiều ý kiến cho rằng nếu thuế TNDN giảm xuống 25% thì nguồn thu ngân sách c ủa Nhà
nước sẽ giảm đi khoảng 5.000 tỷ đến 7.000 tỷ đồng/năm. Nhưng thực tế đã chứng minh
ngược lại, khi mức thuế TNDN điều chỉnh từ 32% x uống 28% năm 2003 thì n guồn thu ngân
sách từ thuế TNDN không những không giảm đi m à còn tăng với tốc độ tăng bình quân là
17%/năm. Có thể thấy được tính hiệu quả của việc giảm thuế suất là vừa tăng nguồn thu v ừa
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
16
khuyến khích sản xuất đầu tư phát triển. Chính vì vậy, việc cải cách thuế TNDN là rất quan
trọng vì nó là một nhân tố khá quan trọng giúp làm giảm trực t iếp hoạt độn g ch uyển giá của
các MNC.
- Ngoài thuế TNDN ra thì Chính phủ cũng cần quan tâm đến việc cải cách thuế xuất
nhập khẩu sao cho phù hợp với t ình hình thực tế. Đối với thuế xuất nhập khẩu thì thuế suất
phải đảm bảo kích thích xuất khẩu v à hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết đi
kèm với việc xây dựng danh mục các mặt hàng nhập khẩu, tránh trường hợp nhập các máy
móc, thiết bị và công nghệ lỗi thời với chi phí cao. Thông qua việc thiết lập danh mục nhập
khẩu sẽ hạn chế được các doanh nghiệp FDI thực hiện việc chuyển giá thông qua việc
chuyển giao côn g n ghệ lỗi thời với giá cao. Danh mục giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng
giúp cho cơ quan Hải quan chú ý đến các giao dịch với giá quá cao hay quá thấp so với bình
thường để phát hiện ra hiện tượng chuyển giá xảy ra tại khâu xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tăng cường việc tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt
Nam và các quốc gia khác nhằm tạo điều kiện cho v iệc phát triển thương mại với các quốc
gia bạn và làm giảm gánh nặng về thuế cho các nhà đầu tư. Việc tránh đánh thuế hai lần sẽ
góp phần làm giảm áp lực về thuế cho các nhà đầu tư, từ đó sẽ làm giảm động cơ thực hiện
hành vi chuyển giá của các M NC. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thường nhắm vào các
loại thu nhập như cổ tức, t iền lãi vay, thu nhập tiền bản quyền hay lợi nhuận chuyển r a nước
ngoà i. Khi ký kết các hiệp định tránh đánh thuế thì cơ quan thuế của các quốc gia mới có thể
cung cấp cho nhau các số liệu l iên quan đến các vấn đề về thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,
giá cả hàng hóa của các MNC có trụ sở tại các quốc gia khác nh au. Thông qua các hiệp định
này thì các quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát và chống
chuyển giá.
2. Tăng cường hiệu quả trong bộ phận quản lý và chính sách:
2.1. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh:
- Từ khi mở của kinh tế kêu gọi đầu tư nư ớc ngoài đến nay thì kinh tế Việt Nam đã
trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau, có những thời điểm chúng ta thành công
trong việc kêu gọi vốn đầu tư và cũng có những lúc lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam rất ít. Sau khi Quốc hội khóa III thông qua Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho việc thu
hút vốn đầu tư và đạt đỉnh điểm vào năm 1996 là 8,497 tỷ USD, sau đó do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế Châu Á thì lượng vốn đầu tư vào nước ta đã suy giảm một cách đáng
kể. Tuy nhiên, trong những n ăm gần đây thì Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng một cách
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
17
nhanh chóng của dòng vốn FDI đổ vào với những con số kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ như n ăm
2006 thu hút đư ợc 10,2 tỷ USD; năm 2007 là 20,3 t ỷ USD và n ăm 2008 tổng vốn FDI đăng
ký đã tăng vọt lên con số 64 tỷ USD, lập một con số kỷ lục mới. Đây là năm mà Việt Nam
thu h út mạnh mẽ nhất luồn g vốn FDI từ trước đến nay. Các nguồn vốn nước n goài, trong đó
có FDI, đã và đang đón g vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều k iện
thuận lợ i cho tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục thông qua mở rộng quy mô đầu tư và
chất lượng đầu tư. Luồn g vốn này tạo điều kiện cho nền k inh tế t iếp xúc và sử dụng được các
dòng vốn lớn và chất lượng. Đi đôi với việc thu hút các n guồn vốn nước ngoài thì việc quản
lý và tạo ra một môi trường kinh tế côn g bằng và phát triển ổn định là điều kiện tiên quyết và
sống còn. Đây cũng là thách thức lớn đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam trong khi nền kinh
tế chúng ta mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang nền kinh tế thị trường.
- Từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1987 thì Luật Đầu tư Nước ngoài là cơ sở pháp lý
cho các hoạt độn g đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Mặc dù Luật Đầu tư Nước
ngoà i đã qua hai lần sửa đổi và bổ sung vào tháng 11 năm 1996 và tháng 6 năm 2000 nhưng
trong nội dung của luật vẫn chưa đề cập một cách rõ ràng và cụ thể vấn đề chốn g ch uyển giá.
Vấn đề chốn g ch uyển giá được nêu ra trong Thông tư số 74/TC/BTC ngày 20/10 /1997 và sau
đó được bổ sung và thay thế bằng Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/07/1999. Về mặt
nội dung thì cả hai thông tư này chưa có nội dung gì mới so vớ i các văn bản trước đây mà
chỉ là tổng hợp lại các biện pháp chống ch uyển giá của các v ăn bản trước đây.
- Đến ngày 19/12/2005 thì T hông tư 117/2005/TT -BT C được ban hành. Thông tư
này là cơ sở pháp lý hướng dẫn các biện pháp chống chuyển giá và là cơ sở hướng dẫn thực
hiện việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan h ệ l iên
kết. Trong nội dung của thông tư có những hướng dẫn và định nghĩa rõ ràng dùng làm căn cứ
cho việc xác định các hoạt động của doanh nghiệp FDI có mang yếu tố chuyển giá hay
không.
- Ngày 22/4/2010 Bộ Tài Chính ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện xác định giá
thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết (bãi bỏ thông tư
117/2005), trong đó nêu rõ các phương ph áp và những v í dụ cụ thể, đây là một dấu mốc cho
sự ho àn thiện dần về khung pháp lý hạn chế ch uyển giá của các công ty con FDI tại Việt
Nam hiên nay.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
18
- Tuy nhiên, trong thực tế h iện nay vẫn còn tồn tại những bất cập về hệ thống v ăn bản
pháp luật và thi hành c ác v ăn bản pháp luật mà Chính phủ cần có biện pháp giải quyết nhằm
nâng cao tính hiệu quả của các văn bản luật:
Khi ban hành một văn bản luật phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền k inh tế,
phải phù h ợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ và phù h ợp với mục tiêu quản
lý kinh tế của chính phủ.
Các văn bản luật phải được ban hành kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và độ trễ
không quá lớn so với thực tiễn.
Các văn bản luật khi ban hành phải thống nhất, không chồng chéo lên nhau, văn bản
luật này qui định trái ngược với văn bản luật kia làm cho các doanh nghiệp và người
thực thi luật lúng túng trong việc áp dụng.
Các văn bản hướng dẫn dưới luật phải được phổ biến nhanh chóng, tránh các trường
hợp nghị định đã có nhưng thông tư hướng dẫn của bộ ngành chưa được ban hành
triển khai. Vì như vậy làm cho việc hành xử của các doanh ngh iệp lúng t úng khi các
vần đề phát sinh. Ngôn ngữ trình bày trong văn bản luật phải rõ ràng, không dùng
những từ ngữ mập mờ gây dễ hiểu nhầm và các đố i tượng xấu dựa vào đó để lách
luật. Đồng thời ngôn ngữ rõ ràng sẽ giúp cho các cơ quan thi hành luật thực hiện
nhất quán tron g việc hành xử với doanh nghiệp. Tránh t rường hợp mỗi cơ quan hiểu
mỗi cách khác nhau, gây nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp.
Riêng đối với ho ạt động định giá chuyển giao và chuyển giá đã được xây dựng
thông tư nhưng cần phải có các văn bản luật khác hỗ trợ như L uật chống phá giá,
Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền. Vì vậy các văn bản luật này cần được hoàn
thiện và hướng dẫn rõ ràn g để việc áp dụng hiệu quả.
2.2. Gói giải pháp từ chính sách kinh tế và môi trường vĩ mô:
- Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh tế là
điều hết sức quan trọng. Thông thường các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào một nền kinh tế
có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, vì ở đó sẽ có nhiều cơ hội làm ăn và khả năng sinh
lợi cao. Muốn làm đư ợc điều này thì Ch ính phủ cần xây dựng k ế hoạch phát triển kinh tế cụ
thể dựa trên thực trạng của nền kinh tế, đưa ra nh ững chiến lược phát triển kinh tế phù hợp
dựa trên lợi thế so sánh của mình. Việt Nam có một lợi thế hơn so với các quốc gia khác là
tình hình chính trị ổn định và đây có thể được xem là một lợi thế trong việc cạnh tranh thu
hút đầu từ nước ngoài.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
19
- Vấn đề về việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ khác là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư n ước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Do việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoạ i tệ mạnh khác sẽ làm ảnh
hưởng trực t iếp đến lợi nhuận cũng nh ư v iệc bảo toàn vốn đầu tư của các nhà đầu tư, vì vậy
sự mất giá của đồng tiền sẽ là động cơ thúc đẩy các nhà đầu tư n ước ngoài thực hiện hành vi
chuyển giá nhằm bảo tồn vốn đầu tư của họ.
- Về vấn đề ổn định đồn g tiền thì thiết ngh ĩ Chính ph ủ cần phải phối hợp chặt chẽ với
các Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài chính để đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát và ổn
định đồn g tiền. Chính phủ cần phải đảm bảo một lượng dự trữ ngoạ i hối để khi cần thiết có
thể tham gia vào điều t iết thị trường nhằm tránh trường hợp tỷ giá biến độn g bất thường, gây
ảnh hưởng đến hoạt độn g sản x uất và x uất nhập khẩu hàng hóa.
2.3. Áp dụng các biện pháp hành chính và chế tài:
- Thực hiện cải cách hành chính trong khâu nhận thủ tục và cấp giấy phép đầu tư. Khi
nhận các dự án đầu từ và cấp phép phải xem xét thật kỹ hiệu quả kinh tế mà dự án đó m ang
lại trong ngắn hạn v à dài hạn. Chúng ta đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh
tế nhưng cũng phải lựa chọn công nghệ và dự án kèm theo tiêu chí môi trường và phát triển
bền vững. Khôn g nên lựa chọn các dự án tuy có mức đầu tư lớn nhưng lại là công n ghệ cũ và
tác hại đến môi trường, dự án phải hài hòa với mục tiêu quy hoạch phát triển của từng vùng
và của cả nước. Thủ t ục đăng ký kinh doanh và cấp phép sau kh i đã được chấp thuận thì cần
phải rút ngắn thời gian thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh trường
hợp chồng chéo thủ tục giữa các bên làm kéo dài thời gian đang ký và gây phiền hà tốn kém
cho các nhà đầu tư. Hiện nay, Thông tư 66/2010 hướng dẫn việc xác định giá cho các giao
dịch đã ra đời nhưng văn bản hướng dẫn cụ thể các mức phạt hay các hình thức xử phạt cụ
thể vẫn chưa cụ thể rõ ràng. Thiết nghĩ, Chính ph ủ cần ban hành qui chế xử phạt cụ thể cho
các trư ờng hợp phát hiện hành vi chuyển giá, phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế
và nhà đầu tư đều biết và chấp hành. Việc cụ thể hóa hình thức phạt và mức phạt sẽ tạo nên
sư công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp v i phạm đồng thời
giảm các tiêu cực có thể xảy ra trong công tác kiểm t ra.
- Dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia khác thì Việt Nam có thể xây dựng cho mình
một tỷ lệ phạt cho các trường hợp thực hiện hành vi chuyển giá. Tương tự như m ức phạt tại
Mỹ thì Việt Nam có thể áp dụng như sau: Kh i cơ quan thuế xem xét các nghiệp vụ chuyển
giao tại MNC trên cơ sở áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường theo hướng dẫn tại
Thông tư 66/2010, n ếu phát hiện có sai biệt giữa giá doanh n ghiệp kê khai với giá thị trường,
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
20
đồng thời doanh nghiệp không chứng minh được lý do hợp lý của sự sai biệt này thì cơ quan
thuế có thể áp dụng mức ph ạt từ 25% đến 45% tùy theo mức độ sai lệch lớn hay nhỏ. T rường
hợp cơ quan thuế xem xét sự khác biệt này dựa vào lợi nhuận sau khi áp dụng các phương
pháp căn bản so sánh lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi nhuận bình quân n gành thì có thể
đưa ra một tỷ lệ phạt sao cho phù hợp, đồng thời phải đảm bảo tính răn đe cho các doanh
nghiệp khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ
hợp pháp để chứng minh sự khác biệt về giá cả là hợp lý thì doanh nghiệp sẽ không bị xử lý
phạt.
3. Thông qua các nguồn tài trợ:
- Nâng cao tỉ lệ sở hữu nội địa ở các công ty con của MNCs Việt Nam: chúng ta cần
tạo điều kiện rộng rãi cho các MNCs FDI Việt Nam thu hút vốn qua kênh thị trường chứng
khoán, và dần dần tiến đến dạng MNCs Việt Nam hóa, khi đó công ty con hoạt động ở Việt
Nam, chi có công nghệ và bản quyền là của côn g ty mẹ. Công ty mẹ sẽ hưởng tiền phí và
phần cổ tức trên lượng cổ phần đóng góp. Như vậy thì vì quyền lợi của các cổ đông ở Việt
Nam, các MNCs FDI Việt Nam sẽ hạn chế hiện tượng chuyển giá để tránh thuế. Tuy nhiên
đây là m ột quá trình lâu dài và đò i hỏi nhiều chiến lược thích hợp.
4. Xây dựng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành:
- Hiện nay khó khăn của các cơ quan quản lý thuế là ch ưa có dữ liệu về tỷ suất lợi
nhuận bình quân của các ngành nghề nghề để áp dụng khi tiến hành kiểm tra hay thanh tra
thuế. Đây chính là v ấn đề khó khăn mà cơ quan thuế hay gặp khi xem xét tỷ suất sinh lợi tại
một công ty vì không có một cơ sở pháp lý rõ ràng để làm căn cứ kh i tiến hành thanh tra
thuế. Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong những n gành nghề có tỷ suất lợi
nhuận rất cao nhưng doanh nghiệp này lại thường xuyên thua lỗ kéo dài hoặc tỷ suất sinh lợi
rất thấp, thấp hơn cả lãi suất ngân hàng nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra thì không có cơ sở
pháp lý vững chắc là tỷ suất lợi nh uận bình quân ngành để so sánh nên cơ quan thuế thường
không dám mạnh dạn thực hiện các hướng dẫn của thông tư 117 mặc dù có dấu h iệu chuyển
giá tại doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp cần thực hiện là xây dựng một bảng tổn g hợp tỷ suất
lợi nhuận bình quân cho từng n gành vào các năm khác nhau.
- Tổng Cục Thuế và Tổng Cục Thống Kê cần phải cùng nhau phối hợp xây dựng và
công bố rộng rã i trên các phương tiện thông tin để cho các cơ quan quản lý thuế cơ sở và các
doanh nghiệp thống nhất áp dụng. Bảng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành là cơ sỏ pháp lý
giúp cho cơ quan thanh tra thuế thực hiện thanh tra khi thấy doanh nghiệp có nhữn g dấu hiệu
bất thường về tỷ suất lợi nh uận như quá cao hay quá thấp so với tỷ lệ bình quân ngành.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
21
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này chúng ta có thể thấy chuyển giá tuy đã xuất hiện ở Việt Nam
hơn 10 năm qua nhưng thật sự vẫn chưa có một cơ sở pháp lý hoàn thiện để hạn chế vấn nạn
này. Thật vậy, mặc dù việc ban hành TT117/2005/TT-BTC cho thấy những động thái tích cực
của Nhà nước trong việc nhận biết, điều phối những hiện tượng mới mẻ phát sinh trong nền
kinh tế đang không ngừng biến chuyển với sự du nhập của trào lưu k inh doanh mang tính
phối hợp, cộng tác, phương thức hạch toán, quản lý ngày càng đa dạng và phức tạp. Thế
nhưng TT117/2005/TT-BTC mới chỉ có thể là những viên gạch đầu tiên cho một cơ sở pháp
lý điều chỉnh về một quan hệ xã hội - ở đó có những giằng kéo về mặt lợi ích giữa Nhà nước
và đố i tượng nộp thuế, xa hơn là lợi ích của cả một cộng đồng. Thật đơn giản để thấy rằng
lồng ghép trong những quan hệ kinh tế chằng ch ịt ấy cũng là vấn đề lợi ích, nhưng bóc gỡ nó
ra để tìm thấy sự bình đẳng về quyền lợi thì lại không đơn giản chút nào. Bước đầu, nội dung
các quy định này không thể tránh khỏi sự phức tạp, khó hiểu, các v ấn đề pháp lý được đặt ra
còn nhiều điều phải bàn cãi - như tính cưỡng chế chưa cao, căn cứ để cơ quan thuế áp giá
chưa rõ ràng. Các chủ thể nằm trong đối tượng bị điều chỉnh của văn bản này, cũng như bộ
phận chuyên quản thuế sẽ không dễ để thực hiện đúng quyền và nghĩa v ụ của mình. Điều này
dự báo khả năng áp dụng biện pháp định giá chuyển giao của Việt Nam trên thực t iễn sẽ khó
khăn. Tuy nhiên, nếu quá trinh học hỏi k inh nghiệm và hợp tác quốc tế trong vấn đề chống
chuyển giá được Nhà nước v à Chính phủ nước ta đẩy mạnh thì tất yếu sẽ có thể xây dựng
được một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh hơn, từ đó sẽ tạo ra được một cơ chế chống chuyển giá
chặt chẽ hơn.
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew Lymer & Jonh Hasseldine, “The Internatinal Taxation System ”, Kluwer Academic
Pblishers, ISBN 1-4-2-7157-4, tr. 158
2. Atul Dua, Tranfer Pricing-Atax: “Corpora te and Securities Perspective”, IPBA Journal, số
40, tháng 12/2005, t r. 22
3. Bộ Tài Chính, “Thông tư 60 /1996/TT-BTC: Hướng dẫn, quy đ ịnh về chế độ kế toán, kiểm
toán, kê kha i-nộp thuế đối với DN có vốn Đầu tư nước ngoài”, năm 1996
4. Bộ Tài Chính, “Thông tư 74 /1997/TT-BTC : hướng dẫn về thuế đố i với nhà đầu tư nước
ngoài”, năm 1997.
5. Bộ Tài Chính, “Thông tư 89 /1999/TT-BTC: ngày 16/07/1999 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước
ngoài”, năm 1999.
6. Bộ Tài Chính, “Thông tư 13 /2001/TT-BTC: ngày 08/03/2001 về việc h ướng dẫn thực hiện
quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư n ước ngoài”, năm 2001.
7. Bộ Tài Chính, “Thông tư 66 /2010/TT-BTC quy định việc xác định giá thị trường trong
giao dịch liên kết”, năm 2010.
8. Luật thuế Thu nhập doanh n ghiệp sửa đổi ngày 17/06/2003 có hiệu lực từ ngày 01/01/2004
tại Điều 11 Chương III quy định: “các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm mua bán, trao đổi và
hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá thị trường”.
9. PGS.T S. Sử Đình Thành và TS. Bùi Thị Mai Hoài, “Tài chính công và phân tích chính
sách thuế”, Nhà xuất bản Lao Động năm 2010.
10. Phan Thị Thành Dương,”Chống chuyển giá ở Việt Nam”.Đăng trên tạp chí KHPL số 2
(33)/2006
11. Từ các website:
http:// vneconomy.vn/62345P0C6/xem-xet -giam-thue-thu-nhap-doanh-nghiep.htm
http:// www.saga. vn/Publi cs/PrintView. aspx?id=16315
and.cafef.vn/20110104113028918CA35/nam-2010-nganh-xay-dung-thu-hut -von-
fdi -dat -muc-ki-luc. chn
http:// mangdoanhnghiep.com.vn/portal.php?mod=view&aid=62
http:// vneconomy.vn/20100409101256625P19C9931/dang-sau-con-so-xuat-khau-8-ti-usd-
cua-khu-vuc-fdi.ht m
http:// www.ti enphong.vn/Kinh-Te/557777/Lat-tay-chieu-chuyen-gia-cua-doanh-nghiep-
FDI-tpp. html
Th c tr ng chuy n giá t i Vi t Nam và gi i pháp kh c ph c GVHD: PGS. TS Nguy n Ng c Hùng
23
http:// www.gdt.gov.vn/wps/portal/ !ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vM AfGjzOKdA7
2dw7zDDAwsQgNcDDx9fc3DQj1dDAxCzPULsh0VAZ0BkWg!/?WCM_GLOBAL_CO
NTEXT=/wps/wcm/connect/gdt+content/ sa_gdt/sa_news/sa_news_tax/100113_162224
http:// vietbao.vn/Kinh-te/F oster-s-Viet -Nam-tranh-thue-tieu-thu-dac-biet/10736252/87/
iewArticleDetail/t abid/56/Key/ ViewArticleContent/ArticleId/4114/Default. aspx
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_chuyen_gia_tai_viet_nam_va_giai_phap_khac_phuc_nguyen_hoa_7166.pdf