Thực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi

Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đó có những bước chuyển mới, vớinhững thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thìđời sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của conngười cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu‘cơm no áo ấm”nữa mà thay thếlà nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” là sự sành điệu thích được mọi người tôn trọng,kính nể Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoánói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngàynay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứngnhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đóvới yêu cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạchsẽ an toàn, tiện nghi sang trọng, có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệtlà chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt. Trước thực tế đó,là một sinh viên thực tập được trang bị kiến thức về du lich về khách sạn, quaviệc vận dụng vào thực tế về du lịch về khách sạn, qua việc vận dụng vào thựctế ở khách sạn Sofitel Plaza Hanoi trong thời gian thực tập và sự chỉ dẫn củathầy giáo trực tiếp hướng dẫn em thực tập, đó giúp em có thêm tự tin chọn vàviết về đề tài này: Thựctrạng kinh doanh lưu trú của khách sạn SofitelPlaza Hanoi MỤC LỤC CHƯƠNG I. 2 GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN SOFITEL PLAZA HANOI. 2 1.Lịch sử khách sạn:. 2 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách sạn . 2 3-Môi trường hoạt động của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi. 7 4. Loại hình hoạt động kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ chính. 8 4.1 Cơ cấu khách của khách sạn. 8 4.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách. 9 CHƯƠNG II. 10 THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SOFTEL PLAZA HANOI. 10 1.Tình hình du lịch Viêt Nam 2010. 10 2. Tình hình kinh doanh lưu trú và các giải pháp kinh doanh của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi 13 2.1 Tình hình kinh doanh của khách sạn quý I -2009. 13 2.2 Tình hình kinh doanh phòng quý II 2009. 19 2.3 Tình hình kinh doanh phòng của quý III - 2009:. 23 2.4 Tình hình kinh doanh phòng của quý IV - 2009. 27 CHƯƠNG III. 29 PHƯƠNG HƯỚNG ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SOFITEL PLAZA HANOI. 29 1. Phương hướng của khách sạn trong thời gian tới:. 29 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kinh doanh của khách sạn Sofitel Plaza Hà nội. 30 2.1-Xác định vị thế. 30 2.2-Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT) 31 3-Một số biện pháp khác. 32 3.1 Yếu tố con người 32 3.2. Quảng bá rộng rãi hình ảnh của khách sạn qua các kênh thông tin:. 33 3.3. Gặp gỡ khách hàng thường xuyên:. 34 KẾT LUẬN 35

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5038 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt hiện đại để phục vụ các nhu cầu của khách trong công việc kinh doanh của họ tại khách sạn :máy fax, máy photocopy, 2 máy tính, máy chữ, hệ thống điện thoại hiện đại IDD có thể liên hệ với các nước trên thế giới. Phòng y tế: diện tích 18 m2: trong phòng có đầy đủ các thiết bị khám chữa bệnh để chăm sóc sức khoẻ cho khách cũng như nhân viên. Trung tâm thể dục thể thao (Fitness Center ): được bố trí các thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu thể dục thể hình, thẩm mĩ cho khách, khách rất hài lòng về cơ sở vật chất ở đây. Bể bơi bốn mựa có mái che: diện tích 200 m2 bể tráng men có máy bơi nước đối lưu luôn luôn đảm bảo cho nước trong sạch, nhiệt đọ nước luôn để ở 28-29oC, khách hàng cảm thấy thuận tiện cả khi trời đông rét. Xung quanh bể bơi có nhiều ghế phơi nắng với các cây cảnh được chăm sóc cẩn thận. *Cơ sở vật chất kỹ thuật ở bộ phận quản lý hành chính Bao gồm các phòng: Tổng giám đốc, phòng kinh doanh, phòng tài chính, phòng nhân sự, phòng Marketing, phòng giám đốc lễ tân, phòng giám đốc dịch vụ ăn uống, phòng bếp trưởng… Nhìn chung với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, cú vị trớ được coi là đẹp nhất Hà Nội,xứng đáng là khách sạn đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. Để đưa ra điều kiện đón tiếp khách như vậy là cả một sự nỗ lực cố gắng và đầu tư có hiệu quả của đội ngũ quản lý khách sạn. Có thể nói đây là một lợi thế lớn để thu hút khách của khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội. Nó đồng nghĩa với việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả thực hiện được mục tiêu đã đề ra của khách sạn. 3-Môi trường hoạt động của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi Công ty khách sạn Sofitel Plaza Hanoi là một doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Nhằm khẳng định vị thế của công ty với các doanh nghiệp ở trong nước, trong tập đoàn cúng như trên thế giới, công ty xác định chiến lược kinh doanh lâu dài là đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh. Ngoài hoạt động kinh doanh cho thuê buồng, công ty liên tục cảI tạo nhà hàng mới phục vụ ăn uống, bán hàng, tổ chức dịch vụ tắm hơi, massage, cho thuê hội trường, phục vụ tiệc cưới, phục vụ hội nghị. Do phạm vi hoạt động sản xuất -kinh doanh rộng với chủng loại sản phẩm phong phú kéo theo một lượng khách hàng lớn, đa dạng. Những khách hàng lớn thường xuyên của công ty chủ yếu là khách nước ngoài như Nhật Bản, Singapore, Pháp, Australia, Mý… với khả năng thanh toán những chi phí cao chiếm khoảng 88% trong tổng số khách của khách sạn ) và một phần khách nối địa chiếm khoảng 12 % trong tổng số khách hàng. Những nhà cung cấp chủ yếu của công ty thường là những doanh nghiệp đáng tin cậy , có uy tín trên thị trường, những văn phòng đại diện của nước ngoài, khách của các công ty nước ngoài trong khu công nghiêp như trong khu công nghiệp Thang Long Ha Noi và Hưng Yên, khu công nghiệp Nomura ơ Hải Phòng với nguồn khách từ Nhật Bản rất rồi dào. Có được điều này là do công ty đã làm tốt công tác Marketing ngay từ đầu vào . Chính điều này khẳng định và chứng tỏ rằng các sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách có một chất lượng cao và đảm bảo tiêu chuẩn. Có thể nói, công ty khách sạn Sofitel Plaza Hanoi là lá cờ đầu trong những khách sạn dẫn đầu của Viêt Nam. 4. Loại hình hoạt động kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ chính Loại hình kinh doanh và nghiệp vụ chính của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi chủ yếu là dưa vào viêc kinh doanh dịch vụ phục vụ khách hàng. Thị trường khách là nhân tố vô cùng quan trọng: Từ đặc điểm của thị trường khách, khách sạn sẽ có chiến lược kinh doanh như thế nào để đáp ứng nhu cầu tối đa của thị trường khách. Cũng như tất cả các doanh nghiệp khách sạn, khách sạn Sofitel Plaza Hà nội đã nghiên cứu thị trường để chọn lựa cho mình một thị trường khách mục tiêu. Do những đặc điểm riêng của khách sạn đã đưa đến những nét đặc trưng của thị trường khách. Đặc điểm thị trường khách được thể hiện qua các tiêu thức cơ cấu nguồn khách, đặc điểm tiêu dùng cũng như kênh phân phối sản phẩm. 4.1 Cơ cấu khách của khách sạn Khách du lịch đến với khách sạn hầu hết là khách quốc tế. Điều này cũng dễ hiểu, bởi khách sạn Sofitel Plaza Hà nội là khách sạn 5 sao với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà mức sống của Việt Nam còn ở mức thấp so với thế giới do vậy mà những khách sạn này không thể là nơi lưu trú của họ. Có thể nói thị trường khách của khách sạn ở khắp nơi trên thế giới trong đó thị trường khách chính tập trung ở châu Âu. Con số thống kê cho thấy khách mục tiêu của khách sạn tập trung chủ yếu ở hầu hết các nước phát triển đặc biệt ở thị trường Nhật, Pháp, Mỹ. Mỗi thị trường chiếm tỉ khoảng 15. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi :Khách đến khách sạn chủ yếu là khách thương gia 55% với khách đến với mục đích du lịch thăm quan... chiếm tỉ lệ 45%. Tính thời vụ của khách sạn chịu tác động trực tiếp của đặc điểm này. khi có các cuộc hội thảo hội nghị... tổ chức tại Việt Nam thì đó cũng là thời điểm đông khách. 4.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách Khách lưu trú trong khách sạn chủ yếu là khách công vụ và khách thương gia. Đây là loại khách có khả năng thanh toán cao và đòi hỏi những dịch vụ cao cấp. Đây là cơ sở để khách sạn cung cấp các dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu khách thu được lợi nhuận cao. Những đặc điểm của loại khách công vụ là thời gian lưu trú của họ không dài, tiêu dùng của họ thường được ấn định trong phạm vi bao cấp. Bên cạnh đó họ không có thì giờ để sử dụng các dịch vụ bổ xung bởi công việc chi phối họ. Do vậy mà dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống là 2 loại dịch vụ mà khách tiêu dùng nhiều nhất tại khách sạn. Doanh thu từ chúng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của khách sạn (85% - 90 %). Ngoài ra do đặc điểm đặc trưng của khách công vụ mà khách kinh doanh nên những dịch vụ như :thư, điện thoại, fax, giấy... được tiêu dùng khá nhiều. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SOFTEL PLAZA HANOI 1.Tình hình du lịch Viêt Nam 2010. Mặc dù ít nhiều chịu sự tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, năm vừa qua ngành du lịch Việt Nam (DLVN) vẫn gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Thành công đó nhờ vào những nỗ lực của ngành du lịch triển khai nhiều hoạt động thiết thực quảng bá hình ảnh vẻ đẹp Việt Nam. Năm 2010 sẽ hứa hẹn là một năm có nhiều "điểm nhấn" của toàn ngành DLVN nhằm góp phần khôi phục lại vị thế của một nền kinh tế mũi nhọn. Khách quốc tế giảm, nội địa tăng Trong năm vừa qua, các nước trên thế giới phải đối mặt nhiều khó khăn thách thức do khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động... điều đó đã ảnh hưởng lớn tới ngành du dịch. Ngay tại thị trường nội địa, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với những diễn biến bất lợi của tình hình dịch bệnh, bão lụt dữ dội trên diện rộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của DLVN trong năm 2009. Tuy nhiên,Theo Tổng cục Du lịch, 7 tháng qua khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 2,93 triệu lượt người, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách du lịch đến Việt Nam tăng hơn 1/3 so với năm ngoái. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 44,4%, đến vì công việc tăng 45,7%; thăm thân nhân tăng 2%. Khách quốc tế đến Việt Nam từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc đạt gần 512.000 lượt người, tăng 95,4%; Hàn Quốc 289.000 lượt người, tăng 31,1%; Hoa Kỳ 267.000 lượt người, tăng 2%; Nhật Bản 240.000 lượt người, tăng 21,4%; Đài Loan tăng 22,5%; Australia tăng 28,6%, Campuchia tăng 93,1%; Thái Lan tăng 32,1%; Malaysia tăng 19,4%. Theo các chuyên gia, sở dĩ khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh; trong đó lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách đến từ các nước ASEAN… tăng rõ rệt là nhờ các chính sách xúc tiến du lịch vào các thị trường trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam đã phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhiều sự kiện trọng đại khác của đất nước, các công ty du lịch đã có nhiều chương trình quảng bá du lịch, khuyến mại ấn tượng nhằm thu hút khách du lịch đến với Việt Nam và Hà Nội. Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đột biến là nhờ lợi thế năm 2010 Việt Nam là nước chủ nhà ASEAN; nhiều hội nghị quan trọng trong ASEAN đã được tổ chức tại Việt Nam trong 7 tháng qua. Từ nay đến hết năm, ngành du lịch cần tiếp tục tận dụng các lợi thế của năm chủ nhà ASEAN để quảng bá rộng rãi hơn về Điểm đến du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, việc triển khai đồng bộ các giải pháp như: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch và tổ chức hội nghị, trình độ nguồn nhân lực trong ngành du lịch…sẽ là liệu pháp “kích cầu” hiệu quả, lau bền thu hút đối tượng khách quốc tế lần đầu đến với Việt Nam cũng như mời gọi khách quốc tế quay trở lại Việt Nam. Năm 2010, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón khoảng 4,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam BẢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VIỆT NAM THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM 2010 Ước tính tháng 9/2010 9 tháng năm 2010 Tháng 9/2010 so với tháng trước (%) Tháng 9/2010 so với tháng 9/2009 (%) 9 tháng 2010 so với cùng kỳ 2009 (%) Tổng số 383.463 3.731.919 89,6 126,0 134,2 Chia theo phương tiện đến Đường không 303.463 2.990.776 88,5 136,9 132,7 Đường biển 5.000 37.500 111,1 122,0 68,9 Đường bộ 75.000 703.643 93,2 93,0 149,0 Chia theo mục đích chuyến đi Du lịch, nghỉ ngơi 229.182 2.347.227 84,1 129,4 143,3 Đi công việc 83.654 757.506 94,8 108,2 139,8 Thăm thân nhân 34.362 424.629 80,0 117,6 102,0 Các mục đích khác 36.265 202.557 149,4 174,3 110,0 Chia theo một số thị trường Trung Quốc 77.682 675.930 89,9 139,2 189,2 Hàn Quốc 33.861 365.379 80,0 133,4 129,4 Mỹ 29.110 324.888 100,7 123,4 102,4 Nhật Bản 40.042 317.727 107,1 103,2 118,7 Đài Loan 24.006 251.692 84,1 117,8 120,7 Úc 21.016 205.424 120,0 124,5 127,9 Campuchia 24.789 189.915 110,7 137,7 192,2 Thái Lan 17.627 161.659 96,7 175,0 139,5 Malaisia 17.563 149.879 105,6 135,7 123,1 Pháp 9.880 147.421 49,5 99,5 112,0 Các thị trường khác 87.887 942.005 80,2 121,0 131,2 ( Nguồn: Cục thống kê Việt Nam, Trong tháng 9, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 383.463 lượt, tăng 26,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 9 tháng năm 2010 ước đạt 3.731.919 lượt, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. 2. Tình hình kinh doanh lưu trú và các giải pháp kinh doanh của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi 2.1 Tình hình kinh doanh của khách sạn quý I -2009 Trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch, khách sạn Sofitel Plaza Hanoi cũng đã đưa ra nhiều chính sách kinh doanh khác nhau để thu hút khách du lịch và doanh nhân đến với khách sạn và cũng đạt được những thành quả nhất định. Điều này được thể hiện qua các tỉ lệ phần trăm công suất phòng và tỉ lệ giá trung bình khá cao so với năm ngoái. Trong 3 tháng đầu năm, nhìn chung doanh thu về công suất phòng và các dịch vụ ăn uống đạt mức khá cao: ví dụ năm 2009, tỉ lệ công suất phòng đạt 70.5%, cao hơn so với mục tiêu đặt ra 68%; giá trung bình là USD134.85/phòng/đêm, cao hơn mục tiêu là USD4.8. Nguồn khách du lịch trong tháng này đạt tỉ lệ thấp ở hầu hết các khách sạn trong Hà Nội và thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2008. Một số khách sạn áp dụng giá thấp để thu hút khách hàng như: khách sạn InterContinental đưa ra giá USD150++ đến hết tháng 9 năm 2009 cho tất cả các khách hàng có hợp đồng, còn khách sạn Sheraton thì chỉ với USD175++ khách hàng có cả bao gồm ăn sáng trong tiền phòng, v.v… Tất cả các nguồn khách đều có xu hưóng tăng vựơt chỉ tiêu, trừ nguồn khách đi du lịch cá nhân. Tỉ lệ doanh nhân đi công tác theo đoàn cũng tăng mạnh: ví dụ như “ Hội nghị kinh tế 2008” mang đến 220 phòng, Đại sứ quán Mỹ mang đến 110 phòng v.v…Tỉ lệ khách đi công tác (business) đạt 68% ( trong đó 8.4% là khách của hàng không Vienam Airline) và khách du lịch đạt 38%. Dưói đây là kết quả đạt được từ các nguồn khách khác nhau trong năm 2009: Nguồn khách doanh nhân lẻ: Nguồn khách này tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và cũng vượt chỉ tiêu đề ra nhờ có sự quay trở lại của các công ty Nhật như Marubeni, NTT Vietnam, Itochu, Toyota VN, Mitsubishi. Ngoài ra còn có thêm sự hỗ trợ của công ty mới như Sun Micro System hứa hẹn mang đến công suất phòng là 1000 phòng cho năm 2009 ( tính đến tháng 1 công ty này đã đem đến 75 phòng). Lượng khách ở dài hạn cũng đóng góp một phần không nhỏ cho tỉ lệ công suất phòng và doanh thu của khách sạn: công ty Detecon – 77 phòng, Systra – 57 phòng…Các chương trình khuýên mãi đặc biệt cũng mang lại kết quả tốt cho khách sạn, điều này cho thấy chính sách kinh doanh của khách sạn là đúng. Nguồn khách doanh nhân đoàn: Nguồn khách này không những đạt chỉ tiêu về công suất phòng mà còn tăng về tỉ lệ giá trung bình/phòng, hơn USD11.95 năm 2009 so với cùng kỳ 2008. Doanh thu từ khách doanh nhân đoàn đặt qua công ty du lịch cũng tăng đáng kể cả về công suất phòng và các dịch vụ ăn uống. Nguồn khách du lịch đoàn: Nhờ có sự hỗ trợ của các công ty du lịch như: Vietnamtourism Hanoi ( 260 phòng ), Indochina Services ( 374 phòng ), và O.S.C Travel ( 171 phòng )…mà khuồn khách này tăng lên một cách đáng kể, cao hơn rất nhiều so với năm ngoái ( tăng USD40.55, tương đương với 58.27%) và tậm chí còn cao hơn chỉ tiêu đặt ra là USD2.77. Nguồn khách du lich 2009 cao hơn hẳn so với cùng kỳ 2008. Nguồn khách du lịch lẻ: Ngược lại với các nguồn khách kể trên, nguồn khách này lại giảm đi rất nhiều do các công ty du lịch trong nước không đáp ứng đủ lượng công suất phòng như đã cam kết trong hợp đồng. Nếu tình hình này còn tiếp tục thì khách sạn sẽ không giữ một lượng phòng nhất định cho các công ty du lich nữa. Nhìn chung hoạt động kinh doanh trong quý I của các năm là khá hiệu quả, tuy nhiên, cũng có năm như năm 2008, tháng 2 và tháng 3 lại không đạt được kết quả như mong muốn cả về doanh thu và công suất phòng. Bảng báo cáo kinh doanh trong 2 và tháng 3 2009 Tỉ lệ công suất phòng(%) Giá bình quân(USD) Dự đoán Thực tế Chỉ tiêu Dự đoán Thực tế Chỉ tiêu Tháng 2 64.4% 71.0% 71.2% 118.0 126.5 129.69 Tháng 3 89.5% 86% 89.2% 119.0 140.33 141.1 (Nguồn: phòng doanh thu khách sạn Sofitel Plaza Hanoi) Tháng 2 doanh thu và công suất phòng khá thấp do kỳ nghỉ Tết rơi vào tháng này. Trong tháng này khách đi du lịch và khách doanh nhân sang Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tạm thời làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách sạn. Trong thời gian này, các khách sạn 5 sao trong Hà Nội cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vì vậy rất nhiều chính sách hẫp dẫn đã được đề ra nhằm thu hút khách đến với khách sạn nhằm tăng công suất phòng và các dịch vụ khác trong khách sạn. Ví dụ như: Hilton Hotel: Đưa ra mức giá phòng chỉ với USD165++ có bao gồm ăn sáng cho tất cả các khách hàng. Trong thời gian Tết, giá cho ăn trưa cũng chỉ với USD20++/ một khách. Sheraton Hotel: Đưa ra chương trình giảm giá đặc biệt vào cuối tuần cho khách Việt Nam là USD180nett/phòng có ăn sáng. Giá phòng cho các ngày trong tuần là USD175++ bao gồm ăn sáng. Melia Hotel: Cũng giống như các khách sạn trên, Melia đưa ra giá là USD135++ /phòng đồng thời kết hợp với chương trình nghe nhạc La tinh sống động miễn phí 1 đồ uống vào các ngày thứ sáu hàng tuần để thu hút khách. Với tình hình vắng khách như vậy, khách sạn Sofitel Plaza Hanoi đã phải đưa ra một số chương trình tiếp thị như: Tập trung đặc biệt vào các công ty mới hợp tác với khách sạn. Nhân viên tiếp thị đi các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Hồ Chí Minh nhằm thương lưọng lại giá cho mùa thấp điểm này và thông báo cho khách các chương trình khyến mại đặc biệt cho khách cũng như người đặt phòng. Tập trung vào thị trường khách Nhật vì đây là thời điểm họ quay trở về từ kỳ nghỉ lễ. Thúc đẩy việc quảng cáo qua mạng internet như giảm giá đặc biệt khi khách đặt phòng qua internet. Đưa ra chương trình khuyến mại đặc biệt vào các ngày cuối tuần như chỉ với USD145++ khách hàng có thể ở loại phòng cao cấp và có ăn sáng cho 2 người v.v… Nhờ có các chương trình khuyến mại đặc biệt và chính sách tiếp thị đúng đắn mà ta thấy tỉ lệ công suất phòng trong năm 2009 cũng gần đạt chỉ tiêu, dưới 0.2% và giá bình quân thấp hơn USD3.19. Tháng 3 thông thường là tháng được cho là một trong những tháng đông nhất trong năm. Tuy nhiên, tháng 3 năm 2009 lại khá khiêm tốn, công suất phòng chỉ đạt 86% và giá trung bình là USD140.33/phòng. Tuy nhiên, so với năm 2008 thì giá trung bình năm nay cao hơn USD41.41 và công suất phòng năm nay cao hơn 2.5%. Tổng doanh thu về phòng ở tính đến thời điểm này đạt hơn 1 triệu USD trong khi đó năm ngoái là gần 800nghìn USD. Hai tuần đầu tháng tỏ ra khá là bận rộn vì có rất nhiều ngày khách sạn bị kín phòng, vì vậy nhiều khách có đi công tác và có giá hợp đồng không thể đặt được trong thời gian này. Vì vậy lượng phòng xét về mảng khách doanh nhân lẻ có bị giảm chút ít do khách sạn không có phòng để cung câps cho họ. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa khách sạn và các công ty gửi khách đến. Trong tháng này hầu hết các nguồn khách đều tiến triển rất tốt xét về giá phòng. Giá phòng trung bình là USD120.66 / phòng trong khi đó năm 2008 giá trung bình chỉ đạt được USD82.63 / phòng. Sang hai tuần cuối của tháng 3, nhu cầu của khách lại giảm xuống, thậm chí còn xuống thấp hơn so với năm ngoái. Hầu hết các khách sạn ở Hà nội đều có công suất phòng rất thấp, thấp hơn so với năm 2008. Chúng ta hãy cùng đi vào từng đối tượng khách cụ thể để có thẻ thấy rõ hơn tình hình kinh doanh trong tháng 3 này. Nguồn khách doanh nhân đi công tác lẻ: Lượng khách này khá là khiêm tốn, như đã đề cập ở trên, do khách sạn co nhiều ngày bị kín phòng nên không có phòng để phục vụ cho họ. Tuy nhiên, giá trung bình cho tối tượng khách này lại đạt khá cao, USD168.33 / phòng trong khi đó chỉ tiêu đặt ra là USD159.50 / phòng, như vậy là cao hơn so với chỉ tiêu là USD8.83 / phòng và đồng thời tăng lên 24.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho đến thời điểm này thì các công ty có nhiều doanh nhân ở tại khách sạn nhất là IBM với 196 phòng, Sun Micro System với 114 phòng, Marubeni với 69 phòng, Mitsubishhi Heavy Industry là 63 phòng, Itochu 46 phòng, Đại sứ quán Hungary 34 phòng v.v… Nguồn khách tham dự hội thảo và đi công tác theo đoàn: Nhìn chung trong tháng 3 lượng khách này khá đông và đóng góp cho khách sạn là USD356000, trong khi đó chỉ tiêu đặt ra là USD251000. Xét về giá trung bình cho đối tượng kháhc này ta thấy tăng đáng kể là USD38.22 / phòng so với cùng kỳ năm ngoái. Vói tình hình này khách sạn óc thể sẽ đạt được chỉ tiêu cho toàn tháng. Các đoàn khách đóng góp nhiều phòng cho khách sạn nhất là hội thảo Collier International đóng góp 210 phòng, hội thảo của Haw Par Healthcare với 154 phòng, Grant Thornton 104 phòng, Yanma Cooperation 79 phòng, Hinomoto 123 phòng, và Mitsubishi Electric là 70 phòng. Nhờ có hội thảo của các công ty này mà doanh thu của phòng tiệc và dịch vụ ăn uống cũng tăng lên đáng kể. Nguồn khách đi du lịch cá nhân: Nguồn khách này lại tương đối thấp và thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên giá trung bình vẫn cao hơn năm ngoái 51.62% , tăng USD3.86/ phòng. Các công ty du lịch có lượng khách nhiều nhất phải kể đến Buffalo Tour với 80 phòng, Travel Indochina với 68 phòng, Guilliver 35 phòng, American Express 33 phòng và Asia Pacific Travel 59 phòng. Thêm vào đó khách sạn cũng nhận được nhiều đặt phòng vào phút chót của các công ty với giá cao nên giá cũng tăng lên đáng kể. Dưới đây là kết quả khách đặt thông qua một số phương tiện điện tử: + TARS : 400 phòng ( qua internet thông qua các kênh của đại lý du lịch ) + LO1 + LO2: 482 phòng ( khách đặt trực tiếp với khách sạn qua điện thoại hoặc tại quầy lễ tân trong đó LO1 là giá không bao gồm ăn sáng, LO2 là giá có bao gồm ăn sáng trong tiền phòng.) + RA2 : 81 phòng ( qua internet với 1 số điều kiện được áp dụng) + RA3 : 59 phòng ( qua internet với điều kiện khách sẽ phải trả tiền bằng thẻ tín dụng ngay sau khi đặt phòng. Đặt phòng qua kênh này khách hàng sẽ không được hủy phòng và không được thay đổi lịch trình. Nếu thay đổi lịch trình hoặc hủy phòng khách sẽ vẫn phải trả tiền.) Nguồn khách du lịch đi theo đoàn: Trong tháng này khách sạn cố gắng giảm thiểu lượng khách đoàn theo serie ( tức theo một chu kỳ và một lượng phòng nhất định, giá phòng không đổi theo 1 dây chuyền) để tăng tối đa các đoàn khách theo thời vụ nhằm tăng doanh thu của khách sạn ( vì thông thường các đoàn khách thời vụ giá phòng cao hơn giá phòng đoàn khách serie). Kết quả là giá phòng trung bình của các đoàn khách thời vụ tăng lên USD5.36 / phòng. Nhìn chung cả 2 lọai hình khách trên đều vượt chỉ tiêu 9.7% với tổng doanh thu là USD104609. Xét về 3 tháng đầu năm trong quý I, doanh thu nguồn khách này đạt USD675000, cao hơn USD51.8 so với chỉ tiêu. Nhìn chung trong năm 2009 khách sạn cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể, cả doanh thu và giá trung bình đều cao hơn năm 2007 như đã phân tích ở trên. Điều này cho thấy nhu cầu về phòng ở của khách doanh nhân và du lịch đến với Hà nội vẫn khá ổn định. 2.2 Tình hình kinh doanh phòng quý II 2009 Như chúng ta biết, mùa hè là mùa du lịch của Việt Nam nhưng nó lại không phải là mùa du lịch của đa số khách phương Tây, điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến ngành du lịch trong nưóc nói chung và tình hình kinh doanh của các khách sạn ở Hà Nội nói riêng, đặc biệt là các khách sạn 5 sao. Hơn nữa, nền kinh tế Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm nay cùng đang phải đối mặt với tình trạng chung là lạm phát và suy thoái kinh tế. Trong tháng 5, tỉ lệ lạm phát cuả Việt Nam là 25.2%, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái tỉ lệ lạm phát là 7%. Tỉ lệ lạm phát cao đang đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, nó làm ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bị gián đoạn. Điều này hiển nhiên có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn khách doanh nhân. Một yếu tố nữa làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các khách sạn 5 sao nói chung và Sofitel Plaza Hanoi nói riêng, đó là Chính phủ quyết định tăng giá xăng dầu trong nứơc lên 31%. Điều này tuy có tác dụng làm giảm phát, giảm thâm hụt ngân sách và thương mại nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen mua hàng của các nguồn khách du lịch từ các đại lý du lịch và các công ty điều hành du lịch. Các đại lý này phải tăng giá xe và các dịch vụ khác để bù vào việc giá xăng dầu tăng, vì vậy đã làm ảnh hưởng xấu đến nguồn khách du lịch cá nhân và theo đoàn. Kết quả là: à Các Tour du lịch không được thực hiện như dự định bởi vì điểm đến là một nơi ngày càng đắt đỏ về mọi thứ. à Các đại lý du lịch đồng loạt chọn các khách sạn nhỏ 3 - 4 sao hoặc các khách sạn do dân địa phương đầu tư để khấu trừ vào việc tăng giá xăng và phương tiện vận chuyển. Dưới đây là bảng dự kiến kinh doanh phòng trong quý II 2009 Công suất phòng Giá trung bình/phòng/đêm Đang giữ Dự kiến Chỉ tiêu Đang giữ Dự kiến Chỉ tiêu Tháng 4 63.6% 73% 83.3% $130.2 $140.7 $138.04 Tháng 5 51.6% 75% 77.38% $121.8 $140.3 $135.41 Tháng 6 45% 60.8% 75% $121.5 $133.5 $134.91 (Nguồn: phòng doanh thu khách sạn Sofitel Plaza Hanoi) Từ bảng trên ta thấy, tháng 4 đang giữ công suất phòng là 63% với giá trung bình là USD130++ / phòng /đêm. Hầu hết các khách sạn ở Hà Nội đang giữ công suất phòng khoảng từ 45 đến 60%. Các khách sạn cạnh tranh đã bắt đàu các chương trình khuyến mãi để giữ chân các nguồn khách. Đặc biệt là khách sạn Intercontinental luôn luôn sẵn sàng đưa ra giá thấp để đạt được công suất phòng trong mùa vắng khách này. Các đoàn khách hội thảo trong tháng 4 tại khách sạn là ABB - 34 phòng với giá USD140++/phòng/đêm, Dow Corning với giá USD185++/phòng/đêm x 13 phòng, Achive Global với 100 phòng có giá la USD160++/phòng/đêm… Đối với khách du lịch, tuy nhiên, lại rất thấp, giá trung bình chỉ đạt USD120nett/ phòng/đêm chung cho cả khách du lịch lẻ và theo đoàn. Với tình hình vắng khách như vậy, khách sạn đã đưa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm thu hút nhiều khách đến với khách sạn như: chỉ phải trả thêm USD15++, khách có thể được nâng cấp lên loại phòng cao hơn vói các tiện ích như internet miễn phí trong phòng, hoa quả miễn phí và có đồ uống trong lúc làm thủ tục nhận phòng. Ngoài ra còn tăng gấp đôi điểm cho người đặt phòng và có thể quy ra các phần quà tương ứng với số điểm. Nhờ đó, tỉ lệ công suất phòng trong tháng 4 đã đạt được 75.5%, cao hơn dự kiến là 2.5% nhưng vẫn dưới chỉ tiêu 7.8%. Giá trung bình cho tất cả các nguồn khách đạt USD135++/phòng, dưới chỉ tiêu USD5.7++/phòng, tuy nhiên vẫn cao hơn dự kiến là USD4.8++. Tuy nhiên các chương trình khuyến mãi vẫn được áp dụng. Kết quả là giá trung bình tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trung bình thực tế đạt USD136.32/phòng/đêm, vượt chỉ tiêu đặt ra là USD0.91++/phòng/đêm. Chi tiết được thể hiện ở từng nguồn khách như sau: Doanh nhân đi công tác: Nguồn khách này vượt chỉ tiêu là 100 phòng, tuy nhiên giá trung bình lại thấp hơn so với dự kiến. So với năm 2007 thì nguồn khách này tăng 774 phòng, tương đương với 7.1%. Các công ty có nhiều khách đến ở nhất là Toyota với 89 phòng, Marubeni 58 phòng, IBM 53 phòng, Sun Microsystem 52 phòng, Detecon 47 phòng và Systra 37 phòng… Doanh nhân dự hội thảo : Nguồn khách này cũng khá tốt cả về giá và số lượng phòng. Doanh thu của nguồn khách này đạt USD329000 vượt chỉ tiêu ( chỉ tiêu đề ra là USD209.615). Giá trung bình của nguồn khách này cũng tăng lên đáng kể là USD4.25 / phòng so với năm ngoái và vượt chỉ tiêu là USD118.51 /phòng. Lướt qua các báo cáo kinh doanh ta thấy hội thảo của Contrast Sweden đóng góp 330 phòng, IDP là 245 phòng, Honda Vietnam 197 phòng, GTZ 97 phòng, Bộ Thương mại đóng góp 165 phòng… Khách du lịch lẻ: Cũng như mọi năm, nguồn khách này không đạt chỉ tiêu, tuy nhiên giá trung bình vẫn cao hơn chỉ tiêu và tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính sách đặt ra là khách sạn cần phải cỉa thiện nguồn khách này trong tương lai đặc biệt là trong mùa thấp điểm. Một số chương trình khuyến mại được đưa ra như: áp dụng giá đồng bộ là USD150nett/phòng/đêm có bao gồm ăn sáng cho 1 hoặc 2 người từ 1 tháng 5 đến 31 tháng 7. Chương trình được áp dụng cho tất cả các công ty du lịch trong nước cũng như ở nước ngoài. Kết quả đạt được từ chương trình khuyến mãi như sau: + TARS : 510 phòng. + LO1+LO2 : 494 phòng + RA2 : 101 phòng + RA3 : 97 phòng. Khách du lịch theo đoàn tour: Lượng khách này không đạt được chỉ tiêu cho toàn tháng, tuy nhiên giá trung bình vẫn cao hơn năm ngoái là USD29.31/phòng/đêm, tăng 40%. Nhu cầu nguồn khách này bị giảm trong toàn Hà nội đặc biệt là thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều giảm đáng kể. Các khách sạn khác tiếp tục giảm giá xuống USD120nett/phòng nhằm tăng doanh thu. Sang tháng 6 vẫn là mùa thấp điểm nên hầu hết các khách sạn 5 sao ở Hà Nội rất vắng khách. Tuần đầu lượng khách vẫn tạm chấp nhận nhưng từ tuần thứ hai cho đến hết tháng tỉ lệ công suất phòng rất thấp. Mặc dù chương trình khuyến mại vẫn được áp dụng và nhiều nỗ lực đã được đưa ra nhưng kết quả cuối tháng vẫn không được khả quan cho lắm. Giá trung bình là USD135.13/phòng/đêm so với chỉ tiêu đặt ra là USD134.91, có tăng 1 chút ít nhưng không đáng kể với công suất phòng thực tế là 44.95%. Cụ thể được thể hiện ở các nguồn khách như sau: Doanh nhân đi công tác lẻ: Dù đã chấp nhận hi sinh giá để tăng doanh thu trong thời điểm vắng khách này nhưng giá trung bình vẫn không đạt chỉ tiêu. Tuy nhiên tổng doanh thu vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Các công ty trung thành vẫn ủng hộ khách sạn như: IBM ( 80 phòng), Itochu ( 76 phòng), ADBI ( 27 phòng), Hewlett Packard ( 22 phòng)… Doanh nhân dự hội thảo: Ngược lại với nguồn khách trên, nguồn khách này lại khá tốt, doanh thu cho loại khách này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Tổng doanh thu là USD229.900 và cao hơn chỉ tiêu đặt ra (USD84,48.00). Giá trung bình vượt chỉ tiêu USD4.06 và cao hơn năm ngoái là USD37.80, tương đương với 40.4% và xét về công suất phòng là tăng 11.2%. Các hội thảo đã diễn ra trong tháng này là Bộ Thương Mại ( 764 phòng), Văn phòng hợp tác Canada( 140 phòng), Đại sứ quán Morocco( 384 phòng), Honda Vietnam ( 93 phòng) và INC Global ( 154 phòng). Nhê ®ã doanh thu vÒ phßng ë, phßng tiÖc, vµ c¸c dÞch vô kh¸c t¨ng lªn ®¸ng kÓ. Khách du lịch lẻ: Lượng khách này khá thấp và không nằm ngoài dự đoán. Nhiều chương trình khuyến mại cũng đã được đặt ra như áp dụng chính sách một giá cho tất cả các công ty du lịch trong và ngoài nước, đồng thời áp dụng giảm giá cho khách đặt qua mạng internet. Nhờ đó giá trung bình đối với các công ty du lịch đã tăng USD41.87, tương đương với 52.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời khách đặt qua các kênh điện tử cũng tăng lên đáng kể như sau, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với tháng 5: TARS : 299 phòng LO1 + LO2 : 379 phòng RA2 : 63 phòng RA3 : 26 phòng. Khách du lịch đi theo đoàn tour: Lượng khách này, ngược lại, lại rất thấp và không đạt chỉ tiêu đặt ra. Những nguồn khách chủ yếu cũng giảm tương đối, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc giảm 8.6%, khách Hàn Quốc giảm 6.6%, khách Mỹ giảm 3.8% và khách Nhật giảm 3.5%. Tổng kết quý II ta thấy cả công suất phòng và giá trung bình đều thấp hơn quý I do những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế Thế giới nói chung và trong nứơc nói riêng. Và điều này chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến các quý còn lại trong năm, mà kế cận nhất là quý III sắp tới. 2.3 Tình hình kinh doanh phòng của quý III - 2009: Quý III vẫn được coi là mùa thấp điểm trong năm cho đến hết tháng 9, vì vậy tình hình kinh doanh của các khách sạn 5 sao ở Hà Nội nói chung và Sofitel Plaza Hanoi nói riêng cũng bị giảm sút so với những mùa khác. Cộng với việc Chính phủ tăng giá xăng dầu, vé máy bay tăng, và tình hình lạm phát cao đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến quyết định sang Việt Nam du lịch của khách nước ngoài. Do giá xăng dầu tăng nên tất cả các mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng theo như lương thực, thực phẩm, đồ điện tử… Các công ty chứng khoán trong nứơc và các nhà đầu tư đã bán cổ phần của họ để lấy tiền mặt do lo ngại công ty sẽ không đối đầu được với giá cả ngày càng tăng như hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng đến thói quen mua bán và du lịch của khách hàng rất nhiều vào các ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ. Quý III được mở đầu bằng tháng 7, cũng không có nhiều hứa hẹn trong kinh doanh. Hầu hết các khách sạn 5 sao ở Hà Nội đều có công suất phòng dao động trong khoảng từ 48% đến 58%, ngoại trừ khách sạn Melia Hà Nội là 78% do có nhiều hội thảo của Chính Phủ được tổ chức ở đó. Kết quả cuối tháng 7 của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi đạt 54.5%, giá trung bình dưới chỉ tiêu là USD2.63, tuy nhiên so với năm ngoái thì giá trung bình của năm nay cao hơn 33.71%. Để rõ hơn về tình hình của tháng 7 chúng ta hãy cùng nhìn vào từng nguồn khách sau đây. Doanh nhân đi công tác: Lượng khách này không đạt được chỉ tieuu dặt ra và dưới chỉ tiêu là 577 phòng mặc dù khách sạn vẫn áp dụng các chương trình khuyến mãi đối với tất cả các loại phòng. Tuy nhiên giá trung bình lại tăng 18.63% so với năm ngoái, vẫn dưới chỉ tiêu USD8.01. Hiện tại thì giá phòng không phải là mối quan tâm hàng đầu đối với chiến lược kinh doanh mà công suất sử dụng phòng là quan trọng nhất. Khách sạn có thể chấp nhận giá thấp để đạt được công suất phòng vì vậy việc tìm kiếm các công ty tiềm năng mới là một việc làm cần thiết để cải thiện thình hình vắng khách hiện nay. Doanh nhân dự hội thảo theo đoàn: Thực tế nhìn vào bảng ta thấy nguồn khách này không quá tồi so với chỉ tiêu đặt ra và so với năm ngoái, số lượng phòng chỉ dưới chỉ tiêu 158 phòng nhưng cao hơn năm ngoái là 355 phòng. Nguồn khách này đóng góp 19.9% vào tổng công suất phòng cho tháng 7 này. Vì vậy cần phải tập trung vào nguồn khách này cho những tháng tiếp theo. Một số công ty tổ chức hội thảo tại khách sạn và có nhiều khách đến trong tháng này là University of Hawaii với 166 phòng, Grant Thornton 43 phòng, Văn phòng Quốc Hôị 43 phòng và một số đoàn khách hội thảo đặt qua công ty du lịch Exotissimo là 159 phòng. Khách đi du lịch lẻ: Lượng khách này tương đối thấp so với chỉ tiêu đặt ra, chủ yếu là do tháng này không phải là mùa du lịch. Thậm chí lượng khách này còn giảm đáng kể so với năm ngoái: TARS : 358 phòng Tháng 7 /2009: 832 phòng LO1+LO2: 401 phòng Tháng 7/2009 : 920 phòng RA2 : 64 phòng Tháng 7/2009: 221 phòng RA3 : 73 phòng Tháng 7/2009: 56 phòng Tổng : tháng 7/2008 : 896 phòng Tháng 7/2009: 2029 phòng Như vậy là lượng khách đặt qua các kênh kể trên giảm 1133 phòng so với năm ngoái. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu trong tháng và buộc khách sạn phải tìm ra những chương trình khuyến mại mới nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách đến với khách sạn. Khách đi du lich theo đoàn tour: Cũng giống như nguồn khachs du lich lẻ, nguồn khách này cũng rất thấp, chủ yếu là do khách từ Hàn Quốc và Nhật giảm. Chi tiết được thể hiện dưới bảng sau: Thực tế Chỉ tiêu Khác biệt % Năm trước khác biệt % Số phũng 861 1670 -809 -48% 1935 -1074 -56% Giỏ phũng 103.35 110.79 -7.44 -7% 68.66 34.69 51% Doanh thu $ 88,982.00 $ 185,025.00 -$ 96,043.00 -52% $ 132,850.00 -$ 43,868.00 -33% (Nguồn: phòng doanh thu khách sạn Sofitel Plaza Hanoi) Chiến lược đặt ra là cần phải tập trung vào nguồn khách này hơn nữa đặc biệt là khách Châu âu và Mỹ. Bước sang tháng 8 là tháng cũng không có nhiều hứa hẹn cho sự bội thu, hầu hết các khách sạn đều có công sất phòng từ 50% đến 60%. Tuy tháng 8 có khá hơn tháng 7 nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu cả về giá bình quân vầ công suất sử dụng phòng. Sự giảm sút chủ yếu là do nguồn khách doanh nhân và khách đi du lịch theo đoàn ( mặc dù thị trường khách Tây Ban Nha rất tốt trong tháng này). Các chương trình khuyến mãi đã được kéo dài đến hết tháng này như là một việc cần thiết và tất yếu. Đối mặt với thực trạng vắng khách chung trong thời gian qua, Tổng cục du lịch Việt Nam đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với 30 công ty du lịch hàng đầu nhằm tìm ra giải pháp để làm tăng khách du lịch đến với Việt Nam. Nhìn chung đối với các nguồn khách trong tháng này đều không đạt chỉ tiêu, ngoại trừ nguồn khách đi du lịch theo đoàn. Nguồn khách này đều đạt chỉ tiêu cả về công suất phòng và giá trung bình nhờ có một lượng khách lớn từ thị trường Tây Ban Nha. Tổng cuối tháng khách sạn đạt công suất phòng là 61% với giá trung bình đạt USD134.5. Tháng 9 là tháng hứa hẹn nhiều hơn cả so với tháng 7 và tháng 8 bởi vì ngay từ đầu tháng đã có rất nhiều yêu cầu đặt phòng từ các đoàn doanh nhân dự hội thảo tại khách sạn. Đến cuối tháng 9 khách sạn thậm chí bị hết phòng do có sự kiện SEASA về cuộc thi bắn súng của các nước Đông Nam á, hầu hết vận động viên đến Hà Nội tham dự đều ở tại khách sạn Sofitel Plaza Hanoi. Nhờ đó công suất phòng tháng này tăng lên đến 69.5%. Tuy nhiên khách sạn vẫn áp dụng các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng quen thuộc và cả khách lần đầu tiên đến ở khấch sạn, đòng thời thực hiện tính điểm cho các cá nhân/thư ký đặt phòng hộ khách khách nước ngoài hoặc cho Giám đốc của họ. Kết quả đạt được là rất nhiều công ty hỗ trợ bằng việc thường xuyên đặt phòng cho khách tại Sofitel Plaza Hanoi thay vì đặtở các khách sạn 5 sao khác. Điển hình là các công ty như:Areva với 200 phòng, ADB 100 phòng, công ty B.A.T với 50 phòng, công ty Philips 80 phòng, công ty ô tô Tôyota 132 phòng, hội nghị của HGI với 109 phòng, Avnet 25 phòng…., đặc biệt đoàn bắn súng với 700 phòng. 2.4 Tình hình kinh doanh phòng của quý IV - 2009 Quý IV được xem như là quý bận rộn nhất trong năm vì đây là thời điềm mùa du lịch bắt đầu. Trong tháng 10 là thời gian diễn ra khá nhiều sự kiện tại Hà Nội, mà hầu hết các sự kiện đó đếu đến từ các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên so với năm 2008, xu hướng du lịch năm nay vẫn chưa có gì nổi bật. Mặc dù khách sạn có những ngày đạt công suất phòng rất cao nhưng bù lại đó khách sạn cũng phải tập trung rất nhiều vào chiến lươc giảm giá để thu hút được lượng khách đến ở tại khách sạn. Phản hồi từ triển lãm thương mai châu Á ITB tại Singapore đã đưa ra thông số về giá phòng chào bán đối vơi khách du lich của một số khách sạn như sau: Melia chào giả USD 70 đến USD 75 nett cho khách đi theo đoàn, Sheraton chào giá USD 80 nett cho đoàn từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 2 năm 2010, Intercontinental chào bán gia chung tư USD 100-120 nett cho khách đi lẻ. Tháng 11 là tháng tốt nhất trong năm với sự kiện thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 bắt đầu từ 30 tháng 1. Đây cũng là thời điểm đông khách nhất trong năm cho hoạt động du lich cúng như đi công tác của các doanh nhân. Cuối năm là thời điểm hội họp tổng kết của các công ty, vì vậy mà thời điểm này khách sạn thường xuyên trong tình trạng đầy phòng và thiếu phòng để bán cho khách. Tình hình kinh doanh của khách sạn trong quý cuối năm nay gặp rất nhiều thuận lợi. Như vậy, năm 2009 là một năm thành công vời khách sạn Sofitel Plaza Hanoi với công suất sử dụng phòng cao và chất lượng phục vụ tốt. Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi vẫn giữ vững vị trí là một trong các khách sạn hàng đầu của Việt Nam. Qua những số liệu và quá trình khảo sát thực tế tình hình kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có thể rút ra một số nhận xét sau: Khách sạn hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh như ngày nay đang gặp không ít những khó khăn nhưng khách sạn Sofitel Plaza Hanoi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kết quả đó thể hiện rõ qua những số liệu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty liên doanh khách sạn trong năm 2009. Doanh thu tăng, công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cùng với sự phát triển của công ty, bộ phận kinh doanh của công ty thực sự là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế. Hệ thống kinh doanh của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, nghiệp vụ vững vàng. Qua quá trình thực tế tại khách sạn Sofitel Plaza Hanoi, em thấy việc lên kế hoạch bán hàng, thu hút khách hàng nói chung đã đáp ứng được yêu cầu công ty đề ra, đó là: đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp nghiệp vụ kinh doanh, các chỉ tiêu phải đạt được,cũng như sự kết hợp giữa kinh doanh và các bộ phận liên quan cũng như các nội dung của công tác kinh doanh, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu. Chính nhờ những kế hoạch, chiến lược mục tiêu như trên mà trong những năm vừa qua, khách sạn Sofitel Plaza Hanoi luôn giữ vững là khách sạn hàng đầu của Việt Nam. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SOFITEL PLAZA HANOI Như chúng ta đã biết, khách sạn Sofitel Plaza là một trong các khách sạn hàng đầu của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua sự bình chọn của Tổng cục du lịch Việt Nam qua các năm liên tiếp từ năm …. Đến năm…. Ví dụ năm 2007, tổng cục Du Lịch Viêt Nam đã tổ lễ trao giải 10 công ty du lịch hàng đầu và 10 khách sạn hàng đầu được khách hàng bình chọn nhiều nhất trong năm 2007 vừa qua. Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi vinh dự lọt vào “top ten”, đứng vị trí thứ 3 sau khách sạn Caravelle Hotel và khách sạn Melia Hanoi. Điều này chứng tỏ uy tín của khách sạn đối với các giới doanh nhân và khách du lịch các nước. Để duy trì được uy tín và chất lượng dịch vụ tốt, khách sạn càn phải có những chính sách, phương hướng đúng đắn nhằm phát huy các ưu điểm sẵn có như: là khách sạn có cảnh đẹp nhất Hà nội, từ trên phòng nghỉ có thể nhìn ngắm sông Hồng, Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. 1. Phương hướng của khách sạn trong thời gian tới: 1.1. “Khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công của khách sạn”: Đó là câu nói của tổng giám đốc trong thư gửi nhân viên. Bất cứ thời điểm nào khách sạn luôn nhấn mạnh nhân tố khách hàng. Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp, khách hàng tạo nên thị trường. Chính do vậy mà phương hướng của khách sạn trong thời gian tới tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường bằng các chính sách Marketing hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của khách sạn. 1.2. Không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đó là định hướng vững chắc của khách sạn. Trong thời gian sắp tới khách sạn vẫn theo đuổi mục tiêu về chất lượng nhằm thu hút khách chứ không phải cắt giảm chi phí để hạ gía thành. Để làm được điều này khách sạn tập chung phát huy vị thế và thế mạnh về uy tín của mình trên thị trường. Thời kỳ sắp tới đây khách hàng vẫn tiếp tục và phát huy chất lượng sản phẩm. 1.3.Chú trọng đến nhân tố con người là việc làm trước mắt cũng như lâu dài của khách sạn. Trong thời gian sắp tới khách sạn phấn đấu tất cả nhân viên đều có trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ bằng cách tiếp tục tiến hành đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ đồng thời duy trì việc đào tạo tại chỗ, mở các trung tâm trong khách sạn. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kinh doanh của khách sạn Sofitel Plaza Hà nội. Trong thập kỉ này, cùng với xu hướng của toàn cầu, du lịch Việt Nam đã có những khởi sắc. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của hệ thống khách sạn đã tạo ra một trực tiếp kinh doanh khách sạn sôi động. Song cũng chính tốc độ gia tăng kỉ lục này đã đẩy các doanh nghiệp rơi vào tình trạng cạnh tranh gay gắt. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh phải có chiến lược kinh doanh phù hợp. Khách sạn Sofitel Plaza Hà nội là một khách sạn kinh doanh hiệu quả song cũng không thể tránh được những khó khăn. Trong thời gian thực tập tại khách sạn Sofitel Plaza Hà nội, tôi nhận thấy rằng khách sạn này đã hoạt động theo cơ chế quản lý đồng bộ và có hiệu quả. Song bên cạnh những kinh ngiệm đáng học tập còn có một số vấn đề đáng bàn. Nếu khắc phục được những vấn đề này chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh và đồng thời giúp khách sạn Sofitel Plaza Hà nội khẳng định hơn về vị trí và uy tín của mình trên thị trường. Dưới đây là một số đề xuất của cá nhân tôi nhằm hoàn thiện chính sách kinh doanh của khách sạn Sòfitel Plaza Hanoi. 2.1-Xác định vị thế - Đối với thị trường mục tiêu không chỉ là khách nước ngoài mà còn cả khách nội địa , công ty khách sạn Sofitel Plaza Hanoi phải củng cố hình ảnh của mình trong thị trường mục tiêu này. Có ba yếu tố mà khách sạn Sofitel Plaza Hanoi cần phải đạt được trong việc xác định vị thế, cụ thể là: +Tạo ra được hình ảnh ấn tượng của khách sạn đối với khách hàng hơn nữa nhất là khách đi với mục đích công vụ bằng phương thức phục vụ riêng có và chu đáo, thân thiện. +Phải truyền tải được lợi ích của sản phẩm tại khách sạn Sofitel Plaza Hanoi tới khách bằng việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại hội nghị khách hàng một cách thường xuyên. +Phải khác biệt hoá tên, nhãn hiệu dịch vụ của công ty so với dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh - Đối với thị trường mục tiêu là khách quốc tế là chủ yêu công ty khách sạn du lịch Sofitel Plaza Hanoi nên tạo dựng lại vị thế của mình. Việc xác định vị thế của cả hai thị trường mục tiêu của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi phải được dựa trên những nét đặc trưng của sản phẩm của mình (phong cách phục vụ mang phong cách của Pháp) tức là phải có mối liên quan trực tiếp giữa một số mặt dịch vụ của công ty và lợi ích của khách hàng. 2.2-Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT) Việc phân tích SWOT chính là cơ sở để duy trì và phát triển công ty, giúp cho công ty nhận biết được những điểm lợi thế và những hạn chế của mình tự chớp lấy cơ hội và vượt qua thử thách để đứng vững trong thương trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. 2.2.1 -Điểm mạnh (Strengthen point). - Về mặt vị trí địa lý công ty khách sạn Sofitel Plaza Hanoi có một vị trí hết sức thuận lợi với giao thông đi lại vô cùng thuận lợi, với mặt tiền hướng ra sông Hồng và Hồ Tây, khách sạn Sofitel Plaza Hanoi được mệnh danh là khách sạn có tầm nhìn đẹp nhất Hà Nội. - Mức giá tại khách sạn Sofitel Plaza Hanoi cạnh tranh phù hợp với thu nhập hiện tại khách hàng quốc tế cũng như phù hợp với thị trường khách nội địa. - Với mức giá cạnh tranh nhưng chất lượng lại thật hoàn hảo. Với trình độ cùng lòng nhiệt tình sự ân cần cởi mở, công ty đã làm cho du khách cảm thấy tin tưởng. - Công ty khách sạn Sofitel Plaza Hanoi được thành lập gần 13 năm, đó là quãng thời gian khả dài đủ để cho công ty có uy tín trên thị trường quốc tế cũng như nội địa, do đó khách hàng đến với công ty đều cảm thấy yên tâm. 2.2.2-Điểm yếu (Weakness) - Nhân viên trong các bộ phận thuyên chuyển nhiều nên công tác đào tạo nhân viên của khách sạn phải tiến hành liên tục và cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vì nhân viên mới thường ít kinh nghiệm trong công tac phục vu khách hàng. -Nhiều kênh bán hàng (qua mạng Internet, qua mail, điện thoại) với nhiều lựa chọn cho khách hàng làm cho khách hàng đôi khi có cảm giác lúng túng trong lựa chọn phương thức đạt phòng. 2.2.3-Cơ hội (Opporturity). - Ngành du lịch Việt Nam đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế sẽ phát triển và tăng mạnh trong những năm tới do nền kinh tế ngày càng phát triển. - Pháp lệnh về du lịch được ban hành có các đạo luật, về kinh doanh khách sạn tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu hút khách du lịch và mở rộng hoạt động kinh doanh cho khách sạn. - Uy tín sản phẩm luôn được nâng cao, chất lượng sản phẩm ngày càng được đổi mới. - Ngành du lịch được nhà nước ngày càng quan tâm và đánh giá đúng. tạo đà phát triển thuận lợi trong tương lai. 3-Một số biện pháp khác 3.1 Yếu tố con người Như chúng ta đã biết, con gười là yếu tố quan trọng trong phát triển và tăng trưởng kinh tế, con người là tài sản của mỗi Quốc gia. Vì vậy muốn khách sạn tạo được vị trí vững chắc trong lòng khách hàng thì chính sách đầu tiên cần phải thực hiện là phát triển, đào tạo đội ngũ nhân viên khách sạn nhằm chuyên nghiệp hóa phục vụ khách hàng. Hiện nay, khách sạn Sofitel Plaza Hà nội duy trì việc đào tạo tại khách sạn thường xuyên và liên tục. Song sự đào tạo ở đây mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo trực tiếp, thẳng. Có nghĩa là đào tạo chuyên sâu ở một nghiệp vụ chuyên môn tại bộ phận. Phương pháp này góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ của người lao động song lại không giúp cho người lao động có kiến thức tổng quát về các nghiệp vụ khách sạn. Vấn đề này có thể là chưa cần thiết đối với nhiều khách sạn những đối với khách sạn 5 sao là khách sạn phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao thì điều này là hoàn toàn cần thiết trong tương lai. Để cho người lao động nắm bắt không chỉ một nghiệp vụ chuyên môn của mình, thì phương pháp đào tạo không gì thay thế đó là việc đào tạo chéo. Có nghĩa là người lao động ở bộ phận này sang bộ phận khác để đào tạo học hỏi sau đó lại chuyển trở lại bộ phận. Trong kinh doanh khách sạn việc đào tạo này đem lại lợi ích không nhỏ cho việc điều hành tổ chức phục vụ trong khách sạn. Như ta biết đặc điểm kinh doanh của khách sạn mang tính thời vụ. Do vậy sẽ có những lúc đông khách và cũng có những lúc vắng khách. Tính thời vụ còn biểu hiện không từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của khách sạn. Nếu như người lao động có khả năng ở một số nghiệp vụ của các bộ phận thì sẽ vô cùng thuận lợi cho người quản lý. Bởi họ sẽ dễ dàng thuyên chuyển một người lao động nhàn rỗi từ bộ phận này sang bộ phận khác trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải tuyển nhân viên mới. Như vậy sẽ tránh sự lãng phí nguồn nhân lực đồng thời đỡ tốn kém và tạo ra sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức. 3.2. Quảng bá rộng rãi hình ảnh của khách sạn qua các kênh thông tin: Hiện nay khách sạn Sofitel Plaza Hanoi đã và đang thực hiện việc quảng bá hình ảnh qua các kênh như: internet, báo chí, qua các đại lý du lịch…. Và việc quảng bá này rất có hiệu quả. Tuy nhiên khách sạn cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc quảng bá như: cải thiện Website của khách sạn đa dạng phong phú hơn, thường xuyên cập nhật liên tục các lọai phòng sau khi đã được cải tạo, liên tục cập nhật các chương trình khuyến mãi và các chế độ được hưởng kèm theo cho khách hàng. Không chỉ quảng bá trên mạng quốc tế mà khách sạn nên tập trung nhiều hơn nữa vào các trang web trong nước và điạ phương, và các tạp chí trên máy bay của các hãng hàng không nhằm quảng bá cho người dân trong nước và trong thành phố để họ biết nhiều hơn về khách sạn. Chiến lược mở rộng nguồn khách hàng trong nước cũng là một việc làm đúng đắn vì nhiều người dân cho rằng ở tại khách sạn Sofitel Plaza Hanoi là quá đắt và xa xỉ, nên họ chỉ dám ở những khách sạn 3, 4 sao. 3.3. Gặp gỡ khách hàng thường xuyên: Thường xuyên tới thăm các công ty, khu công nghiệp hợp tác với khách sạn trong nứơc, gặp gỡ, thăm hỏi nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài và đồng thời để thông báo các chương trình khuyến mãi hiện có dành cho khách hàng trung thành. Gấp đôi điểm dành cho tất cả những người đặt phòng, thường xuyên mời họ tới khách sạn để cho họ thấy sự nâng cấp cả về phòng ở và chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khách sạn cũng nên mở những buổi tiệc cảm ơn khách hàng và có quà tặng đến tất cả những thư ký/ người đặt phòng thường xuyên tại khách sạn. KẾT LUẬN Du lịch đã trở thành một hiện tượng không thể thiếu trong đời sống hiện đại, đòi hỏi nghành kinh doanh Khách sạn cần phải khẳng định rõ vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của nghành Du lịch nói riêng, của đất nước nói chung. Muốn vậy, nghành Du lịch phải biết lợi dụng những mối quan hệ giao lưu giữa Việt nam với các nước khác, phải dựa vào cơ hội và những thế mạnh sẵn có để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song bên cạnh đó, nghành Du lịch nước ta vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại, rất cần sự đầu tư, quan tâm của Đảng và nhà nước, của các cấp các nghành. Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi đã đang và sẽ tự hoàn thiện mình để theo kịp với nhịp độ phát triển của ngành kinh doanh Khách sạn tầm cấp quốc tế. Trong quá trình thực tập tại Sofitel Plaza Hanoi , nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên trong Khách sạn đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của cán bộ phòng kinh doanh đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bài báo trên đây chính là kết quả của quá trình thực tập, song em nghĩ rằng bài viết còn nhiều thiếu sót vì sự hiểu biết của em trong lĩnh vực này chưa nhiều. Vì vậy em rất mong thầy, cô cho em những ý kiến đóng góp. Cám ơn khách sạn Sofitel Plaza Hanoi đã cho em những ngày thực tập bổ ích. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi.doc
Luận văn liên quan