Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn

MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập với tốc độ mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từ đó đã góp phần thay đổi nhiều phương diện của đời sống xã hội trong nhiều năm qua. Kết quả này đã chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đồng thời thể hiện sức bật của một nền kinh tế được coi là nhỏ và thuần nông của nước ta. Đóng góp cho thành tích đáng tự hào đó phải kể đến đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ là những người luôn sống với thị trường và thúc đẩy thị trường. Nền kinh tế là tổng hợp mọi hoạt động của những người làm kinh tế. Chúng ta đang tích cực chuyển dịch nền kinh tế sang hoạt động trong cơ chế thị trường. Một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các tập đoàn, các quốc gia. Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả rẻ. Chính vì vậy duy trì sự cạnh tranh là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên giành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn là doanh nghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trang trí nội ngoại thất, kinh doanh các loại cửa, cổng hiện đại cùng hệ thống camera giám sát và báo động. Dù mới hoạt động được 6 năm nhưng công ty đã thu được nhiều thành tích đáng kể trên thị trường. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay công ty cũng không nằm ngoài xu hướng phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do vậy nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện của nền kinh tế thị trường là yêu cầu tất yếu của công ty .Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về công ty, em đã có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu quá trình hình thành phát triển và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với những kết quả đạt được em xin trình bày đề tài “Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn” nhằm đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp nên trong chuyên đề này em chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, thực trạng, các vấn đề tồn tại, khó khăn đồng thời đưa ra một số giải pháp cho vấn đề đặt ra. Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 2 chương chính: Chương 1: Thực trạng khả năng cạnh tranh và tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn. Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn. MỤC LỤC Trang Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ MỞ ĐẦU1 Chương 1: Thực trạng khả năng cạnh tranh và tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn. 3 1.1.Giới thiệu tổng quan về công ty. 3 1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển. 3 1.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý. 5 1.2. Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và cạnh tranh. 8 1.2.1. Đầu tư và các nội dung của đầu tư. 8 1.2.1.1. Đầu tư trong doanh nghiệp. 8 1.2.1.2. Các nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp. 9 1.2.2. Lý luận chung về cạnh tranh. 12 1.2.2.1. Vai trò của cạnh tranh. 12 1.2.2.2. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu. 13 1.2.2.3. Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 15 1.2.3. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. 16 1.2.3.1. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý. 16 1.2.3.2 Đầu tư vào tài sản cố định. 17 1.2.3.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực. 17 1.2.3.4. Đầu tư vào tài sản vô hình. 18 1.2.3.5.Đầu tư nghiên cứư sản phẩm mới18 1.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn. 19 1.3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh. 19 1.3.2. Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn23 1.3.2.1. Ma trận SWOT công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn23 1.3.2.2. Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn25 1.4. Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn. 26 1.4.1. Vốn và cơ cấu vốn. 26 1.4.2. Đầu tư vào máy móc thiết bị28 1.4.3. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giá bán. 29 1.4.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 33 1.4.5. Đầu tư cho Marketing và phát triển thương hiệu. 35 1.5. Đánh giá kết quả đạt được và định hướng trong những năm tới37 1.5.1. Đánh giá kết quả đạt được. 37 1.5.1.1. Phát triển thị trường. 37 1.5.1.2. Nâng cao đời sống công nhân viên.38 1.5.1.3. Thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. 39 1.5.2. Định hướng của công ty trong những năm tiếp theo. 39 1.5.2.1. Về sản xuất39 1.5.2.2. Về thị trường. 41 Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn. 43 2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty trong những năm tới43 2.1.1. Thuận lợi43 2.1.2. Khó khăn. 44 2.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn. 45 2.2.1. Quản lý và đầu tư nâng cao chất lượng toàn diện. 46 2.2.2. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 48 2.2.3. Giải pháp đầu tư cho Marketing. 49 2.2.4. Các giải pháp về giá để nâng cao năng lực cạnh tranh. 52 KẾT LUẬN54 Danh mục tài liệu tham khảo

docx58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại để nâng cao chất lượng S/T - Nâng cao chất lượng sản phẩm - Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm Điểm yếu (W) - Vốn ít - Trình độ nhân công không đều -Marketing chưa phát triển - Phát triển sản phẩm chủ lực là cửa cuốn, cửa tự động - Tích cực hoạt động Marketing -Giữ vững thị trường hiện tại đồng thời tìm kiếm thị trường mới - Giảm chi phí 1.3.2.2. Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn Khả năng cạnh tranh chính là khẳng chiếm lĩnh thị trường, bảo vệ thị trường thể hiện qua số lượng khách hàng thường xuyên và những khách hàng mới có của công ty cũng như giá trị lợi nhuận của thị trường đó. Khả năng cạnh tranh biểu lộ sức mạnh của công ty trên thương trường. Một doanh nghiệp co khả năng cạnh tranh cao là doanh nghiệp có thị phần lớn và ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hoặc trong tương lai gần doanh nghiệp đó sẽ thực hiện được mục tiêu đó. Khả năng cạnh tranh là đại lượng thay đổi và nó phụ thuộc nhiều yếu tố. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn tuy là một doanh nghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vực khá mới mẻ tuy vậy đã tạo được cho mình một chỗ đứng khá tốt trên thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao. Với phương châm hoạt động là “chắc chắn, bền vững, chất lượng”, Công ty đã là bạn hàng của nhiều cơ quan đơn vị, cá nhân. Trên thị trường Hà nội hiện nay nhu cầu ngày một tăng cao và công ty cũng đã kịp chiếm cho mình một thị phần khá tốt, khoảng 20%. Công ty cũng đã và đang xúc tiến nhiều biện pháp quảng bá thương hiệu có hiệu quả như thiết lập trang wed riêng cho mình giới thiệu những sản phẩm của mình, tham gia nhiều hội chợ triển lãm về kiến trúc, thiết kế, xây dựng nội ngoại thất. Chính những hoạt động đó đã giúp tên tuổi của công ty ngày càng được nhiều người biết tới. Hiện nay trên địa bàn Hà nội cũng có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lắp đặt các hệ thống cửa, cổng như công ty Trang Anh ở trên đường Đại La, Tiến Thịnh trên đường Nguyễn An Ninh. Nổi bật còn có công ty TNHH Hữu Nghị , công ty Vượng Phát ở Mỹ Đình hay Xuân Lộc Thọ ở Cầu Diễn. Các công ty này có số năm hoạt động chưa cao nhưng cũng có thể coi là đối thủ của Tân Trường Sơn khi họ sử dụng chiêu thức giá rẻ để tiếp cận thị trường nhưng những sản phẩm của họ thường không có đủ độ bền cần thiết cũng như thẩm mỹ không sánh bằng của công ty Tân Trường Sơn. Có thể nói khả năng cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn là rất tốt, đặc biệt hiện nay công ty đang thi công xây dựng nhà máy sản xuất nhôm định hình phục vụ thị trường và nhiều sản phẩm khác nằm trong phạm vi cho phép kinh doanh của công ty, góp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu, tăng khả năng thích ứng của sản phẩm với điều kiện Việt nam đồng thời mở rộng thị trường của công ty. 1.4. Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã chú ý và tiến hành nhiều công tác nhằm tăng uy tín và sự nổi tiếng của thương hiệu trên thị trường. 1.4.1. Vốn và cơ cấu vốn Do đặc thù là công ty nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt nên lượng vốn hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn không lớn như những công ty khác tuy nhiên để mở rộng thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh thì công ty vẫn không những cần một khối lượng vốn nhất định mà còn cần một cơ cấu hợp lý. Nhìn chung trong quá trình hoạt động của mình công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn chủ yếu sử dụng nguồn vốn góp của các cổ đông ( vốn tự có ). Bảng 1.6: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn Đơn vị: Trd TT TÀI SẢN 2004 2005 2006 A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2231 2026 10517 I Tiền 115 67 369 II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 III Các khoản phải thu 568 644 6884 IV Hàng tồn kho 1547 1313 3264 V Tài sản lưu động khác 0 0 0 B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 76 168 129 Tổng tài sản 2308 2195 10647 NGUỒN VỐN C Nợ phải trả 355 235 439 I Nợ ngắn hạn 355 235 439 II Nợ dài hạn 0 0 0 III Nợ khác 0 0 0 D Vốn chủ sỡ hữu 1953 1960 10268 I Nguồn vốn, quỹ 1593 1960 10268 II Nguồn kinh phí,quỹ khác 0 0 0 Tổng nguồn vốn 2308 2195 10647 ( Nguồn : Phòng kế toán) Qua bảng cân đối kế toán ba năm gần nhất của công ty có thể thấy rằng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty vốn chủ sở hữu là chủ yếu, công ty chưa sử dụng các nguồn vốn vay tín dụng dài hạn. Thực trạng này cho biết trong những năm vừa qua công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn chưa mở rộng sản xuất, chưa có những đầu tư thích đáng. Trong cơ cấu tài sản ta thâý tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Do đặc thù kinh doanh nên hàng tồn kho của công ty luôn chiếm chủ yếu trong tài sản lưu động, khoảng từ 32% đến 69%. Là doanh nghiẹp hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt nên các khoản phải thu của công ty cũng có tỷ lệ đáng kể, đặc biệt năm 2006 con số tuyệt đối là 6884 triệu đồng tương ứng 65% trong tổng tài sản, điều này là do trong năm này công ty thực hiện được một số hợp đồng lớn nhung chưa được khách hàng thanh toán, công ty cần có biện pháp thu hồi nhanh và hạn chế tình trạng này nhằm tranhs đọng vốn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tăng cũng như nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới, thì một yêu cầu đặt ra là công ty phải xúc tiến mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, cuối năm 2006 ban lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhôm thanh định hình, các sản phẩm sơn tĩnh điện, cơ khí, sản phẩm nội ngoại thất trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được một phần nguyên liệu nhập khẩu cho hoạt động truyền thống của công ty đồng thời giúp công ty mở rộng mặt hàng kinh doanh. Với lượng vốn vay tương đối lớn từ ngân hàng ( 10.000.000.000- mười tỷ đồng) dự án hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty cũng như cho nền kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. 1.4.2. Đầu tư vào máy móc thiết bị Như đã nghiên cứu, máy móc thiết bị là yếu tố đặc biệt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, những năm trước đây công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn ít đầu tư vào máy móc thiết bị hạng nặng mà chủ yếu mua sắm những máy loại nhỏ phục vụ công tác lắp đặt cho các công trình. Nhận thức được sự cần thiết và thời điểm mở rộng sản xuất về quy mô cũng như mặt hàng, hiện nay công ty đã đầu tư gần 7 tỷ đồng cho máy móc thiết bị mới phục vụ hoạt động sản xuất. Bảng 1.7: Danh mục máy móc thiết bị Đơn vị tính giá trị : Trđ TT Chủng loại ĐVT SL Đơn giá Thành tiền 1 Dây chuyền SX nhôm thanh Bộ 1 1800 1800 2 Dây chuyền đúc thép Bộ 1 1600 1600 3 Dây chuyền phun sơn Bộ 1 1500 1500 4 Băng tải 4 50 200 5 Xích tải 4 25 100 6 Khung đỡ Bộ 2 50 100 7 Lò hơi Bộ 1 200 200 8 Xe tải Chiếc 3 200 600 9 Xe nâng Chiếc 2 100 200 10 Thiết bị phụ trợ 200 11 Thiết bị văn phòng 100 (Nguồn: Phòng Kế toán) Tuy đây chưa là hệ thống máy móc có giá trị lớn nhưng đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn thì sự đầu tư này có ý nghĩa to lớn trong chiến lược mở rộng sản xuất cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ trước tới nay nguyên liệu phuc vụ kinh doanh cho công ty chủ yếu nhập khẩu từ các hãng có tiếng trên thế giới điều đó đảm bảo được chất lượng nhưng cũng là lý do đẩy giá thành lên cao giảm sức cạnh tranh của công ty đối với một bộ phận thị trường. Khi hệ thống máy móc dây chuyền trên đây đi vào hoạt động đầy đủ thì nó sẽ sản xuất ra toàn bộ lượng nhôm thanh cần thiết hoàn toàn đảm bảo chất lượng quốc tế vì hầu hết những bộ phận quan trọng của dây chuyền được chuyển giao từ những quốc gia có nền công nghiệp hiện đại đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. 1.4.3. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giá bán Chất lượng sản phẩm là một nhân tố hết sức quan trọng để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm đó là sự đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hay nói cách khác, chất lượng là giá trị mà khách hàng nhận được, là mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm bảo đảm đạt tiêu chuẩn quy định thì khách hàng sẽ ưa chuộng hơn. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn lấy mục tiêu cho những sản phẩm mang thương hiệu “Tân Trường Sơn” là : “chắc chắn, bền vững, chất lượng” thể hiện quyết tâm đặt chất lượng là yếu tố hàng đầu để công ty tiếp cận khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Để thực hiện mục tiêu này vì quyền lợi khách hàng cũng như uy tín và sự phát triển của mình, những người chèo lái ở công ty đã tích cực tìm kiếm những nguồn hàng tốt, phù hợp thị hiếu và môi trường nước ta đồng thời nghiên cứu sản xuất những sản phẩm trong phạm vi năng lực của mình. Sản phẩm cửa cuốn German Door của công ty hiện nay được thiết kế theo tiêu chuẩn CE với nhiều ưu điểm như cách âm, cách nhiệt, chắc chắn, an toàn, có độ bền cao và không biến dạng theo thời tiết. Cụ thể thanh nan cửa cuốn có góc độ chịu lực chuẩn được thiết kế theo tiêu chuẩn CE, là hợp kim nhôm 6063, bề mặt được sơn phủ bởi sơn có thành phần Polyester/ 98% chống phai màu; Trục cuốn cửa F 114 mạ 100% tránh bị hoen rỉ, độ dày tiêu chuẩn 3 ly đảm bảo độ liên kết chắc chắn các chi tiết, tránh bị long, trôi, giảm cong võng, giảm tiếng ồn và tăng độ dài thời gian sử dụng; thanh nâng, bát đỡ, bịt đầu nan được sản xuất bằng nhựa PA chống mòn, có độ đàn hồi cao, mô tơ, UPS được nhập khẩu đồng bộ, có đầy đủ xuất xứ gốc từ Pháp, Ý, Đài loan. Đặc biệt năm 2005 ông Nguyễn Sỹ Ngọc, lúc đó là giám đốc công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công nhôm thanh định hình được cấp bằng độc quyền số 8786 của cục sở hữu trí tuệ. Tính năng vượt trội của cuốn German Door của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn là có lỗ thoáng lớn, sắc nét, có thể điều chỉnh độ kín hoặc thông thoáng theo ý muốn đưa không khí và ánh sáng vào nhà, làm cho gian nhà được thông thoáng, vừa kín đáo vừa không hạn chế tầm nhìn ra bên ngoài, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu, “yên tĩnh cho giấc ngủ, an tâm khi vắng nhà”. Tháng 10 năm 2005 tại hội chợ Made in Vietnam & Eximpo Vietnam do Tổng liên đoàn lao động Viêt nam, Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Công nghiệp phối hợp bảo trợ, cửa cuốn 2 lớp có lỗ thoáng kí hiệu KS 43 của công ty đã được trao tặng HUY CHƯƠNG VÀNG cho sản phẩm chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn. Đối với các loại cổng lùa cổng mở, công ty nhập khẩu động cơ trực tiếp từ các hãng chuyên nghiệp nổi tiếng thế giới như Somfy của Pháp, Intaz của Ý…đảm bảo chất lượng và tuổi thọ. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cũng như sự đánh giá của các tổ chức về sản phẩm của mình, năm 2005 công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Để áp dụng thành công một bộ tiêu chuẩn quốc tế không phải là việc dễ dàng đối với các doanh nghiệp trẻ Việt nam song với quyết tâm cùng năng lực của đội ngũ lãnh đạo và công nhân viên đa xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Bên cạnh quan tâm và đầu tư đảm bảo chất lượng tuyệt đối, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn còn chú ý giảm giá thành sản phẩm từ đó từng bước giảm giá bán để thu hút khách hàng. Tuy vậy do giá nguyên vật liệu vẫn còn cao nên giá thành chưa thật sự cạnh tranh. Công ty đã chú ý thay thế các sản phâm có thể thay thế nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước có chất lượng tương đương hoặc không thua kém nhiều, thắt chặt quản lý nguyên vật liệu để có thể giảm giá cho khách hàng đến mức dễ chấp nhận. Bảng 1.8: Định mức nguyên vật liệu để sản xuất cửa cuốn KS43A STT Tên NVL Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Lá KS 43A Thanh 92 211.775 19.483.000 2 Đáy Thanh 1 325.050 325.050 3 Ray Thanh 2 85.000 170.000 4 Bọ Cái 92 1.000 92.000 5 Doăng Mét 5 8.000 400.000 6 Trục Mét 5 110.000 550.000 7 Mô tơ Bộ 1 4.300.000 4.300.000 8 Tổng 24.960.350 Như vậy giá một bộ cửa cuốn KS43A của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn có giá thành gần 25 triệu đồng. Đối với một cơ quan, doanh nghiệp thì con số này có thể chưa lớn nhưng với dân cư nói chung thì mức giá này còn tương đối cao. Trong xu thế phát triển và đời sống người dân ngày một được nâng cao thì trong tương lai mức giá sẽ dễ chấp nhận. Công ty còn có những bộ sản phẩm khác với các mức giá khác nhau. Bảng 1.9: Định mức Nguyên vật liệu để sản xuất cửa cuốn KS50 STT Tên NVL Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Lá KS 50 Thanh 100 127.065 11.925.000 2 Đáy Thanh 1 195.030 157.410 3 Ray Thanh 2 85.000 170.000 4 Bọ Cái 100 1.000 100.000 5 Doăng Mét 3 8.000 24.000 6 Trục Mét 3 110.000 330.000 7 Mô tơ Bộ 1 4.300.000 4.300.000 8 Tổng 17.006.410 (Nguồn: Phòng Kế toán công ty Tân Trường Sơn) Là một doanh nghiệp trẻ nhưng đã thu được nhiều thành công đáng mừng, tuy vậy để quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn không sử dung hình thức quảng cáo thông thường nên hạn chế được khối lượng lớn chi phí cho các hoạt động này, từ đó góp phần giúp công ty giảm giá thành. Hiện nay giá của một số sản phẩm của công ty như sau. Bảng 1.10: Giá bán và chi phí thi công lắp đặt một công trình trung bình Đơn vị: Trđ Tên sản phẩm Giá Cửa cuốn 20 Cửa nâng 80 Cửa tự động 30 Cổng lùa 20 Cổng gấp 20 Camera giám sát và báo động 8 (Nguồn: Phòng kế toán) 1.4.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực Nguồn nhân lực luôn luôn là nhân tố có tính chất quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cũng chính là lợi nhuận và sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Do vậy cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn luôn chú ý đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho mình. Việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần chú ý một số nội dung sau: Đầu tư tuyển dụng và đào tạo lao động. Đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc. Tổ chức quản lý lao động, khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. Công ty tuyển dụng trước hết dựa vào năng lực chuyên môn của người lao động, sau thời gian thử việc từ 2 đến 3 tháng nếu đạt kết quả tốt ( có nhận xét đánh giá của trưởng bộ phận), công ty sẽ ký hợp đồng chính thức. Công ty sẽ tao điều kiện để từng công nhân mới có dịp lam cùng những người có quá trình làm việc tại công ty lâu dài nhằm đào tạo tại chỗ cho người lao động, cách làm này vừa giảm chi phí vưa nâng cao hiệu quả công tác đào tạo công nhân mới. Trong quá trình làm việc tuỳ thuộc vào công việc cụ thể, người tuyển dụng vào các vị trí có thể được công ty cử đi đào tạo tại các công ty có trình độ kỹ thuật hiện đại hay sang nước ngoài, nơi xuất xứ công nghệ để trực tiếp học tập nâng cao trình độ, khi trở về sẽ đáp ứng tốt nhu cầu công việc. Những người được công ty cử đi đào tạo phải ký cam kết khi trở về phải làm việc cho công ty sau khi khoá đào tạo kết thúc không dưới 3 năm. Công ty thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Lao động và các quy định khác của Nhà nước, 100% cán bộ, công nhân làm việc tại công ty được đóng bảo hiểm y tế, bẩo hiểm xã hội theo quy định. Công ty áp dụng sơ đồ tính lương như sau: mức lương = Năng lực + Hiệu quả công việc đồng thời dùng chính sách tăng lương theo thời gian cống hiến và thưởng phạt rõ ràng. Năm 2005 công ty đóng tại Hà nội chỉ có 15 nhân viên văn phòng làm việc trong các phòng ban cùng 50 công nhân kỹ thuật và đội thi công. Đến nay để đáp ứng nhu cầu mở rông sản xuất, tăng quy mô và số lượng mặt hàng công ty đã bổ sung thêm một số công nhân viên mới được đào tạo bài bản hơn. Bảng 1.11. Tình hình lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn Đơn vị: VND STT Lao động Số lượng Mức lương Thưởng Quỹ lương I. Khối văn phòng 1 Nhân viên 30 1.500.000 45.000.000 2 Cán bộ quản lý 7 2.300.000 16.100.000 II. Khối sản xuất 3 Nhân viên kỹ thuật 10 2.000.000 20.000.000 4 Công nhân nghiệp vụ 50 1.300.000 65.000.000 5 Công nhân giản đơn 70 800.000 56.000.000 Tổng 202.100.000 (Nguồn:Phòng Kế hoạch) Để khích lệ lòng hăng say, nhiệt tình của công nhân, lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn luôn chú ý tới đời sống tinh thần của người lao động, chăm lo động viên những người còn gặp khó khăn, thăm hỏi, tặng quà các dịp lễ, tết, hiếu hỉ, ma chay, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí khác. Điều này thực sự có tác dụng làm cho toàn bộ công ty hoạt động hiệu quả khi mà phần lớn người lao động trong công ty là thanh niên, được sống trong một môi trường lành mạnh, được cấp trên quan tâm làm cho tinh thần say mê lam việc sáng tạo của giới trẻ phát huy, đóng góp cho sự phat triển của công ty. Hiện nay công ty đã có một đội ngũ công nhân trình độ lành nghề sẵn sàng đảm trách ở mọi công trình. Số công nhân này được chia thành các đội, dưới đội là các nhóm 5 người do một người được giao nhiệm vụ nhóm trưởng, chịu trách nhiệm báo cáo tình hình công việc và những phát sinh với đội trưởng. 1.4.5. Đầu tư cho Marketing và phát triển thương hiệu Marketing là tổ hợp các hoạt động nhằm quảng bá giới thịêu sản phẩm với đông đảo người tiêu dùng, giúp sản phẩm của công ty đến tay họ càng nhiều càng tốt và mang lợi nhuận về cho công ty. Đầu tư cho hoạt động marketing có vai trò ngày càng quan trọng trong việc tăng cường sự nổi tiếng của thương hiệu. Nếu một doanh nghiệp sản xuất ra được những mặt hàng có chất lượng tốt, giá cạnh tranh nhưng không có những đầu tư thích đáng cho việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu thì chưa đủ. Ngày nay thương hiệu có tầm quan trọng to lớn đối với mọi doanh nghiệp, nó quyết định trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò của marketing, hàng năm công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đều giành một khối lượng vốn để đầu tư cho hoạt động này. Tuy khối lượng vốn giành cho hoạt động Marketing của công ty trong những năm qua không lớn nhưng đã có những tác dụng đáng kể tới việc kinh doanh của công ty. Bảng 1.12. Chi phí Marketing qua các năm Đơn vị: VND Hình thức Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tham gia hội chợ triễn lãm 50.000.000 100.000.000 100.000.000 200.000.000 Qua báo chí 0 0 20.000.000 20.000.000 Qua truyền hình, radio 0 0 0 0 Tổng cộng 50.000.000 100.000.000 120.000.000 220.000.000 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Nhìn vào bảng ta thấy trong các hình thức hoạt dộng Marketing của công ty thì tham gia hội chợ được áp dụng đầu tiên và cũng là hình thức chủ yếu triệt để, bên cạnh đó công ty cũng bắt đầu áp dụng thông qua kênh báo chí,còn quảng cáo qua các sóng vô tuyến hay radio thì chưa áp dụng trong thời gian tới.Ban Giám đốc công ty nhận thấy trong thới kỳ đầu khi số vốn còn nhỏ chưa thể quảng cáo qua truyền hình được vì kênh này quá tốn kém, chi phí rất lớn nhưng không chắc mang lại kết quả cao. Do vậy công ty xác định cách quảng bá thương hiệu cho mình là tham gia các hội chợ triễn lãm chuyên ngành xây dựng và nội thất, thiết kế và kiến trúc thường được tổ chức ở các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng..., gần đây nhất là hội chợ Viebuild tổ chức tai cung văn hoá hữu nghị Việt-Xô những ngày đầu tháng 4. Trước đây công ty đã từng tham gia nhiều hội chợ triễn lãm và đã được hội đồng giám khảo và khách hàng đánh giá cao về mẫu mã cũng như chất lượng của các sản phẩm do công ty giới thiệu. Tại hội chợ EXIMPO VIETNAM tổ chức tháng 10 năm 2005 tại trung tâm triễm lãm Giảmg Võ công ty được trao tặng cúp sen vàng, sản phẩm giới thiệu là cửa cuốn 2 lớp có lỗ thoáng được trao tặng huy chương vàng, năm 2006 tại hội chợ quốc tế chuyên ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và nội thất (VICONSTRUCT) công ty được trao tặng danh hiệu sản phẩm uy tín hàng đầu Việt nam. Thông thường chi phí để tham gia một hội chợ vào khoảng 25 triệu đồng nhưng bù lại sau và trong mỗi hội chợ cán bộ kinh doanh của công ty lại có thêm nhiều hợp đồng bán sản phẩm và lắp đặt có giá trị, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu. Có thể thấy rằng cách làm của công ty là hợp lý, tiết kiệm được chi phí đồng thời thu được nhiều kết quả, đến nay công ty đã có thị trường rộng khắp Hà nội và nhiều tỉnh lân cận. Để giới thiệu về công ty cũng như những sản phẩm tối ưu của mình tới rộng rãi người tiêu dùng, công ty đa đưa thêm hình thức quảng cáo qua các trang báo chuyên ngành, bước đầu đã có những phản hồi nhất định. Nhằm giúp những đối tượng khách hàng quan tâm tới sản phẩm của mình mà không có dịp đến trực tiếp những cuộc triễn lãm, công ty đã thiết lập 2 Website tại các địa chỉ www.tantruongson.com và www.germandoor.com.vn . Các trang này với ưu thế có thể chuyển tải những hình ảnh động về quá trình vận hành của các hệ thống cửa, cổng giúp khách hàng và các đối tác hiểu rõ hơn về các tính năng vượt trội của các sản phẩm mang thương hiệu “Tân Trường Sơn”. Các cán bộ phòng kinh doanh của công ty luôn cập nhật những sản phẩm mới hay sự cải tiến. Trang Web được thiết kế đẹp mắt, dễ quan sát đánh giá cũng là một lợi thế của công ty , nó chưng tỏ một sự vượt trội của Tân Trường Sơn đối với các đối thủ. Cho đến nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã có 2 chi nhánh lớn ở Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh , ngoài ra còn có mạng lưới các đại lý trên khắp cả nước giới thiệu và bán sản phẩm của công ty. Tại các đại lý được chuẩn bị các bộ Catalogue giúp khách hàng tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm trước khi mua, qua các bộ này khách hàng có thể giới thiệu cho nhau về sản phẩm. 1.5. Đánh giá kết quả đạt được và định hướng trong những năm tới 1.5.1. Đánh giá kết quả đạt được 1.5.1.1. Phát triển thị trường Trong quá trình 6 năm tồn tại và phát triển, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã thu được những thành tựu nhất định xứng đáng là doanh nghiệp trẻ năng động. Công ty được hội các doanh nghiệp trẻ Hà nội đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong 3 năm liền từ 2004 đến 2006. Với những chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã không ngừng tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận tăng cao hằng năm, trung bình gần 20%. Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên cả 3 miền cuả đất nước với trụ sở chính tại Hà nội và 2 chi nhánh lớn tại Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai khi nhu cầu về các sản phẩm cửa, cổng hiện đại, tiện dụng tăng cao thì công ty hoàn toàn có thể mở rộng thị trường hơn nữa. Tính đến năm 2006 ngoài 2 chi nhánh, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn còn có hệ thống gồm trên 50 đại lý giới thiệu và bán sản phẩm, sang năm 2007 công ty đang xúc tiến thành lập chi nhánh ở Thanh hoá và Quảng ninh hứa hẹn sẽ thu được nhiều thành công với những mảng thị trường này. 1.5.1.2. Nâng cao đời sống công nhân viên. Cho đến nay trong lĩnh vực sản xuất lắp đặt các loại cửa,cổng mới, hiện đại trên thị trường thì thương hiệu Tân Trường Sơn đã có vị trí ổn định và ngày càng phát triển. Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của công ty, đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty cũng có những biến đổi nhanh chóng và đáng mừng, điều đó giúp họ cùng đoàn kết, gắng sức xây dựng công ty ngày càng tiến lên vững chắc.Có thể kiểm chứng qua bảng sau. Bảng 1.13. Tình hình thu nhập của công nhân viên Đơn vị:VND Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Tổng quỹ lương 51.450.000 98.400.000 221.000.000 2. Tiền thưởng 1.550.000 3.200.000 3.400.000 3. Tổng thu nhập 53.000.000 101.600.000 224.400.00 4. Số lao động 50 80 170 5. Tiền lương bình quân 1.029.000 1.230.000 1.300.000 6. Thu nhập bình quân 1.060.000 1.270.000 1.320.000 (Nguồn: Dự án xây dựng nhà máy của công ty Tân Trường Sơn) Tuy thu nhập chưa thật cao nhưng ổn định và tăng liên tục tăng qua các năm, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã tạo cho đội ngũ công nhân viên niềm tin vào sự lớn mạnh của công ty trong tương lai không xa, nơi đây đã trở thành mái nhà chung để tất cả mọi người cùng cố gắng xây dựng. 1.5.1.3. Thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước Với sự hoạt động hiệu quả không ngừng, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, năm sau cao hơn năm trước. Bảng 1.14. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Thuế GTGT hàng nhập khẩu 19.855.516 19.855.516 26.737.940 2.Thuế xuất nhập khẩu 24.248.650 24.248.650 32.852.167 3.Thuế thu nhập doanh nghiệp 31.557.614 41.325.162 28.654.158 4.Các loại thuế khác 2.500.000 2.500.000 4.500.000 Tổng cộng 78.161.780 87.929.328 93.050.051 (Nguồn: Phòng Kế toán) Có thể nói rằng những bước đi ban đầu của Tân Trường Sơn là tương đối thành công, khả năng cạnh tranh cao, công ty hoàn toàn có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong quá trình phát triển công ty cũng đã đúc kết cho mình những bài học đó là bài học về sự chủ động nắm bắt cơ hội khi nó chưa đến hẳn và tự tạo cơ hội cho mình, bài học về tính kỷ luật trong quản lý chất lượng sản phẩm- yếu tố quyết định công ty có thể tồn tại hay không, tăng cường nâng cao uy tín để tạo sức mạnh trong cạnh tranh trên thị trường. 1.5.2. Định hướng của công ty trong những năm tiếp theo 1.5.2.1. Về sản xuất Với quyết tâm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước và đón lấy những cơ hội do nền kinh tế đang phát triển trong xu thế hội nhập mang lại, ban lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn xác định từ cuối năm 2007 sẽ đưa dự án gồm toàn bộ dây chuyền sản xuất thanh nhôm định hình, sơn tĩnh điện, các sản phẩm cơ khí… vào hoạt động. Dây chuyền này sẽ sản xuất những mặt hàng có trong danh mục được phép kinh doanh của công ty do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội quyết định, sản phẩm trong những năm đầu sẽ được bán trên toàn lãnh thổ Việt nam. Quy mô như sau: Bảng 1.15. Công suất nhà máy trong 3 năm đầu Đơn vị: Tấn TT Tên sản phẩm Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 trở đi 1 Nhôm thanh 3 6 8-10 2 Phụ tùng ôtô 5 8 10 3 Chi tiết máy 3 5 8-10 4 Cửa nhôm các loại 10 14 15-17 CỘNG 21 33 31-47 Sản phẩm được tung ra thị trường không những quảng bá rộng rãi thương hiệu “TTS” mà còn mang lại cho công ty một dòng tiền lớn hàng năm. Dự kiến doanh thu của dự án như sau. Bảng 1.16. Doanh thu dự kiến của dự án Đơn vị:Tỷ VNĐ TT Loại sản phẩm ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm ổn định 1 Nhôm thanh VNĐ 1.5 2.8 4.2 2 Phụ tùng ôtô VNĐ 0.7 2 2.8 3 Chi tiết máy VNĐ 1.3 3 3.9 4 Cửa nhôm các loại VNĐ 0.85 1.8 2.5 5 Sơn tĩnh điện VNĐ 0.65 1.5 1.9 Tổng 5 11.1 15.3 (Nguồn: Dự án xây dựng nhà máy công ty Tân Trường Sơn) Cùng với việc đưa nhà máy đi vào hoạt động, công ty đang có kế hoạch cử một số cán bộ sang Hàn Quốc học hỏi kinh nghiệm quản lý đồng thời nâng cao kỹ năng vận hành hệ thống dây chuyền sản xuất của mình. 1.5.2.2. Về thị trường Có thể thấy thị trường các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh có độ mở rất lớn và còn nhiều tiềm năng. Theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty thì trong những năm tới khi đời sống của đại bộ phận dân chúng được cải thiện, nền kinh tế nước ta gia nhập WTO vững vàng thì với giá bán như hiện nay là hoàn toàn cạnh tranh, hơn nữa với chất lượng theo tiêu chuẩn CE sản phẩm của công ty se thắng trước các đối thủ mới. Riêng đối với dự án xây dựng nhà máy mà công ty đang tiến hành, công ty nhận định : nhôm định hình,các chi tiết máy móc, sơn tĩnh điện là nhưng sản phẩn không thể thiếu trong các ngành sản cuất và đời sống hàng ngày. Sản xuất ngày càng phát triển, công nghiệp phát triển, kinh tế xã hội phát triển thì nhu cấi sử dụng lại càng tăng cao, đăc biệt trong giai đoạn Nhà nước áp dụng chính sách nội địa hoá sản phẩm thì các doanh nghiệp trong nước càng có cơ hội tiếp cận, kinh doanh. Tuy nhiên các công ty hầu hết nằm ở phía nam, mặt khác do còn phải nhập khẩu nguyên vật liệu nên giá thành còn cao. công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đã có kinh nghiệm trong ngành thương mại và có mạng lưới tiêu thụ rộng lớn trên toàn quốc và một số quốc gia ASEAN. Với dây chuyền công nghệ hiện đại nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến sản phẩm của công ty không những có khả năng tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Bảng 1.17. Thị Trường tiêu thụ sản phẩm Đơn vị: Tấn TT Tên Sản phẩm Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm SX ổn định Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ Nội địa Xuất khẩu Nội địa Xuất khẩu Nội địa Xuất khẩu 1 Nhôm thanh 3 3 6 6 8-10 6-8 2-4 2 Phụ tùng ôtô 5 5 8 8 10 10 3 3 Chi tiết máy 3 3 5 5 8-10 6-8 2-4 4 Cửa nhôm các loại 10 10 14 14 15-17 14-16 1-3 21 21 33 33 41-47 36-42 8-14 (Nguồn: Dự án xây dựng nhà máy công ty Tân Trường Sơn) Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn 2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty trong những năm tới 2.1.1. Thuận lợi Nền kinh tế Việt nam đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập rộng rãi vào nền kinh tế thế giới đã mang lại nhiều cơ hội cho nhiều thành phần kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong các quyết định kinh doanh của mình đã giúp đông đảo những người làm kinh tế phát huy tính sáng tạo, quyết đoán làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Một đặc điểm của nước ta trong giai đoạn hiện nay có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là tình hình chính trị ổn định vào bậc nhất khu vực và thế giới, nền kinh tế tăng trưởng cao. Chúng ta luôn có tỷ lệ tăng trưởng cao vào hàng cao nhất thế giới trong những năm trở lại đây, 3 năm liên tiếp 2004-2005-2006 tỷ lệ tăng trưởng ở gần 10%/năm, chỉ đứng sau Trung Quốc. Thủ đô Hà nội được công nhận là “thành phố vì hoà bình” đã chứng minh sự ổn định toàn diện của đất nước từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa. Với những thuận lơi về vĩ mô như vậy, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn đóng trên địa bàn Hà nội - thủ đô chính trị và là trung tâm kinh tế của miền bắc và cả nước, cũng có nhiều ảnh hưởng to lớn. Cùng chung quá trình hội nhập mạnh mẽ của cả nền kinh tế, Tân Trường Sơn đã chủ động hợp tác với một số đối tác quốc tế và bước đầu thu được những thành công và được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như uy tín trong kinh doanh. Tình hình kinh tế ổn định và tăng trưởng cao đã nhanh chóng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhu cầu về các loại hàng hoá dịch vụ có chất lượng cao cũng tăng nhanh. Sản phẩm cửa cuốn, cửa tự động, các loại cổng chất lượng cao của công ty Tân Trường Sơn là sự lựa chọn tối ưu cho những công trình xây dựng, văn phòng, siêu thị, biệt thự…trong giai đoạn hiện nay. Do vậy khả năng cạnh tranh của công ty đối với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành là rất lớn. Thị trường lao động và chất lượng nguồn lao động cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực trong những năm vừa qua cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, đây là điểm thuận lợi cho công ty phát triển nguồn nhân lực cho mình khi mở rộng sản xuất. Hệ thống các trường đào tạo cử nhân, kỹ sư ngày càng tăng về quy mô và chất lượng đảm bảo nền kinh tế nói chung sẽ có một lực lượng lao động dồi dào và có chất lượng, tiếp thu tốt những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới đồng thời phát triển những kinh nghiệm truyền thống của dân tộc. Trong tương lai Việt nam được dự báo sẽ phát triển cao liên tục và trở thành con hổ ở châu Á – Thái Bình Dương. Sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta sẽ không ngừng được cải thiện trên bản đồ kinh tế thế giới. Ngoài những thuận lợi do khách quan mang lại, công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn cũng đã tự tạo động lực cho mình trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay Tân Trường Sơn đã ký hợp tác lâu dài và bền vững với các tập đoàn có uy tín trên thế giới trong việc cung cấp nguyên vật liệu và làm trung gian bán hàng, với kinh nghiệm trong hoạt động thương mại quốc tế trong thời gian tới công ty sẽ có nhiều thuận lợi trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra mạng lưới bán hàng rộng khắp của công ty cũng mang lại cho công ty một sức mạnh đáng kể trong kinh doanh các sản phẩm mới. 2.1.2. Khó khăn Ngoài những thuận lợi có được thì trong giai đoạn phát triển hiện nay công ty cũng phải đối mặt với một số khó khăn như sau: Vốn hoạt động của công ty còn khá khiêm tốn trở ngại cho những kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Lượng vốn nhỏ gây khó khăn trong viẹc đầu tư vào những công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng như các hoạt động marketing quy mô lớn. Những năm trước công ty đã không chú ý đến các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng mà tập trung vào nguồn vốn chủ sỡ hữu nên không tận dụng được tốt các cơ hội. Trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy công ty đã xây dựng kế hoạch huy động vốn, giải quyết những khó khăn do thiếu vốn. Đội ngũ công nhân viên của công ty tuy năng động và nhiệt tình nhưng nói chung chưa được đào tạo bài bản và trình độ còn khá không đồng đều. Khoảng 70% công nhân toàn công ty là dưới 25 tuổi, còn rất trẻ và trong số đó phần lớn chỉ học qua phổ thông trung học rồi đi làm và được đào tạo trực tiếp tại công ty. Một bộ phận cán bộ kỹ thuật đươc qua trường lớp nhưng số này còn khiêm tốn, những công nhân giỏi chủ yếu là trải qua kinh nghiệm làm việc. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty phải đối mặt với thực trạng cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay trên thị trường Hà Nội có khoảng trên dưới 7 công ty có tầm cỡ như Tân Trường Sơn và nhiều cửa hàng đại lý kinh doanh nhỏ khác cùng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh lắp đặt các loại cửa, cổng. Để giành giật các doanh nghiệp đưa ra nhièu chiêu thức bán hàng như giảm giá, tăng các giá trị gia tăng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận. Trong tình hình thế giới có nhiều bất ổn, giá nguyên vật liệu, năng lượng có nhiều biến động cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của công ty.Tính trung bình trong những năm gần đây giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng 4-5 % / năm. Thêm vào đó việc cung cấp điện không ổn định cũng tác động rất lớn tới các hoạt động của cán bộ công nhân viên toàn công ty nhất là bước vào mùa khô, hiện tượng cắt điện thường xuyên hơn. 2.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn Chuyên đề đã phần nào thể hiện được những vấn đề về đầu tư và cạnh tranh cũng như tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời đại hội nhập và mở cửa nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh – WTO, đồng thời sẽ tham gia đầy đủ vào quá trình hội nhập tổ chức thương mại khu vực là AFTA cũng như các mối quan hệ thương mai song phương và đa phương khác. Thời gian thực tập tại công ty cổ phần Tân Trường Sơn cho em một số nhận định và xin đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao khả ănng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. 2.2.1. Quản lý và đầu tư nâng cao chất lượng toàn diện Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp. Điều đó thể hiện ở những điểm sau: Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất để quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng tạo uy tín, danh tiếng và là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội. Việc tăng chất lượng sản phẩm dẫn tới tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế - xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động. Chất lượng làm tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế của đất nước và góp phần khẳng định vị trí của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Sản phẩm của công ty Tân Trường Sơn đã được các nhà chuyên môn và đông đảo khách hàng đánh giá cao về chất lượng nhưng trong giai đoạn mà công nghệ phát triển mạnh mẽ kèm theo những cải tiến giúp thay đổi chất lượng thì không một doanh nghiệp nào có thể bảo đảm rằng sản phẩm của mình là tốt mãi được, hơn nữa chất lượng là một đại lượng mang tính chủ quan của con người, không có chuẩn mực chung cho chất lượng. Một số điểm cần lưu ý như sau: F Phải coi chất lượng là nhận thức của khách hàng. Mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng chính là mức độ chất lượng đạt được. Khách hàng là người đánh giá, xác định mức độ chất lượng đạt được chứ không phải là các nhà quản lý hay người sản xuất. Công ty cần có những biện pháp tìm hiểu về những yêu cầu chất lượng của khách hàng và đáp ứng những yêu cầu đó trước các đối thủ cạnh tranh. F Quản lý chất lượng phải quản lý ở mọi khâu của quá trình sản xuất, lắp đặt, từ khi nhập khẩu hay mua ngoài nguyên vật liệu cho đến khi thi công lắp đặt tại công trình, không để xảy ra tình trạng “chữa cháy” sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty.đồng thời phải nhận thức rằng quản lý chất lượng là quản lý con người, lấy con người làm trung tâm. Mọi thành viên trong doanh nghiệp từ giám đốc, các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đến người lao động đều có vai trò và trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. F Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức tự giác, lòng nhiệt tình và khả năng trang bị kiến thức, phương tiện quản lý chất lượng. Do đó, có thể coi quản lý chất lượng toàn diện là việc biến quản lý chất lượng thành quá trình tự quản của mọi thành viên trong công ty. Vì vậy, để thực hiện được quản lý chất lượng toàn diện cần làm cho mọi thành viên ý thức được trách nhiệm của mình, được trang bị đầy đủ về kiến thức quản lý và gắn quyền lợi với chất lượng do mình làm ra. Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các tổ chức tự quản về chất lượng; đào tạo, trang bị những kiến thức và phương tiện đo lường, đánh giá chất lượng cho công nhân; động viên nâng cao lòng tự trọng, tự hào về chất lượng công việc của mình. F Trong những năm tới để đảm bảo chất lượng luôn là yếu tố cơ bản mang sản phẩm của công ty tới nhà khách hàng công ty cần nghiên cứu những xu hướng về thị hiếu cũng như sự xuất hiện các vật liệu mới ưu việt hơn, những thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng từ đó tìm ra giải pháp đáp ứng yêu cầu của thị trường. 2.2.2. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Con người là nhân tố quyết định mọi quá trình hoạt động sản xuất của xã hội. Trong doanh nghiệp con người quyết định một phần quan trọng của chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm cùng những tính năng khác có thể thu hút khách hàng từ đó quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy cần thiết phải có những giải pháp tối ưu trong công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả. F Công ty cần chú ý hơn tới khâu tuyển chọn đầu vào, không nên tiếp nhận đại trà mà cần tuyển những nhân công ngoài những phẩm chất như trung thực, chịu khó mà còn có tố chất thông minh, nhanh nhẹn có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ mới. F Đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên kinh doanh của công ty cần được đào tạo cơ bản, nắm bắt được các chính sách của Nhà nước, am hiểu pháp luật, có kiến thức về quản lý kinh doanh, tiền tệ, tài chính cũng như các thông lệ khác của thị trường và văn hoá doanh nhân. Nếu tuyển chọn mới, thì lãnh đạo công ty nên chú ý đến lớp trẻ hiện nay với tinh thần năng động sáng tạo và kiến thức tốt, tuy nhiên những người có thâm niên làm việc tại công ty cũng là những sụ lựa chọn cho các vị trí chủ chốt, với những trường hợp này cần được gửi tham gia các lớp đào tạo cơ bản nhằm giúp họ có các kiến thức cần thiết cho công tác quản lý doanh nghiệp. F Đối với đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng đội thi công, công ty cần có những ưu đãi hợp lý khuyến khích họ thực hiện tốt công tác điều hành và nâng cao tay nghề cho các công nhân dưới quyền quản lý cuả mình. Đồng thời hằng năm công ty cần có những khoá huấn luyện ngắn hạn hoặc thuê chuyên gia về bổ sung kiến thức hay cập nhật công nghệ mới cho đội ngũ này. F Thực hiện đào tạo cho công nhân thông qua các cuộc thi tay nghề từ đó có biện pháp đào tạo lại và phân tổ công nhân. F Tạo cho các bộ công nhân viên thấy rõ quyền lợi của mình gắn liền với trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, nghiêm chỉnh thực hiên nội quy của công ty cũng như pháp luật để nâng cao ý thức của công nhân. Một daonh nghiệp có đội ngũ công nhân chỉnh tề, nghiêm túc khi làm việc cũng như lúc tiếp xúc với khách hàng sẽ gây ấn tượng rất tốt và là lợi thế cạnh tranh lớn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ty cũng nên xây dựng một hệ thống trả lương phù hợp, vừa thực hiện đúng các quy định của nhà nước, vừa đảm bảo lợi nhuận của công ty đồng thời khuyến khích sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Để đáp ứng những yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như trên công ty cần đầu tư một lượng vốn hàng năm như sau: Bảng 2.1: Nhu cầu về vốn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đơn vị: VNĐ STT NỘI DUNG SỐ TIỀN 1 GỬI ĐÀO TẠO 10.000.000 2 THUÊ CHUYÊN GIA 8.000.000 3 THIẾT BỊ BỔ TRỢ 5.000.000 4 TỔNG 23.000.000 2.2.3. Giải pháp đầu tư cho Marketing Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời đại của thông tin hiện nay, mọi người luôn bị tác động của rất nhiều luồng thông tin khác nhau, việc lựa chon sản phẩm hay dịch vụ cũng phụ thuộc vào những thông tin tiếp nhận được từ bên ngoài. Vì vậy để khách hàng đến với mình không còn cách nào khác là mình tự đến với họ thông qua những kênh thông tin để quảng bá giới thiệu. Thực tế công tác hoạt động marketing ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn chưa thực sự đủ mạnh và còn một số bất cập như: hình thức sử dụng còn chưa đa dạng, vốn dành cho marketig con khá nhỏ bé. Có thể nêu ra một số giải pháp như sau: F Thúc đẩy hoạt động quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần tăng cường sự nổi tiếng của thương hiệu Tân Trường Sơn với “TTS” màu vàng trên nền đỏ, công ty cần đăng quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành nội thất và xây dựng, nơi nhiều người muốn thiết kế một ngôi nhà đẹp hoàn chỉnh cùng hệ thống cửa sang trọng và tiện dụng. Trong những năm tới khi sản xuất ở nhà máy phát triển, công ty không những chỉ kinh doanh các loại cửa mà còn những sản phẩm mới khác, do đó cần có kế hoạch mang sản phẩm lên truyền hình để tăng sự hiểu biết rộng rãi đối với thương hiệu. Trong những năm tới công ty cần phân bổ chi phí cho quảng cáo hợp lý và đa dạng hơn .Có thể theo những tỉ lệ dưới đây. Bảng 2.2 : Phân bổ chi phí quảng cáo Đơn vị: % Hình thức áp dụng tỉ lệ Tham gia hội chợ triển lãm 40% Qua phát thanh truyền hình 25% Mạng INTERNET 25% Báo, tạp chí 10% F Tuy đã có trang Web riêng nhưng với khả năng phát triển hiện nay thì nội dung của website này còn khá đơn điệu, công ty cần lập ra ban quản lý nhỏ chuyên về cập nhật và quản lý thông tin trên mạng. Với tốc độ phát triển chóng mặt và những ưu việt của Internet thì ngày càng nhiều người tìm kiếm thông tin trên mạng thay vì đọc báo, công ty cần sớm nắm bắt và đầu tư nhiều vào khía cạnh này. F Một cách thực hiện marketing mà hiện nay đã có một số doanh nghiệp áp dụng đó là marketing trực tiếp, hình thức đã khá phổ biến ở các nước phát triển. Tức là đến với khách hàng và giữ chân họ bằng cách tiếp xúc trực tiếp với họ. Để thực hiện tốt công ty cần lập ra chiến lược cụ thể, đào tạo đội ngũ nhân viên làm marketing có năng lực, nhiệt tình và có khả năng trong tạo lập và giữ mối quan hệ, đối với đội ngũ này cần được trang bị những thiết bị gây ấn tượng về sự sang trọng và chỉnh tề như phương tiện đi lại, liên lạc, catalog đẹp, rõ ràng, logo ấn tượng. Cần xây dựng một danh mục các khách hàng tiềm năng thông qua các thông tin về thị trường, quy hoạch, các báo cáo tiêu dùng… F Trong tương lai công ty cần tuyển chọn nhân lưc và đầu tư cơ sở vật chất lập phòng marketing, tách riêng các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo để phòng này qhịu trách nhiệm quản lý. Như vậy các hoạt động quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của công ty được chuyên môn hoá, nhất định sẽ thu được nhiều thành công và hiệu quả hơn nhiều. Phòng này sẽ bao gồm các nhiệm vụ như: § Nghiên cứu thị trường bao gồm xác định thị trường hiện tại và tiềm năng của công ty trong đó xác định quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường. Dự báo nhu cầu về các sản phẩm cửa, cổng, sơn tĩnh điện… để công ty có những chiến lược trong sản xuất và tiếp cận khách hàng. § Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Đây là công tác rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động marketing.Trong công tác này, Công ty cần chú ý đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, những chính sách mà các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng cũng như tiềm năng phát triển của họ. Từ đó, Công ty sẽ đề ra các biện pháp để ứng phó. Nếu Công ty không chú ý đến công tác này thì rất có thể thị phần của Công ty sẽ dần dần rơi vào tay họ. § Nghiên cứu chu kỳ sản phẩm và xúc tiến việc chế tạo sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm gần bước vào thời kỳ suy thoái để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm trên thị trường. 2.2.4. Các giải pháp về giá để nâng cao năng lực cạnh tranh Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay thì giá cả vẫn là công cụ cạnh tranh quan trọng và không thể thiếu trong kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, với bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy những giải pháp trên cần có những bổ trợ về giá thông qua chính sách phân biệt giá. Công ty nên áp dụng chính sách phân biệt giá , đây là chính sách khá linh hoạt nhằm khuyến khích khách hàng đến vơi công ty nhiều hơn và đánh bại các đối thủ khác.Công ty nên áp dụng theo những điểm sau: F Phân biệt giá theo khối lượng mua: Nên áp dụng chiết khấu theo một tỷ lệ phần trăm nào đấy theo khối lượng mà khách hàng sẽ mua. Người mua nhiều sẽ được chiết khấu nhiều hơn từ đó khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn. F Phân biệt giá theo đối tượng khách hàng: Với khách hàng quen hoặc mua với khối lượng lớn nên được đáp ứng nhanh và nhiều dịch vụ hơn, được giảm giá tuỳ theo mức độ lâu năm và số lượng mua. F Phân biệt giá theo điều kiện và phương thức thanh toán: Việc thu hồi nợ luôn là công việc tốn kén thời gian và nhân lực cung như hao tổn nhiều giá trị khác, đôi khi nó dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của công ty ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh. Do đó để hạn chế tình trạng này công ty cần áp dụng phương thức giảm giá cho những khách hàng đại lý trả tiền sớm, đúng hạn. Giải pháp này khuyến khích khách hàng và các đại lý bán sản phẩm của công ty thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, ngăn chặn thất thoát vốn cho công ty. F Chính sách giá của một số sản phẩm không được quy định một cách cứng nhắc khi tung sản phẩm ra thị trường mà nó được xem xét lại một cách định kỳ trong suốt "vòng đời sản phẩm" tùy theo những thay đổi về mục tiêu của Công ty, sự vận động của thị trường và chi phí của Công ty, tùy theo chính sách của các đối thủ cạnh tranh, của thị trường và của chính bản thân công ty. Trên đây là một số giải pháp cơ bản mà tác giả đưa ra hi vọng đóng góp vào quá trình cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn thông qua các hoạt động đầu tư. KẾT LUẬN Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi doanh nghiệp và rộng hơn là mỗi quốc gia phải xác định việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình có ý nghĩa sống còn. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn là doanh nghiệp trẻ nhưng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Tuy nhiên, bước vào những năm tới khi mà có những sự thay đổi khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực, sự cạnh tranh có nhiều phần gay gắt hơn, cả từ những doanh nghiêp trong nước và công ty quốc tế. Do vậy cần có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty nhằm giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao uy tín cũng như sự phát triển của công ty trong giai đoạn mới. Quá trình thực tập tại công ty Tân Trường Sơn giúp em có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt được nhiều thông tin liên quan tới thị trường các sản phẩm cửa, cổng nói riêng và các sản phẩm trong ngành xây dựng và nội thất nói chung đồng thời thấy sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành. Do vậy em thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn” với mục đích nghiên cứu một cách thấu đáo về thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty và đưa ra một số giải pháp vừa có tính cấp bách vừa mang tính lâu dài đối với hoạt động của công ty. Hi vọng trong tương lai công ty sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả và thu được nhiều thành công hơn nữa trên thị trường. Một lần nữa tác giả xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong công ty Tân Trường Sơn cùng sự chỉ bảo tận tình của Thầy Vũ Kim Toản đã giúp em hoàn thành đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế đầu tư - Bộ môn kinh tế đầu tư / NXB Thống Kê - 2004. Giáo trình Lập dự án đầu tư - Bộ môn kinh tế đầu tư / NXB Thống Kê- 2005. Giáo trình Marketing – Khoa Marketing / NXB Thống Kê – 2004. Giáo trình Khoa học quản lý – Khoa Khoa học quản lý / NXB Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá - Trần Sửu / NXB Lao Động – 2006. Sản xuất và cạnh tranh - Phạm Côn Sơn / NXB Phương Đông / 2005. Luật doanh nghiệp và các văn bản thi hành. Dự án xây dựng nhà máy ở Thường Tín – Hà Tây của công ty Tân Trường Sơn. Báo cáo tài chính công ty Tân Trường Sơn năm 2004, 2005, 2006. Website www.tantruongson.com Website www.germandoor.vn Các bảng số liệu do công ty cung cấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn.docx
Luận văn liên quan