Trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam đang gấp rút hoàn tất việc đàm phán để có thể gia nhập tổ chức th¬ơng mại thế giới WTO. Cũng nh¬ư các đơn vị kinh doanh khác chi nhánh sẽ đ¬ược h¬ưởng những lợi thế từ việc này mang lại. Chi nhánh sẽ tiếp cận được với thị tr¬ường của các thành viên của tổ chức th¬ương mại lớn nhất thế giới này với 196 n¬ớc thành viên trong đó có những thị tr¬ường khổng lồ như¬: Hoa Kì, EU, Trung Quốc, Nhật Bản Và chi nhánh sẽ đ¬ược hư¬ởng các quy chế ¬ưu đãi về nhiều lĩnh vực nh¬ư: thuế, các hàng rào về hải quan, phi thuế Điều này sẽ giúp chi nhánh tiếp cận dễ hơn các thị tr¬ường mục tiêu và có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên cũng sẽ có những khó khăn từ việc môi trư¬ờng cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn khi n¬ước ta mở rộng cửa cho các doanh nghiệp n¬ước ngoài vào kinh doanh. Và sẽ không loại trừ khả năng sẽ có những công ty của n¬ước ngoài hoặc liên doanh sẽ vào hoạt động trong lĩnh vực mà hiện nay chi nhánh đang hoạt động.
Để duy trì được thị trường truyền thống như Malayssia,Anh thì chi nhánh phải phải tập trung thực hiện tốt tất cả các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng và đặc biệt chú trọng hai vấn đề đó là chất lượng hàng hoá và thời gian giao hàng.Nếu đảm bảo được các yếu tố quan trọng này thì chi nhánh sẽ tạo lập được uy tín với các nhà nhập khẩu.Và nếu nguồn hàng trong nước cho phép thì chi nhánh hoàn toàn có thể mở rộng kinh doanh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng này.
100 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi nhánh thường xuyên ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các điều kiện cơ sở giao hàng là CFR và một số hợp đồng là điều kiện CIF.Điều này tạo diều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc chủ động thuê tầu và lên lịch giao hàng ngoài ra nó còn gián tiếp thúc đẩy ngành vận tải biển ở Việt Nam phát triển nhanh hơn và chất lượng hơn.Trong khi nhiều công ty trong nước hiện nay luôn ký hợp đồng với điều kiện FOB điều này chứng tỏ sự vững vàng và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của chi nhánh.
Trong việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu chi nhánh luôn theo sát các diễn biến về giá thiếc trên thị trường thế giới,nên trong các bản chào mua chi nhánh luôn đưa ra mức giá hợp lý nhất và luôn thuyết phục được các nhà cung cấp trong nước.Việc chào mua với giá sát với diễn biến giá trên thị trường thế giới đã giúp cho chi nhánh chiếm được lòng tin của các nhà cung cấp.Do vậy hiện nay việc thu mua thiếc phục vụ xuất khẩu của chi nhánh gặp khá nhiều thuận lợi hơn các công ty khác và bằng chứng rõ ràng nhất cho ưu thế này là trong năm 2005 cả nước ta xuất khẩu khoảng 2000 tấn thiếc thỏi thì chi nhánh chiếm gần 50% tổng kim ngạch với gần 950 tấn.
Tuy các địa điểm thu mua xa Hà Nội nhưng trên các tuyến đường luôn có rất nhiều các công ty vận tải chuyên chở nên việc thuê phương tiện vận tải của chi nhánh là rất thuận lợi vì hàng tuần họ vẫn gửi các bản chào tới cho chi nhánh và chi nhánh luôn có nhiều sự lựa chọn.
Việc thuê kho để chưa hàng và bảo quản hàng hoá của chi nhánh cũng khá thuận lợi vì kho Khi vực 1 Đức Giang là kho thuộc Tổng công ty xăng dầu,tức là đều là các đơn vị kinh doanh cùng ngành nên có nhiều thuận lợi trong việc liên hệ thuê kho.Ngoài ra Tổng kho khu vực 1 Đức Giang được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho việc bảo quản hàng hoá và có các xe nâng chuyên dụng trong việc xếp dỡ hàng hoá rất thuận lợi cho đặc thù hàng hoá của chi nhánh.
Trong nghiệp vụ thuê tàu, do có đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm đã giúp cho chi nhánh ký được các hợp đồng với cước phí rẻ và đạt được kết quả cao.Cũng do nhân tố khách quan là hiện nay tại Việt Nam có nhiều hãng vận tải đến tìm kiêm cơ hội kinh doanh và tất yếu dẫn tới cạnh tranh.Trong môi trường như vậy những người thuê tầu luôn được hưởng lợi.
Việc thanh toán của chi nhánh luôn diễn ra an toàn vì chi nhánh luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ , luôn nhanh chóng và chính xác trong việc lập bộ chứng từ thanh toán.
2.5.2.Những tồn tại
Do giá cả của mặt hàng thiếc trên thế giới biến động liên tục và có những thời điểm biến động với biên độ rất rrộng diều này làm cho trong một số trường hợp giá biến động bất lợi cho nhà cung cấp họ sẽ tìm cách trì hoãn không giao hàng hoặc muốn thương lượng lại giá cả của hàng hoá.Điều này ít nhiều cũng gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thu mua hàng hoá phục vụ xuất khẩu.
Trong xu thế hiện nay khi giá các nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng cao,trong đó có mặt hàng xăng dầu.Đã dẫn đến việc giá cước vận tải nội địa và quốc tế có xu hướng tăng cao và không có dấu hiệu giảm.Điều này làm cho chi phí trong quá trình kinh doanh và thực hiện hợp đồng của chi nahnhs tăng cao là giảm bớt lợi nhuận.
Do chất lượng thiếc của Việt Nam chưa cao ,hàm lượng tạp chất khó kiểm soát được nên giá thiếc của Việt Nam bán ra thị treờng thế giới nói chung và thị trường Malaysia nói riêng là thấp.
Việc kiểm tra chất lượng của hàng hoá hiện tại chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty kiểm định được thuê.Chi nhánh không có bất cứ một cơ chế nào hay công cụ nào có thể kiểm tra được chất lượng của hàng hoá từ nhà cung cấp.
Việc giao hàng tại cảng hiện nay đôi khi hãng tầu hay cơ quan điều độ cảng thay đổi lịch bốc hàng hay có thể do chậm trễ từ một bên khác làm cho chi nhánh bị động trong việc giao hàng lên tầu.
2.5.3.Nguyên nhân
Như đã phân tích ở trên việc giá cả của thiếc trên thế giới luôn biến động từng phút làm cho chi nhánh gặp nhiều khó khăn nếu trong trường hợp giá biến động bất lợi cho nhà cung cấp.Giá cả trên thị trường thế giới là một nguyên nhân khách quan mà chi nhánh không thể tác động làm cho nhà cung cấp có những phản ứng bất lợi cho chi nhánh.
Việc giá cước của vận tải nội và vận tải quốc tế tăng là do giá của các nhân tố đầu vào của ngành vận tải chủ yếu là xăng dầu tăng giá mạnh trong thời gian qua.Nguyên nhân tăng giá xăng dầu là do các nguyên nhân khách quan phức tạp do toan tính của các nước lớn và các mưa đồ chính trị cộng thêm các chính sách năng lượng của Mĩ và tình hình căng thẳng tại các quốc gia cung cấp dầu lớn là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến giá xăng dầu tăng cao,kéo theo sự tăng lên của giá cước vận tỉa.
Chất lượng thiếc chưa cao là do các nhà sản xuất trong nước chưa có tiềm lực lớn để có thể đầu công nghệ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc luyện thiếc từ quặng và các công nghệ hện nay khó có thể kiểm soát tỷ lệ lượng tạp chất có trong thành phẩm thiếc.
Quy mô của chi nhánh hiện nay còn nhỏ bé ,chưa đủ nguồn lực để có thể đầu tư nguồn nhân lực và trang thiết bị để có thể chủ động trong việc kiểm tra chất lượng hàng hoá.Để tránh bị động về chất lượng hàng hoá do tin tưởng vào nhà cung cấp,trong khi chất lượng thiếc lại không đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu.
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI
3.1.NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI MHÁNH
3.1.1.Một số phân tích về thị trường thiếc trên thế giới
Thiếc là một loại hàng hoá quan trọng trong thương mại quốc tế.Khối lượng thiếc giao dịch trên toàn thế giới hàng năm lên tới hàng trăm ngàn tấn.Thiếc là một kim loại được sử dụng phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong lĩnh vực công nghiệp và nghiên cức khoa học khác.Với rất nhiều ứng dụng trong cuốc sống nhiều quốc gia đã hợp tác và xây dựng viện công nghệ thiếc-TT (Tin technology).Trụ sở của viện này được đặt tại London Anh quốc.Tại đây có nhiều bộ phận nghiên cứu khác nhau và được chia thành các bộ phận nhgiên cứu chuyên biệt về ứng dụng của thiếc trong:công nghiệp thực phẩm,điện tử ,hoá học,y tế
Không phải ngẫu nhiên mà Tin technology đựơc đặt tại London,bởi vì ở đây có sàn giao dịch kim loại mầu lớn nhất thế giới LME-London Metal Exchange –trong đó có sản phẩm thiếc.Tiền thân của LME có thể được coi là hội giao dịch Hoàng gia (Royal Exchange ) được thành lập năm 1571.Đây là nơi mà những người buôn bán kim loại đầu tiên gặp nhau và bắt đầu đưa ra các quy tắc cho việc giao dịch sản phẩm này.Cho tới năm 1877 LME chính thức được thánh lập là kết quả từ cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh vào thế kỉ thứ 19. Cho tới nay sàn giao dịch kim loại mầu này tại London là sàn giao dịch đầu tiên và lớn nhất về kim loại mầu trên thế giới.
Trong những năm qua giá trên thị trường LME luôn biến động từng phút trên sàn giao dịch và rất bất thường qua các năm.Chúng ta có thể nhận rõ hơn điều nay trong biểu 3.1
Biểu 3.1.Giá thiếc trên LME giai đoạn 2000-2005
ĐVT:USD/Tấn
(Nguồn:LME- London Metal Exchange)
Theo biểu đồ trên ta có thể dễ dàng đưa ra một nhận xét là trong 6 năm từ 2000 đến 2005 thị trường thiếc trên thế giới đã chứng kiến sự tăng giảm với biên độ rất rộng của giá thiếc.Tại thời điểm đầu tiên ngày 03/03/2000 giá thiếc vào khoảng 6000 USD/Tấn thì kết thúc vào ngày 31/12/2005 giá thiếc là khoảng 6600 USD/Tấn.Điều đáng nói không phải là ở điểm đầu hay điểm cuối của giai đoạn 2000-2005 mà điểm cần chú ý là trong giai đoạn này giá thiếc trên thế giới đã có lúc chạm “sàn” chỉ có 3590 USD/Tấn ngày 20/09/2001 nhưng có thời điểm nó đã leo lên tới “đỉnh” và cao nhất trong lịch sử của LME là 10700 USD /Tấn ngày 25/05/2003.Tức là sau gần hai năm giá thiếc đã giảm từ 6000 USD /Tấn xuống còn 3950 USD/Tấn (giảm khoảng 34,2 % ) và cũng khoảng 2 năm sau khi giá chạm “sàn” giá đã tăng lên mức lịch sử 10700 USD/Tấn (tăng tới 271 % so với giá thấp nhất).Trong khoản thời gian từ năm 2000 đến năm 2003 giá rthiếc trên LME và nói chung là trên Thế giới là khá thấp-giá trung bình không lớn hơn 4500 USD/Tấn.Nhưng trong 2 năm sau đó giá thiếc đã có sự tăng trưởng ngoạn mục đạt mức trung bình khoảng 7500 USD/Tấn.Theo biểu này chúng ta có thể nhận thấy sự thất thường của giá thiếc.Và chúng ta hiểu vì sao các giao dịch chủ yếu trên LME đều là các giao dịch kỳ hạn.
Theo số liệu của LME giá thiếc 4 tháng đầu năm nay cũng có nhiều biến động tuy nhiên theo chiều hướng tăng lên.
Biểu 3.2.Giá thiếc trên LME 4 tháng đầu năm 2006
ĐVT:USD/Tấn
(Nguồn:LME-London Metal Exchange)
Theo biểu 3.2 chúng ta thấy rằng từ đầu năm đến nay giá thiếc tăng theo mức khá ổn định.Giá thấp nhất tại thời điểm ngày 03/01/2006 là 6590 USD/Tấn.Nhưng sau gần 4 tháng giá đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng đầu năm là 9500 USD/Tấn vào ngày 26/04/2006.Sau đó có dấu hieuụ giảm nhẹ,nhưng lại tăng lại vảo những ngày đầu của tháng 5.Mức giá trung bình trong 4 tháng đầu năm 2006 là 7904,125USD/Tấn.Trong lịch sử của LME thì đây là mức giá trung bình khá cao.
Biểu 3.3.Giá trung bình và khối lượng giao dịch tại LME 4 tháng đầu năm 2006
Năm 2006
Giá trung bình
( USD/Tấn )
Khối lượng giao dịch
( Tấn )
Tháng 1
7040,95
75340
Tháng 2
7812,00
61928
Tháng 3
7925,22
68672
Tháng 4
8838,33
60370
( Nguồn:LME-London Metal Exchange)
Theo biểu 3.3 ta có thể thấy giá thiếc trung bình trong những tháng đầu năm 2006 là khá cao nếu nhìn trong lịch sử của LME.Ta cũng có thể thấy mức giá tăng theo từng tháng và đạt mức trung bình 8838,33 USD/Tấn trong tháng 4.Khối lượng giao dịch trong 4 tháng đầu năm nay được coi là cao nhất trong những năm qua với mức tăng rất cao.Chỉ trong 4 tháng khối lượng giao dịch đã đạt hơn 266 ngàn tấn.Tháng 1 đạt khớ lượng giao dịch kỉ lục với hơn 75 ngàn tấn.
Sàn giao dịch kim loại mầu London-LME luôn được biết đến là sàn giao dịch có uy tín và có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thế giới.Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển nó luôn là trung tâm giao dịch kim loại mầu trên thế giới không một sàn giao dịch nào có thể vượt qua.Vơi hàng trăm công ty có mặt trên sàn giao dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới đã nói lên mức độ đa dạng và tiêu biểu cho LME.Giá tại sàn giao dịch này thay đổi liên tục trong những lần khớp lệnh (5 phút LME sẽ tiến hành khớp lệnh một lần) .Hỗu hết các công ty và tổ chức kinh doanh mặt hàng thiếc nói riêng hay kim loại mầu nói chung đều dùng giá ở LME làm thước đo chuẩn cho mọi giao dịch mua bán của mình.Nói một cách khác LME đóng một vai trò hết sức quan trọng không chỉ với vai trò là một sàn giao dịch hàng hoá thông thường mà những thông tin trên LME đã trở thành một chuẩn được tham khảo và sử dụng rộng rãi với độ tin cậy cao hơn bất cứ thị trường nào khác trên Thế giới.
Thiếc là một trong những kim loại quan trọng trong thương mại quốc tế.Kim loại này có ở tất cả các châu lục trên thế giới nhưng chỉ tập cung chủ yếu ở hai châu lục là châu á và Mĩ Latinh.Hai châu lục này chiếm phần lớn trữ lượng thiếc trên toàn thế giới.Và tập chung tại một số quốc gia như Trung Quốc,Inđônêxia,Malaysia,Bôlivia,Brazil,Pêru.
Biểu 3.4.Sản lượng khai thác thiếc Thế giới gian đoạn 2000-2004
ĐVT: Tấn
Nước
2000
2001
2002
2003
2004
Châu Âu
Bồ Đào Nha
1246
1201
345
203
200
Nga
6600
5500
5200
5400
5300
Châu Phi
Cônggô
1750
1650
1450
2600
6800
Nigiê
3100
Nigiêria
2752
2890
789
891
1374
Ruanda
400
169
197
300
547
Nam Mĩ
Bôlivia
12503
12039
13210
16386
17609
Brazil
14200
13016
12023
12217
12468
Pêru
31410
38182
38815
40202
41613
Châu á
Trung Quốc
99400
93000
81000
101800
117247
Inđônêxia
51629
56286
67455
66284
60697
Kazakhstan
500
23
24
13
14
Lào
560
570
430
420
400
Mlaysia
6307
4972
4215
3358
2745
Myanma
500
500
300
400
300
Thái Lan
2363
2383
1384
980
694
Việt Nam
1800
1700
1700
2100
3500
Châu Đại Dương
Auxtrâylia
9106
9983
7078
3819
800
Thế giới
249000
244000
236000
257000
275000
(Nguồn World Mineral Production 2000-04 của British Geological Survey)
Nhìn vào biểu 3.4 ta có thể thấy châu á và Mĩ Latinh chiếm tới khoảng 90 % sản lượng thiếc khai thác được trên thế giới.Trong đó Trung Quốc dẫn đầu về sản lượng khai thác vơi sản lượng tương ứng qua từng năm là: 99400 tấn năm 2000 (chiếm 40% sản lượng thế giới); 93000 tấn năm 2001 ( chiếm 38 % sản lượng thế giới); 81000 tấn năm 2002 ( chiếm 34,5 % sản lượng thế giới); 101800 tấn năm 2003 (chiếm 40% sản lượng thế giới); 117247 tấn năm 2004 (chiếm 42,5% sản lượng thế giới).Danh sách các quốc gia sản xuất nhiều thiếc phải kể tới là Pêru,Brazil,Bôlivia,Auxtrâylia,Malaysia,NgaĐây đều là các quốc gia có nguồn tài ngưyên phong phú.Để khai thác thiếc người ta phải khai thác quặng thiếc sau đó nấu chẩy và qua quy trình luyện thiếc để dược thiếc thành phẩm.
Việt Nam có trữ lượng thiếc đã qua thăm dò khoảng 200 nhàn tấn,chủ yếu tập trung ở khu vực Quỳ Hợp của Nghệ An,Cao Bằng ,Lâm Đồng.Như vậy ta có thể nói nước ta không phải là quốc gia dồi dào tài nguyên quặng thiếc.Do vậy sản lượng thiếc khai thác và chế biến của nướn ta không nhiều,chỉ chiếm trên dưới 1 % so với sản lượng chung của toàn thế giới.
Nhìn chung thị trường thiếc thế giới vẫn sẽ luôn sôi động khi thiếc vẫn còn giữ được vai trò là một kim loại quan trọng trong cuộc sống của con người.Và càng ngày thiếc càng được sử dụng nhiều vào các ứng dụng trong những ngành công nghiệp và kĩ thật hiện đại.Do vậy việc kinh doanh mặt hàng này sẽ còn sôi động và còn nhiều cơ hội trong tương lai.Nhưng vẫn không tránh khỏi những biến động thất thường vốn có của thị trường này.
3.1.2.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của chi nhánh
Thực hiện Quyết định của Bộ Thương mại ,sự chỉ đạo của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam,Công ty XNK tổng hợp Petrolimex tiến hành thực hiện việc cổ phần hoá nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh,phát triển sản phẩm mới mang thương hiệu Petrolimex trên cơ sở công nghệ hiện đại và kĩ thuật tiên tiến,góp phần xây dựng Petrolimex trở thành tập đoàn kinh tế mạnh và năng động,mang lại lợi nhuận tối đa cho các cổ đông,tạo việc làm ổn định cho người lao động từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của thị trường.Kể từ ngày 01/10/2004 Công ty cổ phần XNK Petrolimex chính thức được thành lập theo đó là sự sắp xếp lại các đơn vị trong công ty.Ngày 01/11/2004 chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội chính thức thành lập.Trong công ty cổ phần,Nhà Nước mà đại diện là tổng công ty xăng dầu Việt Nam nắm giữ 51 % cổ phiếu và là cổ đông chi phối.Còn nguồn vốn của chi nhánh tại Hà Nội do công ty cổ phần cấp 100% theo điều lệ.Công ty cổ phần vẫn là một thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
Là chi nhánh của Công ty PITCO tại Hà Nội mục tiêu của chi nhánh cũng phải đáp ứng với mục tiêu chung của cả công ty ,tuy nhiên trong hoạt động kinh daonh chi nhánh luôn có sự chủ động cần thiết .Do vậy chi nhánh cũng tự đặt ra cho mình mục tiêu cụ thể cho từng năm.Cùng với các thành viên khác của Công ty chi nhánh đã thống nhất đặt mục tiêu trong thời gian tới là phấn đấu xây dựng và phát triển PITCO thành một Công ty thương mại Quốc tế hàng đầu Việt Nam,có khả năng cạnh tranh cao trên thương trường quốc tế.Căn cứ vào thực trạng của công ty và những điều kiện khách quan tác động ,mục tiêu chiến lược của PITCO trong thời gian tới là:
Gia tăng sự ổn định trong kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững.
Gia tăng hiệu quả sử dụng vốn nhằm tích luỹ và tạo khả năng huy động vốn cho mục tiêu phát triển.
Đảm bảo lợi ích cao nhất cho các cổ đông.
Tận dụng tối đa các ưu đãi và cơ hội tốt để phát triển kinh doanh theo hướng phù hợp nhằm từng bước chuyển đổi và phát triển doanh nghiệp.
Xây dụng và phát triển nguồn nhân lực ,hoàn thiện bộ máy tổ chức để có đủ năng lực cạnh tanh với các công ty thương mại trong và ngoài nước.
Đảm bảo mục tiêu kinh tế,chính trị ,các mục tiêu phát triển của ngành mà Tổng công ty xăng dầu Việt Nam giao cho với tư cách là cổ đông chi phối.
Căn cứ vào mục tiêu chung của toàn công ty và các yếu tố chủ quan,khách quan trong hoạt động kinh doanh chi nhánh của PITCO tại Hà Nội đặt mục tiêu phát triển kinh doanh của mình trong tổng thể chung các mục tiêu mà công ty đã đề ra.Tuy nhiên do đặc điểm của thị trường và mặt hàng kinh doanh cụ thể hơn nên hàng năm chi nhánh tự xây dựng cho mình một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết cho từng ngành hàng và từng thị trường.Đây có thể là coi là mục tiêu phấn đấu trong từng năm hoạt động của chi nhánh.Mục tiêu này đáp ứng được mục tiêu chung mà PITCO đề ra nhưng cũng đáp ứng đặc thù kinh doanh của chi nhánh với từng mặt hàng và thị trường cụ thể.
Trong mục tiêu năm 2006 chi nhánh đặt ra mục tiêu giữ vững ổn định và tốc độ tăng trưởng kinh doanh của năm 2005.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa,đóng góp vào thành tích kinh doanh chung của Công ty cổ phần nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất cho các cổ đông.Bảo vệ và nâng cao thu nhập cho người lao động.Trong mục tiêu hoat động kinh doanh năm 2006 chi nhánh đặt ra mục tiêu chung cho mình là đạt mức tăng trưởng doanh thu từ 8-10% so với năm 2005.Trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu vẫn là chủ đạo từ 82-85% tổng donh thu(Tỷ trọng năm 2005 là 86,5 %).Còn lại là doanh thu từ nhập khẩu và cung cấp dịch vụ trong nước(xuất khẩu và nhập khẩu uỷ thác).Với mục tiêu này chi nhánh tuy vẫn giữ xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính nhưng đã có những bước đi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hơn nữa trong những năm tới.Đặc biệt là với các mặt hàng như hạt nhựa và sản phẩm từ nhựa là những sản phẩm mà trong thời gian tới nhu cầu trong nước vẫn rất lớn mà sản xuất trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu này.
Biểu 3.5.Mục tiêu kế hoạch xuất khẩu của chi nhánh năm 2006
Thị trường
Thiếc thỏi (Tấn)
Tỷ trọng
( % )
Antimony (Tấn)
Tỷ trọng
( % )
Ấn §é
_
_
20
5,9
NhËt B¶n
_
_
40
11,8
Malaysia
505
47,4
200
58,8
Hà Lan
90
8,5
30
8,8
Singapore
50
4,7
_
_
Thổ Nhĩ Kì
150
14
_
_
Anh
270
25,4
50
14,72
Tổng
1065
100
340
100
(Nguồn:Kế hoạch kinh daonh 2006 của chi nhánh PITCO tại Hà Nội)
Thông qua biểu 3.6 ta vẫn nhận thấy rằng mặt hàng thiếc thỏi luôn là mặt hàng chủ lực của chi nhánh.Và 2 thị trường chính vẫn là Malaysia và Anh (chiếm tới 73 % kim ngạch xuất khẩu dự kiến trong năm của chi nhánh).Tuy nhiên mức độ tăng trưởng của thị trường Anh cao hơn mức độ tăng trưởng của thị trường Malaysia điều này là phù hợp với định hướng kinh doanh của công ty cổ phần XNK Petrolimex và chi nhánh.Vì mục tiêu chi nhánh sẽ tham gia dần vào các nghiệp vụ giao dịch tương lai và kỳ hạn thông qua các sàn giao dịch quốc tế.Đây là một định hướng lớn và theo kịp sự phát triển chung của môi trường thương mại hiện đại,cũng là một biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho chi nhánh.Tuy nhiên thị trường này còn rất mới đối với không chỉ chi nhánh mà còn với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.Do vậy rất cần sự hướng dẫn và hỗ trợ từ các đơn vị và tổ chức trong và ngoài nước có kinh nghiệm,đặc biệt là về việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ nhu cầu khi tham gia thị trường mới mẻ này.
Trong những năm tới thị trường Malaysia vẫn luôn là thị trường số một của chi nhánh về hoạt động kinh doanh xuất khẩu cả hai mặt hàng chủ lực là thiếc thỏi và Antimony.Trong mục tiêu năm 2006 thi trường Malaysia vẫn chiếm tỷ trọng 47,4 % của mặt hàng thiếc với 505 tấn và 200 tấn mặt hàng Antimony chiếm tỷ trọng 58,8 % tổng kim ngạch.
3.1.3.Những cơ hội và thách thức
3.1.3.1.Cơ hội
Các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước:Trong thời gian tới các chính sách của Nhà nước đặc biệt chú ý tới việc khuyến khích xuất khẩu.Lộ trình hội nhập đặc biệt là hội nhập vào thị trường thương mại toàn cầu được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt NamViệt Nam đã ký các hiệp định thương mại song phương và đa phương quan trọng đồng thời là thành viên chính thức của nhiều tổ chức tham gia nhiều các hiệp định đa phương về thuế quan và thương mại.Và việc gia nhập tôe chức thương mại thế giới WTO đối vơi Việt Nam trong năm nay có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc hội nhập,Chính phủ sẽ có các hình thức hỗ trợ thích hợp và chi nhánh cũng sẽ được hưởng lới từ các chính sách này.
Thị trường nhiều tiềm năng:Hiện tại các thị trưòng mà chi nhánh đang có mối quan hệ kinh daonh đều được đánh giá là các thị trường tiềm năng.Các thị trường này đều có nhu cầu lớn về các sản phẩm mà chi nhánh đang kinh doanh như thiếc thỏi và Antimony.Thêm vào đó quan hệ giữa Việt Nam và các thị trường của chi nhánh là rất tốt và không ngừng được cải thiển đã gián tiếp tạo cho chi nhánh có một môi trường kinh doanh ít biến động và hạn chế các rủi ro quốc gia trong kinh doanh quốc tế.Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành vioên chính thức của WTO cũng như các doanh nghiệp khác chi nhánh sẽ có những cơ hội rất lớn để tiếp cận và hợp tác với nhiều đối tác thuộc các thị trường lớn và cũng được đối xử bình đẳng như các công ty thuộc các quốc gia là thành viên củat WTO-điều mà chi nhánh không có được khi Việt Nam chưa là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.
Tối ưu hoá bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh:Sau khi cổ phần hoá công ty cổ phần XNK Petrolimex có cơ hội sắp xếp lại bộ máy sản xuất kinh doanh trong đó có văn phòng đại diện tại Hà Nội.Và nâng cấp lên thành chi nhánh của Công ty tại Hà Nội.Là một công ty cổ phần do vây PITCO có thể chủ động hơn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất,sử dụng công cụ cổ phần để giữ chất xám và lao động lành nghề.Nên chi nhánh cũng có được những lợi thế này.
Được hưởng các ưu đãi về thuế sau khi cổ phần hoá:Cũng như công ty chi nhánh được miễm thếu thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.Nếu PITCO tham gia niêm yết thì sẽ được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm tiếp theo nữa.
Khả năng huy động vốn đầu tư nhờ PITCO là công ty cổ phần:Là chi nhánh 100% vốn của công ty nên công ty dễ huy động vốn cũng có nghĩa là chi nhánh sẽ có nhiều cơ hội được bổ xung vốn trong kinh doanh.
3.1.3.2.Thách thức
Rủi ro trong thị trường khoáng sản Quốc tế:Thị trường khoáng sản quốc tế rất biến động, đặc biệt về giá.
Các rào cản thương mại:Khi Việt Nam chưa gia nhập WTO sẽ có những hàng rào được dựng lên và các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có chi nhánh phải chịu sự đối xử bất binh đẳng.Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có những hàng rào tinh vi hơn được thiết lập.
Chính sách pháp luật:Hệ thống pháp luật và chính sách thuế của Việt Nam chưa ổn định.
Áp lực cạnh tranh:Với các chính sách khuyến khích và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế của Chính Phủ,ngày càng nhiều những doanh nghiệp tư nhân ra đời hoạt động trong lĩnh vực mà chi nhánh đang kinh doanh làm cho tính cạnh tranh tăng cao.Không chỉ có các doanh nghiệp tư nhân mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không loại trừ khả năng sẽ đầu tư vào các lĩnh vực này khi Việt Nam phải mở cửa nền kinh tế.
3.2.MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI
3.2.1.Giải pháp về tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Tổ chức thực hiện hợp đồng là việc đưa các điều khoản của hợp đồng trở thành hiện thực thông qua các nghiệp vụ nối tiếp nhau,cũng là để thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi về kinh tế và pháp lý của các bên tham gia ký kết hợp đồng.Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội hiện tại còn một số các khó khăn mang tính khách quan và chủ quan cản trở việc thực hiện hợp đồng một cách suôn sẻ bình thường.Các nguyên nhân trên chủ yếu là các nguyên nhân do môi trường khách quan mang lại do vậy giải pháp để khắc phục những tồn tại này chủ yếu là chi nhánh phải tìm cách điều hoà và tự điều chỉnh sao cho phù hợp với các nhân tố tác động bất lợi,và đồng thời phải tìm ra các khía cạnh thuận lợi trong các nhân tố đó để phát huy và qua đó chi nhánh sẽ có nhiều kinh nghiệm quý báu hơn trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Cũng như có kinh nghiệm giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng.
3.2.1.1.Giải phám nhằm đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu
Trong quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu khó khăn mà chi nhánh thương gặp phải là đôi khi nhà cung cấp không muốn giao hàng hoặc trì hoãn thời gian giao hàng.Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự biến động thất thường của giá thiếc,và sau khi chi nhánh và nhà cung cấp ký hợp đồng giá thiếc lại biến động theo hướng bất lợi với nhà cung cấp do vậy mới xẩy ra hiện tượng trên.Để khắc phục khó khăn này trong những trường hợp cấp thiết cần hàng gấp chi nhánh có thể áp dụng một số biện pháp “khẩn cấp”để đối phó như:
Chi nhánh có thể đưa ra biện pháp giải quyết với nhà cung cấp là chi nhánh sẽ đồng ý giảm tăng giá cao hơn trong hợp đồng đã ký kết một lượng hợp lý với với sự biến động của giá và trong biên độ mà cả hai bên có thể chấp nhận được.Chi nhánh phải chủ động gặp gỡ và thương thảo với nhà cung cấp trong trường hợp này,để mong có một phương án giải quyết nhanh chóng nhằm giải phóng hàng và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
Ngoài biện pháp điều chỉnh giá chi nhánh còn có thể đề nghị với nhà cung cấp các biện pháp như:
-Giảm số lượng hàng giao thực tế so với trong hợp đồng một lượng tương ứng phù hợp;
-Chấp nhận trả trước tiền hàng-coi như là một phương thức cung cấp tín dụng ngắn hạn cho nhà cung cấp.Nhưng với một điều kiện tiên quyết là nhà cung cấp phải là công ty Nhà nước có uy tín và đã là ăn lâu năm với chi nhánh ,có thể tin tưởng được.
Ngoài các biện pháp trước mắt này chi nhánh còn có thể nghiên cứu lựa chọn trong số các giải pháp trên để có thể thương thảo đưa vào hợp đồng kinh tế các điều khoản nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên khi giá có biến động lớn.Nghĩa là hợp đồng “giá Mở “ có điều kiện,khi giá thực tế biến động quá một biên độ nào đó cho phép như giá đã thoả thuận trong hợp đồng thì hai bên đồng ý áp dụng một biện pháp nào đó đã thoả thuận trước nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên.Với biện pháp này sẽ đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên và có thể giữ mối quan hệ tốt đẹp để có thể hợp tác lâu dài.Chi nhánh cũng không quá lo khi giá giảm mà giá trong hợp đồng lại quá cao.
Thêm vào đó nhà quản trị nên xây dựng mối quan hệ cá nhân với nhà quản trị của nhũng công ty cung cấp nguồn hàng cho chi nhánh.Nếu được như vậy việc giải quyết các vướng mắc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều vì hai bên đêu có thể tin cậy lẫn nhau.Điều này là quan trọng vì thị trường thiếc Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng cầu luôn lớn hơn cung.
3.2.1.2.Giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển
Việc gia tăng chi phí vận chuyển do giá nhiên liệu tăng cao.Đây thực tế hoàn toàn là một khó khăn thuộc về môi trường bên ngoài khách quan.Để có thể giải qyết được bài toán chi phí này chi nhánh có hai sự lựa chọn
Một là thực hiện việc tiết kiệm các chi phí trong quản lý và kinh daonh khác để bù vào chi phí vận chuyên tăng cao nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.Phương án này với chi nhánh hiện nay khá khó thực hiện vì trên thực tế chi nhánh đã luôn cố gắng tiết kiệm mọi chi phí có thể được trong hoạt động kinh doanh cũng như các chi phí quản lý khác.Do vậy nếu theo phương án này hiệu quả chưa chắc đã như mong muốn.
Thứ hai chi nhánh có thể tận dụng sự phong phú và theo xu hướng cung lớn hơn cầu hiện nay của thị trường vận tải để đưa ra một giải pháp có lợi cho cả hai bên.Đó là trong số các công ty vận tải hiện nay cả vận tải nội và các hãng tầu biển quốc tế cũng như trong nước mà chi nhánh đang có mối quan hệ hợp tác chi nhánh nên chọn ra một công ty đáp ứng tốt nhất nhu cầu của chi nhánh về tuyến phục vụ,lịch trình,chất lượng dịch vụ khácchi nhánh sẽ tiến hành đàm phán và ký các hợp đồng nguyên tắc theo từng năm hoặc có thể lâu hơn với họ,tất nhiên là với một mức giá phù hợp và nhất thiết khi đàm phán để ký hợp đồng chi tiết khi có nhu cầu chuyên chở giá đó phải thấp hơn mức giá thị trường thực tế trong phạm vi quy định của hợp đồng nguyên tắc.Điều này đảm bảo chi nhánh sẽ tiết kiệm được phần nào giá cước vận tải tăng cao và ngược lại hãng vận tải cũng sẽ có một khấch hàng thường xuyên trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và họ có thể tính tới bài toán lợi ích theo quy mô và cảm thấy rõ ràng không thua thiệt khi thực hiện những hợp đồng loại này.Giải pháp này sẽ chia đều rủi ro cho cả hai phía và rõ ràng chi nhánh nên chấp nhận giải pháp này.
3.2.1.3.Giải pháp trong quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá
Vấn đề không chủ động kiểm tra được chất lượng thiếc.Đây thực sự là một khó khăn lớn của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.Bởi vì đây không chỉ là do khách quan là quan trọng nhất là do yếu tố chủ quan của chi nhánh không thể thực hiện được công việc này với quy mô và những nguồn lực hiện có như trong thời điểm này.Khi nhận hàng hoá từ nhà cung cấp trong nước chi nhánh chỉ có thể kiểm tra đơn thuần về số lượng và khối lượng còn về độ đồng chất,hàm lượng thiếc và hàm lượng tạp chất thì chi nhánh không thể kiểm tra được.Do vậy chắc chắn chi nhánh sẽ phải thuê một nhà kiểm định độc lập có uy tín để kiểm tra chất lượng hàng hoá.Vấn đề không phải ở chỗ thuê ai kiểm định mà sau khi kiểm định nếu chất lượng không đạt các tiêu chuẩn như đã ký kết trong hợp đồng thì sẽ phải xử lý ra sao.Có hai trường hợp cho bài toán chất lượng này:
Nếu lô hàng này chưa được chi nhánh giao bán và chưa có một hợp đồng xuất khẩu nào phải huy động tới nguồn hàng này.Thì việc giải quyết sẽ đơn giản hơn.Chi nhánh chỉ việc lập hồ sơ khiếu nại nhà cung cấp nhưng trên thực tế biện pháp này ít hiệu quả.Do vậy chi nhánh trong khi ký hợp đồng nên thảo luận một điều khoản cho những trường hợp này ngoài điều khoản khiếu nại.Có thể khi xảy ra sự việc chi nhánh sẽ lập hồ sơ gửi cho nhà cung cấp và chi nhánh sẽ có quyền hưởng một số lợi ích đã quy định trong hợp đồng như:nhà cung cấp sẽ giảm giá và chi nhánh sẽ tự chiết khấu trước khi trả tiền cho nhà cung cấp;giao thêm hàng;cho chậm trả tiền(một phương thức cung cấp tín dụng)tất nhiên do đặc điểm thị trường thiếc Việt Nam nhà cung cấp sẽ không lo chi nhánh không thanh toán tiền và nên thực hiện cam kết trong hợp đồng.
Thứ hai nếu lô hàng trên đã được giao bán và bằng mọi cách không có lô hàng nào có thể thay thế thì chi nhánh sẽ phải chấp nhận chịu phạt theo điều khoản thưởng phạt trong hợp đồng xuất khẩu nếu không thương lượng được một giải pháp tương tự như trên với nhà nhập khẩu.Trên thực tế để có thể thương lượng một nội dung như thế là rất khó khăn và thương là thất bại.Do vậy trong khi ký hợp đồng xuất khẩu chi nhánh nên chuẩn bị một điều khoản cho trường hợp này.Nếu không thành công thì chi nhánh buộc phải có hàng và kiểm tra rồi mới giao bán mặc dù có thể bỏ qua thời kì giá cao nhưng làm như vậy mới tạo dựng được uy tín trên thương trường-mà điều này quý hơn nhiều so với chênh lệch giá qua các thời điểm.
3.2.1.4.Giải pháp trong quy trình giao hàng
Vấn đề lịch bốc hàng có thể bị thay đổi bất ngờ khiến cho chi nhánh có thể gặp lúng túng nếu thời gian giao hàng là quá gấp gáp.Do vậy để có thể giải quyết được vấn đề này chi nhánh nên chủ động rút ngắn thời gian có thể được và lên kế hoạch giao hàng bao giờ cũng nên để một độ dư nhất định cho những trường hợp như trên.Không nên xếp lịch giao hàng quá sát với ngày đến hạn.Như thế nào có sự thay đổi bất ngờ chi nhánh cúng không quá khó khăn vì vẫn còn thời gian dư cho việc giao hàng và bốc hàng.
Thời gian trung bình thực hiện hợp đồng của chi nhánh với các đối tác ở Malayssia thường là khoảng 30 ngày.Trong đố thời gian dành cho quy trình thanh toán là khoảng 15 ngày.Do vậy chi nhánh có 15 ngày để hoàn tất các thủ tục ,các khâu chuẩn bị khác và để có thể đảm bảo cho việc giao hàng diễn ra thuận lợi.Tuy nhiên do các nhân tố khách quan có thể dẫn tới việc việc giao hàng chậm của chi nhánh.Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín thương mại của chi nhánh với các đối tác.Ngoài các biện pháp chủ động sắp xếp lịch giao hàng sao cho có thể tránh được các rủi ro có thể xảy ra,tuy nhiên do đặc điểm thị trường của sản phẩm thiếc khó có thể đảm bảo việc chi nhánh luôn chủ động được thời gian giao hàng trong từng đơn hàng.Do vậy khi có những sự kiện xảy ra có thể làm chậm quá trình giao hàng chi nhánh nên cử cán bộ trực tiếp xuống làm việc với cơ quan điều độ cảng.Hay các cơ quan và các đơn vị khác có liên quan để nhanh chóng giải quyết các vướng mắc về phía mà chi nhánh mà họ yêu cầu.
Trong trường hợp việc giao hàng chậm là do các nhân tố bất khả kháng thì chi nhánh phải chủ động thông báo cho đối tác và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và chứng từ để xuất trình đúng theo quy định giải quyết trường hợp bất khả kháng như đã quy định trong hợp đồng.
3.2.1.5.Giải pháp trong quy trình thông quan xuất khẩu
Việc thông quan trực tiếp làm mất nhiều thời gian và dễ nảy sinh tiêu cực.Để có thể tránh được vấn đề này,chi nhánh nên đăng kí tham gia thông quan điện tử.Điều này là khả thi vì trong thời gian qua chi nhánh luôn thực hiện tốt các quy định của pháp luật và không vi phạm luật Hải quan.Điều này cho phép chi nhánh có thể nộp đơn xin thông quan điện tử tại chi cục Hải quan Hà Nội.Nếu được thông quan điện tử chi nhánh sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại nhiều lần để hoàn tất hồ sơ và tránh được các tiêu cực có thể phát sinh khác.
Để đăng ký thông quan điện tủ chi nhánh cần tìm hiểu kỹ các quy định của Bộ Tài Chính ,Tổng cục Hải quan,thông báo của cục Hải quan Hà Nội về vấn đề này.Hiện nay chính phủ đang khuyến khích việc thông quan điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và cũng để phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới khi mà Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO trong năm nay.Đây là một thuận lợi để chi nhánh có thể nộp đơn xin thông quan điện tử vào thời điểm này.
Việc tham gia thông quan điện tử sẽ giúp chi nhánh giảm được nhiều chi phí và thời gian cho việc đi lại và giao dịch so với thông quan trực tiếp.Nhưng đây cũng là một nghiệp vụ mới nên chi nhánh cần phải tiến hành gửi cán bộ đi tập huấn và học tập các nội dung và quy tắc của quy trình thông quan điện tử để có thể đảm bảo việc thực hiện thành công quy trình thông quan điện tử nếu được chấp nhận.
3.2.1.6.Giải pháp trong quy trình thánh toán
Trên thực tế hiện nay việc thanh toán tại chi nhánh nói chung là an toàn.Tuy nhiên vẫn phải đề phòng các trường hợp phát sinh gây khó khăn trong quy trình thanh toán.Ngoài việc đưa ra một điều khoản thanh toán chặt chẽ trong hợp đồng hay việc thưc hiện lập bộ chứng từ đầy đủ chính xác.Chi nhánh phải tìm hiểu các quy định thanh toán quốc tế của các ngân hàng ở nước đối tác chọn làm nơi thanh toán.
3.2.1.7.Giải pháp về giám sát và điều hành việc thực hiện hợp đồng
Hiện nay quy trình giám sát và điều hành hợp đồng xuất khẩu của chi nhánh diễn ra tương đối thuận lợi.Tuy nhiên do đây là một quy trình rất phức tạp và đòi hỏi phải có nghiệp vụ chuyên môn để có thể đề xuất giải quyết các tình huống phát sinh.Hiện nay tại chi nhánh mỗi nhân viên phụ trách một mảng công việc và tiến hành giám sát luôn hoạt động đó.Nhưng do việc giám sát và điều hành hợp đồng là một công việc phức tạp và đòi hỏi phải theo sát các diễn biến để có thể giải quyết kịp thời,do nhân viên của chi nhánh hiện nay vừa thực hiện nghiệp vụ vừa tiến hành giám sát sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giám sát và điều hành hợp đồng xuất khẩu..Nên trong thời gian tới chi nhánh nên xem xét việc cử một nhân viên chuyên trách việc giám sát thực hiện các hợp đồng.Người này phải là người có kinh nghiệm làm việc và có khả năng giao tiếp tốt để có thể liên hệ giải quyết các vướng mắc không quá phức tạp.Hoặc chi nhánh có thể tuyển thêm nhân viên cho vị trí này vì thực ra hiện nay số lượng nhân viên của chi nhánh đã phải căng ra cho nhiều công việc khi mà hiện nay việc kinh doanh của chi nhánh đang được mở rộng thì việc cần tuyển thêm nhân viện làm việc trong chi nhánh là điều cần thiết.Nó đáp ứng nhu cầu thực tế làm việc của chi nhánh chứ không có ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh vì việc này là hoàn toàn cần thiết và phù hợp.Nó đảm bảo áp lực công việc không quá lớn với các nhân viên để họ có thể làm việc với tâm lý thoải mái và từ đó hiệu quả công việc sẽ cao hơn tránh các sai sót có thể có trong khi mệt mỏi.
Việc điều hành hợp đồng hiện nay do giám đốc chi nhánh thực hiện.Khi có các vấn đề phát sinh chi nhánh sẽ họp bàn và đưa ra các phương án giải quết cần thiết.Thực tế hiện nay đặt ra cho chi nhánh một thách thức là trong thời gian tới khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng mức độ cạnh tranh ngày càng cao thì việc điều hành và giám sát hợp đồng đòi hỏi phải hiệu quả và kịp thời để đáp ứng nhu cầu vận động và cạnh tranh sắp tới.Ngoài việc chi nhánh nên cử một nhân viên chuyên trách việc giám sát hợp đồng chi nhánh nên đưa ra một quy chế phối hợp giữa các nhân viên trong chi nhánh trong việc phối hợp cung cấp thông tin cần thiết trong việc giám sát và điều hành hợp đồng chung từ đó quy định rõ và phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng người để mọi nhân viên đều nêu cao trách nhiệm của mình trong việc phối hợp thực hiện việc giám sát và điều hành hợp đồng xuất khẩu.Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả thực hiện của việc điều hành và giám sát hợp đồng.Làm tốt quy trình này là một trong những đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện thành công hợp đồng của chi nhánh.
3.2.1.8.Giải pháp về bồi dưỡng nguồn nhân lực
Chi nhánh cần phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu.Đây là một vấn đề mang tính cấp bách vì con người là thành tố quyết định sự thành bại của mọi công việc,dù có được sự hỗ trợ từ máy móc công nghệ cao đến đâu thì trình độ chuyên môn của cán bộ phải theo sát yêu cầu mới có thể hoàn thành công việc.
Công tác xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm xuất khẩu, có khả năng giao thiệp. Bởi đối với công tác xuất khẩu nói chung, trình độ nghiệp vụ ảnh hưỡng rất lớn đến hiệu quả xuất khẩu. Nếu họ có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu pháp luật quốc gia, quốc tế, nắm vững thông tin về đối tác, tình hình biến động của thị trường thế giới thì chi nhánh hoàn toàn có thể thành công trong ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Đi đôi với việc đào tạo chi nhánh nên đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài,cùng với đó chi nhánh cũng phải luôn có những điều chỉnh về lương và các yếu tố khác để có thể giữ chân những cán bộ giỏi,có năng lực.Bởi vì chính sách lương thưởng hợp lí sẽ tạo điều kiện và là nhân tố khuyến kích sự phấn đấu và tinh thần làm việc của các nhân viên trong chi nhánh.Điều này sẽ dẫn tới hiệu quả lao động kinh doanh của họ sẽ cao hơn và theo đó chi nhánh sẽ thu lợi nhiều hơn.
3.2.1.9.Giải pháp về thị trường
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác cũ để ổn định và tăng cường lượng hàng xuất khẩu.Chi nhánh hiện nay đang có mối quan hệ kinh doanh với các đối tác thuộc các quốc gia như: Anh, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Singapore, Malaysia, Indonexia Tuy chỉ mới hoạt động cách đây hơn một năm, nhưng hiện nay chi nhánh đã có những hoạt động tại các thị trường lớn như: EU(Anh, Đức, Hà Lan), Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN(Singapore, Malaysia, Indonexia). Trong thời gian tới công ty phải nỗ lục duy trì thị trường hiện tại với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và không ngừng tìm kiếm và đặt mối quan hệ mới với các đối tác mới. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng truyền thống.
Trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam đang gấp rút hoàn tất việc đàm phán để có thể gia nhập tổ chức thơng mại thế giới WTO. Cũng như các đơn vị kinh doanh khác chi nhánh sẽ được hưởng những lợi thế từ việc này mang lại. Chi nhánh sẽ tiếp cận được với thị trường của các thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này với 196 nớc thành viên trong đó có những thị trường khổng lồ như: Hoa Kì, EU, Trung Quốc, Nhật Bản Và chi nhánh sẽ được hưởng các quy chế ưu đãi về nhiều lĩnh vực như: thuế, các hàng rào về hải quan, phi thuế Điều này sẽ giúp chi nhánh tiếp cận dễ hơn các thị trường mục tiêu và có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên cũng sẽ có những khó khăn từ việc môi trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn khi nước ta mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh. Và sẽ không loại trừ khả năng sẽ có những công ty của nước ngoài hoặc liên doanh sẽ vào hoạt động trong lĩnh vực mà hiện nay chi nhánh đang hoạt động.
Để duy trì được thị trường truyền thống như Malayssia,Anh thì chi nhánh phải phải tập trung thực hiện tốt tất cả các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng và đặc biệt chú trọng hai vấn đề đó là chất lượng hàng hoá và thời gian giao hàng.Nếu đảm bảo được các yếu tố quan trọng này thì chi nhánh sẽ tạo lập được uy tín với các nhà nhập khẩu.Và nếu nguồn hàng trong nước cho phép thì chi nhánh hoàn toàn có thể mở rộng kinh doanh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng này.
3.2.1.10.Một số giải pháp khác
Trong thời gian tới chi nhánh nên đầu tư tìm hiểu nhu cầu của thị trường một cách cụ thể đối với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của chi nhánh là hạt nhựa và các sản phẩm nhưa.Hiện nay chi nhánh chỉ biết được là sản phẩm này có nhu cầu trong nước rất lớn,điều này là chưa đủ.Chi nhánh phải xác định rõ các công ty ,tổ chức có nhu cầu và liên hệ trức tiếp với họ nhăm bỏ bớt khâu trung gian thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm này.Để làm việc này sẽ không dễ dàng và làm tăng cao các chi phí quản lý và kinh daonh khác nhưng trong dài hạn chi nhanhsex thu lợi nhuận lớn hơn khi bỏ qua các bước chung gian và thu lợi nhuận từ đây.
Ngoài tìm hiểu nhu cầu của các sản phẩm đang nhập khẩu chi nhánh cũng nên tìm hiêu thông tin về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,vật tư máy móc và hàng tiêu dùng vì đây là thị trường nhiều tiềm năng(và chi nhánh cũng được cấp phép kinh doanh các mặt hàng này).Tuy các thị trường này cạnh tranh rất gay gắt nhưng chi nhánh vẫn có thể tìm ra các khe hở thị trường để có thể xâm nhập.Để làm việc này chi nhánh có thể tìm kiếm thông tin từ Bộ thương mại,Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hoặc tự giới thiệu qua mạng Internet,qua các hội chợ triển lãm.
Thực hiện nghiêm túc chính sách giảm chi phí,xử dụng tối đa hiệu quả của các trang thiết bị hiện có để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chi nhánh nên sắp xếp nguồn vốn kinh doanh sao cho hạn chế tối đa nguồn vốn kinh doanh bị chiếm dụng,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thực hiện tốt các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong các hợp đồng xuất khẩu để tạo uy tín với bạn hàng nhằm nâng cao hình ảnh sản phẩm của chi nhánh đang kinh doanh.
Ngoài các khó khăn tồn tại trên đây khi thực hiện hợp đồng còn có rất nhiều các yếu tố khác tác động.Muốn hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng chi nhánh còn phải quan tâm tới yếu tố con người và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ.Không dừng lại ở đó biện pháp tốt nhất có lẽ không chỉ cho việc tổ chức thực hiện hợp đồng mà cho cả các quy trình có liên quan đến các đối tác khác là chi nhánh phải luôn ý thức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.Từ đó mới có cơ sỏ buộc đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ.Nếu cả hai bên tự nguyện thực hiện đúng các cam kết sẽ tạo sự tin tưởng lẫn nhau.Khi đã tin tưởng nhau hơn mọi vấn đề sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở và thuận lợi hơn cho cả hai phía.
3.2.2.Một số kiến nghị
3.2.2.1.Về quy trình nghiệp vụ Hải quan
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng hiệu quả,tuy nhiên hệ thống chính sách về xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập.Vì vậy để khuyến khích hơn nữa hoạt động xuất khẩu,đề nghị Chính phủ nên xem xét để dơn giản hoá ,công khai hoá và hiện đại hoá thủ tục Hải quan.Tiếp tục hoàn thiện những biện pháp mới của ngành như:phân luồng hàng hoá,quy định xác nhận thực xuất,quy chế khai báo một lần,đăng ký tờ khai trên máy tính.Bên cạnh đó cần phân cấp rộng hơn quyền ký tờ khai Hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.Một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng là cần có chính sách khuyến khích,đào tạo thêm về kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên Hải quan để từng bước tối ưu hoá hoạt động Hải quan của Việt Nam.
Hiện nay một bộ phận không nhỏ các cán bộ ở các cơ quan chức năng vẫn còn có những hành đọng gây khó khăn,sách nhiễu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm nảy sinh tiêu cực trong kiểm tra hàng hoá,thủ tục xuất hàngvì vậy Nhà nước cần phải có các biện pháp tích cực hơn nữa để đẩy lùi những tiêu cực này.Đồng thời phải chấn chỉnh các cơ quan quản lý của Chính phủ để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu cũng là vấn đề hết sức cấp bách,cần thiết phải đặt lên hàng đầu.
3.2.2.2.Về tính ổn định thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật
Một trong các vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khập khẩu nói riêng hiện nay là việc các quyết định,quy định của các cơ quan chức năng liên quan được ban hành và sửa đổi quá nhiều lại thiếu nhất quán.Vì vậy các ban ngành chức năng nên cân nhắc một cách kĩ lưỡng các chính sách quyết định của mình trước khi ban hành và thực hiện nhằm hạn chế tối đa việc thay đổi hay tạo nhiều kẽ hở không những gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn tạo điều kiện cho những kẻ xấu luồn lách lợi dụnggây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.
3.2.2.3.Về việc tạo lập môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi hơn
Các cơ quan chức năng cũng nên tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi bằng cách tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm tranh thủ những ưu đãi về thuế,thị trường bằng các nỗ lực ngoại giao,chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp.Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đang chuẩn bị những bước cuối cùng để có thể chính thức gia nhập WTO trong năm nay thì vấn đề hỗ trợ của Nhà nước với các doanh nghiệp về thông tin và kinh nghiệm hội nhập là hết sức quan trọng.Trung Quốc là một nước vào WTO sớm hơn chúng ta và họ đã có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian nước này chuẩn bị gia nhập WTO và sau khi gia nhập.Quan trọng nhất là nước này đã mở các lớp bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin và các quy định cần thiết để các doanh nghiệp nắm bắt và có thể điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp để có thể cạnh tranh và phát triển được.
Ngoài ra để giúp các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường,tìm kiếm thị trường và đối tác mới,thu thập thông tin về tình hình kinh tế, thị trường,sản phẩm một cách nhanh chóng ,kịp thời,chính xác và đồng bộ các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan tham tán thương mại,phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần cố gắng thực hiện hiệu quả hơn nữa các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Ngoài những vấn đề trên Nhà nước cần phải tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực,tận dụng hết khả năng chất xám của những cá nhân vào mọi lĩnh vực.Cần có chính sach thích hợp đào tạo những tài năng trẻ để giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt để tạo nguồn tri thức trẻ trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới,sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và PITCO nói riêng những thời cơ và thách thức mới.Cùng theo đó các doanh nghiệp phải tự nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức tự hoàn thiện từng bước hoạt động kinh doanh của mình,trong đó đặc biệt quan trọng là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng.Qua những thông tin và phân tích đã nêu trên chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Thực hiện hợp đồng có ý nghĩa quan trọng với mọi bên tham gia ký kết hợp đồng.Bởi vì khi thực hiện hợp đồng các bên mới hiện thực hoá được các con số và các thoả thuận trong hợp đồng.Quá trình này mới tạo ra hiệu quả kinh doanh thực sự cho các đơn vị kinh doanh.Cũng như hợp đồng là một bản thiết kế và việc thực hiện hợp đồng là việc mà chúng ta xây dựng ngôi nhà trong bản thiết kế đó trên thực tế.
Ý thức được điều này chi nhánh của Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội luôn thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã ký kết để từ đó có cơ sở để nhắc nhở các đối tác về nghĩa vụ của họ với chi nhánh.Trong quá trình thực hiện hợp đồng có rất nhiều các yếu tố tác động cả chủ quan và khách quan.Nhưng dù là tác động chủ quan hay khách quan chúng ta cũng phải nhận diện được nó,để từ đó đánh giá tác động của nó tới việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Qua đó dù là tác động thuận chiều hay ngược chiều khi chúng ta đã xác định rõ chúng ta luôn có thể chủ động đưa ra các phương án ứng phó để hạn chế tác động “ngược” và tranh thủ tác động “thuận”.
Như vậy nếu các doanh nghiệp cùng phấn đấu và thành công trong mối lần tự hoàn thiện chính mình chúng ta sẽ tự tin và mạnh hơn trong bước đường hội nhập kinh tế Quốc tế.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Doãn Kế Bôn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em có thể hoàn thành được luận văn này.
Dù đã cố gắng để có thể thực hiện luận văn này với chất lượng cao nhất nhưng do kiến thức còn rất hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót.Em kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện hơn luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Hưng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TS. Đào Thị Bích Hoà, PGS.TS. Doãn Kế Bôn, TS. Nguyễn Thị Mão ,
PGS .TS. Nguyễn Quốc Thịnh-“Kĩ Thuật Thương Mại Quốc Tế”-Nhà xuất bản Thống kê-Hà Nội 2003.
2.PGS .Vũ Hữu Tửu-“Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương”-Nhà xuất bản Giáo Dục –2002.
3.TS.Nguyễn Văn Thanh-“Quản Trị Tài Chính Quốc Tế”-Nhà xuất bản Thống kê-2004.
4.L E Taylor,T J Brown, A J Benham, P A J Lusty, D J Minchin- “World Mineral Productin 2000-04”;Keyworth, Nottingham British Geologycal Survey- 2006
5.London Metal Exchange-“Historical Data Catalogue”-2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_trinh_to_chuc_thuc_hien_hop_dong_xuat_khau_th_hkch1h6uar_20130729021329_65671_7646.doc