Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP An Bình

Lời mở đầu Với chủ trương của nhà trường trong quá trình đào tạo là tạo điều kiện cho sinh viên có thể nắm vững được những kiến thức đã học và biết cách vận dụng những kiến thức đó trong môi trường kinh doanh năng động như hiện nay nên những sinh viên năm thứ tư đã được nhà trường tổ chức đi thực tập.Chuyên ngành em được học là kinh tế đầu tư nên em đã lựa chọn thực tập tại ngân hàng và để phù hợp với ngành học của mình thì em đã xin vào phòng thẩm định để có thể hiểu sâu hơn công tác thẩm định dự án trên thực tế là như thế nào. Có thể nói Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình hiện nay là một ngân hàng vẫn còn non trẻ và mới mẻ so với các ngân hàng khác trong lĩnh vực Ngân hàng tài chính ở đất nước ta hiện nay.Mới được thành lập năm 1993 tại thành phố Hồ Chí Minh với số vốn khiêm tốn là 1 tỷ đồng nhưng hiện nay với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo ngân hàng thì ngân hàng An Bình đang trở thành 1 trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất tại Việt Nam với số vốn tính tại thời điểm năm 2007 là 1100 tỷ đồng.Ngân hàng đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển ngân hàng một cách hợp lý và sáng tạo.Với những lý do như vậy nên em đã nộp đơn xin thưc tập tại ngân hàng. Sau một quá trình thực tập, em đã chọn đề tài thực tập đó là: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP An Bình”.Bản chuyên đề của em bao gồm 2 chương: Chương 1:Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP An Bình Chương 2:Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP An Bình Để có thể hoàn thành bản chuyên đề thực tập của mình trước hết em xin cảm ơn thầy giáo: Th.S Vũ Kim Toản đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm chuyên đề.Em cũng xin trân thành cảm ơn Ban lãnh đạo,Các anh chị trong phòng tín dụng nhất là phòng tín dụng cá nhân đã tạo điều kiện giúp em có thể MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương 1:Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 2 I/Cơ sở lý luận 2 1/Lý luận chung về đầu tư 2 1.1/Khái niệm về đầu tư: . 2 1.2/Các loại hình đầu tư 2 2/Lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư . 3 2.1/Khái niệm chung về dự án đầu tư . 3 2.2/Thẩm định và vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư đối với ngân hàng 3 2.3/Yêu cầu trong công tác thẩm định dự án đầu tư 3 2.4/Nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư . 4 2.5/Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng 5 1.3/Tình hình hoạt động chung 10 2/Thực trạng công tác thẩm định . 19 2.1/Quy trình và nội dung thẩm định áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 19 2.1.1/Quy trình thẩm định . 19 2.1.2/Nội dung thực hiện . 19 2.2/Minh hoạ cụ thể về công tác thẩm định tại ngân hàng qua dự án đầu tư 22 2.2.1/Thẩm định tư cách khách hàng: 23 2.2.2/Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của công ty . 25 2.2.3/Thẩm định tình hình tài chính 29 2.2.4/Quan hệ với các tổ chức tín dụng 32 2.2.5/Nhu cầu của khách hàng: . 34 2.2.6/Thẩm định dự án: . 37 2.2.7/Tài sản đảm bảo: 42 2.2.8/Cân đối nguồn và nghĩa vụ trả nợ đối với các tổ chức tín dụng sau khi đầu tư thêm 10 xe: . 43 2.2.9/Về lãi suất cho vay . 44 3/Đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 53 3.1/Những mặt tích cực đã đạt được . 53 3.2/Những mặt hạn chế còn tồn đọng . 56 3.3/Một số nguyên nhân chủ yếu . 57 Chương 2:Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP An Bình . 61 I/Một số giải pháp về việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng . 61 1/Một số giải pháp về quy trình thẩm định tại ngân hàng 61 1.1/Ngân hàng cần hoàn thiện và nâng cao hệ thống tổ chức quản lý điều hành và thực hiện thẩm định. 61 1.2/Ngân hàng cần đa dạng hoá phương thức cho vay cũng như đơn giản thủ tục cho vay 62 1.3/ Ngân hàng cần xây dựng quy trình và nội dung thẩm định cho các loại dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khác nhau. 63 1.4/Ngân hàng cần phải nâng cao trong công tác thực hiện đảm bảo tiền vay. 64 2/Một số giải pháp về nội dung thẩm định tại ngân hàng . 65 2.1/Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định trong ngân hàng. . 65 2.2/Nâng cao chất lượng công tác thu thập phân tích thông tin về dự án và khách hàng của ngân hàng. . 66 2.3/Nâng cao công tác quản trị rủi ro và tái thẩm định của ngân hàng . 67 3 /Một số nhóm giải pháp về nhân tố con người . 68 II/Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại ngân hàng nói chung và ngân hàng An Bình nói riêng . 70 2.1/Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan . 70 2.2/Kiến nghị với ngân hàng 72 Kết luận . 74 Tài liệu tham khảo 75

docx77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2991 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.071.360.000 5 08/08 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 6 09/08 80 240 36% 5.000 30 1.036.800.000 7 10/08 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 8 11/08 80 240 36% 5.000 30 1.036.800.000 9 12/08 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 10 01/09 80 240 36% 5.000 30 1.036.800.000 11 02/09 80 240 36% 5.000 29 1.002.240.000 12 03/09 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 Năm 5 335 11.577.600.000 1 04/09 80 240 36% 5.000 0 0 2 05/09 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 3 06/09 80 240 36% 5.000 30 1.036.800.000 4 07/09 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 5 08/09 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 6 09/09 80 240 36% 5.000 30 1.036.800.000 7 10/09 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 8 11/09 80 240 36% 5.000 30 1.036.800.000 9 12/09 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 10 01/10 80 240 36% 5.000 30 1.036.800.000 11 02/10 80 240 36% 5.000 29 1.002.240.000 12 03/10 80 240 36% 5.000 31 1.071.360.000 Ghi chú;Mỗi năm công ty chỉ hoạt động 335 ngày còn lại 30 ngày để bảo dưỡng xe nên trong năm có một tháng không tính doanh thu. BẢNG 5:DỰ KIẾN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN Đơn vị:VND STT CHI TIẾT CHI PHÍ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Năm1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 A Chi phí hoạt động kinh doanh 6,086,056,237 9,568,301,407 9,535,338,607 8,668,332,557 8,668,332,557 I Chi phí cố định 498,911,137 745,774,957 745,774,957 745,774,957 745,774,957 1 Chi phí mua bảo hiểm 223,823,197 223,823,197 223,823,197 223,823,197 223,823,197 2 Sửa chữa, bảo dương 82,287,940 329,151,760 329,151,760 329,151,760 329,151,760 3 Điểm đỗ, bến bãi 172,800,000 172,800,000 172,800,000 172,800,000 172,800,000 4 Phí tần số 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 II Chi phí biến đổi 5,587,145,100 8,822,526,450 878,956,650 7,922,557,600 7,922,557,600 1 Trả lương khoán lái xe 1,728,000,000 4,894,022,400 5,274,240,000 4,631,040,000 4,631,040,000 2 Khấu hao xe (5 năm) 3,291,517,600 3,291,517,600 3,291,517,600 3,291,517,600 3,291,517,600 3 Lãi vay ABBank 567,627,500 636,986,450 223,806,050 0 0 B Chi phí quản lý 189,000,000 222,400,000 222,400,000 222,400,000 222,400,000 1 Tiền lương 70,000,000 84,000,000 84,000,000 84,000,000 84,000,000 2 Tiền thuê văn phòng 42,000,000 50,400,000 50,400,000 50,400,000 50,400,000 3 Chi phí văn phòng 22,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 4 Chi phí điện nước 5,000,000 6,000,000 6,000,000 6,000,000 6,000,000 5 Chi phí điện thoại 10,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000 12,000,000 6 Chi phí giao dịch đối ngoại 25,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 30,000,000 7 Chi phí quản lý khác 15,000,000 15,000,000 15,000,000 15,000,000 15,000,000 Tổng chi phí 6,275,056,237 9,790,701,407 9,757,738,607 8,890,732,557 8,890,732,557 Chi phí bảo hiểm :1,36% giá trị xe Chi phí bảo dưỡng: năm đầu:0,5% tổng chi phí đầu tư Năm thứ hai:2% tổng chi phí đâu tư Năm thứ ba:2% tổng chi phí đầu tư Trả lương lái xe khoán:40% doanh thu Phí tần số:250.000 VND/xe/năm Khấu hao xe:5 năm BẢNG 6:DỰ KIẾN KẾT QUẢ KINH DOANH DỰ ÁN Đơn vị:VND STT CHI TIẾT NĂM 1 NĂM 2 NĂM3 NĂM 4 NĂM 5 1 Tổng doanh thu 4,320,000,000 12,235,056,000 13,185,600,000 11,577,600,000 11,577,600,000 2 Tổng chi phí 6,275,056,237 9,790,701,407 9,757,738,607 8,890,732,557 8,890,732,557 3 Lợi nhuận trước thuế -1,955,056,237 2,444,354,593 3,427,861,393 2,686,867,443 2,686,867,443 4 thuế thu nhập doanh nghiệp 0 684,419,286 959,801,190 752,322,884 752,322,884 5 Lợi nhuận sau thuế -1,955,056,237 1,759,935,307 2,468,060,203 1,934,544,559 1,934,544,559 6 Khấu hao 3,291,517,600 3,291,517,600 3,291,517,600 3,291,517,600 3,291,517,600 7 Dòng tiền dự án 1,336,461,363 5,051,452,907 5,759,577,803 5,226,062,159 5,226,062,159 BẢNG 7;CHI TIẾT DOANH THU CHI PHÍ DỰ KIẾN Đơn vị:VND STT Tháng Vốn đầu tư Vốn tự có Vay ABBank (LN+KH) Trả gốc Gốc còn lại Trả lãi Tổng cộng phải trả Cân đối trả nợ Tổng 1 04/05 2,468,638,200 1,028,638,200 1,440,000,000 111,371,780 40,000,000 1,400,000,000 13,680,000 53,680,000 57,691,780 2 05/05 1,645,758,800 685,758,800 960,000,000 111,371,780 67,428,571 2,292,571,429 13,300,000 80,728,571 30,643,209 3 06/05 2,057,198,500 857,198,500 1,200,000,000 111,371,780 102,722,689 3,389,848,740 21,779,429 124,502,118 -13,130,338 4 07/05 2,057,198,500 857,198,500 1,200,000,000 111,371,780 139,086,325 4,450,762,415 32,203,563 171,289,888 -59,918,108 5 08/05 111,371,780 139,086,325 4,311,676,090 42,282,243 181,368,568 -69,996,788 6 09/05 2,057,198,500 857,198,500 1,200,000,000 111,371,780 177,796,003 5,333,880,087 40,960,923 218,756,926 -107,385,146 7 10/05 2,057,198,500 857,198,500 1,200,000,000 111,371,780 217,796,003 6,316,084,084 50,671,861 268,467,864 -157,096,084 8 11/05 2,057,198,500 857,198,500 1,200,000,000 111,371,780 259,175,313 7,256,908,771 60,002,799 319,178,112 -207,806,332 9 12/05 2,057,198,500 857,198,500 1,200,000,000 111,371,780 302,032,456 8,154,876,315 68,940,633 370,973,089 -259,601,309 10 01/06 111,371,780 302,032,456 7,852,843,859 77,471,325 379,503,781 -268,132,001 11 02/06 111,371,780 302,032,456 7,550,811,403 74,602,017 376,634,473 -265,262,693 12 03/06 111,371,780 302,032,456 7,248,778,947 71,732,708 373,765,164 -262,393,384 Tổng cộng năm 1 16,457,588,000 1,336,461,360 2,351,221,053 567,627,500 2,918,848,553 -1,582,387,193 13 04/06 420,954,409 302,032,456 6,946,746,491 68,863,400 370,895,856 50,058,553 14 05/06 420,954,409 302,032,456 6,644,714,035 65,994,092 368,026,548 52,927,861 15 06/06 420,954,409 302,032,456 6,342,681,579 63,124,783 365,157,239 55,797,170 16 07/06 420,954,409 302,032,456 6,040,649,123 60,255,475 362,287,931 58,666,478 17 08/06 420,954,409 302,032,456 5,738,616,667 57,386,167 359,418,623 61,535,786 18 09/06 420,954,409 302,032,456 5,436,584,211 54,516,858 356,549,314 64,405,095 19 10/06 420,954,409 302,032,456 5,134,551,755 51,647,550 353,680,006 67,274,403 20 11/06 420,954,409 302,032,456 4,832,519,299 48,778,242 350,810,698 70,143,711 21 12/06 420,954,409 302,032,456 4,530,486,843 45,908,933 347,941,389 73,013,020 22 01/07 420,954,409 302,032,456 4,228,454,387 43,039,625 345,072,081 75,882,328 23 02/07 420,954,409 302,032,456 3,926,421,931 40,170,317 342,202,773 78,751,636 24 03/07 420,954,409 302,032,456 3,624,389,475 37,301,008 339,333,464 81,620,945 Tổng cộng năm 2 5,051,452,908 3,624,389,472 636,986,450 4,261,375,922 790,076,986 25 04/06 479,964,817 302,032,456 3,322,357,019 34,431,700 336,464,156 143,500,661 26 05/06 479,964,817 302,032,456 3,020,324,563 31,562,392 333,594,848 146,369,969 27 06/06 479,964,817 302,032,456 2,718,292,107 28,693,083 330,725,539 149,239,278 28 07/06 479,964,817 302,032,456 2,416,259,651 25,823,775 327,856,231 152,108,586 29 08/06 512,144,107 302,032,456 2,114,227,195 22,954,467 324,986,923 187,157,184 30 09/06 512,144,107 302,032,456 1,812,194,739 20,085,158 322,117,614 190,026,493 31 10/06 512,144,107 302,032,456 1,510,162,283 17,215,850 319,248,306 192,895,801 32 11/06 512,144,107 302,032,456 1,208,129,827 14,346,542 316,378,998 195,765,109 33 12/06 512,144,107 302,032,456 906,097,371 11,477,233 313,509,689 198,634,418 34 01/07 512,144,107 302,032,456 604,064,915 8,607,925 310,640,381 201,503,726 35 02/07 512,144,107 302,032,456 302,032,459 5,738,617 307,771,073 204,373,034 36 03/07 512,144,107 302,032,456 0 2,869,308 304,901,764 207,242,343 Tổng cộng năm 3 6,017,012,124 3,624,389,472 223,806,050 3,848,195,522 2,168,816,602 25 04/06 435,505,180 0 0 435,505,180 26 05/06 435,505,180 0 0 435,505,180 27 06/06 435,505,180 0 0 435,505,180 28 07/06 435,505,180 0 0 435,505,180 29 08/06 435,505,180 0 0 435,505,180 30 09/06 435,505,180 0 0 435,505,180 31 10/06 435,505,180 0 0 435,505,180 32 11/06 435,505,180 0 0 435,505,180 33 12/06 435,505,180 0 0 435,505,180 34 01/07 435,505,180 0 0 435,505,180 35 02/07 435,505,180 0 0 435,505,180 36 03/07 435,505,180 0 0 435,505,180 Tổng cộng năm 4 5,226,062,160 0 0 5,226,062,160 25 04/06 435,505,180 0 0 435,505,180 26 05/06 435,505,180 0 0 435,505,180 27 06/06 435,505,180 0 0 435,505,180 28 07/06 435,505,180 0 0 435,505,180 29 08/06 435,505,180 0 0 435,505,180 30 09/06 435,505,180 0 0 435,505,180 31 10/06 435,505,180 0 0 435,505,180 32 11/06 435,505,180 0 0 435,505,180 33 12/06 435,505,180 0 0 435,505,180 34 01/07 435,505,180 0 0 435,505,180 35 02/07 435,505,180 0 0 435,505,180 36 03/07 435,505,180 0 0 435,505,180 Tổng cộng năm 5 5,226,062,160 0 0 5,226,062,160 Tổng cộng 5 năm 16,457,588,000 6,857,588,000 9,600,000,000 22,857,050,711 9,600,000,000 0 1,428,420,000 11,028,420,000 11,828,630,711 BẢNG 8:DÒNG TIỀN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Đơn vị:VND STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Vốn đầu tư 16,457,588,000 2 Nguồn trả nợ 1,336,461,363 5,051,452,907 6,017,012,123 5,226,062,159 5,226,062,159 3 Dòng tiền -15,121,126,637 5,051,452,907 6,017,012,123 5,226,062,159 5,226,062,159 tỷ lệ chiết khấu 11.4% NPV= 1,288,647,112 IRR= 16%. Nhận xét chung về phương pháp thẩm định của ngân hàng qua dự án trên: Trước hết có thể thấy công tác thẩm định một dự án đầu tư của ngân hàng An Bình nói chung và của các cán bộ thẩm định nói riêng đã đúng theo quy trình thẩm định một dự án đầu tư.Cách thẩm định rất chi tiết hạn mức tối đa những rủi ro có thể gặp phải nếu một khía cạnh nào đó chưa được xem xét và như vậy thì với cách thẩm định tỉ mỉ chi tiết như vậy thì tránh cho ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng.Mặc khác trong việc thẩm định tài sản đảm bảo với việc thẩm định chi tiết như vậy sẽ giúp cho ngân hàng tránh gặp rủi ro nếu khách hàng gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh vận hàng dự án thì lúc đó có thể có tài sản đảm bảo làm vật thế chấp. 3/Đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 3.1/Những mặt tích cực đã đạt được Hiện nay ngân hàng An Bình là một ngân hàng được đánh giá cao về công tác thẩm định cho vay vốn đối với các dự án đầu tư không những về quy trình thẩm định mà còn về thủ tục tiến hành nhanh chong chính xác giảm thiểu được thời gian cho các doanh nghiệp chờ xin vay vốn Kể từ ngày thành lập cho đến nay thì phòng thẩm định và quản lý tín dụng trong ngân hàng đã thực hiện được các mặt công tác như sau: V ề công tác thẩm định. Trong bối cảnh yêu cầu về chất lượng tín dụng ngày càng cao, công tác thẩm định đã ngày càng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Từ chỗ chỉ là một bộ phận trong phòng Nguồn vốn, đến tháng 6 năm 2000, Phòng đã được ra đời. Kể từ đó cho đến nay, Phòng đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Thời điểm hiện tại, số lượng cán bộ của Phòng đã lên con số 15, trong khi đó con số này cùng kỳ năm trước chỉ có 6. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của ngân hàng An Bình, khối lượng cũng như chất lượng công việc ngày càng được đặt lên hàng đầu. Không ngừng nỗ lực và sáng tạo trong cung cách làm việc là tiêu chí hàng đầu của phòng trong ngân hàng Sáu tháng đầu năm 2006, Phòng cũng đã tiến hành tái thẩm định tờ trình cấp hạn mức tín dụng của các phòng Tín dụng và đã yêu cầu các Phòng bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá doanh nghiệp. Phòng đồng thời cũng thực hiện tái thẩm định, đánh giá lại doanh nghiệp. Chất lượng thẩm định dự án được nâng cao, áp dụng công nghệ thông tin vào trong tính toán. Đồng thời các bước thẩm định cũng được thực hiện bài bản, triển khai đề cương thẩm định trước khi thẩm định dự án Về công tác quản lý tín dụng. Đã hơn năm năm làm công tác quản lý tín dụng, Phòng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và thực hiện ngày càng hiệu quả. Điều đó được thể hiện : + Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan phân loại tài sản có thể làm căn cứ trích dự phòng rủi ro theo chỉ đạo của Ban Giám đốc. + Triển khai công tác giám sát các tài sản bảo đảm trên cơ sở phối hợp với các phòng có liên quan, để tăng tỷ trọng tài sản đảm bảo trong dư nợ lên 53%. + Phối hợp với các phòng khác hoàn thành công tác xử lý các khoản nợ tín dụng, nợ xấu đủ điều kiện xử lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. + Chủ động phối hợp phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ và các phòng quản trị rủi ro rà soát công tác sắp xếp hồ sơ khách hàng theo quy định. + Chủ động phối hợp với các Phòng ban khác tiến hành rà soát tính pháp lý hồ sơ bảo đảm và đề xuất các phương hướng xử lý. + Quản lý danh mục nợ quá hạn. Về công tác tổng hợp báo cáo. + Phòng TĐ & QLTD đã chủ động phối hợp với phòng khác nhanh chóng hoàn thành báo cáo thống kê theo yêu cầu của NHNN, gửi báo cáo đủ, đúng ngày quy định, mặc dù việc khai thác dữ liệu để làm báo cáo thống kê gặp nhiều khó khăn, do việc tổng kết từ các chi nhánh còn chậm, phần khai thác tiện ích chưa được triển khai. + Phòng Thẩm định và Quản lý Tín dụng làm đầu mối tổng hợp các báo cáo tín dụng, các số liệu tổng hợp phục vụ công tác báo cáo chung cho toàn ngân hàng + Hiện nay, Phòng Thẩm định đã làm chủ được về mặt dữ liệu, chủ động thời gian gửi báo cáo, kể cả báo cáo định kỳ lẫn đột xuất. Về nâng cao nghiệp vụ. Phòng đã tiếp cận, tiếp xúc với các giảng viên có kinh nghiệm trong công tác, để tổ chức các lớp học tập nâng cao nghiệp vụ, kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành ngân hàng như Luật đất đai, Quy chế cho vay... Phòng đã tổ chức thảo luận nghiệp vụ định kỳ hàng tuần cho toàn bộ cán bộ của phòng. Không những thế ngân hang An Bình trong quá trình phát triển của mình đã xác định cán bộ trong phòng thẩm định phải là những chuyên viên giỏ trong công tác thẩm định vì vậy mà ngân hang đã liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên đi học nâng cao kiến thức hay tổ chức những khoá tuyển dụng với môi trường làm việc tốt để thu hút người tài vào làm việc. Về một số công tác khác. Bên cạnh đó, Ngân hang cũng đã có những bước tiến mới trong công tác thẩm định dự án đầu tư như sau: + Bước đầu hoàn chỉnh phần mềm cơ sở dữ liệu định giá nhà đất thành phố Hà nội và quản lý danh mục tài sản đã định giá (phần mềm thông tin nhà đất). + Tham gia về điều chỉnh lãi suất cho vay đối với khách hàng. + Lên kế hoạch triển khai phát hành bản tin nội bộ + Chủ động triển khai công tác. Phân công công tác phù hợp với năng lực của từng cán bộ, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ trong phòng phát huy được tinh thần sáng tạo, say mê công việc. + Trong quá trình hội nhập, việc nghiên cứu vận dụng phương pháp thẩm định và một số chỉ tiêu thẩm định theo thông lệ quốc tế (theo cơ chế thị trường) bước đầu được áp dụng phù hợp với từng dự án cụ thể tại Sở giao dịch. + Áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu trong tính toán thẩm định và xử lý thông tin. + Bám sát quy trình thẩm định + Triển khai công tác quản lý tín dụng theo đúng kế hoạch đề ra. 3.2/Những mặt hạn chế còn tồn đọng Thời gian qua công tác thẩm định ,tái thẩm định, phân tích tín dụng ở ngân hàng đều đã làm nhưng chưa tốt ,chưa bài bản, chưa thống nhất cả về nhận thức ,chỉ đạo và tác nghiệp cụ thể.Mặc dù đã có quy trình thẩm định nhưng chất lượng công tác thẩm định còn chưa dạt yêu cầu,phần lớn các dự án khoản vay phân tích tín dụng còn sơ sài,chung chung ,thiếu tình hình số liệu cụ thể,căn cứ thực tế nhất là các số liệu tích luỹ theo thời gian của doanh nghiệp,khách hàng ,dự án....Nhận diện rủi ro còn chung chung chưa rõ, chưa cụ thể phương pháp phân tích đánh giá, xác định các chỉ tiêu sử dụng, chỉ tiêu trong phân tích xem xét đánh giá còn chưa thống nhất và còn nhiều bất cập. Bên cạnh những mặt tích cức mà ngân hàng đã đạt được như trên trong công tác thẩm định các dự án đầu tư nói riêng và công tác thẩm định nói chung thì trong công tác thẩm định vẫn còn nhiều tồn đọng phải khắc phục như : Dù các cán bộ thẩm định có tránh mức rủi ro nhỏ nhất có thể gặp phải nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra.Sự phân tích thẩm định một dự án do cán bộ thẩm định xem xét đánh giá nên vẫn còn mang tính chủ quan duy ý chí do vậy có thể làm cho nợ xấu của ngân hàng vẫn gia tăng. Mặt khác ngân hàng An Bình là một ngân hàng mới được thành lập do vậy các cán bộ thẩm định vẫn còn có độ thâm niên trong công tác thẩm định chưa nhiều do vậy mà có thể ít có kinh nghiệm trong công tác nên không tránh khỏi rủi ro có thể gặp phải 3.3/Một số nguyên nhân chủ yếu Nguyên nhân khách quan Các yếu tố về cơ chế chính sách và điều kiện pháp lý. Đây là nhân tố mà các cán bộ thẩm định không làm đựơc gì để thay đổi. Đó là hạn chế về sự không đồng nhất về cơ chế chính sách giữa các ngành nghề với tồ chức quản lí vĩ mô như chính sách thuế, chính sách ưu đãi, chính sách nhập khẩu,…làm cho các cán bộ thẩm định không xác định đựoc chính xác nhân tố mà mình dùng để thẩm định, cái này cán bộ thẩm định phải dựa vào khả năng nhận biết và kinh nghiệm của mình cũng như của các dự án tương tự để tiến hành thẩm định. Do việc thực hiện về pháp lệnh kế toán thống kê và kiểm toán chưa được thực hiện nghiêm, chủ yếu mớí chỉ các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán mới đựơc làm triệt để, còn các loại hình doanh nghiệp khác chưa áp dụng một cách triệt để, thường có tâm lý không trung thực trong kiểm tra kiểm soát, mà đối tượng vay hiện nay trải rộng khắp các thành phần kinh tế do đó rủi ro này là rất lớn. Vì việc hoạch toán của các doanh nghiệp nhiều khi không đúng thực chất và chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên khó đánh gía thực trạng khả năng tài chính, tình hình thanh toán, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác việc hạch toán không được cập nhật, doanh nghiệp chỉ cân đối tài khoản hoặc lập quyết toán theo tháng, quý, thậm chí 6 tháng một lần nên các cán bộ thẩm định chỉ dựa được trên độ uy tín, sự trung thực của doanh nghiệp với số liệu của mình để tiến hành thẩm định các hiệu quả tài chính. Do vậy yêu cầu trình độ cũng như khả năng nhạy bén của cán bộ thẩm định là rất lớn, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc của doanh nghiệp, do đó đòi hỏi phải có ngân hàng thông tin giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Mà điều này là rất khó thực hiện không những trong nội bộ ngân hàng nói chi đến liên ngân hàng. Ngoài ra hiện nay chúng ta chưa có một bộ luật nào về ngân hàng, mà mới chỉ có những pháp lệnh, chỉ thị. Do vậy khi tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, cán bộ thẩm định thường dựa trên cơ sơ của các ngành kinh tế về các chỉ tiêu tài chính, và việc thẩm định chỉ mang tính mang tính ước lệ dựa trên các điều khoản của ngân hàng. Mặt khác giới hạn cho vay vốn cũng là một điều kiện mà các cán bộ thẩm định nhiều khi cũng gặp phải khó khăn do gặp phải vướng mắc từ nhiều cấp, nhiều ngành. Việc ban hành luật Ngân hàng là điều kiện cần thiết để cho hoạt động ngân hàng phát triển nói chung, và hoạt động thẩm định cho vay vốn nói chúng. Những yếu tố thuộc về doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ điều kiện vay vốn, dự án chưa đủ tiêu chuẩn để được đầu tư vốn cho nên việc thẩm định và đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay là rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp chưa minh chứng được năng lực sản xuất tốt, tài chính lành mạnh để có đủ điều kiện vay vốn hay không, nhất là điều kiện vốn tự có để tham gia vào dự án. Cán bộ thẩm định không thể kiểm soát được hết những hoạt động của doanh nghiệp khi tiến hành triển khai dự án, làm cho dự án chậm tiến độ do việc lựa chọn nhà thầu, chậm tiến độ thi công công trình do doanh nghiệp triển khai vốn không đúng tiến độ, sai mục đích,… Ngoài ra, vịêc cung cấp nguyên liệu bị ảnh hưởng do phía doanh nghiệp, hoặc không do phía doanh nghiệp mà là do phía cung cấp đầu vào về giá cả, chất lượng,…hoặc do hợp đồng bao tiêu sản phẩm của chủ doanh nghiệp không chắc chắn,… Những nhân tố về môi trường và xã hội. Hệ thống các công ty, cơ quan tư vấn về thẩm định dự án nhất là phương diện thị trường, kỹ thuật còn rất ít, chưa phát triển mạnh để các ngân hàng thương mại thuê để xem xét một số mặt liên quan đến dự án. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp mua phải thiết bị công nghệ lạc hậu của nước ngoài hoặc không phù hợp với yêu cầu của dự án. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế từng ngành, từng vùng, từng địa phương, từng tổng công ty chưa cụ thể, rõ ràng. Hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến khó khăn cho công tác xây dựng các dự án, thẩm định dự án, cũng như các quyết định của ngân hàng. Những thay đổi về tình hình kinh tế vĩ mô mà cán bộ thẩm định không thể lường trước được hết về lạm phát, về tăng giá một số một ngành hàng thiết yếu: như xăng dầu, vận tải,…do vậy khi dự án đi vào hoạt động làm cho dự án không được như khi thẩm định. Nguyên nhân chủ quan Nhận thức về thẩm định tài chính. Thẩm định tài chính của dự án đầu tư ở Ngân hàng An Bình chỉ mới áp dụng các phương pháp cơ bản chứ chưa áp dụng được một cách tổng quát các phương pháp phân tích tài chính. Phân tích độ cảm ứng chỉ dựa vào những ý nghĩa chủ quan của cán bộ thẩm định. Lựa chọn chỉ tiêu NPV hay IRR chưa rõ ràng. Về mạng lưới thông tin. Việc xây dựng mạng lưới thông tin trong nội bộ phòng thẩm định chưa có, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cá nhân thẩm định. Chủ yếu cá nhân nào làm về dự án nào thì tự thu thập thông tin về dự án đó dựa vào năng lực của minh và tham khảo đồng nghiệp, chứ chưa có hệ thống chia sẻ thông tin giữa các thành viên. Thông tin thu thập nhiều khi chưa được cập nhật kịp thời so với yêu cầu của dự án tiến hành, chủ yếu dựa vào nguồn phưong tiện thông tin đại chúng hoặc lấy từ một số cán bộ ngành có liên quan, do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định dự án. Về tổ chức. Hoạt động thẩm định tại Ngân hàng An Bình chưa có sự chuyên môn hoá giữa các ngành nghề mà doanh nghiệp xin vay vốn. Do vậy nếu như ngân hàng đồng thời có nhiều dự án cùng ngành thì sẽ gây ách tắc trong công tác thẩm định, làm chậm tiến độ thẩm định hoặc chất lượng thẩm định không được đảm bảo do khối lượng công việc quá lớn. Phòng dự án đầu tư phải tiến hành một công việc lớn, không những thẩm định các dự án vượt mức phán quyết,do đó áp lực công việc của các cán bộ thẩm định ở phòng là rất lớn Việc tách bạch về hoạt động thẩm định với các lĩnh vực khác trong ngân hàng chưa được tiến hành triệt để do vậy hoạt động thẩm định còn gặp nhiều vướng mắc trong việc xin dấu, liên phòng, chậm tiến độ thẩm định và thu hồi vốn. Về cán bộ. Cán bộ phòng đầu tư dự án đều có trình độ đại học trở lên, nhưng do khối lượng công việc nhiều, nên sự hợp tác giữa các thành viên chưa được nhiều. Các cán bộ chưa xây dựng được mạng lưới chia sẻ thông tin kinh nghiệm cho nhau, cho nên nhiều khi làm chậm tiến độ thẩm định, Ngoài ra, đội ngũ thẩm định tại ngân hàng còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của công việc. Tại một số chi nhánh chưa có cán bộ thẩm định chuyên trách về dự án, còn thiếu những kiến thức tổng quát về thị trường, về dự án, về chế độ kiểm toán, tài chính mới được bổ sung, sửa đổi. Ngoài ra ngân hàng chưa có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định một cách tổng thể và cơ bản. Việc đào tạo hiện nay mới chỉ dựa trên hình thức tập huấn hoặc tự đào tạo. Về trang thiết bị. Cũng giống như tình trạng của các Ngân hàng thương mại nói chung, và tình hình thẩm định nói chung của đất nước,các phần mềm tin học chuyên dụng cho việc dự báo, tính toán, phân tích cộng việc thẩm định chưa được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi. Chương 2:Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP An Bình I/Một số giải pháp về việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng 1/Một số giải pháp về quy trình thẩm định tại ngân hàng 1.1/Ngân hàng cần hoàn thiện và nâng cao hệ thống tổ chức quản lý điều hành và thực hiện thẩm định. Trên cơ sở phân tích tín dụng, đánh giá khách hàng, dự án và hoạt động ngân hàng, từ những rủi ro đã được nhận diện, xác định với người vay và từ những kiến nghị đề nghị đề xuất của người vay thì ngân hàng cần xem xét cụ thể để hỗ trợ người vay, gia hạn nợ, nới lỏng các điều kiện và các cam kết đối với những khách hàng có dự án liên quan đến vấn đề gia tăng lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước Rà soát lại các điều kiện pháp lý để đảm bảo hiệu lực của: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng giao dịch đảm bảo; bổ sung ngay những căn cứ pháp lý còn thiếu. Yêu cầu người vay thực hiện các biện pháp tự xử lý để đảm bảo thực hiện được những kế hoạch hoàn trả nợ vay đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng bao gồm: Xử lý thanh toán, công nợ Xử lý về nguồn vốn Xử lý về thiết kế,dự toán, thanh quyết toán công trình Xử lý về yêu cầu quản lý khác đến dự án và doanh nghiệp. Sau khi người vay đã tự xử lý rủi ro theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng xử lý về nợ quá hạn ,lãi treo, nợ khó đòi gồm: Xem xét đánh giá lại giữa kế hoạch trả nợ đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng với thực tế trả nợ người vay ,khả năng trả nợ thực tế của người vay từ hoạt động kết quả kinh doanh của dự án. Điều chỉnh kế hoạch trả nợ gốc và lãi như: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ ,gia hạn nợ..trong phạm vi quyền hạn của ngân hàng quy định. Ngân hàng có thể linh hoạt trong việc thực hiện thẩm định như: cho vay cơ cấu lại nợ, cho vay bổ sung…. Để việc thẩm định mang lại kết quả cao thì ngân hàng cần phải đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp hỗ trợ người vay để đảm bảo thực hiện được các cam kết vay trả đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng.Bên cạnh đó cũng cần phải phối hợp với các cơ quan chủ quản người vay về tổ chức quản trị điều hành dự án và doanh nghiệp, hoặc phối hợp với các cơ quan khác để điều chỉnh mức thuế suất phù hợp,hỗ trợ đầu tư,các hình thức hỗ trợ khác. Phát hiện rủi ro và những tiềm ẩn rủi ro của khách hàng ,dự án ,khoản vay và ngân hàng ngay từ đầu và trong suốt quá trình vay vốn kinh doanh vận hành dự án Thực hiện tác nghiệp trong quản lý,tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh với khách hàng khoản vay trong suốt quá trình vay vốn Từng bước tách bạch phán quyết với triển khai thực hiện 1.2/Ngân hàng cần đa dạng hoá phương thức cho vay cũng như đơn giản thủ tục cho vay Việc đơn giản hoá thủ tục cho vay là hoàn toàn cần thiết và quan trọng đối với ngân hàng.Hồ sơ khách hàng hiện nay còn nhiều thủ tục rườm rà như 14 chứng từ khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng,10 con dấu của của các cấp ban ngành khác nhau đấy còn chưa kể nhiều giấy tờ phải làm đi làm lại gây mất thời gian cho khách hàng. Cách thức tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng cũng cần thay đổi. Ngân hàng nên phân công cán bộ tín dụng phụ trách từng lĩnh vực hoặc từng địa bàn hay từng loại doanh nghiệp cụ thể, theo đó bảng phân công với đầy đủ các thông tin cần thiết được niêm yết công khai tại nơi giao dịch để khách hàng chủ động trong các mối quan hệ. Khi phát sinh việc vay vốn, khách hàng có thể chủ động trực tiếp liên hệ và cán bộ tín dụng có trách nhiệm sẽ giải quyết. Như thế sẽ tạo điều kiện cho cả khách hàng và Ngân hàng trong quá trình thiết lập giao dịch. Hiện nay ngân hàng An Bình đang triển khai sản phẩm “cho vay cầm cố chứng khoán để cho vay kinh doanh chứng khoán” nhưng trong quá trình triển khai nhiều khách hàng thấy thủ tục còn rườm rà như cần phải có số đỏ.Như vậy thì sẽ làm giảm tính nhanh chóng cho sản phẩm này bởi nhiều khách hàng không mang theo và phải về lấy mặc khác khách hàng đã có tài khoản tại công ty chứng khoán An Bình rồi nên đã chứng thực được tài sản bảo đảm.Do vậy mà ngân hàng cần phải đơn giản hơn thủ tục cho vay sản phẩm này. Về phương thức cho vay cần phải đa dạng hoá như không chỉ cho vay như hiện nay là cho vay từng lần mà cần áp dụnh các phương thức cho vay khác như cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng,cho vay trả góp. Không những vậy đối với các dự án đầu tư của các khách hàng cá nhân như đầu tư mua nhà,mua bất động sản thì ngân hàng cần phải linh hoạt trong thời hạn trả nợ như thay vì 10 năm như hiện nay có thể nâng lên thành 20 năm và như vậy sản phẩm cho vay vừa mang tính cạnh tranh vừa tạo điều kiện giúp khách hàng có thể hoàn trả số nợ. 1.3/ Ngân hàng cần xây dựng quy trình và nội dung thẩm định cho các loại dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khác nhau. Hiện nay có rất nhiều dự án thuộc các lĩnh vức khác nhau cần phải thẩm định vay vốn trong ngành ngân hàng.Có thể một ngày một cán bộ chuyên viên thẩm định có thể tiếp nhận rất nhiều hồ sơ và rồi để xem xét các hồ sơ này tón rất nhiều thời gian và như vậy gây mất chi phí cơ hội cho khách hàng, doanh nghiệp.Do vây mà ngân hàng cần phải xây dựng quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho từng dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ chuyên viên thẩm định quản lý từng loại dự án để dẽ dàng quản lý .Có như vậy quá trình quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không mới được đẩy nhanh. Từ hệ thống các chỉ tiêu sẽ giúp ngân hàng xây dựng bảng điểm cụ thể cho việc phân loại đánh giá khách hàng, dự án, khaỏn vay theo từng loại hình tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Từ hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, cán bộ tín dụng và thẩm định đã xác định đối với từng khách hàng, thực hiện việc phân tích tín dụng, đánh giá dự án, khách hàng theo định kỳ, trên cơ sở các thang bảng điểm ngân hàng cần xây dựng và quy định để có thể phân loại khách hàng, dự án để quản lý . 1.4/Ngân hàng cần phải nâng cao trong công tác thực hiện đảm bảo tiền vay. Tài sản đảm bảo tiền vay là cơ sở pháp lý cho Ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai. Tuy nhiên không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản đảm bảo, coi tài sản đảm bảo là điều kiện quyết định có cho vay hay không. Ngân hàng nên xem xét vào kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả của phương án, dự án vay vốn chứ không phải tài sản đảm bảo. Đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận vốn vay Ngân hàng. Tại Ngân hàng An Bình , hầu hết các doanh nghiệp khi vay vốn đều phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có thể là các bất động sản như: Nhà xưởng, đất đai, máy móc, dây chuyền thiết bị công nghệ, sổ tiết kiệm…và có thể là tài sản hình thành từ vốn vay nhưng doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án, dự án xin vay lớn hơn 50% tổng giá trị đầu tư. Điều đó đã tạo thuận lợi cho khách hàng nhưng cần nhanh chóng áp dụng rộng rãi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay khi họ có các đơn vị, tổ chức có uy tín đứng ra bảo lãnh. Một vấn đề quan trọng đó là việc định giá tài sản đảm bảo như hịên nay cần được điều chỉnh lại. Theo quy định thì việc định giá được tiến hành theo thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng theo giá thị trường nhưng cũng cần xác định xem mức gía thoả thuận đó nằm trong khuân khổ bao nhiêu cho phù hợp, sát với giá thị trường. Thiết nghĩ, cần thiết phải có quy định của các cơ quan chức năng về mức giá cao nhất và thấp nhất để cán bộ tín dụng làm cơ sở theo đó xuống tận địa bàn, đánh giá trực tiếp tài sản đảm bảo để việc định giá được sát với giá thị trường, có lợi cho cả hai bên. Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng sẽ phải thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra các đảm bảo tiền vay để nhanh chóng, kịp thời phát hiện những sự cố, kịp thời xử lý. 2/Một số giải pháp về nội dung thẩm định tại ngân hàng 2.1/Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định trong ngân hàng. Ngân hàng cần phổ cập và tăng cường áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới và áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế ở nước ta và hệ thống Ngân hàng. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Các phương pháp thẩm định hiện đại được trình bày rất phổ biến trong nhiều tài liệu khác nhau, nhưng vấn đề là lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp nào để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn. * Tính dòng tiền: - Ngân hàng cần lập riêng bảng tính dòng tiền cho dự án vì đây là một bảng báo cáo rất quan trọng, thể hiện lợi nhuận của dự án. - Phần lớn các dự án đều có giá trị thu hồi tài sản cố định. Các máy móc, thiết bị, nhà xưởng khi dự án kết thúc còn một giá trị thị trường nhất định. Khi chúng được bán sẽ xuất hiện một luồng tiền thu cuối dự án. Một điều cần lưu ý là dòng tiền này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp vì nó là luồng tiền hoạt động trước thuế. * Tính doanh thu và chi phí: Doanh thu và chi phí là hai yếu tố ảnh hưởng quyết định tới việc tính toán các chỉ tiêu còn lại trong thẩm định dự án, đây là bước quan trọng trong quá trình phân tích. Việc dự báo doanh thu bán hàng liên quan đến các yếu tố như khuynh hướng tăng trưởng kinh tế, khuynh hướng giá cả, phản ứng của đối thủ cạnh tranh … đánh giá những nhân tố này là rất khó chính xác. Do vậy ngân hàng nên lập bảng tính giá thành sản phẩm dịch vụ hoặc yêu cầu chủ dự án lập, sau đó ngân hàng nên kiểm tra lại bởi vì giá thành là cơ sở để xác định giá bán có phản ánh đầy đủ hết các chi phí của dự án. Dựa vào đây Ngân hàng có thể chỉ ra các bất hợp lý của các chi phi kê khai trong dự án, đồng thời kết hợp với các kết quả nghiên cứu thị trường để xác định giá tiêu thụ một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó ngân hàng cần phải theo dõi giá cả trên thị trường xem có sự biến động khác biệt quá không để có thể điều chỉnh kịp thời. * Tính khấu hao: Khi tính khấu hao Ngân hàng cần chú ý tới cơ cấu của chi phí đầu tư cho dự án để áp dụng các tỉ lệ khấu hao cho phù hợp. Đối với phần chi phí trước vận hành Ngân hàng cần tách ra để thu hồi trong một số năm đầu khi dự án đi vào hoạt động chứ không nên tính gộp cùng với chi phí xây lắp . * Tính lãi suất chiết khấu: Ngân hàng có thể áp dụng hai cách tính lãi suất chiết khấu: + Tính chi phí bình quân của vốn đầu tư làm lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, rất khó tính chi phí của vốn tự có của doanh nghiệp + Lấy lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước làm tỉ lệ chiết khấu cộng thêm một mức rủi ro tương ứng của từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh mà dự án hoạt động; chẳng hạn trong sản xuất nông nghiệp do phải chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro như bão lụt hạn hán so với các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp. Thông thường các dòng tiền của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được chiết khấu với tỉ lệ không đổi. Tuy nhiên Ngân hàng có thể sử dụng các chiết khấu thay đổi để phản ánh các tác động của môi trương kinh tế đến dự án; Chẳng hạn như tác động của lạm phát. Trong những năm mà nguồn vốn khan hiếm, Ngân hàng có thể tính tỉ lệ chiết khấu cao hơn do chi phí vốn tăng và ngược lại, tỉ lệ chiết khấu thấp hơn trong nhiều năm mà nguồn vốn dồi dào. 2.2/Nâng cao chất lượng công tác thu thập phân tích thông tin về dự án và khách hàng của ngân hàng. Để kiểm soát rủi ro,tự phòng ngừa ,tự bảo vệ an toàn cho chính ngân hàng trong hoạt động tín dụng ngắn trung dài hạn,cần phải có và không thể không có một hệ thống chỉ tiêu các thông tin theo dõi được cập nhật ngay từ đầu và theo định kỳ về khách hàng,về dự án,khoản vay về ngân hàng trên cơ sở phối hợp ,kết hợp giữa cán bộ tín dụng và thẩm định cùng làm, từ đó thực hiệ việc thẩm định và thẩm định lại khách hàng và dự án đã vay để kiểm tra ,kiể soát việc triển khai thực hiện các cam kết,các điều kiện đã được ký kết,chấp thuận trong việc phát tiền vay,khi vận hành dự án sản xuất kinh doanh đối với người vay và đối với ngân hàng. Hiện nay để thu thập về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp có dự án đầu tư ngân hàng thường tìm hiểu chủ yếu thông qua CIC nhưng trên thực tế hiện nay hệ thống này nhiều khi cung cấp không cập nhật không đủ đối với doanh nghiệp do vậy mà ngân hàng cần phẩi tích cực thu thập thêm thông tin cho chính ngân hàng trong việc thẩm định doanh nghiệp. Sử dụng các thông tin về doanh nghiệp xin vay vốn do bộ phận thông phòng ngừa rủi ro cung cấp,sử dụng thông tin từ việc điều tra trực tiếp các đơn vị có liên quan.Ngân hàng có thể thuê những công ty kiểm toán để kiểm tra độ chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính.Cán bộ tín dụng có thể tham khảo thêm các tài liệu về chủ trương chính sách của Nhà nước về báo cáo thống kê có liên quan đến dự án. Với sản phẩm mới triển khai như sản phẩm “cho vay cầm cố chứng khoán để kinh doanh chứng khoán” của ngân hàng An Bình thì việc theo dõi để khi giá chứng khoán xuống đến giá xử lý thì rất cần một hệ thống thông tin hiện đại cung cấp thông tin cập nhật liên tục về giá các loại chứng khoán trên thị trường giao dịch để có thể xử lý một cách nhanh chóng và đưa ra các cảnh báo kịp thời cho khách hàng. Nhanh chóng triển khai hệ thống Corebanking áp dựng vào ngân hàng để có thể tạo thuận lợi hơn cho ngân hàng. Đối với sản phẩm “cho vay để xây ,sừa nhà” của ngân hàng An Bình thì việc định giá giá trị đảm bảo cần phải được thu thập thông tin một cách chính xác hơn để có cách định giá chi tiết hơn. 2.3/Nâng cao công tác quản trị rủi ro và tái thẩm định của ngân hàng Với những hạn chế trong việc quản trị rủi ro như vậy thì trong thời gian tới ngân hàng cần phải tực hiện một số giải pháp sau: Phát hiện những rủi ro và những tiềm ẩn rủi ro của khách hàng, của dự án ,khoản vay và ngân hàng ngay từ đầu và trong suốt quá trình vay vốn kinh doanh,vận hành dự án,.Hiện nay có thể thấy một số rủi ro từ phía dự án như sau: rủi ro về chủ trương đầu tư,rủi ro xây dựng ,hoàn tất dự án theo đúng tiến độ ,chất lượng đề ra,rủi ro do thông tin không đầy đủ ,không chính xác….. Tăng cường công tác kiểm tra,kiểm soát , đánh giá đúng ,kịp thời những biến động của dự án ,tài sản đảm bảo nợ vay.Phân loại thứ ự rủi ro và trình tự khi xử lý. Luôn luôn phải đặt an toàn tín dụng là vấn đề cốt tử,phải đặt lên hàng đầu do đó cần phải thường xuyên ,phân tích, đánh giá ,thẩm định và tái thẩm định lại trong suốt quá trình từ khi quyết định cho vay đến khi thu hồi hết nợ gốc và lãi. 3 /Một số nhóm giải pháp về nhân tố con người. Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ chuyên viên thẩm định. Chuyên viên thẩm định là bộ phận rất quan trọng đối với ngân hàng bởi ngay từ đầu khi khách hàng đến với ngân hàng thì thái độ phục vụ và năng lực của chuyên viên thẩm định giúp khách hàng có ấn tượng tốt đối với ngân hàng đặc biệt là ngân hàng An Bình với câu khẩu hiệu “Kết nối sức mạnh, kết nối thành công”.Vì vậy mà ngân hàng cần có một số nhóm giải pháp sau: - Về vấn đề tuyển chọn và bố trí cán bộ: Trong tuyển chọn, bố trí cán bộ làm tín dụng cần kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức, đủ năng lực làm việc. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu thêm về công việc sẽ giao. Ngoài ra, cần phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, quy trình, những quy định của ngân hàng và của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như Bộ Luật dân sự, Luật hình sự, các Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp ...Mặt khác để có một đội ngũ chuyên viên thẩm định thì ngay từ đầu ngân hàng nên đặt vấn đề tuyển dụng đối với các trường đào tạo như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH ngoại thương……để có thể tìm kiếm những ứng viên xuất sắc cho ngân hàng sau này vì như vậy ngân hàng có thể đi tắt đón đầu được những nhân viên xuất sắc. - Phân công giao việc cụ thể, khoa học: Việc giao công việc cụ thể, trong đó phân định trách nhiệm, quyền hạn cho từng công việc, từng người. Các nhiệm vụ chức năng cần có sự độc lập tương đối ví dụ như trong hoạt động tín dụng, các nhân viên chuẩn bị hồ sơ tín dụng phải độc lập với nhân viên thẩm định từ đó, các ý kiến sẽ khách quan hơn và trong một chừng mực nào đó, quy định rõ được trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động tín dụng. Các chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ tín dụng cũng cần được quy định một cách rõ ràng bởi thực chất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, công tác tín dụng là công tác tiềm ẩn nhiều rủi ro nghề nghiệp nhất. Chính vì vậy, việc tạo ra cơ chế lợi ích thoả đáng sẽ giúp cán bộ tín dụng yên tâm hơn trong công tác của mình, tạo điều kiện cho họ hết lòng vì công việc chung. - Về công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Đặc điểm của kinh tế thị trường là hết sức năng động, các nhân tố kinh tế thường xuyên có sự biến động. Mặt khác, nền kinh tế nước ta nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng đang đi những bước đầu tiên vào nền kinh tế thị trường, một lĩnh vực rất mới mẻ , rất nhiều khó khăn và thách thức...Muốn đạt được yêu cầu về hiệu quả kinh doanh ngân hàng và đặc biệt là kinh doanh tín dụng, đòi hỏi các cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định dự án phải không nghừng học hỏi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc học tập nghiệp vụ này không thể hoàn thành một sớm một chiều mà đây là nhiệm vụ mang tính lâu dài và thường xuyên để liên tục cập nhật những kiến thức mới, phục vụ công tác. Xuất phát từ quan điểm này,cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ tín dụng nhất là về trình độ thẩm định, đánh giá các dự án kinh doanh của khách hàng vay vốn, kiến thức pháp luật, kiến thức chung về kinh tế xã hội.... Công tác đào tạo cần được tiến hành thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới. Đào tạo kiến thức cần đi đôi với giáo dục đạo đức kinh doanh và lề lối, phương pháp làm việc. Về hình thức đào tạo, có thể tổ chức những lớp học theo chuyên đề ngắn ngày, các lớp đào tạo chuyên sâu dài ngày hoặc liên kết với các chi nhánh trong hệ thống tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc cũng có thể phối hợp với các ngân hàng thương mại khác, với Ngân hàng Nhà nước Việt nam tổ chức các hội nghị về tín dụng trung dài hạn, về công tác thẩm định .v.v. Hiện nay, các trụ sở chính của các chi nhánh chưa đủ điều kiện, tầm cỡ của một ngân hàng trong cơ chế thị trường. Để ngân hàng có thể cạnh tranh được cũng như đáp ứng xu hướng hội nhập khu vực thì ngân hàng cần phát triển hoàn thiện hơn nữa hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động ngân hàng. Giải pháp công nghệ hiện đại, áp dụng kỹ thuật phân tích, tính toán hiện đai có thể giải quyết được dự án phức tạp. Mỗi cán bộ phải được trang bị một mý tính. Hệ thống máy tính cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động. Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thông tin tổng hợp và tư duy, do vậy lắp đặt một hệ thống nối mạng giữa các bộ phận trong ngân hàng là hết sức thiết thực. -Về chính sách lương bổng,phụ cấp Để có thể giữ được những chuyên viên thẩm định có năng lực thì ngân hàng cần có một chính sách lương thưởng một cách thoả đáng bởi hiện nay trong hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng thì vấn đề lương đang có sự cạnh tranh rất gay gắt .Nếu như ngân hàng không có một cơ chế chính sách phù hợp thì có thể sẽ làm cho các nhân viên có thể thuyên chuyển sang một ngân hàng khác.Hiện nay đây thực sự là một vấn đề “nóng” cần giải quyết trước mắt. Bảo đảm cung cấp đầy đủ trang thiết bị vật chất cho đội ngũ chuyên viên làm công tác thẩm định II/Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại ngân hàng nói chung và ngân hàng An Bình nói riêng 2.1/Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan Nhà nước cần đưa ra chính sách vĩ mô để phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý, cần phải giảm thiểu những đột biến xuất hiện trong môi trường kinh tế làm ảnh hưởng xấu cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và các NH TM nói riêng, gây thiệt hại cho các ngân hàng, chủ đầu tư và toàn nền kinh tế . Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động ngân hàng nói chung và quy chế thẩm định dự án nói riêng là yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay. Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thông các văn bản pháp quy để có đầy dủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện luật ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động, an toàn. Một điều cần chú trọng ở đây là pháp luật được tạo ra cần phải hướng vùng ảnh hưởng về cả hai phía tham gia quan hệ tín dụng.Các chính sách về tín dụng-tiền tệ cần phải cập nhật liên tục và kịp thời sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cần điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới hoạt động tín dụng ngân hàng và các vấn đề phát sinh chưa được giải quyết do chưa có quy định cụ thể. Kiến nghị chính phủ có văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm của các bên đối với các kết quả tín dụng trong nội dung dự án. Chính phủ nên có các quy định từng bước về mở rộng quyền và trách nhiệm thẩm định dự án cho từng đối tượng thường xuyên liên quan tới thẩm định dự án như ngân hàng, Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, … Thường xuyên tiến hành thanh tra giám sát các hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế. Chính phủ cần sắp xếp lại các doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và thực sự cần thiết, tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng có trọng điểm và mang lại kết quả cao. Cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để nâng cao trách nhiệm tính tự chủ và chất lượng quản lý của các doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế, đặc biệt là kiểm toán độc lập vì đây là nơi cung cấp thông tin khá chính xác cho công tác thẩm định dự án. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán, trước mắt cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, cụ thể hoá các chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với hoạt động kiểm toán trong nước và trên thế giới. Nhà nước cần phải quy định các báo cáo tài chính cần phải có kiểm toán và phảt gắn trách nhiệm của kiểm toán viên với sự chính xác của kết quả kiểm toán. Nhà nước cần có một số biện pháp bảo đảm an toàn vốn cho các ngân hàng khi cho các doanh nghiệp nhà nước vay vốn. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp phá sản thì vốn vay ngân hàng cần được ưu tiên trả trước. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro và trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để góp phần bảo đảm an toàn cho hoạt động của các ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho hệ thống ngân hàng. Các bộ chủ quản như Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê hàng năm cần hệ thống hoá thông tin liên quan đế lĩnh vực mà mình quản lý và công bố công khai những thông tin này để giúp các ngân hàng thương mại cũng như các thành phần kinh tế thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin. Hơn nữa trước khi được thẩm định tại ngân hàng, các dự án đầu tư đã được tiến hành thẩm định tại các bộ quản lý ngành, bộ kế hoạch đầu tư, UBND tỉnh… Đối với các cơ quan này, vấn đề cần thiết là phải thẩm định một cách cẩn thận để ngân hàng lấy đó làm căn cứ cho công việc thẩm định của mình. Bên cạnh đó Chính Phủ cần có khung bảng giá nhà đất cần điều chỉnh phù hợp hơn để có thể giúp chuyên viên thẩm định có thể thẩm định giá BĐS một cách chính xác hơn bởi như hiện nay có sự chênh lệch giữa khung giá Nhà Nước và giá thị trường là rất lớn 2.2/Kiến nghị với ngân hàng Ngân hàng nên sớm ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục cho vay vốn của nhiều Ngân hàng thương mại với cùng một dự án. Trong đó nêu rõ bộ phận thẩm định dự án gồm đại diện của tất cả các ngân hàng tham gia hợp vốn hay chỉ ngân hàng cho vay (Ngân hàng tham gia vốn nhiều nhất chịu trách nhiệm thẩm định, giải ngân, thu nợ...) Ngân hàng nên có chương trình quản lý việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay trên máy tính để có thể dễ dàng kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các sai sót khi gặp phải khó khăn để có biện pháp xử lý kịp thời. Không những thế, Ngân hàng cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn, tìm kiếm nguồn đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp vưà và nhỏ của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế. Hơn nữa cần có hệ thống thông tin chính xác phục vụ. Trước hết cần chấn chỉnh lại thông tin tín dụng hoạt động có hiệu quả hơn, hình thành nên các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của mọi hoạt động, nắm chắc tình hình thực tế của các doanh nghiệp để cung cấp cho các Ngân hàng thương mại. Kết luận Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi vậy những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mở rộng tín dụng trung và dài hạn an toàn và hiệu quả. Song việc ngiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư là một có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Do vậy trong khuôn khổ chuyên đề thực tập của mình, em cũng chỉ xin đưa ra những vấn đề chung nhất và một vài ý kiến nhỏ, hy vọng sẽ có thể đóng góp phần nào vào công cuộc đổi mới hoạt động của Ngân hàng TMCP An Bình . Với những kiến thức còn hạn chế, cách diễn đạt còn nhiều khiếm khuyết nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè và các anh chị trong phòng tín dụng cá nhân để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo thạc sĩ Vũ Kim Toản đã hướng dẫntận tình để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập của mình!Em xin cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Phượng Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình lập và quản lý DAĐT – T.S Nguyễn Bạch Nguyệt; Giáo trình Kinh tế Đầu tư- TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương Trường ĐH KTQD Hà Nội 2. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng; Tín dụng Ngân hàng; Khoa Ngân Hàng - Tài chính, Trường ĐH KTQD Hà Nội 3. Tạp chí Ngân hàng. 4. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương. 5. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ. 6. Thời báo kinh tế Việt Nam. 7. Các hồ sơ thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP An Bình 8. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình 9.Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP An Bìn ( Annual Report ) 2002,2003,2004,2005 10.Một số trang web: www.anbinhbank.com.vn www.creditinfo.org.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP An Bình.docx
Luận văn liên quan