Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Cam của các hộ nông dân tại xã Nghi Diên- Nghi Lộc - Nghệ An

Nhìn chung hầu hết người dân ở đây sinh sống bằng nghề buôn bán kinh doanh và làm công nhân ở các nhà máy. Tại trung tâm Thị trấn có chợ Thị trấn Văn Điển nơi đây buôn bán rất nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng, do nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, đi lại của người dân.

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Cam của các hộ nông dân tại xã Nghi Diên- Nghi Lộc - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Cao Danh Thịnh, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh và toàn thể cán bộ, nhân dân Thị trấn Văn Điển đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Do yếu tố thời gian là có hạn và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sótgia đình Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu từ thầy cô cũng như các bạn sinh viên khác để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cám ơn! Xuân Mai ngày 18 tháng 4 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Tiến Mạnh ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất đai là môi trường sống của con người và cả sinh vật, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng…Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu không thể thiếu của các ngành sản xuất, nhất là ngành sản xuất Nông –Lâm nghiệp. Ngày nay, do sự tăng dân số, sự phát triển của các đô thị, sự tăng trưởng kinh tế xã hội và một số vấn đề khác đã và đang tác động rất lớn tới đất đai. Trước những áp lực đó, đất đai biến động không ngừng cùng với sự phát triển của xã hội. Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt có thể khai thác sử dụng nhưng không thể làm tăng thêm về mặt số lượng. Vì thế nên công tác quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, hợp lý luôn là một vấn đề hết sức quan trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng của nó và các yêu cầu sử dụng đất, dựa trên quỹ đất đai của từng địa bàn cụ thể, đát đai luôn được quản lý, theo dõi sự biến động về các yếu tố không gian, mục đích sử dụng trong từng thời điểm cụ thể. Ngày nay các hoạt động của con người, của đời sống xã hội luôn làm cho nó biến động và thay đổi theo năm tháng. Theo dõi biến động sử dụng đất sẽ cung cấp cho ta những thông tin chính xác về hiện trạng sử dụng đất. Đó là những thay đổi về diện tích, về mục đích sử dụng. Từ đó chúng ta đưa ra hướng sử dụng đất hiệu quả và hợp lý cho tương lai. Với mong muốn đánh giá biến động sử dụng đất trong thời gian gần đây tại Thị trấn Văn Điển – Thanh Trì- Hà Nội, cụ thể từ năm 2000-2005, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu biến động sử dụng đất đai giữa hai thời kỳ 2000-2005 tại Thị trấn Văn Điển – Thanh Trì- Hà Nội và phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động đó.” CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Quản lý nhà nước về đất đai của nước ta 1.1.1 Đất đai và hiện trạng sử dụng đất đai ở nước ta. Theo số lượng thống kê năm 2000 thì : Việt Nam có tổng diện tích là: 32.924.061 ha (100 %) trong đó: Diện tích sử dụng vào đất nông nghiệp là: 9.345.345 ha chiếm 28,38% Diện tích sử dụng vào Lâm nghệp là: 11.575429 ha chiếm 35,16% Diện tích đất chuyên dùng: 1.532.843 ha chiếm 4,66%. Diện tích đất thổ cư: 443.178 ha chiếm 1,35% (trong đó ở nông thôn là 371.020 ha, đất ở đô thị là 72158 ha) Đất chưa sử dụng 10.027.265 ha chiếm 30,46%. Trong tổng gần 33 triệu ha thì chỉ có khoảng 9 triệu ha là đất đồng bằng và đất thung lũng bồi tụ có tới 22 triệu ha là đồi núi, còn lại khoảng 2 triệu ha là đất sông suối và núi đá trọc không có khả năng sử dụng. Tóm lại Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng mật độ dân số đông, quỹ đất ít (tỷ lệ trung bình tính theo đầu người thấp 0.43 ha / người, đứng thứ 135 trên thế giới). Hơn nữa đất chưa được khai thác và khai thác đầy đủ, hiệu quả sử dụng còn thấp. Đây chính là thách thức rất lớn trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai của nhà nước. 1.1.2 Tình hình quản lý đất đai của nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trong Luật đất đai đều khẳng định : Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và theo pháp luật. Nhà nước lập quy hoạch tổng thể chung cho toàn quốc, trong đó phân bổ đất đai cho các cơ quan, đơn vị nhà nước có thẩm quyền quản lý và sử dụng đất. Các cơ quan đơn vị cấp dưới sẽ căn cứ vào quy hoạch chung của cơ quan, đơn vị cấp trên để lập quy hoạch, kế hoạch riêng cho phù hợp với đăc thù của đơn vị mình. Quy hoạch sử dụng đất được thành lập theo các đơn vị hành chính. Từ toàn quốc, tỉnh, huyện,xã.Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.Ngoài quy hoạch đất trên còn có quy hoạch sử dụng đất theo ngành và theo vùng. Để phân phối và sử dụng đất đai hợp lý, toàn bộ đất đai của nước ta được chia làm 5loại, đó là: Đất nông nghiệp, Đất lâm nghiệp, Đất ở (đất thổ cư), Đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. 1.2 Tổng quan về công tác địa chính qua các thời kỳ Địa chính là một ngành chuuyên về đất đai. Bất kì hoạt động nào trong Ngành địa chính cũng trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới đất đai. 1.2.1. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Hầu như ruộng đất nằm trong giai cấp chủ nô. Các chủ nô có quyền quản lý nô lệ và quản lý cả đất đai. 1.2.2. Thời kỳ phong kiến. Công tác đo đạc, lập bản đồ, tổ chức địa chính : -Từ thế kỷ thứ VI,Triều đình đã tiến hành kiểm tra điền địa. -Thời vua Gia Long (1806) :Nhà nước đã đo đạc,lập sổ địa bạ cho từng xã để phân rõ công, tư, điền, thổ…Địa bạ được lập thành 3 bản : bản giáp, bản đinh, bản binh. - Thời vua Minh Mạng thứ XVII (1836): Triều đình cử một khâm sai chuyên lo việc bộ điền. Sau khi đo đạc mỗi làng lập một địa bộ thành 3 bản: Bản giáp bộ hộ, Bản ất nộp tại bộ chánh, Bản binh lưu tậi xã. +Chế độ quản lý đất đai: Nhà vua có quyền quản lý cao nhất về đất đai. Nhà vua lấy đất đai để ban thưởng cho những người có công cho triều đại hoặc thay cho việc trả lương. Giai đoạn này đất đai được quản lý theo làng. +Một số chính sách đất đai tiên phong ở giai đoạn này: - Nhà Lê có chế độ quân điền. - Nhà Nguyễn Huệ :Ban hành chiếu khuyến nông. - Nhà Gia Long :Khai hoang phục hoá. 1.2.3. Thời kỳ Pháp thuộc. Pháp vừa bình định xong đã lo ngay vấn đề ruộng đất. Chúng chia đất ra làm 3 kỳ, mỗi kỳ có môt chế độ quản lý khác nhau. Nam Kỳ: Chế độ địa bộ Bắc kỳ và Trung Kỳ:Chế độ quản chủ địa chính Riêng chế độ Đế Dương :Áp dụng cho người Pháp và người Việt xin áp dụng dân lập Pháp. Ở thời kỳ này công tác đo đạc đã được chú ý, cụ thể có các loại bản đồ sau: - Bản đồ đo đạc toàn xã : thể hiện chu vi toàn xã, chu vi các loại đất, góc liệt kê chung các loại đất. - Bản đồ giải thửa: về tất cả các giải thửa với chi tiết như:bờ thửa,hàng rào, cây… -Ở nông thôn, bản đồ lập với tỷ lệ 1/800 đến 1/1000. Ở đô thị, bản đồ lập với tỷ lệ 1/1000 đến 1/200. 1.2.4. Nghành địa chính các tỉnh miền Nam thời kỳ Mỹ ngụy. Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết, chia nước ta ra làm hai miền. Để có cơ sở quẩn lý đất đai chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh 124 ngày 30/05/1962 về công tác kiểm điền và quản lý điền địa. UBND tỉnh có nhiệm vụ duyệt công việc của Ban kiểm điền. Sau khi kết thúc việc kiểm điền phải co sở điền bộ, sở điền chủ, trích lục địa bộ Thời kỳ Ngô Đình Diệm đưa ra “ Quốc sách cải cách điền địa ”, còn Nguyễn Văn Thiệu thì nêu cao khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Chúng ta đã thự hiện 5 hình thức sau : + Lập khế ước ta điền + Truất hữu địa chủ + Tiểu điền chủ hoá tá điền + Hướng dẫn địa chủ qua hoạt động kỹ nghệ + Thu hồi về tay quốc gia những ruộng đất bị thực dân chiếm đoạt. 1.2.5. Thời kỳ từ 1945 đến nay ở Việt Nam 1.2.5.1. Nghành địa chính thời kỳ 1945 – 1954 - Ngày 02 tháng 02 năm 1947 : Thành lập Nha địa chính 6 Bộ tài chính. Toàn bộ cán bộ địa chính được đi làm thuế nông nghiệp - Tháng 7 năm 1949 : Chính Phủ có sắc lệnh 78/SL quy định rằng 25% địa tô và xoá địa tô phụ - Ngày 13 tháng 7 năm 1951 : Theo sắc lệnh 40/SL nghành địa chính chính thức hoạt động theo chuyên nghành. - Ngày 05 tháng 3 năm 1952 : Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về việc sử dụng công điền, công thủ chia cho dân nghèo. - Ngày 04 tháng 12 năm 1953 : Quốc hội thông qua luật cải các ruộng đất. 1.2.5.2. Nghành địa chính thời kỳ 1954 – 1960 - Ngày 03 tháng 7 năm 1958, Chính phủ ban hành chỉ thị 354/TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính - Năm 1960, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp cơ bản đã hoàn thành ( 90% diện tích đất canh tác được tập thể hoá ). HIến pháp năm 1959 đã xác định 3 hình thức sở hữu đất đai là : + Toàn dân + Tập thể + Tư nhân 1.2.5.3. Nghành địa chính từ năm 1960 đến năm 1979 Ngày 9 tháng 12 năm 1960, Chính phủ ra nghị định 70/CP quy định nhiệm vụ, tổ chức nghành địa chính và chuyển nghành địa chính từ Bộ tài chính sang Bộ nông nghiệp và đổi tên là nghành quản lý ruộng đất. Nhiệm vụ của nghành quản lý ruộng đất lúc ấy là : + Đo đạc, lập bản đồ và tài liệu ruộng đất nông nghiệp + Thống kê, phân loại đất nông nghiệp + Tiến hành quản lý ruộng đất Cơ cấu tổ chức ruộng đát lúc đó là: + Trung ương có nhiệm vụ quản lý ruộng đất nông nghiệp + Tỉnh có phòng quản lý ruộng đất thuộc sở nông nghiệp + Huyện có ban quản lý ruộng đất thuộc phòng nông nghiệp Thời kỳ này công tác quản lý ruộng đất có nhiều buông lỏng làm cho ruộng đất bị bỏ hoang, bị lấn chiếm và nghiêm trọng hơn là cấp đất trái phép. Ngày 09 tháng 11 năm 1979 Chính phủ ban hành nghị định 404/CP thành lập hệ thống quản lý đất đai thuộc hội đồng bộ trưởng và UBND các cấp. Khi đó cơ cấu nghành quản lý ruộng đất như sau : + Trung ương có tổng cục quản lý ruộng đất thuộc hội đồng bộ trưởng + Tỉnh có cục quản lý ruộng đất thuộc phòng nông nghiệp Mục đích của việc tách nghành địa chính riêng ra và thành lập hệ thống quản lý đất đai riêng biệt là nhằm quản lý thống nhất toàn bộ đất đai nông nghiệp, nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo vệ tài nguyên môi trường, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả 1.2.5.4. Nghành địa chính thời kỳ từ năm 1980 đến nay Do Hiến pháp năm 1980 hợp ba hình thức sở hữu đất đai thành một hình thức sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý nên việc quản lý đất đai phải thay đổi theo cho phù hợp. Ngày 01 tháng 7 năm 1980, trong quyết định 201/Cp của hội đồng Chính phủ về việc thống nhất tăng cường công tác quản lý ruộng đất có nêu 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau : Điều tra, khảo sát và phân bổ các loại đất Thống kê, đăng ký đất Quy hoạch việc sử dụng đất Giao đất, thu hồi đất và trưng dụng đất Thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất Giải quyết tranh chấp về đất đai. Quy định các chế độ, thể lệ quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện Năm 1988, luật đất đai đầu tiên được ban hành. Đây là văn bản luật đầu tiên chính sửa hệ đất đai, đưa chế độ sở hữu nôn nghiệp đối với đất đai và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước, giao đất ổn định lâu dài … Năm 1993, luật đất đai lần thứ 2 ra đời, cho tới nay vẫn còn sử dụng (Mặc dù đã qua 2 lần sửa đổi) Từ quyết định 201 ( ngày 01 tháng 7 năm 1980 ) đến luật đất đai năm 1988 cho đến luật đất đai năm 1993 đều khẳng định đất đai thuộc sở hữu tòan dân, do Nhà nước thống nhất quản lý và nêu 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đó là: Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân loại, lập bản đò địa chính. Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. Đăng ký đất đai, lập quản lý sở địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quýêt khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Thị trấn Văn Điển có tổng diện tích tự nhiên là 89,8775 ha nằm ở trung tâm huyện Thanh Trì – Hà Nội, cửa ngõ phía Nam Thành phố Hà Nội, có vị trí: + Phía Nam giáp xã Vĩnh Quỳnh và xã Tứ Hiệp + Phía Bắc giáp phưòng Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. + Phía Tây giáp xã Tam Hiệp. + Phía Đông giáp xã Tứ Hiệp. 2.1.2 Địa hình Thị trấn Văn Điển là vùng đồng trũng, độ cao trung bình 4 - 5 m, cao nhất từ 6 - 6.5m, thấp nhất từ 2 - 2.5m. Là khu vực có địa hình đơn giản, tương đối bằng phẳng, mang tính gò thấp. Độ dốc trung bình 5 - 6◦ theo hướng Đông Nam. 2.1.3 Khí hậu thuỷ văn Thị trấn Văn Điển nằm trong vùng khí hậu II, phân vùng II của khu vực thành phố Hà Nội. Chế độ nhiệt: Nhiệt độ ngày cao nhất trong năm là 39◦C, nhiệt độ bình quân năm là 27◦C Về độ ẩm: Độ ẩm cao nhất trong năm là 97,5% vào các tháng 3, 4, 9, 10. Thấp nhất là 63 % vào các tháng 1, 11, 12. Độ ảm bình quân 85 % Về chế độ mưa: Tổng lượng mưa hàng năm thường từ 1700 – 2000 mm, ngày mưa bình quân là 143 ngày / năm, mưa nhiều vào tháng 8 với lượng mưa bình quân 300 - 350 mm. Tháng 12 hầu như không mưa. Về lượng bốc hơi Tổng lượng bốc hơi hàng năm khoảng 938 mm, nhiều nhất là vào tháng 7 (khoảng 100 – 101 mm) ít nhất vào tháng 2 (khoảng 50 -51 mm). Số giờ nắng khoảng 220 ngày nắng với 1640 gìơ nắng / năm. Thị Trấn Văn Điển có sông Tô Lịch chạy qua. 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội Thị trấn Văn Điển có tuyến đường giao thông 1A , đường sắt Bắc Nam, đường 70B chạy qua, do đó công việc thông thương buôn bán rất thuận tiện. Tổng dân số Thị Trấn Văn Điển năm 2007 có 13100 nhân khẩu. Thị trấn Văn Điển không có hộ sán xuất nông nghiệp. Số hộ phi nông nghiệp : 2641 hộ. Nguồn thu nhập chính của người dân là buôn bán nhỏ lẻ dọc tuyến đường quốc lộ 1A, các chợ tạm và là công nhân lao động tại các nhà máy. Trình độ dân trí trung bình đạt mức khá cao so với các xã trong huyện. Có trường mẫu giáo, trường tiểu học cơ sở, trường trung học cơ sở. Ngoài ra còn có các trường dạy nghề của các tổ chức, trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện và là nơi tập trung chủ yếu của các cơ quan hành chính sự nghiệp của huyện Thanh Trì. Thị trấn Văn Điển chưa có trạm y tế ( do giải phóng mặt bằng xây dựng công trình công cộng ) nên không có đất để đầu tư xây dựng. Nhìn chung, đây là khu vực giao lưu buôn bán khá thuận tiện, vì thế mà đời sống của người dân cũng ngày được cải thiện tốt hơn. 2.3 Nhận xét chung về khu vực nghiên cứu 2.3.1 Lợi thế: Thị trấn Văn Điển có vị trí tương đối thuận lợi, là cửa ngõ của Thành phố Hà Nội, các trung tâm của thành phố Hà Nội không xa nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các khu vực khác. Điều kiện địa hình và hệ thống giao thông tương đối tốt nên rất thuận lợi cho việc buôn bán, đi lại của người dân. 2.3.2.Hạn chế : Tuy ở gần với Thành phố Hà Nội nhưng thị trấn không có trạm y tế nên việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân còn nhiều hạn chế. Thị trấn Văn Điển ít đất sản xuất nông nghiệp nên người dân không có đất nông nghiệp để sản xuất mà chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, mức thu nhập không ổn định. CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu Để xác định hướng đi của đề tài tôi đặt ra các mục tiêu sau: - Đánh giá biến động sử dụng đất giữa hai thời kỳ để có giải pháp quản lý đất đai hiệu quả. - Tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa những biến động về sử dụng đất với sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. - Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất đưa ra phương hướng sử dụng đất hiệu quả, bền vững 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Xác định hiện trạng sử dụng đất năm 2000 Dựa vào bản đồ và tài liệu hiện có, xác định được các loại đất, từ đó thông kê được diện tích của từng loại đất được sử dụng cho từng loại đất khác nhau tại khu vực nghiên cứu. 3.2.2 Xác định hiện trạng sử dụng đất năm 2005. Ngoại nghiệp : Từ bản đồ của năm 2000 thu thập được, đem ra thực tế điều tra, đo vẽ bổ sung những thay đổi, đánh dấu trên bản đồ Nội nghiệp: Hiệu chỉnh và hoàn thiện bản đồ để thu được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của năm 2005. Trên đó sẽ cho biết hiện trạng phân bổ sử dụng đất của các loại đất trên khu vực nghiên cứu. Kết hợp giữa các kết quả điều tra thực địa và từ số liệu thống kê trên bản đồ, ta xác định được hiện trạng sử dụng đất năm 2005 3.2.3 Xác định biến động sử dụng đất giữa hai thời kỳ 2000 -2005 Qua số liệu về diện tích sử dụng đất ở mỗi thời kỳ ( 2000 - 2005 ) xác định được biến động các loại đất theo các mục đích sử dụng bằng cách lập bảng so sánh. 3.2.4 Điều tra tình hình kinh tế - xã hội năm 2000 -2005 và tác động của nó đến biến động sử dụng đất đai của địa phương. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được về sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực và phương hướng phát triển thời gian tới sẽ cho chúng ta thấy xu hướng sử dụng các loại đát của khu vực và biến động của nó. Từ đó có thể đánh giá được sự phát triển của kinh tế xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng đất của khu vực. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến động đất đai. 3.2.5 Phân tích kết quả, đánh giá biến động và đưa ra một số giải pháp quản lý đất đai hiệu quả - Dựa vào bảng thống kê diện tích và các số liệu, tài liệu đã tổng hợp được, tiến hành phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai giữa hai thời kỳ 2000 – 2005. - Đề xuất một số giải pháp để quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp luận Để xác định được biến động sử dụng đất giữa hai thời kỳ 2000 – 2005 chúng ta phải có các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 – 2005 và các tài liệu tính toán liên quan đến các loại đất đó như: Diện tích từng lô đất của từng loại. Kết quả đo đếm, tính toán cáng chính xác nếu việc đo vẽ thành lập bản đồ có tỷ lệ càng cao.Vì vậy càng phải sưu tầm bản đồ có tỷ lệ lớn nhất hiện có của khu vực, mặt khác bản đồ càng chi tiết thì số liệu đưa ra càng tin cậy, khách quan. 3.3.2. Công tác ngoại nghiệp Thu thập các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và những năm gần nhất (nếu có), các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Điều tra thực địa, xem xét đối chiếu các loại sử dụng đất giữa bản đồ và thực tế. Các số liệu thu thập đựơc được ghi vào biểu sau: STT PHÂN LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%) 1 2 3 4 Nếu có thay đổi về diện tích, mục đích sử dụng ở ngoài thực tế thì sẽ được cập nhật khoanh vẽ bổ sung, đánh dấu trên bản đồ để hiệu chỉnh cho đúng với thực trạng. Cách đo vẽ bổ sung như sau : Chọn những vị trí có độ rõ ràng trên bản đồ và thực tế ( nếu có các điểm khống chế đã sử dụng trước đây để lập bản đồ thì càng tốt ), từ những điểm này đo góc và chiều dài ra đến những vị trí thay đổi. Việc đo góc được sử dụng bằng máy kinh vĩ với độ chính xác đến mm. Từ kết quả đo được đó tiến hành xác định trên bản đồ và vẽ theo tỷ lệ bản đồ. Sau đó hoàn thiện để thu được bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở thời điểm năm 2005. 3.3.3 Công tác nội nghiệp - Tổng hợp, thống kê các số liệu về diện tích đất đai cho các mục đích sử dụng đất đai khác nhau. Từ bản đồ theo số liệu thửa đất, diện tích thửa và lô đất chúng ta lập biểu thống kê. Trên cơ sở biểu này sẽ tính được tổng diện tích đất cho từng mục đích sử dụng. - Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thể hiện được sự biến động của đất đai. Để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất chúng ta tiến hành đánh dấu tất cả các thửa có cùng mục đích sử dụng, sau đó dùng cùng một màu để hiển thị. - Xác định biến động của các loại đất : Để xác định biến động của các loại đất chúng ta đối chiếu bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm 2000 và năm 2005 tại những nơi hình dạng thửa có thay đổi, kết hợp với số liệu thống kê của các cơ quan địa chính và các cơ quan có thẩm quyền quản lý về đất đai. Từ đây sẽ xác định được biến động của thửa đất đó. Cứ như vậy cho các thửa đất khác và cho các mục đích sử dụng khác nhau. Tổng hợp lại ta sẽ được biến động sử dụng đát cho từng mục đích giữa hai thời kỳ. - Tổng hợp các yếu tố về phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến biến động đất đai đó. - Phân tích kết quả, đánh giá biến động và đưa ra hướng sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, bền vững. Trên cơ sở phân tích sự phát triển kinh tế - xã hội giứa hai thời kỳ và kết quả xác định biến động sử dụng đất sẽ đưa ra phương hướng sủ dụng đất hiệu quả và bền vững. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1 Kết quả nghiên cứu thống kê về hiện trạng sử dụng đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực thị trấn văn điển. Sau khi xác định rõ mục đích của đề tài và qua liên hệ tìm hiểu tại phòng Tài nguyên môi trường huyện Thanh Trì – Hà Nội tôi thu thập được một số thông tin sau: -Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Thị trấn Văn Điển năm 2000 -Bản đồ hiện trạng sử dạng đất của Thị trấn Văn Điển năm 2005 Trên bản đồ thể hiện rõ quỹ giới các loại đất như: đất nông nghiệp; đất thổ cư, đất chuyên dùng, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng … Dựa vào bản đồ tôi tiến hành thống kê được bảng số liệu diện tích cho từng thời kỳ. Các số liệu, tài liệu về điều kiện phát triển kinh tế xã hội của khu vực ở mỗi thời kỳ trên cơ sở các số liệu, tài liệu đó có thể đánh giá được sự tác động của sự phát triển kinh tế xã hội đến sự biến động sử dụng đất của khu vực. 4.2 Kết quả nghiên cứu thống kê hiện trạng sử dụng đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã thu thập được ở khu vực, tôi đã thống kê được bảng số liệu cho ở biểu sau: BIỂU 01.HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2000 TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 89.8775 1 Đất nông nghiệp NNP 13.6845 15.23 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.1958 8.01 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.1958 8.01 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 7.1958 8.01 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6.4887 7.22 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 70.6804 78.64 2.1 Đất ở OTC 28.1685 31.34 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 28.1685 31.34 2.2 Đất chuyên dùng CDN 36.5984 40.72 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 4.2835 4.77 2.2.1 Đất quốc phòng, an ninh CQA 1.7531 1.95 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.6294 10.71 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 20.9324 23.29 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0.8642 0.96 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 5.0439 5.61 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 5.5126 6.13 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5.5126 6.13 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DSC 3.3 Núi đá không có rừng cây NSC BIỂU 02. DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2000 TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích đất sử dụng Diện tích đất theo đối tượng sử dụng Tổng số Hộ gia đình, cá nhân UBND cấp xã 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 13.6845 13.6845 7.9676 5.7169 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.1952 7.1952 2.4298 4.7654 1.1.1 Đất trông cây hàng năm CHN 7.1952 7.1952 2.4298 4.7654 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.2.1 Đất trồng cỏ OCT 1.1.1.2.2 Đất cỏ tự nhiên có cải tạo CON 1.1.1.3 Đất trông cây hàng năm khác HNK 7.1952 7.1952 2.4298 4.7654 1.1.1.3.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 7.1952 7.1952 2.4298 4.7654 1.1.1.3.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 1.1.2 Đất trông cây lâu năm CLN 1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK 1.2.1.4 Đất trồng rừng SX RSM 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 1.2.2.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK 1.2.2.4 Đất trồng rừng phòng hộ RPM 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.2.3.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN 1.2.3.2 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT 1.2.3.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK 1.2.3.4 Đất trồng rừng đặc dụng RDM 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6.4893 6.4893 4.991 1.511.4983 1.3.1 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, ngọt TSL 1.3.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 6.4893 6.4893 4.991 1.4983 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH Nhận xét: Từ kết quả số liệu thống kê trên ta thấy: Đất phi nông nghiệp chiếm phần chủ yếu, với diện tích 70.6804 ha, chiếm 78.64 % tổng diện tích toàn khu vực. Đất phi nông nghiệp được dùng chủ yếu với mục đích đất ở, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa … BIỂU 03 : BẢNG PHÂN LOẠI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2000 TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 70.6804 78.64 2.1 Đất ở OTC 28.1685 31.34 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 28.1685 31.34 2.2 Đất chuyên dùng CDN 36.5984 40.72 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 4.2835 4.77 2.2.1 Đất quốc phòng, an ninh CQA 1.7531 1.95 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 9.6294 10.71 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 20.9324 23.29 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0.8642 0.96 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 5.0439 5.61 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK Đất chuyên dùng có diện tích lớn, với diện tích khoảng 36.5984 ha, chiếm 40.72 % tổng diện tích toàn khu vực. Đất nông nghiệp có diện tích nhỏ, khoảng 13.6845 ha, chiếm 15.23 % tổng diện tích toàn khu vực. Đất chưa sử dụng chiếm diện tích 5.5126 ha, chiếm 6.13 % tổng diện tích toàn khu vực. Ngoài ra ở khu vực còn có một số mặt nước chuyên dùng để nuôi thả cá, với diện tích 5.0439 ha, chiếm 5.61 % tổng diện tích toàn khu vực Nhìn chung đất của Thị trấn vẫn là đất phi nông nghiệp với diện tích lớn nhất, phân bổ tập trung ở một số địa điểm nhất định. Đất chuyên dùng cũng chiếm diện tích lớn và có xu hướng tăng lên do các quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số cũng sẽ làm cho diện tích đất ở tăng lên ở giai đoạn sau. Ở thời kỳ này, diện tích đất chưa được sử dụng vẫn còn nhiều, các diện tích đất này đã dần được đưa vào sử dụng, tránh hoang hoá, lãng phí đất. 4.3 Kết quả nghiên cứu thống kê hiện trạng sử dụng đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất thu thập được của năm 2000, tôi đã tiến hành điều tra, đối chiếu và so sánh các thửa đất với thực địa để tiến hành phát hiện sai sót và bổ sung về hình dạng và kích thước. Sau khi xem xét, đo vẽ bổ sung những phần diện tích thay đổi, hiệu chỉnh trên bản đồ để thu được bản đồ hiện trạng đất năm 2005. Sau đó tôi tiến hành thống kê số thửa về diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng trên bản đồ. Kết quả của công việc này được tổng hợp và cho ở biểu sau : BIỂU 04. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2005 TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 89.8775 1 Đất nông nghiệp NNP 9.1634 10.20 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.6380 4.05 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.6380 4.05 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.6380 4.05 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5.5254 6.15 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 79.0180 87.92 2.1 Đất ở OTC 32.6875 36.37 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 32.6875 36.37 2.2 Đất chuyên dùng CDN 41.5348 46.21 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 3.7362 4.16 2.2.1 Đất quốc phòng, an ninh CQA 1.6318 1.82 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 13.8321 15.39 2.2.4 Đất có mục đích ccông cộng CCC 22.3347 24.85 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0.6724 0.75 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 4.1233 4.59 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.6961 1.89 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1.6961 1.89 Nhận xét: Kết quả số liệu thống kê được về diện tích sử dụng các loại đất năm 2005 như sau : 4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất theo địa giới hành chính Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính của Thị trấn là 89,8775 ha, trong đó : + Đất nông nghiệp : 9,1634 ha, chiếm 10,19% tổng diện tích đất tự nhiên + Đất phi nông nghiệp : 79,0180 ha, chiếm 87.92% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm * Đất ở đô thị : 32,6875 ha, chiếm 36.37 % * Đất chuyên dùng: 41.5348 ha, chiếm 46.21 % * Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0.6724 ha, chiếm 0.75 % * Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng :4.1233 ha, chiếm 4.59 % + Đất chưa sử dụng :1.6961 ha, chiếm 1.89 % tổng diện tích đất tự nhiên 4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất phân theo đối tượng sử dụng, quản lý như sau: Hộ gia đình, cá nhân : 37.4514 ha, chiếm 41.67 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó bao gồm đất nông nghiệp 4.7639 ha và đất ở 32.6875 ha. UBND thị trấn quản lý sử dụng : 30.6475 ha, chiếm 34.09% tong diện tích đất tự nhiên trong đó bao gồm đất nông nghiệp 4.3995 ha, đất phi nông nghiệp 24.5519 ha và đất chưa sử dụng 1.6961 ha. Các tổ chức kinh tế : 10.6511 ha, chiếm 11.85% tổng diện tích đất tự nhiên. Các tổ chức khác :11.1275 ha, chiếm 12.39 % tổng diện tích đát tự nhiên. BIỂU 05 : HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG, QUẢN LÝ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Tổng diện tích các loại đất theo địa giới hành chính Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức trong nước UBND cấp xã Tổ chức kinh tế Tổ chức khác diện tích % Diện tích % Diện tích % Diện tích % Tổng dt tự nhiên 88.8775 100 37.4514 41.67 30.6475 34.09 10.6511 11.85 11.1275 12.39 Đất nông nghiệp 9.1634 10.19 4.7639 5.3 4.3995 4.89 Đất sản xuất nông nghiệp 3.638 4.05 0.4732 0.53 3.1648 3.52 Đất trồng cây hàng năm 3.638 4.05 0.4732 0.53 3.1648 3.52 Đất trồng lúa Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác 3.638 4.05 0.4732 0.53 3.1648 3.52 Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thủy sản 5.5254 6.14 4.2907 4.77 1.2347 1.37 Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp 79.018 87.92 32.6875 36.37 24.5519 27.31 10.6511 11.85 11.1275 12.39 Đất ở 32.6875 36.37 32.6875 36.37 Đất ở tại đô thị Đất ở tại nông thôn 32.6875 36.37 32.6875 36.37 Đất chuyên dùng 41.5348 46.21 19.7562 21.97 10.6511 11.85 11.1275 12.39 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp 3.3762 4.16 0.1199 0.12 3.6253 4.04 Đất quốc phòng, an ninh 1.6318 1.82 1.6318 1.82 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 13.8321 15.39 10.6511 11.85 3.181 3.54 Đất có mục đích công cộng 22.3347 24.84 19.6453 21.85 2.6894 2.99 Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang,nghĩa địa 0.6742 0.75 0.6724 0.75 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 4.1233 4.59 4.1233 4.59 Đất phi nông nghiệp khác Đất chưa sử dụng 1.1961 1.89 1.6961 1.89 Đất bằng chưa sử dụng 1.1961 1.89 1.6961 1.89 Đất đồi núi chưa sử dụng Núi đá không có rừng cây Đất có mặt nước ven biển Đất mặt nươc ven biển nuôi trồng thủy sản Đất mặt nước ven biển có rừng 4.3.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Tổng diện tích đất phi nông nghiệp : 79.0180 ha, trong đó: Đất ở đô thị là 32.6875 ha bao gồm đất ở tại các khu dân cư và đất ở tại khu tập thể các cơ quan Đất các trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp : 3.7362 ha Đất quốc phòng an ninh : 1.6318 ha Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp : 13.8321 ha Đất có mục đích công cộng : 22.3347 ha Đất nghĩa trang, nghía địa : 0.6724 ha Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng : 4.1233 ha Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được tổng hợp và cho ở các biểu sau : BIỂU 06 : THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2005 Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích đất sử dụng Diện tích đất theo đối tượng sử dụng Tổng số Hộ gia đình, cá nhân UBND cấp xã Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 9.1634 9.1634 4.764 4.3995 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.6380 3.6380 0.473 3.1648 Đất trông cây hàng năm CHN 3.6380 3.6380 0.473 3.1648 Đất trồng lúa LUA Đất chuyên trồng lúa nước LUC Đất trồng lúa nước còn lại LUK Đất trồng lúa nương LUN Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC Đất trồng cỏ OCT Đất cỏ tự nhiên có cải tạo CON Đất trông cây hàng năm khác HNK 3.6380 3.6380 0.473 3.1648 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 3.6380 3.6380 0.473 3.1648 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK Đất trông cây lâu năm CLN Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ Đất trồng cây lâu năm khác LNK Đất lâm nghiệp LNP Đất rừng sản xuất RSX Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN Đất có rừng trồng sản xuất RST Đất khoanh nuôi phục hồi RXS RSK Đất trồng rừng sản xuất RSM Đất rừng phòng hộ RPH Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN Đất có rừng trồng phòng hộ RPT Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK Đất trồng rừng phòng hộ RPM Đất rừng đặc dụng RDD Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN Đất có rừng trồng đặc dụng RDT Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK Đất trồng rừng đặc dụng RDM Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5.5254 5.5254 4.291 1.2347 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, ngọt TSL Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 5.5254 5.5254 4.291 1.2347 Đất làm muối LMU Đất nông nghiệp khác NKH BIỂU 07 : THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2005 Mục đích sử dụng đất Mã Theo mục đích sử dụng Tổng số Hộ gia đình, cá nhân UBND cấp xã Tổ chức kinh tế Tổ chức khác Đất phi nông nghiệp PNN 79.018 79.018 32.6875 24.5519 10.6511 11.1275 Đất ở OCT 32.6875 32.6875 32.6875 Đất ở tại nông thôn ONT Đất ở tại đô thị ODT 32.6875 32.6875 32.6875 Đất chuyên dùng CDG 41.5348 41.5348 19.7562 10.6511 11.1275 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 3.7362 3.7362 0.1109 3.6253 Đất trụ sở cơ quan, tổ chức DTS 2.3422 2.3422 0.1109 2.2313 Đất trụ sở cơ quan TSO 2.3422 2.3422 0.1109 2.2313 Đất trụ sở khác TS1 Đất công trình sự nghiệp DSN 1.394 1.394 1.394 Đất công trình sự nghiệp không kinh doanh SNO Đất công trình sự nghiệp có kinh doanh SN1 1.394 1.394 1.394 Đất an ninh, quốc phòng CQA 1.6318 1.6318 1.6318 Đất quốc phòng QPH 0.9361 0.9361 0.9361 Đất an ninh ANI 0.6957 0.6957 0.6957 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 13.8321 13.8321 10.6511 3.181 Đất khu công nghiệp CKK Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 13.8321 13.8321 10.6511 3.181 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX Đất có mục đích công cộng CCC 22.3347 22.3347 19.6953 2.6894 Đất giao thông DGT 17.7495 17.7495 17.7495 Đất giao thông không kinh doanh GTO 17.7495 17.7495 17.7495 Đất giao thông có kinh doanh GT1 Đất thuỷ lợi DTL 0.0935 0.0935 0.0935 Đất thuỷ lợi không KD TLO 0.0935 0.0935 0.0935 Đất thuỷ lợi có KD TL1 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông DNT Đât để chuyển dẫn năng lượng truyền thông có KD NTO Đất để chuyển dẫn năng lượng truyền thông không KD NT1 Đất cơ sở văn hoá DVH 0.6824 0.6824 0.6824 Đất cơ sở văn hoá không kinh doanh VHO 0.6834 0.6834 0.6824 Đất cơ sở văn hoá có KD VH1 Đất cơ sở y tế DYT 1.2708 1.2708 1.2708 Đất cơ sở y tế không KD YTO 1.2708 1.2708 1.2708 Đất cơ sở y tế có kinh doanh YT1 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 1.9212 1.9212 1.185 0.7362 Đất cơ sở đào tạo không kinh doanh GDO 1.9212 1.9212 1.185 0.7362 Đất cơ sở đào tạo có kinh doanh GD1 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 0.1441 0.1441 0.1441 Đất cơ sở thể dục thể thao không KD TTO 0.1441 0.1441 0.1441 Đất cơ sở thể dục thể thao có kinh doanh TT1 Đất chợ DCH 0.4732 0.4732 0.4732 Đất chợ được giao không thu tiền CHO 0.4732 0.4732 0.4732 Đất chợ khác CH1 Đất có di tích danh thắng LDT Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0.6724 0.6724 0.6724 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 4.1233 4.1233 4.1233 Đất sông ngòi kênh rạch SON 4.1233 4.1233 4.1233 Đất mặt nước chuyên dùng MNC Nhận xét chung : Kết quả số liệu thống kê được về diện tích sử dụng các loại đất năm 2005 như sau: Vì ở thị trấn đa số người dân sống bằng nghề buôn bán và làm công nhân trong các nhà máy nên diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ, khoảng 9.1634 ha, chiếm 10.20 % tổng diện tích toàn khu vực. Như vậy là diện tích đất nông nghiệp đã giảm hơn so với năm 2000. Do quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số nên nhu cầu về nhà ở cũng tăng, diện tích đất ở tăng với diện tích là 32.6875 ha, chiếm diện tích 36.37 % tổng diện tích. - Diện tích đất chưa sư dụng giảm từ 5.5126 ha ( chiếm 6.13 % tổng diện tích ) năm 2000 xuống còn 1.6961 ha ( chiếm 1.89 % tổng diện tích ) - Các nhu cầu về phát triển đô thị hoá cũng đã làm cho diện tích đất chuyên dùng để xây dựng các công trình công cộng như : Đường giao thông, đất làm vật liệu xây dựng, an ninh quốc phòng … tăng từ 36.5984 ha ( chiếm 40.72 5 tổng diện tích ) lên 41.5348 ha (chiếm 46.21 % tông diện tích). Điều này cho thấy Thị trấn Văn Điển đang trên đà phát triển theo xu hướng chung của xã hội Nhìn chung nhu cầu sử dụng đất của khu vực ngày càng tăng do sự gia tăng dân số và quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá mạnh mẽ. Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển đó, ngoài các biện pháp quản lý về mặt xã hội, con người còn phải áp dụng các biện pháp là tận dụng đưa các diện tích đất còn chưa sử dụng vào việc sử dụng phù hợp với từng loại đất, đáp ứng được mục đích sử dụng khác nhau của Thị trấn. Đây là một hướng giải quyết tốt, vừa tận dụng được đất, vừa tránh được việc bỏ hoang hoá đất một cách lãng phí 4.4 Kết quả xây dựng bản đồ biến động qua hai thời kỳ 2000 – 2005 Từ số liệu thống kê được của năm 2000 – 2005, ta lập được bảng so sánh xác định được biến động sử dụng đất giữa hai thời kỳ. Kết quả được tổng hợp và cho dưới biểu sau: BIỂU 08 : BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH TỔNG HỢP SỬ DỤNG ĐẤT QUA HAI THỜI KỲ 2000 - 2005 Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2000 Năm 2005 Biến động Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích(ha) Tổng diện tích tự nhiên 89.8775 89.8775 Đất nông nghiệp NNP 13.6845 9.1634 -4.5211 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.1958 3.6380 -3.5578 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.1958 3.6380 -3.5578 Đất trồng lúa LUA Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC Đất trồng cây hàng năm khác HNK 7.1958 3.6380 -3.5578 Đất trồng cây lâu năm CLN Đất lâm nghiệp LNP Đất rừng sản xuất RSX Đất rừng phòng hộ RPH Đất rừng đặc dụng RDD Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6.4887 5.5254 -0.9633 Đất làm muối LMU Đất nông nghiệp khác NKH Đất phi nông nghiệp PNN 70.6804 79.0180 8.3376 Đất ở OTC 28.1685 32.6875 4.5190 Đất ở tại nông thôn ONT Đất ở tại đô thị ODT 28.1685 32.6875 4.5190 Đất chuyên dùng CDN 36.5984 41.5348 4.9364 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 4.2835 3.7362 -0.5473 Đất quốc phòng, an ninh CQA 1.7531 1.6318 -0.1213 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.6294 13.8321 4.2027 Đất có mục đích công cộng CCC 20.9324 22.3347 1.4023 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0.8642 0.6724 -0.1918 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 5.0439 4.1233 -0.9206 Đất phi nông nghiệp khác PNK Đất chưa sử dụng CSD 5.5126 1.6961 -3.8165 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5.5126 1.6961 -3.8165 Đất đồi núi chưa sử dụng DSC Núi đá không có rừng cây NSC Biểu trên cho thấy sự chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất chính trong khu vực. Nhìn chung diện tích đất sử dụng vào các mục đích đều tăng lên đáng kể, sự tăng lên của laọi đất này, giảm loại đất khác tạo ra sự luân chuyển giữa các loại đất. Nhu cầu sử dụng các loại đất đều tăng nên diện tích đất chưa được sử dụng đã được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả. Theo số liệu thống kê của hai thời kỳ trên cho thấy diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng là 3.8165 ha và được phân bổ cho các mục đích chính của khu vực Biểu đồ biến động diện tích các loại đất qua hai thời kỳ Chú thích : Đất NN: Đất nông nghiệp Đất CD: Đất chuyên dùng Đất CSD : Đất chưa sử dụng Nhận xét Qua so sánh biến động giữa hai thời kỳ ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 đã giảm đi 4.5211 ha so với năm 2000. Đất nông nghiệp giảm đi là do quá trình đô thị hoá của Thị trấn, người dân chủ yếu sống bằng nghề buôn bán. Diện tích đất ở năm 2005 tăng 4.5190 ha so với năm 2000, nguyên nhân chủ yếu là do mức độ tăng dân số mạnh mẽ của Thị trấn trong thời gian qua. Sự nới rộng của diện tích đất thổ cư sẽ kéo theo việc thu hẹp diện tích sử dụng của một số loại đất khác như đất nông nghiệp … Mặt khác, dân số đông, đất ở tăng cũng sẽ làm nảy sinh các nhu cầu về sự phát triển, về đời sông xã hội. Điều đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến việc quản lý và theo dõi biến động sử dụng đất do có nhiều đối tượng sử dụng đất và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Theo thống kê, diện tích đất chuyên dùng tăng 4.936 ha sau 5 năm do nhu cấu sử dụng đất vào xây dựng một số công trình như : đất giao thông, thuỷ lợi, đất an ninh quốc phòng, mặt nước chuyên dùng. Đất chưa sử dụng đã giảm đáng kể qua 2 thời kỳ, từ 5.5126 ha năm 2000 xuống còn 1.6961 ha năm 2005, đã làm biến động 3.8165 ha. Trong đó một phần đã được đưa vào sử dụng, phần còn lại sẽ được khai thác, phân bổ và sử dụng dần trong tương lai. Tóm lại, trong vòng 5 năm, xét về biện động sử dụng đất của Thị trấn Văn Điển cũng có một số thay đổi nhưng không đáng kể. Một số diện tích loại đất này tăng lên đồng nghĩa với việc diện tích một số loại đất kia giảm đi do sự biến đổi các mục đích sử dụng của con người. Các chuyển đổi đó nhằm đáp ứng sự phát triển theo hướng tích cực nhằm tạo ra sự hài hoà, hợp lý trong việc sử dụng đất, giảm thiểu áp lực đối với đất đai đã và đang làm cho đất đai trở nên thoái hoá, khả năng phục hồi kém trong thời gian gần đây. 4.5 Các tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội của thị trấn gây nên sự biến động sử dụng đất qua hai thời kỳ 2000 - 2005 Nhìn chung hầu hết người dân ở đây sinh sống bằng nghề buôn bán kinh doanh và làm công nhân ở các nhà máy. Tại trung tâm Thị trấn có chợ Thị trấn Văn Điển nơi đây buôn bán rất nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng, do nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, đi lại của người dân. 4.5.1 Tình hình kinh tế xã hội năm 2000 – 2005 và tác động của nó đến sự biến động đất đai Điều kiện xã hội Dân số và lao động Theo số liệu thu thập được cho thấy dân số của Thị trấn diễn biến như sau: Năm 2000 có khoảng 10.000 người, với tổng số hộ 2313, bình quân 4.32 người / hộ. Trong đó số người ở độ tuổi lao động là 6825 người, chiếm 68.25 %. Năm 2005 có khoảng 13100 người, với tổng số hộ là 2941 hộ, bình quân 4.45 người / hộ. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 9113 người, chiếm 69.56 %. Từ các số liệu trên cho thấy dân số năm 2005 đã tăng 1.3 lần so với năm 2000. Sự gia tăng dân số này đã làm tăng nhu cầu về đất ở và các nhu cầu sử dụng đất khác như đất sản xuất kinh doanh, đường xá và các dịch vụ kèm theo. Mức thu nhập bình quân đầu người được tính theo số kg thóc là: + Năm 2000 : 586 kg thóc / người / năm + Năm 2005 : 762 kg thóc / người / năm Tình hình phát triển nghành thương nghiệp và dịch vụ Nghành thương nghiệp và dịch vụ chiếm đến 83 % tổng thu nhập của người dân, đây là nguồn thu nhập chính của Thị trấn. Lĩnh vực này ngày càng được đầu tư và quan tâm phát triển Công tác thương nghiệp dịch vụ không ngừng phát triển với hàng hoá phong phú và đa dạng Sự phát triển của các nghành dịch vụ trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất và nâng cao đời sống của người dân Mức thu nhập của người dân trong nghành thương nghiệp và dịch vụ 3.640.000 đ/ người / năm Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông : + Thị trấn Văn Điển có tuyến đường giao thông 1A, đường sắt Bắc Nam, đường 70B chạy qua + Mạng lưới đường vào các khu phố đã được hình thành đa số được đổ bê tông và rải nhựa. Các tuyến đường này tương đối ổn định, thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân Hệ thống thuỷ lợi : Thị trấn Văn Điển có sông Tô Lịch chạy qua. Các công trình xây dựng cơ bản Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong những năm vừa qua, công tác xây dựng cơ bản đã được đẩy mạnh trên các lĩnh vực : Giáo dục, y tế, trụ sở làm việc của các cơ quan, trường học, thông tin liên lạc … Nghành giáo dục đào tạo : Trình độ dân trí trung bình đạt mức khá cao so với các xã trong huyện. Có trường mẫu giáo, trường tiểu học cơ sở, trường trung học cơ sở. Ngoài ra còn có các trường dạy nghề của các tổ chức, trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện và là nơi tập trung chủ yếu của các cơ quan hành chính sự nghiệp của huyện Thanh Trì. Y tế: Trong những năm gần đây do thực hiện tốt công tác phòng bệnh an toàn vệ sinh y tế nên không xảy ra các nạn dịch trên quy mô lớn. Đã xây dựng được cơ sở y tế với quy mô ngày càng được mở rộng, cơ sở vật chất được nâng cấp để chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày một tốt hơn. Sự phát triển kinh tế theo một xu hướng chung luôn vận động đi lên. Sự phát triển của nghành này sẽ kéo theo sự phát triển của các nghành khác. Quá trình đó đòi hỏi có những thay đổi phù hợp, cụ thể ở Thị trấn Văn Điển từ năm 2000 đến năm 2005, sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá đòi hỏi quỹ đất ở, đất chuyên dùng phải tăng lên. Từ những điều đó cho thấy sự phát triển của các nghành kinh tế xã hội dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong sử dụng đất và sẽ gây áp lực lớn đối với quỹ đất đai của khu vực. Đây cũng là các nhân tố tác động đến biến động sử dụng đất 4.5.2 Phương hướng theo dõi, quản lý sử dụng đất hiệu quả - Phương hướng chung quy hoạch sử dụng đất của Thị trấn Văn Điển trong thời gian tới cần được quan tâm đầy đủ, nghiên cứu kỹ thực trạng và tiềm năng quỹ đất để có sự phân bổ hợp lý cho các mục đích sử dụng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất lâu dài - Theo dõi các biến động đất đai hàng năm để bổ sung vào hồ sơ địa chính, quản lý việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch đã có - Thực hiện việc giao quyền sử dụng đất gắn liền với quyền lợi của người sử dụng đất, kiểm soát việc sử dụng đất đúng mục đích - Dự đoán tốc độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển của thị trấn để có quy hoạch phân bổ, điều chỉnh các loại đất cho phù hợp với thực tế - Nghiêm cấm các hoạt đọng sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm sang các loại đất được quy hoạch cho các mục đích khác. - Đối với các diện tích đất chưa sử dụng cần nghiên cứu để đưa vào sử dụng và phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của khu vực trong tương lai - Dự tính nhu cầu sử dụng đất cho từng loại đất trong tương lai. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, TỒN TẠI 5.1 Kết luận Việc theo dõi biến động sử dụng đất là một nội dung trong công tác quản lý đất đai. Công việc này được làm thường xuyên hàng năm và theo định kỳ. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Theo dõi biến động sử dụng đất sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin mới nhất, chính xác nhất để bổ sung vào hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan khác. Nắm được hiện trạng sử dụng đất ở các thời điểm khác nhau sẽ nắm được sự thay đổi của nó, từ đó sẽ diều chỉnh cho phù hợp giữa các loại đất và mục đích sử dụng đất. Phân bổ các loại đất ở mỗi khu vực là khác nhau, luôn phụ thuộc vào các điều kiện, đặc điểm của vùng. Đó không chỉ là đặc điểm của các điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội và đặc biệt là sự tác động của con người. Vì thế khi nghiên cứu vấn đề này luôn phải chú ý đến sự tá động qua lại giữa các yếu tố, có như vậy mới mong đưa ra được hướng sử dụng đất đai một cách hợp lí, hệu quả. Như kết quả nghiên cứu ở trên đã cho thấy sự biến động của đất đai qua các thời kì. Nhìn chung diện tích các loại đất đều tăng lên và có sự chuyển đổ qua lại giũa các mục đích sự dụng đất khác nhau.Các yếu tố về sự phát triển kinh tế, xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự thay đổi mục đích sử dụng đất. Nắm được sự thay đổi đó sẽ có phương hướng quy hoạch, phân bổ sử dụng đất cho phù hợp với sự phát triển của thị trấn. Qua trình nghiên cứu đề tài là một khoảng thời gian bổ ích, ngoài việc giúp cho tôi củng cố một phần kiến thức đã được học ở phần chuyên môn hoá quản lí đất đai, qua đây còn giúp tôi có khả năng tự lập trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể. Tồn tại Quá trình thực hiên đề tài còn tồn tại một số vấn đề sau: Do điều kiện không cho phép, đề tài theo dõi biến động sử dụng đất cho thị trấn Văn Điển - Huyện Thanh Trì – Hà Nội có diện tích nhỏ, thời gian giữa hai thời kì ngắn nên biến động còn rất ít do đó thiếu tính khách quan và đề tài chưa đạt đựoc như mong muốn. Do hạn chế của bản thân và giới hạn của đề tài nên việc lập bản đồ hiện trạng và bản đồ biến động sử dụng đất chứa được đề cập. Ở đây, các loại bản đồ được sử dụng chỉ là việc thu thập và kế thừa những cái đã có. Tình hình kinh tế, xã hội của thị trấn Văn Điển có ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất mới chỉ thể hiện được một số yếu tố chính, có tác động trực tiếp đến sự biến đổi các mục đích sử dụng đất. Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, kiến thức còn hạn chế nên đề tài chác hẳn còn nhiều thiếu sót, mang tính lí luận nhiều, ít tính thực tiễn. 5.3 Kiến nghị Quản lí đất đai là một chuyên môn mới đối với sinh viên Lâm nghiệp nên việc tìm tài liệu nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, đề nghị nhà trường và bộ môn cần có đầu tư về các tư liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề quản lí đất đai để sinh viên tra cứu và học tập. Ngày nay, kĩ thuật viễn thám được ứng dụng nhiều trong Lâm nghiệp, trong việc quản lí và theo dõi biến động đất đai và nhiều lĩnh vực khác. Vì thế, bộ môn nên mở các lớp đào tạo về mảng này vào những thời gian thích hợp để sinh viên có điều kiện học tập, ứng dụng kĩ thuật viễn thám và giải quyết một số vấn đề trong quá trình thực tập tốt nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Cam của các hộ nông dân tại xã Nghi Diên- Nghi Lộc - Nghệ An.doc
Luận văn liên quan