Trong tài liệu này có số liệu cụ thể và mới nhất được cập nhật
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
1.1 KIM NGẠCH XUẤT - NHẬP KHẨU
1.2 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1.3 CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU
1.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Chương 2: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
2.1 DẦU THÔ:
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu
2.1.2 Thị trường xuất khẩu
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn
2.2 DỆT MAY
2.3 DA GIÀY
2.4 THỦY SẢN:
2.5 GỖ
2.6 HÀNG ĐIỆN TỬ, LINH KIỆN MÁY TÍNH
2.7 GẠO
2.8 CAO SU
2.9 CÀ PHÊ
2.10 HẠT TIÊU
2.11 HẠT ĐIỀU
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
3.1 GIẢI PHÁP CHUNG
3.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO NHỮNG NGÀNH XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
3.2.1 Dầu thô
3.2.2 Dệt may
3.2.3 Da giày
3.2.4 Thuỷ sản
3.2.5 Gỗ
3.2.6 Hàng điện tử, linh kiện máy tính:
3.2.7 Gạo
3.2.8 Cao su
3.2.9 Cà phê
3.2.10 Hồ tiêu
3.2.11 Hạt điều
KẾT LUẬN
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2884 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc canh tác loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật như cây tiêu đồng thời có khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất và chế biến hạt tiêu.
- Chi phí đầu tư cho các vườn tiêu không đòi hỏi nhiều: So với các loại cây công nghiệp khác như cà phê, điều, cao su… cây hạt tiêu cần chi phí đầu tư thấp nhất.
- Nguồn cung lớn và phân bổ đều trong năm: Hiện nay Việt Nam chiếm khoảng 50% nguồn cung thị trường. Các nhà kinh doanh hạt tiêu quốc tế thừa nhận chỉ cần ngành hạt tiêu Việt Nam có một biến động nhỏ cũng ảnh hưởng đến thị trường hạt tiêu thế giới. Nông dân Đắc Lắc tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ tháng 2 đến tháng 7) trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12). Ngược lại tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Tính chất mùa vụ rải đều quanh năm này giữa các vùng sản xuất chính của Việt Nam tạo ra một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà xuất khẩu và người sản xuất cũng có những giá bán cao hơn thời gian còn lại trong năm.
- Năng suất cao: So với các nước sản xuất tiêu, năng suất hạt tiêu của Việt Nam tương đối cao do các vườn tiêu của Việt Nam đều có tuổi đời khá trẻ, từ 10-15 năm – thời điểm mà cây hạt tiêu cho năng suất cao nhất.
- Sản lượng và chất lượng ổn định: Ưu thế rất lớn của ngành hạt tiêu Việt Nam là chất lượng và sản lượng ổn định. Kể từ năm 2002 đến nay, khi giá hạt tiêu trên thị trường xuống thấp, trong khi nhiều nước đã giảm mạnh sản lượng thì Việt Nam vẫn duy trì được mức sản lượng cao. Ngoài ra hạt tiêu Việt Nam có hương vị (thơm, cay) và phẩm cấp lý hóa tính không thua kém tiêu của Indonesia và Ấn Độ nên có sự cạnh tranh tốt. Do đó, các nhà nhập khẩu rất an tâm với hạt tiêu Việt Nam.
2.10.3.2 Khó khăn:
- Phát triển thiếu quy hoạch: Việc phát triển cây hạt tiêu tại Việt Nam chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị trường, thiếu các tổ chức có đủ năng lực và tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất. Quy mô sản xuất hạt tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, sản lượng và chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng và dịch bệnh. Vài năm trước khi giá tiêu tăng, giá cà phê giảm, nhiều nông dân đã phá bỏ cà phê để trồng tiêu. Điều này dẫn tới tổng diện tích trồng tiêu tăng lên nhanh chóng, từ 10.000 ha năm 1999, lên 42.000ha năm 2003 và 52.000 ha năm 2005.
- Nguồn vốn: Hầu hết nông dân thiếu vốn để sản xuất, chế biến lâu dài do đó việc sản xuất và kinh doanh tiêu Việt Nam không ổn định. Hạt tiêu thường được thu hoạch vào mùa mưa, dân không có vốn đầu tư cho thiết bị sấy, nên không kiểm soát được độ ẩm hạt, chế biến thường theo phương pháp thủ công. Đến nay nước ta mới có khoảng 6 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến xử lý bằng hơi nước; 7 doanh nghiệp có dây chuyền tách tạp (que, cành, tạp chất, đất đá...). Điều này đã giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể nâng cao tiêu chuẩn và thương hiệu cho mặt hàng hạt tiêu của mình và thường bị lỗ vì phải bán ở mức giá của người mua.
- Chất lượng tiêu: Các đơn vị kinh doanh mới chỉ tập trung thu mua để xuất khẩu, chưa chú trọng vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản khiến cho giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn tiêu các nước 100 - 200 USD/tấn.
- Thương hiệu: Mặc dù kể từ năm 2002 Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, nhưng cho đến nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, vẫn chưa có thương hiệu hạt tiêu "Made in Vietnam".
- Thiếu thông tin: Đại đa số nông dân trồng tiêu, nhà chế biến và nhà xuất khẩu tiêu đều không nắm rõ hay cập nhật được thông tin của ngành. Một minh chứng là gần đây, khi giá tiêu thế giới tăng vọt lên 2.000 USD/tấn, rồi 3.000 USD/tấn... thì lượng hàng của Việt Nam chỉ còn khoảng 40%. Hơn 60% lượng hạt tiêu đã được xuất trước đó với mức giá chỉ khoảng 1.200 USD/tấn. Có hai nguyên nhân chính làm ngành hạt tiêu Việt Nam thua thiệt so với các nước sản xuất khác trên thế giới: Thứ nhất, các doanh nghiệp thiếu thông tin, mua đến đâu bán đến đó mà không dự báo được cung trên thị trường không đủ cầu, trong khi các nhà buôn quốc tế dự báo được đã tranh thủ mua hàng với giá thấp. Thứ hai là các nhà xuất khẩu thiếu kế hoạch trong phương thức buôn bán. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ thói quen có hàng thì mua, không có thì ngưng. Trong khi đó, các nhà buôn quốc tế có kế hoạch cụ thể, mua ở đâu, sản lượng bao nhiêu mỗi tháng, dự trữ bao nhiêu, bán cho ai, số lượng bán bao nhiêu...
- Liên hệ giữa nông dân và doanh nghiệp còn yếu: Chưa có những cuộc đối thoại trực tiếp nhằm trao đổi thông tin, giải quyết khúc mắc giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông. Việc kiểm soát chất lượng chế biến chưa được chặt chẽ và quản lý sản phẩm trong vụ và chế biến sau vụ còn lỏng lẻo.
- Phương thức sản xuất lạc hậu: Việc sản xuất và chế biến tiêu của Việt Nam chủ yếu vẫn áp dụng các tập quán cũ, không biết cách phòng ngừa sâu bệnh, còn sử dụng nhiều phân hữu cơ. Các trang trại lớn thì thuê mướn nhân công chưa lành nghề chăm sóc vườn tiêu và đa phần chưa xem việc trồng tiêu là sản xuất hàng hóa. Nông dân không được đào tạo bài bản về cách thức sản xuất, thu hoạch và cất trữ tiêu. Ngoài ra, một trở ngại lớn đối với họ nữa là thiếu thông tin thị trường. Kết quả là sản lượng và chất lượng tiêu của Việt Nam khá thấp, trong khi chi phí sản xuất lại cao. Và khi giá tiêu hạ, nông dân sẽ bị thua lỗ. Hiện vẫn còn khoảng 50% diện tích tiêu trồng trên vùng đất trống không có vành đai chắn gió, sử dụng phân hữu cơ nên dễ dẫn đến tình trạng đất bị xói mòn, giảm dưỡng chất, khiến tuổi thọ vườn cây không dài, bị cằn cỗi và phát sinh nhiều sâu bệnh. Hiện vẫn còn 30% các vườn tiêu ở vào giai đoạn trên 20 năm tuổi hoặc khai thác theo kiểu "mì ăn liền" cần cải tạo trong khi việc giảm giá liên tục trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến việc tái đầu tư, trồng mới của nông dân. Các trở ngại trên đang là nguy cơ giảm sản lượng hạt tiêu trong các mùa vụ tới.
- Tầm nhìn cho sự phát triển còn hạn hẹp: Cả khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đều thiếu một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của ngành với chính sách đúng đắn và mục tiêu cụ thể.
2.11 HẠT ĐIỀU:
2.11.1 Tình hình xuất khẩu:
Tình hình xuất khẩu hạt điều qua các năm
(đv: nghìn tấn)
Năm 1992, Việt Nam mới khai thông thị trường Trung Quốc, từ chỗ là nước xuất khẩu điều thô, thì năm 1996-1997, Việt Nam đã chấm dứt xuất khẩu điều thô qua Ấn Độ, để giữ lại chế biến, phục vụ cho xuất khẩu điều nhân. Năm 2000-2001, Việt Nam trở thành nước có sản lượng điều thô đứng thứ hai thế giới. Năm 2002 - 2003, Việt Nam là nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Năm 2005, với kim ngạch xuất khẩu trên 480 triệu USD, các nhà xuất khẩu nhân điều đã đạt con số cao nhất trong lịch sử ngành điều. Và, năm 2006, vinh quang đã về Việt Nam; bất chấp năm 2005, ngành điều lỗ khoảng 1.000 tỉ đồng, năm 2006 lỗ khoảng 300 tỉ đồng...
Hai tháng đầu năm 2007, ước tính xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt khoảng 19 ngàn tấn, kim ngạch đạt khoảng 75 triệu USD, tăng 127% về lượng, 122% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.
Tháng 02/2007, lượng xuất khẩu hạt điều giảm do đúng vào thời điểm nghỉ tết Đinh Hợi nên ước chỉ đạt khoảng 8,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 31,7 triệu USD, giảm 23,88% về lượng và giảm 26,83% về kim ngạch so với tháng 01/2007 nhưng tăng 21,17% về lượng và tăng 15,53% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2007, cả nước xuất khẩu được 92.000 tấn hạt điều, giá trị khoảng 375 triệu USD, đạt gần 66% kế hoạch năm về lượng và 67% về trị giá hàng xuất khẩu.
Tham khảo giá hạt điều xuất khẩu tính đến 24/05/2007
Mặt hàng
ĐVT
Lượng
Giá (USD)
thị trường
ĐKGH
Nhân hạt điều
Kg
15,876
4.50
Australia
FOB
Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến
Kg
23,814
2.93
Canada
FOB
Nhân hạt điều thành phẩm
Tấn
16
833.49
Canada
FOB
Nhân hạt điều đã qua sơ chế loại DW
Kg
680
3.77
Trung Quốc
DAF
Nhân hạt điều sơ chế WW450
Kg
1,406
4.30
Trung Quốc
EXW
Nhân hạt điều thành phẩm
Tấn
16
833.49
Phần Lan
FOB
Hạt điều nhân đã bóc vỏ
Kg
15,876
5.62
Hà Lan
FOB
Nhân hạt điều xuất khẩu WW320
Kg
15,876
4.66
Nga
FOB
Nhân hạt điều WW450
Kg
15,876
4.11
Nga
FOB
Hạt điều nhân
Kg
15,876
4.56
Tây Ban Nha
FOB
Nhân hạt điều
Kg
14,000
3.48
ả Rập Xê út
CF
Hạt điều chiên muối
Kg
18,523
3.74
Mỹ
FOB
Hạt điều nhân loại WS
Kg
7,490
3.62
Mỹ
FOB
0001 hạt điều nhân đã sấy khô
Kg
15,876
2.91
Mỹ
FOB
Hạt điều nhân (hạt điều thô đã bóc vỏ)
Kg
15,876
5.64
Mỹ
FOB
(Vinanet)
2.11.2 Thị trường xuất khẩu:
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2007, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam với 3,08 ngàn tấn, kim ngạch đạt 13,22 triệu USD, và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định so với tháng 12/2006 và so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu trung bình vào thị trường này đạt 4.279 USD/tấn, tăng 6% so với tháng 12/2006.
Trong tháng 1/2007, lượng điều của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, Canada, Singgapore, Hồng Kông và Đài Loan. Bên cạnh những thị trường đó, thì trong tháng này xuất khẩu sang các thị trường UAE, Đức, Thái Lan và Na Uy cũng tăng rất mạnh, tăng 300% về lượng so với tháng 12/2006.
Giá xuất khẩu hạt điều trung bình trong tháng 1/2007 đạt 4.023 USD/tấn, tăng 43 USD/tấn so với tháng 12/2006. Trong đó, giá xuất khẩu sang Mỹ đạt 4.279 USD/tấn; Trung Quốc đạt 3.482 USD/tấn; Hà Lan đạt 4.267 USD/tấn…
Giá xuất khẩu hạt điều sang một số thị trường chính
(số liệu tháng 1/2007)
STT
Thị trường
Đơn giá (USD/tấn)
1
Mỹ
4.279
2
Trung Quốc
3.482
3
Hà Lan
4.267
4
Australia
4.075
5
Anh
4.096
6
Nga
4.162
7
Canađa
3.823
8
UAE
3.850
9
Đài Loan
3.875
10
Đức
4.324
Sau 15 năm cạnh tranh trên thương trường, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều Việt Nam đã làm rạng danh đất nước khi vượt Ấn Độ, giành ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều.
Sau khi vượt qua cường quốc về xuất khẩu điều, Ấn Độ, vào cuối năm 2006, nửa đầu năm nay, xuất khẩu điều của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng cả về số lượng và kim ngạch. Thật vậy, năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 127.000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch gần 504 triệu USD; trong khi Ấn Độ chỉ xuất khẩu có 118.000 tấn nhân điều. Chính kết quả này đã đẩy Việt Nam lên ngôi vị xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới trong năm 2006.
2.11.3 Khó khăn:
Ngành điều đang rơi vào tình trạng đói công nghệ, chưa hề đổi mới một cách tích cực công nghệ chế biến sản phẩm trong vòng 15 năm nay. Các quy trình sản xuất hiện nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh. Ví dụ, tỷ lệ hạt điều trắng của Việt Nam chỉ đạt khoảng 40% trong khi các nước như Ấn Độ hay Brazil tỷ lệ này là 70%.
Chất lượng sản phẩm điều của Việt Nam chưa đồng đều, nhiều khi còn kém nên khách hàng quay sang nhập hàng của Ấn Độ nhiều hơn thay vì nhập trực tiếp từ Việt Nam. Các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều mới chỉ áp dụng cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với thành phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam cho chế biến hạt điều một cách nghiêm túc, chứ chưa nói đến tiêu chuẩn thế giới.
Ngoài khó khăn cơ bản về công nghệ và nhân công thì việc giá nguyên liệu đầu vào, xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào, trong khi giá điều giảm dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với giá sản xuất cũng đang là vấn đề khó khăn chính đối với ngành điều. Tại Việt Nam chi phí chế biến điều đã tăng tới 0,63USD/kg. Giá điều chế biến trên thị trường nội địa liên tục tăng trong khi giá xuất khẩu lại giảm. Ví dụ, tại Bình Phước, giá điều chế biến lên tới 3,70USD/kg, trong khi giá xuất khẩu chỉ khoảng 3,80USD/kg, giảm 0.68USD so với mức giá thấp nhất của năm ngoái. Như vậy, các nhà sản xuất trong nước đang lỗ khoảng 0,30USD/kg.
Hơn nữa, do khó khăn trong đầu ra, nên các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam không nhận được các yếu tố hỗ trợ khác. Sự thua lỗ của ngành điều vào năm trước đã khiến ngành ngân hàng siết chặt vốn vay, càng gây nên khó khăn cho sảm xuất và tiêu thụ sản phẩm. thêm vào đó, việc tiêu thụ, sản xuất điều còn thiếu tính tập trung, làm theo kiểu hộ gia đình nhỏ lẻ.
Việc điều hành phát triển và thu mua nguyên liệu còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp còn hiện tượng tranh mua tranh bán, sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm. Hạn chế trong xúc tiến thương mại, nên thị trường không được mở rộng. Giá mua bán trên thị trường thì dao động, không dự báo được.
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
3.1 GIẢI PHÁP CHUNG:
Tích cực đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vấn đề đổi mới công nghệ luôn là vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp VN. DN xuất nhập khẩu VN còn thiếu nhiều thông tin về các công nghệ tiên tiến hiện nay nên có khi đã bỏ tiền ra mua công nghệ đã trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại... Vì vậy, ta nên đưa ra một số giải pháp để doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ như:
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ có khả năng “đổi mới công nghệ”. Cụ thể là ta nên xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp các doanh nghiệp trong lúc họ cần vốn. Làm cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay từ ngân hàng hơn qua việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn.
Cần xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ để cung cấp thông tin cập nhật, chính xác và chi tiết về các công nghệ hiện đại , qua đó, doanh nghiệp có thể an tâm lựa chọn công nghệ thích hợp nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đồng thời, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và triệt để công nghệ đó, tránh gây lãng phí.
Thực hiện cổ phần hóa các trung tâm nghiên cứu công nghệ để có thể hoạt động tốt hơn, đồng thời triển khai hướng các trung tâm này vào việc phục vụ cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn, thay vì ta cứ phải nhập công nghệ từ nước ngoài một cách tràn lan như bây giờ.
Chú trọng đầu tư vào con người, giúp người lao động lẫn người quản lý có đầy đủ kiến thức, hiểu biết để khai thác triệt để các công nghệ mới và hiện đại.
Để đẩy mạnh xuất khẩu trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định được chiến lược mặt hàng xuất khẩu và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn thị trường và xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các doanh nghiệp cần lực chọn phương thức đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý sao cho phu hợp. Mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu. Phát triển thị trường, tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu vững chắc nhằm khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và the chiều ngang để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và phải luôn nhận thức được tầm quân trọng giữa cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít cần phải tăng cường hợp tác, liên kết để giúp đỡ lẫn nhau. Phải hoàn thiện cơ chế quản lý; đào tạo và phát huy năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận thức được vai trò quan trọng của các hiệp hội ngành hàng, phải liên kết chặt chẽ với các tổ chức này, để các tổ chức này thật sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Tích cực tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới .Từ thời điểm này trở đi, chúng ta không thể tiếp tục lơ là trước các sự kiện của thế giới. Những biến động dù rất nhỏ nhưng nếu không tích cực phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, dự báo xu hướng tiếp diễn và có biện pháp phòng ngừa thì việc chúng ta bị ảnh hưởng là rất lớn.
Khi hội nhập, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau không những giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh mà còn đe dọa đến sự sống còn của chính doanh nghiệp đó. Giờ đây cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra sản phẩm một cách chặt chẽ, có hệ thống từ đầu vào cho đến đầu ra.
Thành lập các bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu chế biến, đến khâu sản xuất sản phẩm đến lúc xuất khẩu sản phẩm.
Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về những đặt tính của sản phẩm để dự báo trước những rủi ro có thể xảy ra khi thời gian vận chuyển kéo dài, hay các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm…có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về việc sử dụng chất kháng sinh và các loại hóa chất khác.
Có các chứng từ về kiểm tra chất lượng hàng hóa đầy đủ trước khi xuất khẩu hàng hóa.
Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu những qui định của các nước nhập khẩu về vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm để đảm bảo sản phẩm của mình luôn đáp ứng đúng các yêu cầu đó, nhằm tạo lòng tin cho đối tác và tạo cơ hội hợp tác kinh doanh lâu dài với các đối tác.
3.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO NHỮNG NGÀNH XUẤT KHẨU CHỦ LỰC:
3.2.1 Dầu thô:
Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng của các khách hàng; thường xuyên mở rộng thị trường tiêu thụ; thường xuyên cập nhật, dự báo tình hình cung cầu dầu thô trên thế giới; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các đơn vị khai thác dầu thô nhằm cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ… Đặc biệt, với vai trò là nhà xuất khẩu dầu thô duy nhất và chung cho toàn bộ các mỏ dầu có quyền bốc dầu của Việt Nam, thời gian qua, PETECHIM đã tổ chức và phối hợp linh hoạt công tác bán dầu và bốc dầu tại các mỏ khác nhau (co-load) với các khách hàng khác nhau. Nghiệp vụ này đã mang lại hiệu quả lớn như: đạt mức giá bán cao vì khách hàng giảm được cước phí vận chuyển; tiết kiệm chi phí điều hành, chi phí thuê máy bay trực thăng và tàu dịch vụ; góp phần bảo đảm an toàn cho kế hoạch sản xuất của các mỏ, tăng tần suất bốc dầu và hạn chế tình trạng kho chứa bị đầy buộc nhà điều hành mỏ phải cắt giảm sản lượng hoặc ngừng sản xuất…
3.2.2 Dệt may:
Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nội địa, thực hiện chuyển đổi phương thức để hạn chế và thoát thế gia công.
Các DN cần xúc tiến đầu tư, thương mại thông qua các tổ chức quốc tế, tham tán thương mại ở nước ngoài. Để khẳng định mình, không gì khác hơn là nhanh chóng xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, đăng ký bản quyền nhãn mác sản phẩm.
Ngoài việc đầu tư, đổi mới thiết bị hiện đại và đồng bộ, sản xuất nguyên phụ liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trên mỗi sản phẩm, cần chú tâm hơn đến đào tạo nguồn nhân lực, từ công nhân có tay nghề cao đến kỹ sư thiết kế, tạo mẫu mốt sản phẩm, thậm chí là cán bộ quản lý với phong cách làm việc quy chuẩn, chuyên nghiệp.
Tìm mọi biện pháp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường nội địa, thực hiện chuyển đổi phương thức để hạn chế và thoát thế gia công.
Từng bước áp dụng các tiêu chuẩn ISO: 9001, 14000, SA 8000 để nâng cao uy tín, chất lượng hàng hoá, nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ vững các khách hàng truyền thống. Chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường.
Các DN cần xúc tiến đầu tư, thương mại thông qua các tổ chức quốc tế, tham tán thương mại ở nước ngoài. Để khẳng định mình, không gì khác hơn là nhanh chóng xây dựng thương hiệu, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, đăng ký bản quyền nhãn mác sản phẩm. Thực hiện liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng thực hiện đơn hàng lớn, thời gian giao hàng ngắn.
Ngoài việc đầu tư, đổi mới thiết bị hiện đại và đồng bộ, sản xuất nguyên phụ liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trên mỗi sản phẩm, cần chú tâm hơn đến đào tạo nguồn nhân lực, từ công nhân có tay nghề cao đến kỹ sư thiết kế, tạo mẫu mốt sản phẩm, thậm chí là cán bộ quản lý với phong cách làm việc quy chuẩn, chuyên nghiệp.
Nâng cao vai trò của Hiệp hội Dệt may trong việc cung cấp thông tin, điều phối hoạt động, tránh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước.
Cơ chế giám sát dệt may phải minh bạch về thông tin: Để có cơ chế giám sát một cách hiệu quả nhất, cần có cơ chế minh bạch, đặc biệt là thông tin về năng lực sản xuất, lượng xuất khẩu hàng dệt may sang các th ị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản Canada… và giá xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) cung cấp cho cơ quan chức năng. Hiệp hội ngành hàng, các DN báo cáo cho Bộ Thương mại về năng lực sản xuất, thực tế sản xuất, lượng hàng xuất...Từ những thông tin này VCCI sẽ công khai thông tin về số C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) đã cấp để làm cơ sở cho cơ quan liên ngành kiểm tra những trường hợp tăng đột biến về lượng xuất khẩu hoặc có dấu hiệu gian lận thương mại.
3.2.3 Da giày:
Phát triển công nghiệp sản xuất da và nguyên liệu sản xuất giày dép trong nước để chủ động chuyển từ phương thức gia công sang xuất khẩu tự doanh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh về giá phục vụ thị trường tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp.
Đa dạng hóa sản phẩm giày dép để phục vụ cho nhu cầu của các dân tộc đa văn hóa ở các nước trên thế giới: giày dép da, nhựa, cao su, hài thêu, giày bông, vải … giúp cho chúng ta xây dựng chiến lược đẩy mạnh doanh số xuất khẩu giày dép trên thị trường.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh hoạt động các cụm công nghiệp đã phê duyệt; xây dựng dự án tiền khả thi đối với các cụm công nghiệp khác; có cơ chế ưu đãi vốn đầu tư cho từng dự án, từng loại hình đầu tư cụ thể.
Huy động mọi nguồn lực của doanh nghiệp; sử dụng một phần vốn ngân sách hoặc ODA cho các chương trình quy hoạch vùng nguyên liệu.
Từng doanh nghiệp phải xác định thị trường chủ yếu để có chiến lược đầu tư và tiếp thị phù hợp; chú trọng khâu thiết kế mẫu mã và quảng cáo sản phẩm; Nhà nước hỗ trợ các trung tâm triển lãm hàng xuất khẩu trong và ngoài nước, cung cấp thông tin thị trường, ký kết các thoả thuận ở cấp chính phủ.
Quy hoạch các nhà máy thuộc da vào khu công nghiệp tập trung xa dân cư tránh gây ô nhiễm và thuận tiện trong việc xử lý môi trường; khai thác năng lực thuộc da đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
3.2.4 Thuỷ sản:
Coi trọng nâng cao chấp lượng, hạ giá thành, đa dạng hoá mặt hàng, giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới, chú ý thị trường Trung Quốc là thị trường lớn và ở gần nên có thể xuất khẩu nhiều loại thuỷ sản với số lượng lớn.
Các doanh nghiệp cần liên kết, phối hợp nhiều hơn với người nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu, cần liên kết, phối hợp nhiều hơn với người nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu.
Ngoài việc tăng cường học tập về pháp luật, thông lệ mua bán, nét văn hóa của thị trường thâm nhập..., các doanh nghiệp cần cùng nhau hợp tác trên tinh thần cộng đồng để tạo nên sức mạnh tự bảo vệ và tăng sức cạnh tranh; coi trọng chữ tín, giữ gìn thanh danh để thực hiện chiến lược phát triển lâu dài. Bởi vì thời gian qua, còn không ít doanh nhân thiếu trung thực trong kinh doanh, thiếu ý thức đoàn kết đấu tranh với các tệ nạn trong ngành như tệ ngâm, bơm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.
Hai là, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững yêu cầu từng thị trường, nhất là các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng thủy sản, các mức giới hạn cho phép cũng như quy trình thực hiện; cơ quan kiểm duyệt về chất lượng thủy sản Việt Nam và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Thủy sản Việt Nam đang xuất khẩu sang các thị trường có điều kiện hơn mình về công nghệ, mức sống. Các nhà máy chế biến của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Ba là, để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng thủy sản nước ta, trong thời gian tới, Bộ Thủy sản tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển; tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi, trồng thủy sản làm nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh cải tiến nghề nghiệp, công nghệ khai thác và bảo quản sau đánh bắt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngành chủ trương nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa là một hướng đi quan trọng nhằm giảm dần khai thác vùng biển gần bờ và chủ động nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Theo đó, một số vùng sản xuất hàng hóa theo các nhóm sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu như tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh với công nghệ nuôi mới, nuôi công nghiệp tuần hoàn khép kín không thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho các hóa chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường.
Bốn là, ngành thủy sản đang nỗ lực thực hiện nuôi sạch theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh quốc tế (GAP, HACCP); áp dụng các công nghệ và phương pháp quản lý để loại bỏ việc dùng các hóa chất, thuốc kháng sinh bị cấm trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Ðây được coi là một bước chuyển lớn của ngành thủy sản để bảo đảm yêu cầu vệ sinh thủy sản ngay từ khâu nguyên liệu.
Năm là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; giảm dần các yếu tố tự phát trong quá trình sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; đầu tư tăng năng lực chế biến mặt hàng có giá trị gia tăng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về thương mại quốc tế.
Riêng nhóm sản phẩm cá ba sa :10 giải pháp phát triển bền vững nhóm sản phẩm cá ba sa:
Đó là: thống nhất cách gọi tên cá; xây dựng tiêu chuẩn theo yêu cầu thị trường; xây dựng mối liên kết dọc lấy nhà máy làm trung tâm; xây dựng các tổ chức cộng đồng quản lý vùng nuôi; quy hoạch phát triển vùng nuôi tập trung; bảo vệ nguồn gen, cải thiện chất lượng giống bố mẹ; chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp; nghiên cứu ứng dụng vacxin và công nghệ sinh học; xây dựng thương hiệu quốc gia và hệ thống phân phối; đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
3.2.5 Gỗ:
- Sở Công nghiệp và Ban quản lý các khu công nghiệp nên tiến hành rà soát các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường và đa dạng hóa các mặt hàng, nhanh chóng thích nghi với yêu cầu của thị trường thế giới. Thực hiện một số biện pháp mang tính tình thế trong giai đoạn hiện nay.
- Trong tình hình gỗ nguyên liệu trong nước ngày càng khan hiếm cả về số lượng và chủng loại, việc nhập gỗ nguyên liệu gặp nhiều khó khăn ách tắc từ nước ngoài, giá đầu vào nguyên liệu gỗ nhập tăng đột biến, tỉnh có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng trong nước và nước ngoài, nhất là liên kết trồng rừng nguyên liệu tại Lào và Cam-pu-chia.
- Trước nhu cầu đa dạng, phong phú về mặt hàng của thị trường thế giới, cần chuyển hướng một số doanh nghiệp chế biến các mặt hàng gỗ ngoài trời sang sản xuất các mặt hàng gỗ nội thất. Ðiều này liên quan đến vốn đầu tư mở rộng nhà xưởng, công nghệ mới, đào tạo công nhân kỹ thuật và thiết kế mẫu mã để đáp ứng yêu cầu các thị trường.
- Tập trung chỉ đạo quy hoạch các khu công nghiệp trong đó ưu tiên phát triển tập trung các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Từng bước, đa dạng hóa sử dụng nguyên liệu gỗ đầu vào như gỗ nông nghiệp, gỗ vườn, gỗ ép công nghệ; đồng thời tìm kiếm những mẫu mã mới có khả năng kết hợp sản phẩm gỗ với các loại nguyên liệu khác nhằm giảm sức ép về nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
- Nhằm phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, cung ứng kịp thời cho thị trường ngoài nước những hợp đồng lớn, bảo đảm an toàn môi trường cũng như tránh các hàng rào kỹ thuật chống phá giá, các doanh nghiệp cần liên kết trong việc tìm nguồn hàng, trực tiếp tổ chức nhập khẩu, nhằm giảm chi phí, trung gian.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh có đất trồng rừng cần thực hiện việc quy hoạch và cấp đất cho doanh nghiệp trồng rừng. Làm rõ trách nhiệm của chủ rừng trong đó quy định cụ thể quyền lợi của người nhận, người trồng và bảo vệ rừng với lợi ích thỏa đáng với công sức, vốn bỏ ra. Nhà nước cần quy hoạch rừng thành KCN, giao cho doanh nghiệp, đăng ký diện tích rừng như các KCN chế biến gỗ. Ðể doanh nghiệp thật sự gắn bó với rừng cần miễn thuế sử dụng đất trồng rừng, miễn thuế tài nguyên hoàn toàn hoặc một phần, cho chủ rừng khai thác lâm sản phụ từ rừng tự nhiên được giao. Miễn thuế nhập khẩu công nghệ thiết bị, máy móc chế biến gỗ rừng đồng thời miễn thuế lợi tức cho các tổ chức kinh doanh trồng rừng.
- Cần khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư trồng rừng trong vùng có nhà máy chế biến. Có biện pháp thích hợp ngăn chặn việc khai thác cây non vì cây lớn có giá trị cao, lại tận dụng được cành ngọn cho công nghiệp giấy. Tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh, tự túc nguồn nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ vào năm 2020; đồng thời, đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng.
- Hình thành ngay các trung tâm phân phối nguyên liệu gỗ hiện đại ở những vùng sản xuất sản phẩm gỗ tập trung như Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Ðịnh, Bắc Ninh.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy, thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chú ý đầu tư máy, công nghệ tự động hóa vào những khâu sử dụng nhiều lao động phổ thông như khâu đánh bóng, phun sơn vừa làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu đồ gỗ Việt Nam. Cho doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong hai phương thức hỗ trợ xúc tiến thương mại, bằng việc hỗ trợ 0,01% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp để tự tham gia hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định chung.
3.2.6 Hàng điện tử, linh kiện máy tính:
- Các doanh nghiệp trong ngành phải nghiên cứu để đưa ra được những sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là chất lượng cao. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại cũng cần được chú ý với sự phối hợp và giúp đỡ từ phía cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại. Để đạt được những mục tiêu đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, Chính phủ cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành này, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.
- Nên xem xét để đưa thuế suất nhập khẩu MFN đối với linh kiện, phụ tùng điện tử về bằng với thuế suất CEPT/AFTA để tạo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử.
- Thuế nhập khẩu linh kiện phải thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên chiếc. Linh kiện, phụ tùng nào trong nước đang sản xuất được thì tăng (thuế) tối đa có thể được, đồng thời giảm đến mức tối thiểu (0%) cho các linh kiện, phụ tùng không sản xuất được.
- Các doanh nghiệp cần có một quy hoạch, chiến lược ngành dài hơi để yên tâm đầu tư. Đã có nhiều cảnh báo hội nhập đối với ngành điện tử là “cái chết được báo trước” vì thiếu khả năng cạnh tranh, không có nền tảng vững chắc là công nghệ và nghiên cứu, triển khai. Các doanh nghiệp phải tính đến đầu tư. Đầu tư phải có quy hoạch, các chính sách đầu tư, chính sách thuế hỗ trợ cho quy hoạch.
3.2.7 Gạo:
Những loại gạo xốp, nở bán giá thấp nên hạn chế và dần dần thay thế bằng những loại gạo dẻo, thơm. Thuyết phục nông dân trồng đúng phương pháp. Có thể bắt đầu bằng cách các công ty kinh doanh tham gia vào việc hợp tác, hỗ trợ nông dân xây dựng những chuỗi nông trường, chọn đất tốt, chọn giống, canh tác, kỹ thuật… làm ra những loại gạo ngon tiêu biểu.
Xây dựng thương hiệu riêng và đưa ra bán ở các vùng đô thị trong và ngoài nước. Từ đó khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, tạo dựng thương hiệu uy tín từ chất lượng để nâng thu nhập trồng lúa lên cao hơn.
Nhà kinh doanh có thể cùng tham gia với nông dân, xây dựng thương hiệu cho hạt gạo, bắt đầu bán từ trong nước rồi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài; phát huy văn hoá ẩm thực Việt Nam, sản xuất và chế biến những món ngon từ gạo: cơm tấm, bún, hủ tiếu, bánh tráng… để quảng bá với nước ngoài như cách làm của Nhật Bản, Hàn Quốc: giới thiệu hàng trăm loại bánh làm từ gạo.
Cùng lúc, điều hành xuất khẩu gạo, tránh xuất khẩu quá mức gây ảnh hưởng đến giá. một cách có khoa học, nhạy bén.
Mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết, nhưng đừng quên thị trường nội địa phong phú và hơn 83 triệu dân. Việc làm cấp bách là phải nâng cao chất lượng hạt gạo, giúp nông dân tiêu thụ và thắng trên sân nhà. Xuất khẩu gạo là chuyện rất cần nhưng muốn nông dân tìm đầu ra ổn định cho nông sản thì cũng không thể “hở lưng” trong thị trường nội địa.
Chính phủ Việt Nam nên đầu tư mạnh vào công nghệ tưới, tiêu và khuyến khích nông dân chọn phương thức sản xuất hiện đại nhằm nâng cao sản lượng lúa. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tăng cường cải tiến hầm chứa thóc để có thể đảm bảo dự trữ lâu dài đồng thời hỗ trợ các nhà xuất khẩu quảng bá thương hiệu nhằm tạo niềm tin cho khách hàng trên thị trường quốc tế về chất lượng và tiêu chuẩn gạo của Việt Nam.
3.2.8 Cao su:
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp chế biến cao su tại Việt Nam còn ít, khả năng cạnh tranh còn chưa cao, các nhà sản xuất cao su việt Nam cần được tạo điều kiện để hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh, liên kết xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su để tạo ra cao su chế biến có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tạo điều kiện dịch chuyển thị trường từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh.
Nhập khẩu các máy móc, công nghệ, kỹ thuật chế biến cao su tại Việt Nam, chuyển giao công nghệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà sản xuất.
3.2.9 Cà phê:
- Đào tạo nguồn nhân lực cho cà phê, từ lĩnh vực sản xuất, trồng trọt, chế biến, đến nghiệp vụ kinh doanh, xúc tiến thương mại, xuất khẩu, để cà phê Việt Nam khỏi bị thua thiệt và mất uy tín trên thị trường quốc tế.
- Nhà nước cần đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, để tập hợp nông dân vào hợp tác xã kiểu mới hoàn toàn tự nguyện.Chỉ có đổi mới tổ chức sản xuất, nông dân mới có điều kiện tiếp thu đồng đều kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá trị hàng hoá cao.
- Giảm diện tích cà phê, chỉ giữ lại qui mô diện tích hợp lý dựa theo những công trình điều tra, nghiên cứu, qui hoạch giành quỹ đất cho cây cà phê dưới 170.000 ha, chủ yếu là những địa bàn được xác định rất thích hợp về đất đai, khí hậu, nguồn nước. Giảm diện tích vùng đất xấu (dốc cao, thiếu nước, trồng cây khác hiệu quả hơn…), chọn trồng giống mới, tốt, trẻ hóa vườn cà phê già cỗi, hướng đến sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn. Đa dạng hóa cây trồng, phá thế độc canh, nắm vững kỹ thuật canh tác. Giảm phân bón vô cơ, tăng phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc hóa học, trồng cây che bóng với vườn lớn (đối với vườn cà phê có diện tích nhỏ nông dân có thể trồng xen cây ăn trái thích hợp), thu hái trái già, sơ chế bảo quản hạt tuân theo yêu cầu kỹ thuật. Biết điều chỉnh vườn cà phê tăng năng suất khi giá lên cao và giữ năng suất trung bình khi giá xuống thấp (điều khiển từ việc tưới nước, bón phân). Cần đặt lên hàng đầu việc loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo những lô hàng chất lượng, an toàn mới nâng cao uy tín cà phê Việt Nam.
- Việc cần phải làm là tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong đó giảm thiểu đầu tư vào phân hoá học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới để đạt một năng suất không phải là cao nhất nhưng có mức lợi nhuận tốt nhất. Ngành cà phê Việt nam cũng quan tâm khuyến cáo các nhà sản xuất sử dụng nhiều phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hoá học lâu nay coi đó là một phương hướng tiến bộ trong kỹ thuật.
- Có kế hoạch và chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những diện tích cà phê không thích hợp sang những cây trồng khác phù hợp, mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường, xã hội, đồng thời tổng kết các mô hình chuyển đổi, hoặc trồng xen các loại cây ăn quả trong vườn cà phê để nhân rộng mô hình. Cần có cơ cấu giống cà phê phù hợp, trong đó ngoài giống cà phê vối là chủ lực còn phát triển thêm cà phê chè, cà phê mít.
- Các dạng sản phẩm từ cà phê xô đến các dạng thành phẩm đều phải có chất lượng cao, luôn ổn định. Tìm mọi biện pháp để không ngừng hạ giá thành trong quá trình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất (tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh, trồng xen cây đậu đỗ các loại, phân xanh ở chung quanh bờ lô, giảm lượng phân bón hoá học..).
- Tôn trọng hệ sinh thái tổng hợp theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê, nhất là phải trồng cây đai rừng chắn gió, che bóng, cây che phủ mặt đất để điều hoà ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giảm tốc độ gió, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất...
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ từ sân phơi, nhà kho, các cơ sở chế biến. Xây dựng chính sách giá cả trong thu mua sản phẩm với nguyên tắc: chất lượng cao, trả giá cao, chất lượng thấp thì trả giá thấp, thậm chí không thu mua.
- Các doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh cà phê đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu các dạng sản phẩm, thương hiệu cà phê rộng rãi trên thị trường trong, ngoài nước. Các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu quan tâm giải quyết một cách đồng bộ bằng những kế hoạch triển khai, nhất là về khâu tổ chức, kiểm tra, bước đi cụ thể nhằm có cơ sở để tạo ra một nền sản xuất kinh doanh bền vững trong sản xuất cây cà phê- một thế rất mạnh của tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ hội nhập.
- Quan tâm đến thị trường kỳ hạn (Futures Market). Tức là mua bán hàng hóa sẽ được giao và thanh toán ở một ngày nhất định trong tương lai theo giá thỏa thuận hiện tại. Để hạn chế những rủi ro trong quá trình giao dịch mua bán trên thị trường, việc tham gia thị trường kỳ hạn là cần thiết và sử dụng phương thức chốt giá bảo vệ như một công cụ tài chính để giảm thiểu rủi ro nhằm tránh dao động về giá là biện pháp tích cực cho các DN mua bán cà phê trên thị trường hiện nay. Để hạn chế thua lỗ, giảm thiểu rủi ro khi giá dao động, cách tốt nhất là DN phải học hỏi, nghiên cứu sâu thị trường và phân tích kỹ thuật, có chiến lược rõ ràng trong kinh doanh bằng cách sử dụng thị trường kỳ hạn và thị trường quyền chọn (option); lập kế hoạch kinh doanh tốt, quản lý tốt và nhạy bén trong mọi trường hợp.
- Để tiếp tục giữ vững vị thế của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới ngoài định hướng lớn trong chiến lược của ngành cà phê đề ra như: Tập trung công tác nghiên cứu triển khai kế hoạch chợ đầu mối và sàn giao dịch cà phê; Chính phủ xem xét quan tâm đầu tư cho ngành cà phê, có chiến lược phát triển ngành cà phê trong từng giai đoạn cụ thể về sản xuất, chế biến, tiêu thụ; Dành kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm cho ngành cà phê để tập trung cho công tác đào tạo, đặc biệt là cán bộ phân tích, dự báo thị trường giá cả; Vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm, chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết
- Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng: Sản xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng của ngành cà phê Việt nam, cần được quan tâm. Tiềm năng để sản xuất cà phê hữu cơ lớn vì phía Bắc Việt nam có một vùng núi rộng lớn điều kiện khí hậu thích hợp cho cà phê Arabica sinh trưởng phát triển. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu. Đó là điều kiện thuận tiện để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Thu nhập từ cà phê hữu cơ cao hơn sẽ khuyến khích nông dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Vấn đề ở đây lại là việc cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ làm sao cho thuận tiện và có hiệu quả cho nông dân. Việt nam cũng có nhiều vùng có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon. Nếu có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng như cà phê Buôn Ma Thuột.
- Phát triển một ngành cà phê bền vững: Đây là một vấn đề mà ngành cà phê Việt nam phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ khâu áp dụng những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến đến công nghệ chế biến tiên tiến, đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều loại cà phê hảo hạng, cà phê hữu cơ...
3.2.10 Hồ tiêu:
Về phía nhà nước
- Chính phủ tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển ngành hạt tiêu: cần đề ra luật để đám bảo cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng hạt tiêu Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh, thành phố cần phối hợp với Cục xúc tiến Thương mại hỗ trợ doanh nghiệp một phần kinh phí thực hiện tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) - tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm chấp nhận.
- Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác vào khâu tạo giống, kỹ thuật trồng và chế biến hạt tiêu đạt chuẩn quốc tế để gia tăng xuất khẩu hạt tiêu giá trị gia tăng, chất lượng cao.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương.
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các bộ phận quản lý, kiểm nghiệm và thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương và các Bộ, ngành liên quan.
- Đẩy mạnh công tác thông tin và giáo dục – truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng.
- Lập bản đồ quy hoạch phát triển vùng trồng tiêu để ngành có thể phát triển bền vững, tránh tình trạng khi giá tăng thì nông dân ồ ạt đổ xô vào trồng tiêu còn khi rớt giá, nông dân lại chặt phá dẫn tới nguồn hàng xuất khẩu không ổn định. Do đó nhà nước cũng cần có những biện pháp để điều tiết thời điểm bán hàng nhằm duy trì, ổn định giá hạt tiêu góp phần ổn định quan hệ cung - cầu trên thị trường, đồng thời, tăng cường việc cung cấp thông tin về giá cả, thị trường để các doanh nghiệp và người trồng hạt tiêu nắm được diễn biến thị trường.
Về phía Hiệp hội
- Đẩy mạnh công tác thị trường, xúc tiến thương mại: Thực hiện các cam kết với lãnh đạo các nước ASEAN, các nước Châu Á Thái Bình dương –APEC và tổ chức thương mại quốc tế- WTO về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, kinh doanh xuất nhập khẩu, phối hợp các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý chất lượng hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa.
- Phối hợp với các địa phương để tăng cường, nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, gắn tiến bộ khoa học công nghệ với sản xuất, chế biến và bảo quản hàng hóa.
- Tổ chức hội thảo, tổng kết những mô hình đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giỏi, nhân rộng điển hình.
- Quan hệ thường xuyên tạo mối gắn kết giữa các Bộ ngành chức năng giữa chính quyền, các đơn vị chuyên môn các cấp ở các tỉnh, thành. Có hình thức liên kết với ngành tài chính, các ngân hàng để tạo đủ vốn cho người sản xuất, nhất là ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đủ vốn cho các doanh nghiệp để thu mua, chế biến, tạo đủ chân hàng để chủ động ký kết hợp đồng xuất khẩu, nhằm phát triển sản xuất kinh doanh ngành hàng ngày càng có hiệu quả tốt hơn.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình công tác của ngành, đề xuất những chủ trương, giải pháp, dự án mới, trình chính phủ, Bộ ngành chức năng, để chỉ đạo, hỗ trợ ngành hàng phát triển ổn định, bền vững có hiệu quả trong bối cảnh nước ta đã hòa nhập vào tổ chức thương mại quốc tế.
Về phía doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hàng đầu đến xây dựng các tiêu chuẩn quản trị chất lượng tại doanh nghiệp mình như ISO 9000, HACCP, GMP, ISO 14000… vì đây là những giấy thông hành để các doanh nghiệp bước chân vào các thị trường nước ngoài một cách dễ dàng.
- Tập trung đổi mới hệ thống thiết bị máy móc, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất từ vốn tích lũy của doanh nghiệp, vay từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, từ nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước hay kêu gọi liên doanh liên kết. Tuy nhiên cần lưu ý tránh nhập khẩu thiết bị công nghệ quá cũ, lạc hậu mà nên nhập khấu các thiết bị hiện đại, tiên tiến.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp hợp lý, trình độ cao sẽ tác động mạnh đến chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường gia công, hợp tác đầu tư hoặc nhập khẩu công nghệ chế biến tiêu giá trị gia tăng nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến.
- Đầu tư và giám sát trực tiếp hệ thống trồng và chăm sóc tiêu nhằm kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao.
- Khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết giữa người trồng tiêu và các nhà chế biến để duy trì tính ổn định trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, tránh tình trạng nhà chế biến thiếu nguyên liệu trong khi nông dân không bán được hàng.
- Lãnh đạo doanh nghiệp phải xây dựng những giá trị chất lượng vì khách hàng, phải trực tiếp tham gia vào việc hoạch định chất lượng , xây dựng các hệ thống và biện pháp để vươn lên không ngừng, thúc đẩy sự tham gia và tính sáng tạo của mọi nhân viên.
- Muốn kiểm soát được chất lượng hạt tiêu, cần phải kiểm soát được chất lượng nguyên liệu và các yếu tố đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình chế biến. Đó là hai khâu cơ bản nhất cần được tập trung kiểm soát hàng ngày.
Về phía người nông dân
Người nông dân nên trồng nhiều loại cây để giảm sự phụ thuộc vào chỉ một loại hàng hóa như tiêu và cần tăng cường sự ổn định của mặt hàng này.
Những nỗ lực để giảm chi phí sản xuất và diệt trừ sâu bệnh gây hại nghiêm trọng như bệnh thối rễ, bệnh vàng lá… nên từng bước được đẩy mạnh thông qua sự mở rộng và đổi mới công nghệ. Ngoài các chương trình và hoạt động định hướng thị trường ra, các đại lý buôn bán hạt tiêu và người nông dân trồng tiêu cần phải xem xét tính đàn hồi của nông dân với các điều kiện thị trường.
Chỉ nên trồng tiêu trên đất bazan có đủ nước tưới, mật độ thích hợp là 1.200-1.250 nọc/ha. Nên sử dụng phân tổng hợp chuyên dùng cho tiêu hoặc phân hữu cơ ủ hoai, phân hữu cơ sinh học…, chỉ nên dùng phân vô cơ 15-20% so với lượng sử dụng phù hợp tuổi của tiêu. Ứng dụng phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp IPM, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại. Để giảm bớt chi phí, nông dân nên trồng tiêu bằng choái sống hoặc choái xi măng, trồng cây chắn gió.
Để sản xuất tiêu sạch, an toàn và chất lượng cao phục vụ xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu, người nông dân cần lưu ý
- Sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật theo hướng IPM và sinh học.
- Thực hiện tốt khâu kỹ thuật sau thu hoạch, bảo quản chế biến.
3.2.11 Hạt điều:
Để cạnh tranh được, ngành điều Việt Nam phải tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ, thiết bị để giảm lượng lao động thủ công. Các doanh nghiệp nên chú trọng và kiểm soát tốt hơn nữa về cung cầu; tổ chức hệ thống thu mua, chế biến điều có hiệu quả hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đến tiêu chuẩn và hệ thống chất lượng trong sản xuất và chế biến điều. Xây dựng thương hiệu và quảng bá tiếp thị cũng là một trong các nhân tố ngành điều nên chú ý nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn trong tương lai.
Đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành điều chú trọng để tạo dựng và giữ vững thương hiệu hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cần phải nhanh chóng đổi mới thiết bị, tiếp tục cơ cấu lại sản xuất để sử dụng lao động nông nhàn ở nông thôn; nhập khẩu thêm điều thô từ bên ngoài; coi trọng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vững chất lượng sản phẩm; giao hàng đúng hạn, đảm bảo uy tín với khách hàng.
KẾT LUẬN
Qua tất cả những vấn đề được trình bày liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam như trên chúng ta có thể tin rằng trong những tháng tới triển vọng tăng xuất khẩu là rất khả quan do nhiều mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng, và đặc biệt là tăng về giá như cà phê, gạo, cao su, hạt tiêu, thuỷ sản, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, dây điện và cáp điện... Tuy nhiên, cũng còn không ít khó khăn có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta. Để bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2007, trong những tháng còn lại của năm, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính gồm: tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng thúc đẩy xuất khẩu tăng về lượng, chú trọng phát hiện các mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng tăng trưởng lớn để tập trung đầu tư. Động viên mọi thành phần kinh tế làm hàng xuất khẩu thông qua: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo các nhóm chính sách, đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu như bến cảng, kho tàng... đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu.
@&?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO.docx