Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu.
Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có t hể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số sản phẩm tiêu dùng như sau:
Các loại thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt đẻ bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu chuẩn kỹ thuật trong thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH VIÊN NHÓM 4_Lớp 08A1:
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Thanh Khôi
Nguyễn Thị Kim Anh
Nguyễn Thị Kim Chi
Huỳnh Thị Thu
Đặng Thị Thảo
ĐÈ TÀI 4 : TIỂU CHUẨN KỶ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
I .Tổng quan về hàng rào kĩ thuật
II . Xu hướng áp dụng các hàng rào kĩ thuật trên thế giới
III .Thực trạng áp dụng tiểu chuẩn kĩ thuật vào viêc hạn chế nhập siêu
I.Tổng quan về hàng rào kĩ thuật
Chúng ta thường thấy trên báo chí có đăng các tin như: Nga sẽ không tiếp tục nhập khẩu cá Ba sa của Việt Nam, Nhật sẽ áp dụng mức dư lượng kháng sinh tối thiểu mới đối với các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam, một số tiểu bang của Mỹ ra lệnh ngưng bán các mặt hàng thuỷ sản VN với lý do có dư lượng thuốc kháng sinh.... Đó là những thách thức về thị trường do các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu gây ra. Việc áp dụng các hàng rào kĩ thuật là tích cực nếu nó giúp mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng và an toàn. Tuy nhiên ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ các nước sử dụng hàng rào kĩ thuật như một thứ vũ khí bí mật để bảo hộ mậu dịch. Sự trỗi dậy của các hàng rào kĩ thuật vô hình trong thương mại hiện nay đã tạo ra môi trường thương mại không tích cực thông thoáng, gây bất lợi cho tiến trình tự do hoá thương mại trên phạm vi khu vực và thế giới.
1.Khái niệm
Hàng rào kĩ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan liên quan tới các biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm bảo đảm cung cấp cho thị trường những sản phẩm, hàng hoá có chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
2.Mục đích áp dụng
Đối với người tiêu dùng: dễ dàng lựa chọn và sử dụng những sản phẩm thích hợp có chất lượng và thông số kĩ thuật phù hợp với yêu cầu của mình
Đối với người sản xuất: giúp cho việc sản xuất theo quy mô lớn theo một thông số quy định về kích thước, tiêu hao nguyên liệu, bán thành phẩm được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau.
Đối với người bán: có thể dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng.
Đối với hầu hết các quốc gia ngoài mục đích mang tính chất tích cực trên hầu hết các nước đều dùng biện pháp kĩ thuật như một biện pháp nhằm bảo hộ thị trường nội địa và sản xuất trong nước.
3. Các hình thức rào cản
3.1.Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật
Các quy định này liên quan tới: (i) Các yêu cầu đặt ra về đặc điểm, tính chất của một sản phẩm ví dụ về kích thước, hình dạng, kiểu dáng, chức năng hoặc cách thức sản phẩm đó được dán nhãn hay đóng gói trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường; (ii) các thủ tục đánh giá, kiểm nghiệm (thử nghiệm, giám định, chứng nhận…). Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đa dạng, khác nhau ở mỗi nước.
3.2.An toàn và vệ sinh thực phẩm
Sức khoẻ, an toàn cho người tiêu dùng và động thực vật là yêu cầu sống còn đối với nhà xuất khẩu . Để đảm bảo điều này, các nước đã đưa ra các hàng rào về vệ sinh thực phẩm. Kiểm dịch động thực vật là biện pháp được áp dụng nhằm bảo vệ sức khoẻ sức khoẻ con người và động thực vật trước nguy cơ nhiễm bệnh. Sử dụng biện pháp này thường là quy định các yêu cầu và thủ tục liên quan tới các tiêu chuẩn đối với thành phẩm như: các phương pháp sản xuất và chế biến, thủ tục xét nghiệm, giám định, xử lí cách li…
3.3.Các yêu cầu về nhãn mác và bao bì
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm phải được ghi rõ:
p Tên sản phẩm
p Danh mục thành phần
p Trọng lượng,
p Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng
p Xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán,
p Mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng.
è Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.
Về bao bì gồm có:
Những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì
Những quy định về tái sinh
Những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, …
Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm
3.4 Các quy định về môi trường
Ngày nay để bảo vệ thị trường trường, môi trường trong nước, tạo điều kiện cho hàng hoá của mình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhiều quốc gia đã gắn nhãn sinh thái cho hàng hoá của mình.
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB, nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v…
Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể mang tên gọi khác nhau ở từng nước. Ví dụ các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga trắng, Đức có nhãn Thiên thần xanh, trong khi ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh.
II. Xu hướng áp dụng các hàng rào kĩ thuật trên thế giới
Tình hình hiện nay ,Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế. Điều đó có tác dụng to lớn trong bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng về sự an toàn trong sử dụng, tiêu thụ sản phẩm thông qua chất lượng sản phẩm tiêu dùng được đảm bảo. Xuất phát từ tác dụng to lớn này, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện một chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế.
Khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nước ngoài, ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu – đây mới chính là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm của quốc gia đó có xuất khẩu được hay không cũng như có thể được thị trường nước nhập khẩu chấp nhận hay không.
Điều này đã làm nảy sinh yêu cầu cần có sự phù hợp, tương thích giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia khác nhau. Để đạt được sự tương thích cần thiết giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau đòi hỏi một chi phí rất lớn như: chi phí dịch thuật các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài; chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để giải thích, giảng giải về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đó; chi phí điều chỉnh sản phẩm trong nước sao cho phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài... Ngoài ra, nhà sản xuất còn phải chứng mình được sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tất cả những chi phí, thủ tục trên đều đòi hỏi nhà sản xuất phải bỏ ra một chi phí rất lớn cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian. Thậm chí, những chi phí này còn tăng lên rất nhiều khi xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước nhập khẩu khác nhau do mỗi một quốc gia lại ban hành và áp dụng một bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.
Để giải quyết khó khăn này, cũng như mở rộng thêm mục đích áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải có một văn bản quốc tế chung về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.
1.Hiệp định về hàng rào kỷ thuật trong thương mại (TBT)
1.1 Hiệp định TBT
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade, gọi tắt là hiệp định TBT)
1.2 Nội dung hiệp định
Đối tượng của Hiệp định TBT là các biện pháp kỹ thuật. Trong phạm vi điều chỉnh của hiệp định, các biện pháp kỹ thuật được chia thành 3 nhóm cụ thể sau:
Thứ nhất: Các quy định kỹ thuật. Đó là những quy định mang tính bắt buộc đối với các bên tham gia. Điều đó có nghĩa, nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các quy định kỹ thuật sẽ không được phép bán trên thị trường.
Thứ hai: Các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngược lại với các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là các sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay cả khi sản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thứ ba: Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn là các thủ tục kỹ thuật như: kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tuy nhiên trong hiệp định này, khái niệm hàng rào kĩ thuật vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng mà chỉ được thừa nhận như một thoả thuận rằng không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo hàng hoá xuất khẩu của mình, hoặc để đảm bảo sức khoẻ của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các hành động man trá ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và các biện pháp này không được tiến hành với các hình thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không minh bạch.
2. Xu thế trên thế giới :
2.1. Mở rộng từ lĩnh vực sản xuất và thương mại đến thương mại dịch vụ và đầu tư.
Phạm vi TBT có khuynh hướng ngày càng rộng hơn, bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất và dần mở rộng sang thương mại. Hiện, TBT đã mở rộng từ thương mại hàng hóa đến các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, thông tin, đầu tư và sở hữu trí tuệ…
2.2 Xu hướng chuyển đổi từ các biện pháp tư nguyện sang nguyên tắc bắt buộc.
Trước đây nhiều tiêu chuẩn như ISO9000, ISO1400, các chứng nhận về môi trường, HACCP, thực phẩm hữu cơ… được áp dụng trên cơ sở tự nguyện. Vài năm gần đây, một số biện pháp tự nguyện đã chuyển thành các nguyên tắc bắt buộc.
2.3. Mở rộng từ các sản phẩm cụ thể đến toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động:
Như hệ thống an toàn thực phẩm HACCP ( Hazard Analysis and Critical Control Point System) có nghĩa là "hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn“
Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm".
è Xuất phát từ Mỹ và sau hơn 40 năm đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển khác như Canada và EU. HACCP kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm từ giai đoạn sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối.
2.4 Tăng sức ảnh hưởng và hiệu ứng khuếch tán
Các biện pháp TBT luôn tạo ra phản ứng dây chuyền, mở rộng từ một sản phẩm đến tất cả các sản phẩm liên quan, từ một nước đến một số nước và thậm chí cả thế giới. Ví dụ như đầu năm 2002, EU cấm nhập khẩu tôm TQ vì có dư lượng chloramphenicol. Sau đó lệnh cấm này được mở rộng tới hơn 100 sản phẩm có thịt động vật. Biện pháp này nhanh chóng được các nước khác như Mỹ, Hungary, Nga và Arabie Saoudite bắt chước theo.
2.5. Phát triển cùng với tiến bộ khoa học - kỹ thuật và mức sống
Với sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật mới sẽ được nâng lên. Điều này có thể thấy qua việc Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật hồi đầu năm 2002 đã quyết định thực hiện gần 200 tiêu chuẩn mới về giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc trừ sâu.
2.6. Kết hợp rào cản kỹ thuật và vấn đề bằng sáng chế
Hiện EU và Mỹ một mặt yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật do họ đặt ra, mặt khác buộc các công ty nước ngoài trả chi phí bằng sáng chế rất cao nếu muốn xuất khẩu các sản phẩm đã được đăng ký bản quyền.
2.7. Các nước đang phát triển đẩy mạnh thực hiện TBT
Từ năm 1999, số TBT của các nước đang phát triển đã vượt qua các nước phát triển.
2.8. Tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế
Để bảo vệ ngành thương mại từ các TBT bất hợp lý, WTO đã lập ra Luật về Thực hành tốt, yêu cầu tất cả các thành viên tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
2.9. Rào cản kỹ thuật về an toàn tiêu dùng ngày càng khắt khe
Khi người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về sức khỏe và an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật về tiêu dùng trở nên chặt chẽ, chủ yếu liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, điện gia dụng, đồ chơi và vật liệu xây dựng.
2.10. Phối hợp các TBT, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và thuế quan
Toàn cầu hóa dẫn tới cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới khiến nhiều nước kết hợp nhiều rào cản để bảo hộ mậu dịch.
3. Áp dụng rào cản kĩ thuật tại Việt Nam
3.1 Thuận lợi và khó khăn:
3.1.1 Khó khăn
Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, và một trong những yếu tố quan trọng là thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Khi thực hiện Hiệp định này, các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn thách thức:
Số lượng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam chưa hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế còn khá lớn (chiếm trên 70%) vì doanh nghiệp phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế như là ngôn ngữ quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá.
Mặt khác doanh nghiệp thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho doanh nghiệp khó có những bước đi thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá của mình, đặc biệt về chất lượng.
Các cơ quan Nhà nước cũng gặp phải những khó khăn như phải đảm bảo tính minh bạch trong quá trình soạn thảo ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và các thủ tục, trình tự đánh giá hợp quy. Phải đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc soạn thảo, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và thủ tục, trình tự đánh giá hợp quy. Điều này có nghĩa các quy định của cơ quan Nhà nước không được mâu thuẫn với nhau, các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước địa phương không được trái với các quy định của cơ quan Nhà nước Trung ương.
Ngoài ra, năng lực thông tin còn hạn chế ảnh hưởng tới việc đảm bảo thông tin phục vụ quản lý Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Khó khăn cuối cùng là thiếu kinh nghiệm trong xử lý các tranh chấp thương mại liên quan đến TBT (nếu có) giữa Việt Nam và các thành viên khác của WTO.
3.1.2 Thuận lợi :
Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng có những thuận lợi khi thực thi hiệp định này như được tiến hành sản xuất kinh doanh trong môi trường minh bạch về quản lý kỹ thuật và tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước và nước thành viên WTO cung cấp thông tin về văn bản quản lý kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để làm căn cứ hoạch định và thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình có hiệu quả.
Không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, giúp ngăn chặn hàng nhập khẩu kém chất lượng và bảo vệ nền sản xuất trong nước. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh bình đẳng, tránh những ảnh hưởng bất lợi do đối thủ cạnh tranh từ những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử.
Thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO khác đối với kết quả thử nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, hàng hoá của doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế. Giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan đến TBT với các nước thành viên WTO.
3.2. Cách thức áp dụng tại Việt Nam:
Những vấn đề kỹ thuật thực sự là mối quan tâm của các nước thành viên WTO trong bối cảnh các hàng rào thuế quan giảm dần và các hàng rào phi thuế quan khác cũng dần bị loại bỏ. Đối với Việt Nam, điều này càng trở nên bức xúc. Không phải chúng ta cần môi trường an toàn chỉ để thu hút đầu tư và khách du lịch mà vì chính bản thân chúng ta.
Phải chăng gia nhập WTO là chúng ta phải xoá bỏ tất cả các hàng rào kỹ thuật? Câu trả lời là không. Bởi vì đơn giản là nếu không có hàng rào kỹ thuật thì nhiều thứ sẽ không được bảo vệ. Để triển khai Hiệp định TBT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định và phê duyệt Đề án thực hiện.
Khá nhiều các rào cản kỹ thuật đã được áp dụng trong thương mại quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng nhưng trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng ta chỉ đi vào nghiên cứu một số loại sau:
3.2.1 Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật:
Ở Việt Nam, tính đến hết năm 2010, tổng số TCVN đã ban hành là hơn 8000. Tuy nhiên, trong số đó nhiều tiêu chuẩn đã huỷ bỏ hoặc được soát xét thay thế, vì vậy Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành khoảng 6000 TCVN.
Các TCVN hiện hành được phân loại theo những lĩnh vực/chủ đề của Khung phân loại TCVN (hoàn toàn phù hợp với Khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế - ICS) như sau :
Mã lĩnh vực
Chủ đề
01
Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu
03
Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý cơ sở. Hành chính. Vận tải
07
Toán học. Khoa học tự nhiên
11
Chăm sóc sức khoẻ
13
Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn
17
Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý
19
Thử nghiệm
21
Hệ thống và kết cấu cơ khí. Công dụng chung
23
Hệ thống và kết cấu dẫn chất lỏng. Công dụng chung
25
Chế tạo
27
Năng lượng và truyền nhiệt
29
Điện
31
Điện tử
33
Viễn thông
35
Thông tin. Thiết bị văn phòng
37
Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In
39
Cơ khí chính xác. Kim hoàn
43
Đường bộ
45
Đường sắt
47
Đóng tầu và trang bị tầu biển
53
Thiết bị vận chuyển vật liệu
55
Bao gói và phân phối hàng hoá
59
Dệt và da
61
May mặc
65
Nông nghiệp
67
Thực phẩm
71
Hoá chất
73
Khai thác mỏ và khoáng sản
75
Dầu mỏ
77
Luyện kim
79
Gỗ
81
Thuỷ tinh và gốm
83
Cao su và chất dẻo
85
Giấy
87
Sơn và chất màu
91
Vật liệu xây dựng nhà
93
Xây dựng dân dụng
97
Nội trợ. Giải trí. Thể thao
Ngoài ra, còn phải kể số lượng các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước ngoài được chấp nhận thành tiêu chuẩn Việt Nam như:
(tính đến tháng 12/2010)
Loại TC
Số lượng
AFQRJOS
1
AS
8
ASTM D
44
ASTM E
6
BS
1
CAC
38
CISPR
13
CODEX
41
CORESTA
10
EN
19
GS
5
ICUMSA
3
IEC
136
IP
1
ISO
1429
ITU
1
JECPA
13
OIML
4
ST SEV
303
VIM
1
Tổng số:
2077
Tuy nhiên, công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chưa được thực hiện tốt, chưa ngăn cản được hàng hóa kém chất lượng thâm nhập vào thị trường trong nước. Có thể thấy Việt Nam chưa sử dụng hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn như một công cụ để cản trở nhập khẩu, bảo hộ nền sản xuất nội địa phát triển. Đơn cử như việc hạn chế nhập khẩu ô tô cũ: Phó cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam Đỗ Hữu Đức khẳng định Đăng kiểm Việt Nam đủ khả năng kiểm tra xe cũ nhập khẩu, đảm bảo không để "lọt lưới" những xe nhập khẩu cũ nát, hoặc gian lận đời xe. Các xe ô tô đang lưu hành tại Việt Nam đều phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật … cụ thể về phanh, lái, gầm, khí thải... theo tiêu chuẩn quốc gia, các quy định này được nêu rõ trong QĐ 35/2005/QĐ BGTVT. Dù thế, hiện tượng gian lận thương mại trong nhập khẩu xe cũ thời gian qua không phải là ít. Chẳng hạn hiện tượng sửa số khung, số máy để nâng đời xe vẫn thường xuyên xảy ra. Trong năm 2005 có tới trên 100 xe ôtô cũ nhập khẩu đã bị phát hiện sửa số khung số máy để nâng đời. Như vậy, giải pháp trước mắt có thể sử dụng công cụ thuế để tăng thuế nhập khẩu ô tô cũ và trên thực tế đó cũng là giải pháp chính để hạn chế ô tô nhập khẩu vào nước ta.
3.2.2 Các quy định về môi trường:
a. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards).
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cách thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở công đoạn xả/thải ra còn ISO 14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
Đối với Việt Nam thì sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cả về số lượng và qui mô, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có những tác động xấu đến môi trường và có nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Để tăng cường công tác quản lý môi trường, năm 1993 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường, sau đó, nhiều văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường đã được ban hành.
Những năm gần đây, Việt Nam đã đề cập và triển khai hệ thống ISO 14000 rộng rãi hơn.Tính đến năm 2002, Việt Nam có 321 doanh nghiệp được cấp ISO 9000 và 12 doanh nghiệp cấp ISO 14000. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO.
Mặc dầu vậy, hiện các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của hệ tiêu chuẩn quản lý môi trường nên còn bàng quan với chứng chỉ ISO 14001 bởi để áp dụng thành công tiêu chuẩn này các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian.
b. Nhãn sinh thái hàng hóa
Nhãn sinh thái được áp dụng ở Việt Nam gồm 3 loại:
- Nhãn kiểu 1 là nhãn được chứng nhận, được cấp cho sản phẩm của nhà sản xuất theo yêu cầu vì lợi ích của người tiêu dùng.
- Nhãn kiểu 2 là nhãn tự công bố, do nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối đưa ra, dựa trên những chứng cứ và kết quả tự đánh giá hoặc được đánh giá bởi các bên liên quan khác theo yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm hàng hoá đó.
- Nhãn kiểu 3 là nhãn tự nguyện của các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng theo chương trình tự nguyện của ngành kinh tế và các tổ chức kinh tế đề xuất.
Theo tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện ở Việt Nam mới chỉ có 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái.Tuy Việt Nam chưa có quy định bắt buộc cũng như chưa có tiền lệ dán nhãn sinh thái sản phẩm hàng hoá, nhưng ở trong nước đã xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và có những sản phẩm dịch vụ có nhu cầu được cấp nhãn sinh thái, để quảng bá cho các nỗ lực bảo vệ môi trường của mình.
3.2.3 Kiểm dịch động thực vật
Ngày 27/11/1993 Việt Nam ban hành Quy chế Kiểm dịch động, thực vật. Theo đó, mọi phương tiện vận tải, vật phẩm nguồn gốc thực vật và tác nhân sinh học có thể gây hại cho sinh thái khi thâm nhập vào Việt Nam đều phải qua kiểm dịch.
Ngày 25/07/2005 Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN về danh mục đối tượng kiểm dịch động thực vật. Tiếp theo đến ngày 25/11/2005 Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy định số 73/2005/ QĐ-BNN về danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật.
Tuy có những quy định cụ thể, chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng cho đến nay biện pháp này chưa được sử dụng tốt để bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật và tạo ra hàng rào bảo vệ sản xuất trong nước.
Điển hình là chất lượng nhiều loại nguyên vật liệu và hàng hóa không được kiểm soát đã ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây hậu quả xấu đến các ngành sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…
Hiện tượng khoai tây Trung Quốc đang tràn ngập thị trường phía Bắc làm khoai tây sản xuất trong nước không bán được, nhưng chất lượng khoai tây thế nào, có nhiều dư lượng hóa chất không cho phép sử dụng hay không, thì không thể kiểm soát. Các loại nông sản thực phẩm, hoa quả nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc hiện nay cũng đang bị thả nổi chất lượng như vậy…
Nếu hình ảnh người Hàn Quốc biểu tình phản đối việc nhập khẩu thịt bò từ Mỹ khiến ta phải suy ngẫm bởi họ phản đối không thuần là sợ bệnh bò điên mà còn là để bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước họ. Còn ở nước ta, chất lượng thịt bò Mỹ nhập khẩu thì trong quy định đã được ký kết giữa hai bên: là theo tiêu chuẩn của… Mỹ. Do đó xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và thương mại là việc làm cần thiết để lập nên hàng rào bảo vệ nền sản xuất trong nước và ngăn chặn làm sóng nhập siêu.
3.2.4 Các yêu cầu về nhãn mác hàng hoá:
Ở nước ta, trước năm 1999 hầu như chưa có nhãn mác về hàng hóa như một công cụ để bảo hộ sản xuất. Vì vậy, ngày 30/8/1999, Quy chế nhãn mác hàng hóa đã được ban hành dựa theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg. Quy chế này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3/2000.
Theo quy định của Quy chế trên thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ quy định về ghi nhãn như sau: ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộc: “ tên hàng hóa; tên địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng của hàng hóa; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; ngày sản xuất; thời hạn sử dụng; thời hạn bảo quản; hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; xuất xứ hàng hóa”. Nội dung thông tin trên đây được ghi bằng tiếng Việt, hoặc làm nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc trên bằng tiếng Việt đính kèm nhãn nguyên gốc của hàng hóa đó trước khi đưa ra bán ở thị trường Việt Nam.
Để việc thực hiện Quy chế nghiêm túc và có hiệu quả, kịp thời khắc phục những tồn tại khó khăn, vướng mắc, ngày 27/12/2000 Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg về việc thực hiện ghi nhãn hàng hoá. Nội dung kiểm tra thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá phải bao gồm các qui định về hình thức ghi nhãn (như cách ghi nội dung trên hàng hoá, bao bì thương phẩm, nhãn phụ, tài liệu thuyết minh kèm theo, ngôn ngữ được sử dụng…) và nội dung ghi nhãn.
Tiếp đó, ngày 30/8/2006, Chính phủ Việt nam đã ban hành Nghị định số 89/2006/NĐ-CP (“Nghị định 89”) về nhãn hàng hoá, thay thế cho quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định 89 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2007. Theo Nghị định 89, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm: (i) tên hàng hóa; (ii) tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; và (iii) xuất xứ hàng hóa.Ngoài ra, đối với một số loại hàng hóa cụ thể còn quy định một số nội dung khác bắt buộc phải có như: ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, định lượng; thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, hướng dẫn sử dụng v .v...
III . Áp dụng rào cản kỷ thuật để hạn chế nhập khẩu :
Hà Lan, một trong những nước thành viên của EU, có chính sách quản lý chất lượng hàng hóa chủ yếu theo luật chung của EU. EU trong đó có Hà Lan là thành viên của WTO, có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi quan thuế. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi quan thuế (rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt. Do vậy, hàng xuất khẩu của nước ta muốn vào được thị trường này thì phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Đối với tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu Á và Việt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này..
Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu trở nên quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo qui định của EU. Ví dụ: CE bắt buộc có ký mã hiệu đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng,v.v.
Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới.
Đối với tiêu chuẩn về lao động: Uỷ ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em.... đã được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
Eu dùng "rào cản kỹ thuật" là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nước đang phát triển được hưởng GSP. Bởi vậy, yếu tố có tính quyết định là hàng của các nước này có thâm nhập được vào thị trường EU hay không chính là hàng hoá đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU hay không?
Những điểm khác biệt về văn hoá giữa các nước thành viên. Mặc dù EU là một bức tranh hợp tác kinh tế đẹp nhưng đối với các công ty nước ngoài thì vẫn là những cách giải quyết đối với 15 nước khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ, cũng như về các hệ thống pháp lý. Trên thực tế đã có những dấu hiệu cho người ta thấy tinh thần dân tộc giữa các nước thành viên của EU đang khuyếch đại những sự khác nhau giữa các nước.
EU đã tiêu chuẩn hoá và nâng cấp việc thu thập dữ liệu cho các nước thành viên và đã lập một thủ tục kế toán thống nhất, một hệ thống hợp nhất rộng rãi của Liên minh đã hoàn thành về cơ bản để cho các công ty làm kinh doanh thuận lợi hơn về thủ tục. Đồng thời nhân danh người tiêu dùng, EU đã phát triển một chương trình trách nhiệm sản phẩm (nếu sản phẩm làm ra có những khuyết tật gây nguy hiểm cho người sử dụng thì người sản xuất phải có trách nhiệm đối với sản phẩm của họ).
Trong thực tế, Liên minh Châu Âu không phải là một thực thể văn hoá có những mẫu hình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử. Những quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng bởi các mô hình văn hoá của thái độ ứng xử, điều đó đáng được chú ý đối với các công ty nước ngoài khi làm Marketing ở EU. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, còn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc dân tộc và văn hoá đặc trưng riêng mà các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển chưa nghĩ tới. Mỗi nước thành viên tạo ra các cơ hội khác nhau về yêu cầu của họ cũng khác.
Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu...
Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có t hể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số sản phẩm tiêu dùng như sau:
Các loại thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt đẻ bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.
Các loại thuốc men đều được kiểm tra, đăng ký và được các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia EU cho phép trước khi sản phẩm được bán thị trường. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang bán trên thị trường.
Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán ra trên thị trường EU. Bất cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà một trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên loại sợi đó kèm theo tỉ lệ về trọng lượng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỉ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiếtt của sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỉ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu ít nhất cũng phải ghi tỉ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã được sử dụng.
Tóm lại là việc xây dựng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là cần thiết. Song hơn bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào, cách bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước tốt nhất là trước hết nâng cao năng lực sản xuất trong nước, nhận thức của người tiêu dùng và trình độ năng lực cơ quan quản lý bởi những biện pháp kỹ thuật đối phó với hàng nhập khẩu là “con dao hai lưỡi”, nó có thể bảo vệ thì cũng có thể gây bất lợi cho ngành sản xuất trong nước .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_4_tieu_chuan_ky_thuat_9603.doc
- nhom_4_tieu_chuan_ky_thuat_9603.pdf