Tiểu luận Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản
của đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện
chính trị - xã hội. Chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện
chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai
trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng đồng thời kiến trúc
thượng tầng thường xuyên tác động trở lại cơ sở hạ tầng.
13 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 12503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……
TIỂU LUẬN
Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
2
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................... 4
I. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: .................. 4
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng: ...................................................... 4
2. Kiến trúc thượng tầng: ......................................................... 5
II. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng: ................................................................................ 7
1. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng
tầng: ......................................................................................... 8
2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ
tầng: ....................................................................................... 10
III. Kết luận: ............................................................................. 12
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM ........................................ 13
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
3
LỜI NÓI ĐẦU
Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong
quá trình sản xuất tạo thành quan hệ sản xuất vật chất của xã hội.
Trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành nên các quan hệ về chính
trị và tinh thần của xã hội. Hai mặt đó của đời sống xã hội được
khái quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. C.Mác viết:
“ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của
xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc
thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội
nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó ”. C.Mác đã chỉ rõ sự
thống nhất của những hiện tượng kinh tế - xã hội, chính trị, tư
tưởng của đời sống xã hội và chỉ ra rằng, xét đến cùng, những hiện
tượng ấy đều do sự phát triển của xã hội vật chất quyết định. Qua
đó, C.Mác đã cung cấp chìa khóa để nhận thức một cách duy vật
mọi hiện tượng xã hội.
Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, áp dụng
vào nghiên cứu và nhận thức đời sống xã hội, C.Mác đã chỉ ra mối
quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
của xã hội. Cơ cấu kinh tế của xã hội của mỗi thời đại nhất định
tạo nên cái cơ sở hiện thực mà xét đến cùng, bằng cái cơ sở hiện
thực ấy mà giải thích toàn bộ kiến trúc thượng tầng bao gồm các
thể chế pháp luật và chính trị, cũng như quan niệm tôn giáo, triết
học và các quan niệm khác của mỗi thời kỳ lịch sử xã hội nhất
định.
Chính vì vậy mà chúng em đã chọn đề tài: ” Biện chứng của cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng “.
Do thời gian sưu tầm tài liệu không nhiều và trình độ nhận thức
của chúng em còn hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh
khỏi những sai xót và bất cập. Chúng em rất mong nhận được lời
nhận xét và ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để bài tiểu luận
của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
4
NỘI DUNG
I. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng:
1.a. Khái niệm:
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ
cấu kinh tế của xã hội.
Dựa vào khái niệm đó, nó đã phản ánh chức năng xã hội của các
quan hệ xã hội, của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh
tế của các hiện tượng xã hội. Đúng vậy, mỗi một hình thái kinh tế -
xã hội có một kết cấu kinh tế đặc trưng là cơ sở hiện thực của xã
hội, hình thành quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Nó bao gồm
không chỉ những quan hệ trực tiếp giữa người với người trong sản
xuất vật chất mà nó còn bao gồm cả những quan hệ kinh tế, trao
đổi trong quá trình tái sản xuất ra đời sống vật chất của con người.
1.b. Kết cấu cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm: quan hệ sản xuất
thống trị, những quan hệ sản xuất là tàn dư của xã hội trước và
những quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội tương lai. Cuộc
sống của xã hội cụ thể được đặt trong kiểu quan hệ sản xuất thống
trị, tiêu biểu cho cuộc sống ấy và những quan hệ sản xuất quá độ,
hay những tàn dư cũ, mầm mống mới có vai trò nhất định, giữa
chúng tuy có khác nhau nhưng không tách rời nhau, vừa đấu tranh
với nhau, vừa liên hệ với nhau và hình thành cơ sở hạ tầng của mỗi
xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định vủa lịch sử.
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
5
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, ngoài quan hệ sản xuất phong
kiến chiếm địa vị thống trị, nó còn có quan hệ sản xuất tàn dư của
xã hội chiếm hữu nô lệ, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa và chính ba yếu tố đó cấu thành nên cơ sở hạ tầng phong
kiến.
Cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội mà
dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tính chất đối
kháng của cơ sở hạ tầng được bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội
tại không thể điều hòa được trong cơ sở hạ tầng đó và do bản chất
của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Đó là sự biểu hiện
của đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người trong xã hội.
Cơ sở hạ tầng là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp, là quan hệ
vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Nó được
hình thành trong quá trình sản xuất vật chất và trực tiếp biến đổi
theo sự tác động và phát triển của của lực lượng sản xuất.
Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản
xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong
tổng thể các quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất “ hợp thành “
cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực mà trên đó hình
thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng. Cơ sở hạ tầng là quan
hệ vật chất trong hệ thống các quan hệ sản xuất.
2. Kiến trúc thượng tầng:
2.a. Khái niệm:
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái y
thúc xã hội (ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức
v.v..) cùng với những thiết chế xã hội tương ứng (nhà nước, đảng
phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội v.v..) được hình thành trên một
cơ sở hạ tầng nhất định.
Bởi vậy, kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, biểu
hiện đời sống tinh thần của xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
6
hình thái kinh tế xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng cùng các bộ
phận khác trong xã hội hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh.
2.b. Kết cấu kiến trúc thượng tầng:
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy
luật phát triển riêng nhưng không tồn tại tách rời nhau mà tác đọng
qua lại lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở
hạ tầng. Song không phải các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều
liên hệ như nhau như đối với cơ sở hạ tầng của nó. Các tổ chức
chính trị, pháp luật có liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng; còn các
yếu tố khác như triết học, nghệ thuật, tôn giáo chỉ liên hệ gián tiếp
với nó.
Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai
cấp sâu sắc. Đó là cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng của các
giai cấp thống trị đối kháng. Nó bao gồm hệ tư tưởng và các thể
chế của giai cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm xã hội trước
để lại; quan điếm và các tổ chức của các bị trị mới ra đời; quan
điểm tư tưởng và tổ chức của các tầng lớp trung gian. Tính chất hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến
trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội nhất định.
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của
xã hội có đối kháng giai cấp là nhà nước – bộ máy tổ chức quyền
lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội.
• Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống đại biểu cho quyền lực
chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội,
thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng
đối nội và đối ngoại của quốc gia.
• Về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực
thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai cấp
nắm giữ được những tư liệu sản xuất của xã hội.
Chính nhờ có nhà nước mà giai cấp thống trị mới thể hiện được
sự thống trị của mình đối với xã hội. Giai cấp nào thống trị về mặt
kinh tế và nắm giữ chính quyền nhà nước thì hệ tư tưởng cùng với
những thiết chế của giai cấp ấy cũng giữ địa vị thống trị. Nó quy
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
7
định và tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển của đời sống
tinh thần của xã hội, và quyết định đặc trưng cơ bản của toàn bộ
kiến trúc thượng tầng xã hội đó.
Như vậy, kiến trúc thượng tầng thực chất là quan hệ tinh thần
của xã hội, cái đối lập với cơ sở hạ tầng.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng:
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong
đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Còn
kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ sở hạ tầng, nó có vai trò to lớn
trong việc tác động trở lại cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của cơ sở hạ
tầng đóng vai trò quan trọng đối với kiến trúc thượng tầng . Kiến
trúc thượng tầng phải phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của
cơ sở hạ tầng, hay cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy.
Quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
diễn ra như sau:
Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giới hạn nào đó
gọi là điểm nút, thì nó đòi hỏi phải kéo thao sự thay đổi về kiến
trúc thượng tầng. Quá trình này không chỉ đơn thuần là sự biến đối
của một hay nhiều bộ phận mà là sự biến đổi của cả một hình thái
kinh tế chính trị và hình thái kinh tế chính trị chiếm ưu thế sẽ
chiếm giữ giai đoạn lịch sự này, trong giai đoạn đó thì thì cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng dung hòa với nhau hay đạt được giới
hạn độ. Tại đây, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tác động
biện chứng với nhau theo cách thức bắt đầu sự thay đổi tuần tự về
cơ sở hạ tầng nhưng tại đây kiến trúc thượng tầng chưa có sự thay
đổi.
Cơ sở hạ tầng của mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định
lẫn nhau dẫn đến quá trình đáo thải. C.Mác nói: “Nếu không có
phủ định của những hình thức tồn tại đã có trước thì không thể có
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
8
sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào”. Chính vì có sở hạ tầng cũ
được thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hàm những mặt tích cực,
tiến bộ của cái cũ được cải tạo, đi trên những nấc thang mới. Chính
vì cơ sở hạ tầng thường xuyên vận động như vậy nên kiến trúc
thượng tầng luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
của cơ sở hạ tầng.
1. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc
thượng tầng:
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang
tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau
và cơ sở hạ tầng gữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng
tầng được thể hiện trên nhiều phương diện:
+ Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc
thượng tầng, nội dung và tính chất là sự phản ánh đối với cơ sở hạ
tầng. Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc
thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cho cơ sở hạ tầng đã sinh
ra nó.
+ Sự biến đổi của kiến trúc tầng diễn ra rõ rệt khi cơ sở hạ tầng
này thay thế cơ sở hạ tầng khác. Nghĩa là, khi cách mạng xã hội
đưa đến sự thủ tiêu, cơ sở hạ tầng cũ bị xóa bỏ và thay thế cơ sở hạ
tầng mới, thì sự thống trị cũ bị xóa bỏ và thay thế bằng sự thống trị
của giai cấp mới. Qua đó mà sự thống trị của giai cấp thay đổi, bộ
máy nhà nước mới được thành lập thay thế nhà nước cũ, ý thức xã
hội cũng được biến đổi.
+ Trong xã hội có đối kháng giai cấp , sự biến đổi của cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra do cuộc đấu tranh gây go,
phức tạp giữa gai cấp thống trị và giai cấp bị trị, mà đỉnh cao là
cách mạng xã hội. Những biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng xét cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Nhưng lực lượng sản xuất trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
9
sở hạ tầng và sự biến đổi của cơ sở hạ tầng lại làm cho kiến trúc
thượng tầng cũng thay đổi theo.
+ Trong xã hội có giai cấp giai cấp thống trị nào thống trị về kinh
tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về chính trị và đời sống tinh thần
của xã hội.
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đói với kiến trúc thượng
tầng còn thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn
kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. C.Mác viết: “Cơ sở kinh
tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay
đổi ít nhiều nhanh chóng ”. Sự thay đổi đó diễn ra không chỉ trong
giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái
kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi quá
trình hình thái kinh tế - xã hội.
Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng
tầng, và quá trình này diễn ra rất phức tạp. Trong đó, có những yếu
tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự
thay đổi của cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật v.v… Nhưng
cũng có yếu tố thay đổi chậm chạp như tôn giáo, nghệ thuật, hoặc
có những yếu tố tiếp tục tồn tại dai dẳng ngay cả khi cơ sở kinh tế
sinh ra nó không còn tồn tại, và có những yếu tố của kiến trúc
thượng tầng được kế thừa trong xã hội mới. Trong xã hội có giai
cấp, sự thay đổi đó thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã
hội.
Như vậy, cơ sở hạ tầng quyết định đối với kiến trúc thượng tầng;
kiến trúc thượng tầng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng. Tính chất phụ
thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân
từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã
hội, dù đó là lĩnh vực thực tiễn pháp luật,… hay lĩnh vực sinh hoạt
tinh thần của xã hội. Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất
yếu của nhu cầu duy trì và phát triển các lực lượng sản xuất khách
quan của xã hội.
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
10
2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở
hạ tầng:
Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu
cầu phát triển của kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng
có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác
động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có
thể thông qua nhiều phương thức. Điều đó tùy thộc vào bản chất
của mỗi yếu tố trong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vào vị trí,
vai trò của nó và những điều kiện cụ thể.
Kiến trúc thượng tầng là bộ phận cấu thành hình thái kinh tế - xã
hội, được sinh ra và phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định,
cho nên sự tác động tích cực được thế hiện ở chức năng xã hội của
kiến trúc thượng tầng, tức là luôn luôn bảo vệ, duy trì, củng cố và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó; đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ
tầng, kiến trúc thượng tấng đã lỗi thời, lạc hậu. Kiến trúc thượng
tầng tìm cách để xóa bỏ những tàn dư của cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng cũ, ngăn chặn những mầm mống tự phát của cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mới nảy sinh trong xã hội ấy.
Thực chất trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng
đảm bảo sự thống trị chính trị và thống trị của giai cấp giữ địa vị
thống trị trong kinh tế. Nếu giai cấp thống trị không xác lập được
sự thống trị về chính trị và tư tưởng thì cơ sở kinh tế của nó sẽ
không đứng vững được. Vì vậy, cơ sở thượng tầng thực sự trở
thành công cụ, phương tiện để duy trì, bảo vệ địa vị thống trị về
kinh tế của giai cấp thống trị của xã hội.
Trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì
phương thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế của xã
hội thường phải thông qua yếu tố nhà nước mới có thể thực sự
được phát huy mạnh mẽ vai trò thực tế của nó. Nhà nước là yếu tố
tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng của xã
hội.
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
11
Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể
diễn ra theo nhiều xu hướng, thậm chí các xu hướng không chỉ
khác nhau mà còn đối lập nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu
thuẫn lợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau và
đối lập nhau.
Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp đối kháng đấu tranh với
nhau giành chính quyền về tay mình, cũng chính là tạo cho mình
quyền kiểm soát kinh tế của xã hội. Sử dụng quyền lực nhà nước
giai cấp thống trị sẽ củng cố nền kinh tế, tăng cường sự ảnh hưởng
của mình về kinh tế trên toàn xã hội. Kinh tế vững mạnh làm cho
nhà nước được vững mạnh. Do đó có điều kiện củng cố vững chắc
hơn địa vị kinh tế của giai cấp thống trị, cứ như thế sự tác động
qua lại biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng đem
lại sự phát triển hợp quy luật kinh tế và chính trị.
Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo
đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v.. cũng đều tác động tới cơ sở hạ tầng
nhưng chúng đều bị nhà nước, pháp luật chi phối.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng tới cơ sở hạ tầng diễn ra
theo hai xu hướng: tích cực và tiêu cực. Nếu kiến trúc thượng tầng
tác động phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì nó là động
lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Còn nếu tác động ngược
lại thì nó sẽ kìm hãm, phá hoại sự phát triển kinh tế trong một
phạm vi và mức độ nhất định.
Nhưng dù tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế,kiến trúc
thượng tầng vẫn không làm thay đổi được tiến trình phát triển
khách quan của xã hội. Xét đến cùng, nhân tố kinh tế đóng vai trò
quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Nếu kiến trúc thượng
tầng kìm hãm sự phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách
này hay cách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng
kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
12
III. Kết luận:
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản
của đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện
chính trị - xã hội. Chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện
chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai
trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng đồng thời kiến trúc
thượng tầng thường xuyên tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Tuy
nhiên, dù kiến trúc thượng tầng diễn ra với những xu hướng khác
nhau, mức độ khác nhau nhưng rốt cuộc nó vẫn không giữ vai trò
quyết định đối với cơ sở hạ tầng của xã hội. Cơ sở hạ tầng của xã
hội vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó.
Tiểu luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
13
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Nguyễn Mậu Vĩnh : Nhóm trưởng, thuyết trình, ý tưởng
Trần Thị Thanh Vân : Tìm tài liệu, thiết kế slide
Võ Thị Tuyết : Tìm tài liệu, viết tiểu luận
Võ Hà Vi : Tìm tài liệu, ý tưởng, chỉnh sửa
Bùi Thị Diễm Vy : Tìm tài liệu, ý tưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIỂU LUẬN- Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.pdf