Tiểu luận Cân bằng bên ngoài trong các quốc gia có thu nhập thấp

Trong khi chúng tôi hi vọng đã cung cấp một sự phân tích toàn diện và chặt c hẽ về tài khoản vãng lai, tỷ giá thực, và vị thế tài sản nước ngoài ròng ở những quốc gia có thu nhập thấp, thì chắc chắn vẫn còn cơ hội cho những nghiên cứu xa hơn. Ưu tiên hàng đầu là việc c ải thiên chất lượng và quy mô của tập dữ liệu. Nhiều chỉ số chính nói chung đã bỏ qua phần lớn c ác quốc gia, điều này có thể làm yếu đ i kh ả năng đánh g iá đúng cân bằng bên ngoài của nền kinh tế. Một sự am h iểu sâu hơn về tính chất không đường nằm dưới mối quan hệ bên dưới vấn đề nghiên cứu thì c hắc chắn quan trọng. Ví dụ, phân tích sự tương tác giữa sự tự do hóa tài khoản vốn với thu nhập, và giữa hai nhân tố này với các yếu tố quyết định khác, tụt lại đằng sau sự dồi dào về những giả thuyết mang tính lý thuyết đã được nêu lên.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cân bằng bên ngoài trong các quốc gia có thu nhập thấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến tài khoản vãng lai một cách đáng kể và chắc chắn trong mô hình hồi quy OLS gộp. Chính sách tài khóa cũng ảnh hưởng đến tỷ giá thực thông qua ảnh hưởng đa hợp trong một nền kinh tế phát triển thậm chí có sự hiện diện của lý thuyết tương đương của Ricardo (Obstfeld và Rogoff, 1999). Nếu chính phủ chi tiêu nhiều vào hàng hóa phi mậu dịch hơn là tiêu dùng cá nhân (thường là trường hợp tiêu dùng của chính phủ), điều này sẽ dẫn đến việc tăng tỷ giá thực, bởi vì giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch sẽ tăng nhằm duy trì cân bằng bên trong và bên ngoài ( Vegh (2009) và Hinkle và Montiel (1999)). Phù hợp với dự đoán này, lý thuyết thực nghiệm đã tìm ra một hệ số dương (xem ví dụ Ricci et al. (2008) và De Gregorio et al. (1994)). Tài sản ròng nước ngoài. Những nước có tài sản ròng nước ngoài lớn hơn có thể tài trợ cho chi tiêu nhiều hơn (nhiều hơn dòng thu nhập), vì thế sẽ có 1 tài khoản vãng lai thấp hơn, trong khi đó vẫn duy trì được khả năng trả nợ. Tuy vậy, ở những nước có tài khoản vãng lai ở trạng thái không ổn định và không chắc chắn lại được liên kết một cách chắc chắn với tài sản ròng nước ngoài ở trạng thái ổn định (Lane và Milesi- Ferretti (2002), Chinn và Prasad (2003), và Lee et al. (2008) về bằng chứng thực nghiệm thống nhất trong mô hình hồi quy OLS gộp). Hơn thế nữa, trong tình trạng ổn định, tài sản ròng nước ngoài lớn hơn cho phép tiêu dùng cả hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch nhiều hơn trong khi đó vẫn duy trì được khả năng trả nợ, hàm ý một tỷ giá thực cao hơn (Lane và Milesi-Ferretti (2002) và (2004) và Ricci et al. (2008)). Mối quan hệ này có lẽ không xuất hiện ở những nước thu nhập thấp được miễn nợ: nếu một sự gia tăng nợ được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ việc miễn nợ trong tương lai, thì tài sản ròng nước ngoài thấp hơn do việc gia tăng nợ có thể không liên quan đến việc tiêu dùng ít hơn cần thiết để chi trả những khoản nợ nước ngoài thông qua thặng dư thương mại, cũng như những thay đổi trong tỷ giá thực. Ảnh hưởng của những kỳ vọng như 8 vậy cũng sẽ được phản ánh trong hệ số tài sản ròng nước ngoài trong hàm hồi quy tài sản ròng và tỷ giá thực. Dân số. Theo giả thuyết vòng đời, phần dân số phụ thuộc nhiều hơn sẽ làm giảm tiết kiệm quốc gia và cán cân tài khoản vãng lai, và vì thế làm cho tỷ giá thực tăng lên. Trong mô hình thế hệ chồng chéo, số dân lao động cao hơn làm tăng tiết kiệm quốc gia, vì thế làm tăng tài khoản vãng lai. Sự tăng trưởng dân số có ảnh hưởng tiêu cực đến tài khoản vãng lai và ảnh hưởng tích cực đến tỷ giá thực nếu sự tăng trưởng dân số tương quan với dân số trẻ ngoài độ tuổi lao động. Những dự đoán này được xác thực trong phân tích tài khoản vãng lai (lee et al. (2008)), phân tích tỷ giá thực (Rose et al. (2008)) và phân tích tài sản ròng nước ngoài (Lane và Milesi-Ferretti (2001)). Giai đoạn phát triển và tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tân cổ điển cho rằng những nước ở giai đoạn phát tr iển đầu nên nhập khẩu vốn và vay mượn cho khoản thu nhập tương lai để tài trợ cho nhu cầu đầu tư và giải quyết việc tiêu dùng hiện tại với hữu dụng tiêu dùng biên cao cho trước (Obstfeld và Rogoff (1999)). Tương tự, những nước phát triển nhanh với năng suất được kỳ vọng cao hơn nên đầu tư nhiều hơn, hàm ý một sự biến dạng tài khoản vãng lai. Cuối cùng, sự tăng trưởng năng suất cao trong lĩnh vực mậu dịch liên quan đến lĩnh vực phi mậu dịch nên được liên kết với tỷ giá thực tăng lên (ảnh hưởng Balassa-Samuelson): Một sự gia tăng năng suất trong lĩnh vực mậu dịch liên quan đến lĩnh vực phi mậu dịch, so với những đối tác thương mại, sẽ dẫn đến mức lương cao hơn trong lĩnh vực mậu dịch (giá của nó phụ thuộc vào thị trường thế giới nếu nước đó là nền kinh tế nhỏ) và kết quả là tạo áp lực lên lương và giá trong lĩnh vực phi mậu dịch. Ricci et al. (2008) và Choudhri và Khan (2005) cho thấy rằng một sự gia tăng 10% trong năng suất của lĩnh vực mậu dịch liên quan đến lĩnh vực phi mậu dịch có khuynh hướng định giá tỷ giá thực cao hơn 1 đến 2% mức trung bình. Hơn thế nữa, thu nhập cao hơn sẽ tạo ra áp lực lên giá của hàng hóa phi mậu dịch liên quan đến hàng hóa mậu dịch, bởi vì hàng hóa mậu dịch được định giá trên thị trường quốc tế, dẫn đến việc tăng lên của tỷ giá thực. Tuy nhiên, một sự đo lường tốt về năng suất tương đối là không có một cách dễ dàng ở những nước có thu 9 nhập thấp. Vì vậy, bài này sử dụng GDP thực trên đầu người như là một biến số đại diện, giống như trong hầu hết các lý thuyết. Bởi vì biến số này không phản ánh một cách chính xác ảnh hưởng về mặt năng suất tương đối, nó đo lường mức năng suất trung bình trong lĩnh vực mậu dịch và phi mậu dịch – dấu hiệu được kỳ vọng về con số đại diện này là không rõ ràng. Sự biến dạng chính sách và thể chế Cải cách tài chính trong nước. Một hệ thống tài chính phát triển tài trợ đầu tư và giúp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, qua đó làm cán cân tài khoản vãng lai giảm xuống và tỷ giá hiệu quả thực tăng lên. Một hệ thống tài chính phát triển cũng có thể cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và làm giảm tỷ giá hiệu quả thực nếu nó khuyến khích tiết kiệm trong nước (Mac Kinnon (1973) và Edwards (1995)). Gourinchas và Jeanne (2009) xác định mô hình một nền kinh tế mở trong đó cả quyết định đầu tư và tiết kiệm bị sai lệch bởi “sự chia rẽ” ảnh hưởng lợi nhuận trên vốn. Mô hình của họ cho rằng tự do hóa tài chính có thể có ảnh hưởng không tốt đến vị trí bên ngoài của một nước đang phát triển: một sự sụt giảm sai lệch tiết kiệm có khuynh hướng làm giảm dòng vốn vào bằng cách tăng tiết kiệm trong nước, nhưng một sự sụt giảm sai lệch đầu tư lại có khuynh hướng làm tăng dòng vốn vào bằng cách tăng sự khan hiếm vốn. Phân tích thực nghiệm luôn dựa trên phương pháp đo lường sự phát triển tài chính như là một sự đại diện cho mức độ tự do hóa tài chính và tìm ra những ảnh hưởng xấu nhất vào tài khoản vãng lai (Gurber và Kamin (2007) và Chinn và Ito (2007)). Tự do hóa tài khoản vốn. Lý thuyết tân cổ điển cho thấy rằng qua quá trình phát triển kinh tế, việc tự do hóa tài khoản vốn đi kèm với v iệc bóp méo tài khoản vãng lai (dòng vốn vào) và định g iá cao tỷ giá thực ở những nước đang phát triển, và với 1 sự cải thiện tài khoản vãng lai (dòng vốn ra) và việc định giá thấp tỷ giá thực ở những nước phát triển (lucas (1988) và Edwards (1989)). Hơn thế nữa, việc mở tài khoản vốn cho phép những nước vay mượn để sử dụng cho khoản thu nhập tương lai và vì thế sẽ có cán cân tài khoản vãng lai thấp khi chạm phải sự tổn thương thu nhập âm tạm thời. (Vegh (2008)). Tuy nhiên, Kraay và Ventura (2000) chỉ ra rằng, nếu đơn vị của cải 10 biên được đầu tư cùng phương thức như đơn vị của cải trung bình thì những tổn thương thu nhập âm tạm thời sẽ dẫn đến sự thâm hụt (thặng dư) tài khoản vãng lai ở những nước có tài sản ròng nước ngoài âm (dương). Thể chế. Đặc tính về mặt thể chế như hiệu quả của quyền tài sản và thực hiện hợp đồng có những ảnh hưởng cơ bản đầu tiên vào cán cân tài khoản vãng lai và dòng vốn đầu tư. Những quốc gia có thể chế tốt hơn có thể thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài ổn định do rủi ro thấp hơn, và vì vậy có thể duy trì cán cân tài khoản vãng lai và vị trí tài sản ròng nước ngoài thấp hơn. (Alfaro et al. (2007) và Gruber và Kamin (2007)). Tuy nhiên, ở những nước có thể chế tốt hơn, hệ thống chính trị có thể đưa ra những chính sách tỷ giá hối đoái ít thiên về v iệc nâng cao tỷ giá hối đoái thực, vì thế gây nên tài khoản vãng lai và vị trí tài sản ròng nước ngoài cao hơn. Các kết quả tương tự có thể được tạo ra từ những thể chế tốt tạo ra môi trường thuận lợi hơn để tiết kiệm. Cải cách thương mại. Ảnh hưởng của cải cách thương mại vào tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực là mơ hồ về mặt lý thuyết (Edwards (1990)). Cải cách thương mại tạm thời (hay được nhận thức là tạm thời) có thể làm xấu đi tài khoản vãng lai bằng cách giảm giá những hàng hóa nhập khẩu liên quan đến những hàng hóa được sản xuất trong nước (ảnh hưởng thay thế tạm thời). Ảnh hưởng tạm thời là không rõ ràng: tài khoản vãng lai nên cải thiện như là một kết quả của ảnh hưởng thu nhập, nhưng một mức giá thấp hơn cho tiêu dùng hôm nay liên quan đến t iêu dùng tương lai sẽ ảnh hưởng không tốt đến cán cân tài khoản vãng lai (Ostry,1990). Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại vào tỷ g iá hối đoái thực tùy thuộc vào ảnh hưởng đó là ảnh hưởng thu nhập hay ảnh hưởng thay thế. Bởi vì thương mại được tự do hóa nên việc gia tăng thu nhập thực do giá nhập khẩu thấp sẽ dẫn đến việc định giá cao tỷ giá hối đoái thực. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại cũng có thể thay đổi nhu cầu từ những hàng hóa phi mậu dịch đến những hàng hóa mậu dịch, dẫn đến 1 sự giảm giá. Một hậu quả tương tự phát sinh từ ảnh hưởng trực tiếp của tự do hóa (việc giảm thuế quan) vào việc giảm giá những hàng hóa mua bán nội địa. Bằng chứng đó là những ảnh hưởng sau này (xem Ricci et al. (2008) và Goldfajn và Valdes (1999)). 11 Kiểm soát giá cả và chênh lệch giá thị trường chợ đen. Giá được quản lý là giữ mức giá dưới mức thị trường và vì thế dẫn đến tỷ giá hối đoái thực bị định giá thấp (xem Ricci et al. (2008)). Tuy nhiên, kiểm soát giá sẽ đẩy giá lên cao, làm cho tỷ g iá hối đoái thực được định giá cao hơn. Cuối cùng, tỷ giá thị trường chợ đen được định giá thấp hơn tỷ giá hối đoái chính thức (chẳng hạn chênh lệch dương giá thị trường chợ đen cho thấy kỳ vọng của việc phá giá tỷ giá chính thức) sẽ đi kèm với một tỷ giá hối đoái thực được định giá cao hơn (dựa trên tỷ giá chính thức, là cơ sở hiện hành cho việc đo lường tỷ giá hối đoái thực) Những cú sốc Tỷ lệ trao đổi Ảnh hưởng của 1 sự cải thiện trong tỷ lệ trao đổi là không chắc chắn và chủ yếu dựa vào ảnh hưởng thu nhập hay ảnh hưởng thay thế chiếm ưu thế. Sự cải thiện trong tỷ lệ trao đổi tạo ra sự gia tăng trong giá hàng xuất khẩu, cải thiện tài khoản vãng lai, bởi vì phần thu nhập dương được tiết kiệm nhằm giải quyết vấn đề tiêu dùng và nâng cao tỷ giá thực dựa trên chỉ số CPI bởi vì sự gia tăng cầu nội địa (đi kèm với ảnh hưởng thu nhập) làm tăng giá hàng hóa phi mậu dịch (Ostry (1988) và Edwards và Ostry (1992)). Tuy nhiên, 1 sự cải thiện trong tỷ lệ trao đổi làm phát s inh sự sụt giảm giá hàng hóa nhập khẩu cũng có thể gây nên tình trạng tài khoản vãng lai xấu và giảm giá thực nếu người tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng sản xuất trong nước hoặc hàng nhập khẩu trong tương lai (Obstfeld và Rogoff (1999) và Vegh (2009)). Nếu hàng hóa nhập khẩu được sử dụng cho đầu vào của sản xuất thì ảnh hưởng cuối cùng vào tỷ giá thực sẽ là ảnh hưởng phức tạp, bởi vì hàng hóa nội địa được sản xuất với những hàng hóa nhập khẩu đó thường gây nên sự sụt giảm trong giá. Nhìn chung, bằng chứng cho thấy ảnh hưởng tích cực của sự cải thiện tỷ lệ trao đổi vào tỷ giá hối đoái thực (xem Ricci et al. (2008), Cashin, Cespedes, và Sahay (2004), Chen và Rogoff (2003), và Ostry và Reinhart (1992); đối với v iệc phân tích ảnh hưởng riêng biệt của giá hàng nhập khẩu và xuất khẩu, xem Christiansen và Tokarick (2009)). 12 Thiên tai. Một cú sốc thu nhập âm ảnh hưởng tích cực đến cán cân tài khoản vãng lai nếu t iết kiệm quốc gia tăng, hay nếu đầu tư giảm tương đối so với tiết kiệm, do hậu quả của cú sốc. Tuy nhiên, tài khoản vãng lai có thể xấu đi nếu nước này giải quyết vấn đề tiêu dùng bằng cách vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế (Obstfeld và Rogoff, 1999). Thế thì, chúng tôi hy vọng ảnh hưởng của thiên tai tùy thuộc vào mức độ mở của tài khoản vốn. Khi xem xét mối quan hệ giữa tỷ g iá hối đoái thực và những nguyên tắc cơ bản của nó, chúng tôi hy vọng những cú sốc không có vai trò gì bởi vì nó dường như chỉ có ảnh hưởng tạm thời. Tài trợ bên ngoài Viện trợ chính thức Trong ngắn hạn, một sự tăng đột biến trong viện trợ có thể đẩy giá trong nước lên và gây ra việc tăng tỷ giá hối đoái thực bởi vì cung thì có giới hạn trong việc đáp ứng sự gia tăng tổng cầu được tài trợ bởi viện trợ. Tuy nhiên, trong dài hạn, ảnh hưởng của viện trợ vào tỷ giá hối đoái thực là không rõ ràng về mặt lý thuyết bởi vì dòng vốn viện trợ gây nên sự gia tăng (sụt giảm) trong năng suất sản xuất hàng hóa phi mậu dịch so với năng suất trong lĩnh vực mậu dịch, dẫn đến sự sụt giảm tỷ giá hối đoái thực (sự tăng giá). Để tính toán về mặt thực nghiệm ảnh hưởng của viện trợ vào tài khoản vãng lai, viện trợ phải được phân chia thành 2 thành phần chính (tài trợ và các khoản vay ưu đãi), miễn là chúng chiếm một phần trong cán cân thanh toán (đầu tiên là tài khoản vãng lai và sau đó là tài khoản tài chính). Bên cạnh đó, trong một mức độ nhất định thì dòng vốn viện trợ thường được tái phân phối cho các cá nhân thông qua chi tiêu của chính phủ và không phải là trung gian trong hệ thống tài chính trong nước, ảnh hưởng của chúng vào vị trí bên ngoài là độc lập với ảnh hưởng của tự do hóa tài chính trong nước. Về mặt khái niệm, dòng vốn viện trợ được cho là sự chuyển nhượng ngoại sinh. Trợ cấp. Những nước nhận được nguồn tiền trợ cấp ổn định có thể duy trì cán cân thương mại thấp hơn trong trung hạn. Giả định trợ cấp được tính trong tài khoản 13 vãng lai của cán cân thanh toán thì tài khoản vãng lai sẽ giữ nguyên không đổi nếu trợ cấp tài trợ hoàn toàn cho sự biến dạng của cán cân thương mại. Ngược lại, nếu phần trợ cấp được tiết kiệm dưới dạng dự trữ quốc gia thì tài khoản vãng lai sẽ được cải thiện. Những khoản vay ưu đãi. Những khoản vay ưu đãi sẽ giúp cho tài khoản vãng lai thấp hơn trong trung hạn. Hơn thế nữa, các khoản nợ với những điều khoản ưu đãi đặt ra những vấn đề đáng quan tâm bởi vì nó tạo ra khoảng trống giữa giá trị thị trường thực tế và danh nghĩa của tài sản ròng nước ngoài. Bài này xem xét ảnh hưởng của tài sản ròng nước ngoài khi tính giá trị thực của các khoản nợ được bảo đảm công khai rộng rãi. Dĩ nhiên, sự hiệu chính đáng kể này cũng có những giới hạn bởi vì với những số liệu được đưa ra thì ảnh hưởng thêm vào từ việc xóa nợ trong tương lai dự kiến không thể không được tính đến. Lý thuyết về tài sản ròng nước ngoài có hạn chế 1 phần bởi vì việc phân tích thực nghiệm thiếu những dữ liệu gần đây (xem Lane và Milesi-Ferretti (2006) lần xuất bản thứ 2 về hệ thống dữ liệu). Lane và Milesi-Ferretti (2001) đưa ra thảo luận về mặt lý thuyết và thực nghiệm những yếu tố quyết định chính đối với những nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Đầu tiên, khoản nợ công làm giảm tài sản ròng nước ngoài, tương tự như ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tài khoản vãng lai. Thứ hai, phần dân số phụ thuộc nhiều hơn hàm ý cần phải g iảm t iết kiệm (và giảm tài sản ròng nước ngoài) để tiêu dùng nhiều hơn. Thứ ba, mối quan hệ giữa thu nhập và tài sản ròng nước ngoài là không chắc chắn. Mối quan hệ chắc chắn được được gợi ý bởi mô hình phát triển chuẩn trong đó những nước nghèo đi vay và những nước giàu cho vay, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ những mô hình hình thành theo thói quen hay tính phi tuyến tính trong hàm hữu dụng. Tuy nhiên, một mối quan hệ tiêu cực với thu nhập có thể phát sinh do kết quả của việc tiếp cận hạn chế thị trường quốc tế hay mong muốn tiết kiệm dự phòng nhiều ở những nước đang phát triển. Cuối cùng, những nước giàu hơn thường đầu tư nhiều vào cổ phần (xem Faria et al. (2007)) tạo ra doanh thu dài hạn cao và kết quả là tài sản ròng nước ngoài cao hơn. 14 III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TIỄN A. DỮ LIỆU Chúng tôi xây dựng một tập dữ liệu lớn gồm 134 quốc g ia trong suốt giai đoạn từ 1980-2006, với nhiều chỉ t iêu khác nhau, trong đó các quốc gia được phân loại theo nhóm thu nhập. Mẫu LICs ( xem phụ lục bảng A1) gồm các quốc gia có “ thu nhập thấp” hay “ thu nhập trung bình thấp” theo sự phân loại của Ngân hàng thế giới, và loại trừ các thị trường mới nổi sao cho mẫu càng đồng nhất càng tốt (Trung Quốc, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Thái Lan). Các quốc gia “thu nhập cao” và “thu nhập trung bình cao” (theo sự phân loại của Ngân hàng thế giới), kể cả 6 quốc gia ở trên, gom vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao (HICs) và được dùng để so sánh. Bảng thống kê tóm tắt các dữ liệu chính được cung cấp trong Bảng phụ lục A2. Tất cả các biến này được thuyết minh trong phụ lục. B. PHÂN TÍCH TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG TRUNG HẠN: Phần này phân tích mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và các yếu tố cơ bản trong trung hạn. Mô hình ước lượng gồm bảng dữ liệu không cân bằng trong suốt giai đoạn 1981-2005 với 6 quan sát cho hầu hết các quốc gia. Mô hình hồi quy tài khoản vãng lai chuẩn cho các quốc gia thu nhập thấp Bảng 1 trình bày kết quả hồi qui tài khoản vãng lai của mẫu các quốc gia có thu nhập thấp. Ngoài tác động cố định quốc gia, mô hình hồi qui bao gồm các biến số truyền thống ( xem ví dụ Chinn và Prasad (2003), Chinn và Ito (2007), và Lee et al (2008)) như cân đối tài chính, biến nhân khẩu học ( tỷ lệ phụ thuộc của tuổi già, tăng trưởng dân số), vị thế tài sản nước ngoài ròng ban đầu, cán cân thương mại về dầu, và các biến số có liên quan đến sự phát triển (GDP bình quân đầu người so với Mỹ, và tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế). Đáng chú ý nhất là tỷ lệ cán cân tài chính trên GDP và tăng trưởng dân số vẫn có ý nghĩa mạnh trong mẫu LICs như dự đoán. 15 Tập hợp các biến kiểm soát cũng gồm cả sự đo lường tỷ lệ mậu dịch vốn không được sử dụng trong mô hình hồi qui tài khoản vãng lai từ trước tới nay. Khám phá của chúng tôi cũng phù hợp với cách giải thích: hiệu ứng thu nhập gây ra do thay đổi tỷ lệ mậu dịch có tác động mạnh lên tài khoản vãng lai : một sự cải thiện tạm thời tỷ lệ mậu dịch có khuynh hướng cải thiện tài khoản vãng lai khi phần tăng lên trong thu nhập được tiết kiệm cho tiêu dùng trong tương lai. Cột 1 đến 7 là kết quả hồi qui khi chúng tôi đưa ra các yếu tố mới quyết định tài khoản vãng lai trong trung hạn ngoài tập hợp các yếu tố quyết định trước kia. Cột 8 và 9 tóm tắt các kết quả được ưa thích ngay cả khi duy trì những yếu tố quyết định tiêu chuẩn hay khi sử dụng những tiêu chuẩn thống kê khắt khe chỉ với những biến số có ý nghĩa đáng kể. Về tài trợ chính thức, tổng viện trợ nước ngoài có mối tương quan ngược với tài khoản vãng lai. Hệ số ước lượng chỉ ra rằng với 1$ v iện trợ bất kỳ, tài khoản vãng lai sụt giảm khoảng 0.1$ trong cùng thời kỳ. Phù hợp với những dự báo lý thuyết của mô hình chuẩn tắc (xem ví dụ Torvik và Matsen (2004)), một phần lớn viện trợ không được dùng ngay lập tức vào nhập khẩu ròng mà được giữ lại một cách gián tiếp như khoản dự trữ ngoại hối ( Berg et al (2007) và Prati and Tressel (2006) cung cấp bằng chứng chắc chắn rằng sự phản ứng lại của nền kinh tế vĩ mô với làn sóng v iện trợ có thể hạn chế khả năng thu hút viện trợ của các nước có thu nhập thấp trong ngắn hạn). Bởi vì 2 thành phần của viện trợ nước ngoài (trợ cấp và những khoản vay ưu đãi) được tính toán trong từng phần r iêng biệt của cán cân thanh toán (tài khoản vãng lai và tài khoản vốn), do đó chúng tôi trình bày riêng 2 thành phần này trong cột 2, 6, 8 và 9. Hệ số ước lượng ngụ ý rằng, trung bình khoảng 80% trợ cấp được hấp thụ hoàn toàn thông qua sự gia tăng trong nhập khẩu ròng mỗi 4 năm, trong khi chỉ 30 đến 50% khoản vay ưu đãi được hấp thụ thông qua nhập khẩu ròng trong cùng thời kỳ (xem Prati và Tressel (2006) cho mô hình phản ứng của chính sách vĩ mô với dòng viện trợ) Những cải cách tài chính trong nước mà đẩy mạnh tiết kiệm tư nhân trong nước hơn là đầu tư thì gắn với tài khoản vãng lai tốt hơn. Sự giải thích này phù hợp với g iả 16 thuyết của Mc Kinnon (được nêu lên đầu tiên bởi Mc Kinnon (1973)), theo đó sự tự do hóa hệ thống ngân hàng trong nước ở những quốc gia đang phát triển dẫn đến tỉ lệ tiết kiệm cao hơn bởi sự gia tăng lợi nhuận trên tiết kiệm tài chính. Kết quả ước lượng ngụ ý rằng khi chuyển từ hồi quy mẫu tự do hóa tài chính hoàn toàn sang mẫu có mức tự do hóa tài chính trung bình thì tài khoản vãng lai tăng lên khoảng 1.5% GDP. Điều này được chứng minh trong Bảng phụ lục A3, giả thuyết là mức tiền gửi thực tế tăng khi quốc gia tự do hóa hệ thống tài chính trong nước. Tác động trái ngược của khoản vay ưu đãi và sự tự do hóa tài chính trong nước lên tài khoản vãng lai có thể được giải thích bởi thực tế là dòng vốn viện trợ không phải là trung gian tiêu biểu trong hệ thống tài chính trong nước, như được thảo luận trong phần lý thuyết (dòng vốn viện trợ tài trợ cho chi tiêu thông thường và đầu tư của chính phủ). Ngoài ra, một phần của dòng vốn viện trợ, do được tái phân phối thông qua chuyển giao, tạm thời gia tăng thu nhập khả dụng của khu vực tư nhân, do đó nâng mức tiết kiệm và tiêu dùng tư nhân lên. Những cú sốc thu nhập âm ngoại sinh (như thảm họa tự nhiên) có tác động ngược lên tài khoản vãng lai nhưng chỉ ở những quốc gia với tài khoản vốn mở hoàn toàn. Ở những quốc gia này, một cú sốc thu nhập âm tạm thời gắn liền với tài khoản vãng lai xấu đi và giảm dòng vốn vào, điều này phù hợp với v iệc giải quyết tổng tiêu dùng bằng cách vay nợ quốc tế. Vì chúng ta đang bàn đến dòng vốn chính thức nên vai trò của dòng vốn tư nhân được bỏ qua. Trái lại, thảm họa tự nhiên gắn với sự cải thiện tài khoản vãng lai ở những quốc gia có tài khoản vốn đóng. Có thể giải thích điều này như sau : những cú sốc âm này gây ra sự gia tăng tiết kiệm trong cùng thời kỳ ( tương ứng với đầu tư) khi không có đường vào thị trường vốn quốc tế. Một cách giải thích khác được đề xuất trong tác phẩm của Kraay and Ventura (2000) chỉ ra rằng trong điều kiện nhất định, một đơn vị biên của t iết kiệm sau cú sốc thu nhập tạm thời thì được dùng đầu tư, giả sử rằng tiết kiệm tăng sẽ dẫn đến thặng dư tài khoản vãng lai ở những quốc gia mà lợi nhuận thực trên tài sản nước ngoài cao hơn lợi nhuận trên tài sản trong nước, nhưng sẽ dẫn đến 17 thâm hụt ở những quốc g ia có lợi nhuận thấp hơn. Điều này ngụ ý rằng những cú sốc thu nhập âm sẽ dẫn đến thặng dư (thâm hụt) tài khoản vãng lai ở những quốc g ia vay nợ ( hoặc là chủ nợ) bởi vì đầu tư trong nước giảm nhiều hơn (ít hơn) tiết kiệm sau những cú sốc như vậy. Khi tương tác biến số thảm họa tự nhiên với v ị thế tài sản nước ngoài ròng ban đầu, chúng ta có được hệ số âm có ý nghĩa trên số hạng tương tác, thực sự hỗ trợ cho những dự báo của mô hình Kraay and Ventura, và một hệ số không có ý nghĩa trên chính biến cú sốc. Một sự giải thích khác là tác động của sự tự do hóa tài khoản vốn lên tài khoản vãng lai phụ thuộc vào sự thay đổi thu nhập : như đã thảo luận, khi các quốc gia đối mặt với cú sốc thu nhập âm, một tài khoản vốn mở cửa hơn sẽ cho phép quốc gia vay mượn trên thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, sự tự do hóa tài khoản vốn dường như có liên quan với dòng vốn ra ở những quốc gia có thu nhập thấp, điều này phù hợp với kết quả hồi quy mẫu ( phụ lục bảng A3 chỉ ra 6 trong số 11 nước đang phát triển đã khống chế lãi suất tiền gửi thực tế dưới lãi suất tiền gửi của Mĩ trong những năm 1980) Quay lại những nhân tố chính trị, chúng tôi nhận ra rằng những sự kiện bạo lực chính trị có khuynh hướng cải thiện tài khoản vãng lai, giả sử tình trạng không yên ổn về chính trị có thể gây ra việc đào thoát vốn đáng kể. Độ mạnh của mô hình Kết quả chính nhìn chung là đủ mạnh để bao gồm cả các biến giải thích khác nhau được thêm vào (bảng 2). Cột 1 tính đến hiệu ứng động của tài khoản vãng lai bằng cách kiểm soát độ trễ của nó. Cột 2 cho thấy rằng cải cách thương mại ( được đo bằng chỉ số về thuế xuất nhập khẩu bình quân) không có tính giải thích. Trong cột 3, chúng tôi chia chỉ số tỷ lệ mậu dịch thành 2 thành phần, và thấy rằng giá xuất khẩu có mối tương quan thuận và mạnh với tài khoản vãng lai, trong khi giá nhập khẩu thì tương quan nghịch và yếu với tài khoản vãng lai: mối tương quan của cái sau yếu hơn phù hợp với việc hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế của sự thay đổi giá nhập khẩu có tác động ngược nhau lên tài khoản vãng lai. Kế tiếp, ở cột 4, kết quả đủ mạnh để bao gồm cả các thị trường mới nổi, được phân loại như là quốc gia có thu nhập trung 18 bình thấp, vào mẫu ( những quốc gia này là Trung Quốc, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Thái Lan). Hơn nữa, kết quả của chúng tôi cũng đủ mạnh để đưa ra cách dùng công cụ đo lường khái quát hơn sự tự do hóa tài khoản vốn, như được báo cáo trong cột 5. Trong cột 6,7 và 8, chúng tôi xem xét các số hạng tương tác khác với chỉ số độ mở của tài khoản vốn. Trong cột 6, chúng tôi kiểm soát sự tương tác giữa cân đối tài chính với chỉ số tài khoản vốn nhằm kiểm tra liệu tác động của chính sách tài khóa có phụ thuộc vào năng lực của các đại lý tư nhân trong việc bù đắp chính sách tài khóa bằng cách vay hoặc cho vay trên thị trường quốc tế hay không. Chúng tôi nhận ra rằng, trong mẫu LICs, sự tác động của chính sách tài khóa lên tổng cầu và lên tài khoản vãng lai thì không bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ mở của tài khoản vốn. Tuy nhiên, dấu âm thì phù hợp với các lý thuyết thông thường, ngụ ý rằng ở quốc gia có độ mở tài khoản vốn càng cao thì tác động của cân đối tài chính lên tài khoản vãng lai càng thấp. Trong cột 7, chúng tôi xem xét sự tương tác với tốc độ tăng trưởng dân số, nhưng vẫn không tìm thấy bất cứ tác động nào có ý nghĩa. Dù vậy, dấu âm trên số hạng tương tác thì phù hợp với lý thuyết tân cổ điển, theo đó các quốc gia có dân số không hoạt động trẻ hơn sẽ có khả năng vay mượn dựa vào thu nhập tương lai nhiều hơn khi tài khoản vốn mở cửa. Cột cuối cùng xem xét số hạng tương tác với tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế; dấu dương của số hạng tương tác, mặc dù không có ý nghĩa, vẫn gợi ý rằng các quốc gia có độ mở tài khoản vốn lớn hơn có khuynh hướng đạt được mức cân đối tài khoản vãng lai tốt hơn khi sự tăng trưởng tạm thời ở trên xu hướng của nó. Những quốc gia có thu nhập thấp có khác biệt không? Chúng tôi hy vọng các quốc gia có thu nhập thấp khác biệt với các quốc gia có thu nhập cao bởi vì rủi ro tổn thương cao hơn, sự bóp méo lớn hơn, nguồn vốn từ bên ngoài khác nhau. Bảng 3a và 3b khám phá sự tác động của các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai trong trung hạn liệu có khác nhau đáng kể giữa các nước có thu nhập thấp với các nước có thu nhập cao hay không. Trong số các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai thông thường, chúng tôi nhận thấy tác động của (i) cân đối tài chính; (ii) tỷ lệ phụ thuộc tuổi già và (iii) tài sản nước 19 ngoài ròng ban đầu lên tài khoản vãng lai ở những quốc gia có thu nhập thấp khác đáng kể so với ở các quốc gia khác. Đặc biệt, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa tài khoản vãng lai với cân đối tài chính ở những quốc gia có thu nhập cao, một khám phá phù hợp với Chinn and Prasad (2003) và Isard and Faruqee (1999), họ cũng không tìm ra bất cứ mối liên quan đáng kể nào ở những nước công nghiệp. Kết quả này phù hợp với giả thuyết là sự tương đương Ricardian có khả năng trở thành thứ tự hợp lý đầu t iên trong quyết định tiêu dùng và tiết kiệm ở các quốc gia tiến bộ hơn là ở các quốc gia khác. Dấu âm của hệ số vị thế tài sản nước ngoài ròng ban đầu ở những quốc gia t iến bộ thì phù hợp dự báo rằng những quốc gia giàu hơn có thể duy trì cán cân tài khoản vãng lai thấp hơn trong trung hạn. Thật đáng ngạc nhiên, chúng tôi dường như tìm ra mối quan hệ ngược giữa tài khoản vãng lai với độ mở của tài khoản vốn ở các quốc gia phát triển hơn khi các nước này không có kinh nghiệm về thảm họa tự nhiên (cột 1) – 1 phát hiện dường như không phù hợp với dự báo thông thường của lý thuyết tân cổ điển, bởi vì các quốc gia giàu hơn đáng lẽ sẽ trải qua sự thoát vốn khi mở cửa tài khoản vốn. Hơn nữa, đối với nhóm quốc gia này, chúng tôi có được hệ số dương trên số hạng tương tác giữa biến độ mở của tài khoản vốn với biến thảm họa tự nhiên. Rất có thể kết quả này là do thực tế : đặc điểm trong cột 1 chỉ dành cho LICs, nhưng không dành cho các quốc gia có thu nhập cao; cả 2 cách giải thích có liên quan đến cách mà sự tự do hóa tài khoản vốn và thu nhập ảnh hưởng lẫn nhau, và vai trò của các cú sốc. Trong cột 2, chúng tôi đưa ra số hạng tương tác giữa biến số độ mở tài khoản vốn với GDP bình quân đầu người như cách để kiểm tra trực tiếp hơn dự đoán của lý thuyết tân cổ điển là vốn sẽ chảy từ quốc gia phát triển đến những quốc gia ít phát triển hơn. Hệ số dương của số hạng tương tác phù hợp với dự đoán của lý thuyết này, và ở các quốc gia giàu hơn, tổng tác động của sự tự do hóa tài khoản vốn lên tài khoản vãng lai quả thực là dương. Cũng có thể là ở các quốc gia có thu nhập cao, triển vọng kinh tế vĩ mô không có liên quan với thảm họa tự nhiên. Trong hồi qui 3, chúng tôi cắt bỏ biến thảm họa tự nhiên và số hạng 20 tương tác, và thấy rằng sự tương tác của chỉ số tự do hóa tài khoản vốn với GDP bình quân đầu người là phù hợp với dự đoán của lý thuyết phát triển thông thường. C. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM YẾU TỐ TỶ GIÁ THỰC Phần này tìm hiểu về mối quan hệ giữa tỷ giá thực và các nguyên tắc cơ bản trong dài hạn. Nghiên cứu này tiến hành ước lượng bảng số liệu không cân bằng hàng năm, dữ liệu thu thập từ năm 1980 – 2006. Bảng thực nghiệm kiểm định cho thấy bản chất của các biến được nghiên cứu, ngoại trừ các cú shocks tự nhiên (xem bảng 4). Bảng kiểm định hồi quy đã cho chạy mô hình tiêu chuẩn của lãi suất (cột 3 trong Bảng 5 và 6) và bác bỏ quan điểm cho rằng phép kiểm định hồi quy không có giá trị. Các giả thiết đối với các biến hồi quy: cho một tham số thay đổi và cố định các tham số còn lại (Dynamic ordinary least squares DOLS), tiến hành ước lượng bằng phương pháp hồi quy mối quan hệ giữa tỷ giá thực với các biến cơ bản. Với các mức biến khác nhau, cho các biến ở vế phải thay đổi, đồng thời cũng tiến hành kiểm định trên các mẫu có độ lớn khác nhau theo hướng giảm dần. Mô hình kiểm định tiêu chuẩn cho các nước có thu nhập thấp Bảng 5 và bảng 6 đưa ra các thông số kỹ thuật của các nước có thu nhập thấp được tiến hành nghiên cứu với hai mức tỷ giá thực khác nhau. Đầu tiên là dựa trên một trong những chỉ số CPI được cung cấp bởi IMF-INS. Thứ hai là xây dựng từ mức giá tương đối với Hoa Kỳ như trong báo cáo của Penn World Table, sau đó thay hai mức tỷ giá trên bằng tỷ giá được tính toán bởi IMF-INS thì kết quả thu được là giống nhau. Với một vài trường hợp ngoại lệ được thảo luận dưới đây. Các biến kỹ thuật hồi qui bao gồm các biến cơ bản như nguồn vốn ngoại ròng, năng suất, tiêu dùng của chính phủ, tỷ giá, và hạn chế thương mại, ở các nước nghèo còn xét đến các biến như nguồn viện trợ và nguồn vốn đầu tư. Hơn nữa, kiểm soát dân số và giá cả cũng là các vấn đề cần thiết ở các nước có thu nhập thấp. Những yếu tố này cũng đã được nghiên cứu bởi những người khác ( xem bài nghiên cứu của Rose (2008) và Ricci (2008)). Cột đầu tiên 21 của cả hai bảng bao gồm một biến g iả xác định cho trước thay đổi, cho thấy các nước nghèo đang bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố tự nhiên ( khách quan). Kết quả nghiên cứu chỉ ra những dấu hiệu ảnh hưởng tiêu cực của các biến động lên tỷ giá thực. Tuy nhiên, các giả thiết về kinh tế đều không chắc chắn (một bảng sử dụng phép kiểm định đơn vị đã bác bỏ những giả thuyết cổ điển (gốc)), trong cột 2 (và trong việc kiểm định bằng hồi quy tiếp theo), chúng tôi loại trừ những chỉ báo này. Ở cột 3 sự sụt giảm của các biến không đáng kể và kết quả thu được từ một hồi qui chuẩn. Phù hợp với những tài liệu trước đó, cho rằng sự tiêu dùng của chính phủ có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá hối đoái thực, điều đó được xem xét với giả định rằng chi tiêu của Chính Phủ là chi t iêu phi thương mại và với tỷ lệ chi t iêu cao hơn chi tiêu khu vực tư nhân. Một sự cải tiến trong giá cả thương mại làm tăng tỷ giá hối đoái thực và tác động này lên các quốc gia được nghiên cứu là giống nhau (xem Ricci et al (2008.)). Tất cả các yếu tố đều được xem xét trong việc định giá tỷ giá thực, như trong nghiên cứa của Rose (2008). Tác động của nguồn vốn ròng từ nước ngoài không đáng kể, cũng như những khoản trợ cấp dưới hình thức nợ có thể làm mờ đi tác động của biến này lên những quốc gia có thu nhập thấp được lấy làm mẫu nghiên cứu. Năng suất chung ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ giá thực của IMF-INS và vô hiệu với g iả thiết thứ nhất của the Penn World Table ( lưu ý rằng để thống nhất số liệu, các chỉ số năng suất được dựa trên GDP bình quân trên đầu người từ dữ liệu của the Penn World Table trong giả thiết thứ 2). Một giả thiết cho là, ở các nước có thu nhập thấp, chỉ tiêu năng suất chung phản ánh cho cả khu vực sản xuất thương mại và phi thương mại, thậm chí năng suất của lĩnh vực sản xuất phi thương mại còn nhiều hơn cả lĩnh vực sản xuất thương mại. (các giả định ngược lại sau giả định t iêu chuẩn, sử dụng yếu tố năng suất chung như một sự thay thế cho tác dụng của lý thuyết của Balassa-Samuelson ). Đáng tiếc, nó đã không thể xây dựng một lý thuyết tốt hơn, có thể thay thế cho lý thuyết của Balassa-Samuelson bất chấp các nỗ lực lâu dài. Quay lại các biến đặc trưng của các nước có thu nhập thấp, các nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài (từ Roodman (2006)) trong dài hạn sẽ làm giảm giá tỷ giá hối đoái, 22 có thể chỉ ra những tác động tích cực tới năng suất trong khu vực phi thương mại có liên quan tới khu vực thương mại. Viện trợ nói chung được xem là bàn đạp để đẩy giá cả trong nước (đặc biệt là của khu vực phi thương mại), do đó dẫn đến việc làm tăng tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn, nghĩa là khi đó chính sách hạ mức thuế để khuyến khích sản xuất và đầu tư không có cơ hội phát huy tác dụng. Về lâu dài, dù thế nào, việc tăng viện trợ sẽ tương ứng làm giảm giá tỷ giá hối đoái nếu nó làm tăng năng suất của khu vực phi thương mại liên quan tới năng suất của khu vực thương mại (Torvik, 2001) .40 Tự do hóa tài khoản vốn có tác động làm tăng giá tỷ giá hối đoái, có giả thiết cho rằng, về lâu dài, nên mở rộng tự do hoá để khuyến khích dòng nguồn vốn ròng chảy vào trong nước. Tình trạng giá ảo cũng ảnh hưởng đáng kể. Đặc biệt, với sự hiện diện của các tổ chức marketing hầu như có khả năng luôn giữ được giá cao và làm tăng tỷ giá thực. Cột cuối cùng của Bảng 5 và 6 bao gồm khoản chênh lệch giữa giá chính thức và giá trên thị trường chợ đen. Tỷ giá thực thường dùng tỷ giá chính thức. Hệ số quan trọng và có tính xác thực là hệ số phù hợp với việc giải thích sự tồn tại của khoản chênh lệch giữa giá chính thức và giá trên thị trường chợ đen, là tín hiệu của việc đánh giá quá cao tỷ giá chính thức. Nói chung, trong tình hình đó, hầu hết các giao dịch công đều được thực hiện theo tỷ giá chính thức, trong khi giao dịch tư nhân có xu hướng thực hiện ở mức giá thị trường chợ đen, do đó, tỷ giá trung bình thực tế gần như là tỷ g iá trung bình giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường chợ đen. Điều này tương ứng với hệ số nằm giữa 0 và 1. Đó chính là kết quả mà chúng tôi tìm thấy. Tuy nhiên, kích thước mẫu giảm đáng kể, đó là điểm giới hạn của phương pháp hồi quy. Xác định chính xác tỷ giá hối đoái là một vấn đề quan trọng cần được chú ý nhiều trong phân tích tỷ giá hối đoái thực. Đặc biệt là tập trung vào các nước có thu nhập thấp mà có lịch sử bị sụp đổ hệ thống tỷ giá và có các vấn đề về đo lường mức giá. Điều này đòi hỏi phải nổ lực hơn nữa trong việc thu thập dữ liệu. Các nước có thu nhập thấp có khác biệt gì? 23 Nước có thu nhập thấp khác với các nước có thu nhập cao chủ yếu là do các yếu tố: (thông tin không minh bạch, tài chính, và những biến động), nhưng yếu tố truyền thống không thể hiện sự khác biệt lớn khi các yếu tố cụ thể này được xem xét theo phương pháp hồi quy. Tuy nhiên, bỏ qua sự hiện diện của các yếu tố cụ thể sẽ dẫn đến các yếu tố mang tính hệ thống, và ngay cả các hệ số đầu vào của các yếu tố truyền thống cũng xuất hiện sự khác nhau. Cột 1 và 2 ở bảng 7a đưa ra chi t iết kỹ thuật đặc trưng thường được sử dụng cho các nước có thu nhập cao và các nước có thu nhập trên trung bình (xem ví dụ của Ricci 2008.), ngoài ra, hệ số để ước lượng cho nhóm các nước có thu nhập trên trung bình và thu nhập cao (HICs) khác biệt với hệ số để ước lượng cho các nước có thu nhập thấp và thu nhập dưới trung bình (LICs). Tất cả các hệ số đều khác nhau đáng kể (xem Bảng 7b cột 1). Kế đến, các cột trong bảng 7a tiến hành hồi quy ( tương tự như cột số 2 trong bảng 5) thể hiện sự tương quan giữa các biến số khi được tiến hành thực nghiệm trên một mẫu lớn hơn của nền kinh tế phát triển. Phương pháp hồi quy này sử dụng để kiểm định bao gồm các chỉ số có liên quan cho cả hai nhóm quốc gia, nó có thể được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá các vai trò khác nhau của những chỉ số này trên mẫu của các nước. Sự khác biệt trong các hệ số của các biến truyền thống bây giờ là không đáng kể trong hầu hết các chỉ số (Bảng 7b cột_2). Nguồn vốn nước ngoài ròng có vai trò khác nhau trong hai nhóm nước, điều đó không gây ngạc nhiên vì những nguồn viện trợ có thể làm giảm sự phù hợp của biến này ở những nước có thu nhập thấp. Các nhân tố chủ chốt của các nước có thu nhập thấp hoạt động khác nhau và có vai trò khác nhau trong hai mẫu nghiên cứu. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi những chỉ số này hầu như ít có sự ảnh hưởng đến các nước có thu nhập cao. Cột cuối cùng của Bảng 7a cho thấy sự phân hoá thu nhập bằng phương pháp hồi quy (tương đương cột 3 trong Bảng 5), và bảng 7c thể hiện kết quả kiểm tra sự bằng nhau của các hệ số, kết quả thu được hơi khác nhau, nhưng có thể, trong thực tế phương pháp hồi quy hoàn toàn phù hợp cho nhóm các nước có thu nhập thấp nhưng lại chỉ là hệ thống lý thuyết cho nhóm khác. 24 Độ tin cậy của mô hình Các mô hình tiêu chuẩn cho các nước có thu nhập thấp nhìn chung tương đối mạnh, có thể dùng để thay thế các phương pháp kỹ thuật khác. Cột thứ 1 trong bảng 8 và 9 ghi lại những chỉ số được dẫn xuất từ cột 3 trong bảng 5 và 6 và sau đó tiến hành khảo sát sự vững mạnh của các chỉ số khác. Đặc biệt, các cột 2 và 3 chú ý đến giá cả mậu dịch (chỉ xét đến tỷ giá trao đổi hàng hoá hoặc hàng hoá và dịch vụ) và sẽ tách ra thành 2 phần (giá xuất khẩu và giá nhập khẩu), từ đó cho thấy, tác động chủ yếu là do giá xuất khẩu. Đây là những gì chúng tôi mong đợi, sự nhất quán với kết quả kiểm định cho tài khoản vãng lãi ( bảng 2): một sự cải tiến trong giá mậu dịch, cụ thể từ sự giảm giá nhập khẩu thì không chỉ tạo ra hiệu ứng tích cực là tăng thu nhập (nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa trong nước ), mà còn tạo ra hiệu ứng hàng nhập khẩu thay thế hàng hoá nội địa, như vậy đã tác động lên tỷ giá hối đoái thực (xem Christiansen và Tokarick (2008) “Lý thuyết chung và kinh nghiệm phân tích tác động của các thành phần của giá thương mại”). Kết quả của các biến khác hoàn toàn phù hợp với kết quả kiểm định trước đây. Tốc độ điều chỉnh Để đánh giá tốc độ điều chỉnh của tỷ giá trong dài hạn, chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng bằng cách hiệu chỉnh các sai số kỹ thuật theo thời gian. Chúng ta xây dựng một biên độ hiệu chỉnh các sai số thông qua sự khác biệt trong tỷ giá thực, đưa tất cả các số liệu cơ bản vào mô hình hồi quy với các hệ số tương ứng trong cột thứ 3 của bảng 5, tiến hành cho chạy mô hình bằng cách thay đối tỷ giá thực với xu hướng giảm dần mức độ sai số, tương tự như vậy tiến hành thay đổi các biến khác ở vế phải của mô hình. Trong 4 kết quả thu được từ việc cho các biến thay đổi 4 lần với mức độ sai số trong khoảng 0.2, cho thấy chu kỳ xảy ra biến động là 2 lần trong 3 năm. Chúng tôi mở rộng việc áp dụng các phương pháp khác để đo lường tỷ giá thực (sau đây dùng cột 3 trong bảng 6) và kết quả thu được là tốc độ điều chỉnh có cao hơn phần 25 nào, chu kỳ xảy ra biến động là 2 lần trong 2 năm. Các kết quả này là phù hợp với các tài liệu trước đó (xem Rogoff (1996) cho ví dụ). D. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM YẾU TỐ TÀI SẢN RÒNG CỦA NƯỚC NGOÀI Phần này tiến hành nghiên cứu thực nghiệm yếu tố tài sản ròng của nước ngoài ở các nước có thu nhập thấp. Ước lượng dựa trên bảng dữ liệu không cân bằng hàng năm, số liệu thu thập từ năm 1980 – 2006. Một lần nữa, phép kiểm định kiểm tra lại bản chất của các biến liên quan đến sự ước lượng (xem Bảng 4); và bảng hồi quy tiến hành chạy mô hình tiêu chuẩn (Bảng 10 cột 1) và bác bỏ quan điểm cho rằng lý thuyết kiểm định hồi quy không có giá trị (xem thảo luận của các thực nghiệm này trong phần trước). Tương tự, sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng theo nguyên tắc: cho một tham số thay đổi và cố định các tham số còn lại. Ngoài các yếu tố chủ yếu được xác định trong tài liệu ( nợ công, dân số học, và thu nhập trên đầu người), chúng tôi phân tích vai trò của chính sách điều hành (tài khoản vốn và tự do hóa tài chính trong nước) và những nét đặc trưng của các thể chế. Mô hình hồi quy tiêu chuẩn của nguồn vốn nước ngoài ròng cho các nước có thu nhập thấp Bảng 10 báo cáo hồi qui về nguồn vốn nước ngoài ròng liên quan đến tỷ giá mậu dịch (cột 1). Kết quả nhìn chung là phù hợp với những kết quả thu được trong phân tích về tài khoản vãng lai. Bắt đầu với những chỉ số ít phổ b iến, đầu tiên hãy chú ý rằng, sự tự do hoá tài chính trong nước làm ảnh hưởng đến nguồn vồn ngoại ròng nhiều hơn, (như được thảo luận trong phần II và III.B), một lần nữa cho thấy rằng, những cải cách tài chính trong nước có những tác động tích cực lên tổng tiết kiệm quốc gia hơn là lên tổng đầu tư. Thứ hai, tự do hoá đầu tư có tác động tiêu cực lên các nuớc có thu nhập thấp (Bảng 10) và tác động tích cực lên các nước có thu nhập cao (Bảng 11), kết quả phù hợp với kết 26 quả kiểm định hồi quy đối với tài khoản vãng lai và các lý thuyết cổ điển chuẩn mà các nước phát triển đã sử dụng khi tiến hành mở cửa đối với dòng vốn ngoại. Cuối cùng, với các quốc gia t iêu biểu có dòng vốn ngoại cao hơn có thể được giải thích bởi lý do họ có các cơ chế tốt hơn, có điều kiện tích luỹ tiết kiệm tốt, kết quả là họ có nguồn vốn ngoại cao hơn (41). Đối với các biến chuẩn, cho thấy có sự liên kết chặt chẽ giữa dòng vốn ngoại ròng với các khoản nợ công, yếu tố dân số và thu nhập. Trong dài hạn, một nửa sự gia tăng trong nợ công là do sự giảm nguồn vốn ngoại ròng. Tác động gần giống với sự ước lượng của Lane và Milesi-Ferretti (2001) cho các nước đang phát triển trong khoảng 0,5-0,8. Tác động của nợ công đối với nguồn vốn ngoại ròng ảnh hưởng lên nguồn ngân sách có phần lớn hơn đối với tài khoản vãng lai, điều này đã được trình bày trong Phần III.B (43). Đồng thời, Dân số cao cũng góp phần làm ảnh hưởng đến việc tiết kiệm và nguồn vốn ngoại ròng thấp. kết luận này phù hợp với những suy luận và bằng chứng thực tiễn trong quá khứ. Sự ảnh hưởng tích cực của thu nhập bình quân đầu người đối với nguồn vốn ngoại ròng ở các nước có thu nhập thấp khi kiểm định mối quan hệ này bằng mô hình tiêu chuẩn ở các nước phát triển lại cho ra kết quả ngược lại. Độ tin cậy của mô hình. Thực nghiệm kiểm tra độ mạnh của mô hình được trình bày trong cột tiếp theo của Bảng 10. Kết quả là dùng các chỉ số thay thế khác của nguồn vốn ngoại ròng với kết hợp thay thế chỉ số nợ khác (vốn ngoại ròng và nợ công trong GDP ở cột 2, hoặc vốn ngoại ròng và nợ nước ngoài đều có tác động điều chỉnh giá tr ị h iện tại ròng của khoản nợ nước ngoài trong cột 3), và còn thay thế các chỉ số về dân số, tự do hoá tài khoản vốn, thu nhập tương đối hay năng suất (cột 3-7). Những biến động về tỷ giá hay những biến động về chính sách khác như sự hạn chế thương mại và kiểm soát giá cả trong lĩnh vực nông nghiệp thì không quan trọng sau khi kiểm soát đối với các yếu tố quyết định khác (cột 8-10). Các nước có thu nhập thấp có khác biệt gì? 27 Bảng 11 trình bày hồi qui chuẩn nguồn vốn ngoại ròng (Bảng 10 cột 1) cho thu nhập cao và thu nhập thấp ở cột 1 và 2, cũng như kiểm tra sự bằng nhau của các hệ số trong cột 3. Nhóm có thu nhập cao xem ra hoàn toàn khác nhau cho khoảng một nửa các chỉ số và không quá khác biệt ở nửa còn lại. Như đã đề cập, kết quả đáng được quan tâm nhất là các chỉ số đối nghịch của tự do hoá tài khoản vốn, theo thực tế, các nuớc giàu thì cho vay và các nước nghèo thì vay nợ. Nợ xem ra không quan trọng đối với mẫu có thu nhập cao, với phạm vi 0 – 0.2, điều này được tìm ra bởi Lane và Milesi-Ferretti (2001) cho nhóm nước này. Một g iả thiết hợp lý là nợ công dưới hình thức là nguồn tài trợ của nước ngoài ở các nước có thu nhập cao hầu như là ít hơn ở các nuớc có thu thấp. có thể vì có nhiều thị trường tài chính phát triển sâu rộng hơn ở các nước phát triển hơn. Vai trò yếu tố dân số, tự do hoá tài chính trong nước, các thể chế dường như gây ra những biến động kinh tế giống nhau ( to follow the same economic patter ) cho cả hai nhóm quốc gia, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Tốc độ điều chỉnh Như trong phân tích tỷ giá thực, chúng tôi thực hiện hiệu chỉnh các sai số kỹ thuật để đo lường tốc độ điều chỉnh vị trí của nguồn vốn ngoại ròng. Giới hạn sai số được đưa ra thông qua sự thay đổi của các nguồn vốn ngoại ròng theo thời gian, đưa tất cả các số liệu vào mô hình hồi quy với các hệ số tương ứng trong cột 1 của bảng 10. tiến hành hiệu chỉnh sai số trong hồi quy tương tự như các phương pháp kỹ thuật đã được thảo luận ở trên, kiểm định độ nhạy của các biến theo xu hướng giảm dần mức độ sai số trong khoảng 0.25, cho thấy chu kỳ xảy ra biến động đối với nguồn vốn ngoại ròng là khoảng 2 lần trong 2 năm rưỡi. 28 IV. KẾT LUẬN Bài báo này đưa ra những ước lượng về mối quan hệ giữa tỷ giá thực, tài khoản vãng lai, nguồn vốn ngoại ròng của các nước có thu nhập thấp với tập hợp các nguyên tắc cơ bản từ trung bình đến dài hạn. Cho thấy rằng, cùng một nhóm lý thuyết kinh t ế cơ bản đại cương đã giải thích rõ ràng cả ba chỉ số. Việc tập trung nghiên cứu đối với các nước có thu nhập thấp được thúc đẩy bởi trong các tài liệu chỉ giới hạn sự quan tâm đối với nhóm các quốc gia này và việc nghiên cứu chủ yếu dựa vào các nhân tố gần với các đặc điểm của các quốc gia này hơn, chẳng hạn như các chính sách và biến động trong lĩnh vực tài chính, việc tiếp cận nguồn tài chính chính thức của bên ngoài, và độ nhạy cao hơn đối với các biến động từ bên ngoài. Việc thiếu quan tâm dành cho những nước này đã được chứng minh một cách thường xuyên bởi sự hạn chế nguồn dữ liệu, điều đó đã dẫn dắt chúng tôi xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn, r iêng biệt dưới dạng một tập hợp các chỉ số và các quốc gia được bảo hộ. Chúng tôi thấy rằng các yếu tố quyết định sự cân bằng đối ngoại trung hạn của các nước có thu nhập thấp có sự khác biệt với các yếu tố tiêu chuẩn trong lý thuyết. Ngoài các yếu tố quyết định tiêu chuẩn, nguồn viện trợ (tài trợ và các khoản vay ưu đãi), tự do hóa tài chính trong nước, loại bỏ các kiểm soát đối với tài khoản vốn, chất lượng của các chính sách, biến động (tỷ giá, thiên tai), và giảm dân số có tác động đáng kể lên các chỉ số cân bằng đối ngoại của các quốc gia có thu nhập thấp. Các kết quả nói chung là chặt chẽ qua các phương pháp, và các chỉ số kinh tế chuẩn – và quan trọng là phù hợp với các lý thuyết hiện đại. Về phần sự biến động chính trị, cải cách tài chính trong nước gắn với sự cải thiện tài khoản vãng lai và tài sản nước ngoài ròng, giả sử rằng cải cách tài chính trong nước có tác động dương lên t iết kiệm lớn hơn lên đầu tư. Sự tự do hóa tài khoản vốn cho phép các quốc gia vay nợ để đối phó với thảm họa ( tài khoản vãng lai xấu hơn), và nói chung là cho phép các quốc gia có thu nhập thấp hơn vay nợ từ các quốc gia có thu nhập cao hơn. Phù hợp với kết quả này, sự tự do hóa tài khoản vốn gắn với tỷ g iá thực được đánh giá chính xác hơn trong dài hạn, nhờ vào tác động thu hút dòng vốn 29 vào. Hơn nữa, chất lượng của các chính sách nói chung gắn với sự giàu có ở nước ngoài lớn hơn trong dài hạn. Về phần các cú sốc, một cú sốc tỷ lệ mậu dịch dương có khuynh hướng cải thiện tài khoản vãng lai và đánh giá đúng tỷ g iá thực, nhưng chỉ khi nó nảy s inh từ sự thay đổi trong giá xuất khẩu (vì giá nhập khẩu gắn với việc hiệu ứng thay thế tác động ngược hướng với hiệu ứng thu nhập trên cả giá xuất khẩu và nhập khẩu). Các thảm họa tự nhiên có khuynh hướng gắn với sự cải thiện tài khoản vãng lai, trừ khi quốc g ia có tài khoản vốn mở. Hơn nữa, một vài chứng cứ sơ bộ gợi ý rằng tác động của cú sốc thu nhập lên tài khoản vãng lai có lẽ phụ thuộc vào vị thế tài sản nước ngoài ròng ban đầu. Về phần nguồn vốn bên ngoài, một sự gia tăng trong viện trợ nảy sinh từ các khoản vay ưu đãi hoặc trợ cấp dẫn đến nhập khẩu cao lên dần dần, nhưng một phần của dòng vốn viện trợ được tiết kiệm trong ngắn hạn. Trong dài hạn, một sự gia tăng trong viện trợ gắn với sự sụt giảm tỷ giá thực. Trong khi viện trợ có lẽ là nguyên nhân của việc đánh giá cao tỷ giá thực trong ngắn hạn (bởi vì chi tiêu phi mậu dịch tăng lên tương ứng với nguồn cung) thì nó cũng gắn với sự đánh giá thấp trong dài hạn nếu nó hướng vào việc cải thiện năng suất trong khu vực phi mậu dịch cũng như khu vực mậu dịch. Trong khi chúng tôi hi vọng đã cung cấp một sự phân tích toàn diện và chặt chẽ về tài khoản vãng lai, tỷ giá thực, và vị thế tài sản nước ngoài ròng ở những quốc gia có thu nhập thấp, thì chắc chắn vẫn còn cơ hội cho những nghiên cứu xa hơn. Ưu tiên hàng đầu là việc cải thiên chất lượng và quy mô của tập dữ liệu. Nhiều chỉ số chính nói chung đã bỏ qua phần lớn các quốc gia, điều này có thể làm yếu đi khả năng đánh giá đúng cân bằng bên ngoài của nền kinh tế. Một sự am hiểu sâu hơn về tính chất không đường nằm dưới mối quan hệ bên dưới vấn đề nghiên cứu thì chắc chắn quan trọng. Ví dụ, phân tích sự tương tác giữa sự tự do hóa tài khoản vốn với thu nhập, và giữa hai nhân tố này với các yếu tố quyết định khác, tụt lại đằng sau sự dồi dào về những giả thuyết mang tính lý thuyết đã được nêu lên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbaidichtiengviet_962.pdf
Luận văn liên quan