Để đạt được những mục tiêu các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những
năm tới Công ty xi măng Tam Điệp đã đạt được những phương hướng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như sau:
- Tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh với mức cao nhất khai thác mọi tiềm
năng hiện có về lao động, thiết bị, vật tư tiền vốn hoàn thành các mục tiêu kế hoạch
những năm tới, làm nghĩa vụ đầy đủ với Ngân sách Nhà nước, không ngừng ổn
định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
- Áp dụng các biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, tiết
kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Tiếp tục nghiên cứu áp dụng các đề tài tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thực
hành tiết kiệm, thực hiện các biện pháp nhằm giảm định mức tiêu hao các yếu tố chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty xi măng Tam Điệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của
Công ty xi măng Tam Điệp
1. Tổng quan về Công ty xi măng Tam Điệp
1.1. Giới thiệu khỏi quỏt về Công ty xi măng Tam Điệp
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY XI MĂNG TAM ĐIỆP
- Tên giao dịch quốc tế: TDCC(TAM DIEP CEMENT COMPANY ).
- Giám đốc : Phạm Đình Hoè
- Địa chỉ: Số 27 đường Chi Lăng - Quang Sơn - TX Tam Điệp - Tỉnh Ninh
Bình
Điện thoại: 030.3865.146.
Fax: 030.3864.909.
Tài khoản giao dịch: 48 310 000 001 207. NH ĐT và PT Ninh Bình.
- Tổng diện tích mặt bằng nhà máy: 32,45 ha
- Cơ sở pháp lý của Doanh nghiệp:
+ Được thành lập theo Quyết định 506/QĐ - UB, ngày 31 tháng 5 năm
1995.
+ Vốn pháp định: 550.133 triệu
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tập trung
- Nhiệm vụ của doanh nghiệp: + SX và kinh doanh xi măng.
+ Clinker và VLXD khác.
- Logo:
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Tam Điệp
Công ty xi măng Tam Điệp tiền thân là Công ty xi măng Ninh Bình được
thành lập theo quyết định số 506/QĐ-UB ngày 31/05/1995 của Uỷ ban nhân dân
Tỉnh Ninh Bình. Và được chuyển giao về Tổng công ty xi măng Việt Nam nay là
Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2001 theo
Quyết định 1234/QĐ - UB ngày 21 tháng 6 năm 2001 của chủ tịch UBND tỉnh Ninh
Bình ký.
Theo văn bản số 4392BKH/VPXT ngày 17 tháng 07 năm 2000 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và văn bản số 3253/VPCP-CN ngày 08/8/2000 của Văn phòng
Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu dự án nhà máy xi măng Tam Điệp
là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam – Bộ Xây
Dựng.
Tổng mức vốn đầu tư của Công ty xi măng Tam Điệp theo luận chứng kinh
tế kỹ thuật được phê duyệt là: 228.211.197 USD. Đơn vị trúng thầu cung cấp thiết
kế, thiết bị - vật tư cho dây chuyền công nghệ chính là hãng FLSmidth (Vương quốc
Đan Mạch).
Công ty xi măng Tam Điệp khởi công xây dựng ngày 19/05/2001 và đến
ngày 28/11/2004 Công ty đã đưa công đoạn nghiền xi măng đóng bao vào sản xuất
và đưa sản phẩm ra thị trường. Ngày 15/12/2004 Công ty đã cho ra lò tấn Clinker
đầu tiên đạt chất lượng tốt. Cuối tháng 12/2004 Công ty đã đưa dây chuyền vào sản
xuất ổn định, cung cấp cho thị trường sản phẩm xi măng đạt chất lượng cao không
phụ lòng mong mỏi của khách hàng và phù hợp với mục tiêu của Công ty đề ra là
"vì lợi ích khách hàng và chất lượng công trình".
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty xi măng Tam Điệp
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty
GIÁM ĐỐC
Kế Hoạch
Ban KTAT
Phòng
KTTKTC
Vật tư
thiết bị
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng KT cơ
điện
Xưởng
điện-Điện tử
Xưởng
C.khí-Đ.lực
Xưởng
Nước khớ
Văn Phòng
Đoàn - Đảng
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phó giám đốc
sản xuất
Phòng CNTT Trung tâm
tiêu thụ
Phòng
TN-KCS
Xưởng
NL-LN
Xưởng
nghiền Đ.bao
Phòng BVQS
Phòng TCLĐ
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Công ty xi măng Tam Điệp là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập,
chịu sự định hướng chỉ đạo vĩ mô từ Tổng Công ty CN xi măng Việt Nam. Hiện nay
Công ty có tổng số Cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 796 người.
Bộ máy quản lý của Công ty xi măng Tam Điệp được tổ chức theo hình thức
trực tuyến chức năng.
Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung tình hình sản xuất
kinh doanh của Công ty, là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật.
Phụ trách trực tiếp Phòng Tổ chức - Lao động, Phòng Kế toán Tài chính, Phòng Vật
tư thiết bị, Phòng Kế hoạch, Văn phòng.
Phó giám đốc Cơ điện: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạo
điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất thiết bị và an toàn của dây chuyền sản xuất.
Phụ trách trực tiếp Phòng kỹ thuật Cơ điện, Xưởng Điện - Điện tử, Xưởng Cơ khí
động lực, Xưởng Nước - Khí nén.
Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức chỉ
đạo điều hành sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn trên tuyến công
nghệ được phân công phụ trách. Chỉ đạo phương án sản xuất, quy trình vận hành
thiết bị, thí nghiệm, đảm bảo cho sản xuất hoạt động đồng bộ, liên tục với chất
lượng cao. Phụ trách trực tiếp Phòng Công nghệ Trung tâm, Phòng Thí nghiệm -
KCS, Xưởng nguyên liệu - Lò nung, Xưởng Nghiền - Đóng bao.
Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác
tiêu thụ sản phẩm, công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty,
phương án tiêu thụ sản phẩm tới các địa bàn. Phụ trách trực tiếp Trung tâm Tiêu thụ
và Phòng Bảo vệ quân sự.
Các phòng ban:
Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc về chủ trương đường
lối, các vấn đề về công tác tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy, sắp xếp điều động cán
bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Thực hiện và xây dựng các chế độ tiền
lương, khen thưởng, xử phạt, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công tác an toàn lao
động.
Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; ký kết các HĐKT của Công ty.
Ban Kỹ Thuật an toàn: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến các nguyên
tắc an toàn trong sản xuất, công tác phòng cháy chữa cháy, theo dõi việc cấp phát
các thiết bị, trang bị bảo hộ lao động cho CBCNV trong toàn Công ty, tư vấn và
chịu trách nhiệm về công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Phòng Vật tư thiết bị: Tham mưu cho Giám đốc trong việc tìm kiếm nguồn
hàng, chịu trách nhiệm cung ứng các loại vật tư - thiết bị, phụ tùng đáp ứng nhu cầu
của sản xuất kịp thời đúng nguyên tắc.
Đội Cơ giới thuộc Phòng Vật tư thiết bị: Thực hiện việc điều động kịp thời
xe, máy phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phòng Kỹ thuật Cơ điện: Xây dựng chỉ tiêu định mức vật tư chỉ đạo các đơn
vị thuộc lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, tự động hoá; lập dự trù thiết bị để phục vụ
sửa chữa máy móc, thiết bị, Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng, sửa
chữa nội bộ trong toàn nhà máy.
Trung tâm Tiêu thụ: Chịu trách nhiệm về việc tiêu thụ sản phẩm và tổ chức
mạng lưới tiêu thụ của Công ty thông qua các nhà phân phối.
Phòng Công nghệ Trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ dây
chuyền sản xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển. Quản lý sâu về kỹ thuật
công nghệ sản xuất Clinker, xi măng.
Phòng Thí nghiệm KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu và đưa ra kết quả phân
tích đối với tất cả các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng như clinker, xi măng của
Công ty trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Văn phòng Công ty: Chịu trách nhiệm và cung cấp các thiết bị thuộc vật tư
văn phòng phẩm , lưu trữ các công văn đi đến, điều động xe ô tô, phục vụ chế độ ăn
nghỉ cho khách đến làm việc và CBCNV.. .
Trạm y tế thuộc Văn phòng: Chịu trách nhiệm chăm lo sức khỏe, khám
chữa bệnh định kỳ cho CBCNV trong toàn công ty.
Phòng Bảo vệ Quân sự: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ vật tư, tài sản
trong công ty, đảm bảo ANTT trong toàn nhà máy.
Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính: Chịu trách nhiệm tổ chức công tác
hạch toán kế toán, quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Các xưởng sản xuất.
Xưởng Nguyên liệu - Lò nung: Quản lý và theo dõi sự hoạt động của các
thiết bị từ máy đập đá vôi, máy đập đá sét đến Silô chứa Clinker; các thiết bị tiếp
nhận than, thạch cao, phụ gia và tổ hợp nghiền than, nhà nồi hơi và hệ thống cấp
nhiệt, trạm khí nén trung tâm tiếp nhận và cung cấp dầu FO.
Xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô chứa Clinker đến
hết các máng xuất xi măng bao và xi măng rời. Quản lý và sử dụng có hiệu quả vỏ
bao, tổ chức vận hành các máy đóng bao, thiết bị xuất xi măng rời, các thiết bị vận
chuyển đảm bảo năng suất.
Xưởng Điện - điện tử: Có nhiệm vụ quản lý tổ chức vận hành toàn hệ thống
cung cấp điện của Công ty, đảm bảo nguồn điện cung cấp thường xuyên, liên tục ổn
định phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sửa chữa xử lý các sự cố thiết bị về điện và sự
cố mạng điện thoại thông tin nội bộ thuộc phạm vi tổng đài.
Xưởng Cơ khí - động lực: Thực hiện công việc sửa chữa cơ khí, gia công
chế tạo phục hồi và lắp đặt các thiết bị cơ khí trong Công ty, lập kế hoạch dự trù vật
tư và phụ tùng thay thế theo tháng, quý, năm.
Xưởng Nước - Khí nén: Có nhiệm vụ tổ chức vận hành thiết bị cung cấp đã
xử lý nước đủ cho sản xuất và sinh hoạt một cách liên tục, an toàn, chất lượng tốt.
Cùng với phòng kỹ thuật thực hiện thi công xây dựng các công trình bổ sung và dọn
vệ sinh trong khu vực Nhà máy.
Văn phòng đảng Đoàn: Phụ trách công tác đoàn thể Đảng, công đoàn, đoàn
thanh niên, giúp việc cho ban giám đốc về các chế độ quyền lợi của người lao động,
các hoạt động phong trào của công ty
1.4 Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty xi măng Tam Điệp những năm gần đây
Bảng1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2004
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng doanh thu 50.300 144.500 630.545 820.551 1050.000
Giá vốn hàng
bán
39.500 126.830 520.142 680.543 840.070
Chi phí quản lý 5.400 6.900 11.130 20.173 47.150
Chi phí bán
hàng
4.700 5.350 41.121 55.192 72.100
Lợi nhuận 700 5.420 58.853 64.643 90.680
Nộp ngân sách 10.000 15.700 30.400 50.800 60.800
Giá trị TSCĐ 3.000.000 3.080.000 3.098.000 3.102.000 3.102.000
Vốn lưu động 150.000 250.000 270.000 301.000 301.000
Thu nhập BQ
người/tháng
1,7 2 3.400 4,5 5
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty xi măng Tam Điệp
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty xi măng Tam Điệp
2.1. Đặc điểm về vị trí địa lý
Về vị trí địa lý
Phía bắc giáp cánh đồng nông nghiệp của xã Quang sơn. Phía Nam giáp dãy
núi Đồng giao – Yên Duyên, phía Đông giáp đường sắt Bắc Nam cách Ga Đồng
giao 0,7 km, cách quốc lộ 1A về phía Đông Bắc 1,5 km. Phía Tây giáp đồi cao của
chân núi Tam Điệp.
Địa hình khu đất xây dựng nhà máy xi măng Tam điệp tương đối bằng
phẳng, có độ cao trung bình 49-52m so với mặt nước biển, địa hình không có nguy
cơ xói lở và trượt đất. Nhà máy có hai khu vực là trong hàng rào là Nhà máy chính,
ngoài hàng rào là khu vực trạm đập đá vôi, đá sét, đây là khu vực đồi tương đối
bằng phẳng có độ cao trung bình là 56m so với mặt nước biển.
Về giao thông vận tải
Đường bộ: Khu vực xây dựng nhà máy xi măng Tam điệp cánh trung tâm
Thị xã Tam Điệp 5km về hướng Nam, cách quốc lộ 1A là 1,5km. Đường Chi Lăng
là đường nối từ quốc lộ 1A vào nhà máy với khoảng cách 2km, đường Ngô Thì Sỹ
vào Nhà máy 1,5 km, đường có bề rộng đường là 7m, kết cấu mặt là bê tông
Atphan.
Đường sắt: Nhà máy cách ga Đồng Giao trên đường sắt thống nhất là 0,7
km. Trong nhà máy có hệ thống đường sắt cung cấp nguyên liệu và xuất thành
phẩm được nối với đường sắt quốc gia tại ga Đồng Giao.
Đường thủy: Cách nhà máy 24km về phía Bắc có cảng Ninh Phúc trên sông
Đáy là cảng quốc gia, tàu pha sông biển 1.000 tấn ra vào quanh năm, năng lực xếp
dỡ 1,5-2,0 triệu T/năm, thuận lợi cho việc cung cấp nguyên, nhiên liệu và xuất
Clinker, xi măng cho nhà máy.
2.2. Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị
2.2.1. Sơ đồ day chuyền sản xuất
Qui trình công nghệ này được thể hiện theo sơ đồ sản xuất xi măng của Công
ty xi măng Tam điệp. Công suất thiết kế 1,4 triệu tấn/năm.Toàn bộ thiết kết,công
nghệ và máy móc thiết bị đều do tâơk đoàn F.L.Smidth (Vương quốc Đan Mạch)
thực hiện theo tiêu chuẩn Châu Âu.
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
§¸ v«i
M¸y
®Ëp
Kho ®ång nhÊt s¬
bé
KÐt
chøa
§Þnh l-îng
§Êt
sÐt
M¸y c¸n
Kho ®ång nhÊt s¬
bé
KÐt
chøa
§Þnh l-îng
Phô
gia
M¸y
®Ëp
KÐt
chøa
§Þnh l-îng
XØ
s¾t
KÐt
chøa
§Þnh l-îng
Than DÇu M¸y nghiÒn + SÊy
NghiÒn, sÊy , than H©m, sÊy dÇu ThiÕt bÞ ®ång nhÊt
Lß nung Clinker
Th¹ch cao T.bÞ lµm l¹nh Clinker M¸y ®Ëp Clinker
M¸y ®Ëp
M¸y nghiÒn Si l« chøa, ñ Clinker
Phô gia
Si l« chøa xi
m¨ng
M¸y ®ãng bao
XuÊt xi m¨ng rêi XuÊt xi m¨ng bao
2.2.2. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm
Dây chuyền sản xuất của Công ty Xi măng Tam Điệp bao gồm có 6 công đoạn:
a- Công đoạn đập, vận chuyển và chứa nguyên liệu:
Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi, đá sét được khai
thác ở các mỏ gần nhà máy. Ngoài ra còn sử dụng nguyên liệu điều chỉnh như
quặng sắt, đá silíc, đá cao, bô xít...
Đá vôi được khai thác khai thác bằng phương pháp khoan nổ - cắt tầng theo
quy trình và quy hoạch, từ mỏ Hang nước và vận chuyển bằng xe ben về trạm đập.
Sau khi qua máy đập, đá vôi được vận chuyển bằng băng tải đến kho chứa và đồng
nhất sơ bộ. Qua đập, đá vôi đã đập nhỏ cỡ hạt 70mm rồi được vận chuyển bằng
băng tải về kho đồng nhất sơ bộ và rải thành 2 đống theo phương pháp Chevron,
mỗi đống khoảng 16.000 tấn.
Đá sét được khai thác bằng phương pháp cày ủi hoặc khoan nổ mìn và bốc
xúc từ mỏ sét Quyền cây. Vận chuyển bằng ô tô tự đổ có tải trọng lớn, đưa về máy
cán răng, qua cán - đá sét được cán xuống kích thước (70 mm, độ ẩm tối đa 15%.
Sau khi cán, đá sét được vận chuyển bằng băng tải và rải vào kho thành 2 khoang
riêng biệt theo phương pháp Windrow để đồng nhất sơ bộ thành phần, mỗi khoang
khoảng 6.500 tấn.
Các nguyên liệu khác được vận chuyển về nhà máy bằng đường sắt, đường
bộ như đá cao, quặng sắt, Quặng Bôxít sau đó được bốc dỡ vận chuyển về kho chứa
bằng hệ thống băng tải, cấp liệu tấm, máy vải, máy đánh đống, tự động hoàn toàn:
Quặng sắt là nguyên liệu dùng để điều chỉnh khi trong đá sét bị thiếu ôxyt
sắt. Do vậy tuỳ thuộc thành phần hoá của đá sét mà khối lượng quặng sắt dùng
nhiều ít khác nhau. Chúng được mua ngoài và nhập về bằng đường bộ, chúng được
đưa vào két định lượng trước khi vào nghiền.
Quặng Bôxít là nguyên liệu dùng để điều chỉnh khi trong đá sét bị thiếu ôxyt
nhôm. Do vậy tuỳ thuộc thành phần hoá của đá sét mà khối lượng quặng Bô xít
dùng nhiều ít khác nhau. Chúng được mua ngoài và nhập về bằng đường bộ, chúng
được đưa vào két định lượng trước khi vào nghiền.
Đá cao silic là nguyên liệu dùng để điều chỉnh khi trong đá sét bị thiếu ôxyt
silic. Do vậy tuỳ thuộc thành phần hoá của đá sét mà khối lượng Thạch cao silic
dùng nhiều ít khác nhau. Chúng được mua ngoài và nhập về bằng đường bộ, chúng
được đưa vào kho rải thành đống cùng với đá sét.
b - Công đoạn nghiền nguyên liệu:
- Máy nghiền nguyên liệu là máy nghiền đứng: Sấy nghiền và phân ly liên
hợp. Đá vôi, đá sét được xúc từ kho đồng nhất sơ bộ, các nguyên liệu điều chỉnh
khác được xúc từ kho chứa, tất cả được vận chuyển qua két chứa trung gian riêng
biệt rồi qua cân định lượng cấp vào máy nghiền. Hệ thống cân định lượng được điều
khiển tự động bởi hệ thống tối ưu hoá phối liệu QCS đảm bảo ổn định chất lượng
bột liệu theo các hệ số yêu cầu.
- Bột liệu sau máy nghiền được đổ vào si lô đồng nhất. Các lớp bột liệu có
thành phần hoá học không đều nhau trong si lô sẽ được đảo trộn liên tục trong quá
trình tháo liệu. Sức chứa của si lô đồng nhất là 20.000 tấn, mức độ đồng nhất của si
lô là 10/1.
Khí thải sau tháp trao đổi nhiệt được sử dụng làm nguồn nhiệt để sấy liệu
trong máy nghiền. Bột liệu sau khi nghiền phần lớn được phân ly động lực đưa lên
các Cyclone lắng để thu hồi bột, phần còn lại được thu hồi qua hệ thống lọc bụi tĩnh
điện. Bột liệu sau đó được chứa trong Silô đồng nhất theo kiểu dòng chảy liên tục
có buồng hoà trộn, bột liệu được tháo ra khỏi Silô.
Hệ thống cấp liệu bao gồm két cân 130 tấn, hệ thống máng trượt khí động và
hệ thống điều khiển tự động của cân định lượng để cấp liệu vào tháp trao đổi nhiệt.
Hệ thống này được trang bị kênh phụ để thay thế trong trường hợp có trục trặc tại
hệ thống cấp liệu chính.
- Hàng giờ lấy mẫu, phân tích chất lượng bột liệu sau máy nghiền trên máy
phân tích Rơn-ghen để làm cơ sở điều khiển tự động chất lượng bột liệu. Xác định
thêm độ mịn, độ ẩm làm cơ sở cho vận hành nguyên liệu tại Phòng Điều hành trung
tâm; điều khiển các thông số máy nghiền.
c - Công đoạn lò nung và máy làm nguội Clinker:
Hệ thống tháp trao đổi nhiệt trong dây chuyền sản xuất Clinker bao gồm tháp
trao đổi nhiệt bố trí theo hai nhánh và hai buồng đốt phụ với buồng hoà trộn và
vùng điều chỉnh. Vòi phun than được bố trí tại đỉnh buồng đốt phụ cho phép than
được đốt một cách tốt nhất.
Hệ thống máy làm nguội Clinker được cung cấp cùng với đầy đủ các hệ
thống phụ trợ nhằm đảm bảo năng suất Clinker là 4000 tấn/ngày. Thiết bị bao gồm:
Máy đập Clinker, vít tải, băng xích kéo tải, quạt làm nguội Clinker, hệ thống chuyển
động thuỷ lực cho các dàn ghi.
Bột liệu từ si lô đồng nhất, qua hệ thống cân được cấp vào lò qua đỉnh tháp
cyclone trao đổi nhiệt. Lò nung clinker là loại lò quay có tháp trao đổi nhiệt và
calciner. Clinker thu được sau quá trình nung luyện trong lò được làm lạnh trong hệ
thống dàn ghi làm mát clinker, Clinker qua hệ thống làm nguội sẽ giảm nhiệt độ từ
14000C xuống < 1200C cộng với nhiệt độ môi trường...
Clinker sau khi làm nguội được vận chuyển vào các si lô chứa bằng băng gần
xiên kéo tải.
d - Công đoạn nghiền than:
Công ty sử dụng chủ yếu là than cám 3b, trong những trường hợp đặc biệt có
thể sử dụng than cám 3c hoặc 4a nhưng không vượt quá 10% theo khối lượng. Than
được vận chuyển rải vào kho thành 4 khoang riêng biệt, mỗi khoảng 3.750 tấn. Sau
đó than được vận chuyển tới 2 két trung gian riêng biệt, qua 2 cân băng định lượng
rồi vào máy nghiền, trên băng cấp liệu có bố trí hệ thống phát hiện và tách kim loại.
Than được nghiền trên máy nghiền than và được trang bị hệ thống phun nước làm
mát khí nóng để nghiền sấy than được trích từ máy làm nguội Clinker với nhiệt độ
sấy 2000C. Hệ thống lò đốt được sử dụng khi bắt đầu chạy khởi động hoặc khi hàm
lượng ẩm trong than vượt quá 12%.
Máy nghiền than là loại máy nghiền đứng: Sấy, nghiền, phân ly liên hợp hoạt
động theo chu trình kín, năng suất 30 T/h. Than mịn sau máy nghiền được chứa vào
2 két than, mỗi két có sức chứa 60T. Để đảm bảo an toàn, hệ thống nghiền than
được trang bị thêm hệ thống phun bột chống cháy vào trong máy nghiền trong
trường hợp máy nghiền phải dùng trong thời gian tương đối lâu. Hệ thống cấp khí
từ C02 nhằm phun khí trơ vào máy nghiền than, lọc bụi túi và két than mịn.
d - Công đoạn nghiền xi măng:
Clinker và phụ gia (nếu có) được nghiền sơ bộ trong máy nghiền đứng CKP.
Sau khi ra khỏi CKP hỗn hợp clinker, phụ gia được chuyển đến máy nghiền bi cùng
với thạch cao. Hệ thống máy nghiền bi làm việc theo chu trình kín có phân ly trung
gian hiệu suất cao OSEPA. Máy nghiền bi được trang bị hệ thống phun nước tạo mù
làm mát ở cả hai đầu, nhằm khống chế nhiệt độ xi măng ra khỏi máy nghiền nhỏ
hơn 1250C.
Máy nghiền xi măng kiểu nghiền bi có 2 ngăn nghiền. Khí thải của máy
nghiền bi được lọc bụi tĩnh điện để thu hồi lại xi măng, sản phẩm mịn được phân ly
nhờ máy phân ly động lọc.
e - Bảo quản, đóng bao và vận chuyển xi măng:
Nhà máy được trang bị bốn Silô có tổng sức chứa 40.000 tấn được dùng để chứa
và bảo quản xi măng. Xưởng đóng bao của nhà máy gồm 4 máy đóng bao, năng suất
mỗi máy 100 tấn/giờ tương đương 2000 bao loại 50kg. Xi măng sau khi đóng bao được
chuyển xuống xe ôtô qua 6 máng và 2 máng qua tàu hoả nhờ các hệ thống chất tải tự
động. Ngoài ra còn có 2 máng cân xuất xi măng rời bằng đường bộ năng suất 150 tấn/giờ
và 1 máng cân xuất xi măng rời cho tàu hoả năng suất 150 tấn/giờ.
2.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị:
Với công suất lớn, máy móc thiết bị hiện đại, làm việc với cường độ cao liên tục
nên Nhà máy hàng năm có kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên để
bảo dưỡng và phục hồi thay thế.
Công suất 1,4 triệu tấn /năm, hoàn toàn tự động hóa một cách chính xác tuyệt
đối.
2.3. Đặc điểm về nguyên, nhiên vật liệu
a. Về nguyên vật liệu:
Các nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi, đá sét. Ngoài
ra còn sử dụng quặng sắt, đá silic, đá bazan, thạch cao và một số chất phụ gia khác
làm các nguyên liệu điều chỉnh.
- Đá vôi khai thác ở mỏ Hang Nước cách nhà máy 3 km bằng phương pháp
thuê khoán cho bên B, bên B vận chuyển tới máy đập đá vôi. Máy đập đá vôi là loại
INPACT APPR 1822 có năng suất thiết bị là 600 tấn/ giờ. Loại máy này có thể đập
được các cục đá vôi có kích thước tới 1 mét và cho ra sản phảm có kích thước
70mm. Sau khi được đập nhỏ đá vôi sẽ được cân và vận chuyển bằng băng tải cao
về nhập kho đồng nhất sơ bộ và được rải thành 2 đống, mỗi đống 16 000 tấn, theo
phương pháp rải đống CXEVRON và có mức độ đồng nhất là 8:1. Trong kho đống
nhất sơ bộ có máy đánh đống loại BAH 17,3 - 1,0 - 600 với năng suất rải là 6 000
tấn/ giờ và hệ thống bảng cân loại BKA 30.01.600 có năng suất từ 35- 350 tấn/ giờ.
- Đá sét khai thác ở mỏ sét Quyền Cây- Thanh Hóa cách nhà máy 8 km sẽ
được vận chuyển bằng ô tô (20 tấn/ xe) tới máy cán răng 2 trục có năng suất 250
tấn/ giờ. Loại máy này cho phép cán được những cục đá sét có kích thước 800 mm,
độ ẩm tới 15% và cho ra sản phẩm có kích thước 70 mm. Sau đó đất sét được cân và
vận chuyển tới kho đồng nhất sơ bộ và rải thành 2 đống, mỗi đống 7 000 tấn theo
phương pháp rải WINDROW với mức độ đồng nhất là 8:1, hệ thống cầu rải
BEDESCHI trong kho có năng suất rải 250 tấn/ giờ và hệ thống cầu xúc loại BEL C
150 - 14 có năng suất từ 15 - 150 tấn/ giờ.
- Quặng sắt: Được cung cấp bởi các nguồn lân cận.
- Thạch cao: được cung cấp từ Lào, Thái Lan ...
b. Về nhiên liệu:
Nhiên liệu chủ yếu là than và dầu MFO. Trong đó, than được sử dụng là loại
hỗn hợp chủ yếu là than cám 3c và một phần nhỏ than cám 4a. Máy nghiền than là
loại máy nghiền con lăn trục đứng PFEIFFER năng suất 30 tấn/h. Bột than mịn
được chứa trong 2 két than mịn, một két dùng cho lò và một két dùng cho calciner.
Than mịn được cấp vào lò và Calciner qua hệ thống cân định lượng SCHENSK.
Còn dầu MFO chỉ sử dụng trong quá trình sấy lò và chạy ban đầu.
2.4. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường và môi trường cạnh tranh
2.4.1. Đặc điểm về sản phẩm
Mặt hàng sản xuất: - Clinker - Xi măng bao PCB 30
- Xi măng bao PCB 40 - Xi măng bao PCB 50
- Xi măng rời PCB 30 - Xi măng rời PCB 40
- Xi măng rời PCB 50
PCB là từ viết tắt của Portland Cement Blended, có nghĩa là xi măng
Pooclăng hỗn hợp. Xi măng Pooclăng hỗn hợp là hỗn hợp của clinker và thạch cao
được nghiền mịn, ngoài ra còn đưa thêm một hoặc nhiều phụ gia khoáng (có hoặc
không có hoạt tính). Còn chỉ số 30,40,50 là cường độ 28 ngày của mẫu xi măng
được xác định bằng đơn vị N/ mm2.
2.4.2. Đặc điểm về môi trường cạnh tranh
+ Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay ngành xi măng đang đứng trước những thách thức rất lớn đó là
những nhà máy xi măng tư nhân mọc lên nhiều trong thời gian vừa qua và sắp tới.
Chỉ tính riêng tỉnh Ninh Bình hiện nay đã có tới 05 nhà máy xi măng tư nhân xây
dựng và đi vào hoạt động, do là nhà máy của tư nhân dây chuyền sản xuất không
được hiện đại, họ tự phân phối nguồn nhập, xuất nên có thể kiểm soát được giá
thành sản phẩm do đó giá bán sản phẩm của các đơn vị này thường là thấp hơn gây
nên tâm lý không tốt cho người sử dụng và là áp lực cho tổng công ty CN xi măng
Vệt Nam nói chung và công ty xi măng Tam Điệp nói riêng.
+ Cạnh tranh tiềm ẩn:
Do là vùng núi đá nên nhiều nhà đầu tư có ý tưởng đầu tư vào ngành sản
xuất xi măng nên đã thành lập nhiều dự án mới do đó đe dọa rất lớn cho thị thường
tiêu thụ xi măng trong thời gian tới
+ Áp lực của nhà cung cấp:
Tình hình kinh tế của thế giới cũng như trong nước hiện tại biến động rất lớn
nên ngành xi măng cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng như là áp lực giá xăng
dầu tăng, than tăng, điện tăng mà sản xuất xi măng lại phụ thuộc vào các nguồn
cung cấp nói trên rất nhiều
+ Áp lực của khách hàng:
Là một doanh nghiệp nhà nước và bán hàng quan nhà phân phối để đảm bảo
được tính khách quan và quyền lợi của sử dụng, nhưng qua đó cúng có nhứng điều
bất cập là các nhà phân phối thường lấy lý do chưa thu hồi được vốn, thu hồi vốn
còn chậm để chiếm dụng vốn gây khó khăn cho công ty
+ Sản phẩm thay thế:
Hiện tại nhiều nhà máy và dự án đang xây dựng và cung cấp xi măng và
Clinker ra thị trường giá thành lại thấp hơn nên nhiều người đã chuyển sang sử
dụng nhứng sản phẩm của tư nhân mà không tìm hiểu kỹ về chất lượng sản phẩm
cho công trình của mình.
2.4.3 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là trong tỉnh và các tỉnh thành lân
cận như: Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Nam định, Hòa Bình, Bắc Ninh, Vĩnh phúc
và Sơn La. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ thể hiện rõ trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Hệ thống tiêu thụ sản phẩm Công ty xi Măng Tam Điệp
Nhà phân phối Tổng công ty
Khách hàng
Công ty
Quá trình kinh doanh của công ty được kết hợp linh hoạt giữa các bộ phận:
Bộ phận sản xuất với bộ phận bán hàng và hỗ trợ bán hàng, cùng các dịch vụ chăm
sóc khách hàng. Các bộ phận trong hệ thống bán hàng có tác dụng tương hỗ, bổ trợ
cho nhau. Bắt đầu từ đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận bán hàng (Trung tâm
tiêu thụ) viết phiếu lấy hàng trên đó ghi rõ tên khách hàng, chủng loại xi măng, số
lượng, ngày lấy hàng, địa điểm lấy hàng, phương tiện lấy hàng. Căn cứ vào phiếu
lấy hàng bộ phận điều độ sẽ thông báo cho bộ phận giao nhận và Xưởng Nghiền -
Đóng bao. Xưởng đóng bao phối hợp với Trung tâm tiêu thụ, phòng Bảo vệ xắp xếp
bố trí phương tiện phù hợp để xuất hàng.
2.5. Đặc điểm về lao động:
Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp : 796
+ Lao động Nam: 630 Người.
+ Lao động Nữ: 166 Người.
+ Tổng hợp chất lượng lao động như sau:
Bảng 2: Cơ cấu,chất lượng lao động Công ty xi măng Tam Điệp
Đơn vị: Người
STT TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN TỔNG SỐ
1 Đại học 243
2 Cao đẳng 48
3 Trung học chuyên nghiệp 64
4 CNKT, nhân viên nghiệp vụ 410
5 Lao động phổ thông 31
Nguồn: Phòng tổ chức lao động Công ty xi măng Tam Điệp
- Số lượng lao động của từng thành phần trong cơ cấu lao động: Phân bổ số
lượng lao động ở 15 phòng, Ban, Phân xưởng của Công ty.
- Nguồn lao động: Là cán bộ công nhân viên được đào tạo theo dây chuyền
sản xuất .
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Hàng năm Công ty tổ chức mở các lớp
đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV trong toàn công ty kể cả
trong nước và ngoài nước.
- Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao
động: Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách quy định của nhà nước như bố trí lao
động hợp lý, đảm bảo chế độ chính sách BHXH, chế độ lương, thưởng…
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Tam Điệp
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Bảng 3: Doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách
Đơn vị: Triệu Đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng doanh
thu
50,300 144,500 630,545 820,550 1,050,000
Lợi nhuận 700 5,420 58,853 64,642 90,680
Nộp ngân
sách
10,000 15,700 30,400 50,800 60,800
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty xi măng Tam Điệp
Nguồn: Phòng tài chính kết toán Công ty xi măng Tam Điệp
Từ biểu đồ trên ta thấy, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của Công ty
không ngừng tăng qua các năm. Doanh thu từ 50.300 triệu đồng năm 2004 tăng lên
1.050.000 triệu đồng năm 2008. Trung bình doanh thu mỗi năm tăng 2,45 lần. Năm
2004, doanh thu của Công ty thấp (50.300 triệu đồng) là do, năm 2004 Công ty bắt
đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ biểu đồ ta thấy, doanh thu của Công
ty không ngừng tăng lên, chua biết đỉnh của doanh thu là mức nào. Điều này cho ta
thấy sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Có
được kết quả như đó là do Công ty có một chiến lược đúng đắn, đã mạnh dạn đi đầu
trong việc đầu tư công nghệ hiện đại một cách đồng bộ từ khâu thiết kế, lắp đặt,
máy móc thiết bị đến khâu vận hành và sau khi đi vào sản xuất.
Sự lớn mạnh của Công ty đã góp phần lớn vào sự phát triển chung của đất
nước.Nộp ngân sách tăng từ 10.000 triệu đồng năm 2004 đến 60.800 triệu đồng năm
2008 ( tăng hơn 6 lần)
3.2. Tình hình tài chính của công ty
Qua bảng 4: các chỉ tiêu tài chính ta thấy: Từ hệ số khả năng thanh toán tổng
quát cho thấy mọi khoản nợ của Công ty đều được đảm bảo bằng tài sản. Vào thời
điểm cuối năm 1 đồng đi vay được đảm bảo bằng 2,37 đồng tài sản. Hệ số cuối năm
tăng lên chứng tỏ tài sản đã được đầu tư bằng nguồn vốn chủ tăng.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong năm luôn được
đảm bảo. Tuy nhiên, hệ số này cuối năm tăng lên đến 2,26 (lần). Điều này có thể
khẳng định nợ ngắn hạn được đảm bảo tuy nhiên việc hệ số này cao do việc tăng lên
của hàng tồn kho là không tốt.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm đã tăng cao hơn so với đầu năm
là 0,27 lần. Như vậy các khoản nợ ngắn hạn thời điểm cuối năm đã được đảm bảo
hơn.
Là một công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nên tỷ lệ đầu tư cho
Tài sản dài hạn phải tương đối lớn. Từ tỷ lệ đầu tư cho tài sản dài hạn và tài sản dài
hạn cho ta thấy tỷ lệ đầu tư này là khá hợp lý.
Bảng 4 : Tình hình tài chính Công ty Xi măng Tam Điệp năm 2006
Đơn vị : 1000đ
STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
1 Hệ số khả năng thanh toán tổng
quát
2,2 2,37
2 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,17 2,26
3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,55 0,82
4 Tỷ lệ đầu tư vào TSDH % 77,4 70,86
5 Tỷ lệ đầu tư vào TSNH % 22 29
6 Hệ số nợ% 0,45 0,41
7 Hệ số VCSH 0,55 0,59
Nguồn : Phòng kế toán tài chính Công ty xi măng Tam Điệp
Từ hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu cho ta thấy Công ty đã có sự chủ động
về tài chính. Hệ số vốn chủ cuối năm tăng so với đầu năm là 0,04%. Việc đầu tư đã
được đầu tư bằng nguồn vốn tự có nhiều hơn. Bên cạnh đó hệ số nợ cũng giảm đi
thì mức độ an toàn tài chính của Công ty cũng được được đảm bảo. Kết cấu nợ, có
này giúp Công ty sử dụng tốt đòn bẩy tài chính để đạt được hiệu quả sản xuất kinh
doanh trong những năm qua.
Tóm tắt, từ việc phân tích tình hình tài chính trên có thể thấy việc huy động sử
dụng vốn của Công ty có thể coi là an toàn đến thời điểm cuối năm 2006.
3.3. Thuận lợi và khó khăn
Với một nền kinh tế mở cửa từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế
giới đã tạo cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội trong kinh doanh hơn
song cũng đặt ra các thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp. Để hội nhập được với
nền kinh tế thì cần sự nỗ lực cố gắng của toàn thể Công ty để hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả. Mặc dù mới đi vào sản xuất được hơn hai năm nhưng trong
điều kiện mới này doanh nghiệp có những thuận lợi và khó khăn :
3.3.1. Những thuận lợi
- Công ty Xi măng Tam Điệp là một thành viên của Tổng công ty xi măng
Việt Nam luôn được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ, luôn đặt dưới sự
chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Tổng Công ty và lãnh đạo của Công ty. Tình hình
chính trị tư tưởng của Công ty ổn định, toàn thể cán bộ công nhân viên tin tưởng
vào sự lãnh đạo của ban lãnh đạo.
- Thuận lợi về vị trí :
+ Tình hình cung cấp nguyên vật liệu : Công ty Xi măng Tam Điệp được đặt
sát vùng nguyên liệu chính là đá vôi và đất sét. Hai vùng nguyên liệu chính này với
trữ lượng dồi dào là một lợi thế để hạ giá thành phục vụ sản xuất lâu dài. Ngoài ra
các nguyên liệu phục vụ sản xuất khác đều được mua trong nước, hoặc nhập khẩu
theo phương thức hàng đổi hàng. Như vậy, Công ty có thể chủ động hơn về nguyên
liệu đầu vào.
+ Bên cạnh đó với vị trí được đặt ở vị trí thuận lợi về giao thông , là vị trí
trung tâm một thị trường gồm các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Thái Bình,
Nam Hà, Hưng Yên và các tỉnh miền Trung.
- Về lực lượng lao động : Với một lực lượng lao động dồi dào, được đào tạo cơ
bản thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề bậc thợ. Với bản tính cần cù
siêng năng, đây là nguồn lao động đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của Công ty.
3.3.2. Những khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển Công ty xi măng Tam Điệp còn
gặp không ít những khó khăn :
- Tình hình thị trường: Ngày càng nhiều những sản phẩm xi măng mới ra
đời với trình độ công nghệ cao, hiện đại với một cơ chế thị trường cạnh tranh thì
đây là một khó khăn lớn đối với Công ty.
- Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Tam Điệp trong những năm
đầu chủ yếu là tiêu thụ theo kế hoạch của Tổng công ty nên còn thụ động trong vấn
đề tiêu thụ. Ngoài ra, việc vận chuyển sản phẩm chủ yếu bằng ô tô, đường sắt mức
độ tiêu hao lớn khó quản lý. Đặc biệt với việc vận chuyển và tiêu thụ xi măng rời.
3.4. Phương hướng nhiệm vụ và chiến lược của Công ty trong những năm tới
3.4.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Để đạt được những mục tiêu các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những
năm tới Công ty xi măng Tam Điệp đã đạt được những phương hướng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như sau:
- Tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh với mức cao nhất khai thác mọi tiềm
năng hiện có về lao động, thiết bị, vật tư tiền vốn hoàn thành các mục tiêu kế hoạch
những năm tới, làm nghĩa vụ đầy đủ với Ngân sách Nhà nước, không ngừng ổn
định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
- Áp dụng các biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, tiết
kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Tiếp tục nghiên cứu áp dụng các đề tài tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thực
hành tiết kiệm, thực hiện các biện pháp nhằm giảm định mức tiêu hao các yếu tố chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
- Dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm một cách hợp lý
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm vay ngân hàng về vốn lưu
động.
3.4.2. Chiến lược, biện pháp Công ty đang thực hiện để phát triển và mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thực hiện chính sách sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng kịp thời nhu
cầu của khách hàng trong điều kiện hiện nay. Trong những năm gần đây Công ty xi
măng Tam Điệp luôn có sự đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa
dạng hoá sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của Công ty luôn được đảm bảo vì trước
khi xuất bán sản phẩm được phòng KCS kiểm tra một cách nghiêm ngặt và Công ty
luôn đặt theo các tiêu chuẩn ISO theo quy định của Nhà nước.
- Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề của
người lao động. Hàng năm Công ty luôn tổ chức thi nâng cao bậc thợ cho công nhân
sản xuất. Đối với lao động gián tiếp thì Công ty cử một số lao động gián tiếp học
các lớp nâng cao trình độ quản lý, phù hợp với công việc.
- Công ty có những chương trình quảng cáo, logo tham gia các hội chợ triển
lãm hàng Việt Nam chất lượng cao để quảng cáo sản phẩm nâng cao uy tín trên thị
trường.
MỤC LỤC
1.Tổng quan về Công ty xi măng Tam Điệp .........................................................1
1.1.Giới thiệu khỏi quỏt về Công ty xi măng Tam Điệp....................................2
1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Tam Điệp .........3
1.3.Cơ cấu tổ chức của Công ty xi măng Tam Điệp ..........................................4
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty ..........4
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: ...............................................5
1.4 Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty xi măng Tam Điệp những năm gần
đây .......................................................................................................................8
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty xi măng Tam Điệp .............................8
2.1.Đặc điểm về vị trí địa lý ................................................................................8
2.2.Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị ....................................................9
2.2.1.Sơ đồ day chuyền sản xuất ......................................................................9
2.2.2.Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm ........................................ 11
2.2.3.Đặc điểm về máy móc thiết bị: ............................................................... 14
2.3.Đặc điểm về nguyên, nhiên vật liệu ............................................................ 15
2.4.Đặc điểm về sản phẩm, thị trường và môi trường cạnh tranh ................. 16
2.4.1.Đặc điểm về sản phẩm ........................................................................... 16
2.4.2.Đặc điểm về môi trường cạnh tranh ...................................................... 16
2.4.3 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ ............................................................. 17
2.5.Đặc điểm về lao động: ................................................................................. 18
3.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Tam Điệp ....................... 19
3.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây .. 19
3.2.Tình hình tài chính của công ty.................................................................. 21
3.3.Thuận lợi và khó khăn................................................................................ 22
3.3.1. Những thuận lợi .................................................................................. 23
3.3.2. Những khó khăn : ................................................................................ 23
3.4.Phương hướng nhiệm vụ và chiến lược của Công ty trong những năm tới
................................................................................................................ 24
3.4.1.Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ........................ 24
3.4.2. Chiến lược, biện pháp Công ty đang thực hiện để phát triển và mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................................... 24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 721_9582.pdf