Đầu tiên có một vài lưu ý. Phân tích trong bài viết này sử dụng dữ liệu trong quá
khứ để mô phỏng các sự kiện trong tương lai. Mặc dù phương pháp đó chỉ thích hợp cho
nghiên cứu thực nghiệm nhưng nó còn tùy thuộc vào vấn đề nghiên cứu. Người ta luôn
có lý do chính đáng để tin rằng xu hướng trong quá khứ sẽ tiếp tục trong tương lai nếu
đặt nhiều niềm tin vào các mô phỏng được trình bày trong bài viết này. Hơn nữa, người ta
có thể tìm thấy mối tương quan nhất định giữa các sự kiện trong quá khứ và từ đó đoán
một trong những s ự kiện gấy nên sự kiện khác. Thật không dễ dàng để một nhà kinh tế
học chứng minh được rằng một vấn đề kinh tế xảy ra trên thế giới tạo nên một vấn đề
khác. Vì vậy, không thể xe m kết quả của nghiên cứu này là kết luận.
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 1
Tiểu luận
ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 2
Những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, những bài báo đều nói về sự thiếu thốn
và nhược điểm trong dịch vụ cơ bản của thành phố. Hệ thống giáo dục cũ kỹ và đông
đúc. Lực lượng cảnh sát thiếu thốn và không được trả lương đầy đủ, khu công viên vui
chơi thì không đủ để đáp ứng. Những con đường và khu đất trống thì dơ bẩn, và nhân
viên vệ sinh thì không được trang bị đầy đủ và cần thêm người. Hệ thống giao thông thì
đông đúc, độc hại, và dơ… “Cuộc thảo luận về sự thiếu thốn hàng hóa công với sự gia
tăng phong phú trong hàng hóa tư nhân.”J. K. Galbraith (1958), p. 253
Những tranh luận về thành quả của thuyết cân bằng xã hội của John Kenneth
Galbraith trong những cuối thập niên 1950 và đầu 1960, giới kinh tế học đã bỏ qua sự
cảnh báo từ Galbraith về hiểm họa từ sự sao lãng trong cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, David
Aschauer đã khơi gợi sự quan tâm về hiệu quả của chi đầu tư công bằng việc chỉ ra
những chi tiêu tăng thêm của chính phủ cho những hàng hóa phi quốc phòng có tác động
tích cực vào năng suất khu vực tư, tiếp theo sản lượng.
Mặc dù, các nhà kinh tế không bị ngạc nhiên về sự tác động của chi tiêu vào cơ sở
hạ tầng đối với tăng trưởng sản lượng khu vực tư, mức độ ảnh hưởng theo nhận định của
Aschauer gây sửng sốt đến hầu hết. Aschauer ước lượng khoản chi tiêu công tăng thêm
làm gia tăng thêm sản lượng của công ty tư nhân nhiều hơn 1 ½ lần so với khoản tiền
tương đương góp trong công ty cổ phần.
Ủy ban ngân sách quốc hội (CBO) nghiên cứu tác động của chi tiêu vào cơ sở hạ
tầng và kết luận rằng kết quả nghiên cứu của Aschauer có những hoài nghi vì “kết quả
thống kê không bền vững và thiếu những bằng chứng thuyết phục”. CBO quan sát các
nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm cả nghiên cứu lợi ích – chi phí (cost-benefit studies),
cho rằng sản lượng khu vực tư phản ứng nhanh đối với việc đầu tư từ nguồn vốn tư hơn
là nguồn vốn công. Có những nghiên cứu chống lại Aschauer. Một vài nghiên cứu khác
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 3
cho rằng tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế thì có tác động nhỏ hơn là
Aschauer.
Alicia Munnell đến từ ngân hàng dự trữ liên bang Boston, đã dùng một phương
pháp thống kê khác để đo lường hiệu suất của khoản chi tiêu chính phủ. Mặc dù, Munnell
cũng dùng phương pháp tiếp cận từ hàm sản xuất (production function approach) để định
lượng ảnh hưởng của chi đầu tư cơ sở hạ tầng, bà tiếp cận vấn đề bằng ước lượng hàm
sản xuất từ dữ liệu tại một thời điểm toàn liên bang (crosssectional state-by-state data)
Munnel (1990) dùng ước tính tổng sản phẩm của các bang và của khu vực tư nhân
đưa vào vốn để ước tính tổng lượng vốn công cho 48 bang trong giai đoạn 1970-86. Bà
dùng dữ liệu liên bang để ước lượng hàm sản xuất, kết luận rằng “bằng chứng ấy rất
thuyết phục, vốn công có tác động tích cực đối với sản lương khu vực tư, đầu tư và việc
làm”.
Những ước tính của Munnell về tác động có liên quan của đầu tư công thì nhỏ hơn
so với Aschauer. Hulten(1990) bình luận về những phát hiện của Munnell , nhận xét
những phát hiện đó phù hợp với những nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu bang để phân
tích, nhưng những phát hiện này có sự khác biệt rõ rệt về kết quả so với những nghiên
cứu vào cùng thời gian đó (khoảng thời gian nghiên cứu).
CBO (1991), tóm tắt kết quả của các nghiên cứu lợi ích – chi phí, nhận thấy có ít
sự hỗ trợ cho quan điểm rằng sự gia tăng toàn diện vốn công (public capital programs) có
tác động rõ rệt với sản lượng kinh tế. Thay vào đó, họ kết luận “ phân tích lợi ích – chi
phí vẽ hình ảnh nhất quán tác động giữa duy trì cơ sở hạ tầng hiện tại với mở rộng năng
lực cho đường cao tốc tắc nghẽn, giao thông đường băng, kiểm soát không lưu tại các sân
bay lớn.
Thực vậy, có vẻ rõ ràng với cách tiếp cận là chi đầu tư chính phủ không chỉ chi
đầu tư vào cơ sở vật chất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Thay vào đó, bất kỳ dự án nào
giữ vững thành quả của nó và chống lại những phân tích lợi ích – chi phí. Tuy nhiên, vẫn
có sự quan tâm đến loại chi tiêu đầu tư công có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Loại
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 4
nào quan trọng được tách ra, các dự án đề xuất thuộc loại đó nên được ưu tiên trong việc
thiết lập mục tiêu ngân sách chính phủ.
Loại chi tiêu cơ sở hạ tầng chính phủ đánh giá bởi Aschauer và Munnell và được
xem xét bởi CBO đưa vào danh mục đầu tư vốn vật chất, nhưng chính phủ cũng đầu tư
vào con người. Tiếp theo là loại đầu tư đem lại vốn con người vì nó cải thiện kỹ năng làm
việc của họ.
Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế do khoản đầu tư chính
phủ vào vốn vật chất và vốn con người, được chú ý nhiều hơn là sự tác động trở lại của
đầu tư vào vốn con người. Aschauer, Munnell và những người khác đã dùng phương
pháp hàm sản xuất tổng thể để định lượng tác động của chi tiêu chính phủ. Tuy có
phương pháp khác cũng làm tốt trong việc định giá tác động của chi tiêu chính phủ với
vốn vật chất nhưng nó thì không thích hợp với vốn con người.
Đầu tư vào nguồn lực con người gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tổng thể,
ảnh hưởng này thì phức tạp hơn so với đầu tư vào vốn vật chất. Giả định rằng trong hàm
sản xuất tổng thể, khoản đầu tư của Chính phủ vào vốn vật chất thì cân đối, hoặc ít nhất
là giống với khoản đầu tư vào vốn vật chất của khu vực tư nhân. Vai trò của chi tiêu
chính phủ vào vốn con người trong hàm sản xuất tổng thể thật khó phân loại, ưu tiên.
Thật may mắn, các kỹ thuật thống kê có giá trị trong việc đánh giá tác động của
chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế (xem Cullison 1993). Phương pháp ước
lượng dùng cho bài viết này là kiểm định Granger-causality và mô phỏng từ mô hình Var.
Ưu điểm của kỹ thuật này là chỉ đòi hỏi dữ liệu là vốn đầu tư thời kỳ hơn là dữ liệu vốn
đầu tư thời điểm. Dữ liệu đầu tư thời kỳ thì tương thích với mẫu từng phần, vì thế thuận
tiện cho nghiên cứu định giá tác động của chi tiêu chính phủ thong qua các thành phần.
Kiểm định Granger được dùng để quyết định loại chi tiêu nào có tương quan với tăng
trưởng kinh tế. Mô hình Var được Ireland và Otrok (1992) dùng để kiểm định tác động
đối với tăng trưởng kinh tế khi cắt giảm chi tiêu quốc phòng 20% trong 6 năm. Điểm thu
hút của mô hình này là không dựa trên lý thuyết, không áp đặt cấu trúc cho dữ liệu. Kết
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 5
quả là, không cần thiết để biết chính xác làm thế nào để xác định khoản đầu tư của chính
phủ vào vốn con người trong hàm sản xuất tổng thể.
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 6
1. SỐ LIỆU VỀ CHI TIÊU CHÍNH PHỦ THEO TỪNG KHOẢN MỤC
Bộ Thương mại công bố số liệu hàng năm về tổng mức chi tiêu của chính phủ theo
từng khoản mục. các khoản mục gồm( 1) các khoản chi hành pháp Trung Ương, cơ quan
lập pháp, và các hoạt động tư pháp khác (2) các vấn đề quan hệ quốc tế (3) chi cho khoa
học vũ trụ (4) chi quốc phòng (5) chi an ninh (6) giáo dục (7) y tế (8) hỗ trợ thu nhập, an
sinh xã hội và phúc lợi (9) chi dịch vụ và chế độ trợ cấp người hưởng chế độ chính sách
(10) nhà ở và các hoạt động cộng đồng (11) hoạt động giải trí và văn hóa (12) năng lượng
(13) nông nghiệp (14) nguồn tài nguyên thiên nhiên (15) giao thông vận tải (16) dịch vụ
bưu chính (17) phát triển kinh tế, quy định, và dịch vụ (18) đào tạo lao động và dịch vụ
(19) hoạt động thương mại (20) lãi ròng thanh toán (21) các khoản chi khác.
Khi đầu tư công hiểu theo một cách rộng hơn, nó bao gồm cả vốn con người và
vốn vật chất thì một vài khoản mục trong 21 khoản mục ở trên có thể được phân vào đầu
tư công. Những ví dụ thảo luận dưới đây, bao gồm các khoản mục chi tiêu của chính phủ
đối với khoa học vũ trụ, quốc phòng, an ninh, y tế, hỗ trợ thu nhập, trợ cấp cho người
hưởng chế độ chính sách, nhà ở, nông nghiệp, giao thông vận tải, phát triển kinh tế, đào
tạo lao động, và các hoạt động thương mại. Khi chính phủ chi tiêu cho khoa học vũ trụ và
quốc phòng có khả năng dẫn tới sự cải tiến/đổi mới hữu ích cho sản xuất tư nhân. Ngoài
ra, khi chính phủ chi tiêu nhiều cho khoa học vũ trụ và quốc phòng cũng làm cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân phát triển thông qua các hợp đồng ký kết
trong lĩnh vực này.
Chính phủ chi tiêu cho an ninh sẽ tạo nên môi trường mà ở đó nền kinh tế tư nhân
sẽ hoạt động hiệu quả, an toàn. Chính phủ chi tiêu cho giáo dục giúp tăng cường nguồn
lực trực tiếp. Một người ít nhất cũng phải có khả năng đọc, viết, và tính toán để có được
những công việc lao động chân tay trong thị trường việc làm hiện nay. Học vấn cao hơn
là điều kiện cần thiết để có những công việc tốt hơn.
Chính phủ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe và bệnh viện cũng là cách để nâng cao
nguồn nhân lực bằng cách chữa bệnh và điều trị những chấn thương, những thứ làm giảm
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 7
năng suất của các cá nhân trong lực lượng lao động. Các chương trình hỗ trợ thu nhập,
như hỗ trợ cho các gia đình có thể giúp gia đình vượt qua khó khăn và con em họ có thể
trở thành lực lượng lao động của xã hội. Trợ cấp cho các cựu chiến binh có thể giúp họ
tái tham gia vào lực lượng lao động bằng cách cải thiện khả năng thể chất và tinh thần
của họ. Chi phí nhà ở, bằng cách cung cấp nhà ở cho người có thu nhập thấp không có
khả năng chi trả, cũng có thể tăng cường nhân lực khiến cho họ cảm thấy yên tâm về
cuộc sống khiến chất lượng lao động càng ngày càng tốt hơn
Việc chi tiêu cho nông nghiệp của chính phủ diễn ra trong nhiều thập kỉ bằng việc
đầu tư nghiên cứu phát triển cho Nông Nghiệp thông qua hệ thống các trường đại học
nghiên cứu về đất đai được thành lập bởi chính phủ Mỹ (ngày nay các trường này trở nên
phổ biến với nhiều ngành nghề được đào tạo) và các hệ thống khác của Sở nông nghiệp.
Những thành quả từ việc nghiên cứu này được công bố và triển khai ứng dụng trên cả
nước thông qua hệ thống khuyến nông. Việc chính phủ chi tiêu cho giao thông vận tải
giúp tăng năng suất cho kinh tế tư nhân bằng cách xây dựng đường giao thông và các
phương tiện khác để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người mua. Chương trình phát
triển kinh tế có thể mang lại công nghệ hiện đại cho các khu vực kém phát triển của Mỹ,
theo đó giúp việc tái phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý. Chương trình
đào tạo lao động có thể tăng cường nguồn nhân lực bằng cách cải thiện các kĩ năng làm
việc của những người tham gia chương trình đào tạo. Các hoạt động thương mại của
chính phủ làm tăng GDP và tạo ra kinh nghiệm việc làm cho lực lượng lao động.
Từ việc cho rằng có rất nhiều cách mà chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng đến nền
kinh tế tư nhân, bài nghiên cứu này sẽ bắt đầu bằng việc đánh giá tất cà 21 khoản mục
được đề cập ở trên để xác định những khoản mục nào thực sự có tác động và có thể quan
sát được bằng thực nghiệm.
Bằng trực giác, có vẻ là giáo dục, khoa học vũ trụ, quốc phòng, an ninh, giao thông
vận tải, nông nghiệp và đào tạo lao động sẽ có tác động rõ rệt đối với sự tăng trưởng của
kinh tế tư nhân. Như là một bước sơ bộ, phiên bản đơn giản của mô hình Granger-
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 8
causality test được sử dụng để xác định những hạng mục chi tiêu nào của chính phủ ảnh
hưởng mạnh mẽ đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. Kiểm định Granger:
Kiểm định Granger nhằm kiểm tra xem liệu các biến giải thích được đưa vào có
mối quan hệ giữa một (hay nhiều)với biến khác và độ trễ của chúng.
Chẳng hạn, nếu Zt là biến phụ thuộc và Zt-1 là biến độ trễ 1 giai đoạn, thì Zt = f(Zt-
1 , vt) sẽ đại diện cho một mối quan hệ thống kê giữa 2 biến, trong đó Vt là một biến
ngoại s inh trong hàm số thể hiện mối quan hệ giữa chúng. Trong kiểm định Granger, 1
biến chắc chắn sẽ được đưa vào trong hàm số thể hiện mối quan hệ của Zt và Zt-1 với
những giá trị trễ giúp ích cho việc cắt giảm vt.
Các kiểm định Granger và mô phỏng VAR được trình bày trong nghiên cứu này
thì nhất quán trong việc chỉ sử dụng một giá trị trễ của các biến có liên quan. Các kiểm
định được giới hạn trong một độ trễ giá trị bởi vì việc thu thập dữ liệu hàng năm trong
một thời gian ngắn đã giảm đi bậc tự do. Việc các bậc tự do giảm đặc biệt tác động quan
trọng trong các phân tích VAR.
Bảng 1 trình bày kết quả của kiểm định Granger “ chạy” trên mỗi biến của nhóm
biến chi tiêu của chính phủ. Phương trình được sử dụng cho kiểm định này là:
Trong đó, Y: Tổng sản phẩm quốc nội của 1 quốc gia, X là biến chi tiêu của chính
phủ được sử dụng kiểm định và a, b là hệ số ước lượng1. ∆ và logarit: đại d iện cho sai
phân bậc 1 của biến trễ dạng logarit tự nhiên , t: thời gian. Tất cả các biến được tính theo
giá năm 1987.
Như trong bảng, khi X là Tổng chi tiêu của chính phủ, thống kê t cho thấy hệ số
hồi quy là 0.24, nó không đạt mức ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, chi cho giáo dục và chi
cho đào tạo lao động, cả 2 giúp nâng cao nguồn lực con người, là thống kê có ý nghĩa ở
1 Mọi ước lượng trong bài viết này sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 9
mức nghĩa 5%. Các khoản chi cho trợ cấp, nông nghiệp, an ninh, lãi ròng phải trả ( mang
dấu âm ) thì có ý nghĩa ở mức 15%2.
Bảng 1: Kết quả kiểm định Granger, Ch i tiêu chính phủ (1955-1992)
Phương trình:
Trong đó,
Y = Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia theo giá năm 1987.
X = Các biến chi tiêu của chính phủ, đo lường theo giá năm 1987
∆ = phương trình sai phân cấp 1 .
2
Chi tiêu cho giao thông vận tải theo thống kê đánh giá là không có ý nghĩa thống kê, dựa trên kiểm định nhân quả
Granger. Kết quả này khá ngạc nhiên vì phân tích Finn về vấn đề này trong Economic Quarterly cho thấy vốn đầu tư
cho đường cao tốc có ý nghĩa đáng kể rằng, nếu không chính xác, sẽ ảnh hưởng đến năng suất. T uy nhiên, phân tích
Finn theo hướng tiếp cận các cổ phiếu v ề đầu tư đường cao tốc, trong khi bài viết này phân tích dòng chi tiêu cho
giao thông vận tải của chính phủ. Các bài viết Finn cũng sử dụng các ph ương pháp thống kê khá khác nhau. Ngoài
ra, các loại chi tiêu cho giao thông vận tải được sử dụng trong bài viết này bao gồm chi phí cho không khí, đường
sắt, nước và vận chuyển cũng như đường cao tốc. Tuy nhiên, để tôn trọng kết quả của Finn, chi phí vận chuyển cũng
được kiểm tra với các mô hình VAR, được giải thích dưới đây. Trong khi thống kê F cho giao thông vận tải với một
độ trễ chỉ ra rằng giao thông vận tải đã có một tác động đáng kể trên GDP thực cá nhân, độ tin cậy 95% cho kết quả
của hàm d ao động quang mức 0, cho thấy không có định hướng rõ ràng của sự thay đổi trong mức độ thực tin của
GDP.
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 10
X Equals b2 t Value Correcte s R2
Tổng chi tiêu của chính phủ 0.037 0.240 0.00
Nông nghiệp 0.030 1.870 0.05
An ninh 0.295 1.640 0.03
Hoạt động ngoại thương 0.002 1.250 0.00
Phát triển kinh tế 0.028 0.850 0.00
Giáo dục 0.269 2.330 0.10
Năng lượng -0.011 -0.350 0.00
Điều hành lập pháp, tư pháp 0.030 0.260 0.00
Sức khỏe,y tế -0.050 -0.540 0.00
Nhà ở 0.007 0.179 0.00
Trợ cấp thu nhập 0.151 1.710 0.04
Đào tạo lao động 0.080 2.740 0.14
Ngoại giao 0.004 0.100 0.00
Quốc phòng -0.039 -0.600 0.00
Tài nguyên thiên nhiên 0.018 0.360 0.00
Lãi ròng phải trả -0.120 -1.690 0.04
Bưu chính, viễn thông 0.003 0.280 0.00
Văn hóa, giải trí -0.007 -0.121 0.00
Khoảng cách * 0.020 1.120 0.06
Vận tải 0.080 0.745 0.00
Phúc lợi 0.094 0.950 0.00
Khác 0.082 1.280 0.00
*: Ảnh hưởng của khoảng chi tiêu được ước lượng giai đoạn
1961-92 bởi khoảng chi tiêu bằng 0 trong giai đoạn 1966-60
Đáng ngạc nhiên rằng, cả chi tiêu của chính phủ cho quốc phòng và nghiên cứu vũ
trụ không đạt mức ý nghĩa thống kê, không tác động đến yếu tố tăng trưởng kinh tế tư
nhân thực. Trong trường hợp nghiên cứu vũ trụ, kết quả có thể đã bị ảnh hưởng bởi
khoảng thời gian ngắn hơn của dữ liệu có sẵn (1961-92)3.
Các kết quả của các bài kiểm định thể hiện trong Bảng 1 dẫn đến kết luận rằng các
loại chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế là giáo dục
và đạo tạo lao động. Như vậy, việc phân tích cho thấy cách hiệu quả nhất để tăng tốc độ
tăng trưởng kinh tế bằng tăng chi tiêu chính phủ sẽ là tăng chi cho giáo dục đã được xem
xét kỹ hay các dự án đào tạo lao động, đồng thời không bỏ qua các dự án trong lĩnh vực
nông nghiệp, an ninh và trợ cấp thu nhập. Các chính sách được thiết kế để giảm các
khoản lãi phải trả. Tuy nhiên, việc phân tích chỉ cho ít thông tin về hiệu quả tương đối
3
Khi chi tiêu cho nghiên cứu vũ trụ được kết hợp với dữ liệu chi tiêu khác của chính phủ và tổng các kết quả được
đánh giá theo kiểm định Granger, việc bổ sung các chi tiêu nghiên cứu vũ t rụ thường cải thiện k ết quả thống k ê.
Nhưng điều xảy ra với chi tiêu cho quốc phòng ngược l ại, bổ sung yếu tố này vào thì làm cho kết quả mức ý nghĩa
thống kê bị giàm đi
4 Bởi vì mô hình Ireland-Otrok bao gồm biến nợ liên bang, trả lãi ròng sẽ không được đánh giá độc lập
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 11
của các loại chi tiêu chính phủ khác nhau. Vì vậy, việc chuyển từ mô hình VAR đề cập
trước đó sang các mô phỏng là cần thiết.
3. Mô phỏng từ mô hình VAR:
Mô hình VAR Ireland-Otrok có thể điều chỉnh để kiểm tra ảnh hưởng của nhiều
loại chi tiêu của chính phủ trên tăng trưởng kinh tế. Từ khi phân tích trong Phần 2, cung
cấp bằng chứng chi tiêu của chính phủ cho giáo dục và đào tạo lao động theo thống kê có
ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế tư nhân, phân tích sau sẽ kiểm tra các biến số
còn lại . Ngoài ra để hoàn chỉnh, những tác động về mặt kinh tế của chi tiêu nông nghiệp,
an ninh dân sự, và trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ được xem xét4.
Mô hình VAR sau là được ước lượng trên giai đoạn 1953-91.
Mà
RDEF là tốc độ tăng trưởng của ngân sách quốc phòng thực, RDEBT tốc độ tăng trưởng
thực của khoản nợ của chính phủ, GSF được định nghĩa là tốc độ tăng trưởng thực các
khoản chi tiêu khác của chính phủ, Y là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa
thực khu vực tư nhân, và M2 là tốc độ tăng trưởng của tiền.
Bảng: Kiểm định F giữa chi tiêu của chính phủ và GDP thực thuộc khu vực tư, 1952 đến 1991
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 12
*: Xác suất 6% hoặc nhỏ hơn cho thấy ảnh hưởng của các biến đến tốc độ tăng GDP có
sự thay đổi.
Chú ý: Tất cả các biến được tính theo giá 1987 được đo lường bằng logarit cơ số tự nhiên
Kết quả thực nghiệm từ mô hình
Bảng 2 báo cáo một số kết quả ước tính của mô hình với độ trễ là 1, 2,3 năm.
Kiểm định F được tính toán để đánh giá chi tiêu cho giáo dục, đào tạo lao động, nông
nghiệp, hỗ trợ thu nhập, và an toàn dân sự tác động đến tăng trưởng GDP tư nhân thực
với độ trễ là một, hai, và ba năm . Bảng này cho thấy nông nghiệp không có ý nghĩa
thống kê tại bất kỳ độ trễ nào. Bốn loại chi tiêu khác cho thấy ý nghĩa thống kê ở mức
5,5% hoặc ít hơn. Các phân tích hay dự báo tiếp theo từ VAR, chiều dài độ trễ k = 1 được
lựa chọn để giữ bậc tự do (degrees of freedom). Những ước lượng cho các thông số của
mô hình với một độ trễ nhất định được sử dụng để phát triển các hàm phản ứng thúc đẩy
(impulse-response functions) từ đó vạch ra các ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thực từ
việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng và nợ liên bang, tăng chi tiêu của chính phủ vào các
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 13
lĩnh vực nói trên. Việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng và nợ liên bang được đề cập tại đây
bởi vì bước tiếp theo trong phân tích của bài nghiên cứu này là thực hiện một thử nghiệm
chính sách tương tự như trong nghiên cứu Ireland Otrok (1992).
Từ Hình 1-A đến 1-G mô tả các hàm phản ứng thúc đẩy và thể hiện mức độ phản
ứng của GDP thực thuộc khu vực tư như thế nào nếu đã có một cú sốc số hạng sai số lên
tốc độ tăng trưởng của 1 dạng chi tiêu chính phủ đặc biệt. Đây là một phương pháp phổ
biến giúp cho các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra kh i áp dụng một cú sốc từ việc thay đổi
đáng kể độ lệch chuẩn của các biến. Việc giới hạn cú sốc ở một độ lệch chuẩn xác định
nhằm đảm bảo các dữ liệu trong mô hình có thể đánh giá được.
Hình 1-A cho thấy tác động của việc cắt giảm $ 7,95 tỷ chi tiêu quốc phòng trước
đây (độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng), trong khi hình 1-B cho thấy tác động của việc
cắt giảm giảm nợ liên bang $ 26,8 tỷ trước đây (độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng).
Đường chấm đại diện cho độ tin cậy 95% của các dự báo hàm phản ứng. Các kết quả thu
được trong khu vực giữa 2 đường chấm trong mỗi hình bao gồm cả đường zero không thể
hiện rõ ràng những tác động từ việc cắt giảm quốc phòng hay nợ đến GDP tư nhân thực.
Hình 1-C đến 1-G cho thấy các phản ứng của GDP tư nhân thực trước cú sốc có
độ lệch tiêu chuẩn xác định (one standard deviation shock)trong việc chi tiêu cho nông
nghiệp, an ninh dân sự, giáo dục, đào tạo lao động, và trợ cấp. Như dự đoán, tầm quan
trọng của những cú sốc có 1 độ lệch chuẩn xác định khác nhau đáng kể. Mức độ lệch
chuẩn xác định cho chi phí giáo dục, ví dụ, là $ 3,1 tỷ USD theo giá đô la năm 1987,
trong khi một độ lệch chuẩn cho đào tạo lao động chỉ có $ 0,6 tỷ. Độ lớn độ lệch chuẩn
của các lĩnh vực khác nhau được báo cáo trong Bảng 3.
Theo các hình minh hoạ hàm phản ứng thúc đẩy cho thấy, các cú sốc trong chi tiêu
giáo dục và đào tạo lao động như dự kiến với độ tin cậy với 95% sẽ dẫn đến một sự gia
tăng tích lũy mức GDP tư nhân thực. Mặt khác, các phân tích hàm phản ứng thúc đẩy cho
các khoản chi trợ cấp không chỉ cho thấy với độ tin cập 95%, nó xoay quanh điểm zero,
mà còn không có sự thay đổi trong mức độ GDP thực. Do đó, trợ cấp có thể được xem
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 14
xét lại có phải là nguồn có thể tăng trưởng kinh tế, trong khi chi phí giáo dục và đào tạo
lao động nên được kiểm tra kỹ hơn.
Hình 1: Phản ứng của tốc độ tăng trưởng GDP thực
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 15
Một thử nghiệm chính sách với Mô hình
Bảng 3: Độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng – Dự liệu chọn lọc từ năm 1952 đến 1991
Trong năm 1991, chính quyền Bush đã trình bày một đề án mang tên "Chương
trình Quốc phòng Tương lai "(thường được gọi là" kế hoạch năm 1991, ") kêu gọi giảm
20% trong chi tiêu quốc phòng thực giữa năm 1992 và 1997. Ireland và Otrok (1992) đã
đánh giá kế hoạch năm 1991 bằng mô hình VAR. Sử dụng dữ liệu 1931-1991, họ nhận
thấy việc thực hiện kế hoạch năm 1991 đã thu được 1 số tiền từ giảm nợ liên bang sẽ có
khả năng giảm GNP khu vực tư trong ngắn hạn nhưng tăng nhẹ trong 13 hoặc nhiều năm
sau đó.
Như một bổ sung cho các nghiên cứu Ireland-Otrok, thử nghiệm chính sách trong
bài nghiên cứu này cũng sẽ đánh giá lại kế hoạch năm 1991 với các mô phỏng mới. Tuy
nhiên, bài nghiên cứu sẽ giả định rằng chỉ có một phần số tiền thu được của việc cắt giảm
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 16
quốc phòng được sử dụng để cắt giảm chi tiêu liên bang. Phần còn lại sẽ được sử dụng để
tăng chi tiêu chính phủ trong một số lĩnh vực nhất định. Một giả định tiềm ẩn trong thí
nghiệm chính sách này là bất kỳ chương trình chi tiêu mới nào đều sẽ có cùng chi phí-lợi
ích như đã được chính phủ chi tiêu trung bình cho mỗi lĩnh vực thử nghiệm trong vòng
40 năm qua.
Sáu mô phỏng đã được thực hiện với giả định rằng Chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu
quốc phòng như kế hoạch năm 1991, nhưng số tiền thu được sẽ được dùng với mục đích
sử dụng khác nhau. Mục tiêu của kế hoạch năm 1991 như đã biết là cắt giảm chi tiêu
quốc phòng 20% giữa năm 1992 và 1997. Với thời giá của năm 1987, điều này có nghĩa
là cắt giảm $ 17 tỷ USD vào năm 1992, 21,7 tỷ USD vào năm 1993, 10,2 tỷ USD vào
năm 1994, 9,0 tỷ USD vào năm 1995, 6,5 tỷ USD vào năm 1996, và 7,0 tỷ USD vào năm
1997.
Hình 2 Dự báo tác động của Kế hoạch năm 1991
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 17
Các mô phỏng việc phân phối số tiền thu được từ cắt giảm chi tiêu quốc phòng như
sau:
Hoặc tất cả để giảm nợ liên bang như trong hình 2-A hoặc
Hoặc chỉ dùng một phần để tăng độ lệch tiêu chuẩn của một trong bốn loại chi tiêu
chính phủ. Phần còn lại sẽ giảm nợ liên bang (Hình 2-B, 2-C, 2-D và 2-E).
Mô phỏng một cho thấy mức độ của GDP tư nhân thực luôn thấp hơn 1,5% so với khi
không có thay đổi trong chi tiêu quốc phòng.i
Trong mô phỏng 2, như hình 2-C, 2-D, và hiển thị 2-E triển vọng này thay đổi đáng
kể khi một phần số tiền thu được của việc cắt giảm quốc phòng được sử dụng để tăng chi
tiêu về an toàn dân sự, giáo dục, đào tạo lao động. Việc làm này đẩy mức GDP tư nhân
thực liên tục tăng cao mặc dù hầu hết số tiền thu được của việc cắt giảm quốc phòng vẫn
còn được sử dụng để giảm các khoản nợ liên bang. Ví dụ, mô phỏng này chuyển $ 3,1 tỷ
đồng từ việc cắt giảm quốc phòng mỗi năm (25% tổng số chi tiêu quốc phòng) sang
ngành giáo dục đã làm tăng GDP thực lên 1,5%.
Đáng ngạc nhiên, một mô phỏng với 0,6 tỷ USD cắt giảm chi tiêu quốc phòng mỗi
năm được dùng để đào tạo lao động lại có mức GDP tư nhân thực tăng 9%, một con số
khổng lồ so với ban đầu. Độ lớn của kết quả này là không đáng tin cậy. Nó có thể chỉ ra
rằng mô hình đã bị ảnh hưởng bởi một số loại tương quan sai lệch đối với đào tạo lao
động khi mà chi tiêu cho đào tạo lao động chỉ chiếm một phần rất nhỏ (0,5%) của chi tiêu
chính phủ.
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 18
Những tác động được dự đoán về chi tiêu an toàn dân sự cũng có vẻ không đáng tin
cậy.Với mô phỏng có 0,6 tỷ USD chi tiêu mỗi năm bổ sung cho lĩnh vực an toàn dân sự
lại nâng GDP tư nhân cao hơn gần 3% so với khi không bổ sung. Mặc dù bỏ qua sai lệch
kĩ thuật của hệ thống được mô tả trong hình 1-D, tuy nhiên, các lỗi dự báo trong mô
phỏng về an toàn dân sự vẫn tương đối lớnii .
Việc thử nghiệm chính sách đã được chạy với một biến kết hợp bao gồm chi tiêu của
chính phủ cho an toàn dân sự, giáo dục, và đào tạo lao động (hình 2-F). Các mô phỏng
bằng cách sử dụng biến này, thể hiện trong báo cáo thử nghiệm F trong bảng 2 cho thấy
có một tác động thúc đẩy đáng kể đến GDP (Hình 1-H), nó dự đoán rằng mức GDP tư
nhân thực sẽ được luôn lớn hơn 1,8% so với khi không chi tiêu cho các lĩnh vực này. Sự
gia tăng GDP thực là một kết quả của việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng $ 3,47 tỷ đồng
mỗi năm để phân bổ cho các lĩnh vực an toàn dân sự, đào tạo lao động và giáo dục. Trong
khoảng thời gian sáu năm, kết quả của thí nghiệm cho thấy một sự gia tăng tích luỹ 20,8
tỷ USD trong lĩnh vực an toàn dân sự, giáo dục, và đào tạo lao động và giảm 50,6 tỷ USD
trong các khoản nợ liên bang.
4. Kết luận:
Đầu tiên có một vài lưu ý. Phân tích trong bài viết này sử dụng dữ liệu trong quá
khứ để mô phỏng các sự kiện trong tương lai. Mặc dù phương pháp đó chỉ thích hợp cho
nghiên cứu thực nghiệm nhưng nó còn tùy thuộc vào vấn đề nghiên cứu. Người ta luôn
có lý do chính đáng để tin rằng xu hướng trong quá khứ sẽ tiếp tục trong tương lai nếu
đặt nhiều niềm tin vào các mô phỏng được trình bày trong bài viết này. Hơn nữa, người ta
có thể tìm thấy mối tương quan nhất định giữa các sự kiện trong quá khứ và từ đó đoán
một trong những sự kiện gấy nên sự kiện khác. Thật không dễ dàng để một nhà kinh tế
học chứng minh được rằng một vấn đề kinh tế xảy ra trên thế giới tạo nên một vấn đề
khác. Vì vậy, không thể xem kết quả của nghiên cứu này là kết luận.
Tuy nhiên, có thể hiểu các kết quả của nghiên cứu trong bài cho rằng chi tiêu của
chính phủ cho giáo dục và đào tạo lao động (và cũng có thể cho sự an toàn của người
dân) có ý nghĩa quan trọng về mặt thống kê và số lượng. Chi tiêu của chính phủ cho giáo
Đ tài 4 Nhóm 6
Trang 19
dục và đào tạo lao động ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Đáng chú ý là
chi tiêu cho giáo dục, an toàn của người dân và đào tạo lao động ảnh hưởng trực tiếp đến
vốn con người hơn là vốn vật chất. Các mô phỏng của mô hình VAR về chi t iêu cho giáo
dục, đào tạo lao động và an toàn của người dân cho một kết quả rõ ràng. Thực tế, các
chính sách giảm 20% chi tiêu quốc phòng và phân bổ số tiền này để giảm nợ, hay cho
một hoặc cả ba loại chi tiêu trên ước tính cho kết quả mức GDP thực của khu vực tư nhân
cao hơn so với kết quả của chính sách không giảm chi tiêu quốc phòng.
Tuy nhiên, như đã lưu ý ở trên, kết quả trình bày trong bài dựa trên mối tương
quan giữa các sự kiện trong quá khứ và tương quan có thể hay không thể tiếp tục xảy ra
trong tương lai. Vì vậy, các chương trình tăng chi tiêu của chính phủ cho giáo dục và đào
tạo lao động không nên được thực hiện theo cách dù muốn hay không và được biện minh
bằng việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thay vào đó, bất cứ chương trình nào cũng nên
phân tích về lợi ích – chi phí và chứng minh được giá trị của nó.
i
Kết quả này khác xa so với kết quả tìm thấy khi Ireland và Otrok sử dụng dữ liệu 1931- 91 và mô hình áp dụng có
chút khác biệt. Tuy nhiên kết quả này lại giống với kết quả nghiên cứu trong khoảng thời gian 1955-91 và 1947-91
ii Những ảnh hưởng của chi tiêu cho giáo dục và an ninh đã được kiểm tra kỹ hơn nữa để tìm ra liệu có hay không
khả năng chúng là kết quả của mối quan hệ nhân quả bị đảo ngược.Ngược lại các kiểm định Granger đã làm để xác
định xem GDP có xác định dược chi tiêu cho giáo dục hoặc an ninh không. Giá trị trễ của GDP không có một tác
động đáng kể trên cả hai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_4_dau_tu_cong_va_tang_truong_kinh_te_5052.pdf