Tiểu luận Giới thiệu về sản phẩm Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Hiểm Bảo Việt Bình Thuận

Dịch vụ về BH vật chất xe cơ giới ra đời đã giảm thiểu được mức độ tai nạn giao thông xảy ra và hơn thế nữa, dịch vụ BH vật chất xe cơ giới đã giúp đỡ cho các chủ xe và người bị hại sớm ổn định cuộc sống nhờ vào số tiền BH Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông lớn xảy ra đã được các doanh nghiệp BH trả tiền bồi thường kịp thời góp phần nhanh chóng góp phần khắc phục hậu quả tai nạn thể hiện rõ vai trò của BH. Điển hình là các vụ tai nạn giao thông như vụ cháy xe Đại Bái; vụ đâm xetại Quange trị làm 7 người chết, 28 người bị thương, hỏng toàn bộ xe; lật xe tại đèo An Khê; vụ lật xe khác tại Bình Định làm 12 người chết, 62 người bị thương, hỏng toàn bộ xe.

doc22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3536 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giới thiệu về sản phẩm Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Hiểm Bảo Việt Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Giới thiệu về sản phẩm Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Hiểm Bảo Việt Bình Thuận LỜI MỞ ĐẦU 1.Mục đích kiến tập: Kiến tập tạo điều kiện để được tiếp cận và làm quen với môi trường làm việc thực tế, có cơ hội quan sát,tìm hiểu để biết được môi trường làm việc của tập thể Áp dụng lý thuyết vào thực tế nhằm điều chỉnh và hoàn thiện cách thức học tập, nâng cao kiến thức và rút ra bài học trong môi trường làm việc mới Tìm hiểu được yêu cầu nghề nghiệp và tự rút ra những ưu khuyết điểm của bản thân để có kế hoạch phát huy cũng như khắc phục trước khi thực sự bước vào môi trường làm việc thực tế. 2.Phạm vi của hoạt động kiến tập: Phạm vi không gian: Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt Bình thuận. Phạm vi thời gian: Từ ngày 2/5/2012 đến ngày 27/5/2012. 3. Kết cấu bài báo cáo: Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về cơ quan kiến tập. Chương 2: Giới thiệu về sản phẩm Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo Hiểm Bảo Việt Bình Thuận . Chương 3: Kết luận về dịch vụ Bảo Hiểm CHƯƠNG 1: Giới thiệu về cơ quan kiến tập Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của cty BH Bảo Việt *Ngày đầu thành lập (1964-1975) Tiền thân của Bảo Việt ngày nay là Công ty bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 1965 chỉ với 16 nhân viên Ngày đầu hoạt động, Bảo Việt chỉ có Trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng, 20 cán bộ, vốn ghi sổ là 10 triệu VND (tương đương 2,4 triệu USD lúc đó). Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, làm đại lý giám định cho các công ty bảo hiểm nước ngoài về hàng hoá xuất – nhập khẩu, tàu biển. Doanh thu của Công ty tại thời điểm này chỉ đạt 800 nghìn đồng Việt Nam với tổng tài sản là 900 nghìn đồng Trong giai đoạn từ năm 1964 tới năm 1975, Bảo Việt chỉ phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tầu biển thuộc Miền Bắc. *Đất nước thống nhất, Bảo Việt phục vụ toàn quốc (1975 – những năm 1990) Năm 1975: Bảo Việt bắt đầu phát triển mạng lưới kinh doanh của mình ra các tỉnh phía Nam.Trong giai đoạn này thương hiệu “Bảo Việt” đã được biết đến như một doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước lớn nhất và duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.  1976 -1982: Bảo Việt đã triển khai mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bảo hiểm .Đây là thời kỳ Bảo Việt bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.Nghiệp vụ Bảo Hiểm đầu tiên mà Bảo Việt triển khai trên toàn quốc là Bảo Hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện vận tải công cộng theo quyết định số 314/CP ngày 1/10/1980 của hội đồng chính phủ Năm 1989, Công ty bảo hiểm Việt Nam được Chính phủ chuyển đổi thànhTổng Công ty bảo hiểm Việt Nam theo Quyết định số 27-TCQĐ-TCCB ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 17/2/1989. Tổng doanh thu của Bảo Việt đạt con số 78 tỷ, tổng tài sản đạt 73 tỷ, lợi nhuận thu được là 6,6 tỷ VND.  Năm 1992, thương hiệu Bảo Việt lần đầu tiên xuất hiện với hình thức một pháp nhân kinh doanh trên thị trường quốc tế bằng việc thành lập Công ty Đại lý bảo hiểm BAVINA tại Vương quốc Anh, nơi có thị trường kinh doanh bảo hiểm phát triển nhất thế giới. Bảo Việt hiện là thành viên của 2 trong 3 liên doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm hiện có ở Việt Nam:  Liên doanh môi giới bảo hiểm giữa Bảo Việt và Inchicape Insurance Service (Nay là AON) được thành lập từ năm 1993 *Phát triển hoạt động kinh doanh (1995 – 2001) Năm 1995, bắt đầu xuất hiện cạnh tranh trên thị trường Co. – Japan.bảo hiểm Việt Nam với sự ra đời của một số công ty bảo hiểm trong nước. Phương châm “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” được khởi xướng, thể hiện quan điểm coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động. Năm 1996, doanh số của Bảo Việt đạt 970 tỷ đồng. Bảo Việt đã mở rộng phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của khách hàng trong các lĩnh vực bảo hiểm Cũng trong năm 1996, thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới Tổng công ty, Chính phủ đã xếp hạng Bảo Việt là “Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt”, là một trong 25 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất tại Việt Nam. Năm1997, Bảo Việt thành lập Trung tâm Đào tạo theo Quyết định số 137/TCQĐ/TCCB ngày 19/2/1997 của Bộ Tài Chính nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Bảo Việt. -Phát triển dịch vụ bảo hiểm nhân thọ  Năm 1996, Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên ở Việt Nam, Tới năm 2001, Bảo Việt đã thành lập được 61 Công ty, chi nhánh bảo hiểm nhân thọ tại tất cả các tỉnh trên toàn quốc. Đến năm 2002, doanh thu bảo hiểm nhân thọ là 915 tỷ đồng, bằng với doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ và tới năm 2003, doanh thu bảo hiểm nhân thọ đã gấp 1,7 lần doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ.  -Tăng cường đầu tư dịch vụ tài chính Năm 1999, Bảo Việt thành lập Công ty Chứng khoán Bảo Việt - Công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam Năm 2000, Bảo Việt thành lập Trung tâm đầu tư Bảo Việt nhằm nâng cao tính chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá trong hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Việt. *Phát triển thành một tập đoàn dịch vụ tài chính đa ngành (2004 đến 2008) Ngày 1/1/2004, Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt Nhân thọ) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, là đơn vị hạch toán độc lập với 61 công ty trực thuộc. Ngày 1/7/2004, Bảo Việt cũng đã tách hoạt động Bảo hiểm Phi Nhân thọ thành một đơn vị hạch toán độc lập với tên gọi là Bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt Việt Nam). Bảo Việt Việt Nam có 64 Công ty trực thuộc chuyên kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Ngày 28/11/2004, Tập đoàn Bảo Hiểm – Tài Chính Bảo Việt được thành lập và Bảo Việt trở thành doanh nghiệp đa ngành đầu tiên tại Việt Nam. Cuối năm 2005, Bảo Việt đã thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Bảo Việt hạch toán độc lập với tổng tài sản mà BVF quản lý hiện tại lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 310/2005/QĐ-TTG phê duyệt Đề án Cổ phần hoá Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Ngày 31/05/2007, Bảo Việt chính thức phát hành cổ phiếu đầu tiên ra công chúng. Ngày 13/09/2007 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 3083/QĐ-BTC về việc điều chỉnh quy mô vốn điều lệ và cơ cấu vốn cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt, theo đó vốn điều lệ của Bảo Việt được xác định là 5.730.266.050.000 đồng. *Sự kiện tiêu biểu năm 2009 - Thành lập doanh nghiệp mới +Ngân hàng TMCP Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động. +Thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt. +Thành lập Công ty TNHH Bảo Việt - Âu Lạc. Triển khai sản phẩm mới Bảo Việt Nhân thọ triển khai hai sản phẩm liên kết chung mới: “An Phát Hưng Gia” và “An Phát Trọn Đời”. Bảo hiểm Bảo Việt hợp tác cùng Ngân hàng HSBC triển khai gói sản phẩm bảo hiểm sức khỏe MedicalCare dành cho khách hàng cá nhân và EmployeeCare dành cho khách hàng doanh nghiệp; ký thỏa thuận hợp tác với HDBank phát triển sản phẩm bancassurance. Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt Nhân thọ hợp tác với Ngân hàng Techcombank cung cấp gói sản phẩm bảo hiểm cao cấp cho khách hàng của Techcombank (Bảo hiểm Priority). BAOVIET BANK hợp tác với Bảo Việt Nhân thọ cung cấp hai sản phẩm ngân hàng mới có kết hợp với dịch vụ bảo hiểm (bancassurance): Tích Trường Phú và Tín Tài Nghiệp. *Sự kiện tiêu biểu năm 2010 Hợp tác phát triển Ngày 22/03/2010, Tập đoàn Bảo Việt và Ngân hàng MHB ký kết hợp tác Ngày 24/11/2010, Tập đoàn Bảo Việt công bố hợp tác kinh doanh với Ngân hàng Shinsei – Nhật Bản Ngày 06/12/2010, Tập đoàn Bảo Việt tiếp đón đại diện Bộ Quản lý các Công ty Nhà nước của Indonesia và đại diện Công ty Deloitte Indonesia và Việt Nam Ngày 22/03/2010, Bảo hiểm Bảo Việt hợp tác với Ngân hàng HSBC cung cấp sản phẩm Bảo hiểm Du lịch trực tuyến Ngày 23/07/2010, Bảo hiểm Bảo Việt - Habubank hợp tác cung cấp sản phẩm bancassurance Ngày 16/09/2010, Tổng cty BH Bảo Việt tái tục hợp đồng hợp tác với Công ty bảo hiểm Lotte Triển khai sản phẩm mới Bảo Việt Nhân thọ và Bảo Việt Bank ra mắt sản phẩm mới - TÍN AN THỊNH Tháng 1, Bảo Việt Nhân thọ ra mắt 02 sản phẩm bổ trợ y tế mới: Bảo hiểm trợ cấp phẫu thuật & điều trị ngoại khoa và Bảo hiểm trợ cấp nằm viện Giải thưởng Ngày 07/02/2010, Tập đoàn Bảo Việt đạt cúp “Thương hiệu uy tín - sản phẩm chất lượng vàng được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn năm 2010” Ngày 29/03/2010, Tập đoàn Bảo Việt vinh dự nhận Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009” Ngày 19/06/2010,Thương hiệu Bảo Việt đạt Giải thưởng“TOP 20 Nhãn hiệu nổi tiếng V N” Ngày 20/07/2010, Tập đoàn Bảo Việt đoạt giải “Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2009” Ngày 02/09/2010, Tập đoàn Bảo Việt vinh dự nhận giải thưởng "Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2010" Ngày 09/10/2010, Tổng Giám Đốc Bảo Việt Nhân thọ - Ông Nguyễn Đức Tuấn nhận giải thưởng “100 doanh nhân tiêu biểu – Cúp Thánh Gióng 2010" Danh hiệu Ngày 15/10/2010, Tập đoàn Bảo Việt vinh dự nhận Huân chương lao độnghạng nhì của Nhà nước Đến nay,cùng với việc đầu tư 100% vốn để thành lập Bảo Việt nhân thọ ,bảo hiểm Bảo việt,công ty quản lý quỹ Bảo Việt ,tập đoàn Bảo Việt còn tham gia góp vôn tại nhiều doanh nghiệp trên các lĩnh vực khác như:công nghiệp,thương nghiệp,du lịch,dịch vụ,bất động sản…Quá trình phát triển và lớn mạnh của tập đoàn Bảo Việt đã thực sự góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính Việt Nam,đưa BẢo Việt trở thành tập đoàntài chính – bảo hiểm hàng đầu ở việt Nam và đang từng bước thực hiện chiến lược phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và tế giới. Khái quát về cty BH Bảo Việt Bình Thuận Tên đơn vị: CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT BÌNH THUẬN Thuộc Tổng Công Ty Bảo Hiểm Việt Nam, Bộ Tài Chính Cty BH Bình Thuận ( Bảo Việt Bình Thuận ), tiền thân là tổ BH trách nhiệm dân sự xe cơ giới, trực thuộc công ty tài chính tỉnh Thuận Hải, được thành lập tháng 7/1979 và phát triển thành công ty BH từ năm 1989, trực thuộc tổng công ty BH Việt Nam. Cty BH Bình Thuận được thành lập lại theo quyết định số: 145/TC/QĐ/TCCB, ngày 01/03/1966 của bộ trưởng bộ tài chính , thành lập lại tổng cty BH Việt Nam. Năm 1997, cty BH Bình Thuận được chủ tịch nước CHXHCNVN tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 theo quyết định số 1392 ngày 23/09/1997 Tổ chức bộ máy hiện nay: Cty BH Bình Thuận là công ty hạng 2, đơn vị thành viên tổng cty BH Việt Nam, hạch toán phụ thuộc Trụ sở chính đặt tại đại lộ Nguyễn tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan thiết, tỉnh Bình Thuận. Tổng số cán bộ - công nhân viên công ty là 57 người,trong đó có 17 nữ, 24 cán bộ, viên chức có trình độ đại học, cao đẳng và 24 cán bộ, viên chức có trình độ trung cấp. Chi bộ công ty có 24 đảng viên; công đoàn cơ sở có 51 đoàn viên Bộ máy của công ty hiện có 13 phòng trực thuộc, trong đố có 5 phòng nghiệp vụ, quản lý tại trụ sở chính và 8 phòng BH khu vực đặt tại các huyện trong tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ được giao Cty BH Bình thuận có nhiệm vụ kinh doanh các nghiệp vụ BH phi nhân thọ , đầu tư vốn và các dịch vụ liên quan đến BH theo pháp luật của nhà nước và phân cấp của tổng công ty trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất có giá trị công ty hiện đang quản lý trên 3,5 tỷ đồng, gồm trụ sở chính và trụ sở của các phòng BH huyện Hàm Tân, Tuy Phong, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, 2 ô tô phục vụ công tác, giám định bồi thường . Trang thiết bị và công cụ làm việc được hiện đại hóa, đáp ứng với yêu cầu phát triển, quản lý, kinh doanh. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác Thuân lợi: Các thành phần trong tỉnh ngày càng phát triển, cơ sở vật chất, vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, dự án đầu tư của nước ngoài tăng lên. Một số lĩnh vực thuộc thế mạnh địa phương khá phát triển như thủy sản, hoạt động du lịch, dịch vụ tiếp tục tăng cả về đầu tư phát triển và thu hút số lượng khách hàng đến tham gia, nghỉ dưỡng; công nghiệp đang có bước phát triển với nhiều dự an đầu tư vào các khu công nghiệp, xây dựng hạ tầng với các công trình đường giao thông, thủy điện, thủy lợi, hồ chứa nước, kè, cảng cá…, chỉnh trang đô thị được tỉnh, trung ương quan tâm đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thi công phục vụ dân sinh và thu hút đầu tư. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà đã tạo điều kiện cho Bảo Việt Bình Thuận phát triển kinh doanh, phục vụ tốt các đơn vị kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh nhưng cty BH Bình Thuận cũng có những thuận lợi rất cơ bản đó là: luôn được sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của tổng cty BH Việt Nam, quan tâm , đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, văn phòng làm việc, phương tiện và các trang thiết bị hiện đại ở tỉnh và các huyện, đáp ứng yêu cầu công tác và thực hiện đổi mới. Kết quả đạt được trong 5 năm ( từ năm 1999 – 2003 ) *Năm 1999: Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: Doanh thu phí BH 30.658 triệu đồng. Trong đó: + Doanh thu BH phi nhân thọ : 22.568 triệu đồng + Doanh thu BH nhân thọ: 8.100 triệu đồng Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: 1tỷ đồng. Kết quả đạt được: Doanh thu đạt được 34.7 tỷ đồng, đạt 113,2% kế hoạch tông công ty giao. Trong đó: + Doanh thu BH phi nhân thọ: 25.5 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, doanh thu tăng 8,5% so với năm 1998 +Doanh thu BH nhân thọ: 9.2 tỷ đồng, đạt 113,58% kế hoạch, doanh thu tăng gấp 3 lần năm trước Bồi thường các nghiệp vụ BH phi nhân thọ trong năm là 12 tỷ đồng, bằng 46,7% phí BH gốc. Lãi kinh doanh các nghiệp vụ BH phi nhân thọ trong năm là 5.1 tỷ đồng Nộp ngân sách nhà nước 1.003 triệu đồng đạt 100,3% chỉ tiêu tỉnh giao *Năm 2000: Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: Doanh thu BH phi nhân thọ: 21.735 triệu đồng Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: 700 triệu đồng Kết quả đạt được: Doanh thu đã đạt được là 23.209 triệu đồng, bằng 106,78% kế hoạch tổng công ty giao Bồi thường các nghiệp vụ trong năm là 14,5 tỷ đồng, bằng 62,47% phí BH gốc. các khoản chi khác gồm chi quản lý, hoa hồng đại lý, phí giám định là 5.548 triệu đồng, bằng 22,43% phí BH gốc Lãi kinh doanh trong năm là 3.236 triệu đồng Nộp ngân sách nhà nước là 780 triệu đồng, đạt 111,42% chỉ tiêu tỉnh giao *Năm 2001: Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: Doanh thu phí BH : 19.220 triệu đồng Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: 630 triệu đồng Kết quả đạt được: Doanh thu đã đạt được là 23,334 triệu đồng, bằng 121,41% kế hoạch tổng công ty giao, doanh thu bằng với năm 2000 Bồi thường các nghiệp vụ trong năm là 14,6 tỷ đồng, bằng 66,6% phí BH gốc. các khoản chi khác gồm chi quản lý, hoa hồng đại lý, phí giám định là 5.250 triệu đồng, bằng 22,5% phí BH gốc Lãi kinh doanh trong năm là 3.196 triệu đồng Nộp ngân sách nhà nước là 958 triệu đồng, đạt 152,06% chỉ tiêu tỉnh giao *Năm 2002 Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: Doanh thu phí BH : 25.200 triệu đồng . Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: 940 triệu đồng . Kết quả đạt được: Doanh thu đã đạt được là 26.887 triệu đồng, bằng 106,7% kế hoạch năm, tăng trưởng doanh thu 15,22% so với năm 2001. Bồi thường các nghiệp vụ trong năm là 13,8 tỷ đồng, bằng 51,36% phí BH gốc. các khoản chi khác gồm chi quản lý, hoa hồng đại lý, phí giám định chi đề phòng hạn chế tổn thất là 6.349 triệu đồng, bằng 23,6% phí BH gốc. Lãi kinh doanh trong năm là 3 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước là 1.191,5 triệu đồng, đạt 126,75% chỉ tiêu tỉnh giao *Năm 2003: Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: Doanh thu phí BH : 27.545 triệu đồng . Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: 1 tỷ đồng . Kết quả đạt được: Doanh thu đã đạt được là 34,5 tỷ đồng, bằng 125,25% kế hoạch năm, tăng trưởng doanh thu 28,3% so với năm 2001và 35,3% so với năm 1999. Bồi thường các nghiệp vụ trong năm là 13 tỷ đồng, bằng 37,7% phí BH gốc. Các khoản chi khác gồm chi quản lý, hoa hồng đại lý, phí giám định chi đề phòng hạn chế tổn thất 7.300 triệu đồng, bằng 21,16% phí BH gốc. Lãi kinh doanh trong năm là 3.8 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước là 1.615 triệu đồng, đạt 161,5% chỉ tiêu tỉnh giao CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI Giới thiệu sơ lược về sản phẩm Bảo Hiểm Vật chất Xe Cơ giới BH vật chất xe cơ giới là một trong những phạm vi nằm trong BH xe cơ giới.BH vật chất xe cơ giới chịu trách nhiệm BH toàn phần hoặc một phần của xe theo thời gian quy định đã ký kết trong hợp đồng. Đối tượng Bảo Hiểm Đối tượng Bảo Hiểm Vật chất Xe Cơ giới là bản thân chiếc xe, bao gồm thân vỏ và các bộ phận bên trong. Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều bộ phận (như khối động cơ và hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ). Trên phương tiện kỹ thuật BH người ta thường phân chia xe thành các tổng thành. Trên cơ sở phân chia đó tổng ty BH có thể BH toàn bộ xe hoặc BH từng bộ phận xe. Trong số các tổng thành, thân vỏ xe chiếm tỷ trọng lớn về mặc giá trị và cũng chịu ảnh hươmgr nhiều nhất những hậu quả tai nạn. Chính vì thế hiện nay các công ty BH Việt nam thường tiến hành BH toàn bộ xe hoặc BH thân vỏ xe. Phạm vi Bảo Hiểm Rủi ro, tai nạn gắn với sự lưu hành xe cơ giới rất đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Từ những yếu tố khách quan như là thời tiết, địa hình, chất lượng đường xá cho đến những yếu tố chủ quan từ phía chủ xe, lái xe (tình trạng quản lý, bảo dưỡng của chủ xe; sức khỏe, kinh nghiệm của lái xe…). BH vật chất xe cơ giới thuộc nhóm BH mọi rủi ro, tức là bất kỳ những tổn thất nào của xe do những nguyên nhân không bị loại trừđều thuộc phạm vi BH.Các rủi ro được BH bao gồm các nhóm : Những rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của xe:Đâm va, lật đổ Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lụt, sét đánh, động đất, mưa đá…). Rủi ro khách quan có nguồn gốc ”xã hội” (mất cắp, đập phá,…). Không thuộc Phạm vi Bảo Hiểm BH vật chất xe cơ giới loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên, khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của xe trong việc quản lý, bảo dưỡng xe. Ngoài ra, những tổn thất mang tính hậu quả như giảm giá trị thương mại, thiệt hại về mặt kinh doanh do xe bị tổn thất,…cũng không thuộc phạm vi BH. Ví dụ: Theo quy tắc BH không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những nguyên nhân sau: Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe, Lái xe hoặc người bị thiệt hại Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ hợp lệ (áp dụng khi xe đang tham gia giao thông ) Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ (áp dụng khi xe đang tham gia giao thông ) Đua xe (hợp pháp hoặc trái pháp) Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Xe chở chất cháy, chất nở trát phép Chiến tranh Hao mòn, hỏng hóc do sử dụng, lão hóa, mất giá, hỏng hóc do khuyết tật hoặc tổn thất rhêm do sửa chữa trong quá trình sửa chữa(gồm cả chạy thử) Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận thiết bị máy móc mà không phải do tai nạn gây ra Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng bị ngập nước. Tổn thất đối với săm,lốp trừ trường hợp tổn thất xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn Mất cắp bộ phận xe Những vụ tổn thất nhỏ, dưới 200.000 đồng. Giá trị Bảo Hiểm, số tiền bảo Hiểm và phí Bảo Hiểm Giá trị Bảo Hiểm, số tiền bảo Hiểm Giá trị BH của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm tham gia BH.Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia BH là rất quan trọng vì đây là cơ sở để xác định phí BH và bồi thường chính xác thiệt hại cho chủ xe. Tuy nhiên giá trị xe trên thị trường luôn biến động và có têm nhiều chủng loại xe mới gây khó khawn cho việc xác định giá trị xe.Trong thực tế các công ty BH thường dựa trên các yếu tố sau: Loại xe Năm sản xuất Mức độ mới, cũ của xe Thể tích làm việc của xi lanh Một phương pháp xác định giá trị BH mà các công ty BH hay áp dụng là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao.Cụ thể: Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao Số tiền BH là giới hạn mức trách nhiệm của công ty BH đối với chủ xe, số tiền BH được ghi trên giấy chứng nhận BH và được xác nhận trên cơ sở giá trị BH Số tiền BH có thể bằng giá trị BH (BH đúng giá trị), thấp hơn giá trị BH (BH dưới giá trị), nhưng không được cao hơn giá trị BH (trừ một số trường hợp đặc biệt) Phí bảo hiểm: Căn cứ xác định phí BH: -Loại xe :Do mỗi loại xe có những đăc điềm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí BH vật chất xe được tính riêng cho từng loại xe.Thông thường, các công ty BH đưa ra biểu phí BH xác định cho từng loại xe (nhóm xe). Việc phân loại này dựa trên tốc độ tối đa của xe,chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng thay thế. Đối với các loại xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe chở hàng nặng…do có mức độ rủi ro caonên phí BH được cộng thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản . Giống như cách tính phí cơ bản nói chung,phí BH phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau: P = f + d Trong đó: P – Phí thu mỗi đầu xe f - Phí bồi thường (phí thuần) d - Phụ phí Theo công thức trên, việc xác định phí BH phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó. Căn cứ vào số liệu thống kê, công ty BH sẽ tính toán phần phí bồi thường “f” cho mỗi đầu xe ( Với i = 1,2,…,n ) Trong đó: Si – số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i Ti – Thiệt hại bình quân trong một vụ tai nạn ở năm thứ i Ci – số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i + Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí (d) bao gồm các chi phí như chi phí khai thác,chi phí quản lý, lợi nhuận hợp lý của công ty BH… Mục đích sử dụng xe: đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí BH. Nó giúp công ty BH biết đượcmức độ rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ xe ô tô taxi chắc chắn sẽ phải đóng phí cao hơn so với xe cùng loại sử dụng vào mục đích đi lại thông thường như xe của các cơ quan, hộ gia đình,… Những yếu tố liên quan đến người được BH, người điều khiển xe : + Độ tuổi, giới tính của lái xe + Kinh nghiệm lái xe + Tiền sử của lái xe (liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông …) + Quá trình tham gia BH của người BH Hiện nay Bảo Việt và các công ty BH Việt Nam chấp nhận BH toàn bộ xe hoặc BH thân vỏ xe. Tỷ lệ phí BH thân vỏ cao hơn tỷ lệ phí BH toàn bộ xe do thân vỏ là bộ phận chịu thiệt hại nhiều nhấtkhi xe bị tai nạn. tỷ lệ phí phụ thuộc vào thời gian sử dụng và giá trị còn lại của xe. Sau đây là biểu phí BH vật chất xe ô tô của Bảo Việt: Phí BH vật chất có tính khấu hao khi thay mới: Phạm vi bảo hiểm Phí bảo hiểm ( % STBH) Bảo hiểm toàn bộ Bảo hiểm thân vỏ 1,36% 2,27% Chưa bao gồm thuế GTGT Phí BH vật chất không tính khấu hao thay mới (chưa bao gồm thuế VAT) Giá trị thực tế Tỷ lệ phí BH cơ bản BH toàn bộ BH bộ phận Xe mới đã sử dụng dưới 03 năm(hoặc giá trị còn lại từ 70% trở lên so với giá trị xe mới 1,36% 2,27% Xe mới đã sử dụng từ 03 – 06 năm(hoặc giá trị từ 50% đến 70% so với giá trị xe mới) 1,55% 2,45% Xe đã sử dụng trên 06 năm(hoặc giá trị còn lại dưới 50% so với giá trị xe mới 1,73% 2,64% *Giảm phí BH Để khuyến khích các chủ xe có số lượng xe lớn tham gia BH tại công ty mình, các công ty BH thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia BH. Ngoài ra, hầu hết các công ty BH còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia BH không có khiếu nại và tăng tỷ lệ giảm giá này cho một số năm không ó khiếu nại gia tăng. Coc thể nói đây là biện pháp phổ biến trong BH xe cơ giới . Biểu phí đặc biệt : khi khách hàng tham gia BH với số lượng xe lớn , các công ty BH có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó. Việc tính toán biểu phí cũng tương tự cách tính như cách tính phí được đề cập ở trên , chỉ khác là chỉ dựa trên các số liệu về bản thân khách hàng đó, cụ thể như: số lượng xe tham gia BH, tình hình tổn thất của khách hàng đó trong những năm trước, tỷ lệ phụ phí theo quy định của công ty. Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công ty BH sẽ áp dụng theo mức phí quy định chung Hoàn phí BH: mỗi công ty BH có tỷ lệ hoàn phí khác nhau. Thông thường tỷ lệ này là 80%. Nếu chủ xe muốn hủy bỏ hợp đồng BH khi chưa hết hạn BH thì công ty BH cũng hoàn lại phí BH choi thời gian còn lại của hợp đồng, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được trả tiền BH. phí = phí x số tháng còn lại/12 x tỷ lệ hoàn lại cả năm hoàn phí Giám định và bồi thường Giám định tổn thất Giám định tổn thất phải được thực hiện theo một quy định chặt chẽ. Trước hết là việc tiếp nhận và sử lý thông tin về tai nạn. Những thông tin bước đầu cần phải nắm được là: số xe, chủ xe, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, đánh giá sơ bộ thiệt hại, thời hạn, nơi cấp giấy chứng nhận BH, giải quyết bước đầu của chủ xe và cơ quan chức năng (nếu có). Sau khi tiếp nhận thông tin tùy theo tình hình mà yêu cầu chủ xe thực hiện những biện pháp cần thiết để hạn chế tổn thất, bảo vệ hiện trường, bảo vệ xe. Thống nhất với chủ xe, lái xe về thời gian, địa điểm giám định và chuẩn bị những điều kiện cần thiết về con người và phương tiện cho công việc giám định Tiến hành giám định trước hết phải kiển tra tính hợp lệ của các giáy tờ (giấy chứng nhận BH giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường, bằng lái xe…) Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của chủ xe hoặc người được ủy quyền, phải chụp ảnh hiện trường,xe;phối hợp với công an và cơ quan chức năng khác để thu nhập tư liệu, lập biên bản giám định. Biên bản giám định tùy theo vào từng vụ tai nạn có thể chỉ cần lập giản đơn một lần,tuy nhiên những trường hợp phức tạp thì ngoài biên bản giám định ban dầu còn phải có các biên bản giám định bổ sung phát sinh trong quá trình sũa chữa. Quy trình giám định như vậy là để cho công việc giám định đạt được mục đích cơ bản:kết luận chính xác về nguyên nhân tai nạn ,mức độ thiệt hại làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm của bảo hiểm củng như tính toán số tiền bôi thường. bồi thường thiệt hại Giải quyết bồi thường trước hết công ty bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lệ,hợp pháp của các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại bồi thường(giấy yêu cầu bồi thường,bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm,biên bản giám định,biên bản kết luận điều tra tai nạn nếu có,các chứng từ hóa đơn liên quan dến việc sữa chửa mua mới,biên bản mất cắp xe,chứng từ liên quan trách nhiệm người thứ ba) Xác định sốtiền bồi thường phải dựa trên cách thức bảo hiểm xe(toàn bộ,bộ phân),dạng tổn thất(bộ phận,toàn bộ thực tế,toàn bộ ước tính)và vấn đề áp dụng các loại quy tắc bồi thường(quy tắc tỉ lệ;mức miễn thường).giài quyết bồi thường có thể áp dụng những cách thức sau: Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa,khôi phục lại xe Bồi thường trên cơ sở dánh giá thiệt hại Bồi thường toàn bộ và thu hồi xử lý xe Việc lựa chọn cách thức giải quyết bồi rhường phải tùy vào từng trường hợp, mức độ thiệt hại, chất lượng, khả năng, nơi sửa chửa, phụ thùng thay thế…có sự thống nhất giữa công ty BH và chủ xe để chọn được phương án kinh tế có lợi cho cả 2 bên * Nguyên tắc bồi thường tổn thất Trường hợp xe tham gia bằng hoặc dưới giá trị thưc tế: Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế: Theo nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm , để tránh việc trục lợi BH, công ty BH chỉ chấp nhận BH bằng hoặc nhỏ hơn giá trị .Tuy nhiên nếu người tham gia tham gia BH vô tình hoặc cố tình tham gia với STBH lớn hơn GTBH thì số tiền bồi thường cũng chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe. Ví dụ:Một chiếc xe ôtô có giá trị thực tế là 200 triệu đồng nhưng chủ xe tham gia BH với số tiền BH là 250 triệu đồng. khi có một tổn thất bộ phận xảy ra, giả sử giá trị thiệt hại thuộc phạm vi BH là 20 triệu đồng thì STBH cũng chỉ là 20 triệu đồng (chưa tính khấu trừ). Hoặc nếu tổn thất toàn bộ xảy ra, số tiền bồi thương không vượt quá 20 triệu đồng. Trường hợp công ty BH chấp nhận BH trên giá trị thực tế, ví dụ theo “giá trị thay thế mới”. Trở lại ví dụ trên, chủ xe muốn tham gia BH với số tiền BH là 300 triệu đồng, để khi có tổn thất toàn bộ xảy ra ông ta nhận được số tiền bồi thường là 300 triệu đồng để mua một chiếc ô tô mới với giá thị trường 300 triệu đồng. Trường hợp này được gọi là “giá trị thay thế mới”. chủ xe phải đóng phí BH khá cao theo các điều kiện BH rất nghiêm ngặt Trường hợp tổn thất bộ phận Khi tổn thất bộ phận xảy ra, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường theo 1 trong 2 nguyên tắc: “ bảo hiểm tỷ lệ” và “theo giá trị thay thế mới”. Tuy nhiên, các công ty BH thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỷ lệ giá trị giá trị tổng thành xe. Ví dụ: Chủ xe A tham gia BH toàn bộ theo giá trị thực tế cho chiếc chiếc ô tô 4chỗ ngồi tại Bảo Việt, giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia BH là 330 triệu đồng. Trong thời gian BH xe bị tai nạn thuộc phạm vi BH. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa như sau: Thân vỏ: 70 triệu đồng động cơ: 55 triệu đồng Theo bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe: tỷ lệ tổng thành thân vỏ là 53,5%, động cơ là 15,5%. Như vậy trong trường hợp này số tiền tối đa mà công ty BH phải bồi thường cho chủ xe là: Thân vỏ: 330 x 53,5% = 176,55 trđ, lớn hơn 70 trđ, do đó bồi thường 70 trđ Động cơ: 330 x 15,5% = 51,5 trđ, nhỏ hơn 55 trđ, do đó bồi thường 51,5 trđ Trường hợp tổ thất toàn bộ: Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp,mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành, hoặc chi phí sửa chữa lớn hơn giá trị thực tế của xe. Nếu tổn thất toàn bộ chủ xe sẽ được bồi thường theo giá trị ghi trên đơn BH nếu tham gia BH bằng hoặc nhỏ hơn giá trị thực tế, hoaặc được bồi thường theo giá trị thực tế nếu tham gia BH trên giá trị Thủ tục giải quyết quyền lợi bảo hiểm Khi xảy ra tổn thất chủ xe cần thông báo ngay cho công ty BH để tiến định, đồng thời cung cấp cho công ty BH một số giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại Quy trình giải quyết trả tiền BH Bước1:tiếp nhận và hướng dẫn lập hồ sơ, nắm bắt thông tin ban đầu Buóc 2: lập hồ sơ, mở sổ theo dõi Bước 3:Quy định trong thanh toán chi trả CHƯƠNG 3: Kết luận về dịch vụ Bảo Hiểm Vật Chất Xe Cơ Giới Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, số lượng xe cơ giới ngày càng tăng lên trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển theo kịp dẫn đến nguy cơ rủi ro tai nạn giao thông của người tham gia giao thông ngày càng tăng. Để giảm thiểu mức độ tai nạn giao thông xảy ra, giúp đỡ các chủ xe và người bị hại sớm ổn định cuộc sống thì công ty BH cho ra đời sản phẩm BH vật chất xe cơ giới là điều tất yếu Phải khẳng định rằng dịch vụ về BH xe cơ giới nói chung và BH vật chất xe cơ giới nói riêng là một trong những dịch vụ BH có tầm quan trọng và không thể thiếu trong dịch vụ về BH ở các công ty BH, đặc biệt là ở công ty BH Bảo Việt Bình Thuận Dịch vụ về BH vật chất xe cơ giới ra đời đã giảm thiểu được mức độ tai nạn giao thông xảy ra và hơn thế nữa, dịch vụ BH vật chất xe cơ giới đã giúp đỡ cho các chủ xe và người bị hại sớm ổn định cuộc sống nhờ vào số tiền BH Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông lớn xảy ra đã được các doanh nghiệp BH trả tiền bồi thường kịp thời góp phần nhanh chóng góp phần khắc phục hậu quả tai nạn thể hiện rõ vai trò của BH. Điển hình là các vụ tai nạn giao thông như vụ cháy xe Đại Bái; vụ đâm xetại Quange trị làm 7 người chết, 28 người bị thương, hỏng toàn bộ xe; lật xe tại đèo An Khê; vụ lật xe khác tại Bình Định làm 12 người chết, 62 người bị thương, hỏng toàn bộ xe. Có thể thấy rằng, trong những năm qua, các công ty BH đã góp một phầncủa mình vào việc đề phòng, hạn chế tổn thất từ đó đem lại sự bình an cho gia đình và xã hội. Tóm lại: BH nói chung và BH vật chất xe cơ giới nói riêng là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống, nó góp phần ổn định tài chính cho người tham gia BH trước tổn thất do rủi ro gây ra. Bên cạnh đó, nó còn góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách nhà nước.Ngoài ra, nếu triển khai toàn bộ, nó còn góp phần thực hành tiết kiệm và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động… KẾT LUẬN Qua đợt kiến tập, em đã được học rất nhiều điều bổ ích, có cơ hội tiếp cận với thực tiễn, tác phong làm việc của một nhân viên bảo hiểm thực thụ là như thế nào. Cách làm việc có kỷ luật, thái độ ứng xử với KH thì phải nhã nhặn, lịch sự, hòa đồng. Môi trường làm việc chuyên nghiệp; qua đó hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, các chức vụ trong một tổ chức bảo hiểm Qua thời gian kiến tập em thực sự hiểu được lý thuyết đã học được vận dụng trong thực tế, trong những công việc cụ thể như cách ghi và lưu giữ hồ sơ KH Trong thời gian kiến tập dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của chú Quốc, em đã mở rộng thêm nhiều vốn hiểu biết về bảo hiểm, các nghiệp vụ bảo hiểm và các vấn đề liên quan.đặc biệt là về bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_bao_cao_0821.doc
Luận văn liên quan