Tiểu luận Hoạt động địa chất của biển và hiện tượng sạt lở bờ biển ở Việt Nam

Dự án trồng rừng ngập mặn chống xói lở do Tổ chức Phát triển quốc tế Đức (GIZ) thực hiện, với sự tài trợ của Chính phủ Đức và Australia, trên chiều dài 1km bờ biển ở Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang được xem là Kỹ thuật mới tạo đột phá phòng hộ đê biển. Đó là làm hàng rào chắn sóng, hàng rào giữ bùn để giảm bớt hoạt động của sóng, giữ lại lớp bùn bồi lắng trong mùa mưa và ngăn không cho bùn bị cuốn trôi ra biển bằng việc trồng 7 loại cây ngập mặn khác nhau thay vì chỉ cây mắm và đước dùng trong trồng rừng trước đây, làm phong phú thêm đa dạng sinh học ở vùng bờ biển này. Những thành công từ mô hình này chính là cơ sở để Chính phủ Australia và Đức quyết định mở rộng thành Chương trình biến đổi khí hậu triển khai trong thời gian từ 2011-2016 tại 5 tỉnh ĐBSCL, với tổng kinh phí tài trợ lên tới 63 triệu USD

doc17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạt động địa chất của biển và hiện tượng sạt lở bờ biển ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN Hoạt động địa chất của biển và hiện tượng sạt lở bờ biển ở Việt Nam. Tiểu luận: Hoạt động địa chất của biển và hiện tượng sạt lở bờ biển ở Việt Nam. Mở đầu: Với đường bờ biển dài 3260 km từ bắc vào nam, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải đối diện với hiện tượng bờ biển đang bị xói lở với cường độ mạnh, mực nước biển ngày một dâng cao hơn khiến cho hiện tượng nước biển xâm thực diễn ra rất mạnh gây ảnh hương đến diện tích nông nghiệp và đời sống của người dân. - Sạt lở đất thường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở. Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ. Hiện tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông, bờ biển (Hình 33). Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột. Sạt lở bờ thường có xu hướng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hưởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cư, đặc biệt là các cụm dân cư kinh tế lâu năm ở các vùng đồng bằng, ven biển. Các hoạt động địa chất của biển. - Địa chất của sóng Là hình thức dao động của sóng theo chiều thẳng đứng nhưng người ta cảm giác là nước chuyển động theo chiều ngang từ ngoài xô vào bờ. Nguyên nhân chủ yếu là do độngđất, gió, núi lửa nhưng chủ yếu vẫn là gió. Thủy triều: Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì và biên độ nhất định.Hiện tượng này có những đặc điểm của một dao động sóng. Nguyên nhân: chủ yếu là do lực hút của Mặt trăng,Mặt trời lên trái đất theo lực vạn vật hấp dẫn của Newton. Dòng biển: Là sự dịch chuyển thành các dòng chảy lớn trong các đại dương Dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo Dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30-400 thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương rồi chảy về phía xích đạo. Hướng chảy của vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu bắc theo chiều kim đồng hồ,ở bán cầu nam thì ngược lại . Hiện trạng sạp lở bờ biển ở Việt Nam. Bờ biển miền Bắc: Xói sạt bờ biển là hiện tượng phổ biến ở ven biển Hải Phòng, kể cả ở bờ các đảo và nhiều đoạn bờ nằm sâu phía trong các sông. Tổng số chiều dài đường bờ biển Hải Phòng bị xói lở 16,1 km, tốc độ trung bình 5,4m/năm trên tổng số 125 km đường bờ biển, chiếm tông số 23,0%. ( năm 2009) Bờ biển miền Trung: Với trên 70% đất có thành phần đặc biệt và là đất bở rời đồng thời do các biến động bất thường về khí tượng thủy văn, tác động con người..., bờ biển miền Trung sẽ xảy ra sạt lở với quy mô và mức độ càng mạnh. Dự báo trên vừa được Viện Địa lý ( trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn) đưa ra sau khi tiến hành hàng loạt các nghiên cứu liên quan. Xói sạt bờ biển vùng Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế: Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế vẫn là trọng điểm. Vùng từ cửa Thuận An đến Tư Hiền (Thừa Thiên –Huế) diễn biến sạt lở rất phức tạp, phụ thuộc vào chu kỳ dịch chuyển của các cửa sông lên phía tây hay xuống đông nam với chu kỳ 30-60năm.. Xói sạt bờ biển Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận : có diễn biến sạt lở rất phức tạp với xu thế tăng mạnh cả về quy mô lẫn cường độ, và tăng dần từ Bắc vào Nam(tại Quảng Ngãi, sạt lở tại Sa Huỳnh sẽ tăng quy mô mở rộng về phía Nam) Theo PGS-TS Nguyễn Văn Cư (Phó viện trưởng viện địa lý) có ba vùng sạ lở nghiêm trọng, đó là: Thừa Thiên-Huế: từ cửa Thuận An đến Hòa Duân, xói sạt tăng quy mô về phía tây bắc và đông nam của khu vực này. Quảng Ngãi: xói sạt lở trọng điểm Sa Huỳnh tiếp tục tăng quy mô về phía tây nam. Phú Yên: xói sạt bờ biển tiếp tục tăng quy mô tai Phú Hạnh, Phú Sơn, Phú Quý, Phú Hiệp, An Nhơn, thị xã Tuy Hòa. Riêng khu vực trọng điểm Xuân Hải, sạt lở sẽ dịch chuyển mở rộng về phía đông nam với cường độ tăng dần thêm 11,5%, 18% và 29% vào năm 2020,2050,2100. Bờ biển miền Nam Cà mau là vùng xảy ra thường xuyên và chụi ảnh hưởng nhiều nhất cả nước. Theo thống kê mỗi năm, sạt lở đã làm Cà Mau mất đi khoảng 900 ha, trong đó hơn 120 ha là đất ven biển, còn lại là đất ven sông. Trước đây, rừng phòng hộ ven biển và ngoài đê biển Tây nơi có chiều rộng nhỏ nhất trên 500 m, nay bị sạt lở còn khoảng 30-80 m. Đặc biệt, tình trạng sạt lở đê biển Tây đoạn từ cống Lung Ranh đến Hương Mai dài trên 2.200 m không còn rừng phòng hộ. Sóng biển xoáy sâu vào thân đê, có nơi thân đê chỉ còn 2-3 m, chiều cao của đê từ 2,5 m sụp lún còn 1,8 m và đang có nguy cơ vỡ đê, đe dọa đến đời sống và sản xuất của hàng chục ngàn hộ dân. Theo số liệu nghiên cứu về sạt lở đất ven biển và nước biển dâng qua 21 năm, từ 1990 đến nay, bờ biển, rừng phòng hộ của tỉnh Cà Mau có nơi bị sạt lở hàng chục mét/năm, biên độ lên xuống đỉnh và chân triều cường năm sau luôn cao hơn năm trước gần 20 mm. Theo kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cao 10 m, Cà Mau sẽ là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu bị thiệt hại với diện tích bị ngập khoảng 4.600 km2, chiếm khoảng 85,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, ảnh hưởng đến đời sống 2/3 dân số.(theo GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, chuyên gia cao cấp Hội đồng chính sách khoa học công nghệ quốc gia, thành viên Ban chỉ đạo quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL, nguyên Trưởng Ban chỉ đạo nghiên cứu khai thác Bán đảo Cà Mau. Hiện tượng sạt lở các tuyến sông, ven biển cũng diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, đe dọa đến sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên, hiện kè chống sạt lở tuyến biển Đông chưa được xây dựng, mỗi năm đất rừng phòng hộ trên tuyến này sạt lở từ 5- 20 m. Tại Bạc Liêu, do nước biển thường xuyên dâng cao nên nhiều khu vực ven biển của tỉnh này, như:  Nhà Mát (TP Bạc Liêu), Vĩnh Thịnh (H.Hòa Bình), Gành Hào (H.Đông Hải)… bị sạt lở sâu vào đất liền từ 3- 5m/năm Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, dọc theo bờ biển phía Đông của tỉnh, sạt lở diễn ra nghiêm trọng từ cửa Gành Hào đến Hố Gùi, do chịu tác động mạnh mẽ của dòng hải lưu tạo ra. Rừng phòng hộ hằng năm bị lở lấn sâu vào đất liền bình quân từ 5-20 m, có nhiều vị trí sạt lở rất nghiêm trọng. Bờ biển Khu du lịch Khai Long sạt lở với tổng chiều dài trên 4.000 m, tuyến kè và tuyến bờ biển vừa xây dựng xong đã bị sạt lở. Trong vòng 5 năm trở lại đây, cửa Kinh Năm - Ô Rô đã sạt lở sâu vào khoảng 400 m. Cũng theo Sở NN&PTNT thì tại vị trí này, rừng phòng hộ đang bị thu hẹp, trong tương lai, nếu không có biện pháp ngăn ngừa thì Khu du lịch Khai Long sẽ dần biến mất. Khu vực ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi sạt lở với chiều dài khoảng 2.500 m, hiện đang xử lý khắc phục được khoảng 350 m. Đoạn kè ven biển dài 560 m ở P. Nhà Mát (TP Bạc Liêu) bị nước biển cuốn trôi - Ảnh: Trần Thanh Phong. Xã Nhơn Lý Bình Định có hơn 2.000 hộ dân thì có tới gần 300 hộ với hơn 1.300 khẩu thuộc diện phải di dời, tránh sạt lở, triều cường xâm thực. Mỗi năm, nước biển lại lấy đi vài mét đất, hàng chục ngôi nhà. Nguyên nhân là ở đây chưa được xây dựng kè chắn sóng biển kiên cố, mà chỉ có vài bậc chắn sóng tạm bợ. Mỗi khi biển động, triều cường là sóng biển lại phủ kín nhà cửa, cuốn trôi tài sản của bà con. Một đoạn đường ở đất mũi Cà Mau đang bị sạt lở nặng. Ảnh: Huy Hải – TTXVN sạt lở tuyến giao thông ven biển ĐT.716 đoạn Chí Công, Tuy Phong,Bình Thuận. Nguyên nhân. - Do tự nhiên: do biến đổi khí hậu, nền đất yếu, sóng biển, gió, thủy triều, dòng chảy sông - biển, nhưng chủ yếu do rừng phòng hộ bảo vệ bờ biển bị chặt phá, không còn khả năng chống chọi, bảo vệ tuyến đê. - Do con người: Các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế. Do tự nhiên: Sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính đã làm mực nước đại dương tăng lên do nước bị dãn nở, do tan băng ở hai địa cực và tan băng hà núi cao. Sau đây là dự báo về mực nước biển dâng cao trong tương lai vào các thời điểm khác nhau ( so với mực biển 1985). Viện Hàn Lâm Khao học Hoa Kỳ ( NAS), năm 2085 dâng thêm 70 cm. Hoffman và nhiều người khác (1986), năm 2100: 57 – 368 cm. Sự dâng cao mực nước biển do thay đổi khí hậu trên thế giới, ở từng vùng ven biển đặc biệt là dải đất thấp ven biển, chúng sẽ bị ngập chìm. Bên cạnh đó, theo tính toán được chỉ cần mực nước biển dâng cao 0.6m sẽ gây ra tốc độ xói lở biển cát 0.5m/năm và cứ dâng cao 20cm sẽ xói lở mất phần bãi biển rộng 20-30 cm. Sóng biển là tác nhân quan trọng trong quá trình xâm thực của biển và đại dương, là một trong những yếu tố hình thành các dạng địa hình của biển. Tốc độ phá hủy của sóng phụ thuộc vào: cường độ của sóng, độ dốc của bờ biển và của đáy biển, các đặc điểm về thế nằm, độ cứng, kiến trúc và cấu tạo của đất đá ở bờ biển.Sóng biển phá hủy bờ biển là nhờ cường độ của sóng khi xô vào bờ. - Cấu tạo của bờ biển. Bờ biển và đáy biển dốc là nguyên nhân làm cho quá trình xâm thực diễn ra nhanh hơn. Đáy biển dốc thường gây ra sóng vỡ kiểu quăng nước với động năng lớn, sức phá hủy của nó lớn. Nếu gặp các bờ biển dốc, khi sóng đập vào bờ gây nên hiện tượng hàm ếch (hang chân sóng). Hàm ếch ngày càng ăn sâu => phần đá trên hàm ếch sẽ sụp xuống. Quá trình tạo hàm ếch lại tiếp tục, bờ biển ngày càng lùi sâu vào đất liền và đáy biển thoải dần => đạt đến trắc diện cân bằng. Ở những bờ biển có cấu tạo bằng đất đá mềm thì hàm ếch điển hình không được hình thành mà chỉ xảy ra hiện tượng trượt đất. Thế nằm của đá: khi các lớp trầm tích dốc về phía lục địa thì tốc độ phá hủy là cực đại và khi nào đá dốc về phía biển thì tốc độ là cực tiểu, khi đá nằm ngang tốc độ là trung bình. Kiến trúc và cấu tạo của đá: đá có kiến trúc hạt thô hoặc không đồng đều thì bị phá hủy nhanh hơn đá có kiến trúc hạt nhỏ hoặc đồng đều hơn và các đá có nhiều nứt nẻ càng dễ bị phá hủy hơn. Sự phá hủy của các dòng hải lưu trên mặt: chủ yếu phá hủy ở bờ biển. Quá trình phá hủy này rất yếu và phụ thuộc vào tốc độ dòng hải lưu và tốc độ tự quay của trái đất. Do hiện tượng lệch hướng ở bán cấu bắc và nam nên các dòng hải lưu chảy theo hướng kinh tuyển ở bán cầu bắc => bên phải bị xâm thực mạnh hơn bên bờ trái và ngược lại. Đối với các dòng hải lưu chảy theo hướng vĩ tuyển thì ở Bắc bán cầu bị phá hủy mạnh hơn bờ nam còn Nam bán cầu thì ngược lại. Do con người: Nguyên nhân chủ quan làm sạt lở bờ biển là do chính con người gây ra, hệ quả của một thời giao đất rừng phòng hộ cho người dân quản lý. Trong số này không ít người dân vì cuộc sống trước mắt đã đào bới đất rừng phòng hộ thành những khoảnh vuông nuôi tôm. Cây mắm được mệnh danh là loài cây tiên phong lấn biển, giữ đất đã bị chặt phá, tạo ra những khoảnh đất trống cho sóng biển tạt vào gây sạt lở vùng ven biển. Với độ che phủ kém, thành phần cơ giới đất nhẹ, vì thế sự bào mòn xảy ra mạnh mẽ trong đất, lôi cuốn các sản phẩm hình thành đất theo hai hướng: (i) Bào mòn theo chiều ngang và (ii) Bào mòn theo chiều dọc. Bào mòn theo chiều ngang, trên bề mặt rộng lớn của vùng cát thấy rõ sự kế tiếp nhau những nơi cao và những nơi thấp hoặc xen những lạch trũng, đường chia nước. Trong điều kiện như vậy có sự tái phân bố theo chiều ngang các hợp chất di động lấy từ đất, hoặc các vật chất mịn. Bào mòn theo chiều dọc, đất cát xốp nên độ thấm nước cao vì thế xảy ra sự ngấm xuống theo chiều sâu phẫu diện. - Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp triển khai thực hiện nhiều dự án công trình thủy lợi làm tăng thêm rất lớn lưu lượng nước trên sông, rạch và thuỷ triều lên, xuống chênh lệch khá cao; Các phương tiện giao thông thủy chạy với công suất lớn (cao tốc) tạo nên sóng lớn. - Việc nạo vét và khai thác cát không hợp lý góp phần làm xói lở các bờ biển. Quan trắc tại Thừa Thiên - Huế cho thấy mực nước biển tại đây đã dâng cao hơn 50 cm, khiến xói lở thêm trầm trọng. IV. Hậu quả Hậu quả mà sạt lở bờ biển đem lại không chỉ là về kinh tế mà còn gây ra cho con người. Tùy vào mức độ sạt lở để kéo theo hậu quả của nó. Mất diện tích bờ biển. Ví dụ như: Việc biển khoét sâu vào bờ đã ảnh hưởng đến 100 hộ dân sinh sống tại khu vực này đồng thời có nguy cơ mở của biển mới thông vào phá Tam Giang. Vì tại vị trí này chiều rộng của dải đất tính từ biển đến đầm phá chỉ còn lại vỏn vẹn khoảng 70m. Trên toàn tỉnh có hơn 8km đường bờ biển bị sạt lở. Riêng đường bờ sông đã sạt lở trên 70km chủ yếu dọc theo sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông Ô Lâu. Đặc biệt là đường bờ thuộc hệ thống sông Hương đã sạt lở nặng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và di tích văn hóa lịch sử như các lăng vua chúa, đền thờ, miếu mạo, chùa cổ... Hay ở Thừa Thiên Huế: Chịu ảnh hưởng của gió bão số 4, bờ biển tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bị sạt lở kéo dài hàng chục km, trong đó nghiêm trọng nhất là bờ bắc cửa biển Thuận An, nước biển đã “ăn” sâu vào rừng phòng hộ hơn 30m. Rừng phi lao phòng hộ chắn gió, chắn cát đã bị nước biển nuốt chửng 1/3 diện tích. Nhiều trường học ở huyện Phú Vang vẫn ngập nước, học sinh phải nghỉ học Chỉ trong vòng 24g, sóng biển đã ăn sâu vào đất liền 30m, bờ biển bị sạt lở kéo dài hơn 500m. Cánh rừng phòng hộ 20 tuổi có nguy cơ bị xóa sổ, hơn 100 hộ dân sống gần biển đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tại bờ biển thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, sóng biển chỉ trong vòng 10 ngày đã lấn sâu vào đất liền hơn 25m, chiều dài gần 200m, hàng trăm cây phi lao lớn hơn 30 năm tuổi bị sóng đánh bật gốc. Nhiều diện tích rừng phòng hộ ở đây cũng có nguy cơ biến mất. Trạm đèn biển Thuận An có nguy cơ phải di dời đi nơi khác do nước biển đã tiến gần sát vách. Tại thôn An Dương, xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, nước biển cũng đã làm sạt lở hơn 50m bờ biển, tiến sát vách nhà dân, 17 hộ phải di dời khẩn cấp Ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp, mất diện tích canh tác. Ví dụ như: Vì mưa lớn nên dù đã thu hoạch lúa xong cơ bản khoảng 90% nhưng người dân không thể phơi lúa được. 1.200 tấn lúa bị lên mộng hư hỏng, ước tính số lúa thiệt hại khoảng 30% tổng số lúa thu hoạch. Tại huyện Phú Lộc có 610 ha sắn bị ngập và đổ ngã, ước thiệt hại 30% ; 85 ha rau màu các loại bị ngập và 80 ha cá nước ngọt bị ngập, thiệt hại khoảng 80 tấn. Mưa lớn kèm gió mạnh cũng ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Khoảng hơn 1.200 tấn lúa bị mọc mầm, hư hại vì không thể phơi sấy. Riêng huyện Phú Lộc có 610 ha sắn bị ngập, đổ ngã, 85 ha rau màu các loại của bị ngập, 80 ha cá nước ngọt bị ngập gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Xâm thực mặn cũng là nguyên nhân chính gây ra mất đất canh tác. Những năm qua, mưa bão liên tục xảy ra, đã khiến tình trạng sạt lở bờ biển ở tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày càng trầm trọng, phá hủy nhiều nhà cửa, làm mất đất canh tác, đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân... Chỉ tính từ năm 2009 đến nay, Thừa Thiên - Huế đã đầu tư trên 40 tỉ đồng để tổ chức tái định cư cho gần 900 hộ ở vùng sạt lở. Tuy nhiên, vẫn còn gần 1.000 hộ ở vùng sạt lở chưa được di dời, tái định cư để ổn định cuộc sống. Các thôn An Lộc, Tân Thành, Hải Thành, Thương Gián thuộc xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã bị biển xâm thực mạnh. Ở đây có hơn 280 hộ dân sinh sống và mới chỉ có 58 hộ được di dời đến nơi ở mới. Ông Dương Tào, thôn 3, xã Quảng Công cho biết: "Hàng năm, đến mùa mưa bão, biển xâm thực sâu vào đất liền từ 4 m đến 5 m. Gia đình cũng muốn di chuyển đến nơi khác cho an toàn nhưng không có đủ tiền, mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí."  Ảnh hưởng đến con người đây là thiệt hại lớn nhất. Ví dụ như: Sau cơn bão số 4, tỉnh TT-Huế đã có 2 người chết vì chèo ghe mưu sinh trên sông trong trời mưa to gió lớn. Có 3 người bị thương do giằng chống nhà phòng chống bão và bị ngã; hiện điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Vào tháng 11/1999, tại tỉnh TT-Huế xảy ra một trận lụt lịch sử thuộc dạng lớn nhất nước với 375 người chết, mất tích, tổng thiệt hại hơn 1.800 tỷ đồng, bằng tổng thu nhập bình quân của tỉnh trong 7 năm liền với dân số 1 triệu người. Lượng mưa lớn liên tục trong hơn 7 ngày đêm, có ngày cao nhất lên đến 2.300mm - cao nhất trong chuỗi số liệu mưa tại Việt Nam hơn 100 năm qua. Nước lũ đã cuốn trôi làng Hòa Duân tại thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) và mở 1 cửa biển mới ở đó. Mất rừng phòng hộ: Chịu ảnh hưởng của gió bão số 4, bờ biển tỉnh Thừa Thiên - Huế rừng phi lao phòng hộ chắn gió, chắn cát đã bị nước biển nuốt chửng 1/3 diện tích. Tại các thôn Hải Tiến, Hải Bình (thị trấn Thuận An), nước biển tràn sâu vào đất liền có nơi từ 20 đến 25 m, chiều dài hàng trăm mét. Nhiều diện tích đất trồng trọt bị sóng biển “nuốt” trọn chỉ trong một đêm. Nhiều cây dương hơn 20 năm tuổi bị sóng đánh bật trơ gốc tạo thành những hố sâu hoắm. Giải pháp Có rất nhiều biện pháp nhưng chủ là những biện pháp sau: Kè biển: Công nghệ mới kè biển ở vùng nước sâu đang được áp dụng tại nhiều địa phương. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Cà Mau triển khai dự án xây dựng công trình kè ngầm chắn sóng tạo bãi tại đê biển Tây, bên trong đê bơm đất để trồng rừng, chủ yếu là trồng cây mắm. Bước đầu, tỉnh thi công thí điểm 300m đê trong số 6,4 km đang bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau còn giải tỏa các hộ dân cất nhà trái phép trên rừng phòng hộ và hành lang bảo vệ đê biển, cắm mốc chỉ giới cho dân biết nhằm giảm áp lực chặt phá cây rừng và bảo vệ toàn cho cư dân trong mùa mưa bão. Bên cạnh việc kiến nghị Trung ương đầu tư vốn để xây dựng các công trình bờ kè, đê bao chống sạt lở, tỉnh Cà Mau sẽ kết hợp Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhanh các công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước nhằm sớm tìm ra những giải pháp tối ưu để bảo vệ và chống sạt lở đất ven sông, ven biển. Các địa phương khác cũng có kế hoạch của riêng mình nhằm phòng chống sạt lở như tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Hậu Giang đã hoàn chỉnh các danh mục đầu tư cho các dự án phòng, chống sạt lở trên địa bàn... Người dân Cà Mau đã tìm ra một phương pháp lấn biển nhân tạo mới mẻ. Đó là kè ly tâm chắn sóng tạo rừng. Quá trình chống chọi với nạn sạt lở đê biển đã giúp cho Cà Mau tìm được một phương pháp hữu hiệu chống lại nạn sạt lở một cách bền vững. Đó là “kè ly tâm chắn sóng tạo bãi gây rừng”. Phương pháp mới đã được thí nghiệm vào năm 2010, với 300 m cừ ly tâm chắn sóng gây rừng, triển khai ngay tại đoạn đê nguy cấp nhất, thuộc địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Sau một năm chắn sóng, đoạn cừ ly tâm này đã tạo ra một bãi đất phù sa trù phú, những cây mắm lấn biển đầu tiên đã xuất hiện. Khu vực điểm nóng sạt lở mũi Cà Mau đã được bảo vệ bằng kè ly tâm chắn sóng tạo bãi. Ảnh: TRẦN VŨ Trồng rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển. Tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với môi trường sinh thái đã được các nhà khoa học  khẳng định từ lâu. Đặc biệt trong tương lai, rừng ngập mặn còn là cứu cánh của con người trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu, khi mực nước biển dâng cao. So với các tỉnh miền Tây Nam bộ, diện tích rừng ngập mặn của Quảng Ngãi không nhiều nhưng nó có một vai trò quan trọng đối việc bảo vệ môi trường ven biển. Mặc dù vậy, nhưng lâu nay rừng ngập mặn lại ít được quan tâm khôi phục, bảo vệ và phát triển. Theo quy luật tự nhiên, thực vật ngập mặn phát triển ở nơi giao nhau giữa sông và biển, nơi thường xuyên có sự biến đổi mực nước, độ mặn cũng như môi trường theo thay đổi của thủy triều. Do đó, động thực vật ở đây đa dạng, phong phú, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn, lại thích nghi với môi trường nước lợ. Nhiều loài cá đều trải qua một phần thời gian sinh trưởng  trong vòng đời của mình ở rừng ngập mặn. Những loài giáp xác như tôm, cua sinh ra ở biển khơi, ấu trùng của chúng được dòng chảy trong đại dương đưa chúng vào rừng ngập mặn, nơi đây chúng sinh trưởng đến lúc sinh sản chúng lại di cư trở lại ở vùng nước sâu để đẻ. Nhiều loài chim đến rừng ngập mặn theo mùa để kiếm ăn hoặc trú ẩn và có thể hình thành các đàn lớn. Mất đi rừng ngập mặn cũng đồng nghĩa với việc mất đi nguồn sống của bà con ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ. Bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường.  Rừng ngập mặn có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường. Khi mực nước biển dâng cao, chúng ta phải đối diện với nguy cơ mất đất ở, đất sản xuất, đồng thời nước ngầm cũng sẽ bị nhiễm mặn. Trong khi đó, rừng ngập mặn lại có khả năng giữ và cố định vật chất lơ lửng, phù sa, từ đó sẽ tạo nên một vùng đất mới. Nhờ có hệ rễ dày đặc trên mặt đất, cây rừng ngập mặn còn góp phần vào việc giảm tốc độ dòng chảy của thuỷ triều, giảm sự xói lở do sóng biển gây ra. Hạt nảy mầm khi còn ở trên cây, mầm rơi xuống nước và trôi đến chỗ cạn, nếu gặp điều kiện thuận lợi cho hệ rễ phát triển thì nơi đó bắt đầu cho sự hình thành một hòn đảo mới. Nhờ cây con, quả, hạt  có khả năng sống dài ngày trong nước cho nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền. Nước biển dâng đến đâu thì cây mọc đến đó. Có thể thấy những lợi ích, hiệu quả mà rừng ngập mặn mang lại. Rừng ngập mặn có thể được xem như “vị cứu tinh” của con người khi mực nước biển dâng cao. Song những diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, nhiệt độ trái đất đang ấm dần lên, mực nước biển dâng lên ngày càng cao,...vấn đề đặt ra là hiện nay là làm thế nào để bảo vệ, khôi phục và trồng lại những khu rừng ngập mặn đã bị tàn phá, tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng mới vẫn đang là bài toán khó. Vì lợi ích kinh tế, vì kế sinh nhai, rừng vẫn có thể bị chặt phá nếu không được trông coi, giám sát chặt chẽ. Theo ông Nguyễn Quốc Tân- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Tuy vai trò của rừng ngập mặn đã được khẳng định từ lâu nhưng thực tế, chúng ta vẫn chưa quan tâm nhiều đến rừng ngập mặn. Trước kia có bao nhiêu, mất bao nhiêu thì cũng chưa có thống kê cụ thể. Còn hay mất gì thì cũng không ai quan tâm. Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương sẽ chịu hậu quản nặng nề do sự biến đối khí hậu. Và  rừng ngập mặn  đóng vai trò lớn giúp chúng ta chống chọi với vấn nạn này. Từ trước đến nay, chúng chỉ đề cập đến rừng ngập mặn  về tính ta dạng sinh học chứ ít nói đến vấn đề này. Đặc tính của rừng ngập mặn là hướng ra biển, do đó, chúng sẽ là một bức tường thành vững chắc bảo vệ con người. Đề án “Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển, giai đoạn 2008-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu thiết lập hệ thống rừng ngập mặn để phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường một cách ổn định. Trong giai đoạn đầu, sẽ trồng và nâng cao chất lượng rừng với diện tích trên 32.800 ha, trồng thêm hơn 97.500 ha, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn cả nước lên trên 307.200 ha vào năm 2015. Tại Hội nghị quốc gia “Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn Việt Nam nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu” tổ chức tại TP Hồ Chí Mịnh vào tháng 11/2008, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu: “Với bờ biển dài và những đồng bằng dài có nhiều sông ngòi, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu”. Hơn 1/3 dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng cao. Hàng trăm loài động thực vật sẽ bị đe doạ tuyệt chủng bởi sự suy giảm các dải san hô ngầm hay sự thu hẹp các khu rừng ngập mặn. Mới đây (ngày 30/11/2010), trong cuộc họp liên quan đến dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2015, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Nhi đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng các huyện ven biển và huyện đảo L‎‎ý Sơn khẩn trương rà soát diện tích có khả năng phục hồi và phát triển rừng ngập mặn hiện có để lập dự án triển khai thực hiện, với diện tích ít nhất từ 500-600 ha. Việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở Quảng Ngãi là vấn đề hết sức cấp thiết và bảo vệ môi trường ven biển bền vững. Tuy nhiên, việc khôi phục và trồng lại những khu rừng ngập mặn là vô cùng khó khăn, tốn kém. Nhưng với quyết tâm cao, những khó khăn trở ngại từ nhận thức của người dân đến công tác chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền, vận động trồng và bảo vệ rừng sẽ được tháo gỡ và dự án sẽ phát huy tác dụng nhiều mặt,  đặc biệt là phòng ngừa thảm họa thiên tai. Ngoài ra, còn rất nhiều dự án được áp dung để chống sạt lở ven biển. Dự án trồng rừng ngập mặn chống xói lở do Tổ chức Phát triển quốc tế Đức (GIZ) thực hiện, với sự tài trợ của Chính phủ Đức và Australia, trên chiều dài 1km bờ biển ở Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang được xem là Kỹ thuật mới tạo đột phá phòng hộ đê biển. Đó là làm hàng rào chắn sóng, hàng rào giữ bùn để giảm bớt hoạt động của sóng, giữ lại lớp bùn bồi lắng trong mùa mưa và ngăn không cho bùn bị cuốn trôi ra biển bằng việc trồng 7 loại cây ngập mặn khác nhau thay vì chỉ cây mắm và đước dùng trong trồng rừng trước đây, làm phong phú thêm đa dạng sinh học ở vùng bờ biển này. Những thành công từ mô hình này chính là cơ sở để Chính phủ Australia và Đức quyết định mở rộng thành Chương trình biến đổi khí hậu triển khai trong thời gian từ 2011-2016 tại 5 tỉnh ĐBSCL, với tổng kinh phí tài trợ lên tới 63 triệu USD Nâng cao ý thức của người dân gần biển. Tuyên truyền nhân thức cho họ hiểu được hậu quả nặng nề mà sạp lở đát mang lại cho cả kinh tế và xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_0986.doc
Luận văn liên quan