Tiểu luận Một số vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc công ty rượu, nước giải khát Thăng Long, có truyền thống lâu đời trong nghành dệt nước ta. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay công ty đã từng bước lớn mạnh về mọi mặt. Chính nền kinh tế thị trường đã tạo hướng đi mới cho Công ty đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị kinh tế góp phần khẳng định vị trí của mình. Để đạt được kết quả như vậy một phần là nhờ công ty đã làm tốt công tác quản lý sản xuất nói chung, quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành nói riêng.

pdf53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục sau: - Chi phí NVL trực tiếp: là toàn bộ NVL chính, phụ, Nhiên liệu… trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương như tiền ăn ca làm đêm, làm thêm giờ, BHXH, BHYT, KPCĐ… của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi p- hân xưởng sản xuất (trừ hai khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu ở trên) như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất… Việc phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. 3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia ra làm 2 loại: - Chi phí cố định: là chi phí không biến đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. - Chi phí biến đổi: là những chi phí có sự thay đổi về tổng số, về tỷ lệ với khối lượng của sản phẩm sản xuất trong kỳ. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng với công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý một cách chính xác. 4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí. - Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm. Những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm. Những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp kế toán tập hợp chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn hợp lý. Phần II Thực trạng công tác tập hợp chi phívà tính giá thành sản phẩm I.Tổng quan về công ty nhựa bách hoá tổng hợp 1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Do có sự thay đổi nên đến tháng 7 năm 97 tổng công ty công ty nhựa bách hoá giải thể ,xí nghiệp nhựa công ty nhựa bách hoá sát nhập vào công ty rượu ,nước giải khát Thăng long thuộc sở thương mai Hà Nội nhưng vẫn hoạt động độc lập Tên gọi: Công ty nhựa bách hoá Trụ sở chính:181 lạc long quân –cầu giấy –hà nội. *Nhiệm vụ chính của công ty nhựa bách hoá Dùng nguyên vật liệu nhập ở ngoài về và theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất các mặt hàng như áo ni lon, ví, túi và các mặt hàng phục vụ cho nhu caauf quốc phòng như tăng , túi tự sĩ, bóng tám không. Chính vì vậy mà các điều kiện sản xuất, các thông số kỹ thuật… Công ty phải tự tìm tòi kinh nghiệm trao đổi sản phẩm cùng loại với các doanh nghiệp trong ngành. Trong điều kiện như vậy công ty vừa sản xuất, vừa từng bước hoàn thiện các quy trình công nghệ, sắp xếp lao động hợp lý, đưa năng suất lao động không ngừng tăng lên. Công ty nhựa bách hoá là một doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc tổng công ty nhựa (bộ nội thương cũ). Doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân công ty được thành lập tháng 12 /1969, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá ngành nhựa. Qua 33 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật, trình độ sản xuất, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm ba giai đoạn: 1.1. Giai đoạn hình thành công ty từ 1969 – 1973. Công ty ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nên quy trình công nghệ lúc này còn thủ công và cũ kỹ lạc hậu. Nguồn nguyên liệu cung cấp lại không ổn định, làm cho nhà máy hoạt động không hiệu quả. Trong giai đoạn từ năm 1970 – 1973 xí nghiệp tiếp nhận dây chuyền xây dưng bể bơi cho nhu cầu cuộc sống của nhân dân và còn xuất khẩu ra nước ngoài với sản phẩm chủ yếu là túi xách tay mang lại xu thế hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định cho công ty. 1.2. Giai đoạn hoạt động trong cơ chế bao cấp từ 1974 – 1988. Từ quy mô ban đầu rất nhỏ, vốn ít giá trị tổng sản lượng là158.570 đồng (giá năm 1970) với tổng 174 công nhân viên, trong đó có 114 công nhân sản xuất. Trong quá trình sản xuất nhà máy không ngừng đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường máy móc thiết bị lao động, vật tư, tiền vốn. Đến năm 1988 tổng mức vốn kinh doanh đã lên tới 5 tỷ đồng, giá trị sản lượng đạt 10 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1970), nâng tổng số toàn bộ công nhân viên lên 1.079 người, trong đó có 986 công nhân sản xuất. Trong quá trình sản xuất xí nghiệp đã cải tiến dây chuyền sản xuất và từng bước nâng cao tình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên, đáp ứng trong nước đảm bảo cho nhà máy phát triển sản xuất kinh doanh có lãi. Trong giai đoạn này nhà máy thực hiện kinh doanh theo cơ chế bao cấp, đầu vào đầu ra đều do nhà nước đảm nhận, doanh nghiệp chỉ lo sản xuất để hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, do đó tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm làm ra luôn được khách hàng ưa chuộng và tiêu thụ từ Bắc vào Nam. Các sản phẩm chủ yếu đạt mức tiêu thụ cao nhất như: túi năm 1988 tiêu thụ 3,608 triệu chiếc, ví 1,2 triệu chiếc, vải tăng 1,4 triệu m2. Dây chuyền sản xuất làm việc theo chế độ 3 ca. 1.3. Giai đoạn chuyển đổi cơ chế thị trường từ 1989 đến nay. Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển từ cơ chế tạp trung sang cơ chế thị trường với chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường trong nước xuất hiện những sản phẩm tương tự của nhà máy. Vì thế sản phẩm tiêu thụ của nhà máy bị thu hẹp đáng kể. Đứng trước tình hình đố công ty đã phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Công ty đã từ bức tìm phương hướng , giải pháp hợp lý như nâng cao kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm, tìm bạn hàng mới để ký hợp đông, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra công ty còn đầu tư hai dây chuyền may áo đi mưa và tăng với công suất thiết kế là 500.000 sản phẩm/năm. Ngày 28/8/1994 xí nghiệp đổi tên thành Công Ty công ty nhựa bách hoá theo giấy phép thành lập số 100151 ngày 23/8/1994 của uỷ ban kế hoạch nhà nước với chức năng hoạt động đa dạng hơn phù hợp với yêu cầu cụ thể của công ty và xu thế quản lý tất yếu hiện nay. Năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư một dây chuyền may, thiết bị nhập toàn bộ của Nhật Bản với 150 máy may công nghiệp đã đi vào hoạt động năm 1998. Trong việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và chuyên môn hoá sản xuất công ty chủ động tìm các đối tác liên doanh, liên kết để sản xuất và tìm kiếm thị trường ( từ 1993) . Bước đầuđã tiêu thụ được 160 chiếc túi tử xĩ,bóng thám không trong đó xuất khẩu đực 600 chiếc ( số liệu 9 tháng đầu năm 2000) và dự tính trong những năm tới đây sẽ là mặt hàng chủ lực của công ty. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có xu hướng đi lên. Công ty đã duy trì tốc độ phát triển, tạo đủ công ăn việc làm cho đa số công nhân viên, phát huy năng lực, máy móc thiết bị, đầu tư đúng hướng tạo uy tín về chất lượng sản phẩm truyền thống trên thị trường, đảm bảo nâng cao không ngừng đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. 2. Nhiệm vụ và phương hướng phát triển Hiện nay công ty nhựa bách hoá chuyên sản xuất các loại túi và áo mưa theo yêu cầu của khách hàng, những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong cả nước. - Vải chủ yếu nhập từ nhà máy Rạng Đông ngoài ra theo yêu cầu của khách hàng Vải bạt các loại: Với các kích cỡ, khổ vải, dày mỏng khác nhau được các khách hàng lựa chọn đặt trước. - Hàng may: Chủ yếu may gia công cho nước ngoài như thị trường EU, ngoài ra công ty còn may xuất khẩu, bán trong nước và được phép kinh doanh một số loại vật tư cho ngành nhựa như nhập nhựa từ nước ngoài và bán cho các nhà máy - 3. Qui trình sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của công ty. Quy trình sản xuất của công ty là quy trình sản xuất phức tạp, kiểu xen kẽ liên tục, sản xuất với số lượng lớn. Qua tìm hiểu ta có được sơ đồ các quy trình sản xuất như sau: a. Dây chuyền sản xuất. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường cũng như nhiều công ty khác, công ty nhựa bách hoá được quyền chủ động quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong nội bộ để phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay công ty đang tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu tổ chức này, toàn bộ hoạt động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Giám đốc công ty. Với 962 cán bộ CNV, Công ty thường xuyên kiêm toàn bộ máy tổ chức quản lý, cho đến thời điểm này bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Máy gián cao tần Nhà máy may Nhà máy cắt Nhập kho đóng gói Kiểm tra(kcs) Hoàn thiện sản phẩm In măn két Giám Đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức Phòng Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý : - Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và là người chỉ huy cao nhất, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty theo luật nhà nước ban hành. - Phó giám đốc công ty: Là người giúp đỡ Giám đốc các mặt hoạt động được phân công và uỷ quyền trong việc ra quyết định. - + Phó Giám đốc phụ trách phòng kế toán và thông qua kế toán để nắm được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty . - Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán trong công ty và các phòng ban khác.  Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: - Phòng tổ chức + Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về quản lý hành chính, quản trị (Tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương). + Nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty đào tạo, sắp xếp cán bộ công nhân viên, xây dựng quỹ tiền lương, định mức lao động, tổng hợp ban hành các quy chế quản lý sử dụng lao động, giải quyết chế độ lao động theo quy chế nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ lẽ tân, nghiệp vụ quản trị. + Thư ký Giám đốc: Thực hiện các nghiệp vụ văn thư. - Phòng Marketing: + Chức Năng: Xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty, quản lý các hoạt động của công ty. + Nhiệm vụ: Tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới, xây dựng quản lý các quy trình quy phạm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, định mức kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, tổ chức quản lý đánh giá các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công ty, tổ chức kiểm tra, xác định trình độ tay nghề công nhân, quản lý hồ sơ kỹ thuật công ty. - Phòng sản xuất kinh doanh: + Chức năng: Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư. + Nhiệm vụ: Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu, chỉ đạo sản xuất, điều hoà hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ cung ứng vật tư và quản lý kho, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra giám sát, xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và nhập kho đối với các phân xưởng, tổ chức sử dụng phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất. - Phòng tài chính kế toán: + Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của ty, giám sát tổ chức kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc công ty. + Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, theo dõi giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính,theo dõi đôn đốc thu hồi các khoản nợ, quản lý nghiệp vụ hạch toán kế toán trong công ty, chủ trì công tác kiểm kê trong công ty theo định kỳ quy định, xây dựng quản lý và giám sát giá thành, giá bán sản phẩm. Ngoài ra trực thuộc công ty có 3 phân xưởng có quy trình công nghệ sản xuất riêng biệt. Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban chức năng, ở các phân xưởng còn có các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng mình, bố trí từng đội sản xuất cho phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của từng công nhân viên trong phân xưởng, thường xuyên giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân. a. Tổ chức quản lý sản xuất ở công ty. Hiện nay, Công ty nhựa bách hoá Hà Nội có 3 phân xưởng : Phân xưởng sản xuất túi,ví ,phân xưởng may áo mưa,tăng, phân xưởng sản xuất bống thám khâu. Tuy có 3 phân xưởng nhưng sản xuất các mặt hàng hàng tương tự giống nhau nên - * Phó Giám đốc công ty kiêm Giám đốc phân xưởngphụ trách chung. Định kỳ đầu tuần các Giám đốc xí nghiệp họp giao ban cùng lãnh đạo công ty và các bộ phận phòng ban của công ty, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh. Thông qua mọi hoạt động của phân xưởng, Giám đốc công ty cùng các phòng chức năng chỉ đạo sản xuất xuống từng phân xưởng. II. đặc điểm công tác kế toán tại cty nhựa bách hoá hà nội 1.Tổ chức bộ máy kế toán. Công ty nhựa bách hoá Hà Nội là một đơn vị hoạt động chủ yếu là sản xuất ra các loại vải dân dụng, may gia công cho xuất khẩu và nội địa. Hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự trang trải tính toán mọi khoản chi phí để đạt lợi nhuận cao nhất. Về nghiệp vụ phòng kế toán tài chính chịu sự lãnh đạo của Giám đốc công ty, địa bàn hoạt động của công ty rất rộng nhưng không phân tán, vì vậy việc thu thập phân tích chứng từ kế toán và quyết toán qua phòng tài chính kế toán cũng phải chọn phương pháp phù hợp, đảm bảo tính tập trung kịp thời. Bộ phận kế toán của công ty hiện nay bao gồm 9 người, đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, sau đó là phó phòng, các nhân viên kế toán và thủ quỹ được thể hiện bằng sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, để đảm bảo yêu cầu cho quản lý cũng như phù hợp với trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng tài chính kế toán. ở các phân xưởng, xí nghiệp trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng biệt mà chỉ bố chí trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra, công tác hạch toán một cách giản đơn để chuyển về phòng tài chính kế toán. Số lượng nhân viên bố trí ở mỗi phân xưởng, xí nghiệp tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất và khối lượng công việc giao cho nhân viên kinh tế đảm nhiệm. Bộ máy kế toán của công ty được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc với nhiệm vụ:  Tổ chức công tác kế toán  Hướng dẫn việc ghi chép ban đầu phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoạt động trong công ty - Tham mưu cho Giám đốc công ty những vấn đề có liên quan đến tài chính nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán ( kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán vật tư Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán CPSX và tính giá thành Kế toán thành phẩm, tiêu thụ Kế toán thanh toán Nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên 2. Hình thức ghi sổ kế toán tại cty. Để thực hiện tốt công tác kế toán cũng như tổ chức bộ máy kế toán căn cứ vào sự phân cấp quản lý kinh tế tài chính của công ty. Đồng thời để áp dụng với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty, phòng kế toán tài vụ đã áp dụng hình thức kế toán "Nhật ký chứng từ". Chứng từ và sổ sách kế toán. 2.1.Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty. Mọi số liệu ghi chép vào sổ sách kế toán đều phải có cơ sở đảm bảo tính pháp lý được pháp luật thừa nhận tức là những số liệu đố phải được chứng minh một cách hợp lý, hợp pháp theo quy định nhà nước về công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Theo điều lệ tổ chức kế toán do nhà nước ban hành thì mọi nghiệp vụ tài chính kế toán phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, kế toán đều phải lập chứng từ theo đúng quy định trong chế độ chứng từ kế toán. Đồng thời ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng với nghiệp vụ kế toán phát sinh. Như vậy chứng từ kế toán là những chứng minh về nghiệp vụ kế toán tài chính đã phát sinh ( hay đã hoàn thành). Theo quy định thì hệ thống chứng từ kế toán bao gồm 2 loại: - Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc. - Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau: - Tên gọi chứng từ. - Ngày tháng năm cấp. - Số hiệu chứng từ. - Tên goi, địa chỉ của đơn vị hay cá nhân lập chứng từ. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Các chỉ tiêu về lượng giá trị. - Chữ ký của người lập và người có liên quan. Tại công ty nhựa bách hoá Hà Nội hệ thống chứng từ kế toán bao gồm:  Lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ BHXH, bảng thanh toán BHXH, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản điều tra tai nạn lao động.  Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư theo định mức, thẻ kho, biên bản kiểm tra vật tư, sản phẩm, hàng hoá.  Bán hàng: Hoá đơn GTGT – Mẫu số 02 GTGT – 3LL, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hợp đồng cho thuê nhà.  Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ.  Tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. Hiện nay công ty công ty nhựa bách hoá Hà Nội đang áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các TK kế toán sử dụng trong công ty được áp dụng theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC kể từ ngày 01/01/1999. sơ đồTrình tự ghi sổ kế toántheo hình thức nhật ký chứngtừ. Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Hàng tháng (Quý). : Kiểm tra đối chiếu. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng phân bổ Sổ chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi Báo cáo tài chính Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, các kế toán chi tiết ghi vào bảng phân bổ. Cuối tháng lấy số liệu từ bảng phân bổ để ghi vào bảng kê và nhật ký chứng từ. Căn cứ vào các chứng từ gốc, các chứng từ phản ánh các hoạt động kinh tế cần quản lý chi tiết cụ thẻ kế toán ghi vào sổ (thẻ) chi tiết có liên quan., chứng từ có liên quan đến thu chi tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm các chứng từ thu chi cho kế toán, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu từ sổ quỹ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ. Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở các nhật ký chứng từ kế toán tổng hợp vào sổ cái các tài khoản, đồng thời căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó kiểm tra số liệu ở các bảng tổng hợp chi tiết, với số liệu ở sổ cái tài khoản tương ứng giữa bảng kê với nhật ký. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu thấy số liệu giữa các sổ hợp lệ với nhau, kế toán căn cứ vào số liệu ở bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.  Tài khoản loại 1: Tài sản lưu động: + TK 111: Tiền Mặt. 1111: Tiền Việt Nam. 1112: Ngoại tệ. + TK 112: Tiền gửi ngân hàng. 1121: Tiền Việt Nam. 1122: Ngoại tệ. +TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. + TK 131: Phải thu của khách hàng. 1311: Phải thu của khách hàng. 1312: Khách hàng ứng trước triền hàng. + TK 138: Phải thu khác. 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý. 1388: Phải thu khác. + TK 141: Tạm ứng. + TK 142: Chi phí trả trước. 1421: Chi phí trả trước. 1422: Chi phí chờ kết chuyển. + TK 144: Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. + TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. 1521: Nguyên vật liệu chính. 1522: Vật liệu phụ. 1523: Nhiên liệu. 1524: Phụ tùng thay thế. 1527: Phế liệu thu hồi. + TK 153: Công cụ dụng cụ. 1531: công cụ dụng cụ. 1532: Bao bì luân chuyển. + TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp bạt. 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp mành. 1543: Chi phí sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp may. + TK 155: Thành phẩm. + TK 156: Hàng hoá. 1561: Giá mua hàng hoá. 1562: Chi phí thu mua hàng hoá. + TK 161: Chi sự nghiệp. 1612: Chi sự nghiệp năm trước. 1612: Chi sự nghiệp năm nay.  Tài khoản loại 2: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. + TK 211: TSCĐ hữu hình ( 2112, 2113, 2114, 2115, 2118). + TK 213: TSCĐ vô hình. 2138: TSCĐ vô hình khác. + TK 214: Hao mòn TSCĐ ( 2141,2143). + TK 241: XDCB dở dang (2412, 2413).  Tài khoản loại 3: Nợ phải trả. + TK 311: Vay ngắn hạn. + TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả. + TK 331: Phải trả người bán. + TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước. (33311, 33312, 3333, 3334, 3337, 3338). + TK 334: Phải trả công nhân viên. 3341: Tiền lương. 3342: ốm đau, thai sản. + TK 335: Chi phí phải trả. + TK 338: Phải trả phải nộp khác (3381, 3382, 3383, 3384, 3388). + TK 341: Vay dài hạn. + TK 342: Nợ dài hạn.  Tài khoản loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu. + TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. + TK 413: Chênh lệch tỷ giá. + TK 414: Quỹ đầu tư phát triển. + TK 421: Lãi chưa phân phối (4211, 4212). + TK 441: Nguồn vốn XDCB. + TK 461: Nguồn vốn kinh phí sự nghiệp (4611, 4612).  Tài khoản loại 5: Doanh thu. + TK 511: Doanh thu bán hàng (5111, 5112, 5113). + TK 531: Hàng bán bị trả lại. + TK 532: Giảm giá hàng bán.  Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh. + TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. + TK 627: Chi ohí sản xuất chung (6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278). + TK 632: Giá vốn hàng bán. + TK 641: Chi phí bán hàng (6411, 6412, 6413, 6414, 6417, 6418). TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421, 6422, 6424…).  Tài khoản loại 7: Thu nhập hoạt động khác. + TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính. + TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường.  Tài khoản loại 8: Chi phí hoạt động khác. + TK 811: Chi phí hoạt động tài chính. + TK 821: Chi phí hoạt động bất thường.  Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh. + TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.  Tài khoản 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản. III. kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhựa bách hoá tổng hợp. 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu trực tiếp là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Tại Công ty nhựa Bách Hóa tổng hợp chi phí nguyên vật liệu bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: Thường chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất. Ví dụ để sản xuất các mặt hàng như túi, ví, cặp… thì phải có vải da, nilon… nguyên vật liệu chính được theo dõi trên TK 152-1. - Nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng trong một số công đoạn như: nhúng keo, gián…. chi phí sản xuất phụ được theo dõi trên TK 152-2. Còn nhiên liệu theo dõi trên TK 152-3. - Do đặc điểm tổ chức sản xuất chính của Công ty là gồm 2 khâu chính đó là khâu cắt, khâu may gián. Còn các đồ nhựa để dùng làm Nguyên vật liệu xây bể bơi cho học sinh được mua ngoài về và được theo dõi trên TK 156. Ngoài ra, tại công ty, một số loại công cụ dụng cụ lao động tham gia vào quá trình sản xuất cũng được coi là thuộc khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, được theo dõi trên tài khoản 153. Nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu vào sản xuất là căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hàng tháng các phân xưởng lập ra một phiếu yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu, ghi danh mục vật liệu cần lĩnh cụ thể về số lượng. Sau đó trình phiếu này cho Giám đốc ký duyệt. Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu đó xuất vật tư. kế toán cũng căn cứ vào đó để ghi sổ chi tiết vật tư theo số lượng, cuối quý căn cứ vào số lượng và giá trị vật tư tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ để tính ra giá trị vật tư xuất dùng. Công ty sử dụng phương pháp hệ số giá để tính giá trị thực tế NVL xuất trong kỳ. Ví dụ: Việc tính Z tt NVLC xuất kho quý IV năm 2001 diễn ra như sau: Tồn đầu kỳ: Theo giá hạch toán : 322.479.239 đ Theo giá thực tế: 376.698.030 đ Nhập trong kỳ: Theo giá hạch toán: 2.645.576.054 đ Theo giá thực tế : 2.518.608.421 đ Xuất trong kỳ: Theo giá hạch toán : 2.251.910.298 đ Hệ số giá = Gtt NVLC tồn đầu kỳ + Gtt NVLC nhập trong kỳ Ght NVLC tồn đầu kỳ + Ght NVLC nhập trong kỳ = 376.968.030 + 2.518.608.421 = 0,98 322.479.239 + 2.645.576.054 Gtt NVLC xuất trong kỳ = hệ số giá x Ght = 0,98 x 2.251.910.298 = 2.208.872.092 Đối với NVL phụ; nhiên liệu; CCDC; NVL là phụ tùng thì giá xuất thực tế cũng được tính tương tự dựa trên hệ thống giá hạch toán của Công ty, trong đó những phụ tùng do Công ty tự sản xuất giá hạch toán là giá thành sản xuất kế hoạch. * Trình tự hạch toán: Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán công ty sử dụng TK 621 - CPNVLtt. Tài khoản này được tập hợp chung cho tất cả các phân xưởng. - Khi xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, kế toán căn cứ vào số lượng thực xuất của từng loại NVL trên phiếu lĩnh vật tư, tính ra giá trị từng loại NVL xuất thực tế (thể hiện ở bảng 2) rồi tập hợp vào bảng phân bổ NVL và CCDC (bảng 3) theo định khoản sau: Nợ TK 621 : 7.719.585.374 Có TK 152.1 : 1.940.361.347 Có TK 152.2 : 342.864.116 Có TK 152.3 : 197.224 Có TK 153 : 82.410.103 Có TK 156 : 5.353.752.584 - Các khoản ghi giảm chi phí NVL trực tiếp: là phần giá trị NVLC và NVL phụ đã xuất kho cho sản xuất nhưng không dùng hết, khi đó sẽ nhập trở lại kho và giá thực tế sẽ là giá hạch toán, kế toán ghi: Nợ TK 152.1 : 78.666.750 Nợ TK 156 : 216.965.513 Có TK 621 : 295.632.263 Số liệu tổng hợp trên bảng phân bổ NVL và CCDC là cơ sở để kế toán vào Bảng cân đối (BCĐ) số phát sinh các tài khoản, sổ Cái TK 621. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CP NVL tt vào TK 154 (154.1) - CPSXKD dở dang để tính Zsp. Nợ TK 154.1 : 7.423.953.111 Có TK 621 : 7.423.953.111 Số liệu này được minh hoạ trên BCĐ số phát sinh các TK và sổ Cái TK 154 1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Tại Công ty, do đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh mà công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức căn cứ vào số ngày lao động thực tế của người lao động và đơn giá tiền lương theo qui định của Nhà nước. Lương thời gian = Số ngày công làm việc;thực tế x Đơn giá lương;một ngày công Ví dụ: Tính lương thời gian phải trả cho anh Tuấn PX Cắt: Lương thời gian = 20.423 x 26 = 530.998 Lương làm ngoài giờ = 20.423 x 2 = 40846 Phụ cấp thuộc quỹ lương = 136.000 đ. Tổng tiền lương = 530.998 + 40.846 + 136.000 = 707.844 Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành do bộ phận trực tiếp sản xuất và đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm. Lương sản phẩm = Số lượng SP hoàn thành x Đơn giá tiền lương 1 SP Ví dụ tính lương sản phẩm cho chị Bình - PX may: Lương sản phẩm = 17 x 20.000 = 340.000đ. Tiền công nghỉ việc = 17711 x 2 = 35422 đ Hưởng 100% lương Phụ cấp thuộc quỹ lương = 150.000 Tổng tiền lương = 340.000 + 35.422 + 150.000 = 525.422 đ Để tính lương sản phẩm và lương thời gian của công nhân sản xuất ở từng phân xưởng, hàng ngày nhân viên thống kê của từng phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất ra, thời gian làm việc của từng công nhân sản xuất và ghi vào Bảng chấm công để chuyển lên cho phòng kế toán lập bảng thanh toán lương. Đối với các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT), kế toán công ty thực hiện trích như sau: BHXH trích 25% trên lương cấp bậc, trong đó 19% hạch toán vào chi phí, 6% trừ vào lương của công nhân. KPCĐ trích 2% trên lương thực tế của công nhân và hạch toán vào chi phí. BHYT trích 3% trên lương cấp bậc, trong đó 2% hạch toán vào chi phí, 1% trừ vào lương của công nhân. Trình tự hạch toán: Để theo dõi chi phí nhân công sản xuất trực tiếp, kế toán sử dụng Tk 622 - CPNCTT. Tài khoản này tập hợp chung cho tất cả các phân xưởng. Căn cứ vào Bảng chấm công của từng phân xưởng, kế toán tiền lương và BHXH sẽ tính ra tiền lương thực tế của từng công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương. Từ đó lấy số liệu để vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo định khoản: Phản ánh số tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất: Nợ TK 622 : 6.576.302.653 Có TK 3342 : 6.576.302.653 Phản ánh số tiền ăn ca của công nhân sản xuất: Nợ TK 622 : 69.730.000 Có TK 334.1 : 69.730.000 Kế toán trích các khoản KPCĐ; BHXH; BHYT vào chi phí: Nợ TK 622: 49.388.819 Có TK 3382: 13.152.605 Có TK 3383: 31.973.130 Có TK 3384: 4.263.084 Số liệu tổng hợp trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH là căn cứ để vào BCĐ số phát sinh các tài khoản và sổ Cái TK 622 Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT vào TK 154 (154.1) - CPSXKD dở dang để tính Zsp: Nợ TK 154.1 : 776.749.084 Có TK 622 : 776.749.084 Số liệu này được minh hoạ trên BCĐ số phát sinh các tài khoản và sổ Cái TK 154 quý IV năm 2001. 1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: CPSXC những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng sản xuất của công ty. Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Do đặc điểm tổ chức sản xuất nền CPSXC của Công ty chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ CPSX. Trình tự hạch toán: Để tập hợp CPSXC, kế toán sử dụng TK 627-CPSXC. Tài khoản này cũng phản ánh số tổng hợp của tất cả các phân xưởng và được định khoản như sau: - Chi phí công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng: là các khoản chi phí về công cụ dụng cụ cho các phân xưởng. Các chi phí này có giá trị nhỏ vì vậy khi xuất dùng được phân bổ một lần toàn bộ giá trị vào sản phẩm và được thể hiện trên Bảng phân bổ NVL-CCDC, theo định khoản: Nợ TK 627 : 13.407.185 Có TK 153 : 13.407.185 - Chi phí tiền lwong nhân viên quản lý phân xưởng: là khoản tiền trả cho quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kinh tế PX. Khoản tiền lương này cũng áp dụng trả theo hình thức lương thời gian nhưng có gắn với mức độ hoàn thành sản phẩm, nếu nhiều hơn định mức thì khoản tiền này có thể cao hơn giá tiền lương định mức. Kế toán căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương của phân xưởng để tổng hợp và ghi vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, theo định khoản: Nợ TK 627" 85.639.372 Có TK 334.2 : 85.639.372 Các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) của nhân viên phân xưởng cũng được trích theo các tỷ lệ quy định: Nợ TK 627: 10.431.798 Có TK 338.2 : 1.712.787 Có TK 338.3 : 7.693.245 Có TK 338.4 : 1.025.766 Chi phí khấu hao TSCĐ: hàng quý, căn cứ vào nguyên giá từng loại TSCĐ và tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo quy định, kế toán tiến hành trích số khấu hoa cơ bản của những TSCĐ đang được sử dụng trực tiếp sản xuất tại các PX như nhà xưởng, máy móc, thiết bị… và có điều chỉnh khấu hao cho phù hợp với kế hoạch khấu hao TSCĐ đã đăng ký. Mức khấu hao được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng: Mức khấu hao TSCĐ quý = Error! Sau đó lấy số liệu để lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TCSĐ, tho định khoản: Nợ TK 627 : 454.816.303 Có TK 214 : 454.816.303 - Chi phí dịch vụ muao ngoài: là các khoản chi phí Công ty chi ra để trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất của các phân xưởng như điện nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ… Công ty thanh toán các dịch vụ này bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc nợ nhà cung cấp. - Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí phát sinh bằng tiền ngoài những khoản kể trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách, giao dịch… của các phân xưởng. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán phản ánh hai khoản chi phí này trên các Nhật ký chứng từ 1, 2, 5 bằng các định khoản: Nợ TK 627 : 182.941.375 Có TK 111 : 11.122.500 Có TK 112 : 121.063.628 Có TK 331 : 50.755.247 Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung: là những khoản như thu hồi tiền tạm ứng thừa cho nhân viên phân xưởng, tiền thừa nhà cung cấp trả lại… Nó được thể hiệnt rên các bảng kê số 1, 2 Nợ TK 111 : 62.401.287 Nợ TK 112 : 8.071.570 Có TK 627 : 70.472.857 Số liệu tổng hợp của CPSXC phát sinh trên các Bảng phân bổ (số 1, 2, 3), các bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan được kế toán ghi thẳng và BCĐ số phát sinh các tài khoản và sổ Cái TK 627 Cuối quý, kế toán kết chuyển toàn bộ CPSXC vào TK 154 (154.1) - CPSX kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154.1 : 676.763.176 Có TK 627 : 676.763.176 Số liệu này được minh hoạ trên BCĐ số phát sinh các tài khoản và sổ Cái TK 154 1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất: Tại Công ty Nhựa Bách Hóa tổng hợp, tuy áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ nhưng việc tập hợp CPSX không được thực hiện theo đúng trình tự trên các sổ sách quy định. Sau khi tính toán số liệu, lập các bảng phân bổ, bảng kê, cũng số liệu từ các Nhật ký chứng từ liên quan, kế toán không vào Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 mà ghi thẳng vào Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. Trên Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, kế toán tổng hợp tiến hành việc ghi tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có, số dư Nợ và số dư Có của các tài khoản, sau đó kiểm tra, đối chiếu tính cân đối của các tài khoản. Từ số liệu trong BCĐ số phát sinh các tài khoản, kế toán sẽ vào sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154. Để tổng hợp CPSXC, kế toán sử dụng TK 154 (154.1) - CPSX kinh doanh dở dang. Tài khoản này không được mở chi tiết theo các phân xưởng. * Trình tự hạch toán: - Các khoản ghi tăng chi phí: + Kết chuyển CPNVLTT Nợ TK 154.1 : 7.423.953.111 Có TK 621 : 7.423.953.111 + Kết chuyển CPNCTT: Nợ TK 154.1 : 776.749.084 Có TK 622 : 776.749.084 + Kết chuyển CPSXC Nợ TK 154.1 : 676.763.176 Có TK 627 : 676.763.176 - Các khoản ghi giảm chi phí: + Nhập kho thành phẩm ở dạng mộc, giá trị tính theo giá thành kế hoạch: Nợ TK 152.1 : 879.425.058 Có TK 154.1: 879.425.058 + Nhập kho các sản phẩm hoàn thành, giá trị tính theo giá thành kế hoạch. Nợ TK 156 : 863.841.853 Có TK 154.1: 863.841.853 Sau khi thực hiện các bút toán trên, TK 154.1 đã được tập hợp đủ các chi phí phát sinh trong kỳ. Kế toán căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đã được đánh giá để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức: Tổng giá thành;thực tế quý IV/2001 = Giá trị SP dở dang;đầu quý +Tổng CPSX;PS trong quý - Giá trị SP dở dang;cuối quý = 161.883.660 + (8.877.456.371 - 1.743.266.911) - 1.425.660.998 = 5.870.421.122 Do đối tượng tính giá thành tại công ty là các sản phẩm hoàn thành cuối cùng và công ty áp dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành nên kế toán chỉ tính tổng giá thành thực tế của toàn bộ các sản phẩm. Từ đó ghi định khoản nhập kho thành phẩm theo số liệu tổng hợp. Trên cơ sở số liệu đó cùng với số liệu về giá thành kế hoạch của từng sản phẩm để tính ra giá thành thực tế của từng sản phẩm. Khi xác định được tổng giá thành nhập kho, kế toán ghi định khoản: Nợ TK 155: 5.870.421.122 Có TK 154.1: 5.870.421.122 Từ đó kế toán tổng hợp số liệu vào bảng cân đối số phát sinh các tài khảon và Sổ Cái TK 154. Sổ cái Tài khoản: CPNVL trực tiếp - Số hiệu 621 Năm 2001 Đơn vị: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Quý Nợ TK 621 Có TK liên quan Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 1. TK 152 2.283.422.687 2. TK 153 82.410.103 3. TK 156 5.353.752.584 Cộng PS nợ 7.719.585.374 Cộng PS có 7.719.585.374 Số dư Nợ 0 Cuối kỳ Có 0 Sổ cái TK 622 - năm 2001 Đơn vị: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Nợ TK 622, có các TK Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 1. TK 334 727.360.265 2. TK 338 49.388.819 Cộng PS nợ 776.749.084 Cộng PS nợ 776.749.084 Số dư Nợ 0 Cuối kỳ Có 0 Sổ cái TK 627 - năm 2001 Đơn vị: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Nợ TK 627, có các TK Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 1. TK 111 11.122.500 2. TK 112 121.063.628 3. TK 153 13.407.185 4. TK 214 454.816.303 5. TK 334 85.639.372 6. TK 338 10.431.798 7.TK 331 50.755.247 Các khoản giảm trừ chi phí 70.472.857 Cộng PS nợ 676.763.176 Cộng PS có 676.763.176 Số dư Nợ 0 Cuối kỳ Có 0 Sổ cái: TK 154 - Năm 2001 Đơn vị: đồng Số dư đầu năm Nợ Có Nợ TK 1541, có các TK Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 1. TK 621 7.423.953.111 2. TK 622 776.749.084 3. TK 627 676.763.176 Cộng PS nợ 8.877.465.371 Cộng PS có 7.613.688.033 Số dư Nợ 161883660 1.425.660.998 Cuối kỳ Có 0 1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang Đây là một công việc rất cần thiết đối với với kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. ở Công ty, việc này được thực hiện cùng với quá trình kiểm kê số lượng vật tư, chi tiết sản phẩm dở dang chưa hoàn thành tại các phân xưởng khi kết thúc kỳ kế toán. Cụ thể ở công ty trong khâu sản xuất là những sản phẩm dở dang nằm tại các phân xưởng: gián linh kiện, keo, còn trong khâu may thì sản phẩm dở dang là những chi tiết chưa được may thành sản phẩm hoàn chỉnh. Thực tế công tác đánh giá SPDD ở công ty thực hiện như sau: - Trong khâu sản xuất: + Đối với SPDD là nguyên vật liệu chưa sử dụng vào sử dụng nhưng đã qua một số công đoạn chế biến đến kỳ kiểm kê còn tại PX không nhập lại kho nguyên vật liệu thì được tính vào CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ trên TK 154.1 Ví dụ: Tại PX may: kế toán căn cứ vào số lượng trong biên bản kiểm kê của PX và giá xuất kho thực tế của từng loại vật liệu để tính giá trị vật liệu tồn kho được coi là SPDD. Vải da = 338 m x 7170 đ/m = 3.219.330 Vải giả da = 467 m x 7170 đ/m = 3.348.390 Mành nilon = 29 kg x 6400 đ/kg = 185.600 + Đối với SPDD ở phân xưởng này là những bán thành phẩm ở phân xưởng khác: nếu chúng được mua ngoài thì tính theo giá thực tế mua ngoài còn nếu chúng là do công ty tự sản xuất thì tính theo giá kế hoạch. Ví dụ: Tại PX gián: Vành mộc = 286 cái x 17.500 đ/c = 5.005.000 Thân = 1.163 cái x 10.000 đ/c = 11.630.000 Quai và nắp = 1365 cái x 8000 đ/c = 10.920.000 - Trong khâu lắp ráp bể bơi, sản phẩm dở dang là các chi tiết phụ tùng cấu thành nên sản phẩm do các phân xưởng khác chuyển tới. Do đó kế toán căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho của các chi tiết phụ tùng đó đã xác định khi lập bảng phân bổ để tính ra giá trị SPDD ở phân xưởng này. Ví dụ: Tại PX lắp ráp các linh kiện bể bơi: Thân = 105 cái x 10.000 đ/cái = 1.050.000 Tay cầm = 102 cái x 12.500 đ/cái = 1.250.000 Khung = 87 cái x 142.345 đ/cái = 12.391.845 Sau khi tính toán được giá trị sản phẩm dở dang ở tất cả các phân xưởng, kế toán tổng hợp và lập biên bản kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang (biểu số ). Biên bản này là cơ sở để kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành của công ty. 2. Kế toán tính giá thành sản phẩm 2.1. Đối tượng tính giá thành Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, Công ty xác định đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành ở khâu cuối cùng, tức là sản phẩm hoàn chỉnh các loại. Như vậy có thể thấy rằng giữa đối tượng hạch toán CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là chưa có sự thống nhất với nhau. Trong khi đối tượng hạch toán CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ thì đối tượng tính giá thành lại là các sản phẩm cuối cùng. 2.2. Kỳ tính giá thành Do việc tổ chức thực hiện công tác này chưa được khoa học và do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nên kỳ tính giá thành sản phẩm cũng như kỳ hạch toán CPSX là theo từng quý trong năm, tức là cứ định kỳ cuối mỗi quý căn cứ vào các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm đã được tập hợp, kế toán tiến hành tính ra giá thành sản phẩm hoàn thành trong quý. 2.3. Phương pháp tính giá thành Công ty Nhựa Bách hóa Tổng hợp là đơn vị đã có quá trình hơn 33 năm sản xuất mặt hàng túi, ví, cặp, … Trogn quá trình sản xuất công ty đã xây dựng được một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nhằm xác định tiêu hao từng loại nguyên vật liệu, giờ công sản xuất và các loại chi phí khác để sản xuất ra các loại sản phẩm của mình. Trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật này ngay từ đầu năm công ty đã xây dựng một hệ thống giá thành kế hoạch của tưngf loại chi tiết sản phẩm sản xuất (cả dạng mộc và hoàn chỉnh) và từng loại sản phẩm hoàn chỉnh. Hệ thống giá thành kế hoạch này được sử dụng trong suốt cả năm và dùng làm cơ sở xác định giá thành thực tê,s giá bán của từng loại chi tiết sản phẩm. Nhờ có hệ hệ thống giá thành kế hoạch tương đối hợp lý nên công ty đã sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành thực tế cho các sản phẩm của mình còn với các loại phụ tùng thì Công ty chọn luôn giá thành kế hoạch làm giá thành thực tế. Sau đây là trình tự tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ tại công ty thông qua số liệu kế toán quý IV năm 2001 - Xác định tổng giá thành thực tế của tất cả các sản phẩm hoàn thành: Kế toán căn cứ vào toàn bộ CPSX phát sinh trong quý đã tập hợp được (trên Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản) và giá trị sản phẩm dở dang đầu quý (trên sổ Cái TK 154), giá trị sản phẩm dở dang cuối quý (trên Biển bản kiểm kê tồn kho) để tính ra tổng giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong quý. Do trong quý Công ty tiến hành nhập kho các phụ tùng ở dạng mộc và dạng hoàn chỉnh nên giá trị phần phụ tùng nhập kho này được ghi giảm trên TK 154.1 (theo định khoản trang). Do đó khi tính tổng CPSX phát sinh trong kỳ phải trừ đi phần giá trị này. Tổng giá thành;thực tế QIV/2001 = Giá trị sản phẩm;dở dang đầu quý + Tổng CPSX;phát sinh trong quý + Giá trị sản phẩm;dở dang cuối quý = 161.883.660 + (8.877.456.371 - 1.743.266.911) - 1.425.660.998 = 5.870.421.122 đ. Xác định tổng giá thành kế hoạch của toàn bộ sản phẩm : Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành từng loại và giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm tương ứng do phòng kinh doanh lập, kế toán tính ra tổng giá thành kế hoạch của toàn bộ sản phẩm theo công thức: Tổng giá thành;kế hoạch = 5.439.916.268 đ (theo số liệu từ Bảng tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm) - So sánh giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch để xác định tỷ lệ: Tỷ lệ giữa giá thành thực tế với giá thành kế hoạch = Tổng giá thành thực tế x 100 Tổng giá thành kế hoạch = 5.870.421.122 x 100 = 107,9% 5.439.916.268 - Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm: - Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm: Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch từng loại sản phẩm x Tỷ lệ giữa giá thành TT với giá thành KH - Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế = Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Ví dụ: sản phẩm túi trong quý IV nhập kho 1882 chiếc, giá thành kế hoạch đơn vị là 412.583 đ. Tổng giá thành kế hoạch túi nhập trong quý IV = 1882 chiếc x 412.538 đ/1c = 776.396.516 Tổng giá thành thực tế túi nhập trong quý IV = 776.396.516 x 107,9% = 837.731.841 Giá thành thực tế đơn vị túi = 882.1 841.731.837 = 445.129 đ Trên cơ sở đó kế toán lập bảng tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm. Biểu số 12 Tính giá thành kế hoạch cho các loại sản phẩm NVL chính: 408.736 Đơn vị : Đồng Stt Tên các chi tiết Đvi Số lượng Đơn giá Thành tiền Cty SX Mua ngoài 1 Vải da 1 96.527 96.527 2 Chỉ khâu 1 8.858 8.858 3 Keo dán 1 10.454 10.454 4 Khoá 1 22.727 22.727 5 1 12.545 12.545 6 1 19.500 19.500 7 1 9.091 9.091 8 1 8.182 8.182 9 1 40.000 40.000 10 1 25.091 25.091 … … .. … … … … Cộng 145.358 260.744 II. Vật liệu phụ: 2.500 điện: 800 lương: 8852 x 1,2 = 10.622 bảo hiểm : 1.682 Cộng: 424.340 Quản lý + Khấu hao: 41.843 Zsp hoàn chỉnh: 466.183 Phần III Đánh giá và nhận xét công tác kế toán của doanh nghiệp. 1. Nhận xét chung. công ty nhựa bách hoá Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc công ty rượu, nước giải khát Thăng Long, có truyền thống lâu đời trong nghành dệt nước ta. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay công ty đã từng bước lớn mạnh về mọi mặt. Chính nền kinh tế thị trường đã tạo hướng đi mới cho Công ty đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị kinh tế góp phần khẳng định vị trí của mình. Để đạt được kết quả như vậy một phần là nhờ công ty đã làm tốt công tác quản lý sản xuất nói chung, quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành nói riêng. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ưu điểm của hình thức sổ kế toán này là nó giúp cho nhân viên kế toán có thể giảm bớt được khối lượng ghi chép, đồng thời cung cấp thông tin kinh tế một cách kịp thời và thuận tiện cho công tác quản lý công ty. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi đội ngũ cán bộ kế toán phải có trình đọ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, không những thế ở hình thức sổ kế toán này, công việc kế toán được thực hiện chủ yếu bằng phương thức thủ công nên khối lượng ghi chép tương đối nhiều và lặp lại. Vì vậy để khắc phục điều này bộ phận kế toán cần ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày và đến cuối tháng thực hiện việc ghi sổ tổng hợp. Hơn nữa hiện nay công ty đã cài đặt phần mềm kế toán và nối mạng với tổng công ty, do vậy hình thức sổ này rất khó trong việc sử dụng máy tính, công ty nên chọn hình thức sổ là chứng từ ghi sổ để phù hợp với quy mô của công ty và cũng thuận tiện cho việc sử dụng máy tính. Việc quản lý chi phí sản xuất, quản lý giá thành ở công ty tương đối chặt chẽ, biểu hiện qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty được thực hiện khá hoàn chỉnh và có nề nếp. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm diễn ra thường xuyên, theo định kỳ hàng tháng. Công ty đã căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy tình công nghệ sản xuất sản phẩm để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tính toán hàng tháng là những thông tin cần thiết cung cấp cho cán bộ quản lý công ty, phân tích khoản biến động các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra các biện pháp quản lý thích hợp kịp thời. công ty nhựa bách hoá Hà nội. Phòng tài chính - kế toán Biểu số 1 Bảng tính giá thành sản xuất vải mành pa mộc xí nghiệp vải bạt Quý 10 năm 2001. Số lượng: 40.000 STT Khoản mục SPDD Đầu kỳ SPDD trong kỳ SPDD cuối kỳ Phế liệu Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 2 3 4 Chi phí NVL chính trực tiếp. Chi phí NVL phụ trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung 32.910.288 97.855.172,7 1.032.558 51.113.303 21.054.432 12.783.155 1.743.200 116.239.145,7 1.032.558 51.113.303 21.054.432 2.905,98 26 1.278 526 Tổng cộng 189.439.438,7 4.735,98 công ty nhựa bách hoá Hà nội. Phòng tài chính - kế toán Biểu số 2 Bảng tính giá thành sản xuất vải mành pa nhúng keo Phân xưởng cắt Tháng 2 năm 2001. Số lượng: 42.940 Đơn vị: đồng STT Khoản mục Giá thành vải PA Mộc chuyển sang Chi phí sản xuất phân xưởng nhúng keo Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 2 3 4 Chi phí NVL chính trực tiếp. Chi phí NVL phụ trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung 118.316.807 1.222.558 51.113.303 21.054.432 20.488.037 14.450.673 33.416.503 52.307.124 138.804.844 15.673.231 84.529.806 73.361.556 3.233 365 1.968 1.708 Tổng 191.707.100 120.622.337 312.369.437 7.274 Công ty nhựa bách hoá Hà nội. Phòng tài chính - kế toán Biểu số 3 TK 154 Quý 10 năm 2000 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Số dư đầu kỳ Ghi nợ TK 154, ghi có TK khác Ghi có TK 154, ghi nợ TK khác Số dư CK 621 C 621 P 622 627 TK 154 Tổng Nợ 154 TK 1527 TK 154 T K 15 5  Có 15 4 TK 154 – NVB Vải 718 Vải Mành PA … 2. TK 154 – XNM Mã YT001-A Mã YT 054 … 3. TK 154 XNVM 1.343.487. 687 32.701.264 32.701.264 1.247.255. 641 97.855.172 ,7 97.855.172 ,7 20.488.037 4.653.27 3 1.220.58 0 1.220.58 0 8.634.67 4 1.320.79 0 916.835 14.250.9 20 219.188. 372 18.827.9 82 51.113.3 03 130.710. 846 9.004.96 7 18.633.8 85 33.416.5 115.965.2 07 16.268.51 8 21.054.43 2 50.962.71 0 7.719.000 15.740.36 0 52.307.12 4 192.070.1 00 192.070.1 00 1.588.062. 493 190.308.23 0 5.210.5 00 1.743.2 00 699.82 0 192.070 .100 192.070 .100 03 Tổng cộng 1.267.743. 678 27.538.8 67 383.315. 721 219.235.0 41 5.910.3 20 Công ty nhựa bách hoá Hà nội. Phòng tài chính - kế toán Biểu số 4 TK 621 Quý 10 năm 2001 Số hiệu TK Đơn vị sử dụng Ghi Nợ TK 621, ghi Có TK có liên quan Ghi Có TK 621 Ghi Nợ TK liên quan Ghi chú TK 1521 Tk 1522 … Tổng nợ Phân xưởng cát 1.247.255.64 1 4.653.274 1.251.908.91 5 1.251.908.915 Phân xưởng may 8.634.673,6 8.634.673,6 8.634.673,6 Phân xưởng gián 20.488.037 14.250.920,3 34.738.957,3 34.738.957,3 … …. …. … … Tổng cộng 1.267.743.67 8 27.538.867,9 1.295.282.54 7 1.295.282.547

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf406_1776.pdf
Luận văn liên quan