Để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn,
cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là: nhất thiết phải lập đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới
cho từng xã. Trong quá trình lập quy hoạch phải khảo sát kỹ hiện trạng điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội của từng xã; định hướng ngành kinh tế thế mạnh của
từng xã trong tương lai, khu vực thuận lợi để thành lập các vùng sản xuất và chế
biến, từ đó nghiên cứu tổ chức các tuyến đường giao thông kết nối, gắn liền từ
tuyến huyện xuống xã và các khu vực sản xuất, cần chú trọng vào các tuyến
đường giao thông nội đồng.
Hai là: nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng
giao thông nông thôn, bằng các hình thức đầu tư như sau:
+ Đối với các tuyến đường đầu tư bằng 100% vốn ngân sách nhà nước
(đường huyện, đường xã và đường nội đồng chuyên dùng), cần xác định các
tuyến đường huyết mạch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế trong từng
thời kỳ để ưu tiên đầu tư, hạn chế việc đầu tư dàn trãi dẫn đến thiếu vốn hoặc
vốn đầu tư không theo kịp tiến độ thi công dự án.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4246 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2
MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu 2
1.1. Lý do hình thành đề tài 2
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
1.6. Bố cục của đề tài 4
Chương 2: Cơ sở lý luận 5
2.1. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch đường giao thông 5
nông thôn
2.2. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng 5
nông thôn (QCVN 14 :2009/BXD, Hà Nội 2009)
2.3. Tiêu chí giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới 6
Chương 3: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông 6
nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
3.1. Công tác chỉ đại 7
3.2. Công tác quản lý đầu tư xây dựng 7
3.3. Nguồn vốn đầu tư xây dựng 7
3.4. Giải pháp huy động vốn 8
3.5. Hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 9
Chương 4: Phân tích, đánh giá việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 10
giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị 13
5.1. Kết luận 13
5.2. Gợi ý chính sách 14
5.3. Hạn chế của đề tài 15
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do hình thành đề tài:
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những Chương trình
mục tiêu quan trọng đã được xác định trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp- Nông
dân- Nông thôn được Chính phủ cụ thể hóa thành Chương trình mục tiêu quốc
gia và triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước.
Tại Lâm Đồng, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được Tỉnh Ủy xác
định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trọng điểm và là 1 trong 5 khâu đột phá đề
ra trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX nhiệm kỳ 2011-2015.
Xác định tiêu chí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một
tiêu chí rất quan trọng trong 19 tiêu chí phải đạt theo tiêu chuẩn xây dựng xã
nông thôn mới, đặc biệt đối với Lâm Đồng, một tỉnh Tây nguyên có địa hình tự
nhiên khá phức tạp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 92,13% diện tích toàn
tỉnh và 61,87% dân số sống ở nông thôn. Thực tế cho thấy phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với
xã hội, phải đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông
thôn, góp phần xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách
phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm
năng để phát triển kinh tế xã hội. Để cụ thể hóa các mục tiêu đặt ra, UBND Tỉnh
đã phê duyệt đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình
xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, đưa ra nhiều chính sách,
giải pháp triển khai đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư
xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, chưa có được sự đồng bộ giữa các
ngành, thiếu sự gắn kết với định hướng phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch
chung xây dựng nông thôn mới, nên hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn chưa cao, tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đặt ra.
4
Trước tình hình khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng như hiện nay, việc
tìm kiếm các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn là thách thức cho các nhà hoạch định chính sách
của địa phương. Do đó, tác giả chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng, để nghiên cứu và làm bài tập tiểu luận hết môn học.
Tác giả mong muốn áp dụng những cơ sở lý thuyết, kiến thức khoa học trong
lĩnh vực nghiên cứu, để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn và gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá những khó khăn tồn tại và bất cập trong quá trình triển khai công
tác xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời
gian qua. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ
tầng giao thông nông thôn theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa
phương và sớm hoàn thành các yêu cầu của tiêu chí giao thông theo chương trình
xây dựng nông thôn mới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài:
Dựa trên kết quả nghiên cứu và các gợi ý chính sách, giúp các nhà hoạch
định chính sách của địa phương tham khảo, áp dụng trong quá trình triển khai
thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông
thôn mới.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tình hình triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn.
5
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi thời gian: từ năm 2009 đến nay.
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết của Sở Giao thông vận tải Lâm
Đồng; báo cáo tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng
năm 2009- 2011 của Tỉnh Ủy; Đề án phát triển đường giao thông nông thôn tỉnh
Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển đường
giao thông nông thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm
Đồng đến năm 2020.
Phỏng vấn trao đổi với các chuyên gia đang công tác tại các cơ quan quản
lý nhà nước như Sở Giao thông, Sở Xây dựng.
Nguồn thông tin thứ cấp từ sách, báo internet, niêm giám thống kê, các báo
cáo nội bộ ngành, các luận văn có nội dung liên quan đến đề tái nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu: so sánh số liệu thu thập từ các báo cáo
đánh giá kết quả qua quá trình triển khai, rút ra những nhận định, khẳng định và
bài học kinh nghiệm.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu có hệ thống, trên cơ sở phân tích,
đánh giá, xây dựng các giải pháp thực hiện mục tiêu mà đề tài đã đề ra.
1.6. Bố cục của đề tài:
Chương 1: Giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
6
Chương 4: Phân tích, đánh giá việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, dựa trên số liệu thống kê thu thập.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch đường giao thông
nông thôn:
Mạng lưới đường giao thông nông thôn là bộ phận giao thông địa phương
nối tiếp với hệ thống đường quốc gia nhằm phục vụ sản xuất Nông- Lâm- Ngư
nghiệp và phục vụ giao lưu Kinh tế- Văn hóa- Xã hội của các làng xã, thôn xóm.
Mạng lưới này nhằm đảm bảo các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô
sơ qua lại.
Đường giao thông nông thôn là đường cấp huyện trở xuống, bao gồm đường
huyện, đường liên xã, đường trục xã, đường liên thôn, đường trong thôn xóm,
đường nội đồng và đường hẽm ở các khu dân cư.
2.2. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng nông thôn
(QCVN 14 :2009/BXD, Hà Nội 2009):
Mạng lưới đường giao thông điểm dân cư nông thôn bao gồm: đường từ
huyện đến xã; đường liên xã; đường từ xã xuống thôn; đường ngõ, xóm; đường
từ thôn ra cánh đồng.
Quy hoạch mạng lưới đường giao thông điểm dân cư nông thôn phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với các quy hoạch chung của địa phương (huyện, tỉnh), kế thừa và
phát triển mạng lưới đường hiện có cho phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải
trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống đường quốc gia, đường
tỉnh và đường huyện;
- Kết hợp với mạng lưới quy hoạch thuỷ nông, quy hoạch dân cư và các
công trình xây dựng hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;
7
- Phù hợp với các loại phương tiện vận chuyển trước mắt cũng như trong
tương lai;
- Đảm bảo liên hệ thuận tiện với hệ thống đường huyện, đường tỉnh tạo
thành mạng lưới đường hoàn chỉnh;
- Đảm bảo liên hệ trực tiếp thuận lợi giữa khu trung tâm với khu dân cư, nối
liền khu dân cư với khu sản xuất và giữa các điểm dân cư với nhau;
- Tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thiểu đền bù giải
phóng mặt bằng, khối lượng đào đắp và các công trình phải xây dựng trên tuyến;
- Kết cấu và bề rộng mặt đường phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
xã và yêu cầu kỹ thuật đường nông thôn, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như
yêu cầu phát triển trong tương lai;
- Tận dụng tối đa hệ thống sông ngòi, kênh rạch tổ chức mạng lưới đường
thuỷ phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách.
2.3. Tiêu chí giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới:
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 100%.
Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 75%.
Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Chỉ tiêu
100% (70% cứng hoá)
Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại phải
thuận tiện. Chỉ tiêu: 70%.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo và chỉ
đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đạt được một số
kết quả như sau:
8
3.1. Công tác chỉ đạo:
Đối với cấp tỉnh, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc
cho Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các Sở ngành
liên quan theo dõi trực tiếp và chỉ đạo Ban quản lý xã triển khai thực hiện các
nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo kịp tiến độ theo
tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương.
Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn xã tiến hành sơ, tổng kết định kỳ 6 tháng và
hàng năm, nhằm đánh giá kết quả thực hiện, đề ra phương hướng, giải pháp tháo
gỡ khó khăn đảm bảo thực hiện mô hình theo tiến độ đề ra.
3.2. Công tác quản lý đầu tư xây dựng:
Ban hành các văn bản hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ
thuật thi công các tuyến đường giao thông nông thôn. Phân cấp quản lý từ tỉnh
đến huyện và xã. Lập hồ sơ thiết kế mẫu các tuyến đường thôn, xóm. Lập đề án
phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn
mới cho toàn tỉnh đến năm 2020. Tập huấn cho các địa phương về lựa chọn quy
mô kỹ thuật các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật, quản
lý bảo trì đối với hệ thống đường giao thông nông thôn.
3.3. Về nguồn vốn đầu tư xây dựng:
Đối với các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã; đường trục
xã, liên xã do ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 100%.
Đối với đường hẻm của các phường thuộc thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
Nhà nước hỗ trợ các loại vật liệu chính để làm mặt đường, mức hỗ trợ tối đa
không quá 50% giá trị công trình; còn lại nhân dân hiến đất, tự giải tỏa cây cối,
hoa màu; đồng thời đóng góp ngày công lao động, máy móc phục vụ thi công,
vật tư và tự tổ chức thi công công trình.
9
Đối với đường hẻm của các thị trấn thuộc huyện: Nhà nước hỗ trợ các loại
vật liệu chính để làm mặt đường, mức hỗ trợ tối đa không quá 60% giá trị công
trình; còn lại nhân dân hiến đất, tự giải tỏa cây cối, hoa màu; đồng thời đóng góp
ngày công lao động, máy móc phục vụ thi công, vật tư và tự tổ chức thi công
công trình.
Đối với đường thôn, xóm thuộc các xã: Nhà nước hỗ trợ các loại vật liệu
chính để làm mặt đường, mức hỗ trợ tối đa không quá 70% giá trị công trình;
còn lại nhân dân hiến đất, tự giải tỏa cây cối, hoa màu; đồng thời đóng góp ngày
công lao động, máy móc phục vụ thi công, vật tư và tự tổ chức thi công công
trình. Riêng đối với các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhà nước hỗ trợ toàn bộ
vật tư, chi phí máy móc thiết bị; nhân dân hiến đất, tự giải tỏa cây cối, hoa màu;
đồng thời đóng góp bằng ngày công lao động.
3.4. Về giải pháp huy động vốn:
Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa
phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), vốn lồng ghép các chương trình mục
tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ và nguồn vốn
trái phiếu Chính phủ.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo chương trình kiên
cố hóa kênh mương và phát triển đường giao thông nông thôn; vốn tín dụng theo
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định
số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ.
Nguồn vốn đóng góp của nhân dân: tuỳ theo điều kiện của mỗi địa phương
có các hình thức huy động khác nhau gồm đóng góp bằng ngày công lao động,
đóng góp bằng tiền, vật tư; vận động nhân dân hiến đất để xây dựng đường giao
thông nông thôn, nếu có vật kiến trúc bị ảnh hưởng sẽ hỗ trợ một phần vật kiến
trúc. Việc đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, có miễn
giảm cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, neo đơn. Huy động từ cộng đồng,
10
gồm các khoảng đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các nguồn tài chính hợp pháp
khác.
3.5. Hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
Theo số liệu do Sở Giao thông Lâm Đồng cung cấp, đến nay hệ thống giao
thông nông thôn trên địa bàn tỉnh gồm có:
Đường huyện: tổng chiều dài 713,7 Km. Trong đó có 539,6 km đường bê
tông nhựa (chiếm tỷ lệ 75,6%); 155,1 km đường cấp phối (chiếm tỷ lệ 21,7%);
19 km đường loại khác (chiếm tỷ lệ 2,7%).
Đường xã: tổng chiều dài 1211,2 Km. Trong đó có 328,9 km đường bê tông
nhựa (chiếm tỷ lệ 27,1%); 739,8 km đường cấp phối (chiếm tỷ lệ 61,1%); 142,5
km đường loại khác (chiếm tỷ lệ 11,8%).
Đường thôn, xóm: tổng chiều dài 1119 Km. Trong đó có 562,4 km đường
được cứng hóa (chiếm tỷ lệ 50,3%); 556,6 km đường loại khác (chiếm tỷ lệ
49,7%).
Đường nội đồng chuyên dùng: tổng chiều dài 3002,6 Km. Trong đó có 714,9
km đường được cứng hóa (chiếm tỷ lệ 23,8%); 2287,7 km đường loại khác
(chiếm tỷ lệ 76,2%).
11
Bảng 1: Đường giao thông nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009- 2011
Cấp
đường
Tổng
chiều dài
(Km)
Năm 2010 Năm 2011
Bê tông
nhựa
Cấp
phối
Loại
khác
Bê tông
nhựa
Cấp
phối
Loại
khác
Đường
huyện
713,7 509,6 175,1 29,0 539,6 155,1 19,0
Đường
xã
1211,2 313,9 724,8 172,5 328,9 739,8 142,5
Đường
thôn,
xóm
1119 69,0 468,4 581,6 79,0 483,4 556,6
Đường
nội đồng
chuyên
dùng
3002,6 227,5 477,4 2297,7 232,5 482,4 2287,7
(Nguồn: theo số liệu do Sở Giao thông Lâm Đồng cung cấp)
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG:
Qua bảng số liệu thống kê do Sở Giao thông cung cấp trên, tác giả phân tích
và dự báo tiến độ hoàn thành tiêu chí cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh
như sau:
- Tỷ lệ đường bê tông nhựa của các tuyến đường huyện đạt 75,6% và tỷ lệ
tăng năm 2011 so với 2010 là 5,88% (tương đương 30 km). Do vậy, với tốc độ
tăng 5,88% một năm thì đến năm 2018 sẽ hoàn thành tiêu chí giao thông đối với
tuyến đường huyện, đảm bảo mục tiêu đặt ra (trước năm 2020).
12
- Tỷ lệ đường bê tông nhựa của các tuyến đường xã đạt 27,1% và tỷ lệ tăng
năm 2011 so với 2010 là 4,78% (tương đương 15 km). Do vậy, với tốc độ tăng
4,78% một năm thì đến năm 2072 mới hoàn thành tiêu chí giao thông đối với
tuyến đường xã.
- Tỷ lệ đường thôn xóm được cứng hóa đạt 50,3% và tỷ lệ tăng năm 2011 so
với 2010 là 4,65% (tương đương 25 km). Do vậy, với tốc độ tăng 4,65% một
năm thì đến năm 2035 mới hoàn thành tiêu chí giao thông đối với tuyến đường
thôn xóm.
- Tỷ lệ đường nội đồng chuyên dùng được cứng hóa đạt 23,8% và tỷ lệ tăng
năm 2011 so với 2010 là 0,33% (tương đương 10 km). Do vậy, với tốc độ tăng
0,33% một năm thì đến năm 2241 mới hoàn thành tiêu chí giao thông đối với
tuyến đường nội đồng chuyên dùng.
Từ phân tích số liệu trên cho thấy việc đầu tư các tuyến đường xã, thôn xóm,
nội đồng chuyên dùng chưa được quan tâm, tiến độ triển khai rất chậm so với kế
hoạch và mục tiêu đặt ra. Dự báo sẽ không hoàn thành các yêu cầu của tiêu chí
cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trước năm 2020.
Dựa vào báo cáo từ các huyện trên địa bàn tỉnh và tài liệu thu thập, phỏng
vấn trao đổi với các chuyên gia đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước
như Sở Giao thông, Sở Xây dựng tác giả nhận định các nhóm nguyên nhân dẫn
đến đầu tư xây dựng các tuyến đường xã, thôn xóm, nội đồng chuyên dùng trong
thời gian qua còn chậm là do các nguyên nhân sau:
- Các cơ quan chức năng từ cấp xã đến cấp tỉnh chưa nhận định được tầm
quan trọng của các tuyến đường xã, đường nội đồng chuyên dùng; cũng như
chưa xác định được tầm ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng các tuyến đường
này đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự thành bại của công cuộc
xây dựng nông thôn mới.
- Quy hoạch giao thông nông thôn cho từng xã một cách có hệ thống vẫn
chưa được chú trọng, theo số liệu do Sở Xây dựng Lâm Đồng cung cấp thì đến
13
nay trên địa bàn tỉnh có 1/3 số xã có đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn,
2/3 số xã chưa có đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn. Các xã có đồ án
quy hoạch chung được duyệt thì chất lượng đồ án chưa cao, chưa có sự cập nhật
trao đổi thông tin một cách liên tục giữa đơn vị tư vấn và chính quyền địa
phương. Việc khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương chưa
được đầu tư đúng mức, nên các tuyến đường giao thông nông thôn theo định
hướng quy hoạch khi đi vào thi công gặp không ít khó khăn trong việc phóng
tuyến, giải phóng mặt bằng, san lấp dẫn đến chi phí đầu tư cao. Ngoài ra, các
tuyến đường giao thông nông thôn theo đồ án quy hoạch chưa có sự gắn kết và
cập nhật các tuyến đường theo đề án phát triển giao thông nông thôn, nên khó
khăn trong công tác bố trí vốn.
- Năng lực cán bộ quản lý cấp xã còn yếu kém, thiếu cán bộ có chuyên môn
và chuyên trách, do đó gặp nhiều lúng túng trong công tác triển khai đầu tư xây
dựng, dẫn đến tiến độ thi công chậm. Việc tham mưu đề xuất đầu tư thi công các
tuyến đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các
vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật và chất lượng mặt đường giao thông nông
thôn còn thấp, chủ yếu là đường chỉ có 01 làn xe, bề rộng mặt đường hẹp, tầm
nhìn người lái xe ngắn, nhiều dốc cao và nguy hiểm, tải trọng thấp, chưa đồng bộ
trong thiết kế cầu cống và đường, không đảm bảo yêu cầu vận tải thường xuyên
theo nhu cầu của người dân vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Việc quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng đường huyện, đường xã đã được
phân công, phân cấp cho các huyện và thành phố thực hiện duy tu, bảo dưỡng
đường huyện, đường xã do mình quản lý, nhưng do thiếu sự quan tâm chỉ đạo
của chính quyền các cấp và không có kinh phí nên việc duy tu, bảo dưỡng đường
huyện, đường xã chưa được chú trọng. Mặt khác, đối với đường thôn, xóm được
thực hiện theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng người dân vẫn
chưa có ý thức gìn giữ, bảo trì đường. Vì vậy, đa số các tuyến đường giao thông
14
nông thôn ngày càng xuống cấp gây trở ngại cho người dân trong việc đi lại, vận
chuyển háng hóa và dịch vụ vận tải.
- Công tác huy động và sử dụng vốn phát triển giao thông nông thôn còn rất
hạn chế, tư tưởng trông chờ vào Nhà nước đầu tư còn nhiều, tỷ lệ huy động trong
nhân dân còn thấp. Chưa hình thành cơ chế thống nhất về báo cáo cập nhật
thường xuyên tình hình huy động và sử dụng vốn dẫn đến việc chưa thể nắm bắt
chính xác và toàn bộ về tình trạng đầu tư trên từng địa bàn.
- Về lưu trữ số liệu: đa số các địa phương chỉ nắm những tuyến đường
huyện, đường xã, chưa kiểm tra, thống kê đầy đủ số liệu về các đường thôn, xóm
và đường nội đồng chuyên dùng cho nên còn hạn chế trong việc cập nhập, chia
sẻ thông tin, báo cáo số liệu về đường giao thông nông thôn.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí xây dựng
nông thôn mới, là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, góp
phần xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa
giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để
phát triển. Nhưng sau hơn 2 năm thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt hiệu quả không cao, còn tồn tại
nhiều khó khăn bất cặp về chính sách cũng như cách tổ chức thực hiện, dẫn đến
tiến độ hoàn thành tiêu chí giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới
còn chậm so với mục tiêu của Tỉnh và của Quốc gia đặt ra.
Phủ kín và nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn
mới cho từng xã, tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường nội đồng chuyên
dùng, đường thôn xóm và đường xã, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ
quản lý cấp xã, tuyên truyền và nâng cao ý thức tự quản của người dân sẽ cải
15
thiện và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
5.2. Gợi ý chính sách:
Để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn,
cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là: nhất thiết phải lập đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới
cho từng xã. Trong quá trình lập quy hoạch phải khảo sát kỹ hiện trạng điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội của từng xã; định hướng ngành kinh tế thế mạnh của
từng xã trong tương lai, khu vực thuận lợi để thành lập các vùng sản xuất và chế
biến, từ đó nghiên cứu tổ chức các tuyến đường giao thông kết nối, gắn liền từ
tuyến huyện xuống xã và các khu vực sản xuất, cần chú trọng vào các tuyến
đường giao thông nội đồng.
Hai là: nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng
giao thông nông thôn, bằng các hình thức đầu tư như sau:
+ Đối với các tuyến đường đầu tư bằng 100% vốn ngân sách nhà nước
(đường huyện, đường xã và đường nội đồng chuyên dùng), cần xác định các
tuyến đường huyết mạch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế trong từng
thời kỳ để ưu tiên đầu tư, hạn chế việc đầu tư dàn trãi dẫn đến thiếu vốn hoặc
vốn đầu tư không theo kịp tiến độ thi công dự án.
+ Đối với các tuyến đường huy động sự đóng góp của nhân dân địa phương
(đường hẻm, thôn, xóm), Nhà nước nên đầu tư nâng cấp các tuyến đường đất và
đường cấp phối chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thành các tuyến đường cấp phối đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, hạn
chế trơn trợt trong mùa mưa, sau đó huy động dân tự đóng góp hoàn thiện kết
cấu mặt đường.
16
Ba là: ngoài các nguồn vốn đầu tư từ nhà nước và đóng góp của người dân,
cần có chính sách thu hút đầu tư từ doanh nghiệp như đổi đất lấy hạ tầng; Nhà
nước có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp vay tín chấp ngân hàng trong quá trình
thi công đối với các dự án vốn ngân sách chưa đáp ứng kịp tiến độ đầu tư, để
đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đúng tiến độ đặt ra, tránh trường hợp các
tuyến đường xây dựng dỡ dang trong thời gian dài do thiếu vốn đầu tư.
Bốn là: nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý cấp xã, như
tuyển dụng nhân lực có kiến thức chuyên môn về công tác tại xã với các chính
sách ưu đãi tương xứng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ
chuyên môn.
Năm là: tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức tự quản của người dân
trong quá trình sử dụng các tuyến đường.
5.3. Hạn chế của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là sử dụng số liệu thống kê qua
2 năm thực hiện chương trình nông thôn mới và dựa trên nội dung phỏng vấn
trao đổi với chuyên gia, chưa đi sâu phân tích số liệu bằng các công cụ toán học,
nên chưa xác định được các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Do đó, chính sách gợi ý, mới ở mức
độ chung theo từng nhóm vấn đề, chưa đưa ra được các giải pháp giải quyết cho
từng vấn đề cụ thể có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông nông thôn.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông
thôn. Hà Nội, 162 trang.
2. Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiện cứu định lượng & Những
nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp. NXB Phương
Đông, 428 trang.
3. Trần Đắc Dân (2012), Các bài giảng Phát triển nông thôn. Đà Lạt, lớp
cao học kinh tế nông nghiệp khóa 2011.
4. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây
dựng. NXB Giao Thông vận tải.
5. Bộ Giao thông vận tải (1992), Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông
thôn.
6. Cục thống kê Lâm Đồng (2011), Niên giám thống kê Lâm Đồng 2011.
NXB Thống kê
7. Tỉnh Ủy Lâm Đồng (2011), Báo cáo chương trình xây dựng nông thôn
mới tỉnh Lâm Đồng 2009- 2011.
8. UBND tỉnh Lâm Đồng (2011), Đề án phát triển đường giao thông nông
thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm
2020.
9. UBND tỉnh Lâm Đồng (2008), Đề án phát triển đường giao thông nông
thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
10. Nguyễn Ngọc Đông (2012), Giao thông nông thôn trong công cuộc xây
dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn. (
11. Nguyễn Xuân Phúc (2012), Quy hoạch giao thông nông thôn.
(
cong-giao-thong-nong-thon-con-kem.html).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quang_tieu_luan_het_mon_ptnn_6783.pdf