Tiểu luận Nông nghiệp Bến Tre tìm năng và hướng phát triển

Thả nuôi tôm chân trắng tại những thời điểm thích hợp, tránh thả giống ào ạt, diện tích nuôi tăng đột ngột, giá tôm sẽ giảm, người nuôi không có lãi. - Ao nuôi tôm chân trắng phải đủ điều kiện, đảm bảo độ sâu từ 1,8 – 2m, hệ thống cung cấp oxy phải đầy đủ, an toàn. - Khâu chuẩn bị ao nuôi phải thực hiện thật tốt, cải tạo kỹ, xử lý nước an toàn, gây màu nước tốt trước khi thả giống. - Phải chọn giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, con giống phải qua kiểm dịch, mua giống tại những trại giống có uy tín và đã được kiểm chứng qua kết quả nuôi của những vụ vừa qua như: tỉ lệ sống cao, lớn nhanh và nuôi được sai cỡ lớn (khoảng 40con/kg) để bán được giá cao. - Áp dụng quy trình nuôi theo hướng an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi. - Khi ao nuôi có xảy ra dịch bệnh phải báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi hoạch chính quyền địa phương để được hỗ trợ xử lý, tránh lây lan trên diện rộng. (Nguyễn Văn Dũng,2013)

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nông nghiệp Bến Tre tìm năng và hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trồng dừa, cùng với chính sách hỗ trợ phân bón cho người trồng dừa nên nông dân đã quan tâm hơn trong việc chăm sóc vườn dừa; bên cạnh đó, tình hình bọ cánh cứng hại dừa đã giảm rõ rệt, nhưng bọ vòi voi, sâu đục trái dừa đang là dịch hại mới. Mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm dừa tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm bước đầu có hiệu quả được người dân đồng tình ủng hộ và địa phương đang nhân rộng trên địa bàn toàn xã; hiện nay tổng diện tích được nhân rộng đạt 1.195 ha, với 29 tổ liên kết sản xuất và có 1.755 hộ dân tham gia. Diện tích mía tiếp tục giảm do người dân chuyển sang trồng dừa và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đường, Công ty CP mía đường Bến Tre đã hỗ trợ nông dân xây dựng vùng nguyên liệu 430 ha ở Bình Đại và Thạnh Phú để đầu tư giống mới có năng suất, chữ đường cao và bao tiêu sản phẩm để người dân an tâm sản xuất. Diện tích mía trong năm ước đạt 4.468ha, bằng 88,8% so cùng kỳ Diện tích cacao trồng xen trong vườn dừa giảm do giá bán thấp và ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập, ước còn khoảng 6.000ha, trong đó khoảng 4.000 ha đang cho trái; sản lượng thu hoạch giảm so năm 2012. Mặc dù có biến động về diện tích và giá cả nhưng cây ca cao trồng xen trong vườn dừa vẫn là mô hình có tính bền vững góp phần gia tăng thu nhập cho người trồng dừa. Đến nay, có 79 CLB sản xuất cacao chứng nhận UTZ, 1.800 hộ tham gia với khoảng 1.000 ha. Cây ăn trái phát triển thuận lợi, diện tích và sản lượng tăng nhẹ so với năm trước. Toàn tỉnh hiện có 28.917ha diện tích cây ăn quả, tăng 1,7% so cùng kỳ, sản lượng đạt 303.387 tấn, tăng 2% so cùng kỳ. Giá bán sản phẩm cũng tăng nên người dân có thu nhập khá; diện tích các loại cây đặc sản có năng suất và chất lượng cao như: bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng được mở rộng; cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn GAP được tiếp tục nhân rộng; đến nay toàn tỉnh có 9 mô hình sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP và đang tiếp tục hỗ trợ chứng nhận cho 4 tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng tại huyện Chợ Lách và Châu Thành. Chăn nuôi heo với quy mô trang trại, gia trại có tăng nhưng chưa nhiều, trong 6 tháng đầu năm tổng đàn heo bị sụt giảm do giá giảm, hiện nay giá đã tăng trở lại nên khả năng tổng đàn sẽ phát triển hơn; đàn gia cầm phát triển khá; chăn nuôi bò phát triển thuận lợi, giá đầu ra cao, ổn định nên nông dân mạnh dạn đầu tư nâng chất đàn bò. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm động vật và thuốc thú y được tăng cường; công tác tiêm phòng và vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi được thực hiện tốt nên không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm; đến nay có 02 trang trại và khoảng 50 hộ nuôi ứng dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học, đây là mô hình chăn nuôi giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững. Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 152.000 con bò, tương đương so cùng kỳ; 425.611 con heo, giảm 1,2%; 6,2 triệu con gia cầm, tăng 4,8% so cùng kỳ. Hình 1.3: Trang trại chăn nuôi heo (Nguồn: Tình hình nuôi và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm gặp khó khăn, do xảy ra dịch bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm biển nuôi, đã gây thiệt hại khoảng 1.342 ha, chiếm 17,7% diện tích thả nuôi. Tuy nhiên trong quí 3/2013 tình hình dịch bệnh trên tôm đã giảm đáng kể, nên diện tích nuôi thủy sản các loại đạt 43.861 ha, tăng 1,9% so cùng kỳ; sản lượng nuôi thủy sản ước 194.764 tấn, tăng 1,7% so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm biển ước đạt 32.068 ha, trong đó tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh 5.480 ha, giảm 3,9% so cùng kỳ. Đến nay, diện tích nuôi tôm biển đã thu hoạch ước khoảng 31.675 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ước 4.264 ha tăng 67,74% tăng 1.722 ha so cùng kỳ; diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh 1.102 ha, giảm 21,1% so cùng kỳ do người dân có xu hướng chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, vì có thời gian nuôi ngắn ngày, năng suất cao.          Diện tích nuôi cá tra thâm canh ước 665 ha, giảm 2,9% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch ước 129.853tấn, giảm 4,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do người nuôi thiếu vốn đầu tư, chi phí đầu vào tăng cao, giá bán cá tra thương phẩm không ổn định luôn ở mức thấp dao động từ 21.000 đến 22.000 đồng/kg. Nhìn chung cá nuôi phát triển tốt, nhưng giá cá nguyên liệu vẫn ở mức thấp, đa số người nuôi bị lỗ, nên tiến độ thả giống chậm. Tình hình dịch bệnh vẫn còn xuất hiện rải rác, một số bệnh xảy ra như: gan thận có mủ, xuất huyết, trắng mang tập trung ở cá có trọng lượng dưới 200 gram/con. Hiện tại, trên địa ab2n tỉnh có 08 công ty nuôi cá tra thương phẩm được chứng nhận GlobalGAP, 02 khu nuôi đạt chứng nhận ASC và 01 khu nuôi đạt chứng nhập VietGAP. Nuôi cá rô đồng, cá điêu hồng, cá sặc rằn, cá rô phi,...tiếp tục được người dân đầu tư phát triển, do giá bán tương đối ổn định Diện tích nuôi nhuyễn thể ước 4.695 ha, sản lượng thu hoạch ước 9.380 tấn, giảm 10,7% so cùng kỳ; đã xảy ra nghêu chết cục bộ khoảng 290 ha, đến nay, tình hình nuôi đã ổn định trở lại; các HTX đã thực hiện san thưa và theo dõi các chỉ số môi trường nhằm phát hiện các biến động bất lợi để có giải pháp xử lý kịp thời. Hoạt động khai thác thuỷ sản không thuận lợi, số phương tiện tạm ngừng hoạt động tăng do thua lỗ kéo dài, nhất là nghề cào đơn ở Ba Tri. Tuy nhiên, lượng tàu có công suất lớn đang có sự chuyển biến theo hướng phát triển, giảm tàu công suất nhỏ. Hiện toàn tỉnh có 3.717tàu hoạt động khai thác thủy sản, công suất bình quân 206 CV/chiếc, trong đó 1.759 tàu khai thác xa bờ, công suất bình quân 377 CV/chiếc; sản lượng khai thác ước đạt 106.147 tấn, so cùng kỳ giảm 2,5%. Hiện đã xây dựng được 103 tổ đội khai thác trên biển với 831 tàu tham gia.Hoạt động của các cảng cá ổn định, lượng hàng qua cảng trong 9 tháng đầu năm ước 23.374 tấn. Hình 1.4: Đánh bắt thủy hải sản (Nguồn: 1.3 Tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp 1.3.1 Về tài nguyên thiên nhiên: -  Tài nguyên đất: Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, với nhiều loại đất như: đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất mặn. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng mở rộng, nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng. Hơn 20 năm qua, bằng những nổ lực của mình, nhân dân Bến Tre cũng như cả vùng đồng bằng Nam Bộ đã tiến hành nhiều công trình tháu chua rửa mặn, cải tạo đất đai nhằm khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hơn. -  Tài nguyên nước: tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua là: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu. Hệ thống sông, rạch trong tỉnh còn là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi. 1.3.2 Về tài nguyên động vật, thực vật: Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như: cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm,…đây là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển. Là tỉnh có 3 huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, rừng phòng hộ ở các huyện đang được bảo vệ nhằm ổn định vành đai rừng phòng hộ ven biển, thông qua việc trồng mới và quản lý lâm sản xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Năm 2010, Bến Tre đã trồng mới 72 ha rừng, chăm sóc 336 ha và bảo vệ 3.461 ha. Hình 1.5: Sầu riêng Bến Tre (Nguồn: Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa,bưởi da xanh, ... trồng nhiều ở huyện chợ lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra huyện chợ lách còn là nơi trồng các loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng Trong thời gian gần đây cây táo hồng đang được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách,... Thời gian đầu, loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên trong thời gian một năm nay thì thị trường tiêu thụ bắt đầu gặp khó khăn. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ chính (chủ yếu tiêu thụ quả tươi) đã bão hòa nhưng không tìm được hướng thị trường mới và chứa chế biến để có thể bảo quản lâu dài. Nằm bên bờ sông Tiền thuộc xã Tiên Thuỷ, huyện Châu Thành, là quê hương của Trương Vĩnh Ký. Có thể nói đây là cái nôi cây ăn trái vùng Nam Bộ.  Ðến đây mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các lọai như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi.  Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống triết cành tạo nên các loại cây cảnh và hình bó nai hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt. Sản phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa ...và xuất sang các nước khu vực Đông Nam Á.  Hình 1.6: Tạo hình hoa kiểng ở làng nghề Cái Mơn (Nguồn: 1.3.3 Về kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội: - Kinh tế: + Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng  thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể…Đây còn là vùng đất phù sa trù phú, sản sinh ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Nơi đây cũng có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất nổi tiếng. + Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn- Chợ Lách hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre- xứ sở dừa Việt Nam, nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước khoảng 51.560 ha. Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải  thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương. - Đường bộ: hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có vị trí đặc biệt trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Bến Tre nối liền thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được đầu tư nâng cấp, cầu Rạch Miễu đã khánh thành và đưa vào sử dụng, rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Cầu Hàm Luông hoàn thành nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh, cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh đang được xây dựng khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế của địa phương, gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tiềm năng kinh tế- văn hóa- xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ. - Đường thủy: Bến Tre là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá phát triển, với 4 con sông lớn chảy qua. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. - Bưu chính viễn thông: thời gian qua, Bưu chính viễn thông Bến Tre đã xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt thêm nhiều trạm BTS 2G và 3G; đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều dự án hiện đại về công nghệ, mở rộng về dung lượng đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, Bưu chính viễn thông Bến Tre sẽ tiếp tục có những sách lược, hướng đi phù hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững, phát triển nguồn nhân lực, tập trung xây dựng lực lượng cán bộ khoa học có trình độ và năng lực quản lý, quyết giữ vững vai trò chủ lực trong lĩnh vực bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh… - Cấp thoát nước: Hệ thống xử lý và cấp nước tập trung đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố và trung tâm các huyện. Hiện tại, Công ty cấp thoát nước Bến Tre có hai nhà máy ở xã Sơn Đông (thành phố Bến Tre) và xã Hữu Định (huyện Châu Thành), công suất 32.000 m3/ngày đêm và nhà máy cấp nước Chợ Lách, công suất 1.000 m3/ngày đêm. Với công suất này, hàng năm Công ty cung cấp trên 7 triệu m3 nước cho những  hộ dân vùng đô thị và lân cận. - Điện lực: những năm gần đây, ngành điện đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trọng điểm như: trạm 220 kV Bến Tre – 2 x 125 MVA đường dây 220 kV Mỹ Tho – Bến Tre, đường dây 110 kV Mỏ Cày – Chợ Lách, đường dây 110  kV Vĩnh Long – Chợ Lách, trạm 110 kV Chợ Lách và dự kiến công trình trạm 110 kV Bình Đại, trạm 110 kV Thạnh Phú, đường dây 110 kV Giồng Trôm – Bình Đại, Mỏ Cày – Thạnh Phú đưa vào vận hành trong các năm 2012 và 2013. Hình 1.7: Bưu điện Bến Tre (Nguồn: CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE. 2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp Nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là tài nguyên đất nông nghiệp. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 179.672ha, chiếm 76,11% diện tích đất tự nhiên, trong đó diên tích trồng cây ăn trái là 32.023ha, sản lượng là 318.469 tấn, diện tích trồng mía là 5.865ha, sản lượng đạt 460.056 tấn, diện tích trồng cây dừa là 51.560 ha, sản lượng đạt 420 triệu trái/năm và lớn nhất nước. Từ dừa có thể làm ra nhiều sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng. Bến Tre có thế mạnh về kinh tế thủy sản, với 65km chiều dài bờ biển và diện tích các huyện ven biển nên thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự nhiên. Ngoài ra, Bến Tre còn nổi tiếng với các làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng, với nhiều chủng loại cây cảnh, hoa kiểng đặc sắc, hàng năm tung ra thị trường trên 3 triệu sản phẩm hoa kiểng các loại.  Hình 2.1 Cây giống, hoa kiểng, trái cây Cái Mơn, Chợ Lách (Nguồn: phathuytiemnangthemanhtinhbentredephattrienkinhte,2011) Năm 2013, diện tích gieo sạ lúa đạt 72.237 ha, đạt 99,1% kế hoạch, giảm 4,8% so cùng kỳ, sản lượng ước 335.382 tấn, đạt 104,1% kế hoạch, giảm 10,6% so cùng kỳ, diện tích và sản lượng giảm so kế hoạch và năm 2012 do người dân tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời tiết không thuận lợi, xâm nhập mặn trong vụ Đông Xuân. Bên cạnh đó, mô hình “cánh đồng mẫu” tiếp tục được triển khai thực hiện và nhân rộng ở một số địa phương thuộc các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại bước đầu đạt kết quả khá, người dân tích cực tham gia, tổng diện tích đạt 605 ha, năng suất bình quân khoảng 55 tạ/ha. Năm nay, rau, đậu các loại tăng cả về diện tích lẫn sản lượng so năm 2012 và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân tích cực tham gia đưa cây màu xuống ruộng với hình thức chuyên canh hoặc luân canh lúa - màu. Hình 2.2: Cánh đồng dừa mẫu Bến Tre (Nguồn: Nhắc đến làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng ở Bến Tre là người ta lại nghĩ ngay đến HTX sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn, huyện Chợ Lách. HTX được thành lập vào năm 1996, lúc đó chỉ có 53 xã viên nhưng đến nay đã tăng gần 200 xã viên. Các sản phẩm cây giống, hoa kiểng của HTX trước đây chỉ bán cho thị trường trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì nay đã bán khắp các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung và cả miền Bắc. Bến Tre được xem là đảo quốc của xứ dừa và cây dừa cũng là cây công nghiệp chủ yếu của tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh. Đến nay, diện tích dừa trên toàn tỉnh khoảng 51.814ha, hàng năm cung cấp trên 400 triệu trái dừa và trong thời gian tới, tỉnh sẽ quan tâm phát triển vườn dừa theo hướng chuyên canh, lai tạo giống mới cho năng suất, sản lượng cao. Năm 2010, sản lượng dừa trái của Bến Tre không đủ cung cấp theo nhu cầu của thị trường, giá dừa trái tăng cao kỷ lục, gần 100.000 đồng/chục nên người trồng dừa thu được lợi nhuận cao, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân Bến Tre. Trước nhu cầu của thị trường ngày càng cao, lãnh đạo tỉnh yêu cầu ngành chức năng hướng dẫn người dân tích cực chăm sóc vườn dừa hiện hữu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong canh tác, kích thích dừa cho trái và mở rộng diện tích trồng dừa trên địa bàn, nhằm cung cấp đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng cao trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Bến Tre cũng sở hữu đường bờ biển dài trên 65km, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng, bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, xây dựng cảng biển, phát triển du lịch, dịch vụ vận tải biển,…  Hình 2.3: Dừa – cây công nghiệp chủ lực của Bến Tre. (Nguồn: Tuy nhiên, trong những năm qua, tiềm năng về biển chưa được khai thác đúng mức, chưa phát huy được những thế mạnh vốn có của tỉnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn tới, tỉnh sẽ tập trung đầu tư, phát triển mạnh hai mũi nhọn của nền kinh tế là kinh tế vườn và kinh tế biển gắn với phát triển mạnh công nghiệp chế biến, xem đây là thế mạnh tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế tỉnh nhà. Ngoài ra, Bến Tre cũng có tiềm năng lớn về nguồn lao động, với hơn 57% dân số trong độ tuổi lao động, sức lao động trẻ, có tính cần cù, sáng tạo và chăm chỉ  làm việc. Đây cũng được xem là lợi thế khá mạnh đẩy nhanh phát triển kinh tế và đi lên công nghiệp hoá tỉnh nhà. Để phát huy thế mạnh của tỉnh đã nêu, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 đến 10 năm tới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, mục tiêu nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả các tiềm năng. Đó là huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thâm dụng lao động. Đồng thời, từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Lĩnh vực nông nghiệp sẽ được quan tâm phát triển theo hướng toàn diện, chất lượng cao và hiệu quả, thông qua các giải pháp từng bước hình thành rõ nét các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung và ứng dụng kỹ thuật cao, chuyên sản xuất các mặt hàng nông nghiệp đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu. Nuôi thuỷ sản cũng được khuyến khích đầu tư phát triển, tỉnh ưu tiên đầu tư kinh phí cho lĩnh vực tuyển chọn giống và nhân rộng đối tượng nuôi mới, có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo quy hoạch phát triển bền vững. Hình 2.4 : Khai thác đánh bắt thủy sản. (Nguồn: www.bentre.gov.vn,2011) Tiềm năng biển được khai thác thông qua nghề đánh bắt thuỷ sản xa bờ gắn với xây dựng, mở rộng và vận hành tốt hoạt động cảng cá, tích cực kêu gọi đầu tư cảng biển, cảng sông, phát triển du lịch biển và dịch vụ vận tải biển. Việc tận dụng sức gió kêu gọi đầu tư xây dựng các trạm phong điện, góp phần cung cấp điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng được xem là định hướng ưu tiên trong quy hoạch phát triển kinh tế. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của tỉnh nhằm tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề thành thạo, cung ứng kịp thời cho nhu cầu lao động của tỉnh khi nền công nghiệp tỉnh phát triển mạnh trong những năm tới. Đồng thời, tỉnh sẽ chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong khu vực công, tạo môi trường thông thoáng, tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng và ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, đây cũng là giải pháp ưu tiên triển khai mạnh trong thời gian tới. Những năm qua, phong trào trồng xen ca cao trong vườn dừa ở tỉnh Bến Tre được rất nhiều nông dân hưởng ứng, đã góp phần tăng thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất. Tuy nhiên, đối với những vùng đất nhiễm phèn, mặn, nông dân còn ngán ngại, không dám đầu tư trồng cacao vì sợ cây không phát triển. Mô hình trồng cacao xen trong vườn dừa ở vùng nước lợ đạt hiệu quả kinh tế cao của ông Phan Văn Xê ở ấp Xương Thạnh A, xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú cho thấy cây cacao vẫn phát triển tốt ở vùng bị ảnh hưởng nước mặn nếu nông dân có cách đầu tư chăm sóc phù hợp. Ông Phan Văn Xê (thường gọi là Tám Xê) được xem là người đầu tiên đem cây cacao về trồng thành công ở vùng đất nhiễm phèn, mặn huyện Thạnh Phú cách đây 9 năm. (CaoDương,2012) Hình 2.5 : Ca cao đúng kỹ thuật cho trĩu quả (Nguồn: Hình 2.6: Ông Phan văn Xê trồng xen cacao trên vùng nước lợ đạt năng suất cao. (Nguồn: www.bentre.gov.vn,2011) Năm 2003, thông qua các phương tiện truyền thông, ông Tám Xê biết được cây cacao trồng phát triển phù hợp ở độ mặn từ 8‰ trở xuống. Vậy là ông tìm đến cơ sở bán giống cacao ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành mua 100 cây cacao giống về trồng thử nghiệm trong vườn dừa, cây cacao phát triển rất tốt. Sau đó, ông tiếp tục đầu tư trồng xen cacao vào 1 hecta dừa của gia đình. 3 năm sau, số cacao trồng đầu tiên của ông Tám Xê có trái, năng suất so sánh không thua gì cây cacao được trồng xen ở các nơi nước ngọt, canh tác thuận lợi. Không dừng lại ở diện tích trên, sau khi được dự các buổi tập huấn kỹ thuật trồng cacao xen trong vườn dừa, năm 2007, ông Tám Xê lên bờ 5 công đất lúa chuyển sang đầu tư trồng dừa kết hợp xen cây cacao một cách bài bản. Một bên bờ ông trồng dừa, một bên ông trồng ca cao. Hiện nay, số dừa và cacao này đều cho trái và đem về nguồn thu nhập đáng kể cho ông. Cây dừa, mùa thuận ông thu hoạch khoảng 2 thiên trái, mùa nghịch khoảng 1 thiên trái. Năm 2011 ông thu họach trên 6 tấn trái cacao. Nhờ đầu tư sơ chế hạt cacao tạinhà nên ông Tám Xê chủ động trữ hạt cacao bán khi có giá. Năm 2011 ông bán 600 kg hạt cacao giá 63.000 đồng/kg, đạt thu nhập gần 40 triệu đồng. Ông Tám Xê cho biết: “Để cây cacao phát triển tốt trên vùng đất nhiễm phèn, mặn, phải quan tâm chăm sóc cây ngay từ lúc mới trồng và cần áp dụng cách chăm sóc theo hướng dẫn từ tài liệu về kỹ thuật trồng cacao. Đồng thời để cây dừa và cacao đạt năng suất ổn định cũng cần cách chăm sóc, bón phân đều đặn trong năm. Trung bình một cây dừa tôi bón 4kg, cacao bón 2kg phân các loại như urê, lân, kali theo tỷ lệ 2 – 1 – 1 và chia đều các tháng trong năm. Mùa mưa thì tôi rải phân sau khi mưa kết thúc cho phân thấm xuống đất, không bị những đám mưa sau làm trôi phân. Mùa nắng, sau khi rải phân tôi tưới nước nhiều lần để phân tan cây trồng dễ hấp thụ. Ngoài ra, vào mùa nắng, bình quân 10 ngày là tôi tưới phân cho mảnh vườn 1 lần”. Thời gian qua, vườn dừa trồng xen cacao của ông Tám Xê được xem là mô hình điểm để cho nông dân trồng cacao các vùng nhiễm phèn, mặn trong tỉnh Bến Tre đến tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng. Là người tiên phong đem cây cacao về trồng hiệu quả góp phần nhân rộng mô hình trồng xen cacao trên địa bàn huyện Thạnh Phú, năm 2009 ông Phan Văn Xê được Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre tặng bằng khen với thành tích thi đua lao động sản xuất, là nông dân tiêu biểu sáng tạo của tỉnh. Năm 2011, tổng kết mô hình sáng tạo nông nghiệp 3 năm 2008 – 2010, ông Tám Xê được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre tặng giấy khen với mô hình “Trồng cacao xen trong vườn dừa vùng nước lợ” đạt hiệu quả kinh tế cao.( Mai Hưng Thịnh,2012) Anh Nguyễn Văn Bảy, một nông dân nhiều kinh nghiệm trồng và xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ đang trúng lớn với vườn chôm chôm hơn 10 công đất (10.000m2) của mình. Vườn chôm chôm của anh (ấp Chợ, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách) đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và đang chín rộ trong thời điểm khoảng 90% diện tích chôm chôm trong huyện đã thu hoạch xong hoặc đang ra hoa, trái mới. Anh cho biết, chôm chôm trong vườn gồm hai loại là chôm chôm Java và chôm chôm nhãn, giá hiện tại của hai loại này lần lượt là 17.000 đồng/kg và 35.000 đồng/kg. Năng suất bình quân vào khoảng 25 tấn/ha. Ước tính, năm nay anh Bảy có thể kiếm khoảng 600 triệu đồng, tức khoảng 60 triệu đồng/công, một mức lợi nhuận đáng mơ ước đối với người trồng chôm chôm của huyện Chợ Lách. Bưởi Da xanh là loại cây trồng dễ ăn nhưng khó tính, không phải chỗ nào cũng đặt xuống trồng được, dù có chăm sóc nhiều vẫn không phải phát triển tốt. Khi trồng nên tránh đất sét nặng, đất nhiễm phèn mặn, đất bạc màu, đất cát rời rạc, đất thấp ngập úng, đất cao “hóc” nước, đất mới lên bờ, đất có cỏ tranh, cỏ song chằn bao phủ. Nhìn chung là đất không thuận lợi thì không nên trồng bưởi Da xanh. Bởi vì trồng bưởi đâu phải ngắn ngày, phải mất năm mười năm, nếu không cho trái theo mong muốn thì nó chỉ đứng đó trông chờ diễn vọng. Hình 2.7: Vườn bưởi có hệ thống tưới, rải mụn dừa giữ ẩm, bao trái. (Nguồn: Trồng bưởi chuyên hoặc trồng xen cùng một cây khác thì cũng cần trong ánh nắng 70-80%. Mùa nắng phải đậy ủ gốc, giữ ẩm, tưới nước để cây không bị hóc; thiếu nước cây không hấp thu dinh dưỡng tốt, khi nước mặn 0,3% không nên tưới lên gốc. Đất trồng phải cao hơn hoặc bằng mực nước cao nhất hàng năm so vào rằm tháng 10, rằm tháng Chạp âm lịch; đất tơi xốp, không bị phèn. Đất ít cát pha sét, pha thịt; đất bờ dừa lâu năm; đất có Trùn cư trú tức là có cả vi sinh vật tồn tại. Đất có cỏ hôi, cỏ lồng vực, cỏ đuôi chồn, rau trai mọc lấp sấp thì dễ trồng bưởi. Trồng bưởi Da xanh phải chọn giống kỹ: ăn ngọt, giống có tép đỏ hồng, ráo nước nhưng không khô, lột vỏ và tép tróc hoàn toàn, rất ít hạt hoặc không hạt, vỏ mõng, trái tròn; đặc biệt không mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, mắt thấy cây bưởi vừa ý để chiết nhánh trồng. Hình 2.8: Làm khô vỏ trái bưởi sau khi rửa bằng dung dịch diệt mầm bệnh tại cơ sở Hương Miền Tây, ấp Phước Trung, xã Phước Mỹ Trung (Mỏ Cày Bắc) (Nguồn: Muốn vậy, chúng ta lưu ý những điều tránh không chọn cây giống của bưởi Da xanh khi cho trái có tép múi không ngọt, chua lẫn đắng, quá khô nước nhất là ở hai đầu múi bưởi, màu quá đỏ hoặc hơi trắng, vỏ quá dày, hình trái lê, lột tép bưởi khó tróc.. Nguyên nhân, vì giống bưởi Da xanh hiện nay có những dòng chưa được thuần; có trái hình quả lê, trái hình cầu, có cây hai dạng trái, khi bán trái chọn ra phân loại cũng khó; mắt thường không thể phân biệt rõ sự khác nhau giữa dòng nầy với dòng khác. Ngoài ra, trồng từ cây chiết nhánh, cây gốc ghép; kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón phân khác nhau cũng làm cho các đặc tính về năng suất, phẩm chất, hình dáng bị ảnh hưởng. Vì thế thời gian qua trong tỉnh đã có những nghiên cứu để tìm ra dòng vô tính, chọn giống bưởi Da xanh ngon đó là đề tài “Tuyển chọn, xác định dòng vô tính đặc trưng phục vụ xây dựng thương hiệu bưởi da xanh của tỉnh Bến Tre” do Thạc sỹ Võ Hoài Chân, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre chủ nhiệm. Đề tài được nghiên cứu độ prix, tỷ lệ nẩy mầm, điện di protein, điện di DNA, đánh giá độ tróc vỏ, tróc tép, bề dày vỏ trái, sự có hạt và không hạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cây bưởi Da xanh của 5 hộ nhà vườn: ông Phạm Nguyễn Trãi, Anh Trường, ông Hai Hoa, ông Thầy giáo Phúc, Thầy giáo Hiệp thì cây bưởi của ông Hai Hoa (Sơn Định-Chợ Lách), Thầy giáo Phúc (Mỹ Thạnh An-Thị Xã) hạt phấn hoa bưởi không nẩy mầm chiếm tỷ lệ 80-83% nên trái bưởi các vườn này ta thấy luôn luôn ít hạt hoặc không hạt. Vì vậy, cây bưởi Da xanh của ông Hai Hoa và Thầy giáo Phúc đã trên 20 năm tuổi, năng suất cao, chất lượng ngon, gần như không hạt. Do hạt phấn hoa bưởi Da xanh tự bất dung hợp khi thụ phấn sẽ cho ra trái bưởi không hạt hoặc ít hạt với điều kiện không có thụ phấn chéo với các cây cùng họ. Nếu không thì hạt nhiều, không còn tính đặc trưng của bưởi Da xanh. Vì thế bà con nông dân nên bao từng hoa bưởi trước khi thụ phấn, hoặc chỉ trồng chuyên bưởi Da xanh, không trồng xen cam, chanh, quýt, bưởi khác trên một vườn. Mặt khác, nên xới gốc bón phân hữu cơ, vô cơ đan xen 3-4 lần/năm. Khoảng tháng 2-3 dương lịch, bón phân xong, bồi bùn nhưng không bồi lúc nước mặn. Cây trên 3 tuổi nên bón phân hữu cơ vi sinh trộn với phân chuồng 3-4 lần/năm, mỗi lần 5-10 kg, bón riêng mỗi gốc 1 kg vôi để dễ đậu trái và ngọt. Mỗi cây bón từ 0,8-2,0 kg ure, 1,5-3,5 kg lân; 0,6-1,5 kg clorua kali chia 3-4 lần/năm. Vì bưởi mang trái thường xuyên trên cây nên có thể sau thu hoạch rộ bón: 25% đạm, 25% lân; thấy khi trái ít cần thúc ra hoa bón: 25% đạm, 50% lân, 30% clorua kali; khi đậu trái bón 50% đạm, 25% lân, 50% clorua kali; trước thu hoạch bón 20% clorua kali còn lại. Khi nhìn thấy cây bưởi cành nhánh sum suê, lá xanh tốt mượt mà nhưng không trái thì phải giảm lượng đạm, tăng clorua kali để cây ra hoa. Chú ý cây bưởi nhánh trồng nghiên, lúc nhỏ khi mọc tượt non có thể cắt bỏ cành cũ (già), để tượt non mọc lên khoảng 0,5-0,7 m cắt ngọn để thân mọc các chồi mới, sau đó dùng dây nhựa kéo đọt uốn ra “tứ diện”. Cây bưởi sẽ phát triển cho trái đồng đều, cao khoảng 2-2,5 m dễ dàng chăm sóc và thu hoạch. Hiện nay, người trồng bưởi đã phải “đau đầu” vì sâu đục trái, chúng gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. Đây là mối nguy khi chúng ta trồng bưởi Da xanh. Trong sắp đến xem như trồng bưởi Da xanh phải “sống chung” cùng sâu đục trái bưởi, phải bao từng trái từ nhỏ là biện pháp hữu hiệu nhất. Phải thường xuyên hái, lượm các trái bị sâu đục cho vào lu chứa nước vôi để diệt sâu. Gần đây, sâu đục trái bưởi có giảm, bà con thấy vậy không bao trái, vô tình chúng ta giúp để sâu đẻ trứng, hóa nhộng và có cơ hội tái xuất trở lại. Tóm lại, phải đầu tư công sức, thường xuyên chăm sóc, xới gốc, bón phân, tỉa cành tạo tán, bao trái mới đạt kết quả cao.(Đỗ Văn Công,2011). Trong chăn nuôi toàn tỉnh Bến Tre có đàn heo trên 400.000 con. Từ việc nuôi heo dạng gia đình (mỗi hộ chỉ vài con), trong những năm gần đây, người chăn nuôi chuyển dần sang nuôi qui mô theo hình thức trang trại. Từ những con heo giống địa phương, nay người chăn nuôi đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, nhất là khâu lai tạo con giống. Điều đó ngày càng được khẳng định khi Trung tâm Giống nông nghiệp đã tìm tòi, hỗ trợ con giống cho người nuôi, trong đó có việc thực hiện Dự án quản lý, phát huy hiệu quả đàn heo đực giống trong tỉnh. Hình 2.9: Phát triển đàn heo ở Mỏ Cày Nam. (Nguồn: Theo ông Nguyễn Văn Chấn - Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp, heo đực giống được lấy tinh để thụ tinh nhân tạo phải được chọn từ những dòng, giống có ưu thế về thể chất, tỷ lệ thịt cao, đẻ sai, ổn định về di truyền. Nếu phối giống trực tiếp, trong một năm, một con heo giống phối chỉ được khoảng 200 con heo nái, bình quân mỗi lứa đẻ được 9 con (một năm đực giống sản xuất khoảng 1.800 heo con). Còn đối với đực giống thụ tinh nhân tạo, bình quân ba ngày lấy tinh một lần thì một năm lấy được 120 lần. Mỗi lần khai thác tinh dịch sẽ sản xuất ra 15 liều tinh, được sử dụng phối giống cho 15 heo nái. Vậy một năm heo đực lấy tinh sẽ sản xuất ra 18.000 heo con, tức tăng gấp 10 lần so với phối giống trực tiếp. Cũng theo ông Chấn, từ năm 2009 - 2011, Bến Tre đã thực hiện Dự án Quản lý và nâng cao chất lượng đàn heo đực giống và đã giám định, bình tuyển trên 500 heo đực giống, chọn ra những heo đực giống đạt chuẩn chất ngoại hình, thể chất. Qua đó, Dự án cũng đã kiểm tra lại hồ sơ, lý lịch con giống để đảm bảo 100% heo đực giống có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng để có cơ sở đánh giá tính ổn định di truyền như khả năng sinh sản, tỷ lệ xẻ thịt cao, lớn nhanh, nạc nhiều. Hiện nay, Trung tâm Giống đang quản lý trên 300 heo đực giống đủ tiêu chuẩn chất lượng giống theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thụ tinh nhân tạo cũng đã góp phần rất lớn làm tăng năng suất sinh sản của heo đực tăng gấp 10 lần, kiểm soát và cải tiến di truyền giống, giúp heo tăng trưởng nhanh, sinh sản tốt hơn; cắt đứt sự lây lan bệnh của heo cái lây sang heo đực và heo đực lây sang nhiều heo khác rất nguy hiểm. Cách thụ tinh này giúp kiểm tra được tinh dịch của heo đực trước khi pha chế, dụng cụ được sát trùng trước khi phối giống nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, giảm khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, tinh pha chế dễ dàng vận chuyển đi xa, giảm chi phí. Theo Chi cục Thú y tỉnh, qua nhiều đợt kiểm tra, chưa phát hiện trường hợp nào người chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc mà phần lớn sử dụng yếu tố di truyền của con giống. Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đang quản lý chặt chẽ đàn heo đực giống để thụ tinh nhân tạo và nhân giống trong toàn tỉnh. Hàng năm, Trung tâm khảo sát, giám định bình tuyển toàn bộ đàn heo đực giống để chọn heo đạt tiêu chuẩn đưa vào chương trình giống, loại bỏ những con không đạt yêu cầu. Mặt khác, Trung tâm cũng thường xuyên huấn luyện, chuyển giao qui trình kỹ thuật cho các hộ nuôi heo đực giống để khai thác cung cấp tinh tốt nhất cho người chăn nuôi.(Xuân Thọ,2014) Tôm chân trắng là đối tượng nuôi mới được Bộ NN-PTNT cho phép nuôi tại các tỉnh ĐBSCL từ đầu năm 2008. Qua hơn 3 năm phát triển tôm chân trắng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt cho người dân trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Ưu thế của tôm chân trắng là thích nghi tốt với điều kiện nuôi tại Bến Tre, thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú (khoảng 2,5 tháng đạt trọng lượng trung bình từ 70 – 75 con/kg) nên tận dụng nuôi được vào thời điểm chuyển mùa mưa tại các vùng trước đây khó phát triển nuôi tôm sú do độ mặn cao. Hình 2.10: Khai thác Nghêu ở Thừa Đức,Bình Đại (Nguồn: Để quản lý phát triển tốt nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh, vào đầu năm 2009 UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Theo đó con tôm chân trắng đã phát triển khá tốt trên địa bàn 3 huyện ven biển nói trên trong những năm gần đây. Theo thống kê của ngành nông nghiệp diện tích nuôi tôm chân trắng tăng dần qua các năm, năm 2008 là 176ha, đến năm 2010 là 560ha và vụ 1 của năm 2011 là 1.250 ha. Riêng trong vụ nuôi năm 2011, tôm chân trắng phát triển tốt trên địa bàn tỉnh, do trong năm nay tôm sú nuôi xuất hiện bệnh và gây thiệt hại nhiều hơn nên tôm chân trắng được xem là đối tượng bổ sung phù hợp, góp phần tăng thu nhập cho người nuôi, ổn định sản xuất. Việc phát triển nuôi tôm chân trắng những năm gần đây phát triển theo chiều hướng tốt, trong vụ nuôi năm 2011 với mật độ thả nuôi thương phẩm trung bình 100-120 con/m2, sản lượng trung bình đạt 10 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận trung bình khoảng 300 – 400 triệu đồng/ha mặt nước/1 vụ nuôi. Đây là mức rất cao, nhiều hộ nuôi đã khá lên nhờ mô hình chuyển đổi phù hợp này. Đối với những hộ nuôi cá thể, điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Nam ấp 5, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, đầu tư ao nuôi với diện tích 3.400 m2, độ sâu mực nước 1,8m, vụ 1 năm 2011 ông Nam thả với lượng giống là 340.000 con. Chi phí đầu tư con giống 30,6 triệu đồng; chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, dầu chạy máy là 153,5 triệu đồng, tỷ lệ sống 90%, sau 70 ngày tôm nuôi đạt 80 con/kg; tổng thu hoạch 3.800 kg, giá bán 94.000 đồng/kg, thu được 357,2 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 173 triệu đồng. Hộ ông Võ Thành Công, ấp 1, xã Phú Long, huyện Bình Đại, đầu tư ao nuôi với diện tích khoảng 3.000 m2, độ sâu mực nước 1,7m – 1,8m, vụ 1 năm 2011 ông thả lượng giống 300.000 con. Chi phí đầu tư con giống 21 triệu đồng; chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, dầu chạy máy là 89 triệu đồng. Tỷ lệ sống 80%. Sau 75 ngày nuôi tôm nuôi đạt 60 con/kg; tổng thu hoạch 3.500 kg, giá bán 115.000 đồng/kg, thu được 402.500.000 đồng, trừ chi phí lãi gần 250.000.000 đồng. Tuy nhiên hiệu quả nuôi còn phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, chất lượng con giống và cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý. Đối với mô hình nuôi trang trại của các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, ao nuôi đảm bảo độ sâu, hệ thống cung cấp oxy đầy đủ; có đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao; tuân thủ các quy định về điều kiện nuôi và quy trình công nghệ thì năng suất đạt cao trên 15 tấn/ha mặt nước, cá biệt có mô hình nuôi đạt năng suất 25 tấn/ha mặt nước. Điển hình như Cty TNHH Đầu tư thủy sản Huy Thuận đầu tư tại xã An Điền, huyện Thạnh Phú, với diện tích 25 ha mặt nước, tổng số 72 ao, mật độ thả nuôi trung bình 150 - 170 con/m2, lượng giống thả 41 triệu con. Sau khi nuôi 75 – 90 ngày tiến hành thu tỉa khoảng 40% số lượng tôm trong ao, kích cỡ bình quân khoảng 60-70 con/kg; số lượng 60% nuôi đến 120 – 130 ngày bình quân thu khoảng 46-50 con/kg. Tổng thu hoạch 598 tấn, giá bán 121.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi các chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, nhiên liệu, con giống… lợi nhuận của doanh nghiệp đạt hơn 30 tỷ đồng. Từ những mô hình nuôi trên cho thấy nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã đạt được kết quả khả quan, tuy nhiên để phát triển nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh ổn định trong thời gian tới, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề như: - Thả nuôi tôm chân trắng tại những thời điểm thích hợp, tránh thả giống ào ạt, diện tích nuôi tăng đột ngột, giá tôm sẽ giảm, người nuôi không có lãi. - Ao nuôi tôm chân trắng phải đủ điều kiện, đảm bảo độ sâu từ 1,8 – 2m, hệ thống cung cấp oxy phải đầy đủ, an toàn. - Khâu chuẩn bị ao nuôi phải thực hiện thật tốt, cải tạo kỹ, xử lý nước an toàn, gây màu nước tốt trước khi thả giống. - Phải chọn giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, con giống phải qua kiểm dịch, mua giống tại những trại giống có uy tín và đã được kiểm chứng qua kết quả nuôi của những vụ vừa qua như: tỉ lệ sống cao, lớn nhanh và nuôi được sai cỡ lớn (khoảng 40con/kg) để bán được giá cao. - Áp dụng quy trình nuôi theo hướng an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi. - Khi ao nuôi có xảy ra dịch bệnh phải báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi hoạch chính quyền địa phương để được hỗ trợ xử lý, tránh lây lan trên diện rộng. (Nguyễn Văn Dũng,2013) Phiên đấu giá đầu tiên để chuẩn bị thu hoạch vụ nghêu 2012-2013 diễn ra thì các thành viên sẽ có lời đến 50% số tiền đầu tư. Nhưng chúng tôi vẫn chưa đồng ý bán, vì giá 20 ngàn đồng/kg là thấp. Hợp tác xã (HTX) đang chờ giá tăng thêm để bà con có vụ nghêu kỷ lục mà ăn Tết !” - ông Nguyễn Văn Xoàng - Giám đốc HTX nghêu Thạnh Lợi (ấp Thạnh Thới B - xã Thạnh Hải - Thạnh Phú) cho biết. Lãi 50%... nhưng chưa đạt “Sở dĩ tôi nói chỉ được mà chưa đạt” vì có mấy khi nghêu phát triển tốt như năm nay. Thời tiết quá thuận lợi, nghêu giống sống hầu như 100%”, chỉ cần giá được như năm rồi sẽ tốt hơn rất nhiều” - ông Xoàng phân trần. Nếu so sánh với vụ 2012 thì sản lượng hiện vượt mức 5%. Năm 2012, HTX Thạnh Lợi đầu tư 7,2 tỷ đồng con giống (192 tấn nghêu con, từ 200 đến 500 con/kg) thu về 14,2 tỷ đồng, lợi nhuận 45%. Năm nay, bà con mạnh dạn đầu tư 14 tỷ đồng và nếu bán với giá 20 ngàn đồng/kg thì ước sẽ thu về trên 30 tỷ đồng, sau khi trừ hết chí phí sẽ có lãi trên 50%. HTX Thạnh Lợi hiện có diện tích 404ha (sổ hồng), trong đó nuôi nghêu được 226ha, còn lại là vùng đệm (thu về hàng trăm triệu đồng/năm từ nguồn nghêu tự nhiên). Hiện HTX có 578 thành viên, trong số đó xã viên địa phương chiếm gần 70%, còn lại là “cổ đông” từ nơi khác đến đầu tư. (Mã Phương,2013) 2.2. Những thành tựu đạt được của ngành Nông Nghiệp tỉnh Bến Tre 2.2.1. Trồng trọt a/ Cây lúa Diện tích diện tích lúa gieo sạ năm 2013 đạt 72.237 ha, so cùng kỳ giảm 4,8%; sản lượng ước 335.382 tấn, so cùng kỳ giảm 10,6%. Nguyên nhân diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều giảm so cùng kỳ là do người dân tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời tiết đầu năm không thuận lợi. Mô hình “cánh đồng mẫu” triển khai thực hiện ở một số địa phương thuộc các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại đạt kết quả khá, người dân tích cực tham gia, tổng diện tích hiện có là 407,1 ha; năng suất bình quân khoảng 55 tạ/ha. b/Cây dừa Diện tích dừa toàn tỉnh hiện có khoảng 61.229 ha, tăng 8,4% so cùng kỳ, trong đó có khoảng 50.000 ha cho trái; sản lượng đạt 339,4 triệu trái, giảm 5,7% so cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng giảm do giá dừa khô giảm nên người dân chưa quan tâm đầu tư chăm sóc đúng mức cho vườn dừa; một số sâu bệnh phát sinh trên cây dừa đã ảnh hưởng đến năng suất dừa. c/ Cây ăn trái Diện tích cây ăn trái hiện có 28.713 ha, tăng 1,5% so cùng kỳ; sản lượng đạt 244.907 tấn, tăng 4,9% so cùng kỳ. Hiện người dân tiếp tục mở rộng diện tích các loại cây đặc sản có năng suất và chất lượng cao như bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng,... Bên cạnh đó, nhiều nông dân đã chú trọng trồng xen, nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Trong 9 tháng đầu năm ngành chức năng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận VietGAP cho tổ hợp tác sản xuất sầu riêng ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách. Nâng tổng số toàn tỉnh có 02 mô hình sản xuất đạt chuẩn GlobalGAP và 07 mô hình VietGAP. Bên cạnh đó, các ngành chức năng đang tiến hành gói hỗ trợ chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP cho 4 tổ sản xuất bưởi da xanh, chôm chôm và sầu riêng ở huyện Chợ Lách và Châu Thành.                    d/ Cây mía Diện tích mía tiếp tục giảm do người dân chuyển sang trồng dừa và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời một số diện tích bị chết do ảnh hưởng mặn. Hiện toàn tỉnh có 4.468 ha, giảm 11,2% so cùng kỳ; sản lượng 369.683 tấn, giảm 8,9% so cùng kỳ. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đường, Công ty CP Mía đường Bến Tre đã hỗ trợ nông dân xây dựng vùng nguyên liệu 430 ha ở Bình Đại và Thạnh Phú để đầu tư giống mới có năng suất, chữ đường cao và bao tiêu sản phẩm nên người dân an tâm sản xuất. e/ Cây cảnh và các loại cây khác Đến nay diện tích cacao trồng xen trong vườn dừa hiện còn 5.892 ha, giảm 25,42% so cùng kỳ, trong đó có khoảng 4.000 ha đang cho trái; sản lượng thu hoạch ước 16.395 tấn, giảm 28,14% so cùng kỳ. Nguyên nhân, diện tích và sản lượng giảm là do trong những tháng đầu năm giá bán ca cao giảm thấp nên một số nơi đốn bỏ hoặc tỉa thưa diện tích không hiệu quả, mặt khác do ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập sâu, thiếu đầu tư chăm sóc nên một số diện tích bị chết. Dự án ca cao chứng nhận UTZ tiếp tục được mở rộng, đã có 79 câu lạc bộ sản xuất ca cao chứng nhận với 1.800 hộ tham gia và diện tích khoảng 1.000 ha. 2.2.2 Chăn nuôi Chăn nuôi tăng chậm, mặc dù dịch bệnh không xảy ra, công tác tiêm phòng được tăng cường triển khai nhưng do giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng, trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi giảm trong thời gian dài làm người nuôi thua lỗ, không mạnh dạn đầu tư quy mô lớn, chủ yếu phát triển chăn nuôi ở quy mô nhỏ lẻ. Đến nay, tổng đàn heo ước 422.055 con (giảm 1,4%), đàn bò 150.776 con (giảm 0,4%), đàn gia cầm 6 triệu con (tăng 0,7 %). Đã có 02 trang trại và khoảng 50 hộ nuôi ứng dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học, là mô hình chăn nuôi giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí và hạn chế dịch bệnh. Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm đã tổ chức 179 lượt kiểm tra, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm động vật và thuốc thú y, có 180 trường hợp vi phạm đã xử phạt theo qui định./. Hình 2.11: Mô hình nuôi Rắn Ráo Trâu mang lại hiệu quả cao (Nguồn: CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 3.1 Mục tiêu: 3.1.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát đến năm 2015 là: “xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân”. 3.1.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Tạo sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đẩy mạnh cơ giới hóa, trong sản xuất; gắn sản xuất với chế biến, thị trường tiêu thụ và mở rộng xuất khẩu. Đến năm 2015, diện tích cây ăn trái 34.500 ha, sản lượng 442.000 tấn; 53.500 ha dừa, sản lượng 494 triệu trái; diện tích vùng chuyên canh sản xuất lúa tập trung 26.500 ha, sản lượng đạt 331.600 tấn; vùng mía nguyên liệu 4.300 ha, sản lượng 365.500 tấn; diện tích đất có rừng đạt 4.400 ha; đàn bò 220.000 con, đàn heo 350.000 con, đàn gia cầm 5 triệu con; diện tích nuôi thủy sản đạt 46.000 ha, trong đó nuôi tôm biển thâm canh bán thâm canh 5.500 ha, sản lượng thủy sản nuôi đạt 195.000 tấn; sản lượng thủy hải sản đánh bắt đạt 90.000 tấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bình quân hàng năm 5,63%. 3.2. Định hướng phát triển Để đạt được những mục tiêu trên, ngành Nông nghiệp chọn những hướng phát triển: Thứ nhất: đẩy mạnh phát triển theo hướng chuyên canh tập trung, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác đối với cây ăn trái đặc sản, cây mía và cây lúa; Phát triển mạnh diện tích trồng mới vườn dừa bằng những giống chất lượng cao, nhân rộng hình thức trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa; Ứng dụng công nghệ sinh học vào chế biến, bảo quản sau thu hoạch; Tổ chức lại sản xuất nhằm tạo ra lượng lớn hàng hóa chất lượng đồng đều đáp ứng yêu cầu thị trường. Thứ hai: phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững với quy mô trang trại, quản lý giết mổ tập trung, đảm bảo an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ ba: phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường xuất khẩu; Thu hút đầu tư sản xuất giống, đáp ứng nhu cầu giống chất lượng cao phục vụ nuôi thủy sản thâm canh của tỉnh; Phát triển mạnh hình thức quản lý cộng đồng trong nuôi thủy sản. Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, giảm cường lực khai thác ven bờ nhằm gia tăng hiệu quả đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an ninh, trật tự trên biển. Thứ tư: tăng cường quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có, thực hiện trồng mới, khoanh nuôi tái sinh theo quy hoạch; Kết hợp phát triển lâm nghiệp với nông - ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác động biến đổi khí hậu. Thứ năm: tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt, chủ động tưới tiêu cho vùng sản xuất lúa, vườn cây ăn trái, vùng nuôi thủy sản và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. Thứ sáu: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao đời sống vật chất tinh thần dân cư nông thôn, xã hội nông thôn ổn định. (Lê Phong Hải,2010) Ngành nông nghiệp Bến Tre định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, từng bước tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên, khu và vùng nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó là phát triển chăn nuôi, thủy sản và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới. Bến Tre là 1 trong những tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng ngành chăn nuôi hàng năm đạt trên 30% trong ngành nông nghiệp. Bến Tre được đánh giá là tỉnh có đàn bò thịt chất lượng cao nhất khu vực Đông và Tây nam bộ do được Zebu hóa 87,47%. Đến nay, ngành đang từng bước lai tạo với những giống bò chuyên thịt chất lượng cao như RedAngus, Limousin, Brahman…Kết quả lai tạo được từ 10-15% so với tổng đàn bò toàn tỉnh. Cùng với đó, thịt heo sản xuất tại Bến Tre có chất lượng rất cao, được xuất đi các tỉnh miền Đông, Tây nam bộ, nhất là thành phố Hồ Chí Minh và thị trường Trung quốc và được các cơ sở chế biến thực phẩm như Vissan ưa chuộng. Các giống heo chất lượng cao như: Duroc, Landrat, Yorkshire, Pietrain được người chăn nuôi Bến Tre du nhập và phát triển…Các loại gia cầm cũng được ngành nông nghiệp Bến Tre đầu tư phát triển mạnh, mang lại hiệu quả cao. Bà Phan Thị Thu Sương – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre cho biết, ngành nông nghiệp Bến Tre đã xây dựng những chương trình hành động cụ thể phát triển từng khu vực trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt ngành đã xây dựng Chương trình phát triển giống vật nuôi các giai đoạn và được UBND tỉnh thông qua. Từ đó ngành xây dựng các dự án, đề án khoa học kỹ thuật để phát triển ngành chăn nuôi. Ngoài ra hàng năm ngành thực hiện các chương trình khuyến nông, chương trình khoa học kỹ thuật, chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi để đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt để đạt được năng suất chất lượng chăn nuôi của tỉnh như hiện nay, tỉnh chủ trương xã hội hóa công tác du nhập các giống vật nuôi mới trên cơ sở ngành quản lý, theo dõi nguồn gốc, chất lượng con giống đã mang lại sự cạnh tranh về chất lượng con giống, thay thế những giống năng suất, chất lượng thấp và mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi trong tỉnh. Cũng theo bà Sương nhận thấy thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh nên trong thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi, khai thác và chế biến thủy sản. Cùng với đó là tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu; Phát triển thị trường trên cơ sở đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng, vệ sinh và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, châu Âu, Úc và Đông Á, ngành sẽ phát triển mở rộng ra các thị trường tiềm năng như một số nước Châu Phi, các nước Arập,... Chia sẻ mục tiêu của toàn ngành trong thời gian tới, bà Sương cho biết, ngành nông nghiệp Bến Tre định hướng phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên, khu và vùng nông nghiệp công nghệ cao; Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà”, phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, tiến đến sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu nhằm nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân. (Khôi Anh,2012)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiem_nang_kinh_te_nong_nghiep_ben_tre_0959.doc
Luận văn liên quan