Tiểu luận Phương hướng và biện pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh công ty xây đựng số 21-VINACONEX trong thời gian tới

Đối với công tác thị trường , theo như phân tích ở mục chươngII mục 2.1 ta thấy sản phẩm xây dựng là sản phẩm mà quá trình mua bán diễn ra trước khi sản phẩm được sản xuất, sản phẩm lúc này được đưa ra mua-ban là “ sản phẩm ảo”, là “sản phẩm thiết kế”. Vấn đề đặt ra cho khách hàng trong quá trình chọn nhà sản xuất đó là “sản phẩm thực” có đúng như sản phẩm mình mong muốn theo sản phẩm thiết kế hay không. Vì vậy có thể nói khách hàng sẽ chọn người sản xuất là người đã tạo ra những “sản phẩm thiết kế thật”, đó chính là đại diện cho uy tín của mỗi công ty xây dựng.

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương hướng và biện pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh công ty xây đựng số 21-VINACONEX trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Việt Nam, công ty xây dựng số 21-VINACONEX đang ngày càng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển, tăngcường huy động vốn, sử dụng các nguồn vônd một cách hiệu quả. Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với sự chỉ đạo trợ giúp của các ban, các ngành, trong đó đặ biệt là sự giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Tây, sở xây dựng Hà Tây cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo công ty và sự nỗ lự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty se vững bước đi lên, vượt qua mọi thử thách, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, từng bước thích ứng với hoàn cảnh mới, góp phần vào công cuộc CNH-HĐH đất nước, đua đất nước Việt Nam nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới. II. Cơ cấu tổ chức, lao động, tiền lương, và tình hình sử dụng máy móc trang thiết bị của công ty. 1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty. Trong những năm trước đây, công ty có một bộ máy tổ chức khá cồng kềnh, gồm nhiều bộ phận. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo điều kiện cho công tác quản lý công ty đã tiến hành xắp xếp và xắp xếplại. Đến nay công ty đã có một cơ cấu quản lý phù hợp với điêu kiện hoạt động của công ty, với sơ đồ như sau: Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý công ty 21-VINACONEX Trong cơ cấu tổ chức trên: Giám đốc công ty lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp tới từng công trình,xưởng, đội sản xuất : Giám đốc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như sau: 1. Nhận vốn và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao, quản lý, sử dụng theo mục tiêu mà Tổng công ty giao cho, Sử dụng, bảo toàn, và phát triển vốn. 2. Xây dựng chiếnlựoc phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty 3. Tổ chức điều hành hoạt động của công ty . 4. Ban hành các định mức kinh tế –kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn gia tiền lương phù hợp với quy định của nhà nước 5. Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và HĐQT Tỏng công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc Công ty Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc tổ chức hành chính Phòng Kinh doanh Phòng KH - KT Phòng KT - Tài vụ Phòng TC - HC Đội làm đường số Đội XD số 1,2,3 Đội lắp đặt thiết Đội điện nước số Xưởng mộc sắt bê Đội thi công cơ 6. Chịu sự kiểm tra, giám sátcủa tổ chức giám sát do chính phủ quy định và của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước. Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc (phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc tổ chức hành chính) cùng với các phòng ban chức năng, được tổ chức theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.với chiẹm vụ chức năng là: -Chấp hành và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, các chế độ chính sách của nhà nước và nội quy của công ty, các chỉ thị mệnh lệnh của giám đốc. -Phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh. -Đề xuất với giám đốc những chủ chương và biện pháp giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Các phong ban giúp việc cho ban giám đốc gồm có: -phòng kinh doanh -phòng kế toán tài vụ -phòng tổ chức hành chính. Trong đó: Phòng kinh doanh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ troẹ giúp giám đốc trong việc tìm kiếm thị trường, lập hồ sơ dự thầu, giúp công ty tham gia đấu thầu và thắng thầu, ... tạo công ăn việc làm cho người lao động. Phòng kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp. Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự và các công tác hành chính của công ty 2. Đặc điểm cơ cấu lao động và tiền lương. 2.1. Đặc điểm về lao động. Trong những năm gần đây, do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tuơng đối ổn định và ngày một phát triển nên lao động trong công ty cũng không có những biến động lớn, được phân bổ theo chức năng nhiệm vụ và năng lực của mình vào các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, và các xưởng đội: 4 đội xây dựng, 2 đội làm đường, 2 đội điện nước, đội lắp đặt thiết bị, đội thi công và xưởng mộc , sắt, bê tông. Do đặc điểm của ngành xây dựng nói chung và công ty xây dựng số 21- VINACONEX nó riêng, nữ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu lao động của công ty và lao động gián tiếp có tỉ trọng thấp hơn rất nhiều so với lao động trực tiếp. Bảng2: Tình hình lao động của công ty ĐVT: người Năm Tổng số lao động Theo giới tính Theo hình thức lao động Nam Nữ Trực tiếp Gián tiếp 1999 430 314 116 396 34 2000 450 335 115 410 40 2001 456 337 119 414 42 2002 470 351 119 425 45 Hiện nay. Tính đến 31/12/2002 tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 470 người. Trong đó trình độ sau đại học: 02 người Trình độ đại học: 46 người Trình độ trung học, cao đẳng: 33 người Đây chính là nguồn lực to lớn, giữ vai trò quyết định trong việc đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh. 2.1. Đặc điểm thu nhập của người lao động trong Công ty. Hàng năm, Công ty lập quỹ tiền lương dựa trên cơ sở mức sản lượng của Tổng Công ty giao và các hợp đồng đã ký kết. Có mức sản lượng Công ty sẽ bóc tách mức dự toán khả năng thực hiện của đơn vị, căn cứ vào mục đích tiến độ thi công của công trình, tính ra khối lượng của công việc, số lượng vật tư thiết bị máy móc và nhân lực cần thiết. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, dựa trên cơ sở chính sách về lương của Nhà nước, hiện nay Công ty đang áp dụng nhiều hình thức trả lương cho người lao động. Mà điển hình là hình thức trả lương theo sản phẩm (cho khu vực trực tiếp sản xuất) và hình thức trả lương theo thời gian (cho khu vực gián tiếp sản xuất). Bảng 3: Thu nhập của người lao động Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 Tổng quỹ lương Triệu đồng 2596 2875 3384 Lương trung bình người/tháng 1000đ 550 600 638 Qua đây cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng dần tới thu nhập của người lao động trong Công ty ngày một được nâng cao. Tổng quỹ lương của Công ty tăng liên tục trong ba năm từ năm 2000 tới năm 2002 từ mức 2596 triệu đồng tới 3384 triệu đồng tăng 788 triệu đồng (tăng 30,35%). Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, từ 550.000 đồng lên tới 638.000 đ/người/tháng. Tăng 88.000đ tăng 16%. Đây là điều đáng khích lệ, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm lao động, tích cực sản xuất thi đua, tăng năng suất lao động, đưa Công ty ngày càng vững mạnh. 3. Đặc điểm công tác quản lý vật tư, thiết bị TSCĐ. Khác với các ngành sản xuất kinh doanh khác, với ngành xây dựng, máy móc trang thiết bị có một vị trí vô cùng quan trọng trong tổng số TSCĐ của Công ty. Nó quyết định năng lực sản xuất của Công ty. Vì vậy mà nó quyết định trực tiếp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay tình hình máy móc thiết bị của Công ty như sau: TT Tên thiết bị (loại, biểu, nhãn hiệu) Số lượng Nước sản xuất Số TB cùng loại Công suất hoạt động Sở hữu Đi thuê I Máy ủi 1 CAT D6C 2 Mỹ 2 0 14,0T 2 KOMASU D65E - 1 2 Nhật 2 0 17,1T II Máy đào 1 Bánh lốp KOMASU PW100 - 3A 2 Nhật 2 0 0,4m3 2 Bánh lốp SAMUNG MX8W - 2 2 Hàn 2 0 0,7 - 1,1m3 3 Bánh xích KOMASU PC200 - 62 2 Nhật 1,0m3 4 Bánh xích KOBELKO SK - 200 2 Nhật 2 0 1,2m3 III Phương tiện vận tải 1 Ô tô MA25549 4 Nga 2 0 9T 2 Ô tô KPMA2256 2 Nga 6 0 12T 3 Ô tô KAMAZ 5511 2 Nga 2 0 10T 4 Ô tô IFA W50 3 Đức 0 6T IV Máy đòng cọc 1 KOBELCO 7045 2 Nhật 0 2,5 -5T 2 KOBELCO 110P 2 Nhật 0 2,5- 8T V Máy ép cọc thủy lực 1 EC 250 - 3 2 Việt 0 160- 250T VI Cầu Pháp 1 POTAIN MC85/P12A (H = 79,3m) 2 Pháp 0 60KW 2 WOLFF MAN135 EC(H =65m) 2 Đức 0 65KW VII Cầu thủy lực bánh xốp 1 TADANO TR250 RX (H = 33m) 2 Nhật 0 25T 2 TADANO TL500E (H = 43,8m) 2 Nhật 0 50T VIII Cầu bánh xích 1 HITACHI KH180 - 3 (H =40m) 2 Nga 0 50T IX Thiết bị làm đường, sàn nền 2 Nhật 0 1 Máy san DZ31 - 1T 2 Nhật 0 12,6T 2 Lu bánh lốp, sắt, rung SAKAE 6 Nhật 0 10T 3 Máy rải DEMAGBW 212D - 2 2 Nhật 0 12T X Máy trộn 1 Dung tích thùng trộn 250l 10 Nga, TQ 10 0 2 Dung tích thùng trộn 500l 4 Nga, TQ 4 0 2502 3 Dung tích thùng trộn 750l 2 Nga, TQ 2 0 5002 XI Máy phát điện 7502 1 DENYODCA - 125PK 5 Nhật 5 0 125KVA 2 KOMATSU - 200K 3 Nhật 3 0 200KVA XII Máy hàn 1 Máy hàn tự phát 4 Nhật 4 0 250A 2 BW 11 ATCT 2 Nhật 2 0 300A XIII Máy cắt uốn thép các loại 6 Nhật 6 0 2,5KW XIV Máy bơm nước các loại 12 Nhật 12 0 5 - 20m3/n XV Máy dầm các loại 1 Đầm dùi 3m 12 Nhật 12 0 1,5KW 2 Đầm dùi 6 m 18 Nhật 18 0 1,5KW 3 Đầm bàn 12 Nhật 12 0 1,5KW 4 Đầm cóc 10 Nhật 10 0 2,5KW XVI Máy nén khí 5 Nhật 5 0 5CV XVII Cốp pha thép, giàn giáo, cây chống 1 Cốp pha thép 5 Nhật 5 0 2000m2 2 Giáo PAL 5 Nhật 5 0 1500m2 3 Cây chống kim loại LENEX 5 Nhật 5 0 1000m2 XVIII Thiết bị đo đạc 2 Nhật 2 0 Dư bộ XIX Thiết bị kiểm tra 2 Nhật 2 0 đủ bộ XX Các máy móc dụng cụ cầm tay 40 Nhật 40 0 Mới Chương II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty I. Đặc điểm sản phẩm, thị trường, và đối thủ cạnh tranh chính của công ty 1. Đặc điểm sản phẩm chính của công ty. Công ty xây đựng số 21- VICONEX, tiền thân là công ty xây đựng khu Nam được thành lập từ năm 1976 đến nay đã gần 30 năm. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã đăng ký kinh doanh nhiều lĩnh vực như : Xây lắp, đầu tư, kinh doanh xuất_nhập khẩu, và khai thác vật liệu xây dựng. Nhưng trong những năm qua, do những điều kiện khách quan nên lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là xây lắp các công trình xây dựng. Đó là lĩnh vực chính tạo nên thu nhập của công ty. Trong những năm qua, Công ty chủ yếu xây dựng các công trình dân dụng, các công trình giao thông , thuỷ lợi, và trạm điện, đường dây. Trong đó một số công trình trọng điểm có số vốn đầu tư cao như: Công trình dân dụng: Phòng họp và nhà ăn tỉnh uỷ Hà Tây; kho lưu trữ UBND tỉnh;Sở giao thông tỉnh Hà Tây; toà án nhân dân tỉnh Hà Tây; siêu thị thương mại Hà Tây; Sở truyền tải điện Hà Nội; nhà điều hành khu công nghiệp Đài Tư; Toà nhà 14- Láng Hạ; khu chung cư cao tầng- Trung Hoà Nhân Chính, ... Công trình công nghiệp: Nhà máy vỏ lon CROW- VINALINEX; nhà máy xi măng Sài Sơn, Nhà máy xi măng Tiên Sơn; công ty Sungeiway Hà Tây; nhà máy cơ khí thuỷ lợi Hà Nội; ... Công trình giao thông:Đường 39A, 39B- Hưng Yên; Đường nội bộ khu công nghiệp Đài Tư; Cống hộp trên đường vành đai 3; đường du lịch Khoang Xanh- Ba Vì- Hà Tây; ... Công trình thuỷ lợi: Kênh tưới phục vụ sản xuất huyện Thạch Thất - Hà Tây; Kênh tưới hợp tác xã Văn Phúc - Thường tín - Hà Tây; ... Công trình cấp thoát nước: Nhà máy nước Hà Đông - cơ sở 1; nhà máy nước Hà Đông - cơ sở 2; nâng cấp cải tạo hệ thống cấp nước đường 21A- Hà Tây; cấp nước sạch và đường ống khu chuyên gia Sông Đà; ... Công trình điện: trạm điện 220KV- Ba La- Hà Đông; trạm trộn bê tông thương phẩm - SUNGEIWAY;trạm điện nhà máy hoá chất Việt Trì; đường dây 10KV và các trạm biến áp Thành phố Vinh - Nghệ An; ... Với hình ảnh một số công trình như hình bên: Hâu hết các công trình do công ty đảm nhận đêù đạt tiêu chuẩn, trong đó có một số công trình được đánh giá là có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, tạo uy tín cho công ty, giúp công ty có thể đảm nhận các công trình có giá trị khác. Trong cơ chế mở của ngày nay, dường như yêu cầu, đòi hỏi của thị trường ngày càng cao về sản phẩm cả về mỹ, kỹ thuật chất lượng, nhất là trong sản phẩm xây dựng. Điều đó đòi hỏi công ty còn cần phải có nỗ lực hơn nữa để có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt này, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của " người tiêu dùng". 2. Đặc điểm về thị trường công ty. Trongcơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải có thị trường ổn định, đảm bảo công ăn việc làm. Được như vậy các chỉ tiêu khác mới có cơ sở để mà xác lập, phấn đấu đạt mục đích đề ra. Từ khi nhà nước ban hành quy chế đấu thầu trong đó có đấu thầu xây lắp thì việc tìm kíêm thị trường của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng càng trở nên gay gắt gấp bội. Việc tìm kiếm thị trường đã trở thành một bài toán nan giải đối với bất cứ một đơn vị xây lắp nào. Điều đó đòi hỏi công ty phải có định hướng đúng đắn , có sự tập trung chỉ đạo, sự mở rộng địa bàn, ngành nghề, liên doanh liên kết, phải có năng lực, uy tín , và kinh nghiệm trong quá trình xây lắp. Đối với công ty xây dựng 21- VINACONEX, trong những năm gần đây, công ty đã chú trọng phát triển thị trường và đạt được một số thành tựu đáng kể, dần chiếm lĩnh thị trường mà điển hình là Hà Tây sau tới các tỉnh lân cận. Đối với thị trường địa phận Hà Tây, công ty là một trong những doanh nghiệp xây dựng chiếm được thị phần lớn, là một trong những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, đủ năng lực thắng thầu và thi công những công trình có giá trị lớn, đòi hỏi về kỹ, mỹ thuật cao trong tỉnh. Có thể nói đây là thị trường trọng điểm mà công ty đang khai thác. Đối với thị trường ngoài khu vực thị trường Hà Tây, công ty cũng đã, đang từng bước xâm nhập, chiếm lĩnh. Tuy số lượng công trình thi công trong khu vực này còn hạn chế song công ty cũng từng bước khẳng định mình qua các công trình thuộc các địa phận Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hưng Yên, Tuyên Quang,Vĩnh Phúc, ... Trong những năm qua đất nước ta bắt đầu cho công cuộc đổi mới đất nước, nhu cầu đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng vì vậy mà tăng lên rất cao. Đó là tiền đề cho công ty mở rộng thị trường và đạt được những thành tích như vậy.Trong thời gian tới, nhu cầu xây dựng trong cả nước nói chung và trong khu vực Hà Tây nói riêng vẫn tăng cao, đây là một thời cơ mà công ty có thể tận dụng, mở rộng thị trường, chiếm lĩnh không những thị trường khu vực Hà Tây mà còn dần chiếm lĩnh thị trường các khu vực khác, đặc biệt là các khu vực phụ cận,( Đây là thị trường tiềm năng mà công ty có thể khai thác) 3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh chính của công ty. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để đững vững được trên thương trường, công ty không thể không tính tới các đối thủ cạnh tranh chính và tiềm năng của mình, bởi " biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Đối với công ty xây dựng số 21- VINACONEX, với thị trường trọng điểm là thị trường khu vực tỉnh Hà Tây, là một trong những công ty xây dựng có khả năng cạnh tranh cao trong thị trường này, tỷ trọng thị phần tương đối lớn. Tuy nhiên công ty phải chú trọng với hai đối thủ cạnh tranh chính là công ty xây dựng khu Bắc Hà Tây và công ty Sông đà 2 trực thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà. Còn các công ty xây dựng khác trong khu vưc tuy chưa có đủ năng lực cạnh tranh chính với công ty song cũng là đối thủ cạnh tranh mà công ty cần phải chú ý. Trong xu thế phát triển như vũ bão của nền kinh tế, xây dựng đang trở thành một lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao, nên thật không ngạc nhiên khi hàng loạt các công ty xây dựng ra đời, trong đó có rất nhiều công ty tư nhân (với số vốn nhỏ nhưng rất năng động) và các công ty nước ngoài trong lĩnh vực xây lắp( xuất hiện với tu cách chi nhánh hoặc liên doanh liên kết) với số vốn lớn và tiềm lực cao.Sự xuất hiện của hàng loạt các công ty xây dựng này đã khiến cho canh tranh trong lĩnh vực xây dựng đã gay gắt lại càng gay gắt hơn. Chính vì vậy mà ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện giờ, công ty cũng phải xem xét các đối thủ tiềm năng trong tương lai này. II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1. Thành tựu. Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn để xác định thế đứng của mình trong cơ chế thị trường, công ty vẫn có nhiều cố gắng vươn lên, tìm kiếm thị trường, đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình, tạo được công ăn việc làm ổn định cho người lao động trong công ty và nộp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Bảng 4 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Giá trị sản lượng 15000 16500 18000 28000 Doanh thu 13756 15478 16369 20945 Lợi nhuận 1952 2120 2530 2650 Nộp ngân sách 317 401 450 467 Bảng 5: so sánh tình hình SXKD năm sau so với năm trước(1999-2002) Chỉ tiêu 2000/1999 (%) 2001/2000 (%) 2002/2001 (%) Sản lượng 110 109 156 doanh thu 113 106 128 lợi nhuận 109 119 105 Nộp ngân sách 126 112 104 Trong bốn năm 1999,2000,2001 và 2002 công ty đã có những thay đổi đáng kể, thu được những thành quả vượt bậc so với những năm trước đây. Hâu hết các chỉ tiêu đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước( Bảng trên). Đặc biệt năm 2002, với sự giúp đỡ của các ban ngành, của UBND tỉnh Hà Tây và đặc biệt là sự trợ giúp của sở xây dựng Hà Tây, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã đạt được những kết quả to lớn; Công ty đã ký kết được các hợp đồng xây lắp quan trọng, có giá trị hàng tỷ đồng, như: Nhà ăn nhà nghỉ văn phòng tỉnh uỷ (1.172.745.902), nhà hành chính khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư (1.263. 845.000), hội truờng các phòng họp, hội thảo hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Hà Tây (1.080.763.000), nhà hàng khách sạn 149 Trần Phú (1.154.437.297), tuyến ống nước sạch trên đường 21A(2.046.934.000), .... Đư tổng giá trị xây lắp đạt hơn 28 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt hơn 20 tỷ đồng. Trong đó vẫn nổi lên là các công trình dân dụng, công trình giao thông và công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Cụ thể có số liệu như sau: Năm 2002 số hợp đồng chuyển giao sang : 06 Số hợp đồng mới ký kết được : 61 Với tổng giá trị hợp đồng là 30,804 tỷ đồng; so với chỉ tiêu kế hoạch đạt ra đầu năm là : 27 tỷ đồng, đạt 114%, vượt mức kế hoạch 14% Giá trị sản lượng năm 2002 đạt: 28 tỷ đồng; so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đầu năm là : 24 tỷ đồng, đạt 117%, vượt mức kế hoạch 17% Giá trị doanh thu đạt 20,945 tỷ đồng, kế hoạch là 19 tỷ đồng, đạt 110%, tăng 10% Lợi nhuận trước thuế đạt : 60 triệu đồng. Lương bình quân đạt trên 600000đ/ người / tháng. 2. Phân tích đánh giá nguyên nhân. 2.1. Sự hỗ trợ của nhà nước. Có được những kết quả như trên, trước hết đó là nhờ vào sự giúp đỡ chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Tây, Sở Xây dựng Hà Tây và các ban ngành khác. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty phải giải quyết rất nhiều các mối quan hệ; mối quan hệ giữa công ty với khách hàng, mối quan hệ giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh, mối quan hệ giữa công ty với bạn hàng làm ăn, ... nhưng trong đó không thể không kể đến mối quan hệ giữa công ty với các cấp chính quyền, với các ban, các ngành trong tỉnh,và ngoài tỉnh. Vì vậy trong thời gian qua công ty được tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của công ty mình. 2.2. Sự phát triển các nguồn lực.  Nguồn nhân lực. Hàng năm công ty luôn có chủ chương chính sách phát triển nguồn nhân lực thông tuyển chọn bổ xung nhân lực mới, tổ chức đào tạo và đào tạo lại, nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty; Đặc biệt là đối với các bộ trong phòng kinh doanh, các kỹ sư xây dựng, và các công nhân lành nghề. Cụ thể trong năm 2002, tình hình lao động của công ty có biến động như sau: Chuyển đi: 9 ; trong đó trình độ: đại học : 1, cao đẳng-trung cấp: 0, công nhân:5. Chuyển về: 43; trong đó trình độ : đại học:18, cao đẳng-trung cấp: 12, bổ nhiệm và đề bạt: 02, Công nhân: 13. ( Đơn vị: người) Do vậy tính đến ngày 31/12/2002 tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 352 người; trong đó: Trình độ sau đại học: 02 người. Trình độ đại học : 46 người. Trình độ cao đẳng, trung học : 33 người. Đây chính là nguồn lực to lớn, là tiền đề tạo ra kết quả trong những năm qua dặc biệt là năm 2002, giữ vai trò quyết định trong việc đưa công ty ngày càng phát triển vững mạnh.  Nguồn vật lực. Trong đó đáng chú ý nhất là việc đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ trong thi công xây lắp, đưa năng suất lao động tăng cao, giảm chi phí xây dựng, nâng cao chất lượng công trình đưa vào sử dụng, tạo uy tín cho công ty, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong đấu thầu xây dựng. Cụ thể tính đến ngày 31/12/2002 công ty đã bổ xung thêm các loại máy móc trang thiết bị như: máy trộn bê tông TH200( sản xuất: 2001, Trung Quốc); Giáo chống tổ hợp120m2(sản xuất :2002,Việt Nam); Giáo Minh Khai 1.35m; 1.73m (sản xuất: 2001,Việt Nam ) ... kết hợp với các trang thiết bị được đầu tư từ nguồn vốn tự bổ xung từ năm 1995 đến nay công ty đã có một hệ thống thiết bị xây dựng từ máy đào, máy ủi, các phương tiện vận tải, các loại máy cắt, máy trộn, máy ép thuỷ lực, máy hàn, máy điện, ... không những sản xuất tại Việt Nam mà còn được nhập khẩu chủ yếu từ các nước: Nhật, Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức,... có đủ năng lực xây dựng các công trình lớn, nhỏ thuộc mọi loại hình công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, trạm điện, đường dây,.... Tạo điều kiện cho công ty thực hiện theo đúng hợp đồng về số lượng và chất lượng. 2.3. Sự mở rộng thị trường. Trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, thị trường của công ty đã được mở rộng với số lượng công trình xây lắp ngày càng tăng. Cơ chế thị trường với đặc trưng tự do cạnh tranh của nó luôn đặt các doanh nghiệp trước những thách thức khôn lường nhưng đồng thời nó cũng luôn tạo ra những cơ hội cho những doanh nghiệp tích cực vươn lên nắm lấy thời cơ. Nó bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, thích ứng theo nó, và đổi ngược lại nó sẽ tác động trở lại giúp các doạnh nghiệp , đưa các doạnh nghiệp đi lên với những bước mà ở cơ chế kế hoạch hoá tập trung doanh nghiệp không thể đạt được. Nó tạo ra những thời cơ , mà cụ thể ở đây, đó là nhu cầu , là “ cầu” cho tất cả các loại hàng hoá. Trong cơ chế thị trường, và đặc biệt là trong quá trình đổi mới của nước ta, “cầu” trên thị trường tăng lên đối với mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó tất nhiên có lĩnh vực xây dựng. Vì vậy mà trong những năm qua, thị trường của công ty đã ngày càng mở rộng, tạo công ăn việc làm cho toàn thể lao động trong công ty, là mấu chốt đạt được các thành quả công ty đạt được. Tuy cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thị trường rộng lớn nhưng tìm kiếm thị trường, tìm kiếmviệc làm cho người lao động lại vẫn là điều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ công ty, Ban giám đố công ty đã không quản khó khăn, luôn năng động, sáng tạo, quan hệ rộng, chỉ đạo cán bộ tham gia làm hồ sơ dự thầu nhiều công trình và đã có nhiều công trình trúng thầu với giá trị lớn. Đặc biệt là Phòng kinh doanh( với chức năng nhiệm vụ chính : tìm kiếm thị trường và tổ chức làm hồ sơ dự thầu), được sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty, tuy số cán bộ còn ít song trong năm 2002 đã làm hồ sơ dự thầu trên 15 công trình: Nhanh, gọn, đảm bảo chất lượng, thời gian giúp côn ty đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình lớn có giá trị, đây là điều kiện tiên quyết để công ty đạt được các thành tích về doanh thu, lợi nhuận,... như trên. 2.4.Nguyên nhân khác. Ngoài những nguyên nhân kể trên, có thể nói kết quả công ty đạt được trong những năm qua còn bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, trong đó một phần quan trọng là do cơ chế sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng minh bạch, bộ máy quản lý gọn nhẹ, ban lãnh đạo có thể quản lý, giám sát tới từng phân đội, nhanh chóng đưa kế hoạch kinh doanh tới từng cán bộ công nhân viên, giải quyết kịp thời những khó khăn vưóng mắc của đơn vị thi công, hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, nhanh chóng thu hồi vốn, quay vòng vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. ... Kết hợp với đi sâu đi sát tình hình sản xuất kinh doanh, trong những năm qua ban lãnh đạo công ty còn chủ chương khuyến khích cán bộ công nhân viên công ty hăng hái thi đưa lao động thông qua các chế độ lương, thưởng , bảo đảm công ăn việc làm cho công nhân, thực hiện đúng các chế độ chính sách về BHYT, BHXH, ... tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm lao động, hăng hái thi đua, sáng tạo, đóng góp một phần sức mình vào sự phát triển của công ty, tạo nên sức mạnh tổng hợp của một khối thống nhất: Công ty xây dựng số 21-VINACONEX đi lên vững mạnh và phát triển. II. Tồn tại cần khắc phục. 1. Một số tồn tại 1.1. Hạn chế về thị trường. Phân loại theo tiêu thức địa lý, Hà Tây là thị trường trọng điểm của công ty xây dựng số 21-VINACONEX. ở thị trường này công ty đã dần chiếm lĩnh và trở thành một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao mà với năng lực của mình công ty có thể đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình có giá trị lớn, đòi hỏi kỹ, mỹ thuật cao. Nhưng là một công ty trực thuộc tỉnh, công ty còn nhiều hạn chế trong việc xâm nhập vào thị trường các khu vực khác, số lượng các công trình công ty nhận được đối với các thị trường đó là khá khiêm tốn, kể cả với các thị trường thuộc các vùng lân cận. Đây là một bài toán đặt ra nhiều thách thức cho công ty. 1.2. Hạn chế về sản phẩm.  Số lượng các công trình lớn chưa nhiều. Trong những năm qua, công ty đã nhận được nhiều công trình thi công xây lắp trong đó có những công trình có giá trị song điểm lại thì trong đó một phần lớn các công trình là công trình dân dụng, số lượng các công trình giao thông , thuỷ lợi, điện lực còn hạn chế. Mặt khác, tuy số lượng công trình có lớn nhưng số lương các công trình có gia trị lớn chưa nhiều, chủ yếu vẫn là các công trình vừa và nhỏ. Số các công trình có giá trị lớn phần lớn cũng chỉ đạt giá trị trên dưới một tỉ đồng. Vì vậy, giá trị sản lượng của công ty có tăng nhưng chưa cao. Đây là một vấn đề mà công ty cần phải quan tâm khắc phục.  Tiến độ thi công một số công trình còn chậm. Tiến độ thi công một số công trình còn chậm là một điểm tồn tại nữa của công ty. Tuy phần lớn các công trình công ty thi công đều bàn giao đúng thời hạn theo yêu cầu ký kết trong hợp đồng, tạo uy tín cho công ty, nhưng với một số công trình, nhất là các công trình thi công ở xa trụ sở công ty thì lại thi công trì trệ, làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công, gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty. Đây là một thực trạng công ty đã, đang khắc phục song vẫn tồn tại. 2. Nguyên nhân. 2.1. Vấn đề xúc tiến trong công ty chưa được chú trọng. Nói về sản phẩm xây dựng, là nói đến một sản phẩm : - Có tính chất vật chất như sản phẩm ngành công nghiệp nhưng lại có tính chất đơn lẻ, riêng biệt. Mỗi công trình là một sản phẩm có đặc thù riêng, không có tính chất sản xuất đồng loạt như các loại sản xuất khác. - Có tính chất như một sản phẩm ngành dịch vụ, quá trình mua và bán diễn ra cùng một lúc. - Và đặc biệt, khác với các sản phẩm hàng hoá khác ( được sản xuất sau đó mới phân phối) sản phẩm xây dựng lại là một sản phẩm mà quá trình phân phối luôn đi trước quá trình sản xuất. “sản xuất” ở đâu “ tiêu dùng” luôn ở đó. Vì vậy nói về thị trường cho sản phẩm xây dựng là nói thị trường mà trong đó sự mua -bán diễn ra trước khi sản phẩm ra đời vì vậy mà đòi hỏi của mỗi “ người tiêu dung” đối với “ nhà sản xuất” đó là việc đảm bảo sản phẩm đúng như yêu cầu đặt ra. Mặt khác quá trình mua-bán sản phẩm được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu( chính xác là đấu thầu xây lắp), do vậy nói đến thị trường cho doanh nghiệp là nói đến “ thắng thầu” , vì vậy mà đòi hỏi ở các doanh nghiệp đó là uy tín , năng lực, và đặc biệt là khả năng lập hồ sơ dự thầu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một đội ngũ chuyên làm về công tác thị trường và một đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên làm và có kinh nghiệm lập hồ sơ dự thầu, đảm bảo cho doanh nghiệp có hồ sơ dự thầu đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Đối với công ty xây dựng số 21-VINACONEX thì đây lại là một điểm hạn chế. Tuy công ty có kinh nghiệm cao trong xây lắp các loại công trình, có uy tín trong tỉnh nhà nhưng lại thiếu các cán bộ tiếp thị, những cán bộ lập hồ sơ dự thầu có kinh nghiệm, làm cho hình ảnh về công ty và hồ sơ dự thầu của công ty chưa được đánh giá cao trong con mắt của khách hàng ngoài khu vực thị trường tỉnh Hà Tây.Do vậy mà thị trường công ty còn bị hạn chế. 2.2.Sự thiếu hụt về nguồn nhân, vật của công ty.  Nguồn vật lực: tính cho tới thời điểm này, trong gần 30 năm đi vào hoạt động, một lượng lớn máy móc thiết bị, nhà xưởng đã khấu hao hết, đang dần xuống cấp cần được thay thế, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã không ngừng đổi mới mua sắm nhưng vẫn chưa có điều kiện sửa chữa hoạc thay mới một số loại. Vì vậy tuy đã huy động lượng lớn máy móc của công ty nhưng một số công trình tiến độ còn chậm và chưa đạt về chất lượng công trình.  Nguồn nhân lực: Trong công ty hiện nay, tuy lực lượng cán bộ kỹ thuật đông nhưng chất lượng còn chưa đồng đều, tuổi đời bình quân còn cao và còn bị phân tán. Số công nhân trong công ty có trình độ chưa cao và cơ cấu bậc thợ chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty. Mặt khác, cơ chế quản lý của cac đội còn chưa hợp lý. Sự phối hợp của các đội và các Phòng, Ban, công ty đôi lúc còn chưa chặt chẽ, do đó chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các Đội, Phòng, Ban trong công ty. Các công trình ở gần công ty thì nhanh chóng nắm bắt được kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và được công ty thường xuyên đôn đốc giám sát vì vậy mà về chất lượng và tiến độ công trình đạt hiệu quả cao. Còn đối với một số công trình có địa điểm xây dựng xa trụ sở công ty lại gặp nhiều khó khăn trong việc xin ý kiến chỉ đạo, thiếu sự chỉ đạo trực tiếp , đôn đốc thực hiện của công ty do vậy còn nhiều chậm trễ trong thi công công trình, làm ảnh hưởng tới tiến độ công xây dựng. Chương III. Phương hướng và biện pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới I. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gían tới. 1. Phương hướng nhiệm vụ chung. Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, thực hiện nhiệm vụ của nhà nướcvà Tổng công ty giao cho; sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn. Nâng cao chất lượng sản phẩm, Mở rộng thị trường. Đảm bảo việc làm, và an toàn lao động cho người lao động. Thực hiện đúng quy các chính sách của nhà nước theo pháp luật nhà nước đặt ra. 2. Một số chỉ tiêu cụ thể. 2.1. Kế hoạch về sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Kế hoạch 2002 (1) Thực hiện 2002 (2) Kế hoạch 2003 (3) Tỉ lệ % (4=3/2) Gia trị tổng sản lưọng Tr.đ 26.000 28.000 35.000 125 Tổng doanh thu Tr.đ 20.000 20.000 25.000 125 Lợi nhuận Tr.đ 2500 2650 2800 107 Nộp ngân sách Tr.đ 460 460 500 108 II. Sự biến động của môi trưòng kinh doanh trong những năm tới. Những năm tiếp theo, những năm đầu của thế kỷ XXI, trong công cuộc CNH- HĐH đất nước, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta còn nhiều thay đổi, phù hợp với xu hướng chung của đất nước, nhanh chóng đưa nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thêm vào đó là những biến động sôi động của cơ chế thị trường ... Vì vậy mà môi trường kinh doanh trong những năm tới sẽ còn nhiều thay đổi tạo ra những thách thức và nguy cơ đối với công ty đồng thời cũng tạo ra những cơ hội tạo điều kiện cho công ty phát triển đòi hỏi công ty phải chuyển mình, phát huy điểm mạnh nắm lấy thời cơ , tránh và hạn chế nguy cơ. 1.Thuận lợi và khó khăn 1.1. Thuận lợi. 1.1.1. Thuận lợi từ phía nhà nước. Trong tình hình kinh tế mới, hướng tới mục tiêu đổi mới kinh tế đất nước , tiến tới CNH-HĐH, Đảng và nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân phát triển. Với sức mạnh quyền lực của mình: luật pháp, và với sức mạnh của các công cụ quản lý kinh tế trong tay: chính sách tài khoá và các chính sách khác, Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xây dựng, đứng vững đi lên dần thích ưng với môi trường kinh tế mới. Hướng tới mục tiêu hội nhập, mà đặc biệt là tiến tới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) đã đòi hỏi sự thay đổi đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta, đáp ứng với các yêu cầu tiêu chuẩn của các nước trên thế giới. Hâu hết các cơ chế chính sách đã dần được bổ xung và sửa đổi tạo hành lang pháp lý thông thoáng giúp các công ty thuận lợi trong sản xuất kinh doanh; trong đó đặc biệt phải kể đến đó là việc sủa đổi luật doanh nghiệp nhà nước, luật thương mại, sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài, và tiến tới đây là sự ra đời của Luật xây dựng. Hệ thống pháp luật của ta trong những năm qua đang trong quá trình hoàn thiện dần, nên chưa đồng bộ, nhiều văn bản hoặc nhiều luật có nội dung chồng cheo, thậm chí có những quy định trái ngược nhau, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành luật, ... điều đó trong ngành xây dựng cũng không tránh khỏi, Ví dụ như trong nhiều năm qua, trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, từ điều lệ 42/CP đến quy chế 52/CP và các quy chế đấu thầu theo nghị định 88/CP đến nay là 14/CP vẫn luôn luôn tồn tại mâu thuẫn mà không khắc phục được. Sự ra đời của Luật xây dựng sẽ là tiền đề cho các công ty có tư cách pháp lý rõ ràng trong giao dịch hoạt động sản xuất kinh doanh; điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý giữa các doanh nghiệp xây dựng, là cơ sở cho các công ty xây dựng đứng vững được trong cơ chế thị trường. Có thể nói đây là điều kiện cho ngành xây dựng Việt Nam phát triển nói chung và là tièn đề cho các công ty xây dựng nói riêng, trong đó có công ty số 21-VINACONEX. 1.1.2. Thuận lợi từ môi trường khách quan. Quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với quá trình tư do hoá thương mại. Và nếu theo cam kết lộ trình hội nhập thì tới năm 2020 Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường thương mại và đầu tư. Điều này đặt cho các lĩnh vực kinh tế trogn nền kinh tế quốc dân nhiều thử thách, đặt các ngành vào vị trí phải tranh đấu để không bị các công ty tầm cỡ quốc tế nuốt gọn. Nhưng đông thời nó cũng tạo cơ hội lớn cho các ngành nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong phát triển sản xuất kinh doanh . Các thuận lợi nó tạo ra có thể nói đó là:  Mở rộng thị trường . Hội nhập kinh tế sẽ trực tiếp mở rộng thị trường cho các công ty xây dựng: Thông qua các hiệp định ký kết giữa các quốc gia, hàng rào thuế quan và các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được dỡ bỏ, tạo nên môi trường thương mại tự do giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng ( có đủ năng lực )dễ dàng xâm nhập thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp xây dựng có cơ hội khai thác kinh doanh. Hội nhập kinh tế sẽ gián tiếp mở rộng thị trường cho các công ty xây dựng : Thông qua hội nhập kinh tế sẽ thúc đẩy nên kinh tế giữa các quốc gia nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phát triển , đòi hỏi việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống ngày càng cao của người dân ... là tiền đê cho nhu cầu xây dựng trong nước và quốc tế tăng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển hơn nữa của ngành xây dựng.  Hoàn thiện các công trình xây dựng đạt kỹ,mỹ thuật với chi phí thấp Đối với ngành xây dựng, hội nhập kinh tế, ảnh hưởng trước hết là đến lĩnh vực: khai thác và sản xuất VLXD và các lĩnh vực dịch vụ xây dựng như khảo sát, tư vấn, thiết kế,.... Tạo môi trường cạnh tranh cao, lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, cũng như giữa các doạnh nghiệp trong nước với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này tạo nên những sản phẩm của khai thác và sản xuất VLXD cũng như sản phẩm của tư vấn, khảo sát, thiết kế với chất lượng cao, giá thành hạ tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho các công trình được xây dựng nên mà vẫn đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật. 1.2. Khó khăn. 1.2.1. Cơ chế chính sách của nhà nước còn nhiều biến đổi. Trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, Đảng và Nhà nước đang nỗ lực cố gắng sửa đổi cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế mới. Song do một vài điều kiện khách quan mà không thể thay đổi trong một thời gian ngắn được. Vì thế nên chắc chắn rằng còn có sự biến động về cơ chế chính sách trong thời gian tới. Mặt khác các cơ chế chính sách được sửa đổi vẫn còn có những thiếu xót, vì vậy mà môi trường kinh doanh trong thời gian tới vẫn chưa ổn định, điều này gây khó khăn không nhỏ tới sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành, trong đó phải kể đên là các doanh nghiệp xây dựng.Dù việc phê duyệt Luật xây dựng sẽ sớm được phê duyệt trong nay mai ( theo dự đoán là đến cuối năm 2003) nhưng còn phải trải qua nhiều trải nghiệm sẽ là một trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp xây dựng. 1.2.2. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cái gì cũng có hai mặt của nó, hay nói một cách khác là cuộc sống không cho không ta cái gì cả. Cho ta cái này thì phải lấy đi của ta cái khác. Và hội nhập kinh tế cũng có hai mặt như vậy. Nó có thể tạo ra, mở rộng thị trường xây dựng thông qua hai con đường ( trực tiếp và gián tiếp ) thì nó cũng có thể “lấy lại” thị trường cũng qua hai con đường: - 1.Sự thành lập của một loạt các công ty xây dựng, mà phần lớn là các công ty tư nhân, có quy mô nhỏ nhưng lại có khả năng thích ứng và khả năng “ chọc khe” cao. - 2.Sự xâm nhập của các công ty xây dựng nước ngoài, với tiềm lực tài chính, nhân lực và công nghệ hơn hẳn có khả năng chiếm lĩnh thi trường lớn. Sự xuất hiện hai đối thủ cạnh tranh này là một thách thức rất lớn đối với các công ty xây dựng nói chung và với công ty 21-VINACONEX nói riêng, đòi hỏi công ty phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, đứng vững trong thị trường truyền thống đồng thời từng bước xâm nhập thị trường mới, đua công ty ngày một phát triển. 2. Điểm mạnh, điểm yếu của công ty. 2.1. Điểm mạnh. 2.1.1. Nguồn nhân lực dồi dào có trình độ. Với truyền thống hoạt động gần 30 năm, đến nay, công ty đã có một lực lượng lao động dồi dào,có trình độ tay nghề, có năng lực đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh hơn nữa lại có truyền thống gắn bó với nghề, luôn dốc lòng dua công ty ngày càng phát triển. Năng lực nhân sự của công ty như sau: T T Ngành nghề Phân loại Trình độ tay nghề(năm ) Số lượng I Kỹ sư A Xây dựng dân dụng và công nghiệp Kỹ sư xây dựng Kỹ sư VLXS Kiến trúc sư Kỹ sư cấp thoát nước Kỹ sư máy xây dựng Kỹ sư kinh tế xây dựng 2-16 2-10 2-20 2-10 2-10 2-10 20 4 5 5 3 4 B Xây dựng giao thông Kỹ sư cầu đường Kỹ sư địa chất công trình Kỹ sư trắc địa Kỹ sư xây dựng công trình ngầm 2-10 2-5 2-9 2-5 4 2 2 2 C Ngành nghề khác Kỹ sư cơ khí Kỹ sư điện Cử nhân kinh tế Kỹ sư thuỷ lợi Cao đẳng các loại 2-15 2-16 2-14 3-15 5-19 3 3 4 3 10 II Công nhân ký thuật bậc 4 trở lên A Công nhân cơ giới điều khiển máy thợ sủa chữa cơ khí 2-25 3-30 8 8 B Công nhân xây dựng Thợ mộc Thợ nề 2-20 3-15 55 150 Thợ sắt 3-18 82 C Công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước Nước Lắp máy Trắc địa 5-19 5-20 5-16 40 12 05 D Công nhân kỹ thuật khác Các ngành nghể khác 5-18 100 Với lực lượng lao động đông đảo có trình độ, hiện nay công ty có 01 người có trình độ sau đại học; 46 người đạt trình độ đại học; 33 người đạt trình độ cao đẳng trung học; và lực lượng công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn. Đây là nguồn lực quan trọng, giữ vai trò quyết định đưa công ty đứng vững và phát triển ngày càng lớn mạnh. 2.1.2Nguồn lực tài chính: Bảng năng lực tài chính của công ty: (nghìn đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng số tài sản có 8806000 10040000 12461000 13907000 Tài sản co lưu động 6654000 7977000 10492000 11503000 Tổng số tài sản nợ 8806000 10040000 12461000 13907000 Tài sản nợ lưu động 6327000 6582000 8040000 9047000 Vốn luân chuyển 2831000 2829000 2919000 2979000 Theo bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty ngày càng lớn mạnh. Cho đến nay , từ một công ty có số vốn ngân sách cấp 465 triệu đồng công ty đã có số vốn tín dụng 20 tỷ đồng. Đây là một tiềm lực lớn giúp công ty tạo được cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.3.nguồn lực vô hình của công ty. 2.1.3.1. Kinh nghiệm thi công các công trình của công ty. Một nguồn lực không thể không nói tới đó là tài sản vô hình của công ty : kinh nghiệm xây lắp lâu năm của công ty. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty thắng thầu trong những công trình quan trọng thời gian qua. Sơ đồ: hồ sơ kinh nghiệm thi công công trình STT Loại hình công trình xây dựng Số năm 1 Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp 33 2 Xây dựng các công trình giao thông, san lắp mặt bằng 33 3 Xây dựng các công trình thủy lợi 29 4 Xây dựng các công trình cấp thoát, xử lý nước và môi trường 33 5 Xây dựng các công trình thủy điện, nhiệt điện, phong điện 20 6 Xây dựng sân bay, bến cảng, đường hầm 10 7 Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện đến 500KW 29 8 Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu 11 9 Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, hạ tầng đô thị 6 10 Kinh doanh xuật nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị 13 11 Kinh doanh, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng 29 2.1.3.2. Hình ảnh công ty. Công ty xây dựng số 21-VINACONEX tiền thân là công ty xây dựng khu Nam Hà Tây với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đã tạo được chỗ đứng cho minh trong ngành. Tạo nên một hình ảnh công ty xây dựng với uy tín cao, được các nhà đầu tư biết đến, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vự tỉnh Hà Tây. Với hình ảnh công ty được xây dựng nên từ hơn 25 năm kinh nghiệm, nay công ty đã sáp nhập và trở thành thành viên chính thức của Tổng công ty Xuất Nhập khẩu xây dựng Việt Nam ( VINACONEX) lấy tên là công ty xây dựng số 21VINACONEX đã tạo cho công ty một diện mạo mới,với thế và lực mới. Đó không chỉ là sự thay đổi về hình thức mà đó là sự thay đổi cả về mặt chất bên trong, tạo đà cho công ty vươn ra thị trường trong cả nước. 2.2. Điểm yếu. Trong những năm qua , công ty đã gặt hái được nhiều thành công song vẫn còn một số điẻm yếu kém cần phải khắc phục; 2.2.1 về lao động trong công ty - Công ty có một số lượnglao động đông đảo và tương đối ổn định song cơ cấu lao động(theo độ tuổi) chưa hợp lý. độ tuổi trung bình còn cao, còn thiếu lực lượng cán bộ trẻ, có năng lực , nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. - Trình độ cán bộ công nhân viên còn chưa đòng đều, trình độ quản lý tại các cơ sở chưa đi sâu đi sát nên hiệu quả hoạt động của công nhân chưa cao. - Trong công tác kinh doanh, còn thiếu một lực lương cán bộ chuyên nghiên cứu về thị trường, nên việc thâm nhập các thị trường mới chưa đạt hiệu quả cao. 2.2.2. Tình hình sử dụng vôn: Trong quá trình hoạt động, công ty đã sử dụng vốn vào đúng mục đích kinh doanh, luôn qua vong vốn, sử dụng vốn một cách hiệu quả. Song đối với một số công trình, nhất là các công trình có địa điểm xa trụ sở chính của công ty , do không khó khăn trong vấn đề truyền đạt kế hoạch sản xuất kinh doanh , không đựơc chỉ đạo trực tiếp một cách sát sao nên một số công trình tiến đọ thi công còn chậm, làm cản trở cho thanh quyết toán công trình, gây ứ đọng vốn, cản trở quá trình xoay vòng vốn của công ty. III.Biện pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Dựa trên sự phân tích môi trường kinh doanh, căn căn cứ vào nguyên nhân đạt được kết quả kinh doanh trong những năm qua mà cụ thể là năm 2002, để đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2003 và định hướng phát triển kinh doanh trong những năm tới, ta có một số biện pháp cơ bản sau: 1. Biện pháp vê phát triển sản phẩm Nâng cao khả năng cạnh tranh là một yêu cầu không thể thiếu đối với một sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Nhưng với mỗi loại hàng hoá khác nhau ta lại có một khía canh riêng tạo nên khả năng cạnh tranh của nó. Nhưng nhìn chung lại thì có phương thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của bất cứ một loại hàng hoá nào, đó là: chất lượng, giá cả, xúc tíên và phân phối. Đối với hầu hết các loại hàng hoá thông thường, trong bốn phương thức trên thì cạnh tranh bằng chất lượng là con đường lúc tối hậu người ta mới dùng tới, bởi việc nâng cao chất lượng một sản phẩm đòi hỏi một loạt các vấn đề về chi phí nguyên nhiên vật liệu cao hơn, về máy móc công nghệ cao hơn, về trình độ tay nghề cao hơn, ... và nhìn chung chi phí cho việc tăng lên 1% chất lượng cao hơn rất nhiều so với chi phí chi cho tăng 1% hiệu quả của xúc tiến. Mặt khác, việc tăng 1% chất lượng cũng đồng nghĩa với giá cả cao, nếu doanh nghiệp muốn thu được tỉ suất lợi nhuận như mong muốn thì chưa chắc có được doanh thu và ngược lại nếu doanh nghiệp muốn có được doanh thu lớn thì tỉ suất lợi nhuận thu được lại không cao, việc tăng 1% chất lượng trở thành vô nghĩa. Có kết quả như vậy là bởi một thực tế cho thấy trên thị trường, “ 1 sản phẩm tốt là 1 sản phẩm vừa đủ”. Vì vậy mà đối với các loại hàng hoá thông thường,đê nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đã được đánh giá theo cấp độ từ thấp đến cao như sau: chất lượng, giá cả, phân phối, xúc tiến. Nhưng đối với sản phẩm xây dựng thì vấn đề đặt ra có phần khác biệt hơn. Xét về đặc điểm của sản phẩm xây dựng , nếu các ngành sản xuất hàng hoá khác có tính chất sản xuất hàng loạt, phục vụ cho một nhóm khách hàng có nhu cầu tương đối giống nhau thì sản phẩm xây dựnglại có tính chất sản xuất đơn lẻ, mỗi công trình là một sản phẩm có đặc điểm riêng phù hợp với từng khách hàng và thường chỉ phục vụ cho một khách hàng duy nhất; và nếu các sản phẩm hàng hoá khác trải qua quá trình : sản xuất - phân phối- tiêu dùng thì sản phẩm xây dựng lại trải qua quá trình phân phối-sản xuất-tiêu dùng, bởi một đặc điểm măng tính đặc thù của sản phẩm xây dựng: sản phẩm mang tính cố đinh, nó được tiêu dùng tại chính nơi nó được sản xuất ra. Và một điểm khác biệt quan trọngcuối cùng đó là sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng tương đói dài, tuỳ vào mục từng công trình mà mỗi sản phẩm có thể tồn tại hàng chục năm, hàng trăm năm cho tới hàng ngàn năm. Vì vậy có thể nói đối với sản phẩm xây dựng, chất lượng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây dựng của công ty là phụ thuộc vào yếu tố chất lượng. Vì vậy biện pháp đối với sản phẩm xây dựng tại công ty số 21-VINACONEX đó là phải nâng cao chất lượng của các công trình xây dựng, công ty phải không ngừng trang bị trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để có thể đủ đội ngũ Kỹ sư và công nhân kỹ thuật có đủ năng lực tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đúng quy chuẩn nhà nước đề ra, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường. 2. Biện pháp vê phát triển thị trường. Đối với công tác thị trường , theo như phân tích ở mục chươngII mục 2.1 ta thấy sản phẩm xây dựng là sản phẩm mà quá trình mua bán diễn ra trước khi sản phẩm được sản xuất, sản phẩm lúc này được đưa ra mua-ban là “ sản phẩm ảo”, là “sản phẩm thiết kế”. Vấn đề đặt ra cho khách hàng trong quá trình chọn nhà sản xuất đó là “sản phẩm thực” có đúng như sản phẩm mình mong muốn theo sản phẩm thiết kế hay không. Vì vậy có thể nói khách hàng sẽ chọn người sản xuất là người đã tạo ra những “sản phẩm thiết kế thật”, đó chính là đại diện cho uy tín của mỗi công ty xây dựng. Vì vậy để có phát trển thị trường, tìm kiếm việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty , công ty xây dựng số 21-phải “sản xuất” ra những công trình có chất lượng cao, tạo hình ảnh về công ty có uy tín cao trên thị trường. Mặt khác, bên cạnh việc tạo uy tín, công ty cũng cần phải có các hoạt động xúc tiến, tạo điều kiện cho khách hàng biết và tìm đến công ty Để có được như vậy, lãnh đạo công ty không những phải có quan hệ rộng, mà còn phải tổ chức một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường và các hoạt động xúc tiến khác. 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty phải nâng cao hiệu quả quản lý, quán triệt kế hoạch sản xuất kinh doanh tới từng cơ sở, từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực hiện thi công công trình đúng tiến độ, thực hiện thanh quyết toán nhanh gon để công ty thực hiện quay vòng vốn nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, trong dự toán chi phí công ty phải thực hiện tính toán chính xac. Trong qua trình điều chỉnh giá phải tuỳ thuộc và chiến lược về gia, và chiến lược đấu thầu của từng công trinh. Tuy nhiên để việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả công ty nên lựa chọn các công trình có lợi nhuận cao. Trong trường hợp lợi nhuận không cao nhưng để phục vụ chiến lược kinh doanh của công ty (ví dụ như để tạo công ăn việc làm cho người lao động,...) thì cũng phải tuỳ thuộc vào từng công trình mà quyết định đấu thầu hay không. 4. Một số biện pháp khác. Ngoài những biện pháp kể trên công ty con phải nhờ vào sự giúp đỡ của các cấp ban ngành trong đó phải kể đến đó là sự giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Tây, cùng sở kế hoạch và đầu tư và Sở xây dựng Hà Tây. Ban lãnh đạo công ty phải sáng suốt trong quản lý chỉ đạo thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh, thực hiện khuyến khích người lao động cả về vật chất và tinh thần. Đi sâu đi sát tình hình sản xuất kinh doanh từng đơn vị từng cơ sở Tạo nên một khối sức manh thống nhất : Công ty xây dựng sô 21- VINACONEX. Kết luận Nền kinh tế Việt Nam với thế và lực mới đang dần chuyển mình vươn lên. Điều đó đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của tất cả các ngành các lĩnh vực trong nền Kinh tế Quốc dân; trong đó có ngành xây dựng. Là một Công ty xây dựng trực thuộc Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam, Công ty 21 - VINACONEX đã, đang và ngày càng phát triển đóng góp một phần vào quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước. Trên đây là báo cáo thực tập tổng hợp giai đoạn I tại Công ty Xây dựng số 21 VINACONEX. Bản báo cáo được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Công ty và sự trực tiếp hướng dẫn của thầy hướng dẫn GV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05_8291.pdf
Luận văn liên quan