Tiểu luận Phương pháp thảo luận nhóm - Nghiên cứu thị trường
MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Khái quát, ứng dụng thảo luận nhóm 1
1. Khái quát . 1
2. Ứng dụng . 2
II. Các hình thức thảo luận nhóm . 3
III. Các bước thảo luận nhóm . 4
1. Bước chuẩn bị . 4
2. Tiến hành thực hiện phỏng vấn . 5
2.1 Bắt đầu buổi thảo luận . 5
2.2 Quá trình thảo luận nhóm . 6
2.3 Kết thúc thảo luận nhóm . 6
IV. Ưu – nhược điểm của thảo luận nhóm 7
1. Ưu điểm . 7
2. Nhược điểm . 7
V. Các yếu tố ảnh hưởng đến thảo luận nhóm . 7
1. Địa điểm 7
2. Thời gian . 8
3. Thành phần 8
4. Sắp xếp chỗ ngồi 8
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3650 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương pháp thảo luận nhóm - Nghiên cứu thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Khái quát, ứng dụng thảo luận nhóm 1
Khái quát 1
Ứng dụng 2
II. Các hình thức thảo luận nhóm 3
III. Các bước thảo luận nhóm 4
1. Bước chuẩn bị 4
2. Tiến hành thực hiện phỏng vấn 5
2.1 Bắt đầu buổi thảo luận 5
2.2 Quá trình thảo luận nhóm 6
2.3 Kết thúc thảo luận nhóm 6
IV. Ưu – nhược điểm của thảo luận nhóm 7
1. Ưu điểm 7
2. Nhược điểm 7
V. Các yếu tố ảnh hưởng đến thảo luận nhóm 7
1. Địa điểm 7
2. Thời gian 8
3. Thành phần 8
4. Sắp xếp chỗ ngồi 8
LỜI MỞ ĐẦU
Do trong marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong qui trình marketing.
Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.
Trong nội dung bài viết này, chủ yếu đề cập đến một số vấn đề liên quan đến cách thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp thảo luận nhóm như: hình thức, ứng dụng, các bước thảo luận nhóm, ưu và nhược điểm, vv. Đó là phương pháp giúp thu thập lần đầu các dữ liệu chưa qua xử lý và trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê, được các công ty nghiên cứu thị trường áp dụng rất phổ biến hiện nay.
KHÁI QUÁT - ỨNG DỤNG THẢO LUẬN NHÓM
Khái quát :
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực trao đổi quan điểm, ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Trong quá trình thảo luận nhóm, mọi cá nhân được bình đẳng bày tỏ ý kiến của mình, phải biết đón nhận những ý kiến bất đồng của người khác. Qua đó, các thành viên trong nhóm sẽ rèn luyện, hoàn thiện nhiều kỹ năng cơ bản như diễn đạt, lắng nghe, chấp nhận quan điểm của người khác, quản lý cảm xúc, ra quyết định .
(thảo luận nhóm )
Trong môn Nghiên cứu thị trường, thảo luận nhóm là một kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau, thông qua sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu. Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu được gọi là người điều khiển chương trình (moderator).
Mục tiêu :
Chia sẽ kiến thức, đưa ra các ý tưởng tốt nhất hay đi đến sự thống nhất nội dung nào đó để nhóm cùng thực hiện
ý nghĩa:
Tạo cơ hội cho mọi người tham gia ý kiến, phát huy tính chủ động.
Tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm, kiến thức lẫn nhau.
Hình thành và phát triển khả năng hợp tác với đồng đội.
Ứng dụng của thảo luận nhóm
Như đã đề cập, thảo luận nhóm là dạng nghiên cứu định tính được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu thị trường, nhất là đối với hàng tiêu dung. Nhà nghiên cứu dung kĩ thuật thảo luận nhóm để:
Khám phá thái độ, thói quen tiêu dùng
Phát triển giả thuyết để kiểm nghiện định lượng tiếp theo
Phát triển dữ liệu cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng
Thử khái niệm sản phẩm mới (product concept test)
Thử khái niệm thông tin (communication concept test)
Thử bao bì, tên, logo, USP của thương hiệu, vv.
CÁC HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm thực thụ: có khoảng 8-10 thành viên tham gia thảo luận.
Nhóm nhỏ: có khoảng 4 thành viên tham gia thảo luận.
Nhóm điện thoại: các thành viên tham gia thảo luận thông qua điện thoại hội nghị (telephone confererence call).
Qua các nghiên cứu thì các nhóm có xu hướng là các nhóm nhỏ thì hoạt động có hiệu quả hơn, các thành viên hoạt động tích cực hơn. Sự phân chia thành các nhóm nhỏ này được sử dụng khi khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên trong nhóm. Các thành viên sẽ có cơ hội tham gia đóng góp ý tưởng, quan điểm được nhiều hơn, tránh được sự tranh giành phát biểu của các thành viên tích cực và các thành viên còn lại thì chỉ biết đồng ý theo hay không được nói lên quan điểm của mình . Hơn thế nữa, mọi người trong nhóm cũng tự nhiên, tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong các nhóm nhỏ hơn là các nhóm lớn, qua đó, khắc phục được tâm lý e ngại, tự ti. Điều quan trọng trong việc thảo luận trong nhóm nhỏ là các vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu và kỹ lưỡng, hay khi bàn về các vấn đề nhạy cảm, tế nhị, dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm để đánh giá các ý tưởng sáng tạo mới.
CÁC BƯỚC THẢO LUẬN NHÓM
Bước chuẩn bị
Ø Xác định, chuẩn bị đề tài cần thảo luận.Ø Xác định mục tiêu, bài học mà các thành viên có được thông qua thảo luận nhóm như:
Cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức.
Đào sâu, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
Củng cố kiến thức.
Tìm hiểu nhu cầu, thói quen của đối tượng.
…
Ø Câu hỏi thảo luận: phải là các câu hỏi mở (để lấy được nhiều ý kiến mới, hay), dễ hiểu, phù hợp với sự hiểu biết của các thànhn viên và phải đúng văn phạm. Các câu hỏi thường được sử dụng như:
Hãy cho biết…
Hãy nêu …
Liệt kê…
Nếu … thì…
Tại sao?
Theo bạn…
Còn có ý kiến khác không…
Ø Chuẩn bị địa điểm, thời gian, cách sắp xếp chỗ ngồi :
Sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng về các yếu tố bên ngoài này cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của quá trình thảo luận nhóm. Địa điểm cần phải là nơi kín đáo, tránh bị làm phiền, tránh ồn để các thành viên dễ dàng phát biểu ý kiến. Các tiện nghi về cơ sở vật chất cũng như là không gian tốt cũng mang lại sự thích thú, hăng say thảo luận nhóm. Tùy theo mục đích, nội dung của vấn đề thảo luận, số người tham gia thảo luận mà người điều khiển sẽ đưa ra thời gian thảo luận phù hợp, thông thường thì không kéo dài quá 2 tiếng.
Ø Chuẩn bị con người:
Chuẩn bị các hạt nhân tích cực.
Chuẩn bị ứng phó các nhóm viên chưa nhiệt thành.
Mời tham gia đúng đối tượng
Tiến hành thực hiện phỏng vấn
2.1 Bắt đầu buổi thảo luận:
Tạo không khí thảo luận nhóm bằng cách giới thiệu ban đầu thật thoải mái nhẹ nhàng (nhưng để mất thời gian, gượng ép).
Thông qua mục tiêu, yêu cầu cuộc thảo luận nhóm , phân định thời gian cho từng vấn đề.
Bắt đầu đúng giờ.
Quá trình thảo luận nhóm:
Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.
Mời các nhóm viên tham gia phát biểu.
Nối kết các ý kiến của nhóm viên.
Giải quyết các mâu thuẫn (nếu có).
Khéo léo mời mọc khuyến khích đối với nhóm viên rụt rè hoặc ngăn chặn những nhóm viên lấn át người khác.
Tuyệt đối không ép sự tham gia.
Duy trì trật tự, quan tâm thông đạt trong nhóm làm sao tất cả đều hiểu một nội dung như nhau.
Sau mỗi phần có đúc kết.
Kết thúc thảo luận nhóm:
Nêu tóm tắt ý chính và xin sự đồng tình của nhóm.
Nếu có biểu quyết thì nhanh gọn, chính xác.
Kiểm tra thông tin về sự hài lòng của nhóm viên và nhóm viên nắm vững về công việc của mình.
ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA THẢO LUẬN NHÓM
Ưu điểm của phương phápØ Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân. Ø Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng Ø Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân
Nhược điểm Ø Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân. Ø Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng đồng. Ø Kết quả thảo luận nhóm trực tiếp thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân. Ø Số lượng vấn đề đặt ra trong thảo luận nhóm trực tiếp có thể ít hơn so với phỏng vấn cá nhân Ø Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẢO LUẬN NHÓM
Địa điểm, thời gian, đối tượng tham dự và hình thức sắp xếp chỗ ngồi là những nhân tốt quyết định đến cuộc thảo luận nhóm.
1- Địa điểm: Cần tiến hành nơi kín đáo, ít bị làm phiền, tránh ồn ào để nhóm viên có thể dễ dàng tham dự phát biểu ý kiến. Nơi thảo luận nhóm cần an toàn, tiện nghi về cơ sở vật chất cũng như khung cảnh và không gian.
2- Thời gian: Tùy theo mục đích, nội dung và số lượng người tham dự nhưng sẽ tốt hơn nếu số lượng ít (từ 8 – 10 người). Không kéo dài quá 2 tiếng.
3- Thành phần: Nên cùng tầng lớp xã hội, cùng trình độ chuyên môn và cùng lứa tuổi. Nếu có sự khác biệt về văn hóa trong thảo luận nhóm có thể tác động đến thái độ và cách ứng xử với chủ đề thảo luận nhóm. Bảo đảm sự hòa hợp về giới tính và cá tính.
4- Sắp xếp chỗ ngồi: Thảo luận nhóm nên sắp xếp chỗ ngồi bàn tròn là tốt nhất làm cho người tham gia thảo luận nhóm cảm thấy tự nhiên và khuyến khích các thành viên hăng hái phát biểu ý kiến. Tránh bố trí chỗ ngồi theo địa vị, vị trí người điều khiển có thể giao tiếp, quan sát với tất cả những người tham gia thảo luận, kiểm soát toàn bộ cuộc thảo luận nhằm ngăn chặn ảnh hưởng nổi trôi một số người và khuyến khích những người rụt rè tham gia.
Khoảng cách chỗ ngồi của các thành viên tới vị trí điều khiển nên gần bằng nhau, khoảng cách không quá xa nhằm khuyến khích ảnh hưởng của tác động qua lại. Hoạt động tập thể trong nhóm góp phần làm giảm các cuộc nói chuyện riêng của người ngồi cạnh.
KẾT LUẬN
Trong thảo luận nhóm cần tập trung vào chiều sâu các ý kiến của người tham gia, do đó số lượng càng nhỏ càng tốt. Nếu mục đích thảo luận nhóm là rộng rãi càng thu thập nhiều ý kiến càng tốt thì thảo luận nhóm càng lớn sẽ có lợi hơn.
Không nên thụ động và lệ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh đã có mà nên chủ động kiểm soát, thay đổi phục vụ cho lợi ích của mục đích thảo luận nhóm, việc sắp xếp vị trái chỗ ngồi hợp lý tùy thuộc vào óc sáng tạo của những người tổ chức thảo luận nhóm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM- nghiên cứu thị trường.doc