Kể từ khi tiến hành thực hiện Cổ phần hoá chính thức năm 2005, Công ty
Cổ phần May Thăng Long đã thực hiện kinh doanh thành công trên nhiều lĩnh
vực. Tuy nhiên, để phát triển và tăng trưởng bền vững thì trong thời gian tới,
chiến lược của Công ty đó là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, mở rộng quy mô, tập
trung phát triển các sản phẩm thế mạnh và nghiên cứu thị trường tiềm năng.
Công ty sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nói chung, tiết kiệm chi phí
để hạ giá thành, thực hiện đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất đã lạc hậu
để nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ( ISO). Để từ đó, Công ty từng bước chiếm lĩnh được thị trường trong
nước và vươn ra thị trường thế giới.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3817 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần May Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Quá trình hình thành, phát triển và
cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần
May Thăng long
Lời mở đầu
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của đất nước từ một nước với
nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh Việt Nam đã có
những bước phát triển nhất định. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai
đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã là thành viên chính thức của
các tổ chức như ASEAN, APTA… và Việt Nam đang xúc tiến để trở thành thành
viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đổi mới nền kinh tế trong
nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới một mặt nó mở ra các cơ hội kinh
doanh đầy triển vọng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với rất
nhiều thách thức buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình như nền kinh tế phải
nỗ lực hết mình trong cuộc cạnh tranh quyết liệt này. Do đó, việc quản lý, lãnh
đạo khoa học có hiệu quả đã trở thành một yêu cầu cấp thiết của các doanh
nghiệp để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn nền kinh tế. Sự ra đời của công ty
May Thăng Long đã đóng góp vào công cuộc cải tạo kinh tế, cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh qua việc hình thành những tổ sản xuất của các
Hợp tác xã may mặc theo phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao
địa vị làm chủ của người công dân trong xí nghiệp. Ngoài ra công ty còn thu hút
đươc hàng nghìn lao động, bước đầu làm quen quan hệ sản xuất mới xã hội chủ
nghĩa, đề cao vai trò tập thể, mọi người gắn bó trách nhiệm với công ty.
Nội dung cơ bản của báo cáo thực tập gồm những phần sau:
Phần1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần May
Thăng long.
Phần 2: Thưc trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May Thăng
Long
Phần 3: Một số nhận xét và kết luận.
Phần1:
Quá trình hình thành , phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
May thăng Long
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Thăng Long.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Tên đầy đủ:
Tên thường gọi:
Tên giao dịch tiếng anh:
Tên viết tắt:
Trụ sở chính:
Điện thoại:
E-Mail:
Công ty cổ phần may Thăng Long
Công ty may Thăng Long
Thanglong garment joint stock company
Thaloga
250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
(84-4) 8623372 Fax: (84-4) 8623374
Công ty cổ phần may Thăng Long, tiền thân là công ty may Thăng Long
thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, được thành lập vào ngày 08/05/1958 theo
quyết định của Bộ ngoại thương. Khi mới thành lập Công ty mang tên Công ty
may mặc xuất khẩu, thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, đóng tại số nhà
15 phố Cao Bá Quát- Hà Nội. Ban đầu, Công ty có khoảng 2000 công nhân và
1700 máy may công nghiệp. Mặc dù trong những năm đầu hoạt động công ty gặp
rất nhiều khó khăn như mặt bằng sản xuất phân tán, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ
thuật còn thấp, nhưng công ty đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch do nhà nước
giao. Đến ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành kế hoạch năm với tổng sản
lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112,8% chỉ tiêu. Đến năm 1959 kế hoạch Công ty
được giao tăng gấp 3 lần năm 1958 nhưng Công ty vẫn hoàn thành và đạt 102%
kế hoạch. Trong những năm này Công ty đã mở rộng mối quan hệ với các khách
hàng nước ngoài như Liên Xô, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc.
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) Công ty đã có
một số thay đổi lớn. Vào tháng 7 năm 1961, Công ty chuyển địa điểm làm việc
về 250 phố Minh Khai, thuộc khu phố Hai Bà Trưng nay là quận Hai Bà Trưng,
là trụ sở chính của công ty ngày nay. Địa điểm mới có nhiều thuận lợi, mặt bằng
rộng rãi, tổ chức sản xuất ổn định. Các bộ phận phân tán trước, nay đã thống nhất
thành một mối, tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu
nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói.
Ngày 31/8/1965 theo quyết định của Bộ ngoại thương công ty có sự thay
đổi lớn về mặt tổ chức như: tách bộ phận gia công thành đơn vị sản xuất độc lập,
với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu; còn Công ty may mặc xuất
khẩu đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu; Ban chủ nhiệm đổi thành Ban
giám đốc.
Vào những năm chiến tranh chống Mỹ, Công ty gặp rất nhiều khó khăn như
công ty đã phải 4 lần đổi tên, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi các cán bộ
chủ chốt nhưng Công ty vẫn vững bước tiến lên thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
hai. Trong các năm 1976-1980, Công ty đã tập trung vào một số hoạt động chính
như: triển khai thực hiện là đơn vị thí điểm của toàn ngành may, trang bị thêm
máy móc, nghiên cứu cải tiến dây chuyền công nghệ. Năm 1979, Công ty được
Bộ quyết định đổi tên thành xí nghiệp may Thăng Long.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980-1985) trước những đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công ty đã không ngừng đổi
mới và phát triển. Trong quá trình chuyển hướng trong thời gian này, Công ty
luôn chủ động tạo nguồn nguyên liệu để giữ vững tiến độ sản xuất, thực hiện liên
kết với nhiều cơ sở dịch vụ của Bộ ngoại thương để nhận thêm nguyên liệu. Giữ
vững nhịp độ tăng trưởng từng năm, năm 1981 Công ty giao 2.669.771 sản phẩm,
năm 1985 giao 3.382.270 sản phẩm sang các nước: Liên Xô, Pháp, Đức, Thuỵ
Điển. Ghi nhận chặng đường phấn đấu 25 năm của Công ty, năm 1983 Nhà nước
đã trao tặng xí nghiệp may Thăng Long: Huân chương Lao động hạng Nhì.
Cuối năm 1986 cơ chế bao cấp được xoá bỏ và thay thế bằng cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp lúc này phải tự tìm
bạn hàng, đối tác. Đến năm 1990, liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết
tan rã và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, thị trường của Công ty
thu hẹp dần. Đứng trước những khó khăn này, lãnh đạo của Công ty may Thăng
Long đã quyết định tổ chức lại sản xuất, đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn
bộ hệ thống thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức (TEXTIMA) trước đây bằng
thiết bị mới của Cộng hoà liên bang Đức (FAAP), Nhật Bản (JUKI). Đồng thời
Công ty hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công ty đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu với các Công ty ở Pháp, Đức, Thuỵ
Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Với những sự thay đổi hiệu quả trên, năm 1991 xí nghiệp may Thăng
Long là đơn vị đầu tiên trong toàn ngành may được Nhà nước cấp giấy phép xuất
nhập khẩu trực tiếp. Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách
hàng đã giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực hiện việc sắp
xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương trong thời kỳ đổi mới, tháng
6-1992, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) cho phép
được chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành Công ty và giữ nguyên tên Thăng
Long theo quyết định số 218 TC/LĐ- CNN. Công ty may Thăng Long ra đời,
đồng thời là mô hình Công ty đầu tiên trong các xí nghiệp may mặc phía Bắc
được tổ chức theo cơ chế đổi mới. Nắm bắt được xu thế phát triển của toàn ngành
năm 1993 Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua 16.000 m2 đất tại Hải
Phòng, thu hút gần 200 lao động. Công ty đã mở thêm nhiều thị trường mới và
trở thành bạn hàng của nhiều Công ty nước ngoài ở thị trường EU, Nhật Bản,
Mỹ… Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đã chú trọng thị trường nội địa, năm
1993, Công ty đã thành lập Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39
Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích trên 300 m2. Nhờ sự phát triển đó, Công ty là
một trong những đơn vị đầu tiên ở phía Bắc chuyển sang hoạt động gắn sản xuất
với kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Bắt đầu từ năm 2000, Công ty đã thực hiện
theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000.
Năm 2003, công ty may Thăng Long được cổ phần hoá theo Quyết định số
1496/QĐ-TCCB ngày 26/6/2003 của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước Công ty may Thăng Long trực thuộc tổng Công ty Dệt may
Việt Nam. Công ty may Thăng Long chuyển sang công ty cổ phần, Nhà nước
nắm giữ cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ, bán một phần vốn của Nhà nước tại
doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên Công ty (49%). Trong quá trình hoạt
động, khi có nhu cầu và đủ điều kiện, công ty cổ phần sẽ phát hành thêm cổ
phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo phương án cổ phần hoá:
Vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ được chia thành
Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần
23.306.700.000 đồng
233.067 cổ phần
100.000 đồng
Như vậy, qua 47 năm hình thành và phát triển, Công ty may Thăng Long đã
đạt được nhiều thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất
nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới. Ghi nhận những
đóng góp của Công ty, Nhà nước đã trao tặng cho đơn vị nhiều huân chương cao
quý. Với sự cố gắng của toàn thể Công ty, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, trong
những năm qua công ty may Thăng Long đã phát triển quy mô và công suất gấp
2 lần so với trong những năm 90, trở thành một doanh nghiệp có quy mô gồm 9
xí nghiệp thành viên tại Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hoà Lạc với 98 dây
chuyền sản xuất hiện đại và gần 4000 cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất
đạt trên 12 triệu sản phẩm/năm với nhiều chủng loại hàng hoá như: sơ mi, dệt
kim, Jacket, đồ jeans…
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Thăng Long
1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1. Chức năng của công ty:
Khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn, lao động để phát triển
sản xuất, tìm nhiều mặt hàng, đồng thời nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật
để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
2. Nhiệm vụ của công ty:
Xây dựng và thực hiện đầy đủ các kế hoạch xuất kinh doanh, đáp nhu cầu may
mặc của mọi tầng lớp trong xã hội đồng thồi hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước,
tổ chức tốt chức tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.2.2. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp và quy trình công nghể sản xuất sản
phẩm của công ty.
1. Bộ máy quản lý doanh nghiệp:
Cấp công ty:
+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty Cổ phần may
Thăng long, được bầu để chỉ đạo quản lý mọi hoạt động của công ty.
+ Hội đồng của công ty gồm 07 thàng viên, 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1
phó chủ tịch hội đồng quạn trị và 5 uỷ viên do đại hộ cổ đông bầu hoặc bãi miễn.
+ Tổng giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiểm hoặc bải
miễn.
+ Tổng giám đốc chịu trách nhiểm trước hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
+ Giúp việc cho tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc do hội đồng
quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc. Gồm có các
phó tổng giám đốc sau:
+ Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: Có nhiệm vụ giúp cho tổng
giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của công ty.
+ Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ giúp việc cho tổng
giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất.
+ Phó tổng giám đốc điều hành nội chính: Có nhiệm vụ giúp việc cho tổng
giám đốc biết về các mặt đời sống công nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ
đời sống.
Các phòng ban gồm:
+ Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, các mặt tổ chức của
công ty, quan hệ đối ngoại, giải quyến các chế độ chính sách với người lao động.
+ Phòng kỹ thuật chất lượng: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo, tạo mẫu
các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của công ty, đồng
thời có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm khi đưa vào nhập kho
thành phẩm.
+ Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị
trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm. Tổ chức quản lý
công việc xuât nhập khẩu hàng háo, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách
hàng trong và ngoài nước.
+ Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế
toán theo từng chính sách của nhà nước, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh
doanh và yêu cầu phát triển của công ty, phân tính và tổng hợp số liệu để đánh
giá kết quả sản xuất kinh doanh. Đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của
công ty có hiệu quả.
+ Cửa hàng thời trang: Trưng bày các sản phẩm mang tính chất giới thiệu
sản phẩm là chính. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu
cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm
thị trường.
+ Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: Trưng bày, giới thiệu và
bán sản phẩm của công ty, đồng thời cũng la nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp
phản hồi tư người tiêu dùng.
+ Phòng kinh doanh nội địa: Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quản lý hệ
thống các đại lý bán hàng cho công ty và tổng hợp số liệu theo dỏi báo cáo tình
hình, kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các hệ thống cửa hàng
đại lý.
Cấp xí nghiệp: ở các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí
nghiệp bao gồm giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp. Ngoài ra còn có các tổ
trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát, thống kê, cấp phát nguyên vật
liệu… Dưới các trung tâm và cửa hàng có các cửa hàng trưởng, các nhân viên…
Mô hình bộ máy tổ chức quản lý công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
Tổng giám đốc
P. tổng giám đốc điều
hành sản xuất
P. tổng giám đốc điều
hành nội chính
Phòng
kỹ
thuật
chất
lượng
Phòng
kinh
doanh
nội địa
Văn
phò
ng
Phòng
kế
hoạch
thị
trườn
g
Phòng
chuẩn
bị sản
xuất
Phòng
kế
toán
tài vụ
Trung
tâm
TM và
GTSP
Cửa
hàng
thời
trang
xí
nghiệp
dịch
vụ đời
sống
Giám đốc các xí nghiệp
thành viên
Của hàng
trưởng
Nhân viên thông
kê các XN
Nhân viên thông
kê PX
XN
I
XN
II
XN
III
Kho
ngoại
quan
Xưởng
sản xuât
nhụa
XN
may Hà
Nam
XN
may
Nam
Hải
XN
ph
ụ
trợ
XN
thiết
kế
TTK
PX thêu PX
mài
P. giám đốc điều
hành kỹ thuật
10
Công đoạn in thêu
Vải Cắt Kiểm chất
lượng sản
phảm
Kiểm tra
thành phẩm
Hoàn thành Nhập kho thành
phẩm
May
2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần may Thăng Long
là một quy trình liên tục được thực hiện trên quy trình công nghệ hiện đại liên tục
đồng bộ và khép kín từ khâu nguyên liệu đưa vào là vải được đưa đến bộ phận
cắt sau đó đến bộ phận may (nếu sản phẩm nào phải in, thêu thì phải qua công
đoạn in thêu rồi mới đến công đoạn may) sau khi may hoàn thành sản phẩm được
đưa tới bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) để kiểm tra các mặt hàng bị
lỗi, bị sai quy cách, mẫu mã không ? sau đó đến bộ phận kiểm tra thành phẩm,
sau khi kiểm tra thành phẩm được đêm đi là, ủi và hoàn thành sản phẩm được
đóng gói và đưa vào nhập kho.
11
Mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm của công ty đều có mức
độ quan trọng nhất định song công đoạn quan trọng nhất vẩn là công đoạn cắt vì
nếu cắt sai kích thước quy định sẽ không đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật của
kế hoạch dẩn đến sản phẩm sẽ bị hỏng và không thể tiêu thụ được vì nếu tiêu thụ
những sản phẩm như vậy sẽ làm cho công ty bị mất uy tín với khách hàng đồng
thời sẽ làm mất đi một khoản lợi nhuận của công ty. Chính vì vậy đòi hỏi công
nhân ở công đoạn này phải có tay nghề cao chính xác. tuy nhiên khi sản phẩm
được cắt may đúng kích thước, mẫu mã, muốn cho chất lượng sản phẩm được tốt
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì việc lựa chọn các loại vải để đưa vào
sản xuất cũng là một công đoạn rất quan trọng.
Như vậy để sản xuất ra một sản phẩm công ty phải trải qua hàng loạt các
công đoạn quan trọng và phức tạp
1.2.3.Tình hình chung về công tác kế toán:
Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận kế toán:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của công ty, phù
hợp với điều kiện và trình độ, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô
hình tập trung. Bộ máy kế toán được thực hiện trọn vẹn ở phòng kế toán của
công ty, ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức kế
toán riêng mà bố trí các nhân viên kế toán thống kê.
Đứng đầu là kế toán trưởng, kiêm kế toán tổng hợp, là người chịu trách nhiệm
chung toàn công ty, theo dõi quản lý và điều hành mọi công việc kế toán. Đồng
thời tổ tổng hợp số liệu để ghi vào sổ tổng hợp toàn công ty, lập báo cáo kế toán.
2 Phó phòng kế toán, các nhân viên thủ quỹ
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ( kế toán thanh toan ):
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu
thu, chi ( đối với tiền, viết séc, uỷ nhiệm chi đối với tiền gửi ngân hàng), hàng
ngày vào sổ chi tiêt và cuối tháng lập bảng kê tổng hợp, đối chiếu với sổ của thủ
quỷ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ
giao dịch. quản lý các tài khoản 111, 112 và các sổ chi tiết của nó. Cuối tháng
lập nhật ký chứng từ số 1 và số 2, bảng kê số 1 và 2 và nhất ký chứng từ số 4
12
Kế toán vật tư:
Có trách nhiệm hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo
phương pháp ghi thẻ song song, cuối tháng tổng hợp số liệu, lập bảng kê, theo
dỏi nhập xuất và nộp báo cáo cho bộ phân kế toán tính giá giá nguyên vật liệu.
Phụ trách tài khoản 152, tài khoản 153 . khi có yêu cầu của bộ phận kế toán và
các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ kế
toán nếu có sự thiếu hụt thì tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý ghi trong bản
kiểm kê.
Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn:
Quản lý các tài khoản 211, 121, .213, 214, 411, 412, 415, 416, 441. Phân loại
tài sản cố định hiện có của công ty, theo dỏi tình hình tăng hay giảm , tính khấu
hao, theo phương pháp tuyến tính, theo dõi các nguồn vốn và các quỷ của công
ty, cuối tháng lập bảng phân bổ số 3, nhật ký chứng từ số 9.
Kế toán tiền lương và các khoản BHXH:
Quản lý tài khoản 334, 338, 627, 641, 642. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng
của xí nghiệp và đơn giá lương của xí nghiệp và hế số lương gián tiếp, đồng thời
nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên phòng kế toán gửi lên, tổng
hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty, lập bảng phân bổ số
1.
Kế toán công nợ:
Theo dõi các khoản phải thu, phải trả trong công ty và giữa công ty với khách
hàng. Phụ trách tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333. Ghi sổ kế toán chi tiết
cho từng đối tượng, cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 5, số 10 và bảng tổng
hợp số 11.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Theo dõi tình hình xuất nhập, tồn kho thành phẩm thành phẩm, giá trị hàng
hoá xuất nhập, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, cuối tháng lập bảng kê số 8 và số 11,
ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan.
Thủ quỹ:
13
Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, hàng ngày căn cứ vào các phiếu
chi hợp lệ để xuất nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi. Cuối ngày đối chiếu với sổ
quỹ của kế toán tiền mặt.
Ngoài ra Công ty còn có các kế toán viên ở các xí nghiệp. Có trách nhiệm thu
thập ghi chép và xử lý các chứng từ ban đầu. Sau đó chuyển chưng từ về công ty
để kiểm tra . Trên cơ sở đó phòng tài chính kế toán tổng hợp số liệu tính giá
thành và lập báo cáo kế toán chung toàn công ty.
Tóm lại: bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Hình thức kế toán
Công ty đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ và tài khoản trong hệ thống
chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do ban tổ chức phát
hành.
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong
hạch toán hàng tồn kho, nhờ đó kế toán theo dõi phản ánh một cách thường
xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất tồn kho trên cơ sở sổ sách kế
toán và có thể xác định vào bất kỳ thời điểm nào .
Kế toán trưởng
Phó phòng kế
toán
Kế
toán
vốn
bằng
tiền
Kế
toán
vật tư
Kế
toán
TSCĐ
và vốn
Kế
toán
tiền
lương
Kế
toán
công
nợ
KT tập
hợp
chi phí
và tính
Giá
thành
Kế
toán
tiêu
thụ
Thủ
quỹ
Nhân viên thống kê của các xí nghiệp và phân xưởng
Chứng từ gốc và bảng
phân bổ
Nhật ký chứng từ Bảng kê Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao tuyến tính, kế toán chi phí
nguyên vật liệu và TSCĐ là phương pháp ghi thẻ song song.
Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ với hệ thống ghi sổ
tương đối phù hợp với công tác kế toán của công ty, nội dung theo đúng chế độ
quy định, đảm bảo công tác kế toán được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đây
là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian và việc ghi chép sổ
theo hệ thống, giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc tổng hợp số liệu
báo cáo cuối kỳ, cuối tháng.
Hình thức hách toán này được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Chú ý: Ghi hàng ngày:
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng, quí
Phần 2:
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May thăng
Long
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Đơn vị tính: đồng
Tài sản Số đầu năm số cuối kỳ
A_ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 57.674.477.909 63.341.713.645
1. Tiền 250.049.377 952.199.374
2. Các khoản phải thu 25.952.339.991 24.354.375.006
3.Hàng tồn kho 30.276.324.204 36.754.739.206
4.TàI sản lưu động khác 1.195.764.337 1.280.400.059
B_ TSCĐ và đầu tư dàI hạn 49.508.246.859 56.236.641.729
1. TàI sản cố định 47.114.576.122 44.229.082.472
2.Các khoản đầu tư tàI chính dàI hạn - 1.000.000.000
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.393.670.737 11.007.559.257
Tổng cộng tàI sản 107.182.724.768 119.578.355.374
Nguồn vốn
A_ Nợ phải trả 89.014.041.892 98.423.957.175
1. Nợ ngắn hạn 56.970.374.020 70.705.523.712
2. Nợ dàI hạn 32.043.667.872 27.718.433.463
B-Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682.877 21.154.398.200
1. Nguồn vốn, quỹ 18.385.925.758 21.009.040.493
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác -217.242.882 154.357.707
Tổng cộng nguồn vốn 107.182.724.768 119.578.355.374
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Từ bảng cân đối cho thấy tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên.
Năm 2004 là 63,341 tỷ so với năm 2003 chỉ là 57,674 tỷ. Tổng TSLĐ tăng lên
chủ yếu là do tiền dự trữ của Công ty tăng lên đáng kể.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của năm 2004 cũng tăng so với năm 2003
khoảng hơn 6 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là mức tăng của chi
phí xây dựng cơ bản dở dang (tăng gần 9 tỷ) lớn hơn mức giảm của TSCĐ (giảm
khoảng 3 tỷ).
Cả 2 chỉ tiêu TSLĐ và TSCĐ đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Chính vì
vậy, tổng tài sản của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003.
Nợ phải trả của công ty năm 2004 so với năm 2003 cũng tăng lên hơn 8 tỷ. Điều
này có nguyên nhân chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng lên khá lớn, năm 2003 chỉ có
56,970 tỷ nhưng sang đến năm 2004 đã là 70,705 tỷ. Trong năm 2004, Công ty
đã thực hiện rất nhiều hợp đồng mới, điều này làm cho nợ ngắn hạn của Công ty
tăng lên khá nhiều.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên đáng kể từ 18,168 tỷ tăng lên 21,154
tỷ. Nguồn vốn CSH tăng do nguồn vốn được tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn
khác nhau. Như vậy, tổng nguồn vốn của công ty năm 2004 tăng lên so với năm
trước.
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá cơ cấu về tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004
1-Bố trí cơ cấu tài sản
-Tài sản cố định /Tổng tài sản % 46 47
-Tài sản lưu động /Tổng tài sản % 54 53
2-Bố trí cơ cấu nguồn vốn
-Nợ phải trả /Tổng nguồn vốn % 83 82
-Nguồn vốn CSH/ Tổng nguồn vốn % 17 18
(Nguồn từ phòng Tài chính kế toán )
Qua đánh giá các chỉ tiêu ở trên ta thấy rõ ràng rằng sự biến động của các
chỉ tiêu là không đáng kể trong 2năm 2003 và 2004, mức chênh lệch chỉ giao
động trong khoảng 1%. Điều đó cho thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công
ty là khá ổn định, không có những biến động lớn gây xáo trộn hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản chiếm 46% năm 2003 và năm 2004 tỷ lệ
này tăng thêm 1% tức là 47%. Bên cạnh đó, tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài
sản lại chiếm tỷ lệ cao hơn tài sản cố định, năm 2003 là 54%, năm 2004 giảm 1%
còn 53%. Từ 2 chỉ tiêu này, ta thấy rằng tài sản lưu động trong suốt 2 năm 2003
và 2004 luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản cố định, nguyên nhân phần nào do
công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng, thu được nhiều lợi nhuận.
Về bố trí cơ cấu nguồn vốn của công ty, tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn
của 2 năm 2003 và 2004 đều ở mức khá cao 83% và 82%. Trong khi đó, tỷ lệ của
nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn chỉ ở mức khá thấp, năm 2003 là
17%, sang đến năm 2004 chỉ tăng lên được 1% và đứng ở mức 18%. Qua đó ta
thấy rõ ràng rằng trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả của công ty chiếm đa số,
còn nguồn vốn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ trọng tổng nguồn vốn. Điều này
sẽ gây ra khó khăn không nhỏ cho công ty nếu như công ty gặp rắc rối hay trở
ngại trong việc thanh toán các khoản nợ.
2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm
gần đây.
ĐVT:đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng doanh thu 109.456.623.268 116.328.197.522 128.539.949.338
Các khoản giảm trừ 0 0 0
Doanh thu thuần 109.456.623.268 116.328.197.522 128.539.949.338
Giá vốn hàng bán 92.294.593.219 97.585.612.128 104.674.964.742
Lợi nhuận gộp 17.162.030.049 18.742.585.394 23.864.984.596
Chi phí bán hàng 6.094.739.011 5.833.773.469 5.684.162.234
Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.741.359.841 7.387.697.072 10.409.245.348
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
SX-KD
4.325.931.197 5.521.114.853 7.771.577.014
Thu nhập từ hoạt động tàI
chính
105.185.041 149.094.491 5.047.474
Chi phí hoạt động tài chính 3.324.165.857 4.264.127.941 6.180.520.687
Lợi nhuận từ hoạt động tàI
chính
-3.289.808.816 -4.115.033.450 -6.175.473.213
Các khoản thu nhập khác 0 0 25.000.000
Chi phí khác 11.498.912 10.623.640 0
Lợi nhuận khác -11.498.912 -10.623.640 25.000.000
Tổng lợi nhuận trước thuế 1.024.623.469 1.395.457.763 1.621.103.801
Thuế TNDN phải nộp 327.879.510 446.546.484 518.753.216
Lợi nhuận sau thuế 696.743.959 948.911.279 1.102.350.585
(Nguồn từ phòng Tài chính kế toán )
Qua bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy : Cả 3 năm 2003, 2004, 2005
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều có lãi, tạo việc làm ổn
định cho CBCNV. Cụ thể năm 2003 công ty lãi 696,743 triệu, năm 2004 công ty
thu được hơn 948,911 triệu, sang năm 2005 đạt được lợi nhuận sau thuế
là1.102,350 triệu. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được rất khả quan,
năm sau lợi nhuận cao hơn năm trước.
Một vấn đề rất khả quan của công ty nữa là tổng lợi nhuận của công ty
đều có sự tăng trưởng vượt bậc. Tổng lợi nhuận của công ty năm 2005 là
1.102.350.585 tăng hơn rất nhiều so với năm 2003 chỉ có 696.743.959. Bên cạnh
đó, chất lượng hàng hoá, dịch vụ của công ty cung cấp, bán ra thị trường rất cao
do giá trị các khoản giảm trừ trong cả ba năm đều bằng không.
2.4. Một số chỉ tiêu tài chính căn bản khác
Công thức tính khả năng thanh toán:
Tài sản lưu động
Khả năng thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
TSLĐ - Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
Tỷ suất lợi nhuận
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu % 0,8 0,85
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng TS % 0,9 0,92
-Tỷ suất lợi nhận sau thuế/Nguồn vốn CSH % 5,01 5,21
Khả năng thanh toán
-Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,01 0,9
-Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,48 0,37
(Nguồn từ phòng Tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng ta thấy năm 2004 cứ 1đ nợ thì có 0,48 đ để thanh toán
ngay, năm 2005 cứ 1 đ nợ thì có 0,37 đ dể thanh toán ngay. Khả năng thanh toán
hiện thời của Công ty cho biết cứ 1đ nợ ngắn hạn thì có 1,01đ TSLĐ và đầu tư
ngắn hạn để trả. Năm 2005 cứ 1đ nợ ngắn hạn thì có 0,9đ TSCĐ và đầu tư ngắn
hạn để đảm bảo việc chi trả. Ngoại trừ khả năng thanh toán hiện thời của năm
2004 lớn hơn một tức là khả năng thanh toán này của công ty rất tốt. Còn lại, tất
cả các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh và hiện thời của các năm còn lại
đều nhỏ hơn một. Điều này giải thích tại sao khả năng thanh toán hiện thời và
thanh toán nhanh của công ty đều khá thấp. Công ty cần nhận thức rõ điều này để
có những biện pháp tiến hành nâng cao chất lượng của các chỉ tiêu này.
Nhìn vào bảng trên ta co nhận xét về tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận tạo ra doanh thu tăng từ (0,8% năm 2004 lên 0,85%
năm 2005) có nghĩa là khả năng tạo ra doanh thu của Công ty tăng. Chỉ tiêu phản
ánh khả năng sinh lời của tài sản cũng có xu hướng tăng (từ 0,9% năm 2004 lên
0,92% năm 2005). Đối với vốn CSH khả năng sinh lời cao nhất tăng (từ 5,01%
năm 2004 lên 5,21% năm 2004). Chứng tỏ hoạt động sản xuất của Công ty ngày
càng phát triển.
2.5.Tình hình người lao động
Từ thời kỳ đầu mới thành lập, và thời kỳ bao cấp Công ty được ưu ái
tuyển chọn lao động, thợ có trách nhiệm tay nghề cao, máy móc tốt nhất trong
khả năng hiện có. Sau này lớp công nhân trẻ được tuyển vào Công ty, ngoài
trình độ văn hoá đã tốt nghiệp phổ thông trung học, tri thức hiểu biết xã hội
phong phú còn phải trải qua cuộc kiểm tra tay nghề, nếu chưa đạt yêu cầu được
tổ chức đào tạo bồi dưỡng tay nghề. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay
gần 4000 cán bộ công nhân viên trong đó phần lớn là lực lượng lao động nữ
(chiếm 90%), công đoàn Công ty luôn quan tâm bảo đảm quyền lợi người lao
động. Do lực lượng công nhân tăng nhanh, nhưng không ổn định, Công đoàn đã
phối hợp tốt với ban lãnh đạo Công ty tronng việc thực hiện các chế độ chính
sách của Nhà Nước đối với người lao động. Trong những dịp sắp xếp lại tổ chức,
dôi dư lực lương lao động, hoặc vì lý do sức khoẻ kém, hoặc vì lý do tay nghề
chưa đạt yêu cầu, công đoàn đều có những giải pháp, kiến nghị thoả đáng .
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp thành viên.
các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm. Do đặc thù của loại hình sản
xuất gia công, công ty thực hiện chế độ khoản quỹ lương theo tỉ lệ % trên doanh
thu. Quỹ lương của toàn doanh nghiệp được phân chia cho từng bộ phận sản
xuất trực tiếp theo mức khoán và cho bộ phận sản xuất gián tiếp theo hệ số
lương. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất thì hiện nay công ty qui định chế độ
khoán tiền lương với mức khoán là 42,25% giá trị sản phẩm hoàn thành.
Hàng tháng, căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, căn cứ vào tỷ giá
bình quân trên thị trường liên ngân hàng giữaVNĐ và USD ( tỷ giá này được
doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ % mà xí nghiệp được hưởng 42,25%), nhân viên
hạch toán ở các xí nghiệp tính ra quỹ lương ở từng xí nghiệp và lập bảng lương.
Toàn bộ tiền lương tính trên doanh thu mà xí nghiệp nhận được phân chia
theo qui chế chia lương do bộ phận lao động tiền lương của công ty xây dựng.
Cụ thể số người và mức lương bình quân của người lao động trong những năm
qua:
Năm 2003:1.000.000 đ/người/tháng. Có 2517 người lao động.
Năm 2004: 1.100.000 đ/người /tháng. Có 3166 người lao động.
Năm 2005: 1.150.000 đ/người/tháng. Có 4000 người lao động.
Để đạt được những thành tích trên Công ty luôn có ý thức đề cao nhân tố
con người, đào tạo bồi dưỡng kiến thức năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, bồi dưỡng tay nghề, kỹ thuật cho công nhân.Năm 2003 đã cử 50 cán bộ
nghiệp vụ đi học các lớp quản lý ngắn hạn, mở lớp đào tạo thực hành cho 40
công nhân, cử 15 công nhân tham dự các lớp học tại chức.
Hàng năm Công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên thăm quan nghỉ
mát , khám sức khoẻ định kỳ. Đặc biệt chăm lo tới đời sống của nữ công nhân lao
động. Về “Vận đông nữ công nhân trong tình hình mới “ 70% đến 80% chị em
đạt danh hiệu “giỏi viêc nước đảm viêc nhà” .25/48 cán bộ được đề bạt vào các
chức vụ từ quản đốc đến lãnh đạo xí nghiệp, phòng ban là nữ.
Trong những năm đổi mới, Công ty luôn thu hút được đông đảo lực lượng
lao động trẻ từ nhiều miền quê vào làm việc. Sức trẻ làm nên nguồn lực năng
động, đổi mới mạnh mẽ cho công ty.
Phần 3
Nhận Xét và kết luận
3.1.Tình hình chung về môi trường kinh doanh của công ty
3.1.1 Môi trường kinh tế:
- Những khó khăn, thách thức mà Công ty gặp phải chính là khi đất nước
bước vào thời kỳ đổi mới. Công ty gần như mất trắng thị trường xuất khẩu của
mình vào tay các nước Đông Âu. Bên cạnh đó thị trường Phương Tây rất rộng
lớn có nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng Công ty chưa có dịp tìm hiểu, cọ sát với
thị trường này. Trong khi đó các nước trong khu vực nhanh chân hơn đã thâm
nhập vào thị trường. Cùng lúc nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã nhận thấy
tiềm năng phong phú trong lĩnh vực may xuất khẩu để có chiến lược tiếp cận thị
trường. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi một tư duy đổi mới, sự năng động, khôn
khéo của toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty, trước hết là đội ngũ lãnh
đạo.
- Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã cho phép Công ty
chủ động tìm tòi, khảo sát, tiến tới đạt quan hệ hợp tác với các đối tác Phương
Tây và nhiều quốc gia ở các châu lục khác.
- Chiến lược mở rộng thị trưòng, đa dạng hoá mặt hàng sản phẩm phù hợp
với thị hiếu của từng khu vực. Hiện nay Công ty đã có quan hệ với trên 40 nước
trên thế giới. Trong đó những thị trường mạnh đầy tiềm năng : EU, Đông Âu,
Nhật Bản , Mỹ…
- Bên cạnh đó Công ty đã nhận thấy rằng, nhu cầu tiềm năng sản xuất
hàng nội địa là rất lớn, nên đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Đưa chỉ
tiêu sản xuất hàng nội địa thành tiêu chí phấn đấu thực hiện lớn trong các năm và
trên thực tế, giá trị tăng trưởng của Công ty có phần đóng góp to lớn từ hàng hoá
nội địa.
- Đối với hàng nội địa, kết hợp quảng cáo thông qua các cuộc trình diễn
thời trang giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách hàng vào dịp hội chợ triển lãm,
lễ hội và mở rộng mạng lưới đại lý ở Hà Nội, nhiều tỉnh khác.
3.1.2 Môi trường lao động
Sự tin tưởng của khách hàng không chỉ dừng lại ở năng lực uy tín của
công ty mà còn thông qua chính sách xã hội của công ty đã thực hiện đối với
người lao động.
Môi trường làm việc ở tất cả các đơn vị, xí nghiệp thành viên trực thuộc
công ty đều được cải thiện, có hệ thống thông gió đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ
và an toàn.
Người lao động được cấp phát đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động,
phương tiện sơ cứu ban đầu, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
CBCNV được ăn bữa cơm ca công nghiệp đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm. Các chế đọ chính sách của Nhà nước được thực hiên triệt để và
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong CBCNV của Công ty.
3.2.Nhận định những thuận lợi và khó khăn
3.2.1.Thuận lợi
- Công ty đã trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành, có ban lãnh đạo dày dặn
kinh nghiệm, có đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn cao - Công
ty thực hiện Cổ phần hoá chính thức năm 2005 nhưng Công ty vẫn là một trong
những đơn vị then chốt của ngành Dệt may Việt Nam nên vẫn có điều kiện được
đầu tư và hỗ trợ vốn và công nghệ của nhà nước.
- Do truyền thống về chất lượng sản phẩm sẵn có nên tên tuổi của Công ty đã có
uy tín trên thị trường từ rất lâu. Điều này là rất quan trọng, nó tạo đà phát triển
cho Công ty trong thời điểm mà thương hiệu ngày càng giữ vị trí đặc biệt quan
trọng.
- Một thuận lợi khác nữa là có được một mặt bằng khá rộng đủ để thực hiện một
dây chuyền công nghệ khép kín và đồng bộ. Công ty lại nằm trên đường giao
thông đầu mối quan trọng phía nam thành phố với dân cư đông đúc nên có điều
kiện được tiếp xúc với nhiều loại khách hàng,…
- Công ty đã thực hiện Cổ phần hoá nên có điều kiện huy động vốn để mở rộng
quy mô sản xuất. Từ đó, Công ty sẽ có điều kiện để đổi mới trang thiết bị, máy
móc hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm và được theo dõi theo hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9002. Do vậy, sản phẩm của Công ty liên tục được người tiêu
dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.
3.2.2.Khó khăn
- Do đặc thù của ngành may là cần sự khéo léo, chăm chỉ nên lực lượng lao động
của Công ty chủ yếu là lao động nữ. Vì vậy, khó khăn của Công ty là hàng năm
Công ty phải bỏ ra một lượng chi phí không nhỏ cho các chính sách, chế độ đối
với lao động nữ.
- Vì mới thực hiện cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước nên chắc chắn trong giai
đoạn đầu này, Công ty sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Đặc biệt về
vốn, công nghệ và tìm kiếm bạn hàng mới.
- Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mang tính chất thời vụ, sản xuất kinh
doanh nhiều mặt hàng phức tạp,.. Do vậy rất khó cho quản lý, bảo quản sản phẩm
nguyên vật liệu, tốn nhiều chi phí phụ khác.
- Việc phân bổ hạn ngạch, cải tiến thủ tục hành chính, cấp visa, giấy phép của
Nhà nước vẫn chưa thực sự hợp lý, hiệu quả .
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của ngành diệt còn lạc hậu, chưa theo kịp yêu cầu
phát triển của ngành may. Khâu sản xuất nguyên phế liệu trong nước còn yếu nên
ngành diệt may vẫn lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm 90%, vải
nhập khẩu khoảng 70%).
- Ngân hàng cũng không dễ dàng cho vay số vốn mà DN đang cần bởi tài sản thế
chấp của doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, vv…
3.2.3. Nguyên nhân
- Để tạo điều kiện cho công nhân nữ yên tâm làm việc, Công ty phải tạo một số
chính sách và chế độ đối với lao động nữ. Như xây dựng trường mầm non trực
thuộc Công ty quản lý … Vì vậy hàng năm Công ty bỏ ra một lượng chi phí khá
lớn.
- Thay vì Nhà nước thực hiện cấp vốn hoàn toàn cho DN như các năm trước đây
và hàng năm DN phải trả thuế vốn cho Nhà nước thì nay Nhà nước để vốn lại
cho DN quản lý. Đồng thời, DN coi Nhà nước như một cổ đông lớn của Công ty
được phép nắm giữ 51% cổ phần của Công ty. Còn lại 49% số cổ phần được bán
cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Như vậy, từ năm 2005 ngoài việc phụ
thuộc vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng như Ngân hàng hay các Công ty
tài chính của Tổng Công ty, DN phải tự huy động vốn mới từ cán bộ công nhân
viên và từ nguồn bên ngoài khác….
- Việc đột ngột cắt bớt chỉ tiêu hạn ngạch thưởng và sự chậm trễ ban hành
quy chế chuyển nhượng hạn ngạch cũng như chậm đưa nó vào thực thi khiến DN
chịu nhiều thiệt hại khi đối tác nước ngoài bỏ đi. Tuy nhiên, có một thực tế tưởng
như phi lý đó là chế độ hạn ngạch càng nới lỏng bao nhiêu, DN ngành dệt may
càng khó khăn bấy nhiêu. Kể từ đầu năm nay, chế độ hạn ngạch được bãi bỏ
hoàn toàn với việc sắp là thành viên của WTO. Việt Nam cũng được hưởng ưu
đãi này khi xuất hàng sang EU. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu diệt may vào thị
trường này không những không tăng mà còn đang giảm mạnh. Do vậy, Công ty
đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức rất lớn.
- Cùng với khó khăn và sự cạnh tranh ác liệt về giá thành, thời hạn giao
hàng và hàng loạt lý do khác như tiếp cận thị trường, trình độ chuyên môn, thiết
kế mẫu mã, trang thiết bị, máy móc lạc hậu đang khiến ngành diệt may nói chung
và DN nói riêng trở nên quá nhỏ bé trên đấu trường Quốc tế, đặc biệt khi so với
các nước Trung Quốc, Ân Độ, vv…
3.2.4. .Biện pháp khắc phục
- DN phải nắm rõ được trình độ và năng lực của từng người lao động trong
DN để từ đó có kế hoạch tổ chức đào tạo và đào tạo lại một cách có hệ thống,
phát huy tối đa mọi khả năng của người lao động.
- Do trang thiết bị đã cũ và lạc hậu.Vì vậy Công ty cần đầu tư thêm trang
thiết bị mới. Đặc biệt phải chú ý đến việc quản lý và bảo quản nguyên vật liệu.
- Phải có chính sách quản lý vốn hợp lý, tiết kiệm .Và cần tìm kiếm thêm
từ nhiều nguồn khác.
- Chủ động tiềm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, chứ không chỉ phụ
thuộc vào việc phân bổ hạn ngạch của bộ Thương mại.
- Đào tạo đội ngũ thiết kế. Để đưa ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng thị
hiếu của khách hàng.
3.2.5. Định hướng phát triển của Công ty thời gian tới
Kể từ khi tiến hành thực hiện Cổ phần hoá chính thức năm 2005, Công ty
Cổ phần May Thăng Long đã thực hiện kinh doanh thành công trên nhiều lĩnh
vực. Tuy nhiên, để phát triển và tăng trưởng bền vững thì trong thời gian tới,
chiến lược của Công ty đó là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, mở rộng quy mô, tập
trung phát triển các sản phẩm thế mạnh và nghiên cứu thị trường tiềm năng.
Công ty sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nói chung, tiết kiệm chi phí
để hạ giá thành, thực hiện đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất đã lạc hậu
để nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ( ISO). Để từ đó, Công ty từng bước chiếm lĩnh được thị trường trong
nước và vươn ra thị trường thế giới. Những dẫn chứng cụ thể về việc đổi mới của
Công ty đã được thực hiện bước đầu trong thời gian qua đó là:
Từ khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết năm 2001, Công ty đã
xuất khẩu được trên 3,4 triệu sản phẩm may mặc sang thị trường này đạt hơn
22,2 tỷ USD. Công ty xác định đây là một trong những thị trường tiềm năng của
mình trong thời gian hiện tại và tương lai. Ngoài ra, Công ty còn hợp tác kinh
doanh với Công ty Onggood( Hồng Kông) đầu tư mới 200 thiết bị chuyên dùng
để sản xuất hàng dệt kim xuất khẩu. Công ty còn ký hợp tác kinh doanh xưởng
giặt mài với Công ty Winmark để thay thế hệ thống giặt mài cũ đã lạc hậu. Và để
thực hiện mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào năm 2006 là
60 triệu USD, Công ty đã đăng ký xây dựng và thực hiện theo tiêu chuẩn chất
lượng ISO 14000, vv...
Trong thời gian tới, Công ty dự định sẽ liên kết với các bạn hàng tại thị trường
Mỹ để đưa thương hiệu THALOGA tiếp cận thị trường này. Từ đó, gây dựng
nền tảng thương hiệu lâu dài trên thị trường Mỹ cũng như thị trường EU vốn rất
tiềm năng đối với DN
Với những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, hy vọng những
mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty ở trên trong thời gian tới sẽ được
hoàn thành một cách xuất sắc.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long, em đã có
được một số kinh nghiệm thực tế đáng quý, nhất là được áp dụng những kiến
thức đã học ở trường vào làm công việc thực tế.
Qua đó có thể khái quát chung công việc Kế toán mà trong tương lai em
sẽ được tiếp xúc. Và tự đánh giá kiến thức của mình đã thu hoạch được trong
suốt thời gian dài thực tập tại trường, áp dụng chúng ra sao và bổ sung những
mặt còn yếu.
Mục lục
Lời mở đầu ......................................................................................................... 1
Phần1: Quá trình hình thành , phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ
phần May thăng Long ....................................................................................... 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May Thăng Long.
............................................................................................................................ 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: ............................................. 3
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Thăng Long .................................. 6
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
May thăng Long .............................................................................................. 17
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .............................. 17
2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. ............................................... 17
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá cơ cấu về tàI sản và nguồn vốn ............................ 18
2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây. ................................................................................................................... 20
2.4. Một số chỉ tiêu tài chính căn bản khác ........................................................ 21
2.5.Tình hình người lao động............................................................................. 22
Phần 3: Nhận Xét và kết luận ......................................................................... 25
3.1.Tình hình chung về môi trường kinh doanh của công ty ....................... 25
3.1.1 Môi trường kinh tế: ................................................................................... 25
3.1.2 Môi trường lao động ................................................................................. 26
3.2.Nhận định những thuận lợi và khó khăn .................................................. 26
3.2.1.Thuận lợi .................................................................................................. 26
3.2.2.Khó khăn .................................................................................................. 27
3.2.3. Nguyên nhân.........................................................................................
3.2.4. .Biện pháp khắc phục .............................................................................. 28
3.2.5. Định hướng phát triển của Công ty thời gian tới ...................................... 29
Kết luận ............................................................................................................ 31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 556_9635.pdf