Tiểu luận Quy định của pháp luật liên quan bảo đảm an toàn trong huy động vốn

Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế sản suât kinh tế hàng hóa hình thành và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho nhưng tổ chức tín dụng ngày càng phát trển cả về số lượng và quy mô. Việc ra đời và hoạt đọng của các tổ chức này có tác dụng to lớn cho sự phát triển của cả nền kinh tế, một phần nó huy động được những nguồn vốn nhàn dỗi trong dân giúp cho vốn có cơ hội được xoay vòng nhanh, một phần nó lại giúp cho rất nhiều các tổ chức kinh tế có điều kiện tiếp cận nhanh với nguồn vốn để phát triển được sản xuất. Ngày nay hoạt động của các tổ chức tín dụng rất đa dạng và phong phú không chỉ là các hoat động huy động vốn và cho vay mà còn là đầu tư, cho thuê tài chính, các dịch vụ thanh toán .v.v. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì nguồn vốn chủ yếu của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn huy động, và hoạt động của ngân hàng lại tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro. Những sự rủi do này nếu sảy ra sẽ gây nhưng ảnh hưởng to lớn trong nền kinh tế, anh hưởng tới quyền và lợi ích của những cá nhân tổ chức có liên quan, và nghiêm trọng nhất là nó có thể dẫn đến sự sụp đổ dây truyền của các tổ chức tín dụng. Như gần đây là sự khủng hoảng của ngân hàng AIG, hay của một số tập đoàn tài chính khổng lồ khác của My là một minh chưng cho tính nghiêm trọng của nó. Hoạt động của các tổ chức tín dụng một mặt nào đó nó tuân theo cơ chế thị trường tuy nhiên vì tầm ảnh hưởng to lớn của nó đối với nền kinh tế cho nên bắt buộc phải có sự can thiệp của nhà nước, chỉ có điều mỗi quốc gia khác nhau thì lại có những sự can thiệp ở mức độ khác nhau.Vì vậy pháp luật của hầu hết các quốc gia đều có những quy định để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng nói chung và cụ thể la trong hoạt động huy động vốn. Ở Việt Nam hiện tại đã có rất nhiều những văn bản điều chỉnh vấn đề nay, như trong luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 1997 và luật sửa đổi bổ sung năm 2004, Nghi định 89/1999,NĐ-CP ngày 01/09/1999 về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 89, quyết định 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 11/12/2002 về việc ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước của TCTD và được thay thế bằng quyết định 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2004, và nhiều các văn bản khác. Vì vậy trong nội dung bài làm em sẽ tập trung làm rõ những quy định cụ thể của pháp luật liên quan đến vấn đề này và thực tiễn áp dụng chúng hiện nay. Nội dung I/ Khái quát chung về huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng trong cá nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định các TCTD có thể được phép huy động vốn thông qua rất nhiều hình thức như : nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của các TCTD hoặc được vay vốn của ngân hàng nhà nước (NHNN). 1/ Huy động vốn bằng nhận tiền gửi

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định của pháp luật liên quan bảo đảm an toàn trong huy động vốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế sản suât kinh tế hàng hóa hình thành và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho nhưng tổ chức tín dụng ngày càng phát trển cả về số lượng và quy mô. Việc ra đời và hoạt đọng của các tổ chức này có tác dụng to lớn cho sự phát triển của cả nền kinh tế, một phần nó huy động được những nguồn vốn nhàn dỗi trong dân giúp cho vốn có cơ hội được xoay vòng nhanh, một phần nó lại giúp cho rất nhiều các tổ chức kinh tế có điều kiện tiếp cận nhanh với nguồn vốn để phát triển được sản xuất. Ngày nay hoạt động của các tổ chức tín dụng rất đa dạng và phong phú không chỉ là các hoat động huy động vốn và cho vay mà còn là đầu tư, cho thuê tài chính, các dịch vụ thanh toán .v.v. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì nguồn vốn chủ yếu của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn huy động, và hoạt động của ngân hàng lại tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro. Những sự rủi do này nếu sảy ra sẽ gây nhưng ảnh hưởng to lớn trong nền kinh tế, anh hưởng tới quyền và lợi ích của những cá nhân tổ chức có liên quan, và nghiêm trọng nhất là nó có thể dẫn đến sự sụp đổ dây truyền của các tổ chức tín dụng. Như gần đây là sự khủng hoảng của ngân hàng AIG, hay của một số tập đoàn tài chính khổng lồ khác của My là một minh chưng cho tính nghiêm trọng của nó. Hoạt động của các tổ chức tín dụng một mặt nào đó nó tuân theo cơ chế thị trường tuy nhiên vì tầm ảnh hưởng to lớn của nó đối với nền kinh tế cho nên bắt buộc phải có sự can thiệp của nhà nước, chỉ có điều mỗi quốc gia khác nhau thì lại có những sự can thiệp ở mức độ khác nhau.Vì vậy pháp luật của hầu hết các quốc gia đều có những quy định để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng nói chung và cụ thể la trong hoạt động huy động vốn. Ở Việt Nam hiện tại đã có rất nhiều những văn bản điều chỉnh vấn đề nay, như trong luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 1997 và luật sửa đổi bổ sung năm 2004, Nghi định 89/1999,NĐ-CP ngày 01/09/1999 về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 89, quyết định 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 11/12/2002 về việc ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước của TCTD và được thay thế bằng quyết định 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2004, và nhiều các văn bản khác. Vì vậy trong nội dung bài làm em sẽ tập trung làm rõ những quy định cụ thể của pháp luật liên quan đến vấn đề này và thực tiễn áp dụng chúng hiện nay. Nội dung I/ Khái quát chung về huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng trong cá nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định các TCTD có thể được phép huy động vốn thông qua rất nhiều hình thức như : nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của các TCTD hoặc được vay vốn của ngân hàng nhà nước (NHNN). 1/ Huy động vốn bằng nhận tiền gửi Trong các hình thức huy động vốn của TCTD thì hình thức huy động vốn bằng tiền gửi là hình thức huy động vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của TCTD. Hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi là hoạt đọng đặc trưng riêng có của các tổ chức tín dụng và câc tổ chức khác được nhà nước được nhà nước cho phép hoạt đọng ngân hàng. Theo khản 9 điều 20 luật các tổ chức tín dụng thì tiền gửi là số tiền khách hàng gửi lại TCTD dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức gửi khác. Tiền gửi có thể được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được trả lại cho người gửi. - Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán lá loại tiền gửi được khách hàng gửi vào TCTD để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán. Ở Mỹ gọi loại tiền gửi này là tiền gửi theo yêu cầu, còn ở Pháp gọi loại tiền gửi náy là tiền gửi theo tài khoản séc. Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền đàng chờ thanh toán không phải là khoản tiền khách hàng dể dành , nên khách hàng gửi có thể rút hoặc dùng thanh toán bất cứ lúc nào theo yêu cầu. Thông thường khách hàng gửi loại tiền nãy không được trả lãi hoặc trả lãi rất thấp. Tiền gửi không kỳ hạn được quản lý ở các TCTD trên tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản vãng lai. Đối với loại tiền gửi không kỳ hạn khách hàng được sử dụng các công cụ thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, và các lệnh chi khác. - Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào TCTD trên cơ sở sự thỏa thuận với TCTD nhận tiền gửi về thời hạn rút tiền. Về nguyên tắc ngươi gửi tiền chỉ được rút tiền khi đến thời hạn thỏa thuận. Nhưng trên thực tế để thu hút khách hàng gửi loại tiện này, các TCTD thường cho phép khác hàng rút tiền trước hạn (nếu số tiện lớn thì phải thông báo với TCTD một vài ngày) trong trường hợp này ngươi gửi tiền chỉ được hưởng mức lãi suất thấp.Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tín dụng mang tính ổn định, nên các TCTD thường áp dụng các biện pháp khuyến khích để huy động loại tiền gửi này bằng các đưa ra nhiều loại kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đối với mỗi loại kỳ hạn TCTD áp dụng một mức lãi suất tương ứng trên nguyên tắc kỳ hạn càng dài mức lãi suất càng cao. - Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi chỉ dành cho ca nhân, nó là khoản tiên để dành của ca nhân chư không phải để thanh toán, nó được ký gửi vào TCTD nhằm quản lý cất giữ hộ hoặc để hưởng lãi theo định kỳ. Tiền gửi tiết kiệm có hai loại là gửi tiết kiệm không kỳ hạn và gửi tiết kiệm có kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trươc vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiêm không kỳ hạn khác tiền gửi không kỳ hạn ở chỗ: tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn không được dùng để phát hành séc và thực hiện các thanh toán bằng các công cụ không bằng tiện mặt để chi trả cho người khác. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi có thể rút tiền sau một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiện tiêt kiệm. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tương tự như tiền gửi có kỳ hạn chỉ khác ở chỗ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn người gửi chỉ là cá nhân. Pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định các loại tiền gửi và quyền huy động các loại tiền gửi đối với từng TCTD như sau: Ngân hàng đươc nhận được nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân cà các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các hình thức tiền gửi khác; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức cá nhân theo quy định của nhà nước. Để nhận tiện gửi bằng ngoại tệ chỉ được áp dụng với các tổ chức nhận tiền gửi phải được phép hoạt đông ngoại hối và phải tuân thủ hiện hành về quản lỳ ngoại hối. 2/ Huy động vốn bằng phát hành các loại giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi, trong đó TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất định. Theo pháp luật quy định: giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành là chứng nhận mà TCTD phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua. Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (dưới 12 tháng như kỳ phiếu, chứng giá dài hạn (thời hạn 12 tháng trở lên như: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, và các loại giấy tờ có giá dài hạn khác). Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành có thể thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hoặc sổ, có thể là loại có ghi danh hoặc không ghi danh. Hình thức chứng chỉ có ghi danh dành cho cá nhân, hình thức chứng chỉ không ghi danh áp dụng với người mua là cá nhân và tổ chức. Hình thức ghi sổ áp dụng đối với tổ chức có tài khoản tiền gửi tại tổ chức phát hành. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng phải cấp chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua. Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được chuyển nhượng quyền sở hữu dười các hình thức mua, bán, tặng, cho, trao đổi để lại thưa kế, cầm cố … Tổ chức tín dụng muốn huy động vốn dưới hinh thức giấy tờ có giá phải thoả mãn các điều kiện mà pháp luật quy định và phải được Thống đốc ngân hành nhà nước uỷ hoặc người được Thống đốc ngân hành nhà nước uỷ quyền chấp nhận bằng văn bản. Cụ thể: Thứ nhất, về điều kiện để được phát hành giấy tờ có giá gồm: - Phải là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật tổ chức tín dụng gồm: TCTD nhà nước, TCTD cổ phần, TCTD liên doanh, quỹ tín dụng nhân dân trung ương; các TCTD nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Riêng công ty cho thuê tài chính chỉ đước phát hành giấy tờ có giá có thời hạn trên 12 tháng. - Tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của NHNN. - Có tình hình tài chính lành mạnh theo đành giá của thanh tra ngân hàng. Trong trường hợp tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì việc phát hành, niêm yết và giao dich giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng tại thị trường chứng khoán tập trung được thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị chứng khoán. Thứ hai, về trình tự thủ tục phát hành giấy tờ có giá của TCTD. Tổ chức tín dụng muốn phát hành giấy có giá phải lập hồ sơ đề nghị gửi tới NHNN trung ương (vụ chính sách tiền tệ ) hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đối với TCTD cổ phần trong trường hợp phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Hố sơ đề nghị phát hành gốm: - Đơn đề nghi phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, hoặc dài hạn. - Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn (trong đó nêu rõ mục địch phát hành, phương án sử dụng, tổng số dư giấy tờ có giá ngắn hạn đầu năm tài chính, tổng mệnh giá giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, số đợt phát hành thời điểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá phát hành, đồng tiền phát hành). Đối với phát hành giấy tờ có giá dài hạn thì phương án phát hành trong đó nêu rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng, tổng mệnh giá phát hành, mệnh giá tên gọi giấy tờ có giá, thời hạn, lãi suất, phạm vi phát hành, cách thức địa điểm trả gốc và lãi. Các điều kiện và điều khoản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và người mua. Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được hội đồng đồng quản trị thông qua. - Các báo cáo tài chình của hai năm liên tục gần nhất và tính tới thời điểm nộp đơn đề nghị phát hành. Các TCTD hoạt động dưới 2 năm nộp báo cáo tài chính từ khi hoạt động cho đến khi nộp đơn yêu cầu phát hành. Nếu TCtD muốn phát hành giấy tờ có giá dài hạn thì báo cáo tài chính phải được một tổ chức kiểm toán được NHNN thừa nhận hoặc thanh tra NHNN xác nhận. - Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính - Điều lệ và giấy phép hoạt động ( đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu) - Mẫu giấy tờ có giá phát hành nêu là giây tờ có giá dài hạn. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phát hành giấy tờ có giá của TCTD, NHNN phải có quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghi phát hành giấy tờ có giá của TCTD. Trên cơ sở j xem xét hồ sơ đề nghị và điều kiện phát hành, Thống đốc NHNN hoặc người do Thống đốc NHNN uỷ quyền ra quyết định chấp thuận hoăc không chấp thuận đối với kế hoach phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong cả năm và tứng đợt phát hành giấy tờ có giá dài hạn của TCTD. Sau khi có quyết định chấp thuận cho phát hành của nguwoif có thẩm quyền, TCTD tiến hành phát hành giấy tờ có giá, cụ thể: - Đối với phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, TCTD chủ động tổ chức các đợt phát hành trong phạm vi kế hoach cả năm đã được chấp thuận. Nếu phát hành vượt quá kế hoạch cả năm đã được chấp thuận thì phải có sự chấp thuận bổ sung của NHNN nơi đã ra quyết định chấp thuận phát hành. Trước thời điểm phát hành ít nhất 20 ngày làm việc, TCTD phải gửi thông báo về đợt phát hành dự kiến về NHNN nơi đã ra quyết định chấp thuận phát hành. Nếu trước ngày phát hành dự kiến 10 ngày làm việc mà NHNN không có ý kiến bằng văn bản thì TCTD được tổ chức phát hành giấy tờ có giá. Hàng tháng, TCTD báo cáo bằng văn bản kết quả phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn chậm nhất vào ngày 10 tháng tiếp theo cho NHNN nơi ra quyết định chấp thuận. - Đối với phát hành giấy tờ có giá dài hạn, các tổ chức tín dụng phải công bố thông báo về phát hành giấy tờ có giá dài hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng trong tối thiểu 5 ngày liên tiếp trước khi phát hành. Thời điểm phát hành chậm nhất không quá 45 ngày kể từ ngày Thông đốc NHNN ra quyết định chấp thuận. TCTD chỉ được phát hành quá tổng mệnh giá đã được chấp thuận bổ sung bằng văn bản của Thống đốc NHNN. Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đơt phát hành, TCTD báo cáo bằng văn bản kết quả phát hành giấy tờ có giá dài hạn về NHNN. Thứ ba, về mệnh giá của giấy tờ có giá do TCTD phát hành được quy định như sau: mệnh giá của giấy tờ có giá ngắn hạn được in sẵn hoặc theo thoả thuận của TCTD phát hành với người mua. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn do TCTD phát hành theo hình thức chứng chỉ bằng đồng Việt Nam thì mệnh giá tối thiểu là 1 triệu đồng và tối đa là 1 tỷ đồng. Nếu phát hành bằng ngoại tệ thì mệnh giá tối thiểu là 100USD hoặc ngoại tệ khác tương đương và tối đa là 100.000 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương. Các mệnh giá lơn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu. Nếu chứng chỉ là trái phiếu thì mệnh giá được in trên từng tờ trái phiếu. Nếu chứng chỉ là chứng chỉ tiền gửi dài hạn thì mệnh giá được in sẵn hoặc theo thoả thuận của TCTD phát hành với ngưới mua. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn do TCTD phát hành theo hình thức ghi sổ thì do TCTD phát hành thoả thuận với người mua. Tô chức tín dụng huy đông vốn bằng phát hành giấy tờ có gái phải có trách nhiệm công bố công khai về việc phát hành đúng hạn và đầy đủ cho người sở hưu giấy tờ có giá và phải thực hiện chế độ báo cáo kết quả phát hành cho NHNN theo quy định. 3/ Huy động vốn bằng vay vốn giữa các tổ chức tín dụng Ngoài việc huy đọng vốn của dân cư và của các tổ chức kinh tế - xã hội, pháp luật còn cho phép TCTD được vay vốn của các TCTD khác ở trong nước và các TCTD ở ngoài nước. Việc TCTD huy động vốn bằng vay vốn của các TCTD khác hiện nay được điều chỉnh bởi Quy chế vay vốn giữa các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 của Thống đốc NHNN. Việc vay và cho vay vốn giữa các TCTD sẽ giúp cho các TCTD điều hoà, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng tổ chức tín dụng. Quan hệ vay vốn này được thực hiện trên cơ sở hợp đòng tín dụng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng vay và cho vay và tất cả các TCTD được thành lập, hoát động ở Việt Nam theo quy định của Luật các TCTD. Về nguyên tắc, khi thực hiện việc cho vay, đị vay các bên phải bảo đảm các nguyên tắc: bên vay phải hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí ( nếu có) đúng hạn cho bên cho vay. Việc cho vay, đi vay giữa các bên phải bảo đảm an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Về thời hạn cho vay, các bên có thể thoả thuận vay ngắn, trung hoặc dai hạn tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng ốn vay của TCTD đi vay, tính chất vá khả năng nguồn vốn của TCTD cho vay. Về biện pháp bảo đảm các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoả vay tròng tứng trường hợp cụ thể. Hình thức bảo đảm cho khoản vay bao gồm bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh của một số TCTD khác. Việc áp dụng hình thức bảo đảm và sử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của pháp luật. Về phương thức cho vay, các bên thoả thuận phương thúc cho vay từng lần, theo hạn mức tín dụng hoặc các phương thức khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Các TCTD đuoạc thực hiện cho vay, đi vay lẫn nhau bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tế trên cơ sở phạm vi hoạt động ngoại hối được NHNN cho phép. 4/ Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, NHNN sử dụng nhiều loại công cụ trong đố có công cụ tái cấp vốn. Điều 48 luật Tổ chức tín dụng quy định: TCTD là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước.Việc vay vốn của các TCTD là ngân hàng của NHNN thông qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Ngoài ra khi TCTD được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, khi mà TCTD có nguy cơ mất khả năng tri trả, mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn cho hệ thống tín dụng thì có thể được Ngân hàng Nhà nước cho vay nếu được Thủ tướng Chình phủ chấp thuận. Đây là một trường hợp cho vay khá đặc biệt, mặc du đây cũng lầ một hình thức huy động vốn của các tổ chức tín dụng nhưng các TCTD không tổ chức nào muốn phải lâm vào tình trạng này. II/ Quy định về đảm bảo an trong hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng 1/ Đảm bảo an toàn trong hoạt động nhận tiền gửi Thứ nhất, quy định về các loại tiền gửi mà TCTD được nhận: Như đã trình bày trong phần khái quát , tiền gửi được phân thành nhiều loại như tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm. Việc phân chia này có ý nghĩa vô cùng to lờn vì nó xác định được rõ ràng cơ cấu huy động vốn của các TCTD, giúp chủ động hơn trong việc sử dụng vốn huy động một các hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời nó sẽ là co sở để xác định quy định bắt buộc về tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn được để cho vay trung hạn và dài hạn, tạo sự an toàn tiền gửi cho khách hàng. Điều 45 Luật các tổ chức tín dụng 1997 đã được sửa đổi bổ sung năm 2004 có quy định : “1. Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác. 2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước." Việc quy định cụ thể như vậy là xuất phát từ đặc điểm cũng như tính chất của từng loại hình TCTD, điều này nhằm đảm bảo an toàn không chỉ cho khoản tiền gủi mà còn nhằm đảm bảo an toàn cho chính hoạt động của các TCTD. Vì các tổ chức tín dụng phi ngân hàng xuất phát từ tiềm lực tài chính cũng như cơ cấu tổ chúc và hoạt động nghiệp vụ của mình nó chỉ phù hợp với các khoản tiền gửi trung và dài hạn. Vì các khoản tiền này có tính ổn định cao tạo điều kiện để các TCTD có thể xoay vòng vốn và sử dụng vốn hiệu quả. Thư hai, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt đông nhận tiền gửi. Các hoạt động nhận tiền gửi giúp các TCTD huy động được một nguồn vốn lớn trong dân cu. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi cũng như để tránh rủi ro về khả năng thanh toán của các TCTD pháp luật có các quy định bắt buộc về các tỷ lệ đảm bảo an toàn. + thứ nhất là, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn. Theo quyết định số: 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN thì ; tỷ lệ này đối vói ngân hàng thương mại là 40%, và đối với các tổ chức tín dụng khác là 30%. Quy định này là phù hợp bởi lẽ tiền gửi không kỳ hạn không thể tính vào nguồn vốn thường xuyên của ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn đòng nghĩa với việc khách hàng gửi tiền có thể rút bất cứ lúc nào theo yêu cầu, vì vậy nêu khi TCTD mang khoản vốn này cho vay khi chưa đến hạn thanh toán mà người gửi lại rút tiền gửi, điều này dẽ dẫn đến tình trạng TCTD sẽ mất khả năng thanh toán tai thời điểm đó. Những quy định này tuỳ thuộc vào tiềm lực vốn của từng TCTD mà có những sự phù hợp nhất định, đối với những TCTD có tiềm lực tài chính mạnh thì những tỷ lệ này là không cần thiết vì tiềm lực của họ luôn đủ khả năng chi trả cho những tình huống như vậy. Nhưng đối với các TCTD vừa và nhỏ tiềm lực vốn không dủ mạnh thì nhưng ty lệ bắt buộc này là vô cùng quan trọng để tránh sự liều lĩnh trong kinh doanh có thể gây ra những tác đông tiêu cực, cũng như để đảm bảo an toàn người gửi tiền. Vì vậy một cách tổng thể thì đây là một quy định hết sức cần thiết. + thứ hai là tỷ lệ khả năng chi trả. TCTD luôn luôn phải đảm bảo khả năng chi trả bằng việc luôn phải đảm bảo một tỷ lệ phù hợp các tài sản có thể thanh toán ngay ( như tiền mặt, vàng, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác và tiền gửi không kỳ hạn nhận của tổ chức tín dụng đó…) . Vấn đề này được quy định cụ thể trong mục IV của quyết định số: 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN, và đã được sửa đổi bổ sung bơi quyết định số: 03/2007/QĐ-NHNN ngày 10/01/2007. Tại điều 12 có quy định: “Điều 12. Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại đồng tiền, vàng như sau: 1. Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản "Có" có thể thanh toán ngay và các tài sản "Nợ" sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo. 2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản "Có" có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo.” + thứ ba là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tỷ lệ này được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro. Vốn tự có của TCTD ngoài vốn điều lệ còn có: quỹ dự trữ đặc biệt, các khoản lãi chưa phân phối, các khoản nợ khó đòi nay đòi được, phần tăng thêm của giá trị tài sản cố định, và một số nguồn khác, vấn đề này được quy định cụ thể trong điều 3 của quyết định 457/2005/QĐ-NHNN . Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cụ thể đươc quy định tai mục II của quyết định này, cụ thể tại điều 4 quy định “Điều 4. 1. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro. 2. Tại thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 điều này thì trong thời hạn tối đa là 3 năm phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định. Mức tăng tỷ lệ hàng năm tối thiểu bằng một phần ba (1/3) số tỷ lệ còn thiếu. 3. Cách xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được nêu tại Phụ lục A Quy định này” Việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là đảm bảo cho TCTD có nội lực về tài chính, nhìn vào đó ta cũng biết tình hình kinh doanh của TCTD. Tỷ lệ này cao chưa chắc đã tốt vì có thể TCTD này có khả năng huy động vốn kém, vì vậy tuỳ vào tình hình cụ thể của từng TCTD thì chúng ta mới có thể đành giá chính xác được tình hình của TCTD thông qua chỉ số này. Thứ ba, quy định về dự trữ bắt bắt buộc: Quy định về dự trữ bắt buộc là quy định của Ngân hàng Trung ương dùng để điều chỉnh chính sách tiền tệ thông qua việc dùng nó như một công cụ để hạn chế bớt lượng tiền trong lưu thông. Ngoài ra đó cũng là công cụ quan trọng để NHNN trung ương thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong hệ thống ngân hàng , và bảo đảm an toàn cho hệ thống đó. Cụ thể Ngày 16/1/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn so với quy đinh hiện nay là  áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống. Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định hiện nay. Cụ thể là: đối với tiền VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 4% lên 5%; đối với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 4% lên 5%. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn. Việc thay đổi cơ chế và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chưa áp dụng ngay trong tháng 1/2008 mà có hiệu lực thi hành kể từ tháng 2/2008, để tạo điều kiện cho các TCTD chuẩn bị vốn để dự trữ bắt buộc. Mục đích của việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Đối với các TCTD, việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc lần này mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động vốn nhưng chỉ ở mức thấp, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của TCTD ít có khả năng tăng do chênh lệch lãi suất của các TCTD tương đối cao, các TCTD giảm chi phí để cạnh tranh huy động vốn và cho vay. Thứ tư, vấn đề về bảo hiểm tiền gửi: Quy định về bảo hiểm tiền gửi là một quy định rất tiến bộ, nó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập năm 2000 theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Sau 5 năm hoạt động, đã tích lũy được quỹ dự phòng nghiệp vụ khoảng 600 tỷ đồng. Hiện nay vấn đề này được quy định tai nghi định 89/1999/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 01/09/2005. Các TCTD tham gia bảo hiểm bảo hiểm tiền gửi nếu gặp khó khăn về khả năng chi trả nhưng chưa đến mức dặt trong tình trang kiểm soát đặc biệt, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ thực hiện các hoạt động hỗ trợ như: cho vay vốn để chi trả tiền gửi được bảo hiểm, bảo lãnh cho các khoản vay đẻ TCTD có thể tri trả được các khoản tiền đã được bảo hiểm. Mua lại các khoản nợ có bảo đảm đã mua bao hiểm của TCTD. Hiện nay theo quy định của pháp luật các loại tiền gửi bao gồm: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu có ghi danh do cơ quan nhà nước cho phép tổ chức tham gia bao hiểm tiền gửi phát hành. Như vậy bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không bảo hiểm đối với các loại chứng chỉ tiền gửi vô danh và các trái phiếu vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. Theo nghị định 109/2005/NĐ-CP thì giới hạn tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho một khách hàng là 50 triệu đồng. Khi xự kiện bảo hiểm xảy ra (tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là không có khả năng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn và có văn bản yêu cầu tổ chức này chấm dứt giao dịch để thanh lý tài sản) tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm chi trả số tiền được bảo hiểm cho người gửi tiền. Ngoài ra các TCTD còn phải tuân thủ một số biện pháp hạn chế khác như: tuân thủ việc mở cửa và hoạt động của quỹ dự phòng rủi ro, chấp hành các biện pháp thanh tra kiêm tra để đảm bảo công khai các vấn đề tài chính cũng như hạn chế một các tối đa các rủi ro có thể gặp. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi là phương thức huy động vốn xuất hiện sớm nhất của các TCTD , tuy nhiên không vì thế mà phương thức này kém hiệu quả, ngược lại nó vẫn chiếm ưu thế vượt trội so với các hình thức huy động vốn khác thể hiện ở tỷ lệ vôn huy động, thơi gia tiến hành, sử dụng các nguồn vốn này đẻ kinh doanh. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay khi nền kinh tế vãn còn kém phát triển, tâm lý tích luỹ tiền trong nhà vẫn còn khá phổ biến thì những cải tiến , mợ rộng phương thức huy động vốn bằng nhận tiền gửi luôn luôn được các TCTD quan tâm. 2/ Bảo đảm an toàn cho hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá Nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động huy động huy động vốn của cũng được đa dạng hoá. Ngoài việc huy động vốn phổ thông là nhận tiền gửi, TCTD còn có thể phát hành các loại giấy tờ có giá để tăng thêm phần vốn của mình một cách nhanh chóng, góp phần đưa vốn nhàn rỗi trong dân vào lưu thông. Các giấy tờ có giá do các TCTD phát hành là một loại giấy ghi nợ trên thị trường tiền tệ. Trong cá giấy tờ có giá được phát hành, chiếm tỷ lệ chủ yếu và quan trọng là trái phiếu ngâng hành, một loại công cụ vay nợ dài hạn. Nếu chỉ có các loại tiền gửi thì khó có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời của các dự án đầu tư dài hạn. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá, nhà nước quy định rõ trình tự thủ tục cũng như điều kiện đẻ một TCTD dược phát hành giấy tờ có giá. Cụ thể vấn đề này được quy định tại quyết định số: 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của Thống đốc NHNN về ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá của TCTD trong nước. Thư nhất, không phải mọi TCTD đều được phát hành giấy tờ có giá, mà nhà nước chỉ hạn chế cho một số tổ chúc nhất định mới dược phát hành. Theo quy định tại điều 2 của quyết định 02/2005/QĐ-NHNN thì: “Điều 2. Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá : 1. Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá là các tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, và đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này, bao gồm : - Các tổ chức tín dụng Nhà nước - Các tổ chức tín dụng cổ phần. - Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương. - Các tổ chức tín dụng liên doanh. - Các tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. 2. Riêng Công ty cho thuê tài chính chỉ được phát hành giấy tờ có giá có thời hạn trên một năm.” Ngoài ra các tổ chức này khi phát hành từng loại giấy tờ có giá còn phải tuân thủ các điều kiện như: Tổ chức tín dụng được phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn khi tuân thủ đầy đủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (theo quy định tại điều 17 quyết định 02 này), còn đối với phát hành các loại giấy tờ có giá dài hạn ngoài việc phai tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động như quy định đối với phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn thì TCTD còn phải có tình hình tài chính lành mạnh theo dánh giá của thanh tra ngân hàng ( theo điều 21 quyết định 02). Ngoài việc tuân thủ những quy định trên thì trong quá trình phát hành các TCTD còn phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục về báo cáo định kỳ, thời gian phát hành …. Tất cả những quy định này là nhằm bảo đam được sự an toàn trong hoạt đọng huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá này. 3/ Đảm bảo an toàn trong các hình thức huy động vốn khác TCTD ngoài các hình thức huy động vốn trên còn thực hiện hai hình thức huy động vốn khác đó là hình thức vay vốn của các TCTd khác và vay vốn của NHNN. Ở hai hình thúc huy động vốn này độ rủi ro thường không cao. Điều quan trọng là nhà nước phải quản lý được luồng vốn từ TCTD này sang các TCTD khác, đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc của từng tổ chức, đảm bảo sự lành mạnh của tình hình tài chính cũng như hoạt động của các tổ chức này. Các TCTD cùng tồn tại và hoạt động nhưng trong từng giai đoạn từng thời điểm khac nhau, đối với từng tổ chức cụ thể thì tiềm lực vốn rất khác nhau. Vì vậy đẻ huy động vốn cúng như trong trường hợp ứ đọng vốn không giải ngân được thì việc nguồn vốn chạy từ TCTD này sang TCTD khác để vốn có thể xoay vòng và sinh lãi là chuyện rất cần thiết. Về biện pháp bảo đảm các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoả vay tròng tứng trường hợp cụ thể. Hình thức bảo đảm cho khoản vay bao gồm bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh của một số TCTD khác. Việc áp dụng hình thức bảo đảm và sử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của pháp luật. Về phương thức cho vay, các bên thoả thuận phương thúc cho vay từng lần, theo hạn mức tín dụng hoặc các phương thức khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Các TCTD đuoạc thực hiện cho vay, đi vay lẫn nhau bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tế trên cơ sở phạm vi hoạt động ngoại hối được NHNN cho phép. Điều này được quy định trong quyết định số: 1310/2001/ QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 của Thống đốc NHNN. Việc vay vốn của TCTD tư NHNN được quy định rất chặt chẽ không phải mọi TCTD đều được vay mà chỉ là các ngân hành, và chỉ được vay vốn ngăn hạn và phải tuân thủ những quy định chặt chẽ về hình thức như : cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. III / Một số vấn đề tồn tại và giải pháp bao đảm an toàn trong hoạt động huy động vốn. Thứ nhất hiên nay các vắn bản điều chình trong hoạt động huy động vốn còn nằm rải rác trong rất nhiều các văn bản, cao nhất là luật các tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi bổ sung năm 2004, tiêp sau đó là hàng oạt các văn bản quyết định 02/2005/QĐ-NHNN về vấn đề quy chế phát hành các giấy tờ có giá, quyết định 1505/2003/QĐ-NHNN ban hành quy chế cho vay giưax NHNN với các NHTM có cầm cố trái phiếu đặc biệt, quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi quyết định 47/2006/QĐ-NHNN về quy chế gửi tiền tiết kiệm, và nheeiuf van bản khác. Vấn đề là các văn bản này nằm quá rải rác, hơn nưa lại thương xuyên được sửa dổi bổ sung dẫn đến tình trạng rất kho khăn trong việc hiểu và tuân thủ các quy định này. Chúng ta cần có những văn bản có tính khái quát cũng như tạp trung cao trong lĩnh vực này. Thư hai, từ khi nghi định 89/1999/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 01/09/2005 được ban hành đã khuyến khích rất nhiều những nguồn vốn nhàn đỗi trong nhân dân vì họ được đảm bảo một các an toàn khi gửi tiền cũng như mua các giấy tờ có giá. Theo nghị định 109/2005/NĐ-CP thì giới hạn tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho một khách hàng là 50 triệu đồng. Chính vì vậy mà khi gủi tiền các tổ chức cá nhân trong khi gưi tiền thường chia nhỏ khoả tiền thành các khoản nhỏ dưới 50 triệu để đảm bảo được chi trả khi có rủi ro xảy ra. Điều này khiến các quy định về vấn đề náy trơ nên vô tác dụng. Điều này gây ra sự phiền hà về thủ tục cho phía các tổ chức tín dụng. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta nên có nhưng quy định về mưc tối đa trong bao hiểm tiền gửi, cung như mức phí bảo hiểm sẽ có nhưng mức ưu đãi đối với từng mức tiền gửi. Thứ ba, cần mở rộng hơn nữa các hình thức huy động vốn có thể theo hướng linh động như các tổ chức bảo hiểm tưc là cùng gần như tiết kiệm song lại sẽ cao hơn đông thời thời hạn nhận cả vốn lẫn lãi cũng cao hơn, điệu này hiện nay các tổ chức bảo hiểm đang làm rất tốt và chúng ta cần có những điều chỉnh cho phụ hợp. Điều này giúp TCTD chủ động hơn trong sử dụng nguồn vốn, khách hàng (người gửi tiền) thì yên tâm hơn về khoản tiền gửi của mình. Chúng ta cần có những quy định về mức lãi suất huy động co ban, tránh tình trạng trong thời gian qua khi mà thị trường vốn cung nhỏ nhon cầu dãn đến hàng loạt các TCTD tăng ồ ạt lãi suất huy động để lôi kéo các nguồn vốn. Lãi suất huy động cao thì dương nhiên lãi suất cho vay cũng cao điều này rất dẽ dẫn đến những cuộc khủng khoang trầm trộng không chi đối với các TCTD mà đối với toàn nền kinh tế. Kết luận Huy động vốn là một hoạt động không thể thiếu của cá TCTD. Huy động vốn có thể thông qua nhiều hình thwucs khác nhau song quan trọng là phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về tỷ lệ đẻ đảm bảo an toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Hoạt động của các TCTD là một hoạt đọng hết sức nhạy cảm, khi có những biến đọng lớn nó dễ dẫn đến sự sụp đổ dây truyền của cả hệ thống. Vì vậy việc nhà nước ban hành các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động huy động vốn là hết sức cần thiết. Tuy nhiên không chỉ riêng trong những lĩnh vực này mà trong tất cacr các lĩnh vực khác chúng ta cần có những quy định mang tính quy củ tập trung để đật hiệu quả cao hơn. Nhà nước dần dần không nên quan thiệp qua sâu vao các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung tuy nhiên kinh doanh trong lĩnh vực ngân hành lại là một lĩnh vục khá đặc biệt vì vậy nên cần có sự can thiệp của nhà nước. Nhin chung hiện nay hệ thống các TCTD của chúng ta đang hoạt động rất ổn định tuy nhiên trước nhũng biến động của nền kinh tế thế giới hiện nay thì chung ta cần có những dự liệu trước để có những quy định phù hợp. Danh mục tài liệu tham khảo - Giáo trình luật ngân hàng trường Đại học luật Hà Nội - Luật ngân hành năm 1997 và luật sửa đổi bổ sung năm 2003 - Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và luật sửa đổi bổ sung năm 2004 - Một số quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quyết định 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 Quyết định 1509/2003/QĐ-NHNN ngày 14/11/2003 Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2003 được sửa đổi bổ sung bởi quyết định số: 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25/09/2006 Và một số quyết định khác - Tham khảo một số khả luận tốt nghiệp - Một số Webside như Vietnamnet.vn, vneconomy.com.vn ….. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 I/ khái quát hoạt động huy động vốn 2 1/ Huy động vốn bằng nhận tiền gửi 2 2/ Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá 4 3/ Huy động vốn bằng vay vốn giữa các TCTD 7 4/ Vay vốn của NHNN 8 II/ Quy định về đảm bảo an trong hoạt động huy động 8 vốn của các TCTD 1/ Đảm bảo an toàn trong hoạt động nhận tiền gửi 8 2/ Bảo đảm an toàn cho hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá 13 3/ Bảo đảm an toàn trong các hình thức huy động 14 Vốn khác III/ Một số vấn đề tồn tại và giải pháp bao đảm an 15 toàn trong hoạt động huy động vốn. kết luận 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận- Quy định của pháp luật liên quan bảo đảm an toàn trong huy động vốn.doc
Luận văn liên quan