Tiểu luận Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .2 NỘI DUNG .3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU 3 1. Sự cần thiết phải bảo hiểm thân tàu: 3 2. Nội dung bảo hiểm thân tàu .3 CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI VIỆT NAM .6 1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm thân tàu .6 2. Thực trạng thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam 7 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 13 1. Giải pháp của chính phủ: 13 2. Giải pháp của các công ty bảo hiểm .13 3. Giải pháp của các hãng tàu: 14 KẾT LUẬN .15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

docx18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4060 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2 NỘI DUNG ...............................................................................................................3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU....................3 1. Sự cần thiết phải bảo hiểm thân tàu: ..................................................3 2. Nội dung bảo hiểm thân tàu.................................................................3 CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI VIỆT NAM...6 1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm thân tàu.........................6 2. Thực trạng thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam ..........................7 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC..............................13 1. Giải pháp của chính phủ: ..........................................................................13 2. Giải pháp của các công ty bảo hiểm.........................................................13 3. Giải pháp của các hãng tàu:......................................................................14 KẾT LUẬN.............................................................................................................15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................16 Từ giữa thế kỷ XVII, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đang gặt hái những thành tựu ban đầu, “con sư tử” Anh quốc diễu võ dương oai không chỉ bằng các đội quân lê dương mà còn bằng các đội thương thuyền đầy ắp hàng hóa đến các nơi có thể trên thế giới. Vào thời gian ấy, ở phố Lom-ba London, mỗi chiều đến, các nhà buôn, các thuyền trưởng và thủy thủ thường tụ tập tại quán cà phê mang tên Lloyd. Họ kháo nhau về những phi vụ mang lại lợi nhuận cao, những vùng đất vừa khai phá và bùi ngùi kể cho nhau nghe về những vụ tổn thất, thiệt hại về những người xấu số đã không may phải làm mồi cho hà bá. Người chủ quán không chỉ giỏi chế biến cà phê, nhạy cảm với những tiếng rủng rẻng của đồng tiền mà còn có tư duy rất đặc biệt của một nhà kinh tế. Từ những thông tin thu được, ông lập ra bản tin Lloyd về hàng hải được giới thương gia và hàng hải nồng nhiệt chào đón. Và cũng từ những thông tin thu được ấy, một công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên trên thế giới ra đời và thu hút hầu hết các thương gia và nhà hàng hải Anh tham gia. Trên ba trăm năm trôi qua, kể từ ngày ấy, bảo hiểm thân tàu đã trở thành thông lệ trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này nhóm hai quyết định chọn đề tài “ Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam”. Bài làm không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo để bài làm của nhóm em được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo … đã giúp chúng em hoàn thành bài viết này. Do lượng kiến thức còn hạn hẹp và nguồn tài liệu còn hạn chế nên bài làm của chúng em không thể tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận được những đánh giá, góp ý của thầy giáo và các bạn để bài viết của chúng em có thể hoàn thiện hơn. Ngoài lời nói đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm 3 phần chính: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm thân tàu Chương 2: Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam Chương 3: Kiến nghị, giải pháp khắc phục NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU 1. Sự cần thiết phải bảo hiểm thân tàu: - Thứ nhất, Tàu có trọng tải và dung tích lớn, thời gian hoạt động kéo dài, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển - Thứ hai, trị giá của vỏ tàu rất lớn nên các chủ tàu thường đứng trước những nguy cơ lớn. Nếu như tổn thất xảy ra thì chi phí thiệt hại là rất lớn. - Thứ ba, mặc dù ngày nay các con tàu được trang bị rất hiện đại nhưng vẫn rất khó khắc phục được các sự cố trên biển và khả năng rủi ro bị dừng hành trình là rất lớn và có thể gây ra tổn thất rất lớn. - Thứ tư, nguy cơ thuỷ thủ đoàn có hành vi ác ý. - Thứ năm, hoạt động của con tàu trên biển trong quá trình khai thác rất dễ gây tổn thất cho người khác và chủ tàu phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất đó. Những thiệt hại về tài sản, về con người do rủi ro đường thuỷ gây ra có thể là nhỏ, có thể là lớn song những thiệt hại đó không những ảnh hưởng đến kinh tế, đến tình cảm gia đình của từng cá nhân trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Như vậy, sự ra đời của bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu là rất cần thiết đối với các chủ tàu và những người liên quan. Cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu góp phần bảo vệ tài sản, ổn định cuộc sống của mọi người, mang lại sự an toàn cho xã hội. 2. Nội dung bảo hiểm thân tàu 2.1. Khái niệm và đối tượng bảo hiểm thân tàu: a) Khái niệm: Bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những rủi ro vật chất xáy ra đối với vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị trên tàu đồng thời bảo hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm dân sự của chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm và nhau. b) Đối tượng bảo hiểm: - Là bản thân con tàu bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị thông thường đi biển và phục vụ kinh doanh ( không bao gồm vật dụng, tài sản cả nhân). - Bảo hiểm cả cước phí - Bảo hiểm phí tổn điều hành, lời lãi thặng dư 2.2. Các hình thức bảo hiểm thân tàu - Bảo hiểm theo thời hạn - Bảo hiểm chuyến - Bảo hiểm chi phí - Bảo hiểm các rủi ro tại cảng - Bảo hiểm chiến tranh đình công 2.3. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu + Các điều kiện bảo hiểm rủi ro tại cảng - Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro theo thời hạn - Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng theo thời hạn - Điều kiện bảo hiểm theo thời hạn miễn tổn thất bộ phận - Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro theo chuyến - Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng - Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất toàn bộ + Các điều kiện bảo hiểm rủi ro tại cảng: - Institute Time Clause Hulls - Institue Clause for Buiers’Risks - Repairing Risks Insuarance - Loss of Time Insuarance + Các điều kiện bảo hiểm phụ - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công, bạo động và nổi loạn dân chúng. - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về thời hạn thân tàu - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về chuyến thân tàu - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về thời hạn cước phí - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về chuyến cước phí 2.4. Phạm vi bảo hiểm thân tàu: Các trường hợp được bảo hiểm: 1. Tổn thất toàn bộ thực tế 2. Tổn thất toàn bộ ước tính 3. Chi phí cứu nạn 4. Chi phí khiếu nại tố tụng và đề phòng hạn chế tổn thất 5. Chi phí trách nhiệm đâm va 6. Chi phí đóng góp tổn thất chung 7. Tổn thất bộ phận vì hành động tổn thất chung được giới hạn ở một số bộ phận dễ tháo rời, dễ hư hỏng 8. Tổn thất riêng, tổn thất bộ phận của tàu và máy móc vì cứu hoả hoặc đâm va với tàu khác 9. Tổn thất bộ phận vì hành động tổn thất chung không giới hạn ở mục (7) 10.Tổn thất riêng, tổn thất bộ phận không giới hạn ở mục (8) - Điều kiện TLO: từ 1 đến 3 - Điều kiện FOD: từ 1 đến 6 - Điều kiện FPA: từ 1 đến 8 - Điều kiện ITC: từ 1 đến 10 2.5. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm: + Giá trị bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm của tàu là tổng giá trị của tàu lúc bắt đầu bảo hiểm, kể cả máy mócph trang thiết bị, dụng cụ, đồ đạc, phụ tùng, dự trữ, lương thực, thực phẩm, cho thủy thủ, tiền lương ứng trước, các chi phí cần thiết để chuẩn bị cho chuyến đi, cộng với phí bảo hiểm toàn bộ tàu. Giá trị bảo hiểm của cước phí là tổng tiền cước vận chuyển cộng với phí bảo hiểm + Số tiền bảo hiểm: Là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm + Phí bảo hiểm: Được tính toán trên cơ sở phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm đề ra trên cơ sở thống kê tổn thất của tàu hàng năm. Tỷ lệ phí bảo hiểm thân tàu phụ thuộc vào: loại tàu, cỡ tàu, tuổi tàu, mục đích sử dụng, vùng biển kinh doanh, điều kiện bảo hiểm, trang thiết bị, tỷ lệ lạm phát…… 2.6. Các loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu + Hợp đồng bảo hiểm thời hạn Hợp đồng được ký để bảo hiểm cho đối tượng trong một thời gian nhất định từ ba tháng đến một năm. Đơn bảo hiểm ký kết với thời hạn trên 12 tháng là không có giá trị ngay từ khi ký kết. + Hợp đồng bảo hiểm chuyến Nếu hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng “ tại và từ” hoặc “ từ” địa điểm này đến địa điểm khác hay nhiều địa điểm khác thì gọi là hợp đồng bảo hiểm chuyến. 2.7. Thời hạn bảo hiểm + Hợp đồng bảo hiểm thời hạn: Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ 24h của ngày ký kết đến hết 24h của ngày có hiệu lực. Khái niệm giờ do hai bên thoả thuận, có thể là giờ địa phương hoặc giờ quốc tế. Nếu đến hết 24h của ngày hết thời hạn mà tàu chưa về đến cảng thì sẽ chờ cho đến khi tàu neo đậu an toàn tại một cảng nào đó hoặc cảng đến (chủ tàu phải nộp thêm phí bảo hiểm cho thời hạn kéo dài) + Hợp đồng bảo hiểm chuyến: - Hợp đồng “Tại và từ”: Có hiệu lực bắt đầu tàu được bảo hiểm vào phạm vi địa phận cảng “ Tại và từ” một cách khá an toàn và với ý đồ thực hiện cuộc hành trình và kết thúc lúc 24h khi tàu neo tại cảng đến. - Hợp đồng bảo hiểm “Từ”: Có hiệu lực khi tàu khởi hành ở cảng quy định để thực hiện cuộc hành trình đã ghi trong hợp đồng và kết thúc 24h khi tàu neo ở cảng đến. 2.8. Kết thúc bảo hiểm Trừ phi người bảo hiểm đồng ý tiếp tục bảo hiểm bằng văn bản, bảo hiểm này tự động kết thúc khi: - Thay đổi công ty đăng kiểm của tàu - Thay đổi, đình chỉ, gián đoạn, thu hồi hoặc hết hạn cấp hạng tàu - Giám định định kỳ của tàu bị quá hạn, trừ trường hợp công ty đăng kiểm tàu đồng ý gia hạn - Thay đổi về sở hữu tàu hay cờ tàu, chuyển quyền quản lý tàu, hoặc cho thuê định hạn trơn, bị tước đoạt quyền sở hữu hay quyên sử dụng… 2.9. Các loại hình bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam - Bảo hiểm thân tàu cho các tàu chạy biển quốc tế - Bảo hiểm tàu biển Việt Nam chạy trong vùng thủy nội địa và lãnh hải Việt Nam - Bảo hiểm tàu thuyền đánh cá. CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI VIỆT NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm thân tàu: Hình thức sơ khai nhất của bảo hiểm thân tàu ra đời từ thế kỷ XIX, XV khi các nhà buôn vay nặng lãi, cấp vốn vay cho các thuyền buồn đi biển, nếu các thuyền buôn bị đắm thì người cho vay mất cả vốn lẫn lãi. Ngược lại, nếu chuyến đi trot lọt thuyền cập bến an toàn thì người đi vay phải trả cả vốn lẫn lãi rất nặng, người ta coi lãi suất này là tiền đề của phí bảo hiểm. Đến thế kỷ XVII thì hình thức bảo hiểm như ngày nay xuất hiện tại quán cà phê của người thuyền trưởng giàu kinh nghiệm tên là Lloyd. Tại đây, các hãnh buôn, thuyền trưởng, sĩ quan đến trao đổi tin tức, bàn và đề cập đến những rủi ro hiểm hoạ xảy ra với các tàu đi biển. Đề thu hút khách hang Lloyds cho tổng hợp tin tức thu đựoc phát hành bản tin trên báo. Năm 1678, hội bảo hiểm thân tàu ra đời tại quán cà phê của Lloyds. Đến năm 1971, nhờ nghị viện của Anh tổ chức thành công ty LLOYDS như ngày nay, điều khiển bởi một hội đồng các nhà bảo hiểm và môi giới hàng hải, phi hàng hải. Đến đầu thế kỷ 18, Chính phủ Hoàng gia Anh ban hành luật thắt chặt thương mại. Điều này dẫn đến sự độc quyền của một số công ty, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm thân tàu. Hơn nữa, trị giá thân tàu rất cao, các chủ tàu liên kết lại với nhau và tự bảo hiểm cho nhau, hình thành các hiệp hội chủ tàu để giảm phí bảo hiểm. Như vậy sự hình thành của bảo hiểm thân tàu trên thế giới đã có từ rất lâu đời vì vận tải hang hoá bằng đường biển là một phương thức vận tải được ưa chuộng trên thế giới nên các con tàu được sản xuất ngày càng tăng chất lượng và giá trị do vậy ngày càng có nhiều chủ tàu tham gia mua bảo hiểm thân tàu để hạn chế và phòng tránh thiệt hại khi có rủi ro xảy ra đối với con tàu của họ. Ngành bảo hiểm thân tàu đã trải qua nhiều thế kỉ và phát triển không ngừng. Ngành bảo hiểm ở Việt Nam ra đời sau so với nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt là bảo hiểm thân tàu trước đó chưa được chú trọng mãi đến ngày 14/11/2007 đã diễn ra một cuộc hội thảo lớn tại Hà Nội với sự tham gia đông đảo của những cán bộ quản lý và chuyên trách về bảo hiểm, pháp chế, an toàn hang hải cho đến chủ tàu đến từ các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã bàn về các điều kiện, điều khoản, thủ tục bảo hiểm thân tàu và công nhận bảo hiểm thân tàu Việt Nam xem là một ngành bảo hiểm mới mẻ chính thức đi vào hoạt động. Bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam đã không ngừng phát triển và thị trường đã thu hút được nhiều chủ tàu tham gia mua bảo hiểm để đảm bảo cho hoạt động của các tàu biển trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập thế giới. 2. Thực trạng thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam: 2.1. Quy mô thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam: Trong những năm qua, cùng với đà phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, ngành vận tải biển đã có sự phát triển vượt bậc cả về đội tàu cũng như các chủ tàu mới tham gia khai thác. Bảo hiểm tàu thủy với tư cách là ngành dịch vụ gắn bó lâu dài và mật thiết với lĩnh vực vận tải biển, đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Cơ hội do tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển của ngành vận tải, cũng như nhu cầu về bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng ngày càng trở nên cần thiết. Do vậy, thị trường bảo hiểm thân tàu trong những năm qua nói chung là có sự phát triển tương đối đáng kể về quy mô, doanh số cũng như chất lượng dịch vụ. Điều đó có thể thấy rõ qua biểu đồ như sau: ( Theo số liệu thống kê của bộ tài chính và cục quản lí giám sát bảo hiểm) Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng tổng doanh doanh thu các dịch vụ bảo hiểm thân tàu cũng như bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu có sự tăng trưởng đều đặn theo từng năm. Có được điều này là do nhu cầu vận chuyển vẫn tăng cao, từ đó đã tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc về mức độ đầu tư cho đội ngũ tàu biển, từ đó kéo theo tăng trưởng về phí bảo hiểm. So với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển thì bảo hiểm thân tàu được sự quan tâm nhiều hơn vì bảo hiểm thân tàu có tập quán phân tán rủi ro trên bình diện toàn cầu, trong khi bảo hiểm hàng hóa thường chỉ được bảo hiểm nội địa hoặc tại một thị trường cố định. Bên cạnh đó, quy mô thị trường ngày càng lớn mạnh là do sự gia nhập của các công ty bảo hiểm mới tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Việc này tạo động lực thúc đẩy các hãng bảo hiểm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm, đồng thời hạ mức phí bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các chủ tàu tham gia mua bảo hiểm, từ đó mở rộng quy mô thi trường bảo hiểm. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, quy mô tăng trưởng chưa đủ khai thác hết tiềm lực của thị trường cũng như chưa đáp ứng được mức độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế. Doanh thu khu vực bảo hiểm thân 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Biểu đồ tổng doanh thu bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu qua các năm doanh thu tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu chỉ chiếm khoảng 10% tổng doanh thu các dịch vụ bảo hiểm, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thị trường. 2.2. Cơ cấu thị trường Bảo hiểm: a. Cơ cấu doanh nghiệp: Tính đến hết tháng 6/2010, có 50 Doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động trên thị trường trong đó bao gồm 27 Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ, 11Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ, 10 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 Doanh nghiệp tái bảo hiểm. Hiện tại Bộ Tài chính đã chấp nhận về nguyên tắc việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 01 Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ -Công ty Bảo hiểm Cathay Việt Nam và 01 Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ - Công ty Bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam. Xét riêng trên thị trường bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu có thể kể đến các doanh nghiệp bảo hiểm như Bảo Việt, Bảo Long, Bảo Minh, PJICO, PVIC, VIA, UIC, PTI. Trong đó, 4 doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 70% thị phần đó là: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICo. 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Q1/2011 Bảo Việt 38,6% 34,9% 31,1% 30,5% 26,9% 24,6% 22,7% PVI 13% 18,3% 19,7% 18,6% 20,3% 20,6% 23,9% Bảo Minh 21,5% 21,8% 19,3% 17,3% 13,4 11,4% 14,2% PJICO 13% 10,5% 10,5% 9,8% 9,5% 9,3% 8,1% PTI 4,8% 3,6% 3,6% 4,1% 3,4% 4% 4% Khác 9,1% 10,9% 15,8% 19,7 26,5% 30,1% 27,1% Bảng thị phần bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2005-2011 (Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) Bảo Việt vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong giai đoạn 2005-2010. Nhưng có thể nhận thấy Bảo Việt đang mất dần thị phần của mình khi thị phần của doanh nghiệp này giảm từ 38,5% năm 2005 xuống còn 22,7% tính đến hết quý I năm nay và ngược lại là sự lớn mạnh rõ rệt của PVI, nếu tính riêng quý I năm 2011 thì PVI là doanh nghiệp dẫn đầu với 23,9% thị phần và có sự tăng trưởng qua các năm. Theo thống kê tổng doanh thu từ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu năm 2010 thì doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 526 tỉ đồng, PVI 512tỉ đồng, Bảo Minh 251 tỉ đồng, PJICO 196 tỉ đồng, BIC 66 tỉ đồng, GIC 64 tỉ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường là 689 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là ABIC 50%, Pjico 47,8%, PVI 45,9%. Tỷ lệ thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu có thể thấy rõ qua biểu đồ sau: ( theo tạp chí kinh tế và sự báo) b. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường: Đối với sản phẩm dịch vụ bảo hiểm thân tàu, trên thị trường Việt Nam hiện nay có thể chia ra làm 3 mảng nghiệp vụ chính là: nghiệp vụ tàu biển, nghiệp vụ tàu cá và nghiệp vụ tàu sông. - Nghiệp vụ bảo hiểm tàu biển: Đây là nghiệp vụ có doanh thu lớn nhất trong loại hình bảo hiểm thân tàu. Doanh thu của bảo hiểm tàu biển chiếm tỷ trọng rất lớn, thường từ 50-60 %. Bên cạnh đó, trong những năm qua, đội ngũ tàu biển Việt Nam không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, kéo theo tổng doanh thu đối với loại hình tàu biển có xu 29% 28% 14% 11% 4% 4% 10% Biểu đồ: tỷ lệ doanh thu từ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu năm 2010 Bảo Việt PVI Bảo Minh PJICO BIC GIC Khác hướng tăng nhanh về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong mảng dịch vụ bảo hiểm thân tàu. - Nghiệp vụ bảo hiểm tàu sông: Mặc dù, Việt Nam là nước có hệ thống sông ngòi tương đối chằng chịt. Việc di chuyển, vận tải bằng phương tiện đường sông là tương đối phổ biến. Tuy nhiên, dịch vụ bảo hiểm tàu sông vẫn chiếm tỷ trong chưa cao. Nguyên nhân một phần là do rủi ro đối với phương tiện vận chuyển trên sông là nhỏ hơn nhiều so với trên biển, ngoài ra, do việc thanh toán phí chậm và công tác giải quyết bồi thường còn kém hiệu quả. - Nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá: Với đường bờ biển dài, đánh cá và khai thác hải sản là một trong những ngành nghề chính của Việt Nam. Thị trường bảo hiểm tàu cá hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay là ngư dân Việt Nam chủ yếu đánh bắt gần bờ, tàu biển đánh bắt xa bờ còn ít. Nhận thức của ngư dân về bảo hiểm, các điều kiện bảo hiểm và quyền lợi được bồi thường còn kém, Do vậy, nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá còn kém phát triển. 2.3. Một số đánh giá đối với thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam: a. Khó khăn: - Tình trạng đội ngũ sĩ quan thuyền bộ, thuyền viên thiếu và yếu trầm trọng trong khi đội tàu phát triển nhanh. Chất lượng tàu đa số là tàu già hoặc tàu cũ được hoán cải hoặc tàu mới mua nhưng lắp máy móc thiết bị Trung Quốc nên chất lượng không cao. Đội tàu Việt Nam được sếp tốp cuối cùng về an ninh an toàn cảng biển, 100% phải kiểm tra trước khi vào cảng quốc tế và có rủi ro bắt giữ cao. - Các chủ tàu không có ý thức mua bảo hiểm, không tìm hiểu kỹ về sản phẩm bảo hiểm này, và cũng không nắm được đầy đủ các điều kiện điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Dẫn tới trường hợp khi tàu gặp rủ ro chủ tàu không có nguồn tài chính hỗ trợ để khắc phục tổn thất từ công ty bảo hiểm. Trong nửa đầu năm 2011, hàng loạt vụ tổn thất tàu xảy ra, nhiều trường hợp chủ tàu không đòi được bồi thường từ phía công ty bảo hiểm. Một trong các lỗi vi phạm phổ biến là một số chủ tàu đã cho tàu hoạt động ngoài phạm vi quy định của giấy phép nên khi xảy ra tổn thất thì không đòi được bồi thường. Ngoài ra, do thiếu thuyền viên và sử dụng thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng theo đúng quy định, không đủ số lượng thuyền bộ tối thiểu quy định cũng dẫn đến việc không yêu cầu bồi thường được. Cá biệt, trong một số tổn thất gần đây, khi tàu thuyền đậu tại bến hay vùng cho phép nhưng lại không được neo, vận hành đúng quy định hoặc thuyền viên trực bảo quản bỏ tàu, thuyền đi vắng dẫn đến việc vi phạm phạm vi bảo hiểm. - Doanh thu cao, tăng trưởng mạnh song hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam không hề tương xứng. Nhiều doanh nghiệp công bố mức lãi hàng chục, hàng trăm tỷ đồng nhưng thực tế hiệu quả của nghiệp vụ kinh doanh chính là bảo hiểm lại là con số âm. Cạnh tranh bằng hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm không tương xứng với phạm vi chấp nhận bảo hiểm làm tỷ lệ bồi thường tăng. Sản phẩm bảo hiểm là bán lời cam kết bồi thường. Khách hàng mua bảo hiểm chưa thể đánh giá chất lượng thực hiện lời cam kết bồi thường, nên chỉ chọn mua khi phí bảo hiểm thấp, thậm chí không quan tâm chi tiết đến nội dung điều khoản, điều kiện bảo hiểm. b. Thuận lợi: - Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Kéo theo đó là nhu cầu bảo hiểm thân tàu cần phải được đáp ứng kịp thời về cả số lượng và chất lượng. Điều này sẽ tạo đầu ra phong phú, kích thích thị trường bảo hiểm thân tàu ngày càng phát triển. - Hiệp hội bảo hiểm ra đời tạo nên quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp thống nhất, đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề chung như hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, thông tin thị trường, hợp tác trong bảo hiểm hàng hải, kiến nghị Nhà nước đặt ra các hành lang pháp lý tốt hơn để đẩy mạnh bảo hiểm xuất nhập khẩu. - Việt Nam đã mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ năm 1999. Cùng với xu thế hội nhập như hiện nay, việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Hơn nữa mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước chuyển đổi cơ cấu để tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của thị trường. CHƯƠ_シク__<CX_g_ONG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 1. Giải pháp của chính phủ Nhẳm khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam thì chính phủ cần đưa ra các biện pháp cụ thể như sau: - Nhà nước nên có những chính sách quản lý bảo hiểm một cách chặt chẽ hơn, đòi hỏi cao hơn đối với các đơn vị muốn thành lập công ty bảo hiểm chuyên ngành, công ty bảo hiểm cổ phần, phải đáp ứng yêu cầu về số vốn tối thiểu, năng lực và trình độ của giám đốc doanh nghiệp. - Nhà nước cần ban hành luật bảo hiểm một cách rõ ràng, có tính pháp lý cao nhằm tạo ra một môi trường pháp lý an toàn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển. - Nhà nước nên thành lập hiệp hội bảo hiểm nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người thiệt hại. - Đặc biệt cần phát huy vai trò của Nhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước bằng các chính sách thuế như ban hành biểu thuế phù hợp với từng nghiệp vụ bảo hiểm để tạo ra thị trường bảo hiểm toàn diện, đầy đủ. - Nhà nước cần có cơ quan định giá tàu để giúp các doanh nghiệp cũng như các công ty bảo hiểm xác định được giá trị con tàu tham gia bảo hiểm để tránh tranh chấp khi có tổn thất toàn bộ xảy ra. - Nhà nước phải quan tâm, xem xét để các doanh nghiệp bảo hiểm phải được bình đẳng trong kinh doanh. 2. Giải pháp của các công ty bảo hiểm: 2.1. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng và khai thác thị trường: Việc các công ty bảo hiểm có thể chiếm lĩnh được bao nhiêu phần trăm thị trường bảo hiểm thân tàu phụ thuộc vào công tác mở rộng và khai thác thị trường. Sau đây là một số giải pháp: - Đẩy mạnh công tác Marketing bảo hiểm thân tàu, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau mà chủ yếu bằng các phương tiện thông tin đại chúng như : báo chí, truyền hình, phát thanh, hội thảo, nói chuyện. - Tăng cường công tác bám sát khách hàng, duy trì thường xuyên mối quan tâm với các đầu mối mua bảo hiểm. 2.2. Nhóm giải pháp về phí bảo hiểm: Các doanh nghiệp phải đưa ra mức phí hợp lý mà vẫn thu hút được khách hang mà vẫn kinh doanh có lãi, một số biện pháp: - Các doanh nghiệp bảo hiểm tìm mọi biện pháp để giảm phí xuống một cách hợp lý tức là vẫn đảm bảo đủ chi trả bồi thường và có lãi. - Công tác xây dựng biểu phí nên kết hợp với việc phân tích biểu phí của các công ty cạnh tranh. 2.3. Nhóm giải pháp về công tác cán bộ: - Xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên sâu về công tác vận chuyển. - Đào tạo lại và mới đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi trên lĩnh vực nghiệp vụ mà cần phải quan tâm đến trình độ ngoại ngữ để hoạt động bảo hiểm thích ứng với điều kiện thực tế. - Có những chính sách đãi ngộ hợp lý với đội ngũ nhân viên. 3. Giải pháp của các hãng tàu: - Mua bảo hiểm thân tàu để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và được bồi thường thoả đáng khi có tổn thất, mất mát. - Cân nhắc, suy xét cẩn thận và thận trọng khi mua bảo hiểm ở những công ty, bảo hiểm có uy tín, chất lượng để được đảm bảo bồi thường khi có tổn thất. - Có thể mua bảo hiểm trùng để an toàn hơn trong việc được bồi thường. - Các hãng tàu có thể liên kết và hợp tác với nhau để khống chế và tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giảm phí bảo hiểm. KẾT LUẬN Hiện nay bảo hiểm thương mại đang phát triển hết sức mạnh mẽ với đầy đủ các mặt tích cực của nó. Hoạt động này góp phần không nhỏ vào sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Đối với hoạt động thương mại và hàng hải quốc tế, bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng là một yêu cầu không thể thiếu được. Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu ngày càng phát triển với đà đi lên của đất nước. Đứng trước một thị trướng bảo hiểm mà sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài, các công ty bảo hiểm của Việt Nam cần phải có những nỗ _CX_弄硺0lực, cố gắng phát huy mọi tiềm lực để đứng vững và phát triển trong điều kiện mới. Với đề tài “ Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam”, chúng em hi vọng đã mang lại cho thầy giáo và các bạn cái nhìn tổng quan về thị trường bảo hiểm thân tàu tại nước ta thời gian gần đây. Bên cạnh đó, chúng em cũng đưa ra những ý kiến, đề xuất giải pháp từ Chính phủ, các công ty kinh doanh bảo hiểm và từ chính các hàng tàu để góp phần phát triển thị trường bảo hiểm thân tàu nói riêng và ngành bảo hiểm tại Việt Nam nói chung. Bài viết của chúng em không thể tránh khỏi sai sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ thầy giáo và các bạn để hoàn thiện bài viết của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. GS.TS Hoàng Văn Châu (2006), “Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh”, tr.63-81, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 2. TS Hồ Thủy Tiên (2007), “Giáo trình bảo hiểm hàng hải”, tr113-123, Nhà xuất bản Hành chính. II. Tài liệu từ internet 1. hiem_than_tau.html 2. 3. Tổng quan thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm, trang web của công ty bảo hiểm quân đội MIC: 4. Tổng Quan thị trường Bảo hiểm Việt Nam 06 tháng đầu năm 2008, trang web của công ty bảo hiểm Pjico 492 5. Trang web của tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt 6. tong-quan-thi-truong-bao-hiem-viet-nam-nam-2010.html 7. 8. do-thi-phan.htm 9. web: tailieu.vn PGS.TS Nguyễn Ngọc Định, Bảo hiểm hàng hải, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế HCM, năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiểu luận Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam.docx
Luận văn liên quan