Tiểu luận Thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát

Đất nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước. Quá trình đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế đất nước ngày càng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với mọi quốc gia, mọi khu vực trên thế giới, giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh và phát triển. Để có được điều đó, nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát, là phải luôn tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

pdf28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát Lời mở đầu Bên cạnh những kiến thức đã được học từ nhà trường, những kinh nghiệm từ thực tiễn cũng vô cùng quan trọng. Với mong muốn của bản thân em, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, nhờ sự hướng dẫn tận tình của toàn thể cán bộ trong Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát, em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học trong trường, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, từ đó hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp nói chung và của Công ty nói riêng. Từ những kinh nghiệm thực tiễn đó cùng với lý thuyết đã được học trong trường. CHƯƠNG I Tổng quan về Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát 1. Thông tin chung về Công ty Tên đầy đủ:Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát Tên tiếng Anh: Hoa Phat Equipmeny & Accessory COMPANY LTD Hình thức pháp lý:Công ty TNHH Địa chỉ:243 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội, VN Điện thoại: (84-4) 38693983 Fax: (84-4) 38691874 Website: www.phutunghoaphat.com.vn Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát chuyên kinh doanh máy xây dựng, máy khai thác đá phục vụ cho các công trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng; khu chung cư, khách sạn, văn phòng, nhà cao tầng, các công trình làm và sửa chữa cầu, đường giao thông, các khu mỏ khai thác đá, các nhà máy cơ khí… Ngoài ra Công ty còn cung cấp các dịch vụ như: cho thuê thiết bị, tháo lắp, bảo trì, sửa chữa,… các thiết bị, máy móc xây dựng, khai thác. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát được thành lập ngày 20/8/1992, thuộc nhóm các Công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành. Trong những ngày đầu thành lập, Công ty đơn thuần hoạt động với quy mô là một Công ty nhập khẩu đồng thời có một xưởng cơ khí nhỏ chuyên sửa chữa và bảo hành các thiết bị xây dựng. Từ đó, Thiết bị phụ tùng Hòa Phát đã dần dần phát triển và trở thành Công ty vững mạnh hàng đầu trên thị trường hiện nay. Đó là việc thay đổi mô hình từ một Công ty thương mại thuần túy nhập khẩu và làm đại lý cho một số nhà sản xuất máy móc thiết bị xây dựng nước ngoài như Mikasa (Nhật), Fiac (Italy), Vito (Pháp), Jeonil (Hàn Quốc),… chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm máy móc thiết bị đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như khối lượng đầu tư nhà xưởng thiết bị sản xuất lớn. Khi đất nước đang chuyển mình cùng với xu thế đô thị hóa, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, Công ty cũng dần mở rộng ngành hàng sản xuất.. Công ty đẩy mạnh việc nhập khẩu các thiết bị xây dựng từ Trung Quốc, Nga, Mailaysia, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Italy, trở thành nhà cung cấp chính thức và duy nhất tại Việt Nam. Công ty đã ký thỏa thuận với Công ty Honda Engine của Nhật và trở thành nhà nhập khẩu động cơ Honda chuyên để lắp ráp với các thiết bị xây dựng. Công ty cũng đã đầu tư máy móc, thiết bị nhập từ Trung Quốc chuyên sản xuất cốp pha thép xây dựng, đây là sản phẩm mới, được nhiều Công ty xây dựng ưa chuộng và chiếm một phần doanh số đáng kể của Công ty. Đồng thời Công ty tự sản xuất các thiết bị gồm giàn giáo, cột chống xây dựng, máy trộn bê tông, vận thăng nâng hàng,… và tự hào là nhà sản xuất đầu tiên và duy nhất sản phẩm máy nghiền sang đá trên dây chuyền công nghệ cao, khép kín, chiếm ưu thế lớn trên thị trường, thay thế toàn bộ hàng nhập khẩu. Cho đến năm 2006, Công ty đã phát triển thành mạng lưới cung cấp thiết bị trên toàn quốc, có các chi nhánh tại Hưng Yên, Đà Nẵng và TP.HCM. Công ty có một nhà máy sản xuất máy xây dựng và khai thác mỏ tại khu Công nghiệp phố Nối Hưng Yên, một nhà máy đúc thép và sản xuất cơ khí tại Bình Dương. Ngoài ra tại Bình Thắng, Bình Dương, Công ty còn cho xây một tổng kho – trung tâm hành và quản lý phân phối sản phẩm toàn miền Nam và ở miền Bắc thì có hệ thống kho bãi trung tâm bảo hành tại Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội. Năm 2007, Công ty được mua lại bởi Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát và trở thành thành viên đầu tiên của Tập đoàn Hòa Phát. Thiết bị phụ tùng Hòa Phát là nhà cung cấp thiết bị xây dựng cho nhiều công trình lớn trong suốt 17 năm qua. Trải qua một chặng đường dài và khó khăn, Công ty đã thực sự khẳng định được vị trí của mình khi các sản phẩm đã có mặt trong nhiều công trình xây dựng và các khu vực khai thác đá quặng trên mọi miền đất nước. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Nguồn: Phòng nhân sự ) Phòng kế toán Phòng vật tư XNK Phòng thiết kế KT Phòng kinh doanh Phòng tổ chức Kho Yên Sở Giám đốc nhà máy Hưng Yên Giám đốc chi nhánh miền Nam Phòng kế toán Phòng KH điều độ Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức PX gia công PX kết cấu PX giàn giáo côppha PX nhiệt luyện PX cơ điện Tổ lắp ráp, sơn Bộ phận kho Giám đốc Công ty Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: - Giám đốc: Giám sát và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, để ra phương án phát triển của Công ty. - Phòng tổ chức: Tham mưu cho Ban giám đốc và thực hiện việc tổ chức tuyển dụng, đào tạo, quản lý, bố trí nhân sự, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân trong Công ty. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng, phát triển các chiến lược kinh doanh, giúp Ban giám đốc ký kết các hợp đồng cung cấp thiết bị cho các công trình xây dựng, kết hợp với phòng kế toán và phòng kỹ thuật xây dựng các định mức về số lượng, chất lượng mặt hàng cung cấp cũng như về chi phí cung cấp các mặt hàng. - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, hạch toán mọi hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong Công ty theo chế độ kế toán quy định, lập kế hoạch tài chính và sổ sách của Công ty và dự trù ngân sách hàng năm, theo dõi thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ của Công ty. Thực hiện huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời cung cấp thông tin tài chính cho các phòng ban có liên quan. - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý, đảm bảo chất lượng của máy móc, vật tư, thiết bị công trình theo đúng kỹ thuật của Công ty. Lập kế hoạch vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất và cung cấp thiết bị cho đối tác. - Bộ phận kho: Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc, có trách nhiệm giao nhận hàng, bảo toàn những thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, không gián đoạn, đồng thời theo dõi, kiểm kê, nhập xuất các sản phẩm, vật tư, thiết bị theo yêu cầu. - Nhà máy sản xuất: Phòng kế hoạch và phòng kế toán của nhà máy có trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng, dự trữ nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất cho bộ phận kho. Dưới các phân xưởng, đứng đầu là các tổ trưởng, chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc Công ty, có trách nhiệm quản lý, đôn đốc, theo dõi đội ngũ công nhân đảm bảo giờ giấc làm việc, lên bảng chấm công và số lượng công việc hoàn thành của toàn bộ công nhân trong nhà máy, đồng thời thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn. 4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty 4.1. Sản phẩm Công ty thiết bị phụ tùng Hòa Phát phân phối các sản phẩm: - Thiết bị xây dựng: đầm đất, đầm bàn, đầm dùi, máy cắt, máy xoa bê tông hiệu Mikasa sản xuất tại Nhật Bản - Máy trộn bê tông VITO sản xuất tại Cộng hòa Pháp - Máy nén khí và máy phát điện AIRMAN sản xuất tại Nhật Bản - Máy nén khí FIAC sản xuất tại Italy - Máy làm khô, phin lọc khí OMI sản xuất tại Nhật Bản - Các loại thiết bị cắt bê tông hiệu DIMAS sản xuất tại Mỹ, Úc Các thiết bị do Công ty sx gồm: - Máy vận thang lồng (chở người, chở hàng) - Cẩu tháp - Máy nghiền sàng đá, cát, quặng Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trải rộng trên toàn quốc và xuất khẩu tới các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Đối với thị trường trong nước, Công ty tập trung vào các dự án xây dựng, khai thác; các Công ty lớn. Ngoài ra, Công ty còn xây dựng một hệ thống các đại lý tiêu thụ những mặt hàng thiết bị nhỏ như máy bơm nước, máy phát điện nhỏ, dây hơi, băng tải,… Sản phẩm của Công ty đã được lắp đặt ở nhiều công trình xây dựng lớn tại các Thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,… Đối với thị trường nước ngoài, Công ty xuất khẩu sang khu vực Nam Á và Đông Âu các thiết bị nghiền đá và thiết bị xây dựng. 4.2. Quy trình sản xuất, công nghệ và trang thiết bị Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty TNHH Tập đoàn Máy xây dựng Tứ Xuyên có thương hiệu và quy mô lớn của Trung Quốc, Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát đã áp dụng quy trình sản xuất đơn chiếc cho việc chế tạo sản phẩm. Đó là dạng sản xuất mà dạng sản phẩm của nó có sản lượng nhỏ, ít lặp lại, không theo một quy luật nào. Đặc điểm: chủng loại mặt hàng đa dạng, số lượng ít, sử dụng dụng cụ và thiết bị vạn năng, bố trí sản xuất theo nhóm, yêu cầu trình độ tay nghề, bậc thợ cao, tổ chức công việc theo loại thiết bị hay theo phân xưởng là rất thích hợp, khó cơ khí hóa, tự động hóa, năng suất thấp, khó thống nhất hóa, khó tiêu chuẩn hóa. Theo quy trình sản xuất đơn chiếc, mỗi sản phẩm hoàn thiện đều phải qua rất nhiều công đoạn của quá trình sản xuất. Tùy từng loại sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể có các bước như đúc nguyên liệu; bào, tiện, gò hàn; lắp ráp; sơn;… Các sản phẩm được làm gia công bằng máy, mỗi bộ phận, chi tiết đều có các công nhân điều khiển máy gia công. Nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm gồm các loại thép phế liệu, thép tấm, thép hình, thép chế tạo, ống thép đúc; phôi đúc; tôn tấm, ván gỗ ép, tre ép,.. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các loại vật tư, vật liệu phụ như: thiết bị điện, que hàn, sơn,… Bảng 1: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty STT Các bước Địa điểm thực hiện Nhiệm vụ 1 Chế tạo phôi - Sản xuất đúc - Hàn cắt kim loại - Gia công áp lực Khu chế tạo phôi Làm thay đổi trạng thái từ gang, thép thỏi thành vật đúc theo khuôn đúc. 2 Gia công, cắt gọt kim loại - Gia công áp lực (cán, kéo, ép, rèn, dập nóng,..) - Gia công cắt gọt (hàn, cắt, tiện, phay, khoan – khoét – doa, bào – xọc, mài Khu gia công Dùng ngoại lực tác dụng lên vật đúc làm biến dạng và tạo hình dạng, kích thước theo yêu cầu. 3 Nhiệt luyện - nhiệt luyện sơ bộ - cán ren - nhiệt luyện kết thúc Khu nhiệt luyện Làm thay đổi tính chất vật liệu chi tiết máy để dễ tiến hành gia công cắt, làm biến dạng, làm đồng đều thành phần hóa học trên sản phẩm. 4 Lắp ráp Khu lắp ráp Liên kết các vị trí tương quan giữa các chi tiết máy theo nguyên lý nhất định. 5 Sơn - làm sạch - mạ kẽm - phun sơn Khu phun phủ Giúp sản phẩm chịu được tác dụng của môi trường, tránh gỉ sét, tạo mầu sắc cho sản phẩm. 6 Chạy thử nghiệm (nếu cần) Khu nghiệm thành phẩm Kiểm tra, so sánh tính năng, giá trị sử dụng của thành phẩm theo yêu cầu thiết kế. (Nguồn: Phòng tổ chức Nhà máy sản xuất máy xây dựng và khai thác đá ) Hầu hết các trang thiết bị, máy móc đều được nhập khẩu đồng bộ từ các quốc gia. Như động cơ nổ chạy xăng của hãng Honda; máy bơm chạy xăng, các phụ kiện lắp ráp của Koshin; dây chuyền sơn tĩnh điện với các thiết bị nhập từ Italy, Thụy Sĩ. Máy móc nhập khẩu từ những Công ty có tên tuổi nên đều có chất lượng tốt, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn và các máy móc, thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động tốt, Công ty đã áp dụng chế độ sửa chữa, bảo dưỡng theo lệnh kết hợp bảo dưỡng định kỳ. 4.3. Tình hình về lao động Tổng số cán bộ, công nhân viên trong Công ty năm 2009 vào khoảng 700 người. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh như vậy nên cơ cấu lao động cũng phân thành hai bộ phận: bộ phận nhân sự văn phòng và bộ phận lao động sản xuất. Thiết bị xây dựng được sản xuất chủ yếu là gia công, không tự động hóa nên đòi hỏi số lượng lớn lao động chân tay. Vì vậy, bộ phận lao động sản xuất chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động toàn Công ty, gồm lao động phổ thông và một phần đã tốt nghiệp Trung cấp. Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát năm 2009 STT Trình độ chuyên môn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tốt nghiệp Cao học 1 0.14 2 Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng 110 15.71 3 Tốt nghiệp Trung cấp 213 30.43 4 Lao động phổ thông 376 53.71 5 Toàn Công ty 700 100.00 (Nguồn: Phòng Nhân sự) Tuy có sự phân biệt trong cơ cấu lao động nhưng Công ty đã áp dụng chính sách đối với từng bộ phận một cách hợp lý và tạo điều kiện cho mọi công nhân viên có môi trường làm việc tốt nhất. Công ty luôn tuân thủ luật lao động về thời gian: - Đối với cán bộ công nhân viên làm việc theo giờ hành chính: 208 giờ/ tháng - Đối với cán bộ công nhân việc làm việc theo ca sản xuất: 200 giờ/ tháng Công ty đặc biệt chú trọng tới vấn đề bảo hộ, vệ sinh và an toàn lao động cho người lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã được khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan Nhà nước theo quy định của Pháp luật. Nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, không gian, độ thoáng, độ sáng và được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ, có bảng chỉ dẫn đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc. Công ty còn thường xuyên đào tạo cho người lao động về an toàn lao động, tay nghề chuyên môn. Đồng thời cử cán bộ, người lao động tham gia mỗi khi có chương trình đào tạo từ nhà cung cấp thiết, các chương trình đào tạo chuyên sâu. Về thù lao lao động, Công ty đã xây dựng một chính sách trả lương đồng bộ, thống nhất. Tiền lương được trả đúng căn cứ trên mức độ lao động và tính chất công việc. Công ty đã xây dựng khung bảng lương quy định chi tiết mức lương đối với từng vị trí công việc. Tùy theo mức độ hoàn thành công việc, người lao động được xem xét tăng lương hàng năm vào hai đợt tháng 1 và tháng 7. Ngoài ra, Công ty còn có chính sách khen thưởng để khuyến khích người lao động như: thưởng tháng lương thứ 13, thưởng vượt sản lượng, thưởng công nhân viên tiên tiến, xuất sắc, thưởng sáng kiến kỹ thuật,… Về phụ cấp, Công ty có các chế độ như sau: phụ cấp độc hại;phụ cấp ốm đau, thai sản; phụ cấp điện thoại, xăng xe; phụ cấp khu vực và công tác phí;… Công ty luôn đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật về lao động cũng như quyền lợi của người lao động. 4.4. Tình hình tài chính Trong thời gian vừa qua, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì Thiết bị phụ tùng Hòa Phát là một trong những Công ty có tình hình tài chính ổn định và vững mạnh nhất. Biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có đặc thù vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại, tuy nhiên Công ty vẫn đứng vững trong cơn bão giá của thị trường. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty qua các năm liên tục tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 35 – 45%/năm. Đến cuối năm 2009, mức doanh thu thuần lên tới 674 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 115 tỷ đồng. Nhìn lại những con số gặt hái được , cùng với uy tín trên thị trường, Công ty cũng không quên nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc việc tính và nộp Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định, cụ thể như sau:Thuế GTGT: 5% - 10%; Thuế thu nhập doanh nghiệp: 25% - 28%; Các loại thế, phí và lệ phí khác được tính và nộp theo các quy định hiện hành. Có được thành công trên phải kể đến nỗ lực tối đa của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ này. Từng khâu, từng bộ phận đều thực hiện việc cắt giảm tối đa chi phí, tăng năng suất lao động để đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh đồng thời không ngừng tìm kiếm những khách hàng mới để đạt và vượt kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó việc xử lý linh hoạt khi ký kết các hợp đồng kinh tế cũng được Ban giám đốc hết sức lưu tâm nhằm bảo toàn vốn và giảm thiểu những rủi ro tài chính. Tất cả các động thái trên đều nhằm hoàn thành tốt mục tiêu mà lãnh đạo Tập đoàn giao phó. CHƯƠNG II Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát trong những năm qua 1. Tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong suốt quá trình phát triển, Thiết bị phụ tùng Hòa Phát đã luôn là đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sản phẩm của Công ty rất có uy tín trên thị trường với chất lượng, giá cả ổn định và khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, sau khi gia nhập Tập đoàn Hòa Phát năm 2007, do có được nhiều thuận lợi hơn nên hoạt động kinh doanh của Công ty thực sự có bước chuyển ngoặt vô cùng quan trọng. Năm 2007, Công ty đã đạt được kết quả ấn tượng với doanh thu 428 tỷ đồng, tăng 51,77% so với năm 2006; 58,52% so với năm 2005. Lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng, tăng 400% so với 2 năm trước. Công ty đã ký nhiều hợp đồng lớn với các Doanh nghiệp. Điển hình là hợp đồng cung cấp 10 bộ vận thăng lồng VTL HP-100 với xí nghiệp xây lắp An Phú – một công ty con của Hoàng Anh Gia Lai Group. Công ty còn cung cấp thiết bị thi công cho các công trình lớn như dây chuyền sàng đá xây dựng cho Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh; Công ty xây dựng tổng hợp Sơn Hải tỉnh Đắc Lắc; Hợp tác xã khai thác đá Đội Cấn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Công ty TNHH Xuân Quỳnh tỉnh Nghệ An; Công ty CP vật liệu xây dựng Vĩnh Phúc; Công ty TNHH nhà nước một thành viên quản lý đường bộ Thừa Thiên Huế; Công ty TNHH vận tải và thương mại Mai Thanh tỉnh Quảng Bình;… Đến năm 2008, trong hoàn cảnh khó khăn chung của thị trường, Công ty vẫn duy trì được nhiều hợp đồng cung cấp giá trị cao, các sản phẩm của Công ty hầu như có mặt tại mọi công trình lớn và các công trình trọng điểm. Công ty tham gia vào hàng chục dự án lớn như: dự án cải tạo cơ sở hạ tầng Bắc Thăng Long – Vân Trì; dự án hồ chứa nước Cửa Đạt; dự án cải tạo nút giao thông Kim Liên; Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II; Khu Công nghiệp Dung Quất; Nhà máy xi măng Thăng Long; dự án tổ hợp khách sạn thương mại; văn phòng; căn hộ; công viên thiên niên kỷ Kangnam;… Công ty còn triển khai cung cấp các sản phẩm mới công suất lớn mà các nước khác chưa sản xuất được, như hệ thống cẩu tháp lớn Model HPCT6561, HPCT6023, HPCT5529; các loại máy khai thác đá như máy nghiền hàm 250x1250, máy nghiền côn 1750;… Doanh thu năm 2008 đạt 453 tỷ đồng, tăng 5.84%; lợi nhuận sau thuế đạt 61 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2007. Có sự chững lại của tốc độ tăng trưởng là do tác động của nền kinh tế thị trường trong thời gian này đang gặp khủng hoảng dẫn đến suy thoái. Bảng 3: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm: (Đơn vị tính: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1 Doanh thu thuần 270 282 428 453 674 2 Lợi nhuận sau thuế 9 10 50 61 115 (Nguồn: Trích báo cáo tài chính) Trước hiệu quả của gói kích cầu Chính phủ năm 2009 cho các dự án lớn về thủy lợi, thủy điện, giao thông, công trình xây dựng,… hoạt động kinh doanh của Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát lại khởi sắc trở lại. Doanh thu lên tới 674 tỷ đồng, Tháng 8/2009, Công ty đã bàn giao xong dây chuyền nghiền đá trị giá 650.000 USD với Công ty Liên doanh Canxi Cacbonat YBB (Công ty liên doanh với Tập đoàn Imerys - Cộng hoà Pháp) tại xã Văn Tiến, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ đầu năm 2009 đến nay, Công ty TBPT Hòa Phát thành công trong việc hợp tác cung cấp thiết bị nghiền sàng cho các Công ty liên doanh Nhật Bản, Pháp, Canada, Ukraina, Lào, Camphuchia,... trong đó là hợp đồng cung cấp dây chuyền nghiền quặng vàng công suất 300.000 tấn/năm, trị giá khoảng 500,000 USD cho Công ty liên doanh Olympus Pacific Minerals Inc của Canada. 1.2. Thực trạng Marketing và phân phối sản phẩm */ Chính sách Marketing và phân phối đối với thị trường nội địa: - Tập trung vào các dự án lớn. Vì đây là mảng thị trường có doanh thu lớn và mang lại hiệu quả thương hiệu cao nhất. Đến nay Công ty đã tham gia vào hàng chục dự án lớn như: dự án cải tạo cơ sở hạ tầng Bắc Thăng Long-Vân Trì, dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, dự án cải tạo nút giao thông Kim Liên, Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II, Khu CN Dung Quất, dự án tổ hợp khách sạn thương mại, văn phòng, căn hộ công viên thiên niên kỷ Kangnam,.. Đặc biệt đầu năm 2009, chi nhánh miền Nam của Công ty đã cung cấp, lắp đặt Cẩu tháp Model HPCT 5013 trị giá 1,6 tỷ và 2 bộ vận thăng lồng trị giá 1,2 tỷ đồng tại công trình bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai Pleiku và công trình Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, mở màn cho hàng loạt đơn đặt hàng từ các dự án lớn trên toàn quốc. - Cung ứng cho các công ty lớn. Thường các công ty được Thiết bị phụ tùng Hòa Phát cung cấp máy móc thiết bị chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường. Những khách hàng này chiếm tới hơn 50% doanh số bán hàng của Công ty. Công ty cũng đồng thời đẩy mạnh chính sách hỗ trợ về giá, kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng. Những năm qua, Công ty đã cung cấp nhiều dây chuyền nghiền sàng đá 150 tấn/h cho Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Dương; trạm trộn công suất 25m3/h cho Công ty Hoàng Thành phục vụ công trình ở Lào Cai; khung giáo Pal sơn tĩnh điện cho Công ty CP Đầu tư xây dựng số 4 trị giá gần 300 triệu đồng; riêng cuối năm 2008 đánh dấu con số đáng ngạc nhiên khi Công ty cung cấp 4 dây chuyền nghiền sàng đá và dây chuyền nghiền tuyển rửa quặng sắt với tổng trị giá trên 11 tỷ đồng cho Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh, Công ty CP Khai khoáng luyện kim Thanh Hà, Công ty xây dựng tổng hợp Tràng An và Công ty Đường bộ 230. - Gắn bó chặt chẽ và tạo điều kiện cho các đại lý tiêu thụ. Sản phẩm của Công ty có đặc điểm là rất cồng kềnh, trọng lượng lớn, do vậy kênh tiêu thụ phải hạn chế tối thiểu cự ly vận chuyển. Mặt khác, đó lại là những sản phẩm đơn chiếc, không thông dụng nên thường do các đại diện bán hàng lớn đảm nhiệm khâu tiêu thụ. Do vậy hệ thống phân phối của Công ty không dàn trải mà tập trung vào các đại lý độc quyền và tổng kho của từng khu vực lớn. Đặc biệt duy trì và phát huy thế mạnh là nhà phân phối duy nhất những thiết bị xây dựng nổi tiếng như Mikasa, Ariman, Daishin, Koshin, Fiac,.. bởi thương hiệu của họ cũng tạo nên một lợi thế to lớn trong việc kinh doanh của Thiết bị phụ tùng Hòa Phát. */ Chính sách Marketing và phân phối đối với thị trường nước ngoài: Đối với thị trường nước ngoài, Công ty tập trung xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Đông Âu. Như đã nêu ở trên, cho đến nay, Công ty đã cung cấp một số lượng lớn sản phẩm của mình tới các nước như Nhật Bản, Pháp, Canada, Ukraina, Lào, Camphuchia,... Riêng với sản phẩm máy nghiền sàng, Công ty đặc biệt quan tâm Marketing, bởi sản phẩm đó đang góp phần không nhỏ vào doanh thu của Công ty Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát trên thị trường xuất khẩu. Sản phẩm được các nước chấp nhận, đánh giá cao về chất lượng, giá cả và dịch vụ sau bán hàng. 2009 là năm đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên sản phẩm máy nghiền sàng đá của Công ty tại thị trường Philippines. Đối tác rất hài lòng với sản phẩm và mong muốn trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm này tại thị trường và cho biết tiềm năng xuất khẩu rất lớn bởi chất lượng và uy tín của công ty đã được khẳng định tại thị trường Việt Nam và bắt đầu chinh phục khách hàng nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu thiết bị nghiền sàng đá của công ty sang các nước khác trong khu vực. 1.3. Tình hình quản trị cung ứng, mua sắm, dự trữ Hiện nay Công ty đang mua nguyên vật liệu cũng như các bộ phận tiến hành sản xuất theo hình thức nhập khẩu và mua trong nước: - Nhập khẩu: + Từ Mỹ: thép phế liệu Mn cao + Từ Trung Quốc: Động cơ điện DASU, các cơ cấu và chi tiết máy chính cho sx, các loại thép chế tạo, thép hình, ống thép đúc, ván gỗ ép, tre ép, chi tiết, phụ kiện sx,… … - Mua trong nước: + Các loại thép tấm, thép hình, thép chế tạo, phôi đúc,… mua của các Công ty Thương mại chuyên kinh doanh sắt thép. + Ống thép, tôn tấm để sx cốp pha thép, giàn giáo, cột chống xây dựng,… của Công ty ống thép Hòa Phát (một thành viên của Tập đoàn Hòa Phát) + Các loại vật tư phụ của các nhà cung cấp lớn khác. Đặc trưng của các loại nguyên vật liệu này là có khả năng chịu lực, chịu tác động của môi trường, không bị hỏng hóc khi vận chuyển cũng như trong thời gian dự trữ lâu dài. Nhờ vậy hoạt động thu mua và lưu kho của Công ty không gặp khó khăn. Hơn nữa nguyên vật liệu khi chưa gia công thành sản phẩm có giá trị sử dụng không cao nên tình trạng thất thoát nguyên vật liệu cũng không phải là mối lo ngại của Công ty. Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản xuất. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải cung ứng, dự trữ sao cho chi phí sản xuất không bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả của nguyên vật liệu. Để giảm thiểu rủi ro, Công ty đã xây dựng kế hoạch mua sắm, dự trữ, sản xuất sát với kế hoạch bán hàng, với những đơn hàng lớn. Đồng thời một số chi tiết, nguyên vật liệu được Công ty tự sx hoặc được cung ứng bởi các Công ty con khác trong Tập đoàn nên nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và thuận lợi cho việc sản xuất. Công ty cũng lựa chọn những nhà máy lớn có uy tín về chất lượng và giá cả trên thế giới để nhập khẩu nguyên vật liệu. Như thép phế liệu Mn cao nhập từ Mỹ có chất lượng hơn hẳn phế liệu thu mua trong nước mà số lượng và giá cả ổn định. Động cơ điện của DASU Trung Quốc - nhà máy sản xuất môtơ điện nổi tiếng, chủng loại động cơ phong phú. Hiện nay, toàn bộ máy móc thiết bị của Hòa Phát sản xuất đều lắp loại động cơ điện này. 1.4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn Qua các số liệu về kết quả kinh doanh của công ty, có thể thấy có sự phát triển đáng kể trong kinh doanh của công ty qua từng năm tài chính. Doanh thu tăng hàng năm và có tốc độ tăng bình quân khá ổn định. Giá vốn giảm qua các năm xuất phát từ việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận cũng có sự cũng có sự tăng thêm đáng kể, nhất là năm 2007. Một phần của kết quả này là do năm 2007 là năm tập trung nhiều hợp đồng kinh doanh và cung cấp vật tư của công ty và đánh dấu việc Công ty gia nhập Tập đoàn. Qua một số chỉ tiêu quan trọng của Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát có thể thấy rõ sự tăng trưởng trong tình hình tài chính của công ty. Các chỉ tiêu phản ánh tài sản, nguồn vốn đều có xu hướng tăng thêm giá trị tài sản cố định phản ánh tài sản, nguồn vốn đều có xu hướng tăng thêm. Giá trị tài sản cố định được tăng cường đáng kể do công ty chú trọng đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho kinh doanh của công ty. 2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1. Thành quả: Trong gần 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát đã đạt được những thành tựu cơ bản là: - Với nhiệm vụ sản xuất và cung cấp thiết bị xây dựng và khai thác đá, Công ty đã luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các công trình xây dựng trong cả nước, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Đặc biệt khi ngành xây dựng và khai thác trở thành ngành Công nghiệp trọng điểm, Công ty cũng đã trở thành đơn vị kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế nước nhà. - Công ty đã và đang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, áp dụng những kiến thức quản trị mới trong quản trị doanh nghiệp. Công ty đã từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, trang bị máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất kinh doanh. - Trong quá trình đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Công ty đã tổ chức thực hiện quá trình đổi mới tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý có kết quả. Đặc biệt là từ 2005 đến nay đã tạo ra động lực thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của công ty. - Công ty đã xây dựng, phát triển được đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ tay nghề cao, có kỹ thuật và nghiệp vụ khai thác tốt. - Công ty đã được Đảng và nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Thương hiệu của công ty đã có được uy tín, sự tín nhiệm với thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, trong những năm gần đây công ty luôn là một điểm sáng công nghiệp của nước ta nói chung và của Tập đoàn nói riêng, xứng đáng là anh cả trong gia đình Hòa Phát. 2.2. Hạn chế Tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng bên cạnh đó, Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục là: - Hệ thống kênh phân phối ngắn, chỉ đến các đại lý độc quyền. Công ty có 02 tổng kho, ở Hà Nội và ở Bình Dương, do đó việc phân phối đến các đại lý và nơi tập kết xây dựng công trình gặp nhiều khó khăn do quãng đường vận chuyển dài mà trọng lượng, kích thước của các thiết bị lại lớn, cồng kềnh. - Khâu Marketing, tiêu thụ sản phẩm của Công ty bị phụ thuộc vào các đại lý độc quyền. Chính sách Marketing chưa thực hiện một cách triệt để. Nếu trên thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ, việc cạnh tranh của Công ty có thể vì thế mà gặp nhiều khó khăn. 2.3. Nguyên nhân */ Nguyên nhân của những thành tựu: - Do được sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, Bộ Công Thương, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, lãnh đạo các cấp và nhân dân địa phương. - Do có sự đoàn kết thống nhất, sự năng động sáng tạo, sự làm việc cần cù không mệt mỏi của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chức công ty qua các thời kỳ. - Do có sự hợp tác của các doanh nghiệp bạn, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công ty trong suốt những năm qua. */ Nguyên nhân của những hạn chế: - Do tồn tại nhiều năm trong cơ chế bao cấp cũ, sự chủ động và linh hoạt của công ty còn nhiều hạn chế, phụ thuộc nhiều vào cấp trên. - Địa bàn hoạt động kinh doanh của công ty rộng khắp cả nước, mà số lượng kho hạn chế, đặc biệt là đặc điểm của máy móc thiết bị gây khó khăn cho việc vận chuyển. - Chi phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế, các cán bộ đầu ngành có năng lực nghiên cứu còn thiếu. 3. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh 3.1. Chính sách, quy định của nhà nước Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát cũng như tất cả các Doanh nghiệp khác trên cả nước, đều chịu sự điều tiết của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác do Nhà nước ban hành. Hệ thống văn bản cùng các chính sách, quy định của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty sẽ có nhiều thuận lợi trong kinh doanh nếu hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước tạo điều kiện cho Doanh nghiệp trong cả nước nói chung và Công ty nói riêng một môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, rõ rang. Tuy nhiên, nếu hệ thống văn bản chưa hoàn thiện như hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định, không nhất quán, chồng chéo,… thì việc áp dụng luật vào thực tế sẽ bất cập, tính thực thi không cao. Và do đó bất kỳ sự thay đổi nào trong các quy định của Pháp luật đều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đến công tác hoạch định chiến lược phát triển của Công ty. 3.2. Những tác động bên ngoài */ Tình hình kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,… là những yếu tố vĩ mô của môi trường kinh doanh có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu đầu tư toàn xã hội được nâng cao. Điều đó có nghĩa là có sự gia tăng nhu cầu về nhà ở, văn phòng, công xưởng và các công trình xây dựng khác. Do vậy, Công ty có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp nền kinh tế lâm vào khủng hoảng thì hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp nói chung và của Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát nói riêng, sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược kinh doanh để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Tỷ lệ lạm phát gia tăng thật sự là một thách thức đối với các Doanh nghiệp, nhất là các Doanh nghiệp sản xuất. Tỷ lệ lạm phát cao, dẫn tới giá cả leo thang, các Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn đối với chi phí cho các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công lao động. Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát lại là một Công ty sản xuất mà chi phí đầu vào về nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó, khi lạm phát gia tăng, cũng là lúc Công ty đứng trước khó khăn về hoạt động thu mua nguyên vật liệu cũng như việc tính giá thành sao cho có thể cạnh tranh trong thị trường mà ít ảnh hưởng nhất tới lợi nhuận thu được. */ Nhà cung ứng Rất nhiều sản phẩm của Công ty có nguyên liệu là phôi thép và thép nhập khẩu như thép tấm, thép lá,.. Đối với phôi thép, mặc dù được Công ty Ống thép Hòa Phát – một thành viên của Tập đoàn cung cấp, nhưng cũng chỉ chủ động được 80% phôi cho quá trình sản xuất, phần còn lại Công ty buộc phải mua ngoài. Riêng các loại thép tấm, thép lá phục vụ sản suất, Công ty đã phải nhập khẩu hoàn toàn. Do vậy, tình hình thu mua nguyên vật liệu của Công ty bị phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng. Khi giá cả nguyên vật liệu biến động, hoặc có trở ngại trong việc hợp tác với nhà cung ứng, hoạt động sản xuất của Công ty sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. */ Đối thủ cạnh tranh Cùng với xu thế đô thị hóa, nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng tăng cao, đồng thời cũng xuất hiện thêm nhiều tên tuổi trong lĩnh vực cung cấp thiết bị xây dựng, khai thác. Khi càng có nhiều đối thủ trên thị trường thì việc cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Trước những chiến lược kinh doanh của đối thủ, Công ty lại phải có những kế sách phù hợp để giữ được thị phần và nâng cao vị thế của mình. Cũng giống như làm thế nào để chọn và chiếm cho mình được miếng bánh ngon, khi mà có rất nhiều người cùng ăn chiếc bánh đó. CHƯƠNG III Định hướng phát triển của Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát trong những năm tới 1. Cơ hội, thách thức 1.1. Cơ hội Chính sách của Nhà nước có nhiều đổi mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh được phát huy. Từ đó công ty cũng có những điều kiện tốt tiếp xúc với thị trường trong và ngoài nước, tiếp cận được các công nghệ, thiết bị, kỹ thuật mới. Nhu cầu đô thị hóa ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có xu hướng tăng lên. Đồng thời những năm tới, xây dựng và khai thác là hai trong các ngành Công nghiệp trọng điểm của đất nước nhằm đưa đất nước ta phát triển ngày càng ổn định và bền vững. Đây là cơ hội lớn đối với Công ty trong việc khẳng định vị thế của mình trên thị trường các sản phẩm, thiết bị xây dựng và khai thác. Mặt khác nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng. Đó chính là một điều kiện tốt để mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ cho công ty sang các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.2. Thách thức Nền kinh tế thế giới hiện nay đang ở trong giai đoạn rất nhạy cảm với những biến động dù rất nhỏ. Kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Theo đó, tình hình lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng sẽ lên xuống một cách thất thường, khó lường trước. Đây là thách thức không chỉ đối với Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát. Đòi hỏi Công ty phải cân nhắc thật kỹ lưỡng các chiến lược từ khâu mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm đến khâu phân phối sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước khác. Hơn nữa, nước ta đang trong quá trình hội nhập, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng. Chính vì thế Công ty sẽ đứng trước một môi trường cạnh tranh khốc liệt không những với các Doanh nghiệp đối thủ trong nước mà còn với rất nhiều Doanh nghiệp nước ngoài. Do đó công ty phải có chiến lược, kế hoạch và định hướng phát triển đúng đắn để liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. 2. Dự báo nhu cầu và hoạch định sản xuất Theo như các chuyên gia kinh tế phân tích, tình hình kinh tế từ năm 2010 sẽ khởi sắc hơn những năm qua. Tình hình lạm phát sẽ ổn định hơn. Các Doanh nghiệp có thể yên tâm với những dự án của mình. Nhu cầu cho các công trình xây dựng và khai thác cũng vì thế sẽ tăng lên. Nắm bắt được thời cơ này, Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát đã có những kế hoạch kinh doanh trong năm và các năm tới như sau: - Về tiêu thụ, Công ty tiếp tục duy trì quan hệ với những khách hàng truyền thống và thân thiết là các Tổng Công ty xây dựng lớn. Đồng thời nỗ lực tìm kiếm đối tác mới để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. - Về sản xuất, Công ty đang có kế hoạch mở rộng quy mô nhà máy, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại tại cả hai miền Nam – Bắc, đồng thời lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất, ổn định nhất, chủ động được nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu về đầu vào cho sản xuất. Cũng theo chủ trương chung của Tập đoàn, TBPT Hòa Phát tiếp tục thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào, chi phí sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. - Bên cạnh đó, Công ty không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường dịch vụ bán hàng nhằm nhằm tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác, duy trì và tăng thị phần trên toàn quốc, hướng tới xuất khẩu. 3. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO 3.1. Cơ hội Thứ nhất, Công ty sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên. Tên tuổi của Công ty sẽ có mặt trên thị trường quốc tế, sản phẩm của Công ty sẽ thâm nhập thị trường này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không có những quy chế và cam kết đã ký, và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế. Thứ hai, Công ty sẽ có cơ hội tiếp cận với những công nghệ tiên tiến để tiếp thu và vận dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cho chiến lược phát triển. Không những thế còn có thể được hỗ trợ từ các đối tác liên doanh liên kết về công nghệ, kỹ thuật, đào tạo, cơ sở hạ tầng, tài chính,… Thứ ba, khi các hàng rào thuế quan được xóa bỏ, việc nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ trở nên dễ dàng hơn với Công ty. Công ty có thể lựa chọn cho mình những nhà cung ứng có uy tín nhất về số lượng, chất lượng, giá thành. Nhờ đó sản phẩm của Công ty có chất lượng hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và năng lực cạnh tranh không ngừng nâng cao. Thứ tư, các chính sách kinh tế được hoàn thiện hơn, hệ thống các văn bản pháp lý được xóa bỏ những rào cản bất hợp lý cũng như những rang buộc chồng chéo lên các Doanh nghiệp. Do đó tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp nói chung và của Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát nói riêng được diễn ra suôn sẻ trên một sân chơi thông thoáng, lành mạnh. 3.2. Thách thức Mở cửa thị trường, cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, thách thức lớn đặt ra là Công ty phải đối mặt với rất nhiều các doanh nghiệp ngoài. Sự cạnh tranh này khiến Công ty phải đứng trước hai lựa chọn: Một là chấp nhận sự cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường, hướng tới xuất khẩu và dần tạo uy thế trên thị trường. Hai là, Công ty không có khả năng cạnh tranh, bị đào thải khỏi thị trường. Có thể điểm ra một số thách thức đối với các Công ty Việt Nam nói chung và Thiết bị phụ tùng Hòa Phát nói riêng như sau: - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Nếu như trong nước, Công ty là Doanh nghiệp cung cấp gần như duy nhất và sản phẩm chất lượng được thị trường chấp nhận. Thì khi gia nhập WTO, vấn đề vấp phải đầu tiên là có vô số Công ty khác cũng cung cấp sản phẩm cùng lĩnh vực. Mà Khoa học Kỹ thuật thì ngày càng phát triển, sản phẩm trên toàn thế giới ngày càng tiện lợi, đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt hơn. Do đó để có một vị trí trong nền kinh tế mở, sản phẩm của Công ty phải có năng lưc cạnh tranh cao về chất lượng, độ tiện dụng, giá thành, … - Nguồn lực tài chính: Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn là rất lớn, Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều “đại gia” với quy mô lớn, sản lượng sản xuất nhiều do đó giá thành sản phẩm hạ. Chính vì vậy ngay từ việc thâm nhập thị trường Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. - Kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường: Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh đã có tên tuổi rất lâu trên thị trường. Với xuất phát điểm càng sớm, công ty càng có lợi thế nắm bắt thị trường càng lớn, do đó càng có một bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh. Chính vì vậy, thách thức đặt ra cho Công ty là phải đưa ra các chiến lược, chiến thuật kinh doanh sao cho phù hợp, giảm thiểu rủi ro nhất khi đối phó với các công ty tên tuổi trên thị trường. - Khoa học công nghệ: Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%). Thiết bị phụ tùng Hòa Phát không thể tránh khỏi là một trong số đó. Vì thế, Công ty cần chuẩn bị thật tốt nguồn nhân lực với trình độ cao, nhằm tiếp thu những công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng dịch vụ sau bán hàng. Như vậy sản phảm của Công ty mới có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác. - Các quy chế trong kinh doanh khi gia nhập WTO: Đó là những vấn đề bản quyền, tiêu chuẩn, chất lượng, đảm bảo quyển lợi người tiêu dùng, đảm bảo vấn đề cạnh tranh lành mạnh, chống bán phá giá. Do đó, Công ty cần chuẩn bị sãn sàng tiếp cận thị trường toàn cầu, hiểu sâu sắc và nghiêm túc thực thiện những quy chế đó để tránh các rủi ro liên quan đến luật kinh doanh trên thị trường. Kết luận Đất nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước. Quá trình đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế đất nước ngày càng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với mọi quốc gia, mọi khu vực trên thế giới, giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh và phát triển. Để có được điều đó, nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát, là phải luôn tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa phát phải liên tục phát huy những điểm mạnh, đồng thời hạn chế tối đa những yếu điểm của mình, từ đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược đặt ra. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Tài liệu tham khảo 1. Website Tập Đoàn Hòa Phát 2. Website của Công ty Thiết Bị Và Phụ Tùng Hòa Phát: 3. Bản báo cáo Thường niên các năm của Tập Đoàn Hòa Phát 4. Bản Cáo Bạch của Tập Đoàn Hòa Phát 5. Các bài Báo tin tức trên Chuyên San của Tập Đoàn Hòa Phát - Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát một năm thành công và hiệu quả - Nguyễn Quang Ngọc GĐ Thiết Bị Phụ Tùng - Hòa Phát – Mikasa: 15 năm đồng hành (Hải Yến) - Thiết bị phụ tùng hòa phát ký kết nhiều hợp đồng lớn (Lê Giang) - Thiết bị phụ tùng và những đơn hàng cuối năm (Hằng – Hoàng) Mục Lục Lời mở đầu .......................................................................................................................... 2 Chương I: Tổng quan về Công ty Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát ...................................... 3 1. Thông tin chung về Công ty ............................................................................................. 3 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ................................................................. 3 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty .............................................................................................. 5 4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty............................................................................... 7 4.1. Sản Phẩm ....................................................................................................... 7 4.2. Quy trình sản xuất, Công nghệ và trang thiết bị .............................................. 7 4.3. Tình hình lao động ......................................................................................... 9 4.4. Tình hình tài chính ......................................................................................... 11 Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh .................................................................... 12 1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.................................................. 12 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ......................................................... 12 1.2. Thực trạng Marketing và phân phối sản phẩm ................................................ 14 1.3. Tình hình quản trị cung ứng, mua sắm, dự trữ ................................................ 15 1.4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn ................................................................... 16 2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................................................... 17 3. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh ............................................................................. 19 3.1. Chính sách, quyết định của Nhà nước ............................................................. 19 3.2. Những tác động bên ngoài .............................................................................. 19 Chương III: Xu hướng phát triển của công ty trong những năm tới ............................... 21 1. Cơ hội và thách thức ......................................................................................................... 21 2. Dự báo nhu cầu và hoạch định sản xuất ............................................................................ 22 3. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO .................................................................................. 23 Kết luận ............................................................................................................................... 25 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf740_6988.pdf
Luận văn liên quan