Bốn là, phát triển các cơ quan thương vụ ởnước ngoài. Cùng với việc mở rộng
quan hệmậu dịch qua lại với các nước trên thếgiới, hoạt động ngoại thương của Trung
Quốc ngày càng sôi động thông qua việc thành lập các cơ quan thương vụ ởcác nước
có và chưa có quan hệ ngoại giao. Những năm qua, các cơ quan này đã đóng góp rất
lớn vào các hoạt động đàm phán và kí kết các hiệp định mậu dịch, bảo vệ quyền lợi của
mình ở các nước sởtại, giúp đỡ các tổ chức hoạt động ngoại thương của nước mình
trong lĩnh vực trao đổi, buôn bán với nước ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc còn lập ra các
văn phòng đại diện, công ti xuất - nhập khẩu của mình, đặc biệt là bốn trung tâm mậu
dịch lớn ở New York, Atlanta,Panama, Hambourg.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6082 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về cải cách – mở cửa kinh tế ở Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 1
Tiểu luận
Tìm hiểu về cải cách – mở cửa kinh tế ở Trung Quốc
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 2
MỤC LỤC
I. Mở đầu.
II. Tình hình Trung Quốc trước cải cách – mở cửa kinh tế.
III. Cải cách – mở cửa kinh tế ở Trung Quốc.
3.1. Đường lối, chính sách cải cách kinh tế.
3.2. Các giai đoạn thực hiện cải cách – mở cửa kinh tế của Trung Quốc.
3.2.1. Giai đoạn bắt đầu cải cách (12/1978 – 10/1984).
3.2.2. Giai đoạn mở rộng cải cách kinh tế (10/1984 – 9/1988).
3.2.3. Giai đoạn chấn chỉnh, sửa chữa và tiếp tục cải cách (10/1988 –
12/1991).
3.2.4. Giai đoạn bước đầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa (1/1991 – 11/2002).
3.2.5. Giai đoạn từ 2002 đến nay.
IV. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
V. Kết luận.
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 3
MỞ ĐẦU
Lịch sử kinh tế Trung Quốc thời kỳ hiện đại để lại dấu ấn sâu đậm những bước
thăng trầm trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành công nhiều nhưng thất bại
cũng không ít, thậm chí có giai đoạn nền kinh tế Trung Quốc đã rơi vào tình trạng hỗn
loạn, cùng cực. Tuy nhiên, trong vòng ba thập kỷ trở lại đây công cuộc cải cách và mở
cửa đã khiến đất nước này đã có những bước tiến kỳ diệu trên con đường phát triển
kinh tế.
Giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa,
kinh tế - xã hội cũng như định hướng chính trị. Do vậy, việc nghiên cứu những thành
công hay hạn chế trên đường cải cách, mở cửa của Trung Quốc sẽ cho chúng ta những
bài học sâu sắc và bổ ích.
Tiểu luận “Tìm hiểu về cải cách – mở cửa kinh tế ở Trung Quốc” sẽ cho chúng
ta cái nhìn cận cảnh hơn về công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc.
Từ đó rút ra những bài học, cả về kinh nghiệm thành công, lẫn kinh nghiệm thất bại
cho quá trình phát triển kinh tế nước nhà.
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 4
TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC TRƯỚC CẢI CÁCH
Tình hình kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (1/10/1949), cho đến trước cải cách – mở cửa kinh tế trải qua nhiều giai
đoạn thăng trầm với nhiều hạn chế, yếu kém của mô hình kế hoạch hóa tập trung.
Thông qua những chính sách kinh tế sai lầm, coi thường các quy luật khách
quan của “ Đại nhảy vọt” và “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, nền kinh tế Trung Quốc
đã rơi vào khủng hoảng và sa sút. Hậu quả là, thu nhập quốc dân giảm, các ngành kinh
tế bị thụt lùi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Cuộc “Đại nhảy vọt” và “Công
xã nhân dân” đã gây ra lãng phí to lớn về sức người, sức của, làm nền tài chính bị cạn
kiệt… Trong mười năm cách mạng văn hóa, thu nhập quốc dân của Trung Quốc đã bị
thiệt hại khoảng 500 tỷ nhân dân tệ, mức lương trung bình của công nhân viên giảm
4,9%, thu nhập bình quân của nông dân không được cải thiện, thậm chí nhiều nơi rơi
vào tình trạng đói kém.
Trước những thực trạng trên, nền kinh tế Trung Quốc đứng trước yêu cầu phải
thực hiện cải cách một cách triệt để.
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 5
CẢI CÁCH – MỞ CỬA KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC
3..1. Đường lối, chính sách cải cách kinh tế:
Công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc chính thức được phát động từ Hội
nghị Trung ương 3 khóa XI tháng 12/1978. Với quan điểm “ giải phóng tư tưởng, thực
sự cầu thị, đoàn kết nhất trí, hướng về phía trước”, Hội nghị đã đánh giá lại điểm xuất
phát của nền kinh tế Trung Quốc, phê phán sai lầm của giai đoạn trước, đưa ra nhận
thức mới về chủ nghĩa xã hội.
Trong các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo, những lý luận về cải cách, mở cửa của
Trung Quốc đã được khẳng định và tổng kết thành những quan điểm lớn sau đây:
¾ Thực hiện “giải phóng tư tưởng” nhằm thay đổi nhận thức về mô hình chủ
nghĩa xã hội ở Trung Quốc.
¾ Chủ trương đa dạng hóa sở hữu, khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hóa
đi lên chủ nghĩa xã hội.
¾ Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng tập trung phát triển nông nghiệp,
sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu cấp bách của đất
nước. Đối với các ngành công nghiệp nặng, Trung Quốc chủ trương giảm bớt quy mô
và tốc độ phát triển, ưu tiên đầu tư cho công nghiệp nhẹ và các ngành khác.
¾ Mở cửa, thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
¾ Cải cách thể chế chính trị gắn liền với cải cách kinh tế.
3.2. Các giai đoạn thực hiện cải cách – mở cửa kinh tế của Trung Quốc:
3.2.1. Giai đoạn bắt đầu cải cách (12/1978 – 10/1984):
Nhằm xây dựng một kỷ nguyên mới bắt đầu với một hội nghị của Đảng
Cộng sản Trung Quốc ngày 18/12/1978, đánh dấu bằng việc công nhận trang trại tư
nhân quy mô nhỏ, bước đầu tiên từ bỏ chính sách công xã trong nông nghiệp và công
nghiệp thời Mao Trạch Đông, dựng một nền kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp.
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 6
Cải cách kinh tế Trung Quốc mở đầu bằng việc thực hiện "chế độ trách
nhiệm trong sản xuất nông nghiệp" mà sau này được người ta gọi tắt là "khoán sản
lượng tới hộ" vốn đã diễn ra thực tế trước đó tại hai tỉnh An Huy và Tứ Xuyên. Với
việc để cho người nông dân được tự chủ làm ăn và được hưởng toàn bộ sản phẩm làm
ra trên mảnh đất được phân phối sau khi nộp cho nhà nước một số phần trăm thu
hoạch, tính tích cực sản xuất hay là nói sức sản xuất trong nông nghiệp Trung Quốc đã
được giải phóng mạnh mẽ. Thuế nông nghiệp đã được xoá bỏ, con em nông dân một số
vùng sâu vùng xa được phát sách giáo khoa, được miễn học phí, chính sách hộ khẩu
với những nông dân vào thành phố làm thuê đã được nới lỏng... Chỉ trong một thời
gian ngắn, với diện tích canh tác chỉ chiếm 7% thế giới, nhưng Trung Quốc đã nuôi
được 22% dân số thế giới. Cho đến nay có thể nói đây là bước cải cách mang tính đột
phá, là thành tựu lớn nhất trong cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc.
Năm 1979, Trung Quốc quyết định xây dựng các đặc khu kinh tế, gồm ba
đặc khu kinh tế là Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh Quảng Đông và đặc khu
kinh tế Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến. Việc quyết định xây dựng đặc khu nhằm mở rộng
hợp tác kỹ thuật và giao lưu kinh tế với nước ngoài, tận dụng FDI (vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài), đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào Trung Quốc. Từ năm 1978-2007, FDI
tích lũy vượt 760 tỉ USD, đứng đầu thu hút FDI tại các nước đang phát triển và đứng
thứ hai thế giới.
Năm 1982, Trung Quốc thực hiện khoán sản lượng hoặc khoán toàn bộ đến
hộ nông dân. Việc giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông dân đã
mang lại bước nhảy vọt trong kinh tế nông thôn. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp
tăng bình quân 11,5%/năm trong giai đoạn 1980 - 1985, gấp 3,5 lần giai đoạn 1953 -
1980.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện khoán sản phẩm đã nảy sinh những hạn chế,
tiêu cực: tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong khoán ruộng đất, tâm lý “sợ thay đổi” trở
nên khá phổ biến, công tác quản lý ruộng đất trở nên hỗn loạn, cơ sở hạ tầng trong
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 7
nông thôn yếu kém lại bị phân tán… Để khắc phục tình trạng này, từ năm 1984 Trung
Quốc đã thực hiện những biện pháp hoàn thiện chế độ khoán sản phẩm, trong đó có hai
nội dung quan trọng: quy định thời gian khoán ruộng đất từ 15 năm trở lên và áp dụng
chính sách “hộ chuyên”. Những biện pháp này đã đưa công cuộc cải cách kinh tế ở
nông thôn Trung Quốc đạt được những kết quả ban đầu khá căn bản.
Trên đà những thắng lợi đạt được ở khu vực nông thôn, Trung Quốc bước
đầu cải cách ở thành thị. Trong giai đoạn này, cải cách ở thành thị chỉ dừng lại ở mức
thăm dò, thí điểm.
3.2.2. Giai đoạn mở rộng cải cách kinh tế (10/1984 – 9/1988):
Năm 1984, Trung Quốc mở cửa 14 thành phố ven biển nhằm thu hút đầu tư
nước ngoài và mở rộng điều kiện ngoại thương, buôn bán
Giai đoạn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc đẩy mạnh cải cách
kinh tế ở Trung Quốc , cải cách toàn diện thể chế kinh tế của Trung Quốc.
Trọng tâm của giai đoạn này là cải cách kinh tế thành thị, đặt hiệu quả kinh
tế là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá các thành phần kinh tế, tách chức năng quản lí
nhà nươc ra khỏi chức năng kinh doanh, tách quyền sở hữu khỏi quyền kinh doanh
Làm sống môi trường kinh doanh bằng việc đa dạng hóa các loại hình doanh
nghiệp, mở cửa thị trường, cải cách hệ thống giá cả, tiếp tục cải cách kinh tế nông thôn
theo hướng thương phẩm hóa , hiện đại hóa.
3.2.3. Giai đoạn chấn chỉnh, sửa chữa và tiếp tục cải cách (10/1988 –
12/1991):
Trên cơ sở của việc phất triển kinh tế ở các giai đoạn trước, từ năm 1988
Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế Duyên Hải làm cho các tỉnh
này có thể tham gia trực tiếp vào việc buôn bán quốc tế.
Trong giai đoạn này cũng tiếp tục cải cách về thể chế kinh tế, cho phép ký
hợp đồng mua bán thuê mướn và chuyển nhượng ruộng đất, lập lại xí nghiệp, ban bố
luật thuế và nhiều đạo luật khác. Đồng thời, tiếp tục cải cách về tài chính, tài vụ, chỉnh
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 8
đốn trật tự kinh tế, ổn định giá cả, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt trong
thời gian này Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng quá
nóng của nền kinh tế, như:
¾ Thực thi các biện pháp xiết chặt tiền tệ, thực hiện nghiêm ngặt chính sách
bốn giảm: giảm quy mô đầu tư, giảm tăng cầu xã hội, giảm lạm phát và giảm tốc độ
tăng trưởng công nghiệp. Trong đó, kìm hãm và loại bỏ lạm phát là mục tiêu hàng đầu.
¾ Tiếp tục mở rộng quyền tự chủ cho các xí nghiệp, điều chỉnh hệ thống giá
cả theo hướng cơ chế thị trường, chuẩn bị những điều kiện để hình thành thị trường
chứng khoán.
Những biện pháp trên đã tỏ ra rất hiệu quả thông qua chỉ số tăng trưởng kinh
tế hàng năm của Trung Quốc trong giai đoạn này năm sau cao hơn năm trước, chẳng
hạn như: Ngoại thương của năm 1988 có doanh số 82 tỉ USD bằng 41 lần năm 1978.
Số hợp đồng liên doanh với nước ngoài cũng tăng lên dưới nhiều hình thức và tỉ lệ
khác nhau. Trung Quốc đã mở cửa nhiều thành phố lớn, thị trấn cho người nước ngoài
vào kinh doanh và du lịch.
3.2.4. Giai đoạn bước đầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa ( 1/1991 – 11/2002):
Từ năm 1992 trở lại đây, các cải cách kinh tế ở Trung Quốc bước vào giai
đoạn mới: xây dựng thể chế kinh tế thị trường và tăng cường hội nhập quốc tế. Đặc
điểm chính của giai đoạn này là cải cách chuyển sang xây dựng thể chế mới, từ điều
chỉnh chính sách sang sáng tạo mới về chế độ kinh tế, từ cải cách đơn lẻ sang cải cách
đồng bộ, từ đột phá trọng điểm chuyển sang kết hợp giữa thúc đẩy tổng thể với đột phá
trọng điểm. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đưa ra chiến lược ''tăng tốc'' mà mục
tiêu là tăng gấp đôi giá trị tổng sản lượng quốc gia so với năm 1990 vào năm 2000, tạo
cơ sở cho giai đoạn cất cánh kinh tế trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21 và lại tiếp tục
tăng GDP gấp bốn lần mức GDP năm 2000 vào năm 2020.
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 9
Để thực hiện chiến lược mới, Trung Quốc ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ chuyển
từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường với năm trụ cột chính là ''hai hệ thống"
gồm hệ thống điều tiết vĩ mô của nhà nước và hệ thống thị trường thống nhất; ''ba chế
độ'' là: chế độ xí nghiệp hiện dại, chế độ phân phối thu nhập mới và chế độ bảo hiểm
xã hội; đề ra mục tiêu ba bước để xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa toàn phương vị: ''duyên hải - ven
biển - ven sông - các khu sâu trong nội địa'', thực hiện ở cả ba miền: miền Đông, miền
Trung và miền Tây, theo cả hai hướng: ven biển và nội địa; cả hai thị trường: trong
nước và quốc tế, xây dựng các khu phát triển từ đơn lẻ thành quần thể mà trọng điểm là
Thượng Hải, Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông, Đại Liên. Từ năm 1992, Trung Quốc
đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách mới mẻ như: cải cách tài chính tiền tệ, cải
cách hệ thống ngân hàng, cải cách thuế, cải cách hệ thống ngoại thương, từng bước cải
cách hệ thống giá cả, thống nhất tỷ giá hối đoái, cải cách mạnh mẽ hơn các doanh
nghiệp nhà nước theo hướng xoá bỏ thua lỗ, xây dựng chế dộ xí nghiệp hiện đại thích
ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường, từng bước đưa các doanh nghiệp làm quen và
thích ứng với các yêu cầu mới sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO.
3.2.5. Giai đoạn từ 2002 đến nay:
Đây là giai đoạn tiếp tục cải cách sâu rộng nền kinh tế, đẩy mạnh xây dựng
thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và bước đầu thực hiện mục tiêu “tập trung
lực lượng xây dựng toàn diện xã hội khá giả”.
Hiện nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn cuối của quá trình thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 – 2010) và cả giai đoạn đến 2020 được thông qua tại Hội
nghị Trung ương khóa 5 tháng 12/2005, Đại hội lần thứ XVI. Đây là một hội nghị then
chốt. Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 có một ý nghĩa vô cùng trọng đại bởi đây là thời kỳ
Trung Quốc chuyển từ xã hội nông thôn sang xã hội công nghiệp, từ xây dựng xã hội
ấm no sang xã hội khá giả, với những mục tiêu và nội dung sau:
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 10
¾ Đảm bảo tăng trưởng bền vững.
¾ Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phát triển một “xã hội hài hòa” có tầm
quan trọng như phát triển kinh tế, chính trị xã hội.
¾ Thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế: Chuyển từ đầu tư và xuất khẩu
vào công nghiệp, tài nguyên và nhân lực sang tiêu dùng và đầu tư, công nghiệp và dịch
vụ, nhân lực và khoa học kỹ thuật, tăng trưởng có chất lượng cao.
¾ Thay đổi cơ cấu ngành nghề, tăng ngành có hàm lượng khoa học cao.
¾ Phát triển cân đối giữa các vùng, các khu vực, giữa thành thị và nông
thôn.
¾ Giải quyết tốt vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân).
¾ Giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo công ăn việc làm, giảm thất
nghiệp và các vấn đề xã hội.
¾ Xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
¾ Về đối ngoại thực hiện nguyên tắc hòa bình và phát triển, hợp tác. Thực
hiện khẩu hiệu: “An ninh với láng giềng, giàu có với láng giềng, hợp tác với láng
giềng”.
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 11
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CẢI CÁCH – MỞ CỬA KINH TẾ CỦA
TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
4.1. Tổng quan về cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc:
Thời kỳ đầu, trước con đường mới mẻ, Trung Quốc thực hiện những thử nghiệm
kinh tế ở quy mô nhỏ, khi thành công được áp dụng rộng ra toàn quốc.
Bắt đầu, các thành phố và đặc khu ven biển có ưu thế địa lý ở miền Đông tiến
hành cải cách mở cửa, tạo ra các nhân tố đầu tư tốt, điển hình, như xây dựng cơ sở hạ
tầng, hậu cần và quy chế quản lý… Miền Đông trở thành đầu tàu lôi kéo kinh tế cả
nước.
Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phố, các khu vực kinh tế kích thích
mạnh mẽ việc tạo môi trường tốt cho kinh doanh và đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc cơ bản hình thành cục diện phát triển kinh tế theo khu vực, mở rộng
quy mô ngành nghề với trình độ hiện đại hóa cao.
Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài là hai động lực chủ yếu của tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc.
Bên cạnh việc huy động mạnh mẽ vốn nước ngoài, phát huy tối đa nguồn nhân
công giá rẻ, Trung Quốc chú trọng tiếp thu công nghệ, đào tạo mới nguồn nhân lực và
học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty nước ngoài.
Trung Quốc thành công nổi bật trong việc kết nối với thị trường toàn cầu. Nền
kinh tế năng động chuyển đổi cơ cấu sản xuất và công nghệ, không ngừng thích ứng
với thị trường toàn cầu. Từ hàng sơ cấp sang thành phẩm công nghiệp, từ sản phẩm sử
dụng nhiều lao động sang sản phẩm kỹ thuật cao. Đầu tư nước ngoài được ưu hóa.
Trung Quốc đạt được tiến bộ rõ rệt trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật công
nghệ, thể hiện nổi bật qua những thành tựu khám phá vũ trụ, tự lực phát triển các lĩnh
vực công nghiệp quốc phòng then chốt, phục vụ đắc lực cho hiện đại hóa quốc phòng
của nước này.
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 12
Về ngoại thương:
Một là, trao quyền tự chủ kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương. Nhà
nước đề ra các biện pháp cụ thể như: cho phép các địa phương có thể thành lập các
công ti ngoại thương địa phương; các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh cũng
được phép thành lập tổng công ti ngoại thương riêng; ưu tiên quyền hạn kinh doanh
xuất - nhập khẩu cho hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông; đưa quyền sản xuất kinh
doanh và xuất khẩu cho các xí nghiệp sản xuất cỡ nhỏ và vừa; từng bước mở rộng
quyền kinh doanh cho các tổng công ti xuất - nhập khẩu... Chính sách này đã mở ra
một bước ngoặt mới quan trọng mới quan trọng trong hoạt động ngoại thương của
Trung Quốc, có tác dụng mở rộng quan hệ mậu dịch.
Hai là, đổi mới cơ chế quản lí ngoại thương. Trước đây, các hoạt động ngoại
thương được quản lí trực tiếp bằng các công cụ hành chính đã gây cản trở rất lớn cho
hoạt động ngoại thương. Chính vì vậy, cần phải thay cơ chế quản lí này bằng một cơ
chế quản lí ngoại thương khác gọn nhẹ hơn và năng động hơn, phối hợp quản lí vĩ mô
với quản lí vi mô. Thông qua việc thành lập Bộ Ngoại thương với những quyền hạn và
chức năng của mình trong việc quản lí ngoại thương ở cấp vĩ mô thì các tỉnh, thành
phố, khu vực tự trị cũng thành lập các Uỷ ban ngoại thương, Cục quản lí ngoại thương
để lãnh đạo và quản lí công tác ngoại thương của các địa phương. Ngoài ra, các công ti
cũng từng bước thay đổi chức năng quản lí sang kinh doanh, thực hiện kinh doanh tổng
hợp, đa dạng; được phép hoạt động riêng. Do đó, hoạt động buôn bán với nước ngoài ở
các địa phương phát triển khá mạnh.
Ba là, thực hiện chế độ khoán kinh doanh ngoại thương. Thể chế này thực
hiện nới lỏng quyền hạn kinh doanh, thông qua phương thức khoán chỉ tiêu hàng hoá
và thu nhập từ xuất - nhập khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp và công ti xuất - nhập
khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp và công ti xuất - nhập khẩu ngoại thương. Hình
thức khoán được thực hiện là: tổng công ti ngoại thương trung ương giao khoán xuất -
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 13
nhập khẩu trực tiếp cho các địa phương. Các địa phương chịu trách nhiệm về các vấn
đề liên quan đến xuất - nhập khẩu và giao nộp ngoại tệ lên trên, đảm bảo đầy đủ chỉ
tiêu và hiệu quả đối với Nhà nước. Sau khi đã nhận khoán, các địa phương giao chỉ tiêu
khoán xuống các doanh nghiệp và cơ sở hoạt động ngoại thương trong tỉnh, thành phố
và huyện.
Để phối hợp với việc thực hiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh ngoại thương
một cách đồng bộ, Trung Quốc đã thực hiện cải cách một số thể chế chủ yếu có liên
quan đến sản xuất hàng hoá xuất - nhập khẩu và kinh doanh xuất - nhập khẩu như cải
cách thể chế kế hoạch ngoại thương, cải cách thể chế kinh doanh xuất - nhập khẩu, cải
cách thể chế phân phối lợi nhuận ngoại thương, cải cách thể chế giữ lại ngoại tệ, cải
cách thể chế tài vụ ngoại thương.
Bốn là, phát triển các cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Cùng với việc mở rộng
quan hệ mậu dịch qua lại với các nước trên thế giới, hoạt động ngoại thương của Trung
Quốc ngày càng sôi động thông qua việc thành lập các cơ quan thương vụ ở các nước
có và chưa có quan hệ ngoại giao. Những năm qua, các cơ quan này đã đóng góp rất
lớn vào các hoạt động đàm phán và kí kết các hiệp định mậu dịch, bảo vệ quyền lợi của
mình ở các nước sở tại, giúp đỡ các tổ chức hoạt động ngoại thương của nước mình
trong lĩnh vực trao đổi, buôn bán với nước ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc còn lập ra các
văn phòng đại diện, công ti xuất - nhập khẩu của mình, đặc biệt là bốn trung tâm mậu
dịch lớn ở New York, Atlanta, Panama, Hambourg.
4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:
Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Công
cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo cũng đã giành được
những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Trong quá trình đổi mới đất nước,
Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, nhất là
của Trung Quốc. Từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, lãnh đạo cấp cao
hai nước đã nhiều lần xác định sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 14
lĩnh vực như xây dựng và phát triển kinh tế, quản lý đất nước, xây dựng Đảng. Từ
những kinh nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc, có thể rút ra một vài bài học có
giá trị gợi ý cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển, vời tám nôi dung lớn:
¾ Kiên trì lập trường mở cửa ra thế giới, coi toàn cầu hoá là cơ hội ngàn năm có
một mà Việt Nam phải nắm lấy để tiến lên.
¾ Xây dựng các đặc khu kinh tế, tạo đột phá mạnh, tạo đà lan toả phát triển
nhanh và rộng.
¾ Tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.
¾ Phát triển xí nghiệp hương trấn.
¾ Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước “nắm lớn, buông nhỏ”.
¾ “Dò đá qua sông” kết hợp “đại luận chiến”.
¾ Kết hợp cải cách kinh tế với cải cách chính trị
¾ Huy động sức mạnh của người Việt ở nước ngoài.
Cải cách – mở cửa kinh tế Trung Quốc 15
KẾT LUẬN
Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc tính đến này đã trải qua chặng
đường gần một phần tư thế kỷ. Thời gian chưa dài, nhưng nhờ giải phóng tư tưởng
cùng với tinh thần thực sự cầu thị, mạnh dạn tìm tòi cải cách. Thông qua cải cách – mở
cửa kinh tế, đất nước khổng lồ chiềm một phần tư dân số thế giới này đã từ chỗ nghèo
nàn lạc hậu, nền kinh tế đứng bên bờ vực thẳm, vươn lên thành một nền kinh tế có mức
tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, đời sống nhân dân từ đó được cải thiện rõ rệt,
trong đó một bộ phận đã đạt mức khá giả. Vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế từ đó
ngày một nâng cao.
Sự thành công trên con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc là một tấm
gương sáng để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, noi theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sdhfs_5508.pdf