Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức, của ngân hàng Techcombank và đặc
biệt là sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong suốt
thời gian qua, hoạt động đầu tư phát triển nói riêng và mọi hoạt động của Ngân
hàng nói chung đã phát triển liên tục đạt được những thành tựu to lớn. Sự phát triến
đó đã đóng góp một phần vào sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng và sự phát triển
của toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập này.
43 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa
bàn và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài khoản của các tổ chức kinh tế.
2.3. Bộ máy quản lý điều hành Chi nhánh.
Ban giám đốc Chi nhánh bao gồm:
- Giám đốc: Nguyễn Minh Đạo
Nhiệm vụ: điều hành hoạt động chung của chi nhánh, chịu trách nhiệm cao
nhất đối với mọi hoạt động của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo cán bộ, công tác tiền
lương toàn đơn vị…
Phó Giám đốc 1: Trần Thị Thanh Xuân: chỉ đạo công tác kinh doanh, kế toán
thanh toán và giao dịch khách hàng, thẩm định các dự án vay vốn…
Phó giám đốc 2: Nguyễn Quốc Tú: chỉ đạo công tác tiền tệ kho quỹ, hành
chính quản trị…
2.4. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Nhìn chung thì Chi nhánh Techombank HBT kinh doanh hầu hết các sản
phẩm và dịch vụ của hệ thống Ngân hàng Techcombank trên toàn bộ các tỉnh thành.
Cụ thể là:
a. Ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng cung ứng tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá
nhân đa dạng với nhiều tiện ích trên nền tảng công nghệ cao, nhiều sản phẩm lần
đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam. Trong đó có:
- Dịch vụ tài khoản
- Sản phẩm tiết kiệm: Có các hình thức như tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm
thường, tiết kiệm theo thời gian thực gửi, tiết kiệm định kỳ “vì tương lai”, tiết kiệm
đa năng, tiết kiệm trả lãi định lỳ, tiết kiệm tích lũy bảo gia, tiết kiệm giáo dục
b. Sản phẩm dịch vụ thẻ bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa – F@staccess,
F@staccess i và thẻ ghi nợ quốc tế - TECHCOMBANK VISA.
- Về sản phẩm tín dụng: Techcombank nói chung và chi nhánh Hai Bà
Trưng nói riêng có nhiều sản phẩm tín dụng phong phú với thời hạn vay và phương
thức trả nợ linh họat, lãi suất ưu đãi đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng và đầu tư như:
Nhà mới, gia đình trẻ, du học, cho vay học phí, cho vay nhanh bằng cầm cố chứng
từ có giá, cho vay hộ kinh doanh cá thể, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay
mua cổ phần…
- Về dịch vụ cá nhân bao gồm có dịch vụ xác nhận số dư tài khoản, sổ
tiết kiệm, bảo quản tài sản, trung gian mua bán nhà.
c. Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp gồm có các dịch vụ như trả lương, thu chi
tiền mặt tại chỗ, cho vay cổ phần hóa.
d. Sản phẩm dịch vụ cá nhân khác gồm có các dịch vụ như: Bảo lãnh, kiều
hối, chuyển tiền nhanh, chiết khấu chứng từ có giá, đại lý thu đổi ngoại tệ, dịch vụ
thanh toán hóa đơn
e. Ngân hàng điện tử: gồm một số dịch vụ như: HomeBanking, Telebank,
F@stMobilePay, F@st i-Bank, F@st S-Bank
f. Ngân hàng doanh nghiệp:Với định hướng trở thành “Siêu thị dịch vụ tài
chính trọn gói” cho các doanh nghiệp, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng doanh
nghiệp của Techcombank đáp ứng mọi nhu cầu tài chính và chi tiêu đa dạng của
doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp họat động xuất
nhập khẩu.
Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp bao gồm:
- Dịch vụ tài khoản
- Tín dụng doanh nghiệp
- Dịch vụ bảo lãnh và đồng bảo lãnh
- Dịch vụ thanh toán trong nước
- Dịch vụ thanh toán quốc tế
- Các nghiệp vụ ngoại hối và quản trị rủi ro
- Các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp khác
g. Dịch vụ ngân hàng cho các định chế tài chính bao gồm:
- Dịch vụ trên thị trường liên ngân hàng: Techcombank là một trong các
ngân hàng năng động nhât trên thị trường ngoại hối và tiền tệ Việt Nam cũng như
quốc tế. Giao dịch thông qua hệ thống Reuters tại Singapore, London, Tokyo,…
- Dịch vụ ngân hàng đầu tư: Techcombank cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu
tư với phạm vi rộng lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp cũng như các định chế tài
chính.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2007 –
2009
3.1. Huy động vốn
Năm 2008 đánh dấu mốc bằng việc khủng hoảng thanh khoản của các ngân
hàng. Có những lúc lãi suất huy động lên tới 18,75%. Tuy nhiên, với các hoạt động
phong phú của mình, chi nhánh Techcombank HBT đã đạt được những kết quả khả
quan trong hoạt động huy động vốn. Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn
trong chương trình Phát lộc đầu xuân giải thưởng 1 tỷ đồng. Đặc biệt là khách hàng
chi nhánh đã may mắn giành giải nhất, nhì và khuyến khích. Tổng vốn huy động
trong năm 2008 đạt 435,658 tỷ đồng, tổng vốn lũy kế đạt 616,026 tỷ VNĐ.
Bảng 1: Kết quả huy động vốn 2007- 2009
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng vốn huy
động
180,366,684,648 435,658,245,187 503,129,476,024
Huy động TCKT 5,002,301,316 39,873,367,126 54,029,159,786
Huy động dân cư 175,364,383,332 395,784,878,061 449,100,316,148
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 – 2009
Qua bảng trên ta thấy tổng mức vốn huy động của chi nhánh HBT không
ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008 tổng mức huy động tăng 141,54%. Năm
2009 tổng mức huy động tăng 15,48%. Có thể thấy rằng năm 2008 là một năm tăng
trưởng mạnh mẽ của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn. Năm 2007 tổng mức
huy động còn chưa lớn do chi nhánh mới hoạt động chưa lâu, hầu hết khách hàng
trên địa bàn đều sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác đã hoạt động từ trước.
Nhờ có những chính sách thực sự hiệu quả trong hoạt động huy động vốn như
khuyến mãi, quảng cáo, chất lượng dịch vụ tốt, hoạt động chăm sóc khách hàng
tốt… mà tổng mức vốn huy động được của chi nhánh đã gia tăng đáng kể. Nhìn
bảng trên ta thấy hầu hết lượng vốn huy động được là từ dân cư, vốn huy động được
từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Công tác huy động vốn của chi nhánh luôn được quan tâm bằng các biện
pháp hiệu quả như việc tuyên truyền quảng bá, chính sách chăm sóc khách hàng, lãi
suất cạnh tranh, có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn tiện lợi mà chi nhánh đã
có sự tăng trưởng đáng kể trong mức vốn huy động. Công tác đào tạo trình độ
nghiệp vụ cho các giao dịch viên được tiến hành một cách thường xuyên. Đặc biệt
đã triển khai chương trình “khách hàng bí mật” để kiểm tra thái độ phục vụ, chăm
sóc khách hàng của các giao dịch viên. Nhờ đó mà thái độ phục vụ khách hàng của
các giao dịch viên rất tốt, làm hài lòng hầu hết khách hàng. Đó cũng là một tác động
tích cực đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Do đó đến hết năm 2009
tổng vốn huy động lũy kế của ngân hàng là 616,219 tỷ đồng. Đây là một con số ấn
tượng đối với các chi nhánh mới thành lập như Techcombank Hai Bà Trưng.
3.2.Hoạt động tín dụng
Năm 2007, tổng dư nợ tín dụng là 36,925,069,405 VNĐ trong đó cho vay
doanh nghiệp là 10, 228,765,771 VNĐ; cho vay bán lẻ là 20,696,303,634 VNĐ.
Không xảy ra tình trạng nợ xấu, toàn bộ các khoản vay đều là nợ loại 1
Năm 2008 tổng dư nợ tín dụng là 285,39161 (tỷ đồng) trong đó cho vay
doanh nghiệp là 244,151 tỷ đồng, cho vay bán lẻ là 41,241 tỷ đồng. Không xảy ra
tình trạng nợ xấu, các khoản vay đều là nợ loại 1,2
Năm 2009, tổng dư nợ tín dụng là 407,26589 (tỷ đồng) trong đó cho vay
doanh nghiệp là 319,43688( tỷ đồng).. Các chỉ số an toàn đạt mức độ cao, tỷ lệ nợ
loại 3 chiếm 1,26% trên tổng dư nợ (2,119 tỷ đổng).
Có thể thấy tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng lên qua các năm một
cách nhanh chóng thể hiện uy tín và hiệu quả hoạt động của chi nhánh ngày càng
tăng. Tuy tỉ lệ nợ loại 2,3 có tăng lên nhưng không đáng kể và các chỉ số an toàn
vẫn ở mức cao do tỉ lệ cho vay/ TTS đang ở mức thấp.
Cấu trúc tài sản theo kỳ hạn ở mức độ hợp lý. Tỷ lệ cho vay trung hạn chiếm
tỷ trọng thấp 18% so với tổng dư nợ và 7% tổng tài sản nên phù hợp với tỷ lệ huy
động vốn trung hạn, giảm thiểu được mức độ rủi ro về kỳ hạn và lãi suất. Tỷ trọng
cho vay doanh nghiệp lớn chiếm 0,06%, SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) chiếm
68,25%, cho vay cá nhân chiếm 11,81% ở mức độ tương đối phù hợp đối với chi
nhánh doanh nghiệp. Chi nhánh đã tiến hành kiểm tra giám sát nghiệp vụ tín dụng
một cách thường xuyên và chặt chẽ ví dụ như kiểm tra thường xuyên đối với 100%
hồ sơ trước khi phê duyệt, 100% được kiểm tra định kỳ sau khi giải ngân, thường
xuyên cập nhật thông tin liên quan đến khách hàng….Nhờ có các công tác đó được
tiến hành một cách tổng thể và thường xuyên và hoạt động tín dụng của chi nhánh
tương đối hiệu quả.
3.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại – Tài trợ thương mại
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong
cơ chế hoạt động. Tuy vậy với những cố gắng không ngừng trong công tác kinh
doanh đối ngoại – tài trợ thương mại nên nhìn chung chi nhánh đã có những bước
phát triển đáng kể.
- Năm 2009 thu lãi từ tiền cho vay tài trợ xuất nhập khẩu là 4,715 tỷ đồng
trong đó từ doanh nghiệp lớn là 34 triệu đồng, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ là 4,681
tỷ đồng
- Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế: 100% giao dịch được thực hiện an toàn
chính xác và chấp hành nghiêm chỉnh luật quốc gia, thông lệ, luật pháp quốc tế.
Doanh thu thu phí thanh toán quốc tế năm 2009 là 5,433 tỷ đồng.
Do chi nhánh mới hoạt động trong vòng 5 năm nên các hoạt động mua bán
ngoại tệ, chi trả kiều hối còn chưa phát triển mạnh mẽ.
Công tác phát hành bảo lãnh cũng bước đầu phát triển, đây là một dịch vụ
tiềm năng sẽ mang lại một nguồn thu phí dịch vụ lớn trong tương lai. Tổng số bảo
lãnh năm 2009 tương đương với số tiền là 39,258 tỷ VNĐ
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Techcombank
Hai Bà Trưng năm 2007 – 2009
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục 2007 2008 2009
Tổng thu nhập hoạt động thuần 10.273 16.638 13.596
Doanh thu thu lãi 50.496 62.692 85.482
Thu lãi tiền cho vay 15.027 28.349 16.497
Thu lãi tiền cho vay tài trợ XNK 1.956 2.475 4.715
Thu lãi điều hoà vốn trong hệ thống 23.513 34.343 64.271
Chi phí trả lãi và bảo hiểm tiền
gửi 38.184 48.720 78.758
Chi trả lãi tiền gửi 32.148 37.383 52.468
Chi trả lãi điều chuyển vốn nghiệp
vụ cho vay 5.772 10.475 25.298
Chi trả lãi điều chuyển vốn nghiệp
vụ tài trợ XNK 264 376 992
Thu nhập lãi thuần 12.312 13.972 6.725
B. Hoạt động dịch vụ -
Doanh thu thu phí 2.846 3.578 7.209
Thu phí thanh toán quốc tế 1.265 1.666 5.433
Thu phí dịch vụ trong nước 1.348 1.865 1.689
Thu phí dịch vụ thẻ 32.858 45.927 87
Chi phí hoạt động dịch vụ 342.11 523.15 337
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch
vụ 4.106 3.054 6.871
Thu nhập bất thường 0,23 0,56 50
Tổng chi phí hoạt động 4.754 6.206 5.365
Chi nộp thuế, phí, lệ phí 72 74 83
Chi nhân viên 3.089 3.319 3.939
Chi về tài sản 689 746 847
Chi phí hoạt động khác 903 2067 496
Lợi nhuận trước thuế và dự
phòng RRTD 8.555 11.432 9.281
Trích dự phòng rủi ro tín dụng 2.507 3.364 4.709
Lợi nhuận trước thuế 6.048 8.067 4.572
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007-2009 của chi nhánh Hai Bà Trưng
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2007 đến 2009 ta có thể thấy
rằng năm 2008 được coi là năm mà kết quả kinh doanh của chi nhánh tốt nhất đạt
8,067 tỷ đồng. Doanh thu thu lãi năm 2008 tăng 24,15% so với năm 2007. Năm
2009 doanh thu thu lãi tăng 36,35%. Doanh thu thu phí năm 2008 tăng 25,72% so
với năm 2007, năm 2009 tăng 101,48 % so với năm 2008. Đây là một kết quả khá
ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng. Qua đây có thể thấy, năm 2009
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên kết quả hoạt động có
kém hơn năm 2008 nhưng so với tình hình của các ngân hàng khác ngoài hệ thống
Techcombank đó là một kết quả khá tôt.
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK HAI BÀ TRƯNG
1. Tình hình đầu tư phát triển của chi nhánh
1.1.Đầu tư cho tài sản cố định
Chi nhánh đã và đang mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh
theo mô hình hiện đại hóa, thực hiện cải tạo sửa trụ sở chi nhánh để thuận tiện hơn
cho quá trình làm việc và tạo môi trường làm việc thoải mái hiện đại cho cán bộ
nhân viên.
Đầu tư cho tài sản cố định (máy tính, máy in, hệ thống máy móc phục vụ cho
hoạt động của ngân hàng…) năm 2007 là 689 triệu đồng, năm 2008 là 746 triệu
đồng, năm 2009 là 847 triệu đồng. Có thể thấy, vốn đầu tư cho tài sản cố định của
ngân hàng tăng đều qua các năm tuy sự tăng trưởng này là không lớn. Do chi nhánh
mới chỉ hoạt động trong 5 năm, một khoảng thời gian tương đối ngắn nên hệ thống
phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh vẫn chưa nhiều, một số phòng giao dịch
còn đang trong giai đoạn chuẩn bị các thủ tục để đi vào hoạt động. Hiện nay chi
nhánh mới chỉ có 1 phòng giao dịch Định Công tại 96 Định Công đang hoạt động,
phòng giao dịch Nguyễn An Ninh bắt đầu đi vào hoạt động vào đầu năm 2010 này.
Một vài phòng giao dịch đang nằm trong kế hoạch sẽ được xây dựng đi vào hoạt
động vào năm 2011,2012. Nhờ việc luôn chú trọng đầu tư mua sắm, tu sửa trang
thiết bị làm việc cho nhân viên thường xuyên mà Chi nhánh luôn đảm bảo đáp ứng
đầy đủ phương tiện công cụ làm việc cho các phòng ban làm việc.
1.2 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Trong suốt thời gian phát triển, Techcombank HBT luôn chú trọng xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp với nhiều
cơ chế khuyến khích cán bộ nhân viên dám nghĩ dám làm, đem lại bước đột phá
trong nhiều lĩnh vực và hiệu quả thiết thực cho mọi khách hàng. Techcombank HBT
còn đặc biệt quan tâm các chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ nhân viên cả
về vật chất lẫn tinh thần, trong đó quan tâm đúng mức đến yếu tố gia đình. Do đó,
trong môi trường nhân lực ngành tài chính ngân hàng có tính cạnh tranh rất cao,
ngay tại những thời điểm Techcombank nói chung và Techcombank HBT nói riêng
chưa phải là nơi mang lại thu nhập cao nhất, cán bộ nhân viên Techcombank HBT
vẫn toàn tâm toàn ý làm việc vì sự phát triển chung của Ngân hàng và
Techcombank vẫn là điểm thu hút đối với nhân lực trong lĩnh vực này. Năm 2007,
đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực là 3,089 tỷ đồng, năm 2008 là 3,319 tỷ đồng,
năm 2009 là 3,939 tỷ đồng, năm 2010 sẽ có sự tăng mạnh hơn trong chi phí dành
cho phát triển nguồn nhân lực do năm 2010 chi nhánh sẽ tuyển dụng thêm một số
nhân viên ở các vị trí, vì vậy cần đầu tư nhiều hơn để thu hút nhân tài, đào tạo kiến
thức chuyên môn phục vụ cho công việc. Có thể thấy rằng hằng năm chi nhánh luôn
dành ra một khoản chi phí khá ổn định để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
chi nhánh bao gồm tiền lương, thưởng cho nhân viên,chi phí đào tạo nâng cao trình
độ cho nhân viên….
Hiện nay chi nhánh có 45 lao động và dự tính đến cuối năm 2010 sẽ tăng lên
55 lao động. Do mới hoạt động chưa lâu nên quy mô hoạt động chưa thực sự lớn và
vì vậy số lượng nhân viên phục vụ cho quá trình hoạt động chưa nhiều. Trong năm
2009, để phục vụ cho nhu cầu phát triển, chi nhánh đã tuyển dụng thêm 10 lao động
trong đó có 2 giao dịch viên, 1 thủ quỹ, 4 nhân viên tín dụng, 1 nhân viên IT, 2 nhân
viên phòng thanh toán quốc tế. Các cán bộ mới đều có trình độ phù hợp với vị trí
được tuyển dụng và đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thời gian qua, chi nhánh
đã thực hiện nâng lương cơ bản và lương kinh doanh cho 27 cán bộ, chuyển nghiệp
vụ cho 2 cán bộ.
Song song với việc gia tăng số lượng lao động, chi nhánh rất quan tâm chú trọng
đến chất lượng lao động chất lượng cao, làm việc hiệu quả. 90% nhân viên của chi
nhánh có trình độ đại học và trên đại học. Lao động của chi nhánh đa phần có trình độ
ngoại ngữ tốt đáp ứng yêu cầu hội nhập khi Việt Nam trở thành viên chính thức của tổ
chức thương mại thế giới WTO. Hơn nữa, chi nhánh luôn chú trọng đào tạo nâng cao
nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ cho nhân viên. Có những chính sách khuyến khích nhân
viên nâng cao trình độ như nếu có chứng chỉ Toeic thì được nâng bậc lương…Những
điều đó tạo động lực cho nhân viên luôn nỗ lực trong việc nâng cao trình độ để đảm
bảo nhu cầu công việc. Chi nhánh luôn thực hiện theo đúng chủ trương của ngân hàng
Techcombank trong việc nâng cao chất lương lao động, tạo điều kiện cho nhân viên
làm việc hiệu quả hơn. Trong tháng 10 năm 2008, Techcombank đã kết hợp cùng GK
Corp. triển khai Đào tạo Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho toàn bộ nhân viên ngân
hàng bằng hình thức E-learning và chi nhánh cũng cho cán bộ nhân viên tham gia khóa
học. Việc lựa chọn hình thức đào tạo nhân lực bằng E-learning đã thể hiện thấy rõ
phương hướng chuẩn hóa hoạt động quản lý nhân lực theo xu hướng của thế giới của
Techcombank. Có thể kể đến nhiều tên tuổi quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
đã áp dụng thành công mô hình đào tạo E-learning như: HSBC, Citi group, ING,
Maybank, ABN AMBRO, India Bank, Cotalor Bank, Netbank, Alliance Capital,…
Cùng với giải pháp VietnamLearning của GK Corp.- đại diện độc quyền cho
NetDimensions, ElementK, NIIT tại Việt Nam, việc áp dụng E-learning sẽ giúp cho
Techcombank đào tạo thành công kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên khắp
các chi nhánh trên toàn quốc nói chung và chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng với chi
phí hiệu quả nhất.
Do vậy, chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có độ tuổi đời bình quân
trẻ được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về thị trường
tương đối toàn diện, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh
hiện đại và mang tính hội nhập cao.
1.3 Công tác phát triển các dịch vụ ngân hàng
Techcombank là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển các dịch vụ mới, đặc
biệt là các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao để đưa lại cho thị
trường, các khách hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân
những lợi ích về dịch vụ ngân hàng mà trước đây chưa từng có ở Việt Nam.
Techcombank Hai Bà Trưng cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng của hệ thông
ngân hàng Techcombank góp phần tăng thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng cho hệ
thống.
Năm 2009, doanh thu thu phí hoạt động dịch vụ là 7,209 tỷ đồng, thu nhập
thuần từ hoạt động dịch vụ là 6,781 tỷ đồng. Tổng số thẻ phát hành trong năm 2009
là 2070 thẻ đạt 253% kế hoạch được giao, bằng 156% kế hoạch năm 2008, tính đến
hết ngày 31/12/2009 chỉ còn tồn tại 90 thẻ chưa giao cho khách hàng không có thẻ
chưa thực hiện giao dịch. Nói chung hoạt động phát hành thẻ tại chi nhành vẫn chưa
đạt hiệu quả cao do chi nhánh là chi nhánh doanh nghiệp, chưa có bộ phận chuyên
trách về phát hành thẻ. Chi nhánh luôn kiểm tra việc quản lý, lưu trữ thẻ tồn, thủ tục
hủy thẻ, phát hành thẻ.. tại chi nhánh, đảm bảo đúng quy trình góp phần tăng hiệu
quả của việc phát hành thẻ.
2. Công tác thẩm định dự án đầu tư
2.1. Quy trình thẩm định
Sơ đồ thẩm định:
Cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn tư vấn cho khách hàng về hồ
sơ, thời hạn, và cách thức vay vốn. CBTD kiểm tra bộ hồ sơ vay của khách hàng và
Nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ
đề suất tín dụng
Kiểm tra sự phù hợp với các chính sách,
quy trình tín dụng hiện hành
Cho điểm tín dụng và phân loại khách
hàng
Thẩm định chi tiết dự án
Lập báo cáo thẩm định
Trình trưởng/phó phòng thẩm định
Thông báo kết quả thẩm định
Khách hàng
Phòng thẩm định
Phòng tín dụng
điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng nếu thiếu sót so với quy định của ngân
hàng. Sau khi xem xét bộ hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ, CBTD chuyển cho trưởng
phòng thẩm định dự án để trưởng phòng chỉ định CBTĐ dự án. CBTĐ sẽ tiến hành
phân tích tín dụng ngay sau khi nhận được phân công của trưởng phòng. Trong quá
trình thẩm định CBTĐ sẽ phải thu thập thông tin cần thiết và thực hiện các cuộc tiếp
xúc trực tiếp để tìm hiểu về DA mình đang thẩm định và từ đó đưa ra được kết luận
chính xác hơn. Kết quả thẩm định sẽ gửi lại cho trưởng phòng thẩm định và CBTĐ
phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định đó. Trưởng phòng thẩm định sẽ xem xét
dự án và tài liệu thẩm định rồi lập báo cáo tín dụng gửi lên cho giám đốc ký duyệt,
nếu dự án lớn sẽ cần hội đồng tín dụng phê duyệt.
2.2. Phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định được ngân hàng sử dụng là phương pháp điều tra
phân tích, so sánh. Ngân hàng xen xét dự án nhằm đánh giá mức độ an toàn của vốn
vay. Việc điều tra sẽ được cán bộ thẩm định tiến hành ngay khi khách hàng có nhu
cầu vay vốn. Cán bộ thẩm định sẽ điều tra những thông tin cần thiết đến việc thẩm
định như các thông tin về dự án, các thông tin về khác hàng vay vốn. Sau đó, các
cán bộ thẩm định sẽ phân tích, tính toán lại các chỉ tiêu dự án một cách thích hợp.
Tiếp đó sẽ so sánh các chỉ tiêu đó với những chuẩn mực của ngân hàng cũng như
chỉ tiêu toàn ngành và chuẩn chung của cả nước để đưa ra kết luận cuối cùng hợp
lý.
2.3. Nội dung thẩm định
Việc thẩm định đòi hỏi tiến hành rất cụ thể, rõ ràng. Việc thẩm định bao gổm
những nội dung sau.
a. Thẩm định doanh nghiệp xin vay:
Trước tiên là đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng.
Năng lực pháp lý của khách hàng cần chú ý: Doanh nghiệp phải có tư cách
pháp nhân đẩy đủ. Tư cách pháp lý của người đại diện phải hợp pháp, chủ doanh
nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự… Để tìm hiểu được rõ những vấn đề
này ngân hàng cần yêu cầu những giấy tờ :
- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
- Nghị quyết/ quyết định bổ nhiệm các chức danh chủ chốt
Những giấy tờ này phải được đóng dấu hoặc công chứng theo quy định của
Ngân hàng Techcombank
Căn cứ vào các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, quy chế cho vay
của Ngân hàng Techcombank, cần xác định xem chủ đầu tư có đủ các điều kiện
pháp lý để vay vốn ngân hàng không.
Thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng
Tiến hành thẩm định các nội dung sau:
- Ngành nghề kinh doanh, kiểm tra sự phù hợp ngành nghề ghi trong đăng
ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và sự phù hợp
với dự án dự kiến đầu tư.
- Xu hướng phát triển của ngành trong tương lại
- Các thông tin chủ yếu về các vị trí lãnh đạo quan trọng của doanh nghiệp,
đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt: đánh giá kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn, sự nhạy bén và năng động trong kinh doanh, sự đoàn
kết trong doanh nghiệp.
- Mô hình bố trí lao động và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng (doanh nghiệp đang vay
vốn của những tổ chức tín dụng nào, dư nợ là bao nhiêu, mục đích vay là gì, mức độ
tín nhiệm, doanh nghiệp đang gửi tiền ở những tổ chức tín dụng nào…)
b. Thẩm định tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện
tại của chủ đầu tư
Phân tích tình hình sản cuất kinh doanh của doanh nghiệp muốn vay
- Xác định tổng doanh thu
- Lợi nhuận
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động: khả năng sinh lời, sự tăng
trưởng, sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp cũng như thị phần trên thị trường,
mạng lưới phân phối sản phẩm, khả năng cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh chủ yếu,
chinh sách của doanh nghiệp, dự đoán xu hướng tăng giảm doanh thu, chi phí, lợi
nhuận cũng như chiến lược của doanh nghiêp trong tương lai.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Tổng tài sản
- Cơ cấu nguồn vốn và tài sản
- Tình trạng của tài sản (thực trạng tài sản cố định, hàng tồn kho,khoản
phải thu..)
- Tình trạng nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay, nợ ngắn hạn)
- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ về tài chính, khả
năng thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn)
Trên cơ sở Hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị (Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh
báo cáo tài chính), cán bộ thẩm định cần tính toán và đưa ra các nhận xét về các chỉ
tiêu tài chính của đơn vị.
Nhận xét vể các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Việc phân tích tình hình tài chính
của đơn vị trên cở sở các chỉ tiêu, hệ số tài chính là rất quan trọng trong xác định
năng lực tài chính của đơn vị, là một trong những cơ sở để đưa ra quyết định cho
vay. Để đánh giá ý nghĩa của các chỉ tiêu, hệ số trên, cần phải căn cứ vào đặc thù
ngành nghề mà đơn vị đang hoạt động. Từ đó đưa ra đánh giá chung về tình hình tài
chính hiện tại của đơn vị.
Đống thời cần phân tích triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
kinh doanh của đơn vị trong thời gian tới, những thách thức và cơ hội đối với sự
phát triển của đơn vị (bao gồm cả những yếu tố môi trường kinh doanh chung,
ngành nghề và những yếu tố xuất phát từ nội tại doanh nghiệp…)
c. Thẩm định dự án vay vốn
Chi nhánh HBT sẽ tiến hành thẩm định theo các tiêu chí sau:
- Các thông tin liên quan đến dự án như: tên dự án, địa điểm đầu tư,sản
phẩm mà dự án cung cấp, công suất thiết kế, đơn vị thực hiện quản lý dự án…
- Đánh giá tổng mức đầu tư của dự án và việc triển khai kế hoạch vốn của dự
án
- Đánh giá kế hoạch, tiến độ triển khai dự án
- Đánh giá về mức độ phù hợp của công nghệ mà dự án lựa chọn
- Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án
- Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án
d. Thẩm định tài sản dảm bảo
Việc đánh giá tài sản đảm bảo là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi phải
thực hiện rất tỷ mỉ. Đây chính là cơ sở để định mức cho vay dự án:
- Thẩm định tính chất pháp lý
- Thẩm định giá thị trường của tài sản đảm bảo
- Tình trạng tranh chấp về tài sản
- Tài sản được phép giao dịch
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
Trong quá trình hoạt động các dự án được thực hiện theo trình tự quy trình
như trên, nhờ đó Chi nhánh Techcombank HBT đã cho vay được rất nhiều dự án
đầu tư một cách hiệu quả
2.4. Đánh giá công tác thẩm định tại ngân hàng Techcombank HBT
Quá trình thẩm định đã đánh giá đầy đủ hồ sơ pháp lý của khách hàng ngoài ra
các hồ sơ khác như hồ sơ tài chính đều có căn cứ rõ ràng bởi các nguồn thông tin
như các giấy tờ của DN cung cấp , do CBTĐ tìm hiểu thực tế hoặc lấy từ các cơ
quan nhà nước
Quá trình thẩm định đã phân tích rõ các yếu tố thị trường như cạnh tranh hay
rủi ro trong kinh doanh, tìm hiểu rõ về xu hướng thị trường hiện tại và tương lai, chỉ
ra sự biến đổi của thị trường.
Các chỉ tiêu tính toán do CBTĐ tính toán và lập ra 1 cách độc lập và phân tích
rất rõ ràng và chi tiết. Ngoải ra CBTĐ đã dựa vào thông số và chỉ tiêu kinh tế của
ngành để phân tích do vậy các chỉ tiêu đều được tính toán chính xác và đáng tin cậy
Thông tin được sử dụng trong tờ trình đều có cắn cứ rõ ràng, từ những nguồn
đáng tin cậy
Về quy trình thẩm định: Cán bộ thẩm định của chi nhánh ngân hàng sau
nhiều năm hoạt động đã hoàn thiện quy trình của mình , nội dung thẩm định đảm
bảo toàn diện. Quy trình đảm bảo tính an toàn và thời gian thẩm định tuy nhiên
CBTĐ vẫn có thể linh hoạt trong từng dự án đầu tư. CBTĐ thực hiện đúng quy
trình.
Về nguồn nhân lực: CBTĐ đều có trình độ cử nhân trở lên với nhiều năm
công tác trong cùng lĩnh vực. Đội ngũ cán bộ có trình độ cao, năng động và sang,có
trình độ nghiệp vụ vững chắc, nắm chắc quy trình thẩm định, phải hiểu biết rộng về
nhiều lĩnh vực và phải có độ nhạy cảm đối với các DAĐT. Bên cạnh đó, trình độ
quản lý điều hành của ban lãnh đạo đã tạo điều kiện phát huy thế mạnh này. Trong
các năm qua Ngân hàng đã tài trợ cho nhiều dự án lớn, có tính khả thi cao do đó
mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, Ngân hàng và nền kinh tế, giải quyết
nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Về trang thiết bị: Chi nhánh HBT đã hết sức chú trọng đến trang thiết bị
làm việc với dàn máy tính hiện đại, cơ sở vật chất môi trường làm việc đầy đủ tiện
nghi đảm bảo hiệu suất làm việc cao. Máy tính được trang bị nhiều phần mềm ứng
dụng phục vụ cho công tác thẩm định được chính xác và đạt tốc độ cao.
Như vậy: Nhờ có hoạt động thẩm định hiệu quả, linh hoạt mà hoạt động tín
dụng của chi nhánh đạt được nhiều thành tựu đáng kể, dư nợ tín dụng tăng nhanh
qua các năm mà vẫn đảm bảo độ an toàn cao, nợ xấu rất hiếm xảy ra.Năm 2007,
tổng dư nợ tín dụng là 36,925,069,405 VNĐ trong đó cho vay doanh nghiệp là 10,
228,765,771 VNĐ; cho vay bán lẻ là 20,696,303,634 VNĐ. Không xảy ra tình trạng
nợ xấu, toàn bộ các khoản vay đều là nợ loại 1
Năm 2008 tổng dư nợ tín dụng là 285,39161 (tỷ đồng) trong đó cho vay
doanh nghiệp là 244,151 tỷ đồng, cho vay bán lẻ là 41,241 tỷ đồng. Không xảy ra
tình trạng nợ xấu, các khoản vay đều là nợ loại 1,2
Năm 2009, tổng dư nợ tín dụng là 407,26589 (tỷ đồng) trong đó cho vay
doanh nghiệp là 319,43688( tỷ đồng).. Các chỉ số an toàn đạt mức độ cao, tỷ lệ nợ
loại 3 chiếm 1,26% trên tổng dư nợ (2,119 tỷ đổng).
3. Công tác quản lý rủi ro
Để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay, công tác
quản lý rủi ro và nợ có vấn đề là một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng nói
chung và chi nhánh nói riêng. Trong thời gian qua công tác quản lý rủi ro và nợ có
vấn đề được ban giám đốc đặc biệt quan tâm cả về công tác cán bộ cũng như đào
tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đã góp phần tham mưu cho ban giám đốc điều
hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh được an toàn, giảm thiểu rủi ro phát sinh.
3.1. Phương pháp quản lý rủi ro
Công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích
định lượng và đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp khảo sát chất lượng dự án
cho vay từ đó hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án cho vay trong đó đánh
giá rủi ro là khâu quan trọng nhất. Sau khi đã xác định được các loại rủi ro mà dự án
có thể gặp, cán bộ thẩm định tính toán theo các chỉ tiêu hoặc căn cứ vào các yếu tố
liên quan để xác định mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro. Từ đó đưa ra các
giải pháp khắc phục, hạn chế rủi ro và quyết định cho vay đối với dự án.
Công tác đánh giá rủi ro được tiến hành bằng một số phương pháp như:
- Phương pháp định tính: Ngân hàng sử dụng các tài liệu khách hàng cung
cấp, các tài liệu mà ngân hàng thu thập được cùng với kinh nghiệm của cán bộ thẩm
định nhằm xác định các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, xem xét mức độ
nguy hiểm của rủi ro và khả năng chống chọi với các rủi ro của dự án để đánh giá
dự án có khả thi hay không. Phương pháp này sử dụng với những rủi ro mà ngân
hàng khó lượng hóa được như các rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, rủi ro thị
trường…
- Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy.
Phương pháp này được sử dụng cho các dự án lớn, phức tạp, được sử dụng trong
đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Mục đích khi sử dụng phương pháp này là
nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ
yếu là những chỉ tiêu tài chính hay những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối
với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá các nguyên liệu tăng, sản
phẩm khó tiêu thụ…Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu
quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi xảy ra. Sau đó, khảo sát sự
thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T…So
với phương pháp định tính thì phương pháp này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có
thể lượng hóa được các rủi ro xảy ra để có biện pháp quản lý, từ đó đưa ra kết luận
về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện
pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro
- Phương pháp theo trình tự: Phương pháp này sẽ đánh giá rủi ro của dự
án theo trình tự của quy trình thẩm định, từ chi tiết đến tổng hợp mà trước hết là xác
định các rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sau đó sẽ tổng hợp lại các rủi ro đã
xác định trong các bước thẩm định để xem các rủi ro được đánh giá đảm bảo tính
chính xác hay chưa, và rà soát lại để đảm bảo các rủi ro đã được xác định đầy đủ.
- Phương pháp dự báo: Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra thống
kê, vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm
của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính khả thi của
dự án. Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định có thể sử dụng các
phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro, nhưng nhìn chung các rủi ro xảy ra đối
với một dự án bất kỳ thường rất lớn. Do đó nếu chỉ sử dụng một phương pháp để
đánh giá sẽ dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho ngân hàng, gây
thiệt hại về tài chính cũng như sự tăng trưởng của ngân hàng. Vì vậy, khi quản lý
rủi ro của các dự án, cán bộ thẩm định của ngân hàng thường sử dụng kết hợp các
phương pháp với nhau để có thể đánh giá rủi ro một cách tốt nhất, chính xác nhất.
3.2. Nội dung quản lý rủi ro
Việc nhận diện rủi ro giúp cán bộ thẩm định xác định được rủi ro của các dự
án vay vốn từ đó phân tích, đánh giá các rủi ro để từ đó có các biện pháp phòng
ngừa, hạn chế rủi ro. Các rủi ro được nhận diện từ nội dung cụ thể trong công tác
thẩm định dự án vay vốn. Để nhận diện các rủi ro, ngân hàng đã sử dụng một số dấu
hiệu nhận biết, các dấu hiệu này đôi khi được nhận ra qua một quá trình chứ không
hẳn là từ một thời điểm nhất định nên cán bộ tín dụng cần biết nhận ra chúng một
cách có hệ thống. Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng phân loại khoản vay, như
vậy nhóm các rủi ro có thể có đối với dự án vay vốn đã được khoanh vùng. Sau đó
cán bộ tín dụng phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các
dấu hiệu.
Các dấu hiệu nhận biết rủi ro:
- Dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
- Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của ngân hàng
- Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán
Các nội dung của việc quản lý rủi ro:
a. Rủi ro về mặt pháp lý: Cán bộ tín dụng đánh giá hồ sơ, thủ tục pháp
lý của dự án và hồ sơ vay vốn để kiểm tra.
b. Rủi ro về chủ đầu tư
Có một số loại rủi ro về chủ đầu tư như:
- Rủi ro về năng lực pháp lý: Giấy tờ pháp nhân, thể nhân có thể không
đúng, hội đồng thành viên thuê giám đốc đứng tên nhưng không điều hành…Rủi ro
pháp lý cũng có thể xảy ra khi khách hàng làm giả giấy đăng ký kinh doanh để đứng
ra vay vốn, các quyết định bổ nhiệm, biên bản họp hội đồng thành viên…Cán bộ
thẩm định xem xét năng lực pháp lý của chủ đầu tư để quản lý hạn chế rủi ro xảy ra.
Khi thẩm định, cán bộ yêu cầu khách hàng đưa giấy tờ qua công chứng và phải đối
chiếu với bản chính để hạn chế tối đa rủi ro.
- Rủi ro về năng lực quản lý điều hành: Xem xét khả năng quản lý, điều
hành của chủ đầu tư thông qua việc xem xét uy tín của chủ đầu tư với nhân viên và
khách hàng…Xem xét quy mô của dự án có phù hợp với năng lực của chủ đầu tư
hay không, chủ đầu tư có năng lực quản lý, điều hành dự án hay không. Nếu chủ
đầu tư không có khả năng điều hành mà phải thuê bộ phận quản lý riên thì phải có
hợp đồng thuê quản lý.
c. Rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này có thể giảm bằng cách khi
thẩm định dự án vay vốn, cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ các chính
sách của dự án thể hiện trong hồ sơ dự án, bảo đảm dự án chấp hành các quy định
liên quan
d. Rủi ro liên quan đến dự án
Các rủi ro liên quan đến dự án:
- Rủi ro về thị trường: Tình hình cung cầu sản phẩm dự án trên thị trường
ảnh hưởng không tốt đến việc tiêu thụ sản phẩm của dự án như có nhiều sản phẩm
cạnh tranh với sản phẩm của dự án…
- Khả năng cung ứng yếu tố đầu vào: Nguồn cung ứng yếu tố đầu vào không
ổn định, thiếu nguyên liệu, chất lượng không đảm bảo...
- Rủi ro về hiệu quả tàì chính, kỹ thuật, công nghệ, các chỉ số độ nhạy…
- Rủi ro về cho vay: Để hạn chế rủi ro này cần tính đến khả năng trả nợ của
khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp…
Trong thời gian qua, chi nhánh đã tiến hành đồng bộ nhiều giài pháp để quản
lý rủi ro kiểm soát trong hoạt động cho vay như:
- Phân công cán bộ kinh doanh quản lý khách hàng vay theo: đối tượng
vay vốn, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động…
- Định kỳ rà soát các khoản vay đến hạn, sắp đến hạn để nhắc nợ và thu
hồi nợ. công tác phối hợp giữa CVKH, CVPT&HTKD trong công tác quản lý nợ
vay được duy trì thường xuyên và có hiệu quả. Chi nhánh luôn phối hợp chặt chẽ
với Bộ phận Nhắc nợ CA, Ban Thu hồi nợ HO trong việc nhắc nợ và thu hồi nợ, xử
lý nợ quá hạn. Ngoài ra, chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thẩm định vì nó là
một khâu quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Trong năm 2009, chi nhánh
đã triển khai thẩm định và tái thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp là 20
khách hàng, khách hàng cá nhân là 15 khách hàng. Phối hợp với các phòng chức
năng trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng, triển khai hợp tác cho vay chứng khoán
và những công việc khác liên quan đến công tác phòng ngừa rủi ro. Nhờ triển khai
đồng bộ các giải pháp mà chi nhánh đã hạn chế được tối đa các rủi ro phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh như các chỉ số về an toàn các năm đều đạt
mức độ cao… Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản đang ở mức thấp. Năm 2009, tỷ lệ này là
40%. Năm 2008, không có các loại nợ quá hạn, nợ xấu. Năm 2009, tỷ lệ nợ loại 3
chiếm 1,26% trên tổng dư nợ
4. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư của chi nhánh
Techcombank là một trong số những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu
Việt Nam, là một ngân hàng có chất lượng dịch vụ rất tốt, làm hài lòng hầu hết các
khách hàng. Chi nhánh HBT luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu tăng trưởng phát triển.
Hoạt động đầu tư của ngân hàng khá hiệu quả, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đạt được còn có một số điểm hạn chế cần khắc phục giúp chi nhánh thực hiện được
mục tiêu phát triển của mình.
- Ngân hàng luôn chú trọng đến việc đầu tư vào hệ thống máy móc công
nghệ thông tin hiện đại. Tuy nhiên, nhiều khi hệ thống thông tin còn gặp phải hiện
tượng quá tải, đôi lúc hệ thống nghẽn mạng và không khắc phục được nhanh, giao
dịch trở nên kéo dài.
- Hoạt động đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực khá hiệu quả, đội ngũ
nhân lực trẻ rất năng động nhiệt tình trong công tác. Tuy nhiên, việc sử dụng hầu
hết là nhân lực trẻ trong hoạt động của chi nhánh bên cạnh những ưu điểm trên còn
một số hạn chế như chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, mối quan hệ với
khách hàng chưa nhiều nên còn gặp khó khăn trong việc huy động khách hàng sử
dụng dịch vụ của ngân hàng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các
tình huống bất thường xảy ra…
- Chất lượng dịch vụ còn cần được nâng cao từ hệ thống thẻ, dịch vụ mạng
ATM, POS, tài khoản, giao dịch tại quầy…
- Các cán bộ thẩm định nói chung có thái độ là việc rất nhanh nhẹn, tuy
nhiên trong bộ phận thẩm định đôi lúc còn qua loa trong quá trình đánh giá giá trị
tài sản thế chấp.
- Việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro còn nhiều bất
cập, nguồn thông tin sử dụng hầu hết do khách hàng cung cấp, độ chính xác không
cao, chưa có quy định rõ ràng về việc khai thác, sử dụng thông tin.
- Trong quá trình thẩm định nhiều khi chưa tính đến các yếu tố vĩ mô như
lạm phát, trượt giá, các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, xã hội. Các yếu tố này
trong nhiều trường hợp ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của dự án vay vốn.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TECHCOMBANK HAI BÀ
TRƯNG
1. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong năm 2010 của
Techcombank Hai Bà Trưng
Chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2005-2010 của Techcombank là trở
thành ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đâu về độ tin cậy, chất lượng và
hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, các chi nhánh phòng giao dịch trong hệ thống
ngân hàng đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra để hoàn thành tốt chiến
lược. Techcombank HBT cũng là một trong số những chi nhánh luôn hoàn thành tốt
các chỉ tiêu, chất lương dịch vụ rất tốt, hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận rất
cao cho ngân hàng góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển của hệ thống
Ngân hàng Techcombank.
Trong thời gian đầu của giai đoạn này, Techcombank HBT đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Năm 2010 là năm có vai trò quyết định đối với việc thực hiện
chiến lược 5 năm. Vì vậy Techcombank HBT đã đưa ra những phương hướng kinh
doanh, nhiệm vụ cần đạt được để góp phần thực hiện thành công chiến lược 5 năm
của Ngân hàng.
Chiến lược thực hiện:
- Ưu tiên tâp trung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng,có
chất lượng và cạnh tranh cho khối khách hàng dân cư các đô thị, đặc biệt là nhóm
khách hàng có thu nhập trung bình và cao, trẻ tuổi và thành đạt có yêu cầu và dễ
thích nghi với các dịch vụ ngân hàng tài chính
- Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính trọn
gói phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đầu
tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp tập trung trong các khu công nghiệp
thuộc một số ngành có tiềm năng phát triển.
- Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính doanh nghiệp
thông qua các hoạt động quản lý quỹ đầu tư, tái cấu trúc và mua bán doanh nghiệp,
các dịch vụ thị trường vốn…
- Phát triển kinh doanh trên nền tảng phương châm kết hợp phát triển
vừa chiều rộng vừa chiều sâu, đảm bảo các yếu tố mở rộng nhanh chóng cơ sở
khách hàng, mạng lưới, quy mô hoạt động, đồng thời khai thác có hiêu quả các
nguồn lực đầu tư tập trung vào các hoạt động sinh lời cao và có tính cạnh tranh trên
thị trường, đảm bảo chất lượng kinh doanh và kiểm soát được rủi ro một cách thích
hợp.
- Chiến lược tạo sự khác biệt thực hiện chủ yếu thông qua tính hiệu quả
của các quy trình kinh doanh, sự phong phú của các sản phẩm dịch vụ, tính chuyên
nghiệp và sự thân thiện của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng, Phát triển phong
cách kinh doanh riêng của Techcombank.
Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2010
1. Doanh thu thu lãi: 119,815 tỷ
Trong đó:
Thu lãi tiền cho vay (dân cư, doanh nghiệp, các đối tượng khác: 30,592 tỷ
Thu lãi tiền cho vay tài trợ xuất nhập khẩu: 8,225 tỷ
Thu lãi điều hòa vốn trong hệ thống: 7,169 tỷ
Sau khi đã trừ chi phí thì thu nhập lãi thuần là 17,016 tỷ
2. Doanh thu thu phí là 10,203 tỷ
Trong đó:
Thu phí thanh toán quốc tế: 6,874 tỷ
Thu phí dịch vụ trong nước: 3,154 tỷ
Thu phí dịch vụ thẻ: 175 triệu
3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ: 10,203 tỷ
4. Sau khi đã trừ các chi phí thì lợi nhuận trước thuế: 18,037 tỷ
Bảng 3: Bảng cân đối kế hoạch năm 2010
Đơn vị: triệu đồng
TÀI SẢN 338.258
Tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ 19.742
Cho vay khách hàng 254.641
+ Cho vay cá nhân 60.221
+ Cho vay doanh nghiệp 194.420
Tài trợ xuất nhập khẩu 63.358
Nợ 3-5 cho vay khách hàng 10.190
Nợ 3-5 của nhóm cá nhân 618
Nợ 3-5 của nhóm doanh nghiệp 9.572
Nợ 3-5 cho vay tài trợ xuất nhập khẩu 6.004
Dự phòng RRTD (2.470)
TSCD 358
Các khoản phải thu 2.623
Gửi HO 741.602
Tài sản có khác 5
Tổng tài sản có 1.079.860
TÀI SẢN NỢ 1.079.860
Tổng Huy động 1.021.449
Huy động thị trường 1 1.021.449
+ Huy động cá nhân 884.771
* VND 618.636
- Tiền gửi không KH 19.386
- Tiền gửi có KH 599.250
* USD 266,135
- Tiền gửi không KH 1.906
- Tiền gửi có KH 264.229
+ Huy động doanh nghiệp lớn 1.253
* VND 87
- Tiền gửi không KH 87
- Tiền gửi có KH 0
* USD 1.167
- Tiền gửi không KH 0
- Tiền gửi có KH 14.000
+ Huy động doanh nghiệp vừa ( SME) 135.424
* VND 132.799
- Tiền gửi không KH 45.799
- Tiền gửi có KH 87.000
* USD 2.625
- Tiền gửi không KH 2.625
- Tiền gửi có KH 0
TS nợ khác 49,.910
TN-CP 8,.502
Tổng tài sản nợ 1.079.860
Ngoại bảng 50.139
Các nghiệp vụ bảo lãnh 8.356
Các cam kết trong nghiệp vụ L/C 417.82
Để đạt được những mục tiêu đặt ra đòi hỏi chi nhánh cần có nhưng chính
sách, giải pháp cải thiện hơn nữa hoạt động của mình để từ đó hoạt động kinh doanh
có hiệu quả hơn và hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.
2. Giải pháp hoàn thiện các hoạt động của Techcombank Hai Bà Trưng
- Trong ngành tài chính ngân hàng, nhân lực đóng vai trò quyết định trong
hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng hầu hết là còn trẻ,
chưa có nhiều kinh nghiêm nên cần thường xuyên tiến hành các khóa nâng cao
nghiệp vụ cho nhân viên, có những chính sách khuyến khích nhân viên không
ngừng nâng cao trình độ để phục vụ tốt hơn cho công việc. Quá trình tuyển chọn
nhân viên cần được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo tuyển chọn những nhân viên có
trình độ, ý thức đạo đức, kỷ luật tốt
- Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hạ tầng cơ sở thông tin nhằm đáp ứng
được số lượn gia tăng ngày càng nhiều các giao dịch, số lượng tài khoản gia tăng
lũy kế theo từng ngày, hạn chế tối đa tình trạng nghẽn mạng do quá tải. Đồng thời
cần mở ra nhiều lớp để đào tạo cho nhân viên tiếp cận với những công nghệ ngân
hàng tiên tiến để phục vụ cho khách hàng tốt hơn đồng thời đây cũng là một trong
những yếu tố nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả của dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân
hàng điện tử.
- Công tác thẩm định, quản lý rủi ro của ngân hàng còn gặp nhiều khó
khăn, bất cập về nguồn thông tin, nhiều khi nguồn thông tin do khách hàng cung
cấp không chính xác. Vì vậy cần tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho lợi ích của khách hàng để khách hàng có thể cung cấp thông tin
một cách đầy đủ chính xác. Nỗ lực tiếp cận được các thông tin thực tế, đa dạng hóa
nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định, quản lý rủi ro.
- Trong hoạt động thẩm định, quản lý rủi ro cần quan tâm nhiều hơn
đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, trượt giá…
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, Chi nhánh Techcombank HBT với mục tiêu mở rộng
và nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn, cho vay và các dịch vụ của mình
đã và đang thực hiện các biện pháp tăng cường hoàn thiện công tác đầu tư đẩy mạnh
quá trình phát triển hội nhập.
Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức, của ngân hàng Techcombank và đặc
biệt là sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong suốt
thời gian qua, hoạt động đầu tư phát triển nói riêng và mọi hoạt động của Ngân
hàng nói chung đã phát triển liên tục đạt được những thành tựu to lớn. Sự phát triến
đó đã đóng góp một phần vào sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng và sự phát triển
của toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập này.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những thay đổi trong chính sách kinh
tế và sự biến động của nền kinh tế toàn cầu nên trong công tác tổ chức, giao dịch và
hoạt động đầu tư của chi nhánh có một số vấn đề cần quan tâm và khắc phục. Chình
vì vậy, trong những năm tới chi nhánh đã đưa ra cho mình một kế hoạch và phương
hướng phát triển cụ thể dựa trên tình hình phát triển và biến động của toàn bộ nền
kinh tế.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 CBTĐ Cán bộ thẩm định
2 HBT Hai Bà Trưng
3 DA
Dự án
4 CVKH Chuyên viên khách hàng
5 DN Doanh nghiệp
6 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
7 TCTD Tổ chức tín dụng
8 XNK Xuất nhập khẩu
9 RRTD Rủi ro tín dụng
10 KH Kỳ hạn
11 TTS Tổng tài sản
12 CVPT&HTKD Chuyên viên phát triển và hợp tác kinh doanh
13 TCKT Tổ chức kinh tế
14 KH Khách hàng
15 NH Ngân hàng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK VÀ CHI
NHÁNH TECHCOMBANK HAI BÀ TRƯNG ...................................................3
1. Giới thiệu về ngân hàng Techcombank .........................................................3
2.Giới thiệu về chi nhánh Techcombank Hai Bà Trưng...................................9
2.1.Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................9
2.2. Cơ cấu tổ chức của techcombank Hai Bà Trưng ....................................9
2.3. Bộ máy quản lý điều hành Chi nhánh. ................................................... 12
2.4.Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. .................................................... 12
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2007 – 2009 .. 14
3.1. Huy động vốn .......................................................................................... 14
3.2.Hoạt động tín dụng .................................................................................. 16
3.3.Hoạt động kinh doanh đối ngoại – Tài trợ thương mại ........................... 16
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK HAI BÀ TRƯNG ................................................................. 19
1. Tình hình đầu tư phát triển của chi nhánh .............................................. 19
1.1.Đầu tư cho tài sản cố định ....................................................................... 19
1.2Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 20
1.3 Công tác phát triển các dịch vụ ngân hàng ............................................. 21
2.Công tác thẩm định dự án đầu tư ................................................................. 22
2.1. Quy trình thẩm định ............................................................................... 22
2.2. Phương pháp thẩm định ......................................................................... 24
2.3. Nội dung thẩm định ................................................................................ 24
2.4. Đánh giá công tác thẩm định tại ngân hàng Techcombank HBT ......... 27
3.Công tác quản lý rủi ro ................................................................................. 29
3.1. Phương pháp quản lý rủi ro ................................................................... 29
3.2. Nội dung quản lý rủi ro .......................................................................... 31
4.Những tồn tại trong hoạt động đầu tư của chi nhánh ................................. 33
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TECHCOMBANK HAI BÀ
TRƯNG ................................................................................................................ 34
1. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong năm 2010 của Techcombank
Hai Bà Trưng.................................................................................................... 34
2.Giải pháp hoàn thiện các hoạt động của Techcombank Hai Bà Trưng ...... 38
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 735_1831.pdf