Tiểu luận Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật trong những năm gần đây

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển các công ty phải quan tâm tới tất cả các mặt từ quá trình sản xuất, tìm hiểu thị trường tiêu thụ cho đến vấn đề quản lý, hoạch định chiến lược kinh doanh. Công ty Đá Quý Việt Nhật là công ty liên doanh qui mô không lớn, nhưng có chiến lược phát triển phù hợp, biết kết hợp hiệu quả của quản lý năng lực sản xuất. Chính vì vậy mà trong khi các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực chế tác vàng bạc, đá quí bị phá sản hàng loạt thì công ty Đá Quý Việt Nhật có mức lợi nhuận ngày càng tăng.

pdf40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật trong những năm gần đây Lời nói đầu Đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi thực hiện chính sách đó nước ta đã thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) rất lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó được thể hiện bằng hàng loạt các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài được ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Các công ty đó đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam, đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoản thu không nhỏ. Công ty Đá Quý Việt Nhật (VIJAGEMS) cũng ra đời, hoạt động trong thời gian này theo giấy phép đầu tư số 697/GP cấp ngày 20 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư. Tuy qui mô đầu tư là không lớn nhưng qua thời gian hoạt động đã chứng tỏ tính hiệu quả của liên doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty Đá Quý Việt Nhật tôi đã có những hiểu biết khái quát về mô hình quản lý, qui trình sản xuất và kinh doanh, bộ máy kế toán của công ty.... Chính vì vậy tôi viết Báo cáo thực tập tổng hợp này. Kết cấu của Báo cáo thực tập tổng hợp: I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Đá Quý Việt Nhật II. Đặc điểm tổ chức quản lý vàsản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật. III.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật trong những năm gần đây. IV. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Đá Quý Việt Nhật. V. Báo cáo khái quát công tác tổ chức kế toán tại công ty Đá Quý Việt Nhật. I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Đá Quý Việt Nhật. Công ty Đá Quý Việt Nhật được thành lập trên cơ sở giấy phép đầu tư số 697/GP cấp ngày 20 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư). Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 697/GP - HNĐC1 ngày 4 tháng 8 năm 1999 và giấy phép đầu tư điều chỉnh số 697/GP - HNĐC2 ngày 16 tháng 6 năm 2000 của UBNDTP Hà Nội với thời hạn hoạt động 30 năm. - Tổng số vốn pháp định: 2000000 USD. - Bên Việt Nam: Công ty đá quí Việt Nam thuộc tổng công ty khoáng sản quí hiếm Việt Nam, Bộ công nghiệp nặng, được thành lập theo quyết định số 51 HĐBT ngày 23/3/1998 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Địa chỉ : Số 2 Triệu Quốc Đạt- Hà Nội -Việt Nam Tel : 269392 - 269394 Telex : 411536-VT Fax : 94-42-69394 Đại diện : Ông Nguyễn Duy An - Tổng giám đốc Tổng công ty Đá Quý và Vàng Việt Nam góp 600000 USD chiếm 30% gồm tiền thuê đất và xây dựng nhà xưởng, trụ sở, cửa hàng và vốn lưu động. - Bên Nhật Bản: Công ty KOTOBUKI HOLDING. , LTD Địa chỉ : 1-9-1 KITANAGASA-DOKI CHUO-KU KOBE-SHI 650 HYOGO PKEF -JAPAN Fax : (06)437-1223 Tel : (078)391-8681; (06)438-3321 Đại diện: Ông HIDEAKI TAKAHASHI- Tổng đại diện tại Việt Nam của công ty KOTOBUKI HOLDING. Kolobuki Holding., Ltd góp 1400000 USD chiếm 70% gồm trang thiết bị chế tác đá quí, đồ kim hoàn, phương tiện, chuyển giao công nghệ và vốn lưu động. Hoạt động chính của công ty là gia công, chế tác đá quí, đồ trang sức có gắn đá quí và kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm đó. Tỷ lệ xuất khẩu chiếm ít nhất 80% tổng số sản phẩm sản xuất ra. Về hội đồng quản trị và ban giám đốc của công ty Đá Quý Việt Nhật: Hội đồng quản trị gồm: - Ông Hoàng Thế Ngữ Chủ tịch hội đồng quản trị - Ông Nobumi Amemiga Phó chủ tịch hội đồng quản trị - Bà Reiko Sudo Thành viên hội đồng quản trị - Ông Katsuya Uegama Thành viên hội đồng quản trị - Ông Trần Công Lập Thành viên hội đồng quản trị Ban giám đốc : - Ông Nobumi Amemiga Tổng giám đốc - Ông Trần Huy Hoàng Phó tổng giám đốc Trụ sở đặt tại 193 - Nguyễn Huy Tưởng - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: VIJAGEMS (VIETNAM JAPAN GEMSTONES COMPANY) Lúc mới thành lập do phải tự đào tạo công nhân, từ chỗ không biết gì về chế tác đá quí thành công nhân bấc cao, vì vậy công ty phải chấp nhận hoạt động kinh doanh không có lãi. Đến những năm gần đây ( 1997- 2001) lực lượng lao động của công ty đã thực sự trưởng thành, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng để xuất khẩu thì công ty đạt mức lợi nhuận khá cao. II. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật. Do kinh doanh trong một lĩnh vực khá mới: chế tác vàng bạc, đá quý, vì vậy công ty gặp rất nhiều kho khăn về kỹ thuật chế tác cũng như thị trường tiêu thụ. Trong khi hàng loạt các liên doanh khác làm ăn không hiệu quả như Việt Thái, Việt Nga... thì công ty đã vượt qua những khó khăn của mình nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của phía Nhật cả về kỹ thuật và thị trường tiêu thụ kinh doanh có lãi. Công ty đã có sự chuẩn bị rất đầy đủ cả về trang bị kỹ thuật và con người, trang bị đưa vào vận hành những máy móc hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, tự đào tạo đội ngũ công nhân bậc cao.  Về nguồn nhân lực của công ty: Chỉ tiêu Số lượng % (lao động) Toàn công ty Trực tiếp sản xuất Tổng số cán bộ công nhân viên 105 100 Số lao động trực tiếp 83 79 100 Số lao động gián tiếp 22 21 Số có trình độ cao đẳng, đại học 21 20 Số có trình độ khác 84 80 Nhân viên bán hàng 5 4.8 Công nhân ở PX Kim hoàn 46 43.8 55.4 Công nhân ở PX Sáp 18 17.1 21.7 Công nhân PX Đúc 2 1.9 2.4 Công nhân PX Mài tạc đá 14 13.3 16.9 Thiết kế mẫu 3 2.9 3.6 1. Chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật: Hoạt động chính của công ty là gia công chế tác đá quí, đồ trang sức có gắn đá quý và kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm đó. Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu chiếm ít nhất là 80% tổng số sản phẩm sản xuất ra.  Nhiệm vụ cụ thể của công ty là: - Khai thác gia công chế tác đá quí, bán quí đồ trang sức bằng kim loại gắn đá. Từng bước xây dựng ngành đá quí và nữ trang tại Việt Nam. - Mua bán đá quí, bán quí vàng, bạc và kim loại quí khác (kể cả xuất nhập khẩu) phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. - Trang bị đồng bộ để chế tác các sản phẩm tại công ty nhằm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. - Xây dựng nhà xưởng lắp đặt thiết bị chế tác đá quí, bán quí, nữ trang theo yêu cầu của khách hàng. - Từng bước xây dựng các cơ sở sản xuất hoặc gia công các sản phẩm gắn đá quí, bán quí đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Thiết lập hệ thống các cửa hàng kinh doanh các sản phẩm của công ty liên doanh. - Giám định đá quí, tư vấn kỹ thuật và thương mại về chuyên nghành của liên doanh theo yêu cầu của khách hàng. - Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, công nhân kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho bên Việt Nam. 2. Bộ máy quản lý của công ty Đá Quý Việt Nhật Để có thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả công ty phải có một bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Do đặc điểm là công ty liên doanh giữa Nhật và Việt Nam, phía Nhật rất coi coi trọng công tác quản lý của công ty, coi quản lý là chìa khoá của sự thành công. Chính vì vậy bộ máy quản lý của công ty thiết lập tuân theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam nhưng được tinh giảm rất gọn nhẹ. Mô hình bộ máy quản lý của công ty Đá Quý Việt Nhật là mô hình quản lý tập trung, hội đồng quản trị là cơ quan có quyền quyết định cao nhất, tổng giám đốc thực hiện nhiệm vụ mà hội đồng quản trị giao cho và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc thứ nhất là người thay mặt cho tổng giám đốc điều hành hoạt động của công ty khi tổng giám đốc đi công tác. Nếu trong hoạt động điều hành công ty tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất có ý kiến trái ngược, thì phải thực hiện quyết định của tổng giám đốc nhưng phó giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến để trình bày trước hội đồng quản trị.  Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên (hai người bên Việt Nam, ba người bên Nhật). Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là hai năm, họp thường kỳ sáu tháng một lần. Chủ tịch hội đồng quản trị đầu tiên là ngưòi bên Việt Nam. Các bên thay phiên nhau làm chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ hai năm cho đến khi kết thúc hợp đồng liên doanh.  Chức năng của hội đồng quản trị: Những vấn đề về tổ chức, sản xuất kinh doanh của công ty liên doanh chỉ có hiệu lực khi toàn thể thành viên của hội đồng quản trị nhất trí thông qua, như: -Kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty liên doanh, ngân sách,vay nợ. - Những sửa đổi bổ sung điều lệ công ty liên doanh dẫn đến thay đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của công ty liên doanh: thay đổi mục đích, phương hướng hoạt động đã đăng ký, tăng vốn pháp định, chuyển nhượng vốn, kéo dài thời gian hoạt động, tham gia công ty liên doanh mới, giải thể công ty liên doanh. - Chỉ định, thay đổi, bãi miễn chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng gián đốc và kế toán trưởng. - Hội đồng quản trị uỷ quyền cho tổng giám đốc giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong truờng hợp đặc biệt. - Hội đồng quản trị của công ty liên doanh có trách nhiệm qui định cụ thể nghĩa vụ, quyền lợi của tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất. - Những quyết định của hội đồng quản trị về các vấn đề khác chỉ có giá trị khi 2/3 số thành viên của hội đồng quản trị của hai bên chấp thuận.  Tổng giám đốc: Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh thuộc chức năng nhiệm vụ được giao như: -Bảo đảm thực hiện các kế hoạnh đã được duyệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết đó. - Tuyển dụng lao động cho công ty liên doanh thông qua hợp đồng lao động. - Ký các hợp đồng nhân danh công ty liên doanh không cần giấy uỷ nhiệm và thực hiện các hoạt động đó. - Đại diện cho công ty liên doanh trong quan hệ với các tổ chức và cơ quan Nhà nước của cả hai bên và của một bên thứ ba về tất cả các vấn đề thuộc hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh trong phạm vi quyền hạn do điều lệ này qui định. - Chịu trách nhiệm cuối cùng trước hội đồng quản trị về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên doanh, kết quả tài chính, pháp nhân trước pháp luật nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong mọi quan hệ kinh doanh bình thường cũng như trong những tranh chấp, tố tụng. - Tổng giám đốc được quyền đưa ra những quyết định bằng văn bản chính thức về các vấn đề do hội đồng quản trị uỷ quyền. - Phó tổng giám đốc thứ nhất được phép thay mặt tổng giám đốc điều hành các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.  Ban thanh tra: Gồm một người với nhiệm kỳ hai năm do hội đồng quản trị bổ nhiệm nhằm mục đích giám sát và kiểm tra các hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty liên doanh.  Phó tổng giám đốc: Nếu là liên doanh có qui mô lớn, phó tổng giám đốc có thể gồm phó tổng giám đốc thứ nhất và phó tổng giám đốc thứ hai. Với công ty Đá Quý Việt Nhật do qui mô nhỏ nên chỉ có phó tổng giám đốc thứ nhất, phó tổng giám đốc thứ nhất phải thực hiện nhiệm vụ mà tổng giám đốc giao cho, được uỷ quyền thay mặt tổng giám đốc điều hành hoạt động của công ty khi tổng giám đốc đi vắng. Phó tổng giám đốc thứ nhất có tính độc lập tương đối so với tổng giám đốc khi hai người có ý kiến bất đồng trong hoạt động điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Phòng Kế toán: Để có thể đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn thì người đưa ra quyết định phải được cung cấp thông tin về các mặt của doanh nghiệp một cách chính xác, kịp thời. Chính vì vậy với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, phòng Kế toán luôn là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, nếu kế toán hoàn thành nhiệm vụ của mình sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và ngược lại. Xây dựng hệ thống tài khoản, cập nhật chứng từ, ghi chép sổ sách, lập báo cáo kế toán chính là công việc của kế toán. Thực hiện tốt điều đó sẽ giúp cho thông tin mà kế toán cung cấp có tính chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin.  Phòng kinh doanh: Một doanh nghiệp chỉ thực hiện tốt ở khâu sản xuất mà không quan tâm tới việc tiêu thụ thì sớm muộn sẽ bị phá sản. Phòng kinh doanh của công ty có chức năng bảo đảm cung ứng đầy đủ, đúng yêu cầu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cũng như lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sao cho công ty phát huy hết được năng lực sản xuất. Sự hoạt động có hiệu quả hay không của phòng kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.  Phòng tổng hợp: Chức năng của phòng tổng hợp phụ thuộc rất nhiều vào loại hình doanh nghiệp và cấu trúc bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Với công ty Đá Quý Việt Nhật phòng tổng hợp thực hiện các công việc quản lý khác không thuộc chức năng của phòng kế toán và phòng kinh doanh.  Phòng bảo vệ: Giúp công ty bảo vệ những tài sản hiện có, giải quyết những vấn đề về an ninh trật tự liên quan đến công ty để người lao động có thể yên tâm làm việc.  Nhà bếp: Phục hồi sức lao động sau thời gian làm việc của người lao động là chức năng của nhà bếp. Tuy công việc không phức tạp nhưng nếu có sai sót sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của công ty.  Các xưởng sản xuất: Thực hiện kế hoạch sản xuất mà doanh nghiệp đặt ra sao cho đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất, quyết định sự thành bại của công ty thông qua sản phẩm làm ra. Sơ đồ I : bộ máy quản lý của công ty Đá Quý Việt Nhật 3. Đặc điểm sản xuất sản phẩm và sản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật: Do kinh doanh trong một ngành có tính đặc thù cao, tính cạnh tranh cao, vì vậy để có thể tồn tại và phát triển công ty phải tạo được lợi thế cạng tranh về chất lượng, giá thành, mẫu mã cũng như dịch vụ. Về sản xuất, công ty Đá Quý Việt Nhật có thể đáp ứng bất kỳ đơn đặt hàng nào của khách hàng với yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng. Để có được năng lực sản xuất như vậy công ty đã có sự chuẩn bị kỹ về đào tạo con người, máy móc thiết bị, các cơ sở vật chất khác ngay từ khi thành lập công ty. Công nhân của công ty được các HĐQT TGĐ PTGĐ Kế toán Phòng tổng Phòng kinh Phòng bảo vệ Nhà bếp Xưởng Kim hoàn Xưởng Chế tác Bộ phận Sáp, tạo mẫu Xưởng Đúc Ban Kiểm chuyên gia Nhật Bản đào tạo từ khi còn rất nhỏ, đến nay đã trưởng thành với trình độ tay nghề cao, có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Những năm vừa qua tuy hoạt động khá hiệu quả, nhưng công ty vẫn chưa tận dụng hết năng lực của mình, do đó vấn đề đặt ra với lãnh đạo công ty hiện nay là phải tăng thị phần tiêu thụ trên thị trường để phát huy hết lợi thế của công ty. Sản phẩm của công ty làm ra tuy chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao nên không tiêu thụ được với thị trường trong nước. Vì vậy công ty đang cố gắng tìm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới với giá hạ mà không ảnh hưởng đến chất lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường ngày càng khắc nghiệt. Qui trình sản xuất có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của công ty, qui trình sản xuất được rút ngắn sẽ rút ngắn thời gian sản xuất một sản phẩm, lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ nhiều hơn với giá thành hạ. Do đặc điểm của nghành mà qui trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của công nhân sản xuất. Sơ đồ II : qui trình sản xuất của công ty Đá Quý Việt Nhật Mẫu do tổ tạo mẫu hoặc do khách hàng đặt sẽ được xem xét xem có đưa vào chế tác hay không. Nếu đưa vào thực hiện mẫu sẽ được giao cho xưởng kim hoàn, xưởng sáp, hay xưởng mài tạc đá thực hiện. Căn cứ vào mẫu đã có sẽ xuất nguyên vật liệu tương ứng theo yêu cầu để bắt đầu chế tác. Tạo mẫu Nguyên vật liệu Sáp Mài, tạc đá Kim hoàn Đúc Sản phẩm Để tạo ra được sản phẩm nguyên vật liệu có thể trải qua những bước công việc sau: - Thiết kế mẫu - Đúc - Cắt đá - Làm thủ công - Chạm khắc - Gắn đá - Đánh bóng đá - Hoàn thiện - Làm sáp Mẫu sẽ được giao cho xưởng sáp tạo khuôn, sau khi được tạo khuôn sẽ được bộ phận đúc đúc thành sản phẩm thô giao cho xưởng kim hoàn đánh bóng, gắn đá và hoàn thiện. Nếu sản phẩm có gắn đá thì trước đấy đá sẽ được tổ mài tạc đá cắt, chạm khắc và đánh bóng theo yêu cầu của mẫu. Đá sau khi hoàn thiện xong cũng giao cho xưởng kim hoàn để gắn hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên các xưởng cũng có tính độc lập tương đối, các sản phẩm của các xưởng cũng có thể là các thành phẩm. Phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ mới cho một kết quả kinh doanh tốt. Sản xuất sản phẩm có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch nhưng không tiêu thụ được sẽ làm công ty không quay vòng được vốn, nếu điều đó xảy ra lâu công ty có thể bị phá sản. Công ty Đá Quý Việt Nhật là một công ty liên doanh, hơn 80% sản phẩm sản xuất ra dùng để xuất khẩu còn chưa đến 20% tiêu thụ trong nước thông qua hệ thống các cửa hàng. Đây là một lợi thế rất lớn của công ty mà công ty phải phát huy bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước khác ngoài Nhật Bản. Về thị trường trong nước doanh số tiêu thụ của công ty còn quá nhỏ chưa phản ánh đúng tiềm năng của thị trường. Nguyên nhân của điều đó là do công ty chưa chú trọng thị trường trong nước, mẫu và giá cả còn chưa phù hợp. Để có thể tăng thị phần của thị trường này công ty phải chú trọng tìm hiểu cầu thị trường, chỉ khi biết cầu thi trường trong nước mới có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ phù hợp. Sơ đồ III : kênh tiêu thụ của công ty Đá Quý Việt Nhật Kênh tiêu thụ Nội địa Xuất khẩu Nhật Bán trực tiếp Hà Nội Miễn thuế TSN Ký gửi Metropo lee Nikko Nội Bài New World III. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đá quý việt nhật trong những năm gần đây: Bảng I : Bảng phân tích tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Số tiền (USD) % Số tiền (USD) % Số tiền (USD) % Bên Việt Nam 600000 30 600000 30 600000 30 Bên nước ngoài 1400000 70 1400000 70 1400000 70 Thị trường tiêu thụ của công ty phụ thuộc rất lớn vào phía Nhật Bản (hơn 80% sản phẩm sản xuất ra), thế mà thị trường này trong những năm vừa qua không có sự mở rộng nào đáng kể. Chính vì vậy công ty vẫn chưa sử dụng hết năng lực sản xuất của mình, không cần phải tăng vốn mở rộng qui mô sản xuất. Số vốn điều lệ của công ty vẫn được giữ nguyên là 2000000 USD. Bảng II : Bảng chỉ tiêu phân tích (Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn) Chỉ tiêu Năm Năm 1999 so với1998 Năm 2000 so với 1999 1998 1999 2000 +(-) % +(-) % 1. Bố trí cơ cấu vốn: -TSCĐ/TTS(%) 58.3 55.52 49.8 -2.78 -4.77 -52.58 -106 - TSLĐ/TTS(%) 41.7 44.48 50.2 2.78 6.667 -47.42 -94.5 2. Tỷ suất lợi nhuận: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 7.9 6.4 12.5 -1.5 -19 -14 -112 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 12 9 17.3 -3 -25 -20.3 -117 3. Tình hình tài chính - Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản 5 4 3.8 -1 -20 -4.8 -126 - Khả năng thanh toán + Tổng quát 826.5 1148.5 1368.9 322 38.96 -1047 -76.5 + Tức thời 20.2 56.9 291.9 36.7 181.7 -255.2 -87.4  Tình hình đầu tư và sử dụng TSCĐ: Do qui mô sản xuất không có thay đổi lớn, đầu tư mới cho TSCĐ không đáng kể, chính vì vậy mà tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản của công ty giảm dần qua các năm. Mới nhìn chỉ tiêu này có thể cho rằng đây là một điều tốt, nhưng đây lại là hạn chế của công ty vì thông qua đó ta thấy rằng công ty không có sự phát triển tuy rằng thu nhập hàng năm vẫn tăng.  Tình hình sử dụng TSLĐ: Tỷ trọng tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng điều đó giúp công ty có thể quay vòng vốn nhanh hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.  Tình hình lợi nhuận: Năm 1999 do doanh thu giảm chính vì vậy lợi nhuận của công ty có sự giảm sút đáng kể, sang năm 2000 tỷ suất lợi nhuận của công ty lại được phục hồi cao hơn cả năm 1998.  Khả năng thanh toán của công ty: Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty là tốt, chỉ tiêu thanh toán tổng quát đều vượt 100%, chỉ tiêu thanh toán tức thời tăng dần qua các năm. Khả năng thanh toán của công ty năm 2000 là tốt nhất và khả năng thanh toán năm 1998 là kém nhất. Bảng III : bảng Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh (Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn) Đơn vị: 1000000VND Chỉ tiêu Năm Năm 1999 so với1998 Năm 2000 so với 1999 1998 1999 2000 +(-) % +(-) % Doanh thu 12,610.0 11,642.8 14,768.7 -967.2 -7.7 3,125.9 26.8 Trong đó Doanh thu xuất khẩu 101,025. 0 9,523.2 12,980.0 -91,501.8 -90.6 3,456.8 36.3 Các khoản giảm trừ 221.4 18.9 11.6 -202.5 -91.5 -7.3 -38.8 - Giảm giá hàng bán 10.3 -10.3 -100.0 - Hàng bán bị trả lại 199.8 -199.8 -100.0 - Thuế xuất khẩu 11.4 18.9 11.6 7.6 66.6 -7.3 -38.8 Doanh thu thuần 12,399.6 11,623.9 14,757.1 -775.7 -6.3 3,133.3 27.0 Giá vốn hàng bán 8,148.5 8,317.6 10,633.9 169.0 2.1 2,316.3 27.8 Lợi nhuận gộp 4,240.1 3,306.3 4,123.2 -933.8 -22.0 816.9 24.7 Chi phí bán hàng 1,005.4 949.3 901.6 -56.1 -5.6 -47.6 -5.0 Chi phí quản lý doanh 1,940.5 1,364.0 1,540.6 -576.5 -29.7 176.6 12.9 nghiệp Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1,294.2 993.0 1,681.0 -301.1 -23.3 688.0 69.3 Thu nhập hoạt động tài chính 47.7 6.4 177.9 -41.4 -86.7 171.5 2,697 .8 Chi phí hoạt động tài chính 40.4 0.2 17.4 -40.1 -99.5 17.2 7,929 .9 Lợi nhuận thuần từ HĐTC 7.4 6.1 160.5 -1.2 -16.6 154.3 2,513 .0 Thu nhập bất thường 0.2 0.2 Chi phí bất thường Lợi nhuận bất thường 0.2 0.2 Tổng lợi nhuận trước thuế 1,301.5 999.2 1,841.7 -302.3 -23.2 842.5 84.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 325.4 249.8 -75.6 -23.2 -249.8 - 100.0 Lợi nhuận sau thuế 976.1 749.4 1,841.7 -226.8 -23.2 1,092.3 145.8 Điều chỉnh theo quyết toán thuế 10.7 -10.7 -100.0 0.0 Lợi nhuận năm trước chuyển sang 965.4 749.4 965.4 -216.1 -22.4 Phân phối thu nhập 965.4 719.8 965.4 -245.7 -25.4 Lợi nhuận chưa phân phối 965.4 749.4 1,871.4 -216.1 -22.4 1,122.0 149.7 Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu, kế hoạch lợi nhuận đề ra trong năm. Năm 1999 doanh thu bị giảm chủ yếu là do sự không ổn định của thị trường tiêu thụ, còn lợi nhuận giảm ngoài nguyên nhân doanh thu giảm còn do giá trị hàng bán bị trả lại khá lớn. IV. Tổ chức kế toán tại công ty Đá Quý Việt Nhật: 1. Tổ chức bộ máy kế toán: Mô hình bộ máy kế toán của doanh nghiệp là mô hình tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng có tránh nhiệm vận hành bộ máy kế toán sao cho hoạt động có hiệu quả nhất. Chức năng kế toán của công ty là thu thập hệ thống hoá thông tin về toàn bộ các hoạt động kinh doanh, kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị nhằm cung cấp các thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho công tác quản lý giúp lãnh đạo đề ra những quyết định kinh tế, cũng thông qua đó mà cán bộ kimh tế có thể kiểm tra toàn bộ các hoạt động kinh tế phát sinh hàng ngày. Nhân sự của phòng kế toán: Gồm: - Một kế toán trưởng - Một kế toán tổng hợp - Hai kế toán phân xuởng - Một thủ quỹ - Các thủ kho Sơ đồ IV : tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Đá Quý Việt Nhật  Kế toán trưởng: Chỉ đạo các bộ phận kế toán về nghiệp vụ và ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán của công ty cung cấp thông tin kế toán tài chính cho giám đốc và chịu trách nhiệm về các thông tin đó.  Kế toán tổng hợp: Có chức năng tổng hợp toàn bộ số liệu kế toán đưa ra báo cáo tài chính, theo dõi tăng giảm tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao, mở các thẻ kho theo dõi nhập xuất Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán phân xưởng I Kế toán phân xưởng II Thủ quỹ Các cửa hàng trong nước và XK tồn vật liệu, tổng hợp tình hình tiêu thụ, xác định chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Theo dõi tính ra tiền lương phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên theo hình thức lương sản phẩm và lương thời gian. Ghi chép theo dõi và phản ánh thường xuyên thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, từ các sổ chi tiết kế toán phản ánh vào sổ tổng hợp qua các phương tiện, phương thức thanh toán.  Kế toán phân xưởng: Có chức năng quản lý nguyên vật liệu xuất ra được sử dụng như thế nào, tính thời gian làm việc của công nhân phân xưởng, từ đó làm căn cứ để tính lương cho công nhân và tính giá thành sản phẩm.  Thủ quỹ: Quản lý tiền theo dõi thu chi và phản ánh vào nhật ký quỹ. 2. Các chính sách kế toán đựoc áp dụng tại công ty:  Tài sản cố định: Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và khấu hao luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua, chi phí xây dựng và các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển, lắp đặt. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Năm 2000 công ty áp dụng tỷ lệ khấu hao phù hợp với quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ tài chính. Tuy nhiên không có sự khác biệt với tỷ lệ khấu hao áp dụng năm1999 theo quyết định 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996. Cụ thể như sau: Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao(%/năm) Nhà xưởng, vật kiến trúc 3.33-5 Máy móc thiết bị 10-20 Phương tiện vận tải 10 Thiết bị văn phòng 10-20  Tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, chi phí trước hoạt động, chi phí đào tạo công nhân. Quyền sử dụng đất và các chi phí trên được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Năm 2000 công ty áp dụng tỷ lệ khấu hao phù hợp với Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ Tài chính.Tuy nhiên không có sự khác biệt với tỷ lệ khấu hao áp dụng năm 1999 theo Quyết định 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996. Cụ thể như sau: Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%/năm) Quyền sử dụng đất 3.33 Chi phí trước hoạt động và chi phí đào tạo 6.67  Chuyển đổi ngoại tệ: Các hoạt động kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ đựơc chuyển sang VND theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh được hạch toán như một khoản lãi(lỗ) hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh. Số dư các tài sản có tính chất tiền và công nợ bằng ngoại tệ cuối năm được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại ngày lập bảng Cân đối kế toán. Chênh lệch do đánh giá lại số dư cuối kỳ được phản ánh vào tài khoản " Chênh lệch tỷ giá" và được trình bày trên bảng cân đối kế toán.  Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty được hạch toán theo giá gốc, bao gồm thành phẩm, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí kinh doanh dở dang. Hàng tồn kho được hạnh toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và được tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước. Đối với đá quý đồ trang sức được tính theo giá thực tế đích danh.  Doanh thu: Doanh thu hàng bán trong nước và xuất khẩu được ghi nhận khi hàng suất khỏi kho và được người mua chấp nhận thanh toán, bất kể đã thu được tiền hay chưa. Doanh thu bán tại các cửa hàng: khi xuất cho các cửa hàng, công ty chưa ghi nhận doanh thu mà phản ánh vào tài khoản hàng gửi bán. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi cửa hàng đã bán và quyết toán số đã bán với công ty.  Chính sách thuế áp dụng: Loại thuế Thuế suất (%) Thuế GTGT hàng xuất khẩu 0 Thuế GTGT hàng bán trong nước 10 Thuế thu nhập doanh nghiệp 10 Theo giấy phép điều chỉnh số 697/GP-HNDC2 ngày 16 tháng 6 năm 2000, công ty được miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm tiếp theo tính từ năm 2000. Do đó năm 2000, công ty không phải tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Các loại thuế khác phải nộp theo qui định hiện hành. 3. Chứng từ kế toán: Tổ chức chứng từ kế toán được tổ chức theo: Quyết định số 186 TC/CĐKT ngày 14 tháng 3 năm 1995 Quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 Các chứng từ được sử dung tại công ty: - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm. - Hoá đơn thuế giá trị gia tăng. - Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng. - Thẻ tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao, biên bản đánh gía lại tài sản cố định. - Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành, bảng theo dõi thời gian làm việc (bảng chấm công), phiếu làm thêm giờ, giấy xin nghỉ. - Bảng quản lý sản xuất và tính giá thành sản phẩm... 4. Sổ sách kế toán: Do qui mô kinh doanh không lớn, loại hình kinh doanh chủ yếu dựa vào tay nghề của công nhân nên khá thủ công và do công ty là công ty liên doanh, chính vì vậy công ty Đá Quý Việt Nhật đã sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Với hình thức sổ này công ty đã mở các loại sổ sau:  Sổ nhật ký chung: Dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty theo trình tự thời gian.  Sổ nhật ký chuyên dùng: Được mở tại công ty là: Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng, Nhật ký thu tiền mặt VND, Nhật ký thu tiền gửi ngân hàng VND, Nhật ký chi tiền mặt VND, Nhật ký chi tiền gửi ngân hàngVND và các Nhật ký thu, chi tương ứng ngoại tệ. Các nhật ký này thực chất là bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại nhằm tổng hợp các nghiệp vụ cùng loại để định kỳ lập định khoản kế toán ghi sổ cái.  Sổ cái: Được mở cho các loại tài khoản cấp I để cuối kỳ tổng hợp lên bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính.  Sổ chi tiết: Được mở cho tất cả các tài khoản cấp I cần theo dõi chi tiết nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế tài chính nội bộ tại công ty. Số lượng sổ chi tiết rất nhiều như: sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết vật tư, hàng hoá tồn kho, sổ chi tiết công nợ. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Bảng tổng hợp CT Nhật ký chuyên dùng Sổ quỹ Nhật ký chung Sổ kế toán chi Sổ cái các Tài Bảng tổng hợp Bảng cân đối TK Báo cáo tài CT gốc  Trình tự ghi sổ kế toán: Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán đã kiểm tra để định khoản nghiệp vụ đó ghi vào sổ nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng, sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết. Những chứng từ kế toán liên quan đến tiền mặt thủ quỹ ghi vào sổ quỹ cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm chứng từ thu chi tiền mặt cho kế toán tổng hợp số liệu từ sổ quỹ đựoc lập định khoản và ghi sổ quỹ. Sau đó ghi vào nhật ký chung, hàng ngày và định kỳ kế toán tổng hợp số liệu và ghi vào sổ cái tài khoản có liên quan. Những chứng từ gốc cũng được ghi hàng ngày vào sổ chi tiết như tài khoản 311...(do yêu cầu quản lý chi tiết của đơn vị). Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. Sau đó kiểm tra đối chiếu số liệu ở các bảng tổng hợp chi tiết với số liệu ở sổ cái cho từng tài khoản và kiểm tra đối chiếu số liệu ở nhật ký quỹ tài khoản tiền mặt ở bảng cân đối tài khoản tiền mặt ở bảng cân đối tài khoản với số liệu ở sổ quỹ của thủ quỹ. Sau khi đối chiếu đảm bảo số liệu phù hợp, căn cứ số liệu ở bảng cân đối tài khoản và các bảng chi tiết số liệu phát sinh lập báo cáo tài chính . 5. Tổ chức áp dụng hệ thống tài khoản. Hệ thống tài khoản của công ty được Bộ Tài chính chấp thuận theo công văn chấp thuận số 793/TC/CĐKT . Về cơ bản hệ thống tài khoản vẫn tuân thủ theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 do Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành, được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 và các văn bản bổ sung, chỉ khác phần chi tiết tài khoản cho phù hợp với đặc điểm hạch toán của công ty. Hệ thống tài khoản : Tài khoản loại I: 111, 112,113, 121, 128, 129, 131, 133, 136, 138, 139, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 159, 161. Tài khoản loại II: 211, 212, 213, 214, 221, 222, 228, 229, 241, 244. Tài khoản loại III: 311, 315, 331, 333, 334, 335, 338, 341, 342, 344. Tài khoản loại IV: 411, 412, 413, 414, 415, 416, 421, 431, 441, 451, 461, 466. Tài khoản loại V: 511, 512, 531, 532. Tài khoản loại VI: 611, 621, 622, 627, 631, 632, 641, 642. Tài khoản loại VII: 711,721. Tài khoản loại VIII: 811, 821. Tài khoản loại IX: 911. Tài khoản ngoài bảng: 001, 002, 003, 004, 007, 0081, 0082, 009. Được chi tiết theo yêu cầu hạch toán là các tài khoản: 112, 121, 136, 152, 153, 159, 161, 241, 335, 338, 341, 411, 414, 441, 511, 512, 531, 532, 611. 6. Báo cáo kế toán. Từ năm 2001 báo cáo kế toán của công ty được lập theo quyết định 167/2000/ QĐ-BTC còn truớc đó báo cáo của công ty được lập theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ra ngày 1 tháng 11 năm 1995. Thời gian lập báo cáo của công ty là ngày 31 tháng 12 hàng năm. Những báo cáo được lập định kỳ tại công ty là: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu và các chỉ tiêu của báo cáo được lập theo chế độ qui định. Sau khi lập xong Báo cáo kế toán của công ty được công ty Kiểm toán độc lập VACO kiểm toán theo qui định tại luật đầu tư nước ngoài. Báo cáo kế toán sau khi kiểm toán được công ty gửi đến nơi nhận báo cáo theo qui định. V. Báo cáo khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty đá quý việt nhật: Thời gian thực tập vừa qua quá ngắn nên tôi chưa thể tìm hiểu được hết các phần hành kế toán tại công ty Đá Quý Việt Nhật mà chỉ có những hiểu biết sơ qua về các phần hành. Chính vì vậy phần này tôi chỉ xin trình bày về phần hành "Lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương". Phần hành Lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương chịu sự tác động rất lớn của đặc điểm sản xuất của công ty. Chứng từ sử dụng hạch toán trong phần hành: - Phiếu làm thêm giờ. - Bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành. - Đơn xin nghỉ phép. - Bảng theo dõi thời gian làm việc. - Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. - Bảng thanh toán lương... Về phần hành Lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty Đá Quý Việt Nhật theo tôi vấn đề quan trọng nhất chính là phương pháp tính lương. Để có thể tính lương chính xác cho công nhân công ty phân loại công nhân, phân chia bậc lương công nhân, tính ra ngày công, số giờ làm thêm và tính ra tổng tiền công. Phân loại công nhân: - Công nhân trực tiếp sản xuất. - Công nhân thử việc. Lương của công nhân trực tiếp sản xuất = Lương thời gian + Lương sản phẩm Lương công nhân thử việc = Lương thời gian Số ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất = Số ngày lễ + Số ngày làm thêm * Tỷ lệ (1.46) + Số ngày nghỉ phép Số ngày công của công nhân thử việc = Số ngày lễ + Số ngày nghỉ phép + Số ngày làm thêm * Tỷlệ (1.46) + Số ngày làm việc Số ngày làm việc bình quân của công ty Đá Quý Việt Nhật là 23 ngày. Đơn giá tiền lương thời gian (ngày) = Lương cơ bản/Số ngày làm việc Lương thời gian = Đơn giá * Số ngày công Lương sản phẩm = Tổng tiền công*Đơn giá Do đặc thù của công việc nên việc tính lương sản phẩm của công ty Đá Quý Việt Nhật còn dựa rất nhiều vào đánh giá chủ quan của chuyên gia thẩm định chất lượng sản phẩm. Còn nhiều vấn đề phải trình bày như: Tiền thuởng, BHYT, BHXH...nhưng do giới hạn về số trang cũng như kiến thức thực tế nên trong báo cáo này tôi chưa thể trình bày được. Tôi sẽ quay lại vấn đề này trong "Chuyên đề thực tập sau này" Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển các công ty phải quan tâm tới tất cả các mặt từ quá trình sản xuất, tìm hiểu thị trường tiêu thụ cho đến vấn đề quản lý, hoạch định chiến lược kinh doanh. Công ty Đá Quý Việt Nhật là công ty liên doanh qui mô không lớn, nhưng có chiến lược phát triển phù hợp, biết kết hợp hiệu quả của quản lý năng lực sản xuất. Chính vì vậy mà trong khi các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực chế tác vàng bạc, đá quí bị phá sản hàng loạt thì công ty Đá Quý Việt Nhật có mức lợi nhuận ngày càng tăng. Bộ máy quản lý, bộ máy kế toán được tinh giảm nhưng hoạt động rất hiệu quả giúp cho công ty hoạt động nhịp nhàng. Điều này được chứng minh thông qua kết quả sản xuát kinh doanh của công ty. Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy phần hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty Đá Quý Việt Nhật có những nét đặc thù. Do đó tôi quyết định chọn đề tài “ Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm tại công ty Đá Quý Việt Nhật” để viết chuyên đề thực tập sau này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46_3434.pdf
Luận văn liên quan