Chặng đường phát triển của ngành Tài Chính tỉnh Bắc Giang đầy khó khăn
gian khổ. Buổi đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ của Ngành còn ít về số lượng, hạn
chế về trình độ. Song do được Đảng, nhà nước lãnh đạo, tổ chức, được các địa
phương, đơn vị công tác giúp đỡ, đội ngũ cán bộ của ngành không ngừng vươn lên,
vừa học vừa học vừa làm, vượt qua mọi khõ khăn thử thách, thực hiện tốt các nhiệm
vụ được phân công. Ngành tài chính đã trở thành công cụ trọng yếu của Đảng, Nhà
nước và nhân dân trong lĩnh vực quản lý, điều hành kinh tế. Trong những chặng
đường lịch sử vẻ vang ấy, mỗi cán bộ, mỗi Đảng viên của Ngành luôn đoàn kết, gắn
bó, yêu ngành, yêu nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm xây dựng Ngành tài chính
tỉnh không ngừng phát triển vững mạnh
54 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng hợp tình hình hoạt động của Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị 1,1 triệu đồng, xử lý khác 45,3 triệu đồng.
Ngoài ra còn thường trực tiếp tiếp dân giải quyết 20 đơn (10 đề nghị, 02 đơn
khiếu nại, 08 đơn tố cáo, đảm báo đúng quy định.
Công tác hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác quản lý
tài chính hành chính sự nghiệp tỉnh và quản lý tài chính cấp huyện, thành phố:
Kịp thời chỉ đạo truyền tải các chế độ chính sách mới của nhà nước và hướng dẫn
chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh và
các phòng tài chính kế hoạch huyện, thành phố chỉ đạo tại các đơn vị làm tốt công
tác quản lý tài chính tại đơn vị và trên đại bàn, giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương
trong quản lý trực tiếp và điều hành thu chi ngân sách phục vụ các yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội, trực tiếp hướng dẫn công tác quản lý tài chính ở cấp xã, chỉ đạo
xử lý, giải quyết công nợ của NS huyện xã theo chỉ đạo của UBND tỉnh
Công tác tin học và thống kê tài chính: Năm 2009, sở tài chính tỉnh Bắc Giang
được bộ tài chính lựa chọn thực hiện thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin so với
số kinh phí đầu tư gần 2 tỷ đồng, sau một thời gian triển khai thực hiện, đến nay đã
hoàn thành việc trang thiết bị máy chủ, thiết bị tin học và hệ thống mạng Lan kết
nối toàn ngành với 10 phòng tài chính kế hoạch các huyện, thành phố trong tỉnh.
Ngoài ra còn triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý ngân sách, đầu tư XDCB,
quản lý giá và quản lý tài sản tới các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Qua đó làm tốt công
tác tổng hợp số liệu phục vụ cho việc xây dựng dự toán NSNN hàng năm; công tác
tổng hợp số liệu, quản lý, điều hành ngân sách được nhanh chóng, kịp thời, chính
xác.
Công tác tham mưu xây dựng và ban hành các văn bản: Thực hiện chủ
trương tăng cường công tác quản lý tài chính theo quy định của luật ngân sách, trên
cơ sở đẩy mạnh phân cấp và tự chủ tài chính cho các đơn vị, đẩy nhanh tốc độ thực
hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sở tài chính đã tập trung chỉ
đạo các phòng chuyên môn nghiên cứu các chế độ chính sách của nhà nước, đồng
thời trên cơ sở các yêu cầu của tỉnh uỷ, UBND tỉnh tham mưu xây dựng các cơ chế
chính sách tài chính nhằm tạo ra sự đồng bộ trong quản lý tài chính trên địa bàn,
thống nhất trong thực hiện, giảm tiện các quy trình thủ tục, đồng thời phát huy
quyền tư do dân chủ cho địa phương, đơn vị và phát huy tiềm năng, thế mạnh ở địa
phương trong việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn. Trong năm 2009 đã lãnh đạo và tham mưu với UBND tỉnh ban hành nhiều văn
bản trong quản lý tài chính và điều hành ngân sách có nội dung là: các văn bản về
quản lý, điều hành ngân sách địa phương; quy định đơn giá đền bù , bồi thương
GPMB; quy định quản lý nhà nứơc về giá áp dụng trên địa bàn tỉnh; quyết định về
mức thu phí, lệ phí tỉnh ban hành; các văn bản thực hiện cơ chế tư chủ, tự chiu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của chính phủ; các cơ chế tài chính
trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao,... ngoài ra còn trực tiếp ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn các đơn vị trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán,
kế toán ngân sách nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý tài chính trên
địa bàn.
2.2. Kết quả họat động của các đơn vị trực thuộc và phòng tài chính kế
hoạch các huyện, thành phố.
2.2.1. Trung tâm thông tin tư vấn dịch vụ tài chính công:
Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở tài chính, sở luôn tranh thủ sự quan tâm, chỉ
đạo của bộ tài chính, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, đơn vị lãnh
đạo, chỉ đạo, củng cố và duy trì tổ chức hoạt động của trung tâm. Trong năm 2009,
trung tâm đã phối hợp với các doanh nghiệp thẩm định giá cho 30 đơn vị, tổ chức,
các nhân có yêu cầu. Phối hợp học viện tài chính và các đơn vị chức năng tổ chức
mở 7 lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp, công chức, viên
chức, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyên ngành về bồi dưỡng
nghiệp vụ đấu thầu, bồi dưỡng kế toán trưởng hành chính sự nghiệp và kế toán
trưởng doanh nghiệp,...
2.2.2. Công ty xổ số kiến thiết Bắc Giang:
Là doanh nghiệp trực thuộc sở, có nhiệm vụ kinh doanh trong hoạt động xổ số
kiến thiết. Với 76 cán bộ công nhân viên, 6 phòng chuyên môn, 1 trung tâm dịch vụ,
7 chi nhánh xỏ số kiến thiết các huyện và hệ thống đại lý trên địa bàn toàn tỉnh gồm
600 người. Năm 2009, công ty đã tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển kinh
doanh giai đoạn 2006 – 2010, trên cơ sở các nhiệm vụ và chỉ tiêu kinh tế được
UBND tỉnh và sở tài chính giao cho, công ty đã chủ động tổ chức thực hiện tốt
nhiệm vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và bộ tài chính. Vì vậy, các hoạt
động kinh doanh của công ty XSKT đã ổn định, đời sống cán bộ công nhân viên
ngày càng được cải thiện; thị trường từng bước được mở rộng: mở thêm chi nhánh,
phát triển đại lý, khai thác địa bàn, mở thêm các loại hình sản phẩm mới. Kết quả
kinh doanh năm 2009 doanh thu đạt 65 tỷ đồng, bằng 110% kế hoạch, so với cùng
kỳ bằng 134%; nộp ngân sách 13.05 tỷ đồng so với kế hoạch tỉnh giao bằng
100,3%, thu nhập bình quân đầu người 4.100.000 đồng/tháng
2.2.3. Phòng tài chính kế hoạch các huyện, thành phố:
Năm 2009, phòng tài chính kế hoạch các huyện, thành phố cơ bản đã làm tốt
công tác tham mưu cho HĐND, UBND huyện, thành phố trong công tác quản lý,
điều hành ngân sách trên địa bàn, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Việc phân bổ, giao dự toán thu chi ngân sách, giao các quỹ cho
các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, đảm bảo sớm về thời gian, đúng theo
luật ngân sách, thưoèng xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc, và hướng dẫn các
đơn vị sử dụng ngân sách trong việc quản lý tài chính ở đơn vị; phối hợp với các
ngành chức năng tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách, khai thác và
quản lý các nguồn thu tại chỗ. Kết quả thu ngân sách nhà nước trren địa bàn 10/10
huyện, thành phố đều thực hiện hoàn thành và vượt mức so với chỉ tiêu kế hoạch
giao, trong công tác chi ngân sách đã thanh toán cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời
theo chế độ, định mức quy định, đảm bảo nhiệm vụ thuêòng xuyên của huyện,
thành phố và các chế độ chính sách mới của tỉnh, và của trung ương phục vụ nhiệm
vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố. việc sử dụng kinh
phí NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn được
thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Công tác kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo
chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp xã được tăng cường, kịp thời xử lý các vi phạm,
nấng cao năng lực điều hành, quản lý ngân sách xã. kết quả thực hiện chi ngân sách
năm 2009 có 10/10 huyện, thành phố vượt dự toán năm, phần chi chủ yếu là chi đầu
tư XDCB và chi thường xuyên do thực hiện các chính sách mới.
3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:
Tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời khắc phục
những hạn chế tồn tại. với các yêu cầu nhiệm vụ trong năm 2010 và các năm tiếp
theo, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị được
cấp trên giao cho nhiệm vụ trong thời gian tới cần tập trung thực hiện:
- Tập trung thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hộivà hoàn
thành vượt mức dự toán thu chi NSNN năm 2010 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh
Bắnc Giang số 11/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2008 về dự toán và phân bổ dự toán
NSNN năm 2010
- Tăng cường tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công
tác quản lý tài chính, giá cả và điều hành ngân sách. Thực hiện theo quy chế quản lý
điều hành ngân sách đại phương. Chấp hành tốt các quy định của luật NSNN cũng
như các nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác quản lý tài chính. Thực hiện tốt
các quy chế dân chủ và công khai tài chính theo quy định của Chính phủ, thực hành
tiết kiệm chống lãng phí.
+ Về thu NSNN: Phối hợp với cơ quan thúê tổ chức triển khai thực hiện ngay
từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy
định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của bộ tài chính;
+ Về chi NSNN: Trong năm ngân sách, nếu có nhu cầu chi đột xuất, cấp bách
phát sinh ngoài dự toán, UBND các cấp chủ động sắp xếp từ các khoản chi dự
phòng ngân sách cấp mình; nếu trường hợp dự phòng ngân sách không thể đáp ứng,
chủ động sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán đã giao.
- Phối hợp với các cơ quan thuế tổ chức thực hiện tốt các biện pháp xử lý nợ
đọng và chống thất thu NSNN.Tập trung quản lý, khai thác chống thất thu ngân
sách khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh, hoàn thành chỉ tiêu
thu các sắc thuế.
- Tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp xã, hướng dẫn, kiểm tra giúp
cho ngân sách cấp xã thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản thu – chi của ngân sách
cấp xã
- Tăng cường công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Quản
lý chặt chẽ tài sàn công thuộc các đơn vị Hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh,
phối hợp với các ngành quản lý tốt nguồn tài sản tịch thu sung quỹ của nhà nước
- Tăng cường các hoạt động quản lý và thông tin giá cả trên địa bàn, góp phần
bình ổn giá cả và đảm bảo chỉ số giá cả chung trên phạm vi cả nước. Tổ chức thẩm
định các hồ sơ thuê đất, phương án bồi thường GPMB theo phân cấp; xác định giá
đất ở để đấu giá quyền sử dung đất theo quy định.
- Tăng cường sự phối hợp với các ngành hữu quan trong công tác quản lý
tài chính về đầu tư XDCB; phối hợp với kho bạc nhà nước kịp thời đôn đốc các chủ
đầu tư lập hồ sơ quyết toán khi các dự án hoàn thành, không để dự án hoàn thành
tồn đọng không được quyết toán.
- Tăng cường ứng dụng tin học phục vụ cho công tác quản lý tài chính,
ngân sách, giá cả kịp thời và hiệu quả.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng kinh
phí NSNN ở các cấp, các ngành, các đơn vị, hướng dẫn kịp thời các chế độ chính
sách của nhà nước, giúp cho các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong
sử dụng kinh phí NSNN. Trường hợp phát hiện các đơn vị sử dụng ngân sách không
thực hiện đúng chế độ, chính sách nhà nước quy định, cần có biện pháp chấn chỉnh,
xử lý kịp thời, đảm bảo sử dụng kinh phí ngân sách có hiệu quả, thực hành tiết kiệm
chống lãng phí.
- Tổ chức thực hiện tốt hoạt động dịch vụ tài chính công; nhiệm vụ kinh
doanh xổ số kiến thiết theo đúng quy định của pháp luật, phấn đấu hoàn thanh vượt
mức kế hoạch doanh thu, thu nộp ngân sách 2010.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo sự phối kết hợp, đồng bộ giữa các
tổ chức hội, đoàn thể quần chúng và cơ quan đơn vị. Coi trọng công tác thi đua
khen thưởng, kịp thời động viên các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến tạo động
lực trong phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đạt kết quả.
Phần II : Thực trạng các hoạt động liên quan đến đầu tư và quản lý đầu tư của
sở tài chính tỉnh Bắc Giang
I. Thực trạng về tình hình hoạt động đầu tư của tỉnh
1. Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ
Vốn đầu tư dành cho lĩnh vực này cũng tương đối ít, chưa được chú trọng
- Năm 2005, vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ ước thực hiện là
13.369 triệu đồng, bằng 114% so với dự toán (là 11.732 triệu đồng)
- Năm 2006, vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ ước thực hiện là
8.050 triệu đồng, bằng 101% so với dự toán (là 7.941 triệu đồng)
- Năm 2007, vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ ước thực hiện là
8.451 triệu đồng, bằng 90% so với dự toán (là 9.430 triệu đồng)
- Năm 2008, vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ ước thực hiện là
9.464 triệu đồng, bằng 92% so với dự toán (là 10.331 triệu đồng)
- Năm 2009, vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ ước thực hiện là
13.208 triệu đồng, bằng 120,8% so với dự toán (là 10.930 triệu đồng)
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Ở lĩnh vực này tỉnh chú trọng đầu tư vốn để phát triển
a. Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo:
- Năm 2005, vốn đầu tư cho hoạt động giáo dục và đào tạo ước thực hiện là
463.921 triệu đồng (trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục là 429.016 triệu đồng, chi
cho đào tạo là 34.905 triệu đồng) bằng 118% so với dự toán (là 392.183 triệu đồng)
- Năm 2006, vốn đầu tư cho hoạt động giáo dục và đào tạo ước thực hiện là
584.158 triệu đồng (trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục là 552.461 triệu đồng, chi
cho đào tạo là 31.697 triệu đồng) bằng 124% so với dự toán (là 392.18439.001 triệu
đồng)
- Năm 2007, vốn đầu tư cho hoạt động giáo dục và đào tạo ước thực hiện là
768.843 triệu đồng (trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục là 728.438 triệu đồng, chi
cho đào tạo là 40.405 triệu đồng) bằng 121% so với dự toán (là 636.954 triệu đồng)
- Năm 2008, vốn đầu tư cho hoạt động giáo dục và đào tạo ước thực hiện là
980.944 triệu đồng (trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục là 751.602 triệu đồng, chi
cho đào tạo là 48.497 triệu đồng) bằng 123% so với dự toán (là 800.099 triệu đồng)
- Năm 2009, vốn đầu tư cho hoạt động giáo dục và đào tạo ước thực hiện là
1.136.702 triệu đồng (trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục là 1.080.752 triệu đồng,
chi cho đào tạo là 55.950 triệu đồng) bằng 119,9% so với dự toán (là 947.720 triệu
đồng)
b. Đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
- Năm 2005, vốn đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ước
thực hiện là 83.351 triệu đồng, bằng 105% so với dự toán (là 79.277 triệu đồng)
- Năm 2006, vốn đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ước
thực hiện 123.124 triệu đồng, bằng 118% so với dự toán (là 104.069 triệu đồng)
- Năm 2007, vốn đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ước
thực hiện là 163.884 triệu đồng, bằng 88% so với dự toán (là 185.639 triệu đồng)
- Năm 2008, vốn đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ước
thực hiện là 249.454 triệu đồng, bằng 117% so với dự toán (là 212.454 triệu đồng)
- Năm 2009, vốn đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ước
thực hiện là 335.049 triệu đồng, bằng 110,3% so với dự toán (là 303.666 triệu đồng)
3. Đầu tư cho xây dựng cơ bản:
Công tác quản lý đầu tư XDCB: đã tham mưu cho UBND các huyện, thành phố
phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB đảm bảo quy định, thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công và bố trí đảm bảo kinh
phí cho công trình; ưu tiên bố trí kinh phí trả nợ XDCB và đôn đốc các xã thanh
toán công nợ XDCB. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư, thẩm định phê duyệt kế
hoạch đấu thầu và chỉ định thầu trên địa bàn , thẩm tra quy ết to án các công trình
hoàn thành báo cáo chủ tịch UBND huyện, thành phố, phê duyệt theo thẩm quyền.
Kết quả đã phê duyệt năm 2009: cấp huyện 318 công trình; cấp xã là 365 công
trình với giá trị quyết toán được duyệt là 254.157 triệu đồng (cấp huyện là 146.557
triệu đồng; cấp xã là 107.600 triệu đồng.
Vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB là:
- Năm 2005, vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB ước thực hiện là 495.634
triệu đồng, bằng 130% so với dự toán (là 380.866 triệu đồng) của tỉnh trong năm
2005.
- Năm 2006, vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB ước thực hiện là 548.717
triệu đồng, bằng 110% so với dự toán (là 497.860 triệu đồng) của tỉnh trong năm
2006.
- Năm 2007, vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB ước thực hiện là 914.342
triệu đồng, bằng 113% so với dự toán (là 811.400 triệu đồng) của tỉnh trong năm
2007.
- Năm 2008, vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB ước thực hiện là 914.447
triệu đồng, bằng 111% so với dự toán (là 826.000 triệu đồng) của tỉnh trong năm
2008.
- Năm 2009, vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB ước thực hiện là
1.250.336 triệu đồng, bằng 151,5% so với dự toán (là 825.570 triệu đồng) của tỉnh
trong năm 2009.
Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB:
Thanh toán tính đến 31/10/2008 đạt 937.124 triệu đồng. Trong đó: chi từ nguồn
vốn XDCB chuyển nguồn từ năm trước sang 279.600 triệu đồng; chi từ nguồn bố trí
dự toán đầu năm 2009 là 657.524 triệu đồng (trong đó: vốn đầu tư XDCB tập trung
là 594.915 triệu đồng, chương trìng môi trường quốc gia vốn đầu tư là 62.609 triệu
đồng), bằng 79,6% dự toán năm. Ước thực hiện cả năm đạt 1.250.336 triệu đồng,
đạt 151,5% so với dự toán giao đầu năm, tăng 36,7% so với năm 2008. Chi đầu tư
XDCB năm 2009 tăng so với dự toán năm do trung ương bổ sung kinh phí thực hiện
hỗ trợ kinh phí di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, và ổn định
dân cư tự do tại địa phương 13.500 triệu đồng; chi chuyển nguồn năm 2008 chuyển
sang năm 2009 là 438.292 triệu đồng (trong đó dư tạm ứng tại kho bạc nhà nước
tỉnh 194.171 triệu đồng; ngân sách các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn
là 207.031 triệu đồng) và kinh phí được bổ sung từ nguồn dự phòng là 3.785 triệu
đồng...
4. Đầu tư cho an ninh quốc phòng đảm bảo đời sống xã hội
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhìn chung ổn định, song vẫn
tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định về trật tự xã hội.
Trước tình hình đó UBND tỉnh đã chỉ đạo đầu tư cho an ninh, quốc phòng,
đảm bảo đời sống nhân dân.
- Năm 2005, vốn đầu tư cho an ninh quốc phòng địa phương ước thực hiện là
33.697 triệu đồng (trong đó chi cho an ninh là 12.025 triệu đồng, quốc phòng là
21.673 triệu đồng) bằng 140,3% so với dự toán tỉnh (là 24.010 triệu đồng)
Vốn đầu tư cho đảm bảo xã hội ứơc thực hiện là 61.769 triệu đồng, bằng 126,7%
so với dự toán ( là 48.75 triệu đồng)
- Năm 2006, vốn đầu tư cho an ninh quốc phòng địa phương ước thực hiện là
38.973 triệu đồng (trong đó chi cho an ninh là 9.318 triệu đồng, quốc phòng là
29.655 triệu đồng) bằng 121% so với dự toán tỉnh (là 32.216 triệu đồng)
Vốn đầu tư cho đảm bảo xã hội ứơc thực hiện là 84.443 triệu đồng, bằng 126%
so với dự toán ( là 66.766 triệu đồng)
- Năm 2007, vốn đầu tư cho an ninh quốc phòng địa phương ước thực hiện là
48.080 triệu đồng (trong đó chi cho an ninh là 13.953 triệu đồng, quốc phòng là
34.127 triệu đồng) bằng 125% so với dự toán tỉnh (là 24.010 triệu đồng)
Vốn đầu tư cho đảm bảo xã hội ứơc thực hiện là 71.637 triệu đồng, băng 154%
so với dự toán ( là 46.593 triệu đồng)
- Năm 2008, vốn đầu tư cho an ninh quốc phòng địa phương ước thực hiện là
56.486 triệu đồng (trong đó chi cho an ninh là 15.135 triệu đồng, quốc phòng là
41.351 triệu đồng) bằng 136% so với dự toán tỉnh (là 41.573 triệu đồng)
Vốn đầu tư cho đảm bảo xã hội ứơc thực hiện là 99.623 triệu đồng, bằng 170%
so với dự toán ( là 58.432 triệu đồng)
- Năm 2009, vốn đầu tư cho an ninh quốc phòng địa phương ước thực hiện là
53.881 triệu đồng (trong đó chi cho an ninh là 11.434 triệu đồng, quốc phòng là
42.447 triệu đồng) bằng 108,4% so với dự toán tỉnh (là 49.708 triệu đồng)
Vốn đầu tư cho đảm bảo xã hội ứơc thực hiện là 257.943 triệu đồng, bằng
242,8% so với dự toán ( là 106.249 triệu đồng)
5. Đầu tư phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Đầu tư phát triển các doanh nghiệp nước ngoài hay các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
- Năm 2005, theo dự toán của tỉnh thì số vốn đầu tư cho các doanh nghiệp này
là 1.700 triệu đồng, ước thực hiện là 1.786 triệu đồng, bằng 105% so với dự toán
tỉnh.
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh từ các doanh nghiệp nước ngoài ước thực hiện là
96.390 triệu đồng (trong đó thu từ DNNN-TW là 71.443 triệu đồng, DNNN-ĐP là
22.148 triệu đồng, DN có vốn đầu tư nước ngoài là 2.799 triệu đồng) bằng 138,7%
so với dự toán (là 69.500 triệu đồng).
- Năm 2006, theo dự toán của tỉnh thì số vốn đầu tư cho các doanh nghiệp
ước thực hiện là 900 triệu đồng
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh từ các doanh nghiệp nước ngoài ước thực hiện là
108.141 triệu đồng (trong đó thu từ DNNN-TW là 72.233 triệu đồng, DNNN-ĐP là
32.849 triệu đồng, DN có vốn đầu tư nước ngoài là 3.059 triệu đồng) bằng 105,5%
so với dự toán (là 102.500 triệu đồng).
- Năm 2007, theo dự toán của tỉnh thì số vốn đầu tư cho các doanh nghiệp ước
thực hiện là 200 triệu đồng.
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh từ các doanh nghiệp nước ngoài ước thực hiện là
145.181 triệu đồng (trong đó thu từ DNNN-TW là 98.917 triệu đồng, DNNN-ĐP là
40.739 triệu đồng, DN có vốn đầu tư nước ngoài là 5.525 triệu đồng) bằng 151,63%
so với dự toán (là 95.750 triệu đồng)
- Năm 2008,
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh từ các doanh nghiệp nước ngoài ước thực hiện là
192 triệu đồng (trong đó thu từ DNNN-TW là 140.000 triệu đồng, DNNN-ĐP là
45.000 triệu đồng, DN có vốn đầu tư nước ngoài là 7.000 triệu đồng) bằng 100% so
với dự toán.
II. Đánh giá chung
1. Những kết quả đạt được
Lĩnh vực đầu tư của tỉnh Bắc Giang chịu tác động mạnh của suy giảm kinh
tế, song có cố gắng trong việc triển khai thu hút đầu tư và thực hiện vốn kích
cầu đầu tư.
Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2009 được Chính phủ quan tâm bổ sung qua
chủ trương kích cầu đầu tư là 783,7 tỷ đồng, bao gồm: Vốn ứng trước kế hoạch năm
2010 là 444 tỷ đồng (vốn ứng trước Trường bắn TB1 là 400 tỷ đồng, hạ tầng KCN
19 tỷ, Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Sơn Động 25 tỷ); vốn trái phiếu
Chính phủ 259,7 tỷ đồng; vốn vay tín dụng ưu đãi 80 tỷ đồng. Nâng tổng vốn đầu tư
từ ngân sách năm 2009 là 1.796 tỷ đồng. Công tác đầu tư XDCB được UBND tỉnh
tập trung chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là các dự án sử dụng
nguồn vốn kích cầu đầu tư của Chính phủ, giá trị khối lượng ước thực hiện 747 tỷ
đồng, bằng 41,6% kế hoạch, đã giải ngân 568,6 tỷ đồng, bằng 31,7% kế hoạch.
Đến 31/10/2009, toàn tỉnh đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán 639 công trình
(trong đó: cấp tỉnh 66 công trình, cấp huyện 268 công trình, cấp xã 305 công trình),
với giá trị quyết toán được duyệt là 412.240 triệu đồng (trong đó: cấp tỉnh là
198.814 triệu đồng, cấp huyện là 123.514 triệu đồng, cấp xã là 89.913 triệu đồng);
giảm trừ so với giá trị đề nghj quyết toán của chủ đầu tư là 9.458 triệu đồng, chiếm
2% so với giá trị đề nghị quyết toán (trong đó: cấp tỉnh giảm trừ 1.948 triệu đồng,
chiếm 1% so với giá trị đề nghị quyết toán; cấp huyện giảm trừ 4.059 triệu đồng,
chiếm 3% so với giá trị đề nghị quyết toán; cấp xã giảm trừ 3.451 triệu đồng, chiếm
3,7% so với giá trị đề nghị quyết toán)
Ước thực hiện đến cuối năm 2009, toàn tỉnh sẽ hoàn thành thẩm tra, quyết toán
773 công trình (cấp tỉnh là 90 công trình; cấp huyện là 318 công trình; cấp xã là 365
công trình) với giá trị quyết toán được duyệt là 636.208 triệu đồng (trong đó: cấp
tỉnh là 382.051 triệu đồng; cấp huyện là 146.557 triệu đồng; cấp xã là 107.600 triệu
đồng)
Nhằm khắc phục tình trạng đầu tư giảm sút do một số dự án đầu tư quy mô lớn
phải giãn, hoãn tiến độ, UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo kiểm tra tháo gỡ khó
khăn về giải phóng mặt bằng, tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc triển khai các
dự án đã được chấp thuận; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt
động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện kế hoạch nâng hạng năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh, 6 tháng đầu năm đã thu hút thêm được 22 dự án đầu tư trong nước,
5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số dự án đầu tư trong KCN Quang Châu có
tiến độ khá chuẩn bị đi vào sản xuất là: dự án của Tập đoàn Sanyo, Công ty Nichirin và
Hosiden.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 278 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại
diện được thành lập mới, tăng 30%; 15 HTX thành lập mới, tăng 36% so cùng kỳ.
Đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo:
Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng do mức lương tối thiểu chung và kinh phí
nâng mức học bổng học sinh dân tộc nội trú là 1.059 triệu đồng
Năm 2009, tỉnh đã đảm bảo đủ kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động dạy
và học của khối giáo dục và đào tạo, hệ thống quy mô trường, lớp , cơ sở giáo dục
thường xuyên được củng cố và phát triển; việc đánh chất lượng giáo dục đã có
chuyển biến theo hướng phản ánh sát thực tế hơn; tăng cường các hoạt động thanh
tra, kiểm tra thực hiện nhiêm vụ năm hoạc 2009-2010; kiểm tra công tác bảo quản
và sử dụng thiết bị dạy và học. Tập trung chỉ đạo công tác xây dựng trường chuẩn
quốc gia, kiên cố hoá trường lớp học
Công tác đào tạo dạy nghề tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện; đã đầu tư
vốn và trang thiết bị, ngoài kinh phí chương trình mục tiêu của Trung Ương, tỉnh bổ
sung 3 tỷ đồng dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
Đầu tư phát triển hệ thống y tế, khám chữa bệnh
Kinh phí chi cho sự nghiệp y tế tăng do kinh phí năm 2008 chưa chi chuyển
nguồn sang năm 2009 thực hiện là 50.545 triệu đồng (trong đó quỹ khám chữa bệnh
trẻ em dưới 6 tuổi là 11.262 triệu đồng, quỹ khám chữa bệnh người nghèo là 34.389
triệu đồng, kinh phí mua trang thiết bị y tế cho các xã đạt chuẩn quốc gia là 2.723
triệu đồng, kinh phí nâng cấp trang thiết bị y tế là 120 triệu đồng...) và ước chi
chuyển nguồn 2 quỹ khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi và khám chữa bệnh người
nghèo sang năm 2010 thực hiện là 45.000 triệu đồng
2. Một số tồn tại
So với cùng kỳ năm trước, kết quả thu hút đầu tư và huy động vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội giảm nhiều. Đầu tư trong nước giảm 68% về số dự án và 83%
về vốn đăng ký; đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 50% về số dự án và 65% về vốn
đăng ký. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 2.585 tỷ đồng, đạt 47% kế
hoạch và giảm 26% so với cùng kỳ. Công tác bồi thường GPMB, việc tiếp cận đất đai
của doanh nghiệp còn khó khăn. Tỷ lệ hấp thụ, giải ngân vốn đầu tư đã đăng ký cũng
giảm so cùng kỳ: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện giảm 46%, vốn thực
hiện đầu tư của các doanh nghiệp giảm 41%. Một số dự án đầu tư dự kiến sẽ đi vào
sản xuất vào cuối năm ngoái hoặc đầu năm nay như: Nhà máy nhiệt điện Sơn Động;
Dự án của Công ty PHUHONG thuộc Tập đoàn Hồng Hải, Nhà máy của Tập đoàn
Sanyo... đến nay vẫn chưa đi vào sản xuất.
Tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung, vốn
kích cầu của Chính phủ của một số dự án còn chậm (mới đạt 31,7%), chưa tương
xứng với yêu cầu; công tác chuẩn bị đầu tư, bồi thường GPMB, phân bổ vốn đầu tư
và thi công một số dự án còn chậm (điển hình là dự án nâng cấp Quốc lộ 37; trường
THPT Hiệp Hòa số 4; đắp đê TW...); việc thực hiện các dự án khởi công mới chưa
đáp ứng tiến độ đề ra; một số công trình chuyển tiếp thực hiện chậm, công tác quản
lý chất lượng ở một số công trình chưa được quan tâm thường xuyên; việc giám sát,
đánh giá đầu tư chưa được các cấp, các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, nhiều công
trình đã hoàn thành chậm lập hồ sơ quyết toán...
- Thu ngân sách tuy có tiến bộ tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng
chưa thật ổn định, vững chắc. Việc phối hợp cơ quan thuế trong công tác kiểm tra,
chống thất thu ngân sách, thu hồi nợ đọng thuế chưa được triệt để. Nợ đọng thuế
còn cao, tổng số thuế nợ đọng ước tính đến ngày 31/12/2009: 70.681 triệu đồng,
trong đó: DNNN-TW: 7.547 triệu đồng; DNNN-ĐP: 46.161 triệu đồng; thuế công
thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh: 16.579 triệu đồng; doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài : 394 triệu đồng.
- Việc triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB tập trung nguồn
vốn NSNN còn chậm, nợ đọng đầu tư XDCB còn tồn tại. Theo báo cáo của các
huyện, thành phố nợ đọng XDCB năm 2009 là 95.784 triệu đồng, trong đó : cấp
tỉnh không còn nợ, nợ XDCB ngân sách huyện là 7.585 triệu đồng ; nợ XDCB ngân
sách xã là 88.199 triệu đồng.
- Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy các đơn vị dự toán và các
cấp ngân sách trong quản lý, sử dụng chi cho ngân sách còn chưa đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức quy định ; chi không đúng mục đích ; việc thực hiện công khai
minh bạch tài chính - ngân sách ở một số đơn vị còn mang tính hình thức.
- Việc chi chuyển nguồn sang năm 2010 (dự kiến: 500 tỷ đồng) còn
cao, qua đó đánh giá việc triển khai thực hiện dự toán ngân sách còn chậm, chưa
được khắc phục.
3. Nguyên nhân:
- Các ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế
hoạch vốn đầu tư XDCB tập trung từ nguồn vốn NSNN còn chậm, nguyên nhân chủ
yếu là do công tác bồi thường GPMB gặp nhiều kho khăn do nhận thức của một bộ
phận nhân dân còn hạn chế, sự phối hợp giữa các ngành, các chủ đầu tư với các cấp
uỷ, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phương trong công tác bồi thường GPMB
chưa chặt chẽ. Công tác chuẩn bị đầu tư còn thiếu chủ động ; trách nhiệm của một
số chủ đầu tư còn chưa cao.
- Hạ tầng sơ sở kinh tế- xã hội còn yếu và chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng
giao thông. Các tuyến giao thông nối với các tỉnh, thành phố lân cận và hệ thống
giao thông huyết mạch từ trung tâm tỉnh lỵ đi các huyện, phần lớn là đường nhỏ,
xuống cấp, một số đoạn vượt sông chưa có cầu, nên rất khó khăn cho giao lưu hàng
hóa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp, phần lớn lao động chưa qua đào tạo,
trình độ tay nghề, tác phong, ý thức kỷ luật trong lao động công nghiệp còn hạn chế.
Trình độ quản lý, ngoại ngữ, tin học và hiểu biết pháp luật, nhất là thông lệ quốc tế
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức và doanh nhân còn nhiều bất cập,
chưa theo kịp yêu cầu hội nhập.
- Công tác cải cách hành chính chưa theo kịp yêu cầu phát triển. An
ninh, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiểm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định về
trật tự xã hội; tình hình tai nạn giao thông, tội phạm hình sự và ma tuý, tệ cờ bạc, số
đề còn diễn biến phức tạp.
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động và quản
lý hoạt động đầu tư:
1. Định hướng phát triển của tỉnh:
Nước ta đã và đang ra nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN và trở thành
thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Hội nhập kinh tế khu vực và trên
thế giới, nước ta có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức
cho chúng ta.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ
XVI chỉ ra nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ mới với mục tiêu tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân của cả nước đạt 7,5 – 8%/ năm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân
sách nhà nước đạt 21 – 22%.
Trong đó tỉnh Bắc Giang dự kiến :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh từ 9,5-10%, trong đó ngành nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,2-3,6%; ngành CN- XD tăng 16,7-17,3%; ngành dịch
vụ tăng 9,5-10%;
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 34,5-33,5%; Công nghiệp- XD
31,5-32%; Dịch vụ 34-34,5%.
- Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 38 triệu đồng.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu 197 triệu USD.
- Giá trị kim ngạch nhập khẩu 182 triệu USD.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1466 tỷ đồng.
- Huy động 6.400 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 62%
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 86%
- Mức giảm tỷ lệ sinh: 0,02%
- Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 13,5%
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng khoảng 20%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 33%.
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh cần phải huy động
khoảng 25 – 30 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, gấp 3 lần so với 5
năm trứơc, bình quân mỗi năm huy động 5 – 6 t ỷ đ ồng…
Những mục tiêu này đặt ra cho Ngành tài chính Bắc Giang những nhiệm vụ
nặng nề hơn. Trong bối cảnh đó, để tài chính trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế bền vững, ổn định, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ
công chức, viên chức mỗi đơn vị toàn ngành tài chính phải thấy rõ vai trò và trách
nhiệm lớn lao của mình, phải có những biện pháp tích cực và có kế hoạch cụ thể,
quyết tâm phấn đấu thực hiện các giải pháp và các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là: Động viên, khai thác đa dạng các nguồn lực tài chính để phát triển kinh
tế xã hội. Hoàn thiện các chính sách, trong đó nhanh chóng xây dựng quy hoạch
tổng thể kinh tế - xã hội, trước mắt là đến năm 2020, cải thiện môi trường thuận lợi
cho đầu tư theo hướng thống nhất, thông thoáng; tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận
thức của các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân cùng đồng sức, đồng lòng nhằm
thu hút tối đa nguồn tài chính, bồi dưỡng và mở rộng nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Hai là: Phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, đảm bảo phù
hợp với yêu cầu chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách chi
ngân sách của tỉnh lành mạnh, tích cực, đổi mới cơ cấu thu chi ngân sách theo
hướng bám sát nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược cụ thể. Chú trọng thu chi đầu tư phát
triển và tăng chi cho con người. Tiếp tục thực hiện cải cách tài chính công thông
qua các cơ chế chính sách tài chính khoá biên chế và kinh phí hoạt động trong các
đơn vị hành chính và cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu,
nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị.
Ba là: Đổi mới và phát triển tài chính doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác giá. Xây
dựng các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế khai thác và phát huy mọi nguồn lực bên trong, bên
ngoài, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nứơc và quốc t ế.
Bốn là: Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử
dụng tài chính công, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và công khai
tài chính ngân sách.
Năm là: Cải cách các thủ tục trong lĩnh vực tài chính, hành chính, đảm bảo hoàn
thiện và đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cải cách thủ tục hành
chính; tăng cường kỷ cương, kỷ luật và nâng cao hiệu lực quản lý của tỉnh, cải thiện
quan hệ giữa tỉnh với nhân dân.
Sáu là: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
trang bị kiến thức và nâng cao kỹ năng ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại
để nâng cao hiệu quả công tác.
2. Một số giải pháp
- Trên cơ sở luật, nghị định và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung
ương, chủ động tham mưu kịp thời cụ thể hoá các văn bản thực hiện trên địa bàn
trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, giá cả để thực hiện trên địa bàn. Trong đó trọng
tâm là việc xây dựng quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách, xây dựng các quy định, định mức, phân bổ chi thường xuyên các cấp
ngân sách giai đoạn 2011-2015; các văn bản về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu
NSNN…
- Làm tốt công tác tham mưu trong quản lý, điều hành ngân sách; theo hướng
chủ động, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ theo dự toánvà nhu cầu phát sinh cần thiết;
hạn chế chi chuyển nguồn năm sau; tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực uản lý và sử dụng NSNN nhằm đảm
bảo việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.
- Tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát và xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm
minh các trường hợp vi phạm trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm, cá nhân, tổ chức.
- Tăng cường chỉ đạo đối với các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trong
quản lý, điều hành ngân sách theo quy định của luật ngân sách; đôn đốc nợ đọng
XDCB, quyết toán công trình XDCB hoàn thành…, đôn đốc thực hiện giao quyền
tự chủ cho các đơn vị còn lại.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế; tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư, huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Xây dựng, bổ sung và công bố công khai các quy hoạch phát triển ngành, vùng
kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển đô thị, các quy hoạch chi
tiết các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị để chủ động thu hút đầu
tư. Tăng cường công tác đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó
khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp, nhất là về thủ tục thẩm định phê duyệt dự án,
cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giải phóng mặt bằng và cho thuê đất.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính: Tập trung rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành
chính, các giấy phép, các quy định không cần thiết, nhằm giảm thiểu thời gian thành lập
doanh nghiệp và chi phí tham gia thị trường; Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa” về
đầu tư và cơ chế “một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh và đầu tư.
- Tập trung cao cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng
các Khu công nghiệp: Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung, Việt Hàn,
chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư; xây dựng và
từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, nước, thông tin liên lạc...
phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai thuận lợi các dự án đầu tư.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập:
Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là một trong những biện pháp
quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia hội nhập quốc tế; Khuyến
khích phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề với nhiều thành phần kinh tế tham gia
theo hướng xã hội hoá; đổi mới hoạt động của các cơ sở đào tạo theo hướng đẩy
mạnh xã hội hóa, mở rộng hợp tác liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; thực hiện tốt các
chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với học sinh, sinh viên. Phát triển nhanh nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động tốt hơn các nguồn lực xã hội cho giáo dục,
đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ ở trong nước, đi đôi với tăng cường chuyển giao công nghệ
nước ngoài. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công
tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ
xóa đói giảm nghèo, và chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Giải quyết tốt các vấn đề
xã hội bức xúc; bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao
chất lượng các dịch vụ phục vụ đời sống như giáo dục, y tế, vui chơi giải trí...để thu
hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương
trong công tác vận động, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn
kinh tế lớn của nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
trong tình hình mới; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện,
kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thông tin, tuyên
truyền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Làm tốt công tác phòng chòng lụt
bão và TKCN.
Phần III. Phát hiện vấn đề nghiên cứu và đề xuất hướng đề tài thực tập chuyên
ngành
Với vị trí địa lý gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Bắc Giang nằm trên
tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng ; có hệ thống giao
thông tương đối thuận tiện; đất đai rộng, nguồn lao động trẻ, có sức hấp dẫn thu hút
đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ và xuất khẩu.
Một số dự án lớn dự kiến đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng tỷ trọng cơ cấu
ngành công nghiệp và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tiếp tục được tăng cường.
Để đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới,
kết quả thực hiện các hoạt động quản lý đầu tư giai đoạn 2005 - 2009, phương
hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 -2020 là một trong
những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu.
1 - Tên chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
XDCB tại tỉnh Bắc Giang nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời
gian tới”.
2 - Nội dung của chuyên đề:
Chương I
Những vấn đề lý luân chung về đầu tư xây dựng cơ bản
I. Đầu tư xây dựng cơ bản:
1. Khái niệm:
2. Vai trò của hoạt động xây dựng cơ bản
3. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản:
II. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
1. Khái niệm:
2. Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
3. Nội dung của vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
4. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
II. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản:
1. Chỉ tiêu phản kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
Chương II
Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản Bắc Giang giai
đoạn 2005-2009.
I. Đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tê – xã hội
1. Đặc điểm tự nhiên:
2. Tình hình kinh tế - xã hội:
II. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của Bắc Giang giai đoạn
2005-2009
1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2005-2009
2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế quốc dân
3. Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư xây dựng cơ bản
4. Tài sản cố định huy động.
5. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
III. Đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản tới sự phát
triển kinh tế xã hội của Bắc Giang.
1. Những thành tựu đạt được:
1.1. Đâù tư xây dựng cơ bản tác động đến sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế của Bắc Giang:
1.2. Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của Bắc Giang:
1.3. Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng
khoa học công nghệ
1.4. Ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, tạo công ăn việc làm cho
người lao động:
2. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Bắc Giang
trong những năm qua.
2.1. Thất thoát lãng phí vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản:
Chương III
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản Bắc Giang trong thời gian tới nhằm
phát triển kinh tế - xã hội
I. Những phương hướng phát triển kinh tế xã hôi của Bắc Giang trong
thời gian 2010 - 2020
1. Những mặt mạnh và mặt yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Bắc Giang
1.1. Những mặt mạnh:
1.2. Những mặt yếu:
2. Những mục tiêu chủ yếu của Bắc Giang trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội.
3. Những phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Giang
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông đầu tư xây dựng cơ bản
trong thời gian tới.
1. Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả
2. Đổi mới công tác kế hoạch hoá và chủ trương đầu tư của các dự án.
3. Nâng cao hiệu quả quản lỹ của nhà nước, chống thất thoát và lãng phí
vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
4. Nâng cao chất lượng của ban quản lý công trình
5. Đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ
bản
6. Tăng cường công tác quản lý thực hiện đầu tư
7. Nâng cao chất lượng luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình đầu tư
xây dựng cơ bản
KẾT LUẬN
Chặng đường phát triển của ngành Tài Chính tỉnh Bắc Giang đầy khó khăn
gian khổ. Buổi đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ của Ngành còn ít về số lượng, hạn
chế về trình độ. Song do được Đảng, nhà nước lãnh đạo, tổ chức, được các địa
phương, đơn vị công tác giúp đỡ, đội ngũ cán bộ của ngành không ngừng vươn lên,
vừa học vừa học vừa làm, vượt qua mọi khõ khăn thử thách, thực hiện tốt các nhiệm
vụ được phân công. Ngành tài chính đã trở thành công cụ trọng yếu của Đảng, Nhà
nước và nhân dân trong lĩnh vực quản lý, đièu hành kinh tế. Trong những chặng
đường lịch sử vẻ vang ấy, mỗi cán bộ, mỗi Đảng viên của Ngành luôn đoàn kết, gắn
bó, yêu ngành, yêu nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm xây dựng Ngành tài chính
tỉnh không ngừng phát triển vững mạnh
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, trước hết cán bộ, Đảng viên
Ngành tài chính phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng, dân tộc độc
lập, và chủ nghĩa xã hội, bám sát thực tiễn, chủ động, sáng tạo thực hiện các chủ
trương của Đảng, Nhà nước, mạnh dạn đề xuất và tổ chức thực hiện các phương
pháp quản lý kinh tế, tài chính mới, khoa học. Bám sát chủ trương của Đảng và Nhà
nước là thiết lập và vận hành ở Việt Nam, trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà
nước. Mọi chính sách tài chính, mọi việc làm của ngành tài chínhthực hiện tốt định
hướng và chính sách, sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Mọi giải pháp và công
việc của cán bộ tài chính phải xuất phát từ các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và
phải góp phần giải quyết được những đòi hỏi của cuộc sống đặt ra. Do nền kinh tế,
văn hóa, xã hội luôn vận động, phát triển nên các giải pháp, biện pháp quản lý, thúc
đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển cần bám sát thực tiễn, tính toán, cân nhắc và vận
dụng linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện triển khai áp dụng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - Quyết định số 86/2004/QĐ-UBND ngày 08/06/2004 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Bắc Giang về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của sở Tài
Chính
2 - Quy chế làm việc của Sở Tài Chính Tỉnh Bắc Giang
3 - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2009, phương hướng
nhiệm vụ năm 2010 của Sở Tài Chính.
4 - Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020.
5 – Ngành tài chính tỉnh Bắc Giang 60 năm xây dựng và trưởng thành
6 - Báo cáo của phòng đầu tư - Sở Tài Chính
7 - Dự toán xây dựng và phân bổ ngân sách 2010 của sở Tài Chính
8 – Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách của tỉnh những năm gần đây
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Phần I : Khái quát, giới thiệu chung về sở tài chính. ...........................................3
I. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành, phát triển. ...................................3
1. Quá trình hình thành: .............................................................................3
2. Lịch sử phát triển: ...................................................................................4
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của sở tài chính ..........................6
1. Chức năng, nhiệm vụ của sở tài chính: ..................................................6
1.1. Vị trí, chức năng: .............................................................................6
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn: ......................................................................7
2. Cơ cấu tổ chức: ...................................................................................... 13
2.1. Lãnh đạo sở: ................................................................................... 13
2.2. Các phòng thuộc sở: ....................................................................... 15
2.3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở: .............................................. 21
2.4. Đơn vị chịu sự quản lý Nhà nước thuộc Sở: .................................. 21
III. Hoạt động chính của cơ sở thực tập ..................................................... 21
1. Lĩnh vực hoạt động chính: .................................................................... 21
2. Kết quả hoạt động của sở Tài Chính: ................................................... 22
2.1.Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn: ................................................ 23
2.1.1. Quản lý điều hành thu chi ngân sách: .................................... 23
2.1.2. Công tác quản lý tài chính trên các lĩnh vực: ........................ 24
2.2. Kết quả họat động của các đơn vị trực thuộc và phòng tài chính
kế hoạch các huyện, thành phố. ................................................................ 28
2.2.1. Trung tâm thông tin tư vấn dịch vụ tài chính công: .............. 28
2.2.2. Công ty xổ số kiến thiết Bắc Giang: ....................................... 29
2.2.3. Phòng tài chính kế hoạch các huyện, thành phố: .................. 29
3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: ..................................... 30
Phần II : Thực trạng các hoạt động liên quan đến đầu tư và quản lý đầu tư của
sở tài chính tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 33
I. Thực trạng về tình hình hoạt động đầu tư của tỉnh ................................ 33
1. Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ ........................................... 33
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 33
3. Đầu tư cho xây dựng cơ bản: ................................................................ 34
4. Đầu tư cho an ninh quốc phòng đảm bảo đời sống xã hội ................... 36
5. Đầu tư phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh .......................... 37
II. Đánh giá chung ...................................................................................... 38
1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 38
2. Một số tồn tại ......................................................................................... 40
3. Nguyên nhân: ......................................................................................... 41
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động và quản
lý hoạt động đầu tư: ......................................................................................... 42
1. Định hướng phát triển của tỉnh: ........................................................... 42
2. Một số giải pháp .................................................................................... 44
Phần III. Phát hiện vấn đề nghiên cứu và đề xuất hướng đề tài thực tập chuyên
ngành .................................................................................................................... 47
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 725_0359.pdf