Tiểu luận Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa

- Dân số tăng: Yêu cầu khai thác động thực vật cung cấp nguy ên liệu cho người càng tăng dẫn đến sự khai thác tàn phá ngày càng dữ dội. - Ô nhiễm môi trường làm suy thoái môi trường: các chất thải công nghiệp, khai khoáng làm khí hậu nóng lên. Ô nhiễm tràn dầu - Công cụ săn bắt ngày càng hiện đại, biện pháp săn bắt (nổ mìn, chất độc ) làm hủy hoại hệ sinh thái - Di dân: vào khu vực rừng núi khai khẩn đất trồng dẫn đến biến đất rừng thành nương rẫy, thu hẹp diện tích rừng - Chiến tranh hủy diệt, bom đạn, chất diệt cỏ, đioxin làm hủy hoại môi trường sống của động thực vật - Buôn bán đông thực vật quí hiếm ngày càng gia tăng: Khoảng 3.000 tấn động vật hoang dã, 45-50% tiêu thụ trong nước, xuất nhập khảu trái phép sang Trung Quốc.

pdf39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ở người có 1 băng, vài dài có 2 băng vùng gần tâm động, tinh tinh ngược lại. có 9 đảo đoạn có tâm động khác nhau  NST số 2 ở người là kết quả dung hợp 2 NST tương đương ở tinh tinh: NST tâm mút bé và NST tâm mút lớn của tinh tinh giống vai ngắn và vai dài NST số 2 của người VD khác:  Người và đười ươi: kết quả tương tự người với tinh tinh + ít sửa đổi nhỏ khác  Tinh tinh và khỉ đột: khác nhau bởi 2 đảo đoạn có tâm 2.2 Bằng chứng tiến hóa NST ở họ mèo  Mèo nhà, mèo rừng, hổ, sư tử, báo: 38 NST, các băng cơ bản giống nhau, hình thái NST giống nhau  Báo gấm châu Mỹ; 36 NST do 2 NST tâm mút nhóm D dung hợp thành NST tâm giữa lớn ở báo gấm 2.3 Động cơ tiến hóa  Chuyển đoạn có tâm động và sửa đổi cấu trúc nhỏ  Dung hợp (chuyển đoạn Robertson) => làm giảm số lượng NST Câu 6 Nêu khái niệm, định nghĩa chung, và phân loại quần thể. Cho ví dụ. 12 Trả lời :  Khái niệm quần thể Quần thể là một bộ phận của một loài, cư trú trong một khu vực nhất định, các cá thể có quan hệ sinh sản, có nguồn gốc họ hàng thân thuộc gần hơn so với bộ phận của loài ở khu vực khác. W.Johannsen (1857-1927)  Định nghĩa chung về quần thể Quần thể là một bộ phận của loài, cư trú trong một địa vực nhất định được gọi là quần thể địa phương, trong đó các cá thể có quan hệ chặt chẽ về mặt nguồn gốc họ hàng thân thuộc so với nhóm loài ở địa vực khác.  Phân loại quần thể và ví dụ  Vi quần thể : quần thể có mức họ hàng gần, sống trong một khu vực hẹp, cùng hệ sinh thái, tồn tại hàng chục năm o Ví dụ : một đàn ong, một bầy quạ, một đàn gà rừng  Quần thể sinh thái : một nhóm cá thể cùng loài chỉ liên quan(tập hợp ) với nhau theo nhịp sống o Ví dụ : đàn sếu di cư tránh rét, bầy côn trùng trong thời kì sinh sản  Quần thể Dem : một nhóm cá thể trong đó chúng giao phối tự do, ngẫu nhiên, xác suất gặp nhau trong giao phối của các cá thể như nhau. Dem ổn định trong hệ sinh thái qua nhiều thế hệ. Đây là dạng lý tưởng. o Ví dụ : đây là tổ chức xã hội điển hình của chuột hoang Nauy, là một đàn gồm 1 số con cái, một ít con đực, và nhiều con cái của chúng O_O  Quần thể địa phương(đơn vị tiến hóa) một nhóm cá thể cùng loài, sống trong một khu vực nhất định, ổn định qua hàng loạt thế hệ, không đổi tần số allen và tần số kiểu gen. o Ví dụ : quần thể rong hồ tây, quần thể tôm hồ tây ^^ o Điều kiện để 1 quần thể được xem là đơn vị của tiến hóa là 1) có số lượng cá thể đủ lớn 2)có mật độ tương đối đủ để giữ được tính thống nhất của vốn gen 3) có sự biệt lập nhất định với các cá thể khác bên cạnh 13 Câu 7: Trình bày trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối. định luật Hardy – Weinberg và điều kiện nghiệm đúng của định luật. - Trạng thái cân bằng trong quần thể ngẫu phối: nếu gọi tần số alen A là p, alen a là q thì quần thể ở trạng thái cân bằng và phân bố tần số kiểu gen là: p2AA+2pqAa+ q2aa=1 Các khái niệm có liên quan ( phần này thầy hỏi thì hãy nói) - Alen là trạng thái biểu hiện của gen. một locus gen qui định tính trạng có thể bị thay đổi ( đột biến) để tạo thành các alen khác nhau. Có các loại alen như sau +alen biểu hiện tính trạng: màu lông, màu mắt ….. + alen qui định nhóm máu ABO + alen biểu hiện các allozym thể hiện các băng điện di khác nhau khi điện di izozym + alen thể hiện các đoạn ADN khác nhau khi phân tích gen, thể hiện ở các băng điện di có độ lớn khác nhau. Ví dụ: locus D7S820 lặp lại 4nu AGTA ở người - Tần số alen: là tỷ lệ mỗi alen trên tổng thể các alen của 1 locus trong quần thể, tần số alen có thể tính theo % hay số thập phân Ví dụ: trong quần thể 1 locus gen có 2 alen có tần số alen A=0.8 và a= 0.2 - Kiểu gen: là toàn bộ các gen trong 1 cơ thể, thông thường khi nói đến kiểu gen người ta thường chỉ xét đến 1 vài cặp alen liên quan đến các tính trạng mà người ta quan tâm. - Vốn gen: là toàn bộ các kiểu gen có trong quần thể, thông thường người ta chỉ xét vốn gen của quần thể bao gồm những tổ hợp gen đặc biệt có giá trị của 1 quần thể hay 1 giống nào đó Điều kiện nghiệm đúng của định luật Trạng thái cân bằng của quần thể bị biến đổi do biến đổi tần số alen trong quần thể, nếu các nhân tố này tác động liên tục lên quần thể qua 1 hay 1 số thế hệ sẽ làm định luật Hardy- Weinberg không còn nghiệm đúng nữa. Các điều kiện nghiệm đúng 1. Không xảy ra đột biến 14 Đột biến là nguồn biến dị đầu tiên trong quá trình tiến hóa, mặc dù đột biến ở mỗi gen là rất nhỏ nhưng số lượng gen là rất lớn nên tổng số đột biến là khá lớn. nếu 1 hay nhiều đột biến xuất hiện dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của gen -> thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Ở mỗi thế hệ vốn gen của quần thể được bổ sung 1 lượng lớn các đột biến, quá trình này gọi là áp lực đột biến. tần số alen của mỗi gen sẽ thay đổi tùy vào áp lực đột biến nghĩa là phụ thuộc vào tỷ số giữa đột biến thuận và đột biến nghịch. Sự lan truyền của đột biến trong quần thể không chỉ phụ thuộc vào khả năng đột biến của gen mà còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của đột biến với khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể mang đột biến. Áp lực đột biến = tần số đột biến thuận/ tần số đột biến nghịch 2. Không có sự di nhập gen Các quần thể của 1 loài thường ít khi có sự cô lập hoàn toàn vì thường có sự chuyển dịch của 1 số cá thể từ quần thể này sang quần thể khác một cách chủ động hay bị động và làm biến đổi cấu trúc quần thể. Hiện tượng này gọi là di nhập gen, sự thay đổi tần số các alen sẽ càng lớn khi số lượng cá thể di nhập càng lớn, có sự sai khác vốn gen lớn giữa quần thể gốc và quần thể có các cá thể di cư đến. 3. Không có biến động di truyền: biến động có thể làm thay đổi số lượng cá thể quần thể 1 cách nhanh chóng thông qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. 4. Không có sự phiêu bạt gen, số lượng cá thể trong quần thể là đủ lớn Sự phiêu bạt gen là sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể hoàn toàn mang tính chất thống kê và ngẫu nhiên do quần thể nhỏ. Trong thực tế mỗi quần thể các cá thể bố mẹ sinh ra con cái không phải là vô hạn mà có giới hạn nên sự phân bố kiểu gen mang tính chất ngẫu nhiên và gây ra khác biệt so với toàn quần thể nói chung. Sự thay đổi này sẽ có ý nghĩa lớn khi mà tần số cá thể của quần thể càng nhỏ nghĩa là số cá thể tham gia sinh sản nhỏ. Nếu quần thể nhỏ khả năng giao phối gần với dạng tự phối k= k: tỷ lệ giảm dị hợp tử n: số hiệu ứng giảm Ví dụ:slide thầy trang 59 nhé 5. Không xảy ra sự sinh sản phân hóa (sự giao phối không tự do) Sự hạn chế hay mất đi sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể ảnh hưởng rất mạnh đến cấu trúc quần thể. Sự tự thụ phấn, giao phối cận huyết thường làm tăng tỷ lệ dị hợp tử, tăng tỷ lệ 15 đồng hợp tử. Trong thực tế còn có sự lựa chọn đối tượng trong giao phối cũng làm cho thành phần kiểu gen không tuân theo định luật Hardy- Weinberg. Ví dụ: Nếu kí hiệu n là số thế hệ thì tỷ lệ genotype ở thế hệ thứ n khi có sự tự thụ phấn được biểu diễn bằng công thức tổng quát: (2n -1)AA + 2Aa+ (2n -1)aa. Như vậy sự cân bằng của các genotype trong quần thể không được duy trì theo công thức Hardy- Weinberg nữa mà có sự tăng lên không ngừng của các dạng đồng hợp AA và aa. 6. Không xảy ra sự thay đổi hướng của chọn lọc tự nhiên CLTN là nhân tố chính làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo 1 hướng xác định. CLTN chỉ tác động lên kiểu hình phenotype mà genotype biểu hiện thông qua đó làm thay đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể đó. Áp lực chọn lọc tự nhiên có thể mạnh làm thay đổi tần số alen qua 1 vài thế hệ hoặc thay đổi qua nhiều thế hệ. (Các ví dụ cụ thể cho từng cái mọi người xem ở slide bài giảng nhé, dài quá nên tớ ko đánh hết ra được) Câu 8: Trình bày khái niệm về đấu tranh sinh tồn của Đacuyn. Phân tích các sai lầm trong quan điểm đấu tranh sinh tồn của Đacuyn. Trả lời  Khái niệm  Cá thể sinh vật chịu tác động của các nhân tố môi trường (thúc ăn, nơi ở, khí hậu …), sinh vật muốn tồn tại phải đấu tranh để tồn tại  Cá thể là một đơn vị sống sót trong chọn lọc.  Đấu tranh sinh tồn là đấu tranh giữa cá thể với môi trường (điều kiện vô sinh, hữu sinh gồm mọi thành phần trong quần xã) để tồn tại.  Đấu tranh trong loài là gay gắt nhất, điều kiện khắc nghiệt thì đấu tranh càng gay go khốc liệt. VD: Cừu đực cạnh tranh giành con cái trong mùa sinh sản  Phân tích các sai lầm trong quan điểm đấu tranh sinh tồn của Đacuyn.  Đấu tranh cùng loài không phải gay gắt nhất. Có đấu tranh cùng loài nhưng trong thực tế các cá thể trong loài còn có các hiện tượng như: - Tự thiết lập trạng thái cân bằng VD: Cá hấp đá biển (bên trái) thường bám và hút máu cá Hồi - Trong loài còn hỗ trợ nhau tồn tại VD: Chó sói bắt mồi cho con non, con mang thai ăn. 16 Côn trùng tụ lại khi giá lạnh Rất nhiều bọ dừa tập trung lại với nhau khi bắt đầu có tuyết ở các nước hàn đới  Đấu tranh sinh tồn không hoàn toàn do sinh sản quá tải vì: - Một số loài sinh sản lớn như cây địa mễ: 38.000 hạt/năm; ruồi 10 ngày đẻ 1 vạn trứng… - Nhưng số cây mọc, số ruồi nở ra rất thấp. VD: Nhiều loài như ruồi đẻ rất nhiều trứng trong một lứa nhưng chỉ rất ít con được nở ra  Đấu tranh sinh tồn liên quan với các chỉ số tiềm năng sinh học: - Mức sinh sản: Sinh sản nhiều cho nhiều cá thể con cái nhưng giai đoạn khác nhau có thể lại sống ở các điều kiện sinh thái khác nhau (ở Lưỡng cư: nòng nọc sống dưới nước, trưởng thành lên cạn). - Mức tử vong: mức tử vong khi còn non > trưởng thành - Tỷ lệ phụ thuộc = Mức tử vong / Mức sinh sản  Biến động số lượng: - Số lượng của loài dao động trong giới hạn (trừ khi có biến cố lớn) do vậy bảo đảm tồn tại. - Đào thải tự nhiên: các cá thể kém thích nghi bị đào thải luôn luôn tạo tính trạng thích nghi cao (ví dụ cá vỏ bọc, bảo vệ con non, chín sinh dục sớm…). Câu 9. Nêu cơ chế các hình thức chọn lọc tự nhiên, vai trò và cho ví dụ: 3 hình thức chọn lọc tự nhiên: 1. Chọn lọc bình ổn (ổn định) _Chọn lọc những cá thể mang tính trạng không có sự sai lệch quá mức với biểu hiện thuộc tính chung của quần thể. _ Tính trạng được biểu hiện bằng đường cong phân bố chuẩn: 17 _ Những cá thể có mức trung bình của tính trạng có tần suất lớn _ Những cá thể có sai lệch mức trung bình có tần số thấp dần _Những cá thể sai lệch quá nhiều bị đào thải. Chỉ có sai lệch nằm trong phạm vi mức phản ứng mới tồn tại. Ví dụ : Loài hoa thích nghi với thụ phấn nhờ côn trùng có kích thường tràng phù hợp với chiều dài vòi của sâu bọ nhất định. Hoa ko có tràng phù hợp bị đào thải, sâu bọ không có kích thước bộ phận lấy mật phù hợp bị đào thải. 2. Chọn lọc vận động( định hướng) _ Chọn lọc dẫn đến xuất hiện tính trạng thích nghi mới _ Điều kiện môi trường thay đổi có định hướng  Cá thể có tính trạng phù hợp sống sót. _ Cá thể có thay đổi ngược chiều bị đào thải. _ Vùng đào thải có điều kiện  bị đào thải khi điều kiện quá bất lợi, giữ lại một phần nếu điều kiện tương đối thuận lợi. Đường biến thiên các cá thể được bảo tổn và để lại con cháu Đường biến thiên của cá thể hoặc tính trạng có sai lệch thích hợp hoặc một phần thích hợp Đường biến thiên toàn bộ cá thể Vùng đào thải có điều kiện (cá thể tử vong khi đk 0 thuận lợi) Vùng đào thải vô điều kiện (sai lệch lớn) Vùng tác động của chọn lọc ổn f X 18 Ví dụ: Sự tiêu giảm cánh của sâu bọ trên hải đảo. Quần đảo Kerguelen trong 8 loài ruồi  7 loài không có cánh. Đảo Madere trong số 550 loài cánh cứng  200 loài không bay được. Các loài thân thuộc với chúng trên đất liền đều bay được. 3. Chọn lọc phân cắt (tách li): _ Loại bỏ dạng trung gian, giữ lại hai kiểu ở biên. _ Điều kiện môi trường thay đổi trở nên không đồng nhất  cá thể mang đặc điểm trung gian đào thải, cá thể thích ứng theo từng vùng bị phân cắt thì tồn tại. Vùng đào thải vô điều kiện Vùng bị đào thải 19 Ví dụ: Cá hồi sống ở biển vào mùa sinh sản bơi ngược dòng sông để đẻ trứng. Con đực to lớn khỏe mạnh được chọn lọc dể thụ tinh. Ngoài ra còn có con đực kích thước rất nhỏ cũng bơi ngược dòng theo con cái do dễ luồn lách và ẩn nấp giữa các tảng đá trên đầu nguồn. Con đực trung bình ít có khả năng thụ tinh so với hai loại trên. CÂU 10: Nêu các tiêu chuẩn về hình thái, sinh lí, sinh hóa, tiêu chuẩn sinh thái và tiêu chuẩn di truyền để phân biệt loài. TRẢ NHỜI NÀY: Loài là một nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lý, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác. Các nhà khoa học đưa ra một số tiêu chuẩn để phân biệt loài này với loài khác, trong đó có 4 tiêu chuẩn chính là: - Tiêu chuẩn hình thái Giữa 2 loài khác nhau có sự khác biệt về hình thái, tức là có sự gián đoạn hình thái, loại tính trạng quy định một đặc điểm hình thái ở loài này không có ở loài khác, điều này nghĩa là có sự đứt quãng về một tính trạng nào đó – sự đứt quãng đó phải đủ lớn (đủ đáng kể) để trở thành tiêu chuẩn phân chia loài. - Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái Trường hợp đơn giản là 2 loài thân thuộc chiếm 2 khu phân bố riêng biệt. Trường hợp phức tạp hơn là 2 loài thân thuộc có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn, trong đó mỗi loài thích nghi với những điều kiện sinh thái (hay ổ sinh thái) nhất định. Sự ngăn cách địa lý và sự ngăn cách ổ sinh thái trở thành tiêu chuẩn để phân chia các loài với nhau. - Tiêu chuẩn sinh lý – hoá sinh Dựa vào các đặc điểm sinh lý – hóa sinh bên trong cơ thể khác biệt nhau mà người ta phân biệt loài này với loài khác. Có thể coi đây là một tiêu chuẩn hình thái bên trong cơ thể. Ví dụ như dựa vào khả năng chịu nhiệt của protein của các loài, trình tự phân bố các axit amin trong prôtêin, mức độ giống và khác nhau giữa các chuỗi axit amin có đủ lớn hay không để phân chia loài này với loài khác. - Tiêu chuẩn di truyền Giữa 2 loài có sự cách li sinh sản với nhau, do đó dẫn đến cách li di truyền, biểu hiện ở nhiều mức độ là: cách li trước thụ tinh (tập tính khác nhau, thời gian thành thục sinh dục khác nhau) và cách li sau thụ tinh (chết phôi, con lai bất thụ) v.v.. Mở bài Thân bài 20 Mỗi tiêu chuẩn nói trên chỉ có giá trị tương đối. Tuỳ mỗi nhóm sinh vật mà người ta vận dụng tiêu chuẩn này hay tiêu chuẩn kia là chủ yếu để phân biệt. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn hoá sinh có ý nghĩa hàng đầu. Ở một số nhóm thực vật, động vật có thể dùng tiêu chuẩn hình thái là chính hoặc kết hợp tiêu chuẩn sinh lý tế bào, hoá sinh. Đối với các loài thực vật, động vật bậc cao phải đặc biệt chú ý tiêu chuẩn di truyền. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới có thể xác định chính xác.các loài thân thuộc. Câu 11: Nêu một số định nghĩa về loài và phân tích vai trò của các hình thức cách ly trong quá trình hình thành loài. Một số định nghĩa về loài (có 4 định nghĩa) - Theo K.M.Zavatski (1962) Loài là dạng cơ bản tồn tại, là tổ chức đặc biệt của sinh giới trên mức cá thể, phạm vi chọn lọc tự nhiên, tự sinh sản, tồn tại lâu dài, là đơn vị tiến hóa - Theo E.Mayr (1968) Loài là hệ thống quần thế, giống nhau về hình thái, sinh lý và đặc điểm di truyền, biệt lập sinh sản với hệ thống khác có đặc điểm tương tự  Nhấn mạnh về cách ly sinh sản - Theo A.V.lablocop (1977) Loài là tổng thể cá thể, có các tính trạng chung, chiếm khu phân bố chung, thống nhất ở khả năng giao phối hữu thụ. - Định nghĩa chung: Loài là một tập hợp các quần thể có những đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, di truyền gióng nhau, phân bố ở một khu vực, có khả năng giao phối với nhau và cho thế hệ sau hữu thụ, tồn tại lâu dài, cách ly sinh sản với tập hợp quần thể khác có đặc điểm tương tự khác. 1. Các hình thức cách ly trong quá trình hình thành loài (3 hình thức) - Cách ly địa lý: Chướng ngại địa lý (núi cao, biển, hồ nước ..) gây cách ly và là cách ly tuyệt đối. Những nhóm loài không có điều kiện tiếp xúc với nhau nên không xảy ra giao phối dẫn đến cách ly sinh sản. Từ đó làm cho loài phân hóa và thành loài mới dưới tác động của CLTN. Chướng ngại địa lý đã tạo ra những loài đặc hữu. Kết luận 21 Cách ly địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp mà chỉ là điều kiện cần thiết để tạo ra các loài khác nhau. - Cách ly sinh thái và cách ly sinh học Đây là trường hợp hay xảy ra với sự hình thành loài cùng khu. Do sự chênh lệch về thời gian ra hoa, đẻ trứng mà giữa các nhóm trong loài không xảy ra giao phối. Do đó hình thành các “nòi theo mùa sinh học” Một vài dạng trong chúng có thể thích nghi hơn, CLTN sẽ củng cố các đặc điểm thích nghi làm cho các dạng thích nghi này không còn giao phối với các dạng khác nữa. Từ đó hình thành các “nòi sinh thái” tách khỏi quần thể ban đầu. Từ nòi sinh thái dần dần sẽ hình thành loài mới. Khi có sự cách ly địa lý và cách ly sinh thái thì mức độ cách ly sẽ tăng lên và dễ dẫn đến cách ly giao phối và dễ hình thành loài mới. - Cách ly di truyền Có 2 trường hợp khác biệt: + Khác biệt giữa các loài: Nguyên nhân của cách ly di truyền là sự không phù hợp về đặc điểm hình thái, giải phẫu cơ quan sinh dục, sai khác giữa tập tính hoạt động sinh dục, sự không phù hợp về vật chất di truyền. + Khác biệt trong loài: Đây là sự tích lũy những sai khác trong quá trình phân hóa của quần thể gốc dưới tác dụng của CLTN, đặc biệt là trong hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý hay cách ly sinh thái. Kết quả là các dạng thích nghi hơn được bảo vệ, không lai với các dạng khác và tách khỏi quần thể gốc. Câu 12: Nêu hiện tượng và cơ chế của một số phương thức hình thành loài mới. Cho ví dụ về mỗi phương thức hình thành loài nêu trên? Trả lời: 1. Hiện tượng hình thành loài mới: + Quan điểm của Lamac: Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. + Quan điểm của ĐacUyn: Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng. + Quan điểm hiện đại: Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc. 2. Các phương thức và cơ chế hình thành loài mới: (tạm chia làm 3 hình thức, theo thầy là 2, hình thức c nằm trong hình thức b) a. Hình thành loài khác địa vực cư trú (hay Hình thành loài bằng con đường địa lý): 22 - Phổ biến ở cả động vật và thực vật: Ở thực vật, các chủng thực vật hoang dại là nguồn gốc chính của các loại cây trồng. Khi thành các cây trồng, chúng được mở rộng khu phân bố, khu trú và hình thành loài mới. Ở động vật, loài mở rộng khu cư trú do phân hóa trong loài, nhất là khu vùng biên từ đó có thể tạo loài mới. - Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc kiểu gen thích nghi. - Cách ly địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài. Ví dụ: Loài thỏ Rusak ở vùng Nam Âu và loài thỏ Beniak ở Bắc Âu. Thỏ Rusak gốc, có màu hung, sống ở vùng thảo nguyên rộng lớn, chúng có thân hình to lớn, bàn chân hẹp, chân ít phủ lông và dễ bẩy đất cứng. Thỏ Beniak sống ở rừng, màu trắng, chúng có mình nhỏ, bàn chân rộng, phủ đầy lông về mùa đông và dễ chạy trên tuyết. Sự phát triển nông nghiệp và đẩy lùi rừng lên phương Bắc, và tạo nhiều khoảng trống, do đó thỏ Rusak tràn lên phương Bắc và thu hẹp vùng phân bố của thỏ trắng Beniak. Nhưng quần thể thỏ Rusak ở phương Bắc khác với loài khởi nguyên ở phương Nam, điều đó có nghĩa là sự mở rộng khu phân bố của loài đã tích lũy các biến dị di truyền nên hiện nay ở châu Âu có 2 loài phụ Rusak. b. Hình thành loài cùng địa vực cư trú (hay hình thành loài bằng con đường sinh thái) - Phổ biến ở thực vật và động vật ít di động. - Trong cùng một khu phân bố địa lý, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau hình thành nên các nòi sinh thái rồi đến loài mới. + Do khác biệt về thời gian. Vd: một loài phụ của cây thảo hoang mọc ở đồng cỏ trên các dãy núi vùng Atlantic….(Bài giảng lý thuyết tiến hóa – Tr49) + Do phân li dưới tác động của cơ chế sinh thái: Vd: biểu hiện phân hóa của loài thỏ hung Rusak ở Bắc Cocado…( Bài giảng lý thuyết tiến hóa –Tr49) c. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa: 23 - Thường gặp ở thực vật, thường ở thực vật tự thụ phấn, ít gặp ở động vật (vì: động vật có sự cách li sinh sản chặt chẽ, sự đa bội hóa thường gây rối loạn giới tính) - Lai xa: là lai giữa các loài khác nhau, ví dụ: Ngựa cái “chén” Lừa đực đẻ ra con La. Ngựa đực “xơi” Lừa cái đẻ ra con Hinny (Quyết đề). Con lai bất thụ, không sinh sản hữu tính được. Nguyên nhân: + Bộ NST của 2 loài bố mẹ trong con lai xa khác nhau + Con lai không hình thành được cặp NST đồng dạng trong kỳ đầu giảm phân I  Trở ngại phát sinh GT + Sự không tương hợp giữa TBC và nhân của TB con lai xa . - Khắc phục: Đa bội hóa con lai tạo thể song nhị bội, có thể sinh sản hữu tính  hình thành loài mới. Vd: Hình thành song nhị bội ngoài Tự nhiên Lưu ý với câu này: 1. Hiểu được khái niệm Loài là gì? Một số định nghĩa về loài? 2. Vai trò của các hình thức cách ly trong hình thành loài mới? Tham khảo: Bài giảng Lý thuyết tiến hóa (Tr45-46-47) 3. Thể song nhị bội là gì? 24 Câu 13: Nêu khái niệm chung về tiến hóa song song, các hình thức cơ bản của nó? Ví dụ cho từng hình thức? TL: 1. Khái niệm.  Trong tự nhiên khi có sự biến đổi di truyền của loài này bởi áp lực của chọn lọc sẽ dẫn tới sự biến đổi đồng thời vật chất di truyền của loài khác thì hiện tượng này được gọi là Tiến hóa song song (song hành)  Ví dụ: phage T70 độc với chủng vi khuẩn B0B0 bị đột biến thành B1phage T70 ko độc với B1phage T70 đột biến thành phage T71phage T71 độc với cả B0 và B1. 2. Các hình thức cơ bản kèm theo ví dụ.  Vật chủ & vật ký sinh: Trùng Trypasonoma sống trong máu động vật gây bệnh ngủ. Hệ miễn dịch nhận diện kháng nguyên để diệt Trùng TrypasonomaTrùng biến đổi kháng nguyên, tránh nhận diệnDòng tế bào lypho B vật chủ nhận diển kháng nguyên mới và sinh kháng thể diệt trùng.  Động vật ăn thịt & con mồi: Sự thay đổi màu sắc của sâu dẫn tới sự thay đổi khả năng nhìn, phân biệt màu của chim sâu.  Vi khuẩn, virus và động vật, thực vật:  Cộng sinh: Nấm- Tảo Câu 14. Nêu một số khái niệm về đa dạng sinh học. Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ: 1. Đa dạng loài. Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác định theo một trong hai cách. Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể có những đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hoá đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác (định nghĩa về hình thái của loài). Thứ hai là một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác (định nghĩa về sinh học của loài).Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm 25 các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên thế giới), và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên.Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác do nhiều loài khó thấy còn chưa được phân loại học chú ý. Một vùng rùng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa mới được các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây. Một điều kỳ diệu đã xảy ra, tại đây họ đã phát hiện được 5 loài thú mới cho khoa học đó là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Bò sừng xoắn Tây Nguyên (Bos sauveli), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lá (Muntiacus rooseveltorum). 2. Đa dạng di truyền Thể hiện sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau. Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. Một loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một quần thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể.Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về bộ gen có được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là một đơn vị di truyền cùng với những chromosome được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. Các dạng khác nhau của gen được gọi là allen và những sự khác biệt nảy sinh qua đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể. Sự khác biệt của các allen trong gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một cách khác nhau. Tổng số các sắp xếp của gen và allen trong quần thể được coi là quỹ gen (gene pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gen và allen trong bất kỳ cá thể nào thì được gọi là kiểu di truyền (genotype). Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả của biểu hiện kiểu gen trong một môi trường nhất định. Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của môi trường. Nhìn chung, các loài quí hiếm ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân bố rộng và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi 3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh (biotops), các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển. Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa, ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh học, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay đất ngập nước. Quần xã sinh vật cũng có thể biến đổi tính chất vật lý của hệ sinh thái. Trong một quần xã sinh học, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất định, tạo thành tổ sinh thái của loài đó. Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó sống, lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cần, kiểu hệ 26 thống thụ phấn và cơ chế phát tán của hạt,... Tổ sinh thái của một loài động vật có thể bao gồm kiểu nơi sinh sống của loài, biên độ nhiệt độ mà loài đó có thể sống được, các loại thực phẩm và lượng nước mà chúng cần,... Bất cứ thành phần nào của tổ sinh thái đều là nguồn tài nguyên có giới hạn và do đó có ảnh hưởng đến giới hạn kích thước của quần thể. Câu 15: Đa dạng di truyền, đa dạng loài là gì? Cho ví dụ về đa dạng di truyền (đa dạng gen) và đa dạng loài. Thi vấn đáp nên sau đây tớ cứ trình bày tất cả các vấn đề về đa dạng di truyền và đa dạng loài nhé. Vì có thể thầy hỏi thêm. Sau đó mọi người lọc kiến thức gì để học thì tùy mọi người nhé. Đa dạng di truyền, đa dạng loài là 2 trong 3 vấn đề của đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học bao gồm: +Đa dạng di truyền hay đa dạng gen (gen trong các quần thể của loài) +Đa dạng loài +Đa dạng hệ sinh thái I. Đa dạng di truyền - đa dạng gen: Trước khi nói về đa dạng di truyền (đa dạng gen), cần phải định nghĩa gen là gi? - Theo MenDel: gen= nhân tố di truyền, gen được hiểu như 1 yếu tố bên trong quyết định sự hình thành và phát triển của một tính trạng bên ngoài. - Theo Morgan: Các gen nằm trên NST là các đơn vị không thể chia nhỏ hơn nữa. Các đơn vị đó là: Đơn vị đột biến, đơn vị tái tổ hợp, đơn vị chức năng - Theo G. Beale và E. Tatum : 1 gen sẽ quy định 1 enzyme. - Theo quan điểm hiện nay: gen là đoạn DNA có chiều dài đủ lớn ( 1000 – 2000bp) để xác định một chức năng Đa dạng di truyền: 1. Khái niệm: Đa dạng di truyền hay đa dạng gen là tập hợp những biến đổi của các gen và các kiểu gen trong nội bộ loài. (Theo slide thầy thì định nhĩa như vậy, nhưng theo như các tài liệu khác tham khảo thì đa dạng di truyền ko chỉ xét trong nội bộ loài mà cả giữa các loài với nhau. Thôi thì cứ theo thầy nhé.) 27 2. Biểu hiện của đa dạng di truyền: - Các kiểu gen ( genotype) khác nhau trong mỗi quần thể, trong các quần thể của mỗi loài. - Các quần thể khác nhau của một loài ( có kiểu gen khác nhau, kích thước quần thể khác nhau, kiểu hình khác nhau) 3. Nguyên nhân của đa dạng di truyền. Bao gồm các nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi cấu trúc quần thể. a. Đột biến gen, đột biến NST: - Các biến dị di truyền làm thay đổi vật chất di truyền của cá thể từ đó tạo sự đang dạng di truyền - Ước tính cứ 109 gen khác nhau phân bố trên sinh giới thì có 1 gen không có đóng góp đối với toàn bộ đa dạng di truyền. Đặc biệt, những gen kiểm soát quá trình sinh hóa cơ bản, được duy trì bền vững ở các đơn vị phân loại khác nhau và thường ít có biến dị, mặc dù những biến dị này nếu có sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính đa dạng của sinh vật. Đối với các gen duy trì sự tồn tại của các gen khác cũng tương tự như vậy . Hơn nữa, một số lớn các biến dị phân tử trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú được quy định bởi một số lượng nhỏ các gen di truyền b. Tái tổ hợp gen trong sinh vật sinh sản hữu tính. - ở các sinh vật sinh sản hữu tính, đột biến có thể được nhân rộng trong quần thể nhờ tái tổ hợp. Người ta ước tính rằng, số lượng các tổ hợp có thể giữa các dạng khác nhau của các trình tự gen ở người cũng như ở ruồi giấm đều lớn hơn số lượng các các nguyên tử trong vũ trụ. Các dạng khác của đa dạng di truyền có thể được xác định tại mọi cấp độ tổ chức, bao gồm cả số lượng DNA trong mỗi tế bào, cũng như số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể. c. Di nhập gen - Hiện tượng di nhập gen từ quần thể này sang quần thể khác làm thay đổi vốn gen của cả quần thể cho và quần thể nhận. d. Phiêu bạt gen -Nhân tố này mang tính chất bất ngờ, nó cũng làm thay đổi vốn gen của quần thể e. Sinh sản phân hóa -Sự sinh sản phân hóa sẽ phá vỡ trạng thái cân ba ừng di truyền của quần thể, làm cho vốn gen của quần thể thay đổi. f. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo 28 - Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được nhờ chọn lọc. Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của các gen trong tập hợp gen. 4. Các phương pháp phân tích đa dạng di truyền: a. Sử dụng các chỉ thị phân tử (RFLP, AFLP, RADP, SSR) - Kỹ thuật RFLP (viết tắt từ Restriction Fragment Length Polymorphism) hay kỹ thuật Đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn) là kỹ thuật nghiên cứu tính đa hình DNA bằng cách kết hợp kỹ thuật PCR và phản ứng cắt của enzyme giới hạn (Restriction Enzyme, RE). - RADP: Kỹ thuật RAPD do William và cs, 1990 phát triển trên cơ sở PCR sử dụng một số đoạn mồi ngẫu nhiên, Từ đó có thể phân tích đa dạng di truyền của một số loài. - AFLP: là kỹ thuật sử dụng chỉ thị AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism), đây là một kỹ thuật in dấu ADN được dùng nhiều trong phân tích di truyền. AFLP có ưu điểm so với các kỹ thuật khác: i) chỉ yêu cầu một lượng rất nhỏ ADN (2.5 pg -25 ng) ; ii) không cần biết trước trình tự ADN của gen nghiên cứu; iii) có khả năng tạo ra một số lượng lớn các băng đa hình phù hợp việc phân tích đa dạng di truyền giữa các quần thể có quan hệ gần nhau. Do những ưu điểm trên, AFLP được sử dụng nhiều trong đánh giá đa dạng di truyền, lập bản đồ liên kết gen, phát triển chỉ thị phân tử liên kết với các tính trạng có ý nghĩa kinh tế hỗ trợ chọn giống. - SSR: + SSR là kỹ thuật dựa trên phản ứng chuỗi PCR với mục tiêu đầu tiên là nhận dạng các trình tự lặp lại đơn giản. Sau khi các trình tự lặp lại đơn giản này được nhận dạng, bước tiếp theo là xác định trình tự của DNA và thiết kế primer. Các trình tự gần kề và các trình tự lặp lại sẽ tạo nên SSR. SSR primer sau đó được sử dụng tương tự như các RAPD primer. + C¸c tr×nh tù lÆp l¹i ®¬n gi¶n (Simple Sequence Repeat) lµ nh÷ng tr×nh tù gåm tõ 2 ®Õn 6 cÆp baz¬ cã thø tù lÆp l¹i liªn tiÕp. C¸c tr×nh tù lÆp l¹i ®¬n gi¶n rÊt phæ biÕn ë hÖ gen ®éng vËt còng nh thùc vËt. MËt ®é cña c¸c tr×nh tù dao ®éng rÊt lín. Ngoµi ra, c¸c tr×nh tù lÆp l¹i ®¬n gi¶n cã ph©n bè trong hÖ gen vµ ®Æc trng cho loµi. SSR rÊt phæ biÕn trong hÖ gen lóa. b. giải trình tự AND c. Phân tích protein, enzyme, izozyme d. Phân tích bộ nhiễm sắc thể. 5. ý nghĩa của nghiên cứu đa dạng di truyền: - Đánh giá sự đa dạng, thành phần các kiểu gen trong tự nhiên = > khai thác, bảo tồn hợp lý. 29 - Giúp cho chọn lọc tạo giống bằng lai tạo các nòi, giống gốc có kiểu gen khác nhau - Tạo giống mới bằng công nghệ di truyền. 6. Ví dụ về đa dạng di truyền: VD: Xét sự đa dạng di truyền về nhóm máu Rh ở các quần thể người khác nhau: - Người Mỹ bản xứ: Rh- 1%, Rh+ 99% - Người Mỹ gốc da đen :Rh- 7%, Rh+ 93% - Anh: Rh- 17%, Rh+ 83% - Dân tộc Baxcơ ở Châu Âu: Rh- 35%, Rh+ 65% - Châu Phi: rh- gần 1%, Rh+ hơn 99% - Việt Nam: Rh- 0.08%,Rh+ 99,2% II. Đa dạng loài 1. Định nghĩa loài: Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về loài, nhưng tổng hợp lại có thể định nghĩa loài như sau: - Loài là tập các cá thể gồm các quần thể có chung một vốn gen, có khả năng giao phối tự do, ngẫu nhiên sinh ra đời con hữu thụ nhưng lại cách ly sinh sản với các nhóm quần thể khác tương tự ( loài khác)  Ưu điểm: Có tiêu chuẩn để phân biệt 2 quần thể của 2 loài khác nhau  Nhược điểm: Khái niệm loài nêu trên chỉ phân biệt được 2 loài sinh sản vô tính, không phân biệt được các loài sinh sản hữu tính hay đã hóa thạch. Các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc: - Tiêu chuẩn hình thái + Ưu điểm: dễ tiến hành + Nhược điểm: không chính xác, một số loài có thể có hình thái giống nhau nhưng lại có quan hệ họ hàng cách xa nhau (hiện tượng đồng quy tính trạng). Ví dụ : cá voi thuộc lớp thú nhưng lại có hình dạng giống cá điển hình. - Tiêu chuẩn địa lý, sinh thái Mỗi loài sẽ thích nghi với 1 điều kiện địa lý sinh thái nhất định. VD: loài ngựa hoang sống ở vùn Trung Á, loài ngựa vằn sống ở vùng châu Phi, hoặc 2 loài mao lương tuy có vùng phân bố trùng nhau nhưng mối loài thích nghi với 1 điều kiện sinh thái nhất định,, loài mao lương sống ở bãi có ẩm có chồi nách lá, vươn dài bồ trên mặt đất, loài sống ở bờ mương, bờ ao có là hình bầu dục ít răg cưa. 30 +Ưu điểm : dễ tiến hành + Nhược điểm: không chính xác, nhiều trường hợp có thể 2 loài khác nhau cùng sống trong 1 điều kiện địa lý, sinh thái. VD: ngan + vịt…. -Tiêu chuẩn sinh lý, hóa sinh: Có thể phân tích về cấu trúc, chức năng của protein để phân biệt 2 loài, tiêu chuẩn này so với 2 tiêu chuẩn trước có độ chính xác cao hơn nhưng các bước tiến hành lại phức tạp hơn. VD: Thuốc lá và cà chua đều thuộc họ cà chua nhưng thuốc lá có khả năng tổng hợp ancaloit còn cà chua thì không. -Tiêu chuẩn di truyền: Phân tích gen, NST  độ chính xác cao nhất, nhưng tiến hành phức tạp. Giữa 2 loài khác nhau có sự cách ly di ttruyeenf thể hiện ở nhiều mức độ: không giao phối hoặc có giao phối nhưng không thụ tinh, có thụ tinh nhưng hợp tử không phát triển, hoặc hợp tử chết non, con trưởng thành bất thụ … Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó. 2. Biểu hiện của sự đa dạng loài: a. Số lượng: Ươcs tính tổng số lượng loài có thể lên tới gần 30 triệu, trong đó riêng côn trùng đã khoảng 1 triệu loài. Số loài được mô tả khoảng 1,7 tr loài, trong đó: Côn trùng: >750k loài ĐVCX: 45k loài Thực vât: 250k loài Các sinh vật khác: 450k loài. b. sự phân bố của loài: Phân bố khắp các khu vực trên thế giới. ở rừng nhiệt đới, rặng san hô, hồ nước ấm là những nơi giàu có về loài. Trong đó rừng mưa nhiệt đới amazon có số loài đa dạng nhất trog các khu vực trên trái đất. 3.Ví dụ về đa dạng loài: - Ví dụ 1: đa dạng thực vật + Trên thế giới: Tổng thực vất được mô tả: 250k loài. Trong đó: 31  Rêu: 16k  Dương xỉ: 10k  Thông đất: 1,2k  Hạt trần: 529  Một lá mầm: 170k  Hai lá mầm: 50k + Việt Nam:Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Việt Nam có:  Nấm: 600  Tảo : 1k  Rêu: 793  Thực vật có mạch: 10,066k Trong đó thực vật được dung làm thuốc, lương thực phẩm, nguyên vật liệu cho công nông nghiệp: 4000 loài. - Ví dụ 2: đa dạng động vật: + Trên thế giới: gần 1200000 loài động vật. Trong đó:  ĐVNS: 40K  Ruột khoang: 9k  Giun dẹp: 12k  Giun tròn: 12k  Giun đốt: 15k  Thân mềm:70k  Côn trùng + chân khớp: 1tr loài  ĐVCX: 44k + Việt Nam: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005):  Cá: 2472  Lưỡng cư: 80  Bò sát: 190  Chim: 826  Thú: 275 Câu 16: Hệ sinh thái là gì? Nêu sự đa dạng hệ sinh thái. Cho các ví dụ. I. Hệ sinh thái? Có nhiều định nghĩa về hệ sinh thai tuy nhiên có thể định nghĩa chung như sau: Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xaxsinh vật tác động qua 32 lại với môi trường bằng các dòng năng lượng, tạo nên các bậc cấu trúc dinh dưỡng, tạo đa dạng loài và hình thài các chu trình vật chất. Công thức tóm tắt: Quần xã sinh vật + môi trường xung quanh + năng lượng = hệ sinh thái. II. Khái niệm đa dạng hệ sinh thái Đa dang hệ sinh thái là sự phong phú của mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật, mọi quá trình sinh thái cũng như những biển đổi trong từ hệ sinh thái. Cách đánh giá hệ sinh thái: đa dạng loài, sự phong phú của một loài, só lượng loài trong mỗi bậc dinh dưỡng. III. Sự đa dạng về hệ sinh thái 1. Các hệ sinh thái chính 1.1 Hệ sinh thái trên can - Trên cạn có khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, đất... khác nhau => ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh vật. - Hình thành hệ sinh thái trên cạn quyết định bởi hệ thực vật ưu thế kéo theo hệ động vật đặc trưng. 1.2 Hệ sinh thái dưới nước - Tương đối ổn định, ko phân chia theo khí hậu mà phân chia theo đặc trưng của hệ nước - VD: hệ sinh thái nước ngọt, HST nước lợ. HST nước chảy. HST nước đứng... 1.3 Khụ hệ sinh thái chính - Khu HST đài nguyên - “ rừng mưa nhiệt đới - Rừng ôn đới - Đồng cỏ - “ Savan - “ Sa mạc - ( phàn ghi chú từng hệ như sao thì mọi ng xem thêm trong slide của thầy) 2. Đa dạng hệ sinh thái Việt Nam Việt nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, ẩm, mưa nhiều thuộc hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa. Hệ sinh thái bao gồm: - HST rừng kín thường xanh - HST rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới 33 - HST rừng rụng lá ẩm nhiệt đới - HST luôn biến đổi do con người - HST ngập nước - HST biển - (cụ thể cũng xem trong slide thầy nhé! Ở đây t chỉ lọc ý nhớ thôi) Câu 17 Giá trị, công dụng của đa dạng sinh học  Trực tiếp  Lương thực thực phẩm  Nguồn gốc thực vật : . + 3000 loài/250.000 giống cây được coi là nguồn thức ăn, + 7 loại chính chiếm 75% nhu cầu con người. +Ngày càng phát triển thêm nhiều loài mới bổ sung: là Dương đào Actinidia chinensis thuần hóa từ cây hoang dại ở Trung Quốc. +nguồn thức ăn đa dạng : từ biển( rong rêu, rảo), sa mạc,  Nguồn gốc động vật :  Thịt hiện đại gồm chim, thú, cá nhưng cũng có cả (vùng dọc con song,)những loài côn trùng trưởng thành, sâu và ấu trùng (nhiều ở châu Phi) Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, được coi là một trong những trung tâm có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật, cung cấp cho con người nguồn lương thực và thực phẩm.   Gỗ Gỗ là một trong những hàng hóa quan trọng trên thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu. Phần lớn ở vùng ôn đới: Mỹ ,Nga,Cânda Các nước nhiệt đới xuất khẩu nhiều gỗ là: Malaixia, Papua Niu Ghinê , Gabon xuất khẩu gỗ tròn, Malaixia và Indonexia xuất gỗ xẻ và gỗ ép Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp gỗ, giấy làm cho diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng nhất là rừng nhiệt đới.  Nguồn chất đốt  Nguồn chất đốt chủ yếu lấy từ sinh khối thực vật. Tiềm năng năng lượng từ gỗ là 5600 – 6000 triệu kWh mỗi năm, trong đó 5000 triệu kWh dưới dạng củi gỗ và 4000 triệu kWh dưới dạng than củi.  Ngoài ra, sinh khối thực vật có gluxit như hạt ngũ cốc, củ cải đường, mía đường ... Chúng được tiêu hóa kỵ khí, ươm men, chưng cất hay thủy phân axit để biến thành khí, chủ yếu là khí metan, dùng làm năng lượng.  . Dầu của cây cải dầu, dừa dầu, hoa hướng dương được ép và lọc để biến thành nhiên liệu lỏng. Nhiên liệu lỏng này có thể được dùng nguyên chất hay pha trộn với sản phẩm dầu trong ngành giao thông vận tải.  Thuốc   3000 loài được người bản xứ Amazon trồng là nguồn thuốc chữa bệnh. Đông Nam Á có 6500 loài, ở Ấn Độ 2500 loài, Trung 34 Quốc có 5000 loài.  Khoảng 119 chất hóa học tinh khiết lấy từ 90 loài thực vật bậc cao khác nhau được dùng làm thuốc trên toàn thế giới.  Song mây  Sau gỗ, song mây là nguồn tài nguyên quan trọng thứ hai để xuất khẩu  Do đặc tính dẻo, bền, dễ uốn, bóng đẹp, thanh thoát, màu sắc tươi mát nên song mây phù hợp với mọi không gian và môi trường sinh hoạt của con người.  khoảng 600 loài phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới châu Á – Thái BìnhDương và châu Phi.  Ở nước ta, song mây là nguồn lâm sản quý sau gỗ và tre. Nhiều làng nghề với hàng ngàn lao động có thủ nhập ổn định nhờ những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu này.  Cây cảnh  Cây cảnh là mặt hàng có giá trị trên thị trường quốc tế.  Hiện nay ở Việt Nam , diện tích hoa cây cảnh cả nước có 15000 ha, tăng 7% so với 2004. Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao bình quân đạt khoảng 70 - 130 triệu đồng/ha Giá trị gián tiếp  Bảo vệ sinh thái Khả năng quang hợp cho phép cây và tảo lấy năng lượng mặt trời để tạo các sản phẩm cho loài người. Đó cũng là điểm xuất phát của một chuỗi thức ăn không thể tính được và từ đó dẫn đến những sản phẩm của động vật, là nguồn thức ăn cho con người. Do đó, việc phá thảm thực vật bằng các cách khác nhau như dẫm đạp quá mức, khai thác quá mức về gỗ, đốt rừng quá nhiều sẽ hủy diệt khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời và cuối cùng làm mất đi sự sản xuất sinh khối của thực vật và mất đi cả xã hội động vật, kể cả con người  Bảo vệ môi trường  Đất  Nước  Khí hậu  Phân hủy chất ô nhiễm  Quan hệ giữa các loài  Mối quan hệ tương tác giữa các quần thể sinh vật trong hệ sinh thái về nguyên tắc là tổ hợp tương tác của các cặp quần thể  Chỉ thị sinh học  Chỉ thị môi trường nước, không khí…  Khoa học và đào tạo Đa dạng sinh học chính là nguồn ý tưởng vô cùng phong phú cho những nghiên cứu khoa học, là cơ sở, vật liệu, là nơi kiểm chứng những thí nghiệm khoa học. Đồng thời cũng là nơi lưu giữ những thành tựu khoa học.  Giá trị lựa chọn cho tương lai  Nguồn lương thực, thực phẩm của tương lai  Nguồn thuốc mới  Năng lượng mới  Tiềm năng khác 35  Bổ sung thêm : Kinh tế du lịch :tính rằng “giá trị” của các dịch vụ ở những khu bảo tồn thiên nhiên ở năm châu lục trên thế giới (không tính các công viên và bảo tồn biển) lên tới khoảng 5 tỉ đô la một năm  Thông tin cụ thể ,chính xác và đầy đủ nhất , mời các bạn tham khảo trang này nhé : 1&action=next Câu 18:Hiện trạng và các nguyên nhân tác động dẫn đến sự mất đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng Hiện trạng: Sự mất mát đa dạng sinh học ở các vùng khác nhau thì khác nhau _Sự mất mát các loài chủ yếu là ở các vùng rừng nhiệt đới. Rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 9 triệu km 2, mất đi khoảng 15 triệu theo số liệu sinh khí hậu.Diện tích rừng thu hẹp hàng năm mất 76000 – 92000 ha/năm Ví dụ: +/ Vùng lưu vực sông Amazon mất đi 12% trong số 704 loài chim và 15% của 92.000 loài thực vật ở Nam và Trung Mỹ . _ ở vùng đảo,vùng san hô,sự suy giảm đa dạng sinh học cũng lớn. _ Khoảng 600 triệu năm trước đây mất trung bình 1 loài/năm.Hiện nay con số lên tới 100- 1000 loài/năm Nguyên nhân: 1. Sự tuyệt chủng các loài: +/Loài có thể tuyệt chủng hoàn toàn,hoặc tuyệt chủng loài hoang dã,chỉ còn dạng nuôi +/Có loài tuyệt chủng còn số lưưọng ít nhưng không ảnh hưởng đến loài khác là tuyệt chủng sinh thái +/Tốc độ tuyệt chủng của các loài khác nhau là khác nhau 2. Khai thác quá mức độ: +/Sự đa dạng của các loài giảm dần cùng với sự tăng trưởng của quần thể người +/Sự đa dạng của các loài giảm dần theo mức độ hiện đại của vũ khí săn bắt 36 +/Sự đa dạng của các loài cũng giảm dần theo thị hiếu,nhu cầu của con người 3. Tàn phá hệ sinh thái : +/Nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học +/ Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới bị tàn phá nhiều nhất làm cho đa dạng loài giảm nhiều +/Hệ sinh thái quan trọng của đất ngập nước,rừng ngập mặn,gồm nhiều loài động vật,bảo vệ vùng đất ven biển,bị tàn phá do chiến tranh,khai thác nuôi trồng thuỷ sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng +/Các rạn san hô cũng bị khai thác quá mức +/ Sự phân mảnh nơi cư trú do xây dưng đường xá, đường điện…cũng góp phần làm suy giảm quần thể,dẫn đến tuyệt chủng. +/Khi nơi cư trú bị chia cắt thành phần nhỏ thì phần môi trường xung quanh đường biên bị tác động nhiều hơn so với vùng sâu trong rừng. 4. Ô nhiễm môi trường : +/Nước thải sinhhoạt,nước thải công nghiệp gây suy thoái thuỷ,hải sản +/Ô nhiễm không khí gây mưa axit,hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên,nước biển dâng cao +/ô nhiễm dầu gây ảnh hưởng lớn đến vùng biển 5. Sự di nhập của các loài ngoại lai,làm mất đi loài bản địa bằng cách lấn át điều kiện sống của loài bản địa,lai với loài bản địa làm mất gen gốc.. Ví dụ:cỏ lào, ốc bươu vàng… Câu 19: Nêu hiện trạng và các nguyên nhân suy thoái về đa dạng sinh học ở Việt Nam 1. Đặc điểm đa dạng sinh học Việt Nam Do vị trí địa lý, khí hậu và địa hình có nhiều nét đặc trưng tạo cho Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới a/ Đa dạng loài: Việt Nam có 11.458 loài động vật, 12000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật với nhiều loại đặc hữu . Trong đó: +/ Thực vật. Nấm: 600; Tảo: 1000; Rêu: 793; Thực vật có mạch : 10066 +/ Động vật. Cá: 2600; Lưỡng cư: 82; Bò sát: 260; Chim: 828; Thú: 275; Côn trùng: 7000. 37 Tính đặc hữu của động vật Việt Nam +/ Có 100 loài và phân loài chim đặc hữu như công, trĩ +/ Có 70 loài và phân loài thú đặc hữu. Có nhiều loài có giá trị khoa học và thực tiễn cao như: Voi, tê giác, cu li, voọc xám, vooc mũi hếch, rùa biển… Nhiều loài đặc hữu quí hiếm cần bảo vệ như Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn… Tính đặc hữu của thực vât Việt Nam +/ Theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005: Thực vật bậc cao ở Việt Nam gồm 11000 loài, 2428 chi, 395 họ trong 7 ngành: Rêu, Quyết lá thông, Thông đất, Thân đốt, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. +/ Trong số có các họ giàu số loài như họ Lan 800 loài, họ Đậu 470 loài, họ Thầu dầu 425 loài, họ Lúa 400 loài, học Cà phê 400 loài, họ Cúc 336 loài, họ Bầu bí 303 loài… +/ Các loài thực vật đặc hữu, quí hiếm cần được bảo tồn như: Gỗ đỏ - Cà te, Trầm hương, Lát hoa, Hoàng đàn, Cẩm lai Bà Rịa, Trắc, Mun… b/ Đa dạng nguồn gen Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng của thế giới. Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm chính như lợn bò, ngan ngỗng… c/ Đa dạng hệ sinh thái: Gồm các hệ sinh thái chính +/ Rừng rậm : Rừng thường xanh nhiệt đới, rừng rụng lá nhiệt đới, rừng khô nhiệt đới +/ Rừng thưa: Rừng thưa thường xanh, rừng lá rộng rụng lá, rừng thưa ưa khô. +/ Trảng cây bụi: trảng cây bụi thường xanh, trảng cây bụi rụng lá, trảng cây bụi ưa hạn +/ Trảng có thứ sinh: trảng cỏ dạng lúa cao, trảng cỏ dạng lúa cao trung bình, trảng cỏ dạng lúa thấp, trảng có không dạng lúa. 2. Hiện trạng suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam - Sự suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật nhất là rừng nhiệt đới và vùng đất ngập nước là nguyên nhân chính về sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam. - Theo danh sách đỏ của IUCN 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu. - Sách đỏ Việt Nam (2004) cũng đã liệt kê 1.056 động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. - Hiện nay trên ½ rừng rậm ở nước ta bị phá hủy. 38 Chỉ còn rừng rậm ở các khu bảo tồn, Vườn Quốc gia hoặc một số rừng rậm đá vôi. 3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam - Dân số tăng: Yêu cầu khai thác động thực vật cung cấp nguyên liệu cho người càng tăng dẫn đến sự khai thác tàn phá ngày càng dữ dội. - Ô nhiễm môi trường làm suy thoái môi trường: các chất thải công nghiệp, khai khoáng làm khí hậu nóng lên. Ô nhiễm tràn dầu… - Công cụ săn bắt ngày càng hiện đại, biện pháp săn bắt (nổ mìn, chất độc…) làm hủy hoại hệ sinh thái - Di dân: vào khu vực rừng núi khai khẩn đất trồng dẫn đến biến đất rừng thành nương rẫy, thu hẹp diện tích rừng - Chiến tranh hủy diệt, bom đạn, chất diệt cỏ, đioxin… làm hủy hoại môi trường sống của động thực vật - Buôn bán đông thực vật quí hiếm ngày càng gia tăng: Khoảng 3.000 tấn động vật hoang dã, 45-50% tiêu thụ trong nước, xuất nhập khảu trái phép sang Trung Quốc. 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfg_full_2305.pdf
Luận văn liên quan