Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, khi phát hiện lợn bị bệnh, cần diệt ngay và tiêu độc triệt để cơ sở có lợn bệnh, hạn chế lây lan trong đàn lợn.Tuy nhiên có thể phòng bệnh như: tiêm vacxin định kỳ 6 tháng/lần cho đàn lợn ở các cơ sở chăn nuôi có lưu hành bệnh, kiểm tra huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch (ELISA, IFAT), thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh thú y, phải kiểm tra huyết thanh học khi xuất nhập lợn đặc biệt là lợn ngoại.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3533 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu bệnh heo tai xanh và phương pháp phòng và trị bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
Phần II: NỘI DUNG 3
1. Lịch sử bệnh 3
2. Nguyên nhân gây bệnh 3
2.1.Đặc điểm của virus 4
2.2.Cách sinh bệnh 5
3. Tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới 6
3.1.Trong nước 6
3.2.Trên thế giới 7
4. Triệu chứng 8
5. Bệnh tích 9
6. Chuẩn đoán 10
6.1. Nghi ngờ 10
6.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 11
7. Phòng bệnh 11
7.1Vệ sinh phòng bệnh 11
7.2.Tiêm phòng vacxin 11
7.3.Các nguyên tắc phòng bệnh 12
8. Điều trị 16
Phần III: KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ 16
1. Kết luận 16
2. Đề nghị 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống của nông dân. Lợn là loài vật nuôi có khả năng lợi dụng tốt các phụ phẩm công, nông nghiệp, có khả năng sinh sản cao, quay vòng khá nhanh, cho phân bón nhiều và tốt. Vì vậy lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng, chiếm 22,5% tổng số đầu con và 26% tổng sản phẩm, lợn là nguồn cung cấp thịt chính (77% tổng lượng thịt các loại).
Hiện nay,tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn trong ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.Trong đó, bệnh heo tai xanh đang là mối lo ngại của nhiều người đây là căn bệnh có nguy cơ lây lan nhanh và rất khó kiểm soát, để góp phần hạn chế và ngăn chặn dịch bệnh tái phát cần phải biết tuyên truyền các thông tin về dịch bệnh, cách phòng chống và điều trị cho người dân.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu bệnh heo tai xanh và phương pháp phòng và trị bệnh”.
Phần II: NỘI DUNG
1.Lịch sử bệnh:[7]
Bệnh tai xanh lần đầu tiên được ghi nhận đầu tiên ở Mỹ vào năm 1987, vào thời điểm đó, có những mẫu bệnh phẩm khi phân lập ra virus nhưng chúng không có độc tính và do chưa xác định được căn bệnh nên gọi là “bệnh bí hiểm” (MD: Mystery Swine) và sau đó có tên lần lượt như sau:
Bệnh tai xanh ở heo (MDS: Mystery Swine Disease)
Bệnh dịch 89 ở heo
Hội chứng hô hấp và vô sinh ở heo (SIRS: Swine Infertility and Respiratory Syndrome)
Bệnh sốt cao- biếng ăn- sảy thai ở heo (HAAT:Hyperthermie Avortement des Truies)
Bệnh tai xanh (Blue Ear Disease)
Hội chứng sảy thai ở heo tại Châu Âu (PEARS: Pocine Epidemic Abortion Syndrome)
Năm 1992, hội nghị quốc tế về sức khỏe gia súc đã được tổ chức thú y thế giới nhất trí và công nhận bệnh bí hiểm này là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo(PRRS)
ỞViệt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 1997 trên đàn heo nhập từ Mỹ.
Ngày nay, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo đã lây lan ra nhiều nơi trên thế giới, trở thành dịch địa phương ở các nước có ngành chăn nuôi heo phát triển và hàng năm gây ra những tổn thất kinh tế rất lớn
2.Nguyên nhân gây bệnh: [7]
- Do virus có tên “Lelystad virus” thuộc họ Arteriviridae gây ra,...
Virus PRRS được phân lậpđầu tiên vào mùa xuân năm 1991 tại viện thú y ở Lelystad- Hà Lan và trong khoảng thời gian ngắn sau đó phòng thí nghiệm ở Mỹ cũng phân lập được virus này.
Do virus được phân lập từ ổ dịch Lelystad nên gọi là virus Lelystad và bây giờ gọi là virus PRRS virus- PRRSV thuộc thành viên của gia đình Arteriviridae, giống Nidovirales.
Người ta đã phát hiện được hai type chính của virus này là:
+ Type I là các virus Châu Âu ( virus Lelystad)
+ Type II gồm các virus Bắc Mỹ
Thông thường các virus này không gây ra tỷ lệ chết cao. Gần đây, qua nghiên cứu qui mô lớn tại Trung Quốc người ta đã xác định rằng virus gây bệnh PRRS tại Trung Quốc có khả năng là do virus PRRS type II, thể cường độc gây ra.
Virus này không lây nhiễm ở người
2.1 Đặc điểm của virus:[5]
- Virus không nhân lên trong động vật không xương sống. Virus rất thích hợp với đại thực bào đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở vùng phổi. Bình thường đại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, riêng đối với virus PRRS thì virus có thể nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%). Do vậy, khi xuất hiện trong đàn, chúng thường có xu hướng duy trì sự tồn tại và hoạt động âm thầm. Đại thực bào bị giết chết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh kế phát. Điều này có thể thấy rõ ở những đàn vổ béo hoặc chuẩn bị giết thịt có tỷ lệ tăng đột biến về tỷ lệ viêm ở phối.
a. Hình thái, kích thước và tính chất lý hoá:
- Kích thước nhỏ 45-55nm, có vỏ bọc.1
-Cấu trúc:[7].
+ Được bao bọc bởi lớp màng có kích thước dao động từ 45-80 Mm
+ Có cấu trúc ARN (+ssARN) bộ gen có 15,1-15,5kb bao gồm ít nhất 8 khung đọc mở(ORFs) mà nó mã hóa cho khoảng 20 protein, bộ gen cũng chứa hai vùng không mã hóa tại hai vị trí 5, và 3,
Mô hình cấu trúc Lelystad virus
- Virus mọc tốt trong tế bào chất của tiểu phế nang heo, những tế bào này có thể dung giải sau 12 giờ, nhưng hiệu quả gây bệnh tích tế bào và dung giải đã không xảy ra đối với những monocyte và một số tế bào khác trong máu ngoại vi.
b.Sức đề kháng của virus:[5]
- Tồn tại lâu ở nhiệt độ lạnh ở -700C đến -200C sống hơn 01 năm. Ở +40C sống hơn 01 tháng. Tuy nhiên ở nhiệt độ 370C sống được 48 giờ; ở 560C trong 60-90 phút virus bị vô hoạt.
- Virus đề kháng kém (nhạy cảm) đối với pH acid và các chất sát trùng, dễ bị huỷ diệt bổi tia UV.
2.2. Cách sinh bệnh:[5]
- Heo là vật chủ duy nhất. Sự cảm nhiễm qua đường hô hấp hay qua đường gieo tinh nhân tạo. Ở heo virus tấn công vào đại thực bào( đặc biệt là đại thực bào vùng phổi) sẽ làm làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể. Thông thường đại thực bào có chức năng tiêu diệt virus xâm nhập vào cơ thể, riêng đối với hội chứng hô hấp và sinh sản ở heo, virus gia tăng trong đại thực bào, sau đó phá hủy và giết chết đại thực bào (40%). Do vậy, khi virus xuất hiện trong đàn heo, chúng có xu hướng duy trì sự tồn tại và hoạt động âm thầm và khi đáp ứng miễn dịch ở cơ thể heo suy giảm thì heo dễ dàng bị nhiễm các bệnh thứ phát. Những con trưởng thành thường được phục hồi và phát triển hệ thống miễn dịch, nhưng đối với heo con sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng khi virus tấn công kết hợpvới nhiễm trùng thứ phát các tác nhân gây bệnh khác như: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, E.coli, streptococus suis, Mycoplasma, Samonella... tai của heo xuất hiện màu xanh là do nhiễm trùng thứ cấp.
- Virus có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường. Heo trưởng thành có thể bài thải virus trong vòng 14 ngày trong khi đó heo con và heo choai bài thải virus tới 1-2 tháng.
Virus có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển heo mang trùng, theo gió (có thể tới 3 km), bụi, nước bọt, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang.
- Những biểu hiện khác nhau của bệnh tuỳ theo khả năng nhân lên hay phá huỷ tiểu phế nang tế bào nội mô và tế bào lympho.
- Sau khi xâm nhiễm, virus được tìm thấy trong huyết thanh vào ngày thứ nhất và từ ngày thứ bảy có thể gặp ở phổi, lách, hạch amygdale, hạch bạch huyết trong thời gian khá dài.
- Nhiễm trùng máu có thể kéo dài 1-9 ngày trên heo nái nhưng có thể 3-8 tuần hoặc đến 12 tuần trên heo con.
- Việc nhập heo bị nhiễm vào đàn thường là nguồn bệnh chính. Heo bị nhiễm virus huyết ngay sau khi tiếp xúc và nồng độ virus tăng cao lên trong vòng 12-24 giờ, có thể kéo dài khoảng 8 tuần trên thú non. Virus được bài thải trong dịch mũi (lên đến 30 ngày), tinh dịch (43 ngày) và nước tiểu, bài thải qua đường phụ là phân. Virus đi qua nhau thai trong tháng cuối của thời kỳ mang thai và một số chủng có lẻ qua nhau thai trong giữa thai kỳ.
3.Tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới:
3.1 Trong nước:[4]
- Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 1997 trên đàn heo nhập từ Mỹ (10/51 con có huyết thanh dương tính). Các nghiên cứu về bệnh trên những trại heo giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ heo có huyết thanh dương tính với bệnh rất khác nhau, từ 1,3% cho tới 68,29%. Đến tháng 3/2007, bệnh xuất hiện lần thứ hai tại một số tỉnh phía Bắc. Qua kết quả điều tra tai thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cho thấy 25% mẫu huyết thanh heo có kháng thế virus PRRS và 5/15 trại nhiễm PRRS (2001). Tại Tp Hồ Chí Minh là 5,97% (2003), tỷ lệ nhiễm PRRS trên heo nuôi tập trung tại Cần Thơ 66,86% (2005) và đang tăng dần.
- Ngày 16/7, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện cả nước còn 11 tỉnh, thành có dịch heo tai xanh đó là Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Lào Cai, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên và Quảng Nam.
3.2.Trên thế giới:[8]
Từ năm 2005 trở lại đây, 27 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục (từ châu Đại Dương) trên thế giới đã báo cáo cho Tổ chức Thú y thế giới khẳng định phát hiện có bệnh Tai xanh lưu hành.
- Hiện nay, hội chứng này đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển như Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức... và đã gây ra những tổn thất rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lên đến hàng trăm triệu đô la. Ví dụ: hàng năm Mỹ phải chịu tổn thất cho bệnh tai xanh gây ra khoảng 560 triệu USD. Các nước trong khu vực có tỷ lệ bệnh tai xanh lưu hành rất cao, ví dụ: ở Trung Quốc là 80%. Đài Loan là 94,7% - 96,4%, Philippine là 90%, Thái Lan là 97%, Malaysia là 94%, Hàn Quốc là 67,4% - 73,1%.
- Tại Trung Quốc: Theo báo cáo của đoàn chuyên gia quốc tế và chuyên gia của Trung Quốc đã được phát hành vào tháng 12/2007, kể từ năm 2006, đàn lợn của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi "Hội chứng sốt cao ở lợn" do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yểu là virus PRRS và các loại mầm bệnh này đã làm hàng triệu lợn bị ốm, chết và phải tiêu hủy. Kết quả nghiên cứu toàn diện của Trung Quốc đã khẳng định chủng virus PRRS gây bệnh tại nước này là chủng độc lực cao, đặc biệt có sự biến đổi của virus (thiếu hụt 30 acid amin trong gien). Năm 2007, các tỉnh Anhui, Hunan, Guangdong, Shandong, Liaoning, Jilin và một số tỉnh khác bị ảnh hưởng nặng buộc Trung Quốc phải tiêu hủy tới 20 triệu lợn để ngăn chặn dịch lây lan.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tai xanh, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đang thực hiện chương trình phòng chống bệnh rất quy mô, riêng chương trình nghiên cứu, sản xuất vác xin đã được cam kết chi khoảng 280 triệu Nhân dân tệ tương đương với 36,5 triệu USD.
- Tại Hồng Kông và Đài Loan đã xác định có cả hai chủng Châu Âu và Bắc Mỹ cùng lưu hành, đặc biệt trong cùng một con lợn ở Hồng Kông đã xác định nhiễm cả hai chủng nêu trên; dịch tai xanh cũng được thông báo ở Thái Lan từ các năm 2000 - 2007. Thông báo cho biết các vi rút gây bệnh tai xanh được phán lập từ nhiều địa phương thuộc nước này gồm cả chủng dòng châu Âu và chủng dòng Bắc Mỹ. Trong đó, số vi rút thuộc chủng dòng châu Âu chiếm 66,42%, còn các virus thuộc chủng dòng Bắc Mỹ chiếm 33,58%. Phần lớn ở những quốc gia này hiện còn đang lưu hành virus gây bệnh Tai xanh chủng châu Âu hoặc Bắc Mỹ, là những chủng virus cổ điển độc lực thấp.
- Tháng 9/2007, Nga là nước thứ 3 đã báo cáo chính thức có dịch bệnh Tai xanh do chủng virus PRRS thể độc lực cao gây ra. (Theo Tái liệu của Cục Thú y).
- Tại hàn Quốc (2005 -2006), khi xét nghiệm 692 mẫu có tỷ lệ dương tính PRRS là 69,10%, tỷ lệ này ở Philippin 59%.
4.Triệu chứng [7]
Triệu chứng bệnh thể hiện cũng rất khác nhau, theo ước tính, cứ 3 đàn lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh thì 1 đàn không có biểu hiện, 1 đàn có biểu hiện mức độ vừa và đàn còn lại có biểu hiện bệnh ở mức độ nặng. Lý do cho việc này vẫn chưa có lời giải, tuy nhiên, với những đàn khoẻ mạnh thì mức độ bệnh cũng giảm nhẹ hơn, và cũng có thể do virus tạo nhiều biến chủng với độc lực khác nhau. Thực tế, nhiều đàn có huyết thanh dương tính nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
- Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus, lợn biếng ăn từ 7-14 ngày (10-15% đàn), sốt 39-400C, sảy thai thường vào giai đoạn cuối (1-6%), tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn (2%), đẻ non (10-15%), động đực giả (3-5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
- Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con:
Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình), đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ (10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì trong vài giờ, Pha cấp tính này kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở một vài đàn con số này có thể tới 30% tổng số lợn con sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường. Ảnh hưởng dài lâu của PRRS tới việc sinh sản rất khó đánh giá, đặc biệt với những đàn có tình trạng sức khoẻ kém. Một vài đàn có biểu hiện tăng số lần phối giống lại, sảy thai.
Ảnh hưởng của PRRS tới sản xuất như sau: Tỷ lệ sinh giảm 10-15% (90% đàn trở lại bình thường), giảm số lượng con sống sót sau sinh, tăng lượng con chết khi sinh, lợn hậu bị có thể sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ lệ sảy thai (2-3%), bỏ ăn giai đoạn sinh con.
Heo chết do bi bệnh tai xanh
- Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ.
- Lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy,..
- Lợn con cai sữa và lợn choai: Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ,.. tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan toả cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%.
Biểu hiện cấp hay mạn tính tùy thuộc: nhiễm lần đầu hay lần sau, sức đề kháng của đàn heo, sự biến đổi của virus…
5.Bệnh tích:
Virus xâm nhập vào cơ thể lợn qua niêm mạc đường hô hấp và sinh dục, qua tiếp xúc giữa lợn bệnh và lợn khỏe.
Virus vào máu, đến các phủ tạng của lợn, gây ra các biến đổi bệnh lí cơ quan hô hấp và sinh sản của lợn.[1 ]
- Da: Có thể xuất huyết, thâm tím do chảy máu trong mô[5]
- Ở cơ quan hô hấp:
Triệu chứng ở heo bị nhiễm virus tai xanh
Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thuỳ phổi. Thuỳ bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc (nhục hoá). Trên mặt cắt ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh. Về tổ
chức phôi thai học, thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào, một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (Pneumocyte) làm cho phế nang nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang.
Triệu chứng ở cơ quan hô hấp
- Ở cơ quan sinh dục:[1]
Virus xâm nhập gây viêm buồng trứng, niêm mạc tử cung âm đạo. do vậy lợn cái nhiễm virus thường chu kì rụng trứng bị rối loạn, không phối giống được. đặc biệt, virus xâm nhập vào bào thai qua nhau thai ở những lợn nái mang thai mà nhiễm virus, virus sẽ làm chết thai và sẩy thai trong khoảng thời gian 109-117 ngày sau khi chữa. niêm mạc tử cung và âm đạo lợn cái bị viêm có tụ huyết chứa nhiều dịch nhầy
Ở lợn đực, virus xâm nhập vào dịch hoàn, gây viêm dịch hoàn, nhưng các dấu hiệu lâm sàng không thể hiện rõ. Tinh dịch của lợn có mang virus, có thể truyền virus cho lợn cái khi sử dụng tinh dịch để phối giống.tổ chức dịch hoàn, túi chứa tinh của lợn đực bị viêm tụ huyết.
6.Chẩn đoán:
6.1Nghi ngờ khi:
- Tỷ lệ heo chết lúc sinh: 20%
- Tỷ lệ sảy thai: 8%
- Tỷ lệ heo con chết trước khi cai sữa: 26%.
Nhưng sự đa dạng về triệu chứng lâm sàng dẫn đến khó chẩn đoán, có thể lầm lẫn với một số bệnh đường hô hấp, hay các bệnh đỏ ở lợn như:
- Dịch tả lợn.
- Đóng dấu lợn.
- Phó thương hàn lợn.
- Tụ huyết trùng lợn.
6.2.Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm (chính xác):
- Việc phân lập virus gặp nhiều khó khăn, có thể dùng đại thực bào tiểu phế nang heo hay dòng tế bào CL 2621 để nuôi cấy. Có thể gặp bệnh tích tế bào trong khoảng 12 giờ nhưng không phải virus luôn mọc tốt trên cả hai hệ thống.
- Có thể dùng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp để phát hiện virus trong bệnh phẩm phổi và lách, kiểm tra kháng thể IgM trong 5-28 ngày sau khi nhiễm và kiểm tra kháng thể IgG trong 7-14 ngày sau khi nhiễm. Miễn dịch Peroxidase nhờ dùng kháng thể từ Protein virus của nucleocapside. phản ứng polymerase PCR (polymerase chain reaction) phân tích mẫu máu (được lấy trong giai đoạn đầu của pha cấp tính) để xác định sự có mặt của virus, đây là phản ứng tương đối nhạy và chính xác.
- Dùng phản ứng Elisa phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần sau khi tiếp xúc, phản ứng trung hoà huyết thanh dùng chủng chuyên biệt mẫu huyết thanh để xét nghiệm có thể lấy mẫu từ heo 0-4 tuần, 10-12 tuần tuổi.
7.Phòng bệnh:
7.1.Vệ sinh phòng bệnh:
Khoanh vùng tiêu độc khử trùng
Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tăng cường chế độ dinh dưỡng, mua heo giống từ những cơ sở đảm bảo, thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác, thực hiện "cùng nhập, cùng xuất" heo và để trống chuồng, thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng nuôi...
7.2.Tiêm phòng vaccine: Vaccin PRRS sống nhược hoạt
Tiêm phòng vacxin cho heo
- Tiêm cho heo nái khô và hậu bị: liều đơn 3 – 4 tuần trước khi phối giống. - Liều lặp lại: chủng lại sau mỗi lần phối giống lại.- Liều: 2ml/liều, Chích cơ bắp. - Miễn dịch tối thiểu là 4 tháng.
* Chú ý: - Thú được chủng vaccin có thể ngủ lịm hoặc biếng ăn. Cấm dùng cho heo nái đang mang thai.
- Vaccin đông khô dòng DV Châu Âu: chỉ khuyến cáo sử dụng cho heo thịt.
MỘT SỐ LOẠI VACXIN PHÒNG BỆNH HEO TAI XANH
7.3. Các nguyên tắc phòng chống bệnh PRRS[5]
Đối với các địa phương đang có dịch:
a. Công bố dịch:
Thực hiên theo các quy định trong Pháp lệnh Thú y và Nghị đinh 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều trong Pháp lệnh Thú y năm 2004. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và phân công nhiệm vụ cho các ban ngành liên quan.
b.Tăng cường giám sát phát hiện bệnh:
Tại các trang trại cần giám sát lâm sàng, sử dụng định nghĩa ca bệnh lâm sàng sau:
- Heo sốt cao trên 400C, khó thở.
- Có những vết bầm, thâm tím trên da, một số trường hợp tai tím xanh lại.
- Heo ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh.
- Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm theo yêu cầu sau:
+ Đối với mẫu máu: Lấy 2ml máu (chắt lấy 1 ml huyết thanh) từ ít nhất 5 con heo đang bị sốt (khoảng 38-400C); bảo quản trong thùng bảo ôn có đá lạnh và gửi về cho phòng thí nghiệp trong vòng 24 giờ.
+ Đối với gia súc chết: Nếu mổ khám thì lấy mẫu bệnh phẩm là phổi, hạch lâm ba xuất huyết hoặc hạch Amigdan. Nếu không mổ khám thì lấy hạch lâm ba vùng bẹn. Mỗi loại bệnh phẩm, lấy mẫu kích thước bằng2 đầu ngón tay cho vào túi nylon, để vào thùng có đá lạnh và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ. Nếu không thể gửi mẫu về trong ngày thì cần đông lạnh ở nhiệt độ -200C (cho vào ngăn đá của tủ lạnh), khi vận chuyển cần cho vào thùng lạnh có đá.
c. Xử lý ổ dịch
*. Đối với vùng mới xẩy ra dịch:
- Khoanh vùng dịch: Thôn, ấp khi có dịch được xác định là vùng dịch, phạm vi trong vòng bán kính 3 km, xung quanh vùng thôn ấp có dịch được xác định là vùng giám sát.
- Cấm vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc, phân rác thải chăn nuôi ra vào vùng dịch và vùng giám sát trong thời gian có dịch. Thành lập các trạm, chốt kiểm dịch
ở các trục giao thông chính xung quanh vùng dịch và vùng giám sát với nòng cốt là cán bộ thú y cơ sở và có sự tham gia của các ban ngành liên quan tại địa phương như: Công an, quản lý thị trường, dân quân…, đặt biển báo nơi có dịch gia súc.
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ các cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch nhằm phát hiện các trường hợp gia súc bệnh, lập danh sách thống kê các hộ, các cơ sở chăn nuôi gia súc và các hộ có gia súc bị bệnh.
- Tiến hành tiêu huỷ ngay số heo mắc bệnh và hỗ trợ cho người chăn nuôi, không chờ kết quả xét nghiệm, không chữa trị. Việc tiêu huỷ, chôn lấp gia súc bệnh cần được thực hiện cẩn thận theo các hướng dẫn sau:
+ Đối với gia súc tiêu huỷ: Người tham gia huỷ gia súc phải sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân như quần áo, kính, găng tay…Phải làm chết gia súc trước bằng cách dí điện đập bằng búa hoặc tiêm thuốc (barbiturates).
Tiêu hủy lợn mắc bệnh
+ Sau khi làm chết gia súc, cho gia súc vào bao nylon hoặc bao tải buộc chặt miệng bao, tập trung tại một chổ, dùng các thuốc sát trùng để phun.
+ Chọn vị trí chôn lấp với các yêu cầu như: nơi chôn lấp nằm ngay trong vùng dịch, có đủ diện tích, hố chôn phải cách nhà dân, giếng nứơc, khu chuồng nuôi từ 30-50m; nên chọn nơi chôn trong vườn cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ.
+ Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với số gia súc, chất thải cấn chôn, ví dụ nếu cấn chôn 1 tấn gia súc (15-30 con heo) thì hố chôn cần có kich thứơc là: sâu 1,5 – 2 m x rộng 1,5 – 2 m x dài 1,5 – 2 m.
+ Trình tự chôn: sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố (1kg/m2), đổ bao chứa xác gia súc xuống hố, phun sát trùng bằng chlorin hoặc rắc vôi bột lên trên, lấp đất, phải đảm bảo rằng lớp đất phủ lên xác heo phải dày ít nhất là 1 m. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoán tấtquá trình tiêu huỷ.- Hạn chế người ra, vào vùng dịch, những người tham gia chống dịch (ví dụ như người điều trị gia súc ốm) trước khi ra khỏi vùng dịch phải sát trùng cá nhân, tránh làm lây lan dịch. Phun thuốc sát trùng các phương tiện ra vào vùng dịch.
Một số hố tiêu hủy không đạt tiêu chuẩn
- Cử người có trách nhiệm canh giữ hố chôn gia súc, tránh những người lợi dụng đào bới lấy xác gia súc làm mần bệnh lây lan.
- Tránh gia súc đào bới xác.
- Khi hố chon có mùi phải bơm thuốc sát trùng, phủ một lớp đất dày trên hố ủ và nện chặt.
- Tiến hành vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, lối ra vào.
*. Đối với những địa phương dịch đã lây lan trên diện rộng:
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt và đồng bộ theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh như:
+ Bao vây chặt chẽ ổ dịch, duy trì hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch đã lập ở các trục giao thông chính và lập bổ sung các trạm, chốt kiểm dịch mới nếu cần thiết; lập biển báo nơi có dịch; phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào vùng dịch.
+ Cấm đưa heo, sản phẩm heo ra, vào vùng dịch khi chưa công bố hết dịch; cấm bán thịt heo tại các xã, phường có dịch khi chưa công bố hết dịch.
+ Tiêu huỷ gia súc bệnh nặng.
+ Tiêu độc khử trùng trên phạm vi toàn tỉnh.
+ Hướng dẫn người chăn nuôi cách tăng cường dinh dưỡng cho heo bệnh, tiêm thuốc tăng lực, kháng sinh cho heo theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.
- Không sử dụng vaccine trong thời điểm đang có dịch; việc sử dụng vaccine sau khi hết dịch do cơ quan thú y hướng dẫn.
*. Đối với các địa phương chưa có dịch:
+ Tăng cường công tác giám sát, phát hiện dịch:
- Tổ chức các lực lương thú y cơ sở cùng các ban ngành chức năng và đoàn thể quần chúng tại địa phương thành các tổ, nhóm công tác điều tra dịch tại các thôn, ấp nhằm phát hiện kịp thời khi có dịch xảy ra.
- Giao trách nhiệm giám sát, phát hiện và báo cáo kết quả giám sát cho chính quyền cấp xã, phường.
+ Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển
- Thiết lập các trạm, chốt tại các đầu mối giao thông chính gồm lựu lượng công an, quản lý thị trường, thú y hoạt động 24/24 giờ, tất cả các ngày trong tuần trong thời gian có dịch để kiểm soát việc vận chuyển gi súc và sản phẩm gia súc đưa vào tỉnh.
- Kiên quyết xử lý việc vận chuyển trái phép không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
d. Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức:
Sử dụng các phương tiện truyền thông và đoàn thể quần chúng để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và ngươi chăn nuôi về triệu chứng bệnh tai xanh ở heo, biện pháp phòng ngùa để người chăn nuôi biết phát hiện bệnh và khai báo với chính quyền địa phương. Tuyên tryền phổ biến người chăn nuôi thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Các thông điệp tuyên truyền cần tập trung nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhằm đem lại các chuyển biến trong hành động như sau:
- Không dấu dịch;
- Không mua, bán heo bệnh; không giết mổ heo khi đang có dịch; không ăn tiết canh; không ăn thịt heo ốm, chết.
- Không vứt xác heo chết bừa bãi.
e. Công bố hết dịch:
Khi hội đủ điều kiện công bố hết dịch, căn cứ Pháp lệnh Thú y và Nghị định 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Thú y 2004, Chi cục Thu y đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công bố hết dịch
8.Điều trị:
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này. Phần lớn các điều trị tăng cường nâng cao sức đề kháng cho tới khi triệu chứng lâm sàng cấp tính lắng xuống (như vitamin A, C, E, D, acid hữu cơ, và Bêtaglucan, Mannan oligosaccharide) giúp khôi phục hệ miễn dịch góp phần khống chế bệnh nhanh chóng. Điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát (nhưAmicin, Ampiseptryl…)
Sau đây là một số cách điều trị tham khảo:[3 ]
- Điều trị lợn nái trong giai đoạn chữa cuối bằng antiprostaglandin, axit acetylsalicylic để giảm sốt và kéo dài việc mang thai trong tháng đầu ổ dịch.
- Điều trị lợn nái bằng cách dùng kháng sinh như Chlortetracycline... bổ sung vào thức ăn trong những tháng đầu tiên của ổ dịch để ngăn cản nhiễm kế phát.
- Phối giống chậm lại ít nhất 21 ngày sau khi đẻ.
- Giảm tỷ lệ nái đẻ trong thời gian bị dịch.
- Không dùng thụ tinh nhân tạo vì số lượng và chất lượng tinh trùng lợn đực giống mắc bệnh cấp tính có thể bị giảm.
- Đảm bảo đủ sữa đầu cho lợn con sinh ra yếu.
- Điều trị ỉa chảy ở lợn con mới sinh bằng kháng sinh và chất điện giải khi cần thiết.
- Tiêm sắt, thiến và chặt đuôi lợn chậm lại trong thời gian đàn bị bệnh cấp tính.
- Cung cấp kháng sinh bổ sung cho lợn đang lớn bằng tiêm hoặc trộn thuốc vào thức ăn, nếu xét thấy có nguy cơ bội nhiễm.
- Bổ sung vitamin E và Selenum vào thức ăn.
- Tiêm phòng cho lợn nái và các loại lợn khác bằng vacxin (đặc biệt các bệnh đỏ ở lợn) chết để ngăn cản nhiễm virus kế phát.
- Duy trì vệ sinh nghiêm ngặt như định kỳ tẩy uế chuồng trại bằng các biện pháp:
+ Cơ học.
+ Lý học.
+ Hóa học.
+ Sinh vật học.
Sử dụng các chất sát trùng vircon S và Fam Fluid S do Anh sản xuất bán ngoài thị trường đã được thử nghiệm chống lại virus PRRS cung như các loại virus có vỏ bọc khác.
- Duy trì chiến lược số lượng cùng nhập cùng xuất một cách nghiêm ngặt đối với sự lưu chuyển đàn. Điều này không ngăn chặn được virus lây lan nhưng giúp khống chế nhiễm trùng kế phát.
- Nuôi lợn cai sữa cách ly khỏi cơ sở chăn nuôi.
- Việc giảm đàn, tái lập đàn phải căn cứ vào tình trạng bệnh ở vùng lan cận để đưa ra quyết định.
- Đối với lợn hậu bị âm tính huyết thanh mới nhập vào đàn đã có tiền sử bệnh, trước khi phối giống phải nuôi cách ly ít nhất 30 ngày.
- Sau khi xuất lợn phải để chuồng trống ít nhất 15 ngày mới đưa lợn mới vào nuôi.
- Khi có dịch xảy ra chuồng trại sát trùng sạch sẽ, để trống chuồng tối thiểu 30 ngày mới nhập đàn mới.
Phần III:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.Kết luận:
Sau khi tìm hiểu về bệnh tai xanh tôi có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Bệnh heo tai xanh là một bệnh rất nguy hiểm, có thể lay lan nhanh thành dịch.
- Tác nhân gây bệnh là virus Lelystad, thuộc nhóm Togavirus, họ Togaviridae
- Virus có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường.
- Virus xâm nhập vào cơ thể lợn qua niêm mạc đường hô hấp và sinh dục, qua tiếp xúc giữa lợn bệnh và lợn khỏe.
- Virus vào máu, đến các phủ tạng của lợn, gây ra các biến đổi bệnh lý cơ quan hô hấp và sinh sản của lợn.. Heo có thể chết sau 5-7 ngày sau khi mắc bệnh vì suy giảm hệ miễn dịch, giống như trường hợp nhiễm HIV ở người
- Bệnh thường xảy ra nhiều ở các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản có quy mô lớn, tập trung nhiều lợn.
- Bệnh tồn tại và lưu hành lâu trong một cơ sở chăn nuôi lợn khi bệnh đã xảy ra một lần. Lợn nái và lợn đực có thể mang virus và thải virus sau khi khỏi bệnh trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.
- Bệnh chỉ lây từ heo sang heo và không lây sang người.Tuy nhiên, bệnh heo tai xanh dễ bị nhiễm trùng cơ hội trong đó có nhiễm liên cầu khuẩn heo (Streptococcus suis) typ 1, typ 2. Khi heo đã nhiễm bệnh này thì rất nguy hiểm vì có thể lây sang người.
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, khi phát hiện lợn bị bệnh, cần diệt ngay và tiêu độc triệt để cơ sở có lợn bệnh, hạn chế lây lan trong đàn lợn.Tuy nhiên có thể phòng bệnh như: tiêm vacxin định kỳ 6 tháng/lần cho đàn lợn ở các cơ sở chăn nuôi có lưu hành bệnh, kiểm tra huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch (ELISA, IFAT), thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh thú y, phải kiểm tra huyết thanh học khi xuất nhập lợn đặc biệt là lợn ngoại.
2. Đề nghị:
- Trong quá trình nghiên cứu do thời gian có hạn và năng lực còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cùng các bạn.
- Cần phổ biến kiến thức về bệnh heo tai, cách phòng và điều trị bệnh cho người dân để công tác phòng trị bệnh có hiệu quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bùi Quý Huy - 100 câu hỏi đáp về bệnh gia súc, gia cầm - NXB Nông nghiệp – 2007.
2. Phạm Sỹ Lăng - Sổ tay thầy thuốc thú y - tập I - NXB nông nghiệp - 2007
3. Lê Văn Tạo (chủ biên) - một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn,biện pháp phòng trị - NXB lao động xã hội-2007
4.www.cucthuy.gov.vn
5. www.Dalat.gov.vn
6. www.new.phanvien.com
7. www.foxitsoftware.com
8. www.vetnamnet.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_tai_xanh_1195.doc