Ở giai đoạn 10 ngày đầu: Chiều dài cá ởcác nghiệm thức đã có sựkhác biệt nhau về
tốc độtăng trưởng/ngày. Cá ởnghiệm thức 2, nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng/ngày
tương đương nhau và nhỏnhất 0,06 – 0,09 cm/ngày. Trong khi đó cá ởnghiệm thức 1
(bỏ đói 1 ngày) thì có mức tăng trưởng chiều dài cao hơn (0,12 cm/ngày), nhưng vẫn
thấp hơn so với đối chứng 0,16 cm/ngày. Điều này cho thấy nếu cá được cho ăn với
chế độdinh dưỡng đầy đủsau khi bỏ đói thì sau 7 – 10 ngày cho ăn thì cá ởnghiệm
thức 2, 3 mới có thểbắt kịp với chiều dài của cá ởnghiệm thức đối chứng. Trong đó
cá ởnghiệm thức 2, nghiệm thức 3 phải mất từ5 – 8 ngày thì mới bắt kịp với chiều
dài của cá ởnghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày).
Ởthời điểm 20 – 30 ngày ương thì chiều dài của cá ởcác nghiệm thức 1, nghiệm thức
2 và nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng/ngày tương đương nhau từ0,09 –
0,11cm/ngày, nhưng vẫn thấp hơn so với chiều dài của cá ởnghiệm thức đối chứng
0,15 – 0,16 cm/ngày khác biệt có ý nghĩa. Nhìn chung mức tăng trưởng chiều dài của
cá ở3 nghiệm thức bỏ đói phải mất từ6 – 7 cho ăn thì mới đạt được chiều dài bằng
với cá ởnghiệm thức đối chứng cá được cho ăn liên tục. Mặt khác cá ởhai nghiệm
thức 2 và nghiệm thức 3 thì chỉcần mất 1 – 2 ngày cho ăn thì đã có thể đạt chiều dài
so với cá ởnghiệm thức 1.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậm, đồng
nhất, có nhiều
đốm trắng sáng
sắp thành những
vạch ngang trên
thân, và rải rác ở
mặt dưới thân
còn nhỏ thì màu
sắc như cá Trê
vàng, có vài
đốm trắng sáng
trên cơ thể,
nhưng khi lớn
lên lại giống cá
Trê phi, màu
sắc loang lỗ
Không đồng nhất
mà có dạng bông
trắng đen loang lỗ,
không có các đốm
trắng sáng
Thóp trán ngắn, hình thoi ngắn có hình tam giác
không có đặc
điểm riêng, một
số cá thể giống
cá Trê vàng,
trong khi số
khác lại giống
cá Trê phi
dài, có dạng như
trái bầu kéo dài
Xương
chẩm
hình tam giác
(đỉnh xương chẩm
nhọn chứ không
tròn như cá Trê lai)
tròn
hình chữ M,
đỉnh xương
chẩm tròn
hình chữ M
Khoảng
cách xương
chẩm - vi
lưng
dài, 1/4 - 1/5,5
chiều dài đầu
ngắn, 1/5 – 1/7
chiều dài đầu
dài, 1/4 - 1/5 chiều
dài đầu
Gai vi ngực
mặt trong xẻ răng
cưa, sâu (rất dễ kẹt
vào trong lưới khi
đánh bắt)
chỉ xẻ răng cưa ở
mặt ngoài
4
Hình 2.2. Hình dạng ngoài cá trê vàng
(Nguồn Trích dẫn bởi Trần Quang Nhị, 2009)
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá trê vàng cá đầu rộng,
dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cận dưới, không co
duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng chắc. Có 4
đôi râu khá phát triển : 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cầm dưới, râu mép to
và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chót mõm hơn điểm
cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau
đường ngang nối hai mắt, còn hai lỗ kia nằm phía trước gốc mấu xương chẫm. Mấu
xương chẫm tròn, chiều rộng mốc mấu xương chẫm tương đương 3 – 5 lần chiều cao
của nó. Lỗ mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển. Thân
dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Đường bên hoàn toàn
chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi, phần trước lệch
xuống mặt bụng và phần sau nằm trên trục giữa của thân. Vi hậu môn rất dài, phần
cuối gần chạm gốc vi đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi
ngực cứng, nhọn, cả hai đầu đều cớ răng cưa hương xuống gốc, xương vi ngực lộ hẳn
ra ngoài. Vi đuôi tròn không chẻ hai. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâu
đen và nhạt dần xuống bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi
bên có khoảng 10 chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân.
2.1.2 Một vài đặc điểm sinh học cá trê vàng
Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) hay các loài cá trê khác là loài sống trong môi
trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá được tìm thấy trong các thủy vực như ao, đìa,
đầm lầy, mương vườn và cả trong ruộng lúa ở Thái lan, Campuchia, Lào… và Việt
Nam (Trương Thủ Khoa và csv, 1993). Cá trê là loài ăn tạp, thiên về chất hữu cơ và
xác chết động vật. Khi còn ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính dữ
như cá tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thức ăn thích hợp của cá
là tôm tép, cá con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng và các phụ
phẩm từ các trại chăn nuôi, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, cá rất thích ăn
mồi là động vật thối rữa. Khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến cũng rất cao
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
5
Cá trê vàng có chất lượng thịt ngon, cá dễ nuôi nhưng tốc độ tăng trưởng của cá trê
vàng ở mức trung bình. Ở giai đoạn cá bột lên cá giống, cá tăng nhanh về chiều dài.
Khi kích thước từ 15cm trở lên thì trọng lượng cá tăng nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ,
2008). Ngoài ra cá còn có thể sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong
điều kiện nước hơi lợ (độ mặn 5‰). Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH
khoảng 5,5 – 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Khả năng thích nghi với môi trường
sống rất tốt, đặc biệt là cá có thể hô hấp khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ “ hoa khế ”.
Nhờ đó mà cá có thể sống và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi như ao tù,
mương rãnh cả những nơi có hàm lượng ôxy thấp (1 – 2 mg/l) (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Cá trê vàng có phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 12 – 39 oC (Vũ Ngọc Út và csv, 1991).
Theo Dương Nhựt Long (2004) mùa vụ sinh sản của cá trê bắt đầu vào mùa mưa từ
tháng 4 – 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản
nhiều lần (4 – 6 lần). Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 – 32 oC. Sau khi sinh sản
xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở
lại. Sức sinh sản của cá trê vàng từ 60.000 – 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính trứng
1,1 – 1,2 mm, trứng cá có màu nâu nhạt, vàng nâu. Trứng cá trê thuộc loại trứng dính
và cá có tập tính làm tổ đẻ dọc theo các bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng
0,3 – 0,5 m. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sản của cá 28 – 30 oC (Nguyễn Văn Kiểm,
2004).
Về kỹ thuật ương nuôi các loại cá trê theo Võ Tòng Xuân và Bùi Lai, 1984 (trích bởi
Danh Thanh Tùng, 2006): Cá sau khi nở ba ngày đầu dinh dưỡng bằng noãn hoàng
đến ngày thứ tư cá bắt đầu dinh dưỡng ngoài, thức ăn tốt nhất giai đoạn này là trứng
nước, sau đó là trùn chỉ, cắt ngắn, mật độ thả 100 cá bột/2 lít nước sẽ sang thưa dần
khi cá lớn. Sau đó 10 – 12 cá đạt kích thước 2 – 3 con ương từ hương lên giống mật
độ 5 con/ lít, theo Võ Tòng Xuân và Bùi Lai, 1984 - trích bởi Danh Thanh Tùng,
2006. Thức ăn phù hợp là trùn chỉ, thức ăn hổn hợp giữa bột cám và cá tạp sau 12 – 15
ngày cá có thể đạt tiêu chuẩn cá giống 4 – 6 con. Với cách ương này nếu thực hiện
trên bể xi măng thì tỷ lệ sống đạt 80 – 90% còn ở ao đất 50 – 60%.
2.2 Tình hình nghiên cứu ương nuôi cá trê trong và ngoài nước
Ở một số nước như : Thái Lan, Philippin, Ấn độ, Đài Loan… nghề nuôi cá Trê đã có
từ lâu đời. Đặc biệt là ở Philippin, Thái Lan, nghề nuôi cá đã được phổ cập đến các gia
đình (Theo Dương Nhựt Long, 2004).
Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về các loại cá trê như:
Từ năm 1972 – 1979 Phạm Báu (trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006) tiến hành cho sinh
sản và ương nuôi cá trê (Clarias fuscus) và nghiên cứu đặc tính sinh học của loài này.
6
Năm 1982 Viện Nghiên cứu thủy sản II, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố,
Trường Đại Học Cần Thơ đã sản xuất nhân tạo và nuôi thành công cá trê phi (Clarias
gariepinus).
Năm 1988 Trường Đại Học Cần Thơ đã cho lai tao thành công hai loài cá trê vàng
(Clarias macrocephalus) và cá trê phi (Clarias gariepinus) tạo được con lai F1, con lai
thể hiện được đặc tính ưu việt của nó là lớn nhanh, phẩm chất thịt thơm ngon, chịu
đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường và từ đó phong trào nuôi cá trê được
phát triển nhanh ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (trích bởi Danh Thanh Tùng,
2006).
Theo Nguyễn Thị Nga và csv (2000) đã nghiên cứu và ứng dụng hướng tạo tam bội cá
trê vàng bằng phương pháp sốc nhiệt, kết quả cho thấy tăng trưởng của cá sốc nhiệt
cao hơn cá không sốc nhiệt.
Nguyễn Văn Triều và csv (1999) đã thực hiện thí nghiệm so sánh hiệu quả gây chín và
rụng trứng của DOCA, HCG, LHRHa trên cá trê vàng. Kết quả phân tích cho thấy ở 3
loại kích thích tố đều có thể gây chín và rụng trứng tốt trên cá trê vàng, nhưng dùng
DOCA thì đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phạm Thành Liêm và csv (2008) đã thực hiện nghiên cứu về khả năng kháng bệnh của
cá trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinnus) thế hệ F1 và con lai sau F1 với vi
khuẩn Aeromonas hydrophila, kết quả cá trê phi có sức chịu đựng cao nhất, tiếp theo
là cá trê lai F1 và thấp nhất là cá trê vàng. Suy giảm số lượng hồng cầu và gia tăng về
số lượng bạch cầu đặc biệt là bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính quan được
trên tất cả các kiểu di truyền.
2.3 Một số nghiên cứu về tăng trưởng bù, phương pháp cho ăn và tăng trưởng
của cá
Tăng trưởng bù trên cá là hiện tượng cá tăng trưởng rất nhanh, xuất hiện sau khi cá
được tái cho ăn sau một thời giai đoạn bị bỏ đói. Kèm theo sự tăng trưởng bù là gia
tăng sự thèm ăn bất thường trên cá. Hiện tượng này được ghi nhận trên nhiều loài cá
như cá hồi, cá chép, cá tuyết… Tăng trưởng bù của cá liên quan đến nhiều yếu tố như
chất lượng nước, sự phân đàn, khẩu phần protein và năng lượng trong suốt thời gian
cho ăn bù (Abdel et. al, 2009). Những loài cá khác nhau có những biểu hiện tăng
trưởng bù khác nhau. Phụ thuộc vào khả năng phục hồi của cá, sự tăng trưởng bù có
thể được chia thành 3 loại:
Bù vượt (0ver – compensation), cá sau khi bị bỏ đói và cho ăn lại, có tốc độ tăng
trưởng và trọng lượng cao hơn so với những cá được cho ăn liên tục (Hayward et. al,
1997).
7
Bù hoàn toàn (Complete compensation), sau khi bị bỏ đói và cho ăn bù, cá phục hồi
tốc độ tăng trưởng và đạt cùng trọng lượng so với cá được cho ăn liên tục (Jobing et.
al, 1999 ; Kim et. al, 1995; Nicieza et. al, 1997).
Bù một phần (Partial compensation), sau khi bị bỏ đói và cho ăn bù, cá có những
biểu hiện tăng trưởng nhanh hơn song lại không đạt kích cỡ bằng với những cá được
cho ăn liên tục (Weatherley et. al, 1987; Paul et. al, 1995), (trích bởi Nguyễn Thanh
Tâm và csv, 2009).
Trong đó tăng trưởng bù hoàn toàn đã được ghi nhận trong một vài nghiên cứu gần
đây trên một số loài cá như cá hồi (Rainbow trout, Salmo gairdnieri), gibel carp, Rain
bow trout Oncorhynchus mykiss, Oncor - hynchus nerka, cá chẽm (Lates calcarifer)
(Tian et. al, 2003).
Đối với tăng trưởng bù một phần lại được ghi nhận trên các loài như cá rô phi
Mozambique Oreochromic mosambicus nuôi trong nước ngọt (Christensesn et. al,
1998), cá rô phi lai giữa O. mossambicus X O. nilotocus nuôi nước mặn (Wang et. al,
2005), cá tráp gilthead sea bream (Eroldogan et. al, 2008).
Tuy nhiên thời gian ngừng ăn để mang lại hiệu quả tăng trưởng bù thì khác nhau giữa
các loài cá. Như đối với cá Atlantic cod Gadusmorhua thì thời gian ngừng ăn ít hơn 3
tuần không đủ để khiến tạo bất kỳ hiện tượng tăng trưởng bù nào rõ rệt (Jobling et. al,
1999). Theo Tian và Qin (2003) thì những dấu hiệu tăng trưởng bù rõ rệt trên cá chẽm
(Lates calcarifer) chỉ sau một tuần ngừng cho ăn và sau khi cá được ăn lại nó bắt kịp
trọng lượng cơ thể của những cá không bị bỏ đói nhưng chỉ tăng trưởng bù một phần.
Theo Nguyễn Thanh Tâm và csv (2009) thì mức độ tăng trưởng bù của cá rô phi vằn
(Oreochromis niloticus, Linnaeus, 1785) phụ thuộc vào khoảng thời gian bị bỏ đói. Cá
tăng trưởng bù vượt với thời gian bỏ đói và cho ăn cách nhau một ngày, tăng trưởng
bù hoàn toàn với thời gian bỏ đói trung bình (với 2, 3, 4 ngày) và tăng trưởng bù một
phần với thời gian bỏ đói lâu nhất (5 ngày).
Theo Wootton, 2003 (trích dẫn bởi Lê Thị Tiểu Mi, 2009), khi cho cá ăn gián đoạn thì
tốc độ tăng trưởng của cá sẽ có 4 khả năng xảy ra. Một là tăng trưởng của cá có thể
phục hồi lại đầy đủ như tăng trưởng bình thường. Hai là tăng trưởng của cá có thể tăng
trưởng nhanh hơn tăng trưởng lúc đầu. Ba là tăng trưởng của cá chỉ phục hồi tăng
trưởng một phần so với tăng trưởng lúc đầu. Và cuối cùng là cá không có khả năng
phục hồi tăng trưởng khi cho ăn gián đoạn.
Còn theo Amin et. al (2005) thì trọng lượng mất đi trong khoảng thời gian gián đoạn
đó sẽ tăng cân trở lại hay có khả năng phục hồi tăng trưởng sau khi bị giới hạn nguồn
thức ăn ăn vào.
8
Nghiên cứu về cho cá ăn gián đoạn trên bể được thực hiện bởi Chatakondi et. al
(2001) với cá nheo Mỹ (I. punctatus) giai đoạn giống, cá được cho ăn hằng ngày (đối
chứng) theo nhu cầu và so sánh tăng trưởng với với cá được cho ăn gián đoạn 1, 2 và
3 ngày sau đó cho ăn trở lại thì tiêu thụ thức ăn cao hơn cá được cho ăn hằng ngày.
Sau 10 tuần thí nghiệm, nhịp độ tăng trưởng trung bình của cá ở các nghiệm thức cho
ăn gián đoạn 1, 2 và là 40%, 180% và 191%, cao hơn cá trong nghiệm thức đối chứng.
Hơn nữa khối lượng cuối của cá cho ăn gián đoạn 3 ngày cao hơn so với các nghiệm
thức khác và các nghiệm thức có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn nghiệm thức đối
chứng. Như vậy, thí nghiệm cho cá ăn gián đoạn trong ao làm gia tăng sản lượng, hiệu
quả sử dụng thức ăn tăng thì người nuôi cá có thể giảm chi phí thức ăn và những vấn
đề về chất lượng nước.
Singh et. al (2005) thí nghiệm trong 8 tuần trên cá chép Ấn Độ (Cirrhinus mrigala) ở
giai đoạn giống, so sánh tăng trưởng và thành phần cơ thể của cá giữa các chế độ cho
ăn: cá được cho ăn hằng ngày (2 lần) và cá cho ăn gián đoạn 1, 2 hoặc 4 tuần sau đó
được cho ăn trở lại theo nhu cầu của cá. Kết quả cho thấy, cá cho ăn gián đoạn 2 tuần
có trọng lượng cơ thể cao hơn và FCR thấp hơn cá được cho ăn hằng ngày. Các thành
phần chất đạm, chất béo, tro, độ ẩm sau khi kết thúc thí nghiệm không có sự khác
nhau giữa các chế độ cho ăn (trừ thành phần chất đạm trong cá cho ăn gián đoạn 4
tuần thì thấp hơn).
Kim et. al (1995), khi nghiên cứu trên cá nheo Mỹ (I. punctatus) thì khi không cho cá
ăn 0, 3, 6, 9 tuần sau đó tiếp tục cho cá ăn trở lại hằng ngày theo nhu cầu thì sau 18
tuần thí nghiệm, cá ở nghiệm thức không cho ăn 3 tuần cho kết quả khối lượng như cá
ở nghiệm thức được cho ăn hằng ngày và tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn
lại.
Thí nghiệm của Amin et. al (2005) kéo dài 18 tuần được thực hiện trên cá tra
(pangasius hypophthalmus). So sánh tăng trưởng, nhu cầu thức ăn hằng ngày, hệ số
thức ăn của cá được cho ăn hằng ngày theo nhu cầu với nhóm cá được cho ăn gián
đoạn theo chu kì: 1 ngày cho ăn : 1 ngày không cho ăn, 2 ngày cho ăn : 2 ngày không
cho ăn, 5 ngày cho ăn : 5 ngày không cho ăn. Kết quả cho thấy trọng lượng cơ thể, tốc
độ tăng trưởng của cá cho ăn ở chế độ cho ăn 1 ngày cho ăn : 1 ngày không cho ăn
không có khác biệt so với cá được cho ăn hằng ngày và lớn hơn các chế độ cho ăn còn
lại trong thí nghiệm. Hơn nữa cá được cho ăn hằng ngày có FCR lớn nhất. Từ kết quả
thí nghiệm cho thấy nuôi cá tra có thể giảm được chi phí thức ăn với chế độ cho ăn 1
ngày cho : 1 ngày không cho ăn nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng, hạn chế ô nhiễm môi
trường.
Ali et. al (2006) thí nghiệm trên cá (Labeo rohita) giống trong thời gian 90 ngày với
chế độ cho ăn như sau: cho ăn hằng ngày (1 lần/1 ngày, với 3% trong lượng thân); 5
9
ngày cho ăn : 5 ngày không cho ăn; 10 ngày cho ăn : 10 ngày không cho ăn . Kết quả
cho thấy không có sự khác biệt về thành phần hóa học của cơ thể cá giữa các chế độ
cho ăn khác nhau. Nghiên cứu này khẳng định có sự phục hồi tăng trưởng ở cá Labeo
rohita.
10
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2010 đến tháng 06/2010, tại nhà thầy Kiểm.
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá trê vàng (Clarias macrocephalus)
3.1.3 Nguồn cá
Cá bố mẹ được mua từ chợ và tự cho cá sinh sản nhân tạo.
3.1.4 Dụng cụ và trang thiết bị
Hệ thống bể ương.
12 bể ương (thùng xốp) để ương cá bột lên cá giống, diện tích (35 cm X 24 cm)/bể
(V = 20 lít nước)
Trang thiết bị khác.
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ hàng ngày.
Dùng bộ test môi trường để kiểm tra môi trường ương nuôi.
Dùng cân kỹ thuật, thước kẻ để kiểm tra trọng lượng và chiều dài cá.
Vợt thu cá.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong bể với thời gian là 45 ngày tuổi. Trước khi bố trí thí
nghiệm cá được bỏ đói một ngày. Tiến hành lựa chọn 240 con cá từ 1000 con cá đang
ương được 10 ngày tuổi, đồng cỡ, không bị dị tật, không có dấu hiệu bệnh, thí nghiệm
được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lập lại. Mật độ 20 con cá/bể. Khối
lượng và chiều dài trung bình lần lượt là 0,009 g/con và 0,75 cm/con.
11
Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm.
Nghiệm thức1 : Bỏ đói 1 ngày và cho ăn thỏa mãn 1 ngày bằng thức ăn hoàn toàn là
trùn chỉ (Turbifex) 2 lần/ngày, lúc 7h và 16h.
Nghiệm thức 2: Bỏ đói 2 ngày và cho ăn thỏa mãn 2 ngày bằng thức ăn hoàn toàn là
trùn chỉ (Turbifex) 2 lần/ngày, lúc 7h và 16h.
Nghiệm thức 3: Bỏ đói 3 ngày và cho ăn thỏa mãn 3 ngày bằng thức ăn hoàn toàn là
trùn chỉ (Turbifex) 2 lần/ngày, lúc 7h và 16h.
Đối chứng (ĐC) : Cá được cho ăn mỗi ngày thức ăn hoàn toàn là trùn chỉ (Turbifex)
2 lần/ngày, lúc 7h và 16h.
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi.
Kiểm tra tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng.
Định kỳ 10 ngày/lần bất ngẫu nhiên 5 con/bể để kiểm tra tăng trưởng chiều dài và
trọng lượng bằng cách cân đo trực tiếp bằng cân kỹ thuật và thước kẻ, sau đó thả trở
lại.
Hình 3.2 Phương pháp cân trực tiếp Hình 3.3 Phương pháp đo trực tiếp
12
Các biểu thức toán học theo Phạm Thành Liêm và Trần Đắc Định (2004)
DWG (g/ngày)
12
12
TT
YY
−
−
= (3.1)
Trong đó: Y1 và Y2 là kích thước (chiều dài hoặc trọng lượng) đo đạt tại các thời
điểm T1
và T2
DWG : Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày)
Tỷ lệ sống (SR)
SR (%) = (số cá sống sót/số cá bột thả) x 100 (3.2)
3.3 Theo dõi các yếu tố môi trường
Nhiệt độ : Đo bằng nhiệt kế (đo 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều).
pH : đo bằng bộ test pH (đo 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều).
Oxy :đo bằng bộ test oxy (đo 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều).
TAN: đo bằng bộ test TAN (đo trước khi thay nước định kỳ 2 ngày/lần).
NO2- : đo bằng bộ test NO2- (đo trước khi thay nước định kỳ 2 ngày/lần).
Hình 3.4 Dụng cụ test môi trường
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu trung bình, độ lệch chuẩn sử dụng phần mềm Excel 2003 và xử lý thống
kê bằng SPSS 13.0.
13
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố thủy hóa trong môi trường nước
Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm. Bởi đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sinh lý,
sinh trưởng, dinh dưỡng của tôm cá. Thí nghiệm được bố trí ngoài trời trên có mái che
(lưới che lan), cùng một điều kiện và địa điểm như nhau. Như vậy có thể coi các yếu
tố oxy, nhiệt độ, pH của môi trường nước tác động đồng thời lên các nghiệm thức.
Nhắc đến nước thì ta nghĩ ngay đây là môi trường sống duy nhất của cá, nên mọi sự
biến động thủy lý hóa trong nước đều cá ảnh hưởng đến đời sống của cá. Vì cá là động
vật biến nhiệt nên các quá trình sinh trưởng, sinh sản phát triển đều gắn liền và phụ
thuộc vào môi trường sống của nó. Nếu môi trường sống thuận lợi thì cá sinh trưởng,
phát triển tốt và ngược lại. Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường được trình bày ở
bảng 4.1.
Bảng 4.1 Biến động của nhiệt độ, Oxy và pH trong quá trình thí nghiệm
Nhiệt độ (oC) Oxy (mg/l) pH
NT S C S C S C
NT1 26,2 ±1 28,1±5,1 2,4±0,76 2,9±0,8 7,6±0,3 7,6±0,3
NT2 26,2 ±1 28±5 2,4±0,84 2,9±0,8 7,7±0,36 7,7±0,36
NT3 26±0,99 28±5 2,5±0,8 2,9±0,78 7,7±0,34 7,7±0,34
ĐC 26,1±0,86 28,2±5,1 2±0,98 2,6±0,97 7,6±0,38 7,6±0,38
Ghi chú: Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong môi trường ao nuôi, nhiệt độ trong nước được
cung cấp chủ yếu từ năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc do quá trình oxy hóa các hợp
chất hữu cơ, vô cơ trong thủy vực tạo nên. Nhưng do thí nghiệm được bố trí trong
thùng xốp nhỏ (S = 0,08m2) nên lượng nhiệt do quá trình oxy hóa các hợp chất hữu
cơ, vô cơ trong thủy vực tạo nên không đáng kể. Vì vậy nhiệt độ cung cấp cho thí
nghiệm chủ yếu là do năng lượng ánh sáng mặt trời.
Từ Bảng 4.1 trên cho thấy nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức khoảng
26,1±0,86 oC vào buổi sáng và 28,1±5,1 oC vào buổi chiều. Theo Nguyễn văn Bé, 1987
14
– trích dẫn bởi Nguyễn Kim Thùy, 2008, cho rằng nhiệt độ thích hợp cho các loại cá
nuôi dao động khoảng 20 – 30 oC, nhưng giới hạn cho phép là 10 – 40 oC
Như vậy với khoảng nhiệt độ trung bình 26,1 – 28,1 oC vẫn nằm trong khoảng thích
hợp cho sự tăng trưởng của cá.
4.1.2 Ôxy hòa tan
Ôxy là yếu tố quan trọng bậc nhất không thể thiếu được đối với tất cả các loài động
vật nói chung và cá nói riêng. Hàm lượng ôxy hòa tan trong môi trường nước ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống của cá. Ôxy cung cấp cho môi trường nước chủ yếu từ sự
khuếch tán từ không khí vào nước và từ quá trình quang hợp của thủy sinh vật trong
môi trường nuôi. Theo Swingle (1969) cho rằng hàm lượng ôxy hòa tan thích hợp cho
ao nuôi cá là 6 – 8 mg/l (trích bởi Trần Bình Tuyên, 2000).
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận rằng hàm lượng ôxy trung bình giữa sáng và chiều
trong khoảng 2,4±0,84 - 2,9±0,8 mg/l thấp hơn khoảng thích hợp đối cá nuôi. Theo
Trương Quốc Phú (2004) thì hàm lượng ôxy tốt nhất cho ao nuôi tôm cá khoảng 3 – 4
mg/l vào buổi sáng sớm.
Tuy nhiên cá trê vàng là loài có cơ quan hô hấp khí trời là “hoa khế” chính vì vậy mà
cá trê có thể sống tốt được ở cả nơi cá hàm lượng ôxy thấp có thể dưới 1 mg/l (Đoàn
Khắc Độ, 2008). Liên hệ với kết quả thí nghiệm thì hàm lượng ôxy cao nhất là 3,5 – 4
mg/l (lúc mới thay nước) và thấp nhất là 0,5 – 1 mg/l (chưa thay nước) với khoảng
trung bình là từ 2,4 – 2,9 mg/l trong ngày thì cá trê vàng vẫn sinh trưởng và phát triển
tốt.
4.1.3 pH
pH là yếu tố môi trường hết sức quan trọng, mọi sự biến động của nó đều gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống của thủy sinh vật.
Từ kết quả khảo sát cho thấy pH trung bình trong khoảng 7,6±0,3 vào buổi sáng và
7,7±0,36 vào buổi chiều (Bảng 4.1). Theo Swingle (1960) cho rằng pH thích hợp để
nuôi cá là từ 6 – 9, thích hợp nhất là 7 (trích bởi Trần Bình Tuyên, 2000). Còn theo
Trương Quốc Phú (2000) thì pH trong khoảng 6,5 – 9 là lý tưởng cho tôm, cá phát
triển. Liên hệ với kết quả thí nghiệm cho thấy pH thấp nhất là 7 và cao nhất là 8,8 dao
động trung bình trong ngày là khoảng 7,6 – 7,7 là thích hợp cho sự phát triển của cá.
Ngoài các yếu tố môi trường Oxy, pH, nhiệt độ nước được theo dõi mỗi ngày hai
buổi: sáng, chiều thì Nitrite (NO2-) và Amoni – Amoniac (TAN) được đo và ghi nhận
trước lúc thay nước các nghiệm thức.
NO2-, TAN là hai trong số những hợp chất của Nitơ tồn tại trong môi trường nước,
chúng được tạo thành do quá trình trao đổi chất và thừa thức ăn. Đây là hai chất độc
15
đối với thủy sản, mức độc hại của hai hợp chất Nitơ kể trên phát huy ngay cả ở mức
nồng độ thấp. Biến động của NO2-, TAN trong thời gian tiến hành thí nghiệm được
trình bày ở bảng sau.
3.1 Các yếu tốt môi trường
Bảng 4.2 Biến động Nitrite và TAN trong quá trình thí nghiệm.
Ghi chú:Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
4.1.4 Nitrite (NO2-)
Trong thủy vực Nitrite được hình thành từ quá trình ôxy hóa amonia và amonium nhờ
hoạt động của nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp nitrosomonas, quá trình này còn gọi là quá
trình nitrate hóa. Trong thủy vực hàm lượng nitrite cao sẽ gây độc cho cá và gây hiện
tượng máu cá có màu nâu “bệnh máu nâu”. Tuy nhiên độ độc của nó còn phụ thuộc
vào tỷ lệ nitrite/choloride trong môi trường nước (Schowedle et. al, 1980 - trích dẫn
bởi Trần Quang Nhị, 2009). Theo Trương Quốc Phú (2004) khoảng thích hợp của
nitrite trong môi trường nước là 0,1 mg/l. Nhưng theo Tomaso, 1981 hàm lượng NO2-
cho phép trong các ao nuôi cá dao động từ 0,01 – 1,7 ppm (trích dẫn bởi Trần Quang
Nhị, 2009). Theo Nguyễn Đình Trung (2004), nitrite là một trong những chất đạm rất
độc đối với tôm cá, tính độc của nitrite khác nhau giữa môi trường nước ngọt nước lợ,
trong môi trường nước ngọt tính độc của nitrite gấp 55 lần so với môi trường nước có
độ mặn 16‰.
Kết quả thí nghiệm thấy hàm lượng nitrite dao động trong khoảng 0,07– 0,2 mg/l.
Nghiệm thức đối chứng cá được cho ăn thỏa mãn bằng trùn chỉ thì hàm lượng nitrite
cao 0,2 mg/l, còn các nghiệm thức bỏ đói 2, 3 ngày thì lượng nitrite thấp 0,07 mg/l.
Riêng nghiệm thức 1 bỏ đói một ngày và cho cá ăn 1 ngày thì hàm lượng nitrite là
0,17 mg/l.
Nghiệm thức bỏ đói 1 ngày và đối chứng có hàm lượng NO2- cao hơn là do lượng chất
thải của cá nhiều hơn so với nghiệm thức bỏ đói dài ngày hơn. Mặc dù hàm lượng
NT NO2-(mg/l) TAN (mg/l)
NT1 0,17±0,24 0,93±1
NT2 0,07±0,18 0,87±0,99
NT3 0,07±0,18 0,8±1
Đối chứng 0,2±0,25 2,3±2
16
NO2- có tồn tại trong nước nhưng cá vẫn phát triển bình thường, điều đó cho thấy hàm
lượng NO2- trong nước không tác động xấu tới cá thí nghiệm.
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Số lần thay nước
N
O
2-
(m
g/
l) NT1
NT2
NT3
ĐC
Hình 4.1 Biến động của NO2- trong môi trường nước
4.1.5 TAN (NH3/NH4+)
Trong môi trường nước Amomonia được sinh ra từ quá trình phân hủy protein trong
vật chất hữu cơ và chất thải của tôm cá nhờ các vi sinh vật. Amomonia tồn tại hai
dạng, ở dạng khí Amoniac (NH3) và dạng tích điện dương Amoni (NH4+). Trong
những ao nuôi thủy sản thâm canh thì Amoni (NH4+) thường có mặt với nồng độ khá
cao gây độc tính đối với tôm cá, tuy nhiên trong môi trường nước thì NH4+ lại ít độc
hơn NH3.
Theo Trương Quốc Phú (2006), nồng độ gây chết NH3 là từ 0,5 – 1 mg/l, còn NH4+ thì
rất cần thiết cho các sinh vật làm thức ăn tự nhiên, nhưng nếu hàm lượng NH4+ quá
cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức không có lợi cho cá, gây thiếu
oxy vào sáng sớm và pH dao động lớn. Hàm lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thủy
sản là 0,1 – 2 mg/l (Nguyễn Đình Trung, 1990 - Trích dẫn bởi Trần Quang Nhị,
2009). Theo Lê Văn Cát và csv (2006) thì liều lượng gây chết của NH3/NH4+ (ở 48h –
96h) LC 50 đối với tôm, cá nằm trong khoảng 0,2 – 0,3 mg/l tùy thuộc vào loài, độ
tuổi và trạng thái hoạt động của cá.
Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy hàm lượng TAN rất cao dao động trong khoảng 0,8 – 2,3
mg/l. Ở nghiệm thức đối chứng (cá ăn trùn chỉ), có hàm lượng TAN cao hơn nhiều
nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên hàm lượng TAN cao vẫn không ảnh hưởng đến sự
phát triển của cá, đó là do chế độ thay nước thường xuyên (2 lần/ngày).
17
0
1
2
3
4
5
6
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Số lần thay nước
TA
N
(m
g/
l)
NT1
NT2
NT3
ĐC
Hình 4.2 Sự biến động hàm lượng TAN trong nước
4.2 Ảnh hưởng của thời gian bỏ đói đến sự tăng trưởng bù của cá trê vàng từ 10
ngày tuổi đến 45 ngày tuổi.
Chi phí về thức ăn trong nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ cao. Việc cho cá ăn dư thừa
không những làm lãng phí thức ăn mà còn gây ô nhiễm môi trường nước trong ao
nuôi. Nếu cho cá ăn không đủ sẽ làm cho cá chậm lớn và tỉ lệ chết cao, đó là những
nguyên nhân dẫn đến thất bại trong nuôi trồng thủy sản. Một trong những phương
pháp tiềm năng có thể giảm chi phí trong nuôi trồng thủy sản chính là dựa vào hiện
tượng tăng trưởng bù của cá. Trong thí nghiệm này tốc độ tăng trưởng của cá là một
trong những chỉ tiêu đánh giá mức hiệu quả của từng nghiệm thức.
4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng trung bình của cá
Kết quả độ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình được trình bày ở (Bảng
4.3 và Bảng 4.4).
18
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá.
Ghi chú:
- Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì không khác biệt (p>0,05).
- (*) phần trăm chiều dài của cá ở các nghiệm thức so với đối chứng.
- (**) phần trăm chiều dài của cá ở NT2, NT3 so với nghiệm thức 1.
Ở 10 ngày đầu đã có sự khác nhau về chiều dài của cá ở các nghiệm thức bỏ đói với
thời gian khác nhau. Chiều dài của cá ở nghiệm thức bỏ đói 3 ngày nhỏ nhất và khác
biệt với chiều dài của cá ở thí nghiệm bỏ đói 1 ngày và chiều dài của cá ở thí nghiệm
đối chứng. Tuy nhiên chiều dài của cá ở thí nghiệm bỏ đói 2 ngày không có sự khác
biệt (p>0,05) so với chiều dài của cá ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3.
Ở 20 ngày tiếp theo, chiều dài của cá ở 2 nghiệm thức 2 và 3 tương đương nhau và
nhỏ nhất (2,45 – 2,46 cm), trong khi đó chiều dài của cá ở thí nghiệm 1 (bỏ đói 1
ngày) dài hơn (2,81cm) và chỉ kém chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng (1,03
cm). Điều này chứng tỏ cá sau khi đã quen với chế độ dinh dưỡng hạn chế (ăn ít hoặc
bỏ đói) đã kích thích tính háu ăn và khả năng tiêu hóa của cá tốt hơn (cá tận dụng thức
ăn tốt hơn) sau khi cho ăn lại. Tuy nhiên ở giai đoạn còn nhỏ nếu bỏ đói quá lâu sẽ
ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá mà điển hình là chiều dài của cá ở thí
nghiệm 2, thí nghiệm 3 ngắn nhất (2,45 – 2,46 cm/con).
Chiều dài (cm/con)
Nghiệm thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc
NT1
1,90±0,45ba
(80,85%)*
2,81±0,60ab
(73,17%)*
3,74±0,75b
(69,13%)*
4,64±0,90b
(71,16%)*
NT2
1,60±0,29ab
(68,08%)*
(84,21%)**
2,46±0,45a
(64,06%)*
(87,54%)**
3,06±0,55ab
(56,56%)*
(81,81%)**
3,99±0,58ab
(61,19%)*
(85,99%)**
NT3
1,31±0,31a
(55,74%)*
(68,94%)**
2,45±0,48a
(63,80%)*
(87,18%)**
3,50±1,24ab
(64,69%)*
(93,58%)**
3,92±0,76a
(60,12%)*
(84,48%)**
ĐC 2,35±0,70b 3,84±0,64b 5,41±1,18c 6,52±1,13c
19
Chiều dài của cá tại thời điểm 30 ngày và khi kết thúc thí nghiệm cũng tương tự như
10 và 20 ngày đầu. Tức là chỉ có sự khác biệt về chiều dài của cá ở thí nghiệm 2 và thí
nghiệm 3 so với cá ở thí nghiệm 1 và đối chứng (p≤0,05).
Nếu so sánh phần trăm về chiều dài của cá ở các nghiệm thức so với đối chứng thì dễ
dàng nhận thấy: chiều dài cá bỏ đói 1 ngày chiếm khoảng từ 69,13% - 80,85%. Trong
khi đó chiều dài của cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 chỉ bằng 55,47% - 68,08% so
với chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng.
0
1
2
3
4
5
6
7
10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc
Ngày
Ch
iề
u
dà
i (c
m
/co
n
)
NT1
NT2
NT3
ĐC
Hình 4.3 Tăng trưởng chiều dài của cá ở các nghiệm thức bỏ đói khác nhau
Tuy nhiên nếu so sánh phần trăm về chiều dài của cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức
3 so với chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 nhận thấy: chiều dài của cá ở nghiệm thức
bỏ đói 2 và 3 ngày bằng khoảng 81,81% - 93,58% so với chiều dài của cá bỏ đói 1
ngày.
Từ nhữn kết quả trên có thể nhận định rằng ở giai đoạn cá còn nhỏ thì cá không thể
nhịn đói quá 2 – 3 ngày vì lúc này cá cần rất nhiều thức ăn để phục vụ cho quá trình
sinh trưởng của cá.
20
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá.
Ghi chú:
- Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì không khác biệt (p>0,05).
- (*) phần trăm chiều dài của cá ở các nghiệm thức so với đối chứng.
- (**) phần trăm chiều dài của cá ở NT2, NT3 so với nghiệm thức 1.
Sau 10 ngày khối lượng của cá ở nghiệm thức bỏ đói 3 ngày thấp nhất (0,04 g/con) và
khác biệt với 3 nghiệm thức còn lại (p≤0,05). Trong khi đó khối lượng của cá ở
nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày) và nghiệm thức 2 (bỏ đói 2 ngày) tương đương nhau.
Cá ở nghiệm thức đối chứng được cho ăn đầy đủ hơn nên khối lượng cao nhất (0,21
g/con).
Sự sinh trưởng của cá ở 20 ngày ương tương tự như giai đoạn 10 ngày ương. Tuy
nhiên ở giai đoạn này đã có sự khác nhau về khối lượng cá giữa các nghiệm thức.
Khối lượng cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 thấp nhất (0,18 và 0,19 g/con). Khối
lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất nhưng lại không khác biệt so với khối
lượng của cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày). Như vậy nếu cá bị bỏ đói 1 ngày thì
sinh trưởng về khối lượng của cá bị ảnh hưởng không rõ ràng.
Ở thời điểm 30 ngày ương, khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng đạt cao nhất (1,74
g/con) gấp hơn 3 lần so với khối lượng cá ở nghiệm 2 và nghiệm thức 3. Trong đó
Khối lượng (g/con)
Nghiệm thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc
NT1
0,10±0,01b
(47,61%)*
0,29±0,13ab
(50%)*
0,58±0,25b
(33,33%)*
1,23±0,16b
(46,59%)*
NT2
0,10±0,12b
(47,61%)*
(100%)**
0,18±0,05a
(31,03%)*
(62,06)**
0,31±0,98a
(17,81%)*
(53,44%)**
0,96±0,18ab
(36,36%)*
(78,04%)**
NT3
0,04±0,03a
(19,04%)*
(40%)**
0,19±0,06a
(32,75%)*
(65,51%)**
0,33±0,78ab
(18,96%)*
(56,89%)**
0,78±0,25a
(29,54%)*
(63,41%)**
ĐC 0,21±0,97c 0,58±0,14b 1,74±0,43c 2,64±0,46c
21
khối lượng cá ở nghiệm thức 1 (0,58 g/con) cao hơn so với khối lượng cá ở nghiệm
thức 2, nghiệm thức 3 nhưng lại không có sự khác biệt (p>0,05).
Kết thúc thí nghiệm, khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất (2,64 g/con)
và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại (p≤0,05). Trong khi đó khối lượng cá ở
nghiệm thức 3 thấp nhất (0,78 g/con). Tuy nhiên khối lượng cá ở nghiệm thức 2 (bỏ
đói 2 ngày) nhỏ hơn so với khối lượng cá ở nghiệm thức 1 nhưng lại không có khác
biệt trong thống kê (p>0,05).
Nếu so sánh phần trăm về khối lượng cá ở các nghiệm thức so với đối chứng cho thấy:
khối lượng cá bỏ đói 1 ngày bằng 44,35% (dao động từ 33,33% - 50%). Trong khi đó
khối lượng cá ở nghiệm thức 2 bằng 42,96% và nghiệm thức 3 chỉ bằng 32,57% với
khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng.
Tuy nhiên nếu so sánh phần trăm khối lượng cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 so
với khối lượng cá ở nghiệm thức 1 thì nhận thấy khối lượng cá ở nghiệm thức 2 (bỏ
đói 2 ngày) và cá ở nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày) bằng khoảng 40 - 100% so với khối
lượng cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày).
Tóm lại: Qua sự phân tích về khối lượng và chiều dài cá ở các nghiệm thức bỏ đói với
thời gian khác nhau có thể nhận định rằng cá có thể nhịn đói với thời gian 2 – 3 ngày,
nhưng tốc độ sinh trưởng của cá sẽ chậm lại đáng kể. Vì vậy khi ương cá giống thì
không nên để xảy ra tình trạng thiếu thức ăn.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc
Ngày
Tr
ọn
g
lư
ợn
g
(g/
co
n
)
NT1
NT2
NT3
ĐC
Hình 4.4 Tăng trưởng chiều dài trung bình của cá trong suốt thời gian thí nghiệm
22
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá
Nếu với chế độ dinh dưỡng như vậy thì sau bao nhiêu ngày cá ở các nghiệm thức bỏ
đói đạt bằng mức tăng trưởng so với cá ở nghiệm thức đối chứng thì xét đến tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối của ở Bảng 4.5 và Bảng 4.6.
Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức
Ghi chú:
- Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì không khác biệt (p>0,05).
Sau 10 ngày ương cá với thời gian bỏ đói khác nhau thì mức khối lượng/ngày của cá ở
nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày), nghiệm thức 2 (bỏ đói 2 ngày) và nghiệm thức 3 (bỏ
đói 3 ngày) khoảng từ 0,002 – 0,01 g/ngày không có sự khác biệt với nhau (p>0,05)
nhưng lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng (0,02 g/ngày)
và sai khác có ý nghĩa (p≤0,05). Trong khi đó cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có
tốc độ tăng trưởng bằng nhau (0,01 g/ngày).
Giả sử tốc độ sinh trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng không đổi thì để cá ở các
nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 đạt được khối lượng bằng với khối
lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng tại thời điểm 10 ngày này thì phải mất thêm 2–
3 ngày cho ăn liên tục và 7 – 10 ngày sau mới có khối lượng tương đương với khối
lượng cá ở nghiệm thức đối chứng. Bởi vì cá muốn tăng trưởng về kích thước và khối
lượng sau khi bị bỏ đói thì trước tiên cá phải bù đắp đủ năng lượng đã mất trong quá
trình thiếu ăn hoặc bỏ đói để duy trì sự sống (thời gian này chiếm khoảng 30% trong
tổng số thời gian sau khi được cho ăn trở lại). Khi đã bù đắp đủ thì cá mới có tăng
trưởng về khích thước. Mức độ tăng trưởng bù như vậy sẽ tăng dần khi cá được cho ăn
đầy đủ với thời gian dài.
Thời điểm 20 ngày: khối lượng của cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 không có sự
khác biệt (0,01 g/ngày) nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê so với khối lượng cá ở
Khối lượng (g/ngày)
Nghiệm thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc
NT1 0,01±0,00ab 0,02±0,01ab 0,03±0,02b 0,13±0,05b
NT2 0,01±0,00ab 0,01±0,00a 0,01±0,01a 0,13±0,05b
NT3 0,002±0,004a 0,01±0,00a 0,02±0,01ab 0,08±0,04a
ĐC 0,02±0,01b 0,04±0,02b 0,11±0,04c 0,18±0,07c
23
nghiệm thức 1 và nghiệm thức đối chứng lần lượt là (0,02 g/ngày và 0,04 g/ngày).
Trong khi đó cá ở nghiệm thức 1 có khối lượng (0,02 g/ngày) nhỏ hơn khối lượng cá ở
nghiệm thức đối chứng (0,04 g/ngày) nhưng lại không có khác biệt (p>0,05). Vậy nên
để cá ở nghiệm thức 2, 3 đạt khối lượng bằng với khối lượng cá ở nghiệm thức 1 hay
đối chứng thì mất khoảng 1 – 3 ngày cho ăn.
Ở thời điểm 30 ngày ương thì khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất (0,11
g/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại. Khối lượng của cá
ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 không có sự khác biệt (0,02 – 0,03 g/ngày) nhưng
lại có sự khác biệt về khối lượng của cá ở nghiệm thức 2 (0,01 g/ngày). Điều này cho
thấy cá ở nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày) có tăng trọng bình quân tương đương với
khối lượng cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày). Cũng tương tự như giai đoạn 20 ngày
ương thì cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 muốn đạt được khối lượng tương đương
với khối lượng cá ở nghiệm thức 1 hay đối chứng thì mất khoảng 4 – 7 ngày cho ăn.
Khi kết thúc thí nghiệm nhận thấy: khối lượng của cá ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức
2 bằng nhau (0,13 g/ngày). Khối lượng của cá ở nghiệm thức 3 thấp nhất (0,08
g/ngày), khác có biệt có ý nghĩa so với khối lượng cá ở nghiệm thức đối chứng (0,18
g/ngày) và nghiệm thức 1, nghiệm thức 2. Như vậy cá ở nghiệm thức 3 phải mất 4 – 5
ngày cho ăn mới đạt khối lượng ngang bằng nghiệm thức đối chứng.
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
0.16
0.18
0.2
10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc
Ngày
K
hố
i l
ư
ợ
n
g
(g/
n
gà
y)
NT1
NT2
NT3
ĐC
Hình 4.5 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức
Từ kết quả trên cho thấy cá ở các nghiệm thức bỏ đói phải mất từ 4 – 7 ngày mới có
thể đạt khối lượng tương đương với khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng.
Các đường biểu diễn về tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức bỏ đói tăng không đáng
kể trong khoảng 30 ngày đầu, nhưng sau đó thì mức tăng trưởng của cá tăng tương đối
nhanh (đặc biệt là mức tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 2). Điều đó chứng tỏ khi cá
đã thích ứng với chế độ dinh dưỡng thiếu, đã khiến cá tự điều chỉnh kiểu trao đổi chất
24
bằng cách tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn khi được cho ăn lại và
giảm mức độ bài tiết các chất thải để tiết kiệm năng lượng trong quá trình sống
(Senbai and Gerking, 1995)
Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức.
Ghi chú:
- Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì không khác biệt (p>0,05).
Ở giai đoạn 10 ngày đầu: Chiều dài cá ở các nghiệm thức đã có sự khác biệt nhau về
tốc độ tăng trưởng/ngày. Cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng/ngày
tương đương nhau và nhỏ nhất 0,06 – 0,09 cm/ngày. Trong khi đó cá ở nghiệm thức 1
(bỏ đói 1 ngày) thì có mức tăng trưởng chiều dài cao hơn (0,12 cm/ngày), nhưng vẫn
thấp hơn so với đối chứng 0,16 cm/ngày. Điều này cho thấy nếu cá được cho ăn với
chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau khi bỏ đói thì sau 7 – 10 ngày cho ăn thì cá ở nghiệm
thức 2, 3 mới có thể bắt kịp với chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng. Trong đó
cá ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 phải mất từ 5 – 8 ngày thì mới bắt kịp với chiều
dài của cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày).
Ở thời điểm 20 – 30 ngày ương thì chiều dài của cá ở các nghiệm thức 1, nghiệm thức
2 và nghiệm thức 3 có mức tăng trưởng/ngày tương đương nhau từ 0,09 –
0,11cm/ngày, nhưng vẫn thấp hơn so với chiều dài của cá ở nghiệm thức đối chứng
0,15 – 0,16 cm/ngày khác biệt có ý nghĩa. Nhìn chung mức tăng trưởng chiều dài của
cá ở 3 nghiệm thức bỏ đói phải mất từ 6 – 7 cho ăn thì mới đạt được chiều dài bằng
với cá ở nghiệm thức đối chứng cá được cho ăn liên tục. Mặt khác cá ở hai nghiệm
thức 2 và nghiệm thức 3 thì chỉ cần mất 1 – 2 ngày cho ăn thì đã có thể đạt chiều dài
so với cá ở nghiệm thức 1.
Kết thúc thí nghiệm cá ở nghiệm thức đối chứng có chiều dài cao nhất 0,22 cm/ngày
nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với chiều dài của cá ở nghiệm thức 1
Chiều dài (cm/ngày)
Nghiệm thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc
NT1 0,12±0,45b 0,09±0,49a 0,09±0,57b 0,19±0,12ab
NT2 0,09±0,02ab 0,09±0,44a 0,08±0,36a 0,19±0,12ab
NT3 0,06±0,03a 0,11±0,60a 0,08±0,58a 0,14±0,14a
ĐC 0,16±0,70c 0,15±0,10b 0,16±0,04c 0,22±0,15b
25
và nghiệm thức 2 (0,19 cm/ngày). Chỉ có cá ở nghiệm thức 3 (bị bỏ đói 3 ngày) là có
mức tăng trưởng chiều dài trên ngày thấp nhất 0,14 cm/ngày khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với đối chứng (p≤0,05) nhưng lại không khác biệt so với cá ở hai nghiệm
thức 1 và nghiệm thức 2. Như vậy kết thúc thí nghiệm thì mức tăng trưởng về chiều
dài trên ngày của cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn cao nhất so với các nghiệm thức
còn lại. Chỉ có cá ở nghiệm thức 3 là cần phải mất từ 7 – 8 ngày cho ăn thì mới đạt
được mức tăng trưởng chiều dài bằng với cá ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và đối
chứng.
Tóm lại: qua phân tích so sánh mức tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá trên
ngày thấy cá ở nghiệm thức đối chứng được cho ăn liên tục có mức tăng trưởng cao
nhất. Nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày) và nghiệm thức 2 (bỏ đói 2 ngày) thì cần khoảng
4 – 7 ngày cho ăn mới đạt được mức tăng trưởng như cá ở nghiệm thức đối chứng,
trong đó thì cá ở nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày) thì cần thời gian dài hơn (7 – 10 ngày)
mới bắt kịp với mức tăng trưởng bình thường của cá ở nghiệm thức đối chứng. Từ
nhận xét trên cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của cá ở giai đoạn còn nhỏ là rất cao, nếu
cá được cho ăn đầy đủ thì sẻ sinh trưởng tốt, cho nên trong giai đoạn này ta không nên
bỏ đói cá.
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
10 ngày 20 ngày 30 ngày Kết thúc
Ngày
C
hi
ều
dà
i (c
m
/n
gà
y)
NT1
NT2
NT3
ĐC
Hình 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối trên ngày của cá ở các nghiệm thức
Từ kết quả trên, nhận thấy nếu chỉ xét trong thời gian bỏ đói thì mức độ tăng trưởng
bù của cá trê vàng phụ thuộc không rỏ ràng vào khoảng thời gian bị bỏ đói. Cá ở NT3
(có thời gian bị bỏ đói dài nhất 3 ngày) có khả năng tăng trưởng bù nhanh hơn so với
cá ở NT2 (có thời gian bỏ đói 2 ngày) và cá ở NT1 bị bỏ đói 1 ngày, trong đó mức
tăng trưởng về chiều dài là biểu hiện rỏ nhất. Tuy nhiên cá ở các nghiệm thức vẫn
không đạt được mức tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng như cá ở nghiệm thức
26
đối chứng. Kết quả là cá ở các nghiệm thức, NT1, NT2, NT3 chỉ cho mức tăng trưởng
bù một phần so với cá nghiệm thức đối chứng.
4.3 Tỷ lệ sống
Sau 35 ngày thí nghiệm tỷ lệ sống của cá trê vàng đạt cao, dao động từ 88,3 – 100%
trong đó tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức bỏ đói 2 ngày là cao nhất (100%), còn cá ở
nghiệm thức bỏ đói 3 ngày đạt tỷ lệ sống thấp nhất (88,3%). Tuy nhiên phân tích
thống kê thì sự khác biệt về tỷ lệ sống của cá ở NT1, NT2, NT3 khác biệt không có ý
nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p>0,05). Trong khi đó cá ở NT3 có tỷ
lệ sống (88,3%) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ở NT2 (p≤0,05), thấp hơn có
ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ sống cá nghiệm thức đối chứng (91%). Như vậy tỷ lệ
sống của cá trê vàng trong thí nghiệm này không ảnh hưởng đến thời gian bỏ đói khác
nhau.
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá trê vàng ở các nghiệm thức.
Ghi chú:
- Tất các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì không khác biệt (p>0,05).
-
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
NT1 NT2 NT3 ĐC
Nghiệm thức
T
ỷ
lệ
số
n
g
(%
)
NT1
NT2
NT3
ĐC
Hình 4.7 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức
Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%)
NT1 93,3±2,9a
NT2 100±0,0 b
NT3 88,3±2,9 a
ĐC 91±1,0 ab
27
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất.
Cá ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 có mức tăng trưởng chiều dài và khối lượng tương
đương nhau. Cá ở nghiệm thức 3 thấp nhất .
Thời gian bỏ đói của cá không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá, cá ở nghiệm thức 2
(bỏ đói 2 ngày) đạt tỷ lệ sống 100%, trong khi cá ở nghiệm thức đối chứng cho ăn liên
tục đạt tỷ lệ sống 91%.
5.2 Đề xuất
Cần nghiên cứu thêm tăng trưởng bù của cá trê ở giai đoạn cá lớn với thời gian bỏ đói
khác nhau để thấy được khả năng nhịn đói và tăng trưởng bù của cá rõ nhất.
Nên tiến hành nhiều thí nghiệm tăng trưởng bù của cá trê vàng trong ao để có thể so
sánh sự phục hồi tăng trưởng của cá nhằm khuyến cáo áp dụng đưa vào thực tiễn sản
xuất.
A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bạch Thị Quỳnh Mai (2004). Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai. NXB Nông Nghiệp. 42tr.
Danh Thanh Tùng (2006). Kỹ thuật ương cá trê vàng từ cá bột lên cá hương. Luận văn
tốt nghiệp.
Đoàn Khắc Độ (2008). Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai & trê vàng. NXB Đà Nẵng. 40tr.
Dương Nhựt Long (2004). Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt. Tủ sách Đại Học
Cần Thơ.
Lê Thị Tiểu Mi (2009). Ảnh hưởng của phương thức cho ăn gián đoạn lê sự tăng
trưởng của cá tra giống. Luận văn tốt nghiệp.
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát (2006). Nước nuôi thủy sản – Chất
lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
Nguyễn Đình Trung (2004). Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB
Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Thanh Thảo (2009). Khảo sát khả năng tăng trưởng
bù của cá rô phi văn (Oreochromis niloticus, Linnaeus, 1785). Kỷ yếu hội nghị
khoa học thủy sản toàn quốc. Khoa thủy sản – Trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM. 87tr.
Nguyễn Thị Kim Thùy (2008). Ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng cá tra
(Pangasius hypophthalmus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Nga, Trịnh Thị Lan Chi, Phạm Văn Khánh.(2000). Trung tâm Nhiệt đới
Việt – Nga, VNCNTTS 2. Hội thảo khoa học toàn quốc về NTTS, 9/1998 –
Viện NCNTTS1.
Nguyễn Văn Kiểm (2004). Kỹ thuật sản xuất cá giống, Khoa thủy sản –Trường Đại
Học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Triều và Phạm Văn Mạnh (1999). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa
học. Bộ môn kỹ thuật nuôi nước ngọt – Khoa Nông nghiệp. Đại Học Cần Thơ.
Phạm Minh Thành – Nguyễn Văn Kiểm (2009). Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất
cá giống. NXB Nông Nghiệp.
Phạm Thanh Liêm (2006). Kỹ thuật sản xuất giống, Khoa thủy sản - Trường Đại Học
Cần Thơ.
Phạm Thành Liêm và Trần Đắc Định (2004). Phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Tủ
sách Đại Học Cần Thơ.
Phạm Thành Liêm, Ambok Bolong Abol- Munafi, Mohd Azmi Ambak, Siti Shapor
Siraj và Đoàn Nhật Phương. Bài viết tạp chí khoa học 2008 (1) : 196 - 204.
Trường Đại Học Cần Thơ.
Trần Bình Tuyên (2000). Ảnh hưởng của các phương thức và tần số cho ăn đối với sự
tăng trưởng của cá tra bần (Pangasius kunyit). Luận văn tốt nghiệp.
B
Trấn Quang Nhị (2009). Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của phôi, sinh
trưởng và tỷ lệ sống cảu cá trê vàng sao khi nở đến 30 ngày tuổi. Luận văn tốt
nghiệp
Trương Quốc Phú (2000 - 2006). Phân tích chất lượng và quản lý môi trường nước ao.
Khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Định loại cá nước ngọt ĐBSCL
Việt Nam, Khoa thủy sản - Trường Đại Học Cần Thơ.
Vũ Ngọc Út và Dương Thúy Yên (1991). Kỹ thuật sản xuất giống và lai tạo cá trê.
Luận văn tốt nghiệp.
Tiếng anh
Abdel, N.F – Hakim, H.A. Abo State, A. A. Al – Azab and Kh. F. El – Kholy( 2009).
Effects of Feeding Regimes on Growth Performance of Juvenile Hybrid Tilapia
(Oreochrmis niloticus x Oreochrmis aureus), World Jounal of Agricultural
Sciences 5 (1): 49 – 54, 2009.
Ali.M. Nicieza and A., Wootton. R.J (2006). Compensatory growth in fishes: a
respones to growth depression. Fish and Fisheries 4, 147 – 190.
Amin, A.K.M Rohul, M.A.J. Bapary, M.S. Islam, M. Shajahan and M.A.R. Hossain
(2005). The inpacts of compensatory growth on food intake, growth rate and
effciency of feed utilization in Thai pangas (pangasius hypophthalmus).
Pakistan Journal of Biological Sciences 8, 766 – 770, 2005.
Chatakondi, N.G., and Yant, R.D (2001). Application of compensatory growth to
enhance production in channel catfish ictalurus punctatus. Journal of World
Aquaculture Society of 32, 278 – 285.
Christensesn, S.M. and Mclean (1998). Compensatory growth in Mozambique tilapa
(Oreochromis mossambicus), fed a suboptimal diet. Ribarstvo, 56: 3 - 19.
D. Senbai and Gerking, 1995. Sinh thái học cá. NXB Đại học và Trung học chuyên
nghiệp.
Hayward, R.S., D.B. Noltie and N.Wang (1997). Use of compensatory growth to
double hybrid sunfish growth rates. Trans. American Fish. Soc., 126: 361 –
322.
Jobling, M., Johansen, S.J.S (1999). The lipostat, hyperphagia and catch – up growth.
Aquat. Res. 30, 473 – 478. Jobling, M., Meloy, O.H., Dos Santos, J.,
Christiansen, B ( 1994). The compensatory growth response of the Atlantic
cod: effects of nutritional history. Aquat. Int. 2, 75 – 90.
Kim, M.L., Lovell, R.T (1995). Effects of restricted feeding regimes on compensatory
weight gain and body tissue changes in channel catfish Ictalurus punctatus in
ponds. Aquaculture 135, 285 – 293.
Kim. M.K and R.T. Lovell (1995). Effect of restricted feding regimes on
compensatory weight gain and body tissue changes in Chanel catfish in pond.
Aquaculture, pp: 285 – 293.
C
Nicieza, A.G., Metcalfe, N.B (1997). Growth compensation in juvenile Atlantic
salmon: responses to deperessed temperature ang food availability. Ecology
78, 385 – 2400.
R.K. Sing and A. Balange (2005). Effect of restricted feeding regimes on
compensatory weight gain and body tissue in fry of the Indian major Carp
Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822). The Israeli Journal of Aquaculture –
Bamidgeh 57(4), 2005, 250 – 254.
Tian, X. and J. Qin (2003). A single phase of food deprivation provoked compensatory
growth in barramundi Latescalcarifer. Aquaculture, 224: 169 – 179.
Wang, Y., C. Yibo, Y. Yunxia and C. Fasheng (2004). Compensatory growth in
hybrid tilapia (Oreochromis mossambicus X O. Niloticus) reared in seawater,
following restricted feeding. Chinese. J. Oceanol. Limnol., 22 (4): 414 – 420.
Wang, Y., Y. Cui, Y. Yang and F. Cai (2005). Compensatory growth in hybrid tilapia
Oreochrmis mossambicus X O. Niloticus reared in seawater. Aquaculture, 189:
101 – 108.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_lhnhan_2325.pdf