Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Về điều kiện tự nhiên: điều kiện tự nhiên tại khu vực nuôi tương đối tốt, tuy nhiên có mưa nhiều vào cuối vụ làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm nuôi. Hệ thống ao nuôi được xây dựng trên vùng cao triều, được xây dựng quy củ, giao thông thuận tiện. Nguồn nước ngọt đầy đủ. Tuy nhiên không có hệ thống ao chứa nước mặn, ao xử lý nước thải, thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng đến chất lượng nước của khu vực nuôi.

pdf60 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành vùng nuôi riêng của từng tỉnh, để dễ quản lý mùa vụ thả nuôi, giảm thiểu dịch bệnh. Cần có nguồn tôm bố mẹ chọn giống bảo đảm chất lượng, giảm thiểu giao phối cận huyết, cung cấp cho các trại sản xuất giống, sản xuất con giống có chất lượng tốt, cải thiện sự tăng trưởng tôm nuôi. Lựa chọn thời vụ nuôi thích hợp nhất cho từng vùng sinh thái, chỉ nên nuôi 1 – 2 vụ/năm, mật độ nuôi vừa phải (70 – 100 con/m2) để tăng khối lượng cá thể khi thu hoạch. Hạn chế tối đa sử dụng hóa chất, sử dụng các chế phẩm sinh học, nuôi bền vững, cho sản phẩm sạch và giá thành thấp, tăng tính cạnh tranh thị trường xuất khẩu với các nước trong vùng. Tăng cường công tác khuyến ngư, xây dựng các mô hình trình diễn phù hợp với từng vùng nuôi, làm cơ sở nhân rộng. Tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho vùng nuôi, giúp cho người nuôi làm chủ kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nuôi đạt hiệu quả cao [5]. 1.2.3. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Tuy Phong – Bình Thuận Là một huyện phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, giáp với tỉnh Ninh Thuận, với 10 xã và 2 thị trấn. Tuy Phong có diện tích khoảng 795 km2 và dân số khoảng 123.000 người (năm 2004). Thiên nhiên đã tạo cho Tuy Phong một môi trường nuôi tôm công nghiệp lý tưởng. Với địa thế mặt nước rộng và môi trường trong sạch, có nhiều eo uốn khúc theo bờ biển tạo nên nhiều bãi vịnh là nơi tôm có thể sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế nuôi tôm có bước chuyển căn bản từ nuôi quảng canh và bán thâm canh qua nuôi công nghiệp Trước đây phong trào nuôi tôm tại Tuy Phong có hiệu quả ở giai đoạn đầu, nhiều người đã giàu lên. Thế nhưng sau đó nghề này lâm vào cảnh khó khăn do bệnh dịch, thua lỗ thậm chí nhiều người phá sản, nợ nần. Trong những năm 2004 tôm sú bị nhiễm bệnh và gây thiệt hại khá lớn nên một số hộ chuyển qua nuôi xen canh tôm he chân trắng trong thời gian trái vụ tôm sú, lấy giống chủ yếu tại Công ty TNHH Asia Hawaii Ventures. Lúc này Bộ Thủy Sản chưa cho nuôi tôm he chân trắng phổ biến. 11 Những tưởng, nghề nuôi tôm ở Tuy Phong sẽ không đứng được, song từ những bài học đắt giá đó, nghề nuôi tôm ở đây đang có chiều hướng phục hồi. Đến năm 2006 tổng diện tích nuôi tôm toàn huyện là 406 ha, trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú. Diện tích nuôi tôm he chân trắng ở huyện Tuy Phong tuy có nhưng không đáng kể, chủ yếu là người dân nuôi tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể cho đối tượng này [10]. Tới những năm gần đây, nuôi tôm thẻ chân trắng mới được phổ biến rộng rãi. So với tôm sú, tôm he chân trắng có nhiều ưu điểm hơn như: lớn nhanh, phát triển tương đối đồng đều, thời gian nuôi ngắn (2,5 – 3 tháng), có thể nuôi với mật độ cao (trên 100 con/m2), chi phí thấp, sức kháng bệnh tốt, chịu được sự thay đổi điều kiện môi trường hơn, năng suất cao. Hiện tại nuôi tôm he chân trắng ở Tuy Phong cũng gặp khá nhiều khó khăn giống như tình hình chung của cả nước. Đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với nuôi tôm sú. Chỉ tính riêng con giống, nếu nuôi 1 ha, mật độ thả 100 con/m2 thì phải bỏ ra 50 triệu đồng tiền giống, cao gấp 4 lần so với tôm sú. Trường hợp xảy ra dịch bệnh, người nuôi dễ bị trắng tay. Do giá tôm sú xuất khẩu giảm, giá tôm he chân trắng cũng đã giảm mạnh. Trước đây 1 kg tôm he chân trắng (cỡ 80 con/kg) có giá 55.000 đồng, nay chỉ còn 45.000 – 48.000 đồng. Cùng với giá xuống thấp, người nuôi tôm he chân trắng đang phải đối mặt khó khăn trong khâu tiêu thụ. Hầu hết việc tiêu thụ nguyên liệu đều qua tư thương nên xảy ra tình trạng ép cỡ, ép giá. Tôm he chân trắng thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng Taura, phát sinh dịch lớn, cùng các bệnh khác có thể lây nhiễm sang tôm nuôi bản địa, đồng thời gây hậu quả tiêu cực về môi trường sinh thái [11]. 12 1.3. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm 1.3.1. Yếu tố hữu sinh (tảo) Tảo có tầm quan trọng rất lớn trong ao nuôi tôm, nó là thành phần chính trong hệ thống sản xuất, là khâu đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên của ao nuôi, vì vậy nó liên quan chặt chẽ đến năng suất sinh học của ao. Ngoài ra, tảo giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi, duy trì được sự phát triển ổn định của tảo trong ao nuôi theo hướng tích cực sẽ góp phần làm cho vụ nuôi thành công. Việc kiểm soát tảo thông qua các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, thay nước, sử dụng thức ăn hợp lý, sử dụng hóa chất… 1.3.2. Yếu tố vô sinh (thủy lý, thủy hóa) • Yếu tố thủy lý: -Nhiệt độ nước: tôm he là loại động vật biến nhiệt, vì vậy sự thay đổi nhiệt độ trong ao đều ảnh hưởng đến đặc điểm sinh lý của tôm. Nhiệt độ ổn định và thích hợp giúp tôm tăng trưởng và phát triển nhanh. Đối với tôm he chân trắng, nhiệt độ nuôi thích hợp nhất đối với sự phát triển là 28 – 31oC. Trong ao nuôi nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, kết cấu công trình ao nuôi, biện pháp kỹ thuật [8]. -Độ trong và màu nước: độ trong và màu nước chịu sự chi phối bởi thành phần và số lượng chất cái trong nước. Trong đó, tảo là thành phần hữu sinh quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ trong và màu nước của ao nuôi. Sự tăng giảm của mật độ tảo dẫn đến sự thay đổi của độ trong cũng như màu nước trong ao nuôi.Vì vậy quản lý độ trong và màu nước trong ao nuôi cũng chính là quản lý tảo. • Yếu tố thủy hóa: - Độ mặn: là yếu tố sinh thái có liên quan mật thiết đến đời sống thủy sinh vật, mỗi sinh vật nói chung chỉ sống ở giới hạn độ mặn thích hợp. Đối với tôm, mỗi loài có khoảng độ mặn thích hợp khác nhau và khoảng độ mặn thích ứng còn thay đổi theo các giai đoạn phát triển. Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp tới việc điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm, việc thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm sẽ gây sốc và kết quả làm giảm sức kháng bệnh của tôm. Tôm he chân trắng 13 thích ứng với độ mặn 0 - 50‰, khoảng độ mặn thích hợp cho tôm phát triển là 10 - 30‰. - pH: có vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tôm nuôi, pH thấp làm tăng H2S, dẫn đến gây ngộ độc cho tôm nuôi. Khi pH cao làm tăng hàm lượng NH3, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của tôm. pH trong ao nuôi tôm he chân trắng từ 7,0 – 9,3 và khoảng thích ứng từ 7,7 – 8,3. Nếu pH < 7 và pH > 9,3 đều không thích hợp cho tôm he chân trắng. Sự biến động của pH trong ngày là thấp vào buổi sáng và cao vào buổi chiều, điều này liên quan chặt chẽ tới quá trình quang hợp của tảo trong ao nuôi, sự thay đổi của điều kiện thời tiết bên ngoài. Việc quản lý pH thông qua duy trì sự phát triển ổn định của tảo và sử dụng hóa chất như vôi… - Hàm lượng Oxy: vai trò của oxy trong nước là duy trì sự sống, hàm lượng oxy hòa tan trong nước là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm. Trong ao nuôi tôm, hàm lượng oxy hòa tan thấp sẽ làm tôm chậm lớn, có thể gây chết tôm do thiếu dưỡng khí, một biểu hiện rõ nhận thấy khi thiếu oxy sẽ làm tôm nổi đầu. Oxy hòa tan được tạo ra do quá trình quang hợp của thực vật phù du và thực vật thủy sinh khác có trong ao. Độ tiêu hao oxy trong các ao nuôi tôm chịu ảnh hưởng rõ rệt vào tác động kỹ thuật của con người. Nuôi tôm với mật độ dày và tăng cường biện pháp cho ăn thức ăn bổ sung là nguyên nhân chính làm tiêu hao oxy. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi tôm tốt nhất là > 4 mgO2/l. Nếu hàm lượng oxy hòa tan < 1,2 mgO2/l sẽ gây chết tôm. Ngưỡng oxy còn phụ thuộc vào cỡ tôm, tôm càng lớn thì ngưỡng oxy càng tăng dần [3]. - Độ kiềm: độ kiềm là chỉ số các dạng chủ yếu của các ion HCO3- và CO3- ở trong ao được quy định bởi sự có mặt của các ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca2+, Mg2+ có ở trong nước, kết hợp với acid yếu như H2CO3. Ao có độ kiềm cao (trong khoảng cho phép) có thể hạn chế được sự biến động pH trong ao. Trong ao nuôi tôm độ kiềm nằm trong khoảng từ 80 – 150 mgCaCO3/l được coi là thích hợp, thích hợp nhất là từ 80 – 120 mgCaCO3/l, nó sẽ thúc đẩy phiêu sinh vật cũng như tôm 14 sinh trưởng và phát triển tốt. Độ kiềm rất quan trọng trong ao nuôi, vì nó có vai trò làm hệ đệm, cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp. Tuy nhiên cần chú ý khi độ kiềm thấp thì rất nguy hiểm cho tôm [3]. - Khí H2S: trong môi trường ao nuôi tôm, hydrosulfua tồn tại ở một số dạng H2S, HS-, S2-. Nhưng trong tất cả các dạng trên thì chỉ có H2S là độc, mức độ độc của H2S có liên quan đến nhiệt độ và pH. Hàm lượng H2S an toàn cho tôm nên < 0,03 mgH2S/l, tốt nhất là 0,01 mgH2S/l. Đây là khí độc được lưu ý nhiều nhất trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi pH xuống thấp [3]. 15 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu • Địa điểm nghiên cứu: Đìa nuôi tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm của anh Nguyễn Văn Dương, tại xóm 1 – xã Phước Thể - Tuy Phong – Bình Thuận. • Thời gian nghiên cứu: từ ngày 11/03/2009 đến 26/05/2009. • Đối tượng nghiên cứu: tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931). 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình ao nuôi ở cơ sở thực tập Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm Đánh giá kết quả Chuẩn bị ao Chọn giống và thả giống Phòng và trị bệnh Quản lý môi trường Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống Thức ăn, kỹ thuật cho ăn Thu hoạch, hạch toán kinh tế Tìm hiểu hiệu quả kinh tế 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu • Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình ao nuôi tại cơ sở - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình tại cơ sở thông qua những tài liệu tham khảo, các báo cáo khoa học của ngành, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ công nhân viên tại trại sản xuất. • Tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm - Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi (cải tạo ao, diệt tạp, bón phân gây màu nước, chuẩn bị các trang thiết bị như: quạt nước, nhá, máy bơm…). - Chọn tôm giống, thả giống, mật độ: + Chọn tôm giống – nguồn gốc, kích cỡ, màu sắc, hoạt động bơi lội của tôm giống… +Thả giống – phương pháp thả giống (thời gian, kỹ thuật thả, mật độ …). - Thức ăn và kỹ thuật cho ăn (loại thức ăn, thành phần dinh dưỡng, cách pha trộn thức ăn, cách cho tôm ăn, cách điều chỉnh khẩu phần thức ăn theo tuổi của tôm, xem xét mức độ no, đói của tôm…). - Kỹ thuật quản lý môi trường (thu thập số liệu, theo dõi diễn biễn của các yếu tố môi trường trong ao nuôi: pH, độ kiềm, màu nước…). - Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. + Dùng nhá hoặc chài để bắt tôm kiểm tra, đo khối lượng tôm bằng cân đồng hồ, độ chính xác 1g (thấm khô tôm trước khi đặt lên cân). + Đo chiều dài của tôm: dùng thước đo từ chủy đầu cho tới cuống Telson, độ chính xác 1mm. + Địa điểm thu mẫu theo quy tắc đường chéo. Một tuần kiểm tra một lần, số lượng mẫu là 30 con cho mỗi lần kiểm tra khi tôm nhỏ (dùng nhá), khi tôm lớn thì số mẫu khoảng 200 – 300 con/lần kiểm tra (dùng chài). - Phòng và trị bệnh (những bệnh thường gặp, loại thuốc được sử dụng, phương pháp…). 17 Bảng 2.1. Phương pháp thu thập số liệu các yếu tố môi trường ao nuôi Yếu tố Dụng cụ đo Thời gian đo Ghi chú Nhiệt độ (oC) Nhiệt kế 6h và 14 h Hàng ngày Độ mặn (‰) Khúc xạ kế 6 h và 14 h Hàng ngày pH pH Test Kit 6 h và 14 h Hàng ngày Độ kiềm (ppm) Alkalinity Test Kit 6 h Hàng ngày DO (mg/L) DO Test Kit 6 h và 14 h Hàng ngày Màu nước Cảm quan Hàng ngày Độ sâu mực nước (m) Thước mét Độ trong (cm) Đĩa Secchi • Đánh giá hiệu quả kinh tế - Thu hoạch và hạch toán kinh tế: + Thu hoạch: cách thu hoạch tôm, kích thước tôm khi thu hoạch, bảo quản tôm sau khi thu hoạch, sản lượng, năng suất. + Hạch toán kinh tế: xác định tổng thu, tổng chi và tính lợi nhuận của vụ nuôi. 2.3.2. Các công thức tính toán - Tính khối lượng tôm trung bình: W(g/con) = )( )( conn gM (W khối lượng tôm trung bình; M tổng khối lượng tôm làm mẫu; n số lượng tôm chài được). - Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (ADG) theo khối lượng của tôm. ADGw (g/ngày) = 12 12 tt WW - - W2 – Khối lượng tôm đo tại thời điểm t2. W1 – Khối lượng tôm đo tại thời điểm t1. 18 - Tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (ADG) theo chiều dài của tôm. ADGL (cm/ngày) = 12 12 tt LL - - L2 – Chiều dài tôm đo tại thời điểm t2. L1 – Chiều dài tôm đo tại thời điểm t1. - Tính tỷ lệ sống (%) xác định vào lúc thu hoạch: TLS(%) = 100* 1 2 A A A1 – Số lượng tôm thả ban đầu (con). A2 – Số lượng tôm lúc thu hoạch (con). - Năng suất (tấn/ha) = S P2 P2: khối lượng tôm khi thu hoạch (tấn), S: diện tích ao nuôi (ha). - Xác định hệ số thức ăn (FCR). FCR = Q P FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn toàn vụ nuôi. P: Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng toàn vụ (kg). Q: Tổng khôi lượng tôm thu hoạch được (kg). - Xác định khẩu phần thức ăn trong ngày (kg). Khẩu phần thức ăn trong ngày (kg) = W*N*A1*R Trong đó: W: Khối lượng trung bình của cá thể (g). N: Tỷ lệ sống (%). A1: Số lượng cá thể ban đầu (con). R: Tỷ lệ cho ăn (%). - Xác định chỉ tiêu kinh tế. Tổng thu = sản lượng tôm thu hoạch x giá bán. Tổng chi = chi phí đầu tư cho sản xuất. Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi. 19 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý trên phần mềm MS EXCEL. - Giá trị trung bình: å = = n n Xi n X 1 1 Trong đó: X : giá trị trung bình Xi: giá trị thứ i n: số mẫu kiểm tra - Độ lệch chuẩn: å - - - = n n XXi n 1 2)( 1 1d Trong đó: d là độ lệch chuẩn. 20 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên vùng nuôi và hệ thống công trình ao nuôi 3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Thuận • Vị trí Tỉnh Bình Thuận là một tỉnh duyên hải, Đông và Đông Nam giáp biển Đông, Bắc - Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Đông - Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây - Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Diện tích tự nhiên: 783.000 ha - Tỉnh Bình Thuận có 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện bao gồm Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý. Bình Thuận có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm, Hoa, K'Ho, Chơ Ro... - Địa hình chia làm 3 vùng: rừng núi, đồng bằng, ven biển. Có nhiều nhánh núi đâm ra biển, tạo nên các mũi La Gàn, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Kê Gà... Các con sông chảy qua Bình Thuận: La Ngà, sông Quao, sông Công, sông Dinh. Tỉnh có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua, cách thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm văn hóa kinh tế lớn của đất nước, khoảng 200 km. • Khí hậu Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 + Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau + Nhiệt độ trung bình: 27,0 oC + Lượng mưa trung bình năm: 1.024 mm + Độ ẩm tương đối: 79% + Tổng số giờ nắng: 2.459 21 3.1.2. Hệ thống công trình ao nuôi Trại nuôi với tổng diện tích khoảng 12 ha (diện tích mặt nước khoảng 9 ha). Gồm có 25 ao nuôi, diện tích trung bình một ao khoảng 3500m2, ao chứa nước ngọt 7000m2. - Trại nuôi có hệ thống kênh thoát nước và cấp nước riêng biệt. Thoát nước qua cống, kênh xả ra biển. Cấp nước qua hệ thống ống ngầm (nhựa, ống bi) tới hố ga rồi vào ao. - Nguồn nước: + Nguồn nước mặn: nước mặn được bơm trực tiếp từ biển. + Nguồn nước ngọt: nước ngọt được lấy từ sông Lòng Sông về ao chứa nước ngọt. - Vị trí trại nuôi: nằm ở vùng cao triều, cách xa khu vực dân cư, khu công nghiệp, cách Quốc Lộ 1A 500m. - Khu nuôi trùn quế: 3 dãy nhà nuôi trùn quế làm thức ăn cho tôm, phân trùn dùng để gây màu nước. - Trang thiết bị cho 1 ao: mỗi ao có 3 máy quạt nước (mỗi dàn 15 cánh), 1 đập nước. Trong đó mỗi dàn có 1mô tơ và 1 máy nổ (10 - 15HP, dùng khi mất điện). 1 thuyền thúng dùng để cho ăn. Hệ thống điện lưới 3 pha phục vụ chạy mô tơ máy quạt nước. - Bờ ao: rộng từ 1,5 – 3m, một số bờ chính rộng cho xe công nông chở thức ăn tới từng ao. Độ cao bờ khoảng 2m tính từ đáy. Vì đây là vùng đất cát nên bờ ao được phủ 1 lớp bạt (bạt làm từ nhựa dẻo HDPE có độ dày 8mm, khổ rộng 4m) để tránh xói lở và cũng để tránh sự rò rỉ nước, tránh xì phèn, giữ vệ sinh cho ao nuôi. Đáy ao chủ yếu là đáy cát, một số là cát bùn, dốc về phía cống thoát nước. 22 Quạt nước: Đập nước: Cống xả: Hố ga: Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống công trình ao nuôi tại cơ sở Kênh xả Đường ống dẫn nước cấp 23 A5 B6 B5 B4 A1 A2 A3 A4 B3 B2 B1 C6 C5 C4 C3 C2 C1 D4 D3 D2 D1 E1 E2 E3 E4 Ao chứa nước ngọt Nhà ăn Văn phòng Dãy nhà nuôi trùn quế Kho Máy bơm Máy bơm Kênh xả nước Ống dẫn nước mặn bơm từ biển về Cổng Nhà ở (25m2) Hình 3.2. Sơ đồ trại nuôi tôm he chân trắng thương phẩm 24 Hình 3.3. Quạt nước Hình 3.4. Đập nước Hình 3.5. Ống cấp nước Hình 3.6. Cầu nhá Hình 3.7. Máy nổ, mô tơ Hình 3.8. Cống xả, thuyền thúng 25 3.2. Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm 3.2.1. Các bước cải tạo, chuẩn bị ao nuôi • Chuẩn bị ao nuôi Chuẩn bị ao là một khâu quan trọng trong hầu hết các quy trình nuôi, trong nuôi tôm he thương phẩm cũng thế. Sau mỗi vụ nuôi thì toàn bộ chất thải đều tích tụ dưới đáy ao. Mục đích của việc cải tạo ao nuôi chính là tạo cho ao có nền đáy sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh môi trường nước ao trong suốt vụ nuôi. Hình 3.9a Hình 3.9b Hình 3.9c Hình 3.9d Hình 3.9. Lót bạt bờ ao 26 Quy trình cải tạo ao tại cơ sở được tiến hành theo phương pháp cải tạo khô. Các bước cải tạo ao sau mỗi vụ được thực hiện theo sơ đồ sau: Hình 3.10. Sơ đồ các bước cải tạo ao - Tháo cạn nước sau đó phơi đáy kết hợp nạo vét mùn bã hữu cơ. - Bón vôi, diệt tạp: bón với liều lượng 1 tấn/ha, sau đó phơi đáy 10 – 15 ngày để diệt mầm bệnh, địch hại. - Lấy nước vào ao nuôi: độ mặn đạt khoảng 20‰. Nước mặn lấy trực tiếp từ biển vào. Nước ngọt lấy từ ao chứa. Mực nước lấy vào khoảng 1m. Sau đó xử lý bằng Clorine A 20 ppm hoặc ClO2 1 ppm, kết hợp với đảo nước liên tục trong 24 giờ. Sau đó gây màu nước. - Gây màu: sử dụng phân trùn quế và Dolomite, 1 bao phân trùn/1000m2, dùng Dolomite khoảng 100kg/ha, dùng liên tiếp cách ngày tới khi lên màu thì dừng lại (khoảng 1 tuần), độ trong khoảng 40 – 45 cm, khi các yếu tố môi trường đã đạt yêu cầu thì tiến hành thả giống. Tháo cạn nước, phơi khô đáy Nạo vét đáy(phân tôm, mùn bã hữu cơ, bùn…) ra khỏi ao Bón vôi Phơi đáy Cấp nước mặn (từ biển), nước ngọt (từ ao chứa) Xử lý nước (trực tiếp trong ao) Gây màu nước 27 3.2.2. Kỹ thuật tuyển chọn, vận chuyển và thả giống • Tuyển chọn giống - Nguồn giống: trại nuôi sử dụng chủ yếu nguồn giống của công ty TNHH chăn nuôi C.P Việt Nam, một số ao mua ở các trại giống trong tỉnh (tôm bố mẹ có nguồn gốc từ Thái Lan). - Đánh giá, yêu cầu chất lượng con giống: tôm giống khỏe mạnh, bơi lội bình thường và có khả năng bơi ngược dòng nước, màu sắc tươi sáng, bóng đẹp, không dị hình, chủy và các bộ phụ đầy đủ, không có chất bẩn bám, phụ bộ không bị ăn mòn, không bị đen, đường ruột lớn, không có các loại vius WSSV (White Spot Syndrome Virus - bệnh đốm trắng), TSV (Taura), IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus - hội chứng dị hình còi) – thông qua kiểm dịch. Tại cơ sở tôm giống thả có cỡ Postlarvae từ PL10 đến PL12, chiều dài giống cỡ 0,8 – 1 cm. ♦ Nhận xét: chất lượng con giống trại mua về tốt, tuy nhiên cỡ giống còn nhỏ có thể tôm sẽ yếu khi thả ra môi trường mới. • Vận chuyển và kỹ thuật thả giống - Giống sau khi mua được đóng kín trong túi nilon, bơm oxy (khoảng 7 – 8.000 post/túi). Vận chuyển về trại bằng xe đông lạnh. - Mật độ thả liên quan đến năng suất và kích cỡ tôm khi thu hoạch. Vì vậy, tùy theo khả năng sản xuất của ao nuôi, khả năng quản lý kỹ thuật, thời vụ nuôi, điều kiện môi trường khu vực nuôi mà quyết định cỡ giống thả và xác định mật độ thả cho phù hợp. - Mật độ thả khảo sát tại 4 ao cụ thể của trại nuôi như sau: Bảng 3.1. Mật độ thả giống tại cơ sở Ao Diện tích (m2) Cỡ giống Số lượng thả (vạn con) Mật độ (con/m2) E1 3500 PL10 60 172 E2 3500 PL10 60 172 E3 3500 PL12 60 172 E4 5000 PL12 90 180 28 ♦ Nhận xét: qua Bảng 3.1 ta thấy mật độ nuôi tại cơ sở tương đối dầy so với những trại nuôi tại những nơi khác. - Cách thả: trước khi tôm giống về, chuẩn bị tre, lứa tạo vòng ở một góc ao, sau khi xe chở tôm giống về thả tất cả túi tôm giống xuống góc ao đã chuẩn bị trước để cho tôm dần thích nghi với nhiệt độ nước trong ao, tránh hiện tượng tôm bị sốc nhiệt. Sau khoảng 10 phút, mở các túi nilon cho nước chảy vào túi và dốc tôm ra ao, lúc này thao tác phải nhanh, tránh việc tôm giống còn dính lại trong túi nilon. Thời điểm thả giống thường vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Ở trại nuôi, 4 ao nuôi trên giống đều được thả vào lúc 7 – 8 giờ sáng. 3.2.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 3.2.3.1. Thức ăn và cho ăn • Loại thức ăn - Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, cho ăn hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, từ đó sẽ giảm thiêu được ô nhiễm cho ao nuôi và nâng cao năng suất cho vụ nuôi. - Thức ăn được cơ sở sử dụng cho các ao nuôi chủ yếu là: + NuRi của công ty TNHH UNI – PRESIDENT Việt Nam. Thành phần chủ yếu: bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột nội tạng mực, bột men, dầu cá, lecithin, cholesterol, vitamin và khoáng chất. + HiPo của công ty TNHH chăn nuôi C.P Việt Nam. Thành phần chủ yếu: bột cá, bột mực, bột đậu nành, gạo tấm, vitamin và khoáng chất. Mã số thức ăn: Hi- Po 7701, Hi-Po 7702, Hi-Po 7703, Hi-Po 7703p, Hi-Po 7704s. + Vannamei của công ty TNHH GROBEST & I - MEI INDUSTRIAL (VN). Thành phần chủ yếu: bột cá chất lượng cao, các loại acid amin, bột men Yeast, bột đậu nành, men vi sinh, enzym bảo vệ đường ruột. Mã số thức ăn: No.1, No.2, No.2M, No.2ML, No.2L, No.3, No.4. Thức ăn NuRi của công ty TNHH UNI – PRESIDENT được dùng trong giai đoạn đầu khi tôm còn nhỏ, khoảng 7 - 10 ngày đầu dùng thức ăn mã số N310. 29 Tất cả những loại thức ăn này đều có độ đạm không dưới 35%, do đó rất phù hợp cho nuôi tôm he chân trắng. Trong quá trình nuôi trại có bổ sung thêm một số chất phụ gia vào thức ăn, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho tôm: BioFood, mật ong rừng. • Thời gian cho ăn - Trong 40 ngày đầu: cho ăn 4 lần/ngày, vào lúc 7h, 11h, 16h, 21h. - Từ ngày 41 trở đi: cho ăn 3 lần/ngày, vào lúc 7h, 11h, 15h30. • Khẩu phần ăn Trong tháng đầu thì lượng thức ăn giữa các ao là tương đối giống nhau, lượng thức ăn thay đổi phụ thuộc vào việc kiểm tra lượng thức ăn trong nhá, sức khỏe của tôm, các yếu tố môi trường, lặn kiểm tra, ước lượng tôm trong ao. Khi tôm còn nhỏ chưa đặt sàng ăn nên phải tính toán lượng thức ăn tương đối để đảm bảo tôm có đủ thức ăn và ao nuôi sạch. Sau khi tôm nuôi được khoảng một tháng thì cắt bữa đêm, do lúc này tôm đã lớn, mật độ dày, cắt ăn đêm sẽ giảm được việc làm giảm chất lượng nước ao nuôi do chất thải, cho ăn đêm tôm hoạt động nhiều với mật độ dày có thể gây thiếu oxy. Khi tôm đã lớn, lượng thức ăn cho ăn lần 2 ít hơn lần 1 và lần 3 do thời gian giữa lần 1 và lần 2 ngắn. Tại cơ sở khi tôm đạt 1,5 tháng tuổi thời gian cho ăn lần 3 thay đổi từ 16h về 15h30, vì tôm lúc này đã lớn, lượng oxy cần nhiều mà từ khi bắt đầu cho ăn tới khi thăm sàng ăn tắt quạt, khi ăn tôm hoạt động nhiều có thể thiếu oxy nên cho ăn sớm hơn có thể giảm được nguy cơ này. 30 Bảng 3.2. Bảng theo dõi lượng thức ăn ao E1 • Kỹ thuật cho ăn Thức ăn được trộn bằng máy trộn, cân lượng thức ăn cần thiết, lượng phụ gia cần thiết. Đối với các chất phụ gia cần hòa tan vào nước trước, sau đó trộn đều vào thức ăn, cho vào máy đảo đều. Thức ăn được trộn trước khi cho ăn 30 phút. Trong 15 ngày đầu chưa trộn phụ gia. Ngày thứ 15 – 20 trộn BioFood 15g/1kg thức ăn cho 2 bữa sáng (7h) và chiều (16h). Ngày thứ 20 trở đi không trộn BioFood, thay vào đó là dùng mật ong rừng 10ml/1kg thức ăn. Tuổi tôm (ngày) Mã số thức ăn Lần 1 (7h) (kg) Lần 2 (11h) (kg) Lần 3 (16h) (kg) Lần 4 (21h) (kg) Tổng lượng thức ăn trong ngày (kg) 1 2.4 2.4 4.8 2 - 6 N310 2.6 – 3.2 2.6 – 3.2 2.6 – 3.2 2.6 – 3.2 10.4 – 12.8 7 3.4 3.4 3.4 3.4 13.6 8 3.6 3.6 3.6 3.6 14.4 9 N310 + HP 01 3.8 3.8 3.8 3.8 15.2 10 - 12 HiPo 01 4.0 – 4.4 4.0 – 4.4 4.0 – 4.4 4.0 – 4.4 16.0 – 17.6 13 4.6 4.6 4.6 4.6 18.4 14 4.8 4.8 4.8 4.8 19.2 15 HiPo 01 + 02 5.0 5.0 5.0 5.0 20.0 16 - 31 HiP0 02 5.2 - 18 5.2 - 18 5.2 - 18 5.2 - 12 20.8 - 66 32 21 21 21 10 73 33 21 21 21 10 73 34 Hipo 02 + 03 23 23 23 10 79 35 - 42 HiPo 03 23 - 30 23 - 28 23 - 30 10 - 0 79 - 88 43 - 46 HiPo 03 + 3P 33 - 39 31 - 36 33 - 39 0 97 - 114 47 - 53 HiPo 3P 39 - 46 36 - 42 39 - 48 0 114 - 136 54 - 71 No.2L 48 - 55 44 – 49 50 - 56 0 142 - 160 72 No.2L + No.03 55 49 56 0 160 73 - 78 No.3 53 - 50 47 - 44 54 - 51 0 154 - 145 79 - 84 No.2L 50 - 57 44 - 51 51 - 58 0 145 - 166 85 - 92 No.3 56 – 57 50 57 0 164 Tổng cộng 2911.0 2593.0 2915.4 226.4 8746.6 31 Tôm có khuynh hướng bắt mồi đáy sạch, bởi vậy nơi đáy ao sạch, phẳng, có độ sâu thích hợp tôm sẽ tập trung nhiều đặc biệt là vùng nước chảy do máy quạt nước tạo nên. Hình 3.11a Hình 3.11b Hình 3.11. Cho ăn Khi tôm còn nhỏ, thức ăn dùng cho tôm là dạng bột, hạt nhỏ nên trước khi cho ăn phải trộn một lượng nước phù hợp để tránh tình trạng thức ăn bay và dễ dàng hơn trong việc cho ăn. Khi tôm lớn cho ăn thức ăn dạng viên, lớn, ít bụi nên không trộn nước. Khi tôm còn nhỏ thì tôm bắt mồi gần bờ, do đó cho tôm ăn rải thức ăn gần bờ (từ bờ ra giữa ao khoảng 2m). Khi tôm lớn thì rải thức ăn ra xa dần, cách bờ khoảng 1m có thể ra đến hết đầu dàn quạt nước. Rải đều thức ăn xung quanh ao. Thức ăn được cho vào sàng sau cùng. • Theo dõi sự bắt mồi của tôm Kiểm tra nhá tôm ngày 2 lần thông qua sàng ăn (khi tôm lớn). Mỗi ao đặt 2 sàng ăn (80 cm x 80 cm), sàng được đặt sát đáy ao, cách bờ 3 – 4m. Lượng thức ăn cho vào một sàng trong mỗi bữa khoảng 0,5 – 1% tổng lượng thức ăn. Thời gian kiểm tra sàng ăn tùy thuộc vào tuổi và kích cỡ của tôm nuôi. Khi tôm còn nhỏ kiểm tra sàng ăn sau khi cho tôm ăn từ 2 – 2,5 giờ, khi tôm lớn kiểm tra sàng ăn sau khi cho tôm ăn từ 1,25 – 1,5 giờ. Lượng thức ăn còn lại trong nhá, lượng tôm vào nhá, kích cỡ tôm, tình trạng sức khỏe của tôm là căn cứ để xác định lượng thức ăn cho bữa tiếp theo. 32 Kiểm tra độ no của tôm bằng cách quan sát lượng thức ăn trong đường tiêu hóa của tôm từ đó có thể đánh giá được sức khỏe, mức độ bắt mồi và khả năng sử dụng thức ăn của tôm, là căn cứ quan trọng để xác định lượng thức ăn đủ hoặc thiếu, từ đó điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. 3.2.3.2. Quản lý môi trường ao nuôi v Quản lý chất lượng nước Duy trì chất lượng nước tốt và ổn định cho vụ nuôi được xem là một trong những yếu tố phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Bảng 3.3. Các thông số môi trường ao nuôi tại cơ sở Thông số Tại cơ sở Khả năng chịu đựng Thích hợp nhất Nhiệt độ (oC) 26 – 35 9 – 41 28 – 31 pH 7,1 – 8,5 7,0 – 9,3 8,0 – 8,5 Độ mặn (‰) 0 – 22 0 – 50 10 – 30 Oxy hòa tan (mg/l) 3,0 – 7,5 ≥ 1,2 ≥ 4 Độ kiềm (mg CaCO3/l) 90 – 140 80 – 300 80 – 120 Các thông số môi trường ao nuôi tại cơ sở so với lý thuyết về khả năng chịu đựng và khoảng thích hợp nhất của tôm thì tuy không phải đều nằm trong khoảng thích hợp nhất nhưng vẫn thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi. v Diễn biến và những biện pháp cụ thể để quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi w Nhiệt độ Tôm he chân trắng chịu ảnh hưởng khá lớn bởi nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cường độ hô hấp, khả năng bắt mồi, sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Trong khoảng nhiệt độ thích hợp tôm nuôi sẽ tăng cường độ bắt mồi, tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng đề kháng bệnh cao. 33 Diễn biến nhiệt độ nước theo dõi tại cơ sở thực tập được thể hiện trên hình 3.12 và hình 3.13. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi N hi ệt đ ộ (o C ) Sáng Chiều Hình 3.12. Diễn biến nhiệt độ ao E1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi Nh iệ t đ ộ (o C) Sáng Chiều Hình 3.13. Diễn biến nhiệt độ ao E2 Qua hình 3.12 và hình 3.13 cho ta thấy nhiệt độ nước vào buổi sáng ở ao E1, E2 dao động trong khoảng 26 – 30oC, buổi chiều dao động trong khoảng 31 – 35oC. Nhiệt độ nước ở hai ao có sự biến động trong ngày, thấp vào buổi sáng và cao vào 34 buổi chiều. Sự biến đổi theo chu kỳ ngày là không đáng kể. Nhiệt độ nước của hai ao tương đối ổn định và ít biến đổi tuy nhiên có cao hơn nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm he. w pH Tôm he chân trắng có khả năng chịu đựng được pH từ 7,0 – 9,3, pH thích hợp cho tôm he chân trắng phát triển là từ 8,0 – 8,5, pH quá cao hoặc quá thấp, biến động lớn sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi: ảnh hưởng đến hoạt động của tôm, pH thấp có thể làm tổn thương phần phụ, mạng, quá trình lột xác và làm cứng vỏ. pH trong ngày không được thay đổi quá 0,4 – 0,5 đơn vị. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi pH Sáng Chiều Hình 3.14. Diễn biến pH ao E1 35 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi pH Sáng Chiều Hình 3.15. Diễn biến pH ao E2 Qua hình 3.14 và hình 3.15 ta thấy pH ít thay đổi theo thời gian nuôi nhưng pH biến động tương đối lớn trong ngày, thấp vào buổi sáng và cao vào buổi chiều. Ở ao E1 pH vào buổi sáng dao động từ 7,1 – 8,1, buổi chiều dao động từ 7,6 – 8,5. Sự biến động pH trong ngày ở ao E1 dao động từ 0,1 – 0,9 đơn vị. Ở ao E2 pH vào buổi sáng dao động từ 7,0 – 8,2, buổi chiều dao động từ 7,6 – 8,5. Sự biến động pH trong ngày ở ao E2 dao động từ 0 – 1,1 đơn vị. Kết quả cho thấy pH ao nuôi tại cơ sở tuy có sự biến động lớn trong ngày song vẫn nằm trong phạm vi chịu đựng của tôm he chân trắng. Mặc dù vậy sự biến động trong ngày ở hai ao là rất lớn, điều này cũng phần nào làm ảnh hưởng tới quá trình sinh lý, làm giảm tốc độ sinh trưởng của tôm. Sự biến động này cũng phụ thuộc lớn vào sự phát triển của tảo. pH phụ thuộc vào chất đất, sự phát triển của tảo, sự hoạt động của sinh vật đáy, và sự tác động của con người. w Độ mặn Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm nuôi. Độ mặn thay đổi quá lớn trong thời gian ngắn hoặc nằm ngoài giới hạn chịu đựng của tôm có thể gây phản ứng sốc của cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của tôm nuôi. 36 0 5 10 15 20 25 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi Độ m ặn (‰ ) Ao E1 Ao E2 Hình 3.16. Diễn biến độ mặn (S‰) ao E1, E2 Tôm he có thể thích ứng được độ mặn trong khoảng 0 – 50‰. Qua kết quả hình 3.16 cho ta thấy độ mặn có sự biến đổi lớn theo thời gian nuôi. Ao E1 dao động từ 2 – 22‰, ao E2 dao động từ 0 – 18‰. Trại nuôi với số lượng ao khá lớn nên việc cấp nước mặn gặp khó khăn, do đó khi ao bị “đi” nước (3 – 4 ngày có thể mất 10 – 15cm nước) thì trại cấp thêm nước ngọt và chỉ cấp thêm nước mặn vài lần do đó độ mặn giảm dần giữa vụ và tăng dần khi cấp thêm nước mặn ở cuối vụ. Có thời điểm độ mặn xuống 0‰ ở ao E2 từ ngày nuôi 66 tới 78, ao E1 thì giảm xuống thấp nhất 2‰ ở ngày nuôi 72. Do nước có độ mặn thấp nên tôm nuôi có hiện tượng mềm vỏ, tôm dễ bị nhiễm bệnh do nấm nước ngọt gây ra. w Độ kiềm Độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của ao nuôi, đây là chỉ tiêu quan trọng duy trì được sự biến động thấp nhất của pH và nước, hạn chế tác hại của các chất độc có sẵn trong nước. Trong ao nuôi, độ kiềm thích hợp nhất cho tôm nuôi phát triển là 80 – 120 mg CaCO3/l, nó sẽ thúc đẩy phiêu sinh vật cũng như tôm sinh trưởng và phát triển tốt. 37 0 20 40 60 80 100 120 140 160 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi Độ k iề m (m g/ l) Sáng Chiều Hình 3.17. Diễn biến độ kiềm ao E1 0 20 40 60 80 100 120 140 160 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi Độ k iề m (m g/ l) Sáng Chiều Hình 3.18. Diễn biến độ kiềm ao E2 Qua hình 3.17 và hình 3.18 cho ta thấy độ kiềm của hai ao biến động trong khoảng 90 – 140 mg CaCO3/l tương đối ổn định trong thời gian nuôi, độ kiềm thấp vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều. Khoảng dao động này nằm trong khoảng thích hợp của tôm, đảm bảo cho tôm sinh trưởng và phát triển bình thường. Sự biến 38 động của độ kiềm có thể do nước mưa, bón vôi, tôm lột vỏ… Do vậy để duy trì ổn định được độ kiềm trong ao thì phải định kỳ bón vôi một cách hợp lý. Tại cơ sở nuôi định kỳ bón 5 ngày/1 lần/50kg vôi bột, bón vôi vào lúc 19h, hòa tan vào nước và tạt đều ao. Lượng vôi bón, thời gian tùy thuộc vào màu nước, yếu tố môi trường. w Hàm lượng Oxy hòa tan Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp của tôm nuôi, ảnh hưởng tới khả năng bắt mồi và tăng trưởng của tôm nuôi. Nếu hàm lượng oxy xuống quá thấp trong thời gian dài có thể làm tôm nổi đầu và chết hàng loạt nếu không kịp thời xử lý. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan trong nước ở 2 ao nuôi được thể hiện trên hình 3.19 và 3.20. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi D O (m g/ l) Sáng Chiều Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao E1 39 0 1 2 3 4 5 6 7 8 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 Ngày nuôi D O (m g/ l) Sáng Chiều Hình 3.20. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao E2 Qua hình 3.19 và hình 3.20 cho ta thấy hàm lượng oxy hòa tan trong nước biến động theo thời gian trong ngày, thấp vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều. Điều này có thể lý giải là do sự hô hấp và quang hợp của tảo gây nên, ngoài ra còn do chế độ quạt nước, quá trình lên men, phân hủy các chất hữu cơ đáy. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ở ao E1 và ao E2 biến động từ 3 – 7,5 mg O2/l có thể nói là thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ở hai ao đều thấp dần về cuối vụ có lúc xuống tới 3 mg O2/l. Do thả với mật độ dầy, tôm lớn làm cho khoảng không gian trở nên chật hẹp, tôm hoạt động nhiều, cần oxy nhiều do đó khi tôm lớn thường phải tăng cường thêm máy quạt nước, đập nước để tránh hiện tượng tôm thiếu oxy gây nổi đầu sẽ làm giảm năng suất vụ nuôi. Ở những ao có mật độ dày, đáy bẩn, khi tắt quạt nước tôm dễ bị nổi đầu sau khi cho ăn bữa chiều, khoảng 16h30 trở đi. Tại cơ sở nuôi một số ao tôm bị nổi đầu vào thời gian này, tôm kéo đàn lên trên mặt nước và dạt vào vệ bờ. Nếu số lượng ít thì bật ngay tất cả các máy quạt nước, nếu tôm kéo đàn nhiều nổi đầu thì kèm theo là đánh Zeolite với liều lượng 20kg/1000m2, bio yucca với liều lượng 1kg/1000m2, H2O2 với liều lượng 10 lít/1000m2. 40 w Độ sâu mức nước Độ sâu mức nước của hai ao nằm trong khoảng từ 80 – 140 cm, sâu dần về cuối vụ nuôi. Do hai ao bị rò rỉ nước nên mức nước không được ổn định do việc “đi” nước và cấp thêm nước. w Độ trong và màu nước của ao nuôi Sự phát triển ổn định của tảo trong ao là yếu tố cơ bản để ổn định độ trong. Trong quá trình nuôi tại hai ao, do việc duy trì màu nước gặp khó khăn do việc cấp nước thường xuyên làm cho độ trong của ao biến động liên tục trong khoảng 5 – 30 cm. Màu nước tại hai ao nuôi chủ yếu là màu xanh nhạt, xanh đậm, vàng nâu. Màu nước xanh đậm là do tảo lam phát triển mạnh, không tốt cho sinh trưởng của tôm. Khi màu nước quá đậm có thể xử lý bằng cách thay 20 – 30 cm nước. Tại cơ sở để duy trì, gây lại màu nước cho ao nuôi thường dùng phân trùn quế với liều lượng khoảng 25kg/1000m2. Có thể dễ dàng nhận biết tảo tàn khi xuất hiện nhiều bọt ở góc, bờ ao từ đó có những biện pháp hợp lý để gây màu nước ao lại. w Chế độ quạt nước Tùy theo thời kỳ phát triển của tôm nuôi, nhu cầu oxy mà chúng ta bố trí số lượng cánh quạt, dàn quạt (hình 3.3) hợp lý. Trong 15 ngày đầu chạy 1 dàn quạt từ 23h30 tới 6h sáng hôm sau, từ 18h30 đến 20h. Từ 15 ngày tới 30 ngày nuôi chạy 2 dàn quạt. Chạy từ 9h đến 10h30, 13h đến 15h30, 18h đến 20h30 và từ 23h đến 6h sáng hôm sau. Từ sau khi ngừng cho ăn đêm chạy 3 dàn quạt với thời gian như sau: từ 8h30 đến 10h30, 12h30 đến 15h30, 17h30 đến sáng hôm sau. Hình 3.21. Vớt bọt 41 Khi tôm càng lớn khoảng 2 tháng trở đi thì thời gian ngừng quạt trước khi cho ăn và sau khi cho ăn đều được thu ngắn lại, trước khi cho ăn dừng quạt 10 phút, sau khi cho ăn 1 tiếng bật lại quạt nước. Thời gian này có lắp thêm mỗi ao một dàn đập nước (hình 3.4) để tăng hàm lượng oxy trong nước. Quạt nước cung cấp oxy cho tôm sinh trưởng, phát triển, tạo dòng chảy giúp tôm vận động dễ dàng. Ngoài ra nó còn có tác dụng trộn đều nước tránh phân tầng nước trong ao, làm khí độc thoát khỏi môi trường ao nuôi, làm chất thải, thức ăn thừa vào giữa ao, tạo được vùng đáy sạch cho tôm hoạt động và tìm mồi. Chú ý để tốc độ quạt hợp lý, tránh làm đọng bùn ao, cản trở sự bơi lội của tôm, xói lở bờ ao. Cần tăng cường quạt nước trong thời điểm sau: - Lúc trời âm u, trời mưa. - Thời tiết nắng nóng, không có gió. - Sau khi mưa, bổ sung nước mới. - Xử lý hóa chất. Ngoài ra còn có thể giảm số lượng quạt khi ban ngày trời có gió mạnh, gió tạo sóng trong ao giúp trộn oxy vào nước. w Chế độ thay nước, thêm nước Thay, thêm nước không theo chu kỳ nhất định mà phụ thuộc vào mực nước, chất lượng nước trong ao. Khi nước bị rò rỉ ra ngoài thì tiến hành cấp nước, tại cơ sở một số ao nuôi chủ yếu là cấp nước ngọt từ ao chứa, không qua xử lý mà chỉ qua túi lọc. Lượng nước cấp và thay vừa phải, tránh gây sốc cho tôm nuôi. Xử lý trực tiếp trong ao sau khi cấp nước mặn, xử lý bằng thuốc sát trùng Germicide với liều lượng 0,6 - 1ppm (0,6 – 1 kg/1000m3) hoặc ClO2 (Chlorine Dioxide disinfectant) với liều lượng 0,3 – 0,5ppm (300 – 500 g/1000m3) với tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm… Xử lý vào khoảng 9h, hòa tan Germicide hay ClO2 vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao (chú ý không đổ nước vào ClO2). 42 w Hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi Bảng 3.4. Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi STT Tên hóa chất Liều lượng Công dụng 1 Zeolite 10 – 30 kg/1000m2 - Hấp thụ, giải phóng chất độc như NH3, H2S, NO2, NO3. - Tạo tảo Silic, ổn định pH, tạo oxy đáy… 2 Dolomite 5 – 50 kg/ha - Điều khiển giữ cân bằng pH. - Gây màu nước ao. 3 Canxi cacbonat 20 – 30 ppm - Khử trùng, khử phèn… - Ổn định pH và độ kiềm. 4 Germicide 0,4 – 1 ppm - Tiêu diệt mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…). - Phòng trị bệnh (phát sáng, đứt râu, mòn đuôi). 5 ClO2 0,1 – 0,5 ppm - Sát trùng, diệt khuẩn nguồn nước trong ao nuôi. 6 B.K.C (Benzalkonium chloride) 1 lít/1600 – 2000m2 - Trị đứt râu, mòn đuôi, vàng mang, đen mang. - Diệt nấm và protozoa bám trên thân tôm… 7 Bio Yucca 300g/1000m2 - Giảm nhanh NH3, khi tôm nổi đầu dùng 500g/1000m2. 8 Methionin 3 – 5 viên/1kg thức ăn - Trị bệnh phân trắng. 43 3.2.3.3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống Kế hoạch 7 ngày tiến hành kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm 1 lần. Khi tôm nhỏ dùng nhá kiểm tra tôm, khi tôm lớn dùng chài thu mẫu kiểm tra. Bảng 3.5. Kết quả theo dõi sự tăng trưởng của tôm theo thời gian nuôi Ao Ngày nuôi L (cm) ADGLL(cm/ngày) W (g) ADGW (g/ngày) 15 4.7 1.2 22 5.2 0.07 1.8 0.09 29 5.7 0.07 2.4 0.09 36 6.4 0.10 3.5 0.16 43 7.5 0.16 5 0.21 50 8.6 0.16 6.5 0.21 57 9.8 0.17 7.9 0.20 64 10.9 0.16 9.2 0.19 71 11.9 0.14 10.6 0.20 78 12.3 0.06 11.7 0.16 85 12.7 0.06 12.3 0.09 E1 92 13 0.04 12.8 0.07 15 4.6 1.1 22 5 0.06 1.8 0.10 29 5.6 0.09 2.3 0.07 36 6.3 0.10 3.4 0.16 43 7.4 0.16 4.8 0.20 50 8.6 0.17 6.3 0.21 57 9.5 0.13 7.4 0.16 64 10.7 0.17 8.6 0.17 71 11.3 0.09 9.8 0.17 78 11.6 0.04 10.7 0.13 85 12 0.06 11.4 0.10 E2 92 12.3 0.04 12 0.09 Qua bảng 3.5 cho ta thấy: Ao E1 trong khoảng thời gian nuôi là 77 ngày, về chiều dài dao động từ 4,7 – 13 cm. Về khối lượng dao động từ 1,2 – 12,8 g. Ao E2 cũng trong khoảng thời gian nuôi là 77 ngày, về chiều dài dao động từ 4,6 – 12,3 cm. Về khối lượng dao động từ 1,1 – 12 g. 44 Điều này chứng tỏ sự tăng trưởng của tôm ở hai ao theo thời gian nuôi là không đồng đều cả về chiều dài và khối lượng. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm nuôi tại ao E1 và E2 được thể hiện qua các hình 3.22 và hình 3.23. 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 85 Ngày nuôi AD G L (c m /n gà y) Ao E1 Ao E2 Hình 3.22. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tôm ao E1 và E2 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 15 22 29 36 43 50 57 64 71 78 85 Ngày nuôi AD G W (g /n gà y) Ao E1 Ao E2 Hình 3.23. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm ao E1 và E2 45 Qua các hình 3.22, hình 3.23 cho ta thấy tôm ở hai ao đều lớn nhanh nhất trong giai đoạn tháng nuôi thứ hai. Ở giai đoạn này tôm lột xác mạnh và tăng mạnh về khối lượng kích thước, ADGL của tôm hai ao cao nhất lên tới 0,17 cm/ngày, ADGW cao nhất là 0,21 g/ngày. Tới giữa tháng thứ ba thì lớn chậm lại, cụ thể là tới những ngày gần thu hoạch ADGL của tôm hai ao chỉ còn khoảng 0,04 – 0,06 cm/ngày và ADGW là 0,07 – 0,09 g/ngày. Sự sinh trưởng của tôm phụ thuộc rất lớn vào mật độ, nhiệt độ, độ mặn và chế độ quản lý chăm sóc. Do đó, với mật độ nuôi cao, độ mặn còn thấp nên tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi tại hai ao E1 và E2 còn chậm. 3.2.4. Những bệnh thường gặp và các phương pháp phòng và trị bệnh Trong nuôi thủy sản việc phòng bệnh cho tôm là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quyết định thắng lợi cho vụ nuôi. Khi tôm nuôi bị bệnh, với những bệnh lạ việc chẩn đoán và chữa trị là hết sức khó khăn cùng với đó là việc trị bệnh cho tôm không phải lúc nào cũng có kết quả như mong muốn. Tại cơ sở nuôi việc phòng bệnh được đưa lên hàng đầu. - Với hệ thống ao, cấp, thoát nước được bố trí hợp lý, quá trình cải tạo, phơi đáy được làm kỹ. - Chọn giống tốt, thả đúng kỹ thuật. - Cho tôm ăn đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. - Quản lý tốt môi trường ao nuôi. Tuy nhiên tại cơ sở vẫn còn hạn chế là nước ngọt đưa vào ao nuôi không qua xử lý. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị tại cơ sở: - Mềm vỏ do nuôi nước ngọt: xử lý bằng cấp thêm nước mặn và bón CaCO3. - Bệnh đen mang do nước ao bẩn, nhiều chất hữu cơ lơ lửng. Xử lý bằng cách thay 20 – 30 cm nước và xử lý B.K.C với liều lượng: 1 lít/1600 – 2000m3 nước tùy thuộc bệnh nặng hay nhẹ. 46 H Hình 3.24a Hình 3.24b Hình 3.24. Tôm bị đen mang - Bệnh tím mang do chất hữu cơ, vi khuẩn. Xử lý bằng ClO2 với liều lượng 500g/1000m3 nước, bón zeolite 20kg/1000m2 kết hợp với bio - yucca liều lượng 300g/1000m2. - Bệnh chấm đen do vi khuẩn, nấm. Theo kinh nghiệm tại trại thì những ao nuôi có độ mặn dưới 5‰ là dễ bị bệnh này, nếu nuôi với độ mặn trên 10‰ thì không bị chấm đen. Bệnh này có thể do nuôi nước ngọt tôm bị mềm vỏ, vỏ bị tổn thương có màu đen do sắc tố melanin (do hoạt động miễn dịch của tôm tạo ra), có nấm, vi khuẩn cơ hội bám trên vết thương tạo thành một lớp màng nhầy. Nếu không xử lý kịp thời tôm lột sẽ bị dính vỏ và chết. Hình 3.25a Hình 3.25b Hình 3.25. Tôm bị chấm đen 47 Tại cơ sở nuôi, ao E2 bị nhiễm nhẹ bệnh này vào ngày nuôi thứ 45, được phát hiện và xử lý kịp thời. Sau xử lý 3 ngày thì sạch bệnh. Cách xử lý: xả nước ao và cấp thêm nước mặn, xử lý germicide 1kg/1000m3. - Bệnh phân trắng do tôm bị đường ruột, phân tôm bị bệnh trắng như sợi cước và nổi quanh bờ ao. Xử lý bằng methionin với liều lượng 5 viên/1kg thức ăn. Bệnh này có thể phòng với liều lượng 2 – 3 viên/1kg thức ăn. 3.2.5. Thu hoạch và hạch toán kinh tế 3.2.5.1. Thu hoạch Hai ao được thu trong một ngày từ sáng tới chiều. Trước tiên xả nước ao còn 50 – 60 cm kết hợp với thu dọn dàn quạt nước, đập nước, sau đó sử dụng lưới điện để thu tôm. Bảng 3.6. Kết quả nuôi Chỉ tiêu kỹ thuật Ao E1 Ao E2 Thời gian nuôi (ngày) 92 92 Diện tích ao nuôi (m2) 3500 3500 Số lượng tôm thả (vạn con) 60 60 Mật độ thả (con/m2) 172 172 Lượng tôm thu hoạch (kg) 6200 5800 Năng suất (kg/ha) 17714 16571 Cỡ tôm thu (con/kg) 78 83 Trọng lượng tôm thu trung bình (g/con) 12,8 12 Tỷ lệ sống khi thu hoạch (%) 80,60 80,23 Lượng thức ăn sử dụng (kg) 8746 7758 Hệ số FCR 1,41 1,34 Nhận xét: từ bảng 3.6 ta thấy hệ số chuyển đổi thức ăn FCR tại 2 ao nuôi E1, E2 lần lượt là 1,41 và 1,34 là phù hợp với mô hình nuôi thâm canh mật độ cao và sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm. Tuy nhiên, vì thả với mật độ cao, độ mặn ao nuôi thấp, kích cỡ giống khi thả nhỏ, do đó tỷ lệ sống của tôm nuôi xác định khi thu 48 hoạch chỉ khoảng 80%. Mặc dù vậy, với chế độ chăm sóc quản lý tại cơ sở đã cho năng suất nuôi khá cao từ 16 – 17 tấn/ha. 3.2.5.2. Hạch toán kinh tế Bảng 3.7. Chi phí sản xuất trung bình cho một ao nuôi Hạng mục Chi phí cho một ao (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Cải tạo ao 3,5 1,5 Điện + dầu máy nổ 14,5 6,1 Hóa chất 15 6,3 Con giống 21 8,8 Nhân công 15 6,3 Thức ăn 150 62,8 Khấu hao tài sản cố định 12 5,0 Chi phí khác 8 3,3 Tổng 231 100,0 Bảng 3.8. Tổng thu từ hai ao Ao Sản lương (kg) Đơn giá (nghìn đ/kg) Thành tiền (triệu) E1 6200 65 403 E2 5800 59 342,2 - Tổng chi phí cho hai ao là: 462 triệu đồng - Tổng thu hai ao: 745,2 triệu đồng - Lợi nhuận hai ao thu được = Tổng thu – Tổng chi = 745,2 – 462 = 283,2 (triệu đồng) Qua đó ta thấy nếu tôm ít bị nhiễm bệnh thì lợi nhuận thu được từ một ao sau một vụ nuôi tại cơ sở trung bình khoảng 140 triệu đồng. Trên tực tế tại cơ sở một số ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh được thu sớm, tuy nhiên số này là rất ít. 49 Với quy mô khá lớn, hai khu vực nuôi: 24 ao tại trại thực tập (bây giờ là 25), cùng với 10 ao nuôi tại xã khác cùng huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, hoàn toàn nuôi tôm he chân trắng. Nhìn chung sau 3 vụ nuôi (bắt đầu từ đầu năm 2008) đều thành công, anh Nguyễn Văn Dương đã thu được lợi nhuận khá lớn từ nghề nuôi tôm thẻ chân trắng này. Hiện nay anh vẫn tiếp tục tìm hiểu và áp dụng những mô hình nuôi thâm canh đạt năng suất cao cho trại xản xuất. 50 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận v Về điều kiện tự nhiên: điều kiện tự nhiên tại khu vực nuôi tương đối tốt, tuy nhiên có mưa nhiều vào cuối vụ làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm nuôi. Hệ thống ao nuôi được xây dựng trên vùng cao triều, được xây dựng quy củ, giao thông thuận tiện. Nguồn nước ngọt đầy đủ. Tuy nhiên không có hệ thống ao chứa nước mặn, ao xử lý nước thải, thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng đến chất lượng nước của khu vực nuôi. v Về kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi: ao nuôi được thiết kế phù hợp với nuôi tôm công nghiệp, mật độ cao. Công tác cải tạo ao, diệt tạp, gây màu nước được thực hiện khá tốt, tạo nền đáy sạch và chất lượng nước ban đầu tương đối tốt. Nguồn nước mặn cấp ban đầu qua xử lý trực tiếp trong ao. Trại có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt. v Kỹ thuật tuyển chọn và thả giống: tôm giống được mua chủ yếu từ công ty TNHH C.P Việt Nam có chất lượng tốt. Quá trình tuyển chọn và thả giống được thực hiện đúng kỹ thuật. Tuy nhiên mật độ nuôi cao (172 – 180 con/m2) dẫn đến khó khăn cho quản lý chăm sóc và tôm sinh trưởng chậm. v Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi w Thức ăn và chế độ cho ăn Dựa vào hướng dẫn trên bao bì và dựa theo kinh nghiệm do đó kỹ thuật cho ăn va lượng thức ăn được điều chỉnh phù hợp. Do đó hệ số chuyển đổi thức ăn toàn vụ thấp (FCR < 1,5). w Quản lý chất lượng nước Có sử dụng định kỳ CaO, CaCO3 (20 – 30 ppm), Dolomite (50 kg/ha) để ổn định môi trường ao nuôi, kết hợp với theo dõi môi trường ao nuôi định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời. Các yếu tố môi trường tại cơ sở thực tập đều trong giới hạn chịu đựng của tôm he chân trắng. 51 Nước ngọt cấp trong quá trình nuôi trực tiếp không qua xử lý, chỉ qua túi lọc nên không đảm bảo sạch mầm bệnh. v Thu hoạch và hạch toán kinh tế Khối lượng bình quân tôm nuôi sau 92 ngày đạt khoảng 12 – 12,8g/con, tỷ lệ sống khi thu hoạch khoảng 80%. Lợi nhuận đạt khoảng 140 triệu đồng/ao/vụ. 4.2. Đề xuất ý kiến - Cần có biện pháp xử lý nước thải sau sử dụng trước khi thải ra môi trường để tránh ô nhiễm môi trường sinh thái xung quanh, và tránh sự lây lan mầm bệnh. - Cần có ao lắng để xử lý nước trước khi cấp nước vào ao nuôi để hạn chế mầm bệnh. - Nên duy trì độ mặn trong ao trong khoảng 10 – 30‰, hạn chế nuôi tôm nước ngọt tránh hiện tượng mềm vỏ và tránh một số bệnh thường gặp ở những ao nuôi có độ mặn thấp. - Nuôi với mật độ vừa phải để dễ dàng trong quản lý chăm sóc, tăng khối lượng cá thể khi thu hoạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Dung (2007) Cuộc cách mạng tôm chân trắng ở Thái Lan. Thông tin khoa học công nghệ - Kinh tế thủy sản 10/2007. 2. Phạm Dung (2007) Nuôi tôm chân trắng ở Mehico – Một ngành sản xuất đang tăng trưởng. Thông tin khoa học công nghệ - Kinh tế thủy sản 09/2007. 3. Lục Minh Diệp (2003), Giáo trình Kỹ thuật nuôi giáp xác, Đại học Thủy Sản Nha Trang. 4. Thái Bá Hồ - Ngô Trọng Lư (2003) Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Bản tin của Hội Nghề Cá Việt Nam, số 139, 08/2007. 6. Sổ tay kỹ thuật tôm thẻ chân trắng – Công ty C.P Group. 7. Phạm Văn Tình (2007) Nuôi tôm chân trắng cơ hội và thách thức. Thông tin Khuyến ngư Việt Nam, số 06/2007. 8. Đào Văn Trí (2003) “Một số đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa và Phú Yên” (tham luận). Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Nha Trang. 9. Vấn đề cần quan tâm trong sản xuất tôm giống (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009). 10. 11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_tot_nghiep_pham_phuc_loi_5526.pdf
Luận văn liên quan