Tìm hiểu thị trường chứng khoán tại Công ty chứng khoán
BẢN THU HOẠCH VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Họ và tên : Lê Thị Kim Oanh Ngày sinh: 25/02/1987
Lớp : CB 1 – K 07 Điện thoại: 0985727839
I. Một số vấn đề chính của Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay:
· Tháng 12/2006, mức vốn hoá của thị trường đạt 13,8 tỷ USD (= 22,7% GDP), tăng gần 20 lần so với 2005; đến nay đạt khoảng 27,5 tỷ USD (= 40% GDP), tăng hơn 1.570 lần so với năm 2000, vượt dự đoán và mục tiêu cho 2010.
· Số lượng cty niêm yết tăng đột biến vào năm 2006 (thêm 100 cty), nâng tổng số cty niêm yết lên 193 cty. Đến nay có 219 cty niêm yết
· Số TKGD tăng từ 120.000 tài khoản (12/2006) lên > 250.000 TKGD hiện nay.
· Có 35 quỹ đầu tư đang hoạt động, trong đó có 23 quỹ đầu tư nước ngoài; số lượng và quy mô của các quỹ đầu tư đang tiếp tục tăng nhanh .Năm 2000, chỉ có 06 công ty chứng khoán, đến tháng 05/2007 đã có 55 công ty, tăng 14 công ty so với năm 2005. Dự kiến hết năm 2007 sẽ có 100 công ty.
· Hàng loạt chính sách tiếp thị, khuếch trương thu hút thêm nhà đầu tư góp phần làm thị trường sôi động
· Hoạt động tự doanh của các công ty này cũng là một phần quan trọng của thị trường (các Cty CK phát triển)
· Ngoài ra còn có sự tham gia của 18 công ty quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia lưu ký chứng khoán.
· Các VPĐD của Cty chứng khoán nước ngoài
· Hàng chục ngân hàng lưu ký và công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán cho các công ty niêm yết.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thị trường chứng khoán tại Công ty chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THU HOẠCH VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Họ và tên : Lê Thị Kim Oanh Ngày sinh: 25/02/1987
Lớp : CB 1 – K 07 Điện thoại: 0985727839
I. Một số vấn đề chính của Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay:
Tháng 12/2006, mức vốn hoá của thị trường đạt 13,8 tỷ USD (= 22,7% GDP), tăng gần 20 lần so với 2005; đến nay đạt khoảng 27,5 tỷ USD (= 40% GDP), tăng hơn 1.570 lần so với năm 2000, vượt dự đoán và mục tiêu cho 2010.
Số lượng cty niêm yết tăng đột biến vào năm 2006 (thêm 100 cty), nâng tổng số cty niêm yết lên 193 cty. Đến nay có 219 cty niêm yết
Số TKGD tăng từ 120.000 tài khoản (12/2006) lên > 250.000 TKGD hiện nay.
Có 35 quỹ đầu tư đang hoạt động, trong đó có 23 quỹ đầu tư nước ngoài; số lượng và quy mô của các quỹ đầu tư đang tiếp tục tăng nhanh .Năm 2000, chỉ có 06 công ty chứng khoán, đến tháng 05/2007 đã có 55 công ty, tăng 14 công ty so với năm 2005. Dự kiến hết năm 2007 sẽ có 100 công ty.
Hàng loạt chính sách tiếp thị, khuếch trương thu hút thêm nhà đầu tư góp phần làm thị trường sôi động
Hoạt động tự doanh của các công ty này cũng là một phần quan trọng của thị trường (các Cty CK phát triển)
Ngoài ra còn có sự tham gia của 18 công ty quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia lưu ký chứng khoán.
Các VPĐD của Cty chứng khoán nước ngoài
Hàng chục ngân hàng lưu ký và công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán cho các công ty niêm yết.
II. Những vấn đề chung về công ty chứng khoán
Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả tốt, không thể thiếu các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. Thị trường chứng khoán bao gồm các chủ thể: Chủ thể phát hành, nhà đầu tư, các chủ thể kinh doanh dịch vụ và chủ thể quản lý.Công ty chứng khoán là một trong những chủ thể tham gia kinh doanh dịch vụ trên thị trường, bên cạnh chủ thể khác như ngân hàng, quỹ đầu tư, … Mục tiêu của thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy để thúc đẩy thị trường phát triển, hoạt động một cách trật tự, công bằng và có hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng khoán.
1. Khái niệm:
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK.
Cùng với sự phát triển của TTCK, các nhà môi giới hoạt động riêng lẻ với nhau đã được gia tăng về quy mô, phạm vi cũng như đòi hỏi phải có sự tập hợp có tổ chức các nhà môi giới lại thành công ty chứng khoán.
2. Vai trò của Công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán có 3 chức năng chủ yếu trên thị trường tài chính:
- Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi (nhà đầu tư) đến những người muốn sử dụng vốn (người phát hành chứng khoán)
- Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư
- Cung cấp cơ chế chuyển chứng khoán thành tiền mặt cho các nhà đầu tư – hay là tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán.
Đối với các chủ thể khác nhau trên thị trường Chứng khoán, công ty chứng khoán có vai trò:
- Đối với các tổ chức phát hành: Các công ty chứng khoán có vai trò huy động vốn cho các tổ chức phát hành. Thực hiện tư vấn đầu tư dưới dạng tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết,…
- Đối với các nhà đầu tư: Công ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí, thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư
- Đối với TTCK: Công ty chứng khoán có vai trò chính là góp phàn tạo lập giá cả, điều tiết thị trường; và góp phần tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính, đồng thời tạo ra các sản phẩm mới
- Đối với các cơ quan quản lý thị trường: Công ty chứng khoán cung cấp thông tin về TTCK nhằm quản lý thị trường hiệu quả.
3. Phân loại
Công ty chứng khoán được phân thành 5 loại chính:
- Công ty môi giới chứng khoan
- Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Công ty kinh doanh chứng khoán
- Công ty trái phiếu
- Công ty chứng khoán không tập trung.
4. Loại hình hoạt động
Là một chủ thể kinh doanh, công ty chứng khoán cũng có những đặc điểm tương đồng với tổ chức hoạt động của các công ty khác nói chung. Đó chính là được tổ chức theo mô hình:
- Công ty hợp danh,
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Hiện Việt Nam có 65 Công ty chứng khoán, trong đó mới chỉ có số ít là Công ty hợp danh (10 công ty) và 55 Công ty cổ phần, còn loại hình công ty chứng khoán hợp danh tuy phổ biến ở nước ngoài nhưng lại chưa có mặt tại nước ta.
5. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán:
Các nghiệp vụ chính :
- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
- Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
- Nghiệp vụ tự doanh
Các nghiệp vụ phụ trợ:
- Lưu ký chứng khoán
- Quản lý thu nhập của khách hàng
- Nghiệp vụ tín dụng
- Nghiệp vụ quản lý quỹ
6. Điều kiện và thủ tục thành lập CTCK:
Công ty chứng khoán là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, nên về việc thành lập, hay hoạt động đều được quy định rất khắt khe, có nhiều điều kiện ràng buộc. Tất cả được quy định rõ trong Luật Chứng khoán, ở chương VI, điều 62. Ngoài ra còn có thể tham khảo ở Nghị định 14 của Chính phủ, quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK ( ban hành theo Quyết định 27/ 2007 của Bộ Tài chính)
Quy định về mức vốn pháp định đối với các nghiệp vụ:
- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: 25 tỷ VNĐ
- Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán: 100 tỷ VNĐ
- Nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp đầu tư chứng khoán: 10 tỷ VNĐ
- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ VNĐ
- Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: 3 tỷ VNĐ
III. Tình hình hoạt động công ty chứng khoán trong những năm gần đây:
1. Tình hình hoạt động:
Về số lượng và quy mô:
- Tại thời điểm đầu tiên ( tháng 7/2000) chỉ có 6 công ty chứng khoán hoạt động và giao dịch trên sàn HOSE
- Trước tháng 7/2005 có 13 công ty chứng khoán. Lúc này thị trường đã phát triển nhưng không đồng đều
- Giai đoạn năm 2006. Số lượng các công ty chứng khoán tăng đột biến lên 55 công ty. Đây chính là lúc thị trường phát triển và bùng nổ.
- Từ tháng 8/2007 đến nay có 65 công ty hoạt động. Thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh sâu, hoạt động kém sôi nổi và xuống dốc liên tục
Về chất lượng:
- Loại hình hoạt động chủ yếu là từ 4 – 5 nghiệp vụ.
- Lợi nhuận thu về khá lớn, có rất nhiều công ty chứng khoán tăng vốn điều lệ như: SSI, Sao Việt, An Bình, Hà Thành, Kim Long.
2. Thuận lợi của các công ty chứng khoán hiện nay:
- Việt Nam là một thị trường mới nổi nên thị trường còn rất nhiều tiềm năng.
- Số lượng khách hàng tiềm năng – kể cả doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư còn rất nhiều
- Còn rất nhiều công ty đại chúng chưa niêm yết nên việc tư vấn, môi giới, bảo lãnh phát hành là rất quan trọng, các công ty chứng khoán cần chú trọng khai thác.
3. Hạn chế của những công ty chứng khoán hiện nay:
Công nghệ:
- Thiếu đồng bộ, lạc hậu, chưa an toàn.
- Sử dụng phần mềm khác nhau giữa các công ty gây ra lãng phí do không đạt chuẩn về phần mềm.
Nhân lực:
- Sự thiếu nhân lực về cả số lượng và chất lượng. Hầu như không có một công ty chứng khoán nào đảm bảo đủ điều kiện về số người trong ban giám đốc và nhân viên kinh doanh có chứng chỉ hành nghề.
- Mất nhân sự: Do nhân viên nghỉ việc hoặc mất việc dẫn đến tình trạng công ty chứng khoán phải hạ hạn mức xuống, tuyển sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc nhân viên không đủ yêu cầu.
Số lượng các công ty chứng khoán vi phạm quy định của Luật chứng khoán và Ủy ban chứng khoán nhà nước nhiều.
Doanh thu của các công ty chứng khoán chủ yếu là tự doanh, trong khi đáng lẽ phải là nguồn thu từ phí giao dịch của khách hàng và các khoản tự doanh này chủ yếu là bất hợp pháp.
4. Rủi ro:
- Rủi ro thứ nhất liên quan đến môi trường kinh doanh:
+ Sự ra đời ồ ạt của các công ty chứng khoán dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về phí giao dịch, công nghệ, dịch vụ tiện ích.
+ Thị trường Việt Nam còn nhỏ bé, sơ khai: chỉ mới gần 300.000 tài khoản và số lượng công ty chứng khoán, doanh nghiệp còn ít.
+ Việt Nam gia nhập WTO theo lộ trình thì sau 5 năm Việt Nam phải mở cửa thị trường tài chính, mở đường cho các công ty chứng khoán nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty chứng khoán Việt Nam gặp bất lợi về quy mô vốn, quản trị nhân lực, chất lượng,… và để cạnh tranh được với các công ty nước ngoài chúng ta buộc phải mua bán lại – sát nhập các công ty chứng khoán.
+ Thị trường Việt Nam hiện nay đang biến động theo chiều hướng tiêu cực làm giảm lợi nhuận cũng như hoạt động của các công ty chứng khoán.
- Rủi ro về chất lượng nhân lực gây nên tổn thất cho công ty và khách hàng.
5. Xu hướng phát triển:
- Không cạnh tranh bằng giá, phí mà thay vào đó là cạnh tranh bằng công nghệ và các dịch vụ tiện ích
- Công ty chứng khoán phải đi kèm với ngân hàng: Ngân hàng vừa là kênh thanh toán tiền mặt, kênh cung cấp dịch vụ tài chính đi kèm, vừa là kênh dẫn vốn trong cho vay khi nhà đầu tư cần.
- Sự liên kết của nhiều ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu thị trường chứng khoán tại Công ty chứng khoán <ngắn hạn>.DOC