Tìm hiểu về tivi màu sony kv-1485

Khi khối quét dòng không hoạt động => sẽ mất điện áp cung cấp cho đèn hình và hầu hết các khối tín hiệu trong máy => do đó màn hình sẽ mất ánh sáng, nh ưng vì khối nguồn vẫn hoạt động vì vậy đèn báo nguồn vẫn có. Trong một số trường hợp máy bị chập cao áp hoặc chập cuộn lái tia => dẫn đến sò dòng bị chập => dẫn đến nguồn bị chập phụ tải, nếu là nguồn không cách ly thì kéo theo bị chập IC công suất nguồn, nếu là nguồn cách ly thì làm cho nguồn bị tự kích , đèn báo nguồn chớp sáng liên tục và không có màn sáng .

pdf24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4251 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về tivi màu sony kv-1485, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................02 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MÁY THU HÌNH 01. Khái niệm...............................................................................................................03 02. Lịch sử ra đời........................................................................................................03 03. Phân loại...............................................................................................................04 Chương II : TÌM HIỂU VỀ TIVI MÀU SONY KV-1485 01. Giới thiệu chung.....................................................................................................06 02. Sơ đồ của tivi SONY KV-1485.............................................................................06 03. Nguyên lý hoạt động của các khối.........................................................................10 04. Bản chất tín hiệu và quá trình xử lý tín hiệu trong Tivi mầu..................................11 05. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động màn hình màu........................................................13 06. Tìm hiểu về đèn hình màu.....................................................................................14 07. Bộ kênh..................................................................................................................15 CHƯƠNG III : CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 01. Màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang................................................................16 02. Màn ảnh bị méo tuyến tính dọc, co dưới chân, dãn trên đầu.................................16 03. Hình bị trôi theo chiều dọc.....................................................................................16 04. Hình vừa đổ vừa trôi..............................................................................................17 05. Không có điện vào máy, không có tiếng, không có màn sáng................................17 06. Hình ảnh bị uốn éo, có tiếng ù ở loa.......................................................................17 07. Máy không thu được tín hiệu, màn ảnh có nhiễu không có hình...........................18 08. Máy thu được tín hiệu nhưng các kênh đều bị nhiễu..............................................18 09. Máy thu được dải UHF nhưng không thu được dải VHF hoặc ngược lại..............19 10. Máy đang xem thì di kênh mất hình.......................................................................19 11. Có màn sáng mịn, không có hình, không có nhiễu.................................................20 12. Ti vi có hình đen trắng nhưng mất mầu.................................................................20 13. Có hình, mất âm thanh, không có tiếng sôi ở loa...................................................21 14. Tiếng bị rồ xen vào tiếng nói hoặc chỉ có tiếng rồ không có tiếng nói.................21 15. Các trường hợp khác......................................................................................22 DANH SÁCH NHÓM............................................................................23 Lớp K13TVT Trang 1 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội. Khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng. Với bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người cũng cần đến thông tin. Vì vậy trong vài thập kỷ gần đây đã có sự bùng nổ về thông tin đã và đang chuyển sang kỷ nguyên công nghệ thông tin. Ở Việt Nam, trong nhưng năm gần đây, không chỉ ở thành thị mà còn nông thôn vùng sâu, vùng xa thông tin đều đến được. Tivi đã trở thành một phương tiện giải trí cũng như là phương tiện cập nhập thông tin. Có thể nói lịch sử phát triển của tivi đi đôi với sự phát triển trình độ của con người. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về thông tin, rất nhiều hãng đã tập trung vào nghiên cứu và phát triển hệ thống tivi ngày càng tân tiến, mang lại sự hài lòng cho người sử dụng. Trong đó, SONY là một hãng điện tử lớn ở Việt Nam, đã thực sự làm hài lòng người dùng bằng chính công nghệ tiên tiến của mình. Quá trình tham khảo các tài liệu nghiên cứu về tivi màu SONY đã giúp em thấy rõ được phần nào những lợi ích mà ti ti màu SONY mang lại cho người sử dụng. Do đó trong đề tài này em chủ yếu nghiên cứu tổng quan về tivi màu SONY KV- 1485MT. Với thời gian có hạn, nên trong nội dung không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng của các bạn. Chúng em xin chân thành cám ơn. Lớp K13TVT Trang 2 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Chương I : TỔNG QUAN VỀ MÁY THU HÌNH 1. Khái niệm về truyền hình: Truyền hình hay còn được gọi là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo. 2. Lịch sử ra đời và phát triển của TiVi : Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: - Các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. - Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí. Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực.Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự. Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thống phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó. • Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV. Lớp K13TVT Trang 3 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG • Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại. • Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ. • Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950. • Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh. • Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969. • Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ. • Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio. • Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình. 3. Phân loại :  Theo nhà sản xuất :  SAMSUNG  LG  TOSHIBA  SONY  Theo công nghệ :  Ti Vi đen trắng  TV CRT (màu)  TV LCD  TV Plasma Lớp K13TVT Trang 4 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG  TV LED  TV 3D Chương II TỔNG QUAN VỀ TIVI MÀU SONY KV-1485 * Các chỉ tiêu kỹ thuật của tivi màu SONY KV-1485  Hệ truyền hình: M, B/G, I, D/K  Hệ màu: PAL, PAL60, NTSC4.43, NTSC3.58, SECAM  Dải tần số: Hệ tivi M B/G I D/K VHF-L A2 ≈ A6 E2 ≈ E4 R1 ≈ R5 VHF-L A7 ≈ A13 E5 ≈ E12 R6 ≈ R12 UHF  Trở kháng đầu vào ăng ten: 75Ω  Đầu vào AV : • Video : 1Vp-p, 75Ω • Audio : 500mV  Model KV- 1485  Công suất tiếng ra 3W  Đèn hình cm (inch) : 37(14)  Trong lượng (Kg) : 11kg  Sơ đồ khối tổng quát của Ti vi mầu về mặt chức năng có thể chia làm hai nhóm chính như sau : - Nhóm thứ nhất có chức năng tạo ánh sáng trên màn ảnh, bao gồm khối nguồn nuôi, khối quét dòng và khối quét mành , nhóm này hoạt động trước . - Nhóm thứ 2 có chức năng thu và xử lý tín hiệu hình ảnh và âm thanh, bao gồm : Bộ kênh & trung tần, khối chuyển mạch AV, khối xử lý tín hiệu chói, khối giải mã mầu, khối khuếch đại công xuất sắc và khối đường tiếng , các khối trong nhóm này hoạt động sau nhóm thứ nhất. Lớp K13TVT Trang 5 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 1. Giới thiệu chung : Ngay từ những giai đoạn đầu của truyền hình, hãng SONY đã đưa ra thị trường các tivi có đặc điểm khác hẳn với các tivi của hãng khác. Có hai sự khác biệt cơ bản giữa các tivi của hãng SONY và các tivi của các hãng khác đó là:  Đèn Hình  Tính lắp lẫn Hãng SONY đã tạo ra các thiết bị thu hình riêng biệt của mình và luôn hoàn thiện nâng cao chất lượng. Một trong những ưu điểm khác với đèn hình khác. Trong những năm gần đây của sự phát triển máy thu hình màu, hãng SONY đã sử dụng đèn hình loại TRINITRON. 2. Sơ đồ của tivi SONY KV-1485 : Sơ đồ khối tivi SONY KV-1485 gồm 6 phần chính :  Phần cao tần – trung tần – tách sóng gồm các khối nhỏ từ 1 đến 6.  Phần tiếng gồm các khối nhỏ 7.8 Lớp K13TVT Trang 6 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG  Phần đường hình gồm các khối nhỏ từ 9 đến 16  Phần đồng bộ và tạo xung quét mành gồm các khối nhỏ từ 17 đến 22.  Phần vi xử lí điều khiển gồm 23, 24.  Phần nguồn gồm 25, 26.  Phần đèn hình màu a) Phần cao tần – trung tần – tách sóng gồm các khối nhỏ từ 1 đến 6 : • 1,2 Hộp kênh thu tín hiệu từ anten : Nhiệm vụ của bộ kênh là thu tín hiệu sóng mang từ đài phát thông qua Anten, sau đó đổi tần về tín hiệu chung IF để dễ dàng khuếch đại. • 3 - Mạch khuếch đại trung tần chung : Nhiệm vụ của mạch KĐ trung tần là khuếch đại tín hiệu IF lên biên độ đủ lớn sau đó tách sóng để lấy ra tín hiệu Video tổng hợp. • 4 - tách sóng video và khuếch đại sơ bộ sau tách sóng video. • 5 - mạch tự động điều chỉnh tần số ngoại sai AFC (Auto Frequency Control) hoặc AFT (Auto Frequency Tuning) • 6 - tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại AGC (Auto Gain Control). b) Phần đường tiếng gồm các khối nhỏ 7,8 : • 7 – quy đổi và tạo trung tần tiếng lần 2 để có thể thu được tiếng của các hệ màu khác nhau. • 8 – toàn bộ đường tiếng của TV. Nhiệm vụ của khối đường tiếng là tách tín hiệu FM ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp, sau đó khuếch đại trung tần tiếng và tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần, tiếp tục khuếch đại tín hiệu âm tần qua mạch công xuất rồi đưa ra loa. c) Phần đường hình gồm các khối nhỏ từ 9  16 : • 9 – khuếch đại và xử lí tín hiệu chói Y : Nhiệm vụ của mạch xử lý tín hiệu chói là khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi biên độ và điện áp thềm ( thành phần một chiều ) Lớp K13TVT Trang 7 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG của tín hiệu Y. Ngoài ta còn có điều chỉnh độ sáng màn hình, điều chỉnh độ tương phản, xoá tia quét ngược dòng và mành, tự động giới hạn độ sáng màn hình . • 10 – Mạch giải mã màu của các hệ màu khác nhau để lấy ra 2 tín hiệu màu là R-Y & B-Y • 11 – Mạch ma trận G – Y để tạo lại tín hiệu màu thứ ba là G – Y R-Y, G-Y, B-Y cung cấp cho mạch ma trận để khôi phục lại ba tín hiệu mầu đưa vào đèn hình, nếu hỏng khối giả mã thì chỉ có tín hiệu Y ( đen trắng ) đi vào đèn hình. • 12 – Mạch ma trận R, G, B để khôi phục lại 3 tín hiệu màu cơ bản là R, G, B. • 13 –Mạch khuếch đại tín hiệu màu đỏ lần cuối. • 14 –Mạch khuếch đại tín hiệu màu lục lần cuối. • 15 –Mạch khuếch đại tín hiệu màu lam lần cuối. • Ba mạch khuếch đại tín hiệu màu cuối phân biệt và khuếch đại ba tín hiệu màu cơ bản cho điện áp lớn lên cỡ 100V và đảo cực tính thành âm để đơa tới 3 catốt của đèn hình màu điều khiển ba tia điện tử bắn lên các điểm phát ra màu tương ứng ở trên màn hình để pha trộn thành ảnh màu. • 16- Mạch cân bằng màu trắng. Khối này nằm ngay trong ba khối khuếch đại màu cuối dùng để điều khiển cường độ các tia điện tử bắn lên màn hình, sao cho khi chưa có tín hiệu màu đưa tới thì việc pha trộn ảnh trên màn hình sẽ ra màu trắng. d) Phần đồng bộ và tạo xung quét gồm các khối nhỏ từ 17  22 : • 17 - Mạch tách xung đồng bộ, khuếch đại và phân chia xung đồng bộ. • 18 - Khối quét dòng của TV Tạo các điện áp cao cung cấp cho đèn hình hoạt động bao gồm: Điện áp HV khoảng 15KV cung cấp cho cực Anot - Điện áp Pocus khoảng 5KV cung cấp cho lưới hội tụ G3 - Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới G2 - Điện áp Heater 4,5V hoặc 6,3V cung cấp cho sợi đốt, xung quét dòng cung cấp cho cuộn lái dòng. Tạo xung dòng cung cấp cho cuộn lái tia quét dòng để quét tia điện tử theo chiều ngang. Cung cấp các nguồn điện cho các khối khác của máy hoạt động bao gồm : Nguồn (B3) 180V DC cung cấp cho Khuếch đại công suất sắc - Nguồn (B4) 24V DC Lớp K13TVT Trang 8 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG cung cấp cho tầng công suất mành - Nguồn (B5) 16V DCsau giảm xuống 12V cung cấp cho toàn bộ các mạch xử lý tín hiệu hình và tiếng - Nguồn 4,5V AC cung cấp cho sợi đốt đèn hình . • 19 - Khối quét mành của TV : Nhiệm vụ của khối quét mành là cung cấp xung mành cho cuộn lái tia, lái tia điện tử quét theo chiều dọc. • 20 - Mạch phối hợp giữa xung quét dòng với xung quét mành để tạo ra dạng xung sửa méo gối. • 21 - Mạch phối hợp hình thành xung đi xoá tia quét ngược : Mạch khuếch đại công suất sắc, khuếch đại ba tín hiệu R, G, B lên biên độ đủ lớn cung cấp cho đèn hình , trong quá trình khuếch đại tín hiệu sắc, mạch KĐ công suất sắc kiêm luôn việc xoá tia quét ngược. • 22 - Mạch chỉnh lưu cao áp. e) Phần vi xử lí và điều khiển gồm khối 23,24 : • 23 - Mạch tiếp nhận lệnh điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại. • 24 - Mạch vi xử lí điều khiển các hoạt động của TV. Nhiệm vụ của mạch Vi xử lý là tạo ra các điện áp điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy như : Điều khiển tắt mở nguồn từ xa, điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản, mầu sắc của ảnh, điều khiển quá trình dò kênh và nhớ kênh v v... f) Khối nguồn gồm các khối nhỏ 25,26 : • 25 - Mạch khử từ nhằm tạo xung từ trường rất mạnh mỗi lần bắt đầu mở máy, lúc đó cần quét sạch từ dư ở khu vực màn hình, giữ cho màn hình không bị loang màu. • 26 - Khối nguồn bao gồm các mạch chỉnh lưu, lọc và ổn áp để tạo ra các mức điện áp một chiều ổn định cần thiết cho TV hoạt động. Nhiệm vụ của khối nguồn là cung cấp điện áp cho vi xử lý và khối quét dòng hoạt động, đầu ra của nguồn là hai điện áp B1=110V và B2 = 12V là hai điện áp một chiều bằng phẳng và ổn định - Nguồn 110 cung cấp cho cao áp và tầng kích dòng Lớp K13TVT Trang 9 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG - Nguồn 12V cung cấp cho dao động dòng và ổn áp qua IC LA7805 xuống 5V cung cấp cho vi xử lý . Điện áp đầu vào của nguồn có tầm thay đổi rộng từ 90V đến 280V AC 3. Nguyên lý hoạt động của các khối : Ta có sơ đồ rút gọn sau: Khối 1 : Khối cao tần, trung tần tách sóng có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ anten, khuếch đại các tín hiệu này, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuếch đại, đưa các tín hiệu tới các khối 2,3,4. Khối 2 : Khối xử lí âm thanh có nhiệm vụ nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, khuếch đại sơ bộ, tách sóng và khuếch đại công suất để phát ra loa. Khối 3 : Khối xử lí hình có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh, khuếch đại tín hiệu này, giải mã màu, khuếch đại các tín hiệu màu đưa tới ba catốt đèn hình màu. Lớp K13TVT Trang 10 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Khối 4 : Khối đồng bộ và tạo xung quét có nhiệm vụ tách xung đồng bộ dòng và đồng bộ mành, khuếch đại các xung đồng bộ đưa tới cuộn lái tia của đèn hình. Ngoài ra trong khối này còn tạo điện áp cao áp đưa tới anốt đèn hình. Khối 5 : Khối phục hồi hình ảnh có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh màu, tín hiệu quét và phục hồi hình ảnh để phát lên màn hình. Tạo các điện áp cao cung cấp cho đèn hình hoạt động bao gồm : + Điện áp HV khoảng 15KV cung cấp cho cực Anot + Điện áp Pocus khoảng 5KV cung cấp cho lưới hội tụ G3 + Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới G2 Tạo xung dòng cung cấp cho cuộn lái tia quét dòng để quét tia điện tử theo chiều ngang. Cung cấp các nguồn điện cho các khối khác của máy hoạt động bao gồm : Nguồn (B3) 180V DC cung cấp cho Khuếch đại công suất sắc - Nguồn (B4) 24V DC cung cấp cho tầng công suất mành- Nguồn (B5) 16V DCsau giảm xuống 12V cung cấp cho toàn bộ các mạch xử lý tín hiệu hình và tiếng - Nguồn 4,5V AC cung cấp cho sợi đốt đèn hình . Khối 6 : Khối xử lí và điều khiển có nhiệm vụ nhận lệnh từ hộp điều khiển xa hay phím bẩm để đưa tới điều khiển các hoạt động của máy thu hình. Khối 7 : Khối nguồn có nhiệm vụ tạo các mức điện áp cần thiết để cung cấp cho các khối hoạt động. Nhiệm vụ của khối nguồn là cung cấp điện áp cho vi xử lý và khối quét dòng hoạt động, đầu ra của nguồn là hai điện áp B1 = 110V và B2 = 12V là hai điện áp một chiều bằng phẳng và ổn định . Nguồn 110 cung cấp cho cao áp và tầng kích dòng - Nguồn 12V cung cấp cho dao động dòng và ổn áp qua IC LA7805 xuống 5V cung cấp cho vi xử lý . Điện áp đầu vào của nguồn có tầm thay đổi rộng từ 90V đến 280V AC 4. Bản chất tín hiệu và quá trình xử lý tín hiệu trong Tivi mầu : * Khối 1 : Khuếch đại và xử lí tín hiệu chói Y. * Khối 2 : Giải mã màu để lấy ra hai tín hiệu màu R -Y và B -Y. * Khối 3 : Để khôi phục lại ba tín hiệu màu cơ bản: đỏ (R), lục (G), lam (B). Lớp K13TVT Trang 11 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG * Các khối 4, 5, 6: Khuếch đại các tín hiệu màu cơ bản: đỏ, lục, lam lần cuối để đưa tới đèn hình màu pha trộn với nhau thành ảnh màu phát ra trên màn hình. Ví dụ cụ thể : 1.Qua trình phân tích ảnh và điều chế tín hiệu : Bức ảnh được phân tích thành 3 bức ảnh đơn sắc và được đổi thành 3 tín hiệu điện là R, G, B => tiếp tục được phân tích thành 4 tín hiệu trong đó có 1 tín hiệu ảnh đen trắng Y và ba tín hiệu mầu thiếu chói là R-Y, G- Y và B-Y, ba tín hiệu mầu thiếu chói lại tiếp tục được điều chế vào sóng mang C, cuối cùng tín hiệu Y nhập chung với tín hiệu C tạo thành tín hiệu Video tổng hợp. 2. Quá trình điều chế tiếng và điều chế tín hiệu Video tổng hợp vào tín hiệu truyền hình => tạo thành sóng mang . 3.Quá trình phát sóng thành sóng điện từ truyền tới máy thu 4. Quá trình Ti vi thu sóng thông qua bộ kênh, khuếch đại qua mạch trung tần và tách sóng => lấy ra tín hiệu video tổng hợp 5.Quá trình phân chia tín hiệu , tín hiệu Y đi tới mạch xử lý chói, tín hiệu C đi tới mạch giải mã mầu, mạch giải mã , giải mã tín hiệu C lấy ra tín hiệu R-Y, G-Y, B-Y sau đó Lớp K13TVT Trang 12 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG nhập các tín hiệu này lại với tín hiệu chói Y thông qua mạch ma trận để tạo lại tín hiệu mầu đơn sắc R, G, B. 6.Quá trình tổng hợp các tín hiệu R, G, B trên đèn hình mầu : 3 tín hiệu R, G, B mang thông tin về 3 bức ảnh đơn sắc được tổng hợp lại thành một bức ảnh duy nhất thông qua đèn hình mầu, bức ảnh tổng hợp có hình dạng và mầu sắc như bức ảnh ban đầu . 5. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động màn hình màu : Tất cả các nguyên tắc của truyền hình đen trắng đều được tận dụng ở truyền hình mầu, nói khác đi truyền hình mầu trước hết phải làm lại các công việc đã có của truyền hình đen trắng. Điểm khác biệt giữa truyền hình đen trắng và truyền hình mầu chỉ ở chỗ : Thay vì chỉ truyền đi cường độ sáng của từng điểm ảnh thì bây giờ truyền hình mầu phải truyền đi cả tính chất về mầu sắc của từng điểm ảnh đó. Nhiệm vụ của màn hình là tái tạo lại hình ảnh. Để tái tạo lại hình ảnh, phương pháp phổ biến nhất hiện nay là hiển thị hình ảnh dựa vào bản đồ ma trận điểm ảnh. Theo phương pháp này, một khung hình sẽ được chia ra làm vô số các điểm ảnh nhỏ. Các điểm ảnh có dạng hình vuông, có kích thước rất nhỏ. Kích thước “thực” của một điểm ảnh là: 0.01x0.01 (cm). Tuy nhiên kích thước thực này phần lớn chỉ có ý nghĩa lý thuyết, vì hầu như chúng ta ít khi quan sát được các điểm ảnh tại kích thước thực của chúng, một phần do chúng quá bé, một phần do kích thước quan sát của điểm ảnh phụ thuộc vào độ phân giải: với cùng một diện tích hiển thị, độ phân giải (số lượng điểm ảnh) càng lớn thì kích thước quan sát được của chúng càng bé. Kích thước của một khung hình được cho bởi số lượng điểm ảnh theo chiều ngang và số lượng điểm ảnh theo chiều dọc. Ví dụ kích thước khung hình 1600x1200 (pixel) có nghĩa khung hình đó sẽ được hiển bị bởi 1600 điểm ảnh theo chiều ngang và 1200 điểm ảnh theo chiều dọc. Thực chất, giá trị về số lượng pixel chỉ mang ý nghĩa kích thước (image dimension), còn độ phân giải (resolution) được cho bởi số lượng điểm ảnh hiển thị trên diện tích một inch vuông. Độ phân giải càng cao, hình ảnh được hiển thị sẽ càng nét. Độ phân giải đạt đến giá trị độ phân giải thực khi mà một pixel được hiển thị với đúng kích thước thực của nó (kích thước thực của pixel đựơc lấy sao cho ở một khoảng cách nhất Lớp K13TVT Trang 13 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG định, pixel đó đựơc nhìn dưới một góc xấp xỉ bằng năng suất phân li của mắt người). Nếu độ phân giải bé hơn giá trị độ phân giải thực, mắt người sẽ có cảm giác hình ảnh bị sạn, không nét. Nếu độ phân giải cao hơn độ phân giải thực, trên lý thuyết, độ nét và độ chi tiết của hình ảnh sẽ tăng lên, tuy nhiên thực sự mắt người không cảm nhận được hoàn toàn sự khác biệt này. Mắt người cảm nhận hình ảnh dựa vào hai yếu tố, màu sắc và độ sáng (chói) của hình ảnh. Màn hình muốn hiển thị được hình ảnh thì cũng phải tái tạo lại được hai yếu tố thị giác này của hình ảnh. Về màu sắc, mắt người có khả năng cảm nhận hơn 4 tỉ sắc độ màu khác nhau, trong đó có một phổ màu khoảng hơn 30 triệu màu được cảm nhận rõ rệt nhất. Muốn tái tạo lại hình ảnh chân thực, màn hình hiển thị cần phải có khả năng hiển thị ít nhất là khoảng 16 triệu màu. Bình thường, khi muốn tạo ra một màu sắc, người ta sử dụng kĩ thuật lọc màu từ ánh sáng trắng, mỗi bộ lọc màu sẽ cho ra một màu. Tuy nhiên, với kích thước vô cùng bé của điểm ảnh, việc đặt 16 triệu bộ lọc màu trước một điểm ảnh là gần như vô vọng. Chính vì thế, để hiển thị màu sắc một cách đơn giản nhưng vẫn cung cấp khá đầy đủ dải màu, người ta sử dụng phương pháp phối hợp màu từ các màu cơ bản. Hệ các màu cơ bản phải thoả mãn điều kiện tái tạo được một phổ màu rộng từ các màu thành phần, và các màu thành phần, khi được tổng hợp với cùng tỉ lệ phải tạo ra một trong hai màu sơ cấp là màu đen (loại trừ của tất cả màu sắc) hoặc màu trắng (tổng hoà của tất cả màu sắc). Sự trộn màu và tách màu:  Về trộn màu : Đỏ + Lục = Vàng Đỏ+ Lam= Đỏ thẫm(mận chín) Lam + Lục = Xanh Lơ Đỏ + Lục + Lam = Trắng Lớp K13TVT Trang 14 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 6. Tìm hiểu về đèn hình màu : Là linh kiện chiếm tới 50% giá thành của Ti vi, đèn hình mầu có nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh và tổng hợp mầu sắc để trả lại hình ảnh ban đầu. Đèn hình mầu là thiết bị vừa làm nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh, vừa tổng hợp ba bức ảnh đơn sắc thành bức ảnh mầu đầy đủ mầu sắc ban đầu, đèn hình có ba katốt là KR, KG, KB phát xạ ra ba dòng tia điện tử mang thông tin về ba bức ảnh mầu, ba tia điện tử quét trên cùng một màn hình => tạo thành ba bức ảnh mầu chồng khít lên nhau => hình ảnh tổng hợp từ ba bức ảnh. Màn hình mầu được cấu tạo bởi các điểm Phosphor có khả năng phát sáng ra các mầu đỏ, xanh lá, xanh lơ khi có tia điện tử bắn vào, các điểm mầu này được xếp sen kẽ để tạo thành các điểm tam RGB gọi là điểm ảnh (Pixels), một điểm mầu thì chỉ phát ra một mầu có cường độ sáng thay đổi, nhưng một điểm ảnh thì cho vô số mầu thông qua nguyên lý trộn mầu, tuy các điểm mầu chỉ đứng cạnh nhau nhưng do điểm mầu quá nhỏ và khoảng cách giữa chúng quá ngắn, mắt thường không phân biệt được hai điểm riêng biệt và có cảm giác là một mầu tổng hợp . Số điểm ảnh của màn hình mầu là khoảng 500.000 điểm, và số điểm mầu sẽ là 500.000 x 3 = 1.500.000 điểm , vì vậy một điểm mầu có kích thước rất nhỏ, để nhìn thấy rõ ba điểm mầu , ta dùng kính núp soi vào màn hình, khi đó ta sẽ nhìn thấy các điểm mầu chỉ đứng gần nhau mà thôi . 7. Bộ kênh : Nhiệm vụ của bộ kênh là thu tín hiệu sóng mang từ đài phát thông qua Anten, sau đó đổi tần về tín hiệu chung IF để dễ dàng khuếch đại . o Thu tín hiệu từ một đài phát bằng nguyên lý cộng hưởng, nhiều đài phát cùng đi đến máy thu nhưng tín hiệu từ đài phát nào có tần số trùng với tần số mạch cộng hưởng sẽ được thu vào. • Sau đó khuếch đại tín hiệu đã được chọn bằng các mạch khuếch đại cao tần, do dải tần của toàn bộ sóng truyền hình tương đối rộng lên người ta chia làm 3 dải sóng. + Dải VHL từ kênh 1 đến kênh 3. + Dải VHF từ kênh 4 đến kênh 12. Lớp K13TVT Trang 15 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG + Và dải UHF từ kênh 21 đến kênh 63. + Các kênh 13 đến 20 không dùng trong lĩnh vực truyền hình. • Tạo dao động nội cung cấp cho mạch đổi tần. • Đổi tần tín hiệu thông qua mạch trộn tần, tín hiệu từ đài phát được trộn với tần số dao động nội để tạo thành tín hiệu trung tần, tín hiệu trung tần có tần số cố định từ 31,5MHz đến 38MHz V. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC : 1. Màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang : a) Nguyên nhân : • Khi mất điện áp 12V cung cấp cho mạch dao động • Mất điện áp cung cấp cho khối quét mành • Hỏng IC công suất mành • Hỏng các linh kiện R, C xung quanh IC b) Kiểm tra :  Xác định đúng IC công xuất mành ( dò ngược từ zắc lái mành về )  Kiểm tra Vcc cho IC ( với máy đen trắng là 12V với Ti vi mầu là 24V) đo Vcc trên tụ lọc nguồn to nhất cạnh IC  Thay IC công xuất mành nếu các chế độ điện áp đã có đủ. 2) Màn ảnh bị méo tuyến tính dọc, co dưới chân, dãn trên đầu : a) Nguyên nhân : • Chỉnh sai triết áp V.LIN • Khô các tụ hoá trên mạch hồi tiếp sửa méo tuyến tính. • Hỏng IC b) Kiểm tra :  Chỉnh lại triết áp V.LIN  Thay các tụ của mạch hồi tiếp như tụ C3, C4 ở sơ đồ trên ( Các tụ hồi tiếp là tụ hoá thường có trị số nhỏ từ 1µF đến 22µF nằm xung quanh khu vực IC công xuất mành.) Lớp K13TVT Trang 16 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG  Thay IC nếu các nguyên nhân trên đã được loại trừ . 3) Hình bị trôi theo chiều dọc a) Nguyên nhân : • Chỉnh sai triết áp V.Hold => làm sai tần số dao động mành. • Mất xung đồng bộ V.SYN b) Kiểm tra :  Chỉnh lại triết áp V.Hold  Kiểm tra mạch cung cấp xung đồng bộ mành V.SYN cho mạch dao động mành. 4) Hình vừa đổ vừa trôi : a) Nguyên nhân : • Do khô tụ của mạch tách xung đồng bộ • Do hỏng tầng khuếch đại xung đồng bộ chung b) Kiểm tra :  Kiểm tra tụ C1 của mạch tách xung đồng bộ  Kiểm tra mạch khuếch đại xung đồng bộ chung Q1 5) Không có điện vào máy, không có tiếng, không có màn sáng : a) Nguyên nhân : • Cháy biến áp nguồn, hoặc đứt cầu chì. • Cháy các Diode của mạch chỉnh lưu b) Kiểm tra :  Kiểm tra biến áp nguồn  Đo kiểm tra trên các Diode chỉnh lưu cầu.  Cuối cùng ta cấp điện và đo trên hai đầu tụ lọc nguồn chính phải có 18V DC. 6) Hình ảnh bị uốn éo, có tiếng ù ở loa : a) Nguyên nhân : • Do điện áp cung cấp cho máy đã bị nhiễm xoay chiều 50Hz. • Hỏng tụ lọc nguồn chính 2200µF/25V • Hỏng một trong số các Diode chỉnh lưu cầu Lớp K13TVT Trang 17 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG • Hỏng mạch ổn áp tuyến tính b) Kiểm tra :  Kiểm tra cầu Diode, nếu cầu Diode bình thường thì đo sụt áp trên 4 Diode phải bằng nhau, nếu điện áp này lệch là có 1 hoặc 2 trong số 4 Diode bị hỏng  Đo điện áp DC trên tụ lọc nguồn chính phải có 18V DC, nếu điện áp này giảm < 18V là tụ lọc nguồn bị khô .  Kiểm tra điện áp DC ở đầu ra của nguồn ổn áp tuyến tính có khoảng 11V => 12V, và điều chỉnh biến trở nguồn (VR1) điện áp đầu ra phải thay đổi, nếu điện áp ra quá cao khoảng 15V hoăc quá thấp khoảng 7V và điều chỉnh biến trở VR1 không tác dụng là hỏng mạch ổn áp tuyến tính. 7) Máy không thu được tín hiệu, màn ảnh có nhiễu không có hình: a) Nguyên nhân : • Mất tín hiệu an ten như đứt dây an ten, đứt núm cắm an ten . • Mất điện áp dò kênh VT • Mất điện áp BU, BH hoặc BL • Điện áp AGC bị sai • Do hỏng kênh b) Kiểm tra :  Xác định đúng bộ kênh  Kiểm tra lại an ten và núm an ten, tháo núm an ten ra để kiểm tra cuộn dây phối hợp trở kháng xem có bị đứt không .  Kiểm tra các điện áp B+, BU, BH, BL cung cấp cho kênh  Kiểm tra điện áp AGC thông thường phải có khoảng 6V  Kiểm tra điện áp VT, đặt máy vào chế độ dò kênh và đo xem điện áp VT có thay đổi từ 0 đến 28V không ? nếu mất điện áp này ta cần kiểm tra mạch cung cấp điện áp 33V  Nếu các điện áp trên vẫn đầy đủ thì kết luận hỏng kênh => khi thay kênh bạn cần lưu ý phải thay kênh đúng chủng loại hoặc phải trùng vị trí chân . Lớp K13TVT Trang 18 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 8) Máy thu được tín hiệu nhưng các kênh đều bị nhiễu : a) Nguyên nhân : • Do đứt an ten , núm an ten • Điện áp AGC bị sai • Điện áp B+, BU, BH hoặc BL bị giảm < 9V • Do hỏng kênh b) Kiểm tra :  Kiểm tra lại an ten và núm an ten , tháo núm an ten ra để kiểm tra cuộn dây phối hợp trở kháng xem có bị đứt không .  Kiểm tra các điện áp B+, BU, BH, BL cung cấp cho kênh xem có đủ 12V không ?  Kiểm tra điện áp AGC ( thông thường khoảng 6V )  Nếu các điện áp trên vẫn đầy đủ thì ta cần thay bộ kênh. 09) Máy thu được dải UHF nhưng không thu được dải VHF hoặc ngược lại : a) Nguyên nhân : • Mất điện áp cung cấp cho dải VHF ( nếu mất dải VHF ) hoặc mất điện áp cung cấp cho dải UHF (nếu mất dải UHF) • Điện áp VT bị giảm • Do hỏng kênh b) Kiểm tra :  Đặt máy vào chế độ dò kênh và đo xem điện áp VT có thay đổi từ 0 đến 28V không ?, nếu điện áp này không đủ 28V thì ta cần kiểm tra điện áp 33V, nếu điện áp này giảm < 33V ta cần kiểm tra các tụ giấy song song với đi ốt Zener 33V và bản thân đi ốt zener 33V .  Kiểm tra các điện áp BU, BH, BL xem có đủ 12V không ? Nếu các điện áp trên bình thường thì thay bộ kênh . 10) Máy đang xem thì di kênh mất hình: a) Nguyên nhân : Lớp K13TVT Trang 19 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG • Điện áp VT bị thay đổi , thường do các tụ gấy trên đường điện áp VT bị dò hoặch tụ hoá bị khô . • Điện áp 33V bị sụt áp do điốt Zener bị dò hoặc tụ giấy song song bị chập • Do hỏng các Diốt Varicap trong bộ kênh . b) Kiểm tra :  Đo kiểm tra điện áp 33V xem có đủ không ?  Đo theo dõi điện áp VT xem có bị thay đổi không ?  Nếu bình thường thì thay kênh. 11) Có màn sáng min, không có hình, không có nhiễu : a) Nguyên nhân : • Hỏng mạch xử lý tín hiệu chói : Mất nguồn cung cấp, mất xung dòng H.P, mất điện áp lệnh Bright • Hỏng mạch chuyển mạch AV : Do mất lệnh chuyển AV từ vi xử lý đi tới IC chuyển mạch, do hỏng mạch AV cách ly ( nếu có). • Hỏng mạch Trung tần • Do hỏng IC chuyển mạch b) Kiểm tra :  Trước khi kiểm tra mạch AV ta cần kiểm tra và sửa khối mạch xử lý tín hiệu chói trước  Nếu có nhiễu hay có hình thì chứng tỏ hỏng tại khu vực chuyển mạch  Nếu màn hình không thay đổi thì có thể mất tín hiệu từ khối trung tần => cần kiểm tra lại mạch trung tần .  Sau khi đã xác định đúng do hỏng mạch khuếch đại trung tần ta kiểm tra IC chuyển mạch, kiểm tra Vcc 12V cho IC, kiểm tra lệnh AV từ vi xử lý - lệnh AV đo tại IC chuyển mạch phải thay đổi trạng thái 0V/5V khi ta bấm nút AV.  Hàn lại IC tổng hoặc thay IC tổng. Kiểm tra các nguồn 12V cung cấp từ cao áp cho IC tổng . Kiểm tra đường xung dòng từ cap áp đưa về IC tổng 12) Ti vi có hình đen trắng nhưng mất mầu : Lớp K13TVT Trang 20 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG a) Nguyên nhân : • Hiện tượng trên là do khối giải mã mầu không hoạt động hoặc chạy sai hệ • Do lỏng chân IC tổng, lỏng chân các thạch anh dao động • Do mất xung dòng đưa về IC tổng • Do mất lệnh System chuyển hệ mầu • Do mất tín hiệu C đi vào khối giải mã • Hỏng IC tổng thuộc mạch giải mã . b) Kiểm tra :  Kiểm tra hệ mầu xem đã đặt đúng hệ PAL chưa ?  Hàn lại IC tổng và các thạch anh 3,58MHz và 4,43MHz  Kiểm tra chân lệnh Color phải có điện áp trên 2V  Kiểm tra các linh kiệnh đưa tín hiệu C đi vào IC tổng  Kiểm tra chân lệnh System đi vào IC tổng và mạch trung tần ( nếu mất lệnh System đi vào trung tần hình cũng có thể gây mất mầu )  Thay thử IC tổng nếu sau khi đã kiểm tra kỹ các điều kiện trên mà vẫn đầy đủ . 13) Có hình, mất âm thanh, không có tiếng sôi ở loa : a) Nguyên nhân : • Hỏng loa • Hỏng tầng công suất âm thanh • Hỏng mạch chuyển mạch AV • Hỏng mạch tách sóng điều tần b) Kiểm tra :  Kiểm tra loa  Lần theo dây loa để biết IC công suất tiếng. Nếu thay IC mới vẫn không có tín hiệu thì cần lưu ý chân Mute, bạn hãy hút rỗng chân nhận lệnh Mute từ vi xử lý tới hoặc đấu tắt chân mute xuống mass.  Kiểm tra lệnh Volume phải có điện áp trên 2V DC 14) Tiếng bị rồ xen vào tiếng nói hoặc chỉ có tiếng rồ không có tiếng nói : Lớp K13TVT Trang 21 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG a) Nguyên nhân : • Do mạch xử lý tiếng đa hệ chạy sai hệ bới các lý do sau • Do lỏng chân IC trộn Mixer, hoặc lỏng chân thạch anh daođộng 0,5MHz • Do mất lệnh System hoặc lệnh System bị sai b) Kiểm tra :  Hàn lại khu vực các thạch anh, IC Mixer và thạch anh dao động 0,5MHz  Kiểm tra đường lệnh System đi vào khối tiếng  Kiểm tra kỹ các linh kiện trong mạch công tắc nhận lệnh System để thay đổi hệ tiếng .  Thay thử thạch anh 0,5MHz 15) Các trường hợp khác :  Máy bị hỏng nguồn, không vào điện  Máy có đèn báo nguồn nhưng không lên màn sáng do khối quét dòng không hoạt động.  Khi khối quét dòng không hoạt động => sẽ mất điện áp cung cấp cho đèn hình và hầu hết các khối tín hiệu trong máy => do đó màn hình sẽ mất ánh sáng, nhưng vì khối nguồn vẫn hoạt động vì vậy đèn báo nguồn vẫn có. Trong một số trường hợp máy bị chập cao áp hoặc chập cuộn lái tia => dẫn đến sò dòng bị chập => dẫn đến nguồn bị chập phụ tải, nếu là nguồn không cách ly thì kéo theo bị chập IC công suất nguồn, nếu là nguồn cách ly thì làm cho nguồn bị tự kích , đèn báo nguồn chớp sáng liên tục và không có màn sáng .  Máy chỉ có nhiễu không thu được tín hiệu do hỏng bộ kênh  Màn ảnh không có hình, không nhiễu , có tia quét ngược do hỏng mạch khuếch đại công suất sắc.  Khi hỏng vi xử lý thường làm cho máy không hoạt động nhưng có đèn báo nguồn, một số trường hợp máy vẫn có màn sáng nhưng không có hình, điều chỉnh các phím đều vô tác dụng . Lớp K13TVT Trang 22 DTU _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG  Khi hỏng đèn hình có thể gây hiện tượng không có màn sáng ( nếu đèn bị cháy ) hoặc ảnh bị mờ ( nếu đèn hình bị già ) hoặc ảnh bị sai mầu , mất một mầu ( nếu đèn bị lệch tia ). Lớp K13TVT Trang 23 DTU DANH SÁCH NHÓM  Nguyễn Hữu Hùng  Võ Thị Lan Hương  Bùi Thị Ánh  Hoàng Lưu Việt  Trần Văn Vũ _____________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Lớp K13TVT Trang 24 DTU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu về tivi màu sony kv-1485.pdf
Luận văn liên quan