TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lý do nghiên cứu:
Có khi nào bạn tự hỏi tại sao nhiều người lại tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán
thay vì đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vàng vật chất, ngoại tệ hay gửi tiền tiết kiệm để làm giàu
hay không? Yếu tố hấp dẫn nào của thị trường khiến mọi người hành động như vậy? Câu trả lời
dễ thấy chính là tỷ suất sinh lợi cao (so với các hình thức khác) và có thể dự đoán được, thể hiện
qua phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản được sử dụng rộng rãi trong thị trường
chứng khoán HOSE. Thế nhưng càng nhiều người tham gia vào thị trường, khi đó nỗ lực của
những nhà đầu tư có tự triệt tiêu tỷ suất sinh lợi dự báo được này hay không? Một lý thuyết góp
phần giải thích cho sự tự triệt tiêu này là lý thuyết thị trường hiệu quả - cho biết giá cả chứng
khoán phản ánh mọi thông tin và giá cả biến động ngẫu nhiên. Nhiều bằng chứng trên thế giới
cho biết có sự tồn tại lẫn không tồn tại tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường. Vậy Việt
Nam - thị trường chứng khoán mới trải qua gần 10 năm hoạt động có thực sự hiệu quả hay không
và mức độ hiệu quả này như thế nào? Hiện nay, chưa có bài viết hoàn chỉnh nào đi sâu vào vấn
đề này, khi mà mỗi bài nghiên cứu trước đây về thị trường chứng khoán HOSE và HASTC đều
trình bày mỗi khía cạnh khác nhau của vấn đề. Do đó, bài viết này ra đời nhằm mục đích giúp ta
có cái nhìn hoàn thiện hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam, tiêu biểu là HOSE và các chứng
khoán tiêu biểu.
Mục tiêu nghiên cứu:
Bài viết này nhằm mục tiêu xem xét các mức độ hiệu quả về mặt thông tin của thị trường
HOSE và các bất thường trên thị trường, đồng thời giải thích cho sự không hiệu quả này bằng lý
thuyết tài chính hành vi khi mà lý thuyết thị trường hiệu quả không thể giải thích được.
Phương pháp nghiên cứu:
Phép định lượng được sử dụng nhằm kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường, bao gồm
kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định hệ số tương quan, kiểm định phương sai, kiểm định sự tồn
tại các hiệu ứng bất thường bằng việc xây dựng mô hình hồi quy, mô hình GARCH và các dạng
mở rộng của nó, đồng thời ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để giải thích.
Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Các kết quả gần đây về sự hiệu quả của thị trường
Đưa ra lý thuyết tổng quát về thị trường hiệu quả và các bằng chứng trên thế giới chứng
minh cho sự tồn tại tính chất này của thị trường
Chương 2: Thực tiễn về thị trường hiệu quả về mặt thông tin ở Việt Nam
Nêu lên phương pháp đo lường và kết quả thực tế của thị trường chứng khoán HOSE và
các chứng khoán tiêu biểu là VNM và FPT, thông qua các kiểm định được sử dụng rộng rãi trên
thế giới đối với tính hiệu quả dạng yếu và và dạng vừa của thị trường, đồng thời kiểm tra sự tồn
tại của hiệu ứng tháng Một và hiệu ứng theo tuần.
Chương 3: Những giải thích cho sự không hiệu quả của thị trường
Nêu lên lý thuyết giải thích cho sự không hiệu quả của thị trường và ứng dụng của lý
thuyết đó để diễn giải cho thực tế ở Việt Nam, cụ thể là phần bù rủi ro trong tỷ suất sinh lợi, sự
biến động mạnh trong tỷ suất sinh lợi, vấn đề của quỹ đóng, hiệu ứng tháng Một, hiệu ứng theo
tuần và cơn sốt giá chứng khoán, từ đó nêu lên các biện pháp đang được thực hiện lẫn những gợi
ý đối với các nhà làm chính sách.
Đóng góp của đề tài:
Ứng dụng các kiểm định được sử dụng trên thế giới và lời giải thích từ lý thuyết tài chính
hành vi, bài viết giúp các nhà đầu tư và các nhà làm chính sách có cái nhìn cụ thể hơn về tính
hiệu quả thực sự về mặt thông tin của thị trường, từ đó mang lại những cảm xúc khác nhau cho
họ. Đối với nhà đầu tư, sự không hiệu quả cho biết phân tích kỹ thuật hay thông tin nội gián giúp
họ kiếm được lợi nhuận một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với các nhà làm chính sách, đây
là bài toán khó bởi sự không hiệu quả này gây ra các hiệu ứng tiêu cực đến thị trường chứng
khoán và nền kinh tế, đòi hỏi các biện pháp làm tăng tính hiệu quả này.
Hướng phát triển của đề tài:
Trong tương lai, các phương pháp định lượng mới nhằm xem xét sự hạn chế trong việc
kiểm định thị trường hiệu quả chẳng hạn như thay thế mô hình CAPM trong kiểm định tính hiệu
quả vừa, kiểm định tính chất cuối cùng đối với tính hiệu quả yếu. Ngoài ra, các lời giải thích dựa
trên tài chính hành vi sẽ được hoàn thiện hơn về mặt lý luận nhằm trả lời thoả đáng cho toàn bộ
các vấn đề chứ không phải chỉ giải thích cho mỗi vấn đề riêng lẻ.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Các kết quả nghiên cứu gần đây về sự hiệu quả của thị trường 3
1.1 Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng yếu 3
1.2 Bằng chứng về sự bất thường của thị trường .4
1.2.1 Hiệu ứng theo tuần 4
1.2.2 Hiệu ứng theo tháng 5
1.3 Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng vừa 5
Chương 2: Thực tiễn về thị trường hiệu quả ở Việt Nam 6
2.1 Phương pháp đo lường .6
2.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị .7
2.1.2 Kiểm định hệ số tương quan .8
2.1.3 Kiểm định phương sai .10
2.1.4 Kiểm định phương sai có điều kiện 10
2.1.5 Kiểm định các hiệu ứng bất thường 12
2.1.6 Dữ liệu nghiên cứu 14
2.2 Kết quả thực tế .15
2.2.1 Kiểm định tính hiệu quả yếu .15
2.2.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 15
2.2.1.2 Kiểm định hệ số tương quan 16
2.2.1.3 Kiểm định phương sai 17
2.2.1.4 Kiểm định phương sai có điều kiện .18
2.2.2 Kiểm định các hiệu ứng bất thường 20
2.2.2.1 Hiệu ứng tháng Một .20
2.2.2.2 Hiệu ứng theo tuần .21
2.2.3 Kiểm định tính hiệu quả vừa .22
2.2.3.1 Công bố lợi nhuận 22
2.2.3.2 Công bố mua cổ phiếu quỹ 23
Chương 3: Những giải thích cho sự không hiệu quả của thị trường .25
3.1 Giới hạn kinh doanh chênh lệch giá .25
3.2 Tâm lý hành vi .27
3.2.1 Niềm tin 27
3.2.2 Sở thích .29
3.2.3 Tâm lý bầy đàn 31
3.3 Ứng dụng giải thích trong thực tế 34
3.3.1 Phần bù rủi ro trong tssl 34
3.3.2 Tính biến động mạnh trong tssl 35
3.3.3 Vấn đề với quỹ đóng .36
3.3.4 Hiệu ứng tháng Giêng và hiệu ứng theo tuần .38
3.3.4.1 Hiệu ứng tháng Giêng 38
3.3.4.2 Hiệu ứng theo tuần .39
3.3.5 Cơn sốt giá chứng khoán 41
3.3.6 Biện pháp làm tăng tính hiệu quả của thị trường .44
3.3.6.1 Minh bạch thông tin .45
3.3.6.2 Tăng tính thanh khoản .47
Kết luận .50
Tài liệu tham khảo .51
Phụ lục bảng 53
Phụ lục hình và biểu đồ . 73
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4244 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để làm đống cát đổ xuống.
Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy các cơn sốt này dường như chỉ diễn ra trên các thị trường tài
chính, còn các thị trường hàng hóa thực – nơi bạn mua bán tivi, trái cây hay các dịch vụ nào
đó. Nói cách khác, giá tivi không tự nhiên tăng mạnh sau một đêm đề rồi sau một khoảng thời
Trang 42
gian rồi sụp đổ. Các mức giá thay đổi – tăng giá khi hàng hóa khan hiếm, giảm giá khi hàng
không bán chạy, nhưng chúng không dao động dữ dội. Và ta không thể quan sát tình huống
giá tăng khiến mọi người thích mua hơn – đầu đĩa Blu-ray càng đắt, người ta càng ít quan tâm
đến chúng. Vậy tính chất nào của thị trường tài chính dẫn đến cơn sốt giá? Khi mua một
chứng khoán, ta không chỉ kỳ vọng nhận được cổ tức tương lai mà còn có được quyền bán lại
chứng khoán này cho người khác – lý tưởng nhất là người có cái nhìn lạc quan về tương lai
công ty đó hơn ta và sẽ mua lại cổ phiếu của ta với giá cao hơn. Chính quyền bán lại chứng
khoán này đã gây ra sự khác biệt giữa thị trường hàng hóa thực và thị trường tài chính. Tất
nhiên mỗi khi ta mua bất kỳ sản phẩm nào, ta có thể bán lại nó. Nhưng với hàng hóa thực,
quyền bán lại hàng hóa này là điều ta không màng đến. Phần nào đó trong các sản phẩm mất
giá trị theo thời gian, đặc biệt là đồ điện tử. Nếu bán lại, giá sẽ thấp hơn giá ban đầu. Điều này
hoàn toàn ngược lại trong thị trường tài chính, mọi thứ đều có giá trị theo thời gian, khiến khả
năng bán lại cổ phần trở nên quan trọng. Việc này khiến ta càng chú ý hơn đến quan điểm của
thị trường về giá trị cổ phần của mình.
Trong thị trường hàng hóa thực, ta hoàn toàn bỏ qua tính chất này. Ta đơn giản mua
máy Ipod chỉ vì ta thích nó và cân nhắc liệu số tiền bỏ ra có đáng với mức độ thích hay không.
Do đó, ta quyết định độc lập về việc mua hay không mua, chứ không lệ thuộc vào người khác.
Đối với người bán, giá bán chỉ là chi phí sản xuất cộng thêm lợi nhuận mà họ nghĩ rằng xứng
đáng. Do đó giá chiếc máy Ipod phản ánh hàng triệu các quyết định độc lập mà người mua và
người bán đưa ra. Ngược lại, trong thị trường tài chính, giá cổ phiếu thường phản ánh một loạt
các quyết định phụ thuộc, vì nhiều người cùng tính toán xem giá trị cuả nó bao nhiêu và phần
nào việc đánh giá của họ phụ thuộc vào ý kiến người khác. Tuy nhiên cũng có một vài cá nhân
đánh giá độc lập, chẳng hạn như các nhà đầu tư quá tự tin. Cuối cùng, thị trường chứng khoán
là sự hoà hợp giữa các quyết định vừa độc lập, vừa phụ thuộc. Đến lúc này, cơn sốt giá xảy ra
khi sự hòa hợp này nghiêng về quyết định phụ thuộc. Và khi các cổ phiếu tiếp tục tăng giá,
điều đó không còn khuyến khích người ta ngồi xuống và phân tích độc lập nữa - một hình thức
có khả năng phát hiện ra cơn sốt giá. Mọi người nói như thế nào, người khác tin thế ấy. Thí
nghiệm của Camerer (2003) càng làm sáng tỏ hơn vấn đề này:
Trong thí nghiệm, các sinh viên được tạo cơ hội giao dịch cổ phiếu tại sàn ảo trong 15
phiên giao dịch, mỗi phiên kéo dài 5 phút. Khởi điểm, mỗi người được cho 2 cổ phiếu và một
khoản tiền nhất định để mua thêm nếu muốn. Mỗi cổ phiếu sẽ nhận mức cổ tức là 24 xu cuối
Trang 43
mỗi phiên và mọi người biết rõ điều đó, vì thế giá trị nội tại bằng 3.6 đô. Ở đầu phiên 1, nếu là
người chơi duy lý, bạn chỉ trả không quá 3.6 đô cho cổ phiếu, ở đầu phiên 2 là 3.6-0.24=3.36
đô, cứ tiếp tục như vậy. Thế nhưng trong thí nghiệm, giá của các cổ phiếu đột ngột tăng vọt
lên 3.5 đô và cứ như vậy cho đến lúc kết thúc thí nghiệm. Khi giá trị nội tại dưới 3 hay dưới 2
đô, mọi người vẫn giao dịch với giá 3.5 đô. Camerer đã hỏi lý do tại sao lại mua cổ phiếu mà
họ thừa biết là quá cao, họ cho biết: “Rõ ràng là tôi biết giá quá cao, nhưng tôi thấy mọi người
vẫn mua bán với giá cao như vậy. Tôi tính là có thể mua, kiếm lấy 1, 2 cổ tức gì đó, rồi sau đó
bán lại với giá đó cho kẻ ngốc nào đó”. Nói cách khác, ai cũng nghĩ mình sẽ tìm được thằng
ngốc đó. Các sinh viên trong thí nghiệm biết rõ mọi thông tin cần thiết và khi nào cuộc chơi sẽ
kết thúc, nhưng cơn sốt vẫn lặng lẽ hình thành, cho thấy quyết định phụ thuộc ảnh hưởng
mạnh như thế nào. Cơn sốt càng dài, càng có vẻ như nó không giống cơn sốt, phần nào được
giải thích là do thực tế không ai biết khi nào nó kết thúc cũng như xuất hiện. Nếu các cơn sốt
bắt đầu từ những nỗ lực hợp lý của nhà đầu tư duy lý nào đó, nó sẽ biến tướng sau đó. Sự hấp
dẫn từ mua bán cổ phiếu trên cơ sở người khác đang làm khiến ta khó cưỡng lại được, những
mong đợi cuả người khác liên tục tác động đến ta, để rồi đến mức các nhà đầu tư phản ánh lẫn
nhau, khi đó cơn sốt hình thành.
Như vậy, ta đã đề cập đến tính chất đầu tiên của thị trường tài chính góp phần gây ra
cơn sốt, đó là quyết định phụ thuộc. Tiếp theo, ta tìm hiểu về tính chất thứ hai. Thông tin công
cộng bao giờ cũng được xem là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường tài
chính, tuy nhiên việc thông tin được truyền tải như thế nào có thể tác động đến cách người ta
tiếp nhận, gián tiếp gây ra cơn sốt. Thay vì bình luận thị trường, nó bắt đầu kích động tất cả thị
trường một cách không cố ý, tức là các thông tin đó được nói quá nhiều trên các kênh truyền
thông, cụ thể trong giai đoạn 2006-2007, các tin tức về tăng trưởng kinh tế trên 8%, tổ chức
thành công hội nghị APEC, gia nhập WTO liên tục được phát đi phát lại ở mọi phương tiện.
Các kênh này đã thổi phồng tính chất phụ thuộc cuả thị trường bởi dồn dập chuyển đến các
nhà đầu tư thông tin về những gì các nhà đầu tư khác đang suy nghĩ. Ta liên tục được biết các
thông tin về những người giao dịch đang nói gì và thị trường cảm nhận như thế nào, điều đó
khiến mỗi nhà đầu tư khó đưa ra quyết định độc lập hơn. Cuối những năm 80, nhà tâm lý học
Andreassen tiến hành thí nghiệm với các sinh viên ở trường MIT, qua đó cho thấy các tin tức
mới không phải lúc nào cũng biến thành thông tin tốt hơn. Ông chia các sinh viên thành hai
nhóm, mỗi nhóm lựa chọn mua bán danh mục đầu tư và có đủ thông tin để biết mức giá hợp lý
Trang 44
tương lai như thế nào. Tiếp theo, ông cho nhóm 1 chỉ được biết những biến động về giá trong
các cổ phiếu của họ, còn nhóm kia không những biết về thông tin này mà còn có thêm nguồn
tin tức tài chính thường xuyên giải thích những già đang xảy ra. Cuối thí nghiệm, các nhóm ít
thông tin hơn đạt tssl cao hơn so với nhóm còn lại. Andreassen kết luận rằng các bản tin có xu
hướng quá nhấn mạnh vào tầm quan trọng của một thông tin cụ thể nào, dẫn đến phản ứng
mạnh trong nhóm 2. Nhóm 1 chỉ được biết giá của các cổ phiếu không có sự lựa chọn nào
khác ngoài việc tập trung vào các thông tin cơ bản.
Vấn đề đánh giá quá cao đối với một thông tin càng tệ hại hơn khi mọi người trong thị
trường đều có được thông tin đó. Nhà phân tích tài chính Treynor làm sáng tỏ vấn đề này qua
thí nghiệm sau: trước hết ông yêu cầu các sinh viên dự đoán số hạt đậu trong một chiếc bình,
con số dự đoán trung bình lệch dưới 3% số thực. Sau đó, ông yêu cầu sinh viên đoán lại một
lần nữa, nhưng có thêm thông tin là trong bình có một khoảng không bên trên và bình bằng
nhựa tay vì thủy tinh nên có thể chứa nhiều đậu hơn mức mong đợi. Kết quả là dự đoán trung
bình của nhóm sai 15%. Vấn đề ở đây là thông tin đã làm lệch dự đoán của nhóm dù dữ kiện
được đưa ra là đúng, nhưng nó ám chỉ trong bình có nhiều hơn đậu họ nghĩ, từ đó ảnh hưởng
đến kết quả. Cách tiết lộ thông tin của Treynor cũng hướng đến điều này: thay vì nói bình
bằng nhựa, ông lại giải thích tại sao chất liệu nhựa lại quan trọng. Khi làm như vậy, các sinh
viên càng biết nhiều thông tin, nhưng họ ít khả năng phán đoán đúng hơn.
Nói tóm lại, có hai tính chất cuả thị trường chứng khoán tạo ra cơn sốt giá, đó là quyết
định phụ thuộc của các nhà đầu tư, khi các mong đợi theo cùng một hướng và sự tuyên truyền
các thông tin của các phương tiện truyền thông, dù không trực tiếp gây nên. Trong thời kỳ
bùng nổ, hiếm khi nghe thấy ý kiến trái ngược cho rằng hiểm họa đang đến gần, ví dụ hiếm có
tin tức nào về những thách thức đặt ra khi gia nhập WTO, còn khi mọi việc đang xấu đi, cũng
khó tìm thấy người nào đó cho rằng sự hoang mang là một sai lầm. Tác động tổng hợp là các
nhà đầu tư khó có thể giữ được ý kiến độc lập nhau.
3.3.6 Biện pháp làm tăng tính hiệu quả của thị trƣờng
Như vậy, các bằng chứng ở chương hai và sự giải thích về hành vi không duy lý của
con người ở trên cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả, dù là dạng yếu,
đòi hỏi các nhà làm chính sách cần phải có các biện pháp hợp lý và kịp thời để đảm bảo đây là
sân chơi công bằng cho mọi đối tượng. Nhiệm vụ quan trọng nhất chính là làm tăng tính minh
Trang 45
bạch thông tin về các công ty niêm yết trên thị trường, góp phần làm tăng tính hiệu quả cho thị
trường.
3.3.6.1 Minh bạch thông tin
Trên thị trường từ lâu đã tồn tại các giao dịch không hợp pháp – các giao dịch lọt qua
hệ thống giám sát của thị trường như giao dịch của các cổ đông lớn hay của các cổ đông nội
bộ, trong khi đó chế tài dành cho các vi phạm này vẫn chưa đủ mạnh để răn đe và ngăn ngừa,
chẳng hạn, trong một báo cáo tổng kết cuối năm 2009, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX) đã theo dõi 484 lượt giao dịch của 280 cổ đông lớn và phát hiện 38 trường hợp vi
phạm về công bố thông tin, phát hiện 155 trường hợp vi phạm về công bố thông tin khi giao
dịch của cổ đông nội bộ, phát hiện 13 công ty vi phạm quy chế về giao dịch cổ phiếu quỹ, cho
thấy hiện tượng này vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn. Theo UBCKNN, trong năm 2009, mặc
dù hoạt động thanh tra, giám sát bất thường và định kỳ được chủ động và tăng cường nhưng
chỉ mới phát hiện được 9 vụ việc, và đã xử phạt nhiều trường hợp nội gián, thao túng, trong
khi thực tế còn nhiều hơn thế. Lãnh đạo của cơ quan này cũng thừa nhận, việc điều tra xử phạt
thao túng là rất khó. Với nhiều nườc có thị trường chứng khoán phát triển, điều tra 50 vụ cũng
chỉ xử lý được 1, 2 vụ. Bên cạnh đó, ở các nước, UBCK có nghiệp vụ điều tra, ghi âm, phong
tỏa tiền để truy xét, kết luận thuận lợi hơn và mức xử phạt cũng rất cao và sau khi có kết luận
đều có tòa án, thẩm phán độc lập, tạo điều kiện cho việc xử phạt nặng. Trong khi đó ở Việt
Nam, UBCKNN chưa có những thẩm quyền trên, chưa kể mức phạt còn thấp, khung pháp lý
chưa đầy đủ. Chính vì vậy, cùng với việc tăng cường giám sát, UBCKNN có hành động sắp
tới là Nghị định thay thế 36 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán liên quan đến
giao dịch nội gián sẽ được sửa đổi để xử phạt chặt chẽ hơn. Đặc biệt, Trung tâm Lưu ký chứng
khoán đang bắt đầu theo dõi tài khoản phụ cũng sẽ giúp phát hiện những vi phạm trong giao
dịch để xử lý kịp thời.
Để đối phó với các tin đồn, tin nội gián được sử dụng như công cụ làm giá trên thị
trường, UBCKNN đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để có sự phối hợp và
tăng cường công tác thông tin báo chí, tránh đưa ra nội dung thông tin không đúng. Thứ hai,
UBCKNN cũng có công văn gửi tới các Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán đề
nghị theo dõi các tin đồn trên thị trường, yếu cầu các đơn vị này và các doanh nghiệp có các
tin đồn liên quan đến mình thì phải công bố cải chính ngay, nhằm tạo ra sự minh bạch, chống
lại tin đồn không chính xác. Đối với tin đồn qua hệ thống tin nhắn, UBCKNN cũng đã yêu cầu
Trang 46
các đơn vị gửi thông tin về, sau khi nhận được thông tin sẽ phối hợp xử lý với các cơ quan
chức năng điều tra. Cuối cùng, UBCKNN sẽ hoàn thiện lại văn bản về công bố thông tin.
Trong quy định công bố thông tin do Bộ Tài Chính mới ban hành có quy định thêm các yêu
cầu về công bố thông tin, yêu cầu về trang website, yêu cầu về báo cáo thành viên, chẳng hạn,
các doanh nghiệp phải công bố đường link đến bản báo cáo tài chính đầy đủ và thực hiện việc
công bố này trên nhiều kênh hơn (kênh của Sở, của UBCK, thông tin đại chúng)…
Ngoài ra, công nghệ hiện đại là chìa khóa cho việc quản lý hiệu quả trong bối cảnh số
lượng thành viên thị trường ngày càng gia tăng và số lượng thông tin xử lý ngày một lớn hơn.
Tại HOSE, với việc triển khai phương thức giao dịch trực tuyến từ đầu năm 2009, khả năng
nhập lệnh và xử lý lệnh của các thành viên thị trường gia tăng đáng kể. Không những thế, giao
dịch trực tuyến còn giúp HOSE kiểm soát tốt hơn các luồn lệnh của thành viên, phát hiện và
xử lý nhanh chóng các vi phạm phát sinh. Bên cạnh đó, phương thức nhận thông tin để công
bố ra thị trường của các tổ chức niêm yết đã được HOSE triển khai qua phần mềm công bố
thông tin, giúp chuẩn hóa thông tin đầu vào, giảm thời gian xử lý báo cáo và từ đó giảm thời
gian công bố thông tin ra thị trường. Phần mềm này hiện nay đã được triển khai đến hơn 130
công ty niêm yết trong năm 2009. Mục tiêu của HOSE là triển khai việc công bố thông tin qua
phần mềm đến 100% công ty niêm yết trong năm 2010 và tiến tới áp dụng cho cả các công ty
chứng khoán thành viên. Việc thống kê số liệu, tình hình vi phạm cũng như xây dựng các cảnh
báo vì thế sẽ dễ dàng hơn. Công tác này cần được thể chế hoá trong các văn bản quy phạm
pháp luật để nâng cao tính hiệu lực của việc áp dụng và tuân thủ pháp luật. Ông Nguyễn Mạnh
Hùng, phó tổng giám đốc HOSE khẳng định: “Với việc triển khai này, trong năm 2010, các
giao dịch không hợp pháp sẽ được phát hiện đầy đủ”. Thị trường chứng khoán là một thị
trường tiên tiến, hiện đại bậc nhất thì việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến sẽ phải trở thành
đòi hỏi bắt buộc để có thể quản lý hoạt động trên thị trường một cách hiệu quả.
Cuối cùng, để tăng cường tính minh bạch thông tin, cần có sự góp sức của các doanh
nghiệp. Nếu như các năm trước, HAPACO và REE được coi là 2 doanh nghiệp điển hình
thường thực hiện công bố tóm tắt kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) hàng tháng ra
công chúng thì năm 2009, số doanh nghiệp chủ động công bố thông tin ra công chúng đã cao
hơn rất nhiều, tiêu biểu là công ty cổ phần (CTCP) cao su Đà Nẵng DRC, CTCP Cáp và vật
liệu viễn thông SAM, CTCP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình
TIX, CTCP tập đoàn Hoa Sen HSG , CTCP nhiệt điện Phả Lại PPC… thực hiện công bố kết
Trang 47
quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2009 hoặc dự kiến kết quả kinh doanh cả năm 2009. Đặc
điểm chung của các doanh nghiệp tiên phong thực hiện công bố thông tin ngoài nghĩa vụ này
là kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Có rất nhiều
lý do khiến doanh nghiệp nỗ lực công bố thông tin sớm, chẳng hạn như lãnh đạo doanh nghiệp
có ý thức minh bạch thông tin, để giải toả áp lực tin đồn hay quá sốt ruột trước tình trạng giá
cổ phiếu giảm mạnh… Tuy nhiên, dù lý do gì đi nữa thì những thông tin được công bố chính
thức từ doanh nghiệp vẫn và đang góp phần giúp thị trường hiệu quả hơn, đồng thời cần phải
công bố cả các thông tin xấu, tránh tình trạng đẹp khoe xấu che như trường hợp CTCP bông
Bạch Tuyết BBT, lỗ trong nhiều năm liền nhưng vẫn được giao dịch với số lượng lớn trên
HOSE để rồi cuối cùng bị bại lộ vì những hành vi che giấu, làm sai lệch thông tin.
Sớ GDCK TPHCM đều khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết thực hiện công bố
các thông tin ngoài nghĩa vụ phải thưc hiện theo Thông tư 38/2007/TT-BTC và mới đây là
09/2010/TT-BTC – yêu cầu doanh nghiệp nâng cấp và chủ động công bố thông tin trên các
phương tiện của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, Thông tư mới này không quy định buộc các
doanh nghiệp phải công bố kết quả kinh doanh dự kiến định kỳ, bởi cho rằng loại thông tin
này các Sở nên khuyến khích công bố. Lý do chính là nếu buộc họ công bố thông tin dự kiến
thì sẽ phải quy định thêm về chế tài xử lý khi những thông tin này khác biệt quá lớn so với
thông tin chính thức, mà điều này nằm ngoài khả năng doanh nghiệp, ví dụ như từ lãi lớn
chuyển thành lỗ nặng do trích lập dự phòng tỷ giả quá lớn cuả PPC năm 2008. Do đó, rất cần ý
thức tự giác của doanh nghiệp và sự khuyến khích từ các Sở, thậm chí có thể coi đây như một
tiêu chí để đánh giá mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp trong các giải thưởng tôn vinh
sự minh bạch trên thị trường mà các Sở thực hiện thường niên. Thêm vào đó, trong các thông
tin công bố, loại thông tin nhà đầu tư chờ đợi nhất chính là kết quả kinh doanh dự kiến định kỳ
hàng tháng, quý hay năm. Việc công bố kết quả dự kiến như ví dụ trên nếu được thực hiện
thường xuyên và rộng rãi sẽ giúp các nhà đầu tư cập nhật về hoạt động của doanh nghiệp. Đây
cũng là yếu tố làm giảm bớt hiện tượng tin đồn làm lũng đoạn thị trường
3.3.6.2 Tăng tính thanh khoản
Bên cạnh tính minh bạch thông tin, yếu tố thanh khoản giúp dòng tiền được chuyển
dịch dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp cũng góp phần nâng cao tính hiệu quả
của thị trường. Ngày 22/1/2010, UBCKNN đã tổ chức hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát
triển thị trường chứng khoán 2010”, trong đó đề cập đến một số giải pháp như giao dịch T+2,
Trang 48
nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, bên cạnh sự kỳ vọng về cho phép mua bán cùng loại
chứng khoán trong ngày. Tuy vậy, việc rút ngắn thời gian giao dịch T+4 được triển khai chậm,
được giải thích bởi các yếu tố sau đây. Thứ nhất, thuộc về nhận thức. Chính vì chưa đặt tính
thanh khoản lên hàng đầu nên trong nhiều năm qua, cơ quan quản lý chưa có biện pháp rút
ngắn thời gian giao dịch xuống 1, 2 ngày thay vì 4 ngày như hiện tại. Thứ hai, UBCKNN có lẽ
đã muốn ban hành cơ chế rút ngắn thời gian giao dịch nhưng Bộ Tài Chính mới là người ra
quyết định rồi sau đó Trung tâm Lưu ký chứng khoán lại phải lên tiếng đã sẵn sàng hay chưa,
do đó sự chậm trễ này là đương nhiên.
Ngoài ra, việc sử dụng các đòn bẩy tài chính cũng giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham
gia thị trường hơn, thông qua giao dịch ký quỹ mà UBCKNN đã dự thảo thông tư. Giao dịch
ký quỹ khác với giao dịch thông thường (nhà đầu tư mua chứng khoán sử dụng 100% vốn tự
có) ở chỗ khi mua chứng khoán nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một phần tiền và phần còn lại được
công ty chứng khoán cho vay và nhà đầu tư dùng chính chứng khoán làm tài sản đảm bảo.
Nhu cầu vay vốn khi có xu hướng thị trường lên là rất lớn, mà hiện tại chỉ có các ngân hàng
thương mại mới được phép đáp ứng. Với quy mô niêm yết và giao dịch sẽ tăng lên nhanh
chóng trong năm tới, điều hiển nhiên là nhu cầu vay đầu tư chứng khoán sẽ nhiều thêm, các
ngân hàng này sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu vay cho từng cá nhân vì chi phí thẩm định
các khoản vay và kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ rất lớn. Trong khi thực tế trên thế giới, các ngân
hàng thương mại không trực tiếp cho nhà đầu tư vay mua chứng khoán mà kênh tín dụng này
được thực hiện qua các công ty môi giới chứng khoán. Các công ty chứng khoán cũng có
nguồn thu tốt hơn nhờ khối lượng giao dịch tăng vọt và lãi suất cho vay mua. Nếu các quy
trình khi tiến hành giao dịch ký quỹ được tuân thủ nghiêm ngặt, rủi ro tín dụng luôn được cảnh
báo, kiểm soát, nhà đầu tư buộc phải cắt lỗ (thông qua các mức tỷ lệ ký quỹ duy trì bắt buộc,
tỷ lệ ký quỹ xử lý) và do đó nếu thiệt hại xảy ra sẽ giảm thiểu ở mức thấp có thể. Tuy nhiên,
một trong những hạn chế trong dự thảo của UBCKNN dễ thấy chính là chỉ cho phép nhà đầu
tư đã mở tài khoản 3 tháng mới được phép mua chứng khoán ký quỹ vừa bất công với nhà đầu
tư mới vừa đẩy họ phải khai báo gian dối với tên khác, tài khoản khác để thực hiện giao dịch
ký quỹ, hoặc là việc chỉ cho phép các chứng khoán đã niêm yết trên 6 tháng mới được phép
giao dịch ký quỹ vô tình đã loại ra những chứng khoán chất lượng cao, thanh khoản tốt mới
lên sàn.
Trang 49
Cuối cùng, biên độ giao dịch cũng là một rào cản cho tính thanh khoản của thị trường.
Những người ủng hộ giao dịch có biên độ cho rằng sử dụng giới hạn trên dưới sẽ làm giảm độ
biến động của giá, hạn chế các phản ứng thái quá của thị trường và không ảnh hưởng đến khối
lượng giao dịch. Ngược lại, những người chống đối cho rằng áp dụng biên độ giao dịch sẽ gây
nên sự biến động giá chứng khoán trong nhiều ngày tiếp theo, cũng như làm chậm quá trình
giá chứng khoán điều chỉnh về giá cân bằng và ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch. Ai cũng
có cái lý của mình, nhưng thiết nghĩ nếu bỏ biên độ, các nhà đầu tư khi đó sẽ phải tự suy nghĩ,
tự xác định nên mua hay bán ở mức nào là có lợi nhất. Giá cả sẽ linh hoạt điều chỉnh quan hệ
cung cầu. Việc tranh nhau đặt lệnh ATO, ATC sẽ không còn hiệu lực. Nhà đầu tư sẽ phải bám
sát thị trường để quyết định. Việc đầu tư theo kiểu ép giá hôm nay để chờ cơ hội mua vào
ngày mai và những ngày tiếp theo không khả thi. Có thể giá cả sẽ dao động mạnh trong ngày
đầu, nhưng do được tự do điều chỉnh nên khả năng ổn định sẽ nhành. Tất cả các nhà đầu tư
đều phải suy nghĩ, chứ không ỷ lại vào dòng lệnh AT hay đặt giá kịch trần, sàn nữa. Kết hợp
với việc minh bạch thông tin về doanh nghiệp lẫn tin tức vĩ mô, giá chứng khoán sẽ dần được
điều chỉnh về mức giá nội tại.
Trên đây là những biện pháp từ phía nhà làm chính sách giúp thị trường hiệu quả hơn,
nhưng bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng cần điều chỉnh hành vi của mình, tránh tác động của
yếu tố tâm lý. Điều này đòi hỏi một quá trình lâu dài khi con người trải qua và học tập các
kinh nghiệm bản thân, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.
Trang 50
KẾT LUẬN
Thực tiễn Việt Nam cho thấy sàn HOSE chưa đạt đến sự hiệu quả về mặt thông tin, dù
là mức độ thấp nhất, cho thấy phương pháp kỹ thuật được ưa chuộng sử dụng ở Việt Nam,
nhưng đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho các cơ quan chức năng, tiêu biều là UBCKNN và
BTC, khi mà sự phân bổ nguồn vốn không hiệu quả này có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế,
thể hiện qua bong bóng giá chứng khoán đã gây ra tác hại đến các nhà đầu tư hay các công ty
cổ phần sử dụng nguồn vốn có được từ các cổ đông khi phát hành chứng khoán không hiệu
quả. Tuy nhiên, các chứng khoán riêng lẻ, tiêu biểu là VNM và FPT cho biết có sự tồn tại tính
hiệu quả dạng yếu, cho biết lý thuyết thị trường hiệu quả này tồn tại, mở ra hy vọng thị trường
HOSE sẽ trở nên hiệu quả trong tương lai. Như chương ba đã cho thấy, yếu tố tâm lý hành vi
khiến nhà đầu tư trở nên không duy lý, ảnh hưởng gián tiếp đến mức độ hiệu quả của thị
trường. Tuy nhiên, khi thị trường càng thu hút nhiều nhà đầu tư, có thể càng khuếch đại tâm lý
bầy đàn lẫn tâm lý hành vi, nhưng cho phép ta kỳ vọng sẽ xuất hiện các nhà đầu tư duy lý, độc
lập quyết định mua bán của mình, từ đó giúp thị trường hiệu quả hơn. Ngoài ra, để làm hài
lòng các nhà đầu tư, các công ty cổ phần cũng phải thường xuyên cập nhật thông tin thường
xuyên cho họ, đó là điều tất yếu sẽ xảy ra khi càng nhiều công ty được niêm yết, gián tiếp tạo
ra môi trường cạnh tranh giữa họ, giúp các nhà đầu tư chọn ra các công ty thực sự tốt, vừa tạo
ra sự hiệu quả của thị trường đồng thời giúp sự phân bổ nguồn vốn trong thị trường lành mạnh
hơn.
Toàn bộ bài viết giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tính hiệu quả của thị trường chứng
khoán Việt Nam thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn một số câu hỏi chưa giải đáp được. Thứ
nhất, liệu mô hình CAPM sử dụng để xác định tssl bất thường có thiếu yếu tố nào đó hay
không và nếu có, liệu còn tồn tại tssl bất thường này nữa hay không? Thứ hai, chưa có kiểm
định rộng rãi nào được sử dụng để xác định liệu trung bình tssl không đổi theo thời gian
(tương tự như yêu cầu về phương sai không đổi), do đó việc tìm hiểu để kiểm định tính chất
này là điều cấp thiết. Cuối cùng, các mô hình dựa trên tài chính hành vi chỉ giải thích được
mỗi khía cạnh khác nhau của các bất thường trong thị trường hiệu quả, đòi hỏi trong tương lai
cần có một mô hình có thể giải thích hoàn chỉnh hơn. Với sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là
lĩnh vực kinh tế cho phép ta hy vọng những điều này sẽ trở thành hiện thực trong tương lai.
Trang 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, Chủ biên GS Trần Ngọc Thơ, nhà xuất bản
thống kê, 2007.
2. Sách “Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính”, đồng tác giả Nguyễn
Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy, nhà xuất bản thống kê, 2009.
3. Sách “The wisdom of the crowd”, tác giả Surowiecki, nhà xuất bản Random House,
2004, bản dịch của Nguyễn Thị Yến, tái bản lần 2, nhà xuất bản tri thức, 2009.
4. Sách “Modelling financial time series” tái bản lần 2, tác giả Taylor, nhà xuất bản
World Scientific.
5. Sách “The econometric modelling of financial time series” tái bản lần 3, đồng tác giả
Mills, Markellos, nhà xuất bản Cambridge university press.
6. Sách “Behavioral corporate finance”, tác giả Hersh Shefrin, nhà xuất bản McGraw Hill,
2005.
7. Bài nghiên cứu “Prospect theory: an analysis of decision under risk”, đồng tác giả
Kahneman, Tversky, từ trang www.jstor.org
8. Bài viết “a survey of behavioral finance”, đồng tác giả Barberis, Thaler, trích từ sách
“Handbook of the Economics of finance”, nhà xuất bản Elsevier Science, 2003.
9. Bài nghiên cứu “Testing the weak-form market efficiency and the day of the week
effects of some African countries” đồng tác giả Enowbi, Guidi, Mlambo, 2009.
10. Bài nghiên cứu “Testing efficiency of the stock market in emerging economies”, tác
giả Dorina, 2006.
11. Bài nghiên cứu “Testing the semi-strong form efficiency of indian stock market with
respect to information content of stock split announcement-a study in IT industry”,
đồng tác giả Raja, Sudhahar, Selvan, 2009.
12. Bài nghiên cứu “Market efficiency and the euro: the case of Athens stock exchange”,
tác giả Panagiotidis, 2008.
13. Bài nghiên cứu “Efficiency of the Warsaw stock exchange: analysis of selected
properties”, đồng tác giả Kompa, Matuszewska-Janica, 2008.
Trang 52
14. Bài nghiên cứu “Testing for the martingale hypothesis in asian stock prices: evidence
from a new joint variance ratio test”, tác giả Kim, 2004.
15. Bài nghiên cứu “An empirical test of indian stock market efficiency in respect of bonus
announcement-a study in IT industry”, đồng tác giả Raja, Sudhahar, 2010.
16. Bài nghiên cứu “Stock repurchase announcements: a test of market efficiency”, đồng
tác giả Kinsler, Bacon,2008.
17. Bài nghiên cứu “U.S. mergers and acquisitions: a test of market efficiency”, đồng tác
giả von Gersdorff, Bacon, 2008.
18. Bài nghiên cứu “Calendar effects in chinese stock market”, đồng tác giả Gao, Kling,
2005.
19. Bài nghiên cứu “Calendar anomalies in stock returns: evidence from South America”,
tác giả Rossi, 2007.
20. Bài nghiên cứu “Calendar effects in Pakistani stock market”, đồng tác giả Ali, Akbar,
2006
21. Trang web www.cafef.vn
22. Trang web www.vndirect.com.vn
23. Trang web www.vneconomy.vn
24. Trang web www.wikipedia.org
25. Trang web www.cophieu68.com
26. Trang web www.ssc.gov.vn
Trang 53
PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 1: thống kê miêu tả VN-INDEX, VNM và FPT
VN-INDEX VNM FPT
ngày tuần tháng ngày tuần tháng ngày tuần Tháng
Trung bình 0.07% 0.32% 1.39% 0.05% 0.23% 1.09% -0.19% -0.97% -4.11%
Giá trị lớn nhất 9.56% 15.67% 29.13% 4.88% 21.10% 37.00% 4.88% 22.62% 27.44%
Giá trị thấp nhất -13.52% -20.54% -46.53% -64.77% -64.22% -49.74% -37.78% -43.69% -58.82%
độ lệch chuẩn 0.01751 0.04731 0.13355 0.03268 0.07767 0.15872 0.03387 0.09294 0.20243
skewness -0.31267 -0.39897 -0.51654 -7.20000 -2.40659 -0.24814 -3.10638 -1.06667 -0.46182
kurtosis 7.06978 5.10657 4.34752 144.77300 23.94281 4.22619 36.53344 7.65713 2.95858
Jarque-Bera 1771.006 105.7152 13.81468 912120.5 4136.671 3.572559 40902 183.68 1.35345
Xác suất JB 0.00% 0.00% 0.10% 0.00% 0.00% 16.76% 0.00% 0.00% 50.83%
Trang 54
Bảng 2: kiểm định nghiệm đơn vị VN-INDEX, VNM, FPT
ngày tuần tháng ngày tuần tháng ngày tuần tháng
ADF (giá trị p-value) 38.72%** 39.86%** 26.48%* 20.44%* 18.98%* 20.83%* 56.29% 57.57% 34.96%
PP (giá trị p-value) 33.27%* 29.18%** 24.91%* 18.76%* 17.87%* 17.78%* 60.22% 57.03% 60.84%
KPSS (giá trị thống kê) 3.4883 1.6522 0.7723 0.7408 0.344239 0.200985 2.7768 1.2638 0.603345
sai phân bậc 1
ADF (giá trị p-value) 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%
PP (giá trị p-value) 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%
KPSS (giá trị thống kê) 0.1527 0.1096 0.1078 0.2836 0.282 0.2329 0.26489
FPT
logP(t)
VN-INDEX VNM
Bảng giá trị p-value của KPSS
p-value
VN-
INDEX
VNM FPT
1% 0.739 0.739 0.739
5% 0.463 0.463 0.463
10% 0.347 0.347 0.347
Trang 55
Bảng 3: hệ số tƣơng quan tuyến tính VN-INDEX, VNM, FPT
VN-INDEX ngày tuần tháng
độ trễ 1 4 8 12 1 4 8 12 1 4 8 12
ACF 0.231 0.112 0.073 0.037 0.253 0.147 0.032 0.022 0.340 0.085 -0.066 -0.130
thống kê Q 134.48 179.89 230.14 248.72 32.24 67.01 82.83 86.79 13.63 15.44 17.53 21.48
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.40% 2.50% 4.40%
VNM ngày tuần tháng
độ trễ 1.000 4.000 8.000 12.000 1.000 4.000 8.000 12.000 1.000 4.000 8.000 12.000
ACF 0.054 0.038 -0.061 -0.009 0.050 0.069 -0.036 0.084 0.131 -0.056 0.051 0.021
thống kê Q 3.121 8.250 16.424 17.449 0.552 2.402 8.217 13.648 0.899 2.969 4.470 9.408
p-value 7.70% 8.30% 3.70% 13.30% 45.70% 66.20% 41.30% 32.40% 34.30% 56.30% 81.20% 66.80%
FPT ngày tuần tháng
độ trễ 1.000 4.000 8.000 12.000 1.000 4.000 8.000 12.000 1.000 4.000 8.000 12.000
ACF 0.187 0.054 -0.010 -0.012 0.062 0.100 0.049 -0.037 0.219 -0.165 0.094 -0.067
thống kê Q 29.640 32.494 36.436 36.719 0.654 3.277 8.129 9.675 1.972 4.638 6.398 13.451
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 41.90% 51.30% 42.10% 64.40% 16.00% 32.70% 60.30% 33.70%
Trang 56
Bảng 4: hệ số tƣơng quan phi tuyến VN-INDEX, VNM, FPT theo ngày
VN-INDEX ngày
độ trễ 1 4 8 12
ACF 0.18 0.121 0.229 0.193
thống kê Q 81.122 653.62 1171.6 1593.7
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
VNM ngày
độ trễ 1 4 8 12
ACF
0.008(0.21) 0.004(0.12) 0.006(0.097) -0.003(0.04)
thống kê Q
0.078(47.619) 0.1474(100.91) 0.2165(137.91) 0.2364(154.94)
p-value
78%(0%) 99.7%(0%) 100%(0%) 100%(0%)
FPT ngày
độ trễ 1 4 8 12
ACF
0.011(0.24) 0.007(0.126) -0.007(0.028) -0.005(0.06)
thống kê Q
0.1(48.758) 0.5122(121.7) 0.8549(165.38) 1.3863(203.89)
p-value
75.2%(0%) 97.2%(0%) 99.9%(0%) 100%(0%)
Bảng 5: hệ số tƣơng quan phi tuyến VN-INDEX, VNM, FPT theo tuần
VN-INDEX tuần
độ trễ 1 4 8 12
ACF 0.232 0.341 0.185 0.084
thống kê Q 27.034 142.29 223.69 257.93
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
VNM tuần
Trang 57
độ trễ 1 4 8 12
ACF -0.005 -0.011 -0.01 -0.006
thống kê Q 0.006 0.0785 0.3651 0.9311
p-value 93.80% 99.90% 100.00% 100.00%
FPT tuần
độ trễ 1 4 8 12
ACF 0.143(0.249) 0.097(0.177) 0.109(0.161) 0.06(0.069)
thống kê Q 3.5015(10.573) 6.3539(23.84) 9.7385(31.401) 12.644(36.979)
p-value 6.1%(0.1%) 17.4%(0%) 28.4%(0%) 39.5%(0%)
Bảng 6: hệ số tƣơng quan phi tuyến VN-INDEX, VNM, FPT theo tháng
VN-INDEX tháng
độ trễ 1 4 8 12
ACF 0.102 0.052 0.036 -0.036
thống kê Q 1.2301 5.2782 14.553 16.232
p-value 26.70% 26.00% 6.80% 18.10%
VNM tháng
độ trễ 1 4 8 12
ACF 0.2 -0.036 -0.058 -0.01
thống kê Q 2.0807 2.8408 4.502 4.7313
p-value 14.90% 58.50% 80.90% 96.60%
FPT tháng
độ trễ 1 4 8 12
ACF -0.006 0.06 -0.12 -0.108
thống kê Q 0.0014 1.9279 3.1341 4.9745
p-value 97.00% 74.90% 92.60% 95.90%
Trang 58
Bảng 7: kiểm định đoạn mạch VN-INDEX, VNM, FPT
Ngày tuần tháng ngày tuần tháng ngày tuần tháng
giá trị kiểm định (trung vị) 0 0.0014 0.0035 0 0 -0.0052 0 -0.0038 -0.0338
trường hợp < giá trị kiểm định 1082 250 57 436 96 24 377 84 19
trường hợp >= giá trị kiểm định 1425 250 58 642 119 25 467 84 19
tổng số trường hợp 2507 500 115 1078 215 49 844 168 38
Tổng số đoạn mạch 907 181 43 429 102 25 305 79 15
Z -13.19 -6.267 -2.903 -5.776 -0.729 0 -7.888 -0.929 -1.48
xác suất (2 đuôi) 0.00% 0.00% 0.40% 0.00% 46.60% 100.00% 0.00% 35.30% 13.90%
Giá trị kiểm định (trung bình) 0.0007 0.0032 0.0139 0.0005 0.0023 0.0109 -0.0018 -0.0097 -0.0411
trường hợp < giá trị kiểm định 1450 261 66 636 113 29 377 79 17
trường hợp >= giá trị kiểm định 1057 239 49 442 102 20 467 89 21
tổng số trường hợp 2507 500 115 1078 215 49 844 168 38
Tổng số đoạn mạch 981 179 39 435 110 21 305 77 15
Z -9.941 -6.415 -3.494 -5.514 0.244 -0.949 -7.888 -1.196 -1.427
xác suất (2 đuôi) 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 80.70% 34.30% 0.00% 23.20% 15.40%
VN-INDEX VNM FPT
Bảng 8: kiểm định BDS VN-INDEX
VN-INDEX
ngày
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 0.0370 0.0018 20.3013 0.00% 0.00%
3 0.0610 0.0017 35.6205 0.00% 0.00%
4 0.0633 0.0012 52.3811 0.00% 0.00%
5 0.0574 0.0007 76.7191 0.00% 0.00%
6 0.0494 0.0004 115.0745 0.00% 0.00%
tuần
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 0.0131 0.0007 19.0798 0.00% 0.00%
Trang 59
3 0.0078 0.0002 32.2924 0.00% 0.00%
4 0.0036 0.0001 56.8139 0.00% 0.00%
5 0.0017 0.0000 112.0279 0.00% 0.00%
6 0.0008 0.0000 238.9566 0.00% 0.00%
tháng
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 0.0013 0.0003 4.0231 0.01% 11.80%
3 0.0005 0.0000 9.6731 0.00% 5.20%
4 0.0000 0.0000 -1.4357 15.11% 38.00%
5 0.0000 0.0000 -0.8332 40.47% 24.20%
6 0.0000 0.0000 -0.4989 61.79% 23.80%
Bảng 9: kiểm định BDS VNM
VNM
ngày
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 0.0035 0.0001 28.9471 0.00% 0.00%
3 0.0016 0.0000 55.0109 0.00% 0.00%
4 0.0007 0.0000 136.1735 0.00% 0.00%
5 0.0004 0.0000 448.2826 0.00% 0.00%
6 0.0002 0.0000 1755.5790 0.00% 0.00%
tuần
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 0.0003 0.0001 2.4926 1.27% 42.00%
3 0.0001 0.0000 6.2915 0.00% 30.00%
4 0.0000 0.0000 -4.0042 0.01% 43.80%
Trang 60
5 0.0000 0.0000 -2.3120 2.08% 19.60%
6 0.0000 0.0000 -1.5296 12.61% 21.00%
tháng
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 -0.0005 0.0001 -5.2743 0.00% 77.74%
3 0.0000 0.0000 -1.3719 17.01% 13.22%
4 0.0000 0.0000 -0.4382 66.13% 0.72%
5 0.0000 0.0000 -0.1262 89.96% 0.12%
6 0.0000 0.0000 -0.0464 96.30% 0.08%
Bảng 10: kiểm định BDS FPT
FPT
ngày
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 0.0078 0.0002 48.8124 0.00% 0.00%
3 0.0041 0.0000 98.8751 0.00% 0.00%
4 0.0019 0.0000 236.4512 0.00% 0.00%
5 0.0010 0.0000 736.7579 0.00% 0.00%
6 0.0005 0.0000 2561.0490 0.00% 0.00%
tuần
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 0.0001 0.0001 0.7456 45.59% 69.60%
3 0.0000 0.0000 -0.3632 71.65% 91.60%
4 0.0000 0.0000 -2.2544 2.42% 36.20%
5 0.0000 0.0000 -1.2338 21.73% 22.20%
6 0.0000 0.0000 -0.7972 42.53% 25.60%
Trang 61
tháng
chiều dài
của dãy
(dimension)
thống kê
BDS
Sai số
chuẩn Z-Statistic
Xác suất
không
bootstrap
Xác suất
bootstrap
2 0.000 0.000 -1.395 16.31% 98.20%
3 0.000 0.000 -0.294 76.88% 12.00%
4 0.000 0.000 -0.092 92.63% 1.00%
5 0.000 0.000 -0.037 97.01% 2.00%
6 0.000 0.000 -0.011 99.12% 2.20%
Bảng 11: kiểm định Lo Mackinlay VN-INDEX
VN-INDEX 2 4 8 16 32
ngày
VR(q) 1.2312 1.4240 1.7462 2.2062 2.9192
Z(q) 11.5782 11.3470 12.6305 13.7208 15.0652
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
2 4 8 16 32
tuần
VR(q) 1.2518 1.6092 2.1656 2.5974 2.7547
Z(q) 5.6305 7.2807 8.8113 8.1149 6.1513
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
2 4 8 16 32
tháng
VR(q) 1.3347 1.4994 1.5716 1.3722 0.6950
Z(q) 3.5892 2.8627 2.0722 0.9069 -0.5179
p-value 0.03% 0.42% 3.82% 36.45% 60.45%
Bảng 12: kiểm định Lo Mackinlay VNM
VNM 2 4 8 16 32
ngày
VR(q) 1.0533 1.0495 1.1161 1.1522 1.2231
Z(q) 1.7489 0.8694 1.2883 1.1354 1.1484
p-value 8.03% 38.46% 19.77% 25.62% 25.08%
2 4 8 16 32
Trang 62
tuần
VR(q) 1.0503 1.0108 1.1009 1.0418 0.8250
Z(q) 0.7373 0.0849 0.5000 0.1393 -0.4022
p-value 46.09% 93.23% 61.70% 88.92% 68.75%
2 4 8 16 32
tháng
VR(q) 1.1154 1.0364 0.8618 0.8096 0.2434
Z(q) 0.8080 0.1360 -0.3270 -0.3027 -0.8303
p-value 41.91% 89.18% 74.37% 76.21% 40.64%
Bảng 13: kiểm định Lo Mackinlay FPT
FPT 2 4 8 16 32
ngày
VR(q) 1.1855 1.2788 1.3961 1.4846 1.7531
Z(q) 5.3902 4.3290 3.8905 3.1986 3.4298
p-value 0.00% 0.00% 0.01% 0.14% 0.06%
2 4 8 16 32
tuần
VR(q) 1.0532 1.0663 1.2657 1.3732 1.0530
Z(q) 0.6901 0.4595 1.1643 1.0990 0.1077
p-value 49.01% 64.59% 24.43% 27.18% 91.42%
2 4 8 16 32
tháng
VR(q) 1.1829 1.2451 0.9849 0.9148 0.0428
Z(q) 1.1275 0.8078 -0.0315 -0.1193 -0.9250
p-value 25.96% 41.92% 97.49% 90.50% 35.49%
Bảng 14: kiểm định Chow Denning VN-INDEX, VNM, FPT
ngày tuần tháng ngày tuần tháng ngày tuần tháng
|z| lớn nhất 15.0652 8.8113 3.5892 1.7489 0.7373 0.8303 5.3902 1.1643 1.1275
p-value 0.00% 0.00% 0.53% 73.80% 99.99% 99.98% 0.00% 96.43% 99.18%
bootstrap p-value 0.00 0.00 3.20 38.14 88.06 94.80 0.02 61.64 63.66
VN-INDEX VNM FPT
không
bootstra
Trang 63
Bảng 15: kiểm định Chow Denning theo Wright VN-INDEX, VNM, FPT
ngày tuần tháng ngày tuần tháng ngày tuần tháng
|z| lớn nhất 19.7144 11.022 3.8408 5.4678 0.9349 1.0588 8.3498 2.8441 1.3861
p-value 0.00% 0.00% 0.10% 0.00% 76.64% 74.26% 0.00% 7.78% 37.32%
|z| lớn nhất 17.9123 9.9697 3.7301 4.77 0.938 1.0474 8.8334 2.2328 1.0503
p-value 0.00% 0.00% 0.06% 0.02% 77.54% 75.70% 0.00% 4.78% 73.70%
VN-INDEX VNM FPT
rank
rank
scores
Bảng 16: mô hình ARMA VN-INDEX
VN-INDEX ngày
ARMA
AR(1,4)
MA(4)
độ trễ 1 4 8 12 20
ACF 0.168 0.103 0.232 0.178 0.281
thống kê Q 70.389 652.650 1116.000 1462.300 2170.700
p-value
0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
ARCH 1 2 3 4 5
thống kê t 3.326 18.587 6.408 -5.256 6.697
p-value 0.00% 0.09% 0.00% 0.00% 0.00%
thống kê F 137.165
p-value 0.00%
tuần
ARMA
AR(1,2)
MA(2)
độ trễ 1 4 8 12 20
ACF 0.278 0.298 0.258 0.085 0.015
thống kê Q 38.595 124.830 219.640 244.620 255.480
p-value
0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
ARCH 1 2 3 4 5
Trang 64
thống kê t 4.344 0.584 3.277 4.519 0.116
p-value 0.00% 55.94% 0.11% 0.00% 90.75%
thống kê F 18.006
p-value 0.00%
tháng
ARMA
AR(1)
MA(1)
độ trễ 1 4 8 12 20
ACF 0.163 0.021 -0.011 -0.019 -0.039
thống kê Q 3.097 4.492 17.073 19.335 21.709
p-value
3.50% 0.90% 3.60% 24.50%
ARCH 1 2 3 4 5
thống kê t 1.613 1.056 -0.875 -0.237 3.038
p-value 11% 29.4% 38.4% 81.3% 0.3%
thống kê F 2.705
p-value 2.44%
Bảng 17: mô hình ARMA FPT theo ngày
FPT ngày
ARMA MA(1)
độ trễ 1 4 8 12 20
ACF 0.076 0.007 -0.007 -0.002 0.006
thống kê Q 4.859 5.533 5.750 6.059 6.394
p-value
13.70% 56.90% 86.90% 99.70%
ARCH 1 2 3 4 5
thống kê t 2.137 0.610 -0.012 0.167 0.233
p-value 3.29% 54.20% 99.01% 86.77% 81.58%
Trang 65
thống kê F 1.055
p-value 38.43%
Bảng 18: mô hình M-GARCH, T-GARCH VN-INDEX theo ngày
ngày
M-GARCH
GARCH GARCH(1,2)
hệ số GARCH AR(1) AR(4) MA(4)
thống kê z 1.9110 12.7386 4.8395 -3.5227
p-value 5.60% 0.00% 0.00% 0.04%
hệ số C resid(-1)2 GARCH(-1) GARCH(-2)
giá trị 0.0000 0.2662 0.5465 0.2182
thống kê z 6.8537 11.8503 5.5768 2.6190
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 0.88%
T-GARCH
GARCH GARCH(1,2)
hệ số AR(1) AR(4) MA(4)
thống kê z 12.8357 5.1844 -3.8611
p-value 0.00% 0.00% 0.00%
hệ số C resid(-1)2 GARCH(-1) GARCH(-2) biến giả
giá trị 0.0000 0.2461 0.5862 0.1824 0.0349
thống kê z 6.6467 9.3551 5.5786 2.0597 2.0592
p-value 0 0.00% 0.00% 3.94% 3.95%
Trang 66
Bảng 19: mô hình M-GARCH, T-GARCH VN-INDEX theo tuần
tuần
M-GARCH
GARCH GARCH(1,1)
hệ số GARCH AR(1) AR(2) MA(2)
thống kê z -0.1815 4.6505 3.3345 -2.1045
p-value 85.59% 0.00% 0.09% 3.53%
hệ số c resid(-1)2 GARCH(-1)
giá trị 0.0000 0.2496 0.7628
thống kê z 4.0367 6.1998 25.9071
p-value 0.01% 0.00% 0.00%
T-GARCH
GARCH GARCH(1,1)
hệ số AR(1) AR(2) MA(2)
thống kê z 4.6756 3.0946 -1.9814
p-value 0.00% 0.20% 4.75%
hệ số c resid(-1)2 GARCH(-1) biến giả
giá trị 0.0000 0.2982 0.7544 -0.0833
thống kê z 4.1631 5.5615 25.5880 -1.4972
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 13.44%
Bảng 20: kiểm định Lo Mackinlay VN-INDEX
VN-INDEX 2 4 8 16 32
ngày
VR(q) 1.2312 1.4240 1.7462 2.2062 2.9192
Z(q) 7.9985 7.1943 7.9969 8.8902 10.0508
p-value 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
2 4 8 16 32
tuần VR(q) 1.2518 1.6092 2.1656 2.5974 2.7547
Trang 67
Z(q) 4.0447 5.3143 6.3017 5.8964 4.7305
p-value 0.01% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
2 4 8 16 32
tháng
VR(q) 1.3347 1.4994 1.5716 1.3722 0.6920
Z(q) 3.1049 2.4538 1.8093 0.8132 -0.5084
p-value 0.19% 1.41% 7.04% 41.61% 61.12%
Bảng 21: kiểm định Chow Denning VN-INDEX
VN-INDEX
ngày tuần tháng
không
bootsrap
|z| lớn nhất 10.0508 6.3017 3.1049
p-value 0.00% 0.00% 3.00%
bootstrap p-value 0.00% 0.00% 0.12%
Bảng 22: kiểm định Chow Denning theo Wright VN-INDEX
VN-INDEX
ngày tuần tháng
Sign
|z| lớn nhất 18.3551 7.2187 3.3396
p-value 0.00% 0.00% 0.26%
Bảng 24: kiểm định hiệu ứng theo tháng VN-INDEX
biến số hệ số sai số chuẩn thống kê t xác suất
C 0.0018 0.0012 1.4969 13.45%
D2 -0.0018 0.0017 -1.0531 29.24%
D3 -0.0006 0.0017 -0.3626 71.69%
D4 0.0002 0.0017 0.1283 89.79%
D5 -0.0006 0.0017 -0.3344 73.81%
D6 -0.0010 0.0017 -0.5900 55.53%
Trang 68
D7 -0.0039 0.0017 -2.2712 2.32%
D8 -0.0011 0.0017 -0.6580 51.06%
D9 -0.0014 0.0017 -0.8147 41.54%
D10 -0.0020 0.0017 -1.1898 23.42%
D11 -0.0001 0.0017 -0.0422 96.63%
D12 -0.0010 0.0017 -0.5994 54.90%
Bảng 25: kiểm định hiệu ứng theo tuần VN-INDEX
R
biến số hệ số sai số chuẩn thống kê z xác suất
D2 0.0002 0.0004 0.4283 66.84%
D3 -0.0003 0.0004 -0.7773 43.70%
D5 -0.0001 0.0003 -0.1905 84.89%
D6 0.0014 0.0004 3.5761 0.03%
AR(1) 0.2548 0.0180 14.1932 0.00%
AR(4) 0.3894 0.0445 8.7594 0.00%
MA(4) -0.3263 0.0472 -6.9138 0.00%
log(GARCH)
biến số hệ số sai số chuẩn thống kê z xác suất
C(8) -0.1509 0.1041 -1.4494 14.72%
C(9) 0.3899 0.0199 19.5988 0.00%
C(10) -0.0179 0.0118 -1.5208 12.83%
C(11) 1.3599 0.0395 34.4492 0.00%
C(12) -0.9561 0.0617 -15.4989 0.00%
C(13) 0.5639 0.0377 14.9449 0.00%
C(14) -0.4880 0.1418 -3.4418 0.06%
C(15) -0.6502 0.1755 -3.7048 0.02%
C(16) -1.0031 0.1985 -5.0525 0.00%
C(17) 0.0164 0.1126 0.1456 88.42%
Trang 69
Bảng 26: kiểm định GARCH, E-GARCH kết hợp hiệu ứng theo tuần VN-INDEX
R hệ số sai số chuẩn thống kê z xác suất
GARCH 3.1024 1.633 1.8998 5.75%
D2 0.0002 0.0004 0.4403 65.97%
D3 -0.0002 0.0003 -0.6363 52.46%
D6 0.0015 0.0004 3.7831 0.02%
log var hệ số sai số chuẩn thống kê z xác suất
E-GARCH -0.0139 0.012 -1.1598 24.61%
D2 -0.4957 0.1422 -3.4869 0.05%
D3 -0.6632 0.1755 -3.7787 0.02%
D6 0.0084 0.1126 0.0741 94.09%
Bảng 27: khối lƣợng giao dịch, AER, CAER VNM
ngày AER CAER khối lượng ngày AEC CAER khối lượng
-30 1.25% 1.25% 66,360 1 -1.95% -15.12% 302,310
-29 -0.30% 0.95% 36,620 2 0.40% -14.72% 432,310
-28 1.58% 2.54% 32,380 3 -0.69% -15.42% 323,320
-27 -2.85% -0.32% 55,210 4 -1.91% -17.33% 178,240
-26 0.38% 0.06% 47,800 5 0.05% -17.28% 138,330
-25 0.54% 0.60% 41,390 6 6.78% -10.50% 171,520
-24 -0.88% -0.28% 47,670 7 -1.52% -12.02% 147,510
-23 -2.10% -2.38% 42,280 8 -0.41% -12.43% 25,030
-22 0.42% -1.96% 46,600 9 1.57% -10.87% 72,480
-21 -0.15% -2.11% 35,190 10 3.07% -7.80% 150,460
-20 -0.52% -2.63% 37,490 11 -2.33% -10.13% 46,830
-19 -1.15% -3.78% 62,610 12 -1.74% -11.87% 30,130
-18 0.30% -3.47% 156,800 13 0.00% -11.87% 30,130
-17 -0.33% -3.81% 43,610 14 0.00% -11.87% 30,130
-16 -1.15% -4.96% 61,430 15 0.35% -11.52% 163,680
-15 1.58% -3.37% 46,900 16 0.42% -11.10% 221,270
-14 0.88% -2.50% 183,430 17 3.54% -7.56% 329,780
Trang 70
-13 -1.79% -4.29% 75,230 18 -0.55% -8.11% 89,520
-12 -1.02% -5.30% 105,600 19 -4.13% -12.24% 52,790
-11 -1.62% -6.92% 76,970 20 0.91% -11.33% 163,660
-10 1.00% -5.92% 50,630 21 -2.28% -13.61% 119,050
-9 -1.31% -7.24% 51,340 22 0.93% -12.68% 175,370
-8 -1.02% -8.25% 29,920 23 -2.21% -14.89% 145,800
-7 -0.01% -8.27% 39,420 24 -0.70% -15.59% 114,750
-6 0.19% -8.08% 156,200 25 -1.19% -16.78% 132,700
-5 0.00% -8.08% 156,200 26 -3.42% -20.20% 110,960
-4 -2.47% -10.55% 69,370 27 -3.25% -23.45% 140,220
-3 -2.14% -12.69% 80,990 28 -1.01% -24.45% 143,210
-2 0.02% -12.67% 41,590 29 -0.86% -25.31% 111,790
-1 -0.96% -13.63% 135,420 30 -1.25% -26.56% 151,310
0 0.46% -13.18% 215,060
Bảng 28: khối lƣợng giao dịch, AER, CAER FPT
ngày AER CAER khối lượng ngày AER CAER khối lượng
-30 -3.44% -3.44% 644,940 1 1.54% 8.23% 294,310
-29 -1.21% -4.65% 769,620 2 3.02% 11.24% 302,290
-28 -1.84% -6.49% 320,260 3 0.96% 12.21% 530,220
-27 -3.67% -10.16% 758,270 4 -1.02% 11.19% 342,760
-26 -0.49% -10.65% 1,249,380 5 -3.44% 7.74% 214,440
-25 -3.82% -14.47% 1,109,720 6 -1.72% 6.02% 421,560
-24 -3.61% -18.09% 1,008,960 7 -3.90% 2.13% 470,390
-23 0.83% -17.26% 978,250 8 -0.62% 1.51% 379,050
-22 2.35% -14.91% 1,319,490 9 1.50% 3.01% 147,070
-21 4.44% -10.47% 947,180 10 1.85% 4.86% 192,600
-20 2.40% -8.07% 157,690 11 -2.55% 2.31% 333,390
-19 6.08% -1.99% 1,487,800 12 -0.32% 1.99% 192,740
Trang 71
-18 0.31% -1.67% 693,990 13 -1.25% 0.74% 313,400
-17 1.69% 0.02% 1,071,590 14 -1.35% -0.61% 219,010
-16 -1.16% -1.14% 234,300 15 0.62% 0.01% 356,890
-15 1.43% 0.30% 1,056,790 16 0.24% 0.25% 139,270
-14 -0.22% 0.07% 549,500 17 -1.12% -0.87% 354,770
-13 -0.37% -0.30% 531,410 18 -0.84% -1.70% 169,070
-12 -0.47% -0.77% 876,180 19 -0.20% -1.91% 352,250
-11 1.36% 0.59% 659,490 20 -1.15% -3.05% 354,750
-10 2.52% 3.11% 290,660 21 -1.55% -4.60% 223,410
-9 0.94% 4.05% 342,180 22 1.26% -3.33% 359,380
-8 -1.73% 2.31% 368,720 23 -0.51% -3.84% 293,950
-7 0.68% 3.00% 447,350 24 -1.16% -5.00% 350,280
-6 -0.43% 2.56% 226,360 25 -0.83% -5.84% 220,510
-5 -1.26% 1.31% 216,460 26 1.07% -4.77% 499,440
-4 2.36% 3.67% 359,970 27 2.46% -2.31% 857,000
-3 3.82% 7.48% 336,190 28 0.40% -1.90% 575,740
-2 1.22% 8.71% 295,060 29 -0.38% -2.29% 495,630
-1 -0.65% 8.05% 143,930 30 -0.25% -2.54% 877,910
0 -1.36% 6.69% 229,170
Bảng 29: khối lƣợng giao dịch, AER, CAER VNM
ngày AER CAER khối lượng ngày AER CAER khối lượng
-30 -1.15% -1.15% 232,460 1 2.55% -8.34% 705,200
-29 -0.30% -1.45% 254,020 2 5.13% -3.21% 371,600
-28 -0.85% -2.30% 174,000 3 -2.03% -5.25% 137,750
-27 0.40% -1.90% 301,350 4 -1.00% -6.24% 176,990
-26 1.46% -0.43% 582,520 5 0.08% -6.16% 303,560
-25 -0.25% -0.68% 387,080 6 -0.01% -6.17% 303,560
-24 0.54% -0.13% 390,010 7 1.38% -4.79% 522,570
Trang 72
-23 -1.02% -1.15% 149,040 8 2.26% -2.53% 788,950
-22 1.38% 0.23% 209,410 9 0.33% -2.20% 320,220
-21 0.31% 0.54% 352,730 10 -2.87% -5.07% 165,310
-20 -1.89% -1.35% 452,550 11 -1.43% -6.50% 391,270
-19 -1.22% -2.57% 755,480 12 -0.48% -6.98% 270,860
-18 -0.73% -3.30% 234,500 13 -0.89% -7.87% 362,150
-17 -0.30% -3.60% 453,080 14 1.18% -6.68% 351,930
-16 1.61% -1.99% 271,430 15 -0.54% -7.22% 175,250
-15 -1.27% -3.26% 288,200 16 -1.65% -8.87% 241,100
-14 -0.04% -3.30% 273,280 17 -1.41% -10.28% 264,810
-13 -1.83% -5.12% 98,800 18 3.66% -6.62% 281,670
-12 0.82% -4.30% 395,050 19 5.58% -1.04% 606,070
-11 -1.27% -5.57% 527,930 20 -0.91% -1.95% 547,510
-10 -2.95% -8.52% 923,980 21 0.12% -1.84% 259,390
-9 1.59% -6.93% 376,760 22 2.12% 0.28% 254,610
-8 -1.62% -8.55% 220,630 23 1.89% 2.18% 620,490
-7 -0.17% -8.72% 237,800 24 -2.61% -0.43% 560,860
-6 -1.57% -10.28% 339,900 25 0.69% 0.25% 163,980
-5 -2.57% -12.86% 183,600 26 -0.68% -0.42% 337,550
-4 3.27% -9.59% 417,830 27 3.77% 3.34% 258,050
-3 1.55% -8.04% 350,320 28 1.08% 4.42% 713,690
-2 -1.39% -9.43% 371,040 29 3.73% 8.16% 1,539,620
-1 -0.17% -9.59% 362,480 30 2.26% 10.41% 1,188,140
0 -1.30% -10.89% 271,830
Bảng 30: kiểm định theo tuần VN-INDEX
thứ Hai thứ Ba thứ Tư thứ Năm thứ Sáu
hệ số 0.0000602 -0.00113 0.000968 0.000767 0.002654
p-value 93.85% 14.80% 21.54% 32.60% 0.07%
Trang 73
PHỤ LỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1: biểu đồ giá tssl theo ngày, tuần, tháng của VN-INDEX, VNM, FPT
Trang 74
Trang 75
Hình 2: biểu đồ AER, CAER của VNM về công bố lợi nhuận
aer
-6.000%
-4.000%
-2.000%
0.000%
2.000%
4.000%
6.000%
8.000%
-30 -28 -26 -24 -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
aer
caer
-30.000%
-25.000%
-20. 0%
-15. 0%
-10.000%
-5.000%
0.000%
5.000%
-30 -28 -26 -24 -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
caer
Trang 76
Hình 3: biểu đồ AER, CAER của FPT về công bố lợi nhuận
aer
-6.000%
-4.000%
-2.000%
0.000%
2.000%
4.000%
6.000%
8.000%
-30 -28 -26 -24 -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
aer
caer
-20.000%
-15.000%
-10.000%
-5.000%
0.000%
5.000%
10.000%
15.000%
-30 -28-26 -24 -22 -20 -18-16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
caer
Trang 77
Hình 4: biểu đồ AER, CAER của VNM về công bố mua cổ phiếu quỹ
aer
-4.000%
-3.000%
-2.000%
-1.000%
0.000%
1.000%
2.000%
3.000%
4.000%
5.000%
6.000%
7.000%
-30 -28 -26 -24 -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
aer
caer
-15.000%
-10.000%
-5.000%
0. 0%
5. 0%
10.000%
15.000%
-30 -28 -26 -24 -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
caer
Trang 78
Hình 5: hàm υ và π theo lý thuyết triển vọng
nguồn: Bài nghiên cứu “Prospect theory: an analysis of decision under risk”, đồng tác giả
Kahneman, Tversky, từ trang www.jstor.org
Hình 6: chênh lệch giữa NAV và giá thị trƣờng các quỹ VF1, VF4, PRUBF1, MAFPF1
nguồn: báo cáo thường niên 2009 VF1
Trang 79
nguồn: báo có thường niên 2009 VF4
nguồn: báo cáo thường niên 2007, 2008 PRUBF1
Trang 80
nguồn: www.manulifefunds.com.vn của MAFPF1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf