Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng các doanh nghiệp. Chân dung nhà doanh nghiệp đã được nhìn nhận và đánh giá đúng đắn, chính xác trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa sự phát triển của nền kinh tế đất nước với sự lớn mạnh của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. Trong các nguồn nội lực tiềm năng chưa được phát huy thì điều đáng chú ý nhất là trí tuệ và tinh thần dân tộc của nhân dân ta, đặc biệt là đội ngũ trí thức và các nhà kinh doanh.
So với buôn bán hàng hoá, buôn bán dịch vụ ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Giao thông vận tải là một loại hình kinh doanh đặc thù, là một khâu trong quá trình đưa hàng hoá từ tay người bán đến tay người mua. Hoạt động giao nhận vận tải kịp thời và hợp lý sẽ giúp hàng hoá luân chuyển nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cả người gửi lẫn người nhận hàng. Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu quốc tế, do đó lượng hàng hoá lưu chuyển ngày càng nhiều, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng ngày càng lớn. Với tư cách là một dịch vụ phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động giao nhận vận tải đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Hoạt động giao nhận giờ đây không chỉ bó gọn trong việc nhận hàng tại cảng bốc để chuyên chở đến cảng đích mà còn mở rộng dịch vụ đưa hàng từ bất cứ địa điểm nào theo yêu cầu của người gửi đến tận tay người nhận.
ý thức được tầm quan trọng và sự phức tạp của hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận, em đã chọn đề tài “Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận tại Công ty cổ phần Bắc Nam“.
Nội dung bài báo cáo này được chia thành 3 chương:
Chương 1: Dịch vụ giao nhận kho vận ngoại thương và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận tại Công ty cổ phần Bắc Nam.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận kho vận ở Công ty cổ phần Bắc Nam
Để hoàn thành bản thu hoạch thực tập này, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của cô Đặng thị Nhàn và ban giám đốc công tyi. Tuy nhiên trong một giới hạn cho phép về thời gian và kiến thức ít ỏi của bản thân, nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy, cô và các bạn.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận tại Công ty cổ phần Bắc Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều này thể hiện ở:
- Đặc điểm nổi bật của thương mại quốc tế là người mua và người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng tức là hàng được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc tức là hàng hoá tới tay người mua, cần phải thực hiện một loạt các công việc khác nhau liên quan tới chuyên chở như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận. . . tất cả những công việc đó là nghiệp vụ của người giao nhận. Như vậy, trước tiên nghiệp vụ giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thương mại quốc tế.
- Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm mà không cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận hàng.
- Giúp người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ vòng quay của các phương tiện vận tải; tận dụng một cách tối đa và có hiệu quả dung tích, trọng tải của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
- Tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của họ.
- Góp phần giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết khác như: chi phí xây dựng kho tàng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho tàng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân công.
III.Phạm vi các dịch vụ giao nhận:
Các dịch vụ này bao gồm:
1. Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu):
Theo chỉ dẫn của họ người giao nhận sẽ:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp
- Lưu cước với người chuyên chở
- Nhận hàng từ người xuất khẩu và cấp những chứng từ thích hợp
- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và các điều kiện có liên quan.
- Đóng gói hàng hoá (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao hàng cho người nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá và những luật lệ áp dụng.
- Lo liệu việc lưu kho hàng hoá nếu cần.
- Cân đo hàng hoá.
- Lưu ý người gửi hàng mua bảo hiểm nếu được yêu cầu.
- Vận chuyển hàng hoá tới cảng, lo việc khai báo Hải quan và các thủ tục chứng từ có liên quan, giao hàng cho người chuyên chở.
- Lo việc giao dịch ngoại hối nếu có.
- Thanh toán phí và những chí phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần.
- Giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường đi
- Ghi nhận những tổn thất của hàng hoá nếu có.
- Giúp người gửi hàng khiếu nại nếu cần.
2. Thay mặt người nhận hàng.
Theo những chỉ dẫn giao hàng người giao nhận sẽ:
- Tổ chức và giám sát việc vận chuyển hàng hoá.
- Nhận và kiểm tra những chứng từ có liên quan.
- Nhận hàng của người chuyên chở nếu cần thì thanh toán cước.
- Khai báo Hải quan và trả lệ phí, thuế và những chi phí có liên quan.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
- Giao hàng đã làm thủ tục Hải quan cho người nhận hàng.
- Giúp người nhận hàng khiếu nại nếu cần.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng nếu cần.
3. Những dịch vụ khác.
Ngoài những dịch vụ nêu trên tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người giao nhận cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp thông tin về nhu cầu tiêu dùng mới, thông báo về tình hình cạnh tranh, thực hiện dịch vụ tư vấn, cung cấp các dịch vụ đặc biệt khác( vận chuyển hàng công trình, vận chuyển quần áo treo trên mắc, chuyên chở hàng triển lãm ở nước ngoài).
Như vậy qua Chương 1 ta đã có một cái nhìn chung nhất về dịch vụ giao nhận kho vận và vai trò của ngành này trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Nhưng để có một cái nhìn sâu sắc hơn cũng như có sự hiểu biết tường tận chúng ta hãy tìm hiểu về hoạt động của Công ty cổ phần Bắc Nam ở Chương 2 của bài Báo Cáo này.
Chương II
Thực trạng hoạt động giao nhận kho vận
tại Công ty cổ phần Bắc Nam
I. Vài nét về công ty
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty giao nhận kho vận ngoại thương - Công ty cổ phần Bắc Nam là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương Mại, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế tự chủ tài chính. Là tổ chức giao nhận đầu tiên được thành lập ở Việt Nam theo quyết định số 554/BNT ngày 13/8/1970 của Bộ Thương Mại. Khi đó công ty lấy tên là cục kho vận kiêm Tổng Công Ty giao nhận ngoại thương. Hiện nay tên chính thức của công ty là “ Công ty giao nhận kho vận ngoại thương “, tên giao dịch là “ VietNam National Foreign Trade Forwarding and Warehousing Corporation “, tên viết tắt là Công ty cổ phần Bắc Nam được thành lập theo quyết định số 337/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương Mại.
Trước năm 1986, do chính sách Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương nên Công ty cổ phần Bắc Nam là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận ngoại thương, nhưng hoạt động chủ yếu chỉ giới hạn ở các kho, cảng, cửa khẩu. Sau đại hội đảng lần thứ VI, tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển mới. Việc buôn bán trao đổi hàng hoá giữa Việt nam với các nước ngày càng phát triển, Công ty cổ phần Bắc Nam đã mở rộng phạm vi hoạt động và vươn lên trở thành một công ty giao nhận quốc tế có quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới. Công ty cổ phần Bắc Nam đã tham gia nhiều tổ chức, nhiều hiệp hội khác nhau và chính thức trở thành hội viên của FIATA từ 1989. Thời kỳ từ 1989 tới nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Bắc Nam mất thế độc quyền và phải bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các tổ chức kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Để thích ứng với môi trường hoạt động kinh doanh mới, Công ty cổ phần Bắc Nam đã tiến hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược, phương thức hoạt động đến quy mô, hình thức và cách tổ chức hoạt động, điều hành. Công ty không chỉ chú ý đặc biệt tới tăng cường cơ sở vật chất mà còn chú ý đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của công ty.
Cho tới nay, Công ty cổ phần Bắc Nam đã trở thành một công ty giao nhận quốc tế, là một trong những sáng lập viên của VIFFAS , là một đại lý hàng không của IATA và còn là thành viên của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Công ty cổ phần Bắc Nam có 6 chi nhánh ở các tỉnh thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, thành phố Hồ Chí Minh, hai liên doanh (TNT Công ty cổ phần Bắc Nam; LOTUS) và văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước.
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1 Chức năng:
-Tiến hành và nhận uỷ thác dịch vụ kho vận, giao nhận, vận chuyển hàng hoá, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước các phương tiện vận tải (tàu biển, máy bay, sà lan...) và các dịch vụ khác có liên quan như gom hàng, làm thủ tục Hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá....
- Tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải và các vấn đề khác có liên quan.
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Thực hiện kinh doanh vận tải công cộng phù hợp với quy định của nhà nước.
- Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm các công tác phục vụ cho tàu biển của nước ngoài vào cảng của Việt Nam.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực vận chuyển, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, thuê tàu ... ..
2.2 Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của
Công ty và các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành.
- Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, làm chọn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Thường xuyên cải tiến, nâng cấp các phương tiện kỹ thuật để đảm bảo việc giao nhận, chuyên chở hàng hoá an toàn.
- Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, đề ra các biện pháp nhằm thu hút khách hàng, củng cố và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của Công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần Bắc Nam
Đứng đầu Công ty là Tổng Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương Mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giúp việc có hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó tổng giám đốc thứ nhất. Các Phó giám đốc do tổng giám đốc đề nghị và được thủ trưởng cơ quan chủ quản là Bộ thương Mại bổ nhiệm hoặc miễm nhiệm. Trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt thì Phó tổng giám đốc thứ nhất là người thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Hiện nay Công ty có các khối phòng ban sau:
+ Khối kinh doanh dịch vụ: Bao gồm các phòng ban có chức năng kinh doanh nhằm tự trang trải và nuôi sống cán bộ văn phòng Công ty.
+ Khối quản lý: Các phòng ban trong khối có nhiệm vụ giúp Tổng Giám Đốc trong công tác quản lý mọi hoạt động của Công ty: quản trị, quản lý và theo dõi tình trạng máy móc, trang thiết bị, vật tư ....lập kế hoạch xây dựng cơ bản cải tạo, mở rộng, sửa chữa, xây dựng mới Xí nghiệp, Văn phòng công ty .. ., tham gia quản lý các công trình xây dựng, giải quyết các thủ tục về xây dựng.
Giám đốc
Phó giám đốc
Khối kinh doanh
dịch vụ
Phòng hàng không
Phòng công trình
Phòng vận tải quốc tế
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng gửi hàng
Phòng chuyển tải
Phòng giao nhận vận tải
Phòng Marketing
Xí nghiệp dịch vụ xây dựng
Kho Yên Viên
Kho Pháp Vân
Đội xe
Khối phòng
quản lý
Phòng kế toán tài vụ
Phòng pháp chế
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tổng hợp
Phòng hành chính quản trị
Các chi nhánh trực thuộc
Công ty cổ phần Bắc Nam Hải Phòng
Công ty cổ phần Bắc Nam Nghệ An
Công ty cổ phần Bắc Nam Đà Nẵng
Công ty cổ phần Bắc Nam NhaTrang
Công ty cổ phần Bắc Nam Quy Nhơn
Công ty cổ phần Bắc Nam Sài gòn
Cáccông ty liên doanh
Lotus Joint Venture Co.Ltd Công ty cổ phần Bắc Nam- (Liên doanh giữa Mỹ- Ucraina)
TNT- Công ty cổ phần Bắc Nam
Express worldwide VietNam Ltd ( Việt Nam – Hà Lan )
Các văn phòng đại diện ở nước ngoài
1 . ODESSA
MOSCOW
VLADIVOSTOCK
BANGKOK
SINGAPORE
Giám đốc
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận tại Công ty
1. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của Công ty trong những năm qua
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận ở Việt Nam, sau những bước thăng trầm tưởng chừng không thể vượt nổi thì trong những năm gần đây, do ổn định cơ cấu, Công ty cổ phần Bắc Nam bước đầu đã có những bước tiến vững chắc trong hoạt động kinh doanh.
Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Bắc Nam.
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Doanhthu(DT)
27.876
28.876
27.762
25.308
27.542
28.051
Lợi nhuận(LN)
2.389
2.163
1.802
1.684
1.902
2.005
Nộp ngân sách
5.805
4.955
5.672z
7.452
6.322
6.872
LN/DT
0,075
0,065
0,066
0,069
0,071
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm)
Bảng 2 :Doanh thu của công ty trong những năm gần đây.
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh và biểu đồ trên ta thấy:
- Doanh thu năm 2000, 2001 giảm so với năm 1998, 1999(từ 28476 triệu VND xuống còn 25308 triệu VND), lợi nhuận cũng giảm nhiều(từ 5805 triệu VND xuống còn 1684 triệu đồng). Có thể nói kết quả kinh doanh năm 2001 thấp nhất so với các năm. Qua phân tích và tìm hiểu, công ty đã đưa ra một số nguyên nhân sau:
+ Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực Châu á năm 1997 làm cho tốc độ đầu tư của các nước vào Việt Nam chững lại, lượng vật tư thiết bị nhập khẩu giảm đi mà đây lại là loại hàng hoá có khối lượng lớn, do đó sản lượng giao nhận hàng nhập khẩu giảm đi rõ rệt.
+Hoàn cảnh kinh tế nước ta lúc đó gặp nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, hiệu quả và năng lực cạnh tranh còn thấp, thị trường kém sôi động đặc biệt là thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra.
+ Ngoài việc cạnh tranh và san sẻ thị trường với các tổ chức dịch vụ giao nhận vận tải ngoại thương trong nước kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, Công ty cổ phần Bắc Nam còn phải đối mặt với lực lượng cạnh tranh mạnh hơn là các công ty giao nhận quốc tế. Đặc biệt là việc nhiều đại lý giao nhận nước ngoài được phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam đã làm cho quy mô, mức độ uỷ thác giao nhận vận tải hàng hoá theo đó cũng thu hẹp dần, thậm chí cắt hẳn hợp đồng đại lý. Các hãng tàu nước ngoài như: APM, HAPAG - LlOYd.. .cũng đã tổ chức vận chuyển và cung ứng những dịch vụ phụ trợ cho hoạt động giao nhận tại Việt Nam, do đó làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
+ Lượng hàng xuất khẩu đã qua chế biến của Việt Nam ngày càng tăng, đó là điều đáng mừng, song sản lượng hàng hoá xuất khẩu tính trên khối lượng giảm xuống.
+Thêm vào đó là công tác tìm kiếm và giữ khách hàng tại doanh nghiệp thực hiện chưa tốt, dẫn đến bị mất một số khách hàng xuất nhập khẩu lớn.
- Tuy nhiên, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo công ty, Công ty cổ phần Bắc Nam đã từng bước vượt qua khó khăn. Doanh thu năm 2002 và 2003 tăng so với năm 2000. Với chỉ tiêu doanh thu tăng từ 7-10% do bộ giao cho, nhìn chung chỉ tiêu này đạt từ 3-5%.
- Mặc dù Doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí nên tỷ lệ LN/DT năm 2000,2001 giảm so với các năm trước. Nhưng đến năm 2002-2003, tỷ lệ LN/DT đã có những biến chuyển, tăng từ 0,065 năm 2000 lên 0,071 năm 2003, bởi công ty đã chú trọng thích đáng đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao uy tín với khách hàng, cải tiến bộ máy quản lý, mở rộng lĩnh vực kinh doanh để khách hàng có điều kiện thuận lợi nhất trong việc tiến hành mua bán cũng như vận chuyển hàng hoá.
- Trên đây là những nhận xét về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Sau đây ta sẽ xem xét cụ thể đối với từng cá nhân trong Công ty. Cũng như tình hình chung của Công ty là doanh thu tăng lên nhưng lãi /người / năm giảm xuống. Nhưng xét đến chỉ tiêu thu nhập tiền lương/người/năm và thu nhập/người/ tháng ta thấy: ngoài số tiền lương hàng tháng thì mọi người còn có một số khoản tiền khác phụ trợ thêm. Theo tính toán các năm 1996 trở lại đây thì số tiền này là khá lớn: năm 1998 là 4,6triệu đồng; 1999 là 4,86;2000 là 5,86; 2001 là 5,9 nhưng trong năm 2002 thì số tiền này lại giảm xuống chỉ còn 5,1triệu đồng mà nguyên nhân chính là do sự quản lý yếu kém. Qua số liệu trên cho thấy mức thu nhập của cán bộ trong Công ty như vậy là khá cao so với các Công ty khác.
- Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do đó công ty cần đưa ra các biện pháp thích hợp.
Toàn bộ các nhận xét trên đây mới chỉ phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng phân tích và tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trên hai lĩnh vực: dịch vụ giao nhận và dịch vụ kho vận.
2.Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận
Dịch vụ giao nhận là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của Công ty cổ phần Bắc Nam. Hiện nay, Công ty có mạng lưới giao nhận khắp cả nước, doanh thu từ hoạt động này chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển và vững mạnh của toàn công ty.
Khối lượng hàng giao nhận qua một số năm
Đơn vị: tấn
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
KL hanhàng giao nhận
96.348
96.308
119.824
98.927
104.822
112.891
Hàng nhập
22.820
25.410
28.676
46.585
44.763
53.720
Hàng xuất
40.000
70.898
89.538
52.342
60.060
58.641
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm)
Năm 2000 là năm có khối lượng hàng giao nhận lớn nhất(119.824 tấn). Tuy nhiên, khối lượng hàng giao nhận đang tăng dần(cụ thể, năm 2001- 98.927 tấn tăng lên 112.891 tấn năm 2003) do xu thế hội nhập thương mại giữa nước ta và các nước khác trên thế giới cũng có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Bắc Nam cũng từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín, thu hút khách hàng và mở rộng thị trường giao nhận của mình.
Khối lượng giao nhận hàng nhập luôn lớn hơn khối lượng giao nhận hàng xuất do nước ta là nước thường xuyên nhập siêu. Những năm trước nghiệp vụ giao nhận quốc tế của Công ty cổ phần Bắc Nam phát triển tốt với nhiều loại hình phong phú: giao nhận vận tải đường biển, đường hàng không, các loại hàng hoá xuất nhập khẩu, giao nhận hàng công trình, hàng triển lãm, hàng ngoại giao và hành lý cá nhân, thu gom hàng xuất và chia lẻ hàng nhập, vận chuyển hàng quá cảnh.
Một vài năm gần đây, ngoài khó khăn chính là Công ty cổ phần Bắc Nam không còn khách hàng lớn thường xuyên, không được làm đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài có chân hàng ổn định hoặc các hãng tàu container do tính chất cạnh tranh quyết liệt trên thị trường giao nhận vận tải với sự tham gia của các công ty giao nhận đa quốc gia, các công ty liên doanh, các công ty cổ phần....nên nghiệp vụ này của Công ty cổ phần Bắc Nam tăng lên rất ít và chủ yếu do các khu vực tự khai thác trên cơ sở theo công trình, theo chuyến hoặc theo vụ việc. Tuy nhiên, vì đây là một trong những lĩnh vực hoạt động chính nên doanh thu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của công ty.
Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận
Đơn vị: triệu đồng VND
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Doanh thu(DT)
23.916
25.800
26.723
23.974
26.054
27.031
Lợi nhuận(LN)
2.025
1.832
1.652
1.457
1.457
1.642
LN/DT(%)
0,085
0,071
0,062
0,055
0,056
0,061
%sovới tổng DT
85,8
89,3
96,25
94,7
94,6
96,4
Lợi nhuận kinh doanh dịch vụ giao nhận qua các năm
Ta thấy một thực tế là khối lượng hàng hoá giao nhận tăng nhưng lợi nhuận lại không tăng tương ứng, đặc biệt là LN/DT giảm xuống thậm chí thấp hơn chỉ tiêu LN/DT chung toàn công ty. Ngoài những nguyên nhân như đã nêu trên còn một số hạn chế sau:
- Sự tăng lên của chi phí trong khi cước thu lại giảm do cạnh tranh.
- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp làm gia công chế biến lắp ráp nên khối lượng hàng hoá là lớn, do đó khối lượng hàng hoá do Công ty đảm nhận là khá lớn. Nhưng đa số hàng nhập khẩu lại theo giá CFR, CIF, nên toàn bộ cước đều do các Công ty giao nhận nước ngoài thu, còn Công ty chỉ được hưởng theo một tỷ lệ hoa hồng nào đó. Còn hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bán theo giá FOB nên cước vận tải hầu hết đều do khách hàng trả ở bên nước nhập khẩu. Do đó Công ty chỉ thu được hoa hồng từ việc làm đại lý và các chi phí phát sinh như: chi phí giao dịch, bến bãi....
Công ty cổ phần Bắc Nam đang cố gắng chú trọng, đầu tư nhiều hơn để có thể phát triển nghiệp vụ giao nhận vận chuyển hàng không và khai thác chức năng đại lý hàng hóa IATA một cách tốt hơn - loại hình dịch vụ này tuy khối lượng ít nhưng giá trị rất lớn nên doanh thu giao nhận đối với hàng hoá này là rất cao.
Vận tải đường sắt dần được phát triển, tiêu biểu năm 2001 lô hàng vận chuyển 2000 tấn gạo đi Mông Cổ đầu năm đã tạo tiền lệ và uy tín cho Công ty cổ phần Bắc Nam trong lĩnh vực vận tải đường sắt. Trong năm có ba phòng tham gia dịch vụ này với sản lượng gần 150 toa. Đây là cơ sở cho việc rút kinh nghiệm tổ chức điều hành tập trung để nâng cao chất lượng và hạ giá thành dịch vụ giao nhận đường sắt.
Chính vì vậy, để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường trong những năm tới, vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối Công ty cổ phần Bắc Nam là đưa ra những biện pháp thích hợp trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng những kết quả và cả những khó khăn còn tồn tại.
3. Thực trạng kinh doanh dịch vụ kho vận
Nghiệp vụ kinh doanh kho vận là nghiệp vụ truyền thống của Công ty cổ phần Bắc Nam, nhưng riêng về kinh doanh kho ngoại quan thì Công ty cổ phần Bắc Nam là đơn vị kinh doanh kho ngoại quan tương đối sớm và khá hiệu quả ở Việt Nam.
Cùng với sự cố gắng của toàn Công ty, hiện nay Công ty cổ phần Bắc Nam đã có hai kho ngoại quan ở Hải Phòng và Đà Nẵng nhằm đáp ứng yêu cầu dịch vụ đối với các hãng vận tải quốc tế ở Việt Nam.
Các kho ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn đều có quy mô lớn, trang thiết bị xếp dỡ hiện đại.
Ta có thể khái quát hệ thống kho của Công ty cổ phần Bắc Nam qua bảng sau:
Bảng: Hệ thống kho Công ty cổ phần Bắc Nam
Hệ thống kho
Khu Vực
Diện tích kho(m2)
Bãi container (m2)
-Hà Nội
-Hải Phòng
-Đà Nẵng
-Quy Nhơn
-TP Hồ Chí Minh
-Công ty lotus
1.500
75.140
11.250
6.000
1.340
3.200
111.930
9.300
79.573
30.000
30.000
8.000
146.837
Kho ngoại quan
-Hải Phòng
-Đà Nẵng
12.500
5.000
17.500
(Nguồn:Phòng Tổng Hợp)
Cụ thể hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận của Công ty:
- Với kinh doanh kho vận thông thường: Công ty vẫn tiến hành cho thuê kho để làm nơi bảo quản, chứa đựng hàng hoá, là nơi mà các đơn vị xuất nhập khẩu thuê để gom, chia hàng. Không chỉ dừng lại ở việc cho thuê kho, Công ty còn nhận cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung như làm thủ tục Hải quan, môi giới tiêu thụ, kiểm định chất lượng, vận chuyển tới tận tay các đại lý, các chủ hàng nội địa.
- Với việc kinh doanh kho ngoại quan: Công ty vẫn cho các tổ chức, các nhà kinh doanh nước ngoài thuê kho ngoại quan để làm nơi chứa, bảo quản hàng hoá trong lúc họ tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng, làm thủ tục Hải quan . . . hoặc hàng quá cảnh qua Việt Nam. Tuỳ theo yêu cầu của khách, Công ty có thể phục vụ các dịch vụ khác kèm theo: gia cố, tái chế bao bì....
- Ngoài việc cho thuê kho vận, Công ty còn tiến hành cho thuê kho bãi chứa container. Nếu xu hướng gửi hàng ở kho giảm thì việc kinh doanh kho bãi chứa container, vận chuyển container lại có xu hướng tăng. Đó là do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng hoá container.
Vì vậy, hiện nay Công ty đang tiến hành đầu tư, tu sửa hệ thống kho bãi nhằm phục vụ tốt và phát triển dịch vụ này. Thế nhưng cả kinh doanh kho thông thường và kho ngoại quan đều chưa đạt được kết quả thực sự. Ta có thể nhìn qua bảng sau.
Bảng: Tình hình kinh doanh dịch vụ kho vận
Đơn vị: triệu đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Doanh thu(DT)
2759,6
2956
2562,5
2269,8
2238,7
Lợi nhuận(LN)
242,8
233,5
187,1
156,9
135,6
LN/DT
8,8%
7,9%
7,3%
6,9%
6,01%
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
Sở dĩ hoạt động kinh doanh kho của Công ty giảm so với các năm trước là do:
+ Doanh thu tăng nhưng chi phí bỏ ra còn tăng nhanh hơn nên làm giảm hiệu quả kinh doanh do phải thường xuyên tu sửa kho bãi.
+ Xu hướng container hoá phát triển nên những lô hàng đựng trong container không cần đưa vào kho mà chỉ cần đưa vào bãi container hoặc có thể bốc thẳng từ tàu lên ô tô về địa điểm yêu cầu mà không cần gửi hàng. Do đó công việc kinh doanh kho vận gặp nhiều khó khăn.
+ Cũng do sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giảm nên khối lượng hàng hoá trung chuyển qua kho cũng giảm.
+ Do có các dịch vụ bổ sung: kiểm định hàng hoá làm thủ tục Hải quan.. .thực hiện nhanh chóng hơn nên thời gian lượng hàn gửi qua kho giảm.
III. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận của Công ty cổ phần Bắc Nam
Cùng với sự mở cửa nền kinh tế, số lượng các công ty giao nhận tham gia vào lĩnh vực này ngày một nhiều. Chính vì vậy để có thể đứng vững và phát triển trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy thì điều kiện tiên quyết là phải xem xét những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những tồn tại và khó khăn cần khắc phục, từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn.
1. Kết quả đạt được
- Trong thời gian hoạt động, Công ty đã tổ chức giao nhận trên 100tr tấn hàng trong đó 90tr tấn là hàng nhập và trên 10tr tấn hàng cho phục vụ kinh doanh, góp phần thực hiện kế hoạch của nhà nước giao, thúc đẩy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
- Công ty có mạng lưới chi nhánh ở hầu hết các đầu mối giao thông quan trọng trên cả nước, đặt một số văn phòng đại diện ở nước ngoài, cũng như việc thiết lập các liên doanh trong lĩnh vực giao nhận, đặt quan hệ bạn hàng trên khắp thế giới, bảo đảm vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng, an toàn, thuận lợi trên các tuyến đường.
- Trên thị trường quốc tế, phạm vi kinh doanh của Công ty đã được mở rộng ra nhiều: Australia, ấn độ, Đức, Bỉ, Hà Lan, Mỹ, Cu ba. .. Tuy nhiên khu vực Đông Bắc á lại là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hàng hoá giao nhận của Công ty, đặc biệt là hàng nhập khẩu, trong đó số lượng hàng của Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng đa số. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu âu trong những năm gần đây rất lớn, bởi EU đã giành cho Việt Nam rất nhiều ưu đãi. Ngoài ra Việt Nam còn là thành viên của ASEAN nên sản lượng hàng hoá giao nhận của công ty với thị trường EU chiếm một tỉ trọng đáng kể và tăng dần trong những năm qua. Tại thị trường này, Công ty đã từng bước thiết lập quan hệ với các bạn hàng, các tuyến luồng hàng cũng được xây dựng một cách hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên trong một số năm tới lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung, cũng như sản lượng giao nhận hàng hoá của Công ty nói riêng sang khu vực này sẽ có xu hướng giảm do một số loại mặt hàng xuất khẩu sang EU cần hạn ngạch, đòi hỏi yêu cầu cao hơn trước, hơn nữa đầu tư của khu vực này vào nước ta lại có xu hướng giảm.
- Công ty đã mở rộng nghiệp vụ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như giao nhận hàng công trình diện mở rộng...Song song với quan hệ đại lý giao nhận, công ty đã có quan hệ với nhiều hãng tàu trong khu vực và trên thế giới. Từng đơn vị đã có sự đầu tư thích đáng trong việc tìm kiếm bạn hàng đồng thời luôn có ý thức nâng cao tín nhiệm bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ: giao nhận, vận chuyển, lưu kho an toàn, nhanh chóng, bảo đảm, giá cả hợp lý. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, công ty đã uỷ quyền thường xuyên cho Giám đốc các chi nhánh nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của công ty tại địa phương, trong đó có cả việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu uỷ thác và đại lý giao nhận, phát huy hơn nữa tính năng động và tự chủ cho các chi nhánh và các phòng nghiệp vụ. Thủ tục cho các đơn vị đi công tác nước ngoài nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh và tìm hiểu thị trường cũng đã được quan tâm giải quyết nhanh gọn hơn.
- Năm 1999, công ty đã xin cấp các giấy phép hoạt động như đại lý hàng hóa cho các hãng hàng không, vận chuyển hàng quá cảnh, chuyển phát nhanh túi thư ngoại giao, đại lý tàu dịch vụ, làm thủ tục hải quan...
- Công ty đã tiến hành nâng cấp sửa chữa, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật( đầu tư mới gần 200 đầu xe tải nhiều chủng loại, hệ thống kho bãi rộng khắp...) nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo công tác phòng chống cháy trong mùa khô hanh và chống dột trong mùa mưa lũ.
- Bên cạnh chức năng bảo quản hàng hóa về số lượng và chất lượng, công ty còn tiến hành các dịch vụ mang tính chất sản xuất, kỹ thuật như gia cố bao bì, tái chế, đóng gói lại, bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá...
- Dịch vụ vận tải luôn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong quá trình giao nhận. Đội xe có thể điều động bất cứ lúc nào khi cần, trong đó đội xe Yên Viên là đội xe hoạt động tương đối có hiệu quả.
- Công ty đã xây dựng được một đội ngũ công nhân viên đông đảo khoảng 1400 người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
2.Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty cổ phần Bắc Nam cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các đối thủ. Vì vậy, để tồn tại và phát triển Công ty cổ phần Bắc Nam cần phải khắc phục những mặt sau:
- Hiện nay, công ty chưa thực hiện được mục tiêu tìm kiếm đại lý. Mặc dù có cố gắng nhưng kết quả còn rất hạn chế. Một vài năm gần đây Công ty cổ phần Bắc Nam không còn khách hàng lớn thường xuyên. Chính vì vậy, công ty phải nhanh chóng tìm ra các biện pháp hữu hiệu để có được chân hàng ổn định.
- Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bắc Nam vẫn còn cồng kềnh, một bộ phận cán bộ công nhân viên còn ỷ lại, thiếu ý thức tự chủ, kỷ luật lao động kém, chưa chú ý đến tiết kiệm, chưa coi việc cơ quan là việc của mình. Số lượng cán bộ hành chính trong Công ty chiếm quá nhiều, chiếm 22,4% trong khi các Công ty khác chỉ chiếm dưới 20%.
- Hầu hết các phòng kinh doanh trong Công ty đều hoạt động không đúng như tên gọi mà mỗi phòng hoạt động như một đơn vị kinh doanh riêng biệt. Vì vậy, không thể huy động được sức mạnh tập thể.
- Hoạt động của Công ty vẫn còn mang nặng tính thời vụ: các hoạt động của công ty chủ yếu dồn vào 6 tháng cuối năm, 6 tháng đầu năm luôn trong tình trạng thiếu việc làm, hoạt động kinh doanh lỗ vốn. Do vậy Công ty cần có biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng này.
- Nền kinh tế phát triển với hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, do đó các doanh nghiệp sẽ được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất qua các thông tin đại chúng, qua mạng internet. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Bắc Nam chưa có chính sách quảng cáo trên mạng mà mới chỉ đưa ra thông tin về dịch vụ mà họ cung cấp và tên các đại lý của công ty. Chính vì vậy, Công ty cổ phần Bắc Nam ần xây dựng chiến lược quảng cáo rầm rộ trên mạng.
- Kho hàng của công ty vẫn chưa được sử dụng hết công suất. Những năm gần đây, hàng qua kho đến cuối kỳ hầu như không còn và thường thường chỉ sử dụng hết 30-40% diện tích kho. Vào thời điểm hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh thì cũng chỉ sử dụng tới 60% diện tích kho.
- Hệ thống kho bãi cũ kỹ làm cho hàng hoá gửi trong kho khó đảm bảo chất lượng. Ngoài ra các chi phí thuê kho và các dịch vụ bổ sung của Công ty không được linh hoạt như các Công ty tư nhân khác.
- Công ty chưa phát huy hết khả năng trong kinh doanh kho vận, thường chỉ dừng lại ở việc cho thuê kho, bảo quản và vận chuyển. Các dịch vụ khác như: môi giới tiêu thụ, môi giới giám định.... chưa được khai thác hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở số ít.
Trong tình hình kinh tế hiện nay, không riêng gì Công ty cổ phần Bắc Nam các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận nói chung cũng đều phải đối mặt với những khó khăn. Tuy nhiên những khó khăn ấy của Công ty cổ phần Bắc Nam không thể giải quyết xong một sớm một chiều. Để giải quyết những tồn tại và có hướng phát triển mới đòi hỏi nhiều thời gian, công sức tìm tòi suy nghĩ... cũng như sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong Công ty.
Chương III
Một số biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận kho vận ở Công ty cổ phần Bắc Nam
I.Mục tiêu và phương hướng phát triển củ công ty trong thời gian tới.
1. Căn cứ xác định mục tiêu và phương hướng.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế là dịch vụ nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó chịu tác động của kinh tế (đặc biệt là mậu dịch) thế giới, khu vực và bản thân kinh tế Việt Nam. Mà hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được thực hiện qua dịch vụ vận tải quốc tế. Chính vì vậy, để có thể xác định được phương hướng và mục tiêu hoạt động của mình, Công ty cổ phần Bắc Nam cần dựa trên triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1 Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới.
Theo báo cáo của cơ quan phân tích chính sách và thông tin kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc: kinh tế thế giới sẽ phát triển 3% một năm cao hơn dự đoán. Dự tính mậu dịch thế giới đối với các mặt hàng chính đầu thế kỷ này mức tăng trung bình là 3,375%/năm.
+ Theo dự đoán, tốc độ phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới tăng mạnh trong những năm sắp tới, biểu hiện thông qua tốc độ tăng tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Năm 2005 gấp 1,68 lần so với năm 2000
- Năm 2010 gấp 2,49 lần so với năm 2000
+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container sẽ tăng nhanh, năm 2010 tăng 1,69 lần so với năm 2005, tăng 3,66 lần so với năm 2000).
1.2 Triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế ở Việt Nam
Với chính sách mở cửa nền kinh tế, hàng hoá sản xuất ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi với thế giới ngày càng lớn, khối lượng hàng hoá lưu chuyển không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Ta có thể thấy cụ thể qua hai bảng sau:
Bảng: Dự báo giá trị sản lượng hàng xuất nhập khẩu
từ năm 2000-2010
Đơn vị: 10000 tấn
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Quý 1
Quý 2
Quý 1
Quý 2
Quý 1
Quý 2
Xuất khẩu
29597
36900
49500
64474
69000
99756
Nhập khẩu
16201
20100
27500
35714
45129
65138
(Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải)
Bảng: Các chỉ tiêu phát triển giao thông vận tải đến 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2010
Quý 1
Quý 2
Quý 1
Quý 2
GDP
Tỷ USD
33.2
55.5
71.25
134.7
Khối lượng vận tải hàng
Triệu tấn
258
252
370
692
So với 1991
Lần
2.49
3.97
5.83
10.9
Nhịp độ bình quân năm
%
9.7
13.4
9.7
13.4
(Nguồn: Viện khoa học GTVT)
1.3. Giá trị sản lượng (dự đoán) của ngành giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế Việt Nam đến năm 2020 (Tốc độ tăng bình quân 10%/ năm).
Đơn vị: Tỷ USD
Năm
2005
2010
2015
2020
Giá trị SL
2,853
4,595
7,400
11,918
(Nguồn: Nghiên cứu kinh tế 9/2000)
1.4 Tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở Việt Nam
Việt Nam với 3260 km bờ biển dài từ Bắc đến Nam, nằm ở cửa ngõ Đông Nam á, có vị trí hết sức thuận lợi cho việc phát triển vận tải quốc tế cả đường biển, đường không lẫn đường bộ. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, cảng biển, sân bay cũng như nhiều công trình khác... đó chính là cơ hội lớn cho Việt Nam để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải.
2.Mục tiêu và phương hướng của Công ty cổ phần Bắc Nam trong thời gian tới
Để có được những bước tiến vững chắc trong thời gian tới và sự ổn định lâu dài trong tương lai, dựa vào những căn cứ nêu trên và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bắc Nam trong thời gian qua, ban lãnh đạo công ty đã đề ra những nhiệm vụ sau:
a) Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế, thông qua Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS).
b) Dần dần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
việc giao nhận như các bãi làm hàng, trạm thông quan nội địa, kho phân phối hàng lẻ ....
c) Song song với việc giữ vững thị trường hiện có cần tăng cường nghiên cứu các biện pháp thích hợp để mở rộng hoạt động dịch vụ giao nhận ra thị trường nước ngoài, nhất là giao nhận đường biển. Thị trường dịch vụ giao nhận ngoại thương sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai nhờ sự tham gia tích cực của Việt nam vào các tổ chức như APEC, WTO... và sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ.
d) Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy "lợi thế so sánh" tương đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
e) Luôn đặt yêu cầu chất lượng dịch vụ: an toàn cho hàng hoá và thuận lợi cho khách hàng lên hàng đầu.
f) Xây dựng chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh hơn, đầu tư kinh phí thoả đáng cho công tác Marketing, tăng cường công tác thông tin quảng cáo, giới thiệu Công ty cổ phần Bắc Nam với các bạn hàng trong nước và trên thế giới (trước hết là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các ngành, địa phương không thuộc hệ thống do Bộ Thương mại quản lý).
g) Phải có một cơ cấu giá hợp lý, xây dựng giá cước trên nguyên tắc: Thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến mại và chiết khấu thích hợp cho khách hàng.
h) Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành, kịp thời cập nhật thông tin và tình hình giao nhận vận tải trên thế giới.
II. Các biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận kho vận của Công ty.
Cùng với đà phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngành giao nhận với mạng lưới dịch vụ đa dạng ngày càng mở rộng đã trở thành một ngành công nghiệp hiện đại có quy mô lớn và tổ chức chặt chẽ. Số lượng các tổ chức giao nhận cũng ngày một gia tăng. Trước sự cạnh tranh gay gắt đó, để có thể tồn tại và phát triển bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tìm hướng đi thích hợp cho riêng mình. Với Công ty cổ phần Bắc Nam, một Công ty vốn trước kia chiếm thị phần lớn trên thị trường giao nhận nay chỉ còn chiếm 10%, để có thể duy trì, củng cố và tăng cường vị thế của mình trên thị trường thì Công ty không có cách nào khác là tìm mọi biện pháp để phát triển hơn nữa các dịch vụ của mình.
1. Nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường
Hoạt động kinh doanh luôn diễn ra trên thị trường, chịu tác động và phụ thuộc vào thị trường. Nếu không mở rộng thị trường thì không những không đạt được mục tiêu đề ra mà còn bị đào thải do sự cạnh tranh khốc liệt từ phía đối thủ. Hơn nữa, mở rộng thị trường trong đó có sự đa dạng hoá phạm vi kinh doanh chính là điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng. Vì vậy, để mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty phải mở rộng thị trường.
Có hai hình thức, đó là: Mở rộng thị trường của Công ty theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu. Trong đó:
- Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý. Tính đến nay hoạt động của Công ty đã vươn ra nhiều thị trường quốc tế, nằm ở hầu hết các Châu lục trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số thị trường nhiều tiềm năng mà Công ty vẫn chưa đủ khả năng khai thác như Mexico, Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Phi...
- Mở rộng thị trường theo chiều sâu là vẫn trong môi trường địa lý, văn hoá, kinh doanh đó nhưng đa dạng hoá phạm vi dịch vụ của Công ty.
Thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường hiện tại bằng cách đa dạng hoá các loại hình dịch vụ là một yêu cầu cấp thiết với Công ty cổ phần Bắc Nam , cụ thể:
+ Chú trọng hơn nữa vào dịch vụ gom và vận chuyển hàng lẻ: đây là loại hình dịch vụ mang lợi ích cho nhiều phía: người vận tải quốc tế sẽ được lợi nhờ tiết kiệm được thời gian giao nhận và phân phát các lô hàng lẻ, không có sự thất thu tiền cước của các chủ hàng lẻ vì đã do người giao nhận đảm nhiệm, các chủ hàng sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc vận chuyển, người giao nhận sẽ có doanh thu từ việc gom hàng. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, việc thu gom hàng lẻ có lợi là làm giảm giá thành xuất khẩu do đó làm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế.
+ Gắn giao nhận hàng hoá quốc tế với giao nhận và vận tải hàng hoá trong nước: cùng sự phát triển của nền kinh tế, thị trường giao nhận và vận chuyển hàng hoá trong nước cũng phát triển ngày càng sôi động. Chú trọng vào dịch vụ giao nhận "từ cửa tới cửa" một cách đúng mức sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội để vận chuyển hàng hoá nội địa. Dịch vụ này cũng là điều kiện khá thuận lợi để Công ty tăng dần tỷ trọng khối lượng hàng hoá vận chuyển và giao nhận.
+ Ngoài kinh doanh dịch vụ kho vận như các đơn vị kinh doanh kho vận khác, Công ty cần đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ ngoại quan dựa vào ưu thế độc quyền của mình. Việc kinh doanh này mang lại lợi ích cho cả chủ hàng và người kinh doanh kho. Người kinh doanh kho sẽ thu được lệ phí từ các dịch vụ, góp phần nâng cao thu nhập cho Công ty, tăng cường uy tín của Công ty, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tích cực tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
2.Hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hưởng của tính thời vụ để tạo thế chủ động trong hoạt động của Công ty
Thực tế cho thấy trong nhiều năm nay hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bắc Nam vẫn còn mang nặng tính thời vụ, các hoạt động chủ yếu chỉ dồn vào 6 tháng cuối năm, mà hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá của Công ty là hoạt động phụ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên tất nhiên là chịu sự ảnh hưởng của thị trường xuất nhập khẩu. Để có thể hạn chế đến mức tối đa tính thời vụ, tạo thế chủ động trong hoạt động của Công ty, có 2 giải pháp:
Thứ nhất: Giảm giá dịch vụ trong thời gian ít khách.
Thực tế cho thấy, tuy trong dịch vụ giao nhận hàng hoá, điều kiện tối quan trọng có ý nghĩa quyết định là chất lượng dịch vụ, nhưng điều đầu tiên gây sự chú ý của khách hàng, dẫn tới sự so sánh và cân nhắc là giá cả. Vì vậy, Công ty có thể tiến hành giải pháp này. Nhưng khi xây dựng biểu giá cần phải tính đến một số phản ứng sau:
- Phản ứng từ phía khách hàng: Một khách hàng có nhiều hợp đồng với Công ty cả vào thời kỳ cao điểm cũng như thời kỳ vắng khách sẽ cho rằng Công ty đưa ra biểu giá không thống nhất và dễ dẫn tới các phản ứng tiêu cực, làm ảnh hưởng không tốt tới quan hệ giữa khách hàng và Công ty.
- Phản ứng từ các doanh nghiệp cạnh tranh khác: Nếu Công ty cổ phần Bắc Nam đưa ra mức giá thấp hơn các doanh nghiệp khác một cách rõ rệt thì nhất định các doanh nghiệp khác sẽ có phản ứng hạ giá dịch vụ, thậm chí thấp hơn cả giá của Công ty cổ phần Bắc Nam. Như vậy các doanh nghiệp rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy của cạnh tranh, gây tổn thất tiền của và lợi ích mà không bên nào được lợi. Mặt khác, nếu giảm giá mà số lượng hợp đồng vẫn không tăng và tăng không đáng kể thì Công ty có thể sẽ bị lỗ nặng hơn vì vẫn khối lượng hợp đồng như cũ nhưng giá dịch vụ giảm. Vì vậy, biện pháp giảm giá được coi là biện pháp mạo hiểm, thiếu tính chắc chắn, tính khả thi không cao, khó đạt kết quả như mong muốn nên giải pháp thứ hai có lẽ phù hợp hơn.
Thứ hai: Tạo cho khách hàng những dịch vụ miễn phí trong thời gian ít khách.
Thực chất giải pháp này là mời chào khách một số dịch vụ miễn phí có tính chất khuyến mại. Chính sách này có ưu điểm là không động chạm đến cơ cấu giá cả. Các dịch vụ này có thể là:
- Tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế.
- Tư vấn cho khách hàng về các đối tác xuất nhập khẩu có tiềm lực và uy tín trên thị trường.
- Tư vấn cho khách hàng về các hãng tầu biển có uy tín, đoạn đường đi hợp lý, những thủ tục cần thiết để có thể xuất nhập khẩu hoặc nhập khẩu dễ dàng.
Muốn biện pháp này đạt kết quả thì ngoài một chiến dịch thông tin mạnh mẽ thì các dịch vụ mà Công ty cung cấp phải đạt chất lượng cao và đem lại lợi ích thực sự, dễ nhận thấy cho khách hàng. Hơn nữa, khách hàng cũng cần được giải thích đầy đủ, rõ ràng về lợi ích của các dịch vụ mà Công ty đem lại. Mặt khác, các dịch vụ cung cấp miễn phí là các mối lợi ích vật chất có sức hấp dẫn cao đối với khách hàng, nhưng đối với Công ty phải dễ thực hiện và ít tốn kém. Ví dụ: Trong thời kỳ vắng khách, kho hàng rộng rãi, khả năng giải toả hàng hoá nhanh, do đó Công ty có thể áp dụng hình thức khuyến mại miễn phí lưu kho mà không gây tốn kém nhiều cho Công ty.
3.Tạo dựng uy tín trong kinh doanh, giữ vững tín nhiệm với khách hàng
Đối với Công ty cổ phần Bắc Nam biện pháp tạo dựng uy tín tốt nhất với khách hàng chính là việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoạt động kinh doanh của Công ty gồm nhiều dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá như kinh doanh kho, bảo quản hàng hoá, tư vấn... là những nghiệp vụ rất khó có thể đo lường chất lượng dịch vụ, nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Do đó, công ty cần nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra được phương hướng hành động cụ thể, đem lại những kết quả thiết thực.
Uy tín trong kinh doanh là không phải là vấn đề một sớm một chiều, nó là kết quả làm việc tích cực và trung thực trong nhiều năm. Đó là vấn đề đặt ra không chỉ với Công ty cổ phần Bắc Nam mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ của mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế.
4.Đổi mới phương thức quản lý và cơ cấu tổ chức của Công ty.
Thực tế cho thấy, cách tổ chức và quản lý hiện nay của Công ty cổ phần Bắc Nam chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh, các phòng ban trong công ty. Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chưa tạo được sức mạnh tập thể. Mỗi phòng ban là một đơn vị kinh doanh riêng rẽ, tự tìm kiếm khách hàng và đảm nhận tất cả các công đoạn của dịch vụ. Với cách tổ chức quản lý này, nhiều trường hợp các chi nhánh phòng ban còn "lấn sâu nhau", tạo ra sự cạnh tranh tiêu cực trong nội bộ Công ty. Chính vì vậy để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty cổ phần Bắc Nam nhất thiết phải kiện toàn bộ máy, điều chỉnh lại hình thức quản lý của Công ty theo đúng mô hình tổ chức. Phải tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh, các phòng ban trong quá trình thực hiện các công đoạn khác nhau của một loại nghiệp vụ. Có nghĩa là, Công ty phải có quy định nghiêm cấm các phòng ban cấm làm ăn riêng rẽ. Tất cả các khách hàng của mỗi phòng ban được tập hợp lại, do một phòng có trách nhiệm quản lý. Từ đây, mỗi phòng ban chỉ đảm nhiệm một công đoạn của dịch vụ, chẳng hạn phòng Marketing chỉ đảm nhiệm công việc Marketing cho toàn bộ Công ty phòng pháp chế đối ngoại lo thủ tục cho các lô hàng xuất nhập khẩu. Để làm được điều đó không phải dễ nhưng chỉ có làm được việc đó thì Công ty cổ phần Bắc Nam mới có thể tạo được sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận trong Công ty phát huy được thế mạnh, tiềm lực của một Công ty lớn. Bên cạnh việc đổi mới cơ cấu tổ chức, Công ty cũng cần phải đổi mới cả phương thức, cách thức quản lý sao cho có hiệu quả và đặc biệt không để tình trạng lỗ vốn xảy ra ở bất kỳ một loại dịch vụ nào.
5.Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên.
Giáo dục và rèn luyện con người luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Nó xuất phát từ nguyên tắc coi trọng con người. Người làm dịch vụ giao nhận vừa là nhà vận tải đa phương thức vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp ....để có hiệu quả kinh tế nhất. Điều đó đòi hỏi người làm dịch vụ giao nhận phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, thông hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử. Bên cạnh đó, sự hiểu biết các lĩnh vực liên quan cũng là một vấn đề cần thiết như: hàng hải, ngân hàng, bảo hiểm... Do đó, một giải pháp cần hết sức quan tâm, chú trọng đó là bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, công ty cần áp dụng các biện pháp sau:
- Tồ chức các khoá học theo hướng chuyên sâu kết hợp với khả năng kinh nghiệm nhiều phần việc liên quan.
- Thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh và vi tính để đảm bảo cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới.
- Tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật ... theo hình thức ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước mắt và lâu dài.
- Cử cán bộ nghiệp vụ đi học ở nước ngoài qua các liên doanh, các Hiệp hội mà Công ty cổ phần Bắc Nam tham gia. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của Công ty có điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn dịch vụ, tìm mối chắp nối giao dịch, ký kết các hợp đồng mới. Qua kinh nghiệm thực tế, chắc chắn các cán bộ trong Công ty, đưa ra được biện pháp khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, giáo dục nâng cao trình độ văn hoá cho luôn là mối quan tâm của ban lãnh đạo công ty. Bởi không có gì bảo vệ vững chắc công ty bằng ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Họ chính là tài sản quý giá nhất của công ty.
6.Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trường.
Để tiếp cận dần tới trình độ giao nhận kho vận tiên tiến trên thế giới, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao nhất, Công ty cần:
- Hiện đại hoá các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác giao nhận và vận chuyển hàng hóa. Ngày nay, xu hướng vận chuyển hàng hóa là dùng container, vì vậy các xe vận tải của Công ty cần phải được thiết kế chuyên môn hoá sao cho phù hợp với vận chuyển container. Tuy nhiên trong công tác vận tải, thiết bị cần thiết không chỉ đơn giản là xe ô tô mà còn cần rất nhiều phương tiện khác như xe nâng hàng, móc kéo xe nâng container... do đó các phương tiện này cũng phải được trang bị cho thích hợp.
- Xu hướng container hoá trong vận tải ngoại thương đã làm xuất hiện và phát triển một loại hình dịch vụ mới là dịch vụ cho thuê container, dịch vụ bốc dỡ container với các phương tiện bốc dỡ hiện đại. Nắm bắt được tình hình này, Công ty cần nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực này để thu lợi nhuận. Có thể đầu tư cho thuê nhiều chủng loại container khác nhau như: container lạnh container đựng hàng rời; container chuyên đựng hàng lỏng.. nhưng chủ yếu là container chứa hàng bách hoá.
- Đối với việc kinh doanh kho vận đặc biệt là kho ngoại quan, cần trang bị hiện đại hơn nữa các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển hàng hoá... đồng thời đưa toàn bộ hệ thống hoá computer vào kho ngoại quan để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ ở kho.
- Hiện đại hoá các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý trong Công ty.
Các biện pháp trên đây có mối quan hệ mật thiết, có tác dụng hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy mỗi biện pháp đơn lẻ đều có tác động nhất định, nhưng nếu các biện pháp nêu trên được tiến hành một cách đồng bộ thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn rất nhiều.
Kết luận
Cho đến nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận của công ty đã trải qua 30 năm. Thời gian đó đủ để chứng tỏ bề dầy kinh nghiệm của Công ty, những thành công trong hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hoá của Công ty cổ phần Bắc Nam là điều không thể phủ nhận. Điều đó thể hiện qua các số liệu về sản lượng, doanh thu của công ty, qua tín nhiệm bạn hàng.
Nhưng trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển không phải chỉ riêng Công ty cổ phần Bắc Nam mà bất cứ một doanh nghiệp nào kinh doanh trong lĩnh vực này cũng phải tìm được hướng đi thích hợp. Với thị phần chỉ còn chiếm khoảng 10% trên thị trường giao nhận quốc tế, Công Công ty cổ phần Bắc Nam không có cách nào khác là phát triển dịch vụ giao nhận kho vận của mình, nhằm mở rộng thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là có thể trở thành Công ty giao nhận quốc tế đích thực.
Tuy nhiên đây là một vấn đề mới và phức tạp. Mặt khác do thời gian chưa nhiều, sự hiểu biết còn nằm trong khuôn khổ sách vở, kinh nghiệm thực tế ít ỏi nên trong Bản thu hoạch nay chắc chắn còn nhiều sai sót, em kính mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các Thầy, cô để em có điều kiện đi sâu hơn và hiểu biết rộng hơn để hoàn thiện Báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2004
Sinh viên
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận tại Công ty cổ phần Bắc Nam.doc