Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây

Theo dõi tình hình trong 3 năm gần đây, có thể thấy Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh Ba Đình đã đạt được kết quả khả quan. Các chỉ tiêu như nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, chỉ tiêu l ợi nhuân có sự tăng trưởng qua các năm. Chi nhánh cũng đã có những biện pháp cụ thể, những nỗ lực trong việc thu hồi n ợ. Bên cạnh đó ngày càng có nhiều đổi m ới trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh, thích ứng với xu thế hội nh ập

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3972 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất trong hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam. 1.2.2. Nhiệm vụ Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP CT Việt Nam. Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm đinh và tái thẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Việt Nam và NHTMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh. Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của mình. 1.3. Mô hình tổ chức: 1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương: Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Ba Đình Trụ sở chính Sở giao dịch Chi nhánh Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Đơn vị hạch toán độc lập Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Giám đốc: phụ trách chung, điều hành công việc của toàn chi nhánh. Phó giám đốc: các phó giám đốc phụ trách các phòng khác nhau theo sự phân công của giám đốc.  Giám đốc chi nhánh có quyền quyết định mọi hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.  Khối kinh doanh: - Phòng khách hàng lớn : do giám đốc trực tiếp phụ trách + Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. + Nhiệm vụ: o Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn Ban Giám đốc Khối kinh doanh Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ Phòng giao dịch Phòng KH DN lớn Phòng KH DNV&N Phòng khách hàng cá nhân Phòng/tổ quản lý rủi ro Phòng/tổ quản lý nợ có vấn đề Phòng kế toán giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng/tổ thanh toán xuất nhập khẩu Phòng/tổ tổng hợp Phòng tổ chức hành chính Phòng/tổ thông tin điện toán Quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch o Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHTMCP CTVN: tín dụng đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...Làm đầu mối giới thiệu các sản phẩm và bán cho các doanh nghiệp. o Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu tín dụng , tài trợ thương mại... phòng có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCTVN o Thực hiện nhiệm vụ là thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro o Cập nhật thường xuyên thông tin về hoạt động của các khách hàng, chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. o Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm các báo cáo theo quy định, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng - Phòng khách hàng vừa và nhỏ: + Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP CTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Nhiệm vụ: o Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. o Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHTMCP CTVN: tín dụng đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...Làm đầu mối giới thiệu các sản phẩm và bán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. o Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo qui định của NHTMCP CTVN. o Thực hiện các nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: nhận và xử lý đơn đề nghị xin vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền, đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định, kiểm tra giám sát chặt chẽ khách hàng xa khi đã cấp tín dụng, phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký, quản lý các hợp đồng đã ký và các tài sản bảo đảm o Là thành viên của hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro o Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có nhu cầu quan hệ giao dịch với chi nhánh o Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định của chi nhánh, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ của phòng. - Phòng khách hàng cá nhân: + Phụ trách các điểm giao dich và các quỹ tiết kiệm. Là nơi giao dịch trực tiếp với các đối tượng khách hàng cá nhân. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHTMCP CTVN. Trực tiếp quảng cáo giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. + Nhiệm vụ: o Khai thác các nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các khách hàng cá nhân o Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dich vụ của ngân hàng. o Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHTMCP CTVN. o Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: nhận và xử lý các đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác, đưa ra các đề xuất chấp thuận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định, khiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng, phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã lý, theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. o Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHTMCP CTVN. o Thực hiện nhiệm vụ là thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro. o Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng, điều hành và quản lý lao dộng, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch. o Thực hiện nhiệm vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo quy định của NHTMCP CTVN, phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện giao dịch với khách hàng.  Khối quản lý rủi ro: + Chức năng: chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý, là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy đinh của ngân hàng nhà nước và NHTMCP CTVN nhằm thu hồi nợ xấu. + Nhiệm vụ: o Có nhiệm vụ phối hợp với các phòng có nghiệp vụ tín dụng theo dõi tình hình hoạt động của các khách hàng vay vốn của ngân hàng, tình hình sử dụng khoản vay, trả lãi để có thể dự đoán được các khoản cho vay có nguy cơ rủi ro; đồng thời có nhiệm vụ xử lý các khoản cho vay có vấn đề. o Nghiên cứu chủ trương chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của nhà nước, của các ngành và NHCTVN có liên quan đến hoạt động ngân hàng để thực hiện xử lý, thu hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. o Theo dõi, quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn (gốc và lãi), thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này. o Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm, nợ vay có vấn đề, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ. o Thực hiện phân loại nợ, tính toán trích dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo đinh kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHTMCP CTVN. o Đề xuất các phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vuợt phạm vi, khả năng xử lý của chi nhánh. o Đầu mối kiểm tra tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của chi nhánh, tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng miễn giảm lãi theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng.  Khối tác nghiệp: - Phòng kế toán: + Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch, quản lý và chịu trách nhiệm với các giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và NHTMCP CTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. + Nhiệm vụ: o Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy, nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ NHTMCP CTVN, thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. o Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: mở đóng các tài khoản (ngoại tệ và VNĐ), thực hiện các giao dịch gửi/ rút tiền từ tài khoản; bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng theo quy định; thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VNĐ, chuyển tiền ngoại tệ; thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phi thương mại...; thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ...; thực hiện nghiệp vụ thấu chi, chiết khấu chứng từ có giá theo quy định; kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi; cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác; hạch toán các khoản mua bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của NHTMCP CTVN. o Thực hiện kiểm soát sau: kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh; thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn với trụ sở chính, tra soát với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân; kiêmt tra, dối chiều tất cả các báo cáo kế toán; thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyển, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định. o Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng. o Quản lý thông tin:quản lý mẫu dấu chữ ký của khách hàng, tài liệu hồ sơ khách hàng . o Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các ấn từ gốc... của các giao dịch viên và toàn chi nhánh. o Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng tiền tệ kho quỹ theo quy đinh của NHTMCP CTVN. o Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. o Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán, tài sản cố định, công cụ lao động...Phối kết hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ... o Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định. - Phòng kho quỹ: điều chuyển tiền mặt trong hệ thống ngân hàng Công thương, thu chi tiền mặt, là nơi lưu trữ và cất giữ các giấy tờ có giá như séc trắng, thẻ tiết kiệm, sổ đỏ, và các giấy tờ có giá của khách hàng. - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: có chức năng tài trợ cho các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi L/C, nhờ thu, chiết khấu chứng từ.  Khối hỗ trợ: - Phòng tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. - Phòng hành chính: + Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương của NHTMCP CTVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng, công tác bảo vệ an ninh toàn chi nhánh. + Nhiệm vụ: o Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế. o Thực hiện quản lý, tuyển dụng lao động, điều hành sắp xếp cán bộ. o Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh, xậy dựng ké hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, mua sắm tài sản công cụ lao động..., thực hiện công tác xây dựng, sửa chữa nâng cấp tài sản của chi nhánh, tổ chức công tác văn thư lưu trữ quản lý hồ sơ cán bộ. - Phòng điện toán: là nơi máy chủ của chi nhánh hoạt động, phụ trách và chịu trách nhiệm về quản trị mạng, các trang thiết bị liên quan đến mạng, thường xuyên cập nhật các chương trình của ngân hàng Công Thương. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng này là đảm bảo đường truyền giữa hệ thống máy của chi nhánh và máy chủ của trung ương luôn thông suốt. PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Các hoạt động chính:  Huy động vốn: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ.... - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.  Cho vay, đầu tư - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. - Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung. - Thấu chi, cho vay tiêu dùng. - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. - Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.  Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán.  Thanh toán và tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thư chấp nhận hối phiếu (D/A). - Chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Chuyển tiền nhanh Westerm Union. - Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoẳn, qua ATM. - Chi trả kiều hối....  Ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap...) - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu...) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ. - Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng bạc đã quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.  Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD...) 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây: 2.2.1. Năm 2007: Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2007 là mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới. Đây cũng là năm có nhiều diễn biến bất lợi, giá dầu mỏ và giá vàng liên tục tăng cao đạt mức kỷ lục. Nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức mới, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, sự xuất hiện thêm nhiều các tổ chức định chế tài chính, các tổ chức tín dụng trong nước, thị trường nhà đất sốt giá trở lại làm gia tăng thêm áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng nhất là lĩnh vực huy động vốn, phát triển các dịch vụ Ngân hàng. Tại Chi nhánh, còn một số doanh nghiệp có dư nợ lớn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, yếu kém về tài chính, mất khả năng thanh toán vẫn chưa khắc phục được đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh chung của Chi nhánh. Song với nỗ lực quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của NHCT VN giao, Chi nhánh Ba Đình đã có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu đạt được kết quả cao.  Huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2007 đạt 4.947 tỷ đồng, tăng hơn năm trước 12,45%. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007: 5.141 tỷ đồng, so cùng kỳ năm trước tăng 791 tỷ tương đương 18,2%. Trong đó: + Tiền gửi VNĐ: 4.040 tỷ, tăng 543 tỷ (+15,5%) + Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 1.101 tỷ, tăng 248 tỷ (+29%) So với kế hoạch tổng nguồn vốn huy động đạt 98,86%, trong đó VNĐ đạt 94,72%, ngoại tệ quy VNĐ đạt 117,15% Về cơ cấu vốn: + Tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 2.817 tỷ đồng, so với cuối năm trước tăng 855 tỷ (+43,6%) + Tiền gửi dân cư đạt 2.324 tỷ đồng, so với cuối năm trước bằng 97,3% Tiền gửi tổ chức kinh tế tại Chi nhánh năm 2007 so với các năm trước có mức tăng đột biến do huy động vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng đã được quan tâm hơn. Đặc biệt cuối quý II/2007 Chi nhánh đã phân công cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ về chỉ tiêu huy động vốn, có kiểm điểm hàng tháng, đánh giá kết quả nên vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đã tăng lên rõ rệt. Chi nhánh có những đợt khuyến mãi thích hợp với từng doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp có vốn lớn vẫn duy trì được mức tiền gửi khá ổn định hoặc đã chuyển thêm vốn về gửi tăng lên tại Chi nhánh. Do đó, năm 2007 huy động vốn từ tổ chức kinh tế của Chi nhánh rất thành công. Đợt huy động kỳ phiếu dự thưởng ngày 22/2 đến 22/4/2007 đã huy động vượt 141 tỷ VNĐ so với kế hoạch, đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ vào cuối năm 2007 huy động 5,62 triệu USD đạt 97% kế hoạch NHCTVN giao. Tuy nhiên do tác động cạnh tranh của các tổ chức tín dụng và các tổ chức định chế tài chính, giá thị trường nhà đất tăng trở lại, giá vàng, giá tiêu dùng liên tục tăng những tháng cuối năm nên vốn huy động từ dân cư đã không giữ được mức tăng 8,5% vào thời điểm 30/6/2007 mà còn bị sụt giảm 2,7% vào cuối năm. Đây là thách thức không nhỏ trong công tác huy động vốn từ khu vực tiền gửi dân cư của Chi nhánh.  Hoạt động tín dụng: Năm 2007 chất lượng tín dụng tuy đã được củng cố nhưng dư nợ còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ nhóm II thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 10% tổng dư nợ. Dư nợ quý II thấp hơn nhiều so với cuối năm trước, có thời điểm chỉ bằng 87,5% kế hoạch giao. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã phân công cán bộ mở chiến dịch đi tiếp cận các khách hàng có dự án tốt, mời về vay vốn tại Chi nhánh. Kết quả đã tiếp cận được nhiều khách hàng mới và thẩm định được nhiều dự án cho vay lớn, đồng thời một số khách hàng truyền thống được phòng khách hàng chăm sóc, thu hút vay tập trung tại Chi nhánh như: Tổng Cty Thép, Tổng cty cấp thoát nước, Cty CP Thiết bị bưu điện. Nhờ đó, hoạt động tín dụng từ đầu quý III/2007 đã có những nét khởi sắc mới, dư nợ tăng nhanh trong vòng 6 tháng cuối năm 2007 với cơ cấu chất lượng dư nợ theo ngành ngày càng vững chắc. Đồng thời bám sát và kiên quyết giảm dần dư nợ ở những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, quyết liệt trong công tác thu hồi nợ nên kết thúc năm 2007 thực hiện các chỉ tiêu tín dụng đã có những kết quả khả quan: - Chỉ tiêu dư nợ: Dư nợ bình quân năm 2007 đạt 2.372 tỷ đồng gần bằng mức dư nợ bình quân năm trước. Dư nợ đến 31/12/2007 đạt 2.643 tỷ, so với cùng kỳ năm trước tăng 283 tỷ (+12%), vượt kế hoạch năm 4,9%, trong đó: + Dư nợ cho vay VNĐ 1.844 tỷ, so kế hoạch năm đạt 104,8%, so với cuối năm trước tăng 7,8%. + Dư nợ cho vay ngoại tệ 799 tỷ, so với kế hoạch năm đạt 105,1%, so với cuối năm trước tăng 22,9%. Về dư nợ theo thời hạn: + Dư nợ cho vay ngắn hạn 2.195 tỷ, so với cuối năm trước tăng 17,9% + Dư nợ cho vay trung dài hạn 448 tỷ, so với cuối năm trước bằng 89,8 % Cơ cấu dư nợ: + Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước: 42,4%, so với kế hoạch giảm 2,6%, so với cuối năm trước tăng 0,62% + Cho vay không có tài sản đảm bảo: 59,6%, so với kế hoạch tăng 18,6%, so với cuối năm trước tăng 15,3%. - Chất lượng tín dụng: Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính trong một số doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông bộc lộ yếu kém. Năm 2007 tình hình mất khả năng thanh toán còn trầm trọng hơn, mặt khác việc nắm bắt hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp chưa sâu sát nên nợ nhóm II và nợ xấu gia tăng hơn, khả năng thu hồi chậm: + Nợ nhóm II: dư 114.278 triệu đồng, tăng 31.078 triệu đồng (+37%) so với kế hoạch năm. + Nợ xấu đến 31/12/2007: 40.718 triệu đồng, so với kế hoạch tăng 28.918 triệu đồng (+245%). Nếu tính cả số nợ nhóm V đã được xử lý ra nợ ngoại bảng 39.728 triệu đồng thì nợ xấu năm 2007 sẽ là 80.445 triệu đồng. - Trích lập dự phòng rủi ro. Số phải trích đến 31/12/2007: 61.138 triệu đồng. Trong đó, dự phòng chung 32.749 triệu đồng; dự phòng cụ thể 28.389 triệu. Số phải trích dự phòng rủi ro cả năm 2007 là 100.866 triệu đồng bao gồm cả số đã xử lý rủi ro, tăng hơn so với số phải trích vào thời điểm 30/11/2007 là 6.228 triệu đồng. - Thu nợ ngoại bảng: Nợ ngoại bảng đã thu được 18.025 triệu đồng bao gồm cả nguồn xử lý rủi ro và nguồn Chính phủ cấp, bằng 48,52% kế hoạch NHCT VN giao. Trong đó: + Chỉ tiêu thu nợ từ nguồn xử lý rủi ro đã thực hiện 17.655 triệu đồng, đạt 51,4% kế hoạch được giao, 6 đơn vị đã thu được hết nợ gốc 12.259 triệu đồng, gồm Cty CP Mỹ hằng 2.933 trđ, Võ Tấn Tờn 339 trđ, Công ty da giầy Hà Nội 337 trđ, Nguyễn Thị Thanh Mai 4 trđ, Tổng Cty cafe 1.970 trđ, Cty XD CT 121 là 6.676 trđ. Nợ ngoại bảng từ nguồn xử lý rủi ro đến 31/12/2007 còn 79.888 trđ, trong đó số dư được xử lý trước năm 2007 là 40.160 trđ, năm 2007 là 39.728 trđ. + Thu nợ từ nguồn Chính phủ được 370 triệu đồng, dư đến 31/12/2007 là 6.170 trđ, trong đó riêng công ty điện máy XĐXM miền bắc còn 192.000 USD (tương đương 3.094 triệu đồng).  Hoạt động tài trợ thương mại: - Bảo lãnh: + Bảo lãnh trong nước phát hành 1.678 món, doanh số 645,51 tỷ đồng, sô với cuối năm 2006 doanh số tăng 136,71 tỷ đồng (+26,87%) Giá trị bảo lãnh đến 31/12/2007 đạt 650,84 tỷ đồng, tăng 39,5 tỷ đồng so với cuối năm trước, tỷ lệ tăng 6,46%. + Phát hành 950 L/C nhập khẩu, giá trị 227,3 triệu USD, so với năm trước doanh số tăng 90,31 triệu USD, bằng 65,9%. L/C chưa thanh toán đến 31/12/2007 còn 113 món, giá trị 67,35 triệu USD tăng 35,39 triệu USD so với cuối năm 2006. - Thanh toán xuất nhập khẩu: cả năm 2007 đạt 311,61 triệu USD (bao gồm cả chứng từ thanh toán XNK gửi đi) tăng 78% so với năm 2006, trong đó, thanh toán L/C nhập khẩu 180,14 triệu USD, thanh toán chuyển tiền 68,26 triệu USD, thanh toán nhờ thu nhập 5,78 triệu USD… - Kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ cả năm đạt 833,37 tr USD, giảm 45,36 triệu USD so với cuối năm 2006. Trong đó, mua 416,45 triệu USD (đại lý 131,19; tổ chức kinh tế 48,74; NHCT 215)  Các mặt hoạt động khác: - Công tác phát triển thẻ: Năm 2007 đã phát hành 3.509 thẻ ATM, so với kế hoạch đạt 43,86%, so với năm trước tăng 601 thẻ, bằng 20,7%. Phát hành 108 thẻ tín dụng quốc tế, so với kế hoạch đạt 90%, so với năm trước tăng 48 thẻ bằng 80%. Tính đến 31/12/2007 Chi nhánh hiện quản lý 9.340 thẻ ATM, 136 thẻ TDQT, và thiết lập được 22 đơn vị chấp nhận thẻ. - Quản lý kho quỹ: Khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng trong năm đạt 15.931 tỷ VNĐ và 294 triệu USD tăng hơn năm 2006: 1.321 tỷ đồng. - Các công việc khác: Trong những tháng cuối năm các phòng nghiệp vụ đã xây dựng và hoàn thành 12 quy trình nghiệp vụ nội bộ để đảm bảo chuẩn hóa, quy trình hóa các hoạt động của Chi nhánh như: quy trình phối hợp nghiệp vụ giữa các phòng liên quan, quy chế về khen thưởng, chính sách khách hàng chiến lược, quy chế kiểm tra chéo… Sắp xếp lại mô hình tổ chức theo quyết định 063 của NHCT VN, phát triển thêm 02 điểm giao dịch tại đường Láng Hạ và Cửa Nam.  Kết quả kinh doanh: Lợi nhuận năm của Chi nhánh đạt 134.727 triệu đồng, tăng hơn năm trước 5,7%, lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro đạt 42,59 tỷ đồng, vượt kế hoạch 12,29 tỷ đồng, tăng 40,56%, thu nhập của cán bộ nhân viên được ổn định.  Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008: - Tổng nguồn vốn huy động: 6.240 tỷ đồng. Trong đó, huy động vốn VNĐ 4.740 tỷ đồng; ngoại tệ quy VNĐ 1.600 tỷ đồng - Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2008: 4.404 tỷ đồng. Trong đó dư nợ VNĐ 2.804 tỷ đồng, ngoại tệ quy VNĐ 1.600 tỷ đồng - Nợ xấu < 1,5% tổng dư nợ - Cơ cấu dư nợ tại thời điểm cuối năm: + Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm: 50% + Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước tối đa: 45% - Thu nợ ngoại bảng: tối thiểu 44 tỷ đồng - Phát hành tối thiểu 12.700 thẻ thanh toán điện tử - Thu dịch vụ: 30 tỷ đồng - Lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro: 140 tỷ đồng 2.2.2. Năm 2008: Năm 2008, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Diễn biến nền kinh tế hết sức phức tạp: Lạm phát tăng cao do chi phí đẩy trong những tháng đầu năm nhưng cuối năm lại rơi vào tình trạng giảm phát, nhập siêu tăng và đầu tư gián tiếp nước ngoài giảm, diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Trong hoạt động tài chính ngân hàng, đầu năm là cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng. Nhưng đến cuối năm, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đồng bộ các giải pháp: hạ lãi suất cơ bản, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, cho phép các NHTM rút về tín phiếu bắt buộc, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên cạnh tranh bằng lãi suất giữa các Ngân hàng cũng giảm dần, tình hình thanh khoản tốt hơn, lãi suất cho vay liên tục điều chỉnh giảm. Tại Chi nhánh Vietinbank Ba Đình, với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHCT VN nói chung, Ban giám đốc Chi nhánh nói riêng, cùng nỗ lực quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh với các biện pháp đồng bộ, quyết liệt xuyên suốt năm 2008 nên đến cuối năm, việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Chi nhánh Ba Đình đã có nhiều chuyển biến và về cơ bản hoàn thành kế hoạch được giao.  Huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2008 của Chi nhánh đạt 4.535 tỷ đồng, bằng 91,7% so với vốn huy động bình quân năm trước. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 4.493 tỷ đồng, bằng 87,4% so với 31/12/2007. Trong đó: + Tiền gửi VNĐ: 3.410 tỷ đồng, giảm 15,6% so với năm 2007. + Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 1.082 tỷ đồng, giảm 1,7% so với năm 2007. So với kế hoạch năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 105,7% (tăng 243 tỷ đồng) trong đó VNĐ đạt 111,8%, ngoại tệ quy VNĐ đạt 90,2%. Về cơ cấu nguồn vốn huy động: + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 2.188 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,7% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 629 tỷ đồng so với 31/12/2007 (- 22,3%). + Tiền gửi dân cư: 2.305 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,3% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 19 tỷ đồng so với 31/12/2007, tương đương 0,8%. Năm 2008 là năm có nhiều biến động về lãi suất huy động, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng hết sức gay gắt nên nguồn vốn huy động giảm sút so với năm 2007. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động đã có xu hướng giảm so với năm trước (từ 54,79% xuống 48,7%). Điều này phù hợp với thực trạng nền kinh tế, khi lãi suất tiền vay tăng cao thì các Doanh nghiệp sử dụng tối đa nguồn lực của mình. Bằng vị thế thương hiệu Vietinbank kết hợp với chính sách khuyến khích nội bộ, chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng doanh nghiệp nên Chi nhánh đã duy trì củng cố thêm mối quan hệ gắn bó với các khách hàng có nguồn tiền gửi ổn định và tiềm năng. Trong khu vực tiền gửi tiết kiệm dân cư, Chi nhánh đã triển khai các chương trình huy động vốn của NHCT VN như: Huy động tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng đạt và vượt kế hoạch được giao; thực hiện tốt tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ về tiền gửi tiết kiệm dân cư tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, coi trọng công tác giao tiếp, kéo dài thời gian giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, do tác động của cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các tổ chức tín dụng, sự biến động phức tạp của giá vàng và ngoại tệ trong năm 2008 nên nguồn vốn huy động tiết kiệm dân cư vẫn sụt giảm 0,8% so với năm 2007. Về lâu dài, nguồn vốn huy động từ dân cư mới là nguồn vốn ổn định và nhất định phải giữ vững thị phần.  Hoạt động tín dung: Nền kinh tế Thế giới diễn biến phức tạp và chưa lường trước hết được sự ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nên rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn ở mức cao. Bên cạnh đó, tình hình hoạt động của các doanh nghiệpcó quan hệ tín dụng với Chi nhánh đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, vận tải biển gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu vào tăng đột biến do giá cả đầu vào tăng, lãi suất tiền vay cao; doanh thu sụt giảm; yếu kém về tài chính đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và việc trích lập dự phòng rủi ro, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh. - Chỉ tiêu dư nợ: Dư nợ bình quân năm 2008 đạt 3.722 tỷ đồng, tăng 1.349 tỷ đồng, bằng 156,8% so với dư nợ bình quân năm 2007. Dư nợ đến 31/12/2008 đạt 3.201 tỷ đồng, tăng 558 tỷ đồng so với cuối năm trước (+21,1%) vượt 2,6% so với kế hoạch giao. Trong đó: + Dư nợ cho vay VNĐ: 2.213 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch giao, so với cuối năm trước tăng 20%. + Dư nợ cho vay ngoại tệ quy VNĐ: 988 tỷ đồng, tăng so với 31/12/2007: 189 tỷ đồng (+23,7%), bằng 100,5% kế hoạch năm. Về dư nợ theo thời gian: + Dư nợ cho vay ngắn hạn 2.087 tỷ đồng, giảm 108 tỷ đồng tương đương 4,9% so với cuối năm trước, chiếm 65,2% tổng dư nợ, giảm 17,8%. + Dư nợ cho vay trung dài hạn: 1.114 tỷ đồng, tăng 666 tỷ đồng, tương đương 148,7% so với cuối năm 2007, chiếm 34,8% tổng dư nợ, tăng 17,8%. Về cơ cấu dư nợ: + Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước: 54%, so với kế hoạch giao tăng 15%, so với cùng kỳ năm 2007 tăng 11,6%. + Tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm: 44%, giảm 15,6% so với cuối năm 2007, so với kế hoạch giao giảm 1%. - Chất lượng tín dụng: Trong năm 2008, khối các doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực giao thông vận tải vốn đã khó khăn từ trước nay tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém, tình hình mất khả năng thanh toán còn trầm trọng, nợ xấu không có dấu hiệu cải thiện. Thêm vào đó, khối các doanh nghiệp liên quan đến vận tải biển rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do doanh thu giảm, chi phí đầu vào tăng, lợi nhuận giảm và ảnh hưởng đến cam kết trả nợ cho Ngân hàng. Do đó, nợ nhóm II tuy giảm nhưng nợ xấu vẫn gia tăng và khả năng thu hồi chậm. + Nợ nhóm II đến 31/12/2008: 38.329 triệu đồng, giảm 75.949 triệu đồng so với 31/12/2007, tương đương giảm 66,5% nhưng vẫn tăng 19,8% so với kế hoạch năm 2008, bao gồm các công ty: CP Traenco 3.532 triệu đồng, Công ty TNHH 1 thành viên VT Viễn dương Vinashin 11.598 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân Mạnh Cường Hoàng Hải 13.780 triệu đồng, Công ty dược Hồ Long 1.000 triệu đồng, Công ty Thanh An 4.731 triệu đồng, Công ty CP Viglacera Từ Liêm 3.688 triệu đồng. + Nợ xấu đến 31/12/2008: 101.376 triệu đồng, tăng 60.658 triệu đồng (+149%) so với 2007, so với kế hoạch năm 2008 tăng 237,9% (tăng 71.376 triệu đồng). - Trích lập dự phòng rủi ro: + Số phải trích đến 31/12/2008: 121.000 triệu đồng, tăng 20.134 triệu đồng so vói số phải trích của năm 2007. + Số trích dự phòng rủi ro đến 31/12/2008: 54.181 triệu đồng, giảm 7.017 triệu đồng so với 31/12/2007. - Thu hồi nợ đã xử lý ngoại bảng: Từ đầu năm 2008, Ban Giám đốc đã chỉ đạo thu nợ bằng các biện pháp quyết liệt như: bám sát nguồn thu, thỏa thuận khách hàng trả nợ từng tháng đối với từng khách hàng kể cả khởi kiện ra tòa án kinh tế. Tuy nhiên, do các khoản nợ này phần lớn là cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, các doanh nghiệp thua lỗ khó khăn về tài chính không có nguồn trả nợ, một số khoản nợ có bổ sung tài sản đảm bảo nhưng là các thiết bị công trình đã cũ khó bán, nhà xưởng không có giấy tờ pháp lý đầy đủ nên khó xử lý, do vậy quá trình thu nợ ngoại bảng năm 2008 đạt kết quả thấp. Só thu nợ ngoại bảng lũy kế đến 31/12/2008 đạt 4.744 triệu đồng, bằng 11,1% kế hoạch NHCT VN giao, trong đó: + Chỉ tiêu thu nợ từ nguồn xử lý rủi ro NHCT đã thực hiện 4.495 triệu đồng bằng 10,7% kế hoạch được giao. + Thu các khoản nợ được Chính phủ cấp nguồn xử lý 249 triệu đồng, đạt 44,5% kế hoạch.  Hoạt động tài trợ thương mại: - Kinh doanh ngoại tệ: Năm 2008 là năm chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cộng với tình trạng nhập siêu gây nên hiện tượng khan hiếm ngoại tệ kéo dài. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam đã dẫn đến biến động rất lớn về kinh doanh ngoại tệ. Về nguồn thu, Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác tốt các nguồn từ doanh nghiệp, thu đổi từ các đại lý, vận dụng linh hoạt với các loại hình kinh doanh ngoại tệ như chuyển đổi, mua bán kỳ hạn… và phối hợp với các phòng liên quan đảm bảo cân đối đủ ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán và trả nợ cho các doanh nghiệp. Kết hợp với việc theo dõi sát sao sự biến động của tỷ giá, quản lý chặt chẽ trạng thái ngoại tệ không để xẩy ra rủi ro, thất thoát hoặc vi phạm quy chế, quy định của Ngân hàng nhà nước cũng như của NHCT VN, đảm bảo kinh doanh an toàn và hiệu quả. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ của cả năm 2008 đạt 640,972 triệu USD, giảm 192,65 triệu USD so với năm 2007, trong đó: + Doanh số mua: 320,415 triệu USD chủ yếu mua từ nguồn NHCT VN (176 triệu USD), ngoài ra còn mua của đại lý và của các tổ chức kinh tế. + Doanh số bán: 320,577 triệu USD + Tổng thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt 7.532 triệu đồng, tăng 2,9 lần so với năm 2007, trong đó lãi gộp kinh doanh ngoại tệ 6.830 triệu đồng, phí dịch vụ tư vấn kinh doanh ngoại tệ 702 triệu đồng. - Nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu: + Đến 31/12/2008 phát hành L/C nhập khẩu và nhờ thu đến 960 món, trị giá 147 triệu USD. + Thanh toán L/C xuất khẩu và nhờ thu đi: 219 món trị giá 12 triệu USD. + Thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài: 1.144 món, trị giá 114 triệu USD. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2008 chỉ bằng 88% so với 2007 (273 triệu USD) do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và sự thay đổi về mô hình tổ chức của NHCT VN với sự thành lập Sở giao dịch III. Chi nhánh vẫn luôn đảm bảo các giao dịch an toàn, hiệu quả, cập nhật các thông lệ quốc tế mới trong thanh toán ngoại thương, tạo được niềm tin cho khách hàng, thu hút thêm khách hàng mới. - Bảo lãnh: Năm 2008, Chi nhánh đã phát hành bảo lãnh trị giá 1.455 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2007. - Giải ngân vốn ODA: Đây là một mảng nghiệp vụ mới mang lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh. Chi nhánh đã phục vụ tốt được 8 dự án với số dư bình quân trên tài khoản là 9 triệu USD góp phần tạo thêm nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh, số tiền đã phục vụ giải ngân là 27,316 triệu USD tăng 2,5 lần so với 2007.  Các mặt hoạt động khác: - Công tác phát triển thẻ: Tính đến 31/12/2008, Chi nhánh đang quản lý 27.937 thẻ ATM, 229 thẻ tín dụng quốc tế, 17 cơ sở chấp nhận thẻ, tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế là 1.280 triệu đồng. Năm 2008 phát hành 18.657 thẻ ATM đạt 93,3% kế hoạch, 89 thẻ tín dụng quốc tế đạt 111,3%, 10 cơ sở chấp nhận thẻ đạt 50%. - Kế toán giao dịch: Tổng doanh số thanh toán năm 2008 là 346,465 món trị giá 107.183 tỷ đồng so với năm 2007 số món giảm 9,8% nhưng giá trị thanh toán lại tăng 56,8%. Trong đó, khối lượng thanh toán không dùng tiềnmặt là 97.766 tỷ đồng, thanh toán bằng tiền mặt 9.417 tỷ đồng. Khối lượng chi trả kiều hối đạt 1,510,611 USD, tổng chi phí dịch vụ thu được: 4.620 triệu đồng. - Công tác tiền tệ kho quỹ: khối lượng thu chi tiền mặt qua ngân quỹ ngân hàng trong năm 2008 đạt 17.880 tỷ VNĐ và 90 triệu USD.  Kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận năm 2008 đạt 210.267 triệu đồng, tăng 56% so với năm 2007, lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 156.017 triệu đồng, tăng 266% so với năm trước, vượt 4,01% kế hoạch được giao, thu nhập của cán bộ công nhân viên ổn định và từng bước được cải thiện, thu dịch vụ ngân hàng đạt 4,02% trên tổng thu nhập.  Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009: - Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009: 6.000 tỷ đồng. Trong đó: + Huy động vốn VNĐ: 4.700 tỷ đồng + Ngoại tệ quy VNĐ: 1.300 tỷ dồng - Số dư điều chuyển vốn bình quân lên NHCT VN: 1.300 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009 đạt 4.500 tỷ đồng. Trong đó: dư nợ VNĐ 3.111 tỷ đồng, ngoại tệ quy VNĐ 1.389 tỷ đồng. Về cơ cấu dư nợ + Tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là 31% trên tổng dư nợ. + Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước: 47% trên tổng dư nợ. - Chỉ tiêu nợ xấu: đến 31/12/2009 là 90 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm còn 2% - Chỉ tiêu thu dịch vụ đạt 40 tỷ đồng - Chỉ tiêu lợi nhuận: phấn đấu đạt 240 tỷ lợi nhuận sau trích dự phòng. 2.2.3. Năm 2009: Tuy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa hết nhưng tình hình hoạt động ngành ngân hàng năm 2009 diễn ra khá khả quan. Lợi nhuận của các Ngân hàng vượt xa so với chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra từ đầu năm. Điều này có được một phần là nhờ vào chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ và tín dụng tăng trưởng mạnh trong năm qua. Lãi suất huy động được điều chỉnh giảm so với năm 2008 song vốn huy động vẫn tăng do thị trường chứng khoán giảm, bất động sản trầm lắng, thị trường vàng và USD nhiều biến động. Trong đầu tư tín dụng, Chi nhánh đã lấy định hướng tăng trưởng đi đôi với chất lượng, chú trọng củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu, phát triển các hoạt động dịch vụ… Song, do những biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn về tài chính nên tỷ lệ nợ xấu vẫn cao, thu hồi nợ của những đơn vị đã xử lý ra ngoại bảng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, với nỗ lực quyết tâm cao, Chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt được kết quả kinh doanh khá khả quan.  Huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2009 đạt 5.750 tỷ, tăng hơn năm trước 26,9%. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là 5.672 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 1.207 tỷ đồng. Trong đó: + Tiền gửi VNĐ: 4.547 tỷ, tăng 33,34%. + Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ: 1.125 tỷ, tăng 3,97%. So với kế hoạch năm, vốn huy động đạt 106,8% trong đó VNĐ đạt 113,7%; ngoại tệ quy VNĐ đạt 90,2%. Về cơ cấu nguồn vốn: - Số dư tiền gửi tổ chức kinh tế đến 31/12/2009 dư 2.750 tỷ, so với cùng kỳ năm trước tăng 25,7%. - Số dư tiền gửi dân cư, phát hành công cụ nợ là 2.646 tỷ, so cùng kỳ năm trước tăng 14,8%.  Công tác tín dụng: - Tình hình dư nợ: Dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2009 đạt 4.368 tỷ đồng, so với kế hoạch bằng 97,1%, so cuối năm trước tăng 17,3%. Trong đó dư nợ cho vay VNĐ 3.158 tỷ, đạt 101,5% kế hoạch, so cùng kỳ năm trước bằng 142,7%; dư nợ ngoại tệ quy VNĐ 1.210 tỷ, đạt 87,1% kế hoạch, so cuối năm trước tăng 22,5%. Bình quân dư nợ trong năm 2009 đạt 4450 tỷ đồng, tăng 19,6% so với dư nợ bình quân năm trước. Dư nợ năm 2009 tăng do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do gói kích cầu của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất 4% giải ngân từ 1/2/2009 đến 31/12/2009. - Chất lượng tín dụng: Năm 2009, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tỷ giá USD biến động tăng trong những tháng cuối năm. + Phân loại nợ theo nhóm nợ đến 31/12/2009: o Nợ nhóm I: 4.029 tỷ. Tỷ trọng 92,25% o Nợ nhóm II: 249 tỷ. Tỷ trọng 5,7% o Nợ nhóm III: 89.544 triệu. Tỷ trọng 2,05%. Năm 2009 nhìn chung chất lượng tín dụng được quản lý sát sao hơn, các phòng ban và các cán bộ đã kết hợp với nhau, lập phương án thu nợ cụ thể cho từng khách hàng. Tuy nhiên với tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc thu hồi nợ xấu vẫn còn là vấn đề cần được xem xét giải quyết trong thời gian tới. + Phân loại nợ theo tài khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn: o Nợ gia hạn đến 31/12/2009 là 68.837 triệu đồng, tăng 64,15% so với cuối năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này đa số trong tình trạng yếu kém, có nguy cơ một vài món nợ phải chuyển sang nợ quá hạn. o Nợ quá hạn 4.461 triệu đồng, so cuối năm trước giảm 14.906 triệu đồng, chiến tỷ trọng 1,89%/ Tổng dư nợ. - Thu nợ ngoại bảng và thu lãi dự thu nhóm II: + Thu nợ ngoại bảng: o Từ nguồn xử lý rủi ro: đã thu được 10.268 triệu đồng, đạt 53,06% so với kế hoạch. o Từ nguồn Chính phủ cấp: Kế hoạch thu 3 tỷ đồng, thực hiện 193 triệu dồng, trong đó có món nợ nhiều năm nay có vướng mắc cơ quan thi hành án không thực hiện được, doanh nghiệp có biểu hiện thiếu thiện chí trả nợ. Tuy Chi nhánh rất tích cực nhưng không có hiệu quả, chỉ tiêu này mới đạt 6,43% kế hoạch.  Hoạt động tài trợ thương mại: - Bảo lãnh trong nước: Chi nhánh đã bảo lãnh 1.925 món với giá trị 1.673 tỷ đồng. Không có món bảo lãnh nào Chi nhánh phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh, phí thu được đóng góp đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của Chi nhánh. - Thanh toán XNK và chuyển tiền: Doanh số thanh toán XNK đạt 169 triệu USD, tương đương 3.128 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2008. Trong đó: Tuy khối lượng thanh toán quốc tế lớn như vậy nhưng chưa xảy ra sai sót, nhầm lẫn, đồng thời phục vụ tốt, được khách hàng đánh giá cao. - Kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua ngoại tệ đạt 378,089 triệu USD, tăng 18% so với năm trước. Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên Ngân hàng, Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy không có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của NHCTVN. Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 7.058 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 6.094 triệu đồng, dịch vụ tư vấn kinh doanh ngoại tệ 964 triệu đồng.  Các mặt hoạt động khác: - Phát triển dịch vụ thẻ: Năm 2009 phát hành được 16.908 thẻ ATM, đưa tổng số thẻ ATM Chi nhanh đang quản lý lên 44.845 thẻ, đã lắp đặt máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng. Phát hành 102 thẻ TDQT, đạt 100% kế hoạch. - Kế toán giao dịch: Cơ chế thanh toán của NHNN không ngừng được hoàn thiện đã tạo cơ sở cho các NHTM hoạt động và cùng với quá trình đổi mới, áp dụng công nghệ cao vào dịch vụ thanh toán, khối lượng thanh toán qua ngân hàng được gia tăng, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt được tăng lên rõ rệt. Năm 2009 khối lượng thanh toán 381.112 món, tăng 10%; doanh số thanh toán 105.780 tỷ đồng, bằng 98,7% so với năm 2008. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 94,35%, tăng 3,14% so năm trước. Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình thanh toán điện tử trên hệ thống INCAS đảm bảo kịp thời chính xác, an toàn tài sản. - Quản lý kho quỹ: Khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng trong năm đạt 19.562 tỷ VNĐ, tăng 9,41% so năm trước; ngoại tệ 104 triệu USD, tăng 15,5%, kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối từ khâu vận chuyển giao nhận tiếp quỹ đến việc thực hiện thu chi tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, chế độ ra vào kho.  Kết quả kinh doanh: Kết thúc năm 2009, lợi nhuận chênh lệch từ thu nhập và chi phí là 298,604 tỷ đồng, lợi nhuận sau trích DPRR đạt 246,276 tỷ đồng, vượt kế hoạch 2,6%, tăng hơn năm trước 57,85%.  Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010: - Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2010 là 7.475 tỷ đồng, trong đó huy động VNĐ là 5.912 tỷ, ngoại tệ quy VNĐ là 1463 tỷ. - Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2010 là 5.785 tỷ đồng, trong đó dư nợ VNĐ là 4.105 tỷ, ngoại tệ quy đổi VNĐ là 1.680 tỷ - Nợ xấu < 2% / tổng dư nợ - Cơ cấu dư nợ tại thời điểm cuối năm: + Tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa 85% + Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước tối đa 45% - Lợi nhuận sau trích DPRR là 300 tỷ VNĐ PHẦN III: NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Theo dõi tình hình trong 3 năm gần đây, có thể thấy Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh Ba Đình đã đạt được kết quả khả quan. Các chỉ tiêu như nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, chỉ tiêu lợi nhuân có sự tăng trưởng qua các năm. Chi nhánh cũng đã có những biện pháp cụ thể, những nỗ lực trong việc thu hồi nợ. Bên cạnh đó ngày càng có nhiều đổi mới trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh, thích ứng với xu thế hội nhập. Do đó, Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao. Kết quả này cũng dựa trên những lợi thế của Chi nhánh: - Chi nhánh thành lập khá sớm nên lượng khách hàng truyền thống lớn. Kết hợp với các chính sách chăm sóc phù hợp, Chi nhánh vẫn nhận được sự tín nhiệm từ các khách hàng truyền thống. - Công tác dự đoán, lập kế hoạch tốt nên sự biến động không làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Chi nhánh. - Chi nhánh tiếp cận được những nguồn vốn lớn của các tổ chức quốc tế như ODA, WB… Tuy nhiên, một số vấn đề tồn tại do tình hình trong nước và Thế giới gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài. Những vấn đề cần phải được Chi nhánh xem xét giải quyết: - Nợ xấu vẫn cao, nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu phát sinh vẫn cao, trích dự phòng rủi ro lớn, thu nợ ngoại bảng chưa cao. - Công tác tiếp thị phát hành thẻ còn yếu, chưa chủ động, chưa mang tính chuyên nghiệp và sự phối hợp giữa các phòng ban chưa nhịp nhàng. - Việc phân tích ngành hàng, đánh giá chọn lọc khách hàng còn yếu, việc định giá tài sản đảm bảo để bổ sung hồ sơ, hạch toán chưa được kịp thời, công tác phân tích bảo đảm nợ vay, phân tích doanh nghiệp định kỳ còn chậm. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn là một trong các chi nhánh lớn mạnh nhất của hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, đang từng bước phát triển và góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới. MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH ......................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ............................. 2 1.1.1. Quá trình hình thành của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: ............................................................................................2 1.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương – Chi nhánh Ba Đình: ...............................................................................................................3 1.2. Chức năng, nhiệm vụ: ....................................... 5 1.2.1. Chức năng: ............................................................................................5 1.2.2. Nhiệm vụ ...............................................................................................6 1.3.Mô hình tổ chức: .......................................................................................7 1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương:...7 PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY ........................................... 16 2.1. Các hoạt động chính: ..................................... 16 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây: ................. 17 2.2.1. Năm 2007: ........................................................................................... 17 2.2.2. Năm 2008: ........................................................................................... 23 2.2.3. Năm 2009: ........................................................................................... 29 PHẦN III: NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU ................................................ 34 VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH........................... 34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf762_3985.pdf