5.3.1 Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả có một số hạn chế sau đây: Hạn chế thứ nhất: phạm vi
khảo sát của nghiên cứu chỉ được thực hiện tại đối với sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội; Hạn chế thứ hai: nghiên cứu chỉ tập trung vào hoạt
động quảng cáo in; Hạn chế thứ ba: các công cụ đo lường biến phụ thuộc được xây
dựng dựa trên các nghiên cứu trước nên có thể có những thang đo chưa thực sự phù
hợp; Hạn chế cuối cùng: nghiên cứu chỉ tập trung vào 2 yếu tố thương hiệu là logo
và tên thương hiệu cũng như phương pháp điều chỉnh về mầu sắc, lặp lại và kích
thước của logo và tên thương hiệu mà chưa xem xét được những yếu tố thương hiệu,
và phương pháp khác cũng có thể ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu của người
tiêu dùng.
5.3.2 Kiến nghị các hướng nghiên cứu trong tương lai
Nghiên cứu của tác giả đưa ra một số hướng nghiên cứu trong tương lai như
sau: Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu về các yếu tố thương hiệu khác
trong thông điệp quảng cáo đánh giá tác động của chúng đến nhận biết thương hiệu
của người tiêu dùng; Thứ hai, mở rộng phạm vi đối tượng khảo sát; Thứ ba, thực
hiện nghiên cứu trong bối cảnh mới để so sánh kết quả; Thứ tư, nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố logo và tên thương hiệu đến các giai đoạn khác như cảm xúc,
thái độ và ghi nhớ thương hiệu trong quá trình nhận thức của người tiêu dùng; Cuối
cùng, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, và đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) sâu rộng như hiện nay, hoạt động quảng cáo ngoài
việc đảm bảo hiệu kinh tế cho các NHTM, còn phải có đạo đức và trách nhiệm xã
hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống NHTM và nền kinh tế Việt Nam.
24 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của logo và tên thương hiệu trong thông điệp quảng cáo đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng: Nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n biết thương hiệu tốt
hơn. Bruce & Young (1986) đã phát triển mô hình nhận biết thương hiệu thông qua
hình ảnh có tính đặc trưng, khác biệt cao. Kim, Min Seo và Chang (2017) cho rằng,
hiệu quả hơn nhờ quảng cáo theo ngữ cảnh. Khác với các nghiên cứu trên, Kosslyn
(1980) tập trung làm rõ mối quan hệ giữa kích thước của hình ảnh trong TĐQC và
nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. Percy và Rossiter (1983) đã tìm hiểu tác
động của hai biến liên quan đến cách thể hiện hình ảnh trong quảng cáo là kích thước
hình ảnh và mầu sắc. Rik Pieters, Michel Wedel (2004) đã chứng minh kích thước của
thương hiệu tỷ lệ trực tiếp với khả năng nhận biết và chú ý của người tiêu dùng.
Adomaitis và Johnson (2008) phân tích phản ứng tâm lý của họ trước các cách sử dụng
hình ảnh trong quảng cáo. Anna Watson, Natascha Katharina Lecki, Mohamed Lebcir
(2015) đã có những phát hiện ra vai trò của kích thước hình ảnh và mức độ ảnh hưởng
đến nhận thức thương hiệu ở các nhóm đối tượng khác nhau.
2.4.2 Sử dụng màu sắc
Wilson, (1966) cho rằng, mầu sắc được xem là phản ứng não bộ của con người.
8
Dooley và Harkins (1970) đã chứng minh hiệu quả của mầu sắc trong việc truyền cảm
xúc. Percy & Rossiter (1983) cho rằng phản ứng đối với thương hiệu. Thilakarathne
(2015) đã chứng minh mầu sắc là yếu tố có khả năng tạo ra thu hút thị giác của đối tượng
rất mạnh. Singh (2006) cho rằng mầu sắc làm tăng khả năng nhận biết và ghi nhớ thương
hiệu của người tiêu dùng. Steven Bleicher (2010) cho rằng, mầu sắc là yếu tố ảnh hưởng
đến nhận biết và ghi nhớ theo các bối cảnh khác nhau. Räisänen và Jauffret (2017) coi
mầu sắc như một dấu hiệu tượng trưng mang tính biểu tượng đối với đối tượng nhận tin.
Hussain và Nizamani (2011) chứng mình rằng kích thước, vị trí và mầu sắc là những yếu
tố có ảnh hưởng lớn nhất đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. Panigyrakis và
Kyrousi (2015) ảnh hưởng của mầu sắc đến sự chú ý, ghi nhớ và cảm xúc của người tiêu
dùng trong các bối cảnh quảng cáo khác nhau.
2.4.3 Sử dụng ngôn ngữ (chữ)
Hirschman (1985) đã chỉ ra rằng, ngôn ngữ trong quảng cáo là yếu tố quan
trọng tạo ra nhận biết và cảm xúc tích cực của người tiêu dùng. Piller (2003) cho rằng
ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong thông điệp tác động đến nhận thức của người tiêu
dùng. Bruthiaux (2005) cho rằng ngôn ngữ có khả năng thôi thúc và thuyết phục đối
tượng một cách trực tiếp và mạnh mẽ thông qua nhiều hình thức và ở nhiều bối cảnh
khác nhau. Harris và cộng sự (2012) sử dụng ngôn ngữ trong quảng cáo để ảnh hưởng
đến nhận biết và ghi nhớ thương hiệu của người tiêu dùng. Noriega và Blair (2008)
quảng cáo có thể sử dụng từ ngữ như một công cụ chiến lược để tạo ảnh hưởng đến
nhận biết và hành vi của người tiêu dùng. Domzal, Hunt & Kernan (2015) sử dụng
những từ ngữ đặc biệt làm tăng nhận biết và ghi nhớ của công chúng. Tại Việt Nam,
một số tác giả như Đinh Kiểu Châu (2011), Bùi Diễm Hạnh (2013), Trần Thị Hiền
(2012) cũng nghiên cứu ngôn ngữ truyền thông và chứng minh được ảnh hưởng của
ngôn ngữ đến nhận biết của người tiêu dùng, đặc biệt trong truyền thông xã hội.
2.4.4 Sử dụng âm nhạc
Morris & Boone (1998) cho rằng âm nhạc ảnh hưởng đến nhận biết và phản ứng
cảm xúc của người tiêu dùng. Harker (1994) chỉ ra rằng nhạc hiệu giúp người tiêu dùng có
thể nhận biết thương hiệu nhanh hơn. Stout & Leckenby (1988); Gorn (l982); Park &
Young (l986) âm nhạc tạo ra nhận biết và ghi nhớ của người tiêu dùng đối với thương
hiệu. Stout & Leckenby (1988) cũng nhận định rằng nhạc hiệu là dấu hiệu thương hiệu
trong thông điệp quảng cáo ảnh hưởng đến người tiêu dùng theo các giai đoạn khác nhau.
Lantos và Craton (2011) cho rằng, mức độ ảnh hưởng của âm nhạc đến nhận biết và chú ý
thương hiệu phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau. Hollebeek, Malthouse và Block
(2016) đã chỉ ra rằng, âm nhạc là yếu tố quan trọng tạo ra sự chú ý của người tiêu dùng,
giúp họ nhận diện thương hiệu, tăng cường giao tiếp. Clynes & Nettheim (l982); Alpert &
Alpert (l990). Zimny và Weidenfeller (1961) đã tìm thấy một mối quan hệ giữa âm nhạc
và phản ứng cảm xúc. Rossiter & Percy (1991) cho rằng âm nhạc trong quảng cáo có ảnh
hưởng đến tất cả các giai đoạn trong quá trình nhận thức của người tiêu dùng.
2.4.5 Sử dụng logo, tên thương hiệu
Logo thương hiệu là một yếu tố thuộc về thị giác, là căn cứ để nhận biết và phân
9
biệt thương hiệu và sản phẩm (Herr và cộng sự, 1996). Logo chính là cơ sở duy nhất để
nhận diện lợi thế khác biệt của thương hiệu trong nhận thức của người tiêu dùng (Aaker,
1991). Theo Henderson và Cote (1998), logo đặc trưng và khác biệt giúp khơi gợi lại cảm
giác quen thuộc và nhận biết thương hiệu... Tên thương hiệu cũng là một yếu tố có vai trò
quan trọng đối với nhận biết và ghi nhớ thương hiệu trong quảng cáo (Keller, Heckler và
Houston, 1998). Theo Marjit (2007), tên thương hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn
trong nhận biết và phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Park và cộng sự (2013) đã chứng
minh ảnh hưởng tích cực của logo và tên thương hiệu trong quảng cáo đến nhận biết
thương hiệu của khách hàng.
2.4.6 Một số kỹ thuật điều chỉnh thiết kế các yếu tố trong thông điệp quảng cáo
Nordhielm (2002) cho thấy kích thích xuất hiện 01 lần trong một thông điệp thì
mức độ nhận biết của người tiêu dùng thấp; kích thích xuất hiện 02 lần trong một thông
điệp thì mức độ nhận biết của người tiêu dùng cao hơn; nhưng khi tăng lên 03 lần trở lên
có thể sẽ tạo ra phản ứng tiêu cực của người tiêu dùng. Janiszewski và Meyvis (2001) đã
chỉ ra hiệu quả nhận thức của người tiêu dùng sẽ tăng lên nếu sử dụng số lần lặp lại kích
thích phù hợp, và logo quen thuộc được người tiêu dùng nhận biết nhanh hơn. Pracejus
(1972, 1995) phản ứng trước một thương hiệu không quen thuộc khi hay đổi tần xuất xuất
hiện. Brett A.S. Martin, Vicky Thuy-Uyen Le Nguyen, Ji-Yeon Wi (2017) đã chứng minh
TĐQC lặp lại giúp người tiêu dùng có khả năng nhận biết thương hiệu cao hơn..
2.4.7 Tổng hợp các vấn đề lý thuyết về phương pháp và kỹ thuật sử dụng các yếu tố
trong xây dựng TĐQC
Phương pháp và kỹ thuật sử dụng hình ảnh trong xây dựng TĐQC:Sử dụng hình
ảnh kết hợp với ngôn ngữ (lời và chữ); Sử dụng hình ảnh đặc trưng khác biệt;Kích thước
hình ảnh; Sử dụng hình ảnh thương hiệu sản phẩm. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng mầu
sắc trong xây dựng TĐQC:Sử dụng hiệu ứng vật lý của mầu sắc; Sử dụng mầu sắc trong
các bối cảnh khác nhau; Phương pháp và kỹ thuật sử dụng chữ trong xây dựng TĐQC:Sử
dụng dạng thức chữ (kiểu chữ): Các nghiên cứu chứng minh, các dạng thức chữ khác
nhau trong TĐQC có ảnh hưởng khác nhau đến nhận biết và cảm xúc của người tiêu
dùng; Sử dụng chữ theo bối cảnh; Sử dụng song ngữ. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng
âm nhạc trong xây dựng TĐQC:So sánh âm nhạc; Sử dụng nhạc hiệu thương hiệu.
Phương pháp và kỹ thuật sử dụng logo & tên thương hiệu trong xây dựng TĐQC:Sử dụng
dấu hiệu trực quan; Sử dụng dấu hiệu đặc trưng khác biệt; Sử dụng dấu hiệu đặc trưng kết
hợp với thông tin về lợi ích.Phương pháp và kỹ thuật điều chỉnh thiết kế các yếu tố trong
TĐQC:Tần suất (số lần) lặp lại; Thời gian lặp lại; Thay đổi tần suất lặp lại; Lặp lại TĐQC.
2.5 Khoảng trống, giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.5.1 Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, các nghiên cứu lý thuyết về nhận thức thương hiệu, mối quan hệ giữa
nhận biết thương hiệu với quảng cáo, điển hình là các tác giả Engel, Kollat & Backwell
(1968), McGuire (1969), William N. Dember (1999)chứng minh nhận biết là giai đoạn
đầu tiên, và là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến các giai đoạn sau trong quá trình nhận
thức thương hiệu của người tiêu dùng; Thứ hai, quảng cáo đã có nhiều nghiên cứu với các
10
cách tiếp cận khác nhau, các tác giả điển hình như Stokes (1985), Rossiter và Percy
(1987), Frances và Vriens (2004), Lehnert, Till và Carlson (2013) đây là chủ đề hấp
dẫn đang đã và sẽ tiếp tục là chủ đề được các tác giả nghiên cứu; Thứ ba, các nghiên cứu
tập trung vào các mảng lý thuyết khác nhau như nghiên cứu về TĐQC và thiết kế TĐQC,
các tác giả điển hình Belch (2010), Akhilap (2016), Thazhakkal (2016)... đây tiếp tục
được xem là lĩnh vực hấp dẫn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu; Thứ tư, liên quan
đến thiết kế TĐQC, các tác giả điển hình Toglia và Battig (1978), Pezdek và Evans
(1979), Seitz & Johar (2013), Kim, Min Seo & Chang (2017)Đây cũng được xem là
chủ đề nghiên cứu hấp dẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu. Tổng hợp các nghiên cứu về các
vấn đề trên, luận án cho thấy có khoảng trống nghiên cứu sau: Phương pháp và kỹ thuật
thiết kế TĐQC: phần lớn các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu kỹ thuật như lặp lại, kích
thướcrất ít nghiên cứu phương pháp và kỹ thuật kết hợp lặp lại, mầu sắc và kích thước
của các yếu tố thương hiệu trong một TĐQC, do đó sẽ hạn chế rất lớn hiệu quả ảnh hưởng
của TĐQC đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng; Yếu tố thương hiệu trong
TĐQC: rất ít nghiên cứu kết hợp các yếu tố thương hiệu trong TĐQC và ảnh hưởng của
nó đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. Do vậy sẽ khó khai thác được hiệu quả
của các yếu tố thương hiệu trong TĐQC ảnh hưởng đến nhận thức thương hiệu của người
tiêu dùng; Nhận biết thương hiệu: rất ít nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng quảng cáo
đến giai đoạn nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng, trong khi nhận biết thương hiệu
là giai đoạn đầu tiên trong quá trình nhận thức nhận tác động này. Do vậy, sẽ khó chỉ ra
ảnh hưởng của các phương pháp và kỹ thuật thiết kế quảng cáo đến từng giai đoạn của
quá và khó có thể đề xuất ứng dụng cụ thể trong thực tiễn; Nghiên cứu ở Việt Nam: các
nghiên cứu thực hiện mang tính rời rạc và truyền thống, rất ít nghiên cứu chuyên sâu tìm
hiểu tác động của các yếu tố thương hiệu trong TĐQC, trong khi đây lại là những chủ đề
nghiên cứu có ý nghĩa và có tính thực tiễn rất cao. Do vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của
logo và tên thương hiệu trong TĐQC, đặc biệt là phương pháp/kỹ thuật điều chỉnh logo,
tên thương hiệu trong TĐQC đối với nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng trong bối
cảnh lĩnh vực ngân hàng thương mại ở Việt Nam, có thể là một khoảng trống nghiên cứu
có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Mầu sắc logo & tên thương hiệu: thông điệp quảng cáo với logo & tên thương
hiệu có mầu sẽ làm tăng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng so với thông điệp
quảng cáo có logo & tên thương hiệu đen trắng;
H2: Lặp lại logo & tên thương hiệu: thông điệp quảng cáo với logo & tên thương
hiệu lặp lại 02 lần sẽ làm tăng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng so với thông
điệp quảng cáo có logo & tên thương hiệu không lặp lại.
H3: Kích thước logo & tên thương hiệu: thông điệp quảng cáo với logo & tên
thương hiệu có kích thước lớn sẽ làm tăng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng so
với thông điệp quảng cáo có logo & tên thương hiệu có kích thước được thu nhỏ (50%).
H4: Kết hợp mầu sắc và lặp lại: thông điệp quảng cáo với logo & tên thương hiệu
có mầu và lặp lại (02 lần) sẽ làm tăng nhận biết thương hiệu so với thông điệp quảng cáo
11
có logo & tên thương hiệu đen trắng và không được lặp lại.
H5: Kết hợp kích thước và lặp lại logo & tên thương hiệu: thông điệp quảng cáo
với logo & tên thương hiệu có kích thước lớn và lặp lại (logo và tên thương hiệu xuất hiện
02 lần trong một TĐQC) sẽ làm tăng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng so với
thông điệp quảng cáo với logo & tên thương hiệu có kích thước được thu nhỏ (50%) và
không lặp lại (logo và tên thương hiệu xuất hiện 01 lần trong một TĐQC).
H6: Kết hợp mầu sắc và kích thước của logo & tên thương hiệu: thông điệp quảng
cáo với logo & tên thương hiệu có mầu và kích thước lớn sẽ làm tăng nhận biết thương
hiệu của người tiêu dùng so với thông điệp quảng cáo có logo & tên thương hiệu đen
trắng và kích thước được thu nhỏ (50%).
H7: Đặc điểm cá nhân (giới tính, tuổi) điều tiết ảnh hưởng của logo & tên thương
hiệu trong thông điệp quảng cáo đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng.
2.5.3 Mô hình nghiên cứu
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: thiết kế của tác giả để nghiên cứu luận án
Như vậy mô hình nghiên cứu của luận án gồm ba nhóm biến chính: (1) Biến độc lập: bao
gồm các biến mầu sắc, lặp lại và kích thước của logo và tên thương hiệu; kết hợp của mầu
sắc và lặp lại của logo và tên thương hiệu; kết hợp của lặp lại và kích thước của logo và
tên thương hiệu; kết hợp của mầu sắc và kích thước của logo và tên thương hiệu; (2) Biến
phụ thuộc: nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng; (3) Biến điều tiết: Đặc điểm cá
nhân (giới tính và tuổi).
TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã tổng quan các lý thuyết cơ bản giúp tác giả xác định
khoảng trống để xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức của luận án. Tác giả đã xây
dựng giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của lặp lại, mầu sắc và kích thước logo và
tên thương hiệu (các yếu tố thuộc biến độc lập) đối với nhận biết thương hiệu (biến phụ
thuộc) của người tiêu dùng.
Nhận
biết
thương
hiệu
Mầu sắc logo và tên
thương hiệu
Lặp lại logo và tên
thương hiệu
Kích thước logo và
tên thương hiệu
H1
Đặc điểm cá nhân
(giới tính, tuổi)
H3
H2
H6
H4
H5
H7
12
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu tổng thể
Toàn bộ quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự sau:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả thiết kế
Khoảng trống
nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tổng quan lý
thuyết
Mô hình & giả
thuyết nghiên cứu
- Lựa chọn bối cảnh quảng cáo tờ rơi cho
dịch vụ NHTM
- Thiết kế logo & tên thương hiệu ngân hàng
(giả định)
- Thiết kế các mẫu (biến thể) TĐQC trong đó
điều chỉnh logo và tên thương hiệu
- Thiết kế bảng xác định thương hiệu
- Tham vấn chuyên gia
- Chuẩn hóa thiết kế: logo & tên thương hiệu,
các mẫu (biến thể) TĐQC
Triển khai thu thập dữ
liệu
Kiểm định giả thuyết
- Khảo sát thực nghiệm
- Phân tích Chi-Square
- Hồi quy với biến nhị phân (Binary logictics)
Kết luận và kiến nghị
- Kết quả nghiên cứu
- Kết luận và khuyến nghị
- Nhận biết thương hiệu
- Ảnh hưởng của quảng cáo đến nhận
biết thương hiệu
- TĐQC, logo & tên thương hiệu
- Phương pháp và kỹ thuật trong xây
dựng TĐQC ảnh hưởng đến nhận
biết thương hiệu của người tiêu
dùng
13
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm. Theo D.G Kabe & A.K.Gupta (2007), nghiên cứu thực nghiệm là phương
pháp thu thập thông tin rất phù hợp trong nghiên cứu về quảng cáo. Theo Steve Miller
(2005) nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp khoa học thông qua các thủ tục được sử
dụng để đánh giá lý thuyết trong một bối cảnh có kiểm soát. Phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm phù hợp với mục tiêu nghiên của của luận án, đó là thay đổi cấu trúc của
thông điệp quảng cáo và xem xét phản ứng đáp lại của đối tượng, qua đó đi sâu tìm hiểu
quan hệ bản chất, xác định được các quy luật, phát hiện các thành phần và cơ chế.
3.2. Lựa chọn bối cảnh nghiên cứu
3.2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Trên thế giới, ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành và phát triển hàng
trăm năm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Ở Việt Nam, ngành ngân
hàng được thành lập từ năm 1951. Những năm gần đây, trước xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, hệ thống NHTM phát triển khá nhanh, và đã trở thành một định chế tài chính
quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
3.2.2. Hoạt động quảng cáo của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Những năm gần đây nhiều NHTM Việt Nam đã chú trọng đầu tư rất lớn cho hoạt
động này. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở khoa học nên còn ít NHTM Việt Nam thực hiện
hoạt động này một cách bài bản, thậm chí còn xuất hiện tình trạng người tiêu dùng có
phản ứng tiêu cực trước việc sử dụng logo và tên thương hiệu trong quảng cáo thiếu hợp
lý. Với những đánh giá trên, NHTM là một bối cảnh phù hợp để tác giả triển khai nghiên
cứu thực nghiệm ảnh hưởng của việc sử dụng logo và tên thương hiệu trong thông điệp
quảng cáo đến nhận biết thương hiệu của khách hàng.
3.2.3. Vai trò của logo trong quảng cáo của các NHTM ở Việt Nam
Logo và tên thương hiệu có vai trò trong quảng cáo như: Tính đại diện; Khả năng
ứng dụng; Khả năng lặp lại; Phản ánh và duy trì bản sắc thương hiệu; Tính vô hình; Cạnh
tranh; Bảo hộ thương hiệu.
3.3 Thiết kế các biến nghiên cứu và thang đo
3.3.1 Biến độc lập: tờ rơi quảng cáo dịch vụ ngân hàng với logo và tên thương hiệu
được điều chỉnh
Để đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu, tác giả lựa chọn tạo ra một ngân
hàng giả định, với logo, tên thương hiệu chưa hề xuất hiện, và thiết kế: (1) thiết kế sơ bộ:
các mẫu tờ rơi quảng cáo; Logo giả định; Tên ngân hàng giả định. Tác giả đã thiết kế các
mẫu tờ rơi quảng cáo cho dịch vụ này. Điều chỉnh thiết kế: Tham vấn ý kiến chuyên gia.
Dựa trên xem xét đặc điểm bối cảnh, mục tiêu nghiên cứu khảo sát, ý kiến của các chuyên
gia, sự phù hợp, tính thực tế và khách quan đưa ra thiết kế chính thức. Ngoài ra, dịch vụ
ngân hàng được chọn để quảng cáo là cho vay du học, một dịch vụ hướng đến đối tượng
học sinh và phụ huynh. Bên cạnh đó, khi điều chỉnh kích thước logo và tên thương hiệu,
tác giả chọn kích thước nhỏ là 50% của kích thước đầy đủ.
Bảng 3.4 Bảng mã hóa các mẫu tờ rơi quảng cáo
TỜ RƠI
Logo và tên TH xuất hiện
MẦU ĐEN TRẮNG
KT 100% KT NHỎ (50%) KT 100% KT NHỎ (50%)
01 LẦN A B A1 B1
02 LẦN C D C1 D1
Nguồn: tác giả thiết kế để phục vụ nghiên cứu
14
3.3.2 Biến phụ thuộc: Nhận biết thương hiệu
Trong mô hình nghiên cứu của luận án, biến phụ thuộc chỉ tập trung vào giai đoạn
nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. Đo lường nhận biết: sử dụng phương pháp đo
trực tiếp, bằng cách hỏi đối tượng khảo sát (người trả lời) sau khi xem TĐQC có nhận ra
yếu tố thương hiệu hay không thông qua 03 phương pháp sau: Không có trợ giúp;Trợ giúp
một phần;Trợ giúp hoàn toàn. Tác giả lựa chọn phương pháp đo lường nhận biết của
Rossiter và Percy (1978) và Eric Van Steenburg (2012), bởi phương pháp này phù hợp
đặc điểm, bối cảnh khảo sát và với tính chất và mục tiêu của nghiên cứu của luận án.
Thiết kế bảng xác định logo và tên thương hiệu.Tham vấn ý kiến chuyên gia chuẩn hóa
thiết kế bảng xác định logo và tên thương hiệu
3.3.3 Bảng hỏi chính thức
Cấu trúc bảng hỏi gồm ba nội dung: (1) Giải thích ý nghĩa các thuật ngữ logo, tên
thương hiệu; (2) Bảng xác định logo và tên thương hiệu với hai câu hỏi; (3) Thông tin
chung cá nhân (nhân khẩu học) của đối tượng khảo sát.
3.4 Lựa chọn phương án công chúng tiếp xúc với tờ rơi
Dựa trên phương pháp khảo sát thực nghiệm của Percy & Rossiter (1983),
Janiszewski & Meyvis (2001): Phương án 1: Đối tượng khảo sát tiếp xúc với cả 08 mẫu tờ
rơi. Phương án 2: Đối tượng khảo sát tiếp xúc một mẫu tờ rơi duy nhất. Sau khi cân nhắc
ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương án, đồng thời đối chiếu với các các phương án
khảo sát của Percy và Rossiter (1983) và Janiszewski & Meyvis (2001), phương án 2
được tác giả lựa chọn bởi sự phù hợp với mục tiêu mô hình nghiên cứu, cũng như điều
kiện cho phép. Như vậy, các đối tượng được cho tiếp xúc với một trong 08 phiên bản của
biến kích thích (mẫu TĐQC), trong điều kiện tương tự nhau và được kiểm soát chặt chẽ,
cụ thể: Không gian (bối cảnh); Phiếu trả lời được phát cùng một thời điểm cho từng đối
tượng; Thời gian xem giữa 08 nhóm khảo sát là như nhau.
3.5. Chọn mẫu và triển khai thu thập dữ liệu
Để dữ liệu thu thập được bằng phương pháp định lượng đảm bảo độ tin cậy khách
quan, mẫu điều tra cần mang tính đại diện và phản ánh được chính xác tham số của tổng
thể Oyeyemi, Adewara và Adeyemi (2010). Phương pháp khảo sát thực nghiệm đòi hỏi
nhà nghiên cứu kiểm soát chặt chẽ sự tương đồng của các đối tượng khảo sát. Trên thực
tế, mẫu nghiên cứu mà tác giả lựa chọn có một số đặc điểm như sau: Các đối tượng khảo
sát trong thời gian thực nghiệm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài: không gian
trong một lớp học; đều là sinh viên; cơ cấu trong các nhóm tuổi không quá chênh lệch
sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4, với độ tuổi 18-22, có một số ít đối tượng trên 23 tuổi
(chiếm 9%); tỷ lệ giới tính ở các nhóm không quá chênh lệch, nam chiếm 40-45% và nữ
chiếm 55-60%; Số lượng các đơn vị mẫu các nhóm: nhóm sinh viên năm thứ ba bao gồm
250 phần tử (chiếm 36%), nhóm sinh viên năm thứ 4 bao gồm 436 phần tử (chiếm 64%).
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu
Kiểm định Chi-Square:Theo Carlos F.Daganzo (2005), kiểm định Chi-Square sử
dụng trong kiểm định mối liên hệ giữa các biến định danh hoặc định danh thứ bậc. Phép
kiểm định giúp xác định có tồn tại hay không mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể.
Trong SPSS, P-Value chính là giá trị Sig. Trong bảng kết quả kiểm định, α là khả năng sai
lầm cho phép trong kiểm định tức là khả năng bác bỏ giả thuyết (H0) mặc dù thực tế H0
đúng. Nếu α =5% thì kiểm định chấp nhận khả năng sai lầm tối đa là 5%, từ đó độ tin
cậy phép kiểm định (1- α) =95%. H0 : 02 yếu tố độc lập; H1 : 02 yếu tố không độc lập
(phụ thuộc). Phân tích tác động bằng mô hình hồi quy Binary Logistics: Phân tích hồi
quy logistic là một kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa biến độc lập (trường hợp biến
định lượng hoặc biến định tính) với biến phụ thuộc là biến nhị phân.
15
TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 tập trung trình bày bối cảnh nghiên cứu, quy trình nghiên cứu bao gồm
thiết kế nghiên cứu, thao tác các biến độc lập và phụ thuộc. (1) Biến độc lập (nhân tố tác
động); (2) Biến phụ thuộc: nhận biết thương hiệu: để xây dựng biến phụ thuộc, tác giả đã
tiến hành thiết kế bảng xác định logo & tên thương hiệu. Tác giả tiến hành lựa chọn
phương án tiếp xúc tờ rơi quảng cáo, đối tượng khảo sát (mỗi nhóm) tiếp xúc một mẫu tờ
rơi duy nhất, và bối cảnh được lựa chọn để khảo sát là lớp học độc lập. Cuối cùng, tác giả
trình bày phương pháp phân tích dữ liệu thông qua kiểm định Chi-Square của Carlos
F.Daganzo (2005) để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến và phân tích hồi quy logistic đối
với biến phụ thuộc là biến nhị phân.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Một số thống kê mô tả về nghiên cứu thực nghiệm
4.1.1 Thống kê số người tham gia khảo sát theo đặc điểm cá nhân
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu chính thức với các đối tượng là sinh viên năm thứ
3 và thứ 4 đang theo học ngành kinh tế tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Tổng số lượt sinh viên tham gia thực nghiệm là 800, nghiên cứu thu về được 700
phiếu trả lời, trong đó có 14 phiếu không tiêu chuẩn, như không đủ thông tin, trả lời
không đúng theo yêu cầu. Như vậy số lượng phiếu thực tế sử dụng để phân tích là 686,
đáp ứng yêu cầu về kích thước mẫu. Đối tượng tham gia khảo sát gồm 8 nhóm có quy mô
từ 81 đến 97 sinh viên, tương ứng với 08 phiên bản tờ rơi quảng cáo. Phần lớn cá nhân
nằm trong độ tuổi từ 18-22, là sinh viên đang theo học ngành kinh tế tại các trường đại
học tại Hà Nội. Một số ít có độ tuổi lớn hơn 23 cũng đang theo học tại các trường đại học
khối kinh tế tại Hà Nội. Do đặc điểm cơ cấu giới tính của sinh viên các trường đại học
trong khối ngành này, nữ giới trong mẫu nghiên cứu chiếm tỉ lệ tương đối cao hơn so với
nam giới (59%/41%).
4.1.2 Tỷ lệ nhận biết đúng sai tên thương hiệu và logo sau khi xem quảng cáo
Thống kê cho thấy tỷ lệ nhận biết đúng, sai thương hiệu thông qua tên thương hiệu
và logo có sự khác biệt đáng kể, cụ thể: nhận biết đúng qua tên thương hiệu là 370/686 (tỷ
lệ 53%) và nhận biết sai là 316/686 (tỷ lệ 41.6%). Trong khi nhận biết đúng qua logo là
222/686 (tỷ lệ 32.4%) và nhận biết sai logo là 464/686 (tỷ lệ 67.6%). Có thể thấy, logo là
yếu tố dễ bị nhầm lẫn hơn, khó nhận biết và ghi nhớ hơn so với tên thương hiệu. Đây có
thể là một phát hiện rất đáng lưu ý đối với các nhà làm quảng cáo.
4.1.3 Thống kê nhận biết đúng sai theo mẫu tờ rơi
Thống kê cho thấy nhận biết đúng/sai của người tiêu dùng có sự khác biệt đáng kể
theo các mẫu tờ rơi. Cụ thể, người tiêu dùng có khả năng nhận biết đúng đạt 55/81 (chiếm
68%) đối với mẫu tờ rơi C (có mầu, kích thước 100%, logo và tên thương hiệu xuất hiện
02 lần trong một TĐQC). Ngược lại nhận biết đúng chỉ đạt 26/87 (chiếm 30%) đối với
mẫu tờ rơi B1 (đen trắng, kích thước 50%, logo và tên thương hiệu xuất hiện 1 lần trong
một TĐQC). Có thể thấy tờ rơi mẫu B1 dễ bị nhầm lẫn so với tờ rơ mẫu C. Đây cũng là
một phát hiện có ý nghĩa đối với các nhà làm quảng cáo.
16
4.2 Kiểm định các giả thuyết về ảnh hưởng của việc điều chỉnh logo và tên thương
hiệu
4.2.1 Giả thuyết H1 về ảnh hưởng của mầu sắc
Bảng 4.6. Kiểm định Chi-Square so sánh hai trường hợp tờ rơi đen trắng và màu
Nhận biết Đúng Sai Tổng Tỷ lệ % đúng Tỷ lệ % sai
Pearson-
Chi-square
Asymp.Sig.
(2-Sided)
Nhận biết tên
thương hiệu
Đen trắng 138 204 342 40 60 8.960a 0,003
Mầu 178 166 344 53 47
Nhận biết logo
Đen trắng 83 259 342 24 76 20,405a 0,000
Mầu 139 205 344 40 60
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Đối với biến “nhận biết tên thương hiệu”, giá trị Chi-Square = 8.960a (sig= 0,003),
đối với biến “nhận biết logo” giá trị Chi-Square = 20,405a (sig= 0,000). Do vậy có thể kết
luận rằng, mầu sắc có ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng, giả
thuyết H1 được ủng hộ. Bên cạnh đó có thể nhận thấy ảnh hưởng của mầu sắc đến nhận
biết thương hiệu qua logo rõ rệt hơn so với nhận biết qua tên thương hiệu.
4.2.2 Giả thuyết H2 về ảnh hưởng của lặp lại
Bảng 4.7.. Kiểm định Chi-Square so sánh hai trường hợp tờ rơi lặp lại/không lặp lại
Nhận biết Đúng Sai Tổng
Tỷ lệ
%
đúng
Tỷ lệ
% sai
Pearson-
Chi-
square
Asymp.Sig.
(2-Sided)
Nhận
biết
tên
TH
Không lặp
lại(tên thương
hiệu xuất hiện
01 lần)
144 204 348 41 59 6,239a 0,001
Lặp lại (tên
thương hiệu xuất
hiện 02 lần)
172 166 338 51 49
Nhận
biết
logo
Không lặp lại
(logo thương
hiệu xuất hiện
01 lần)
92 256 348 26 74 11,327a 0,001
Lặp lại (logo
thương hiệu xuất
hiện 02 lần)
130 208 338 38 62
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Đối với biến “nhận biết qua tên thương hiệu”, giá trị Chi-Square = 6,239a (sig=
0,001), đối với biến “nhận biết qua logo” giá trị Chi-Square = 11,327a (sig= 0,001). Do
vậy có thể kết luận rằng, lặp lại có ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu của người tiêu
dùng. Giả thuyết H2 được ủng hộ, đồng thời, ảnh hưởng của lặp lại đến nhận biết thương
hiệu qua logo bộc lộ rõ rệt hơn so với nhận biết qua tên thương hiệu.
17
4.2.3 Giả thuyết H3 về ảnh hưởng của kích thước
Bảng 4.8. Kiểm định Chi-Square so sánh hai trường hợp tờ rơi kích thước đầy đủ và nhỏ
Nhận biết Đúng Sai Tổng Tỷ lệ % đúng Tỷ lệ % sai
Pearson-
Chi-square
Asymp.Sig.
(2-Sided)
Nhận biết tên
thương hiệu
Đầy đủ (100%) 177 157 334 53 47 12,582a 0,000
Nhỏ (50%) 139 213 352 39 61
Nhận biết logo
Đầy đủ (100%) 140 194 334 42 58 27,148a 0,000
Nhỏ (50%) 82 270 352 23 77
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Đối với biến “nhận biết qua tên thương hiệu”, giá trị Chi-Square = 12,582a (sig=
0,000), đối với biến “nhận biết qua logo” giá trị Chi-Square = 27,148a (sig= 0,000). Do
vậy có thể kết luận rằng, kích thước có ảnh hưởng mạnh đến nhận biết thương hiệu của
người tiêu dùng, giả thuyết H3 được ủng hộ. Một lần nữa, có thể thấy ảnh hưởng của điều
chỉnh kích thước đến nhận biết thương hiệu qua logo là cao hơn so với nhận biết qua tên
thương hiệu.
Kết quả kiểm định các giả thuyết H1, H2 và H3 cho thấy ảnh hưởng của mầu sắc,
lặp lại và kích thước luôn bộc lộ rõ rệt đối với nhận biết logo hơn là đến nhận biết tên
thương hiệu.
4.2.4 Giả thuyết H4 ảnh hưởng của kết hợp điều chỉnh lặp lại và sử dụng mầu sắc
Bảng 4.9. Kiểm định Chi-Square về tác động kết hợp lặp lại với mầu sắc
Nhận biết Đúng Sai Tổng
Tỷ lệ
% đúng
Tỷ lệ
% sai
Pearson-
Chi-square
Asymp.Sig.
(2-Sided)
Nhận biết tên
thương hiệu
Các trường hợp khác 224 296 520 43 57 7.718a 0,003
Lặp lại * Mầu 92 74 166 55 45
Nhận biết logo Các trường hợp khác 138 391 520 27 73 31.126a 0,000
Lặp lại * Mầu 83 83 166 50 50
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Đối với biến “nhận biết tên thương hiệu”, giá trị Chi-Square = 7.718a (sig= 0,003), đối
với biến “nhận biết logo” giá trị Chi-Squar e= 31.126a (sig= 0,000). Do vậy có thể kết
luận rằng, lặp lại kết hợp mầu sắc có ảnh hưởng rõ rệt đến nhận biết thương hiệu của
người tiêu dùng, giả thuyết H4 được ủng hộ. Ngoài ra ảnh hưởng của điều chỉnh lặp lại
kết hợp với mầu đến nhận biết logo là cao hơn so với nhận biết tên thương hiệu.
4.2.5 Giả thuyết H5 về ảnh hưởng của kết hợp lặp lại và điều chỉnh kích thước
Bảng 4.10. Kiểm định Chi-Square về tác động kết hợp lặp lại với kích thước
Nhận biết Đúng Sai Tổng
Tỷ lệ
% đúng
Tỷ lệ
% sai
Pearson-
Chi-square
Asymp.Sig.
(2-Sided)
Nhận biết tên
thương hiệu
Lặp lại * KT đầy đủ (100%) 103 67 170 61 39 19.189a 0,000
Các trường hợp khác 213 303 516 41 59
Nhận biết logo
Lặp lại * KT đầy đủ (100%) 76 94 170 45 55 15.734a 0,000
Các trường hợp khác 146 370 516 39 61
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
18
Đối với biến “nhận biết tên thương hiệu”, giá trị Chi-Square = 19.189a (sig=
0,000), đối với biến “nhận biết logo” giá trị Chi-Square = 15.734a (sig= 0,000). Do vậy có
thể kết luận rằng, lặp lại kết hợp kích thước có ảnh hưởng rõ rệt đến nhận biết thương hiệu
của người tiêu dùng. Giả thuyết H5 được ủng hộ. Đồng thời, ảnh hưởng của điều chỉnh
lặp lại kết hợp với kích thước đến nhận biết đúng tên thương hiệu là cao hơn so với nhận
biết logo.
4.2.6 Giả thuyết H6 ảnh hưởng của kết hợp sử dụng mầu sắc và điều chỉnh kích thước
Bảng 4.11. Kiểm định Chi-Square về tác động kết hợp mầu sắc với kích thước
Nhận biết Đúng Sai Tổng
Tỷ lệ
% đúng
Tỷ lệ
% sai
Pearson-
Chi-square
Asymp.Sig.
(2-Sided)
Nhận biết tên
thương hiệu
Mầu * KT đầy đủ (100%) 97 65 162 60 40 16.286a 0,000
Các trường hợp khác 219 305 524 42 58
Nhận biết logo
Mầu * KT đầy đủ (100%) 87 75 162 54 46 44.133a 0,000
Các trường hợp khác 135 389 524 26 74
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Đối với biến “nhận biết tên thương hiệu”, giá trị Chi-Square = 16.286a (sig=
0,000), đối với biến “nhận biết qua logo” giá trị Chi-Square = 44.133a (sig= 0,000). Do
vậy có thể kết luận rằng, mầu sắc kết hợp kích thước có ảnh hưởng rõ rệt đến nhận biết
thương hiệu của người tiêu dùng. Giả thuyết H6 được ủng hộ. Cũng như H5, ảnh hưởng
của điều chỉnh mầu sắc kết hợp kích thước đến nhận biết thương hiệu qua logo cao hơn so
với nhận biết qua tên thương hiệu. Kết quả kiểm định các giả thuyết H4, H5 và H6 cho
thấy, ảnh hưởng của kết hợp mầu sắc với lặp lại, mầu sắc và kích thước đến nhận biết
thương hiệu qua logo ảnh hưởng rõ rệt hơn so với nhận biết qua tên thương hiệu. Tuy
nhiên trường hợp lặp lại và kích thước ảnh hưởng đến nhận biết qua tên thương hiệu cao
hơn so với nhận biết qua logo
4.2.7 Giả thuyết H7 về vai trò điều tiết của Tuổi và Giới tính lên tác động của phương
pháp thiết kế tờ rơi đến nhận biết thương hiệu
4.2.7.1 Vai trò điều tiết của Tuổi
Bảng 4.12. Kiểm định vai trò điều tiết của Tuổi lên tác động của Mầu sắc, Lặp lại và Kích
thước tới Nhận biết tên thương hiệu.
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Tuổi 23.482 40192 0.000 1 1.000 1578
Lặp lại 0.452 0.166 7.394 1 0.007 1.501
Kích thước 0.762 0.166 20.958 1 0.000 2.142
Mầu sắc 0.406 0.167 5.924 1 0.015 1.501
Tuổi * Mầu -21530 40192 0.000 1 1.000 0.000
Tuổi * Kích thước -2.420 0.610 15.735 1 0.000 0.089
Tuổi * Lặp lại -0.047 0.656 0.005 1 0.943 0.955
Constant -1.026 0.169 36.834 1 0.000 0.3658
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
19
Kết quả phân tích Binary logictics cho thấy, biến kết hợp Tuổi và Kích thước có hệ số có
ý nghĩa thống kê (B= -2.420, và sig.<0.05). Trong khi đó hệ số biến Tuổi là 23.482
(sig.>0.05), biến kết hợp Tuổi với Màu sắc có giá trị B=-21530 (sig.>0.05), Tuổi với Lặp
lại có giá trị B=-0.047, (sig.>=0.05). (Bảng 4.11). Như vậy, bản thân biến Tuổi đứng độc
lập không có liên hệ gì đến Nhận biết tên thương hiệu. Tuy nhiên, Tuổi lại có vai trò điều
tiết ảnh hưởng của Kích thước đến đến nhận biết tên thương hiệu.
Bảng 4.13. Kiểm định vai trò điều tiết của Tuổi đến tác động của Mầu sắc, Lặp lại và
Kích thước tới Nhận biết logo.
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Tuổi -21.619 40192 0.000 1 1.000 0.000
Lặp lại 0.533 0.181 8.698 1 0.003 1.704
Kích thước 0.888 0.181 23.828 1 0.000 2.492
Mầu sắc 0.873 0.181 23.306 1 0.000 2.4395
Tuổi * Mầu 20.927 40193 0.000 1 1.000 0122644
Tuổi * Kích thước 0.470 0.620 0.576 1 0.448 1.601
Tuổi * Lặp lại 0.441 0.638 0.15477 1 0.490 1.554
Constant -1.916 0.201 91.263 1 0.000 0.147
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Thực hiện phân tích tương tự để kiểm định vai trò điều tiết của Tuổi lên tác động
của Màu sắc, Kích thức và Lặp lại đến Nhận biết logo, tác giả sử dụng hàm hồi quy binary
logistics với biến phụ thuộc là Nhận biết logo thương hiệu (với hai khả năng đúng/sai)
(Bảng 4.12). Kết quả cho thấy hệ số của biến Tuổi đứng độc lập cũng như khi kết hợp
(Tuổi với Mầu, Tuổi với Kích thước, Tuổi với Lặp lại) đều không đạt mức ý nghĩa thống
kê (sig.>0.05). Điều đó cho thấy Tuổi không có tác động gì lên Nhận biết logo.
4.2.7.2 Vai trò điều tiết của Giới tính
Bảng 4.14. Kiểm định vai trò điều tiết của Giới tính lên tác động của Mầu sắc, Lặp lại và
Kích thước tới Nhận biết tên thương hiệu.
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Giới tính -0.133 0.330 0.163 1 0.697 0.875
Lặp lại 0.213 0.204 1.090 1 0.297 1.237
Kích thước 0.619 0.206 9.044 1 0.003 1.856
Mầu sắc 0.438 0.204 4.588 1 0.032 1.550
Giới tính * lặp lại 0.465 0.322 2.082 1 0.149 1.592
Giới tính *mầu 0.221 0.325 0.461 1 0.497 1.1247
Giới tính * kích thước -0.181 0.328 0.062 1 0.804 0.922
Constant -0.858 0.217 15.664 1 0.000 0.424
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
20
Kết quả phân tích Binary logictics (Bảng 4.13) cho thấy bản thân biến Giới tính
cũng như các biến kết hợp (Giới tính với Mầu, Giới tính và Lặp lại, Giới tính và Kích
thước) đều không đạt mức ý nghĩa thống kê (sig.>0.05). Như vậy, Giới tính không điều
tiết ảnh hưởng của Mầu sắc, Lặp lại và Kích thước đến Nhận biết tên thương hiệu.
Bảng 4.15. Kiểm định vai trò điều tiết của Giới tính lên ảnh hưởng của Mầu sắc, Lặp lại
và Kích thước tới Nhận biết logo.
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Giới tính -0.792 0.415 3.640 1 0.650 0.453
Lặp lại 0.329 0.219 2.267 1 0.013 1.390
Kích thước 0.685 0.223 9.419 1 0.002 1.985
Mầu sắc 0.750 0.222 11.448 1 0.001 2.117
Giới tính * Lặp lại 0.655 0.360 3.307 1 0.069 1.925
Giới tính * Mầu 0.390 0.369 1.113 1 0.219 1.476
Giới tính * Kích thước 0.638 0.366 3.029 1 0.082 1.892
Constant -1.680 0.251 44.781 1 0.000 0.186
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả
Tóm lại, về vai trò điều tiết của Tuổi và Giới tính lên tác động của việc điều chỉnh
thiết kế tờ rơi (sử dụng màu sắc, lặp lại hình ảnh và điều chỉnh kích thước) đến Nhận biết
thương hiệu, kết quả phân tích binary logistics chỉ ra rằng Tuổi điều tiết ảnh hưởng của
điều chỉnh kích thước đến Nhận biết tên thương hiệu (B=-2.420, sig.<0.05). Trong các
trường hợp khác Tuổi và Giới tính không có ảnh hưởng gì.
4.4. Tóm tắt các kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
H1: Mầu sắc logo & tên thương hiệu: thông điệp quảng cáo với logo & tên
thương hiệu có mầu sẽ làm tăng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng so với
thông điệp quảng cáo có logo & tên thương hiệu đen trắng. Kết quả kiểm định chỉ ra
hai phát hiện cụ thể:
(1) Sử dụng mầu sắc logo và tên thương hiệu trong TĐQC có ảnh hưởng tích cực
đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng; (2) Ảnh hưởng của mầu sắc đến nhận biết
logo rõ rệt hơn so với nhận biết tên thương hiệu; H2: Lặp lại logo & tên thương hiệu:
thông điệp quảng cáo với logo & tên thương hiệu lặp lại 02 lần sẽ làm tăng nhận biết
thương hiệu của người tiêu dùng so với thông điệp quảng cáo có logo & tên thương hiệu
không lặp lại. Kết quả kiểm định chỉ ra: (1) Lặp lại logo và tên thương hiệu trong TĐQC
có ảnh hưởng tích cực đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng; (2) Ảnh hưởng của
lặp lại đến Nhận biết thương hiệu qua logo bộc lộ rõ rệt hơn qua tên thương hiệu; H3:
Kích thước logo & tên thương hiệu: thông điệp quảng cáo với logo & tên thương hiệu có
kích thước lớn sẽ làm tăng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng so với thông điệp
quảng cáo có logo & tên thương hiệu có kích thước được thu nhỏ (50%).Kết quả kiểm
định đã chỉ ra: (1) Kích thước có ảnh hưởng rõ rệt đến nhận biết thương hiệu của người
tiêu dùng; (2) Ảnh hưởng của điều chỉnh kích thước đến nhận biết thương hiệu qua logo là
cao hơn so với nhận biết qua tên thương hiệu; H4: Kết hợp mầu sắc và lặp lại: thông điệp
quảng cáo với logo & tên thương hiệu có mầu và lặp lại (02 lần) sẽ làm tăng nhận biết
thương hiệu so với thông điệp quảng cáo có logo & tên thương hiệu đen trắng và không
được lặp lại.Kết quả kiểm định đã chỉ ra: (1) Điều chỉnh lặp lại kết hợp với mầu ảnh
hưởng tích cực đến nhận biết thương hiệu; (2) Kết hợp lặp lại và mầu ảnh hưởng đến nhận
biết logo cao hơn so với nhận biết tên thương hiệu; H5: Kết hợp kích thước và lặp lại logo
21
& tên thương hiệu: thông điệp quảng cáo với logo & tên thương hiệu có kích thước lớn và
lặp lại (logo và tên thương hiệu xuất hiện 02 lần trong một TĐQC) sẽ làm tăng nhận biết
thương hiệu của người tiêu dùng so với thông điệp quảng cáo với logo & tên thương hiệu
có kích thước được thu nhỏ (50%) và không lặp lại (logo và tên thương hiệu xuất hiện 01
lần trong một TĐQC).Kết quả kiểm định đã chỉ ra: (1) Điều chỉnh lặp lại kết hợp với kích
thước ảnh hưởng tích cực đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng; (2) Ảnh hưởng
của điều chỉnh lặp lại kết hợp với kích thước đến nhận biết qua logo là cao hơn so với
nhận biết qua tên thương hiệu. H6: Kết hợp mầu sắc và kích thước của logo & tên thương
hiệu: thông điệp quảng cáo với logo & tên thương hiệu có mầu và kích thước lớn sẽ làm
tăng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng so với thông điệp quảng cáo có logo &
tên thương hiệu đen trắng và kích thước được thu nhỏ (50%). Kết quả kiểm định đã chỉ
ra: (1) Sử dụng mầu sắc kết hợp tăng kích thước có ảnh hưởng tích cực rõ rệt đến nhận
biết thương hiệu của người tiêu dùng; (2) Ảnh hưởng của điều chỉnh mầu sắc kết hợp kích
thước đến nhận biết thương hiệu qua tên thương hiệu là cao hơn so với nhận biết qua
logo; H7: Đặc điểm cá nhân (giới tính, tuổi) điều tiết ảnh hưởng của logo & tên thương
hiệu trong thông điệp quảng cáo đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. Kết quả
kiểm định đã chỉ ra: tuổi và giới tính điều tiết ảnh hưởng (mầu sắc, kích thước, lặp lại)
của logo và tên thương hiệu trong TĐQC đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng.
Kết quả kiểm định chỉ ra rằng tuổi duy nhất điều tiết ảnh hưởng của kích thước đến nhận
biết tên thương hiệu .
TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày các kết quả thực nghiệm với kích thước mẫu n=686. Kiểm
định Chi-Square, hàm hồi quy Binary Logistics đã được sử dụng để xem xét các giả
thuyết nghiên cứu từ H1 đến H7. Trong số 7 giả thuyết nghiên cứu đưa ra, 6/7 giả thuyết
được ủng hộ. Như vậy có 6 trường hợp logo và tên thương hiệu trong TĐQC có ảnh
hưởng tích cực đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng là: mầu sắc, lặp lại và kích
thước, mầu sắc kết hợp với lặp lại, kích thước kết hợp với lặp lại, mầu sắc kết hợp với
kích thước. Trường hợp vai trò điều tiết của tuổi và giới tính, kết quả kiểm định cho thấy
tuổi có thể điều tiết ảnh hưởng của kích thước đến nhận biết tên thương hiệu.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong chương 5 luận án sẽ tóm lược các kết quả nghiên cứu chính, đưa ra kết luận
và khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam về chiến lược và giải pháp đối
với việc sử dụng logo và tên thương hiệu trong hoạt động quảng cáo. Chương này sẽ bao
gồm: (1) Kết luận chính; (2) Các khuyến nghị thực tiễn; và (3) Hạn chế và hướng nghiên
cứu trong tương lai.
5.1. Kết luận chính
5.1.1 Những đóng góp mới về học thuật của nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên bối cảnh sử dụng logo và tên thương hiệu trong hoạt
động quảng cáo của các NHTM ở Việt Nam. Tổng quan nghiên cứu đã cho thấy ít có
nghiên cứu về ảnh hưởng của TĐQC đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng, đặc
biệt chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của logo và tên thương hiệu trong TĐQC đến nhận
biết thương hiệu của người tiêu dùng trong bối cảnh hoạt động quảng cáo của NHTM ở
Việt Nam. Sau khi thiết kế 08 mẫu tờ rơi quảng cáo dịch vụ của một ngân hàng giả định
22
và thử nghiệm trên 08 nhóm sinh viên năm 3 và 4 tại các trường đại học khối kinh tế
(n=686), tác giả đã sử dụng kỹ thuật phân tích Chi-Square, phân tích hồi quy Binary
Logistics so sánh mức độ nhận biết đúng thương hiệu giữa các nhóm, để làm rõ tác động
của điều chỉnh logo và tên thương hiệu về mầu sắc, lặp lại và kích thước đến nhận biết
thương hiệu của người tiêu dùng. Kết quả kiểm định 7 giả thuyết nghiên cứu đã mang đến
những đóng góp mới nhất định trong khoa học về truyền thông quảng cáo, cụ thể: (1)
Cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự xuất hiện lặp lại của logo và tên thương
hiệu trong TĐQC tác động tích cực đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. (2)
Việc sử dụng màu sắc của logo và tên thương hiệu trong TĐQC có tác động tích cực đến
nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. (3) Việc sử dụng phương pháp điều chỉnh
kích thước logo và tên thương hiệu trong TĐQC có ảnh hưởng đến khả năng nhận biết
thương hiệu của người tiêu dùng. (4) Khi điều chỉnh thiết kế logo và tên thương hiệu có
sự kết hợp lần lượt lặp lại với màu sắc, lặp lại với kích thước, mầu sắc với kích thước
thì khảng năng nhận biết đúng tên thương hiệu đều tăng lên đáng kể so với các mẫu
TĐQC thường khác. (5) Tuổi là yếu tố độc lập không có khả năng điều tiết ảnh hưởng đến
nhận biết thương hiệu qua tên thương hiệu. Tuy nhiên tuổi lại có thể điều tiết ảnh hưởng
đến nhận biết thương hiệu khi điều chỉnh kích thước đến nhận biết qua tên thương hiệu.
Những phát hiện này có nhiều tương đồng khi so sánh với các nghiên cứu trước,
đặc biệt là của Rossiter và Percy (1983), Janiszewski & Meyvis, (2001), Baker,
Hutchinson & Moore (1986), về tác động của các yếu tố trong TĐQC. Trường hợp
nghiên cứu của tác giả lựa chọn là bối cảnh hoạt động quảng cáo dịch vụ và việc sử dụng
logo và tên thương hiệu trong quảng cáo của các NHTM Việt Nam, đây được xem là hoạt
động rất đa dạng và phong phú, có tính đặc thù cao, chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều loại
hình phương tiện quảng cáo. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà quản trị
NHTM nói riêng và các chuyên gia thiết kế quảng cáo ở Việt Nam nói chung thấy rõ hơn
các cơ chế tác động của yếu tố logo và tên thương hiệu khi thiết kế các mẫu TĐQC. Trên
cơ sở này, các nhà quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp, các chuyên gia quảng cáo
thực tiễn có thêm những kiến thức mới về vai trò và tầm quan trọng của logo và tên
thương hiệu trong quảng cáo. Đặc biệt họ có thể đưa ra các phương pháp giúp kiểm soát
và phối hợp logo và tên thương hiệu trong hoạt động quảng cáo nhằm nâng cao hiệu quả
xây dựng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng.
5.1.2 Những đóng góp về phương pháp
Với nghiên cứu này, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn phương pháp thực nghiệm,
trong đó biến độc lập chính là các biến thể thiết kế logo và tên thương hiệu trong TĐQC,
các yếu tố khác của TĐQC không đổi. Bên cạnh đó, biến phụ thuộc của nghiên cứu là
nhận biết thương hiệu được nắm bắt một cách trực tiếp, thay vì các thang đo cảm nhận
kiểu Likert. Nhà nghiên cứu nắm bắt việc người trả lời nhận biết đúng hay sai thương
hiệu thông qua cạch họ đánh dấu vào một danh sách hình ảnh thương hiệu gồm 5 phương
án, trong đó chỉ có 1 đáp án đúng. Đây là các kỹ thuật thực nghiệm ít khi được sử dụng
trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam, do cần một số kỹ năng
đặc biệt trong thiết kế. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả đã khai thác thế mạnh
chuyên môn của bản thân trong hoạt động giảng dạy và thiết kế nhận diện thương hiệu.
5.2. Các khuyến nghị thực tiễn và định hướng các giải pháp quảng cáo
5.2.1 Khuyến nghị về phương pháp sử dụng logo và tên thương hiệu trong quảng cáo
Nên nắm bắt hiểu rõ chức năng của logo và tên thương hiệu là yếu tố dễ nhận biết.
Để có thể sử dụng logo và tên thương hiệu trong hoạt động quảng cáo hiệu quả,
các NHTM ở Việt Nam có thể thực hiện theo một quy trình với các bước cụ thể như sau:
23
Phân tích: bối cảnh NHTM và môi trường kinh doanh; Xác định mục tiêu, chiến
lược hoạt động quảng cáo, vai trò và nhiệm vụ của logo và tên thương hiệu;Quyết định
cấu trúc thông điệp quảng cáo, xác định vị trí cụ thể của logo và tên thương hiệu trong cấu
trúc thông điệp quảng cáo;Lựa chọn phương pháp/kỹ thuật sử dụng logo và tên thương
hiệu trong thông điệp quảng cáo; Xây dựng nguyên tắc thực hiện, quản lý logo và tên
thương hiệu. Khuyến nghị về phương pháp, kỹ thuật sử dụng logo và tên thương hiệu
trong thông điệp quảng cáo: Thứ nhất, cần nhấn mạnh vai trò của mầu sắc khi sử dụng
logo và tên thương hiệu trong TĐQC; Thứ hai, khi sử dụng logo và tên thương hiệu trong
TĐQC cần lưu ý đến mức độ lặp lại (số lần xuất hiện của logo và tên thương hiệu trong
một TĐQC).
Thứ ba, khi sử dụng logo và tên thương hiệu trong thông điệp quảng cáo cần lưu ý
đến kích thước của logo và tên thương hiệu trong TĐQC, đặc biệt là kích thước của tên
thương hiệu, bởi tên thương hiệu có kích thước lớn sẽ tạo ra sự nhận biết thương hiệu của
người tiêu dùng cao. Thứ tư, khi sử dụng logo và tên thương hiệu trong TĐQC, cần tập
trung vào các phương pháp điều chỉnh, kết hợp các yếu tố mầu sắc, lặp lại và kích thước,
nắm vững ảnh hưởng của từng phương pháp trong xây dựng nhận biết thương hiệu của
người tiêu dùng.
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai
5.3.1 Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả có một số hạn chế sau đây: Hạn chế thứ nhất: phạm vi
khảo sát của nghiên cứu chỉ được thực hiện tại đối với sinh viên các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội; Hạn chế thứ hai: nghiên cứu chỉ tập trung vào hoạt
động quảng cáo in; Hạn chế thứ ba: các công cụ đo lường biến phụ thuộc được xây
dựng dựa trên các nghiên cứu trước nên có thể có những thang đo chưa thực sự phù
hợp; Hạn chế cuối cùng: nghiên cứu chỉ tập trung vào 2 yếu tố thương hiệu là logo
và tên thương hiệu cũng như phương pháp điều chỉnh về mầu sắc, lặp lại và kích
thước của logo và tên thương hiệu mà chưa xem xét được những yếu tố thương hiệu,
và phương pháp khác cũng có thể ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu của người
tiêu dùng.
5.3.2 Kiến nghị các hướng nghiên cứu trong tương lai
Nghiên cứu của tác giả đưa ra một số hướng nghiên cứu trong tương lai như
sau: Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu về các yếu tố thương hiệu khác
trong thông điệp quảng cáo đánh giá tác động của chúng đến nhận biết thương hiệu
của người tiêu dùng; Thứ hai, mở rộng phạm vi đối tượng khảo sát; Thứ ba, thực
hiện nghiên cứu trong bối cảnh mới để so sánh kết quả; Thứ tư, nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố logo và tên thương hiệu đến các giai đoạn khác như cảm xúc,
thái độ và ghi nhớ thương hiệu trong quá trình nhận thức của người tiêu dùng; Cuối
cùng, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, và đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) sâu rộng như hiện nay, hoạt động quảng cáo ngoài
việc đảm bảo hiệu kinh tế cho các NHTM, còn phải có đạo đức và trách nhiệm xã
hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống NHTM và nền kinh tế Việt Nam.
24
KẾT LUẬN
Luận án đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của logo và tên thương hiệu
trong thông điệp quảng cáo đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. Từ tổng
quan các công trình nghiên cứu, tác giả đã làm rõ khoảng trống và đề xuất mô hình
nghiên cứu. Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương
pháp phổ biến trong nghiên cứu quảng cáo. Luận án đi sâu nghiên cứu tác động của
yếu tố logo và tên thương hiệu trong một TĐQC và ảnh hưởng của chúng khi điều
chỉnh mầu sắc, kích thước và lặp lại đến nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng
trong bối cảnh NHTM ở Việt Nam. Kết quả kiểm định cho thấy: logo và tên thương
hiệu là yếu tố quan trọng trong TĐQC xây dựng nhận biết thương hiệu của người
tiêu dùng. Tác động ảnh hưởng của chúng thông qua những biến thể mầu sắc của
logo và tên thương hiệu, lặp lại của logo và tên thương hiệu, kích thước của logo và
tên thương hiệu có ảnh hưởng đến nhận biết, và trong trường hợp điều chỉnh kết
hợp các yếu tố mầu sắc, lặp lại và kích thước trong TĐQC ảnh hưởng đến nhận biết
thương hiệu là rất cao. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã khuyến nghị định hướng
chiến lược và khuyến nghị mang tính giải pháp cụ thể việc sử dụng logo và tên
thương hiệu trong TĐQC xây dựng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng.
Cuối cùng, luận án đã đưa ra khuyến nghị đối với các nhà làm quảng cáo nói
chung, các NTHM ở Việt Nam nói riêng hiểu được vai trò của logo và tên thương
hiệu trong TĐQC và đặc biệt là phương pháp sử dụng chúng trong quảng cáo xây
dựng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng. Đây là hoạt động quan trọng cần
phát triển rộng rãi không chỉ đối với hệ thống NHTM mà còn toàn bộ lĩnh vực ngân
hàng và các lĩnh vực khác ở Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_anh_huong_cua_logo_va_ten_thuong_hieu_trong.pdf