Quan điểm phát triển: Từ Đại hội Đảng VIII (tháng 6 năm 1996),Việt
Nam tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam năm 2004 xác định, thực hiện chiến lược
"công nghiệp hóa sạch" là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển
công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên
tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công
nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”
27 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách năng lượng tái tạo của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế.
Mã số: 62 31 01 06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Học viên Khoa học xã hội
Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Quang Thuấn.
2. TS. Đặng Thị Phương Hoa
Phản biện 1: PGS. TS. Đinh Văn Thành
Phản biện 2: GS. TS. Hoàng Đức Thân
Phản biện 3: PGS. TS. Đỗ Hương Lan
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
tai: Học viện Khoa học xã hội vào hồi ... giờphút, ngày
tháng năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa Học Xã Hội
- Thư viện Quốc Gia
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ
TT Tên công trình nghiên cứu Nguồn đăng
1
Kinh nghiệm phát triển năng
lượng tái tạo của Trung Quốc
và bài học đối với Việt Nam.
Tạp chí khoa học ĐH Mở
TP. HCM, số 3(42) năm
2015, trang 165-171.
2
Finance cimate: China’s
experiences and lessons for
Vietnam
Tạp chí khoa học ĐH Mở
TP. HCM, số 4 (16) năm
2015, trang 108-115.
3
Chính sách năng lượng tái
tạo của Ấn Độ và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
Tạp chí khoa học ĐH Mở
TP. HCM, số 6 (45) năm
2015, trang 105-111.
4
Chính sách năng lượng tái
tạo của Cộng hòa Liên bang
Đức và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam
Tạp chí khoa học ĐH Sài
Gòn, số 4, tháng 6 năm
2015, trang 84-91.
5
Chính sách năng lượng tái
tạo: Kinh nghiệm của Vương
quốc Anh và bài học đối với
Việt Nam
Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, số 10 năm
2015(679), trang 43-46.
6
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ
năng lượng tái tạo tại Việt
Nam
Tạp chí Phát triển bền vững
Vùng, số 3, tháng 9 năm
2016, trang 32-38.
7
Tiềm năng sản xuất điện từ
rác thải của thành phố Hà
Nội
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
trường Đại học Kinh tế -
Kỹ thuật Bình Dương, số
17, tháng 3 năm 2017, trang
14-24.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Năng lượng có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi
quốc gia. Con người gây ra biến đổi khí hậu, mức độ ô nhiễm tăng cao, suy
giảm an ninh năng lượng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và các cuộc xung
đột đều liên quan đến nhu cầu sử dụng ngày càng tăng các nguồn năng
lượng hóa thạch. Trên toàn cầu, ngày càng gia tăng nhận thức rằng việc
triển khai năng lượng tái tạo là rất quan trọng để giải quyết biến đổi khí
hậu, tạo ra các cơ hội kinh tế mới, và cung cấp truy cập năng lượng hiện
đại cho người dân. Với sự hỗ trợ của các chính phủ và sự tiến bộ của khoa
học công nghệ thời gian qua, năng lượng tái tạo không còn là một dự án
cho tương lai hay thử nghiệm, chúng đã thực sự trở thành năng lượng thay
thế cho năng lượng truyền thống. Hiện nay, trong 10 quốc gia hàng đầu
đầu tư và năng lượng tái tạo năm 2015 thì sáu nước là các nước đang phát
triển và trong đó Trung Quốc, Ấn Độ đang là động lực phát triển năng
lượng tái tạo của châu Á và các nước đang phát triển. Việt Nam là quốc gia
có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng tái tạo phân bổ rộng khắp trên
toàn quốc. Mặc dù, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ
phát triển năng lượng tái tạo, nhưng do khung chính sách chưa hoàn thiện,
các công cụ chính sách sử dụng chưa phù hợp và đồng bộ, chồng chéo và
bất cập trong khâu thực thi. Do đó, năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn
chưa phát triển, các dự án mới triển khai chậm, thu hút đầu tư rất hạn chế...
Chính vì vậy, đề tài: “Chính sách năng lượng tái tạo của một số nước trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là cần thiết.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích bối cảnh, chính sách năng lượng tái tạo tại Trung
Quốc và Ấn Độ từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế, luận án rút ra
2
một số bài học kinh nghiệm cũng như những giải pháp gợi ý chính sách
cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn việc phát triển
năng lượng tái tạo và xây dựng chính sách năng lượng tái tạo; Thứ hai,
xác định những đặc điểm chủ yếu, những thành công đã đạt được, những
hạn chế trong chính sách năng lượng tái tạo của Trung Quốc, Ấn Độ; Thứ
ba, những bài học cho Việt Nam từ chính sách năng lượng tái tạo của các
nước trên và cần phải làm gì để vận dụng những bài học đó nhằm triển
khai chính sách phát triển năng lượng tái tạo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách năng lượng tái tạo thế
giới, trong đó tập trung vào Ấn Độ, Trung Quốc và đưa ra giải pháp gợi ý
chính sách cho Việt Nam.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu chính
sách năng lượng tái tạo.
- Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành nghiên chính sách năng
lượng tái tạo ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu từ 2001 đến năm
2016, và định hướng cho thời gian tới.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Luận án sử dụng cách tiếp cận: tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành,
tiếp cận lịch sử, tiếp cận từ trên xuống (Top down).
4.2. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử.
3
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như:
phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu tổng kết
kinh nghiệm, phương pháp thống kê, thu thập số liệu, so sánh, phân tích
và tổng hợp, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm
sáng tỏ những vấn đề đặt ra cho luận án.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
năng lượng tái tạo nói chung; Luận án bổ sung và làm rõ những vấn đề lý
luận về chính sách năng lượng tái tạo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án cung cấp những luận chứng khoa học, những bài học kinh
nghiệm thực tế quý giá trong chính sách năng lượng tái tạo ở Trung Quốc
và Ấn Độ. Từ đó luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường
chính sách năng lượng tái tạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển năng lượng tái
tạo Việt Nam. Đây là cơ sở để các nhà quản lý, hoạch định chính sách
tham khảo trong thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho
các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập về kinh tế quốc tế, chính
sách
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài trên các nội dung về năng lượng tái tạo và chính sách
năng lượng tái tạo.
Luận án làm sáng tỏ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về năng lượng tái tạo và chính sách năng lượng tái tạo.
4
Luận án phân tích bối cảnh năng lượng, các yếu tố ảnh hưởng, thực
trạng và rút ra bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ về chính
sách năng lượng tái tạo.
Luận án phân tích bối cảnh năng lượng, các yếu tố ảnh hưởng và thực
trạng chính sách năng lượng tái tạo của Việt Nam và xuất một số giải
pháp.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lượng tái tạo và chính
sách năng lượng tái tạo
Chương 3:Thực trạng chính sách năng lượng tái tạo tại Trung Quốc và
Ấn Độ
Chương 4: Chính sách năng lượng tái tạo của Việt Nam và giải pháp
vận dụng bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến lợi ích của năng lượng tái tạo
Nghiên cứu của Krishnan trong “Implementation of Renewable Energy to
Reduce Carbon Consumption and Fuel Cell as a Back-up Power for
National Broadband Network (NBN) in Australia” năm 2013; Wing và Jin
trong “Risk management methods applied to renewable and sustainable
energy: A review” năm 2012; Edenhofer và cộng sự trong
“Intergovernmental Panel on Climate Change Special Report on
Renewable Energy Sources and Climate Change Mitigation” năm.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến các rào cản phát triển năng lượng
tái tạo
5
Nghiên cứu của Dinica trong “Support systems for the diffusion of
renewable energy technologies - An investor perspective” năm 2006;
Gross, Blyth và Heptonstall trong “Risks, revenues and investment in
electricity generation: Why policy needs to look beyond costs” năm 2010;
Sovacool trong “The Cultural Barriers to Renewable Energy in the United
States” năm 2009 và Rahm trong “Sustainable energy and the states:
Essays on politics markets and leadership” năm 2006.
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách năng lượng tái tạo
Nghiên cứu của Couture và Gagnon trong “An analysis of feed-in tariff
remuneration models Implications for renewable energy investment” năm
2010; Sijm trong “The performance of feed-in tariffs to promote renewable
electricity in European cuontries” năm 2002; Wang trong “Legal and
Policy Frameworks for Renewable Energy to Mitigate Climate Change”
năm 2007; Janet L. Sawin trong “Renewables 2015 Global Status Report”
năm 2015; Barroso Azuela trong “Design and Performance of Policy
Instruments to Promote the Development of Renewable Energy: emerging
experience in selected developing countries” năm 2012; Peter Meier và
đồng nghiệp trong “The Design and Sustainability of Renewable Energy
Incentives An Economic Analysis” năm 2013; Hans Poser và đồng nghiệp
trong “Development And Integration Of Renewable Energy: Lessons
Learned From Germany” năm 2013.
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách năng lượng tái tạo của
Trung Quốc và Ấn Độ
Nghiên cứu của Bloomberg New Energy Finance trong “Global Trends
in Renewable Energy Investment 2012” năm 2012; REN21 trong
“Background Paper: Chinese renewables status report” năm 2009; Ủy
ban Kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên hợp quốc
(UNEPCAP) trong “Finding a green engine for economic growth: China’s
renewable energy policies” năm 2013; P R Krithika và Siddha Mahajan
6
trong “Governance of renewable energy in India: Issues and challenges”
năm 2014; Idam Infrastructure Advisory Private Limited trong “RE-
Energising India: Policy, Regulatory and Financial Initiativesto Augment
Renewable Energy Deployment in India” năm 2014.
1.1.5. Các nghiên cứu liên quan đến năng lượng tái tạo và chính sách
năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Nghiên cứu của Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit
(GTZ) trong “Energy-policy Framework Conditions for Electricity
Markets and Renewable Energies” năm 2009; Peter Meier và cộng sự
trong “The Design and Sustainability of Renewable Energy Incentives”
năm 2013; Grießhaber và cộng sự trong “Transferring a technology
incubator to address climate change – lessons from Taiwan for Vietnam”
năm 2015; Aldo Baietti trong “Green Investment Climate Country Profile
– Vietnam” năm 2013.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Nghiên cứu trong nước về năng lượng tái tạo và chính sách năng lượng
tái tạo trên phương diện cơ sở lý luận và thực tế là rất hạn chế. Có thể điểm
qua một số công trình sau:
2.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến lợi ích của năng lượng tái tạo
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhâm Tuất, Ngô Văn Giới trong: “Đánh giá
thực trạng và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam” năm
2012; Phạm Thị Thanh Mai, Nguyễn Vĩnh Thụy trong “Nghiên cứu một số
phương án sử dụng nguồn năng lượng tái tạo cho phát điện ở Việt Nam”
năm 2014.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến các rào cản phát triển năng lượng
tái tạo
Nghiên cứu của Phạm Hùng trong “Nghiên cứu và đề xuất các cơ chế hỗ
trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam” năm 2013; Lương Duy
Thành, Phan Văn Độ, Nguyễn Trọng Tâm trong “Nguyên nhân chủ yếu
7
thúc đẩy sự phát triển, tiềm năng và thực trạng khai thác năng lượng tái
tạo ở Việt Nam” năm 2015.
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách năng lượng tái tạo
Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai và Nguyễn Vĩnh Thụy trong
“Nghiên cứu một số phương án sử dụng nguồn năng lượng tái tạo cho phát
điện ở Việt Nam” năm 2014; Nguyễn Quốc Khánh trong “Năng lượng gió
ở Việt Nam: Đánh giá tài nguyên, tình trạng phát triển và tác động trong
tương lai” năm 2014; Dư Văn Toán trong “Chiến lược phát triển năng
lượng tái tạo trên thế giới và Việt Nam”.
2.3. Đánh giá
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề năng lượng tái tạo và ở một chừng mực
nhất định, đến vấn đề chính sách năng lượng tái tạo ở Việt Nam và một số
nước trên thế giới, đặc biệt là hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Các đề tài
và công trình nghiên cứu đã trình bày một cách có hệ thống các cơ sở lý
luận cũng như thực tiễn về năng lượng tái tạo, năng lượng tái tạo của một
số nước trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có đề tài
nào đi sâu vào nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu và toàn diện các
vấn đề liên quan đến chính sách năng lượng tái tạo ở các nước Ấn Độ và
Trung Quốc, từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
2.1. Cơ sở lý luận của năng lượng tái tạo.
2.1.1. Khái niệm
Năng lượng tái tạo là năng lượng có nguồn gốc từ quá trình tự nhiên
(ví dụ như ánh sáng mặt trời và gió) được bổ sung với một tốc độ nhanh
hơn so với chúng được tiêu thụ và thân thiện với môi trường.
2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của năng lượng tái tạo
Ưu điểm: Năng lượng tái tạo cung cấp lợi thế môi trường lớn hơn các
loại nhiên liệu hóa thạch, do sử dụng của chúng phát thải khí nhà kính thấp
hơn đáng kể. Ngoài lợi thế giảm thiểu biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo
cũng có thể giúp bảo vệ hệ sinh thái. Năng lượng tái tạo cũng tạo ra các lợi
ích an ninh năng lượng mạnh mẽ. Năng lượng tái tạo có thể cung cấp
những triển vọng mới cho người dân nông thôn có thể tiếp cận các dịch vụ
năng lượng hiện đại.
Nhược điểm: Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, xong năng lượng tái tạo lại
gặp phải các nhược điểm sau: Tính không ổn định; Mật độ tập trung năng
lượng thấp; Đòi hỏi công nghệ cao; Vận hành bảo dưỡng cao.
2.1.3. Những rào cản phát triển năng lượng tái tạo
Quan niệm sai lầm; Độc quyền thị trường; Chính phủ can thiệp không
công bằng; Chính phủ các nước trợ cấp cho các nhiên liệu hóa thạch;
Không có các ngân hàng chuyên nghiệp cho năng lượng tái tạo; Các bên
liên quan thiếu kinh nghiệm; Thiếu phân bổ rõ ràng trách nhiệm tổ chức do
có nhiều đơn vị khác nhau có liên quan; Các vấn đề kỹ thuật như lưới điện
không tương thích; Thiếu các khoản trợ cấp cho năng lượng tái tạo; Sự
phản đối của cư dân.
9
2.2.Cơ sở lý luận của chính sách năng lượng tái tạo.
2.2.1. Khái niệm và Chu trình thiết kế chính sách năng lượng tái tạo
Chính sách năng lượng tái tạo là cách thức mà một thực thể nhất định
(thường là chính phủ) quyết định để giải quyết các vấn đề về phát triển
năng lượng tái tạo bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu dùng năng lượng
tái tạo. Các thuộc tính của chính sách năng lượng tái tạo có thể bao gồm
pháp luật, điều ước quốc tế, khuyến khích đầu tư, hướng dẫn bảo tồn năng
lượng, thuế và các công cụ chính sách công khác.
Chu trình thiết kế chính sách xác định năm bước tiêu chuẩn sau: Bước 1.
Thiết lập các mục tiêu năng lượng tái tạo; Bước 2. Vạch ra chiến lược; Bước
3. Vạch ra các biện pháp thực hiện; Bước 4. Tổ chức thực thi; Bước 5. Tổng
kết và đánh giá.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách năng lượng tái tạo
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách năng lượng tái tạo
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
10
2.2.3. Công cụ chính sách năng lượng tái tạo
Các công cụ bao gồm: Danh mục tiêu chuẩn tái tạo hoặc hạn ngạch bắt
buộc; Chứng nhận năng lượng tái có thể giao dịch; Thanh toán bù trừ
(Metering Net); Đầu tư công, cho vay hoặc tài trợ; Đấu thầu cạnh tranh
công; Thuế trợ cấp; Trợ cấp vốn, giảm lãi vay; Miễn giảm thuế đầu tư;
Thanh toán hoặc miễm giảm thuế dựa trên sản xuất.
2.3. Tình hình phát triển năng lượng tái tạo và chính sách tái tạo trên
thế giới
Năng lượng tái tạo đang dần trở thành nguồn cung cấp năng lượng
chính trên toàn thế giới. Trong năm 2015, tổng mức đầu tư toàn cầu mới
trong năng lượng tái tạo và nhiên liệu (không bao gồm các dự án thủy điện
> 50 MW) là 285,9 tỷ USD trong năm 2015, theo ước tính của Bloomberg
New Energy Finance (BNEF).
Trong năm 2015, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu (UNFCCC) và tại Hội nghị COP21 đã nhấn mạnh công nghệ năng
lượng tái tạo như là một phương tiện để giảm thiểu phát thải và thích ứng
với các tác động của biến đổi khí hậu. Tính đến cuối năm 2015, mục tiêu
năng lượng tái tạo đã được thiết lập tại 173 và 146 quốc gia quốc gia có
chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo được ban hành trên thế giới.
11
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO TẠI TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ.
3.1. Thực trạng chính sách năng lượng tái tạo của Trung Quốc
3.1.1. Bối cảnh năng lượng Trung Quốc
Sau hơn 3 thập kỷ phát triển công nghiệp công nghệ thấp sử dụng là
năng lượng hóa thạch mà chủ yếu là than, Trung Quốc đã trở thành nước
gây ô nhiễm lớn nhất thế giới. Trung Quốc là quốc gia sử dụng năng lượng
và phát thải CO2 lớn nhất thế giới. Trung Quốc vừa là nạn nhân vừa là thủ
phạm của biến đổi khí hậu. Bắc Kinh đang gánh chịu hậu quả của biến đổi
khí hậu và ô nhiễm môi trường. Người dân phải chịu đựng ô nhiễm kinh
hoàng nhất thế giới.
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách năng lượng tái tạo Trung
Quốc
Quan điểm phát triển: Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đóng
một vai trò trong việc thúc đẩy cho chuyển đổi sang nền kinh tế carbon
thấp ở Trung Quốc. Các ưu tiên chiến lược và trọng điểm kinh tế của
Trung Quốc hiện nay xung quanh chủ đề phát triển bền vững, phát thải
carbon thấp và bảo vệ môi trường.
Nhận thức: Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc phát triển năng
lượng tái tạo và thiết lập các chính sách liên quan đến Năng lượng tái tạo
nhằm giải quyết năm vấn đề quan trọng của đất nước: Đầu tiên là an ninh
năng lượng; Chống biến đổi khí hậu; Tăng khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế; Giảm ô nhiễm môi trường; Sinh kế của người dân
Tiềm năng tự nhiên: Trung Quốc có nguồn năng lượng tái tạo đáng
kể, hầu hết trong số đó vẫn chưa được sử dụng. Tiềm năng Thủy năng:
400-700 GW; Năng lượng gió ngoài khơi (cao trên 50m): 1.300-2.600
GW; Năng lượng gió trong đất liền (cao 5-25m): 200 GW; Năng lượng mặt
trời phát điện tập trung 2.200 GW; Năng lượng mặt trời trên mái nhà: 500
GW.
12
Trình độ khoa học công nghệ và sản xuất trong nước: Trung quốc
đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển khoa học công nghệ năng
lượng tái tạo và sản xuất trong nước các thiết bị liên quan. Tuy nhiên, các
nhà sản xuất Trung Quốc đã chủ yếu vẫn phải dựa trên giấy phép công
nghệ của nước ngoài cho các sản phẩm của họ. Các nhà sản xuất Trung
Quốc vẫn dựa vào nhập khẩu nước ngoài cho một số bộ phận công nghệ
cao.
Kinh tế và đầu tư: Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai
trên thế giới (sau Hoa Kỳ). Với tiềm lực kinh tế to lớn, Trung quốc đã tổng
đầu tư vào năng lượng tái tạo đạt 124,4 tỷ USD trong giai đoạn FYP 11
(2006-2010) và dự kiến đầu tư 281 tỷ USD trong FYP 12 (2011-2015).
3.1.3. Phân tích chính sách năng lượng tái tạo của Trung Quốc
3.1.2.1. Thiết lập các mục tiêu năng lượng tái tạo
Trung Quốc đã thể hiện rõ coi trọng vào tương lai phát triển của năng
lượng tái tạo thể hiện thông qua mục tiêu năng lượng tái tạo đầy tham
vọng: Tỷ lệ nhiên liệu phi hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt
15%; Công suất lắp mới Thủy điện đạt 350 GW; Công suất lắp mới năng
lượng gió đạt 250 GW; Công suất lắp mới năng lượng mặt trời đạt 150
GW; Sinh khối đạt 30 GW và năm 2020.
3.1.2.2. Vạch ra chiến lược
Kế hoạch năm năm 11, 12;
Luật Năng lượng tái tạo (2005) và sửa đổi (2009)
3.1.2.3. Vạch ra các biện pháp thực hiện
Cơ chế phát triển xanh (CDM); Danh mục tiêu chuẩn năng lượng tái tạo
(RPS); Hỗ trợ nối lưới; Thuế trợ cấp (FiT); Hướng dẫn tín dụng xanh (hỗ
trợ cho vay); Hoàn và giảm thuế VAT; Miễn giảm thuế; Trợ cấp vốn; Quỹ
năng lượng tái tạo.
13
3.1.2.4. Tổ chức thực thi
Hình 3.1: Cơ chế quản trị trong lĩnh vực năng lượng Trung Quốc
(Nguồn: Tsang, S., & Kolk, A. (2010). The Evolution of Chinese Policies
and Governance Structures on Environment, Energy and Climate.
Environmental Policy and Governance.)
3.1.2.5. Tổng kết, đánh giá
Trung Quốc đã thiết lập các yếu tố quan trọng ngay từ ban đầu đảm bảo
hỗ trợ năng lượng tái tạo thành công dài hạn bằng khung chính sách năng
lượng tái tạo toàn diện: Thứ nhất, luật năng lượng tái tạo (2005) và sửa đổi
(2009) đã luất hóa năng lượng tái tạo; Thứ hai, luật năng lượng tái tạo và
các FYP cung cấp hướng dẫn cho việc hỗ trợ năng lượng tái tạo; Thứ ba,
Các công ty sản
xuất năng lượng
Các công ty
lưới điện
(Truyền tải và
phân phối)
Ủy ban cải
cách và
phát triển
tỉnh
Sở quản lý
giá
Ủy ban Quản trị
và giám sát tài
sản nhà nước
của tỉnh
Tỉnh / Khu tự
trị / Chính
quyền đô thị
Cấp Tỉnh
Hội đồng
nhà nước
Đại hội quốc dân
toàn quốc
Ủy ban cải
cách và
phát triển
quốc gia
Ủy ban
năng lượng
quốc gia
Cục quản lý
năng lượng
quốc gia
Ủy ban Quản trị
và giám sát tài
sản nhà nước
Cấp Trung Ương
14
Trung Quốc có một danh mục lớn các công cụ chính sách khác nhau để
thúc đẩy năng lượng tái tạo; Thứ tư, Chính phủ Trung Quốc cung cấp ưu
đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào R&D nhằm tăng cường cạnh tranh
quốc tế.
Trung Quốc đã trở thành một nhà lãnh đạo thế giới về năng lượng tái tạo,
đặc biệt là năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện. Trung Quốc
đứng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trên toàn cầu về đầu tư, sản
xuất, công suất lắp đặt. Trung Quốc đã đầu tư 83 tỷ USD trong năng lượng
tái tạo vào năm 2014 và nước này chi 1,8 nghìn CNY (294 tỷ USD) trong
năm năm từ 2010 đến 2015 trong việc phát triển năng lượng tái tạo.
Mặc dù gặt hái nhiều thành công, nhưng chính sách năng lượng tái tạo
của Trung Quốc gặp phải một số vấn đề hạn chế, nhất là trong bước thực
thi chính sách: Mục tiêu RPS không được tuân thủ và hoàn thành; Bất cập
trong triển khai thuế trợ cấp (FiT); Lưới điện không theo kịp sự phát triển
của năng lượng tái tạo; Thiếu hụt công nghệ và nhân lực ; Đầu tư quá mức
trong sản xuất PV và năng lượng sinh khối; Thiếu nhà cung cấp tài chính
chuyên nghiệp; Sản xuất thiết bị PV gây ô nhiễm môi trường; Độc quyền
thị trường trên thị trường phát điện và truyền tải; Bất đồng lợi ích giữa
trung ương và địa phương trong phát triển năng lượng tái tao
3.2. Thực trạng chính sách năng lượng tái tạo của Ấn Độ
3.2.1. Bối cảnh năng lượng Ấn Độ
Ấn Độ có dân số lớn thứ hai trên thế giới, đang đối mặt với những
thách thức năng lượng cần một lượng lớn công suất điện mới rất cần thiết
để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng nhanh chóng trong nước. Tiêu thụ
năng lượng của Ấn Độ hiện nay lại chủ yếu dựa vào nhiên liệu nhập khẩu.
Với tốc độ tăng trưởng 5% trong sản xuất trong nước, tất cả các nguồn tài
nguyên than hiện tại của Ấn Độ sẽ bị cạn kiệt trong khoảng 45 năm nữa.
Ấn Độ là nước đứng thứ tư về phát thải nhà kính trên cơ sở tổng lượng
phát thải hàng năm, phát ra hơn 5% lượng khí thải CO2 toàn cầu.
15
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách năng lượng tái tạo Ấn Độ
Quan điểm phát triển: Ngày 30 tháng 6 năm 2008, Ấn Độ công bố và
đưa ra Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu (NAPCC). Kế
hoạch hành động đưa ra các hướng dẫn theo nguyên tắc phát triển bền
vững, căn chỉnh các môi trường và các mục tiêu kinh tế. Chính phủ Ấn Độ
trong tháng 11 năm 2009 cam kết tự nguyện giảm mức cường độ phát thải
trong nước từ 20-25% vào 2020. Trong FYP 12 (2012-2017) cũng tập
trung vào việc đạt được một carbon thấp tăng trưởng toàn diện. Tại phiên
khai mạc COP21, Ấn Độ tuyên bố sẽ cắt giảm đáng kể lượng khí thải
carbon và sử dụng 40% năng lượng phi hóa thạch, thông qua việc mở rộng
năng lượng tái tạo.
Nhận thức: Ấn Độ cho rằng phát triển năng lượng tái tạo mang tới
nhưng lợi ích sau: Năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch; An ninh
năng lượng; Giảm phát thải và bảo vệ môi trường; Tăng tiếp cận năng
lượng hiện đại cho người dân; Động lực phát triển kinh tế mới
Tiềm năng tự nhiên: Ấn độ là quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo
đa dạng và phong phú bao gồm: Thủy điện nhỏ 19.749 GW; Điện sinh
khối 25 GW; Địa nhiệt 10 GW; Thủy chiều 8-9 GW; Gió 102.772 GW;
Mặt trời 5.000.000 GW.
Trình độ khoa học công nghệ và sản xuất trong nước: Trong khi
ngành năng lượng gió ở Ấn Độ được coi là khá hoàn thiện, đứng vị trí thứ
6 trong sản xuất tuabin gió trên toàn cầu, ngành công nghiệp năng lượng
mặt trời vẫn đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, có nhiều khoảng
trống công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo như thiết kế
và chế tạo các thiết bị khí hóa sinh khối, lắp đặt và vận hành các nhà máy
sinh khối quy mô lớn, lập kế hoạch và quản lý thực vật sinh khối nguyên
liệu, kỹ năng thiết kế để phù hợp với tốc độ gió và công suất tua bin
Kinh tế và đầu tư: Nền kinh tế của Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ sáu
trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa và lớn thứ ba của sức mua tương
16
đương (PPP). Để phát triển năng lượng tái tạo, Ủy Ban Dự toán, ngày 28
Tháng 12 năm 2011, đề nghị ngân sách dành cho MNRE tăng lên 1% tổng
ngân sách nhằm đầu tư phát triển năng lượng mới và tái tạo.
3.2.3. Phân tích chính sách năng lượng tái tạo của Ấn Độ
3.2.2.1. Thiết lập các mục tiêu năng lượng tái tạo
Hình 3.2: Các mục tiêu năng lượng tái tạo của Ấn Độ
(Nguồn: Kumar, S. (2012). Initiatives of Govt. of India For Providing
Electricity to Rural Areas. New Delhi.)
3.2.2.2. Vạch ra chiến lược
Luật Điện lực năm 2003; Kế hoạch chiến lược cho ngành năng lượng
mới và tái tạo giai đoạn 2011-2017; Kế hoạch hành động quốc gia về biến
đổi khí hậu (NAPCC); Chính sách điện khí hóa nông thôn Quốc gia.
3.2.2.3. Vạch ra các biện pháp thực hiện
Chính sách điện Quốc gia (NEP); Cơ chế nghĩa vụ mua tái tạo (RPO)
và giấy chứng nhận năng lượng tái tạo (REC); Chính sách quốc gia về
nhiên liệu sinh học; Thuế trợ cấp (FiT); Khuyến khích sản xuất (GBI);
Khấu hao nhanh (AD); Thuế than cho Quỹ năng lượng sạch.
17
3.2.2.4. Tổ chức thực thi
Hình 3.3: Cơ chế quản trị trong lĩnh vực năng lượng Ấn Độ
(Nguồn: Krithika, P. R., & Mahajan, S. (2014). Governance of renewable
energy in India: Issues and challenges.)
3.2.2.5. Tổng kết, đánh giá
Ấn Độ đã có chính sách năng lượng tái tạo và một chiến lược toàn diện
ngay từ ban đầu đảm bảo hỗ trợ năng lượng tái tạo dài hạn thành công:
• Thứ nhất, Chính phủ Ấn Độ đã luật hóa phát triển năng lượng tái
tạo;
• Thứ hai, Ấn Độ đã xây dựng khung chính sách và sử dụng đa dạng
công cụ chính sách khác nhau.
Theo một báo cáo năm 2013 của Ernst & Young, Ấn Độ đứng thứ 9 về
tổng thể năng lượng tái tạo và là nước có chỉ số hấp dẫn thứ 3 về chỉ số
Ủy ban
kế
hoạch
Sản xuất điện
1. Tập đoàn nhiệt điện quốc
gia
2. Tập đoàn thủy điện quốc
gia
3. Công ty điện lực Đông
Bắc
4. Tập đoàn điện nông thôn
Các chức năng phụ
1. Tập đoàn lưới điện quốc
gia Ấn Độ (Truyền tải và
quản lý lưới)
2. Công ty TNHH tài chính
điện lực (cho vay)
3. Trung tâm điện lực ủy
quyền (hoạch định triển
vọng)
Bộ tài chính
(Giám sát ngân
sách)
Bộ điện lực
(Chịu trách nhiệm các vấn đề sản
xuất điện, quản lý lưới thông qua
các công ty dịch vụ công)
Bộ năng lượng mới và tái tạo
(Chịu trách nhiệm phát triển và
triển khai các công nghệ năng
lượng tái tạo)
Cấp
Trung
ương
Chính
quyền
bang
Phòng năng lượng
bang
(ban hàng các luật và
chính sách khuyến
khích, quản lý lưới và
hỗ trợ )
Hội đồng điện
lực bang
(Sản xuất,
truyền tải và
phân phối )
Cơ quan đầu mối bang
(Chịu trách nhiệm trợ giúp
kỹ thuật và tài chính)
Cấp
bang
18
năng lượng mặt trời. Theo MNRE, công suất lắp đặt năng lượng tái tạo từ
các nguồn phi truyền thống đã tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng
năm là 24,69% trong thời gian 10 năm qua.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế không đánh giá chính
sách năng lượng tái tạo của Ấn Độ là thực thi có hiệu quả:
• Mức độ tuân thủ và hoàn thành RPO thấp;
• Cơ sở hạ tầng nối lưới điện không đảm bảo;
• Thiếu cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về năng lượng tái tạo;
• Thiếu nguồn tài chính hỗ trợ năng lượng tái tạo;
• Tính minh bạch trong giải ngân quỹ môi trường;
• Các tác động tiêu cực tới xã hội và môi trường
19
CHƯƠNG 4:CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA
VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TỪ TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ
4.1. Chính sách năng lượng tái tạo của Việt Nam
4.1.1. Bối cảnh năng lượng
Chính phủ Việt Nam đã sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch dồi dào
của mình để phát triển kinh tế. Việc chỉ tập trung vào phát triển năng lượng
hóa thạch càng làm trầm trọng hơn vấn đề phát thải, ô nhiễm môi trường
và biến đổi khí hậu của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
năm 2010, Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão và những trận lũ lớn xảy ra
liên tiếp gây thiệt hại nặng nề, với tổng giá trị thiệt hại khoảng 11,7 nghìn
tỷ đồng; năm 2013 lên tới gần 30 nghìn tỷ đồng; và chỉ tính riêng tháng 11
năm 2015, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính khoảng 5,3
nghìn tỷ đồng.
4.1.2. Các nhân yếu tố hưởng tới chính sách năng lượng tái tạo Việt
Nam
Quan điểm phát triển: Từ Đại hội Đảng VIII (tháng 6 năm 1996),Việt
Nam tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam năm 2004 xác định, thực hiện chiến lược
"công nghiệp hóa sạch" là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển
công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên
tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công
nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”.
Nhận thức: Phát triển năng lượng tái tạo trong việc mang lại những lợi
ích cho Việt Nam hiện nay bao gồm: Đáp ứng kịp nhu cầu năng lượng của
xã hội; tăng sự đa dạng trong cung cấp năng lượng; Giảm sự phụ thuộc vào
nhiên liệu hóa thạch và năng lượng nhập khẩu, tăng cường an ninh năng
lượng; Giảm chi phí đầu tư hạ tầng lưới điện vùng sâu, vùng xa; Giảm phát
thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu, sự nóng
20
lên của trái đất và phát thải khí CO2 ... đáp ứng mục tiêu phát triển bền
vững đất nước; Tạo thêm cơ hội, việc làm mới cho nhiều lực lượng lao
động trong xã hội.
Tiềm năng tự nhiên: Theo các chuyên gia và nhà đầu tư đánh giá Việt
Nam là một trong những quốc gia có nhiều thuận lợi nhất trong khu vực để
phát triển nguồn năng lượng tái tạo: Tiềm năng năng lượng mặt trời
khoảng 43,9 triệu tấn dầu qui đổi/năm; năng lượng gió có thể đạt công suất
phát điện khoảng 800-1.400 kwh/m2/năm trên đất liền, từ 500-1.000
kwh/m2/năm; tiềm năng của thủy điện nhỏ khoảng 4.000 MW mỗi năm;
năng lượng sinh khối quy đổi cũng vào khoảng 43-46 triệu tấn dầu trong
đó 60% đến từ các phế phẩm gỗ và 4% đến từ phế phẩm nông nghiệp.
Trình độ khoa học công nghệ và sản xuất trong nước: Trình độ công
nghệ năng lượng tái tạo của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, các dạng
công nghệ vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu lý thuyết, thử nghiệm và
chưa thể thương mại hóa. Ngành thiết bị năng lượng tái tạo trong nước mới
dừng lại ở gia công lắp ráp và chế tạo các thiết bị đơn giản. Phần lớn các
thiết bị lớn và công nghệ cao phải nhập khẩu khiến Việt Nam không thể
chủ động và năng lượng tái tạo trở lên đắt đỏ.
Kinh tế và đầu tư: Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông
Nam Á trong số 11 quốc gia Đông Nam Á; GDP năm 2015 là 198,8 tỷ
USD. Trong năm 2015, Việt Nam với mức lãi suất và lạm phát ổn định ở
mức là 5,75 % và 2,05% tạo môi trường ổn định cho thu hút đầu đầu tư
trong và ngoài nước. Nguồn đầu tư vào năng lượng tái tạo được gộp vào
trong QHĐ VII, Việt Nam cam kết đầu 48 tỷ USD cho ngành điện đến năm
2020, 123,8 tỷ USD cho ngành điện đến năm 2030.
4.1.2. Chính sách năng lượng tái tạo của Việt Nam
4.1.4.1.Thiết lập các mục tiêu năng lượng tái tạo
Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 đề ra các mục tiêu cho việc sử dụng các loại nguồn
21
năng lượng tái tạo như sau: Tổng năng lượng tái tạo sản xuất (triệu TOE)
đạt 138 TOE; Điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo đạt 452 tỷ kWh
tương đương 44& và 45% và năm 2050.
4.1.4.2. Chiến lược thực hiện
Luật điện lực năm 2004; Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia giai
đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 (QHĐ VII); Chiến lược phát triển năng
lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
4.1.4.3. Các biện pháp thực hiện chiến lược
Các công cụ chính sách được sử dụng: Cơ chế phát triển sạch (CDM);
Chính sách giá và bảo đảm đầu tư; Tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo
(RPS); Hỗ trợ nối lưới; Cơ chế thanh toán bù trừ (Net Metering); Miễn
giảm thuế; Thuế trợ cấp (FiT); Thuế bảo vệ môi trường.
4.1.4.4. Thực thi
Hình 4.4: Cơ cấu quản lý nhà nước về Năng lượng tái tạo
Nguồn: Phạm Khánh Nam, Nguyễn Anh Quân, Quan Minh, Quốc Bình.
(2012) “Investment Incentives for Renewable Energy in Southeast Asia: Case
study of Viet Nam”.
Cục điều tiết điện
lực Việt Nam
Sơ Công thương
tỉnh
Tổng cục năng
lượng
Bộ Công thương Bộ Tài chính
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tập đoàn điện lực
Việt Nam
Viện năng lượng Vụ năng lượng
mới và tái tạo
Thủ tướng chính phủ
22
4.1.4.5. Đánh giá
Việt Nam đã xác định mục tiêu cho năng lượng tái tạo bằng cách thiết
lập mục tiêu dài hạn cho cả về mức năng lượng sản xuất và bổ sung công
suất lắp đặt. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, Việt Nam xây dựng
chiến lược phát triển và các công cụ chính sách thích hợp, cả hai bước này
các bên liên quan và học giả đánh giá Chính phủ vẫn chưa hoàn thiện
được. Trong khi có những luật khác nhau để thúc đẩy năng lượng thủy điện
và một số quy định nhỏ cho công nghệ năng lượng gió, không có khái
niệm chiến lược hay chính sách cho phép một sự hỗ trợ hiệu quả của công
nghệ năng lượng tái tạo khác. Việt Nam vẫn đặt nặng tầm quan trọng vào
việc thúc đẩy các nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là sản xuất điện khí.
Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu, chính sách năng lượng tái tạo của
Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế chủ yếu sau: Khung chính sách chưa
hoàn thiện; Giá điện thấp; Năng lượng truyền thống chiếm ưu thế và độc
quyền; Khó khăn trong tiếp cận thị trường tiêu thụ; Khó khăn tiếp cận
nguồn tài chính; Thiếu hụt công nghệ và sản xuất trong nước chưa phát
triển; Tác động môi trường và xã hội.
4.2. So sánh chính sách năng lượng tái tạo của Việt Nam, Trung
Quốc và Ấn Độ
Từ các nguồn thông tin trong việc xác định các điều kiện cho việc thúc
đẩy thành công của năng lượng tái tạo của Việt Nam, Trung Quốc và Ấn
độ là một cấu trúc dữ liệu rất phức tạp, nhiều luật, chính sách, chương
trình, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Sử dụng phương pháp Chu trình
thiết kế chính sách đã trình bày ở mục 2.2.1, cấu trúc các dữ liệu chính
sách năng lượng tái tạo của 3 nước theo các nhóm để cô lập thông tin để so
sánh rút ra bài học kinh nghiệm theo các nhóm:
• Sự hoàn thiện của các khuôn khổ chính sách
• Mức độ thành công trong việc thực hiện
• Mức độ thành công trong tài chính
23
• Hiện trạng của mạng lưới điện
Các rào cản tiềm năng
4.3. Một số giải pháp tăng cường chính sách năng lượng tái tạo của
Việt Nam
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra các mục tiêu năng lượng tái
tạo là tham vọng hơn cả về sản xuất và lắp đặt thêm công suất.
Thứ hai, Chính phủ Việt Nam phải thành lập một cơ quan chuyên trách
phát triển năng lượng tái tạo.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam xem xét sử dụng và điều chỉnh linh hoạt
các công cụ chính sách.
Thứ tư, Nhà nước cần tăng cường đầu tư vào R&D và phát triển các nhà
sản xuất các thiết bị năng lượng tái tạo trong nước.
Thứ năm, tăng cường hỗ trợ nối lưới quốc gia
Thứ sáu, Chính phủ cần phải xây dựng cơ chế liên kết phối hợp giữa
các bộ ngành và địa phương.
Thứ bảy, sử lý hài hòa lợi ích các bên khi xây dựng các dự án năng
lượng tái tạo có tác động lớn đến môi trường và xã hội của địa phương.
Thứ tám, Chính phủ, các chính quyền và các cơ quan liên quan địa
phương cần tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức
lợi ích và sử dụng năng lượng tái tạo.
24
KẾT LUẬN
Việc sử dụng và khai thác các nguồn năng lượng truyền thống (nhất là
năng lượng hóa thạch) đã gây ra biến đổi khí hậu, ô nhiễm tăng cao, suy
giảm an ninh năng lượng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và các cuộc xung
đột đều liên quan đến nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của con người. Tại
Việt Nam, phát triển xanh, bền vững là một chủ trương quan trọng của
Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đất nước
trong giai đoạn hiện nay. Việc phát triển của năng lượng tái tạo tại các
nước nghiên cứu cho thấy năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam giải quyết
các thách thức môi của sử dụng năng lượng truyền thống và cơ hội phát
triển kinh tế mới. Bài học kinh nghiệm thành công và và thất bại của Trung
Quốc và Ấn Độ (có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và xã hội với Việt
Nam) trong xây dựng và thực thi chính sách năng lượng tái tạo của từ là rất
hữu ích cho Việt Nam.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát
mục tiêu nghiên cứu, luận án đã hoàn thành được một số nhiệm vụ cơ bản
sau:
1. Luận án đã khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài trên các nội dung về năng lượng tái tạo và chính sách
năng lượng tái tạo.
2. Luận án làm sáng tỏ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về năng lượng tái tạo và chính sách năng lượng tái tạo.
3. Luận án phân tích bối cảnh năng lượng, các yếu tố ảnh hưởng,
thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ về
chính sách năng lượng tái tạo.
4. Luận án phân tích bối cảnh năng lượng, các yếu tố ảnh hưởng và
thực trạng chính sách năng lượng tái tạo của Việt Nam, so sánh với Trung
Quốc và Ấn Độ để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho
Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_chinh_sach_nang_luong_tai_tao_cua_mot_so_nuo.pdf
- Tomtat_Eng_NguyenHungCuong.pdf