[Tóm tắt] Luận án Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam

Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, thể hiện quan điểm thẩm mĩ của tác giả dân gian. Đó là, thời gian kì ảo tương ứng với sự biến hóa thần kì, sự đổi đời kì diệu của nhân vật kết hôn; đó còn là, không gian rộng mở và đa dạng mang đậm dấu ấn văn hóa, phong tục của các vùng miền khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Yếu tố nghệ thuật thần kì được thể hiện qua các hình thức biến hóa của nhân vật kết hôn, một mặt phản ánh trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, mặt khác mang một ý nghĩa gần gũi với tín ngưỡng vật linh cổ xưa. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, đặc biệt còn sử dụng những yếu tố trợ giúp (không thần kì) - là các vật dụng thông thường, nhưng có tác dụng màu nhiệm giống như những trợ thủ thần kì, phản ánh óc thực tiễn và bài học về kinh nghiệm sống của các tác giả dân gian. Hai motif hạt nhân có ý nghĩa quan trọng là motif trút lốt và motif tranh đoạt hôn nhân - trong đó, một motif chứa đựng những vấn đề phong tục có nguồn gốc cổ xưa, mang ý nghĩa dân tộc học và một motif chứa đựng vấn đề đấu tranh xã hội, mang ý nghĩa xã hội học - đã xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân, thể hiện nhận thức luận của tác giả dân gian về tiến trình và ý nghĩa của các hình thức hôn nhân trong lịch sử

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƢƠNG NGUYỆT VÂN CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN VÀ SỰ PHẢN ÁNH PHONG TỤC HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62 22 25 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUẾ HÀ NỘI, 2016 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Viện Hàn Lâm Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Huế Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Mạnh Nhị Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Đức Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Lai Thúy Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Truyện cổ tích luôn hướng đến những con người nhỏ bé trong xã hội xưa với cái nhìn nhân văn cao cả, đồng thời sở hữu một thế giới nghệ thuật độc đáo - “thế giới cổ tích”... Khảo sát truyện cổ tích, chúng ta sẽ hiểu được truyền thống tốt đẹp, trở thành hồn cốt của mỗi dân tộc, cùng khả năng sáng tạo diệu kì của người lao động. 1.2. Hôn nhân là một trong những dấu hiệu thể hiện cuộc sống cao đẹp của con người. Không những thế, nó còn mang đầy đủ những dấu chỉ văn hóa trong bước đường phát triển của con người, mỗi dân tộc, mỗi tộc người. Truyện cổ tích là thể loại phản ánh đầy đủ nhất, rõ nét nhất không chỉ những bước tiến bộ trong hôn nhân của con người, mà còn là những khát vọng cháy bỏng của người lao động về tình yêu, về hôn nhân tự do, về công lí, về những phẩm chất tốt đẹp của con người. 1.3. Là người đang giảng dạy chuyên ngành Văn học dân gian ở trường Đại học, việc tiếp cận một chủ đề đặc sắc, thú vị trong kho tàng cổ tích của dân tộc không đơn thuần là một hoạt động khoa học thuần túy, mà còn là cách tự nâng cao năng lực nghiên cứu, trau dồi kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam làm vấn đề nghiên cứu cho luận án của mình, với mong muốn khám phá và tìm hiểu sâu sắc về bản chất thể loại, làm rõ sự phản ánh phong tục hôn nhân truyền thống của các dân tộc Việt Nam qua truyện cổ tích. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Trên cơ sở tư liệu đã công bố trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, tập hợp toàn bộ hệ thống truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân; nhận diện, khảo sát các dạng thức cơ bản của nó , cũng như các phong tục/thiết chế hôn nhân trong đời sống của người xưa và trong “thế giới cổ tích”. 2 2.2. Nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích ở cả nội dung phản ánh và các phương thức nghệ thuật, nhằm phát lộ những lớp văn hóa ẩn chứa trong đó qua những đặc trưng thể/tiểu loại của truyện cổ tích. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Khảo sát 77 tập truyện kể dân gian, với số lượng truyện lên tới hàng ngàn đơn vị, chúng tôi đã tìm ra được 616 truyện thuộc chủ đề hôn nhân. 3.2. Chúng tôi lựa chọn những truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, trong đó gồm cả những truyện liên quan tới quan hệ hôn nhân và phản ánh phong tục hôn nhân làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu của mình. 3.3. Luận án sẽ đề cập đến phong tục hôn nhân chứa đựng và được phản ánh qua truyện cổ tích. Từ đó, hướng đến làm rõ mối quan hệ giữa truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân với phong tục hôn nhân trong đời sống văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận: Chúng tôi tiếp cận đối tượng đối tượng nghiên cứu dưới góc độ của khoa nghiên cứu văn học dân gian, tức là nghiên cứu truyện cổ tích với các qui phạm của khoa nghiên cứu văn học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận án, chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh - loại hình; phương pháp điều tra, điền dã. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, tập hợp, hệ thống hóa và nghiên cứu chuyên sâu hệ thống truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân của các dân tộc Việt Nam. 5.2. Luận án đã khảo sát, phân loại những dạng thức cơ bản của các hình thức hôn nhân, chỉ ra những lớp văn hóa ẩn chìm trong các phong tục liên quan đến hôn nhân, lí giải một số vấn đề về mối quan hệ giữa truyện cổ tích với phong tục trong hiện thực đời sống các dân tộc Việt Nam và trong “thế giới cổ tích”. 3 5.3. Luận án đã nhận diện, phân tích những đặc điểm nghệ thuật độc đáo mà tác giả dân gian đã sử dụng một cách hữu hiệu để phản ánh ước mơ trong hôn nhân, trong các phong tục, tập quán đã ăn sâu vào đời sống hôn nhân của các dân tộc Việt Nam. Luận án cũng chỉ ra tài năng sáng tạo của tác giả dân gian trong việc sử dụng yếu tố thần kì, yếu tố trợ giúp, nhằm phản ánh ước mơ lãng mạn về hôn nhân, khắc sâu những phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong hôn nhân và gia đình. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lí luận, qua kết quả nghiên cứu, luận án khẳng định hướng tiếp cận truyện cổ tích với tư cách là những sáng tác ngôn từ; đồng thời, không loại trừ việc sử dụng các tri thức dân tộc học, văn hóa tộc người khi lí giải, phân tích các dạng thức cơ bản của hình thức hôn nhân và các phong tục, tập quán liên quan đến nó. 6.2. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức hôn nhân đa dạng, phong phú của các tộc người trên đất nước Việt Nam. Sự đa dạng, phong phú này vẫn tạo nên tính thống nhất cao. Đó là ý nghĩa nhân văn trong phong tục hôn nhân của các cư dân trên đất nước ta. Truyện cổ tích phản ánh ước mơ và nhận thức nhiều mặt của của người dân xưa, trong đó có ước mơ về cuộc sống lứa đôi chung thủy, tốt đẹp trong một xã hội thanh bình, no ấm. Đó là những gợi ý tích cực cho xã hội đương đại, khi mà vòng xoáy của cơn lốc thị trường đã làm tan vỡ hoặc rạn nứt không ít mái ấm hạnh phúc gia đình. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án được cấu trúc làm bốn chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài. Chƣơng 2: Nhận diện chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Chƣơng 3: Sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Chƣơng 4: Một số phương diện nghệ thuật của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu chủ đề hôn nhân và phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích Năm 1972, các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn Văn học dân gian khi tìm hiểu về truyện kể dân gian đã khẳng định: Truyện Trầu Cau, Tô Thị Vọng phu ngày nay đã trở thành truyện cổ tích, nhưng cốt lõi của chúng vốn là thần thoại. Năm 1974, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong công trình Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam cũng quan tâm đến chủ đề hôn nhân với việc phản ánh xung đột giữa hai hình thái hôn nhân: một thuộc chế độ quần hôn (anh em lấy chung một vợ) thời mẫu hệ và một thuộc chế độ hôn nhân và gia đình lứa đôi thời phụ hệ. Năm 1983 trên Tạp chí Văn học, số 5, tác giả Đặng Thái Thuyên với bài viết Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kì Mường đã xuất phát từ hướng nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong không gian xã hội người Mường. Năm 1984, tác giả Tăng Kim Ngân trong bài viết Qua tục ăn trầu và truyện Trầu Cau của người Việt, bàn về mối quan hệ anh - em, vợ - chồng, đã căn cứ vào những dị bản về truyện Trầu Cau để so sánh, đối chiếu, tìm sự giống nhau của các motif và type truyện trong các dị bản với mong muốn bước đầu lí giải những vấn đề dân tộc học, vấn đề xã hội hội học trong các cốt truyện. Năm 1992, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, tác giả Nguyễn Thục Hiền có bài viết Truyện Trầu Cau phản ánh chế độ quần hôn?. Năm 1997, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, tác giả Nguyễn Thị Huế với bài viết Chủ đề thử tài để kết hôn - sự biến đổi từ phong tục dân tộc học đến motif truyện cổ tích thần kì đã đi sâu phân tích motif thử thách qua chủ đề thử tài để kết hôn trong kết cấu hình tượng nhân vật xấu xí mà tài ba. Năm 1998 trong công trình Bình giảng truyện dân gian, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã nhấn mạnh hai vấn đề đặc biệt quan trọng của truyện Trầu Cau. Năm 1998, tác giả Đông Phong với công trình Về nguồn văn hoá cổ truyền Việt Nam đã tìm hiểu, nghiên cứu và sắp xếp truyện Sự tích Đầu Rau vào nhóm các câu chuyện về 5 chủ đề hôn nhân và gia đình. Năm 1999, các tác giả Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế trong cuốn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam đã đưa ra nhận xét: “Trầu Cau, cùng với Đá Vọng phu, Sao Hôm sao Mai, Ông Đầu Rau là những truyện nảy sinh trên cơ sở lịch sử xã hội của giai đoạn quá độ từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ”. Năm 2001, trên Tạp chí Văn học, số 4, tác giả Kiều Thu Hoạch có bài nghiên cứu So sánh típ truyện Trầu Cau ở Trung Quốc với típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Campuchia - bàn về tục ăn trầu và văn hoá quyển trầu cau ở Đông Nam Á. Bên cạnh các công trình của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi còn tiếp cận với những luận văn, luận án có vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài này như: Tác giả Nguyễn Thị Kim Huế với luận văn Thạc sĩ với đề tài Kiểu truyện về đề tài hôn nhân “người - rắn” trong kho tàng truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam; tác giả Mai Thu Hương với đề tài Khảo sát một số nhóm truyện về đề tài tình yêu, hôn nhân trong truyện cổ tích dân tộc Thái; tác giả Nguyễn Việt Hùng với đề tài luận văn Thạc sĩ Sự tích Vọng phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam; tác giả Đặng Thị Thu Hà với đề tài Kiểu truyện Người lấy vật và sự phản ánh chủ đề phong tục trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam; tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà với đề tài luận văn Thạc sĩ Kiểu truyện hôn nhân anh em ruột trong kho tàng truyện kể dân gian các dân tộc Việt Nam; tác giả Hoàng Thị Thanh Trọng với Kiểu truyện về đề tài hôn nhân “giàu - nghèo” trong kho tàng truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi chọn đề tài khoa học Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam làm đề tài luận án của mình. 1.2. Cơ ở lí thuyết của đề tài 1.2.1. Một số vấn đề về ện ổ 1.2.1.1. Khái niệm truyện cổ tích và thời kì ra đời truyện cổ tích Trên cơ sở rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyện cổ tích của các nhà nghiên cứu, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm truyện cổ tích gồm mấy vấn đề như sau: Thứ nhất, truyện cổ tích manh nha từ xã hội nguyên thủy và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến; thứ hai, về nội dung 6 truyện cổ tích hướng đến mối quan hệ giữa con người trong gia đình và ngoài xã hội, nó phản ánh những mâu thuẫn của xã hội; đề cao những con người nhỏ bé, tầm thường nhất trong xã hội; ca ngợi tình cảm đạo đức của con người trong tính nhân văn cao nhất; trình bày những mơ ước, khát vọng của người dân; thứ ba, về nghệ thuật, truyện cổ tích được đan dệt bởi các motif, nó có kết cấu cốt truyện, yếu tố thần kì, không gian và thời gian nghệ thuật đặc trưng; thứ tư, về sự tiếp nhận, truyện cổ tích là loại truyện được người dân yêu thích nhất so với các thể loại tự sự dân gian khác, nó ăn sâu trong tâm thức người dân từ bao đời nay. Trên cơ sở xác định nội hàm khái niệm truyện cổ tích đã gợi mở về thời kì lịch sử ra đời của thể loại này. Đó là thời kì chế độ công xã nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp, có nhà nước bắt đầu hình thành, nên trong lòng xã hội xuất hiện những giai cấp mới, tầng lớp mới và đi kèm với đó là những mâu thuẫn, xung đột. 1.2.1.2. Vấn đề phân loại truyện cổ tích Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu truyện cổ tích trong và ngoài nước đều tương đối thống nhất trong việc phân thể loại truyện cổ tích thành ba tiểu loại chính, đó là: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì và truyện cổ cổ tích sinh hoạt. Từ kết quả khảo sát và cách phân chia thể loại truyện cổ tích kể trên chúng tôi nhận thấy, truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân được đặt ra nghiên cứu trong luận án thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt. 1.2.1.3. Chủ đề truyện cổ tích Chủ đề chính của truyện cổ tích phản ánh những chuyển biến xã hội ngay trong lòng nó. Chủ đề nổi bật của truyện cổ tích là phản ánh mâu thuẫn, đấu tranh xã hội. Một chủ đề khác của truyện cổ tích là sự ngợi ca của tác giả dân gian hướng vào phần lớn dân chúng, đó là những người bình thường, nghèo khó, cùng cực nhưng có lòng hiếu thảo, lại vô cùng thông minh, nhanh trí, trọng nghĩa trọng tình, họ giám đấu tranh cho sự công bằng. Hôn nhân cũng là một trong những chủ đề tiêu biểu và đặc sắc được truyện cổ tích quan tâm, lí giải. 7 1.2.2. Khái niệm motif Trên cơ sở khảo sát các định nghĩa motif và các ứng dụng motif trong việc giải mã truyện kể dân gian, chúng tôi nhận thấy, có mấy vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, motif là những khuôn, dạng, mẫu hoặc kiểu hành động, chức năng nhân vật trong truyện cổ tích; thứ hai, motif là yếu tố quan trọng thuộc kết cấu tác phẩm truyện cổ tích, hình thành trước khi tác giả dân gian bắt tay vào sáng tác; thứ ba, motif mang tính kí hiệu. Tức là, trong mỗi motif có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt; thứ tư, motif có tính độc đáo, đặc trưng khiến người dọc dễ ấn tượng về nó; thứ năm, motif thường có tính chung và tính riêng. 1.2.3. Phong tục và phong tục hôn nhân Từ việc tìm hiểu các định nghĩa về phong tục của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, có hai vấn đề nổi bật thuộc về nội hàm khái niệm phong tục như sau: Thứ nhất, phong tục là thói quen đã ăn sâu vào tâm thức và hành vi của cộng đồng; thứ hai, phong tục tồn tại một cách phổ biến trong đời sống của người dân. Phong tục hôn nhân là những thói quen tồn tại một cách phổ biến trong các nghi lễ trong cưới xin, như tục ăn trầu, dạm vợ, thách cưới, ăn hỏi, đám cưới, ở rể, kén rể, kiêng kị 1.2.4. Mối quan hệ giữa truyện cổ tích và phong tục Truyện cổ tích và phong tục, tập quán có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phong tục, tập quán là cơ sở, nguồn gốc ra đời các truyện cổ tích; còn truyện cổ tích đã góp phần phản ánh phong tục, tập quán một cách sinh động nhất. Có thể nói, mối quan hệ giữa truyện cổ tích và phong tục là mối quan hệ mang tính biện chứng. Nghiên cứu truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân, chúng tôi quan niệm phong tục hôn nhân là cơ sở ra đời truyện cổ tích về chủ đề này, mặt khác chính truyện cổ tích cũng đã phản ánh một cách chân thực phong tục hôn nhân của các dân tộc Việt Nam, vì thế trong truyện cổ tích còn lưu lại những dấu tích của nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống của các cộng đồng cư dân. Tiểu kết chƣơng 1 Thực hiện đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, chúng tôi đã tìm hiểu lịch 8 sử nghiên cứu chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân để có cái nhìn bao quát và hệ thống về vấn đề sẽ được tiếp tục triển khai trong luận án. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tập trung làm rõ cơ sở lí thuyết của đề tài. Điều này giúp cho luận án được triển khai một cách nhất quán về thể loại tự sự dân gian này. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã trình bày cách hiểu của mình về các khái niệm công cụ. Các khái niệm này sẽ là cơ sở để chúng tôi vận dụng trong từng vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình. Đồng thời, chúng tôi cũng đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa truyện cổ tích và phong tục. Việc xác định được vấn đề này, sẽ góp phần giải mã chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam được thuyết phục hơn. Chƣơng 2 NHẬN DIỆN CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 2.1. Hôn nhân ngƣời - vật n n n n - n n ố ậ 2.1.1.1. Hôn nhân người - người mang lốt động vật Trong truyện cổ tích, nhân vật người lốt động vật chiếm số lượng lớn nhất. Nhân vật tham gia kết hôn cũng rất đa dạng. Trong đó, lốt rắn, rồng, thuồng luồng hay trăn, rùa, cóc, ốc, ếch, cá có số lượng phong phú hơn cả. Các nhân vật người mang lốt động vật xuất hiện chủ yếu trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số. Việc đưa những con vật vào truyện cổ tích với vai trò làm cái lốt cho nhân vật đã phản ánh một cái nhìn nhân ái của con người đối với muôn loài. Đồng thời, cũng bộc lộ ước muốn có được sự hòa hợp giữa con người với thế giới tự nhiên thông qua sự hiện diện của các con vật. . . . . Hôn nhân người - người mang lốt thực vật Hôn nhân người - người mang lốt thực vật hiện chỉ còn tìm thấy ở một số ít các dân tộc với số lượng rất khiêm tốn so với các nhóm truyện khác. Các loại nhân vật mang lốt thực vật gồm có hai loại lốt như sau: lốt cây, lốt hoa, lốt quả. Ở dạng truyện này, đặc biệt là mang lốt cây có thể là một hiện tượng văn 9 hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ cây linh hồn, cây vật tổ, cây vũ trụ và hiện tượng sùng bái cây của con người thời xưa. . . . . Hôn nhân người - người mang lốt đồ vật Nhóm truyện về chủ đề hôn nhân người - người mang lốt đồ vật, các nhân vật là người đẹp xuất hiện phổ biến. Với hình thức hôn nhân người - người mang lốt đồ vật, nhân vật tham gia kết hôn, đặc biệt là với tuyến nhân vật thiện, các tác giả dân gian xưa đã để cho họ ẩn mình trong lốt của các đồ vật vốn rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân lao động. Điều đó cũng ảnh hưởng từ thuyết vật linh. n n n n - n ậ 2.1.2.1. Hôn nhân người - con vật trong tự nhiên Nhân vật người tham gia kết hôn ở đây là những người anh, người chị. Ngoài ra, còn có những cô gái nhà giàu, những cô gái đẹp hoặc một số nhân vật khác. Con vật tham gia kết hôn thường là trăn, khỉ, dê, hổ, lang, chồn, gián đất. Mặc dù, nhân vật là con vật trong tự nhiên lấy được con người làm chồng hay làm vợ, nhưng không hề có sự trút lốt nào sau hôn nhân, nên cuộc hôn nhân đó cuối cùng không thể duy trì. Kết cục của các hôn nhân này đều là sự tan vỡ. Hôn nhân người - con vật là một dạng hôn nhân đặc biệt, chứa đựng màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo đậm nét. . . . . Hôn nhân người - con vật đội lốt người Người tham gia kết hôn trong hình thức hôn nhân này gồm cả nam và nữ. Việc kết hôn cùng một con vật có thể là do bị lừa nhưng cũng có thể là do tự nguyện. Người xưa từ chỗ quan niệm muôn loài có chung một nguồn gốc nên họ cũng có ý tưởng là các con vật có thể biến thành người, khả năng biến hóa giữa người và con vật là có thể trở thành hiện thực. Yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn trong việc lưu truyền, sáng tạo của các tác giả dân gian. 2.2. Hôn nhân ngƣời - tiên 2.2.1. Nhân vậ n n n nữ Trong quan hệ hôn nhân người - tiên, đại đa số các trường hợp nhân vật nam kết hôn cùng tiên nữ. Nhân vật chàng trai trong những truyện kể 10 này thường là những người có xuất thân thấp hèn, họ sinh ra và lớn lên trong những gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, nhưng họ lại được tác giả dân gian xây dựng là những chàng trai có phẩm chất tốt đẹp. Trong các truyện kể, các nàng tiên thuộc thế giới nước thường xuất hiện với lốt của các con vật quen thuộc ở ao hồ, sông ngòi, biển cả như: cá, ếch, cua, ốc, rùa Bên cạnh nhân vật là những nàng tiên mang lốt vật còn có nhiều truyện về các nàng tiên không mang lốt mà là những cô gái xinh đẹp. n ậ n nữ n n Nhóm truyện này chiếm số lượng rất ít. Các chàng trai, cô gái trong nhóm truyện này là những con người khốn khổ, những con người rất đáng thương: nhà nghèo, mồ côi, bị người thân hành hạ hoặc cô đơn, không nơi nương tựa. Sáng tạo nên những câu chuyện về hôn nhân người - tiên, các tác giả dân gian không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức thức thực tại, mà còn nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân. 2.3. Hôn nhân ngƣời - ngƣời n n n n ộc Hôn nhân cùng huyết tộc là hình thức hôn nhân cổ xưa của con người. Đó là hình thức kết hôn giữa những người cùng huyết thống với nhau. Hình thức hôn nhân này xuất hiện trong kiểu truyện hôn nhân anh em ruột. Trong thời đại cổ tích, hôn nhân cùng huyết tộc là vi phạm cấm kị, bị trừng phạt nghiêm khắc. Do vậy, kết thúc truyện, nhân vật chết hoặc ra đi, cái chết gắn liền với sự hóa thân. Đây như là một chi tiết nghệ thuật, tác giả dân gian đã lí giải cuộc hôn nhân này là do "sự vô tình", "sự nhầm lẫn" và biến sự nhầm lẫn thành một phương thức nghệ thuật hữu hiệu để minh oan cho nhân vật, bảo vệ nhân vật của mình trên phương diện đạo đức. 2.3.2 n n n đ p Hôn nhân đa phu trong truyện cổ tích thường là những câu chuyện phản ánh bi kịch gia đình trong quá trình chuyển từ chế độ mẫu quyền sang phụ quyền, từ chế độ quần hôn và hôn nhân thị tộc sang chế độ hôn nhân đối ngẫu và hôn nhân ngoại tộc. Ở hình thức hôn nhân này tồn tại hai dạng truyện: Dạng truyện thứ nhất, chưa có dấu hiệu xung đột trong quan hệ hôn 11 nhân; dạng truyện thứ hai, đã xuất hiện những dấu hiệu xung đột trong quan hệ hôn nhân. Ngoài việc giải thích phong tục, hiện tượng, các chi tiết trong truyện còn phản ánh hiện thực một thời kì xa xưa của nhân loại. Đó là thời kì mà công xã và chế độ hôn nhân còn cho phép anh em cùng lấy chung một vợ. Truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam đã ghi lại những hồi ức về những kiểu quan hệ hôn nhân đó. 2.3.3 n n n đ Hôn nhân đa thê được phản ánh khá rõ nét trong truyện cổ tích. Hình thức hôn nhân này tồn tại trong xã hội phụ hệ, khi vai trò của người đàn ông đã thay thế cho vai trò trụ cột của người đàn bà trong chế độ mẫu hệ. Trong hôn nhân đa thê, người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ, nhưng người đàn bà chỉ có quyền lấy một chồng. Người đàn ông lấy nhiều vợ tất yếu nảy sinh nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa con chung và con riêng; mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng. 2.3.4. Hôn nhân một vợ một chồng Hình thức hôn nhân một vợ một chồng trong các truyện cổ tích thường ít có xung đột trong cuộc sống gia đình hơn so với hôn nhân đa thê. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã cho phép xác định được người cha đẻ của các con trong gia đình mà trong các hình thức hôn nhân trước đó chưa xác định được. Đây là hình thức hôn nhân phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong gia đình, người chồng bắt đầu nắm vị trí thống trị, vợ và các con của họ ở vào thế “bị trị” và thực tế, họ là tài sản của người chồng. Tiểu kết chƣơng 2 Từ góc độ loại hình học, chúng tôi phân chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam thành ba nhóm. Trong đó, nhóm truyện về chủ đề hôn nhân người - vật là những truyện kể về hiện tượng hôn nhân đặc biệt nhưng lại có tính chất phổ biến trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam và truyện cổ tích các dân tộc khác trên thế giới. Nhóm truyện về chủ đề hôn nhân người - tiên là bức tranh chân thực về cuộc sống và tâm hồn của người dân lao động. Nhóm truyện về chủ đề hôn nhân người - người có số lượng truyện phong phú nhất trong những truyện cổ tích về chủ 12 đề hôn nhân. Sử dụng yếu tố thần kì không phải để làm thay đổi cốt truyện, thay đổi cuộc đời nhân vật theo ước mơ ngàn đời của mình, tác giả dân gian đã dẫn câu chuyện đến một kết thúc bi kịch như đời thường vẫn xảy ra nhưng đã "hóa ngọc", đã làm bất tử những phẩm cách tốt đẹp mà chỉ những người lao động chân chính mới có. Chƣơng 3 SỰ PHẢN ÁNH PHONG TỤC HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN 3.1. Truyện cổ tích về chủ hôn nhân phản ánh phong tục ăn trầu Truyện về chủ đề hôn nhân liên quan đến tục trầu cau khá phổ biến. Từ các truyện cổ tích giải thích tục ăn trầu, đã cho thấy được ý nghĩa cơ bản của truyện, đó là sự kết hợp rất đẹp của bộ ba nhân vật ngay trong bi kịch của cái chết. Vì ý niệm kết hợp này nên dân gian dựa vào đó để giải thích một phong tục đẹp của dân tộc. Trong truyện kể, ba nhân vật đều là những hình tượng đẹp về tình anh em hoà thuận, nghĩa vợ chồng thuỷ chung. Thực chất, vẫn là tình nghĩa của nhân dân và nghĩa tình đó đã được đúc lại trong hình tượng trầu - cau - vôi, đời đời quấn quýt bên nhau. Bởi vậy, miếng trầu là biểu tượng văn hoá đặc biệt thể hiện tính cách dân tộc. 3.2. Truyện cổ tích về chủ hôn nhân phản ánh phong tục thử tài kén rể và thách cưới Trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, tồn tại các hình thức thử thách để kén rể sau: Thử thách về khả năng thạo nghề, lao động giỏi, sức khỏe hơn người; thử thách về lòng dũng cảm tiêu diệt ác thú; thử thách về tài đánh giặc; thử thách về sự thông minh, khéo léo, tài giỏi, mưu mẹo; thử thách về tài chữa bệnh. Những thử thách trong truyện cổ tích thể hiện qua công việc khó khăn mà đối tượng thử thách đặt ra cho các chàng trai, cô gái, đồng thời nó cũng có ý nghĩa phản ánh xung đột giữa hai lực lượng đối kháng trong xã hội. Gần với phong tục thử tài kén rể, là phong tục thách cưới. Trong truyện cổ tích, hầu hết các chàng trai đến hỏi bố vợ đều là người nghèo khó, thấp hèn, xấu xí. Do sự chênh lệch về địa vị, nên các ông bố vợ không muốn gả con gái mình cho kẻ nghèo hèn, xấu xí. Tuy nhiên, bằng khả 13 năng thần kì của mình và sự nỗ lực của bản thân, các chàng trai đều lo đủ lễ vật và lấy được cô gái đẹp, con nhà giàu. 3.3. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục hỏi vợ/dạm vợ/cƣớp (bắt) vợ/chồng 3.3.1. Sự phản ánh phong tục hỏi vợ/dạm vợ (chạm ngõ) Dạm vợ là một lễ tục phổ biến trong hôn nhân thời kì chế độ phụ hệ, khi người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình và chủ động trong hôn nhân, thay thế vai trò của người phụ nữ. Đối với các dân tộc theo chế độ phụ quyền thì nhà trai sẽ đi dạm hỏi và mang lễ vật cho nhà gái tổ chức lễ cưới. Những dân tộc theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ chính là người chủ động đi hỏi chồng cho mình. 3.3.2. Sự phản ánh phong tục "cướp (bắt) vợ/chồng" Nếu như tục “cướp (bắt) vợ/chồng" trong truyện cổ tích người Kinh không nhiều, thì trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số đây lại là phong tục khá phổ biến. Cướp (bắt) vợ/chồng" vốn là phong tục hôn nhân xuất hiện từ giai đoạn chuyển từ hôn nhân nội tộc sang hôn nhân ngoại tộc trong lịch sử hôn nhân. Phong tục, tập quán từ hiện thực lịch sử đã phản ánh phần nào bước đường khó khăn, thậm chí có đấu tranh quyết liệt khi chuyển từ hình thái hôn nhân này sang hình thái hôn nhân khác. 3.4. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục ở rể Phong tục ở rể được đề cập khá rõ trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Chàng rể phải vượt qua những thử thách trong đời sống sinh hoạt vật chất, tinh thần của gia đình cô gái để chính thức được nhận làm con rể. Nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, như để đền đáp công ơn cha mẹ vợ đã sinh thành và nuôi dạy vợ mình khôn lớn. 3.5. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục kiêng kị Trong hôn nhân của người Việt, có rất nhiều điều kiêng kị, từ chạm ngõ, ăn hỏi đến lễ cưới đều phải chọn ngày bởi quan niệm, nếu ngày xấu, đôi trai gái sau này sống với nhau sẽ không thuận hòa, gặp nhiều điều chẳng lành. Đặc biệt, tục kiêng kị trong hôn nhân của một số vùng dân tộc Tây Nguyên được thể hiện khá rõ trong truyện cổ tích của họ. Bắt nguồn từ 14 quan niệm "có kiêng có lành", xét cho cùng, vẫn là nhằm cầu mong sự bình an, phát triển thuận lợi trong đời sống của con người không chỉ trong xã hội xưa. Sự tồn tại dai dẳng của nó đáng để ta suy ngẫm về đặc điểm của văn hóa tộc người trên con đường phát triển. Tiểu kết chƣơng 3 Truyện kể dân gian là nơi lưu giữ lại rất nhiều dấu tích của rất nhiều nghi lễ và phong tục. Sự lựa chọn và phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích cũng như trong đời sống các cộng đồng cư dân phụ thuộc vào điều kiện sống và quan niệm tín ngưỡng của họ. Truyện cổ dân gian đã góp phần quan trọng trong việc minh định các phong tục tập quán đó, làm cho các phong tục này sinh động, hấp dẫn hơn. Trên cơ sở những tư liệu thuộc về dân tộc học, lịch sử, xã hội học để so sánh với những tư liệu của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân các dân tộc Việt Nam đã cho thấy được mối liên hệ giữa truyện và phong tục hôn nhân. Chƣơng 4 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN 4.1. Cấu trúc cốt truyện của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân 4.1.1. Cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân với kết thúc có hậu 4.1.1.1. Cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân ở dạng đơn giản Chàng mồ côi nhặt được trứng/ốc  Đem về nhà cất trong chum  Trứng/ốc biến thành người con gái đẹp  Chàng mồ côi bắt gặp, đập tan vỏ trứng/ốc  Kết hôn, sống hạnh phúc. 4.1.1.2. Cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân ở dạng phức tạp + Dạng biến thể 1: Vật/con vật mang lốt xuất hiện  Người cha (người mẹ hay chính cô gái) ra điều kiện thử thách  Những điều kiện thử thách được thực hiện  Nhân vật mang lốt lấy cô gái (út) làm vợ  Nhân vật mang lốt trút lốt  Những người chị ghen tị, mưu hại em  Nhờ vật phù trợ, cô em thoát nạn  Hai vợ chồng người em đoàn tụ, hạnh phúc. + Dạng biến thể 2: Chàng trai bắt (câu, nhặt) được một vật/con vật, đem về nhà  Vật hóa thành người, chàng trai bắt gặp  Kết hôn  Người 15 vợ bị cướp đi  Chàng trai chiến đấu giành lại vợ  Nhờ vật trợ giúp, chiến thắng  Đoàn tụ, hạnh phúc. + Dạng biến thể 3: Người mẹ uống thứ nước lạ, dẫm phải vết chân lạ hay vi phạm điều cấm kị  Sinh ra một vật/con vật  Trải qua thử thách  Vật/con vật kết hôn với cô gái đẹp (con nhà giàu có, quyền thế)  Trút lốt thành người  Những người chị ghen tức, tìm cách hãm hại em để cướp chồng  Nhờ vật phù trợ, cô em thoát nạn và được đoàn tụ, hạnh phúc. 4.1.2. Cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân với kết thúc không có hậu 4.1.2.1. Cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân người - vật * Dạng hôn nhân người - con vật: Người + Con vật (không trút lốt)  Bất hạnh và tan vỡ. * Dạng hôn nhân người - con vật mang lốt người giả dạng: Con vật (mang lốt người giả dạng) + Con người  Bất hạnh và tan vỡ. 4.1.2.2. Cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân cùng huyết tộc Hai anh em ruột kết hôn (do nhầm lẫn)  Chồng nhận ra vợ là em  Bỏ đi không về (chồng)  Chờ đợi (vợ)  Hóa đá. 4.1.2.3. Cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân người - tiên Người + tiên  Bị các thế lực cản trở, chia rẽ  Li tán/Chết  Hóa địa danh. 4.2. Nhân vật kết hôn trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân 4.2.1. Nhân vật k n “n i mang lốt” Nhân vật kết hôn là “người mang lốt” xuất hiện khá phổ biến trong 203/616 truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Những câu chuyện này đã kể về cuộc chiến hóa giải sự phù phép, thoát khỏi lốt vật để được trở lại làm người của nhân vật “người mang lốt”, trong đó hôn nhân có vai trò quan trọng và đem đến sự thay đổi lớn lao cho bản thân nhân vật mang lốt. Hôn nhân vừa có ý nghĩa là mục đích mà nhân vật cần phải đạt tới, là cái kết có hậu, vừa có ý nghĩa chi phối cuộc hóa giải phù phép biến hình cho nhân vật mang lốt. 4.2.2. Nhân vật k n “n ” 4.2.2.1. Nhân vật kết hôn là người mồ côi Nhân vật mồ côi đã trở thành nhân vật kết hôn, là hình tượng trung tâm trong 286/616 truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Tuy nhiên, có một 16 điều đặc biệt là, nếu như nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích nói chung thường là nhân vật tích cực thì trong truyện về chủ đề hôn nhân, nhân vật mồ côi còn xuất hiện ở vai tiêu cực, nhân vật mồ côi đã không đến được với hôn nhân. 4.2.2.2. Nhân vật kết hôn là người em út Trên cơ sở khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy, nhân vật tham gia kết hôn là người em út xuất hiện trong 195/616 truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, thường dưới hai dạng, đó là: Nhân vật người em trai út và Nhân vật người em gái út. Qua hình tượng nhân vật kết hôn là người em út, ta có thể nhận ra những biểu hiện cho thấy quá trình tan rã của chế độ nguyên thủy, trong đó hôn nhân đại gia đình bộ tộc đang dần tan rã và được thay thế bằng hôn nhân đối ngẫu, hôn nhân của các gia đình nhỏ. 4.2.2.3. Nhân vật kết hôn là người con riêng Nhân vật người con riêng cũng là một trong số những nhân vật kết hôn chính trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, xuất hiện trong 78/616 truyện. Kiểu nhân vật này là một dạng đặc biệt của kiểu nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì, xuất hiện phổ biến ở giai đoạn xã hội thị tộc chuyển sang xã hội gia đình. Người con riêng có thể là bóng dáng của xã hội tạp hôn, khi trở về mô hình gia đình họ bị rơi vào địa vị kẻ tôi tớ, bị dì ghẻ hoặc cha dượng đày đọa. 4.2.2.4. Nhân vật kết hôn là người thông minh, có tài và đức hạnh Theo khảo sát của chúng tôi, nhân vật kết hôn là người thông minh, có tài và đức hạnh xuất hiện trong 47/616 truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Nhân vật thuộc nhóm này gồm: Người chồng thông minh và Chàng rể thông minh. 4.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân 4.3.1. Th i gian nghệ thuật trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân Trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, thời gian nghệ thuật vừa mang đậm tính hiện thực, vừa mang đậm tính hoang đường kì ảo; được ẩn chứa dưới nhiều lớp văn hóa, thời gian đã được trồng lấp rất nhiều sự kiện, 17 rất nhiều biến cố của thời cuộc. Do vậy, mỗi cốt truyện thường ngầm chứa nhiều “mã” thời gian của nhiều thời đại. 4.3.2. Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân Không gian được phản ánh trong truyện là không gian sinh sống của từng dân tộc, từng vùng miền thông qua sự phản ánh những phong tục hôn nhân của mỗi vùng, mỗi miền quê. Không gian đó có khi vừa là không gian hiện thực vừa là không gian rộng mở theo hành trình của nhân vật. Có thể thấy, tác giả dân gian đã sáng tạo ra một thế giới cổ tích với một không gian rộng lớn trong truyện về chủ đề hôn nhân, không gian đó mang đậm tính chân thực và cũng thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của dân gian. 4.4. Yếu tố thần kì và yếu tố trợ giúp trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân 4 4 Y ố ần kì n ện ổ ề ủ đề n n n Trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, yếu tố thần kì xuất hiện khá phổ biến, nó góp phần quan trọng vào việc phản ánh chủ đề của truyện, đồng thời, biến những ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động trở thành hiện thực. Trên thực tế, chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích, nhất là truyện cổ tích thần kì thì yếu tố kì ảo rất đậm nét, đóng vai trò tham gia vào sự phát triển cốt truyện, giúp cho cốt truyện được diễn tiến theo mĩ cảm của người kể. Chính yếu tố thần kì đã góp phần làm cho cốt truyện li kì, hấp dẫn và tạo ra hiệu ứng đặc biệt của truyện cổ tích. 4.4.2.Yếu tố trợ giúp (không thần kì) trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân Yếu tố trợ giúp có vai trò và ý nghĩa đặc biệt tạo nên sự bất ngờ cho nội dung cốt truyện. Yếu tố trợ giúp xuất hiện ở một số truyện với tần xuất không nhiều, nhưng đã tạo nên sự khác biệt cho câu chuyện. Trong thế giới thần kì của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, có thể coi đây là một chi tiết mang ý nghĩa hiện thực, là vốn tri thức, kinh nghiệm sống của dân gian trong bối cảnh của đời sống xưa. 4.5. Motif hạt nhân của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân 4.5.1. Motif trút lốt Đây là motif cổ xưa có nguồn gốc từ dân tộc học với chủ đề mang ý nghĩa phong tục. Motif trút lốt chủ yếu xuất hiện trong nhóm truyện về chủ đề 18 hôn nhân người - người mang lốt, hôn nhân người - tiên. Đây cũng là motif tiêu biểu của kiểu truyện người mang lốt, mang đậm dấu ấn của nghi lễ trưởng thành, nghi lễ tẩy rửa của con người thời cổ. Cách thức trút lốt của nhân vật khá đa dạng, hầu hết các trường hợp được thể hiện qua các hình thức như đi tắm hay cái lốt trút ra bị ném vào lửa hoặc đem chôn. 4 5 M f n đ ạt hôn nhân Motif tranh đoạt hôn nhân là motif có nguồn gốc xã hội học, xuất hiện trong khá nhiều truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân và có vai trò là motif hạt nhân bởi ý nghĩa xã hội rộng lớn của nó. Motif tranh đoạt hôn nhân trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân là sản phẩm sáng tạo của tác giả dân gian, đồng thời, cũng phản ánh quá trình biến đổi của các hình thái gia đình và xã hội. Tiểu kết chƣơng 4 Thông qua việc xem xét một số phương diện nghệ thuật trong hệ thống nhóm truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, như: cấu trúc cốt truyện, nhân vật kết hôn, không gian và thời gian nghệ thuật, yếu tố thần kì và yếu tố trợ giúp, motif hạt nhân chương viết đã chỉ ra những nét đặc trưng riêng biệt khi những yếu tố này được sử dụng với tư cách một bộ phận cấu thành của truyện. Với những thủ pháp nghệ thuật xây dựng ấy, tác giả dân gian đã có những sáng tạo hợp lí để bộc lộ thế giới quan, nhân sinh quan của mình trong những câu chuyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. 19 KẾT LUẬN 1. Luận án về đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam hướng tới việc nghiên cứu nhóm truyện cổ tích đã thể hiện sinh động các hình thức hôn nhân và phong tục hôn nhân trong lịch sử loài người thông qua các phương diện nghệ thuật như: cấu trúc cốt truyện, nhân vật, yếu tố thần kì, yếu tố trợ giúp, motif hạt nhân. Chủ đề hôn nhân là một trong những chủ đề phổ biến và mang nét đặc thù của truyện cổ tích, mặc dù, chủ đề này cũng xuất hiện ở nhiều thể loại văn học dân gian khác, điều đó cho thấy, vấn đề hôn nhân từ xa xưa đã có ý nghĩa quan trọng và luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của gia đình cũng như toàn xã hội. Nhìn từ tiến trình lịch sử, truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân là một sản phẩm tất yếu, nhằm phản ánh nhận thức xã hội của con người về các hình thức hôn nhân thông qua thế giới cổ tích. Nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, một mặt nhằm góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thực tại và folklore; mặt khác, nhằm góp phần làm rõ thêm quan niệm của tác giả dân gian về mối quan hệ nhân sinh, quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. 2. Trên cơ sở khảo sát 77 ƣu tập truyện kể dân gian các dân tộc Việt Nam, bước đầu chúng tôi đã lựa chọn được tổng số 616 truyện cổ tích có chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân. Việc tập hợp những truyện cổ tích có chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân là sự định dạng một nhóm truyện độc đáo, mang đặc trưng riêng biệt trong bức tranh toàn cảnh của thế giới cổ tích muôn màu. Những truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân có sức hấp dẫn đặc biệt với sự đan xen giữa cái xác thực và cái kì ảo hoang đường, giữa những số phận con người cụ thể và những khát vọng, ước mơ về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân lấy đối tượng phản ánh là con người trong đời sống thực tại, mặc dù, truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo, nhưng đó không phải là thế giới phi hiện thực, mà đó chỉ là phương thức nghệ thuật riêng, nhằm truyền 20 tải cuộc sống con người trong các mối quan hệ gia đình, xã hội. Vì thế, các sự kiện, tình tiết diễn ra trong cốt truyện vừa gần gũi, quen thuộc, vừa li kì, lạ lùng. Tất cả những yếu tố phi lí nhất, chỉ xuất hiện trong trí tưởng tưởng của con người lại được tồn tại phổ biến trong truyện cổ tích, nó góp phần soi chiếu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Ở đó, tất cả mọi người, dù là những con người nhỏ bé và tầm thường nhất trong xã hội cũng đều mang trong mình một khát vọng hạnh phúc. Vì thế, có thể nói, truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân vừa đề cập đến vấn đề về tình yêu, hạnh phúc một cách trực diện; vừa góp phần kiến tạo những ước mơ, khát vọng về những cuộc hôn nhân đổi thay số phận của con người một cách thần kì. 3. Qua số liệu khảo sát truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, đã cho thấy một thực tế: Các hình thức hôn nhân xuất hiện với các biến thể khác nhau và với tần xuất khác nhau trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Đó là, ở nhóm truyện phản ánh về chủ đề hôn nhân ngƣời - vật có số lượng bản kể là 112/616; ở nhóm truyện về chủ đề hôn nhân ngƣời - tiên có số lượng bản kể là 133/616; ở nhóm truyện phản ánh chủ đề hôn nhân ngƣời - ngƣời có số lượng bản kể phong phú nhất là 371/616. Nhóm truyện hôn nhân người - vật là nhóm truyện đề cập tới một hiện tượng hôn nhân đặc biệt, không có thật trong thực tế, nhưng lại có tính phổ biến trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam cũng như trong kho tàng truyện cổ tích của các dân tộc trên thế giới. Trong đó, tư duy hoang đường của người xưa đã ghi dấu ấn trong các câu chuyện về hôn nhân, phản ánh quan niệm cổ xưa, coi con người và muôn loài có chung nguồn gốc, hôn nhân giữa người và vật có thể xảy ra trong hiện thực. Ở đây, tính hư cấu đã vượt xa thế giới hiện thực, cho thấy sức sáng tạo tài tình của tác giả dân gian . Nhóm truyện về chủ đề hôn nhân người - tiên vừa thể hiện khát vọng hướng tới cái đẹp, đồng thời, cũng thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả dân gian. Hôn nhân người - tiên, phản ánh khát vọng của 21 con người muốn vượt qua cái hữu hạn của trần thế để đến với cái vô hạn của thế giới thần tiên, một khát vọng dù viển vông, nhưng mang đậm tinh thần lạc quan của người dân lao động. Nhóm truyện về chủ đề hôn nhân người - người có số lượng phong phú nhất, trong đó, có bốn hình thức hôn nhân được đề cập: hôn nhân c ng huyết tộc, hôn nhân đa phu, hôn nhân đa thê, hôn nhân một vợ một chồng. Khác với chủ đề hôn nhân người - vật, người - tiên giàu yếu tố lãng mạn, mơ ước, chủ đề hôn nhân người - người phản ánh những vấn đề gần với hiện thực hơn. Khác với thời đại thần thoại, trong thời đại cổ tích, hôn nhân cùng huyết tộc đã trở nên lạc hậu, là sự vi phạm cấm kị và bị xã hội lên án. Do vậy, hôn nhân cùng huyết tộc trong truyện cổ tích thường có kết thúc bi kịch, thể hiện quan niệm của tác giả dân gian trên phương diện đạo đức. Hôn nhân đa phu trong những câu chuyện về chủ đề hôn nhân thường xuất hiện ở dạng tàn tích, phản ánh bi kịch gia đình trong quá trình chuyển từ chế độ mẫu quyền sang phụ quyền, từ chế độ quần hôn và hôn nhân thị tộc sang chế độ hôn nhân đối ngẫu và hôn nhân ngoại tộc. Hôn nhân đa thê tồn tại trong xã hội phụ quyền khi vai trò của người đàn ông đã dần thay thế cho vai trò trụ cột của người đàn bà trong chế độ mẫu hệ. Trong hôn nhân đa thê, tất yếu nảy sinh nhiều mâu thuẫn mang tính xã hội và vấn đề này đã được truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh thông qua mâu thuẫn gia đình như mâu thuẫn con chung con riêng, mâu thuẫn dì ghẻ con chồng. Hôn nhân một vợ một chồng với sự phản ánh bước tiến dài của xã hội, là hình thức hôn nhân được truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân đề cập đến ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và hầu hết cho thấy, đây là hình thức hôn nhân mà ở đó vai trò, vị trí của người đàn ông đã được khẳng định trong gia đình phụ quyền. 3. Trên cơ sở đối sánh, tìm hiểu những tư liệu về dân tộc học, lịch sử, xã hội học... luận án phân tích mối liên hệ giữa chủ đề hôn nhân và sự phản ánh về phong tục hôn nhân. Trong rất nhiều phong tục liên quan đến hôn nhân, những phong tục được thể hiện rõ hơn cả trong truyện cổ tích về chủ 22 đề hôn nhân, đó là: phong tục ăn trầu, phong tục thử tài kén rể và thách cƣới, phong tục hỏi vợ/dạm vợ, cƣớp (bắt) vợ/chồng, phong tục ở rể, phong tục kiêng kị. Phong tục vốn tồn tại từ rất xa xưa trong đời sống văn hoá các dân tộc, truyện cổ tích ra đời trên cơ sở phong tục đã có sẵn, xuất hiện từ trước, do đó truyện nhằm góp phần minh họa, giải thích nguồn gốc phong tục và làm giàu thêm ý nghĩa xã hội của những phong tục, tập quán đó. Những giải thích, minh họa qua truyện cổ tích có thể đậm chất hư cấu, có thể sai lệch, nhưng nó phù hợp với tình cảm và quan điểm thẩm mĩ của nhân dân. Do vậy, có thể nói, phong tục hôn nhân được khúc xạ qua lăng kính của tác giả dân gian cũng chính là một cách thức lưu giữ phong tục hết sức độc đáo, đồng thời, tạo thêm sức sống bền lâu cho những câu chuyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. 4. Nghệ thuật của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, mang những nét đặc trưng tiêu biểu của truyện cổ tích, nó thể hiện ở các phương diện như: cấu trúc cốt truyện, nhân vật kết hôn, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, yếu tố thần kì, yếu tố trợ giúp và motif hạt nhân. Ở những vấn đề này, truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân đã mang dấu ấn văn hóa đậm nét của các tộc người khác nhau. Có thể nói, mặc dù, có những logic chung trong việc xây dựng cốt truyện nhưng ở mỗi tộc người, các truyện cổ tích lại được trình bày theo một phông văn hóa của riêng mình; nó góp phần làm đa dạng hóa cốt truyện và nội hàm văn hóa chứa đựng trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Thông qua việc xem xét một số phương diện nghệ thuật trong hệ thống nhóm truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, luận án đã chỉ ra những nét đặc trưng riêng biệt khi những yếu tố này được sử dụng với tư cách một bộ phận cấu thành của truyện. Trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, cốt truyện thường được xây dựng theo sơ đồ kết cấu nhất định, tạo nên nét đặc trưng của nhóm truyện. Truyện có các dạng cấu trúc: đơn giản và cấu trúc phức tạp; Trong đó, có dạng với kết thúc có hậu và có dạng với kết thúc 23 không có hậu, xuất hiện ở tất cả các dạng hôn nhân: người - người, hôn nhân người - vật, hôn nhân người - tiên. Nhân vật trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân được thể hiện trong mối quan hệ và vai trò của các nhân vật tham gia vào việc kết hôn, chủ yếu với hai kiểu nhân vật chính là: Nhân vật kết hôn là “người mang lốt” và nhân vật kết hôn là “người” (người mồ côi, người con riêng, người em út, người thông minh, đức hạnh). Với nhân vật kết hôn là “người mang lốt”, tác giả dân gian đã bày tỏ thái độ cảm thông và bênh vực với những người có số phận không may mắn. Đồng thời, có thể đây cũng chính là sự ảnh xạ của dấu vết hôn nhân ngoài cộng đồng, hôn nhân ngoài bộ tộc (khác tô-tem); với nhân vật kết hôn là “người”, tác giả dân gian đã gửi gắm ở họ ước mơ về công lí, ước mơ về những cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, thể hiện quan điểm thẩm mĩ của tác giả dân gian. Đó là, thời gian kì ảo tương ứng với sự biến hóa thần kì, sự đổi đời kì diệu của nhân vật kết hôn; đó còn là, không gian rộng mở và đa dạng mang đậm dấu ấn văn hóa, phong tục của các vùng miền khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Yếu tố nghệ thuật thần kì được thể hiện qua các hình thức biến hóa của nhân vật kết hôn, một mặt phản ánh trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, mặt khác mang một ý nghĩa gần gũi với tín ngưỡng vật linh cổ xưa. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, đặc biệt còn sử dụng những yếu tố trợ giúp (không thần kì) - là các vật dụng thông thường, nhưng có tác dụng màu nhiệm giống như những trợ thủ thần kì, phản ánh óc thực tiễn và bài học về kinh nghiệm sống của các tác giả dân gian. Hai motif hạt nhân có ý nghĩa quan trọng là motif trút lốt và motif tranh đoạt hôn nhân - trong đó, một motif chứa đựng những vấn đề phong tục có nguồn gốc cổ xưa, mang ý nghĩa dân tộc học và một motif chứa đựng vấn đề đấu tranh xã hội, mang ý nghĩa xã hội học - đã xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong cấu trúc cốt truyện về chủ đề hôn nhân, thể hiện nhận thức luận của tác giả dân gian về tiến trình và ý nghĩa của các hình thức hôn nhân trong lịch sử. 24 Tóm lại, nghiên cứu truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, một mặt hướng tới việc tìm hiểu các hình thức hôn nhân trong lịch sử; mặt khác, nhằm tìm hiểu sự khúc xạ của các hình thức hôn nhân và các phong tục hôn nhân vào thế giới cổ tích. Đề tài khẳng định sự tồn tại của nhóm truyện về chủ đề hôn nhân trong kho tàng cổ tích và thông qua đó, thể hiện sự quan tâm của tác giả luận án tới việc bảo lưu truyền thống văn hóa tốt đẹp trong các hình thức hôn nhân và phong tục hôn nhân của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Dương Nguyệt Vân (2008), "Chủ đề hôn nhân trong một số truyện cổ tích thần kì tiêu biểu và việc dạy học văn trong nhà trường", Tạp chí Giáo dục, (189), tr. 45-46,28. 2. Dương Nguyệt Vân (2008), Chủ đề hôn nhân trong trong truyện cổ tích thần kỳ , Báo Văn nghệ Thái Nguyên, (13), tr. 5. 3. Dương Nguyệt Vân (2011), Motif tái sinh trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân , Tạp chí Nghiên cứu văn học, (10), tr. 107-115. 4. Dương Nguyệt Vân (2015), Chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích dưới mắt các nhà Folklore Việt Nam , Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (376), tr. 40-44. 5. Dương Nguyệt Vân (2016), Truyện cổ tích về chủ đề thử tài kén rể nhìn từ góc độ văn hóa , Tạp chí Nghiên cứu văn học, (7), tr. 45-52. 6. Dương Nguyệt Vân (2016), Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Tày, Nùng, Thái nhìn từ góc độ văn hóa , Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế do trường Đại học Tân Trào, Đại học Sakon Nakhon Rajabhat, Đại học Văn hóa Hà Nội đồng tổ chức, tr. 90.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchu_de_hon_nhan_va_su_phan_anh_phong_tuc_hon_nhan_trong_truyen_co_tich_cac_dan_toc_viet_nam_3826.pdf
Luận văn liên quan