Kết quả cho thấy FDI tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ riêng vùng, liên
kết vùng và tổng hợp vùng ở Việt Nam, thể hiện rõ tính hội tụ và đặc trưng của tăng
trưởng ở Việt Nam trên các cấp không gian nghiên cứu khác nhau. Đồng thời, kết quả
nghiên cứu cũng giúp khẳng định ngoài FDI, còn có các nhân tố khác tác động dương
đến tăng trưởng cần được quan tâm: nguồn nhân lực, đầu tư tư nhân, khoảng cách công
nghệ. Kết quả thực nghiệm chi tiết được trình bày và thảo luận ở chương 4 và chương 5.
Vấn đề cũng được đặt ra là trong điều kiện Việt Nam những yếu tố nào khẳng định dòng
chảy của FDI. Để trả lời câu hỏi này, đề tài luận án đã đánh giá lý thuyết và lược khảo
các nghiên cứu thực nghiệm để hình thành phương trình thực nghiệm với các biến kiểm
soát được đảm bảo về tính tương quan, tự tương quan, xử lý kỹ thuật nội sinh, dữ liệu
thực nghiệm cũng được khai thác ưu điểm của dữ liệu bảng từ các tỉnh/thành Việt Nam
giai đoạn 1997-2012 từ Tổng Cục Thống kê với phương pháp kiểm định PMG và GMM
sai phân.
26 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) và có hai vấn đề chính khi xem xét FDI theo lý thuyết này. Đầu tiên,
FDI gia tăng là do sự chuyển nhượng vốn và quan trọng nhất là nó liên quan đến việc
chuyển giao công nghệ, kỹ năng tổ chức và quản lý. Thứ hai, các nguồn lực được chuyển
giao trong công ty chứ không phải là giữa hai bên độc lập trên thị trường, như trường hợp
đối với vốn.
1.3.2. Đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI
Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây về các yếu tố tác động đến FDI, phải kể đến
Jiang (2004); Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012); Fayyaz Hussain và
Constance Kabibi Kimuli (2012).
Các nghiên cứu ở không gian Việt Nam được thực hiện theo phương pháp định lượng
như Chirstian và C. Richard (2012); Cuong et al. (2013); Cao Thị Hồng Vinh (2013);
Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013).
6
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu để xác định các
yếu tố thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, các biến được xác định là yếu tố quyết định FDI
có sự khác nhau giữa các nghiên cứu và các quốc gia. Vì vậy, rất khó để thống nhất các
yếu tố quyết định FDI, đặc biệt là một số biến giải thích đã đạt được nhưng bị giảm tầm
quan trọng theo thời gian. Các nghiên cứu đã cố gắng trả lời câu hỏi tại sao một vài quốc
gia thu hút nhiều FDI hơn các quốc gia khác. Đó là những vấn đề đặt ra và đang được các
học giả quan tâm giải quyết.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu
2.2. Đặc điểm các vùng kinh tế-xã hội Việt Nam
Căn cứ vào lịch sử phát triển của đất nước và quy định của chính phủ, Việt Nam hình
thành sáu vùng kinh tế xã hội: Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc
Trung Bộ duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long và ba liên kết vùng thuộc miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
2.3. Thực trạng thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế vùng ở Việt Nam
Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế các vùng ở Việt Nam được nghiên cứu ở
hai khía cạnh chủ yếu: (i) so sánh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng FDI. Kết
quả cho thấy mức độ hài hòa thể hiện ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,
chênh lệch đáng kể là vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) so sánh tỷ lệ FDI/GDP các
vùng. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở các vùng
đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Bên
cạnh đó, tỷ lệ FDI/GDP đạt thấp ở vùng Trung du và miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên,
Đồng bằng sông Cửu Long.
2.4. Đóng góp của dòng vốn FDI đối với kinh tế Việt Nam
Những dự án FDI ở Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể đến phát triển kinh tế xã
hội, thể hiện ở các mặt: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, bổ sung vốn cho
phát triển, xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo việc làm, đóng góp vào
ngân sách, . Tuy nhiên, một số dự án FDI cũng có những tác động tiêu cực đến kinh tế
xã hội Việt Nam: ô nhiễm môi trường, khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, chuyển
giá để gian lận thuế, cạnh tranh không lành mạnh, .
2.5. Đánh giá lợi thế so sánh của các vùng ở Việt Nam
Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, các vùng ở Việt Nam
có thế mạnh khác nhau trong tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút FDI. Những vùng có
điều kiện thuận lợi: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; các vùng còn khó khăn: Tây Nguyên,
Trung Du miền núi phía Bắc.
7
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Giới thiệu
3.2. Mô hình kinh tế lượng
3.2.1. Mô hình tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế
3.2.1.1. Khung phân tích
Dựa vào mô hình Cobb-Douglas, đề tài xác định khung phân tích để khẳng định dòng
vốn FDI trở thành yếu tố trong mô hình tăng trưởng kinh tế, vừa thể hiện tác động đẩy
vừa tác động dịch chuyển đối với tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư, làm cho
đường khả năng sản xuất của nước tiếp nhận đầu tư (nước công nghiệp mới) có thể tiệm
cận với đường khả năng sản xuất của nước đi đầu tư (nước phát triển).
3.2.1.2. Mô hình thực nghiệm
Từ khung phân tích, dựa vào các mô hình nghiên cứu thực nghiệm (Wei K., 2008;
Elboiashi, Hosein Ali, 2011; Sajid A., Lan N. P, 2011; Chien et al., 2012; ), đề tài
nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế vùng Việt Nam dạng mô
hình động như sau:
(3.4)
0 1 1 2 3
Y Y X CONTROL eit it it itit
Trong đó:
i là các tỉnh/thành phố: 43 tỉnh/thành Việt Nam được chọn lọc từ 63 tỉnh thành cả nước;
t là thời gian, giai đoạn 1997-2012;
Y: Tăng trưởng kinh tế, được dẫn xuất bằng GDP bình quân giá thực tế của tỉnh/thành.
Xit: các biến trong mô hình Cobb-Douglas, gồm: FDI, đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực.
CONTROLit: Tập hợp các biến kiểm soát:
(i) Các biến tài khóa
Thu thuế: Hongxu Wei (2010) nghiên cứu FDI và phát triển kinh tế ở Trung Quốc và
Đông Á đã sử dụng nhân tố thuế để đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế và cho
thấy thuế tác động nghịch chiều với tăng trưởng.
Đầu tư công: các tác giả cho thấy chi tiêu công tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh
tế (Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010; Chien et al., 2012); Tác động nghịch
chiều đến tăng trưởng (Elboiashi Hosein Ali, 2011) và chi tiêu công không có ý nghĩa
thống kê để giải thích tác động đến tăng trưởng (Sajid và Nguyen, 2010).
Chi thường xuyên: Bose et al. (2007) thì giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường và
chăm sóc y tế là chìa khóa quan trọng cho sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai.
(ii) Các biến thể hiện đặc tính địa phương
Đặc tính địa lý của địa phương: đề tài luận án căn cứ vào đặc tính đô thị để dẫn xuất cho
việc đánh giá đặc tính địa lý của địa phương. Theo đó, các loại đô thị của địa phương
8
gồm loại đặc biệt, thành phố trực thuộc TW, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và
các trường hợp còn lại.
Trình độ phát triển và sự giàu có của địa phương: căn cứ vào tỷ lệ điều tiết nguồn thu
của địa phương chuyển về ngân sách TW, để đo lường trình độ phát triển và giàu có của
địa phương.
Với các biến đặc tính của địa phương, đề tài sẽ khai thác các khía cạnh vùng của dòng
vốn FDI ở Việt Nam.
(iii) Các biến kiểm soát khác
Cơ sở hạ tầng: Elboiashi Hosein Ali (2011) trong nghiên cứu về hiệu quả của FDI đối
với tăng trưởng và đầu tư ở các nước đang phát triển sử dụng số điện thoại cố định trên
1.000 dân để dẫn xuất cho cơ sở hạ tầng và cho thấy tác động cùng chiều.
Độ mở thương mại: đề tài luận án sử dụng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP
như là dẫn xuất cho độ mở thương mại trong đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm này được Dukhabandhu (2004), Mahnaz và Zohreh (2012) ủng hộ.
Chi số giá tiêu dùng: các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng trưởng kinh tế, cho
thấy chỉ số giá tiêu dùng tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế (Adeolu, 2007;
Wu Jyun-Yi, Hsu Chih-Chiang, 2008).
Khoảng cách công nghệ: được tính bằng tỷ lệ khoảng cách giữa thu nhập bình quân đầu
người của đối tượng nghiên cứu với GDP bình quân đầu người đối tượng tham chiếu
(Elboiashi, Hosein Ali, 2011).
Bảng 3.1 Các biến trong mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng dấu
Các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế Kỳ vọng dấu
I. Các biến trong mô hình Cobb-Douglas
1. Đầu tư tư nhân (Le và Terukazu, 2005, Nicholas Apergis, 2008) +
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Kevin Williams, 2010; Chien, 2012) +
3. Nguồn nhân lực (Aleksynska, 2003; Wei, 2008; Mahnaz, 2012) +
II. Các biến tài khóa
1. Thu thuế (Barro, 1990; Hongxu Wei, 2010) +/-
2. Đầu tư công (Elboiashi, 2011; Sajid và Nguyen, 2010; Chien, 2012) +/-
3. Chi thường xuyên (Bose, 2007) +/-
III. Các biến kiểm soát
1. Cơ sở hạ tầng (Kevin N. Lumbila, 2005; Elboiashi, 2011) +
2. Độ mở thương mại (Makki và Somwaru, 2004; Mahnaz, 2012) +
3. Chỉ số giá tiêu dùng (Adeolu, 2007; Wu, 2008) +/-
4. Khoảng cách công nghệ (Sjoholm, 1999; Elboiashi, 2011) +
IV. Các biến đặc tính địa phương
1. Đặc tính địa lý của địa phương (Wei, 2008; Chien, 2012) +
2. Trình độ phát triển và sự giàu có của địa phương (Svetlana, 2010) +
Nguồn: Tác giả tổng hợp
9
3.2.2. Các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI
Từ khung lý thuyết cũng như đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng
vốn FDI, đề tài luận án đề xuất mô hình thực nghiệm theo phương trình:
(3.5)
0 1 1 2
Y Y X eit it itit
Trong đó
i là các tỉnh/thành phố, t là thời gian ; Y: Dòng vốn FDI ; Xit: Tập hợp các biến giải
thích. Gồm:
Quy mô thị trường : một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng GDP bình
quân đầu người có liên quan tới dòng vốn FDI vào nước sở tại, tăng mức thu nhập là một
tín hiệu của sự gia tăng quy mô thị trường và sức mua. Từ thực tiễn trên, đề tài luận án sử
dụng GDP bình quân như là dẫn xuất cho biến quy mô thị trường trong đánh giá các yếu
tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, phù hợp với Nguyen (2006), Yiyang Liu (2012).
Nguồn nhân lực: các nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định mối quan hệ giữa nguồn
nhân lực và FDI như Moore và Lucas (1993), Brainard (1997) và Biswas (2002). Gần
đây Hongxu Wei (2010), Yiyang liu (2012) cũng khẳng định vai trò của nguồn nhân lực
trong hoạt động thu hút FDI.
Độ mở thương mại: nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa và các dịch vụ cộng với tổng số nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chia GDP để đo
lường độ mở thương mại. Cách tính này được ủng hộ bởi Dukhabandhu Sahoo (2004),
Hongxu Wei (2010), Elboiashi, Hosein Ali (2011), Yiyang Liu (2012), Ab Quyoom
Khachu và Mohd Imran Khan (2012).
Cơ sở hạ tầng: đề tài luận án sử dụng số thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau để
dẫn xuất cho biến cơ sở hạ tầng trong đánh giá thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Điều
này cũng phù hợp với Asiedu (2002), Ancharaz (2003), Lumbila (2005) và gần đây Sajid
A., Lan Phi Nguyen (2010).
Lao động có kỹ năng: đề tài luận án sử dụng số sinh viên cao đẳng, đại học để đại diện
cho kỹ năng lao động. Điều này cũng cùng quan điểm với Aleksynska et al. (2003),
Kevin Williams (2010) và gần đây là Yiyang liu (2012).
Chính sách kinh tế vĩ mô: biến chính sách kinh tế vĩ mô được dẫn xuất bởi thâm hụt hụt
ngân sách như là biến kiểm soát mô hình. Quan điểm này được sự ủng hộ của Buckley et
al. (2007), Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli (2012).
Ổn định kinh tế vĩ mô: đề tài luận án sử dụng chỉ số giá tiêu dùng như là đại diện cho ổn
định kinh tế vĩ mô Việt Nam, điều này phù hợp với Mercereau (2005), Recep Kok
(2009), Elboiashi, Hosein Ali (2011), Cuong et al. (2013). Biến ổn định kinh tế vĩ mô
được quan tâm trong mô hình ước lượng với mong muốn ổn định kinh tế sẽ tạo điều kiện
thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Các biến được sử dụng trong mô hình được tập hợp và kỳ vọng về dấu tác động đến tăng
trưởng kinh tế được thể hiện ở bảng 3.2.
10
Bảng 3.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm thu hút FDI và kỳ vọng dấu
Các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm
thu hút dòng vốn FDI
Kỳ vọng
dấu
1. Quy mô thị trường (Nguyen, 2006; Yiyang Liu, 2012; Cuong, 2013) +
2. Nguồn nhân lực (Brainard, 1997; Biswas, 2002; Hongxu Wei, 2010) +
3. Độ mở thương mại (Dukhabandhu, 2004; Hosein, 2011; Ab Quyoom, 2012) +
4. Cơ sở hạ tầng (Ancharaz, 2003; Lumbila, 2005; Nguyễn Phú Tụ, 2010) +
5. Lao động có kỹ năng (Broadman, 1997; Coughlin, 2000; Kevin, 2010) +
6. Chính sách kinh tế vĩ mô (Buckley, 2007; Fayyaz, 2012) +
7. Ổn định kinh tế vĩ mô (Mercereau, 2005; Recep, 2009; Elboiashi, 2011) +/-
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.3. Phương pháp ước lượng
3.3.1. Phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond và PMG
Phương pháp GMM sai phân của Arellano-Bond được thiết kế thích hợp cho dữ liệu bảng
với T nhỏ và N lớn (Judson et al., 1996; Roodman, 2006). Phương pháp cho dữ liệu bảng
năng động sử dụng các độ trễ thích hợp của các biến được công cụ (instrumented
variables) để tạo nên các biến công cụ (instruments).
Ngoài ra, GMM còn khai thác dữ liệu gộp của bảng và ràng buộc độ dài chuỗi dữ liệu
thời gian của các đơn vị bảng trong bảng dữ liệu. Từ đó, cho phép sử dụng một cấu trúc
trễ thích hợp để khai thác đặc tính năng động của dữ liệu.
Tuy nhiên, phương pháp GMM cũng có những hạn chế: (i) các hệ số góc thay đổi theo
từng đơn vị bảng. Pesaran et al. (1999) cho rằng sự đồng nhất của các hệ số góc không
phù hợp khi độ dài của chuỗi dữ liệu bảng không ngắn. (ii) không thể hiện các đặc tính
năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn.
Để khắc phục những tồn tại trên, phương pháp ước lượng PMG (Pooled Mean Group)
được sử dụng, để: (i) ước lượng các hệ số co giãn dài hạn; (ii) xác định tốc độ hiệu chỉnh
để trở về cân bằng trong dài hạn và (iii) kiểm tra tính bền của ước lượng GMM.
3.3.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Đề tài kiểm tra hệ số tương quan của các biến dữ liệu trong mô hình. Kết quả
kiểm tra giúp đánh giá độ tin cậy của dữ liệu.
Bước 2: Kiểm định quan hệ nhân quả Granger Test. Kết quả kiểm định giúp đánh giá tác
động lan tỏa của FDI đến các yếu tố trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Bước 3: Hồi qui theo phương pháp Panel GMM sai phân của Arellano – Bond. Kết quả
hồi quy giúp đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở xử lý các vấn
đề nội sinh, tự tương quan.
Bước 4: Thực hiện mô hình vector đồng liên kết PMG: để xác định tính năng động ngắn
hạn và đồng liên kết dài hạn của tác động FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
11
CHƯƠNG 4
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
TỔNG THỂ VÙNG CỦA VIỆT NAM
4.1. Giới thiệu
4.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu
4.2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Từ phương trình thực nghiệm 3.4, đề tài luận án sử dụng dữ liệu bảng của 43 tỉnh/thành ở
Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 2012.
Bảng 4.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình tăng trưởng kinh tế
Tên biến Ký hiệu Cách tính và diễn giải
Tăng trưởng kinh tế GDP Logarithm của GDP thực bình quân đầu người
Đầu tư tư nhân PINV Logarithm của đầu tư tư nhân thực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Logarithm của dòng vốn FDI thực
Đầu tư công GIVN
Đầu tư công/GDP. Bao gồm chi của địa phương
và hỗ trợ từ TW
Nguồn nhân lực LABO Số người trong độ tuổi lao động/dân số
Thu thuế BREV
Thu thuế ngân sách/GDP, được dẫn xuất của thu
địa phương và chuyển giao của TW
Chi thường xuyên CBEXP Chi thường xuyên/GDP
Độ mở thương mại OPEN Tổng xuất khẩu và nhập khẩu/GDP
Cơ sở hạ tầng TELE
Logarithm của số thuê bao bình quân điện thoại cố
định và di động trả sau
Chỉ số giá tiêu dùng CPI Logarithm của chỉ số giá tiêu dùng
Khoảng cách công nghệ GAP (GDP địa phương – GDP cả nước)/GDP cả nước
Đặc tính địa phương GEO Dựa vào phân loại đô thị
Sự phát triển của địa phương WEALTH Dựa vào điều tiết nguồn thu về NSTW
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.2.2. Kiểm định hệ số tương quan
4.2.3. Kiểm định tính dừng
Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng fisher độ trễ bằng 2 có và không có xu thế với thuộc
tính Augmented Dickey Fuller test và thuộc tính Phillips – Perron test. Theo đó, hầu hết
các biến gốc, ngoại trừ biến tăng trưởng và khoảng cách công nghệ dừng ở sai phân.
4.3. Kết quả thực nghiệm
4.3.1. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger
Kết quả chỉ ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và đầu tư tư nhân, nguồn nhân
lực, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và chênh lệch công nghệ. Điều này
cho thấy dòng vốn FDI tạo nên hiệu ứng lan tỏa đến các nhân tố làm tăng trưởng kinh tế
12
thông qua tác động đến đầu tư tư nhân, tác động nâng cao nguồn nhân lực, tạo nguồn thu
cho NSNN, thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển, mở rộng độ mở thương mại, và nâng cao
trình độ phát triển. Tiếp đến, luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân
Arellano-Bond để ước lượng tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
4.3.2. Tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế theo phương pháp ước
lượng GMM Arellano – Bond
Qua phân tích ở chương 2, cho thấy FDI có xu hướng tập trung vào các địa phương có
điều kiện thuận lợi về tính chất của đô thị cũng như mức độ phát triển của địa phương
(TP Hồ Chí Minh, Hà Nội). Từ thực tế đó, đề tài muốn kiểm định đặc tính của dòng vốn
FDI vào Việt Nam thông qua việc sử dụng các biến công cụ:
GEO: phản ánh đặc tính địa lý của địa phương. Đối với đô thị loại đặc biệt được mã hóa
là 4, thành phố trực thuộc TW là 3, các tỉnh thuộc kinh tế trọng điểm là 2 và trường hợp
còn lại mã hóa là 1.
WEALTH: Đo lường trình độ phát triển và sự giàu có của tỉnh/thành. Tỷ lệ điều tiết
nguồn thu của địa phương về ngân sách TW trên 60% mã hóa là 4; 50%-60% mã hóa 3;
10%-50% mã hóa 2; đến 10% mã hóa 1 và còn lại không điều tiết mã hóa 0.
∆FDI: Chênh lệch FDI của địa phương so với trung bình cả nước.
WEALTH*∆FDI: phản ánh dòng vốn FDI được hấp dẫn theo mức độ phát triển và sự
giàu có của địa phương.
WEALTH*GEO*∆FDI: phản ánh sự thu hút của dòng vốn FDI vừa theo đặc tính đô thị
vừa thể hiện theo sự phát triển và giàu có của địa phương.
Bên cạnh đó, độ trễ của biến phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế) dựa vào Christophe Hurlin
(2004): 2*K + 5 < T. Trong đó: K là độ trễ, T là thời gian. Theo đề tài T = 16, nên độ
trễ < 5 là hợp lý.
Bảng 4.6 Hồi qui theo phương pháp GMM Arellano-Bond
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Các biến
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Coeff Coeff Coeff Coeff
Tăng trưởng kinh tế (-1) .2766722*** .2674109*** .2679663*** .2249946***
Tăng trưởng kinh tế (-2) .1082713* .1072814* .1048672* .141283**
Đầu tư tư nhân .2779348*** .2750409*** .2805962*** .2767417***
Dòng vốn FDI .0272221** .0328316*** .0319368** .0254382**
Nguồn nhân lực .4645269* .4602516* .4542675* .5075249**
Đầu tư công -.2197045** -.2029524** -.2055994** -.1823935**
Thu thuế -.121127 -.1327604 -.1374301 -.0812087
Chi thường xuyên .2896991* .2777896 .2656103 .2499709
Cơ sở hạ tầng .0322443* .0292126 .0281526 .0311138*
Độ mở thương mại .0197188** .0197031** .0213423**
13
Chỉ số giá tiêu dùng -.1340043 -.1236057 -.1256067 -.1087054
Khoảng cách công nghệ -.0019343 -.0087073 -.0082026 .0292234
FDI theo sự phát triển .0026228 -.0211176
WEALTH*GEO*∆FDI .0067636*
Obs 541 541 541 541
Sargan test 0.245 0.209 0.251 0.167
AR(2) 0.320 0.372 0.369 0.473
(***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%
4.3.3. Ước lượng tính năng động của dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế theo
phương pháp PMG
Trước hết, tiến hành kiểm định đồng liên kết của các biến bằng phương pháp Westerlund
(2007), khi thỏa điều kiện. Tiếp đến, đề tài luận án thực hiện ước lượng PMG. Kết quả
hồi qui bằng mô hình vector đồng liên kết PMG được thể hiện trong Bảng 4.8.
Bảng 4.8 Ứớc lượng tính năng động ngắn hạn và dài hạn theo phương pháp PMG
Các vector đồng liên kết dài hạn. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Các biến Coeff Std Prob
Đầu tư tư nhân .857587 .0341448 0.000***
Dòng vốn FDI .2261728 .0111446 0.000***
Nguồn nhân lực 1.979529 .4777566 0.000***
Đầu tư công -.9955448 .1043565 0.000***
Thu thuế 1.281256 .1958856 0.000***
Tính năng động ngắn hạn. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Hệ số hiệu chỉnh .077029 .0369953 0.037**
∆ Dòng vốn FDI .0027944 .0059165 0.637
(***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%
4.4. Thảo luận kết quả ước lượng
(1) Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế
Kết quả giúp nhận định tác động cùng chiều của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh
tế ở tổng vùng của Việt Nam. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước
đây ở trong nước (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Bang Vu, 2008; Le
Viet Anh, 2009; Sajid và Nguyen, 2010; Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010;
Chien et al., 2012; Chien và Linh, 2013). Tương tự, các nghiên cứu ở nước ngoài (Hsiao,
2006; Wei, 2007; Aviral Kumar Tiwari, 2010; Jiang Jianming, 2011; Aviral Kumar
Tiwari, 2011; Mihai Daniel Roman, 2012; Mahnaz Rabiei, 2012).
(2) FDI theo đặc tính đô thị và mức độ phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế
Bằng phương pháp hồi quy GMM Arellano – Bond, có cơ sở khẳng định những địa
phương với trình độ phát triển cao và đặc tính đô thị hiện đại, thì đóp góp của dòng vốn
FDI vào tăng trưởng kinh tế được hiện diện rõ, với tác động dương, ở mức ý nghĩa 10%
14
(xem bảng 4.6, mô hình 4). Đây là điểm đặc thù của đề tài luận án vì các công trình thực
nghiệm trước đây chưa đưa các đặc điểm này vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
(3) Tác động của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế
Kết quả nghiên cứu khẳng định tác động dương của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng
kinh tế được thể hiện ở mô hình nghiên cứu lý thuyết Cobb – Douglas, cũng như các
nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến FDI và tăng trưởng kinh tế cũng khẳng định tác
động cùng chiều của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng (Manh Vu Le và Terukazu Suruga,
2005; Nicholas Apergis et al., 2008).
(4) Nguồn nhân lực tác động đến tăng trưởng kinh tế
Kết quả thực nghiệm khẳng định nguồn nhân lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này
phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây (Aleksynska et al., 2003; Barro và Sala-i-Martin,
2004; Wei, 2008; Sajid và Nguyen, 2010; Elboiashi Hosein Ali, 2011; Mahnaz Rabiei và
Zohreh Ghavam Masoudi, 2012).
(5) Thu thuế và tăng trưởng kinh tế
Kết quả ước lượng theo phương pháp PMG cho thấy thu thuế tương quan dương với tăng
trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. Điều này minh chứng việc thu thuế ở mức độ chấp
nhận được có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế.
(6) Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
Kết quả hồi quy cho thấy đầu tư công tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả
nghiên cứ này thể hiện sự phù hợp với một số nghiên cứu trước đây (Khan và Kumar,
1997; Borensztein et al., 1998; Kinoshita và Campos, 2002; Hermes và Lensink, 2003;
Durham, 2004; Elboiashi Hosein Ali, 2011).
(7) Chi thường xuyên tác động đến tăng trưởng kinh tế
Kết quả hồi quy với mô hình GMM cho thấy chi thường xuyên tác động cùng chiều đến
tăng trưởng kinh tế, với ý nghĩa 10% ở mô hình 1. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Sử Đình Thành và cộng sự (2013).
(8) Cơ sở hạ tầng tác động đến tăng trưởng kinh tế
Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở hạ tầng tác động dương đến tăng trưởng kinh tế với ý
nghĩa 10% ở mô hình 1 và mô hình 4 của ước lượng theo phương pháp GMM. Kết quả
nghiên cứu này cũng được sự ủng hộ của Asiedu (2002), Ancharaz (2003), Lumbila
(2005) và Elboiashi Hosein Ali (2011).
(9) Độ mở thương mại tác động đến tăng trường kinh tế
Theo mô hình GMM, độ mở thương mại có tác động đến dương đến tăng trưởng kinh tế
với mức ý nghĩa 5%. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về FDI và tăng trưởng kinh tế
cũng có nhận định tác động cùng chiều của độ mở thương mại đến tăng trưởng
(Balasubraman et al., 1996; Blomstrom và Kokko, 1998; Dukhabandhu Sahoo, 2004;
Wei, 2007; Sajid và Nguyen, 2011).
15
CHƯƠNG 5
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
LỰA CHỌN VÙNG Ở VIỆT NAM
5.1. Giới thiệu
5.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu
5.2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu bảng được tập hợp và chuyển hóa phù hợp không gian vùng từ 43 tỉnh thành Việt
Nam giai đoạn 1997-2012 của Tổng Cục Thống kê Việt Nam để phục vụ mô hình nghiên
cứu thực nghiệm.
5.2.2. Kiểm định hệ số tương quan
Kết quả kiểm định thể hiện sự tin cậy của dữ liệu thông quan hệ số tương quan Pearson.
Các cặp biến đều có ý nghĩa thống kê cao (nhỏ hơn hoặc bằng 5%). Theo Evans (1996),
dữ liệu đáp ứng yêu cầu ước lượng.
5.3. Kết quả thực nghiệm
5.3.1. Kết quả thực nghiệm ở các vùng của Việt Nam
Bảng 5.1 Hồi qui tăng trưởng kinh tế theo phương pháp GMM Arellano-Bond ở các vùng
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Các biến
Đồng Bằng
Sông Hồng
Trung du
phía Bắc
Bắc Trung Bộ
miền Trung
Coeff Coeff Coeff
Tăng trưởng kinh tế (-1) .4861972*** .730664*** .7050014***
Đầu tư tư nhân .0641201* .0102313 .0447356***
Dòng vốn FDI .0174596* -.0059049 -.0059989
Nguồn nhân lực 1.257629** -.0162727 .3522824*
Đầu tư công .0941985 .0175416 .052243
Thu thuế -.0406418 .0668194 .1098181
Chi thường xuyên -.0389153 .0680725 -1.32038***
Cơ sở hạ tầng .060561*** .0622703*** .0677042***
Độ mở thương mại .0255874* -.0033557 .0054354
Chỉ số giá tiêu dùng -.099214 .0940751 -.2135385**
Khoảng cách công nghệ .5452717*** .6926031** .4765437***
FDI theo đặc tính đô thị NA .0072199 .0054616
FDI theo mức độ phát triển .0021682 NA -.0017349
Obs 117 112 127
Sargan test 0.205 0.358 0.154
AR(2) 0.716 0.217 0.104
(***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%
16
Bảng 5.2 Ước lượng theo phương pháp PMG ở các vùng
Các vector đồng liên kết dài hạn. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Các biến
Đồng Bằng
Sông Hồng
Trung du
phía Bắc
Bắc Trung Bộ
miền Trung
Coeff Coeff Coeff
Đầu tư tư nhân .0346081 .1892864*** .0888519***
Dòng vốn FDI .0715802*** .0242932 .0295941***
Nguồn nhân lực 2.02301*** 3.712928*** 1.829205***
Đầu tư công -2.877835*** .5684635*** -.0849815***
Khoảng cách công nghệ .4838551*** 2.38078*** 1.677062***
Tính năng động ngắn hạn. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Hệ số điều chỉnh -.0673073 .1138425** -.168153
∆ Dòng vốn FDI -.0137549*** .0006858 -.0057937
(***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%
5.3.2. Kết quả thực nghiệm ở các liên kết vùng của Việt Nam
Bảng 5.3 Hồi qui theo phương pháp GMM Arellano-Bond ở các liên kết vùng
Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Các biến
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Coeff Coeff Coeff
Tăng trưởng kinh tế (-1) .7061482*** .6961352*** .3986666***
Đầu tư tư nhân .0107673 .0345393* .2258145***
Dòng vốn FDI -.0066922 -.0061998 .0355586***
Nguồn nhân lực .4639388* .6300071*** .8566506**
Đầu tư công -.0778843 .0876566** -.2946783
Thu thuế .1869632* .1027346 -.2367894**
Chi thường xuyên .2944505 -1.238268*** -.0571725
Cơ sở hạ tầng .0515973*** .0779084*** .0810284**
Độ mở thương mại -.0028391 .0085668 -.0501818***
Chỉ số giá tiêu dùng .0388912 -.2298873** .1336329
Khảng cách công nghệ .480956*** .3468995** .0614149**
Đặc tính đô thị*∆FDI .0254108** .0071331 .0141323
Mức độ phát triển*∆FDI -.0162393 .0021626 -.0051897
Obs 211 139 161
Sargan test 0.190 0.210 0.196
AR(2) 0.338 0.117 0.344
(***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%
17
Bảng 5.4 Ước lượng theo phương pháp PMG ở các liên kết vùng
Các vector đồng liên kết dài hạn. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Các biến
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Coeff Coeff Coeff
Đầu tư tư nhân .3242282*** .1236587*** .3682873***
Dòng vốn FDI -.0153388 .0413604*** .0926173***
Nguồn nhân lực 2.66509*** 1.359474*** .1380158
Đầu tư công -4.609667*** .2040088*** -.819478***
Khoảng cách công nghệ 3.142031*** 2.467558*** .7229133***
Tính năng động ngắn hạn. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế
Hệ số điều chỉnh .0366287 .0862035*** -.074685
∆ Dòng vốn FDI -.0001082 .0036518 .0029049
(***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%
4. Thảo luận kết quả
5.4.1. Thảo luận về tính đặc thù trong tăng trưởng kinh tế vùng
(i) Thảo luận kết quả ước lượng ở các vùng
Đối với riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, tính đặc trưng vừa thể hiện ở riêng biệt ở
biến quan sát, vừa thể hiện ở mức độ tác động của các nhân tố. Cụ thể, khi so sánh riêng
vùng, chỉ ở Đồng bằng sông Hồng dòng vốn FDI và độ mở thương mại có tác động ý
nghĩa lên tăng trưởng kinh tế. Trung du miền núi phía Bắc, tính riêng biệt của vùng thể
hiện ở tác động của cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ. Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung, các nhân tố tác động có ý nghĩa riêng phần của vùng này khi so sánh
với các vùng khác là chi thường xuyên, chỉ số giá tiêu dùng.
(ii) Thảo luận kết quả ước lượng đối với các liên kết vùng
Đối với liên kết vùng miền Bắc, tính khác biệt của liên vùng thể hiện ở nhân tố FDI theo
đặc tính đô thị. Liên kết vùng miền Trung, những biến độc lập thể hiện sự đặc thù của
liên vùng trong tăng trưởng: đầu tư công tác động dương với mức độ 0,08%, ý nghĩa 5%;
chi thường xuyên tác động âm với mức độ 1,23%, ý nghĩa 1% và cú sốc kinh tế tác động
âm theo tỷ lệ 0,22%, mức ý nghĩa 5%. Liên kết vùng thuộc miền Nam, những nhân tố thể
hiện đặc thù của liên kết vùng trong tăng trưởng: FDI tăng 1% tác động dương đến tăng
trưởng 0,03%, ý nghĩa 1%. Các biến khác có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
liên vùng miền Nam phải kể đến đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và
khoảng cách công nghệ. Đồng thời bóp méo của thuế tác động âm đến tăng trưởng với
mức độ 0,23%, ý nghĩa 5%.
5.4.2. Thảo luận về tính hội tụ (liên kết) trong tăng trưởng kinh tế
(i) Thảo luận kết quả ước lượng về tính hội tụ ở các vùng
18
Vùng Đồng bằng sông Hồng tính đồng liên kết được thể hiện trong dài hạn giữa tăng
trưởng kinh tế với FDI thể hiện tác động dương với mức ý nghĩa 1%. Vùng Trung du
miền núi phía Bắc, tính liên kết thể hiện giữa tăng trưởng kinh tế với đầu tư công (tác
động dương, với mức ý nghĩa 1%). Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tính hội tụ
thể hiện mạnh nhất khi so sánh với các vùng, tồn tại đồng liên kết dài hạn giữa tăng
trưởng kinh tế với các biến trong mô hình ở dài hạn với mức ý nghĩa cao (1%).
(ii) Thảo luận kết quả ước lượng về tính hội tụ ở các liên kết vùng
Đối với liên kết vùng thuộc miền Bắc tính hội tụ thể hiện sự đồng liên kết dài hạn giữa
tăng trưởng kinh tế với đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực và khoảng cách công nghệ, đều
tác động dương với cùng mức ý nghĩa thống kê 1%. Liên kết vùng miền Trung Tây
Nguyên, sự liên kết thể hiện giữa tăng trưởng kinh tế với các biến kiểm soát với mức ý
nghĩa cao (1%) và đều có tác động dương, cho thấy hội tụ mạnh ở vùng này trong tăng
trưởng dài hạn. Liên kết vùng miền Nam, tính liên kết trong tăng trưởng được thể hiện
giữa tăng trưởng kinh tế với các biến độc lập ở mô hình thực nghiệm, với mức ý nghĩa
cao (1%): tác động dương có đầu tư tư nhận, dòng vốn FDI, khoảng cách công nghệ và
đầu tư công tác động âm đến tăng trưởng kinh tế.
CHƯƠNG 6
CÁC YẾU TỐ THU HÚT DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM
6.1. Giới thiệu
6.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu
6.2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dạng bảng của 43 tỉnh/thành Việt Nam giai đoạn 1997 – 2012 của Tổng cục Thống kê
Việt Nam
Bảng 6.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình
Tên biến Ký hiệu Cách tính và diễn giải
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Logarithm của dòng vốn FDI.
Quy mô thị trường GDP Logarithm của thu nhập bình quân thực.
Nguồn nhân lực LABO Số người trong độ tuổi lao động.
Lao động có kỹ năng STU Tỷ lệ sinh viên cao đẳng đại học trên dân số.
Chính sách kinh tế vĩ mô BUD
Thu ngân sách trừ chi ngân sách, so với GDP, được
dẫn xuất cho chính sách kinh tế vĩ mô.
Độ mở thương mại OPEN Phần trăm của xuất nhập khẩu so với GDP.
Cơ sở hạ tầng TELE
Logarithm của số thuê bao điện thoại (cố định và di
động trả sau) bình quân.
Ổn định kinh tế vĩ mô CPI Logarithm của chỉ số giá tiêu dùng.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
19
6.2.2. Kiểm định dữ liệu
Hệ số tương quan giữa các cặp biến hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%
ngoại trừ giữa biến chính sách kinh tế vĩ mô và ổn định kinh tế không có ý nghĩa thống
kê.
6.3. Kết quả thực nghiệm
6.3.1. Ước lượng theo phương pháp GMM Arellano – Bond
Bảng 6.3 Ước lượng theo phương pháp GMM Arellano-Bond
Biến phụ thuộc: Dòng vốn FDI
Các biến
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Coeff Coeff Coeff
Dòng vốn FDI (-1) .4455987*** .4385425*** .4376898***
Quy mô thị trường 1.150805** 1.161164** 1.257565**
Nguồn nhân lực 1.562452 1.602345 1.249556
Lao động có kỹ năng -7.158091
Chính sách kinh tế vĩ mô 2.14443** 2.018437** 1.980956**
Cơ sở hạ tầng -.016980 -.0011228 .0195185
Độ mở thương mại -.0541869 -.0371291
Ổn định kinh tế vĩ mô -1.282795* -1.309977* -1.379614*
Obs 584 584 584
Sargan test 0.195 0.154 0.151
AR(2) 0.422 0.409 0.464
(***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%
6.3.2. Ước lượng theo phương pháp PMG
Trước tiên thực hiện kiểm định đồng liên kết (đạt yêu cầu) và kế tiếp thực hiện ước lương
theo phương pháp PMG theo kết quả ở bảng 6.6.
Bảng 6.6 Ước lượng theo phương pháp PMG
Các vector đồng liên kết dài hạn. Biến phụ thuộc: Dòng vốn FDI
Các biến Coeff Std Prob
Quy mô thị trường 1.453936 .2200913 0.000***
Nguồn nhân lực 5.099824 1.012918 0.000***
Độ mở thương mại -.044798 .0405849 0.270
Chính sách kinh tế vĩ mô 2.754427 .4056308 0.000***
Ổn định kinh tế vĩ mô -1.450879 .4956345 0.003***
Lao động có kỹ năng 23.77202 6.732618 0.000***
Tính năng động ngắn hạn. Biến phụ thuộc: Dòng vốn FDI
Hệ số hiệu chỉnh .623203 .0868532 0.000***
∆ Quy mô thị trường 2.356842 1.667423 0.158
(***): Ý nghĩa thống kê 1%; (**): Ý nghĩa thống kê 5% và (*): Ý nghĩa thống kê 10%
20
6.4. Thảo luận các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
(1) Quy mô thị trường tác động dương đến thu hút dòng vốn FDI
Kết quả cho thấy tác động dương của quy mô thị trường đến FDI, phù hợp với kỳ vọng
của đề tài nghiên cứu. Kết quả ước lượng với phương pháp GMM, cho thấy sự tác động
của quy mô thị trường đến dòng vốn FDI đáng kể và đồng nhất. Cụ thể, 1% tăng quy mô
thị trường tác động tăng FDI thấp nhất 1,15%, ở mức ý nghĩa 5% (mô hình 1) và tác động
cao nhất 1,25%, ở mức ý nghĩa 5% (mô hình 3). Theo hồi quy PMG, 1% tăng quy mô thị
trường tác động đến FDI tăng 1,45%, với mức ý nghĩa 1%, kết quả cho thấy quy mô thị
trường tác động rất mạnh đến hấp dẫn nguồn FDI vào Việt Nam.
(2) Nguồn nhân lực tác động đến dòng vốn FDI
Kết quả thực nghiệm với phương pháp PMG cho thấy: 1% tăng nguồn nhân lực làm cho
dòng vốn FDI tăng 5,0%, với mức ý nghĩa 1%. Điều đó, cho thấy vai trò của nguồn nhân
lực có ý nghĩa quyết định quan trọng đến hấp dẫn dòng chảy FDI ở tổng thể vùng của
Việt Nam, điều này rất xác đáng với thực tế và phù hợp với các nghiên cứu trước đây,
như Borensztein et al. (1998), Olofsdotter (1998) cũng cho kết quả tương tự. Gần đây
Hongxu Wei (2010), Yiyang liu (2012) cũng khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong
hoạt động thu hút FDI.
(3) Lao động có kỹ năng tác động đến FDI
Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động có kỹ năng tác động rất lớn đến việc hấp dẫn dòng
vốn FDI vào Việt Nam. Với mô hình PMG, 1% tăng tỷ lệ lao động có kỹ năng tác động
dương đến việc hấp dẫn dòng vốn FDI 23%, ở mức ý nghĩa 1%.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Chẳng hạn, Chen (1996);
Fung, lizaka và Siun (2002) chỉ ra tác động dương của chất lượng lao động đối với FDI
cho cả trường hợp Nhật Bản và Hồng Kông. Broadman và Sun (1997) và Coughlin và
Segev (2000) phát hiện tình trạng mù chữ có tác động âm đáng kể đến FDI. Gần đây,
Kevin Williams (2010) và Yiyang liu (2012) cũng có nhận định về lao động có kỹ năng
tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI.
(4) Chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến FDI
Chính sách kinh tế vĩ mô có tác động dương đến thu hút dòng vốn FDI với mô hình PMG
ở mức ý nghĩa 1%. Đối với hồi quy GMM cũng cho kết quả tác động dương ở mức ý
nghĩa 5%. Kết quả thể hiện sự phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Bouoiyour
(2003) Durham (2004), Buckley et al. (2007). Wei (2008) cho rằng dòng vốn FDI bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô rất quan trọng.
Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli (2012) cũng cho thấy tác động tích cực của
chính sách kinh tế vĩ mô đối với thu hút dòng vốn FDI vào nước tiếp nhận đầu tư.
Ngoài ra, độ mở thương mại, ổn định kinh tế vĩ mô có tác động đến việc thu hút dòng
vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua. Cụ thể, độ mở thương mại chưa được ghi nhận tác
động tích cực trong thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua.
21
CHƯƠNG 7
TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
7.1. Tổng kết chung
7.1.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng của Việt Nam
Kết quả nghiên cứu ở cấp độ tổng thể vùng của Việt Nam được trình bày ở chương 4 cho
thấy sự tác động dương của FDI đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời qua kiểm tra quan hệ
nhân quả bằng Granger cho thấy có tác động lan tỏa của dòng vốn FDI ở Việt Nam đối
với các nhân tố cơ bản như: nguồn nhân lực, đầu tư tư nhân, độ mở thương mại và cơ sở
hạ tầng.
7.1.2. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: lựa chọn vùng ở Việt Nam
Kết quả ước lượng thể hiện ở chương 5 cho thấy các vùng và liên kết vùng đều tồn tại
tính liên kết cũng như đặc thù trong tăng trưởng với những mức độ khác nhau. Trong đó,
tính liên kết mạnh thể hiện ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
7.1.3. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
Kết quả cho thấy quy mô thị trường tác động dương, đáng kể đến thu hút, hấp dẫn FDI.
Bên cạnh đó, các yếu tố có tác động mạnh đến thu hút FDI phải kể đến như: nguồn nhân
lực, chính sách kinh tế vĩ mô, lao động có kỹ năng. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy
chính sách mở cửa kinh tế trong ngắn hạn của Việt Nam chưa thật sự làm an tâm nhà đầu
tư nước ngoài (thể hiện ở chương 6).
7.2. Đóng góp của luận án
7.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết
Thứ nhất, Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp
tổng thể vùng của quốc gia
Dòng vốn FDI theo đặc tính đô thị, theo mức độ phát triển và giàu có của địa phương có
tác động dương đến tăng trưởng kinh tế; Dòng vốn FDI theo đặc tính đô thị và mức phát
triển của địa phương có thể góp phần hạn chế tác động âm của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế; Chi thường xuyên trong những điều kiện nhất định (hướng đến kinh tế,
giáo dục, khoa học công nghệ) sẽ có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trường hợp riêng
vùng trong quốc gia
FDI vừa là yếu tố hội tụ vừa là yếu tố phân kỳ đặc thù của vùng tác động đến tăng trưởng
kinh tế; Hội tụ trong tăng trưởng kinh tế vùng mạnh nhất là nguồn nhân lực; Đầu tư công
có thể tác động hiệu quả đến tăng trưởng kinh tế ở những vùng có điều kiện khó khăn
trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư khác.
Thứ ba, Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện nghiên
cứu liên kết vùng trong một quốc gia
22
Vai trò của FDI thể hiện tác động dương đối với tăng trưởng kinh tế ở các liên kết vùng
miền có tính năng động cao; Dòng vốn FDI theo đặc tính đô thị tác động dương đến tăng
trưởng ở liên kết các vùng có lượng FDI lớn và đồng đều; FDI vừa là yếu tố hội tụ vừa là
yếu tố phân kỳ đặc thù của liên kết vùng tác động đến tăng trưởng kinh tế; Khoảng cách
công nghệ có tính hội tụ mạnh nhất tác động đến tăng trưởng kinh tế của liên kết vùng.
Thứ tư, Các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI trong tổng thể vùng của quốc gia
Quy mô thị trường được khẳng định là yếu tố có tác động mạnh mẽ và tích cực đến hấp
dẫn dòng chảy FDI; Lao động có kỹ năng tác động mạnh nhất đến hấp dẫn dòng vốn FDI
ở các nước; Chính sách mở rộng giao thương quốc tế trong ngắn hạn không phát huy tác
dụng đối với việc thu hút dòng vốn FDI; Đặc tính năng động ngắn hạn của các yếu tố hấp
dẫn dòng vốn FDI chưa đạt bền vững.
7.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đối với tổng thể vùng, thể hiện tác động cùng chiều của dòng vốn FDI đối với tăng
trưởng kinh tế theo cả hai phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond và PMG, mức
ý nghĩa thấp nhất 5% và cao nhất là 1%. Mức độ tác động còn thể hiện sự nhất quán và
tính bền của mô hình thực nghiệm. Ngoài ra, FDI theo đặc tính đô thị và mức độ phát
triển của địa phương có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 10%. Bên
cạnh đó, các nhân tố: đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực và độ mở thương mại cũng có tác
động dương đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả cũng cho thấy, đầu tư công
chưa mang lại tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, mức ý nghĩa 5%.
Thực nghiệm về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam để phục vụ tăng trưởng
kinh tế cho thấy quy mô thị trường tác động cùng chiều đến thu hút dòng vốn FDI vào
Việt Nam với mức ý nghĩa thấp nhất 5% (ở phương pháp GMM Arellano-Bond) và cao
nhất 1% (ở phương pháp PMG). Bên cạnh đó, dòng vốn FDI còn phụ thuộc vào các yếu
tố: nguồn nhân lực, chính sách kinh tế vĩ mô và lao động có kỹ năng. Đồng thời, vấn đề
ổn định kinh tế vĩ mô có tác động đáng kể đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Đối với vùng, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động dương của dòng vốn FDI đến tăng
trưởng kinh tế các vùng: Đồng bằng sông Hồng, ý nghĩa 5% (phương pháp GMM
Arellano-Bond) và ý nghĩa 1% (phương pháp PMG); vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung, ở mức ý nghĩa 1% (phương pháp PMG). Bên cạnh đó, các nhân tố có tác
động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế các vùng phải kể đến khoảng cách công nghệ, cơ
sở hạ tầng (phương pháp GMM Arellano-Bond) và nguồn nhân lực, khoảng cách công
nghệ (phương pháp PMG).
Đối với liên kết vùng, Dòng vốn FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế liên
kết vùng miền Nam, mức ý nghĩa 1% (phương pháp GMM Arellano-Bond và PMG),
miền Trung – Tây Nguyên, ý nghĩa 1% (phương pháp PMG). Ngoài ra, FDI theo đặc tính
đô thị của địa phương trong liên kết vùng cũng có tác động dương đáng kể đến tăng
trưởng ở miền Bắc, mức ý nghĩa 5% (phương pháp GMM Arellano-Bond). Đồng thời,
23
các nhân tố ngoài dòng vốn FDI có tác động cùng chiều đến tăng trưởng: nguồn nhân lực,
cơ sở hạ tầng, khoảng cách công nghệ và đầu tư tư nhân.
7.3. Gợi ý chính sách
7.3.1. Gợi ý chính sách đối với tổng thể vùng ở Việt Nam
7.3.1.1. Gợi ý chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(i) Tăng cường thu hút FDI để góp phần tác động đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng
Việt Nam;
(ii) Tăng đầu tư tư nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng Việt Nam;
(iii) Khai thác điều kiện dân số vàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
(iv) Đầu tư công cần hướng đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, chi thường xuyên và
chính sách thuế để phục vụ tăng trưởng kinh tế.
7.3.1.2. Gợi ý chính sách để tăng cường thu hút dòng vốn FDI
Kết quả ước lượng cho thấy cần tăng quy mô thị trường, duy trì và phát huy nguồn nhân
lực, tiếp tục đẩy mạnh lao động có kỹ năng, thực hiện nền kinh tế dựa vào lao động tri
thức, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời sự thông thoáng trong mở rộng giao
thương phải mang ý nghĩa thiết thực thu hút dòng chảy FDI, đồng thời hạn chế những cú
sốc kinh tế bằng cách kiểm soát lạm phát hiệu quả.
7.3.2. Gợi ý chính sách đối với riêng vùng ở Việt Nam
Cần khai thác nguồn FDI, FDI theo đặc tính của địa phương, khai thác yếu tố nguồn nhân
lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ đồng thời cần điều chỉnh những dự án đầu tư
công, hướng đến hiệu quả và phục vụ tăng trưởng kinh tế, những khoảng chi thường
xuyên cần được tiếp tục tiết kiệm và hướng đến những khoảng chi thường xuyên có tác
động đến tăng trưởng: kinh tế, giáo dục, khoa học, môi trường và y tế.
7.3.3. Gợi ý chính sách đối với liên kết vùng ở Việt Nam
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mang tính liên kết các vùng, cần phát huy những khoảng
đầu tư mang tính liên vùng, như: FDI, đầu tư của tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Cơ sở hạ tầng cần được khai thác, nâng cao công nghệ, hạn chế bóp méo của thuế trong
tăng trưởng.
7.4. Hạn chế của luận án
Mặc dù đề tài luận án được thực hiện với sự nổ lực rất lớn cùng với sự hướng dẫn tận tâm
của giáo viên. Tuy nhiên, đề tài luận án không thể tránh khỏi những hạn chế về không
gian và thời gian của dữ liệu cũng như phương pháp nghiên cứu.
7.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Tiếp tục khai thác nền tảng lý thuyết liên quan đến FDI – tăng trưởng kinh tế; Kiểm định
để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất.
24
KẾT LUẬN
FDI và tăng trưởng kinh tế với nhiều mối quan hệ tác động với nhau, tạo nên sự đa dạng,
phong phú từ lý thuyết đến thực nghiệm, với nhiều quan điểm, tranh luận nhiều chiều.
Điều đó càng làm cho các nhà nghiên cứu quan tâm để khẳng định và chứng minh kết
quả nghiên cứu của mình trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể bằng việc
áp dụng các khung phân tích, các phương pháp ước lượng tiên tiến để khẳng định những
quy luật chung nhất về mối quan hệ FDI – tăng trưởng ở phạm vi toàn cầu, ở điều kiện
từng quốc gia cũng như phạm vi hẹp là các vùng và liên kết vùng trong quốc gia. Nhằm
góp phần hoàn thiện lý thuyết cũng như đánh giá thực tiễn về mối quan hệ FDI-tăng
trưởng kinh tế, đề tài luận án đã thực hiện câu hỏi nghiên cứu FDI và tăng trưởng kinh
tế ở các vùng của Việt Nam trên cơ ở hàm sản xuất Cobb-Douglas và các nghiên cứu mở
rộng thể hiện nhân tố FDI trong lý thuyết gốc. Đề tài thực nghiệm với việc khai thác
nguồn dữ liệu bảng của các tỉnh/thành Việt Nam giai đoạn 1997-2012 từ Tổng Cục
Thống kê Việt Nam. Mô hình phân tích và xử lý dữ liệu được thực hiện dựa trên cơ sở
hồi quy theo phương pháp GMM sai phân với cập nhật của Arellano-Bond (1991), khắc
phục những hạn chế chế của phương pháp GMM (GMM hệ thống). Đồng thời khai thác
phương pháp hồi quy các vector đồng liên kết dài hạn và đặc tính năng động trong ngắn
hạn của phương pháp PMG.
Kết quả cho thấy FDI tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ riêng vùng, liên
kết vùng và tổng hợp vùng ở Việt Nam, thể hiện rõ tính hội tụ và đặc trưng của tăng
trưởng ở Việt Nam trên các cấp không gian nghiên cứu khác nhau. Đồng thời, kết quả
nghiên cứu cũng giúp khẳng định ngoài FDI, còn có các nhân tố khác tác động dương
đến tăng trưởng cần được quan tâm: nguồn nhân lực, đầu tư tư nhân, khoảng cách công
nghệ. Kết quả thực nghiệm chi tiết được trình bày và thảo luận ở chương 4 và chương 5.
Vấn đề cũng được đặt ra là trong điều kiện Việt Nam những yếu tố nào khẳng định dòng
chảy của FDI. Để trả lời câu hỏi này, đề tài luận án đã đánh giá lý thuyết và lược khảo
các nghiên cứu thực nghiệm để hình thành phương trình thực nghiệm với các biến kiểm
soát được đảm bảo về tính tương quan, tự tương quan, xử lý kỹ thuật nội sinh, dữ liệu
thực nghiệm cũng được khai thác ưu điểm của dữ liệu bảng từ các tỉnh/thành Việt Nam
giai đoạn 1997-2012 từ Tổng Cục Thống kê với phương pháp kiểm định PMG và GMM
sai phân. Kết quả, quy mô thị trường cùng với các biến quan sát vĩ mô khác (nguồn lao
động, chính sách kinh tế vĩ mô và lao động có kỹ năng) có tác động đến dòng chảy FDI
vào Việt Nam. Kết quả thực nghiệm và thảo luận chi tiết được trình bày ở chương 6. Từ
kết quả thực nghiệm và tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu một cách toàn diện, đề tài
luận án đã gợi ý chính sách đối với tăng trưởng kinh tế vùng cũng như thu hút dòng vốn
FDI vào Việt Nam. Kết quả được trình bày chi tiết ở chương 7.
Xét tổng thể, đề tài nghiên cứu của luận án đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra, cũng
như nhận định những hạn chế, tồn tại và hướng nhiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TẠP CHÍ KHOA HỌC
1. Nguyễn Minh Tiến, 2007. Foreign Investment in Can Tho city Fact and Development
Solution. Economic development. UEH. No. 151. P22-25.
2. Nguyễn Minh Tiến, 2011. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP Cần Thơ. Tạp chí
Thương mại. Số 28-2011. Tr 8-10
3. Nguyễn Minh Tiến, 2013. Các nhân tố hiệu ứng đến FDI ở Việt Nam. Tạp chí Khoa
học Thương mại. Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Số 62+63, tháng
10+11/2013. Tr 54-62.
4. Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của chính sách tài khóa lên lạm phát ở Việt Nam:
Phương pháp hồi quy GMM Arellano-Bond và PMG. Tạp chí Khoa học Thương
mại. Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Số 66, tháng 2/2014. Tr 37-44.
5. Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh
tế địa phương ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP
Hồ Chí Minh. Số 283, tháng 5/2014. Tr 21-41.
6. Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến, 2014. Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI
ở các nước Châu Á. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ. Số 31, tháng
5/2014. Tr 124-131.
HỘI THẢO QUỐC TẾ
1. Nguyễn Minh Tiến, 2013. FDI và tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long
trong bối cảnh hội nhập. Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3. Hội nhập quốc tế:
thành tựu và những vấn đề đặt ra. Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Bremen
university Germany, Trường Cao đẳng kinh tế Đối ngoại TP Hồ Chí Minh, Trường
Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng. Hà Nội, tháng 12/2013. Nhà xuất bản thống kê.
Tập 1. Tr 532-539.
2. Nguyễn Minh Tiến, 2014. Tác động của các yếu tố vĩ mô lên kinh tế các quốc gia
Cộng đồng kinh tế Asean. Hội thảo khoa học quốc tế: Bối cảnh quốc tế mới và tác
động tới Cộng đồng kinh tế Asean. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Trường Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. TP Hồ
Chí Minh, tháng 5/2014. Tr 246-262.
CHUYÊN SAN
1. Nguyễn Minh Tiến, 2011. Phương pháp định lượng trong nghiên cứu khoa học.
Chuyên san Kinh tế đối ngoại. Số 03 năm 2011. NXB Thanh Niên. Tr 35-41.
2. Nguyễn Minh Tiến, 2012. Định vị tính mới trong nghiên cứu khoa học, 2012. Chuyên
san Kinh tế đối ngoại. Số 05 năm 2012. NXB Thanh Niên. Tr 30-39.
3. Nguyễn Minh Tiến, 2013. Chỉ số năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế: trường
hợp TP Hồ Chí Minh. Chuyên san Kinh tế đối ngoại. Số 09 năm 2013. NXB Thanh
Niên. Tr 53-62.
4. Nguyễn Minh Tiến, 2014. Thực trạng thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng
của Việt Nam. Chuyên san Kinh tế đối ngoại. Số 10 năm 2014. NXB Thanh Niên.
Tr 47-56.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nguyễn Minh Tiến, 2012. FDI và tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long
trong bối cảnh hội nhập. Đề tài nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh. Trường
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_la_0544.pdf