Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ cơ sở lý luận chương 1, những phân tích đánh giá thực tiễn ở chương 2 và đề xuất những giải pháp, chính sách ở chương 3. Với những nghiên cứu trên, tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu của mình sẽ được ứng dụng trong thực tiễn phát triển du lịch bền vững vùng Tây Nguyên trong thời gian đến. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án không thể tránh khỏi những hạn chế cần phải tiếp tục nghiên cứu trong thời gian đến. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp nhằm làm cho luận án được hoàn thiện.

doc27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------&---------------- NGUYỄN ĐỨC TUY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội. Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS.TS. Đàm Văn Nhuệ Hướng dẫn phụ: TS. Bùi Trường Giang Phản biện 1: PGS. TS. Trần Đình Thiên Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Trung Lương Phản biện 3: PGS. TS. Võ Văn Đức Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện: Học viện Khoa học xã hội Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Đức Tuy (2013), Phát triển Du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 03 tháng 11 năm 2013, tr 21. 2. Nguyễn Đức Tuy (2013) Phát huy lợi thế so sánh để phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện KonPLông, tỉnh Kon Tum, Tạp chí Nghiên Cứu Địa lý Nhân văn, số 02 tháng 09 năm 2013, Tr 21. 3. Nguyễn Đức Tuy (2014), Phát triển Khu du lịch Sinh thái Măng Đen Kon Tum theo hướng bền vững, Quyết định số 62/QĐ-HĐSK ngày 08/5/2014 của Hội đồng sáng kiến tỉnh Kon Tum. 4. Nguyễn Đức Tuy (2011), Cơ hội lớn để khai thác tiềm năng Du lịch sinh thái, Kỷ yếu Du lịch Kon Tum trên đường phát triển - năm 2011. 5. Nguyễn Đức Tuy (2014), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Kỷ yếu Hội thảo Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Kon Tum (Tổ chức tại Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ngày 09/01/2014). 6. Nguyễn Đức Tuy (2014), Xây dựng lực lượng doanh nghiệp trong tỉnh với Thương hiệu mạnh, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển kinh tế thị trường ở tỉnh Kon Tum (Tổ chức tại Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ngày 26/11/2010). LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Du lịch bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tây Nguyên là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên, du lịch Tây Nguyên thời gian qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu tính bền vững. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nghiên cứu sinh chọn “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề trên. 2. Tình hình nghiên cứu: Một số công trình nghiên cứu liên quan trong nước và ngoài nước đề cập đến phát triển du lịch bền vững: (1). Công trình: Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững (Tourism and sustainable community development) của Greg Richards và Derek R. Hall (2000). (2). Công trình Phát triển du lịch và môi trường: phía bên kia tính bền vững (Tourism development and environment: beyond sustainability?) của Sharpley (2009). (3) Luận án tiến sĩ: "Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên" của Trần Sơn Hải. (4). Luận án tiến sĩ "Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế" (2011) của Nguyễn Duy Mậu. (5) Bài viết về Liên kết phát triển giữa Khu du lịch Sinh thái Quốc Gia Măng Đen với các khu du lịch khác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên của PGS, TS Nguyễn Kim Lợi, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. (6) Bài viết "Khai thác tiềm năng thiên nhiên và giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch cộng đồng ở Măng Đen" của Tiến sỹ Vũ Tuấn Anh - Viện Kinh tế Việt nam. Kế thừa thành quả của các nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả cố gắng vận dụng lý thuyết phát triển du lịch bền vững vùng để phản ánh thực trạng du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở khung lý thuyết phát triển du lịch bền vững, luận án đánh giá và dự báo đúng các chiều hướng mới của bối cảnh quốc tế, khu vực, tác động đến phát triển du lịch Tây Nguyên. Định vị phát triển du lich Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững. Định hướng và các giải pháp về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ngành du lịch, trong đó đi sâu nghiên cứu phát triển du lịch bền vững vùng và các yếu tố liên quan đến phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên. b. Phạm vi nghiên cứu Luận án phân tích thực trạng phát triển du lịch Tây Nguyên giai đoạn 2002-2012 và định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020. 5. Nhiệm vụ luận án phải giải quyết Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững; khung lý thuyết về hợp tác, liên kết phát triển du lịch; xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong nước và thế giới. Đánh giá có hệ thống về các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (cả yếu tố cốt lõi và yếu tố tác động). Thu thập tư liệu, phỏng vấn khách du lịch để phân tích đánh giá và kết luận mức độ phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên; phân tích mô hình SWOT. Định hướng phát triển, đề xuất các nhóm giải pháp và cơ chế chính sách cho việc phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tài liệu; thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp, phân tích so sánh để làm rõ phát triển du lịch vùng Tây Nguyên trong nhịp độ phát triển du lịch chung của cả nước, khu vực và thế giới; tổng hợp và phân tích định tính để có dự báo các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên; phương pháp điều tra thực địa: Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu trên thực địa; sử dụng phương pháp tiếp cận SWOT. 7. Những đóng góp của đề tài - Luận án đã đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Xây dựng bộ tiêu chí để làm cơ sở nghiên cứu đánh giá phát triển du lịch bền vững; xây dựng khung lý thuyết về liên kết phát triển du lịch bền vững vùng. - Phân tích kết quả phát triển du lịch Tây Nguyên (2002-2012) đi theo hướng nào? vai trò của các ngành, lĩnh vực, thể chế và các yếu tố an ninh, chính trị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển du lịch bền vững vùng. Đánh giá mức độ bền vững qua phỏng vấn khách du lịch, và bộ tiêu chí du lịch bền vững. Nhận định mức độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây nguyên. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hướng bền vững, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù để du lịch bền vững Tây Nguyên phát triển mạnh. 8. Kết cấu của Luận án: Chương 1: Một số vấn đề về lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Tây Nguyên Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Du lịch và một số vấn đề về phát triển du lịch 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch 1.1.1.1. Du lịch 1.1.1.2. Tài nguyên du lịch và điểm hấp hẫn du lịch - Tài nguyên du lịch - Điểm hấp dẫn du lịch 1.1.2. Phát triển du lịch 1.1.2.1. Quan điểm về phát triển du lịch - Sự tăng trưởng. - Mức độ thay đổi phương thức tiến hành - Mức độ và chất lượng tham gia của các bên - Phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng thụ du lịch của các thế hệ tương lai. - Phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hòa giữa 3 mục tiêu: kinh tế- xã hội và môi trường. 1.1.2.2. Các điều kiện phát triển du lịch 1.1.2.3. Các xu thế cơ bản trong phát triển du lịch a. Xu thế của cầu du lịch: Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, du lịch trở thành một tiêu chuẩn đánh giá mức sống của dân cư; du lịch quốc tế phát triển; cơ cấu chỉ tiêu của du khách thay đổi; du khách có nhu cầu đi du lịch nhiều địa điểm trong một chuyến du lịch. b. Xu thế của cung du lịch: Danh mục sản phẩm du lịch được mở rộng, phong phú, có nhiều sản phẩm độc đáo theo hướng gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng; hệ thống tổ chức bán sản phẩm du lịch cũng phát triển, có nhiều hình thức tổ chức du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch đa dạng; xu hướng quốc tế hoá trong phát triển du lịch là tất yếu khách quan. 1.2. Vị trí, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1. Vị trí của ngành du lịch: Ở Việt Nam xu hướng dịch vụ ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. 1.2.2. Vai trò của ngành du lịch 1.2.2.1. Đối với phát triển kinh tế: Du lịch có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư ít, kỹ thuật không quá phức tạp và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, ngành du lịch thực hiện việc “xuất khẩu tại chỗ” đạt nguồn thu ngoại tệ lớn. Phát triển ngành du lịch còn góp phần tích cực tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. 1.2.2.2. Đối với văn hoá - xã hội: Du lịch là cầu nối quan trọng để các dân tộc giao lưu văn hoá với nhau, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá nhân loại, nâng cao trí thức con người và làm cho các dân tộc “xích lại” gần nhau hơn. Thông qua du lịch góp phần rất lớn vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương. 1.2.2.3. Vai trò của du lịch trong hội nhập quốc tế: Du lịch là cầu nối cho thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài. Du lịch làm phương tiện kết nối đầu tư giữa nhà đầu tư ngoài nước với trong nước. Nhờ vào du lịch, dòng vốn FDI, ODA có cơ hội di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. 1.3. Phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp quốc tại Riode Janeiro năm 1992, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai". Qua nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về phát triển du lịch bền vững, tác giả luận án này thấy cần đưa ra một định nghĩa phù hợp với xu thế phát triển ngành du lịch hiện nay và phù hợp với đề tài nghiên cứu ở cấp vùng, đó là: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa; quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa, các nguồn tài nguyên du lịch; đồng thời tạo môi trường chính trị, xã hội ổn định cho việc phát triển du lịch hiện tại và trong tương lai". Từ định nghĩa trên thì phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển chú trọng trên cả 4 mặt: kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. 1.3.2. Các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch bền vững 1.3.2.1. Về kinh tế: - Đóng góp vào việc tái cơ cấu kinh tế: Góp phần phát triển các ngành kinh tế bền vững: Ngành nông lâm nghiệp phải làm ra những sản phẩm phục vụ khách du lịch đạt chất lượng, với giá cao. Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản; khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ gắn với tham quan và bán sản phẩm cho khách du lịch. Thiết lập hệ thống thương mại, dịch vụ phù hợp để đáp ứng yêu cầu mua sắm và hưởng thụ cho du khách. - Đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương: đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo nguồn ngoại tệ... Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, y tế, giáo dục... - Đóng góp vào tăng thu nhập cho cộng đồng: Phát triển du lịch bền vững đảo đảm cung cấp những lợi ích kinh tế đến tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến đến sự thịnh vượng cho người dân và cộng đồng địa phương. 1.3.2.2. Về chính trị: - Đóng góp vào sự ổn định an ninh - chính trị: Phát triển du lịch bền vững, sẽ góp phần rất lớn vào việc ổn định chính trị xã hội tại địa phương. - Đóng góp vào việc tăng cường, hoàn thiện thể chế: Những chính sách tốt sẽ khuyến khích phát triển du lịch bền vững hoặc ngược lại sẽ kèm hãm sự phát triển hoặc phát triển không bền vững. - Thúc đẩy sự giao lưu thân thiện giữa các bên: Phát triển du lịch bền vững sẽ rút ngắn khoảng các giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp; giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương. 1.3.2.3. Về xã hội: Đóng góp vào bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa; đóng góp vào phát triển năng lực địa phương: Tạo môi trường cho người dân địa phương có điều kiện giao tiếp với khách du lịch, sẽ góp phần nâng cao dân trí, hình thành văn hóa ứng xử thân thiện, tăng hiểu biết giữa các dân tộc và kỹ năng quản lý các hoạt động du lịch; tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân giảm tệ nạn xã hội; bình đẵng xã hội, bình đẵng giới. 1.3.2.4. Về môi trường: Bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; nâng cao ý thức vệ sinh môi trường cho người dân và khách du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch thân thiện với môi trường. 1.3.3. Tiêu chí phát triển du lịch bền vững Cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn thống nhất mang tính quốc tế về du lịch bền vững, nhất là ở cấp độ vùng và địa phương. Theo tác giả cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá theo hướng đơn giản hơn, ít chỉ tiêu hơn và dễ đo lường và đánh giá hơn. Bộ tiêu chuẩn đánh giá gồm 4 nhóm như sau: √. Nhóm kinh tế: (1) Tăng trưởng thu nhập du lịch đều đặn trong nhiều năm liên tục; (2) Số lượt khách du lịch tục tăng đều đặn trong nhiều năm liên tục. √. Nhóm chính trị: (3) Mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đối với du khách; (4) Chính sách quản lý Nhà nước để phát triển du lịch bền vững tại địa phương; (5) Công tác an ninh, chính trị tại địa phương. √. Nhóm xã hội: (6) Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành du lịch, và thu nhập từ các hoạt động du lịch của người dân địa phương; (7) Tỷ lệ các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy. √. Nhóm môi trường: (8) Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên được khai thác và bảo tồn; (9) Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải. 1.3.4. Hợp tác, liên kết vùng - yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch bền vững 1.3.4.1. Vùng lãnh thổ, vùng kinh tế và vùng du lịch 1.3.4.2. Xác định các bên tham gia hợp tác, liên kết trong hoạt động du lịch Gồm có 10 bên: (1) Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch; (2) Các hiệp hội thương mại; (3) Chính phủ; (4) Chính quyền địa phương; (5) Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế và tổ chức phi chính phủ quốc tế; (6) Các tổ chức phi chính phủ trong nước; (7) Các cơ sở giáo dục và cộng đồng khoa học; (8) Cộng đồng địa phương; (9) Khách du lịch; (10) Truyền thông 1.3.4.3. Xác định nội dung hợp tác, liên kết: (1). Khả thi về kinh tế; (2). Vì sự phồn vinh cho cộng đồng; (3). Chất lượng việc làm; (4). Công bằng xã hội; (5). Thoả mãn nhu cầu của du khách;(6). Kiểm soát ở địa phương; (7). Phúc lợi cộng đồng;(8). Sự phong phú về văn hoá; (9). Sự toàn vẹn của tự nhiên; (10). Đa dạng sinh học; (11). Sử dụng hiệu quả tài nguyên; (12). Sự thuần khiết của môi trường. 1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững - Thành phố Kyoto - Nhật Bản - Thành phố Madrid - Tây Ban Nha - Khu sinh thái rừng mưa Chilamate - Nam Mỹ - Thành phố Hội An - Quảng Nam - Du lịch cộng đồng Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 2.1. Tổng quan về Tây Nguyên: Tây Nguyên bao gồm năm (5) tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với tổng diện tích tự nhiên là 54,640.6km2 và dân số là 5,2 triệu người chiếm khoảng 16,5% diện tích và 6% dân số toàn quốc. Theo thống kê năm 2009, có khoảng 45 dân tộc anh em sinh sống tại vùng, chiếm 34,8% tổng dân số, trong đó dân tộc bản địa chiếm 26,6%. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn (2002-2012) là trên 11,75%. Trong đó: công nghiệp - xây dựng (39,9%); nông - lâm - thủy sản (31,9%) và dịch vụ (28,2). Là nơi sản xuất trên 90% cà phê nhân ở Việt Nam, hồ tiêu (47,69%), chè (23,52%), điều (20,58%) và cao su (18,19%). Các khu vực lân cận thành phố Đà Lạt ở tỉnh Lâm Đồng là các vùng sản xuất rau và hoa lớn. Năm 2012 tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp vùng Tây Nguyên đạt 36,3 nghìn tỷ đồng. Công nghiệp chế biến tiếp tục dẫn đầu nền kinh tế của khu vực Tây Nguyên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng từ 17,4 nghìn tỷ đồng trong 2005 lên 95,6 nghìn tỷ đồng trong năm 2012. Ngành du lịch, được xem như một trong những tiềm năng mạnh nhất của vùng Tây Nguyên. Số lượng khách du lịch đến thăm vùng Tây Nguyên tăng ổn định. Con số này đã tăng lên gấp đôi trong 4 năm gần đây từ 2002-2012. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa đồng bộ và thiếu bền vững: Phát triển các loại cây công nghiệp diễn ra ồ ạt, vượt quá quy hoạch nhiều lần; nhiều sản phẩm sản xuất không gắn với thị trường, chưa coi trọng chế biến; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, lạc hậu, thiếu bền vững và mức tích lũy đầu tư thấp. Thu nhập bình quân đầu người 10 năm qua chỉ tăng 3,15 lần, trong khi đó cả nước cùng thời kỳ này tăng 4,7 lần. 2.2.2. Đầu tư Tình hình đầu tư vào Tây Nguyên, đặc biệt là đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay vẫn còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng. Tổng đầu tư vào Tây Nguyên năm 2012 mới chỉ đạt 47.740 tỉ đồng, tương đương với 5% cả nước, trong đó tập trung nhiều ở Lâm Đồng, Đắklắk. Hệ số sử dụng vốn (ICOR) giai đoạn (2006-2010), tỷ lệ 1/2,57, trong khi cả nước (tỷ lệ 1/6,52). Tuy nhiên, đến năm 2012 khoảng cách này được rút ngắn (1/4,65), so với cả nước (1/5,53). 2.2.3. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật: Tuyến đường xương sống ở vùng Tây Nguyên là đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 20 nối liền Thành phố Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến quốc lộ 24, 25, 26, 27, 28 là những tuyến đường huyết mạnh nối từ các tỉnh duyên hải Miền Trung đi Tây Nguyên. Đường hàng không: Có 3 sân bay: Liên Khương, Buôn Ma thuột và Pleiku. Cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng...cơ bản đáp ứng yêu cầu. Cơ sở đào tạo du lịch: Tỉnh Lâm Đồng có 6 cơ sở đào tạo về du lịch, tỉnh Đắk Lắk có 2 cơ sở có khoa đào tạo nghề du lịch; ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên còn phối hợp với các trường ngoài tỉnh để đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ lao động ngành du lịch. 2.2.4. Văn hóa - xã hội Theo số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn 1986 đến nay, dân số Tây Nguyên tăng 104%, chủ yếu là tăng cơ học. Theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), ngưỡng chịu đựng sức ép dân số của một vùng là không quá 3%. Theo điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2011, lực lượng trong độ tuổi lao động của Tây Nguyên chiếm 57,79% dân số toàn vùng, tuy nhiên số lao động đã qua đào tạo, đang làm việc ở Tây Nguyên là rất nhỏ, chỉ chiếm 12,1%. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 2.3.1. Về Kinh tế 2.3.1.1. Khách du lịch a. Khách quốc tế: Giai đoạn 2006 - 2012, khách quốc tế đến Tây Nguyên tăng trung bình mỗi năm 14,8%, có chiều hướng tăng dần qua các năm; mặc dù vậy, giai đoạn từ 2000 đến nay, lượng khách quốc tế đến khu vực vẫn chỉ chiếm tỷ trọng trên 2,2% tổng lưu lượng khách đi lại trên toàn quốc. Biểu đồ 01: Tăng trưởng khách quốc tế đến với Tây Nguyên (1000 lượt) Từ năm 2005, 2010 và 2012 cho thấy: khách Pháp nhiều hơn cả, chiếm 19,79%; tiếp sau là Mỹ 12,91%, Đài Loan 9,26%, Anh 5,15%, Hà Lan 4,56%, ASEAN 8,38% (năm 2005 là 1,7%)... Mức chi tiêu trung bình: Lâm Đồng 100USD/ngày; Gia Lai 80USD/ngày; Đắk Lắk là 44,4USD/ngày; Kon Tum và Đắk Nông là tương đương 18 USD/ngày. Ngày lưu trú trung bình 3,1 ngày. b. Khách du lịch nội địa: Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 - 2012 đạt 14%/năm. Khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên thường lựa chọn chủ yếu Lâm Đồng, Đắk Lắk... Đây là những địa phương có tài nguyên du lịch đặc biệt nổi trội, hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà cả du khách trong nước. Biểu đồ 02: Tăng trưởng khách nội địa đến Tây Nguyên Ngày lưu trú trung bình 1,65 ngày. Về mức chi tiêu trung bình khoảng 410.000 đồng người/ngày. Tuy nhiên, mức chi tiêu này là khác nhau giữa các tỉnh: Lâm Đồng là 615.000 đồng; Gia Lai là 627.000 đồng; Đắk Lắk là 215.000 đồng; Kon Tum và Đắk Nông là 175.000 đồng. 2.3.1.2. Thu nhập du lịch Tây Nguyên: Tổng thu nhập du năm 2012 là 5.321 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch thời kỳ 2005 - 2012 đạt 21%/năm; chiếm 4,3% tổng thu du lịch cả nước. Lâm Đồng, Đắk Lắk là 2 địa phương dẫn đầu khu vực về tổng thu nhập du lịch. Đắk Nông và Kon Tum mặc dù tổng thu nhập du lịch không cao, nhưng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao (32%/năm và 33%/năm). Biểu đồ: 03 Tăng trưởng thu nhập du lịch (2000 - 2012) Về cơ cấu tổng thu nhập du lịch: Dịch vụ lữ hành - vận chuyển tăng từ 1,75% năm 2005 lên 6,85% năm 2012; vui chơi giải trí tăng từ 3,5% năm 2005 lên 9,77% năm 2012. Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập chủ yếu từ dịch vụ cho thuê phòng và ăn uống, trong khi đó dịch vụ lữ hành và vui chơi giải trí còn quá thấp. Biểu đồ: 04 Cơ cấu thu nhập du lịch, giai đoạn 2005 - 2012 2.3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch a. Các cơ sở lưu trú: công suất sử dụng phòng trung bình chỉ khoảng từ 30 - 40% (Đà Lạt - Lâm Đồng đạt trên 60%). Năm 2012 số cơ sở lưu trú là: 1.086 cơ sở và 17.808 phòng, chiếm 6,5 % lượng phòng cả nước. Xếp hạng cơ sở lưu trú toàn vùng mới có 140 cơ sở, với 4.638 phòng (chiếm 12,9% số cơ sở và 26,0% số phòng). b. Cơ sở vui chơi giải trí: Lâm Đồng đã đưa vào khai thác kinh doanh 32 khu, điểm du lịch gồm 15 khu, điểm hồ thác, 02 điểm di tích lịch sử, 8 điểm sinh thái rừng, 7 khu vui chơi giải trí, công viên. Đắk Lắk có ở vườn quốc gia Yok Đôn, rừng đặc dụng Nam Ka, khu bảo tồn Nam Nung, Tà Đùng; Đình Lạc Giao - nơi ghi dấu ấn của nền văn hóa người Việt trên mảnh đất cao nguyên. Gia Lai, khách du lịch có thể đến thăm Khu Di tích Lịch sử Văn hóa Làng kháng chiến S’Tor - quê hương Anh hùng Núp; khu du lịch sinh thái và lễ hội “Về nguồn”. Đăk Nông: điểm du lịch sinh thái tại các thác Dray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ...Kon Tum: hồ Yaly, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, làng văn hóa Kon Tu, nhà thờ gỗ, rừng đặc dụng Đắk Uy. Nhìn chung các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí hiện nay tại Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) hết sức yếu kém về đầu tư cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch na ná nhau, không nổi trội để gây ấn tượng và sức hấp dẫn cho du khách. c. Dịch vụ lữ hành: Trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 30 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành. Hoạt động lữ hành quốc tế đã có tiến bộ, tổ chức các tour đi du lịch các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ... Đến nay đã hình thành các tuyến du lịch sau: (1). Tuyến du lịch Đường Hồ Chí Minh kết nối các trung tâm du lịch lớn của vùng (Kon Tum - Pleiku - Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa); (2). Tuyến du lịch Đà Lạt - TP.Hồ Chí Minh theo quốc lộ 20. (3). Tuyến du lịch Buôn Ma Thuột - Pleiku - các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ theo quốc lộ 19. (4). Tuyến du lịch Pleiku - Lệ Thanh - Bắc Campuchia - Lào - Thái Lan. 2.3.1.4. Đầu tư phát triển du lịch Tây Nguyên Tính đến nay mới có 6 dự án đầu tư nước ngoài vào khu vực Tây Nguyên với hơn 100 triệu USD, trong đó Lâm Đồng có 4 dự án với hơn 60 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chủ yếu từ nguồn chương trình mục tiêu hạ tầng du lịch bình quân hàng năm rất ít (10 đến 15 tỷ đồng/tỉnh, riêng Lâm Đồng thì 40 đến 50 tỷ đồng). 2.3.2. Về chính trị 2.3.2.2. Cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên a. Cơ chế, chính sách (1) Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010. (2) Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; (3) Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; (4) Quyết định số: 2162/QĐ-TTg, ngày 11/11/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Hạn chế: Chính sách phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên chưa đầy đủ và đủ mạnh để phát triển như: chính sách thu hút đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư; chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử chưa cụ thể và đủ lực để triển khai thực hiện, do đó tình trạng "chảy máu cồng chiêng Tây Nguyên" một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã và đang diễn ra trong cộng đồng các dân tộc; chưa có chính sách cho cộng đồng thôn, làng vay vốn để phát triển du lịch cộng đồng; hộ gia đình cũng không tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển ngành nghề du lịch, vì chưa có chính sách ưu đãi. b. Môi trường đầu tư: Kết quả (PCI) so với các khu vực khác thì vẫn còn ở mức trung bình - khá qua các năm. 2.3.2.3. Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 2.3.2.4. An ninh, chính trị ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên. Tây Nguyên được xem là nơi có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định chính trị. Mặt khác, trong quá trình phát triển, cũng xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa một số nhóm xã hội; an ninh nông thôn còn diễn biến phức tạp. Việc phá rừng, săn bắn động vật hoang dã thường xuyên diễn ra; tình trạng di dân tự do đã gây khó khăn đến công tác quản lý xã hội . 2.3.3. Về xã hội 2.3.3.1. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử a. Kết cấu dân cư, dân tộc và lễ hội: Bộ phận thứ nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ gồm 12 dân tộc, đặc trưng lớn nhất là nếp sống nương rẫy, chỉ đạo, bao trùm toàn bộ các tộc người. Từ đó hình thành một hệ thống lễ hội có khả năng thu hút rất cao đối với du khách. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định, du khách có thể hiểu biết được phong tục, tập quán của cư dân địa phương như: Lễ đâm trâu, mừng chiến thắng, khánh thành nhà rông, tạ ơn thần, ăn cơm mới, trưởng thành, lễ cúng Thần đất, Thần núi, Thần bến nước đến cầu mưa, mừng lúa mới, bỏ mả Ngày nay, trong điều kiện tự nhiên bị phá vỡ kéo theo tập quán mưu sinh thay đổi; ở đó, vẫn có nghi lễ cầu Thần, có hiến tế, có diễn tấu cồng chiêng và giao lưu văn nghệ nhưng ý nghĩa và giá trị tinh thần đã được chuyển dịch. Ngoài ra, còn có các lễ hội: Festival Hoa Đà Lạt; lễ hội văn hóa Trà; lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột; Festival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai lần thứ I - 2009; lễ hội đua voi. b. Văn hóa phi vật thể: Sử thi Tây Nguyên là một dạng tự sự dân gian, gắn với những đặc thù Tây Nguyên về môi trường tự nhiên, truyền thống dân tộc bản địa, trình độ sản xuất và các đặc trưng văn hóa, tạo nên sự thống nhất thể loại. Tuy nhiên, thời gian gần đây những đêm hát kể sử thi, những nhạc cụ dân tộc và các hình thức hát dân ca, dân vũ vẫn được duy trì nhưng thiếu linh hồn vì tâm lý, ý thức cộng đồng và không gian diễn xướng thay đổi. c. Văn hóa kiến trúc: Nhà rông Tây Nguyên vừa có giá trị văn hóa vật thể, mà còn có giá trị văn hóa phi vật thể. Ðiều đáng quan tâm là những thiết chế văn hóa hiện nay xa rời truyền thống văn hóa của từng tộc người từ vị trí, kiến trúc, trang trí đến công năng. d. Văn hóa ẩm thực Rượu cần, cơm lam, gỏi lá, gà nướng sa lửa.. e. Làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, đan lát, rèn, đúc nhẫn bạc. Sản phẩm thủ công, mỹ nghệ Tây Nguyên chứa một hàm lượng văn hóa tộc người rất cao. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nghề đang tồn tại lay lắt, thậm chí có một số nghề đã mất hẳn chưa khôi phục được. h. Di tích lịch sử:Tây Nguyên có 1 di tích cấp Quốc gia đặc biệt đó là đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk, Đăk Nông và nhiều di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích cấp Quốc Gia. Trong 19 di tích cấp Quốc gia có khoảng 6 di tích được tôn tạo, 2 di tích chưa tôn tạo, còn lại tôn tạo một phần hoặc đã tôn tạo nhưng có dấu hiệu xuống cấp. 2.3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực hoạt động du lịch: Năm 2011, vùng Tây Nguyên đã thu hút được 13.305 lao động, tăng trung bình 9,3%/năm. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ lệ thấp, trong khi đó số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. 2.3.4. Về môi trường: Điều kiện điạ hình, đất đai, khoáng sản của Tây Nguyên là điều kiện lý tưởng tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn của Tây Nguyên như: du lịch nghiên cứu, hoạt động nghiên cứu khoa học, du lịch trang trại, miệt vườn. Tổng diện tích chiếm 47,4% diện tích tự nhiên. 2.4. Các nhân tố quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 2.4.1. Sản phẩm du lịch Tây Nguyên có 7 loại hình sản phẩm du lịch là: (l) Du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ; (2) Du lịch nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa; (3) Du lịch nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên; (4) Du lịch MICE; (5) Du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao mạo hiểm; (6) Du lịch lễ hội; (7) Du lịch tham quan lịch sử văn hóa 2.4.2. Liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên Lâm Đồng: Liên kết phát triển "Tam giác du lịch" giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận và Lâm Đồng. Với sự liên kết này, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng, Bình Thuận từ các công ty lữ hành của Thành phố Hồ Chí Minh luôn được duy trì và ngày càng phát triển đạt 45%, tổng lượng khách. Kon Tum: triển khai chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch "trục Đông Tây" giữa ba tỉnh Kon Tum - Quảng Ngãi - Bình Định (Việt Nam) với Attapu, Sekong, Champasak (CHDCND Lào), Ubon Ratchathani, Sisaket (Vương quốc Thái Lan). 2.4.3. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch Bên cạnh những kết quả đạt được, thì hoạt động quảng bá du lịch Tây Nguyên hầu như chưa có kế hoạch, lộ trình cụ thể để quảng bá, xúc tiến đến các thị trường mục tiêu trong và ngoài nước; các tỉnh chưa có sự liên kết nhằm tạo ra một sản phẩm chung để xúc tiến quảng bá quy mô lớn; chất lượng các sản phẩm quảng bá nghèo nàn, đơn điệu ít thu hút người xem. 2.5. Đánh giá mức độ bền vững của du lịch Tây Nguyên 2.5.1. Qua phỏng vấn khách du lịch đến Tây Nguyên 2.5.1.1. Quá trình xây dựng phiếu, gửi phiếu phỏng vấn Tác giả luận án này đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, sử dụng bảng hỏi phỏng vấn (20 câu). Đối với mỗi câu hỏi, tác giả đề nghị khách cho điểm từ 1 đến 5, theo thang điểm từ 1 (rất kém, rất không hài lòng) tới 5 (rất tốt, rất hài lòng). Tổng số điểm đánh giá tối đa sẽ là 100 điểm. Tổng số điểm bình quân 5 tỉnh Tây nguyên là: 67,43/100 điểm, trong đó cao nhất là tỉnh Lâm Đồng 77,09 điểm, tiếp đến là Đăk Lăk và thấp nhất là tỉnh Đăk Nông 62,66 điểm. Trong số 20 tiêu chí nêu ra, thì kết quả cụ thể (biểu đồ 05): Biểu đồ: 05. So sánh và đánh giá thực trạng chất lượng và tính bền vững của dịch vụ du lịch các tỉnh Tây Nguyên 2.5.2. Đánh giá theo tiêu chí bền vững (1) Tăng trưởng thu nhập: Tốt; (2) Số lượt khách du lịch: Tốt; (3) Mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và nhân dân: Khá; (4) Chính sách quản lý Nhà nước để phát triển du lịch bền vững tại địa phương: Yếu; (5) Công tác an ninh, chính trị tại địa phương: Khá; (6) Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành du lịch, và thu nhập từ các hoạt động du lịch của người dân địa phương: Yếu; (7) Giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy: Trung bình; (8) Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên được khai thác và bảo tồ: Yếu; (9) Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải: Trung bình. Kết quả: Tốt: 2/9, Khá: 2/9, Trung bình: 2/9 và yếu: 3/9. 2.5.3. Kết luận: Kết hợp 2 phương pháp đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên, tác giả có thể kết luận "phát triển du lịch Tây Nguyên chưa bền vững". Do một số nguyên nhân: (1). Tây Nguyên là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thấp kém; nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều. Đây cũng là khu vực nhạy cảm về chính trị và an ninh quốc phòng, đã ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch. (2). Chính sách marketing, đặc biệt là marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch của từng địa phương còn hạn chế. (3). Trong công tác chỉ đạo, quy hoạch phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm, thực hiện các chương trình du lịch, xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường... còn nhiều hạn chế. (4). Môi trường, chính sách đầu tư chưa hấp dẫn, chưa có chính sách đột phá để khuyến khích phát triển du lịch (5). Công tác quản lý Nhà nước về du lịch bền vững vẫn còn nhiều hạn chế. 2.6. Phân tích mô hình SWOT ĐIỂM MẠNH (S) (S1) Địa thế thuận lợi. (S2) Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, nguyên sinh (S3) Đã có quy hoạch phát triển du lịch Tây Nguyên. (S4) Có kinh nghiệm phát triển du lịch của Đà Lạt. (S5) Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa Thế giới; có văn hóa độc đáo, đa dạng. ĐIỂM YẾU (W) (W1) Cơ sở hạ tầng yếu kém. (W2) Trình độ dân trí thấp, nhận thức phát triển du lịch bền vững hạn chế. (W3) Du lịch PT không đều (W4) Liên kết chưa được quan tâm. (W5) Tài Nguyên du lịch đang bị xâm hại, môi trường xuống cấp. (W6) Thể chế thiếu và yếu, QLNN về du lịch bền vững còn nhiều hạn chế. (W7)Vốn đầu tư cho du lịch còn thiếu. (W8) An ninh còn tiềm ẩn phức tạp. (W9) Nguồn nhân lực còn hạn chế. CƠ HỘI (O) (O1) Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (O2)Xu thế khách du lịch quan tâm đến du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng. (O3) Chính phủ đang xây dựng chính sách đặc thù cho phát triển vùng Tây Nguyên. (O4) Các đô thị và các khu CN Miền Trung phát triển mạnh, sẽ tác động đến phát triển du lịch Tây Nguyên. THÁCH THỨC (T) (T1) Kinh tế thế giới chậm hồi phục, nhu cầu du lịch thế giới chưa có dấu hiệu tăng trở lại. (T2) Khủng bố, thiên tai và dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới đã hạn chế các luồng khách du lịch. (T3) Cạnh tranh du lịch ở khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Tây Nguyên còn hạn chế. (T4) Tình hình chính trị tại biên giới ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng phát triển du lịch Tây Nguyên. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 3.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 3.1.1. Bối cảnh quốc tế: Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 3.1.2. Bối cảnh trong nước: Ngành Du lịch Việt Nam đang từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao, có đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, tăng khả năng thu hút khách. Từ đó xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam, và đẩy mạnh chương trình quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam trên Thế giới. 3.1.3. Bối cảnh của vùng Tây Nguyên: Tiềm năng du lịch của các tỉnh Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú. Với những thuận lợi đó, Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số: 2162/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 11 năm 2013. 3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 3.2.1 Quan điểm: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước và liên kết quốc tế trong phát triển du lịch. Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi, trong đó lấy du lịch văn hóa với hạt nhân. Phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm, gắn với xóa đói giảm nghèo. 3.2.2. Mục tiêu 3.2.3. Định hướng đến năm 2020 3.2.3.1. Định hướng không gian du lịch Tây Nguyên (1) Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng; (2) Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; (3) Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen, điểm du lịch hồ Yaly. 3.2.3.2. Định hướng thị trường du lịch a. Thị trường quốc tế: Thị trường Đông Bắc Á, thị trường các nước ASEAN, thị trường Tây Âu, thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada). Ngoài ra, có thị trường gởi khách trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha trang, Quy Nhơn... theo tuyến du lịch "Con đường Di sản miền Trung", "Con đường huyền thoại Trường Sơn", "con đường xanh Tây Nguyên", đường Trường Sơn Đông... b. Thị trường nội địa: Tây Nguyên đã và đang trở thành địa chỉ du lịch không thể thiếu trong các tour du lịch của người dân Việt Nam. Đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng là những thị trường gửi khách nội địa lớn của Tây Nguyên. 3.2.3.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch (1) Du lịch nghiên cứu, tìm hiểu các di sản văn hóa dân tộc Tây Nguyên (2) Du lịch nghiên cứu sinh thái Tây Nguyên (3) Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ trên núi (4) Du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề đặc biệt (5) Du lịch Caravan, Du lịch MICE 3.4. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 3.4.1. Nhóm giải pháp bền vững về kinh tế 3.4.1.1. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế du lịch a. Giải pháp phát triển thị trường b. Giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch - Cơ sở lưu trú du lịch - Cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan du lịch - Đầu tư các khu du lịch tổng hợp và các khu du lịch chuyên đề - Phát triển dịch vụ, hàng hóa và văn hóa ẩm thực phục vụ du lịch c. Giải pháp huy động vốn đầu tư 3.4.1.2. Giải pháp phát triển bền vững các ngành kinh tế khác a. Nông lâm nghiệp: b. Ngành công nghiệp, xây dựng c. Thương mại - dịch vụ 3.4.2. Giải pháp về ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 3.4.3. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về Văn hóa - Xã hội. - Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn - Phát triển nguồn nhân lực 3.4.4. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về môi trường 3.4.5. Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững Tây nguyên 3.4.6. Chủ động và tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch. - Xây dựng các hành lang du lịch kết nối các địa phương trong "Tam giác phát triển". - Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch 3.4.7. Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường - Giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch - Kiện toàn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý - Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch 3.5. Đề xuất cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 3.5.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương (1). Nhóm chính sách phát triển cơ sở hạ tầng (2). Nhóm giải pháp ưu đãi đầu tư - Chính sách thuế: - Chính sách đất đai: - Chính sách vay vốn: - Chính sách khác: (3). Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững (4). Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch (5). Nhóm chính sách khác 3.5.2. Đối với vùng Tây Nguyên: 3.5.3. Đối với các tỉnh Tây Nguyên 3.5.4. Đối với doanh nghiệp KẾT LUẬN Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ cơ sở lý luận chương 1, những phân tích đánh giá thực tiễn ở chương 2 và đề xuất những giải pháp, chính sách ở chương 3. Với những nghiên cứu trên, tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu của mình sẽ được ứng dụng trong thực tiễn phát triển du lịch bền vững vùng Tây Nguyên trong thời gian đến. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án không thể tránh khỏi những hạn chế cần phải tiếp tục nghiên cứu trong thời gian đến. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp nhằm làm cho luận án được hoàn thiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_339.doc