1.Nguồn nhân lực có vai trò to lớn vừa là mục tiêu vừa là động lực
của sự phát triển kinh tế -xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực
lượng “tinh tú”, mũi nhọn” của nguồn nhân lực, gồm những người có trình
23
độ học vấn từ đại học, lao động lành nghề trung học trở lên; có trình độ
nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức trung bình; có sức khỏe
tốt đáp ứng yêu cầu; có phẩm chất, năng lực thực tế tốt, có khả năng làm
nòng cốt, lôi kéo và dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt động lao
động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội. Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm tạo nên n guồn
nhân lực chất lượng cao với số lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng ngày
càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời khơi dậy và phát huy vai trò của
nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập quốc tế.
2.Giáo dục -đào tạo có vai trò quan trọng đặc biệt, quyết định trong
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Yêu
cầu của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao hiện nay là phải bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,
học với hành; phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của
con người -nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phá t triển đất nước,
có khả năng thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế.
3.Những thành tựu đạt được trong thực hiện vai trò của giáo dục -đào
tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện sâu sắc sự
quan tâm nỗ lực của Đảng, Nhà nướ c, của các cấp, các ngành, của hệ
thống chính trị và toàn xã hội trong sự nghiệp “trồng người”. Điều đó đã
góp phần quan trọng có tính quyết định đến những thành tựu của sự nghiệp
đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, n ền giáo
dục -đào tạo Việt Nam còn có khoảng cách đối với thế giới, khu vực, chưa
đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có rất nhiều
nguyên nhân hạn chế, song cần chú ý các nguyên nhân về chủ quan, đặc
biệt là nguyên nhân nhận thức, tư duy về g iáo dục -đào tạo đối với phát
tri ển nguồn nhân lực chất lượng cao. Các mâu thuẫn cần được nhận thức
thấu đáo và giải quyết tốt trong quá trình phát triển giáo dục - đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao.
27 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG CÔNG LÝ
gi¸o dôc - ®µo t¹o víi viÖc
ph¸t triÓn nguån nh©n lùc chÊt lîng cao
ë viÖt nam hiÖn nay
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc
Hµ Néi - 2014
C«ng tr×nh ®îc hoµn thµnh
t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh Quèc gia Hå ChÝ Minh
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS vò hång s¬n
Ph¶n biÖn 1:
Ph¶n biÖn 2:
Ph¶n biÖn 3:
LuËn ¸n sÏ ®îc b¶o vÖ tríc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc
viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh Quèc gia Hå ChÝ Minh.
Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2014
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th viÖn Quèc gia
vµ Th viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh Quèc gia Hå ChÝ Minh
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự thành công hay thất
bại của công việc hoặc sự tồn vong, suy thịnh của quốc gia, đều phụ thuộc
rất lớn vào nguồn nhân lực của quốc gia. Trong bối cảnh phát triển mạnh
mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế trí thức và toàn
cầu hoá, các nước ngày càng chú ý nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của
nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới. Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo để
phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được các nước
chú trọng nhằm phát huy nội lực đất nước trước sự cạnh tranh quyết liệt và
gay gắt giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới trong không gian toàn cầu
hóa hiện nay.
Hơn hai mươi lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cách
mạng Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời
kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vững
bước đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đó tạo điều
kiện căn bản và đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao để đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao
nước ta có sự phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào những thành tựu
to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Giáo dục - đào tạo đã góp phần đặc biệt quan trọng quyết định trực
tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ấy của đất nước. Nghị quyết Trung
ương 2 khoá VIII của Đảng đã đề ra quan điểm lớn: “Phát triển giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
với yêu cầu mới. Đại hội XI của Đảng đã xác định đột phá chiến lược:
“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là ngồn nhân lực chất lượng cao,
2tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân;
gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ” [49, 106].
Trong những năm qua, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam nói chung,
các trường đại học ở nước ta nói riêng đã đào tạo ra được một đội ngũ kỹ
sư, cử nhân khoa học giỏi, những thạc sĩ, tiến sĩ trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, giáo dục và đào tạo, văn hóa, xã hội… đáp ứng nhu cầu về nguồn
nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay còn
nhiều hạn chế. Nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, lực
lượng quản lý, giảng dạy, cơ chế, chính sách, cũng như môi trường, điều
kiện, trang thiết bị phục vụ giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất là ở bậc đại học - trực tiếp đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao nhìn chung còn thấp. Trình độ, năng lực
chuyên môn của sinh viên sau khi ra trường còn nhiều hạn chế, khả năng
thích nghi với thực tế chưa cao; nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta
còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, bất cập về cơ cấu. Điều đó
phản ánh những hạn chế, bất cập của nền giáo dục - đào tạo nước ta,
chưa thể hiện tốt vai trò của mình trong phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó vai trò của giáo dục - đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vấn
đề đã cấp bách đặt ra đối với giáo dục - đào ở nước ta nói chung, đối với
các trường đại học nói riêng là làm thế nào để có được nguồn nhân lực
chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, góp phần thực
hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, xây dựng thành công xã hội dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh như Đảng ta xác định.
3Những vấn đề đó đã đặt ra một cách rất cấp bách đối với nước ta hiện
nay cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải được nghiên cứu thấu đáo. Với
ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục - đào tạo với việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay ” làm đề tài nghiên
cứu luận án tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng vai trò của
giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đề
xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của
giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và
vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai
trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ vai trò của giáo dục - đào tạo với
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án không nghiên cứu toàn bộ vấn đề phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao và toàn bộ vấn đề giáo dục - đào tạo, mà nghiên cứu vai trò
của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
nước ta; tập trung nghiên cứu vấn đề này ở các trường đại học của Việt
Nam hiện nay.
4- Khảo sát thực tiễn vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
- Về thời gian, nghiên cứu vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà n ước
về chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Sử dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý
luận và thực tiễn, sử dụng đúng đắn, phù hợp các phương pháp phân tích
và tổng hợp, lôgích và lịch sử, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn là
những phương pháp chủ đạo được áp dụng trong nghiên cứu đề tài luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án lý giải rõ hơn vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
- Từ những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong thực
trạng, đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Lý giải rõ hơn lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao
và vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc
thực hiện phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo
với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo
trong việc hoạch định, thực thi chính sách phát triển vai trò của giáo dục -
đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.
5- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên, nhà quản
lý giáo dục và học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở
Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm: phần mở đầu, 4 chương, 9 tiết, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và
vai trò của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực
Vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao và giáo dục - đào tạo nguồn
nhân lực hiện nay thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các
nước trên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm nghiên cứu. Một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu ở Trung Quốc có liên quan: Lương Dụ Giai
(2006), Sách Quản lý nhân tài, Nhà xuất bản Đại học Trung Sơn, Quảng
Đông, Trung Quốc; Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), Sách Tôn
trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vương Huy Diệu (2010), Sách
Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới , Nhà xuất bản Nhân dân;
Lưu Tiểu Bình (2011), Sách Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân
lực, Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán; Vương Xung (2012), Sách Chất lượng
tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc với việc khai thác nguồn
nhân lực nông thôn, Nhà xuất bản Nhân dân, Trung Quốc. Ở các nước
khác tiêu biểu có Ôkuhura Yasuhiro (1994), Sách Chính trị và kinh tế Nhật
Bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Jang Ho Kim (2005), Sách
Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của chính
phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc, Nhà xuất bản
KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc; cuốn Tuyển 40 năm chính luận của Lý
6Quang Diệu (1994), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Luận án
Tiến sĩ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của
Đảng và Nhà nước Lào hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội
(2003), của Xinh Khăm-Phôm Ma Xay... Những khái niệm, đặc điểm, vai
trò nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài, tài năng, trí thức, tầm quan
trọng của giáo dục - đào tạo, cũng như các vấn đề về sử dụng, trọng dụng
nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, được các công trình
trên đề cập khá toàn diện. Đây là cơ sở cho phép tác giả có thể tiếp thu, kế
thừa và tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận án của mình.
Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình liên quan đến nguồn nhân lực
chất lượng cao và vai trò của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, tiêu biểu
như: Phạm Minh Hạc, (Chủ nhiệm - 1996), Đề tài Vấn đề con người trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ; Phạm Tất Dong
(2005), Sách Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, chủ biên, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đắc Hưng (2007), Sách Phát triển
nhân tài chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Nguyễn An Ninh (2009), Sách Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã
hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Văn Phúc,
Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên - 2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng nguồn
nhân lực chất lượng cao
Phạm Tất Dong, (Chủ nhiệm - 2005), Đề tài Luận cứ khoa học cho các
chính sách nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của giới trí thức và
sinh viên, Đề tài khoa học cấp Bộ; Lê Du Phong, (Chủ biên - 2006), Sách
Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị; Ngô Huy
Tiếp, (Chủ biên - 2009), Sách Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với trí thức nước ta hiện nay , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
7Nguyễn Văn Khánh, (Chủ biên - 2012), Sách Nguồn lực trí tuệ Việt Nam,
lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Đường Vĩnh Sường (2012), Bài Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng
sản, số (833).
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và
giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao
Có khá nhiều công trình khoa học, với cách tiếp cận và phạm vi khác
nhau nghiên cứu phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao và vai trò của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta.
Tiêu biểu là: Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nguyễn
Mạnh Hưởng, (Chủ nhiệm - 2012), Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức quân
đội trong thời kỳ mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng; Nguyễn Duy
Bắc, (Chủ nhiệm - 2013), Đề tài khoa học cấp Bộ Đặc điểm của con người
Việt Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện
nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia; Tạ Ngọc Tấn (Chỉ đạo biên
soạn - 2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài,
Một số kinh nghiệm của thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Bùi Mạnh Nhị (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Việt Nam, Tạp chí Thông tin Lý luận Chính trị, Bản tin của Hội đồng Lý
luận Trung ương, số (49) (122).
Các công trình nghiên cứu cho thấy bức tranh khá đầy đủ và toàn diện
cả lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, đặc biệt về giáo dục - đào tạo với việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta qua các thời kỳ, nhất là thời k ỳ
đổi mới. Những kết quả trên sẽ được tác giả kế thừa, vận dụng và phát
triển trong công trình của mình. Nó giúp tác giả có thêm cơ sở khoa học để
làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, do cách tiếp
8cận và phạm vi nghiên cứu của từng công trình, mà chưa có công trình nào
trình bày một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể vấn đề giáo dục - đào
tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện
nay. Khoảng trống về mặt lý luận, đặc biệt là về mặt thực tiễn này, cũng
như tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh mới đã đặt ra
một cách cấp thiết và thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: “Giáo dục - đào
tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
Chương 2
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VAI TRÒ CỦA
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao và tầm quan trọng của việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao
và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
* Khái niệm nguồn nhân lực
Luận án xuất phát từ phương pháp xem xét, tiếp cận tổng hợp, toàn
diện về con người và nhân tố con người và trên c ơ sở một số quan niệm đã
có, đưa ra khái niệm: Nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói
chung, là nguồn lao động, gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của
con người và cộng đồng xã hội; là tổng thể số lượng, chất lượng con
người và cơ cấu với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng
lực có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn nhân lực bao gồm những người đang lao động, trong độ tuổi
lao động; trong độ tuổi lao động sức khỏe bình thường, chưa có việc làm;
những người chuẩn bị đến tuổi lao động, ở dạng dự trữ, với các tiêu chí cụ
thể về thể lực, trí lực, tâm lực có khả năng huy động vào quá trình kinh tế -
xã hội. Người không có khả năng lao động không nằm trong nội hàm khái
niệm này.
9Nguồn nhân lực có vai trò to lớn vừa là động lực vừa là mục tiêu của
sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
* Khái niệm và tiêu chí nguồn nhân lực chất lượng cao
- Khái niệm:
Dựa trên khái niệm nguồn nhân lực và thực tiễn, luận án đưa ra khái
niệm: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận chất lượng cao của
nguồn nhân lực, thể hiện sức mạnh và vai trò "đầu tàu", nòng cốt trong
mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương và lĩnh vực
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể .
- Tiêu chí đánh giá (định tính, định lượng) n guồn nhân lực chất lượng
cao ở nước ta hiện nay.
Căn cứ vào quan điểm của Đảng và tình hình nguồn nhân lực hiện
nay, có thể xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta gồm: Những
cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp
giỏi; những lao động lành nghề; các cán bộ khoa học, công nghệ. Số lượng
là “cốt vật chất”, nói lên quy mô của nguồn nhân lực. Chất lượng là một
yếu tố có nội dung rộng lớn, nói lên trình độ toàn diện, được thể hiện
thông qua những chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng con người, phẩm chất,
năng lực của nhân lực. Cơ cấu là chỉ số quan trọng tạo nên chất lượng, sức
mạnh nguồn nhân lực này.
Về định lượng: Gồm những người có mặt bằng học vấn, trí tuệ, khả
năng lao động cao hơn nguồn nhân lực đất nước nói chung; định l ượng
nguồn nhân lực chất lượng cao phải phù hợp với quy mô của nguồn nhân
lực đất nước.
Về định tính: Nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay là những người
có trình độ học vấn từ đại học, hoặc lao động lành nghề từ trung học nghề
trở lên; có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức
trung bình của nguồn nhân lực đất nước; có phẩm chất, năng lực thực tế
tốt, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng làm nòng cốt, lôi kéo và dẫn dắt tập
thể, cộng đồng trong các hoạt động lao động sản xuất, khoa học và chính
10
trị, xã hội; có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực
của xã hội; có cơ cấu hợp lý theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Các vấn đề định lượng và định tính nêu trên quan hệ chặt chẽ với
nhau, nói lên chất lượng toàn diện và cao hơn của nguồn nhân lực này so
với số còn lại của nguồn nhân lực đất nước. Tuy nhiên trong thực tiễn, các
dấu hiệu tiêu chí trên cần phải được xem xét linh hoạt, cụ thể đối với từng
loại nguồn nhân lực trong từng lĩnh vực cụ thể, để xác định ai là người nằm
trong nội hàm nguồn nhân lực chất lượng cao; tránh phiến diện, máy móc.
* Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Luận án quan niệm: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng
thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và người lao động, với
những nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế, chính sách thích ứng, đặc biệt
là giáo dục - đào tạo, nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao với số
lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng
thời khơi dậy và phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong
sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
Đây là một quá trình biện chứng: thứ nhất, là quá trình giáo dục - đào
tạo và bồi dưỡng để phát triển từng người và cả nguồn nhân lực chất lượng
cao; thứ hai, là quá trình sử dụng, quản lý và bổ sung những nội dung mới
trong nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu nhiệm vụ; thứ ba, là quá
trình khơi dậy, huy động, phát huy vai trò nguồn nhân lực này trong thực
tiễn. Mục đích nội dung phát triển nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu; đồng thời, khơi dậy và phát huy vai trò của
nguồn nhân lực này. Nội dung phát triển toàn diện về số lượng, chất lượng
và cơ cấu. Hình thức, biện pháp gồm các hoạt động quy hoạch, tạo nguồn,
giáo dục, đào tạo, quản lý, sử dụng; khen thưởng, kỷ luật; tạo môi trường;
thực hiện cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ ; phát huy vai trò, trách
nhiệm của các chủ thể và của nhân lực chất lượng cao; tập trung chủ yếu
vào giáo dục - đào tạo, đó là khâu quyết định. Chủ thể phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới là Đảng, Nhà nước, toàn xã hội
và bản thân người lao động .
11
2.1.2. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Việt Nam hiện nay
Một là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định
tăng trưởng kinh tế; thực hiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy tiến bộ, công
bằng xã hội.
Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách
của thời đại, của nền kinh tế tri thức, của công cuộc đổi mới chấn hưng đấ t
nước hiện nay.
2.2. Quan niệm, vai trò, những nhân tố tác động và yêu cầu giáo
dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
Nam hiện nay
2.2.1. Quan niệm về giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
* Khái niệm giáo dục - đào tạo
Giáo dục - đào tạo là hoạt động tự giác có mục đích của các chủ thể
nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, ch uyên môn
nghề nghiệp của đối tượng, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Chủ thể trực
tiếp của giáo dục - đào tạo là hệ thống giáo dục quốc dân và đội ngũ nhà
giáo. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thường xuyên; các cấp giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Mục tiêu giáo dục
là phát triển tinh thần, thể chất, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực, chuyên môn nghề nghiệp. Đối với Việt Nam là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục là những vấn đề cơ bản,
phản ánh những tri thức, kỹ năng, những năng l ực, phẩm chất cần đạt
được, cũng như cách dạy và học theo từng cấp và loại hình giáo dục - đào
tạo. Những ưu điểm và nhược điểm của g iáo dục - đào tạo hàn lâm và
12
giáo dục - đào tạo theo kỹ thuật, công nghệ cần nhìn nhận thấu đáo và xử
lý đúng trong xác định nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp ở các
trường đại học hiện nay.
* Khái niệm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Luận án xác định: Giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
là hoạt động tự giác có mục đích của các chủ thể n hằm tác động một cách
có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất, nhân cách, phẩm chất và
năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phương pháp, tác phong nguồn
nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Giáo dục - đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thay thế.
Hiện nay, giáo dục - đào tạo được nhiều quốc gia xác định là quốc sách
hàng đầu.
2.2.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, giáo dục - đào tạo giúp cho người học có tri thức, trình độ
chuyên môn, trình độ tư duy đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, giáo dục - đào tạo giúp cho người học phát triển và hoàn
thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao thể chất đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước.
Thứ ba, giáo dục - đào tạo giúp cho người học có được phương pháp
làm việc khoa học và khả năng thích ứng nhanh với biến đổi của môi
trường làm việc trong nước và quốc tế.
2.2.3. Những nhân tố tác động đến giáo dục - đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao
Luận án phân tích những nhân tố chính: Một là, tác động của cơ chế,
chính sách của Đảng, Nhà nước; hai là, tác động của điều kiện kinh tế, xã
hội; ba là, tác động của điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán;
bốn là, tác động của hội nhập quốc tế; năm là, tác động của giáo dục - đào
tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; sáu là, tác động của yếu
tố sinh học.
13
2.2.4. Yêu cầu giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, phải hướng vào phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội đất nước.
Thứ hai, bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành.
Thứ ba, bảo đảm thống nhất giữa tính truyền thống và hiện đại.
Kết luận chương 2
Nguồn nhân lực chất lượng cao gồm những người có trình độ học vấn
từ đại học, lao động lành nghề trung học trở lên; có trình độ nghiệp vụ,
chuyên môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức trung bình; có sức khỏe tốt đáp
ứng yêu cầu; có phẩm chất, năng lực tốt, có khả năng lôi kéo và dẫn dắt
tập thể, cộng đồng trong hoạt động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề cấp bách; là nhân tố
quyết định tăng trưởng kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy
tiến bộ, công bằng xã hội. Đó là tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước,
hệ thống chính trị, toàn xã hội và bản thân nguồn nhân lực, với những nội
dung, hình thức, biện pháp thích ứng, đặc biệt là giáo dục - đào tạo nhằm
tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời khơi dậy và phát huy vai
trò nguồn nhân lực này trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất
nước thời kỳ mới.
Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Giáo dục - đào tạo phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện nay chịu sự tác động của
nhiều nhân tố, cả khách quan và chủ quan, cả xã hội và sinh học, cần phải
nắm vững và tính toán chu đáo trong quá trình thực thi giải pháp phát triển
giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phục vụ nhu cầu kinh tế
- xã hội; thống nhất lý luận và thực tiễn, học với hành; thống nhất giữa tính
truyền thống và tính hiện đại là những yêu cầu cơ bản đối với giáo dục -
đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời k ỳ mới, cần
phải quán triệt và thực hiện tốt trong thực tiễn.
14
Chương 3
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo với việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân thực hiện vai trò của giáo dục -
đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
* Thành tựu:
Thứ nhất, giáo dục - đào tạo đã tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao
có tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học bước đầu đáp
ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Thành tựu này thể hiện cụ thể là:
Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao bước đầu đá p ứng được yêu cầu về trang bị tri thức,
trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho người học. Việc trang
bị tri thức, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho
người học được Đảng, Nhà nước và các trường đại học đặc biệt quan tâm.
Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nhìn chung đáp ứng yêu cầu
trang bị tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho người
học; cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện.
Thứ hai, giáo dục - đào tạo bước đầu phát huy được vai trò tro ng phát
triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất của nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Thành tựu này thể
hiện: Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo đã bám sát
mục tiêu chung về phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp,
thể chất và cụ thể hóa với từng đối tượng và từng loại trường. Đảng, Nhà
nước đã thường xuyên quan tâm phát triển g iáo dục - đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất. Đội ngũ
giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nhìn chung đáp ứng được yêu cầu về
15
phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất cho người
học; cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu. Việc tự rèn luyện thể
chất, thể lực được đa số sinh viê n chú trọng và rèn luyện tương đối thường
xuyên, khá nề nếp.
Thứ ba, giáo dục - đào tạo đã giúp cho người học bước đầu có được
phương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường làm việc
trong nước và quốc tế. Thành tựu này thể hiện: Chương trình, nội dung và
phương pháp đã thực hiện tương đối hợp lý, chú ý đến việc bồi dưỡng, rèn
luyện cho người học phương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với
môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Đảng và Nhà nước, cũng như
Bộ Giáo dục và đào tạo luôn quan tâm và đặc biệt coi trọng bồi dưỡng
người học phương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi
trường làm việc trong nước và quốc tế . Đội ngũ ngũ giảng viên, cán bộ
quản lý; cơ sở vật chất về thực hành, thực tập, nghiên cứu, ứng dụng, nâng
cao hương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường làm
việc trong nước và quốc tế bước đầu đáp ứng được yêu cầu. Bản thân sinh
viên có nhiều cố gắng trong rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và
tính thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.
* Nguyên nhân của thành tựu:
Luận án tập trung phân tích những nguyên nhân chính sau:
Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm đến giáo dục - đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.
Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, có tố chất và phẩm chất tốt đẹp.
Điều kiện kinh tế - xã hội đòi hỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.
Sự nỗ lực các trường, đội ngũ giảng viên và quản lý giáo dục - đào tạo.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân thực hiện vai trò của giáo dục - đào
tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
* Hạn chế:
Thứ nhất, việc trang bị và bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn,
trình độ tự duy, phương pháp làm việc để phát triển ng uồn nhân lực chất
16
lượng cao còn có những hạn chế, bất cập. Nội dung, chương trình và
phương pháp giáo dục còn có khoảng cách đối với thế giới, chưa đáp ứng
tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm trang bị và
bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm
việc của nguồn nhân lực chất lượng cao còn bất cập và hạn chế. Việc trang
bị và bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương
pháp làm việc cho người học của đội ngũ giảng viên, quản lý gi áo dục còn
hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo để trang bị và bồi
dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm
việc của nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều trường còn thiếu và lạc
hậu. Năng lực chuyên môn, hoạt động thực tiễn của nguồn nhân lực chất
lượng cao, kể cả số có học vị, học hàm khoa học cao còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, việc giáo dục nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục rèn
luyện thể chất còn nhiều bất cập, hạn chế. Giáo dục nhân cách, đạo đức
nghề nghiệp, giáo dục rèn luyện thể chất chưa được chú trọng đúng mức.
Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước giáo dục nhân cách, đạo đức nghề
nghiệp, giáo dục rèn luyện thể chất chưa thực sự tương xứng. Tình trạng
thiếu ý chí quyết tâm vươn lên, ngại khó, ngại khổ, thiếu quyết tâm cống
hiến của sinh viên và nhân lực chất lượng cao còn diễn ra phức tạp. Còn
thiếu những điều kiện và chưa quan tâm tốt giáo dục thể lực, nâng cao thể
chất cho người học.
Thứ ba, việc trang bị cho người học phương pháp làm việc khoa học
và thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế còn
chưa cao. Chưa chú trọng đúng mức đến trang bị cho người học phương
pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng với môi trường trong nước
và quốc tế. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đả ng, Nhà nước tạo
cho người học có phương pháp làm việc khoa học chưa hiệu quả. Đội ngũ
giảng viên, quản lý giáo dục; cơ sở vật chất cho bồi dưỡng, rèn luyện
phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng với môi trường làm
việc trong nước và quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu.
17
* Nguyên nhân của hạn chế:
Ở đây, cần chú ý các nguyên nhân chính sau:
Nhận thức về vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao và giáo dục - đào
tạo đối với phát triển nguồn nhân lực này của Đảng, Nhà nước và xã hội
còn hạn chế, bất cập.
Cơ chế, chính sách và phương thức quản lý còn nhiều bất cập, hạn
chế, chậm được khắc phục.
Cơ sở vật chất, điều kiện học tập, thực tập, thực hành cho người học
còn hạn chế, thiếu thốn; ý thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chưa
chưa tốt.
3.2. Một số mâu thuẫn cần giải quyết trong phát huy vai trò của
giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Việt Nam hiện nay
3.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có đội ngũ làm công tác giáo
dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với những
hạn chế của đội ngũ này trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Không thể có sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tốt, nếu
không có được đội ngũ làm giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ
giáo dục - đào tạo hiện tại tuy có nhiều ưu điểm, nhưng còn nhiều hạn chế,
thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu, yếu kém về chất lượng. Giải quyết
mâu thuẫn này là yêu cầu đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải xây dựng được
đội ngũ làm công tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu.
3.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có môi trường giáo dục - đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với sự lạc hậu của chính môi trường
giáo dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Một môi trường dân chủ, lành mạnh, bình đẳng, nghiêm túc là rất cần
thiết cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các
trường đại học. Môi trường đó hiện nay ở nước ta còn khép kín, thiếu dân
chủ, nhiều tiêu cực, thiếu bình đẳng, mang nặng dấu ấn bao cấp, không tạo
18
điều kiện tốt phát huy năng lực của người dạy và tích tự giác của người
học. Giải quyết mâu thuẫn trên thực chất là tạo môi trường, đòi hỏi sự nỗ
lực rất cao của toàn xã hội, cả hệ thống giáo dục - đào tạo, trực tiếp là của
các trường đại học trên nền tảng tư duy mới về giáo dục - đào tạo.
3.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của công tác giáo dục - đào tạo
trong nền kinh tế thị trường với tính ổn định của công tác giáo dục - đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam
hiện nay
Đặc tính năng động của kinh tế thị trường tạo điều kiện và thúc đẩy
giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học
cũng phải năng động theo. Nhưng công tác giáo dục - đào tạo trong các
trường đại học mang tính ổn định khá lâu dài, sức ỳ khá lớn. Mâu thuẫn
này đòi hỏi phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo trong các
trường đại học.
3.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có nguồn nhân lực chất lượng
cao với sự hạn chế của cơ chế, chính sách cho giáo dục - đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Ở nước ta hiện nay, cơ chế, chính sách giáo dục - đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao trong các trường đại học chưa được xây dựng đồng bộ,
phù hợp, hiệu quả. Chưa chế định thật rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi của các chủ thể giáo dục - đào tạo, làm hạn chế các động lực, các
nguồn lực phát triển chất lượng giáo dục - đào tạo ở các trường đại học. Giải
quyết mâu thuẫn này phải đổi mới căn bản, toàn diện cơ chế, chính sách giáo
dục - đào tạo theo hướng đồng bộ, phù hợp, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu.
3.2.5. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nguồn nhân lực chất lượng
cao của các doanh nghiệp với chất lượng chưa cao của sinh viên tốt
nghiệp đại học ở Việt Nam hiện nay
Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: các trường đại học chưa cho “ra lò”
được những sản phẩm đáp ứng và thích ứng nhanh chóng với yêu cầu ngày
càng cao, khắt khe của người sử dụng lao động; số sinh viên ra trường
chưa đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Giải quyết mâu thuẫn này
19
cần quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển giáo dục - đào phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao là một “đột phá chiến lược”, thực hiện tốt định
hướng: chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Kết luận chương 3
Hệ thống giáo dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện
nay có nhiều ưu điểm, song cũng còn khá nhiều hạn chế, yếu kém, cần
phải nhận thức đúng trong phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao. Những thành tựu của giáo dục - đào tạo với phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện sâu sắc sự quan tâm, nỗ lực của
Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội trong sự nghiệp “trồng người” suốt mấy chục năm qua, đặc biệt
trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập. Những hạn chế cho thấy
nền giáo dục - đào tạo Việt Nam còn có khoảng cách đối với thế giới, khu
vực, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát tr iển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Có nhiều nguyên nhân hạn chế cả khách quan và chủ quan, cần chú ý đến
các nguyên nhân về chủ quan, đặc biệt là nguyên nhân nhận thức và tư duy
về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các mâu thuẫn trong
giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
được nảy sinh từ thực trạng và đòi hỏi từ yêu cầu mới, chúng quan hệ với
nhau, cần phải nhận thức thấu đáo và giải quyết tốt trong thực tiễn.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Phương hướng phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Một là, quán triệt trên thực tế quan điểm giáo dục - đào tạo là “quốc
sách hàng đầu”. Cần thực hiện tốt một số phương hướng cụ thể: Chuyển
20
mạnh từ giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến thức sang giáo dục hình thành
nhân cách và phát triển năng lực người học; xây dựng nền giáo dục mở,
học tập suốt đời, gắn với xây dựng xã hội học tập, thực hiện hiện đại hóa,
chuẩn hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chủ động vận
dụng cơ chế thị trường đi đôi với phát triển dịch vụ công, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, gắn phát triển giáo dục - đào tạo với chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội; với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai
đoạn 2011 - 2020.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào
tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
4.2.1. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp,
hình thức giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở các trường đại học hiện nay
Thực hiện giải pháp này, cần làm tốt nội dung, biện pháp chính:
Một là, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng thiết thực,
hiện đại, hội nhập quốc tế.
Hai là, thực hiện chương trình đào tạo đa dạng, thống nhất, đảm bảo
tính liên thông giữa các trình độ đào tạo.
Ba là, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại,
tích cực hóa người học.
Bốn là, đa dạng hóa hình thức đào tạo, đẩy mạnh khuyến học.
4.2.2. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công
tác giáo dục - đào tạo nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học
hiện nay
Thực hiện giải pháp này, cần làm tốt một số nội dung chính sau:
Một là, rà soát đội ngũ làm công tác đào tạo, quản lý.
Hai là, thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề.
Ba là, mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
21
4.2.3. Nâng cao tích cực tự giác tự học, tự nghiên cứu của giảng
viên và sinh viên; đổi mới công tác quản lý, đánh giá kết quả học tập,
thực hành của quản lý và giảng viên
Một là, nâng cao tích cực tự giác tự học, tự nghiên cứu của giảng viên
và sinh viên các trường đại học.
Hai là, đổi mới công tác quản lý, đánh giá kết quả học tập, thực hành
trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường và các
doanh nghiệp thực tập ở Việt Nam hiện nay.
4.2.4. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội; đổi mới chính sách
trọng dụng nhân tài; đầu tư có trọng điểm cơ sở giáo dục - đào tạo tiên
tiến; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phát huy vai trò của giáo dục -
đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
hiện nay
Một là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của giáo dục -
đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hai là, đổi mới chính sách trọng dụng, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
Ba là, xây dựng cơ sở giáo dục tiên tiến, tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp
giữa nền giáo dục - đào tạo của Việt Nam với nền giáo dục - đào tạo các
nước trong khu vực và thế giới.
Bốn là, phát triển cả hệ thống giáo dục - đào tạo chất lượng cao đáp
ứng trực tiếp cho việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao.
4.2.5. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống và giáo dục thể chất cho sinh viên các trường
đại học ở Việt Nam hiện nay
Thực hiện giải pháp này, cần làm tốt một số biện pháp sau:
Một là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục các môn học Lý
luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
Hai là, kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại để
giáo dục các giá trị văn hóa, đạo đức cho sinh viên.
22
Ba là, đẩy mạnh các hoạt động phong trào; giao lưu sinh viên giữa các
trường trong nước với quốc tế để nâng cao chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống cho sinh viên Việt Nam.
Bốn là, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm cho nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 4
Trong thời kỳ mới, phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam cần quán triệt và
thực hiện tốt các phương hướng: giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng
đầu”; phát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã
hội đất nước; với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai
đoạn 2011 - 2020. Đó là phương hướng, quan điểm chỉ đạo cơ bản, cần
nhận thức đúng và quán triệt sâu sắc trong thực hiện các giải pháp phát
huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Các giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay là các giải pháp
cơ bản từ nhận thức đến cơ chế, chính sách; từ những vấn đề chung đến
những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến mọi chủ thể và đối tượng giáo
dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta. Các
giải pháp cần được vận dụng linh hoạt cụ thể và phù hợp trong thực tiễn,
đặc biệt trong các trường đại học nhằm phát huy cao nhất vai trò của giáo
dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN
1. Nguồn nhân lực có vai trò to lớn vừa là mục tiêu vừa là động lực
của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực
lượng “tinh tú”, mũi nhọn” của nguồn nhân lực, gồm những người có trình
23
độ học vấn từ đại học, lao động lành nghề trung học trở lên; có trình độ
nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức trung bình; có sức khỏe
tốt đáp ứng yêu cầu; có phẩm chất, năng lực thực tế tốt, có khả năng làm
nòng cốt, lôi kéo và dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt động lao
động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội. Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm tạo nên n guồn
nhân lực chất lượng cao với số lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng ngày
càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời khơi dậy và phát huy vai trò của
nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập quốc tế.
2. Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng đặc biệt, quyết định trong
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Yêu
cầu của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao hiện nay là phải bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,
học với hành; phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của
con người - nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phá t triển đất nước,
có khả năng thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế.
3. Những thành tựu đạt được trong thực hiện vai trò của giáo dục - đào
tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện sâu sắc sự
quan tâm nỗ lực của Đảng, Nhà nướ c, của các cấp, các ngành, của hệ
thống chính trị và toàn xã hội trong sự nghiệp “trồng người”. Điều đó đã
góp phần quan trọng có tính quyết định đến những thành tựu của sự nghiệp
đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, n ền giáo
dục - đào tạo Việt Nam còn có khoảng cách đối với thế giới, khu vực, chưa
đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có rất nhiều
nguyên nhân hạn chế, song cần chú ý các nguyên nhân về chủ quan, đặc
biệt là nguyên nhân nhận thức, tư duy về giáo dục - đào tạo đối với phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Các mâu thuẫn cần được nhận thức
thấu đáo và giải quyết tốt trong quá trình phát triển giáo dục - đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao.
24
4. Phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ mới cần quán triệt và
thực hiện tốt phương hướng: giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”;
phát triển giáo dục - đào tạo gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế, xã
hội; chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011 -
2020. Đó vừa là phương hướng, phương châm vừa là quan điểm chỉ đạo cơ
bản, cần nhận thức đúng và quán triệt sâu sắc trong thực hiện các giải pháp
phát huy vai trò giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
5. Các giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay là những giải
pháp cơ bản liên quan trực tiếp đến mọi chủ thể và đối tượng giáo d ục -
đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta. Các giải
pháp quan hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần
thực hiện tốt giải pháp khác và ngược lại. Chúng cần phải được vận dụng
linh hoạt, cụ thể và phù hợp trong thực tiễn, đặc biệt trong các trường đại
học nhằm phát huy cao nhất, hiệu quả nhất vai trò của giáo dục - đào tạo
với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
6. Giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là
vấn đề lớn mang tầm quốc gia, đòi hỏi phải được nghiên cứu công phu,
trên quy mô rộng lớn, với sự đầu tư của nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Yêu cầu của việc thực hiện nó
phải có chiến lược, chương trình, kế hoạch thật sự khoa học, cụ thể, phù
hợp. Luận án này với mong muốn có được đóng góp nhất định vào vấn đề
có tầm quan trọng đặc biệt trên.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Lương Công Lý (2009), "Vai trò và những yêu cầu cơ bản của việc đào
tạo nguồn nhân lực trong các trường đại học và cao đẳng Giao thông
Vận tải hiện nay", Tạp chí Lao động và Công đoàn, (429), tr.38 - 39.
2. Lương Công Lý (2010), " Một số bất cập và giải pháp chính trong quá
trình đào tạo nguồn nhân lực trong các trường đại học và cao đẳng
Giao thông Vận tải hiện nay", Tạp chí Lao động và Công đoàn,
(449), tr.40 - 41.
3. Lương Công Lý (2010), "Vai trò và những quy chuẩn đào tạo nguồn nhân lực
trong các trường đại học và cao đẳng Giao thông Vận tải hiện nay", Tạp
chí Lý luận Chính trị và truyền thông, (số tháng 7), tr.36 - 41.
4. Lương Công Lý (2013), " Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Lý luận Chính trị và truyền
thông, (số tháng 3), tr.55 - 57.
5. Lương Công Lý (2013), " Phát triển nhân lực khoa học chất lượng cao
hiện nay", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (193), tr.44 - 46.
6. Lương Công Lý (2013), "Phát triển nhân lực khoa học chất lượng cao -
một nội dung “đột phá” quan trọng hiện nay", Tạp chí Giáo dục
Lý luận, (202) tr.36 - 37,40.
7. Lương Công Lý (2013), "Vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí
Lý luận Chính trị và truyền thông , (số tháng 9), tr.30 - 32.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s_lcl_vi_1893.pdf