Tóm tắt Luận án Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020

Thứ nhất, trong sản xuất và phát triển sản phẩm cần chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm. Thứ hai, chủ động tạo ra khả năng tiêu thụ sản phẩm ngay từ khâu sản xuất, chú trọng khâu thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm Thứ ba, phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng vừa đa dạng hoá thị trường vừa hình thành các thị trường trọng điểm. Thứ tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài để phát triển xuất khẩu; tích cực tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Thứ năm, phát triển hàng TCMN xuất khẩu trước hết trên cơ sở phát triển các làng nghề TCMN; đồng thời phát triển sản xuất tập trung trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làn

pdf12 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn, góp phần phân công lại lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định. Có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu, trong đó chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu. Trong thời gian qua, tỉnh Nam Định đã có chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu, góp phần đưa hàng TCMN đã trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nam Định. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở Nam Định còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực này. Một trong các nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định còn hạn chế từ chất lượng đến thực thi chính sách. Do đó cần phải có sự đánh giá chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đang thực thi ở Nam Định để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn Nam Định. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: "Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020". 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án với các cách tiếp cận và mức độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào giải quyết một cách toàn diện và có tính hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định. Do đó luận án cần nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá, hoàn thiện chính sách và vận dụng đánh giá chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đang thực thi ở Nam Định, đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Nam Định hoàn thiện và ban hành chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn Nam Định. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng phương pháp đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương. - Rà soát, đánh giá tác động của chính sách liên quan đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu đã có ở Nam Định, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân. - Đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chính sách của tỉnh Nam Định có tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu trong phạm vi địa bàn tỉnh Nam Định. - Về thời gian: Tác động chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định từ năm 2006-2012. Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu - Xây dựng khung lý thuyết đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuât khẩu. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu. - Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển hàng TCMN ở một số nước và địa phương trong nước. - Đánh giá tác động của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định qua các tiêu chí đánh giá. - Rút ra các điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân Đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với lôgíc, lịch sử và các phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê phân tích, sử dụng chuyên gia, dự báo. 6. Các đóng góp của luận án: 6.1. Về lý luận: - Luận án làm rõ các nội dung liên quan đến chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu, các bước hoàn thiện chính sách, trong đó đã xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách. - Rút ra bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở một số nước và địa phương trong nước làm cơ sở tham khảo, vận dụng vào việc hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định. 6.2. Về thực tiễn: - Phân tích, đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của chính sách, nguyên nhân các điểm yếu. - Đề xuất các nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định đồng thời khuyến nghị các biện pháp để triển khai thực hiện chính sách . 7. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án có 3 chương được trình bày trong 142 trang. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU 1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hàng TCMN xuất khẩu Khái niệm: Hàng TCMN thường được quan niệm là sản phẩm được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công, tạo ra các sản phẩm có tính mỹ thuật cao, luôn gắn liền với phong tục tập quán và mang đậm các nét văn hoá của nơi tạo ra hàng hóa đó. Hàng TCMN thường là các sản phẩm truyền thống của một địa phương hay một quốc gia. Đặc điểm: Hàng TCMN xuất khẩu có những đặc điểm cơ bản khác với các hàng hoá khác về tính chất của sản phẩm, về người tiêu dùng, về nguyên vật liệu, về chủ thể sản xuất và cách thức sản xuất. 1.1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa của địa phương 1.1.2.1 Đối với phát triển kinh tế-xã hội Có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, thu nhập, sử dụng hợp lý lao động nông thôn; tăng nguồn thu và hiệu quả xuất khẩu. 1.1.2.2 Đối với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống Bảo tồn, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương; Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống và góp phần trong việc truyền bá văn hoá đến các nước. 1.1.3 Chuỗi cung ứng hàng TCMN xuất khẩu Hình 1.1: Chuỗi cung ứng hàng TCMN xuất khẩu Nguồn: [12] 5 1.1.4. Nội dung phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 1.1.4.1 Phát triển quy mô, năng lực sản xuất Bao gồm: Phát triển làng nghề TCMN, cơ sở sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư, tăng giá trị sản xuất và doanh thu. 1.1.4.2 Phát triển xuất khẩu Bao gồm: Tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển các mặt hàng TCMN xuất khẩu mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khai thác, mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu mới. 1.1.4.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Bao gồm: Nâng cao năng suất lao động; tăng lợi nhuận SXKD hàng TCMN và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hàng TCMN XK ở địa phương 1.1.5.1 Các điều kiện nhân tố sản xuất Bao gồm: Điều kiện tự nhiên; kết cấu hạ tầng; vốn, nhân lực, nguyên vật liệu, kỹ thuật và công nghệ; Yếu tố truyền thống 1.1.5.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường xuất khẩu và sản phẩm thay thế 1.1.5.3 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành TCMN xuất khẩu - Cạnh trạnh giữa ngành TCMN các địa phương trong nước - Cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu hàng TCMN 1.1.5.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến ngành hàng TCMN xuất khẩu: Việc phát triển các ngành phụ trợ tạo điều kiện cho sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN phát triển. 1.1.5.5 Môi trường chính trị, pháp luật * Môi trường chính trị- kinh tế- xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh * Tác động của sự quản lý, điều hành và môi trường pháp lý của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN: - Các chủ trương, chiến lược của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - Các chính sách phát triển xuất khẩu của nhà nước. - Sự phối hợp chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương trong việc phát triển hàng TCMN XK * Hàng rào thuế quan và phi thuế của các nước nhập khẩu 6 1.2. Chính sách phát triển hàng TCMN XK ở địa phương 1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu Từ việc phân tích các khái niệm về chính sách KT-XH, có thể cho rằng chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là những chủ trương, giải pháp của nhà nước tác động vào các đối tượng trong chuỗi cung ứng hàng TCMN xuất khẩu nhằm phát triển các yếu tố để phát triển hàng TCMN xuất khẩu. Chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có thể bao gồm chính sách của Trung ương và của chính quyền địa phương. 1.2.2 Các yếu tố cơ bản của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu 1.2.2.1 Căn cứ xây dựng chính sách 1.2.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển hàng TCMN XK - Mục tiêu chung: Phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. - Các mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu chung như phát triển nguồn vốn, lao động, đất đai, công nghệ, thị trường... 1.2.2.3 Chủ thể, đối tượng của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu - Chủ thể của chính sách là những cá nhân, tổ chức quản lý nhà nước tham gia vào quá trình xây dựng quản lý chính sách. - Đối tượng của chính sách là các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh nguyên liệu và hàng TCMN xuất khẩu. 1.2.2.4 Các nguyên tắc thực hiện mục tiêu của chính sách Là những quan điểm chỉ đạo hành vi của các chủ thể chính sách trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách. 1.2.2.5 Các phân hệ của chính sách phát triển hàng TCMN XK Các phân hệ của chính sách có thể theo: Lĩnh vực tác động, đối tượng của chính sách hay mục tiêu cụ thể của chính sách. 1.2.2.6 Các giải pháp và công cụ của chính sách - Có các giải pháp tác động trực tiếp vào mục tiêu, có các giải pháp tác động gián tiếp lên mục tiêu. - Công cụ của chính sách bao gồm: Các công cụ kinh tế, các công cụ hành chính - tổ chức, các công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ. 7 1.2.3. Các hợp phần của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu Có nhiều cách phân loại chính sách nhưng để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án, có thể phân loại chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu thành 9 chính sách hợp phần bao gồm: 1.2.3.1 Quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu 1.2.3.2 Chính sách sản phẩm 1.2.3.3 Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu 1.2.3.4 Chính sách đất đai 1.2.3.5 Chính sách đầu tư, tín dụng: 1.2.3.6 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 1.2.3.8 Chính sách phát triển công nghệ 1.2.3.8 Chính sách bảo vệ môi trường 1.2.3.9 Chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường 1.2.4. Quy trình chính sách phát triển hàng TCMN XK Chú thích: Hình 1.3: Quy trình chính sách phát triển hàng TCMN XK Nguồn:[14. Tr32] Chỉ sự luân chuyển trong chu trình chính sách Chỉ mối liên hệ trực tiếp Duy trì chính sách Xác định vấn đề chính sách Hoạch định chính sách Thực thi chính sách Phân tích chính sách Đánh giá chính sách Phát hiện mâu thuẫn 8 1.3. Hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN XK 1.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách - Hạn chế về thông tin của các nhà hoạch định chính sách. - Các sai sót trong thực thi chính sách. - Môi trường thay đổi chính sách không còn phù hợp. 1.3.2 Các bước hoàn thiện chính sách 1.3.2.1 Xác định các yếu tố cần đánh giá của chính sách - Ảnh hưởng của chính sách có tạo nên sự thay đổi hay không trong sự phát triển của ngành hàng TCMN xuất khẩu. - Sự phù hợp của mục tiêu chính sách. - Mức độ đáp ứng của ngân sách cho việc thực thi chính sách. - Giải pháp, công cụ thực hiện chính sách. 1.3.2.2 Đánh giá chính sách phát triển hàng TCMN * Đánh giá tác động của hệ thống chính sách đối với sự phát triển ngành hàng qua phân tích "mức độ thay đổi". # Lựa chọn đối tượng và khoảng thời gian để đánh giá. Đối tượng khảo sát là đối tượng thụ hưởng chính sách và khoảng thời gian đánh giá "Mức độ thay đổi" là khoảng từ thời điểm bắt đầu ban hành chính sách đến thời điểm nghiên cứu. # Xác định các tiêu chí đánh giá "Mức độ thay đổi" (1) Đánh giá mức độ thay đổi về quy mô, năng lực sản xuất - Sự biến động về làng nghề, cơ sở sản xuất hàng TCMN. - Sự biến động quy mô cơ sở sản xuất bình quân trong ngành. - Sự thay đổi về số lượng và chất lượng lao động. - Đánh giá "Mức độ thay đổi" về nguồn vốn, cơ cấu vốn. - Đánh giá mức độ thay đổi về nguồn nguyên liệu. - Đánh giá "Mức độ thay đổi" về giá trị sản xuất, doanh thu (2) Đánh giá sự thay đổi về kết quả xuất khẩu hàng TCMN - Đánh giá sự biến động của kim ngạch xuất khẩu - Sự biến động cơ cấu thị trường chủ yếu, sự biến động số lượng thị trường, sự biến động doanh số mặt hàng từng thị trường, (3) Đánh giá mức độ thay đổi về hiệu quả sản xuất kinh doanh - Đánh giá mức biến động của năng suất lao động - Đánh giá sự biến động về lợi nhuận *Vận dụng khung lôgic chính sách đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách - So sánh kết quả thực hiện với mục tiêu đặt ra. 9 - Phân tích các vấn đề về: Mục tiêu chính sách đã đúng hướng chưa, Hệ thống mục tiêu đã thống nhất chưa? Tại sao? * Đánh giá việc triển khai thực thi chính sách - Độ phủ đã thực hiện chính sách - Độ phủ đã phổ biến chính sách * Sử dụng ma trận chính sách để đánh giá mức tác động của các chính sách hợp phần đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu STT Tên chính sách Trọng số của từng chính sách Mức độ tác động mạnh yếu của từng chính sách Mức tác động tổng hợp 1 2 1 A = 1.3.2.3 Xác địnhđiểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân * Các điểm mạnh của chính sách: * Các điểm yếu chính sách: * Nguyên nhân của các điểm yếu: - Các nguyên nhân về chất lượng chính sách, tổ chức công tác hoạch định chính sách. - Các nguyên nhân về tổ chức thực thi chính sách. 1.4 Kinh nghiệm về chính sách phát triển hàng TCMN XK Qua nghiên cứu chính sách phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, trong đó có hàng TCMN xuất khẩu của các nước Nhật Bản, Thái Lan và của Hà Nội và Thái Bình, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định, đó là: - Phát triển ngành TCMN xuất khẩu cần gắn với quá trình công nghiệp hoá nông thôn. - Chính sách sản phẩm- Phong trào “mỗi làng một sản phẩm" - Chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực. - Chính sách hỗ trợ đầu tư, tín dụng, thuế. - Chính sách xúc tiến thương mại, truyền thông. - Thống nhất về công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức triển khai các chính sách phát triển ngành nghề thủ công. 10 Chương 2 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2006-2012 2.1. Các nhân tố tác động đến sự phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định 2.1.1. Những nhân tố thuận lợi 2.1.1.1 Những nhân tố nội tại của tỉnh Nam Định tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu - Hệ thống giao thông, điện, thông tin đã được đầu tư khá đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. - Nam Định đã có một số nguyên liệu từ cây trồng như: đay, cói, dâu tằm, gỗ, mây tre cho sản xuất hàng TCMN - Nam Định có truyền thống sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng và một số nghệ nhân, thợ giỏi, đội ngũ thợ có tay nghề. 2.1.1.2 Tình hình quốc tế và trong nước có những thuận lợi cho phát triển hàng TCMN xuất khẩu - Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được đối xử bình đẳng như các thành viên WTO khác. - Chính phủ đã nỗ lực trong việc thể chế hóa luật pháp, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. - Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển ngành nghề nông thôn, tiểu thủ công nghiệp. 2.1.2 Những nhân tố bất lợi đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định 2.1.2.1 Những khó khăn từ các nhân tố nội tại của Nam Định - Chỉ số PCI của Nam Định còn thấp, thu ngân sách còn thấp nên kinh phí dành cho các chính sách hỗ trợ phát triển còn hạn chế. - Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN còn khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất; công nghệ, kỹ thuật xử lý nguyên liệu và sản xuất sản phẩm còn thấp; chất lượng nhân lực ngành TCMN nhìn chung còn thấp; Sản xuất hàng TCMN còn nhỏ lẻ, phân tán 2.1.2.2 Khó khăn từ các nước nhập khẩu hàng TCMN - Các nước nhập khẩu lớn hiện đang triển khai nhiều biện pháp 11 chống trợ cấp, chống bán phá giá, quy chế quản lý, kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu rất khắt khe. - Một số thị trường có xu hướng nhập khẩu sản phẩm mỹ nghệ được sản xuất hàng loạt bằng máy móc. 2.2. Chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu thực thi ở tỉnh Nam Định thời kỳ 2006-2012 2.2.1 Chính sách đất đai Để có quỹ đất phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, tỉnh đã quy hoạch đến năm 2020 có 12 khu công nghiệp, tổng diện tích 2.040 ha và 31 cụm công nghiệp với tổng diện tích 615,3 ha. Cùng với quy hoạch, tỉnh Nam Định đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển khu, cụm công nghiệp như: Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Trung, năm 2005; Một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp tỉnh Nam Định, năm 2008; Cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển cụm công nghiệp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định, năm 2006, Quy định cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào các điểm công nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Nam Định", năm 2012 với các hỗ trợ về xây dựng đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, đền bù giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất Đầu những năm 2000, trên địa bàn tỉnh chưa có các khu, cụm công nghiệp, đến năm 2012, đã có 4 khu công nghiệp với tổng diện tích 714 ha, tổng mức đầu tư 2.615 tỷ đồng đã cơ bản xây dựng xong hạ tầng và thu hút các dự án đầu tư sản xuất, 20 cụm công nghiệp đã và đang triển khai xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 338,9 ha; tổng vốn đầu tư đã thực hiện là 198,67 tỷ đồng. 2.2.2 Chính sách đầu tư, tín dụng Chính sách hỗ trợ đầu tư, tín dụng cũng được ban hành trong Cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển cụm công nghiệp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định, Một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp tỉnh Nam Định và 12 Quy định cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào các điểm công nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Nam Định. Với các chính sách đầu tư, tín dụng đến năm 2012, đã có 98 DN đầu tư vào khu công nghiệp, 401 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp, trong đó có 108 dự án sản xuất hàng TCMN; vốn đầu tư phát triển hàng TCMN tăng nhanh từ 137,6 tỷ đồng năm 2005 lên 872,9 tỷ đồng vào năm 2012, trong đó trên 50% từ nguồn vốn vay tín dụng. 2.2.3 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Chính sách đào tạo nguồn nhân lực ngành TCMN được ban hành trong “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công” năm 2005, “Cơ chế khuyến khích phát triển cụm công nghiệp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định”, Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020 và "Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định" năm 2012. Với các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, từ năm 2006 đến năm 2012 đã có 10.045 lao động trong ngành TCMN được đào tạo qua các lớp ngắn hạn từ nguồn kinh phí khuyến công và kinh phí đào tạo lao động nông thôn. 2.2.4 Chính sách phát triển công nghệ Chính sách phát triển công nghệ ngành TCMN của tỉnh được quy định trong “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công” năm 2005 và “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định” năm 2012. Từ năm 2006-2012, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 7 dự án chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất, 9 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất hàng TCMN với tổng kinh phí 2,325 tỷ đồng. 2.2.5 Chính sách bảo vệ môi trường UBND tỉnh Nam Định tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 54/UBND-VP3 thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và từ năm 2007 đã giành 1% tổng chi ngân sách hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường. 13 Tổng kinh phí chi sự nghiệp môi trường từ năm 2006 - 2012 là 542,371 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư các dự án xử lý nước thải, rác thải các KCN, CCN, làng nghề là 44,703 tỷ đồng, xây dựng công trình chôn lấp và xử lý rác thải là 144.430 tỷ đồng. 2.2.6 Chính sách xúc tiến thương mại phát triển thị trường Chính sách xúc tiến thương mại được thể hiện trong “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định” năm 2005, năm 2012 và "Quy định quản lý và sử dụng kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh Nam Định" năm 2010 nhằm hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm trong tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại trong và ngoài nước Trong 7 năm (2006-2012), ngân sách tỉnh đã hỗ trợ trên 90 lượt DN TCMN tham gia các hội chợ triển lãm thương mại trọng điểm trong và ngoài nước và tổ chức 30 hội chợ thương mại trên địa bàn tỉnh với tổng số trên 700 lượt DN tham gia. Như vậy so với 9 hợp phần của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đã nêu tại mục 1.2.3 thì chính sách ở Nam Định còn thiếu 3 chính sách hợp phần: Quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu; Chính sách sản phẩm.; Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu. Đây là những chính sách cần lưu ý xây dựng khi hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định. 2.3. Đánh giá chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 2.3.1. Đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 2.3.1.1 Tác động của chính sách đến sự phát triển quy mô, năng lực sản xuất hàng TCMN xuất khẩu a, Phát triển làng nghề, cơ sở sản xuất hàng TCMN Năm 2005, Nam Định có 37 làng nghề TCMN, đến năm 2012 có 43 làng nghề TCMN. Năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 6.378 cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN, trong đó có 45 DN, năm 2012 đã tăng lên 8.183 cơ sở, trong đó có 81 DN. Sau 7 năm đã tăng thêm 1.805 cơ sở. 14 b, Sự biến động về quy mô cơ sở sản xuất hàng TCMN - Quy mô cơ sở bình quân theo lao động khá ổn định trong giai đoạn 2006-2012, bình quân 3,4 lao động/cơ sở. - Quy mô cơ sở bình quân theo vốn từ 21,6 triệu đồng/cơ sở năm 2005 lên 106,7 triệu đồng năm 2012, tăng 85,1 triệu đồng/cơ sở. - Quy mô cơ sở bình quân theo giá trị sản xuất cũng tăng lên từ 32,5 triệu đồng năm 2005 lên 74,7 triệu đồng năm 2012. - Quy mô cơ sở bình quân theo doanh thu đã tăng từ 81,3 triệu đồng năm 2005 lên 191,7 triệu đồng năm 2012. c, Biến động về lao động trong ngành TCMN. - Tổng số lao động trong ngành: năm 2005 có 21.498 người, năm 2012 là 27.435 người, sau 7 năm tăng thêm 5.937 người. - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (từ ngắn hạn đến đại học) tăng thêm 13,6% sau 7 năm, từ 52,7% lên 66,3%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm từ 47,3% vào năm 2005 xuống còn 33,7% năm 2012 d, "Mức độ thay đổi" về nguồn vốn, cơ cấu vốn - Tổng vốn toàn ngành tăng từ 137,6 tỷ đồng năm 2005 lên 872,9 tỷ đồng năm 2012; sau 7 năm, tăng 735,3 tỷ đồng. - Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của các DN là 74,6% năm 2005, đến năm 2012 chỉ còn là 53,3%. Tỷ trọng vốn vay năm 2005 là 25,4%, đến năm 2012 là 46,7%, sau 7 năm tăng 21,3%. e, Mức độ thay đổi về nguồn nguyên liệu Do Nam Định chưa có chính sách hỗ trợ phát triển nguyên liệu sản xuất hàng TCMN, nên từ năm 2006-2012 nguồn nguyên liệu từ cây trồng giảm cả về diện tích trồng và sản lượng khai thác. f, Mức thay đổi về giá trị sản xuất, doanh thu: - Giá trị sản xuất hàng TCMN (theo giá cố định 1994) tăng bình quân 16,7%/năm: Năm 2005 đạt 207,4 tỷ đồng, năm 2012 đạt 611,5 tỷ đồng, tăng 404,1 tỷ đồng so với năm 2005. - Doanh thu toàn ngành TCMN (theo giá thực tế) tăng bình quân 17,3%/năm: Năm 2005 chỉ đạt 518,6 tỷ đồng, năm 2012 đã đạt 1.568,9 tỷ đồng, tăng 1.050,3 tỷ đồng so với năm 2005. 15 2.3.1.2 Tác động của chính sách đến xuất khẩu hàng TCMN a , Sự biến động về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu - Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 14,53%/năm; năm 2005 đạt 9,654 triệu USD, năm 2012 đạt 24,952 triệu USD, tăng 15,928 triệu USD so với năm 2005. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Xuất khẩu hàng mây tre tăng tương đối ổn định luôn chiếm trên, dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN. Mặt hàng đay, cói, chuối có sự tăng trưởng nhưng không lớn. Mặt hàng cơ khí mỹ nghệ, đồ gỗ mỹ nghệ có sự tăng trưởng cao và dần chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN. b, Đánh giá "Mức độ thay đổi” về thị trường xuất khẩu: - Thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Nam Định tăng từ 31 thị trường năm 2005 lên 42 thị trường năm 2012. - Sự biến động về cơ cấu thị trường chủ yếu: Thị trường EU: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU giảm dần từ 63,76% năm 2005 xuống còn 48,32% năm 2012; Thị trường Đông Bắc Á: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất ít, từ 15,53% lên 17,01 % năm 2012; Thị trường Đông Âu và Nga: Tỷ trọng giảm từ 12,85% năm 2005 xuống còn 11,63% năm 2012; Thị trường Mỹ: Tỷ trọng tăng từ 4,23 % năm 2005 lên 12,97% năm 2012; Các thị trường khác bao gồm Singapore và các thị trường mới khai thác được từ sau năm 2005: Tỷ trọng đã tăng dần lên từ 5,6 % năm 2005 lên 9,98% năm 2012. 2.3.1.3 Đánh giá về hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh - Biến động về năng suất lao động: Năng suất lao động bình quân theo giá trị sản xuất/ năm tăng từ 9,6 triệu đồng năm 2005 lên 22,3 triệu đồng năm 2012, theo doanh thu/ năm tăng từ 24,1 triệu đồng năm 2005 lên 57,1 triệu đồng năm 2012. - Tổng lợi nhuận của các DN trong ngành năm 2005 là 35,6 tỷ đồng, năm 2012 là 79,4 tỷ đồng, tăng 43,8 tỷ đồng so với năm 2005. Lợi nhuận bình quân/1 lao động năm 2012 là 23,3 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 12,4 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân/1 đồng vốn năm 2005 là 0,228%, năm 2009 là -0,012%, năm 2012 tăng lên 0,126% nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2005. 16 2.3.2 Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 Bảng 2.22: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 Chỉ tiêu Giai đoạn 2006-2010 Năm 2011-2012 Mục tiêu Kết quả Đánh giá Mục tiêu Kết quả Đánh giá Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân/năm (%) 20 15,4 Không đạt 22 20,1 Không đạt Tốc độ tăng kim ngạch XK bình quân/năm (%) 16 12,5 Không đạt 16 19,4 Đạt Kim ngạch XK năm 2010, 2012 (1.000 USD) 20.300 17.458 Không đạt 23.898 24.952 Đạt Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.3.3 Đánh giá việc triển khai chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định Qua tổng hợp kết quả điều tra khảo sát (Bảng 2.25 và bảng 2.26) cho thấy tỷ lệ đối tượng chưa biết đến chính sách khá cao và tỷ lệ đã được đã được thụ hưởng chính sách này còn ít, đồng thời cũng cho thấy công tác phổ biến, hướng dẫn chính sách cho các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế. 2.3.4 Đánh giá mức tác động của từng chính sách hợp phần và của chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Qua việc tổng hợp kết quả điều tra khảo sát (bảng 2.28) luận án đã xác định được số lượng và mức độ tác động mạnh yếu của từng chính sách hợp phần đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu làm cơ sở cho việc hoàn thiện và thực thi chính sách. Trong đó chính sách xúc tiến thương mại phát triển thị trường có vai trò rất quan trọng. 2.3.5. Các điểm mạnh và điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định 2.3.4.1 Điểm mạnh Một là, chính sách đã có tác động tích cực tới sự phát triển các nhân tố từ sản xuất đến thị trường xuất khẩu hàng TCMN. 17 Hai là, chính sách đã có tác động tích cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng TCMN Ba là, chính sách được tỉnh Nam Định xây dựng, ban hành trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương và vận dụng phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. 2.3.4.2 Những điểm yếu Thứ nhất, chính sách chưa đầy đủ và đồng bộ: Thứ hai, mức hỗ trợ từ ngân sách của một số chính sách bộ phận còn thấp nên khó khăn khi triển khai thực hiện. Thứ ba, một số chính sách chưa có nguồn lực để thực hiện. Thứ tư, có chính sách không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, một số chính sách chồng chéo khó khăn cho việc thực hiện. 2.3.6. Nguyên nhân của các điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định 2.3.6.1 Nguyên nhân về tổ chức hoạch định chính sách Một là: Các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu. Hai là: Tổ chức bộ máy, nghiên cứu, hoạch định chính sách và theo dõi thực thi chính sách chưa thống nhất do đó chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu thiếu đồng bộ, có sự chồng chéo. Ba là, năng lực của đội ngũ cán bộ tham mưu ban hành chính sách còn nhiều hạn chế. 2.3.6.2 Các nguyên nhân về tổ chức thực thi chính sách Một là, việc phân định vai trò và phân công triển khai thực hiện các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn còn chồng chéo. Hai là, ở cấp huyện, xã chưa đủ nhân lực, năng lực để hướng dẫn, triển khai các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Ba là, một số chính sách khuyến khích phát triển hàng TCMN đã được ban hành nhưng chậm triển khai thực hiện. Bốn là, giữa việc ban hành chính sách và triển khai thực hiện còn những rào cản. 18 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU Ở NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 3.1.1. Quan điểm phát triển Một là, các ngành, các cấp trong tỉnh cần nhận thức đúng về vai trò sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN. Hai là, phát triển sản xuất hàng TCMN phải gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn, nguyên liệu Ba là, phát triển sản xuất hàng TCMN gắn với phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng để phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống và tăng trưởng xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ). Bốn là, sản xuất hàng TCMN phải đem lại hiệu quả KT-XH. Năm là, phát triển sản xuất đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới, giữ gìn các thuần phong mỹ tục và giá trị văn hoá truyền thống. Sáu là, phát triển sản xuất hàng TCMN phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Bảy là, Nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách nhằm phát huy nội lực của các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Phương hướng phát triển Thứ nhất, trong sản xuất và phát triển sản phẩm cần chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm. Thứ hai, chủ động tạo ra khả năng tiêu thụ sản phẩm ngay từ khâu sản xuất, chú trọng khâu thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm Thứ ba, phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng vừa đa dạng hoá thị trường vừa hình thành các thị trường trọng điểm. Thứ tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài để phát triển xuất khẩu; tích cực tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Thứ năm, phát triển hàng TCMN xuất khẩu trước hết trên cơ sở phát triển các làng nghề TCMN; đồng thời phát triển sản xuất tập trung trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. 19 3.1.3 Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN đến năm 2020 - Định hướng phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chiến lược của tỉnh: Nhóm mặt hàng TCMN xuất khẩu sử dụng nhiều lao động thủ công, tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn: Sản phẩm mây tre đan, sơn mài, sản phẩm cói, thêu ren. Nhóm mặt hàng TCMN xuất khẩu ứng dụng công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị trong một số công đoạn, lao động có tay nghề cao tạo ra sản phẩm có giá trị cao nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu: Đồ gỗ mỹ nghệ, đồ kim khí mỹ nghệ. - Kế hoạch mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN: Bảng 3.1: Kế hoạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2020 ĐVT: Nghìn USD T T Mặt hàng Năm 2012 2013 2015 2020 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN 24.952 28.532 37.135 76.890 1 Hàng mây, tre đan 11.627 13.214 16.940 35.114 2 Cơ khí mỹ nghệ 4.405 5.099 6.893 14.260 3 Đồ gỗ mỹ nghệ 5.985 6.963 9.197 20.798 4 Hàng đay, cói , chuối 2.130 2.373 2.975 4.987 5 Thảm len, thêu, tơ tằm 805 883 1.130 1.730 Nguồn: [56], [58] 3.2. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định 3.2.1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định Một là, vận dụng đúng đắn, linh hoạt các chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh. Hai là, hoàn thiện chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Ba là, hoàn thiện chính sách trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ và không phân biệt giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. 20 Bốn là, hoàn thiện chính sách trên cơ sở kết hợp tầm nhìn dài hạn và ngắn hạn. Đồng thời chính sách phải có tính ổn định lâu dài. Năm là, hoàn thiện chính sách phải đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân thụ hưởng chính sách và của xã hội. 3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định Một là, hoàn thiện chính sách theo hướng thống nhất, đồng bộ, hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Hai là, hoàn thiện chính sách phù hợp với qui hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Ba là, hoàn thiện chính sách phải đạt mục tiêu phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bốn là, chính sách phải khả thi, dễ triển khai thực hiện. 3.3. Nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định 3.3.1. Xây dựng Quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm 3.3.1.1 Quy hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề TCMN truyền thống. 3.3.1.2 Quy hoạch phát triển làng nghề TCMN mới. 3.3.1.3 Quy hoạch phát triển du lịch làng nghề TCMN. 3.3.1.4 Quy hoạch các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp. 3.3.2. Xây dựng chính sách sản phẩm 3.3.2.1 Xây dựng và triển khai chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP). 3.3.2.2 Xây dựng, ban hành Quy chế bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 3.3.2.3 Tăng mức hỗ trợ xây dựng, đăng ký và phát triển thương hiệu sản phẩm. 3.3.2.4. Khuyến khích phát triển nghề, làng nghề TCMN. 3.3.3 Xây dựng chính sách phát triển nguồn nguyên liệu - Chính sách phát triển vùng nguyên liệu: Cói, dâu tằm, đay. - Chính sách phát triển cơ sở xử lý, sơ chế nguyên liệu - Chính sáh phát triển chợ cung cấp nguyên liệu hàng TCMN. 21 3.3.4. Hoàn thiện chính sách đất đai a. Chính sách hỗ trợ phát triển CCN, điểm công nghiệp b. Chính sách thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng - Chính sách đền bù khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. - Chính sách hỗ trợ chuyển nghề cho nông dân bị thu hồi đất: 3.3.5. Hoàn thiện chính sách về đầu tư, tín dụng. a. Chính sách đầu tư: - Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết CCN: - Điều chỉnh nâng mức hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng CCN. - Chính sách xã hội hóa đầu tư xây dựng điểm công nghiệp. b. Chính sách tín dụng, thuế: - Xem xét đưa ngành TCMN vào hạng ưu tiên cho vay vốn, - Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghề và làng nghề TCMN. - Chính sách giảm thuế cho các sản phẩm làng nghề TCMN. - Các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở SXKD hàng TCMN tiếp cận và vay vốn, 3.3.6 Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực 3.4.6.1 Chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế sản phẩm TCMN a.Ưu đãi, khuyến khích phát huy vai trò nghệ nhân, thợ giỏi. b. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế mẫu sản phẩm TCMN. 3.4.6.2 Hỗ trợ đào tạo lao động nghề TCMN 3.3.7 Hoàn thiện chính sách công nghệ - Nâng mức hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất hàng TCMN để khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống. - Hỗ trợ nâng cao năng lực SX, chất lượng sản phẩm. - Cơ chế chính sách tài trợ, hỗ trợ vốn, vay vốn và lãi suất vay đối với các đề tài nghiên cứu, dự án chuyển giao công nghệ qua Quỹ phát triển Khoa học & công nghệ của tỉnh. 3.3.8. Hoàn thiện chính sách bảo vệ và xử lý môi trường làng nghề, CCN, điểm công nghiệp nông thôn - Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình thí điểm hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở sản xuất hàng TCMN - Có chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong làng nghề TCMN vào các cụm, điểm công nghiệp tập trung 22 - Khuyến khích bảo vệ và xử lý môi trường dưới dạng hỗ trợ đầu tư áp dụng cho các cơ sở sản xuất chấp thuận chuyển đổi hoặc áp dụng sản xuất sạch hơn. 3.3.9. Hoàn thiện chinh sách hỗ trợ xúc tiên thương mại - Điều chỉnh tăng mức hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị tham gia các Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước phù hợp với khoảng cách địa lý, chi phí tham gia Hội chợ theo từng khu vực. - Bổ sung kinh phí hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, ngoại ngữ. - Tôn vinh, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đạt "Doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín" trong các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ mô hình cơ sở sản xuất hàng TCMN đầu tư phòng trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các điểm du lịch. - Chính sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. 3.4. Các điều kiện để đảm bảo triển khai thực thi chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định 3.4.1 Trung ương tiếp tục hoàn thiện các chính sách vĩ mô về khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - Trung ương cần tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các chính sách phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho các bộ, ngành trong công tác phát triển khai ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. 3.4.2 Các cơ quản lý nhà nước của tỉnh Nam Định có sự phối hợp, phân công trách nhiệm triển khai các giải pháp phát triển hàng TCMN xuất khẩu - Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và hiệu quả trong việc xây dựng và triển khai các quy hoạch KT-XH, ngành, lĩnh vực. - Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai thực hiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu: - Tăng cường năng lực phối hợp thực thi chính sách giữa các ngành liên quan, giữa quản lý ngành và địa phương. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, 3.4.3 Sự nỗ lực từ các cơ sở SXKD hàng TCMN - Tìm hiểu, nắm bắt tận dụng các hỗ trợ từ chính sách. - Tích cực, chủ động tổ chức triển khai hoạt động SXKD. - Tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề TCMN. 23 KẾT LUẬN Hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam do chưa có nhiều nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài luận án nghiên cứu "Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020" nhằm góp phần vào việc phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đã đạt được một số kết quả sau: Thứ nhất: Luận án đã làm rõ được nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu, các nội dung liên quan đến chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương; Đề xuất các bước hoàn thiện chính sách, trong đó luận án đã xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương. Đây là những vấn đề lý luận mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Thứ hai: Luận án đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong việc ban hành, triển khai chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở một số nước châu Á và địa phương trong nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương. Thứ ba: Từ việc đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012, luận án đã chỉ ra: Chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định đã có tác động đến sự tăng quy mô sản xuất, phát triển thị trường dẫn đến kết quả sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN đã có sự tăng trưởng cả về giá trị sản xuất, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu nhưng còn những hạn chế chủ yếu đó là: (1) chưa có quy hoạch phát triển hàng TCMN, chính sách sản phẩm, chính sách phát triển nguồn nguyên liệu; (2) chưa có sự hỗ trợ một số lĩnh vực như ưu đãi, đào tạo nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế mẫu mã; mức hỗ trợ từ ngân sách cho xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, đào tạo lao động, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, xử lý ô nhiễm môi trường còn thấp. Do hạn chế của chính sách dẫn đến hạn chế của sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định thời gian qua: Sản xuất tự phát, quy mô nhỏ, thiếu mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phát triển và thiết kế mẫu mã sản 24 phẩm mới còn hạn chế, kim ngạch xuất khẩu còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Thứ tư: Luận án đã đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định theo hai nhóm cơ bản: (i) Xây dựng mới quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu, chính sách sản phẩm, phát triển nguồn nguyên liệu; (ii) Điều chỉnh, bổ sung khắc phục những hạn chế của chính sách trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư-tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại, trong đó đặc biệt chú trọng chính sách hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu. Để thực hiện hiệu quả chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định, tác giả luận án xin kiến nghị: (1) Với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương: Chính phủ nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo quốc gia ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan cả ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Ban này có chức năng điều phối các hoạt động và tư vấn chính sách cho Chính phủ và những bộ, ngành liên quan đến phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (2) Với UBND tỉnh Nam Định: Xây dựng và ban hành "Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định" trên cơ sở tích hợp, điều chỉnh, bổ sung những cơ chế chính sách hiện hành và chính sách mới liên quan đến phát triển hàng TCMN xuất khẩu. Tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu của luận án được chính quyền tỉnh Nam Định và các địa phương có đặc điểm tương đồng với Nam Định tham khảo, vận dụng vào việc ban hành, chỉ đạo tổ chức triển khai chính sách phát triển hàng TCMN ở địa phương. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, tài chính và khả năng của bản thân, tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu đánh giá hiệu quả tác động của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định bằng công cụ phân tích chi phí và lợi ích (Cost & Benefit Analysis - CBA), nó đòi hỏi phải có quá trình điều tra, khảo sát, thu thập số liệu phản ánh trên diện rộng. Đây có thể trở thành hướng nghiên cứu để phát triển sâu hơn trong những công trình nghiên cứu của bản thân tác giả hoặc của tổ chức, nhà nghiên cứu khác có điều kiện về nhân lực, tài chính làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu theo hướng mang lại hiệu quả cao hơn khi thực thi chính sách.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_hoan_thien_chinh_sach_phat_trien_hang_thu_co.pdf
Luận văn liên quan