Mô hình tổ chức, điều phối liên kết vùng: Việc hình
thành một chính quyền vùng hay một cơ quan quản trị
cấp vùng với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như
một cấp hành chính ở vùng ĐBSCL hay ở Việt Nam là
không thể. Hiến pháp năm 2013 quy định chỉ có cấp chính
quyền Trung ương và chính quyền địa phương (cấp tỉnh,
huyện, xã). Trong khung khổ thể chế chính trị, pháp lý
hiện hành, đề xuất hình thành tổ chức điều phối cấp vùng
phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp
vùng. Trước mắt, cần nghiên cứu, hoàn thiện mô hình
hoạt động, hình thành Hội đồng Vùng dưới sự chỉ đạo
trực tiếp, toàn diện của Phó Thủ tướng Chính phủ,
Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (không phân công
theo hình thức Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng
vùng luân phiên như trường hợp của Hội đồng vùng vùng
Kinh tế trọng điểm vì như vậy sẽ không có thực quyền)
29 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HỮU HIỆP
LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH
LƯƠNG THỰC QUỐC GIA
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 62.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
1
Luận án này được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI,
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM.
Tập thể hướng dẫn khoa học gồm:
1. GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn;
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Sánh.
Người phản biện 1: PGS.TS. Bùi Tất Thắng
Người phản biện 2: PGS. TS. Phạm Quý Long
Người phản biện 3: PGS. TS. Ngô Quang Minh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
học viện, tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số
477 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
(trong thời gian nghiên cứu sinh)
I. SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
1. Trần Hữu Hiệp (2016), “Định chế và tổ chức
liên kết vùng phát triển đồng bằng”, trang 348-360, sách
“Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL”,
NXB. Đại học Cần Thơ (đồng tác giả).
2. Trần Hữu Hiệp (2015), “Thực trạng và giải pháp
liên kết vùng ĐBSCL trước yêu cầu tái cơ cấu nền nông
nghiệp”, trang 369, sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL”, NXB. Chính trị
Quốc gia (đồng tác giả).
3. Trần Hữu Hiệp (2014), sách “Tái cơ cấu nông
nghiệp – Góc nhìn từ vựa lúa quốc gia”, NXB. Thông
Tấn (tác giả, công trình độc lập).
II. BÀI BÁO KHOA HỌC
4. Trần Hữu Hiệp (2016), “Liên kết vùng để thích
ứng với hạn, mặn”, trang 18-20, Tạp chí Cộng sản (Hồ sơ
Sự kiện, số 324 ngày 10-4-2016).
5. Trần Hữu Hiệp (2015), “Về thí điểm “Cơ chế
điều phối Liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long”,
trang 13-15, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19 tháng 10-
2015).
6. Trần Hữu Hiệp (2015), “Chú trọng hài hòa lợi
ích trong xây dựng Cánh đồng lớn”, trang 63-67, Tạp chí
Cộng sản – Chuyên đề cơ sở, số 106 (10-2015).
7. Trần Hữu Hiệp (2015), “Liên kết vùng đồng
bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu”, trang 27-
33, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội (số 4 năm 2015).
8. Trần Hữu Hiệp (2015), “Tái cơ cấu nông nghiệp
– Nhìn từ “Vựa lúa quốc gia”, trang 61-65, Tạp chí Cộng
sản – Chuyên đề cơ sở, số 98 (2-2015).
9. Trần Hữu Hiệp (2014), “Kinh tế xanh đồng bằng
sông Cửu Long – nhìn từ biển”, Tạp chí Cộng sản –
Chuyên đề cơ sở, số 87 (03-2014).
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
ĐBSCL có tiềm năng, lợi thế to lớn về nông nghiệp, là
vùng sản xuất lúa lớn nhất nước với diện tích cả năm hơn
4,308 triệu ha, chiếm gần 55% tổng diện tích, 56,8% sản
lượng lúa quốc gia và luôn chiếm hơn 90% lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam nhiều năm qua.
Song, vùng này cũng đang đứng trước nhiều thách
thức, bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH),
nước biển dâng (NBD) và sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn
tài nguyên nước sông Mê Kông đe dọa sự phát triển bền
vững vùng. Mặt trái của quá trình đô thị hoá, công nghiệp
hoá, thách thức trước hội nhập, cạnh tranhtạo ra áp lực
mạnh mẽ đối với ngành sản xuất lúa. Trong khi an ninh
lương thực (ANLT) chưa được nhận thức một cách đầy đủ
trong tiến trình hoạch định và thực thi các cơ chế, chính
sách có liên quan. Việc lựa chọn, bố trí và sử dụng các
nguồn lực phát triển vùng thiếu sự hợp tác, liên kết giữa
các địa phươngđã chia cắt “không gian kinh tế vùng”, đặt
ra yêu cầu bức thiết cần tăng cường liên kết vùng (LKV).
2
Trong bối cảnh đó, Luận án Tiến sĩ “Liên kết vùng
ĐBSCL góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”giai
đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo nhằm tăng
cường liên kết, giải quyết các yêu cầu thách thức trong
phát triển vùng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Mục đích:xác định cơ sở khoa học và thực tiễn
đểtăng cường LKV ĐBSCL gắn với vấn đề đảm bảo ANLT
quốc gianhư là một phương thức hiệu quả để phát triển
sản xuất, kinh doanh lúa gạo ĐBSCL bền vững.
Nhiệm vụ:(1) Tổng quan các vấn đề lý luận và thực
tiễn về LKV và ANLT (2) Phân tích, đánh giá các nguồn lực
phát triển vùng, thực trạng ngành hàng lúa gạo, LKV ở
ĐBSCL (3) Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường
LKV, đảm bảo ANLT quốc gia.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:vấn đề LKV và ANLT trước yêu
cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển ngành hàng lúa
gạo,góp phần đảm bảo ANLT quốc gia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3
3.2.1. Phạm vi khoa học: là vấn đề lý luận gắn với thực
tiễn vùng, tập trung liên kết kinh tế vùng, ANLT quốc gia
và mối quan hệ của chúng.
3.2.2. Phạm vi thời gian: giai đoạn 2011-2020, có xem xét,
đối chiếu giai đoạn 10 năm qua (2006-2016) để định
hướng đến năm 2020.
3.2.3. Phạm vi không gian: vùng ĐBSCL, có xem xét các vùng
khác trong mối quan hệ với ĐBSCL và tình hình chung cả nước.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:lý luận Mác - Lênin, các quan điểm
của Đảng, cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước về
phát triển vùngvàANLT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: phân tích tổng hợp, phân
tích tài liệu, văn bản, phân tích SWOT và một số nghiên
cứu tình huống thực tiễn từ các mô hình liên kết
chuỗigiátrịlúagạoở vùng ĐBSCL.
5. Đóng góp mới của Luận án
(1) Tổng quan một cách có hệ thống các công trình
nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước về LKV và
ANLT để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, khẳng định đề
4
tài được lựa chọn không trùng lắp với bất kỳ công trình
nghiên cứu nào được công bố trước.
(2) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận: xây dựng cơ sở
khoa học về phát triển kinh tế vùng, LKV vùng ĐBSCL gắn
với đảm bảo ANLT quốc gia.
(3) Xác lập cơ sở thực tiễn: từ các kết quả phân tích thực
trạng LKV, các nguồn lực phát triển vùng, sản xuất lúa gạo
gắn với vấn đề LKV ĐBSCL, đảm bảo ANLT quốc gia.
(4) Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường LKV
ĐBSCL phát triển ngành hàng lúa gạo, góp phần đảm bảo
ANLT quốc gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Về lý luận và khoa học: góp phần bổ sung, hoàn
thiện cơ sở lý luận về phát triển kinh tế vùng, LKV chuỗi
giá trị ngành hàng lúa gạo và vấn đề ANLT trước yêu cầu
mới.
- Về thực tiễn: có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh
vùng ĐBSCL đang đứng trước thách thức về BĐKH, NBD,
yêu cầu phải tiếp cận và giải quyết theo vùng. Đề tài gắn
với việc triển khai thực hiện Quy chế thí điểm liên kết
5
phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-
2020, ban hành kèm theo Quyết định số 593/QĐ-TTg
ngày 06-4-2016 của Thú tướng Chính phủ vàKế hoạch
triển khai thực hiện ban hành kèm theo Quyết định số
2220/QĐ-TTg ngày 17-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, Luận án có 4 chương:(1) Tổng quan tình hình
nghiên cứu về LKV và ANLT(2)Cơ sở lý luận và các yếu tố
tác động của LKV đến ANLT(3)Nguồn lực phát triển vùng,
thực trạng ngành hàng lúa gạo và LKV ĐBSCL(4)Phương
hướng, giải pháp LKV, đảm bảoANLT.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊNCỨUVỀLIÊN KẾT VÙNG
VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC
1.1. Phát triển vùng và liên kết kinh tế vùng
1.1.1. Một số nghiên cứu ngoài nước tiêu biểu: (1)
Michael E. Porter với 3 quyển sách: “Chiến lược cạnh
6
tranh” (competitive strategy), “Lợi thế cạnh tranh”
(competitive advantage) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”
(competitive advantage of nations); (2) Sách “Regional
Economic Integration” (1995) của nhóm tác giả Baldwin
Richard E., and Anthony J. Venables bàn về vấn đề liên kết
phát triển kinh tế vùng ở châu Âu và Bắc Mỹ; (3)
Rumscheidt S. (2012)bàn về vấn đề cân bằng trong phát
triển giữa các vùng kinh tế thuộc cộng đồng châu Âu.
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước tiêu biểu: (1) Đề tài
khoa học cấp Nhà nước Thể chế kinh tế vùng ở Việt Nam –
Hiện trạng và giải pháp, TS. Hoàng Văn Phong (Chủ
nhiệm, 2016); (2) Sách “Phát triển kinh tế vùng của Việt
Nam”, NXB. Khoa học Xã hội, PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân
(chủ biên, 2013); (3) Sách “Kinh tế và chính sách phát
triển vùng”, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Nguyễn
Tiến Dũng (chủ biên, 2009); (4) Các nghiên cứu của TS. Vũ
Thành Tự Anh và cộng sự thuộc Nhóm nghiên cứu
Fulbrigh (2011) với Báo cáo kết quả nghiên cứu “ĐBSCL
liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và PTBV;
nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Huân cùng cộng sự
7
(2012) về “Thực trạng tính liên kết vùng trong thực trạng
phân cấp kế hoạch tại Trung ương và địa phương”
1.2. An ninh lương thực
1.2.1. “Tổng quan tài liệu liên quan đến an ninh lương
thực thế giới”, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc - FAO, Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ - USAID và Viện
Nghiên cứu lúa Quốc tế - IRRI (2009).
1.2.3. “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị,
giảm đầu vào”, Nhóm Chuyên gia Ngân hàng Thế giới –
WB (2016) NXB. Hồng Đức.
1.2.4. Nghiên cứu “An ninh lương thực Việt Nam và chuỗi
giá trị lúa gạo” của Ngân hàng Thế giới.
1.2.5. “Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập
- Cách tiếp cận cấu trúc thị trường”
1.2.7. Một số nghiên cứu khác: “Chuỗi giá trị ngành hàng
lúa gạo” của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (MDI);
“Thị trường gạo, cá tra, tôm và rau quả Việt Nam” của TS.
Đặng Kim Sơn (2012); “Phân tích tác động các chính sách
và chiến lược nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo” của TS.
Võ Thị Thanh Lộc và TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011),
8
“Sản xuất lúa gạo Việt Nam – thành tựu và thách thức”
của GS.TS. Bùi Chí Bửu và GS.TS. Nguyễn Thị Lang (2009).
1.3. Một số lý thuyết có liên quan đề tài
Các lý thuyết được đề cập trong Luận án như: Lý
thuyết lợi thế so sánh của Adam Smith (1723 – 1790) và
David Ricardo (1772 – 1823); lý thuyết lợi thế cạnh
tranhcủa M. Porter (1990); lý thuyết kinh tế học không
gian của Paul Krugman và các lý thuyết kinh tế học thể
chế,phát triển bền vững, chuỗi giá trị; Dựa trên nền
tảng các lý thuyết đó, Luận án đi sâu phân tích các nguồn
lực, lý giải các vấn đề có liên quan của vùng ĐBSCL như
thực trạng và yêu cầu phát triển ngành hàng lúa gạo, LKV
gắn với đảm bảo ANLT.
1.4. Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan tình hình, Luận án đã chỉ ra những
vấn đề các nghiên cứu trước đã làm rõ và “khoảng trống
nghiên cứu” mà Luận án cần giải quyết. Có thể khẳng
định, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu mang
tính gắn kết giữa liên kết phát triển kinh tế vùng ĐBSCL
với vấn đề đảm bảo ANLT quốc gia, xem đây như là một
phương thức lựa chọn hiệu quả trong vấn đề ANLT trước
9
thách thức hội nhập, cạnh tranh của ngành sản xuất lúa
gạo.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT VÙNG
VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC
2.1. Các khái niệm liên quan
Luận án đã nêu và phân tích các khái niệm vùng nói
chung, vùng địa lý, vùng tự nhiên, vùng sinh thái, vùng
hành chính, vùng kinh tế; khái niệm về chính sách phát
triển vùng, LKV và liên kết kinh tế vùng, ANLT, ngành hàng
và ngành hàng lúa gạo. Từ các khái niệm liên quan, Luận
án tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứulà LKV, ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL và ANLT.
2.2. Tác động của liên kết vùng đến đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia
2.2.1. Các yếu tố tác động đến liên kết vùng
Các yếu tố tác động LKV vùng trong nghiên cứu này
được hiểu là yếu tố cần thiết góp phần thúc đẩy hoặc yếu
tố gây cản trở sự liên kết giữa các địa phương trong vùng.
Qua đó, tác động đến sự phát triển ngành hàng lúa gạo
10
và vấn đề đảm bảo ANLT quốc gia. Theo đó, Luận án tập
trung xem xét 3 yếu tố ảnh hưởng tới liên kết vùng, qua
đó tác động đến đảm bảo ANLT quốc gia thông qua phát
triển ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL như quy định pháp lý
về LKV và động cơ liên kết (chi phí giao dịch).
2.2.2. Liên kết vùng tác động đến an ninh lương thực quốc
gia
Tác động của LKV đến ANLT quốc gia thể hiện qua
việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn lực điều kiện tự
nhiên, sinh thái, tài nguyên đất và nước, vốn đầu tư, phân
vùng và đầu tư theo vùng để phát triển ngành hàng lúa
gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu
nhập cho người trồng lúa và phát triển bền vững. Thông
qua cơ chế liên kết vùng, có sự “phân công lao động” giữa
các địa phương để tập trung cho những nơi có lợi thế về
cây lúa, góp phần chuyển dịch diện tích trồng lúa kém
hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG LÚA GẠO
11
VÀ LIÊN KẾT VÙNG ĐB SÔNG CỬU LONG
3.1. Nguồnlựcpháttriểnvùngđồngbằng sông Cửu Long
3.1.1. Nguồn lực tự nhiên: ĐBSCL có tổng diện tích đất tự
nhiên là 4.057.600 ha. Trong đó, 2.607.100 ha đất sản
xuất nông nghiệp, chiếm 64,3%; có 302.100 ha đất lâm
nghiệp, chiếm 7,5%, có 262.700 ha đất chuyên dùng,
chiếm 6,5% và 124.300 ha đất ở, chiếm 3% tổng diện tích
tự nhiên toàn vùng, còn lại là đất
khác.Nguồntàinguyênđấtđai,khíhậu,
thờitiếtcủavùngĐBSCL thuậnlợichopháttriểnnôngnghiệp,
đặcbiệtlàcâylúanước.
Thếmạnhkháctừnguồnlựctựnhiêncủa ĐBSCL
làhệthống sông ngòiphongphúvới 2 nhánhsông Mê Kông
làsông Tiền, sông Hậu và khoảng 28.000 km sông ngòi.
Tổng lượng nước các con sông khoảng 500 tỷ m3.
Ngoàira, có7/13 tỉnh,
thànhphốtrongvùnggiápbiểnvớitổngchiềudàibờbiểnkhoản
g 740Km. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của
việc sử dụng nước của các quốc gia đầu nguồn sông Mê
12
Kông, tài nguyên nước (số lượng, chất lượng, lòng chảy,
chế độ theo mùa) cũng bị thay đổi bất lợi.
3.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội: (1) Cơ sở hạ tầng đường
bộ được cải thiện rõ rệt (2) Các sân bay nối ĐBSCL với cả
nước (3) Hạ tầng giao thông thủy, hàng hải được nâng
cấp, là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế
(3) Các khu công nghiệp phát triển khá (4) Hạ tầng viễn
thông và điện khá tốt (5) ĐBSCL là “điểm sáng” PCI – Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (6) Dân số17,512 ngàn
người, chiếm 19,3% dân số cả nướcvới lựclượnglaođộng
trong độ tuổi khoảng 10 ,3 t r iệ u ngườ i , c h iếm
18,93% . Lao động qua đào tạo của vùng đạt tỷ lệ
48,94%.
3.2. Thực trạng ngành hàng lúa gạo
3.2.1. Tổng quan ngành lúa gạo ĐBSCL:diện tích đất trồng
lúa 1,85 triệu ha, chiếm khoảng 48,7% diện tích đất trồng
lúa cả nước, sản lượng lúa của vùng năm 2015 đạt 25,7
triệu tấn, chiếm 53% cả nước và cung cấp 92% lượng gạo
xuất khẩu. Tuynhiên, ngành hang
lúagạocũngđangđứngtrướctháchthứccầnthựchiệncóhiệu
13
quảviệctáicơcấu, nângcaogiátrị gia tăng gạo,
thunhậpnôngdânvàpháttriểnbềnvững.
3.2.2. Tác nhân chính trong ngành lúa gạo ĐBSCL: (1)
Nông dân (2) Thương lái - hàng xáo (3)Nhà máy xay xát,
lau bóng gạo (4) Đại lý vật tư nông nghiệp ở nông thôn (5)
Doanh nghiệp kinh doanh lương thực. Nhận định chung
về nhóm tác nhân này là còn thiếu các liên kết ngang, liên
kết dọc, thiếuhợp tác chặt chẽ để tăng sức cạnh tranh
trước bối cảnh hội nhập, cạnh tranh khốc liệt của ngành
hàng lúa gạo và xuất khẩu gạo.
3.3. Thực trạng liên kết vùng ĐBSCL
Các hình thức liên kết vùngchủyếulàliên kết
giữachính quyền địa phương, bộ, ngànhvớinhau, liên kết
giữadoanh nghiệp, nông dân, các tác nhân kinh doanh
trong thị trườngvớinhauvà liên kết vừa có tác nhân nhà
nước, vừa có tác nhân thị trường thể hiện trong phạm vi
nội vùng và liên vùng (ngoại vùng).Cáchìnhthứcthểhiệnlà:
(1) Liên kết chính quyền - chính quyền (2) Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ - tổ chức “chỉ đạo, liên kết vùng” (3) Diễn
đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL (4) Ban Chỉ đạo, điều phối các
vùng kinh tế trọng điểm (5) Chương trình hợp tác giữa các
14
tỉnh, thành phố (6) “Liên kết bốn nhà” (7) Mô hình “Cánh
đồng lớn” (8) Mô hình “Sản xuất lúa giảm khí thải” (9)
Liên kết chuỗi giá trị lúagạo.
3.4. Đánh giá các nguồn lực, thựctrạngliênkếtvùng ĐBSCL
3.4.1. Đánhgiánguồnlựcpháttriểnvùng: ĐBSCL cóvịtrí địa-
kinh tế quan trọng, điều kiện thuận lợi phát triển kinhtế,
thương mại và đầutư, đặcbiệtlàkinhtếnôngnghiệp.
Vùngnàytiếp giáp với thị trường lớn là TP. Hồ Chí Minh và
Đông Nam Bộ, có nhu cầu cao về lương thực, thực phẩm
và nông thủy sản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
đồng thời là địa bàn thu hút nhiều lao động và có khả
năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao như xuất nhập
khẩu, y tế, đào tạo, chuyển giao công nghệ.
3.4.2. Những hạn chế cần khắc phục: Tăng trưởng kinh tế
vùng thiếu vững chắc, tiềm năng và lợi thế chưa được đầu
tư, khai thác đúng mức. Hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu
đồng bộ. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
tạo ra giá trị gia tăng chưa cao. Sản xuất nông nghiệp
thiếu bền vững.Nhận thức về ANLT còn nặng tính “an
toàn, đủ gạo ăn”, nhẹ sinh kế cho người trồng lúa.
3.4.2. Đánh giá chungvềLKV ĐBSCL, đảm bảo ANLT
15
Đã hình thành hệ thống quan điểm, chủ trương chính
sách, quy hoạch phát triển vùng và LKVĐBSCL. Qui hoạch
tổng thể KT-XH vùng ĐBSCL và các qui hoạch ngành xây
dựng, giao thông, điện, đất đai, nông nghiệp, thủy lợi,
thủy sản vùng ĐBSCL được tiếp cận theo vùng và LKV.
Một số tổ chức và hoạt động mang tính điều phối,
LKV như: BCĐTây Nam Bộ, BCĐđiều phối vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL. Các tỉnh, thành trong vùng đã ký kết với nhau và
với TP HCM, thực hiện các chương trình hợp tác, khuyến
khích phát triển các chuỗi giá trị trịnôngsảnchủlựcvùng,
trongđócólúagạo.
Tuynhiên, LKV cònnhiềutồntại, hạnchếsau: (1) Thiếu
một cơ quan đầu mối có thực quyền và một cơ chế điều
phối, điều hòa lợi ích, giải quyết xung đột và làm cầu nối
với Chính phủ (2) Thiếu cơ chế có hiệu quả và hiệu lực để
triển khai các cam kết hợp tác (3) Thiếu cơ chế tài chính
cho hoạt động LKV (4) Thiếu một cơ chế chia sẻ thông tin
(5) Chưa định hình một cách có hệ thống, cơ sở khoa học
cho các nội dung liên kết vùng (6) Sự cạnh tranh giữa các
tỉnh có thể phá vỡ qui hoạch vùng.
16
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁPLIÊN KẾT VÙNG, ĐẢM BẢO
AN NINH LƯƠNG THỰC
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
4.1.1. Bối cảnh quốc tế: Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, xu hướng hình thành các liên minh,
liên kết kinh tế trong không gian chiến lược, vùng ảnh
hưởng của các nước lớn. KHCN phát triển rất nhanh, tác
động mạnh mẽ đến phát triển KT-XH của các quốc gia.
Thách thức BĐKH, ANLT, an ninh nguồn nước và an ninh
năng lượng ngày càng gay gắt cùng với các thách thức an
ninh phi truyền thống khác như ô nhiễm môi trường, an
ninh tài chính – tiến tệ tác động sâu rộng đến các quốc
gia và vùng lãnh thổ.
Trong bối cảnh đó, các quốc gia đều có những điều
chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp
tác, vừa cạnh tranh. Bối cảnh đó tác động mạnh mẽ đến
việc tăng cường LKV vùng ở Việt Nam và vùng ĐBSCL.
4.1.2. Bối cảnh trong nước: xu thế chung là tăng cường
liên kết giữa các địa phương, giữa các vùng để phát huy
17
tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương và ứng
phó hiệu quả với thiên tai, BĐKH, tạo không gian phát
triển thống nhất, khắc phục tình trạng phát triển manh
mún, kém hiệu quả. Các doanh nghiệp và tác nhân kinh
doanh cũng tìm kiếm các mô hình liên kết để nâng cao
năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh.
4.2. Phương hướng, giải phápliên kết vùng, đảm bảo an
ninh lương thực
4.2.1. Cải cách thể chế vùng, liên kết vùng gắn với phát
triển hợp lý ngành hàng lúa gạo bền vững, góp phần đảm
bảo ANLT quốc gia để khai thác lợi thế của vùng, nâng cao
hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế vùng ĐBSCL.
4.2.2. Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng lại vùng ĐBSCL
vùng: Quy hoạch lại vùng ĐBSCL và các tiểu vùng Đồng
Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau trong
mối tương quan, liên kết nội vùng và liên vùng. Quy
hoạch gắn với phát triển chuỗi giá trị lúa gạo, đảm bảo
ANLT quốc gia.Theo đó, đề xuất: (1) Tiếp cận linh hoạt
hơn đối với quy hoạch sử dụng đất trong việc thực hiện
chủ trương giữ 3,76 triệu héc ta đất lúa (2) Áp dụng phân
18
vùng theo không gian, có chính sách hỗ trợ khác nhau ở
“vùng lõi”, “vành đai” và các khu vực trồng lúa bình
thường khác (3) Tăng cường chiến lược đa ngành, lồng
ghép nhiều chương trình mục tiêu như xây dựng nông
thôn mới, giảm nghèo,... để cùng đảm đương nhiệm vụ
ANLT.
4.2.3. Xây dựng cơ chế thí điểm liên kết vùng: (1) Liên kết
vùng phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông nghiệp; tập
trung xây dựng thương hiệu lúa gạo quốc gia, thương
hiệu gạo vùng ĐBSCL và thương hiệu gạo một số doanh
nghiệp có uy tín, chất lượng và nổi tiếng (2) Liên kết vùng
trong đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục
vụ tưới tiêu; phòng chống lũ; kiểm soát xâm nhập mặn;
quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước;
nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; xây dựng, nâng cấp
hệ thống đê biển, đê bao, cống, đập, vành đai rừng ngập
mặn và các dự án bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu (3) Xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, đường thủy, hàng không, cảng sông,
19
cảng biển, cơ sở hậu cần logistics dùng chung có tác động
cho cả vùng ĐBSCL.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 về Quy chế thí điểm liên kết
phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, giai đoạn 2016 –
2020. Theo đó, xác lập cơ chế pháp lý để thực hiện thí
điểm liên kết vùng ĐBSCL trong một số lĩnh vực được lựa
chọn. Song, cần sớm chỉ đạo, triển khai Quyết định, hình
thành bộ máy tổ chức thực hiện thí điểm liên kết vùng.
4.2.4. Xây dựng cơ chế tài chính sáng tạo: Theo Luật Ngân
sách hiện hành và các qui định về lập kế hoạch ngân sách
hàng năm, vùng ĐBSCL không phải là một cấp ngân sách.
Việc đầu tư cho vùng ĐBSCL phụ thuộc vào sự đầu tư của
Trung ương và các tỉnh, thành. Vì thế, mặc dù có quy
hoạch vùng, có chỉ tiêu phát triển KT-XH của vùng, nhưng
không có “chủ thể vùng” rõ ràng. ĐBSCL không thể nào
thực thi một cách “chủ động” các chương trình, kế hoạch,
dự án đầu tư phát triển vùng.
Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp tạo vốn phát
triển vùng thông qua việc thiết lập cơ chế huy động
nguồn lực tài chính để phục vụ việc liên kết phát triển
20
vùng. Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc
thù thu hút đầu tư vào 3 sản phẩm mũi nhọn của vùng
ĐBSCL trong đó có lúa gạo. Xây dựng Quỹ phát triển kinh
tế - xã hội với nhiệm vụ huy động nguồn tài chính để đầu
tư cho các dự án phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
có tính LKV và liên vùng.
4.2.5. Phát triển nguồn nhân lực: Do nguồn lực có hạn,
tránh dàn trải, nội dung liên kết này đòi hỏi cần xác định
những ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL
theo hướng đáp ứng cho các liên kết giữa chính quyền -
chính quyền và liên kết thị trường trong vùng. Thực hiện
đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu LKV và phát triển ngành
hàng lúa gạo.
4.2.6. Phát huy vai trò các hiệp hội ngành hàng: Hiệp hội
các nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp, trong đó có lúa
gạo cần được phát huy vai trò trong chuỗi giá trị nông sản.
Hoạt động của các hiệp hội này không mang tính chính trị -
xã hội như Hội Nông dân hay như VFA hiện nay, chỉ có đại
diện các doanh nghiệp lương thực, thiếu sự tham gia của
nông dân, hợp tác xã. Tổ chức lại VFA để đảm bảo Hiệp hội
21
phải có đại diện đầy đủ của thành phần doanh nghiệp (bao
gồm khối dân doanh), hợp tác xã, chính quyền địa phương
và nông dân trồng lúa.
4.2.7. Mô hình tổ chức, điều phối liên kết vùng: Việc hình
thành một chính quyền vùng hay một cơ quan quản trị
cấp vùng với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như
một cấp hành chính ở vùng ĐBSCL hay ở Việt Nam là
không thể. Hiến pháp năm 2013 quy định chỉ có cấp chính
quyền Trung ương và chính quyền địa phương (cấp tỉnh,
huyện, xã). Trong khung khổ thể chế chính trị, pháp lý
hiện hành, đề xuất hình thành tổ chức điều phối cấp vùng
phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp
vùng. Trước mắt, cần nghiên cứu, hoàn thiện mô hình
hoạt động, hình thành Hội đồng Vùng dưới sự chỉ đạo
trực tiếp, toàn diện của Phó Thủ tướng Chính phủ,
Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (không phân công
theo hình thức Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng
vùng luân phiên như trường hợp của Hội đồng vùng vùng
Kinh tế trọng điểm vì như vậy sẽ không có thực quyền).
Hội đồng Vùng không làm thay chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các Bộ, Ban, ngành Trung ương và chính
22
quyền địa phương, nhưng làm đầu mối liên kết, điều hòa
lợi ích và đại diện cho toàn Vùng trong quá trình xây
dựng, triển khai, theo dõi, đánh giá các quy hoạch,
chương trình, kế hoạch, đề án phát triển Vùng để đảm
bảo sự đồng bộ và nhất quán.
4.2.8. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu vùng
Thiết lập, vận hành hệ thống thông tin Vùng ĐBSCL
theo các định hướng:(1) Xây dựng CSDL, thông tin về quy
hoạch vùng ĐBSCL(2) Thông tin về hợp tác đầu tư (3)
Thông tin về chính sách ưu đãi của Nhà nước, KHCN, cập
nhật thông tin thị trường(4) Thông tin, CSDL tài nguyên và
môi trường(5) Kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn.
4.2.9.Tăng cường hợp tác quốc tế
4.2.9.1. Vấn đề nước xuyên biên giới:Cùng với việc thực
hiện chính sách cân bằng nước, sử dụng tiết kiệm, hợp lý
và hiệu quả nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông, đề
xuất tăng cường hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề
nước xuyên biên giới trên cơ sở chai sẻ lợi ích với các
quốc gia lưu vực sông.
23
4.2.9.2. Hợp tác, cạnh tranh lúa gạo: tiếp cận linh hoạt
hơn đối với quy hoạch sử dụng đất lúa, áp dụng phân
vùng không gian. Xây dựng mô hình tổ chức, điều phối
LKV. Xây dựng các chính sách khuyến khích đối với ngành
hàng lúa gạo gắn với nhiệm vụ đảm bảo ANLT. Tăng
cường chiến lược đa ngành để giải quyết vấn đề ANLT.
4.3. Kiến nghị, giải pháp
4.3.1. Việc thực hiện cơ chế thí điểm liên kết vùng
Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ chỉ đạo các tỉnh, thành trong vùng triển khai
thực hiện có hiệu quả Quy chế thí điểm liên kết phát triển
kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, giai đoạn 2016-2020 được
ban hành kèm theo Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-
2016 của Thủ tướng Chính phủ.
4.3.2. Việc xây dựng thể chế có liên quan liên kết vùng và
an ninh lương thực
Đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và
các bộ, ngành có liên quan xây dựng, hướng dẫn và chỉ
24
đạo thực hiện cơ chế chính sách chung, mô hình tổ chức,
các hoạt động điều phối để thực hiện thí điểm liên kết;
định kỳ có sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm về những
thành công, hạn chế hướng đến việc xây dựng các luận cứ
khoa học và thực tiễn vững chắc cho việc hình thành cơ
chế điều phối liên kết vùng ĐBSCL thực sự hiệu quả sau
năm 2020, trong đó có việc đáp ứng được yêu cầu tăng
cường liên kết vùng, đảm bảo ANLT quốc gia.
KẾT LUẬN
Việc tăng cường liên vùng, khắc phục tình trạng
không gian kinh tế vùng bị chia cắt theo địa giới hành
chính tỉnh; liên kết để khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi
thế, tạo ra năng lực cạnh tranh tốt hơn từng địa phương
và vùng ĐBSCL là yêu cầu khách quan.
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và các kết quả nghiên
cứu được trình bày, cho thấy sự cần thiết phải tăng cường
liên kết vùng ĐBSCL, phát triển ngành hàng lúa gạo bền
vững sẽ góp phần quan trọng đảm bảo ANLT quốc gia.
25
Để đạt được yêu cầu đó, để phát huy tốt nhất tiềm
năng, thế mạnh của ĐBSCL trong xu thế hội nhập, cạnh
tranh gay gắt, đề xuấtcần thiết phải tiếp cận vấn đề theo
vùng, giải quyết vấn đề có sự phối hợp đa ngành, có chọn
lựa thứ tự ưu tiên, những vấn đề mới như tổ chức điều
phối liên kết vùng, cần xem xét tổ chức thực hiện thí điểm
để rút kinh nghiệm.
Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phân
bổ nguồn lực và đầu tư phát triển vùng, phát triển các
ngành sản xuất, trong đó có ngành hàng lúa gạo, một thế
mạnh của vùng ĐBSCL phải đảm bảo các yêu cầu của thị
trường. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
đồng bộ, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Cùng với tăng cường liên kết vùng, phát triển ngành
hàng lúa gạo, đảm bảo ANLT quốc gia phải đa dạng hoá
và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường hàng hoá,
dịch vụ, tài chính, tiền tệ, lao động, khoa học - công
nghệ... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
vùng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_lien_ket_vung_dong_bang_song_cuu_long_gop_ph.pdf
- Tomtat_Eng_TranHuuHiep.pdf