Tóm tắt luận án Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

1. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã và các ban ngành, phối hợp với trạm y tế, nhân viên y tếthôn bản tăng cường truyền thông - Giáo dục sức khỏe bằng các hình thức, nội dung phù hợp với người dân cộng đồng miền núi, vùng cao, dân tộc thiểu số. Huy động cộng đồng tham gia vào phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói riêng, cải thiện điều kiện vệsinh nhà ởphù hợp với nguồn lực của gia đình và địa phương đểgiảm thiểu các yếu tốliên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp ởtrẻ. Phối hợp tốt giữa gia đình, y tếvà lãnh đạo cộng đồng các cấp trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻem tại cộng đồng. 2. Sửdụng thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom) cho nhóm trẻmắc nhiễm khuẩn hô hấp tái phát nhiều lần tại cộng đồng bằng xã hội hóa. 3.Mô hình can thiệp có hiệu quảtốt ởcộng đồng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao. Cần được nhân rộng sang các địa bàn khác tương tựnhằm tăng cường sựhưởng lợi của cộng đồng.

pdf14 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐÀM THỊ TUYẾT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐỐI VỚI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế Mã số: 62.72.73.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thái Nguyên - năm 2010 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Y - Dược - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thành Trung 2. GS.TS. Trương Việt Dũng Phản biện 1: .................................................................................................. .................................................................................................. Phản biện 2: .................................................................................................. .................................................................................................. Phản biện 3: .................................................................................................. .................................................................................................. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án họp tại: Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên Vào hồi …….giờ ……. ngày …… tháng …… năm 20…. Có thể tìm hiểu luận án tại: Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất ở trẻ em, đặc biệt do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, mỗi năm sẽ có từ 32 đến 40 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp và từ 22 đến 24 nghìn trẻ tử vong do viêm phổi. Ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa viêm phổi vẫn là nguyên nhân cao nhất trong tử vong trẻ em. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em hiện nay chiếm khoảng 39,7 % ở tại cộng đồng. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói chung chủ yếu do virus, vi khuẩn, lao phổi trẻ em, nấm. Ngoài ra do tác động của các yếu tố nguy cơ như ô nhiễm môi trường, nhà ở chật trội, khói bếp, khói thuốc lá, trẻ đẻ thấp cân, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, thay đổi khí hậu. Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em của bà mẹ còn hạn chế, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, thực hiện tốt phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sẽ giảm được tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi từ đó sẽ giảm kinh phí chi trả về thuốc, dịch vụ y tế tại các bệnh viện, giảm sự quá tải do trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp vào điều trị tại các bệnh viện, giảm thời gian bà mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc trẻ ốm. Vì vậy, đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” nhằm 3 mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp . 3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại cộng đồng. 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án đã xác định được tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn còn cao. Công trình nghiên cứu được thực hiện ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số. Ở đó cuộc sống của người dân còn nghèo nàn, lạc hậu, ít được tiếp cận với thông tin, nhận thức chậm, nhưng nếu được truyền thông giáo dục sức khỏe với phương pháp phù hợp như: Tuyên truyền miệng bằng tiếng dân tộc kết hợp với tranh ảnh, tờ rơi, băng hình, từ ngữ địa phương đơn giản, dễ hiểu sẽ mang lại kết quả và thu hút cộng đồng tham gia.. Biện pháp can thiệp đã huy động nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút sự tham gia của cộng đồng, phối hợp chặt chẽ giữa trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản và người dân, dễ huy động, có thể hoạt động vào mọi lúc, mọi nơi. Biện pháp can thiệp đã tác động theo chiều ngang và chiều sâu: - Chiều ngang: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi hoặc người chăm sóc trẻ để phát hiện, phân loại, xử trí, chăm sóc, phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho trẻ. - Chiều sâu: Chăm sóc y tế tại nhà: Theo dõi trẻ tại hộ gia đình để phát hiện, phân loại bệnh để trẻ được chăm sóc tại nhà, khi nặng thì chuyển lên trạm y tế khám và điều trị. Giáo dục kiến thức, thái độ, thực hành cho các bà mẹ để bà mẹ có thể chuyển đổi hành vi trong phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ. Lần đầu áp dụng thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom) để dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho trẻ tại cộng đồng miền núi, vùng cao và dân tộc thiểu số. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 107 trang, 45 bảng, 8 biểu đồ, 2 hình, 3 sơ đồ và 147 tài liệu tham khảo trong đó có 76 tài liệu tiếng Việt và 71 tài liệu tiếng Anh. Phần đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 18 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19 trang, kết quả nghiên cứu 37 trang, bàn luận 28 trang, kết luận và khuyến nghị 3 trang. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp Hiện nay tại các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp vẫn là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, chủ yếu do viêm phổi, theo số liệu của Tổ chức y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi trẻ em trung bình trong 1 năm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) từ 4-9 lần. Ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHC chiếm 19-20 % số tử vong dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Theo nghiên cứu của Ruan I. (2005), ước lượng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên phạm vi toàn cầu cho thấy: Tỷ lệ mới mắc các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ. Ở các nước phát triển khoảng 0.026 đợt/năm/trẻ và trên 95 % các đợt viêm phổi ở trẻ em trên thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển. Năm 2003, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ đã tiến hành nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ chủ yếu đến NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Thủy Dương - Hương Thủy- Thừa Thiên Huế cho thấy, tỷ lệ mắc NKHHC tại cộng đồng ở đây còn cao (39,7 %). Năm 2007, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương - Dự án NKHHC trẻ em đã tổ chức hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt động dự án NKHHC trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 – 2010” cho thấy tình hình mắc NKHHC trong những năm qua của các tỉnh miền núi là cao nhất sau đó đến miền Trung và Đồng bằng. 1.2. Căn nguyên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp 1.2.1. Căn nguyên gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây NKHH dưới cấp ở trẻ em và là nguyên nhân hàng đầu của trẻ vào viện và tử vong. Các loại virus thường gặp là: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm 4 và Adenovirus trong đó virus RSV là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với NKHH dưới cấp. Ở các nước đang phất triển, vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc gây mắc NKHHC, các vi khuẩn chủ yếu là phế cầu và H. influenzae. 1.2.2. Yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp Có nhiều yếu tố nguy cơ gây NKHHC ở trẻ em đó là: Môi trường tự nhiên - xã hội, hệ thống y tế, kiến thức; thái độ; thực hành (KAP) của bà mẹ và yếu tố sinh học. Nhưng ở khu vực miền núi còn ít nghiên cứu đề cập đến, đây cũng là vấn đề mà chúng tôi cần suy nghĩ. 1.3. Một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp được thực hiện trên thế giới và Việt Nam - Nhóm tác động vào kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ - Nhóm tác động vào hệ thống y tế chăm sóc trẻ - Nhóm tác động vào môi trường tự nhiên - xã hội - Nhóm yếu tố sinh học. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ dưới 5 tuổi (từ 60 tháng tuổi trở xuống) - Bà mẹ có con dưới 5 tuổi hoặc người chăm sóc trẻ. - Lãnh đạo cộng đồng: Lãnh đạo xã, trưởng phòng Y tế - Cán bộ Y tế xã và nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu : Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 1 năm 2009 5 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả: Tiến hành theo phương pháp điều tra cắt ngang để mô tả thực trạng NKHHC đồng thời phân tích để xác định một số yếu tố có liên quan đến NKHH dưới cấp. - Nghiên cứu can thiệp: Thiết kế can thiệp trước sau có nhóm chứng 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả: Tính theo công thức sau: ( )2 2.1 2 ( . )p qn Z pα ε= − n = 1038 trẻ Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu mô tả là 1038 trẻ. Thực tế chúng tôi điều tra được 1152 trẻ. * Cỡ mẫu can thiệp: Được tính theo công thức sau ( ) ( ) ( ) ( ) 1 1 2 22 , 2 1 2 1 1p p p p n Z P P − + −= −α β Thay số vào ta có: Cỡ mẫu can thiệp cho bà mẹ: n = 554 bà mẹ. Cỡ mẫu can thiệp cho trẻ: n= 455 trẻ Như vậy để đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành can thiệp toàn bộ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và số trẻ dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp. 2.3.3. Chỉ số nghiên cứu … Chỉ số về thực trạng NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu trước can thiệp: khám lâm sàng … Chỉ số về mối liên quan giữa các mức độ kiến thức, thực hành của bà mẹ với NKHH dưới cấp: Phỏng vấn và quan sát thực hành của bà mẹ … Chỉ số về các yếu tố liên quan đến NKHH dưới cấp: Phỏng vấn và quan sát điều kiện vệ sinh nhà ở. 6 … Phân loại các yếu tố liên quan theo mô hình hồi quy logistic. … Chỉ số hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu. ™ Chỉ số đầu ra: Tỷ lệ các bà mẹ có thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) sau can thiệp ™ Chỉ số tác động: * Chỉ số theo dõi dọc tại cộng đồng: - Mật độ mới mắc theo năm, đợt mắc NKHHC theo mùa. - Tỷ lệ mắc NKHHC sau khi dùng thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom) - Tỷ lệ sử dụng kháng sinh sau khi dùng Broncho- Vaxom * Chỉ số đánh giá sau can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng: Tỷ lệ NKHHC sau can thiệp (so sánh với tỷ lệ trước can thiệp) … Chỉ số hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu định tính để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: Lãnh đạo cộng đồng, bà mẹ, NVYTTB, CBYT xã để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp: Hiệu quả về sức khỏe, hiệu quả về kinh tế và xã hội. 2.4. Nội dung can thiệp Chuẩn bị cộng đồng, triển khai TT- GDSK tại cộng đồng, theo dõi dọc tình hình mắc NKHHC của trẻ tại cộng đồng, can thiệp dự phòng bằng uống thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom), đánh giá sau can thiệp. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được nhập bằng Epidata và sử lý bằng SPSS16.0, EPI- INFO, EXCEL với các thuật toán thống kê y học. 7 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.2. Một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu - Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ trước thời điểm can thiệp là 43,9 %, nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) trên cấp (36,1 % ), NKHH dưới cấp (7,8 %). Nhóm trẻ từ 36 – 60 tháng có tỷ lệ mắc NHHH trên cấp cao nhất (41,0 %), cao hơn nhóm trẻ từ 2 - < 12 tháng (27,1 %), với p< 0,01. Nhóm trẻ từ 2 - < 12 tháng có tỷ lệ mắc NKHH dưới cấp cao nhất (11,0 %) cao hơn nhóm trẻ 36- 60 tháng (4,7 %), với p <0,01. - Tỷ lệ NKHH dưới cấp ở trẻ dân tộc H’Mông là cao nhất (26,3 %) sau đó đến trẻ dân tộc Dao (9,9 %), Nùng (9,6 %), Tày (7,0 %) và Kinh là thấp nhất (6,7 %). Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh giữa trẻ H’Mông với trẻ Tày và Kinh có ý nghĩa thống kê. Với p < 0,01 (bảng 3.6) 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp - Loại nhà tạm, tình trạng nhà ẩm thấp, trống trải, bếp đun trong nhà, chuồng gia súc gần nhà, hút thuốc lá trong nhà là những yếu tố có liên quan đến NKHH dưới cấp của trẻ. Nhóm trẻ sống trong điều kiện vệ sinh nhà ở kém như trên, có nguy cơ mắc NKHH dưới cấp gấp từ 2,28 lần đến 3,44 lần, với p< 0,05 (bảng 3.12) - Thời gian cai sữa của trẻ có liên quan chặt chẽ với tình hình mắc NKHH dưới cấp. Nhóm trẻ cai sữa sớm (<12 tháng) có nguy cơ mắc NKHH dưới cấp cao gấp 7,82 lần nhóm trẻ cai sữa (>18 tháng), với p<0,01. Tình trạng tiêm chủng cũng có liên quan chặt chẽ với tình hình NKHH dưới cấp của trẻ. Trẻ được tiêm chủng không đầy đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch có nguy cơ mắc NKHH dưới cấp cao gấp 8,24 lần so với trẻ được tiêm phòng đủ và đúng lịch, với p < 0,01 (bảng 3.13). - Kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ có liên quan chặt chẽ đến NKHH dưới cấp. Nhóm trẻ là con của bà mẹ có kiến thức kém thì có 8 nguy cơ mắc NKHH dưới cao gấp 3,69 lần so với nhóm trẻ con của bà mẹ có kiến thức trung bình, khá và tốt với p < 0,01 (bảng 3.14) - Thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có liên quan chặt chẽ đến NKHH dưới cấp của trẻ. Nhóm trẻ là con của bà mẹ có thực hành kém thì có nguy cơ mắc NKHH dưới cấp cao gấp 5,18 lần nhóm trẻ là con của bà mẹ có thực hành trung bình và khá tốt, với p < 0,01 ( bảng 3.15). Bảng 3.16. Đánh giá các yếu tố liên quan theo mô hình hồi quy logistic Các yếu tố liên quan đưa vào mô hình hồi quy OR thô (CI95 %) OR hiệu chỉnh (CI 95 %) p (hiệu chỉnh) Tiêm chủng không đủ, hoặc đủ không đúng lịch 8,24 {4,34-15,66} 10,8 {3,96-29,85} <0,01 Cai sữa sớm dưới 12 tháng 7,82 {3,06-17,97} 4,39 {1,82-10,56} <0,01 Thực hành chăm sóc trẻ kém 5,18 {2,06-13,01} 4,61 {1,82-11,67} < 0,01 Kiến thức chăm sóc trẻ kém 3,69 {1,58-8,65} 3,38 {1,43-7,9} < 0,01 Loại nhà (tạm) 3,44 {1,03-11,42} 1,47 {0,83-2,62} > 0,05 Tình trạng nhà ẩm thấp 3,08 {1,94-4,89} 1,85 {1,2-3,41} < 0,05 Chuồng gia xúc gần nhà 2,51 {1,46-4,32} 2,0 {1,14-3,52} < 0,05 Học vấn mẹ từ tiểu học trở xuống 2,46 {1,07-5,70} 1,43 {0,89-2,29} > 0,05 Hút thuốc lá 2,43 {1,34-4,40} 3,29 {1,52-7,13} < 0,01 Bếp đun trong nhà 2,28 {1,46-3,57} 1,75 {1.01-3,03} < 0,05 Kết quả bảng 3.16 cho thấy: Yếu tố liên quan hàng đầu là tiêm chủng của trẻ (OR hiệu chỉnh = 10,80), thứ hai là thực hành chăm sóc trẻ (OR hiệu chỉnh = 4,61), thứ ba là thời gian cai sữa trẻ (OR hiệu chỉnh= 4,39), tiếp theo là kiến thức mẹ (OR hiệu chỉnh = 3,38), gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào, chuồng gia súc gần nhà, tình trạng nhà ẩm thấp, đun bếp trong nhà. Học vấn của mẹ và loại nhà là yếu tố nhiễu. 9 3. 4. Hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3.4.2. Hiệu quả của biện pháp can thiệp 3.4.2.1. Kết quả đầu ra của can thiệp Kết quả của can thiệp đối với thay đổi kiến thức, thực hành của bà mẹ: * Tác động của can thiệp đối với thay đổi kiến thức của bà mẹ: Bảng 3.23. Hiệu quả của can thiệp đến thay đổi kiến thức của các bà mẹ Nhóm can thiệp Nhóm chứng Trước can thiệp (1) (n=593) Sau can thiệp (2) (n=627) Điều tra lần đầu (3) (n=456) Điều tra lần cuối (4) (n=450) Địa điểm Mức điểm n % n % n % n % p CSHQ ( %) HQCT ( %) Kém 514 86,7 40 6,4 376 82,5 349 77,6 p 1&2< 0,01 p 3&4> 0,05 p 2&4< 0,01 CT: 92,61 ĐC: 5,94 86,67 Trung bình 79 13,3 356 56,8 80 17,5 99 22,0 p 1&2< 0,01 p 3&4> 0,05 p 2&4< 0,01 CT: 327,06 ĐC: 25,71 301,35 Khá, tốt 0 0 231 36,8 0 0 2 0,4 p 1&2< 0,01 p 3&4> 0,05 p 2&4< 0,01 CT: 36,8 ĐC: 0,4 36,40 Từ kết quả bảng 3.23. cho thấy: Sau 2 năm can thiệp, kiến thức về NKHHC của các bà mẹ đã được cải thiện rõ rệt: Kiến thức kém ở nhóm can thiệp giảm từ 86,7 % (TCT) xuống còn 6,4 % (SCT), 77,6 % (ĐC), HQCT đạt mức 86,67 %, với p < 0,01. Kiến thức trung bình, kiến thức khá và tốt ở nhóm can thiệp đều tăng lên so với trước can thiệp và so với nhóm chứng, HQCT cho kiến thức trung bình là 301,35 % , kiến thức khá và tốt là 36,40 %, với p < 0,01. 10 * Tác động của can thiệp đến chăm sóc trẻ tại nhà của bà mẹ Bảng 3.25. Kết quả thay đổi về sử dụng dịch vụ chữa bệnh của các bà mẹ Nhóm can thiệp Nhóm chứng Trước can thiệp (1) (n = 593) Sau can thiệp (2) (n = 627) Điều tra lần đầu (3) (n = 456) Điều tra lần cuối (4) (n= 450) Địa điểm nghiên cứu Chỉ số nghiên cứu n % n % n % n % p Ở nhà không xử trí gì 17 2,9 7 1,1 13 2,9 12 2,6 p 1 & 2 < 0,05 p 3 & 4 > 0,05 p 2 & 4 > 0,05 Tự mua thuốc về nhà chữa 87 14,7 22 3,3 49 10,7 51 11,3 p 1 & 2 < 0,01 p 3 & 4 > 0,05 p 2 & 4 < 0,01 Đến khám và chữa ở ông lang 10 1,7 1 0,2 9 2,0 8 1,8 p 1 & 2 < 0,01 p 3 & 4 > 0,05 p 2 & 4 < 0,05 Đến nhân viên y tế thôn bản 1 0,2 300 47,8 5 1,1 4 0,9 p 1 & 2 < 0,01 p3 & 4 > 0,05 p 2 & 4 < 0,01 Đến trạm y tế xã 407 68,6 532 84,8 312 68,4 316 70,2 p 1 &2 < 0,01 p 3 & 4 > 0,05 p 2 & 4 < 0,01 Cúng bái 210 35,4 101 16,1 160 35,1 163 36,2 p 1 & 2 < 0,01 p 3 & 4 > 0,05 p 2 & 4 < 0,01 Từ kết quả bảng 3.25. cho thấy: Sau can thiệp, tình hình sử dụng dịch vụ chữa bệnh cho trẻ của bà mẹ đã thay đổi rõ rệt cụ thể: Tỷ lệ bà mẹ ở nhóm can thiệp đưa con đến y tế thôn bản nhiều hơn: Từ 0,2 % (TCT) lên đến 47,8 % (SCT) và 0,9 % (ĐC). Đến trạm y tế xã cũng tăng hơn: Từ 68,6 % (TCT) lên đến 84,8 % (SCT) và 70,2 % (ĐC). Cúng bái thì giảm đi: 35,4 % (TCT) xuống còn 16,1 % (SCT) và 36,2 % (ĐC), với p<0,01. 11 Bảng 3.28. Hiệu quả của can thiệp đến thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ Nhóm can thiệp Nhóm chứng Trước can thiệp ( 3) (n=593) Sau can thiệp (4) (n=627) Điều tra lần đầu (1) (n=456) Điều tra lần cuối (2) (n=450) Thời điểm Mức độ n % n % n % n % p CSHQ ( %) HQCT ( %) Kém 482 81,3 91 14,5 350 76,8 343 76,2 p1 & 2 <0,01 p 3&4 > 0,05 p 2 & 4 <0,05 CT:82,16 ĐC: 0,78 81,38 Trung bình 73 12,3 139 22,2 71 15,6 76 16,9 p1 & 2 <0,01 p 3&4 >0,05 p 2 & 4 <0,05 CT:80,49 ĐC:8,33 72,16 Khá, Tốt 38 6,4 397 63,3 35 7,7 31 6,9 p1& 2 <0,01 p 3&4 >0,05 p 2 & 4 <0,01 CT:889,06 ĐC:10,39 878,67 Từ kết quả bảng 3.28. cho thấy: Sau 2 năm can thiệp, thực hành chăm sóc trẻ về NKHHC của các bà mẹ đã được cải thiện rõ rệt: Thực hành kém ở nhóm can thiệp giảm từ 81,3 % (TCT) xuống còn 14,5 % (SCT), 76,2 % (ĐC) với p<0,01, HQCT đạt mức 81,38 %. Thực hành ở mức trung bình, mức khá và tốt sau can thiệp đều tăng lên so với trước can thiệp và so với nhóm chứng, HQCT lần lượt là 81,38 %, 72,16 % và 878,67 % với p < 0,01. 3.4.2.2 Kết quả tác động ™ Kết quả theo dõi dọc NKHHC trẻ em tại hộ gia đình của YTTB trong thời gian can thiệp tại nhóm can thiệp: Không có trẻ tử vong tại cộng đồng. 12 * Mật độ mới mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại khu vực can thiệp Bảng 3.29. Mật độ mới mắc của đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo năm Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh Viêm phổi; Viêm phổi nặng Chỉ số nghiên cứu Năm Tổng thời gian nguy cơ (năm – người) Đợt mắc Tỷ lệ mới mắc (Năm) Tỷ lệ mới mắc/1000 năm – trẻ Đợt mắc Tỷ lệ mới mắc (Năm) Tỷ lệ mới mắc/ 1000 năm – trẻ 2007 758 4118 5,43 5430 533 0,70 700 2008 750 2635 3,51 3510 232 0,31 310 CSHQ( %) 35,36 55,71 Từ kết quả bảng 3.29 cho thấy: - Mật độ mới mắc theo đợt không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh năm 2008 (3,51 đợt/năm/trẻ, tương đương với 3510 đợt/1000 năm - trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (5,43 đợt/năm/trẻ, tương đương với 5430/1000 năm - trẻ), CSHQ đạt mức 35,36 %. Như vậy đợt mắc năm 2008 giảm so với năm 2007 là 35,36 %. - Mật độ mới mắc theo đợt viêm phổi; viêm phổi nặng năm 2008 (0,31 đợt/năm /trẻ, tương đương với 310 đợt/1000 năm - trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (0,70 đợt/năm/trẻ, tương đương với700/1000 năm - trẻ), CSHQ đạt mức 55,71 %. Như vậy đợt mắc năm 2008 giảm so với năm 2007 là 55,71 %. Kết quả theo dõi dọc của cán bộ y tế xã đối với uống thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom) của trẻ NKHHC tái phát nhiều lần ở nhóm can thiệp. 13 Bảng 3.33. Kết quả can thiệp đến số lần mắc bệnh trung bình ở trẻ trước và sau khi uống thuốc Thời điểm nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu Trước can thiệp (n = 52) Sau can thiệp (n = 52) p Giảm so với trước can thiệp NKHHC chung (đợt) 12,46 ± 3,60 3,54 ± 2,38 <0,01 8,92 ± 3,97 NKHH trên cấp (đợt) 8,15 ± 3,71 2,56 ± 2,12 <0,01 5,59 ± 4,03 NKHH dưới cấp (đợt) 4,31 ± 1,05 0,98 ± 0,77 <0,01 3,33 ± 0,90 Ngày mắc NKHHC trung bình 6,40 ± 2,32 2,79 ± 1,71 <0,01 3,61 ± 2,69 Từ kết quả bảng 3.33. cho thấy: - Trẻ dùng Broncho- Vaxom, số đợt mắc bệnh trung bình của NKHHC, NKHH trên cấp, NKHH dưới cấp đều giảm, NKHHC: SCT (3,54 ± 2,38), TCT (12,46 ± 3,60), giảm hơn so với TCT là (8,92 ± 3,97), với p <0,01. - Ngày mắc NKHHC trung bình của trẻ: SCT (2,79 ± 1,71), TCT (6,40 ± 2,32), giảm hơn so với trước can thiệp là (3,61 ± 2,69), với p < 0,01. Bảng 3.36. Tác động của can thiệp đến sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ trước và sau khi dùng Broncho- Vaxom Từ kết quả bảng 3.36. cho thấy: Thời điểm nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu Trước can thiệp (n = 52) Sau can thiệp (n = 52) p Giảm so với trước can thiệp Số đợt sử dụng kháng sinh 4,15 ± 1,22 1,04 ± 0,81 < 0,01 3,12 ± 1,25 Dùng kháng sinh 52 (100 %) 35 (67,3 %) < 0,01 32,7 ( %) 14 Dùng Broncho-Vaxom cho thấy, sử dụng kháng sinh khi trẻ mắc NKHHC đã giảm so với trước khi dùng Broncho-Vaxom, cụ thể: - Đợt sử dụng kháng sinh trung bình của trẻ sau can thiệp (1,04 ± 0,81), trước can thiệp (4,15 ± 1,22), giảm so với trước can thiệp là (3,12 ± 1,25), với p < 0,01. - Tỷ lệ trẻ phải dùng kháng sinh sau can thiệp (67,3 %), trước can thiệp (100 %), giảm so với trước can thiệp là (32,7 %), với p<0,01. ™ Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ sau can thiệp Bảng 3.40. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ Nhóm can thiệp Nhóm chứng Trước can thiệp (1) (n= 654) Sau can thiệp (2) (n= 684) Điều tra lần đầu (3) (n= 498) Điều tra lần cuối (4) (n= 468) Địa điểm nghiên cứu Mức độ mắc bệnh n % n % n % n % p CSHQ ( %) HQ CT ( %) NKHHC chung 276 42,2 166 24,3 230 46,2 214 45,7 p 1 & 2 < 0,01 p 3 & 4> 0,05 p 2 & 4 < 0,01 CT: 42,42 ĐC: 1,08 41,34 NKHH trên cấp 221 33,8 152 22,2 195 39,2 182 38,9 p 1 & 2 < 0,01 p 3 & 4 > 0,05 p 2 & 4 < 0,01 CT: 34,32 ĐC: 0,77 33,55 NKHH dưới cấp 55 8,4 14 2,0 35 7,0 32 6,8 p 1 & 2 < 0,01 p 3 & 4 > 0,05 p 2 & 4 < 0,01 CT: 76,19 ĐC: 2,86 73,33 Từ kết quả bảng 3.40. cho thấy: Sau 2 năm can thiệp, tình trạng NKHHC của trẻ đã được cải thiện rõ rệt: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở nhóm can thiệp giảm từ 42,2 % (TCT) xuống còn 24,3 % (SCT) và ĐC là 45,7 %, với p <0,01. 15 HQCT đạt mức 41,34 %. Như vậy nhờ có can thiệp mà tỷ lệ NKHHC giảm được 41,34 %. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng với giải pháp can thiệp trong nghiên cứu định tính Kết thúc giai đoạn can thiệp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, y tế thôn bản, cán bộ y tế xã, lãnh đạo cộng đồng để: Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng với giải pháp can thiệp được thực hiện tại địa phương, các giải pháp can thiệp được cộng đồng chấp nhận. Từ những hiệu quả thiết thực là: Kiến thức, thực hành của bà mẹ được nâng cao. Đối với trẻ: Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tái phát và mức độ nặng của bệnh, từ đó đã thúc đẩy cộng đồng đón nhận và tích cực tham gia. Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Chợ Mới, Bắc Kạn 4.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp chung Tỷ lệ NKHH trên cấp ở trẻ là 36,1 %, NKHH dưới cấp là 7,8 %, tỷ lệ NKHHC chung ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khu vực này là 43,9 %. Kết quả trên chứng tỏ NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng còn cao. Chợ Mới - Bắc Kạn một huyện miền núi có nhiều khó khăn về kinh tế văn hóa xã hội, tập trung chủ yếu khoảng 80 % dân tộc thiểu số. Đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, bà mẹ thiếu kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn kết quả nghiên cứu của Prietsch S. O. Năm 2008 ở thành phố Rio Grande, miền Nam Brazil, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003) ở Hương Thủy - Thừa thiên Huế. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nizami S. Q ở cộng động vùng ngoại vi thành phố Karachi, Parkistan (2006). 16 * Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm các dân tộc Tại các khu vực chúng tôi nghiên cứu có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Hoa, Sán chí, Sán Dìu, Cao lan, Mường...Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Tỷ lệ NKHH dưới cấp của trẻ em ở các dân tộc rất khác nhau. Trong khi dân tộc Tày (7,0 %) và kinh (6,7 %), Nùng (9,6 %), Dao (9,9 %), và H’Mông (26,3 %). Tỷ lệ NKHH dưới cấp trẻ em người dân tộc H’Mông nhiều hơn trẻ em dân tộc Kinh và trẻ em dân tộc thiểu số khác (p <0,01). Tại sao trẻ em dân tộc H'Mông bị NKHH dưới cấp cao gấp hơn 3 lần có thể hiểu, qua quan sát thực tế và phỏng vấn sâu chúng tôi thấy người H’Mông có phong tục tập quán riêng, họ không bao giờ làm việc và tiếp xúc với các dân tộc khác trên cùng địa bàn, họ sống thành chòm, xóm riêng biệt, chủ yếu làm nương rẫy, bếp đun giữa nhà, chuồng gia súc cạnh nhà, kiến thức nuôi con, tập quán sinh hoạt của các bà mẹ người dân tộc H’Mông kém hơn các bà mẹ người Kinh và người Tày. Do vậy các yếu tố xã hội như kiến thức nuôi con, phong tục tập quán là những vấn đề cần phải quan tâm trong khi tổ chức dự phòng bệnh NKHHC. 4.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp * Kiến thức, thực hành của bà mẹ với NKHH dưới cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành của bà mẹ có liên quan chặt chẽ đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp. Nhóm trẻ là con của bà mẹ có kiến thức kém thì có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cao gấp 3,69 lần so với nhóm trẻ con của bà mẹ có kiến thức trung bình và khá tốt, với p<0,01. Khi phân tích yếu tố thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ với chương trình phòng chống NKHHC cũng cho kết quả tương tự, nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp trẻ nhỏ có liên quan chặt chẽ với thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ. Nhóm trẻ con của bà mẹ có thực hành kém thì có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cao gấp 5,18 lần nhóm trẻ con của bà mẹ có thực hành trung 17 bình, khá và tốt, với p<0,01. Điều này cũng phù hợp với địa điểm chúng tôi nghiên cứu đó là miền núi, vùng cao, giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là dân tộc thiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu, cuộc sống của người dân dựa vào đồng ruộng, nương rẫy là chủ yếu, vì vậy việc tiếp cận với thông tin còn nhiều hạn chế. Vấn đề này cũng được các tác giả đề cập đến. Hàn Trung Điền (2002) nghiên cứu tại Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Chan G. C và cộng sự (2006) ở Malaysia. 4.3. Hiệu quả của can thiệp cộng đồng phòng chống NKHHC ở trẻ em ™ Tác động của can thiệp đối với thay đổi kiến thức, thực hành của bà mẹ Qua hai năm can thiệp, kiến thức, thực hành của bà mẹ đối với NKHHC ở nhóm can thiệp đã có sự cải thiện rõ rệt, mức độ kiến thức của các bà mẹ được trình bày ở bảng 3.23, sau can thiệp các bà mẹ kiến thức kém giảm từ 86,7 % (TCT) xuống còn 6,4 % (SCT). Kiến thức trung bình và kiến thức khá, tốt ở nhóm can thiệp đều tăng lên so với trước can thiệp và so với nhóm chứng. Bà mẹ khi đã có kiến thức thì cần vận dụng vào thực tế để chăm sóc trẻ: Sau can thiệp, thực hành chăm sóc trẻ tại nhà của các bà mẹ thay đổi rõ rệt, thực hành kém ở nhóm can thiệp giảm từ 81,3 % (TCT) xuống còn 14,5 % (SCT), 76,2 % (ĐC) với p < 0,01, HQCT đạt mức 81,38 %. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trong nước và trên thế giới: Hàn Trung Điền (2002), nghiên cứu NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại địa bàn một số xã của các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Simiyu D. E. (2003), nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp ở Kenya. 18 4.3.2. Hiệu quả của can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp 4.3.2.1. Đánh giá tình hình mắc NKHHC qua theo dõi dọc tại hộ gia đình ™ Mật độ mới mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại các xã can thiệp Để đánh giá tình hình mắc mới NKHHC, chúng tôi tiến hành theo dõi dọc trẻ trong hai năm can thiệp bảng 3.29 cho thấy: Đợt mắc mới: Kkhông viêm phổi, ho hoặc cảm lạnh, năm 2008 (3,51 đợt/ năm/trẻ, tương đương với 3510 đợt/1000 năm - trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (5,43 đợt/năm / trẻ, tương đương với 5430/1000 năm - trẻ). Đợt mắc mới: Viêm phổi; viêm phổi nặng năm 2008 (0,31 đợt/năm/trẻ, tương đương với 310 đợt/1000 năm - trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (0,70 đợt/năm / trẻ, tương đương với 700/1000 năm - trẻ). Nội dung can thiệp năm đầu là TT – GDSK và theo dõi điều trị tại chỗ và tại trạm y tế, nặng chuyển tuyến trên; năm thứ hai kết hợp các giải pháp trên với chỉ định nhóm tái phát nhiều lần được sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom). Điều đó đã giúp cho các bà mẹ hiểu được những việc mà họ cần phải làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe, bệnh tật của con họ bằng chính nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ từ bên ngoài. Từ đó các bà mẹ có quyết định thực hiện những hành động thích hợp nhất để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng nói chung và cho trẻ em nói riêng. Tỷ lệ mắc mới năm thứ hai đã giảm hơn năm thứ nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở năm thứ nhất thì cao hơn kết quả nghiên cứu của Ruan I.(2005): Ước lượng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên phạm vi toàn cầu, cho thấy: Tỷ lệ mới mắc các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ. Kết thúc năm thứ hai can thiệp, tỷ lệ mắc mới đợt viêm phổi trong nghiên cứu của chúng tôi so với tác giả Ruan I. Thì xấp xỉ 1/1. Nhưng kết quả của chúng tôi lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Ruan I. khi đánh giá tỷ lệ mắc mới viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước phát triển (0,026 đợt/năm/ trẻ), có lẽ trẻ em ở các nước phát triển, được chăm sóc toàn diện hơn về mọi lĩnh vực 19 như: Kinh tế, văn hóa xã hội và y tế…vì thế tình hình mắc bệnh của trẻ ít hơn ở các nước đang phát triển. Đánh giá hiệu quả và tính an toàn khi dùng Broncho - Vaxom đối với trẻ NKHHC tái phát nhiều lần ở nhóm can thiệp. * Giảm số lần mắc bệnh Từ trong thực tiễn, chúng tôi nhận thấy có một số các cháu nhỏ do đặc điểm như: Trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng, dị tật, suy dinh dưỡng ... nên khả năng đề kháng yếu. Những cháu này dù bố mẹ cố gắng chăm sóc nhưng trẻ vẫn mắc NKHHC nhiều lần. Một trong những điểm chính của nghiên cứu này là nếu sau khi can thiệp với thời gian một năm bằng TT- GDSK mà trẻ vẫn bị mắc NKHHC nhiều lần (≥10 lần NKHHC trên/1 năm hoặc bị ít nhất 3 lần NKHH dưới cấp/1 năm) thì nhóm nghiên cứu cho trẻ sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch Broncho- Vaxom, kết quả cho thấy, khi dùng Broncho- Vaxom cho trẻ thì NKHHC giảm tái phát rõ rệt (bảng 3.33), thể hiện bằng giảm số đợt mắc NKHHC chung sau dùng thuốc còn (3,54 ± 2,38) so với trước khi dùng thuốc là (12,46 ± 3,60), với (p<0,01). Trong đó đợt mắc NKHH trên cấp trung bình sau khi dùng thuốc là (2,56 ± 2,12) so với trước khi dùng thuốc là (8,15±3,71), với (p<0,01). Tương tự như vậy thì số đợt mắc NKHH dưới cấp sau dùng thuốc là (0,98 ± 0,77) so với trước dùng thuốc là (4,31±1,05), với p<0,01. Kết quả nghiên cứu cho thấy Broncho- Vaxom có tác dụng làm giảm tần suất mắc NKHHC. * Giảm sử dụng kháng sinh Theo dõi về sử dụng thuốc kháng sinh, trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.36) cho thấy có 32,7 % trẻ dùng Broncho-Vaxom không phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian một năm theo dõi. Ngược lại trước khi dùng thuốc trẻ nào cũng phải dùng kháng sinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Số đợt phải sử dụng kháng sinh trung bình sau khi dùng thuốc là (1,04 ± 0,81), so với trước khi dùng thuốc là (4,15 ± 1,22), với (p< 0,01). Kết quả nghiên 20 cứu cho thấy, dùng Broncho- Vaxom sẽ giảm việc sử dụng kháng sinh ở các trẻ bị NKHHC tái phát nhiều lần. * Tính an toàn và sự chấp nhận của cộng đồng đối với Broncho – Vaxom. Thuốc an toàn và dung nạp tốt, đó là trong 52 trường hợp sử dụng thuốc Broncho- Vaxom, thì không thấy trường hợp nào có tác dụng không mong muốn. Ngoài hiệu quả về mặt y tế, chúng ta còn thấy hiệu quả về xã hội đó là: Sự chấp nhận của cộng đồng, thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn, thảo luận nhóm các bà mẹ đã cho thấy, sự tiếp cận của các bà mẹ trong thời gian đầu mới triển khai rất khó khăn, do bà mẹ chưa nhận thấy tác dụng của thuốc và ngần ngại khi phải cho trẻ sử dụng thuốc trong thời gian khá dài và nhiều đợt. Tuy vậy sau vài tháng các bà mẹ lại hưởng ứng nhiệt tình. Nhiều trẻ sau sử dụng thuốc đã không mắc NKHHC hoặc số lần tái phát giảm và mức độ mắc bệnh nhẹ. Ngoài lợi ích phòng bệnh cho trẻ, khía cạnh kinh tế và sự thỏa mãn của các gia đình cũng được tính đến khi cho trẻ sử dụng thuốc phòng NKHHC. Họ dự tính một đợt mắc bệnh tổng chi phí cho chăm sóc và điều trị ước tính khoảng từ hai trăm ngàn đến hai triệu đồng bao gồm chi phí đi lại, chăm sóc, công lao động của người chăm sóc, chi phí mua thuốc... Chính vì sự tính toán khá toàn diện cả về mặt sức khỏe, chi phí và sự hài lòng nên người dân hưởng ứng việc cho trẻ sử dụng thuốc phòng ngay cả khi họ phải tự chi trả tiền mua thuốc với mức hai trăm năm mươi ngàn đồng vào thời điểm đó. Điều này hoàn toàn trái ngược với giả thiết của nhóm nghiên cứu và cán bộ y tế địa phương trước khi tiến hành can thiệp: “chi phí mua thuốc tăng cường miễn dịch cao sẽ là rào cản đối với người dân sống ở khu vực miền núi, vùng cao có điều kiện kinh tế khó khăn và lạc hậu”. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét trong các nghiên cứu gần đây về hiệu quả và tính an toàn của Broncho- Vaxom trong dự phòng NKHHC ở trẻ em của 21 Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thị Hoàn và cộng sự (2007), Phạm Thu Hiền, Đào Minh Tuấn (2010), Zielnik-Jurkiewicz B (2005). 4.3.2.2. Tác động của can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ tại cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở nhóm can thiệp và đối chứng trong cả hai giai đoạn trước và sau can thiệp, tỷ lệ trẻ mắc NKHHC có sự khác biệt rõ rệt được thể hiện trong bảng 3.40 cho thấy, NKHHC ở nhóm can thiệp giảm từ 42,2 % (TCT) xuống còn 24,3 % (SCT), 45,7 % (ĐC) với p<0,01, HQCT đạt mức 41,34 %. Với kết quả nghiên cứu, chúng tôi có nhận định ban đầu là các giải pháp can thiệp tại cộng đồng có tác động đến tình hình mắc NKHHC của trẻ, chúng tôi đã tiến hành can thiệp bằng TT- GDSK trong thời gian 2 năm và kết hợp cho trẻ uống thuốc tăng cường miễn dịch vào năm thứ hai, đồng thời đánh giá tác động bằng theo dõi dọc về mắc NKHHC của trẻ trong suốt thời gian đó. Có lẽ với việc thực hiện các giải pháp liên tục và duy trì tại cộng đồng như vậy, đã có tác động đến giảm mắc bệnh ở trẻ. Điều này cũng phù hợp với thông tin thu được từ việc phỏng vấn các bà mẹ đó là: Con của họ được chăm sóc tốt hơn, ít mắc bệnh hơn và mức độ nặng của bệnh cũng giảm đi. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng khảng định rõ điều này: Nghiên cứu của Vitolo M. R. ở Brazil (2008), Khin Myat Tun, Han Win (2005). 4.3.2.3.. Sự chấp nhận của cộng đồng với biện pháp can thiệp phòng chống NKHHC tại địa điểm nghiên cứu Kết thúc giai đoạn can thiệp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, y tế thôn bản, cán bộ y tế xã, lãnh đạo cộng đồng để: Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng với biện pháp can thiệp được thực hiện tại địa phương, kết quả thu được như sau: Các biện pháp can thiệp phòng chống NKHHC cho trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn được cộng đồng chấp nhận. Qua 22 phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm chúng tôi nhận được sự đồng thuận của cán bộ lãnh đạo cộng đồng, của cán bộ y tế xã, của chính người dân nơi đây và đặc biệt là sự chấp nhận của các bà mẹ nuôi con nhỏ. Họ cho rằng khi tham gia vào chương trình, đã nhận được những hiệu quả thiết thực là kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ được nâng cao. Đối với trẻ: Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tái phát và mức độ nặng của bệnh. Điều đó đã thúc đẩy cộng đồng đón nhận và tích cực tham gia. Sự chấp nhận của cộng đồng với mô hình can thiệp phòng chống bệnh NKHHC cho trẻ thể hiện ở sự tự nguyện tham gia và sự chuyển giao công nghệ của đề tài cho địa phương, đó chính là tính bền vững của biện pháp can thiệp. KẾT LUẬN 1. Một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu trước can thiệp. - Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ trước thời điểm can thiệp còn cao chiếm 43,9 %, nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp (36,1 % ), nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp (7,8 %). - Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ dân tộc H’Mông (26,3 %) cao hơn trẻ em dân tộc kinh (6,7 %) và cũng cao hơn trẻ em dân tộc Tày (7,0 %). Với p< 0,01. 2. Yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp Có nhiều yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp của trẻ ở khu vực miền núi như: Tiêm chủng không đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch (OR hiệu chỉnh:10,8). Thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ kém (OR hiệu chỉnh: 4,61). Cai sữa sớm dưới 12 tháng (OR hiệu chỉnh: 4,39). Mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ (OR hiệu chỉnh: 3,38). Gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà, gần trẻ ( OR hiệu chỉnh: 3,29). Chuồng gia súc gần nhà (OR hiệu chỉnh: 2,0). 23 Tình trạng nhà ẩm thấp (OR hiệu chỉnh:1,85). Bếp đun trong nhà (OR hiệu chỉnh: 1,75). 3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại cộng đồng. * Kiến thức, thực hành của bà mẹ tốt lên sau can thiệp: - Kiến thức kém của bà mẹ ở nhóm can thiệp giảm từ 86,7 % (trước can thiệp) xuống còn 6,4 % (sau can thiệp), 77,6 % (đối chứng). Hiệu quả can thiệp đạt mức 86,67 %, với p < 0,01. - Thực hành kém ở nhóm can thiệp giảm từ 81,3 % (trước can thiệp) xuống còn 14,5 % (sau can thiệp), 76,2 % (đối chứng) với p <0,01. Hiệu quả can thiệp đạt mức 81,38 với p< 0,01. * Sử dụng dịch vụ y tế hợp lý hơn và tỷ lệ mắc bệnh giảm: - Số đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp trung bình đến trạm ở các xã can thiệp (0,67 ± 0,26) nhiều hơn so với các xã chứng (0,39 ± 0,35), với p < 0,01. - Tỷ lệ dùng kháng sinh ở các xã can thiệp (64,6 %) thấp hơn so với các xã chứng (89,6 %), với p< 0,01. Hướng dẫn điều trị tại nhà của các xã can thiệp (92,9 %) cao hơn so với các xã chứng (74,2 %), với p < 0,01. - Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở các xã can thiệp giảm từ 42,2 % (trước can thiệp) xuống còn 24,3 % (sau can thiệp), 45,7 % (đối chứng), với p < 0,01. Hiệu quả can thiệp đạt mức 41,34 %. * Mật độ mới mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong thời gian can thiệp: - Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh giảm sau can thiệp + Mật độ đợt mới mắc: Năm 2008 (3,51 đợt/ năm /trẻ, tương đương với 3510 đợt/1000 năm – trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (5,43 đợt/năm/trẻ, tương đương với 5430/1000 năm – trẻ). Chỉ số hiệu quả đạt mức 35,36 %. - Viêm phổi; viêm phổi nặng giảm sau can thiệp + Mật độ đợt mới mắc: Năm 2008 (0,31 đợt/ năm /trẻ, tương đương với 310 đợt/1000 năm – trẻ) thấp hơn so với năm 2007 (0,70 24 đợt/năm/trẻ, tương đương với 700/1000 năm – trẻ). Chỉ số hiệu quả đạt mức 55,71 %. * Kết quả theo dõi trẻ uống thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom) tốt hơn so với trước khi uống thuốc. - Số đợt mắc bệnh trung bình nhiễm khuẩn hô hấp cấp: Sau can thiệp (3,54 ± 2,38), trước can thiệp (12,46 ± 3,60), giảm so với trước can thiệp là (8,92 ± 3,97), với p <0,01. - Đợt sử dụng kháng sinh trung bình của trẻ sau dùng thuốc là (1,04 ± 0,81), giảm rõ rệt so với trước dùng thuốc (4,15 ± 1,22), với p < 0,01. - Tỷ lệ trẻ phải dùng kháng sinh sau dùng Broncho-Vaxom (67,3 %), trước dùng Broncho-Vaxom (100 %), giảm so với trước dùng thuốc là 32,7 %), với p<0,01. KHUYẾN NGHỊ 1. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã và các ban ngành, phối hợp với trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản tăng cường truyền thông - Giáo dục sức khỏe bằng các hình thức, nội dung phù hợp với người dân cộng đồng miền núi, vùng cao, dân tộc thiểu số. Huy động cộng đồng tham gia vào phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói riêng, cải thiện điều kiện vệ sinh nhà ở phù hợp với nguồn lực của gia đình và địa phương để giảm thiểu các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ. Phối hợp tốt giữa gia đình, y tế và lãnh đạo cộng đồng các cấp trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cộng đồng. 2. Sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom) cho nhóm trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp tái phát nhiều lần tại cộng đồng bằng xã hội hóa. 3. Mô hình can thiệp có hiệu quả tốt ở cộng đồng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao. Cần được nhân rộng sang các địa bàn khác tương tự nhằm tăng cường sự hưởng lợi của cộng đồng. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Đà CÔNG BỐ, CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đàm Thị Tuyết, Nguyễn Thành Trung (2009), "Sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, 40(680), tr. 50 - 55. 2. Đàm Thị Tuyết, Mai Anh Tuấn, Nguyễn Thành Trung (2010), "Tác động của truyền thông giáo dục sức khoẻ đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, 2(705), tr.79 - 83. 3. Đàm Thị Tuyết, Nguyễn Thành Trung, Trương Việt Dũng (2010), "Hiệu quả và tính an toàn của Broncho-Vaxom trong dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, 8(730), tr. 31 - 34.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-tom_tat_tieng_viet_ncs_dam_thi_tuyet_10_2010_0375.pdf
Luận văn liên quan