Trong sản xuất củ giống hoa lily Belladonna bằng biện pháp giâm vảy tại Mộc
Châu (Sơn La) nên áp dụng các kết quả nghiên cứu trên, đồng thời tiếp tục nghiên
cứu thử nghiệm nhân giống ở các vùng sinh thái khác như SaPa (Lào Cai), Mẫu Sơn
(Lạng Sơn). để có cơ sở sản xuất củ giống lily bằng giâm vảy củ trong điều kiện
miền Bắc Việt Nam.
27 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến khả năng nhân giống bằng vảy củ hoa lily Belladonna tại miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lan, đã xử lý lạnh, mầm dài 1 - 2 cm. Giống có đặc điểm chiều cao cây từ 85 -
100cm, có 3 - 5 hoa, hoa màu vàng, thời gian sinh trưởng ở các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng và Đông Bắc bộ là 75 - 85 ngày, vùng núi phía Bắc 90 - 95 ngày.
- Vảy củ tầng trong (lấy từ ngoài vào lớp vảy thứ 2) và vảy củ tầng ngoài (lấy 2
lớp vảy tiếp theo sau 2 lớp vảy ngoài), mỗi củ lấy 5 vảy.
- Các loại giá thể: xơ dừa, mùn cưa, trấu hun, đất
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố đến sự hình thành củ nhỏ từ
giâm vảy củ hoa lily Belladonna
- Ảnh hưởng của kích thước củ mẹ đến sự hình thành củ nhỏ
- Ảnh hưởng của giá thể và thời vụ giâm vảy đến sự hình thành củ nhỏ
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp và mật độ trồng đến sự
hình thành củ nhỡ từ củ nhỏ
- Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp đến sự nảy mầm, sự biến đổi tinh bột và
đường của củ nhỏ.
- Ảnh hưởng của mật độ trồng củ nhỏ đến sự sinh trưởng và chất lượng củ nhỡ
thu hoạch.
6
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sự
hình thành củ thƣơng phẩm từ củ nhỡ
Ảnh hưởng của mật độ trồng củ nhỡ, thời điểm ngắt nụ và vùng sinh thái đến
sự hình thành và phát triển củ lily thương phẩm.
3.2.4. Đánh giá chất lƣợng củ giống thƣơng phẩm, khả năng sinh trƣởng, phát
triển và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất giống Belladonna bằng giâm vảy củ
tại miền Bắc Việt Nam
- Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt độ thấp củ giống đến sự nảy
mầm và biến đổi chất dự trữ trong củ giống thương phẩm
- Đánh giá chất lượng củ giống thương phẩm, khả năng sinh trưởng, phát triển
của củ giống sản xuất trong nước (giâm vảy củ).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất củ giống hoa lily Belladonna
bằng phương pháp giâm vảy ở Việt Nam.
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
3.3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự hình thành củ nhỏ từ
giâm vảy củ hoa lily Belladonna
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của kích thước củ mẹ dùng để tách vảy đến sự
hình thành củ nhỏ
CT1: Củ có chu vi 16/18cm; CT2: Củ có chu vi 18/20cm; CT3: Củ có chu vi
20/22cm.
* Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm:
- Thời gian tháng 8/2011 đến tháng 12/2013, giâm vảy vào vụ Thu
(15/8/2011). Địa điểm thí nghiệm trong nhà lưới tại Mộc Châu, Sơn La.
- Củ giống nhập khẩu của Hà lan, đã được phá ngủ, chu vi củ 20/22 cm.
- Giá thể giâm là xơ dừa. Sử dụng phân bón Plant - Soul (20 : 20 : 20 + TE) tỷ
lệ 1/1000, định kỳ 7 - 10 ngày phun vào lá, định kỳ 7 - 10 ngày/1 lần. Chăm sóc đến
khi lá bắt đầu héo khô, chuẩn bị tiến hành thu củ.
- Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại 450 vảy (tương ứng 3 khay giâm).
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của giá thể giâm vảy đến sự hình thành củ nhỏ
CT1: 100% đất (Đ/C); CT2: 100% xơ dừa; CT3: Đất : xơ dừa : trấu hun
(1:1:1); CT4: Đất : mùn cưa : trấu hun (1:1:1); CT5: Đất : bã nấm : trấu hun (1:1:1);
CT6: Lớp đất : lớp xơ dừa : lớp đất (dưới cùng là lớp đất 10 cm, tiếp theo là lớp xơ
dừa dày khoảng 3 cm để giâm vảy, trên cùng là lớp đất dày khoảng 2cm)
* Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm: tương tự thí nghiệm 1.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời vụ giâm vảy đến sự hình thành củ nhỏ
CT1: 15/08/2011 (vụ Thu); CT2: 15/11/2011 (vụ Đông); CT3: 15/02/2012 (vụ
Xuân); CT4: 15/05/2012 (vụ Hè)
Thí nghiệm được bố trí tương tự thí nghiệm 1 nhưng giâm vảy ở các thời vụ
khác nhau, và giâm vảy trên giá thể chia thành 3 lớp: dưới cùng là lớp đất 10 cm, tiếp
theo là lớp xơ dừa dày khoảng 3 cm để giâm vảy, trên cùng là lớp đất dày khoảng
2cm.
7
3.3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp và mật độ trồng đến sự
hình thành củ nhỡ từ củ nhỏ
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức nhiệt độ thấp xử lý cho củ nhỏ đến
sự nảy mầm giống lily Belladonna
CT1: Không xử lý (Đ/C); CT2: Nhiệt độ 20C; CT3: Nhiệt độ 50C; CT4: Nhiệt độ 80C
Thí nghiệm bố trí tuần tự không nhắc lại trong 3 kho lạnh có nhiệt độ khác
nhau, công thức đối chứng để ở nhiệt độ thường. Thời gian xử lý ngày 15/7/2012
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến sự mọc
mầm, khả năng sinh trưởng, hàm lượng tinh bột và đường của củ nhỏ
+ CT1: Không xử lý (đưa vào khay 15/7/2012)
+ CT2: Xử lý 10 ngày (đưa vào xử lý 5/9/2012)
+ CT3: Xử lý 20 ngày (đưa vào xử lý 25/8/2012)
+ CT4: Xử lý 30 ngày (đưa vào xử lý 15/8/2012)
+ CT5: Xử lý 40 ngày (đưa vào xử lý 5/8/2012)
+ CT6: Xử lý 50 ngày (đưa vào xử lý 25/7/2012)
+ CT7: Xử lý 60 ngày (đưa vào xử lý 15/7/2012)
- Thời gian đưa củ nhỏ ra trồng ngày 15/9/2012
- Bố trí thí nghiệm tuần tự không nhắc lại. Bố trí xử lý trong 1 kho lạnh có
nhiệt độ 50C, độ ẩm 60 – 70%. Công thức đối chứng để ở nhiệt độ thường trong nhà.
Mỗi công thức 3 khay củ giống, mỗi khay 800 củ.
* Các thí nghiệm 4, 5 tiến hành tại Gia Lâm (Hà Nội). Củ giống được đựng
trong khay nhựa, cứ 1 lớp củ lại phủ 1 lớp xơ dừa dày khoảng 3 cm, độ ẩm giá thể 60
- 70%. Kích thước củ nhỏ đưa vào xử lý có chu vi 5 cm. Một khay để 800 củ. Củ
giống sau khi xử lý được trồng tại Mộc Châu, duy trì độ ẩm đất 80 - 85%, tưới và
phun phân bón Plant - Soul (20 : 20 : 20 + TE) tỷ lệ 1/900, định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần.
Chăm sóc đến khi lá bắt đầu héo khô, chuẩn bị tiến hành thu củ.
Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của mật độ trồng củ nhỏ đến sự hình thành củ nhỡ
CT1: Mật độ 120 củ/m2 (9,1 x 9,1 cm); CT2: Mật độ 100 củ/m2 (10 x 10 cm)
CT3: Mật độ 80 củ/m2 (11 x 11 cm); CT4: Mật độ 60 củ/m2 (12,8 x 12,8 cm)
Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại
3m
2
. Tiến hành trồng trên đất đồi tại Mộc Châu, củ nhỏ có chu vi 5 cm, củ đã xử lý
phá ngủ 49 ngày ở nhiệt độ 20C. Duy trì độ ẩm đất 80 - 85%, tưới và phun phân bón
Plant - Soul (20 - 20 - 20 + TE), tỷ lệ 1/800, định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần. Thời gian trồng
ngày 15/9/2012.
3.3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sự
hình thành củ thương phẩm từ củ nhỡ
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của mật độ trồng củ nhỡ đến sự hình thành củ
thương phẩm
CT1: Mật độ 100 củ/m2 (10 x 10 cm); CT2: Mật độ 80 củ/m2 (11 x 11 cm)
CT3: Mật độ 60 củ/m2 (12,8 x 12,8 cm); CT4: Mật độ 40 củ/m2 (15,8 x 15,8 cm)
Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại
3m
2
. Tiến hành trồng trên đất đồi tại Mộc Châu, củ nhỡ có chu vi 12,5 cm, củ đã xử
lý phá ngủ 49 ngày ở nhiệt độ 20C. Duy trì độ ẩm đất 80 - 85%, tưới và phun phân
bón Plant - Soul (20 - 20 - 20 + TE), tỷ lệ 1/800, định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần. Thời gian
trồng ngày 1/3/2013.
8
Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của vùng sinh thái đến sự hình thành và phát
triển củ lily thương phẩm được trồng từ củ nhỡ nhân bằng phương pháp giâm vảy
CT1: Trồng tại Gia Lâm - Hà Nội; CT2: Trồng tại Mộc Châu - Sơn La
Thí nghiệm bố trí tuần tự không nhắc lại. Số lượng mẫu mỗi địa điểm trồng là
500 củ, tương đương diện tích trồng 8,3m2 (100 chậu, 12 chậu/1m2)
Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của thời điểm ngắt nụ tới sự sinh trưởng, biến đổi
hàm lượng tinh bột và đường của củ giống lily thương phẩm
CT1: Không ngắt nụ (Đ/C); CT2: Ngắt nụ khi nụ dài 1 - 2 cm
CT3: Ngắt nụ khi nụ dài >2 - 4 cm; CT4: Ngắt nụ khi nụ dài >4 - 6 cm
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lặp lại, mỗi lần
lặp lại 100 củ (20 chậu, diện tích ô thí nghiệm 1,6m2).
* Thí nghiệm 8 và 9, trồng củ đã được xử lý ở 20C trong 49 ngày, chu vi củ
giống 12,5 cm, khối lượng tươi 25,5 g. Củ giống được trồng vào chậu nhựa, mỗi chậu
trồng 5 củ, có giá thể 1/3 đất + 1/3 xơ dừa + 1/3 mùn cưa, để trong nhà lưới, duy trì
độ ẩm giá thể 80 - 85%, bón phân Plant - Soul (20 : 20 : 20 + TE), tỷ lệ 1/800, tưới
vào gốc và phun vào cây, định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần. Thời gian trồng ngày 1/3/2013.
3.3.1.4. Đánh giá chất lượng củ giống thương phẩm, khả năng sinh trưởng, phát
triển và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất giống Belladonna bằng giâm vảy củ tại
miền Bắc Việt Nam.
* Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp củ giống đến sự sinh trưởng, phát triển và
biến đổi chất dự trữ trong củ
Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp đến sự sinh trưởng, phát
triển và biến đổi chất dự trữ của củ giống lily thương phẩm
CT1: Không xử lý (Đ/C); CT2: Nhiệt độ 20C; CT3: Nhiệt độ 50C; CT4: Nhiệt độ 80C
- Thí nghiệm bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi công thức 3 khay củ giống có
chu vi 21,5 cm, trong 3 kho lạnh có nhiệt độ khác nhau, công thức đối chứng để ở
nhiệt độ thường trong nhà. Thời điểm đưa vào xử lý 10/10/2013. Địa điểm Gia Lâm.
- Củ giống được đựng trong khay nhựa và phủ xơ dừa, một khay để 125 củ. Củ
sau xử lý được trồng tại Mộc Châu.
* Đánh giá chất lượng củ giống, khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa của
giống lily Belladonna được trồng từ củ giống sản xuất trong nước.
Thí nghiệm 11: Đánh giá chất lượng củ giống thương phẩm, khả năng sinh
trưởng và ra hoa của củ giống sản xuất trong nước bằng phương pháp giâm vảy củ
CT1: Trồng từ củ sản xuất trong nước; CT2: Trồng từ củ nhập của Hà Lan
- Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại 100m2, 20 cây/m2. Chu vi củ khi trồng 21,5 cm.
- Thời gian trồng ngày 30/11/2013 tại Mộc Châu và Gia Lâm.
* Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất củ giống hoa lily Belladonna
bằng phương pháp giâm vảy ở Việt Nam: So sánh giá thành sản xuất củ giống sản xuất
trong nước bằng phương pháp giâm vảy với củ giống nhập khẩu của Hà Lan vào thời
điểm tháng 11 năm 2013.
9
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp xác định
- Chỉ tiêu về củ và vảy củ: Số vảy sống, số vảy hỏng, tỷ lệ vảy sống, tổng số củ
tạo thành, tổng số củ nhỏ, chiều ngang vảy, chiều dày vảy, chu vi củ, khối lượng củ...
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển: tỷ lệ củ mọc mầm, thời gian mọc
mầm, sinh trưởng, diện tích lá, chỉ số diện tích lá, chiều cao cây, đường kính thân, số
nụ hoa, kích thước nụ, độ bền hoa...
- Các chỉ tiêu hóa sinh: hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường hòa tan tổng số
và đường saccharose
- Các chỉ tiêu về năng suất: hệ số nhân giống củ nhỏ, hệ số nhân giống củ
thương phẩm...
- Tính hiệu quả kinh tế: giá thành củ giống thương phẩm so sánh với củ giống
nhập nội của Hà Lan.
Các chỉ tiêu đều được xác định theo các phương pháp hiện hành của các phòng
thí nghiệm về sinh lý thực vật, hóa sinh thực vật và sản xuất hoa.
3.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các tham số thống kê cơ bản như hệ số biến động (CV%), giá trị sai khác nhỏ
nhất có ý nghĩa (LSD0.05) và phân tích phương sai (ANOVA) kết quả thí nghiệm
nghiên cứu được tính toán bằng phần mềm IRRISTAT 5.0. Đồ thị được vẽ theo
chương trình Microsoft Excel 5.0 trên máy vi tính.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH CỦ NHỎ TỪ GIÂM VẢY CỦ HOA LILY BELLADONNA
4.1.1. Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy đến sự hình thành củ nhỏ
- Ảnh hưởng của kích thước củ mẹ dùng để tách vảy đến chất lượng vảy giâm
Kích thước củ giống khác nhau thì chất lượng vảy của chúng cũng hoàn toàn
khác nhau, củ có chu vi lớn cho chiều rộng, chiều cao và độ dày của vảy càng lớn
(bảng 4.1).
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy
đến chất lƣợng vảy giâm tại Mộc Châu năm 2011
Chu vi củ
(cm)
KT chiều
rộng vảy (cm)
KT chiều
cao vảy (cm)
Độ dày
vảy (cm)
Tiết diện đế
vảy (cm2)
Củ 16/18 2,85 2,72 0,12 0,27
Củ 18/20 3,18 2,84 0,15 0,42
Củ 20/22 3,44 3,05 0,18 0,56
CV% 6,30 5,2 8,5 4,8
LSD0,05 0,39 0,29 0,035 0,039
Về tiết diện đế vảy, đây là một trong những nhân tố quyết định hệ số nhân củ
nhỏ, tiết diện này càng lớn thì số lượng củ nhỏ sinh ra càng nhiều.
- Ảnh hưởng của kích thước củ mẹ dùng để tách vảy đến sự hình thành callus
và hình thành củ nhỏ
Thời gian từ giâm đến hình thành callus của vảy ở các kích cỡ củ không giống
nhau: vảy của củ có chu vi nhỏ 16/18 cm có thời gian hình thành callus muộn nhất với
thời gian là 19 ngày, vảy của củ có chu vi 20/22 cm hình thành callus sớm nhất với thời
gian chỉ là 14 ngày (bảng 4.2).
10
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy
đến sự hình thành callus và hình thành củ nhỏ tại Mộc Châu năm 2011
Chu vi củ
(cm)
Thời gian từ giâm đến
hình thành callus (ngày)
Thời gian từ giâm đến
hình thành củ nhỏ (ngày)
Tỷ lệ vảy hình
thành củ nhỏ (%)
Củ 16/18 19 ± 1,24 32 ± 2,15 93,5
Củ 18/20 16 ± 0,97 29 ± 1,17 94,8
Củ 20/22 14 ± 0,71 27 ± 1,05 94,4
Tỷ lệ vảy hình thành củ nhỏ đều đạt cao (từ 93,5% - 94,8%) ở các củ có chu vi
củ khác nhau. Như vậy, kích thước vảy củ lily khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ
vảy hình thành củ nhỏ mà chỉ ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện củ.
- Ảnh hưởng của kích thước củ mẹ dùng để tách vảy đến sự hình thành và sinh
trưởng lá của củ nhỏ (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ dùng để tách vảy
đến sự phát sinh và sinh trƣởng của lá củ nhỏ tại Mộc Châu năm 2011
Chu vi củ
(cm)
Thời gian từ
giâm đến ra lá
(ngày)
Số lá/củ
nhỏ (lá)
Kích thước lá tối đa (cm) Thời gian tồn
tại của lá
(ngày)
Chiều dài lá Chiều rộng lá
Củ 16/18 42 1,4 12,3 1,8 154
Củ 18/20 40 1,6 12,5 2,0 157
Củ 20/22 37 1,7 13,2 2,3 162
CV% 10,2 9,5 7,4
LSD0.05 0,31 0,42 0,29
Kích thước củ mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và sinh trưởng lá của
củ nhỏ, củ giống càng to cho vảy giâm lớn thì bộ lá cũng hình thành sớm, kích thước
lá to, thời gian tồn tại lâu hơn so với bộ lá ở công thức sử dụng kích cỡ củ nhỏ hơn
(bảng 4.3). Điều này sẽ tạo lợi thế cho sự hình thành và sinh trưởng củ nhỏ.
- Ảnh hưởng của kích thước củ mẹ đến năng suất và chất lượng củ nhỏ (bảng 4.4).
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của kích thƣớc củ mẹ đến năng suất chất lƣợng
củ nhỏ (sau giâm 200 ngày) tại Mộc Châu năm 2011
Chu vi củ
(cm)
Số củ tạo
thành/1 vảy
(củ)
Chu vi
củ (cm)
Số rễ
TB/củ (rễ)
Số vảy
TB/củ
(vảy)
Hệ số nhân
giống (số củ
nhỏ/củ mẹ)
Củ 16/18 3,6 3,13 2,8 3,3 16,5
Củ 18/20 4,3 3,46 3,2 4,2 20,5
Củ 20/22 5,2 3,78 3,6 4,8 24,0
CV% 3,5 1,7 1,3 6,3 7,2
LSD0.05 0,3 0,12 0,18 0,52 2,94
Năng suất củ nhỏ thể hiện ở các chỉ tiêu số củ nhỏ/vẩy và hệ số nhân giống. Ở
cả hai chỉ tiêu theo dõi này, công thức 3 với củ có chu vi 20/22 cm luôn cho kết quả
cao hơn so với các công thức khác có chu vi củ nhỏ hơn ở mức có ý nghĩa thống kê.
Chất lượng củ nhỏ thu được thể hiện ở các chỉ tiêu chu vi củ, vẩy củ, rễ củ,
các chỉ tiêu này tuân theo quy luật là củ nhỏ được nhân từ vẩy của củ có chu vi lớn cho
chất lượng cao hơn so với củ nhỏ được nhân ra từ vẩy của củ có chu vi nhỏ (bảng 4.4).
Như vậy, để tăng năng suất và chất lượng củ nhỏ nhân ra nên sử dụng các loại
củ giống có kích thước củ lớn để lấy vẩy giâm.
11
4.1.2. Ảnh hƣởng của giá thể giâm vảy đến sự hình thành củ nhỏ
- Ảnh hưởng của giá thể đến sự phát sinh hình thái của vảy sau giâm (bảng 4.5).
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của giá thể giâm vảy đến sự phát sinh hình thái
ban đầu và chất lƣợng của vảy sau giâm tại Mộc Châu năm 2011
Giá thể Thời gian từ khi giâm vảy
đến(ngày)
Tỷ lệ vảy
hình thành
củ nhỏ
(%)
Tỷ lệ vảy
không hình
thành củ nhỏ
(%)
Hình thành
callus
Hình thành
củ nhỏ
Vảy bị
phân hủy
Đ (Đ/C) 25 ± 1,13 43 ± 2,15 155 ± 3,21 85,4 14,6
XD 15 ± 1,24 27 ± 1,36 150 ± 2,11 95,6 4,4
Đ : XD : TH 18 ± 0,75 35 ± 1,81 169 ± 2,45 92,5 7,5
Đ : MC : TH 20 ± 1,17 38 ± 2,07 166 ± 3,13 91,0 9,0
Đ : BN : TH 27 ± 2,11 45 ± 2,01 135 ± 2,18 82,2 17,8
Đ : XD : Đ 15 ± 1,07 27 ± 1,73 170 ± 2,15 95,2 4,8
Ghi chú: Đ (đất), XD (xơ dừa), TH (trấu hun), MC (mùn cưa), BN (bã nấm)
Giá thể giâm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hình thành callus của vảy
giâm, giá thể có độ tơi xốp là 100% xơ dừa và đất + xơ dừa giúp vảy hình thành
callus nhanh hơn và thời gian hình thành củ nhỏ nhanh nhất là 27 ngày (bảng 4.5).
Bên cạnh đó giá thể càng có độ tơi xốp cao thì thời gian tồn tại của vảy càng lâu, tỷ lệ
vảy hình thành củ nhỏ càng cao.
- Ảnh hưởng của giá thể giâm đến năng suất và chất lượng củ nhỏ thu hoạch
(bảng 4.6).
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của giá thể giâm vảy đến năng suất
và chất lƣợng củ nhỏ thu hoạch (sau giâm 200 ngày) tại Mộc Châu năm 2011
Giá thể Số củ
nhỏ/vảy
(củ)
Chu vi
củ nhỏ
(cm)
Số rễ
TB/củ
nhỏ (rễ)
Số vảy
TB/củ
nhỏ (vảy)
Tỷ lệ củ
thối hỏng
đế củ (%)
Hệ số nhân
giống (số củ
nhỏ/củ mẹ)
Đ (Đ/C) 3,2 4,6 5,3 5,7 9,0 14,5
XD 4,9 3,8 3,9 4,4 14,5 22,5
Đ : XD : TH 4,3 4,5 4,8 6,2 9,2 20,5
Đ : MC : TH 4,5 4,4 4,7 6,0 9,3 21,0
Đ : BN : TH 3,9 4,1 4,2 4,7 17,4 15,5
Đ : XD : Đ 5,0 5,3 6,2 6,6 9,6 24,5
CV% 4,3 2,6 2,7 3,0 5,2
LSD0.05 0,33 0,20 0,23 0,30 1,81
Công thức 6 có giá thể đất : xơ dừa dải theo lớp cho chất lượng củ nhỏ cũng
như hệ số nhân giống đạt cao nhất. Giá thể ở đây không có ý nghĩa về cung cấp dinh
dưỡng nhưng có vai trò quan trọng trong việc tạo thành khoảng cung cấp oxy và đủ
độ ẩm cho sự hình thành và sinh trưởng của củ nhỏ. Ở công thức 6 vảy củ tiếp xúc
trực tiếp với lớp xơ dừa và trên xơ dừa là lớp đất nên vừa đảm bảo cung cấp đủ oxy
và giữ được độ ẩm tối ưu cho sự hình thành và phát triển củ nhỏ, công thức này cho
sự hình thành và sinh trưởng củ nhỏ thuận lợi nhất (bảng 4.6).
12
4.1.3. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm vảy đến sự hình thành củ nhỏ
- Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến sự hình thành và phát sinh hình thái ban đầu
của vảy giâm.
Điều kiện ngoại cảnh mà quan trọng nhất là nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự
hình thành củ nhỏ. Theo mùa thì nhiệt độ thay đổi, ảnh hưởng đến sự tồn tại của vảy
củ. Nhiệt độ càng thấp thì tồn tại vảy củ càng lâu, tạo điều kiện cho sự hình thành củ
nhỏ, nên tỷ lệ số vảy hình thành của củ càng lớn. Do vậy vụ Thu và vụ Đông là thời
vụ thuận lợi nhất cho sự giâm vảy củ.
- Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến chất lượng củ nhỏ khi thu hoạch (bảng 4.7).
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm vảy đến thời gian thu hoạch,
hệ số nhân và chất lƣợng củ nhỏ thu hoạch tại Mộc Châu
Thời vụ
giâm vảy
Thời gian
thu hoạch
(ngày)
Chu vi
củ nhỏ
(cm)
Số rễ
TB/củ
nhỏ (rễ)
Số vảy
TB/củ
nhỏ (vảy)
Tỷ lệ củ
thối hỏng
đế (%)
Hệ số nhân
giống (số củ
nhỏ/củ mẹ)
15/08/2011
(vụ Thu)
185 5,1 5,9 6,0 9,8 24,0
15/11/2011
(vụ Đông)
200 5,2 5,8 6,2 9,6 24,4
15/02/2012
(vụ Xuân)
146 4,3 4,3 4,8 28,3 16,0
15/05/2012
(vụ Hè)
112 4,1 3,8 4,5 35,7 14,5
Thời vụ có nhiệt độ trung bình càng cao thì thời gian từ khi giâm vảy đến thu
hoạch củ càng ngắn và thời vụ nào có nhiệt độ càng thấp thì cho chất lượng củ giống
thu được càng cao (bảng 4.7). Cụ thể vụ Thu và vụ Đông cho các chỉ tiêu về củ giống
đạt cao nhất: số rễ đạt 5,8 - 5,9 rễ/củ, số vảy đạt 6,0 - 6,2 vảy/củ, chu vi củ nhỏ đạt
5,1 - 5,2 cm, tỷ lệ củ bị thối hỏng đế thấp 9,6 - 9,8%. Bên cạnh đó thời vụ Thu và vụ
Đông cho hệ số nhân giống đạt cao nhất 24,0 - 24,4 củ nhỏ/củ mẹ, hai thời vụ còn lại
là vụ Xuân và vụ Hè cho hệ số nhân giống thấp nhất chỉ đạt 14,5 - 16,0 củ nhỏ/củ mẹ.
4.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA XỬ LÝ NHIỆT ĐỘ THẤP VÀ MẬT
ĐỘ TRỒNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CỦ NHỠ TỪ CỦ NHỎ
Các củ nhỏ sau khi thu hoạch sẽ trải qua một thời kỳ ngủ nghỉ sâu. Biện pháp
phá ngủ hiệu quả nhất đối với củ họ liliaceae là xử lý bằng nhiệt độ thấp (xử lý xuân
hóa) (Rakhimbace et al., 1978; Chu Tứ Dịch và cs., 1998).
4.2.1. Ảnh hƣởng của các mức nhiệt độ thấp xử lý cho củ nhỏ đến sự nảy mầm
giống lily Belladonna
- Sự sinh trưởng của mầm khi củ được phá ngủ bằng xử lý nhiệt độ thấp
Trong thời gian xử lý nhiệt độ thấp mầm sinh trưởng không ngừng, càng ngày
mầm càng dài. Lúc đầu mầm chỉ dài 0,21 - 0,22 cm, sau 56 ngày dài ra thêm 1 - 1,3
cm, ở các nhiệt độ khác nhau tốc độ vươn dài của mầm khác nhau. Tốc độ vươn dài
của mầm ở 20C và 50C nhanh hơn 80C. Trong khi đó ở công thức không xử lý hầu
như mầm không có sự vươn dài (hình 4.1).
13
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
Trước
khi xử
lý
7
ngày
14
ngày
21
ngày
28
ngày
35
ngày
42
ngày
49
ngày
56
ngày
Thời gian
theo dõi (ngày)
Không xử lý
2 độ C
5 độ C
8 độ C
Hình 4.1. Động thái tăng trƣởng chiều dài mầm khi xử lý củ nhỏ
ở các nhiệt độ thấp khác nhau tại Gia Lâm năm 2012
- Sự biến đổi hàm lượng nước trong vảy và rễ ở gốc củ lily trong quá trình xử
lý nhiệt độ thấp.
Trong quá trình xử lý, hàm lượng nước trong vảy và rễ biến động không lớn.
Đây có thể là lượng nước trong giá thể (60 - 70%) đủ thỏa mãn cho củ, đồng thời
chứng minh rằng trong thời gian xử lý nhiệt độ thấp sự biến đổi tinh bột, đường hòa
tan và đường saccharose chỉ là sự phân phối lại tỷ lệ chất dinh dưỡng còn tổng lượng
chất khô chưa có biến đổi gì rõ rệt.
- Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp đến sự mọc mầm của củ nhỏ (bảng 4.8).
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến tỷ lệ mọc mầm
của củ nhỏ tại Mộc Châu năm 2012 (sau 15 ngày trồng)
Đơn vị tính: %
Nhiệt độ xử lý
(
0
C)
Tỷ lệ củ mọc mầm khi xử lý (ngày)
7 14 21 28 35 42 49 56
Không xử lý (Đ/c) 0,0 0,0 1,5 2,6 6,9 12,7 16,4 16,2
2
0
C 4,3 9,7 19,5 49,8 72,6 78,5 80,7 80,1
5
0
C 4,2 9,5 18,8 47,5 73,4 78,2 81,3 81,0
8
0
C 0,0 2,5 6,3 11,5 25,7 43,2 64,5 63,7
Xử lý nhiệt độ thấp, thời gian xử lý càng dài, sau khi trồng mầm mọc càng nhanh,
tỷ lệ mọc càng cao. Công thức xử lý ở nhiệt độ 20C và 50C, thời gian 49 ngày (7 tuần) tỏ
ra có hiệu quả hơn công thức xử lý ở 80C. Sau thời gian xử lý 49 ngày, chỉ sau trồng 15
ngày, công thức nhiệt độ xử lý 20C và 50C đã đạt tỷ lệ mọc cao nhất là 80,7% và 81,3%,
trong khi đó công thức xử lý ở nhiệt độ 80C đạt tỷ lệ thấp hơn là 64,5%.
4.2.2. Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến sự mọc mầm, khả năng
sinh trƣởng, hàm lƣợng tinh bột và đƣờng của củ nhỏ
- Sự biến đổi hàm lượng tinh bột khi xử lý lạnh (bảng 4.9).
Hàm lượng tinh bột giảm xuống theo thời gian xử lý nhiệt độ thấp và lượng
tinh bột ở tầng vảy trong có sự biến động như tầng vảy ngoài. Xử lý nhiệt độ thấp
được 10 ngày hàm lượng tinh bột giảm đi rõ rệt, sau đó tốc độ giảm chậm lại và sau
xử lý 40 ngày lượng tinh bột ở vảy ngoài và vảy trong gần như nhau, tốc độ giảm
càng chậm (bảng 4.9).
(cm)
14
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng
tinh bột của củ nhỏ tại Gia Lâm năm 2012
Đơn vị tính: %
Thời gian xử lý (ngày) Tầng vảy trong Tầng vảy ngoài
0 27,92 31,37
10 9,85 6,83
20 8,32 5,96
30 6,46 5,54
40 5,83 5,32
50 5,55 5,06
60 5,13 5,02
- Sự biến đổi hàm lượng đường hòa tan khi xử lý lạnh (bảng 4.10).
Khi xử lý nhiệt độ thấp, đường hòa tan tổng số tăng theo số ngày xử lý. Trước
khi xử lý đường hòa tan ở vảy trong và vảy ngoài là 1,82% và 1,99%. Xử lý 50 ngày
đạt trị số cao nhất (vảy tầng trong là 5,30% và vảy tầng ngoài là 5,57%). Sau xử lý 60
ngày đường hòa tan có xu hướng giảm (bảng 4.10).
Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng
đƣờng hòa tan của củ giống tại Gia Lâm năm 2012
Đơn vị tính: %
Thời gian xử lý (ngày) Vảy tầng trong Vảy tầng ngoài
0 1,820,06 1,99 0,05
10 1,420,22 2,17 0,03
20 2,470,22 3,42 0,31
30 3,730,40 4,41 0,31
40 3,790,62 4,61 0,23
50 5,300,21 5,57 0,19
60 5,190,30 5,35 0,27
- Sự biến đổi hàm lượng đường saccharose khi xử lý nhiệt độ thấp (bảng 4.11).
Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lƣợng
đƣờng saccharose của củ giống tại Gia Lâm năm 2012
Đơn vị tính: %
Thời gian xử lý (ngày) Tầng trong Tầng ngoài
0 0,530,16 0,82 0,04
10 0,760,01 1,48 0,01
20 1,760,01 2,68 0,01
30 2,840,05 3,37 0,01
40 3,100,02 3,88 0,01
50 4,480,01 4,19 0,03
60 4,260,01 4,04 0,07
15
Hàm lượng đường saccharose trong vảy của củ tăng lên theo sự tăng số ngày
xử lý, xử lý nhiệt độ thấp 50 ngày đạt đến đỉnh (bảng 4.11). Vảy trong và ngoài trước
khi xử lý lượng đường saccharose là 0,53% và 0,82% tăng lên 4,48% và 4,19%. Sau
khi xử lý 60 ngày giảm xuống còn 4,26% và 4,04%, trước khi xử lý 50 ngày hàm
lượng đường saccharose ở tầng ngoài cao hơn tầng trong, sau xử lý 50 ngày hàm
lượng ở vảy trong cao hơn vảy ngoài.
- Sự sinh trưởng của củ sau xử lý nhiệt độ thấp (bảng 4.12).
Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp
đến khả năng mọc mầm của củ nhỏ tại Mộc Châu năm 2012
Số ngày xử lý (ngày) Thời gian mọc mầm (ngày) Tỷ lệ củ mọc
mầm (%) 10% 50% 80%
0 43 69 89 80,7
10 36 55 67 83,1
20 27 37 43 84,3
30 17 25 35 86,8
40 11 17 24 95,7
50 8 11 17 96,3
60 7 10 14 96,5
Thời gian xử lý nhiệt độ thấp càng dài, sau khi trồng mầm mọc càng nhanh,
hiệu quả nhất là xử lý từ 50 ngày (bảng 4.12). Công thức xử lý củ giống 60 ngày, chỉ
sau trồng 7 ngày củ bắt đầu mọc mầm và đạt tỷ lệ 80% ở ngày thứ 14, đồng thời tỷ lệ
củ mọc mầm cũng cao 96,5%. Ngược lại các công thức có số ngày xử lý càng ngắn
thì thời gian củ mọc mầm kéo dài, không đồng đều, tỷ lệ mọc mầm thấp.
4.2.3. Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỏ đến sự hình thành củ nhỡ
Mật độ trồng ảnh hưởng đến diện tích lá của cây, chỉ số diện tích lá, chiều cao
cây và đường kính thân (bảng 4.13).
Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỡ đến sự sinh trƣởng
của cây và kích thƣớc củ thƣơng phẩm tại Mộc Châu năm 2013
Công thức Diện
tích lá
(m
2
/cây)
LAI
(m
2
lá/m
2
đất)
Chiều
cao cây
(cm)
ĐK thân
(cm)
Chu
vi củ
(cm)
TG từ trồng
đến thu hoạch
củ nhỡ (ngày)
120 củ/m2 0,045 5,40 49,3 0,6 7,2 220
100 củ/m2 0,051 5,10 45,7 0,8 9,8 224
80 củ/m2 0,056 4,48 35,5 0,9 12,5 220
60 củ/m2 0,059 3,54 33,3 1,0 12,6 223
CV% 3,1 2,8 4,2 3,5 4,1
LSD0.05 0,003 1,06 5,3 0,18 1,5
Diện tích lá biến động từ 0,045 đến 0,059 m2/cây và LAI biến động từ 3,54 đến
5,40 m
2
lá/ m
2đất. Mật độ 60 cây/m2, diện tích lá của cây đạt cao nhất (0,059 m2/cây ) và
LAI lại thấp nhất 3,54 m2lá/ m2đất. Diện tích lá thấp nhất ở mật độ trồng 120 củ/m2
(0,045m
2
/cây) nhưng lại có LAI cao nhất (5,40 m2lá/ m2đất). Chiều cao cây có xu hướng
thấp hơn ở mật độ thấp và cao hơn ở mật độ cao, nhưng đường kính thân thì ngược lại.
Bên cạnh đó công thức trồng với mật độ càng dày thì củ càng nhỏ. Mật độ
trồng 80 củ/m2 đảm bảo năng suất trên đơn vị diện tích và cho chất lượng củ nhỡ tốt
nhất với chu vi đạt 12,5 cm.
16
4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CỦ THƢƠNG PHẨM TỪ CỦ NHỠ
4.3.1. Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỡ đến sự hình thành củ thƣơng phẩm
Tương tự giai đoạn trồng củ nhỏ để thu củ nhỡ, mật độ trồng khác nhau, sự
sinh trưởng của cây khác nhau. Trong trường hợp sản xuất củ giống lily thương phẩm
từ củ nhỡ, mật độ trồng không những quyết định đến sự sinh trưởng của các cơ quan
dinh dưỡng (thân, lá) mà quan trọng hơn là quyết định đến kích thước của củ giống
thương phẩm.
Bảng 4.14. Ảnh hƣởng của mật độ trồng củ nhỡ đến sự sinh trƣởng
của cây và kích thƣớc củ thƣơng phẩm tại Mộc Châu năm 2013
Công thức Diện tích
lá (m
2
/cây)
LAI
(m
2
lá/m
2
đất)
Chiều cao
cây (cm)
Đƣờng kính
thân (cm)
Chu vi
củ (cm)
CT1 (100 củ/m2) 0,068 6,80 59,4 1,1 17,2
CT2 (80 củ/m2) 0,072 5,76 55,7 1,3 18,0
CT3 (60 củ/m2) 0,078 4,68 45,6 1,5 21,2
CT4 (40 củ/m2) 0,080 3,20 43,5 1,6 21,4
CV% 3,0 2,9 3,9 3,4 4,2
LSD0.05 0,004 1,07 5,1 0,25 2,6
Trong giới hạn mật độ từ 40 củ/m2 - 100 củ/m2 trồng củ nhỡ để thu củ thương
phẩm, mật độ trồng càng tăng thì chỉ số diện tích lá càng tăng, chu vi củ càng giảm
(bảng 4.14). Mật độ trồng 60 củ/m2 cho chất lượng củ thương phẩm tốt nhất với chu
vi đạt trên 21 cm và đảm bảo năng xuất trên đơn vị diện tích.
4.3.2. Ảnh hƣởng của vùng sinh thái đến sự hình thành và phát triển củ lily
thƣơng phẩm đƣợc trồng từ củ nhỡ nhân bằng phƣơng pháp giâm vảy
Củ giống nhỡ sau khi đã phá ngủ bằng xử lý xuân hóa, được đưa trồng đồng
thời ở 2 vùng sinh thái Mộc Châu (Sơn La) và Gia Lâm (Hà Nội) để so sánh. Trừ điều
kiện khí hậu, các điều kiện trồng trọt khác là như nhau.
Bảng 4.15. Ảnh hƣởng của vùng sinh thái đến thời gian qua các giai đoạn
sinh trƣởng, phát triển của cây (ngày trồng 1/3/2013)
Vùng trồng Thời gian từ trồng đến... (ngày)
Hoa
nở rộ 50%
Hoa
tàn 50%
Cây bắt đầu
héo 50%
Thu hoạch củ
50%
Mộc Châu (Sơn La) 93±2,18 116±3,45 163±1,78 220±2,33
Gia Lâm (Hà Nội) 85±3,10 104±2,33 152±2,67 210±4,51
Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây có sự khác nhau tại
các vùng trồng (bảng 4.15). Thời gian từ trồng đến khi hoa nở rộ tại Gia Lâm là 85
ngày, trong khi đó trồng tại Mộc Châu là 93 ngày (dài hơn 8 ngày). Tương tự thời
gian qua các giai đoạn sinh trưởng khác (hoa tàn, cây bắt đầu héo) khi trồng tại Mộc
Châu đều dài hơn so với trồng tại Gia Lâm từ 10 đến 13 ngày. Đối chiếu điều kiện
sinh thái giữa 2 vùng cho thấy nhiệt độ trồng tại Mộc Châu thường thấp hơn so với
nhiệt độ tại Gia Lâm, chính vì vậy thời gian sinh trưởng của lily tại Mộc Châu kéo
dài hơn so với trồng tại Gia Lâm.
17
Bảng 4.16. Ảnh hƣởng của các vùng sinh thái khác nhau
đến chu vi, khối lƣợng và hàm lƣợng nƣớc của củ (ngày trồng 1/3/2013)
Chỉ tiêu Vùng
trồng
Khi
trồng
Bắt đầu
ra nụ
Hoa
nở rộ
Hoa
tàn
Cây bắt
đầu héo
Thu
hoạch củ
Chu vi củ
(cm)
Mộc Châu 12,5 11,4 13,8 14,1 16,2 17,5
Gia Lâm 12,5 11,0 12,6 12,7 14,5 15,6
Khối lượng
củ (g)
Mộc Châu 25,5 22,7 37,9 42,5 75,6 85,5
Gia Lâm 25,5 21,4 34,8 39,8 65,2 75,3
Hàm lượng
nước (%)
Mộc Châu 69,3 67,5 62,2 63,5 67,6 70,5
Gia Lâm 69,3 67,8 63,7 64,8 69,2 75,7
Chu vi và khối lượng củ cũng có sự khác nhau tại các vùng trồng (bảng 4.16).
Trước khi trồng, củ giống ban đầu có chu vi là 12,5 cm, sau 6 - 7 tháng thu hoạch củ,
chu vi củ giống trồng tại Mộc Châu tăng hơn so với chu vi củ trồng tại Gia Lâm (chu
vi củ trồng tại Mộc Châu đạt 17,5 cm, tại Gia Lâm chỉ đạt 15,6 cm). Tương tự với
khối lượng tươi của củ, trước khi trồng tại cả hai địa điểm đều là 25,5 g, tuy nhiên
sau khi thu hoạch, khối lượng tươi của củ khi trồng ở Mộc Châu đạt cao hơn (85,5g),
trồng tại Gia Lâm củ có khối lượng tươi thấp hơn (đạt 75,3g).
Bên cạnh đó, ở mỗi thời kỳ tương ứng, hàm lượng nước củ củ lily trồng tại Gia
Lâm luôn cao hơn trồng tại Mộc Châu. Điều đó có thể lý giải việc tích lũy chất khô
trong củ lily khi trồng tại Mộc Châu lớn hơn khi trồng tại Gia Lâm.
4.3.3. Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ tới sự sinh trƣởng, biến đổi hàm lƣợng
tinh bột và đƣờng của củ giống lily thƣơng phẩm
Ngắt nụ là khâu kỹ thuật quan trọng trong sản xuất củ giống lily thương phẩm.
Ngắt nụ để giảm sự tiêu hao chất dinh dưỡng để tập chung cho sự phát triển của củ.
Do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của củ, tới độ lớn và khối lượng của củ.
Bảng 4.17. Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến chu vi và khối lƣợng
của củ lily trồng tại Mộc Châu năm 2013
Chỉ
tiêu
Ngắt khi nụ dài ...
(cm)
Sau trồng... (ngày)
25 85 93 116 163 220
Chu
vi củ
(cm)
CT1: Không ngắt (Đ/C) 12,4 11,2 11,2 11,0 13,2 17,8
CT2: 1 - 2 12,3 11,7 12,3 13,6 16,7 21,8
CT3: >2 - 4 12,4 11,3 11,8 12,7 15,9 20,1
CT4: >4 - 6 12,2 11,5 11,6 12,4 15,1 19,8
CV% 1,8 2,3 2,5 3,0 3,1
LSD0.05 0,43 0,51 0,88 1,52 1,68
Khối
lƣợng
củ (g)
CT1: Không ngắt (Đ/C) 25,3 20,2 20,1 19,1 28,3 65,3
CT2: 1 - 2 25,3 20,8 21,9 28,6 47,8 87,4
CT3: >2 - 4 25,2 20,5 21,6 26,5 43,6 82,4
CT4: >4 - 6 25,4 20,4 21,2 25,3 41,2 74,8
CV% 2,0 2,5 3,1 3,4 5,1
LSD0.05 0,31 1,21 4,67 6,02 7,85
Ghi chú: thời gian sau trồng tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng: 25 ngày: Bắt đầu ra nụ; 85 ngày: Nụ
có màu; 93 ngày: Hoa nở rộ; 116 ngày: Hoa tàn; 163 ngày: Cây bắt đầu héo; 220 ngày: Thu củ.
18
Sau khi ngắt nụ, khối lượng và chu vi củ có sự khác nhau rõ rệt so với không
ngắt nụ (bảng 4.17). Cắt bỏ nụ thì khối lượng củ và chu vi củ tăng lên và tăng cho
đến khi thu củ. Không ngắt nụ thì ngược lại là giảm đi cho tới khi hoa tàn mới bắt
đầu tăng lên và đến khi thu củ có khối lượng 65,3g, chu vi củ 17,8cm, khối lượng
tăng so với khi trồng là 156%, còn chu vi tăng 42,4%, nhưng chu vi củ và khối lượng
đều thấp hơn rõ rệt so với không ngắt nụ ở cùng thời kỳ.
Bên cạnh đó ngắt nụ còn có tác dụng ức chế sinh trưởng sinh thực, kích thích
sinh trưởng sinh dưỡng giảm bới tiêu hao chất dinh dưỡng không cần thiết do đó ngắt
nụ cũng có lợi cho củ phình to, ngắt nụ càng sớm càng tốt.
Bảng 4.18. Ảnh hƣởng của thời điểm ngắt nụ đến sự biến đổi hàm lƣợng
tinh bột của củ lily trồng tại Mộc Châu năm 2013
Đơn vị tính: %
Ngắt khi nụ
dài ... (cm)
Khi
trồng
Bắt đầu
ra nụ
Nụ có
màu
Hoa
nở rộ
Hoa
tàn
Cây bắt
đầu héo
Thu
củ
Vảy
tầng
ngoài
CT1: Không
ngắt (Đ/C)
19,92
±0,25
4,55
±0,13
9,87
±0,18
7,60
±0,18
7,25
±0,16
7,46
±0,16
16,86
±0,25
CT2: 1 - 2
19,85
±0,24
4,78
±0,13
12,54
±0,20
8,50
±0,19
9,25
±0,20
12,26
±0,23
17,57
±0,23
CT3: >2 - 4
19,88
±0,23
4,67
±0,15
11,83
±0,16
8,36
±0,18
8,64
±0,21
11,89
±0,22
17,36
±0,23
CT4: >4 - 6
19,86
±0,24
4,68
±0,16
11,04
±0,15
8,20
±0,17
8,36
±0,17
11,53
±0,23
17,25
±0,24
Vảy
tầng
trong
CT1: Không
ngắt (Đ/C)
28,88
±0,30
15,40
±0,20
10,02
±0,17
7,47
±0,19
10,25
±0,20
15,08
±0,23
27,06
±0,28
CT2: 1 - 2
28,86
±0,31
15,34
±0,20
13,04
±0,20
14,57
±0,20
13,28
±0,21
16,32
±0,22
27,87
±0,26
CT3: >2 - 4
28,88
±0,28
15,30
±0,21
12,83
±0,19
13,86
±0,21
13,57
±0,22
15,73
±0,21
27,54
±0,27
CT4: >4 - 6
28,87
±0,29
15,40
±0,23
12,56
±0,20
13,27
±0,21
13,02
±0,21
15,26
±0,24
27,37
±0,29
Biện pháp ngắt nụ làm hàm lượng tinh bột đến lúc cây ra hoa biến động không
lớn, từ cuối thời kỳ hoa tàn đến khi thu hoạch củ lại tăng lên nhanh (bảng 4.18).
Trong khi đó ở công thức không ngắt nụ lượng tinh bột đến lúc trước khi cây ra hoa
rộ liên tục giảm. Hiệu quả nhất là công thức 2 ngắt khi nụ dài 1 - 2 cm, lượng dinh
dưỡng bị tiêu hao ít, lượng tinh bột tích lũy nhiều nhất, khối lượng củ 87,4g, chu vi
21,8cm. Các công thức ngắt nụ muộn cuống hoa kéo dài và nụ hoa to đã tiêu hao nhiều
chất dinh dưỡng, khối lượng củ thấp và chu vi củ nhỏ hơn.
Bên cạnh chỉ tiêu tinh bột, dinh dưỡng ở dạng đường hoà tan cung cấp cho bộ
phận trên mặt đất và khi cây càng sinh trưởng phát triển, hàm lượng đường càng tăng
chứng tỏ dinh dưỡng do lớp vảy ngoài cung cấp ngày càng tăng và lúc đó hàm lượng
tinh bột đã xuống đến mức thấp nhất. Công thức ngắt khi nụ dài 1 - 2 cm cho hàm
lượng tinh bột được tích lũy nhiều nhất, hàm lượng đường ở mức thấp nhất có lợi cho
sự phình to của củ.
19
4.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CỦ GIỐNG THƢƠNG PHẨM, KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, RA HOA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
GIỐNG LILY BELLADONNA TRỒNG TỪ CỦ GIỐNG SẢN XUẤT BẰNG
PHƢƠNG PHÁP GIÂM VẢY CỦ TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM
4.4.1. Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến sự sinh trƣởng, phát triển và biến
đổi chất dự trữ của củ giống lily thƣơng phẩm
- Ảnh hưởng của xử lý củ giống bởi nhiệt độ thấp đến sự nảy mầm của củ lily
thương phẩm (bảng 4.19).
Bảng 4.19. Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến tỷ lệ mọc mầm
của củ thƣơng phẩm tại Mộc Châu năm 2013 (sau 15 ngày trồng)
Đơn vị tính: %
Nhiệt độ xử lý
(
0
C)
Tỷ lệ củ mọc mầm khi xử lý (ngày)
7 14 21 28 35 42 49 56
Không xử lý (Đ/c) 0,0 0,0 0,0 2,3 5,8 11,5 15,4 19,7
2
0
C 3,5 9,6 18,3 47,8 63,7 81,5 98,5 98,5
5
0
C 1,7 3,7 10,6 25,3 45,4 65,6 82,3 92,4
8
0
C 0,0 2,1 5,6 12,7 28,6 48,3 75,1 85,7
Trong thời gian xử lý nhiệt độ thấp, mầm sinh trưởng không ngừng, càng ngày
mầm càng dài. Lúc đầu mầm chỉ dài 0,25 - 0,26 cm, sau 8 tuần dài ra 3,17 - 3,93 cm.
Ở các nhiệt độ khác nhau mức độ vươn dài của mầm khác nhau. Chiều dài của mầm
ở công thức xử lý 20C lớn hơn 50C và 80C.
Nhiệt độ càng thấp, thời gian xử lý càng dài, sau khi trồng mầm mọc càng
nhanh, tỷ lệ mọc càng cao (bảng 4.19). Công thức xử lý ở nhiệt độ 20C tỏ ra ưu thế
hơn các công xử lý ở 5 và 8oC, thời gian xử lý 49 ngày, chỉ sau trồng 15 ngày đã đạt
tỷ lệ mọc cao nhất là 98,5%, trong khi đó, công thức xử lý ở nhiệt độ 50C và 80C đạt
tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 82,3% và 75,1%.
- Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp củ giống đến thời gian sinh trưởng của lily
(bảng 4.20).
Bảng 4.20. Ảnh hƣởng của xử lý nhiệt độ thấp đến
tổng thời gian sinh trƣởng của lily tại Mộc Châu năm 2013
(thời gian từ trồng đến 50% số cây nở hoa)
Đơn vị tính: ngày
Nhiệt độ xử lý
(
0
C)
Thời gian sinh trƣởng khi xử lý (ngày)
7 14 21 28 35 42 49 56
Không xử lý (Đ/c)
212
±2,15
210
±3,24
208
±2,16
208
±1,76
205
±1,87
203
±2,55
202
±2,67
198
±3,13
2
0
C
163
±2,10
145
±4,57
125
±2,35
112
±3,89
103
±4,05
92
±1,08
89
±2,03
85
±2,75
5
0
C
172
±1,67
165
±3,45
148
±2,71
127
±2,57
114
±4,01
105
±2,21
95
±1,75
88
±3,51
8
0
C
184
±1,83
175
±2,08
170
±4,07
152
±1,56
129
±2,67
115
±3,05
107
±2,83
97
±1,65
20
Trong cùng một nhiệt độ, nếu xử lý kéo dài thì thời gian sinh trưởng có xu
hướng rút ngắn. Bên cạnh đó trong các nhiệt độ xử lý khác nhau thì ở cùng thời gian
xử lý, thời gian sinh trưởng của cây theo xu hướng nhiệt độ càng cao thời gian sinh
trưởng càng kéo dài. Nhiệt độ xử lý 20C luôn cho thời gian sinh trưởng ngắn hơn so
với các công thức khác (bảng 4.20).
- Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp đến hàm lượng hydrat carbon trong củ
+ Sự biến đổi của hàm lượng tinh bột khi xử lý nhiệt độ thấp
Bảng 4.21. Hàm lƣợng tinh bột ở tầng vảy ngoài của củ giống
khi xử lý ở các nhiệt độ khác nhau tại Mộc Châu năm 2013
Đơn vị tính: %
Nhiệt
độ xử
lý (
0
C)
Thời gian theo dõi (ngày)
Trƣớc
khi xử lý
7
ngày
14
ngày
21
ngày
28
ngày
35
ngày
42
ngày
49
ngày
56
ngày
Không
xử lý
(Đ/c)
25,57
±0,33
25,26
±0,34
23,69
±0,34
21,93
±0,33
20,68
±0,30
19,77
±0,30
18,63
±0,27
17,97
±0,25
17,49
±0,23
2
0
C
25,89
±0,36
8,95
±0,32
7,68
±0,3
7,17
±0,28
6,86
±0,25
6,68
±0,23
6,34
±0,20
6,33
±0,19
6,32
±0,20
5
0
C
25,47
±0,32
9,79
±0,32
8,33
±0,31
7,81
±0,29
7,56
±0,27
7,32
±0,25
6,88
±0,21
6,94
±0,20
6,82
±0,20
8
0
C
25,06
±0,34
11,24
±0,33
10,18
±0,33
9,16
±0,3
8,56
±0,28
8,27
±0,25
7,93
±0,23
7,55
±0,21
7,09
±0,21
Bảng 4.22. Hàm lƣợng tinh bột ở tầng vảy trong của củ giống
khi xử lý ở các nhiệt độ khác nhau tại Mộc Châu năm 2013
Đơn vị tính: %
Nhiệt
độ xử
lý (0C)
Thời gian theo dõi (ngày)
Trƣớc
khi xử lý
7
ngày
14
ngày
21
ngày
28
ngày
35
ngày
42
ngày
49
ngày
56
ngày
Không xử
lý (Đ/c)
19,72
±0,31
19,29
±0,28
18,88
±0,27
18,2
±0,27
17,89
±0,25
17,28
±0,23
16,97
±0,23
16,85
±0,24
16,78
±0,22
2
0
C
19,60
±0,31
12,58
±0,25
11,31
±0,23
9,46
±0,22
7,07
±0,23
6,91
±0,21
6,79
±0,22
6,71
±0,21
6,65
±1,9
5
0
C
19,68
±0,32
13,52
±0,27
12,20
±0,28
10,21
±0,26
7,59
±0,24
7,39
±0,24
6,97
±0,23
6,82
±0,22
6,72
±0,23
8
0
C
19,77
±0,34
14,26
±0,31
12,69
±0,30
10,97
±0,28
8,11
±0,27
7,87
±0,25
7,16
±0,24
6,94
±0,23
6,80
±0,22
Việc xử lý nhiệt độ thấp củ giống đã làm biến đổi rất rõ rệt theo hướng làm
giảm hàm lượng tinh bột trong vảy củ ở tất cả các thời điểm xác định (bảng 4.21,
4.22). Trong khi hàm lượng tinh bột ở công thức không xử lý giảm đi rất chậm thì tất
cả các công thức xử lý có sự giảm hàm lượng tinh bột rất nhanh. Sau 8 tuần, các công
thức xử lý có thể giảm đến 80% hàm lượng tinh bột trong vảy củ. Công thức xử lý ở
2
oC có xu hướng giảm mạnh hơn các công thức khác.
21
+ Sự biến đổi của hàm lượng đường hòa tan khi xử lý nhiệt độ thấp
Hình 4.2. Động thái hàm lƣợng đƣờng hoa tan ở tầng vảy ngoài
của củ giống xử lý ở các nhiệt độ khác nhau tại Gia Lâm
Hình 4.3. Động thái hàm lƣợng đƣờng hoa tan ở tầng vảy trong
của củ giống xử lý ở các nhiệt độ khác nhau tại Gia Lâm
Sự biến đổi của hàm lượng đường tan trong củ giống lily theo chiều hướng
ngược với hàm lượng tinh bột, tức tăng dần theo thời gian xử lý (hình 4.2, 4.3). Trong
quá trình nảy mầm thì hàm lượng đường hòa tan tăng lên, nhưng các công thức xử lý
nhiệt độ thấp có sự gia tăng hàm lượng đường hòa tan mạnh và nhanh hơn nhiều so
với đối chứng không xử lý. Trong ba nhiệt độ xử lý thì xử lý ở nhiệt độ 2oC cho hàm
lượng đường tăng cao hơn các nhiệt độ khác ở tất cả các thời gian xử lý. Đây có thể
là nhiệt độ thích hợp cho sự biến đổi tinh bột thành đường trong củ giống.
+ Sự biến đổi của hàm lượng đường saccharose khi xử lý nhiệt độ thấp
Không có sự khác biệt rõ rệt trong sự biến đổi hàm lượng đường trong các lớp
vảy tầng trong và tầng ngoài của củ ở các thời gian xử lý nhiệt độ thấp khác nhau.
Tuy nhiên, hàm lượng đường saccharose ở công thức xử lý 2oC luôn cao hơn các
công thức xử lý 50C và 8oC ở tất cả các thời gian xử lý khác nhau.
22
4.4.2. Đánh giá chất lƣợng củ giống thƣơng phẩm, khả năng sinh trƣởng và ra
hoa của củ giống sản xuất trong nƣớc bằng phƣơng pháp giâm vảy củ
- Đánh giá, so sánh chất lượng củ giống tự sản xuất trong nước bằng giâm vảy
với củ giống nhập khẩu của Hà Lan.
Bảng 4.23. So sánh, đánh giá về hình thái củ giống sản xuất
trong nƣớc với củ giống nhập khẩu
Nguồn củ giống Chu vi củ
(cm)
Khối lƣợng
củ (gam)
Số vảy/củ
(vảy)
Số rễ/củ
(rễ)
Sản xuất trong nước 21,5 87,5 18,7 5,3
Nhập khẩu Hà Lan 21,5 86,3 18,2 6,7
Khối lượng củ giống và số vảy/củ của giống sản xuất trong nước thường cao
hơn so với củ giống nhập khẩu, nhưng chỉ tiêu về số rễ/củ thì ngược lại, củ giống sản
xuất trong nước đạt 5,3 rễ/củ nhưng củ nhập khẩu có số rễ nhiều hơn là 6,7 rễ/củ.
Bảng 4.24. Đánh giá hàm lƣợng chất dự trữ của củ giống
sản xuất trong nƣớc với củ giống nhập khẩu năm 2013
Nguồn củ giống Hàm lƣợng
tinh bột (%)
Hàm lƣợng đƣờng
hòa tan (%)
Hàm lƣợng đƣờng
saccharose (%)
Sản xuất trong nước 6,53 8,72 7,25
Nhập khẩu Hà Lan 6,34 8,75 7,34
Hàm lượng tinh bột của củ giống sản xuất trong nước (6,53%) cao hơn so với
củ giống nhập khẩu (6,34%), nhưng hàm lượng đường hòa tan và đường saccharose
của củ nhập khẩu tương đương với củ giống sản xuất trong nước (đường hoa tan 8,72
- 8,75%, hàm lượng đường saccharose 7,25 - 7,34%) (bảng 4.24).
Như vậy, về hình thái và dinh dưỡng của củ giống sản xuất trong nước so với
củ giống nhập khẩu thấy rằng đa số các chỉ tiêu tương tự nhau, một số chỉ tiêu có sự
chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Chất lượng củ giống sản xuất trong nước đạt
yêu cầu củ giống thương phẩm.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của củ giống lily sản xuất trong
nước so với củ giống nhập khẩu của Hà Lan (bảng 4.25).
Bảng 4.25. Đánh giá tình hình sinh trƣởng của củ giống lily sản xuất trong nƣớc
với củ giống nhập vụ Đông năm 2013 tại Mộc Châu và Gia Lâm
Địa điểm
trồng
Nguồn gốc củ
giống
Tỷ lệ
mọc
(%)
TG từ trồng
đến thu hoạch
(ngày)
Chiều cao
cây cuối
cùng (cm)
Đường kính
thân cuối
cùng (cm)
Mộc Châu
(Sơn La)
Sản xuất trong nước 97,5 95,0 94,8 1,7
Nhập khẩu Hà Lan 98,0 89,5 90,2 1,6
Gia Lâm
(Hà Nội)
Sản xuất trong nước 97,3 87,5 90,6 1,6
Nhập khẩu Hà Lan 97,5 80,0 85,7 1,5
Cả hai loại giống đều có tỷ lệ mọc mầm đạt rất cao từ 97,3% - 98,0%, thời gian
sinh trưởng của cây trồng từ nguồn sản xuất trong nước dài hơn cây trồng bằng củ
nhập khẩu từ 6 - 7 ngày, chiều cao cây và đường kính thân cũng có sự khác biệt giữa
hai nguồn gốc giống (bảng 4.25). Tuy nhiên sự chênh lệch không đáng kể và không
ảnh hưởng đến chất lượng cành hoa thương phẩm.
23
- Đánh giá chất lượng hoa củ giống lily sản xuất trong nước so với củ giống
nhập khẩu của Hà Lan (bảng 4.26).
Bảng 4.26. Chất lƣợng hoa lily của củ giống lily sản xuất trong nƣớc
và củ giống nhập năm 2013 tại Mộc Châu và Gia Lâm
Địa điểm
trồng
Nguồn gốc củ Số nụ
hoa/cây
(nụ)
Chiều
cao nụ
(cm)
ĐK nụ
(cm)
Độ bền
hoa cắt
(ngày)
Giá bán
hoa
(đồng)
Mộc Châu
(Sơn la)
Sản xuất trong nước 4,7±0,07 11,5±0,15 4,1±0,06 14 30.000
Nhập khẩu Hà Lan 4,3±0,10 12,2±0,17 4,3±0,04 14 30.000
Gia Lâm
(Hà Nội)
Sản xuất trong nước 4,6±0,13 11,3±0,11 4,0±0,07 13 32.000
Nhập khẩu Hà Lan 4,4±0,08 12,1±0,05 4,1±0,05 14 32.500
Các chỉ tiêu về chất lượng hoa tương đương với củ giống được trồng bằng củ
nhập khẩu trong cùng điều kiện (bảng 4.26). Tuy một số chỉ tiêu về chất lượng có sự
chênh lệch nhưng không đáng kể, chất lượng hoa thương phẩm khi thu hoạch vẫn
đảm bảo. Bên cạnh đó giá bán hoa thương phẩm giữa hai nguồn gốc giống không có
sự chênh lệnh nhau ở cùng địa điểm trồng. Do đó chất lượng củ giống sản xuất trong
nước bằng phương pháp giâm vảy đạt yêu cầu củ giống thương phẩm.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất củ giống hoa lily Belladonna
bằng phương pháp giâm vảy ở Việt Nam (bảng 4.27).
Một củ giống ban đầu có chu vi 20 - 22 cm trải qua 3 giai đoạn sản xuất: giâm
vảy thu củ nhỏ, trồng củ nhỏ thu củ nhỡ và trồng củ nhỡ để thu củ thương phẩm,
đồng thời trải qua 3 lần xử lý phá ngủ củ giống (xử lý củ nhỏ, củ nhỡ và củ thương
phẩm). Tổng thời gian cho cả giai đoạn khoảng 27 tháng. Để sản xuất được khoảng
10.000 củ giống thương phẩm thì số lượng củ giống gốc ban đầu cần khoảng 550 củ,
hệ số nhân giống là 18,2 lần.
Bảng 4.27. Chi phí sản xuất củ giống lily bằng phƣơng pháp giâm vảy
TT Hạng mục chi Thành tiền (đồng)
I Giai đoạn sản xuất củ nhỏ 13.106.000
II Giai đoạn củ nhỡ 24.956.000
III Giai đoạn củ thương phẩm 34.944.000
IV Chi phí chung (quản lý, vận chuyển, ) 10.000.000
Tổng chi phí sản xuất 10.019 củ 83.006.000
Chi phí sản xuất 1 củ giống 8.285
V Giá củ giống nhập nội 12.000
Giá thành cho một củ giống sản xuất trong nước là 8.285 đồng. So với củ
giống nhập khẩu thì củ giống trong nước có giá thành thấp hơn 3.715 đồng/củ (giá củ
giống nhập của Hà Lan có chu vi 20 - 22 cm năm 2013 là 12.000 đồng). Như vậy, so
với nhập nội 1 vạn củ giống từ Hà Lan, lợi nhuận từ sản xuất trong nước là
37.150.000 đồng. Bên cạnh đó, sản xuất trong nước sẽ có lợi thế hơn trong việc chủ
động củ giống để bố trí thời vụ trồng, giảm thiểu được rủi ro trong quá trình vận
chuyển, đồng thời điều khiển ra hoa vào đúng dịp thị trường cần từ đó sẽ làm tăng
hiệu quả sản xuất.
24
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Đã xác định được một số yếu tố tối ưu cho việc sản xuất củ nhỏ từ việc giâm
vảy củ giống lily Belladonna: chu vi củ mẹ 20/22 cm cho hệ số nhân 24 củ nhỏ/củ
mẹ, thời vụ giâm vảy tốt nhất vào vụ Thu và vụ Đông và giâm vảy vào giá thể có lớp
đất ở dưới 10 cm, tiếp theo lớp xơ dừa dày 3 cm để giâm vảy, sau đó phủ một lớp đất
2cm cho củ nhỏ có chu vi 5,3 cm.
2) Xử lý nhiệt độ thấp là yếu tố quyết định cho sự hình thành củ giống lily.
Nhiệt độ thấp đã kích thích sự biến đổi nhanh hàm lượng tinh bột thành đường, tăng
nhanh hàm lượng đường trong củ giống, củ giống nảy mầm nhanh, kích thích sinh
trưởng, phát triển của cây cũng như hình thành hoa khi sản xuất hoa thương phẩm.
Nhiệt độ xử lý củ nhỏ từ 20C - 50C, củ thương phẩm ở 20C trong 49 ngày đạt tỷ lệ nảy
mầm cao nhất 98,5%, chiều dài mầm đạt trên 3,9 cm.
3) Biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất khi sản xuất củ nhỡ và củ thương phẩm
là mật độ trồng và ngắt nụ hoa. Đối với sản xuất củ nhỡ, mật độ trồng thích hợp nhất
là 80 củ/m2 cho chu vi củ đạt cao nhất 12,5cm. Đối với sản xuất củ thương phẩm, mật
độ trồng 60 củ/m2 cho chất lượng củ thương phẩm tốt nhất với chu vi đạt 21,2 cm,
ngắt nụ sớm khi nụ chỉ đạt 1 - 2 cm cho chu vi củ thương phẩm đạt 21,8 cm, khối
lượng củ đạt 87,4 g.
4) Điều kiện sinh thái Mộc Châu (Sơn La) thuận lợi hơn so với Gia Lâm (Hà
Nội) cho sản xuất củ giống lily Belladonna bằng phương pháp giâm vảy. Củ giống
thương phẩm ở Mộc Châu có chất lượng cao hơn ở Gia Lâm. Chu vi củ trồng tại Mộc
Châu đạt 17,5 cm, tại Gia Lâm chỉ đạt 15,6 cm.
5) Khi tác động các biện pháp kỹ thuật, củ giống lily Belladonna sản xuất ra có
chu vi củ 20/22 cm, hàm lượng chất dự trữ (hàm lượng tinh bột 6,53%, đường hòa tan
8,72%, đường saccharose 7,25%) và đặc điểm sinh trưởng, ra hoa (tỷ lệ củ mọc mầm
97,5%, thời gian sinh trưởng 89 ngày, số nụ hoa 4,7 nụ/cây) đều tương đương so với
củ nhập khẩu của Hà Lan. Trong khi đó củ giống sản xuất trong nước có giá thành
thấp hơn (8.285 đồng/củ), so với củ giống nhập khẩu (12.000 đồng/củ).
5.2. ĐỀ NGHỊ
Trong sản xuất củ giống hoa lily Belladonna bằng biện pháp giâm vảy tại Mộc
Châu (Sơn La) nên áp dụng các kết quả nghiên cứu trên, đồng thời tiếp tục nghiên
cứu thử nghiệm nhân giống ở các vùng sinh thái khác như SaPa (Lào Cai), Mẫu Sơn
(Lạng Sơn)... để có cơ sở sản xuất củ giống lily bằng giâm vảy củ trong điều kiện
miền Bắc Việt Nam.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Xuân Kết, Đặng Văn Đông và Hoàng Minh Tấn
(2013). Kết quả nghiên cứu sản xuất củ hoa lily bằng phương pháp tách vảy củ
tại miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 8, 1109 -
1117.
2. Nguyễn Văn Tỉnh, Đặng Văn Đông và Hoàng Minh Tấn (2014). Ảnh hưởng của
xử lý xuân hóa củ giống đến sự nảy mầm và biến đổi chất dự trữ của củ lily
thương phẩm được nhân bằng phương pháp tách vảy, Tạp chí Khoa học và Phát
triển, tập 12, số 7, 1106 - 1113.
3. Nguyễn Văn Tỉnh, Đặng Văn Đông và Hoàng Minh Tấn (2014). Nghiên cứu một
số biện pháp kỹ thuật sản xuất củ giống hoa lily thương phẩm bằng phương pháp
tách vảy củ tại miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, số 20, 42 - 47.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_yeu_to_nong_sinh_hoc_den_kha_nang_nhan_giong_bang_vay_cu_hoa_lily_be.pdf