Qua nghiên cứu môi trường điều kiện lao động tại 9 phân xưởng
sản xuất và tình hình sức khỏe của 945 công nhân đóng tàu vận tải
biển lao động trực tiếp tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long, có một số kết
luận như sau:
1. Công nhân phải làm việc và chịu phơi nhiễm các yếu tố bất
lợi trong môi trƣờng lao động ở nhiều vị trí sản xuất của nhà
máy đóng tàu Hạ Long.
- Phơi nhiễm nhiệt: 81,6% số mẫu đo nhiệt độ không khí, 64,6%
số mẫu đo chỉ số WBGT và 86,6% mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ.
- Phơi nhiễm bụi: hàm lượng bụi toàn phần ở hầu hết các phân
xưởng cao hơn TCVSLĐ từ 3- 4 lần. Tỷ lệ silic tự do trong bụi hô
hấp dao động từ 3,2% đến 27,2%.
- Phơi nhiễm khí thải CO: có 26,2% số mẫu đo nồng độ khí CO
vượt TCVSLĐ. Các hơi khí độc khác như benzen, toluen , xylen,
hydro sulfua và sunfua dioxit đều ở trong giới hạn cho phép.
- Phơi nhiễm tiếng ồn công nghiệp: 86,8% các mẫu khảo sát tiếng
ồn không đạt TCVSLĐ. Phơi nhiễm rung cục bộ bởi các thiết bị rung
cầm tay: 35% mẫu khảo sát không đạt TCVSLĐ.
- Tư thế làm việc, không gian làm việc của hầu hết công nhân
không thuận lợi, gây cảm giác khó chịu. Còn một tỷ lệ đáng kể công
nhân thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân (25,6%) và chưa
phù hợp về sử dụng (74,5%)
27 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe- bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
PHẠM TÙNG LÂM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG,
SỨC KHỎE- BỆNH NGHỀ NGHIỆP
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
Chuyên ngành : Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số : 62 72 01 64
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2013
CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THIỆN TẠI
HỌC VIỆN QUÂN Y
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Phạm Ngọc Châu
TS. Trần Văn Tuấn
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Liễu
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Khắc Hải
Phản biện 3: PGS.TS Lê Trần Ngoan
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường, họp tại Học viện Quân y vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày 19
tháng 2 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia.
- Thư viện Học viện Quân y.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Tùng Lâm, Phạm Ngọc Châu, Trần Văn Tuấn và
cs (2012), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở công
nhân đóng tàu Hạ Long năm 2010”, Tạp chí Y học Việt Nam,
tập 396 (1), tr. 43-46.
2. Phạm Tùng Lâm, Phạm Ngọc Châu, Trần Văn Tuấn và
cs (2012), “Nghiên cứu đặc điểm điếc nghề nghiệp ở công
nhân đóng tàu Hạ Long năm 2010”, Tạp chí Y học Việt Nam,
tập 396 (1), tr. 79-82.
3. Phạm Tùng Lâm, Phạm Ngọc Châu, Trần Văn Tuấn và
cs (2013), “Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động của
công nhân nhà máy đóng tàu Hạ Long năm 2009”, Tạp chí Y
học Việt Nam, tập 401 (1), tr. 5-9.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà máy đóng tàu Hạ Long là thành viên của Tổng công ty công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN). Nhà máy có 25 nhà xưởng
và bãi lắp ráp trên một diện tích 180.000m2 cùng hệ thống máy móc
thiết bị hiện đại. Trong những năm qua, nhà máy đã xuất xưởng hàng
trăm tàu các loại tàu vận tải biển siêu trường siêu trọng phục vụ cho
nền kinh tế và quốc phòng của đất nước. Đội ngũ cán bộ công nhân
viên chức nhà máy hơn 2000 người, trong đó công nhân lao động
trực tiếp hơn 1.800 người.
Để đáp ứng với yêu cầu của công việc, vấn đề công tác an toàn vệ
sinh lao động (AT-VSLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) luôn được
đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong những năm qua công nhân vẫn
phải làm việc trong những điều kiện lao động có yếu tố nguy hại, ở
ngoài trời, trong các hầm tàu Các yếu tố nguy hại trên tác động
thường xuyên lên sức khoẻ của công nhân đóng tàu vận tải biển.
Ở hầu hết các công đoạn sửa chữa và đóng tàu đều tồn tại các yếu
tố bất lợi có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Công đoạn làm
sạch bề mặt vật liệu bằng xỉ hoặc mạt kim loại, cát hoặc thủ công đều
phát sinh bụi có khả năng gây bệnh bụi phổi và các bệnh đường hô
hấp khác, bệnh về mắt, da. Công đoạn phun sơn, hàn và cắt hơi phát
sinh các loại hơi khí độc hại như hơi dung môi, khói hàn, khói kim
loại nặng và nhiều loại hóa chất khác. Phá dỡ và sửa chữa có thể phải
tiếp xúc với bụi amiăng hoặc bông thủy tinh.
Ngoài ra, công nhân còn phải tiếp xúc với tiếng ồn và rung
chuyển, bức xạ và nhiều tư thế lao động bất lợi. Chính vì vậy, việc
đánh giá môi trường, điều kiện lao động và xác định ảnh hưởng của
các yếu tố bất lợi đến sức khỏe của người lao động là vấn đề cần
thiết. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, đề tài được tiến hành
nhằm các mục tiêu sau:
2
1. Mô tả đặc điểm một số yếu tố bất lợi trong môi trường lao
động của công nhân đóng tàu vận tải biển tại nhà máy đóng tàu
Hạ Long năm 2009.
2. Đánh giá thực trạng sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp của công
nhân đóng tàu vận tải biển tại nhà máy đóng tàu Hạ Long.
3. Kết quả áp dụng và sự chấp nhận một số loại khẩu trang và
nút tai phòng chống bụi và tiếng ồn cho công nhân đóng tàu.
Những đóng góp mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp cho công tác chăm sóc
sức khỏe công nhân ngành công nghiệp đóng tàu, một ngành mới
đang trên đà phát triển.
Luận án cung cấp những số liệu phản ánh trung thực môi trường
lao động (có 81,6% số mẫu đo nhiệt độ không khí, 64,6% số mẫu đo
chỉ số WBGT và 86,6% mẫu đo tiếng ồn vượt giới hạn cho phép của
TCVSLĐ; hàm lượng bụi toàn phần ở hầu hết các phân xưởng đóng
tàu cao hơn mức cho phép của TCVSLĐ từ 3- 4 lần. Tỷ lệ silic tự do
trong bụi hô hấp dao động từ 3,2% đến 27,2%), tỷ lệ bệnh tật, tình
trạng sức khỏe ở người lao động trực tiếp với sự khác biệt đáng kể so
với nhóm đối chứng là lao động gián tiếp.
Luận án đã lựa chọn và khuyến cáo nhà máy đóng tàu nên dùng
phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với nhân trắc người Việt Nam là
khẩu trang SP52 và nút tai 3S của Đài Loan trong quá trình lao động.
Bố cục của luận án:
- Nội dung của luận án được trình bày trong 131 trang, gồm 4
chương chính; đặt vấn đề 2 trang; Chương 1- Tổng quan 32 trang (1
sơ đồ); Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang (6
bảng, 1 sơ đồ); Chương 3- Kết quả nghiên cứu 47 trang (50 bảng, 12
biểu đồ); Chương 4- Bàn luận 29 trang; Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1
trang. Tham khảo 157 tài liệu (42 tài liệu tiếng Việt và 115 tài liệu
tiếng Anh) và phụ lục.
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
Công nhân đóng tàu phải lao động trong môi trường có nhiều yếu
tố bất lợi: nhiệt độ và độ ẩm cao, tiếng ồn, bụi silic và các hơi khí
độc như CO, CO2, SO2... Sự tác động phối hợp của các yếu tố nguy
hại kết hợp với lao động nặng nhọc, nhịp độ lao động khẩn trương đã
gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe và là nguy cơ gây ra
những bệnh nghề nghiệp và liên quan đến nghề nghiệp
Xu L. và cs. (2011) nghiên cứu tình trạng rối loạn cơ xương nghề
nghiệp ở 1.570 công nhân đóng tàu so sánh với 253 nhân viên hành
chính (nhóm chứng) thấy rối loạn cơ xương chủ yếu ở vùng cổ, thắt
lưng và vai (58,0%; 54,6% và 44,3%) và có sự khác biệt đáng kể
giữa các nhóm công việc (p<0,05). Tình trạng rối loạn cơ xương ở
vùng cổ, thắt lưng và vai có liên quan với tuổi và thời gian lao động.
Hoàng Thị Hiếu (2007) nghiên cứu cơ cấu bệnh ngoài da ở công
nhân Nhà máy đóng tầu Hạ Long trong hai năm 2005- 2006 thấy tỷ
lệ mắc bệnh ngoài da của nhóm nghiên cứu là 27,8%, trong đó nhóm
sản xuất trực tiếp có tỷ lệ mắc là 29,2%; nhóm sản xuất gián tiếp là
18,9%; nhóm trực tiếp có nguy cơ mắc bệnh ngoài da cao gấp 1,8 lần
so với nhóm gián tiếp (p<0,01). Vị trí xuất hiện tổn thương ngoài da
chủ yếu là ở tay chiếm 90,1%; sau đó là ở mặt và cổ chiếm 44,1%.
Công nhân gõ gỉ, làm sạch vỏ tàu có tỷ lệ mắc bệnh ngoài da cao
nhất (42%), tiếp theo là thợ lắp ráp (39,7%), thợ hàn cắt hơi 38,4%.
Ngành công nghiệp đóng tàu là ngành có tỷ lệ cao về tai nạn lao
động. Theo Birgham C. R. (1985), tại bang Maine của Mỹ, tỷ lệ tai
nạn lao động chiếm tới 35%.
Nghiên cứu của Phan Tuấn (1995) cho thấy tỷ lệ điếc nghề nghiệp
(ĐNN) trong ngành đóng tàu tại Hải Phòng là 9,64%, trong đó ĐNN
loại nhẹ là 35,43%; loại vừa là 29,13% và loại nặng là 18,11%.
4
Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2007) nghiên cứu trên 150 công nhân
tiếp xúc với tiếng ồn thấy ĐNN tập trung nhiều ở các phân xưởng
(PX) Vỏ tàu có 14 người (19,7%), PX máy và trang trí có 8 người
(10,1%). Trong số 22 trường hợp mắc bệnh ĐNN, 11 trường hợp
thiếu hụt thính lực ở mức “nghe kém nhẹ” giảm sức nghe từ 15-
35%, chiếm tỷ lệ 50%; 8 trường hợp thiếu hụt thính lực ở mức “nghe
kém vừa” giảm sức nghe từ 36- 55%, chiếm tỷ lệ 36% và có 3
trường hợp có tỷ lệ thiếu hụt thính lực ở mức “nghe kém nặng”, giảm
sức nghe từ 56 - 75 %, chiếm tỷ lệ 14%.
Lương Minh Tuấn (2005) nghiên cứu trên nhóm nguy cơ cao tại
các phân xưởng Công ty đóng tàu Hồng Hà cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
bụi phổi-silic (BBPSi) (1/0p) là 1,4% và nghi ngờ (0/1p) là 18,6%, tỷ
lệ mắc BBPSi tăng theo tuổi nghề với r=0,78; p<0,01.
Công nhân ngành đóng tàu phải lao động nặng nhọc, sử dụng các
thiết bị, dụng cụ rung xóc cục bộ trong điều kiện môi trường bất lợi,
thường xuyên phải tiếp xúc với cường độ tiếng ồn, nồng độ bụi vượt
giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ). Do
vậy, công nhân đóng tàu có nguy cơ bị mắc các bệnh nghề nghiệp và
tính chất nghề nghiệp như rối loạn cơ xương, bệnh da nghề nghiệp,
đặc biệt là BBPSi và bệnh ĐNN. Vì vậy, để phòng chống BNN cho
người lao động cần phối hợp tổng thể các biện pháp: kỹ thuật công
nghệ, bảo hộ lao động (BHLĐ), tổ chức lao động hợp lý, chăm sóc
sức khỏe và tuyên truyền, giáo dục ý thức vệ sinh lao động
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Môi trường lao động
Các yếu tố bất lợi trong MTLĐ: vi khí hậu, tiếng ồn, rung, nồng
độ bụi, hơi khí độc... tại các phân xưởng đóng tàu.
5
2.1.2. Công nhân đóng tàu
- Nhóm trực tiếp sản xuất (TTSX): gồm công nhân ở các PX Vỏ
tàu, Thiết bị, trang bị, Làm sạch và sơn, Ống tàu, Điện tàu, Trang
trí...
- Nhóm gián tiếp sản xuất (GTSX): gồm cán bộ, viên chức ở các
bộ phận hành chính quản trị, văn phòng, kinh doanh...
* Nghiên cứu can thiệp: hai nhóm:
- Nhóm can thiệp: gồm 240 công nhân
+ 120 công nhân sử dụng thử các loại khẩu trang: SP 52 (Đài
Loan); 3M 8247 (Mỹ) và Willson (Mỹ).
+ 120 công nhân sử dụng thử các loại nút tai: 3M 1110 (Mỹ); 3M
1270 (Mỹ) và 3S (Đài Loan).
- Nhóm đối chứng: gồm 240 công nhân đóng tàu vẫn sử dụng các
trang bị bảo vệ cá nhân của nhà máy.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nhà máy đóng tàu Hạ Long tại phường Giếng Đáy, Thành phố Hạ
Long, Quảng Ninh.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành trong 30 tháng (01/2009 - 6/2011).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp với nghiên cứu
can thiệp, dựa trên các số liệu định lượng và định tính.
- Cỡ mẫu: tính cỡ mẫu nghiên cứu mô tả và can thiệp.
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu
* Đặc điểm môi trường lao động và điều kiện lao động:
- Môi trường lao động:
+ Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, nhiệt độ
WBGT.
+ Cường độ chiếu sáng, tiếng ồn, rung.
6
+ Nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp và hàm lượng silic tự do
trong bụi hô hấp và một số hơi khí độc.
- Đặc điểm điều kiện lao động và công tác bảo hộ lao động.
* Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và bệnh nghề nghiệp:
- Chiều cao, cân nặng, BMI và phân loại sức khỏe.
- Cơ cấu bệnh tật: nội khoa, ngoại khoa, mắt, tai mũi họng, răng
hàm mặt
- Tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp.
- Bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp và điếc nghề nghiệp.
- Tình hình tai nạn lao động.
* Hiệu quả của các biện pháp can thiệp.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố môi trường lao động
Các yếu tố môi trường lao động được xác định theo thường qui kỹ
thuật Y học lao động- Vệ sinh môi trường của Viện Y học lao động
và Vệ sinh môi trường (2002). Đánh giá kết quả, phân tích đo đạc, áp
dụng theo Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ- BYT.
2.2.4. Phương pháp khảo sát điều kiện lao động
Điều kiện lao động của công nhân đóng tàu được điều tra bằng
bảng câu hỏi phỏng vấn.
2.2.5. Phương pháp khảo sát tình trạng sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật,
bệnh nghề nghiệp và liên quan đến nghề nghiệp
- Khám lâm sàng: toàn diện, hệ thống theo bệnh án mẫu.
- Các chỉ số thông khí phổi được đo bằng máy hô hấp kế tự động
Autospiropal của hãng Minato (Nhật Bản).
- Phân nhóm bệnh và cơ cấu bệnh theo Thông tư số 13/2007/TT-
BYT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Hồi cứu nguyên nhân và mức độ thương tích do tai nạn lao động
của công nhân từ năm 2006- 2010.
- Phân loại sức khỏe theo quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày
15/8/1997 của Bộ Y tế.
7
- Tình trạng rối loạn cơ xương của công nhân đóng tàu được xác
định bằng bảng câu hỏi theo Thường quy kỹ thuật Y học lao động-
Vệ sinh môi trường (2002).
- Phương pháp chẩn đoán bệnh bụi phổi- silic bằng X quang phổi.
Đọc theo phương pháp một lần, hội chẩn các chuyên gia, so sánh với
phim mẫu của ILO.
- Xác định mức độ giảm thính lực: dựa theo bảng tính của Fowler-
Sabine (từng tai). Xác định mức độ ĐNN theo tiêu chuẩn ISO:
2.2.6. Triển khai các biện pháp can thiệp
- Tổ chức truyền thông và hướng dẫn sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân (nút tai, khẩu trang).
- Áp dụng thử một số loại phương tiện bảo vệ cá nhân:
- Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành trước và sau can thiệp
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Các số liệu, thông tin thu thập được đảm bảo bí mật và chỉ sử
dụng cho nghiên cứu, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
- Khi phát hiện các trường hợp bệnh hiểm nghèo, bệnh nghề
nghiệp thì thông báo cho đối tượng và Trạm Y tế để có biện pháp
điều trị kịp thời.
2.2.8. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo phương pháp y- sinh học trên máy
tính theo chương trình SPSS for Window 16.05.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm môi trƣờng và điều kiện lao động tại Nhà máy
đóng tàu Hạ Long
3.1.1. Kết quả khảo sát vi khí hậu
Số mẫu đo nhiệt độ không khí không đạt TCVSLĐ ở các PX đóng
tàu là 81,6%. Độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí ở hầu hết
các PX đóng tàu đều đạt TCVSLĐ.
8
3.1.2. Kết quả khảo sát cường độ chiếu sáng và tiếng ồn
Hầu hết các PX đóng tàu đều có cường độ chiếu sáng đạt
TCVSLĐ (>100 lux). Có 86,6% mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ.
3.1.3. Kết quả khảo sát vận tốc rung
Các PX có số mẫu đo vận tốc rung của các dụng cụ cầm tay vượt
TCVSLĐ nhiều là PX Trang trí (100%), Làm sạch và sơn (35,7%),
Thiết bị, trang bị (26,7%).
3.1.4. Kết quả xác định nồng độ bụi
Hàm lượng silic tự do trong bụi hô hấp ở các PX đóng tàu tương
đối cao: từ 3,2% đến 27,2%. Nồng độ bụi toàn phần và hô hấp ở hầu
hết các PX cao hơn TCVSLĐ từ 3- 4 lần.
3.1.5. Kết quả khảo sát hơi khí độc
- Có 25,4%- 26,2% số mẫu đo khí CO không đạt TCVSLĐ.
- Các mẫu đo nồng độ khí CO2, Benzene, Toluene, Xylen, H2S và
SO2 ở một số PX đóng tàu đều đạt TCVSLĐ.
3.1.6. Kết quả khảo sát điều kiện lao động
- Đa số công nhân được cấp phát phương tiện bảo hộ cá nhân 1 và
2 lần trong một năm (62,8% và 29,6%); chất lượng phương tiện bảo
hộ ở mức trung bình (73,9%) và phù hợp với công việc (74,9%).
- Có 12,5% và 15,4% số công nhân cho rằng phương tiện bảo hộ
cá nhân kém chất lượng và không phù hợp với công việc.
3.2. Tình hình sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của công nhân Nhà
máy đóng tàu Hạ Long
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đa số đối tượng là nam giới (77,5%), nữ giới là 22,5%. Các nhóm
nghề chiếm tỷ lệ cao là phun hạt mài, gõ rỉ, phun cát, xúc hạt mài
(33,0%); Thợ hàn, sơn, mài, rèn (27,1%) và lắp ráp vỏ tàu, hoả
công (24,1%).
9
3.2.2. Tình hình sức khỏe của công nhân đóng tàu
24.1
22.2
49.1
50.9
21.9
27
4.3
0 0.5
0
0
10
20
30
40
50
60
Tỷ lệ (%)
Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V
TTSX
GTSX
Biểu đồ 3.1. Phân loại sức khỏe ở công nhân đóng tàu.
3.2.3. Cơ cấu bệnh tật của công nhân đóng tàu
Kết quả nghiên cứu sức khỏe: tỷ lệ bệnh nội khoa, răng hàm mặt,
tai mũi họng, mắt và da liễu ở nhóm TTSX cao hơn so với nhóm
GTSX, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR= 1,71- 2,79 (p<0,01-
0,001).
Tỷ lệ THA ở nhóm TTSX (7,9%) cao hơn so với nhóm GTSX
(3,9%) với OR= 2,12 (p<0,05). Tỷ lệ viêm phế quản mạn tính ở
nhóm TTSX (14,6%) cao hơn so với nhóm GTSX (9,6%) với OR=
1,62 (p<0,05). BBPSi và lao chỉ gặp ở nhóm TTSX. Tỷ lệ viêm họng
mạn tính và viêm amian mạn tính ở nhóm TTSX cao hơn so với
nhóm GTSX (p<0,01- 0,001). Tỷ lệ viêm kết mạc, mộng thịt ở nhóm
TTSX cao hơn so với nhóm GTSX với OR= 2,31- 2,83 (p<0,05). Tỷ
lệ sạm da và viêm da tiếp xúc ở nhóm TTSX cao hơn so với nhóm
GTSX với OR= 3,87- 5,97 (p<0,05) (bảng 3.20- 3.25).
10
3.2.4. Tai nạn lao động của công nhân đóng tàu
Trong 5 năm (2006- 2010) có 152 trường hợp tai nạn lao động
(16,1%). Tỷ lệ tai nạn lao động nhiều nhất là ở PX Thiết bị, Ống tàu,
Điện, Triền đà (54,9%), ít nhất là ở PX Làm sạch và sơn (3,8%).
Bảng 3.28. Nguyên nhân gây tai nạn lao động.
Nguyên
nhân
PX Vỏ
tàu
(n= 57)
PX Làm
sạch và
sơn; Trang
trí (n= 16)
PX Thiết
bị, Ống tàu,
Điện, Triền
đà (n=144)
Tổng số
(n= 152)
Lỗi nghề
nghiệp
SL 28 9 38 75
(%) 49,1 56,3 48,1 49,3
Sơ suất
nghề nghiệp
SL 12 2 15 29
(%) 21,1 12,5 19,0 19,1
Rủi ro nghề
nghiệp
SL 17 5 26 48
(%) 29,8 31,3 32,9 31,6
p>0,05 152
Đa số là tai nạn lao động mức độ nhẹ (86,9%); có 13,2% trường hợp
tai nạn lao động nặng và không có tai nạn lao động chết người.
3.3. Kết quả nghiên cứu bệnh nghề nghiệp của công nhân đóng
tàu
3.3.1. Tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp
Trong 12 tháng, có 48,3% công nhân đóng tàu có RLCX. Tỷ lệ
RLCX tăng theo tuổi đời và tuổi nghề. Tỷ lệ RLCX nghề nghiệp cao
nhất là ở nhóm thợ cắt hơi (69,4%), tiếp đến là nhóm thợ phun hạt mài
(52,2%), thợ hàn (50,8%) và thấp nhất là nhóm gia công vỏ tàu (46,1%)
(bảng 3.30- 3.32).
11
3.3.2. Chức năng hô hấp và bệnh bụi phổi- silic nghề nghiệp
Bảng 3.34. Các hội chứng rối loạn thông khí phổi ở công nhân đóng tàu.
Hội chứng
TTSX (n= 945) GTSX (n= 230) Tổng số (n=1175)
SL (%) SL (%) SL (%)
RLTK 213 22,5 16 7,0 229 19,5
OR= 3,89 (2,29- 6,61); p<0,001
Tắc nghẽn 159 16,8 13 5,7 172 14,6
Hạn chế 46 4,9 3 1,3 49 4,2
Hỗn hợp 8 0,8 0 0 8 0,7
Tỷ lệ RLTK phổi ở nhóm 30 tuổi (41,9%) và tuổi nghề 10 năm
(44,5%) cao hơn so với nhóm <30 tuổi (12,1%) và tuổi nghề <10
năm (12,4%), sự khác biệt có ý nghĩa với OR= 5,24 và 5,66
(p<0,001).
5.3
2.9
2.1
0.7
2.8
0
0
10
Tỷ lệ (%)
PX Vỏ tàu PX Làm sạch, sơn;
Trang trí
PX Thiết bị, Ống
tàu, Điện, Triền đà
0/1 p >=1/0p
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp ở công nhân trực
tiếp sản xuất
12
Tỷ lệ BBPSi nghề nghiệp ở công nhân TTSX tăng theo tuổi đời
và tuổi nghề, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ
BBPSi cao nhất là ở nhóm thợ hàn (10,5%), tiếp đến là nhóm thợ
phun hạt mài (3,5%), còn các nhóm nghề khác chiếm tỷ lệ thấp.
3.3.3. Bệnh điếc nghề nghiệp
Bảng 3.42. Tỷ lệ điếc nghề nghiệp ở công nhân trực tiếp sản xuất
theo phân xưởng.
Điếc
nghề
nghiệp
PX Vỏ tàu
(n= 380)
PX Làm sạch
và sơn; Trang
trí (n= 421)
PX Thiết bị, Ống
tàu, Điện, Triền
đà (n= 144)
Tổng số
(n= 945)
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
Tỷ lệ
ĐNN
9 2,4 22 5,2 5 3,5 36 3,8
p>0,05
Tỷ lệ ĐNN ở công nhân TTSX tăng theo tuổi đời và tuổi nghề, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ ĐNN cao nhất là ở
nhóm thợ phun hạt mài (6,1%), tiếp đến là cắt hơi (5,6%), còn các
nhóm nghề khác chiếm tỷ lệ thấp, nhưng sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) (bảng 3.43- 3.45)
3.4. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp
3.4.1. Xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp
Các biện pháp can thiệp chính được triển khai là: tổ chức quản lư,
sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân, tổ chức TTGDSK cho công
nhân và áp dụng thử phương tiện bảo hộ cá nhân.
3.4.2. Kết quả của một số biện pháp can thiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp, tỷ lệ công nhân có
kiến thức về sử dụng khẩu trang và nút tai mức tốt và khá ở nhóm
can thiệp (28,8% và 52,9%) cao hơn so với nhóm chứng (10,0% và
51,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
13
Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân có thái độ tích cực đối với việc sử
dụng khẩu trang và nút tai ở nhóm can thiệp (35,0%) cao hơn so với
nhóm chứng (16,7%). Tỷ lệ công nhân cho rằng Ban ATLĐ luôn sẵn
có khẩu trang và nút tai để cung cấp và khi khẩu trang và nút tai bị
hỏng, được Ban ATLĐ cấp, đổi ngay ở nhóm can thiệp (79,2% và
75,4%) cao hơn so với nhóm chứng (66,3% và 57,9%). Tỷ lệ công
nhân thực hành sử dụng khẩu trang và nút tai tốt ở nhóm can thiệp
(36,7%) cao hơn so với nhóm chứng (17,9%), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,01.
Bảng 3.50. Sự phù hợp của khẩu trang và nút tai áp dụng thử.
Sự
phù hợp
Loại khẩu trang thử nghiệm Loại nút tai thử nghiệm
3M
8247
(n= 40)
Willson
(n= 40)
SP 52
(n= 40)
3M
1100
(n= 40)
3M
1270
(n= 40)
3S
(n= 40)
Phù hợp
SL 28 36 39 29 26 36
(%) 70,0 90,0 97,5 72,5 65,0 90,0
Tương
đối phù
hợp
SL 10 3 1 9 8 4
(%) 25,0 7,5 2,5 22,5 20,0 10,0
Không
phù hợp
SL 2 1 0 2 6 0
(%) 5,0 2,5 0 5,0 15,0 0
p<0,05 p<0,05
Bảng 3.50 cho thấy:
- Loại khẩu trang chống bụi SP 52 là phù hợp nhất (97,5%). Lý do
phù hợp là chống được bụi và thoải mái khi đeo.
- Loại nút tai chống ồn 3S của Đài Loan được cho là phù hợp nhất
(90,0%). Lý do phù hợp có tác dụng chống ồn, vừa lỗ tai, sử dụng
thấy thoải mái, không gây đau tai.
14
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm môi trƣờng và điều kiện lao động của công nhân
đóng tàu
4.1.1. Đặc điểm môi trường lao động của công nhân đóng tàu
4.1.1.1. Đặc điểm vi khí hậu
Kết quả khảo sát chỉ số WBGT cho thấy 64,6% số mẫu đo có
không đạt TCVSLĐ. Các PX Ống tàu (80,0%); Điện tàu, khí công
nghiệp (75,8%) và Trang trí (72,0%) có số mẫu đo chỉ số WBGT
không đạt TCVSLĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với số liệu nghiên cứu của Hoàng Thị Hiếu (2007), Nguyễn Trinh
Hương (2010).
4.1.1.2. Tiếng ồn
Qua nghiên cứu thấy ở các PX đóng tàu, cường độ tiếng ồn tại các
vị trí lao động đạt tới 99,9 dBA. Có 86,6% mẫu đo tiếng ồn vượt
TCVSLĐ, đặc biệt là các PX Làm sạch và sơn (100%), Trang trí
(100%), Vỏ tàu (92,9%), Thiết bị và trang bị (88,0%). Các PX ít bị ô
nhiễm tiếng ồn hơn là Triền đà (62,5%), Máy tàu (77,1%). Kết quả
này cũng tương tự như nhận xét của Lương Minh Tuấn (2005): tiếng
ồn ở PX sản xuất oxy là 91,3 4,93 dBA, ở trong cabin tàu 1000 tấn
là 99,5 4,1 dBA, ở PX Vỏ tàu là 93,5 4,1 dBA.
4.1.1.3. Hơi khí độc
Qua nghiên cứu thấy có 25,4%- 26,2% số mẫu đo khí CO không
đạt TCVSLĐ. Mặc dù nồng độ khí CO trong các PX đóng tàu không
cao, nhưng cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người lao động.
Khi bị phơi nhiễm khí CO, nó sẽ chiếm vị trí của oxy trong phân tử
hemoglobin dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu và thiếu oxy mô mạn
tính..., có thể gặp các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, ăn không
ngon, ho, khó thở Các hơi khí khác như Benzene, Toluene, Xylen,
H2S và SO2 đều trong giới hạn bình thường.
15
4.1.1.4. Mức độ ô nhiễm bụi
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ bụi toàn phần ở hầu hết các
PX đóng tàu đều cao hơn TCVSLĐ từ 3- 4 lần. Nồng độ bụi toàn
phần ở PX Trang trí trong ca lao động là 15,4 5,7 mg/m3, vượt
TCVSLĐ tới 7,6 lần. Hầu hết các mẫu đo nồng độ hô hấp ở các PX
đóng tàu cũng vượt TCVSLĐ: PX Trang trí (100%), Làm sạch và
sơn (77,5%). PX Trang trí có nồng độ bụi toàn phần vượt TCVSLĐ
tới 7,8 lần .
Lương Minh Tuấn (2005) nghiên cứu tại công ty đóng tàu Hồng
Hà: những nơi có nhiều mẫu đo nồng độ bụi vượt TCVSLĐ là nơi
sản xuất oxy (33,33%) và PX Vỏ tàu (80,0%) và nồng độ bụi cao
nhất ở các PX sản xuất đã vượt TCVSLĐ từ 1,5- 4 lần.
Như vậy, công nhân đóng tàu phải tiếp xúc với nhiều yếu tố bất
lợi trong môi trường lao động: nhiệt độ cao, tiếng ồn và đặc biệt là
nồng độ bụi cao, vượt TCVSLĐ nhiều lần. Đây là nguyên nhân dẫn
đến suy giảm sức khỏe, khả năng lao động của người lao động và
dẫn đến các bệnh nghề nghiệp.
4.1.2. Đặc điểm điều kiện lao động của công nhân đóng tàu
4.1.2.1. Điều kiện lao động của công nhân đóng tàu
Thực tế nghiên cứu cho thấy hầu hết công nhân đóng tàu lao động
trong điều kiện không thuận lợi (94,6%). Vị trí lao động thường
xuyên của công nhân là ngoài trời (59,3%), trong hầm tàu (43,7%),
trong buồng kín (36,3%) và khu vực làm việc chật hẹp (43,0%). Đặc
biệt là các PX Làm sạch, sơn và Trang trí (52,0% làm việc trong hầm
tàu), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
4.1.2.2. Phương tiện bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn lao
động
Chất lượng của phương tiện bảo hộ cá nhân thấy đa số ở mức
trung bình (73,9%) và phù hợp với công việc (74,9%). Có 12,5% và
15,4% số công nhân cho rằng phương tiện bảo hộ cá nhân kém chất
16
lượng và không phù hợp với công việc. Chỉ được cấp phát phương
tiện bảo hộ cá nhân 1 và 2 lần trong một năm (62,8% và 29,6%).
Phương tiện bảo hộ lao động chất lượng chưa cao, ít được cấp phát,
nên đôi lúc người lao động không sử dụng phương tiện bảo hộ cá
nhân. Đây là điều nguy hiểm, vì các yếu tố nguy cơ của môi trường
lao động thường xuyên tác động đến người lao động không chỉ phụ
thuộc vào liều lượng, mà còn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc.
4.2. Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và tai nạn lao động của
công nhân đóng tàu
4.2.1. Tình hình sức khỏe
Trong nghiên cứu này, phân loại sức khỏe công nhân theo quyết
định 1613 BYT/QĐ ngày 15/8/1997 của Bộ Y tế. Kết quả cho thấy
số công nhân có sức khỏe loại II chiếm tỷ lệ cao nhất (49,4%), có
3,9% số công nhân có sức khỏe loại IV, V. Tỷ lệ công nhân sức khỏe
loại IV và V chỉ có ở nhóm TTSX (4,3% và 0,5%).
Điều này cũng tương tự như nhận xét của Lương Minh Tuấn
(2005) nghiên cứu ở công ty đóng tàu Hồng Hà: tỷ lệ công nhân ở
nhóm tiếp xúc độc hại có sức khỏe loại I (19,3%) thấp hơn so với
nhóm đối chứng (47,3%) và sức khỏe loại II (54,8%) lại cao hơn so
với nhóm đối chứng.
4.2.2. Cơ cấu bệnh tật
4.2.2.1. Cơ cấu bệnh nội khoa
* Các bệnh tim mạch:
Qua nghiên cứu thấy các bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao ở công
nhân đóng tàu là tăng huyết áp (7,1%), huyết áp thấp (5,0%). Tỷ lệ
THA ở nhóm TTSX (7,9%) cao hơn so với nhóm GTSX (3,9%) với
OR= 2,12 (p<0,05). Tỷ lệ bệnh tim mạch ở công nhân đóng tàu Hạ
Long tương tự như ở công nhân đóng tàu Công ty Hồng Hà (2,3% ở
nhóm tiếp xúc và 2,2% ở nhóm đối chứng), công nhân nhà máy xi
17
măng Hoàng Thạch (từ 2,54%- 9,80%), công nhân công ty Phân lân
nung chảy Văn Điển (3,38%).
* Các bệnh hô hấp và chức năng hô hấp:
Qua nghiên cứu thấy ở công nhân đóng tàu, bệnh hô hấp chiếm tỷ
lệ cao là viêm phế quản mạn tính (13,6%). Tỷ lệ RLTK tắc nghẽn ở
nhóm TTSX (14,6%) cao hơn so với nhóm GTSX (9,6%) với OR=
1,62 (p<0,05).
Kilburn K. H. và cs. (1989) nghiên cứu trên 145 thợ hàn ở một
xưởng đóng tàu tại Mỹ thấy tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, khó thở,
đau ngực ở những công nhân có thời gian làm nghề hàn >10 năm (và
không hút thuốc) (23,3%; 31,5% và 38,4%) cao hơn so với nhóm
chứng (3,3%; 1,5% và 4,4%). Chinn D. J. và cs. (1990) đánh giá
chức năng hô hấp ở 609 công nhân nhà máy đóng tàu lần thứ nhất
vào năm 1979 và lần thứ hai là sau 7,2 năm thấy các bệnh hô hấp
thường gặp ở công nhân đóng tàu là triệu chứng của viêm phế quản
mạn tính (77 người và 109 người); khó thở tăng lên khi gắng sức (89
người). Giảm chỉ số FEV1 và các chỉ số hô hấp khác/năm có liên
quan đến tuổi tác, và nghề nghiệp: thợ hàn hoặc thợ lắp máy. Các tác
giả cho rằng khói hàn tương tác với thuốc lá và thể tạng dị ứng đã
gây ra suy giảm chức năng hô hấp ở công nhân đóng tàu.
Chúng tôi cho rằng công nhân đóng tàu phải lao động trong môi
trường có ô nhiễm bụi, khí CO, SOx nên tỷ lệ các bệnh hô hấp, đặc
biệt là viêm phế quản mạn tính cũng như rối loạn chức năng thông
khí phổi tăng cao.
4.2.2.2. Cơ cấu bệnh ngoại khoa
Qua nghiên cứu thấy các bệnh ngoại khoa của công nhân đóng tàu
chiếm tỷ lệ thấp (5,2%). Trong nhóm bệnh ngoại khoa, chiếm tỷ lệ
cao là trĩ (1,9%) và thoái hóa khớp (1,3%).
18
4.2.2.3. Cơ cấu bệnh tâm- thần kinh
Mặc dù đa số công nhân đóng tàu ở lứa tuổi trẻ, nhưng do ảnh
hưởng của hơi khí độc và tiếng ồn nên đã có một tỷ lệ nhất định công
nhân có các triệu chứng đau đầu, suy nhược thần kinh.
4.2.2.4. Cơ cấu bệnh tai mũi họng
Kết quả nghiên cứu cho thấy Tỷ lệ viêm họng mạn tính và viêm
amidan mạn tính ở nhóm TTSX (21,1% và 8,1%) cao hơn so với
nhóm GTSX (13,0% và 2,2%) với OR= 1,88 và 3,99 (p<0,01-
0,001). Thiếu hụt thính lực chỉ có ở nhóm TTSX (3,8%). Phù hợp với
nhận xét của Lương Minh Tuấn (2005) nghiên cứu ở Công ty đóng
tàu Hồng Hà: tỷ lệ bệnh mũi- họng ở nhóm tiếp xúc (35,8%) cao hơn
so với nhóm đối chứng (9,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
OR= 5,20; (p<0,001).
4.2.2.5. Cơ cấu bệnh mắt
Các bệnh mắt hay gặp ở công nhân đóng tàu là viễn thị (6,7%),
viêm kết mạc (6,0%), mộng thịt (4,2%) và sẹo giác mạc (2,2%). Tỷ
lệ viêm kết mạc, mộng thịt ở nhóm TTSX (6,8% và 4,8%) cao hơn so
với nhóm GTSX (3,0% và 1,7%) với OR= 2,31- 2,83 (p<0,05).
Chúng tôi cho rằng tỷ lệ bệnh mắt ở công nhân đóng tàu tăng cao có
lẽ là do tác động của bụi đến mắt. Bụi rơi vào mắt gây viêm kết mạc
mắt, các bụi kết mạc có thể gây sẹo giác mạc và phát sinh mộng thịt.
4.2.2.6. Cơ cấu bệnh da liễu
Tỷ lệ sạm da và viêm da tiếp xúc ở nhóm TTSX (4,9% và 5,0%)
cao hơn so với nhóm GTSX (1,3% và 0,9%) với OR= 3,87- 5,97
(p<0,05- 0,01). Chúng tôi cho rằng, ngành sửa chữa, đóng tàu có
công việc gõ gỉ làm sạch vỏ tàu, phải làm việc nhiều trong hầm tàu
vừa kín gió, vừa bụi, nên tỷ lệ mắc bệnh ngoài da cao hơn so với một
số ngành nghề khác.
19
4.2.3. Tai nạn lao động
Trong 5 năm (2006- 2010) có 152 trường hợp tai nạn lao động
(16,1%). Tỷ lệ tai nạn lao động nhiều nhất là ở PX Thiết bị, Ống tàu,
Điện, Triền đà (54,9%), ít nhất là ở PX Làm sạch và sơn; Trang trí
(3,8%). Nguyên nhân gây tai nạn lao động do lỗi nghề nghiệp chiếm
tỷ lệ cao nhất (49,3%), tiếp đến là rủi ro nghề nghiệp (31,6%) và thấp
nhất là sơ suất nghề nghiệp (19,1%). Kết quả này cũng tương tự như
của Nguyễn Bích Diệp và cs. (2008), các công việc gây ra nhiều tai
nạn là công việc của thợ sắt (37,1%), thợ hàn 32,4%), thợ gia công
kết cấu thép (10,5%). Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn lao
động là bị các vật va đập, đè (75,3%), do vật nóng (máy hàn, phun
cát, điện) (7,5%), ngã từ trên cao 9,4%. Đa số các vết thương là vết
thương phần mềm (67,9%), gãy, rạn xương (9,4%), bỏng (7,5%). Các
tai nạn chấn thương nặng và khá nặng chiếm đa số (69,6%).
4.3. Một số bệnh nghề nghiệp của công nhân đóng tàu
4.3.1. Tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp
Các vị trí đau mỏi cơ xương nhiều là vùng gáy (31,7%), bả vai
(30,3%), khuỷu tay (26,6%), nửa dưới của lưng (26,1%) và cổ tay,
bàn tay (15,6%). Tỷ lệ RLCX ở nhóm TTSX (50,9%) cao hơn so với
nhóm GTSX (37,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR= 1,73
(p0,05).
Xu L. và cs. (2011) nghiên cứu tình trạng rối loạn cơ xương nghề
nghiệp ở 1.570 công nhân đóng tàu so sánh với 253 nhân viên hành
chính (nhóm chứng) thấy rối loạn cơ xương chủ yếu ở vùng cổ, thắt
lưng và vai (58,0%; 54,6% và 44,3%) và có sự khác biệt đáng kể
giữa các nhóm công việc (p<0,05). Lao động nữ có tỷ lệ rối loạn cơ
xương ở cổ và vai cao hơn so với các công nhân nam (p<0,05). Tình
trạng rối loạn cơ xương ở vùng cổ, thắt lưng và vai có liên quan với
tuổi và thời gian lao động.
20
Tỷ lệ RLCX nghề nghiệp cao nhất ở nhóm thợ cắt hơi (69,4%),
nhóm thợ phun hạt mài (52,2%), thợ hàn (50,8%) và thấp nhất là
nhóm gia công vỏ tàu (46,1%). Tỷ lệ đau mỏi gáy (66,7%), bả vai
(52,8%), khuỷu tay (55,6%), cổ tay/bàn tay (47,2%), nửa trên của
lưng (41,7%), nửa dưới của lưng (55,6%) và một hoặc hai đùi
(36,1%) của nhóm thợ cắt hơi cao hơn so với các nhóm nghề khác,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05- 0,01. Chúng tôi cho
rằng nhóm thợ cắt hơi hay phải sử dụng máy khoan hơi, máy mài,
máy cắt nên có tỷ lệ rối loạn cơ xương cao và tiếp xúc lâu dài có thể
dẫn đến bệnh rung chuyển nghề nghiệp.
4.3.2. Bệnh bụi phổi- silic nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BBPSi nghề nghiệp ở công
nhân TTSX là 5%. Trong đó PX Vỏ tàu (8,2%), PX Làm sạch, sơn,
Trang trí (2,9%) và PX Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (2,8%); với
p<0,01 (bảng 3.38). Tỷ lệ mắc BBPSi của công nhân đóng tàu Hạ
Long (5%) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây ở Xí nghiệp
Liên hiệp đóng tàu Ba Son năm 2000 (15,0%). Lương Minh Tuấn
(2005) cũng thấy rằng số người mắc BBPSi và nghi ngờ mắc BBPSi
đều tập trung ở hai phân xưởng Vỏ tàu (64,3%) và Oxy- trang trí
(35,7%).
4.3.3. Bệnh điếc nghề nghiệp ở công nhân đóng tàu
Tỷ lệ ĐNN cao nhất là ở nhóm thợ phun hạt mài (6,1%), tiếp đến
là cắt hơi (5,6%), thợ hàn (3,9%), lắp ráp vỏ tàu (1,8%), gia công vỏ
tàu (1,3%), không gặp trường hợp ĐNN nào ở nhóm thợ điện và
phóng dạng, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05),
(bảng 3.43- 3.45). Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2007) thấy bệnh ĐNN
ở công nhân đóng tàu tăng theo tuổi đời và tuổi nghề. Đối với tuổi
đời, tỷ lệ cao tập trung ở lớp tuổi từ 31- 40 năm. Đối với tuổi nghề, tỷ
lệ cao nhất tập trung ở lớp tuổi nghề từ 11-20 năm.
21
Tóm lại, mặc dù hầu hết công nhân đóng tàu có sức khỏe loại I, II
(73,1%), chỉ có 3,9% số công nhân có sức khỏe loại IV và V. Nhưng
đã có một tỷ lệ nhất định công nhân TTSX mắc các bệnh nghề nghiệp
(BBPSi: 5,0%; ĐNN: 3,8%). Điều này chứng tỏ ảnh hưởng bất lợi
của bụi và tiếng ồn là đặc thù trong môi trường lao động của công
nhân đóng tàu.
4.4. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp
4.4.1. Thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng khẩu trang và
nút tai
Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân có kiến thức, thái độ và thực hành
về sử dụng khẩu trang và nút tai đã được cải thiện hơn so với nhóm
chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.47- 49).
4.4.2. Thay đổi khả năng tiếp cận với khẩu trang và nút tai
Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân cho rằng Ban ATLĐ luôn sẵn có
khẩu trang và nút tai để cung cấp và khi khẩu trang và nút tai bị
hỏng, được Ban ATLĐ cấp, đổi ngay ở nhóm can thiệp (79,2% và
75,4%) cao hơn so với nhóm chứng (66,3% và 57,9%), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Sự thay đổi này chủ yếu là do công nhân được sử dụng khẩu trang
và nút tai phù hợp.
- Đối với 3 loại khẩu trang chống bụi được áp dụng thử thì loại
khẩu trang chống bụi SP 52 là phù hợp nhất (97,5%). Lý do chủ yếu
là do hai loại khẩu trang còn lại không phòng chống được hết bụi, khi
đeo bị hở nhiều (bảng 3.50).
- Đối với 3 loại nút tai chống ồn được áp dụng thử thì loại nút tai
chống ồn 3S của Đài Loan được cho là phù hợp nhất (90,0%).
Lý do chủ yếu là hai loại nút tai còn lại to quá, không vừa lỗ tai,
dễ bị tuột.
Như vậy, sau khi được truyền thông giáo dục an toàn lao động,
kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng khẩu trang và nút tai của công
22
nhân đóng tàu đã được cải thiện. Nhờ sử dụng loại khẩu trang và nút
tai phù hợp nên tỷ lệ công nhân sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân
từ 75%- 100% thời gian lao động đã tăng lên đáng kể.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu môi trường điều kiện lao động tại 9 phân xưởng
sản xuất và tình hình sức khỏe của 945 công nhân đóng tàu vận tải
biển lao động trực tiếp tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long, có một số kết
luận như sau:
1. Công nhân phải làm việc và chịu phơi nhiễm các yếu tố bất
lợi trong môi trƣờng lao động ở nhiều vị trí sản xuất của nhà
máy đóng tàu Hạ Long.
- Phơi nhiễm nhiệt: 81,6% số mẫu đo nhiệt độ không khí, 64,6%
số mẫu đo chỉ số WBGT và 86,6% mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ.
- Phơi nhiễm bụi: hàm lượng bụi toàn phần ở hầu hết các phân
xưởng cao hơn TCVSLĐ từ 3- 4 lần. Tỷ lệ silic tự do trong bụi hô
hấp dao động từ 3,2% đến 27,2%.
- Phơi nhiễm khí thải CO: có 26,2% số mẫu đo nồng độ khí CO
vượt TCVSLĐ. Các hơi khí độc khác như benzen, toluen , xylen,
hydro sulfua và sunfua dioxit đều ở trong giới hạn cho phép.
- Phơi nhiễm tiếng ồn công nghiệp: 86,8% các mẫu khảo sát tiếng
ồn không đạt TCVSLĐ. Phơi nhiễm rung cục bộ bởi các thiết bị rung
cầm tay: 35% mẫu khảo sát không đạt TCVSLĐ.
- Tư thế làm việc, không gian làm việc của hầu hết công nhân
không thuận lợi, gây cảm giác khó chịu. Còn một tỷ lệ đáng kể công
nhân thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân (25,6%) và chưa
phù hợp về sử dụng (74,5%)
23
2. Tình trạng sức khỏe của công nhân bị ảnh hƣởng của môi
trƣờng lao động, tỷ lệ sức khỏe tốt thấp, phát sinh một số bệnh
nghề nghiệp.
- Các nhóm bệnh gặp nhiều ở công nhân đóng tàu là nội khoa
(43,7%), răng hàm mặt (41,9%), tai mũi họng (33,9%), mắt (21,3%)
và da liễu (16,4%). Tỷ lệ bệnh nội khoa, răng hàm mặt, tai mũi họng,
mắt và da liễu ở nhóm trực tiếp sản xuất cao hơn so với nhóm gián
tiếp sản xuất (OR= 1,71- 2,79; p<0,01- 0,001).
- Đa số công nhân (73,1%) có sức khỏe loại I và II. Các bệnh
nghề nghiệp ở công nhân đóng tàu là bệnh bụi phổi- silic nghề
nghiệp (5,0%), điếc nghề nghiệp (3,8%) và rối loạn cơ xương nghề
nghiệp (48,3%).
- Trong 5 năm (2006- 2010) có 152 trường hợp tai nạn lao động
(16,1%). Nguyên nhân gây tai nạn lao động chủ yếu là do lỗi nghề
nghiệp (49,3%) và tai nạn lao động mức độ nhẹ (86,9%).
- Bệnh bụi phổi- silic chiếm tỷ lệ cao ở nhóm công nhân hàn
(10,5%) và phun hạt mài (3,5%). Điếc nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao ở
nhóm công nhân phun hạt mài (6,1%) và cắt hơi (5,6%). Rối loạn cơ
xương nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao ở nhóm công nhân cắt kim loại
(69,4%), phun hạt mài (52,2%) và công nhân hàn (50,8%). Tỷ lệ mắc
các bệnh nghề nghiệp nói trên tăng theo tuổi đời và tuổi nghề của
công nhân (p<0,01- 0,001).
3. Can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe và an toàn lao
động đã cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng khẩu
trang và nút tai của công nhân đóng tàu.
- Tỷ lệ công nhân có kiến thức tốt, thái độ tích cực và thực hành
tốt ở nhóm can thiệp (28,8%; 35,0% và 36,7%) cao hơn so với nhóm
chứng (10,0%; 16,7% và 17,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,01.
24
- Tỷ lệ công nhân cho rằng luôn sẵn có khẩu trang và nút tai để
cung cấp và được cấp, đổi ngay ở nhóm can thiệp (79,2% và 75,4%)
cao hơn nhóm chứng (66,3% và 57,9%), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,01.
- Loại khẩu trang và nút tai được công nhân chấp nhận và đánh
giá phù hợp nhất trong sử dụng thực tế là loại SP 52 và 3S của Đài
Loan (97,5% và 90,0%).
KIẾN NGHỊ
1. Tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe và an
toàn lao động cho công nhân, Trạm Y tế và Ban An toàn lao động
của nhà máy cần tăng cường các biện pháp tập huấn vệ sinh lao động
hiệu quả và giám sát sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân để người
lao động nâng cao tính tự giác sử dụng phương tiện trong quá trình
lao động.
2. Cần nghiên cứu chế tạo các loại phương tiện bảo hộ cá nhân
phù hợp với nhân trắc người Việt Nam để người lao động thuận lợi
trong quá trình sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_moi_truong_lao_dong_suc_khoe_benh_nghe_nghiep_va_ket_qua_mot_so_bien_phap_can_th.pdf