Các kiểu địa hình được xác lập trên cơ sở phân tích trắc lượng
hình thái (độ dốc, độ phân cắt ngang và phân cắt sâu), kết hợp công
tác thực địa và tham khảo thêm các dữ liệu về địa chất, đất và thông
tin Viễn thám. Bản đồ địa mạo Nghệ An ở tỉ lệ 1:100.000 được
thành lập với 16 dạng địa hình bóc mòn và 9 dạng địa hình tích tụ
(hình 3.1, quyển chính). Trong đó phần lớn diện tích là địa hình bóc
mòn. Địa hình tích tụ, tích tụ - xâm thực chủ yếu ở khu vực đồng
bằng và xen kẽ dạng dải hẹp không liên tục ở khu vực miền núi
23 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cúu địa mạo sinh thái làm cơ sở định hướng, sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ngày nay, ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới con người đang
phải đối mặt với một vấn đề ngày càng trầm trọng của xung đột môi
trường tạo nên bởi chính sự can thiệp của con người vào tự nhiên
trong quá trình phát triển của mình. Hệ quả của nó là làm càn kiệt
nguồn tài nguyên hiện tại, biến đổi tự nhiên theo hướng tiêu cực, dẫn
tới bối cảnh khó khăn đối với phát triển của các thế hệ tương lai. Một
phần của nguyên nhân là con người còn có nhiều hạn chế trong nhận
thức về tự nhiên để có thể tổ chức các hoạt động của mình cho phù
hợp với tự nhiên, hướng tới phát triển bền vững.
Phát triển bền vững, hài hoà giữa lợi ích kinh tế - môi trường
và xã hội là nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Nghệ
An đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH và Quy hoạch
cho từng ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó
những vấn đề về sinh thái – môi trường và xã hội đã được đề cập
nhưng các giải pháp phát triển chưa thực sự dựa trên những luận cứ
khoa học.
Từ thực tế trên cho thấy, cần thiết phải nghiên cứu thiết lập cơ
sở khoa học cho việc tổ chức sử dụng lãnh thổ hướng tới phát triển
bền vững tỉnh Nghệ An. Vì vậy, NCS chọn đề tài: “Nghiên cúu địa
mạo sinh thái làm cơ sở định hướng, sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh
Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ các điều kiện địa mạo sinh thái (ĐMST) tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ, hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Nghệ An.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về địa mạo sinh thái;
- Phân tích, đánh giá đặc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối tới sự
phân hóa ĐMST tỉnh Nghệ An;
- Phân tích, đánh giá các đặc điểm địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ hợp lý trên cơ sở khoa học
địa lý về phân vùng sinh thái theo hướng hài hòa giữa phát triển và
bảo vệ môi trường.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Địa hình, các quá trình ngoại sinh và các
hệ sinh thái trong mối quan hệ tương tác.
2
- Phạm vi lãnh thổ: đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu đặc điểm ĐMST tỉnh Nghệ An.
5. Luận điểm bảo vệ
- Dưới tác động của các quy luật địa đới, đặc biệt là quy luật phi địa
đới, cùng với hoạt động của con người ngày càng gia tăng đã tạo ra
sự phân hóa sâu sắc về địa mạo và sinh thái trên lãnh thổ Nghệ An.
Trên cơ sở của sự phân hóa này, lãnh thổ Nghệ An được chia thành
5 vùng và 14 tiểu vùng ĐMST với những đặc trưng địa mạo sinh
thái khác nhau.
- Các vùng và tiểu vùng này là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề
xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, khôi phục
các hệ sinh thái và bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững.
6. Những điểm mới của luận án
- Góp phần phát triển cơ sở lý luận nghiên cứu ĐMST - một hướng
nghiên cứu mới ở Việt Nam;
- Xác định được chỉ số ổn định ĐMST Nghệ An;
- Thể hiện kết quả nghiên cứu sự phân hóa ĐMST Nghệ An bằng
bản đồ ĐMST và phân vùng ĐMST ở tỉ lệ 1/200.000 làm cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp mang định
hướng PTBV cho từng đơn vị phân vùng ĐMST.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Ý nghĩa khoa học: Góp phần phát triển hướng nghiên cứu
ĐMST tại Việt Nam; Trên quan điểm chủ đạo là địa lý hệ thống,
làm sáng tỏ bản chất và quá trình biến động của các thành phần tự
nhiên, thực trạng của hoạt động KT-XH và những vấn đề môi
trường có liên quan. Từ đó đề xuất hướng phát triển KT-XH theo
định hướng bền vững. Vì vậy, luận án đã góp phần hoàn thiện thêm
phương pháp luận trong nghiên cứu lãnh thổ phục vụ mục tiêu sử
dụng hợp lý TNTN và BVMT.
Ý nghĩa thực tiễn: Những kiến nghị định hướng bố trí các hoạt
động phát triển theo các đơn vị ĐMST, phân vùng ĐMST là một cơ
sở khoa học đối với các nhà hoạch định chính sách của địa phương
trong quá trình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH
của tỉnh Nghệ An đến năm 2030.
8. Cơ sở tài liệu
8.1. Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên
quan đến luận án
3
Một số nghiên cứu chính:
+ Mai Trọng Thông và nnk. Sử dụng hệ thông tin địa lý và phần
mềm cẩm nang môi trường để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ lập
quy hoạch môi trường. Đề tài cấp Bộ KHCN&MT (2001-2003).
+ Mai Trọng Thông và nnk. Quy hoạch bảo vệ môi trường thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Đề tài cấp tỉnh Nghệ An (2002-2004).
+ Mai Trọng Thông và nnk. Phòng chống, kiểm soát ô nhiễm và
phục hồi môi trường. Kết quả hoạt động P1 của chương trình hợp
tác Việt Nam - Thuỵ Điển về Tăng cường năng lực quản lý đất đai
và môi trường (2005).
+ Lại Huy Anh và nnk. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
ngăn ngừa, hạn chế tác hại lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đề tài cấp tỉnh Nghệ An (2008-2010).
+ Tống Phúc Tuấn và nnk. Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch bảo vệ
môi trường cho đô thị Thái Hòa giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến
những năm tiếp theo. Đề tài cấp tỉnh Nghệ An (2008-2010).
8.2. Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án
+ Số liệu quan trắc định kỳ và bổ sung về chất lượng môi trường hàng
năm của tỉnh Nghệ An do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi
trường thực hiện, năm 2005-2014.
+ 60 tài liệu nghiên cứu về lý luận đánh giá điều kiện tự nhiên vùng
lãnh thổ, lý luận về cách tiếp cận tổng hợp, lý luận về đánh giá
ĐMST, quy hoạch phát triển và quy hoạch môi trường và 37 tài liệu
về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trường; 5 tài liệu luận án liên quan về khu vực nghiên cứu, 5 tài liệu
từ các website.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Các nhân tố thành tạo địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
Chương 3: Đặc điểm địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
Luận án được trình bày trong 143 trang đánh máy, 32 bảng số
liệu, 28 hình vẽ (sơ đồ, bản đồ), 107 danh mục tài liệu tham khảo
bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu địa mạo sinh thái
1.1.1. Khái niệm Địa mạo sinh thái
a). Định nghĩa
Darwin (1881), đề cập đến khía cạnh địa mạo sinh thái khi
nghiên cứu vai trò của giun đất trong thành tạo tầng đất và phát triển
thảm thực vật [Error! Reference source not found.], Cowles H.C
(1899) xem xét mối liên hệ sinh thái của thực vật vùng đụn cát hồ
Michigan [Error! Reference source not found.]. Đây là những tác
giả được xem đặt nền móng cho hướng nghiên cứu khoa học này.
Thuật ngữ ĐMST được các nhà khoa học sử dụng như:
Timofeev D.A (1991), Hupp và nnk (1995), Butler và nnk (1995),
Julie Simard J (2010), Joseph M và nnk (2011), Butler David R
(2013)... và được xác định trong các từ điển Địa lý Nga (năm 2015)
là “... nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình và các quá trình thành
tạo địa hình lên sinh vật, trong đó có con người”[Error! Reference
source not found.]. Tuy còn có khác biệt nhất định, nhưng cơ bản
ĐMST được xem là một chuyên ngành của địa mạo học, sử dụng
cách tiếp cận sinh thái trên nguyên tắc đa ngành và liên ngành,
nhằm hướng tới mục tiêu PTBV.
b). Đối tượng và nhiệm vụ của địa mạo sinh thái
Đối tượng nghiên cứu của ĐMST là mối tương tác giữa các hệ
địa mạo với các điều kiện sống và hoạt động của xã hội loài người
(nói rộng ra là hoạt động của thế giới sinh vật, trong đó có con
người).
ĐMST có 2 nhiệm vụ:
1). Phân tích trạng thái của các hệ địa mạo và những thay đổi
của chúng do tác động của các quá trình tự nhiên và nhân sinh,
nhanh và chậm đến các hệ này. Giải quyết nhiệm vụ này giúp giải
thích cấu tạo và sự phát triển của các hệ địa mạo có quy mô khác
nhau và đưa ra các mối liên hệ giữa các hệ địa mạo với môi trường
bao quanh, trong đó có hoạt động của con người.
2). Phân tích trạng thái và sự thay đổi của hệ sinh thái do đặc
tính và sự biến động của hệ địa mạo. Với thông tin về cấu trúc hệ
thống, cho phép xác định loại hình và mức độ tác động của con
5
người vào hệ thống và ảnh hưởng ngược lại của hệ thống lên chính
chất lương sống của con người.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về địa mạo sinh thái
a. Trên thế giới
Các nghiên cứu sự chi phối của địa hình đến quá trình phát
triển sinh giới, hoặc ngược lại tác động của sinh giới đến địa hình đã
được phát triển song hành với các ngành khoa học truyền thống địa
lý – địa chất và sinh học.
Tuy khởi đầu từ cuối thế kỷ XVIII nhưng cũng trải qua một
thời gian khá trầm lắng cho đến vài chục năm trở lại đây với các đại
diện như Timofeev, Gеrаsimov, Olson, Hack và Goodlet...Một số
công trình tiêu biểu gồm: Timofeev “Địa mạo sinh thái, đối tượng, mục
tiêu và nhiệm vụ”; Martin và Melissa Parsons “Địa mạo sinh thái: một
hướng tiếp cận liên ngành đối với khoa học dòng chảy”. Sergio
Fagherazzi và nnk “Địa mạo sinh thái vùng triều”;
Wheaton J.M xác định vị trí các chuyên ngành khoa học, đặc
biệt là các hướng nghiên cứu có liên quan tới ĐMST trong tổng thể
các ngành khoa học cơ bản, được thể hiện ở hình 1.2.
b. Tại Việt Nam
- Lại Huy Anh, Tống Phúc Tuấn, 2005 “Nghiên cứu địa mạo
sinh thái trong quy hoạch tổ chức lãnh thổ (lấy khu bảo tồn thiên
nhiên Kẻ Gỗ làm thí dụ)”.
Địa học
Sinh thái học Thủy văn
học Thủy văn
sinh thái
Sinh thái
Thủy văn
Địa mạo
thủy văn
Địa mạo sinh
động lực
Địa mạo
sinh học
Địa mạo
sinh thái
Thủy văn sinh học
Hình 1.2. vị trí của khoa học ĐMST trong các ngành khoa học cơ bản
6
- Lại Huy Anh, Tống Phúc Tuấn, 2009 “Tiếp cận sinh thái
nhân văn trong việc đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho
thị trấn Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”.
Hai công trình trên, khái niệm ĐMST đã được giới thiệu trong
cộng đồng nghiên cứu ở Việt Nam. Nội dung của các công trình vừa
thể hiện thuộc tính địa mạo có khả năng hỗ trợ các loại hình tổ chức
lãnh thổ ở các mức độ khác nhau, đồng thời cũng thể hiện những rủi
ro sinh thái có nguy cơ xảy ra đối với khu vực nghiên cứu.
Gần đây, Nguyễn Văn Thảo (2015), trong Đề tài luận án tiến
sĩ “Nghiên cứu biến động địa hình với các hệ sinh thái rừng ven
biển tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở ứng dụng công nghệ viến thám và
GIS” đã bước đầu triển khai nội dung nghiên cứu các khu vực địa
mạo, các hệ sinh thái và mối tương quan giữa chúng.
Năm 2016, Vũ Văn Phái và cộng sự đã xắp xếp vị trí và vai trò
của địa mạo sinh học trong tổng thể khoa học địa mạo nói riêng và
các khoa học trái đất nói chung, đồng thời khẳng định là hướng
nghiên cứu mới của địa mạo ở nước ta.
1.2. Các khía cạnh ứng dụng của địa mạo sinh thái
ĐMST là một hướng nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt phục vụ
phục hồi và quản lý các HST dựa trên các mối tương tác giữa địa
mạo và sinh giới. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến
một khía cạnh chung nhất là ĐMST với tổ chức lãnh thổ trên các
phạm trù tổ chức lãnh thổ, quỹ hoạch phát triển, quy hoạch BVMT.
1.3. Cách tiếp cận và quan điểm nghiên cứu
Sử dụng cách tiếp cận hệ thống để xem xét mối quan hệ tương
hỗ giữa các dòng luân chuyển vật chất và năng lượng bên trong và
giữa các đơn vị ĐMST. Cách tiếp cận này dựa trên các quan điểm
địa lý tổng hợp và phát triển bền vững cho các đơn vị lãnh thổ.
Cách tiếp cận trên theo quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh
thổ và quan điểm phát triển bền vững.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng tiến hành nghiên cứu gồm:
thu thập, phân tích xử lý số liệu và khảo sát thực địa; phân tích ảnh
viễn thám; phân tích hình thái và trắc lượng hình thái; động lực hình
thái; nguồn gốc - hình thái; Phương pháp đánh giá tổng hợp; Bản đồ
và hệ thông tin địa lý; xác định chỉ số mức độ ổn định địa mạo sinh
thái.
● Kỹ thuật xác định chỉ số mức độ ổn định địa mạo sinh thái
7
Mỗi lớp thông tin đối tượng với điểm đánh giá mức độ ổn định
ĐMST được chuẩn hóa điểm số theo thang từ 0 đến 1. Trong đó
mức ổn định ĐMST nhỏ nhất nhận giá trị 0 và lớn nhất nhận giá trị
1. Chỉ số độ ổn định ĐMST được xác định bằng trung bình cộng giá
trị của các lớp thông tin đã được chuẩn hóa theo thang giá trị 0-1.
1.5. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được thể hiện trong hình 1.6,
gồm 3 bước: thu thập tài liệu, khảo sát, cập nhật tài liệu, khảo sát bổ
sung; phân tích đánh giá đặc điểm ĐMST, xác định chỉ số ổn định
ĐMST, phân vùng ĐMST; Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Tiểu kết chƣơng 1
ĐMST là hướng nghiên cứu chuyên ngành của Địa mạo học,
chính thức được định danh hơn 100 năm qua. Tuy nhiên, nghiên cứu
ĐMST là một hướng khoa học còn khá mới ở Việt Nam.
Thông qua các văn liệu cho thấy định nghĩa về ĐMST còn tồn
tại nhiều tranh luận, song về cơ bản đều thống nhất là hướng nghiên
cứu địa mạo và sinh thái trong mối tương tác qua lại trong tổng thể
hệ thống thống nhất. Đây là cơ sở để xác định đối tượng, mục tiêu
và phương pháp nghiên cứu, đồng thời kết quả nghiên cứu địa mạo
Phƣơng pháp luận
nghiên cứu ĐMST: xác
định đối tượng, mục tiêu,
nhiệm vụ
Khảo sát thực địa :
+ Nghiên cứu đối tượng
ngoài hiện trường. Chú
trọng các dạng địa hình, các
hệ sinh thái, tai biến;
+ Phỏng ván nhân dân, và
các cơ quan chính quyền ;
+ Thu thập tài liệu, số liệu
tại các cơ quan chuyên
ngành.
Xử lý thông tin:
+ Phân tích dữ
liệu ;
+ Xác định và
đánh giá các yếu
tố chi phối tới
đặc điểm ĐMST
Nghệ An;
+ Xin ý kiến tư
vấn chuyên gia
Đánh giá đặc điểm
ĐMST:
+ Xác định chỉ số ổn định
ĐMST;
+ Phân tích đánh giá đặc
điểm ĐMST Nghệ An và
thể hiện kết quả trên bản
đồ tỉ lệ 1/200.000.
Đề xuất tổ chức lãnh thổ :
trên cơ sở phân vùng
ĐMST để đề xuất định
hướng PTBV.
Kiểm tra, bổ sung thông tin
8
có cơ sở khoa học cho phép đề xuất các giải pháp tổ chức lãnh thổ
theo định hướng PTBV.
CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO ĐỊA MẠO SINH
THÁI TỈNH NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm các nhân tố tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, Phía
Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây
giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông.
2.1.2. Đặc điểm trắc lượng hình thái địa hình
Các chỉ tiêu trắc lượng hình thái địa hình (độ dốc, độ phân cắt
sâu, phân cắt ngang, chỉ số độ ẩm địa hình được thành lập dựa trên
bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 phục vụ cho đánh giá điều kiện
ĐMST tỉnh Nghệ An. Các bản đồ thể hiện độ phân hóa mạnh về chỉ
số và sự phân bố chạm khảm của các cấp chỉ số trắc lượng địa hình,
nhất là đối với các dãy núi.
2.1.3. Đặc điểm địa chất
Quy định mức năng lượng địa hình của tỉnh với hai đới kiến
tạo hiện đại lớn: đới kiến tạo Trường Sơn và Tây Bắc. Các đới kiến
tạo với cường độ nâng TKT khác nhau cùng với các thể địa chất có
thành phần và tích chất cơ lý đất đá khác nhau, vừa quy định đặc
điểm ngoại sinh, vừa định hướng xu thế phát triển của các quá trình
ngoại sinh.
Thành phần vật chất đa dạng, từ các loại đá nội sinh (chủ yếu
magma xâm nhập, ngoài ra còn diện nhỏ bazan phun trào ở Nghĩa
Đàn, Thái Hòa), đá biến chất (các khối đá hoa hóa ở Quỳ Châu, Quỳ
Hợp), và khoảng 2/3 diện tích là đất đá trầm tích lục nguyên, lục
nguyên á núi lửa.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Nghệ An có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa
đông lạnh. Chế độ mưa trong khu vực phân thành hai mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa ít mưa. Lượng mưa trung bình năm dao động
trong khoảng khá rộng từ 950mm đến trên 2000mm.
Kết quả tổ hợp nhiệt ẩm theo các ngưỡng sinh thái, trên lãnh thổ
Nghệ An chia ra được 24 loại sinh khí hậu.
9
2.1.5. Đặc điểm thuỷ văn
Nghệ An có 7 lưu vực sông, trong đó có 6 lưu vực là các sông
ngắn ven biển, duy nhất có sông Cả có lưu vực ở quy mô trung bình
với diện tích 15.346 km
2
chiếm tới 93,1% diện tích tỉnh với chiều
dài là 361 km.
Hàng năm, lượng nước trên bề mặt tỉnh Nghệ An đổ vào các
sông suối trung bình là 13,5 tỷ m
3
nước ứng với lớp dòng chảy 820
mm với hệ số dòng chảy đạt 0,47.
Tài nguyên nước mặt tỉnh Nghệ An được phân chia thành 5
vùng với những khả năng khai thác khác nhau: (1) Khu vực sông
Hoàng Mai; (2) Khu vực Thượng nguồn sông Cả; (3) Khu vực trung
lưu sông Cả; (4) Khu vực sông Hiếu; (5) Khu vực hạ du sông Cả.
2.1.6. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Nghệ An có 3 nhóm thành tạo chứa nước: Nhóm tầng chứa nước
lỗ hổng; Nhóm tầng chứa nước khe nứt; Nhóm thành tạo nghèo nước.
Mức độ chứa nước dưới đất của lãnh thổ ở mức trung bình đến nghèo.
Khả năng huy động nguồn nước dưới đất cho phát triển KTXH trong
điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện nay là hạn chế.
2.1.7. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo phân loại nguồn gốc gồm 2 nhóm nguồn gốc chính (đất
thuỷ thành và đất địa thành). Đất thủy thành có diện tích 247.774 ha
chiếm gần 16% DTTN. Tuy chiếm tỉ lệ nhỏ, đất thủy thành rất nhạy
cảm với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, đồng thời đây
cũng là khu vực chịu tác động cao của hoạt động phát triển của con
người. Đất địa thành, phần lớn phát triển lâm nghiệp, cây công
nghiệp lâu năm, xong đã ghi nhận những biến động tiêu cực.
2.1.8. Đặc điểm thực, động vật
Các HST tự nhiên dần thay thế bằng các HST nhân tác. Thậm
chí các HST tự nhiên dạng VQG, KBT cũng bị xâm hại đáng kể.
Theo thống kê tính đa dạng: thực vật có 2.608 loài, 211 họ thực vật
bậc cao có mạch, trong đó có 81 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam 1996. Khu vực có tính đa dạng thực vật giàu có nhất là tại
Vườn quốc gia Pù Mát, với 2.494 loài thực vật bậc cao có mạch.
Trong các kiểu thảm, phát triển thế giới động vật khá phong phú với
490 loài động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư, bao gồm 124
loài thú, 293 loài Chim, 50 loài Bò sát và 23 loài Ếch nhái; 390 loài
côn trùng thuộc 2 bộ; Động vật thủy sinh vật có 5 bộ, 14 họ, 51 chi.
2.2. Đặc điểm các nhân tố kinh tế - xã hội
10
2.2.1. Đặc điểm các ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển tích cực giai đoạn 2010-2016
(hình 2.12). Tuy nhiên, các hoạt động phát triển đã và sẽ gây áp lực
lớn lên tài nguyên và môi trường, trong đó vùng ven biển áp lực cao
hơn vùng miền núi. Mặc dù vậy. ở vùng miền núi, ngoài suy thoái
khá nghiêm trọng các thảm thực vật tự nhiên, thì các điểm nóng khai
thác khoảng sản và xả thải cũng rất cần được quan tâm đúng mức.
Hình 2.12. Cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An năm 2010- 2016
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Ở vùng đồng bằng, các mô hình sản xuất biến đổi nhanh theo
xu hướng thị trường, gây tác động với cường độ lớn, nhưng hiệu
quả của sản xuất và môi trường vẫn luôn là vấn đề được tranh luận.
Một phần đáng kể diện tích đang và đã được quy hoạch cho các
mực đích xây dựng cơ sở hạ tầng, các KCN, CCN tiềm ẩn những rủi
ro môi trường lớn.
Ở vùng đồi núi, đất xen nương rãy khá phổ biến, hiệu quả xản
xuất kém và gây nhiều vấn đề về môi trường. Đất lâm nghiệp chưa
được khai thác hiệu quả, các tập đoàn cây rừng trồng chưa có khả
năng duy trì và cải thiện sức sản xuất của đất. Các khu vực VQG,
KBTTN luôn trong tình trạng đe dọa của các hoạt động xâm hại.
Hiệu quả hoạt động kinh tế thấp là thách thức đòi hỏi phải có giải
pháp pháp triển đối với cộng đồng các dân tộc ít người.
2.3. Hiện trạng môi trƣờng, tai biến tự nhiên
2.3.1. Hiện trạng môi trường
Theo báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn
2010-2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ có thể nhận
xét rằng: Trong thời gian qua do tăng cường khai thác, sử dụng tài
nguyên để phục vụ mục đích tăng trưởng kinh tế làm phát sinh sức
Tổng GTXS Năm 2010: 51.911.449 tr.đ Năm 2016: 129.535.431 tr.đ
11
ép tới môi trường như các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản,
chế biến lâm sản, công nghiệp thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thêm vào đó, việc phát triển không đồng bộ các dự án đầu tư vào
lĩnh vực du lịch còn gây nên các vấn đề BVMT sinh thái, phát triển
sinh kế của người dân bản địa.
2.3.2. Tai biến chi phối đặc điểm địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
Tai biến chi phối đặc điểm ĐMST được xem là các dạng tai
biến xuất hiện gây tổn hại tới các hệ sinh thái và cuối cùng là gây
tổn hại với lợi ích của con người. Với quan điểm như trên, tại địa
bàn Nghệ An NCS xác định có các dạng tai biến ĐMST gồm: xói
mòn, rửa trôi gây thoái hóa đất; trượt lở đất; lũ ống, lũ quét; ngập
lụt; xói lở bờ biển, xâm nhập mặn; và hoạt động của hệ thống đứt
gãy, động đất, sóng thần. Cho đến hiện nay, vấn đề xói mòn và thoái
hóa đất trên diện rộng diễn ra từ từ, có ảnh hưởng trầm trọng đến
khả năng phát triển của các HST lại ít được quan tâm; trong khi đó,
tai biến ngập úng, lũ quét, sạt lở, diễn ra cục bộ nhưng đi kèm thiệt
hại tính mạng và độ tàn khốc của nó lại được quan tâm nhiều hơn.
2.4. Đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội chi
phối cân bằng địa mạo sinh thái
Tiểu mục nhằm khái quát vai trò của các nhóm nhân tố chi
phối đến đặc điểm ĐMST Nghệ An có kết hợp với những thông tin
bổ xung mà chúng không phù hợp trong phân tích từng yếu tố.
2.4.1. Nhóm nhân tố nội sinh
Thạch học: khá đa dạng, tuy vậy, chiếm diện tích chủ yếu là
các thành tạo cát, bột, sét kết. Thành tạo xâm nhập phân bố ở một
vài khối núi phía tây tỉnh và thành tạo phun trào ở khu vực Nghĩa
Đàn. Các thành tạo Đệ tứ phân bố tập trung vùng ven biển.
Chuyển động tân kiến tạo: chi phối bởi hệ thống đứt gãy thuộc
đới kiến trúc Trường Sơn và Tây Bắc được phân chia thành 10 khối
kiến trúc có biên độ nâng hạ khác nhau [1]
Hệ thống đứt gãy: chi phối lớn nhất đến phát triển địa hình là
hệ thống Sông Cả - Rào Nậy. Chúng có khả năng phát sinh động đất
với cường độ cực đại Mmax=6,1-6,5; h=15-20km, Iomax=8 [56].
2.4.2. Nhóm nhân tố ngoại sinh
Nhân tố khí hậu: L. Peltier (1950) [70] xây dựng biểu đồ nhiệt
ẩm và các quá trình biến đổi địa hình. Đối chiếu với biểu đồ này,
Nghệ An thống trị phong hóa hóa học, trượt lở, xói mòn. Phong hóa
12
cơ học chỉ có tính thống trị ở một số nơi với điều kiện mưa thấp và
nhiệt thấp.
Nhân tố thuỷ văn: Chế độ thủy văn phân hóa mạnh theo mùa.
Hệ thống hồ thủy lợi, thủy điện, đê điều đã và đang xây dựng là sự
can thiệp lớn của con người vào các quá trình tự nhiên.
Nhân tố nước dưới đất: đóng vai trò trong sự thành tạo địa hình
thông qua tác động kích thích trượt lở, ngoài ra còn là nhân tố quan
trọng cho phát triển sinh giới, nhât là trong thời kỳ mùa khô.
Nhân tố lớp phủ đất: dễ bị thoái hóa bởi các quá trình bóc mòn,
xâm thựcMỗi loại đất có khả năng ổn định khác nhau, nhất là
trong điều kiện hiện tại, nhiều diện tích có sỏi sạn tầng mặt, thảm
thực vật đơn loài, hoặc hình thức canh tác chưa hợp lý.
Nhân tố lớp phủ thực vật: Lớp phủ thực vật Nghệ An tuy có tỉ
lệ che phủ khá cao, nhưng chất lượng không cao, lại luôn bị đe dọa
do xâm hại. Vấn đề cốt lõi là các giá trị HST bản địa chưa được
nghiên cứu hoàn chỉnh và đưa vào thực tiễn phát triển kinh tế xã
hội. Thêm vào đó, khả năng bảo vệ đất chống xói mòn của thảm
thực vật phụ thuộc vào mức độ phát triển và đặc điểm kiểu thảm
thực vật.
Nhân tố sóng: 82 km đường bờ biển với kiểu bờ cát, bột lẫn
sạn, vụn sinh vật là chính rất dễ bị biến đổi do sóng, nhất là sóng
trong bão. Trong khi các khu vực ven biển lại tập trung nhiều cơ sở
vật chất, nên cần có tầm nhìn xa trong quy hoạch để tránh những
thiệt hại lớn.
Nhân tố thuỷ triều và nước biển dâng trong bão: Phía bắc cửa
Hội có chế độ nhật triều đều với biên độ 3-4m. Phía nam cửa Hội có
chế độ nhật triều không đều, có biên độ 1,2 - 2,5m, thuộc loại trung
bình so với các vùng biển khác của nước ta nên có mức năng lượng
ở mức trung bình so với toàn quốc [44]. Mực nước biển dâng trong
bão của tỉnh ở mức trung bình 0,6-0,7m và cực đại ở mức 2,5-2,6m
[42] là những thông số cần cân nhắc trong tổ chức không gian phát
triển. Cụ thể gần đân (10/2017; 8/2018), nước biển dâng trong áp
thấp kết hợp triều cường đã tràn qua đê biển ở Diễn Châu, Quỳnh
Lưu gây hư hại đê điều, ngập úng với những thiệt hại đáng kể.
Nhân tố dòng chảy hải văn: Dòng hải văn ven biển Nghệ An là
bộ phận của hệ thống dòng chảy Vịnh Bắc Bộ với hai hướng thống
trị chính theo mùa từ bắc xuống nam vào mùa đông và ngược lại từ
nam lên bắc vào mùa hè. Xu hướng chung sụt giảm bồi tích và dòng
13
chảy sông góp phần chi phối dòng hải văn, với nguy cơ gia tăng quá
trình xói lở bờ.
Nhân tố biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng: mực nước
biển dâng gây gia tăng xói lở bờ biển đã được nhiều học giả thừa
nhận. Nghệ An cũng sẽ có cùng bối cảnh trên với khả năng gia tăng
xói lở bờ biển.
2.4.3. Nhóm nhân tố con người
Vai trò của hoạt động nhân sinh đến thành tạo và phát triển địa
hình và các HST là rất to lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa có được phương
pháp luận định lượng để đánh giá đầy đủ sự chi phối của con người
tới chu trình vật chất, năng lượng của mỗi hệ sinh thái tại Nghệ An
mà chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức định tính.
2.4.4. Nhóm nhân tố tai biến
Được xem như là hệ quả của sự tương tác giữa hệ thống tự
nhiên và hoạt động của con người mà chúng gây nên những bất lợi
đối với các giá trị lợi ích của con người cũng như sức khỏe HST.
Dạng tai biến chính thường xảy ra ở Nghệ An là ngập lụt, lũ, trượt
lở, đổ lở, xói lở, thoái hóa đất, khô hạn. Động đất, sóng thần, nước
biển dâng là các dạng tai biến có tần xuất xảy ra thấp hơn nhưng
cũng rất cần được xem xét trong tổng thể định hướng phát triển bền
vững của Tỉnh.
Tiểu kết chƣơng 2
Nghệ An là một tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
môi trường đa dạng. Sự phân hóa thể tổng hợp tự nhiên tại Nghệ An
thể hiện đặc tính của các yếu tố cấu thành hệ thống và mối quan hệ
tương hỗ giữa chúng.
Phân tích đặc điểm các yếu tố phát sinh ĐMST chỉ ra cấu tạo
và động lực biến đổi của hệ thống, trong đó vai trò của hoạt động
con người ngày càng lớn hơn. Kết quả của chương 2 là có sở khoa
học xác định đặc thù ĐMST trên địa bàn Nghệ An.
14
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO SINH THÁI VÀ SỬ
DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ TỈNH NGHỆ AN
3.1. Đặc điểm địa mạo tỉnh Nghệ An
3.1.1. Đặc điểm các dạng địa hình
Các kiểu địa hình được xác lập trên cơ sở phân tích trắc lượng
hình thái (độ dốc, độ phân cắt ngang và phân cắt sâu), kết hợp công
tác thực địa và tham khảo thêm các dữ liệu về địa chất, đất và thông
tin Viễn thám. Bản đồ địa mạo Nghệ An ở tỉ lệ 1:100.000 được
thành lập với 16 dạng địa hình bóc mòn và 9 dạng địa hình tích tụ
(hình 3.1, quyển chính). Trong đó phần lớn diện tích là địa hình bóc
mòn. Địa hình tích tụ, tích tụ - xâm thực chủ yếu ở khu vực đồng
bằng và xen kẽ dạng dải hẹp không liên tục ở khu vực miền núi.
3.1.2. Nhóm kiểu địa hình
Với cách tiếp cận từ chi tiết tới khái quát, các dạng địa hình
được khái quát hóa thành kiểu địa hình - chỉnh thể tương đối độc lập
trong tự nhiên (gồm 14 kiểu địa hình).
Trong đó kiểu địa hình núi trung bình trên cấu trúc nâng dạng
vòm khối tảng và địa lũy chiếm diện tích đồi núi cao nhất của tỉnh.
Kiểu địa hình núi thấp trên các cấu trúc khác nhau chiếm vị trí giao
thoa giữa cấu trúc nâng địa lũy và khối tảng. Kiểu địa hình núi đá
vôi trên cấu trúc nâng cục bộ chiếm diện tích nhỏ khu vực Tân Kỳ -
Con Cuông. Kiểu địa hình đồi, dòng phủ bazan chiếm diện tích
chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng lên miền núi. Khu vực đồng
bằng có sự đan xen phức tạp của các kiểu địa hình khác nhau, thể
hiện kết quả tương tác giữa hai nhóm loại hình động lực chính là lục
địa – đại dương, đồng thời cũng là nơi con người có những tác động
sâu sắc nhất đến tự nhiên.
3.2. Đặc điểm các hệ sinh thái tỉnh Nghệ An
3.2.1. Đánh giá các nhân tố thành tạo và biến đổi các hệ sinh thái
Động lực biến đổi các HST tại Nghệ An ở tầm vĩ mô là biến
đổi khí hậu và mực nước dâng toàn cầu, ở các địa phương cụ thể là
sự phân hóa trong quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất và xả
thải.
3.2.2. Hiện trạng các hệ sinh thái
Theo nguồn gốc phát sinh thảm thực vật và dựa trên các tài
liệu sinh vật đã có, cho phép xác định các kiểu hệ sinh thái của
15
Nghệ An gồm 17 HST khác nhau (hình 3.3). Ở phần lãnh thổ phía
tây Nghệ An, phân bố chủ yếu các HST mang tính chất tự nhiên,
trong khi phần phía đông chủ đạo là các hệ sinh thái nhân sinh hoặc
bị biến cải mạnh do con người.
3.3. Xác định chỉ số ổn định địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
3.3.1. Đánh giá độ ổn định của các yếu tố tự nhiên đến các hệ sinh
thái
+ Thuộc tính trắc lượng hình thái địa hình và các dạng địa hình:
Các yếu tố đánh giá gồm độ dốc, độ phân cắt sâu, phân cắt ngang.
Kết quả đánh giá được trình bày trong bảng 3.2 của luận án.
+ Thuộc tính dạng địa hình và quá trình ngoại sinh thống trị: Kết
quả đánh giá trình bày trong bảng 3.3 của luận án.
+ Thuộc tính khí hậu: kết quả thể hiện trong bảng 3.4.
+ Thuộc tính lớp phủ thổ nhưỡng: kết quả thể hiện trong bảng 3.5.
+ Thuộc tính thủy văn : kết quả trình bày trong bảng 3.6.
+ Thuộc tính tai biến tự nhiên: kết quả trình bày trong bảng 3.7.
3.3.2. Đánh giá mức độ ổn định của các HST đối với các đơn vị địa
mạo
+ Hiện trạng sử dụng đất: kết quả đánh giá thể hiện trong bảng 3.8
của luận án.
+ Hiện trạng rừng: kết quả thể hiện trong bảng 3.9, luận án.
+ Chỉ số NDVI: Dữ liệu được lấy trung bình cộng của thời kỳ phát
triển cực thịch (tháng 9-10 năm 2016) và cực tiểu (tháng 2-3 năm
2017). Giá trị NDVI được chuẩn hóa theo thang mức độ ổn định
ĐMST từ 0 đến 1 với giá trị cao nhất của trị số NDVI được gán giá
trị 1 và thấp nhất gán giá trị 0.
+ Mật độ dân số: xác định theo đơn vị thành phố, thị xã, huyện, sau
đó được chuẩn hóa theo thang 0-1, trong đó TP. Vinh có mật độ cao
nhất (3.025 ng/km²) nhận giá trị 0 và huyện Tương Dương có mật
độ thấp nhất (26 ng/km²) nhận giá trị 1.
3.3.3. Xác định chỉ số mức độ ổn định địa mạo sinh thái
Các thông số xác định chỉ số ổn định ĐMST nêu trên được
chuẩn hóa theo thang 0-1, và giá trị độ ổn định ĐMST được xác
định bằng trị số trung bình cộng các thông số, với sự trợ giúp của
công cụ Arcgis. Kết quả xác định chỉ số ổn định ĐMST trình bày
trong hình 3.3.
Theo lý thuyết, giá trị chỉ số ổn định ĐMST dao động trong
khoảng giá trị từ 0 đến 1, trong đó càng gần giá trị 1 thì càng có tính
16
ổn định cao hơn và ngược lại càng gần giá trị 0 càng thiếu tính ổn
định.
3.4. Phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
3.4.1. Thành lập bản đồ địa mạo sinh thái
Bản đồ ĐMST được thành lập như là cơ sở khái quát bước đầu
các đặc trưng ĐMST trong đó chú trọng các đặc điểm kiểu địa hình
và kiểu HST với nguyên tắc tính trội của lãnh thổ. Kết quả được
trình bày trong hình 3.4 và bảng 3.10.
3.4.2. Phân vùng địa mạo sinh thái
Bản đồ phân vùng ĐMST tỉnh Nghệ An là mức tổng hợp cao
nhất trong nghiên cứu này cho mục đích tạo cơ sở đề xuất định
hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ. Bản đồ được thành lập ở tỉ lệ
1/200.000 (hình 3.5 và bảng 3.11). Trong đó, lãnh thổ tỉnh Nghệ An
được phân chia thành 5 vùng ĐMST (A, B, C, D, E) với 14 tiểu
vùng. Trong đó, vùng A được chia thành 2 tiểu vùng (A1, A2), vùng
B gồm 2 tiểu vùng (B1, B2), vùng C không phân chia chi tiết hơn,
vùng D có 4 tiểu vùng (D1, D2, D3, D4) và vùng E có sự phân hóa
phức tạp hơn với 5 tiểu vùng (E1, E2, E3, E4, E5).
3.5. Định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Nghệ An theo các
đơn vị phân vùng địa mạo sinh thái
3.5.1. Vai trò phân vùng địa mạo sinh thái trong tổ chức sử dụng
hợp lý lãnh thổ
Để đảm bảo PTBV, khi triển khai các hoạt động phát triển, cần
xem xét, cân nhắc mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hợp
phần sinh thái nhằm duy trì cân bằng các HST và BVMT. Điều này
có thể đạt được dựa trên luận cứ nghiên cứu khoa học địa mạo sinh
thái với cách tiếp cận hệ thống.
3.5.2. Nhận định về tổ chức lãnh thổ trong quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030
Trên cơ sở phân tích tổ chức không gian của các loại hình phát
triển trong bản quy hoạch cho thấy những ưu tiên trọng tâm theo
vùng như sau:
1. Vùng miền núi: PTBV cần tập trung bảo vệ tốt rừng phòng
hộ, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng Pù Huống, kết hợp khoanh nuôi
tái sinh; phát triển trồng rừng nguyên liệu.
2. Vùng đồi, đồng bằng ven biển: Nhiệm vụ đặt ra tại vùng đô
thị là hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi
17
trường và phát triển không gian xanh trong đô thị. Tại vùng ven đô
thị là sản xuất nông sản an toàn, bảo tồn và phát triển cảnh quan ven
biển để trở thành tài nguyên du lịch có giá trị cao. Tập trung nguồn
thải của sản xuất công nghiệp vào các KCN, CCN nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý môi trường.
3.5.3. Định hướng sử dụng các đơn vị địa mạo sinh thái nhằm mục
đích phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Trên cơ sở các đơn vị phân vùng ĐMST và thuộc tính của nó,
các đề xuất cụ thể gồm:
A. Vùng ĐMST núi TB-thấp, tây bắc Nghệ An (H. Quế Phong,
Tương Dương, Kỳ Sơn).
A1. Tiểu vùng Núi trung bình, thảm phủ khá Quế Phong – Kỳ Sơn:
Bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đầu nguồn, khoanh nuôi rừng
tái sinh; Phát triển du lịch sinh thái; Nghiên cứu và quảng bá các giá
trị đa dạng sinh học của tiểu vùng.
A2. Tiểu vùng Núi thấp, thảm phủ khá – trung bình Quỳ Châu, Quy:
Khoanh nuôi, phục hồi và bảo vệ rừng tự nhiên; Trồng rừng kinh tế
kết hợp rừng phòng hộ (nguyên liệu giấy, ép ván, cánh kiến);
Xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ; Khai thác khoáng sản
(thiếc, đá granit, đá trắng).
B. Vùng ĐMST núi TB-thấp, tây nam Nghệ An (H. Anh Sơn, Con
Cuông, T.Dương, Kỳ Sơn).
B1. Tiểu vùng Núi TB khu VQG Pù Mát: Bảo vệ nghiêm ngặt HST
rừng tự nhiên trong vườn quốc gia Pù Mát; Phát triển du lịch sinh
thái, du lịch khám phá; Chuyển đổi sinh kế của bộ phận nhỏ dân cư
sống trong khu vực VQG sang tham gia hoạt động du lịch sinh thái.
B2. Tiểu vùng Núi thấp, trung bình ven khu VQG Pù Mát: Bảo vệ,
khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên; Phát triển rừng SX, xen hoạt
động lâm – nông nghiệp; Khai thác văn hoá bản địa trong hoạt động
du lịch; Phát triển thuỷ điện nhỏ ở mức hạn chế, quy mô nhỏ
C: Vùng thung lũng sông Cả (từ Bắc H. Con Cuông đến Kỳ Sơn)
với 01 Tiểu vùng Hành lang kinh tế đường 7: Trồng rừng phòng hộ
và rừng kinh tế; Xây dựng hành lang phát triển KT-XH dọc QL 7;
SX nông nghiệp phục vụ nhu cầu tại chỗ (lúa, màu); Xây dựng cơ
sở hạ tầng du lịch, thương mại phục vụ phát triển các khu vực phụ
cận và cầu nối với CHDC Lào; Hỗ trợ phát triển các khu vực dân cư
bản địa trong vùng và lân cận, hỗ trợ phát triển kinh tế sinh thái cho
các khu vực lân cận.
18
D. Vùng núi thấp – đồi chuyển tiếp xuống đồng bằng
D.1: Tiểu vùng đồi Nghĩa Đàn – Tân Kỳ: Phát triển cây CN (cà phê,
cao su, chè, mía), cây ăn quả (cam, chanh); Phát triển các khu công
nghiệp chế biến ở Phủ Quỳ; Phát triển đất trồng cỏ chăn nuôi bò
sữa, trâu bò thịt; Khai thác, chế biến đá trắng ở Quỳ Hợp, Nghĩa
Đàn; Xây dựng hồ chứa thủy lợi – thủy điện ở Nghĩa Đàn; Lựa chọn
vị trí phù hợp xây dựng khu chứa và xử lý chất thải tập trung (Tân
Kỳ, Nghĩa Đàn).
D2: Tiểu vùng núi thấp-đồi đá vôi Tân Kỳ: Định hướng phát triển:
Khoanh nuôi, bảo tồn hệ sinh thái núi đá vôi; Phát triển dược liệu,
cây đặc sản của HST núi đá vôi; Khai thác có lựa chọn và theo định
mức nhất định khoáng sản đá vôi;
D3: Tiểu vùng đồi Yên Thành – Tân Kỳ: Phát triển rừng SX, phát
triển các vùng cây ăn quả, cây CN ngắn ngày; Xây dựng cảnh quan
và tạo hạ tầng phát triển du lịch gắn liền với khu vực đồng bằng;
Xây dựng các hồ chứa thuỷ lợi quy mô nhỏ; Lựa chọn các vị trí phù
hợp có thể xây dựng bãi rác, khu xử lý rác cho cả khu đồng bằng;
D4. Tiểu vùng đồi Anh Sơn – Thanh Chương: Phát triển nông – lâm
nghiệp; Xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái; Xây dựng hồ
chứa thuỷ điện – thủy lợi quy mô vừa; Khai thác có định mức đá
vôi, cát xây dựng; Có khả năng xây dựng khu chứa và xử lý chất
thải cho cả khu đồng bằng;
E. Vùng đồi – đồng bằng ven biển
E1: Tiều vùng TP. Vinh: Phát triển TP. Vinh thành đô thị loại 1 và
các khu, cụm CN; Phát triển hệ thống cây xanh, công viên, hồ sinh
học nhằm đảm bảo cảnh quan và điều hoà môi trường; Xây dựng hệ
thống hạ tầng cơ sở môi trường trong thành phố để giải quyết vấn đề
ô nhiễm môi trường đô thị; Xây dựng hệ thống đê bao dọc bờ biển
để điều tiết mặn và giảm xói lở bờ biển. Xây dựng hệ thống chống
chịu với các dạng tai biến phát sinh do mực nước biển dâng, nước
biển dâng trong bão, tù úng do hệ xây dựng các công trình nhân tạo
bao quoanh thành phố.
E2: Tiểu vùng TX. Cửa Lò: Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ du
lịch có chọn lọc, hết sức thận trọng trong thay đổi cảnh quan; Đa
dạng hoá các loại hình du lịch (du lịch biển- đảo, du lịch văn hóa, du
lịch sinh thái...); Bảo vệ HST thái đất ngập nước, rừng phòng hộ
ven biển; Giám sát và có biện pháp khắc phục kịp thời trước các tác
động tiêu cực do quá trình xây dựng và vận hành của hệ thống cầu
19
cảng biển đang được xây dựng. Xây dựng văn hóa phát triển du lịch,
đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất, phát triển cảnh quan và tài nguyên
du lịch nhằm tăng tích cạnh tranh so với các khu vực khác cũng như
khẳng định vị thế của thị xã Cửa Lò.
E3: Tiểu vùng ven biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu: Khoanh nuôi, bảo
vệ hệ sinh thái đất ngập nước; Phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn -
lợ; Phát triển chế biến thuỷ hải sản, kinh tế làng nghề; Phát triển các
điểm, tuyến du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.
E4: Tiểu vùng đồng bằng Quỳnh Lưu – Đô Lương – Nam Đàn –
Nghi: Bố trí sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp năng suất cao; Phát
triển kinh tế làng nghề; Khai thác khoáng sản VLXD (sét, cát xây
dựng); Bố trí các điểm dân cư, đô thị, các khu, CCN; Xây dựng có
lựa chọn các bãi thải và khu xử lý chất thải.
E5: Tiểu vùng đồng bằng – đồi Đô Lương, Nghi Lộc, Nam Đàn:
Trồng rừng, bảo vệ phục hồi rừng; Khai thác hiệu quả điều hoà môi
trường và vị thế liền kề trong đồng bằng để phát triển du lịch; Bố trí
các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm; cây ăn quả; Có thể lựa
chọn vị trí xây dựng bãi và khu xử lý chất thải cho khu vực đồng
bằng.
E6. Tiểu vùng đồng bằng ven sông Thanh Chương – Hưng Nguyên:
Phát triển các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là rau màu phục vụ cho
các khu đô thị tập trung lân cận; Giảm thiểu phát triển khu dân cư
trong khu vực – địa hình kém ổn định, chịu tác động mạnh của tai
biến.
Với những nhận định trên, có thể rút ra kết luận quan trọng là:
Để đảm bảo QHPT đạt tính khả thi và có hiệu quả cao, cần thực
hiện những nghiên cứu về các thực thể tự nhiên và mối quan hệ giữa
chúng như là một chỉnh thể cân bằng động. Từ đó, hoạt động của
con người đề ra cần giảm thiểu tác động mang tính chất phá vỡ cân
bằng sinh thái, hạn chế rủi ro, sự cố môi trường. Việc phân vùng
ĐMST dựa trên cơ sở đánh giá yếu tố địa mạo, sinh thái và mối
quan hệ giữa chúng cũng như các yếu tố chi phối phản ánh thực
trạng và mối quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên – kinh tế
xã hội – môi trường, là một căn cứ khoa học và thực tiễn quan trọng
phục vụ công tác tổ chức lãnh thổ theo định hướng phát triển bền
vững ở Nghệ An.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
20
Các HST ở Nghệ An khá đa dạng, nhưng mang tính chất nhân
tác là chủ yếu. Đặc điểm sinh thái chi phối đến địa hình và các quá
trình địa mạo mang tính chất góp phần phát sinh hoặc phá hủy hoặc
gần như không tác động. Phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, các tác
động mang tính phá hủy thực thể địa mạo được đánh giá thông qua
chỉ tiêu mức độ che phủ thảm thực vật. Các dạng tai biến ĐMST
được xác định, vừa thể hiện hiện trạng và nguy cơ rủi ro của các
HST, là cơ sở cần thiết trong cân nhắc tổ chức lãnh thổ.
Xây dựng bản đồ địa mạo và xác định động lực biến đổi tự
nhiên của nó dựa trên hình thái địa hình và các yếu tố chi phối quá
trình hình thành, phát sinh và phát triển của địa hình là cơ sở để
đánh giá tác động của các yếu tố địa mạo tới các HST khác nhau.
So sánh đặc trưng các đơn vị ĐMST với tổ chức không gian
của bản quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Nghệ An đến năm
2020 cho thấy có sự tương đối phù hợp. Tuy nhiên, bản quy hoạch
với động lực tác động rất lớn có khả năng gây mất cân bằng sinh
thái, cần được điều chỉnh hoặc có các giải pháp xử lý phù hợp. Các
KCN, CCN, khu đô thị tập trung, làng nghề mới bước đầu phát triển
nhưng cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề về môi trường sinh thái. Các hệ
động thực vật tự nhiên luôn đứng trước áp lực xâm hại do con người
cả từ người dân đến lực lượng bảo vệ. Các hệ sinh thái nông – lâm
nghiệp nhân tác chưa có hiệu quả kinh tế cao nhưng đã làm nảy sinh
các vấn đề về thoái hóa đất, dư lượng hóa chất. Do đó, bên cạnh tổ
chức các loại hình phát triển phù hợp với đặc thù của từng đơn vị
phân vùng ĐMST thì việc thay đổi cơ chế quản lý tài nguyên – môi
trường – xã hội là cần thiết, trong đó nên phát triển hình thức cộng
đồng quản lý trên nền tảng tri thức khoa học và đạo đức xã hội.
KẾT LUẬN
Từ những nội dung nghiên cứu trình bày ở trên, có thể rút ra
một số kết luận sau:
1. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp thiết của mọi quốc gia,
vùng lãnh thổ và tiếp cận hệ sinh thái được nhiều học giả xác định
là cách tiếp cận đúng đắn trong giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát
triển kinh tế, lợi ích đem lại cho các nhóm trong xã hội và chất
lượng môi trường sống.
2. Cách nhìn nhận địa hình và quá trình biến đổi của nó với
mối tương tác qua lại với các thực thể khác của HST đã được định
21
danh trong các văn liệu khoa học quốc tế từ hơn 100 năm trước
đây. Những phát triển tiếp theo của hướng nghiên cứu đã khẳng
định Nghiên cứu ĐMST là một chuyên ngành ứng dụng của địa mạo
học, mang tính chất liên ngành, đa ngành nhằm giải quyết các vấn
đề sinh thái, môi trường hướng tới phát triển bền vững.
3. Nghiên cứu ĐMST trên cơ sở vận dụng, phân tích đánh giá
tổng hợp điều kiện địa hình, sinh thái và mối quan hệ giữa chúng,
cũng như các yếu tố tự nhiên, KTXH chi phối quá trình tương tác
này là cơ sở khoa học cho việc tổ chức sử dụng hợp lý lãnh thổ.
4. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi
trường chi phối đến đặc điểm địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An cho
phép:
a). Xác định chỉ số ổn định địa mạo sinh thái ở mức độ chi tiết
về không gian là 30mx30m. Chỉ số ổn định ĐMST của tỉnh dao
động trong khoảng 0,26 đến 0,69, trong đó vùng đồng bằng thường
có chỉ số thấp và vùng đồi núi có chỉ số ổn định cao hơn;
b). Trên cơ sở phân tích đặc điểm các dạng địa hình cho phép
xác lập 14 kiểu địa hình; phân tích hiện trạng sử dụng đất, hiện
trạng rừng và các văn liệu liên quan, xác định được 16 loại HST chủ
yếu ở Nghệ An. Tổ hợp các HST đặc trưng trên các kiểu địa hình
xác lập được 16 kiểu ĐMST.
5. Từ 16 kiểu ĐMST, xác định tính đồng nhất tương đối lãnh
thổ về đặc điểm ĐMST cho phép:
a). Phân định được 5 vùng và 14 tiểu vùng ĐMST gồm: a).
vùng núi trung bình - thấp tây bắc Nghệ An với 2 tiều vùng núi
trung bình Quế Phong – Kỳ Sơn và núi thấp Quỳ Châu – Quỳ Hợp;
b). vùng núi TB – thấp tây nam Nghệ An với 2 tiểu vùng núi VQG
Pù Mát và TV núi ven VQG Pù Mát; c). vùng thung lũng sông Cả
với 1 tiểu vùng hành lang đường 7; d). vùng núi thấp – đồi chuyển
tiếp với 5 tiểu vùng: đồi Nghĩa Đàn – Tân Kỳ, núi thấp – đồi đá vôi
Tân Kỳ, đồi Yên Thành – Tân Kỳ, đồi Anh Sơn – Tương Dương; e).
vùng đồi – đồng bằng ven biển với 5 tiểu vùng: TP Vinh, TX Cửa
Lò, ven biển Quỳnh Lưu – Diễn Châu, đồng bằng Quỳnh Lưu – Đô
Lương – Nam Đàn – Nghi Lộc, đồng bằng – đồi Đô Lương – Nghi
Lộc – Nam Đàn.
b). Đặc điểm ĐMST của mỗi đơn vị phân vùng là cơ sở đề
xuất định hướng phát triển hướng tới mục tiêu bền vững cho mỗi
phân vị lãnh thổ.
22
6. Các đơn vị phân vùng ĐMST có cơ sở lý luận và thực tiễn
để đề xuất định hướng tổ chức, sử dụng hợp lý lãnh thổ trong việc
bố trí các hoạt động phát triển nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa
giữa các chức năng tự nhiên – môi trường và kinh tế - xã hội.
7. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Nghệ An đến năm
2020 là tương đối phù hợp với đặc điểm của các đơn vị phân vùng
ĐMST, mặc dần cần có những thay đổi nhất định để phù hợp hơn
với khả năng tối ưu mà vùng lãnh thổ có thể đáp ứng. Thêm vào đó,
để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, cần
có được cơ chế quản lý phù hợp và nhận thức của người dân đáp
ứng được với tri thức của thời đại và đạo đức phát triển bền vững
cộng đồng./.
23
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lại Huy Anh, Tống Phúc Tuấn, 2005. Nghiên cứu địa mạo sinh thái trong
quy hoạch tổ chức lãnh thổ (lấy khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ làm thí dụ).
Tuyển tập báo cáo Hội thảo quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần I.
2. Hoàng Lưu Thu Thủy, Tống Phúc Tuấn, 2008. Hiện trạng tai biến và tiềm
năng tai biến môi trường tự nhiên tỉnh Nghệ An. Tuyển tập các báo cáo khoa
học tại Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 3 (tr233-242), Hà Nội.
3. Hoàng Lưu Thu Thủy, Tống Phúc Tuấn, 2010. Nghiên cứu thành lập bản đồ
phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An, Tuyển tập các báo cáo khoa
học tại Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, (tr931-tr940), Hà Nội.
4. Tống Phúc Tuấn, Lại Huy Anh, 2013. Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái
tỉnh Nghệ An. Tuyển tập báo khoa học tại Hội nghị khoa học Địa lý toàn
quốc lần thứ 7 tại Thái Nguyên.
5. Nguyễn Khanh Vân, Tống Phúc Tuấn, Vương Văn Vũ, Nguyễn Mạnh Hà,
2013. Đặc điểm phân hóa mưa lớn vùng ven biển Trung Bộ từ Thanh hóa
đến Khánh Hòa trên cơ sở phân tích hình thái địa hình. Tạp chí Các khoa
học về trái đất, Vol 35 số 4 năm 2013. Tr. 301-309.
6. Hoàng Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thanh Cơ, Phan Thị Thanh Hằng, Tống Phúc
Tuấn. Đặc điểm hoạt động của bão vùng ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam
giai đoạn 1960-2013. Tạp chí Các khoa học về trái đất, số 3 năm 2015.
DOI: 10.15625/0866-7187/37/3/7796.
7. Lưu Thế Anh, Hoàng Lưu Thu Thủy, Tống Phúc Tuấn. Tiếp cận phân vùng
chức năng sinh thái trong định hướng tổ chức lãnh thổ tỉnh Thái Bình. Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số
2 (2017), tr 1-11.
8. Nguyễn Sơn, Tống Phúc Tuấn. Khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất vùng
ven biển Quảng Trị trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường Số 3 (2017) VN.