Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 3 loài thực vật: Cây sói đứng (chloranthus erectus, chloranthaceae), cây mắc niễng bạc (eberhardtia aurata, sapotaceae) và cây côm (elaeocarpus griffithii, elaeocarpaceae)

Kết quả thu được cho thấy hợp chất EG2 có hoạt tính ức chế trên 2 dòng tế bào ung thư KB và MCF-7 với giá trị IC50 lần lượt là 7,04 và 24,8 μg/ml. Ngoài ra, hợp chất EG3 thể hiện hoạt tính ức chế chọn lọc sự phát triển của tế bào ung thư KB với giá trị IC50 là 28,3 μg/ml. Các hợp chất EG1, EG4, EG5, EG6 và EG7 không thể hiện hoạt tính trên cả 2 dòng tế bào ung thư thử nghiệm (KB và MCF-7) với giá trị IC50 >100 μg/ml. Hợp chất EG8 có hoạt tính ức chế trên 4 dòng tế bào là KB, MCF-7, LU-1 và Hep-G2 với giá trị IC50 lần lượt là 57,27; 49,88; 45,99 và 62,33 μg/ml. Như vậy, các hợp chất sạch phân lập được từ cặn chiết EtOAc của vỏ cây Côm có hoạt tính gây độc tế bào ung thư yếu hơn nhiều so với kết quả thu được đối với cặn tổng ban đầu. Điều này có thể giải thích là hợp chất có hoạt tính mạnh có hàm lượng thấp, nên chưa phân lập được hoặc các chất có thể bị phân hủy trong quá trình tinh chế

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 3 loài thực vật: Cây sói đứng (chloranthus erectus, chloranthaceae), cây mắc niễng bạc (eberhardtia aurata, sapotaceae) và cây côm (elaeocarpus griffithii, elaeocarpaceae), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THÔNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC & HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA 3 LOÀI THỰC VẬT: CÂY SÓI ĐỨNG (CHLORANTHUS ERECTUS, CHLORANTHACEAE), CÂY MẮC NIỄNG BẠC (EBERHARDTIA AURATA, SAPOTACEAE) VÀ CÂY CÔM (ELAEOCARPUS GRIFFITHII, ELAEOCARPACEAE) Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ Mã số: 62440114 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội - 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thu Hương 2. PGS. TSKH. Phạm Văn Cường Phản biện 1: GS.TS. Phạm Quốc Long Phản biện 2: GS.TS. Phạm Thanh Kỳ Phản biện 3: PGS.TS. Phan Minh Giang Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Mở đầu Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu hóa thực vật, nhằm phát triển nguồn dược liệu của nước ta. Qua nghiên cứu sàng lọc hoạt tính sinh học của một số loài cây thuốc dân tộc đã cho thấy, dịch chiết EtOAc của vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii (Wight) A. Gray, Elaeocarpaceae), dịch chiết EtOAc của lá cây Mắc niễng bạc (Eberhardtia aurata (Pierre ex Dubard) Lecomte, Sapotaceae) và dịch chiết EtOH của lá cây Sói đứng (Chloranthus erectus (Buch.-Ham.) Verdcourt, Chloranthaceae) có một số hoạt tính sinh học đáng chú ý. Ngoài ra, cây Sói đứng được sử dụng trong y học dân gian chữa các bệnh chống viêm, phong thấp tê liệt, viêm khớp xương, lá cây Mắc niễng bạc được sử dụng trong y học dân gian dùng làm thuốc trị ho, ho gà, tuy nhiên cho đến nay còn chưa được nghiên cứu sâu. Cây Côm thì cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn 3 loài thực vật trên làm đối tượng nghiên cứu của Luận án: 2. Nhiệm vụ của luận án - Nghiên cứu và xác định cấu trúc hóa học của các chất phân lập được từ 3 loài thực vật là: lá cây Sói đứng, lá cây Mắc niễng bạc và vỏ cây Côm, nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo, đồng thời góp phần giải thích tác dụng của các loài cây này trong y học cổ truyền. - Thử một số hoạt tính sinh học của dịch chiết và các chất phân lập được từ 3 loài thực vật trên. 3. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án 3.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã đóng góp những hiểu biết mới về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 3 loài thực vật: lá cây Sói đứng, lá cây Mắc niễng bạc và vỏ cây Côm ở Việt Nam. Ứng dụng những phương pháp vật lý hiện đại trong nghiên cứu cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu cơ. 3.2. Những đóng góp mới của luận án Hai loài Cây sói đứng (Chloranthus erectus) và cây Côm (Elaeocarpus griffithii) ở Việt Nam lần đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. 2 3.2.1. Về thành phần hóa học ● Từ lá của cây Sói đứng lần đầu tiên đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 7 hợp chất là chloranerectuslacton V (CE1), chloranthalacton B (CE2), -sitosterol (CE3), 9-hydroxyheterogorgiolid (CE4), isofraxidin (CE5), eleutherosid B1 (CE6) và acid 3,4 dihydroxybenzoic (CE7). Trong đó, hợp chất chloranerectuslacton V (CE1) là hợp chất mới. ● Từ vỏ của cây Côm, đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 8 hợp chất đó là: acid ellagic (EG1), 3,3’,4’-tri-O-methylellagic acid 4-O-β-D-2”-O-acetylglucopyranoside (EG2), 3,3’-di-O-metyl acid 4-O-α-rhamnosid-ellagic (EG3), 3-O-metyl acid 4-O-α-rhamnosid- ellagic (EG4), octacosyl ferulat (EG5), acid gallic (EG6), β-sitosterol (EG7) và 6-hydroxy-1,12-oleanadien-3-on (EG8). Trong đó, hợp chất 6-hydroxy-1,12-oleanadien-3-on (EG8) được xác định là hợp chất mới. 3.1.2. Về hoạt tính sinh học: Các cặn chiết và các chất phân lập được khảo sát hoạt tính sinh học. Theo đó, các hợp chất phân lập được từ cây Mắc niễng bạc và cây Côm đã được khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên 4 dòng tế bào ung thư, KB, LU-1, Hep-G2 và MCF-7. Cặn chiết EtOH (SD-2012) lá cây Sói đứng thể hiện hoạt tính gây độc tế bào, khả năng chống viêm trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Kết quả thu được cho thấy trong số các hợp chất phân lập từ vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii), hợp chất EG2 có hoạt tính ức chế trên 2 dòng tế bào là KB và MCF-7 với giá trị IC50 lần lượt là 7,04 μg/ml và 24,8 μg/ml. Hợp chất EG8 có hoạt tính ức chế trên 4 dòng tế bào là KB, MCF-7, LU1 và Hep-G2 với giá trị IC50 lần lượt là 57,27; 49,88; 45,99 và 62,33 μg/ml. Ngoài ra, hợp chất EG3 thể hiện hoạt tính ức chế chọn lọc sự phát triển của tế bào ung thư KB với giá trị IC50 là 28,3 μg/ml. 4. Bố cục của luận án Luận án dày 125 trang với 15 bảng số liệu, 94 hình và 91 tài liệu tham khảo được kết cấu như sau: Mục lục, Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt, Danh mục các hình, Danh mục các bảng và Danh mục các phụ lục. Mở đầu (2 trang). Chương 1: Tổng quan (33 trang). Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (5 trang). Chương 3: Thực nghiệm (23 trang). Chương 4: 3 Kết quả và thảo luận (50 trang). Kết luận và kiến nghị (2 trang). Danh mục các công trình liên quan đến luận án (1 trang) và phần tài liệu tham khảo (9 trang), ngoài ra luận án còn có phần phụ lục gồm các phổ của các hợp chất phân lập được; minh chứng thử hoạt tính sinh học. II. NỘI DUNG LUẬN ÁN MỞ ĐẦU Phần mở đầu đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Giới thiệu sơ lược về thực vật họ Hoa sói (Chloranthaceae). Giới thiệu về chi Chloranthus. Các nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học chi Chloranthus. Một số nghiên cứu về cây Sói đứng (Chloranthus erectus). Giới thiệu sơ lược về thực vật họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Giới thiệu về chi Eberhardtia. Các nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học chi Eberhardtia Giới thiệu sơ lược về thực vật họ Côm (Elaeocarparceae). Giới thiệu về chi Elaeocarpus. Các nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học chi Elaeocarpus. Một số nghiên cứu về cây Côm. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 2.1. Thu mẫu cây và xác định tên khoa học Mẫu lá cây Sói đứng (Chloranthus erectus), thu hái tại vùng núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc được PGS.TS. Trần Huy Thái-xác định tên khoa học Mẫu lá cây Mắc niễng bạc (Eberhardtia aurata), thu hái ở Thuận Châu-Sơn La). Vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii) được thu hái tại Quỳ Châu, Nghệ An. Hai mẫu cây trên được TS. Nguyễn Quốc Bình định tên. 2.2. Phương pháp xử lý và chiết mẫu Các mẫu thực vật sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi trong bóng mát, sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC, sau đó đem nghiền nhỏ rồi được ngâm chiết với các dung môi ethyl acetat, MeOH ở nhiệt độ phòng. Gộp các dịch chiết đã lọc, cất loại dung môi dưới áp suất thấp thu được các cặn chiết EtOAc, MeOH tương ứng. 2.3. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất từ mẫu thực vật Việc phân tích và phân tách các phần dịch chiết của cây được thực hiện bằng phương pháp kết tinh và các phương pháp sắc kí như: sắc kí lớp mỏng (TLC, dùng để khảo sát), sắc kí cột thường (CC), sắc 4 kí cột nhanh với pha tĩnh là silicagel (Merck), sắc kí cột pha đảo với chất hấp phụ là RP-18 và sắc kí rây phân tử Sephadex LH-20. Dung môi rửa giải chủ yếu bằng các hệ dung môi n-hexan/CH2Cl2, n-hexan/EtOAc, n-hexan/aceton, CH2Cl2/MeOH, CH2Cl2/EtOAc với các tỷ lệ thích hợp. 2.4. Các phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các chất phân lập được từ mẫu thực vật nghiên cứu Các phương pháp phổ như: phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ khối (ESI-MS), phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS), các phương pháp phổ 1D-NMR và 2D-NMR. 2.5. Phương pháp thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết và các chất phân lập được 2.5.1. Thử hoạt tính gây độc tế bào Hoạt tính gây độc tế bào được thử nghiệm tại Viện Công nghệ Sinh học-VAST. Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute-NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt TBUT ở điều kiện in vitro. Phép thử này được thực hiện theo phương pháp của Monks (1991). 2.5.2. Thử hoạt tính kháng viêm 2.5.2.1. Phương pháp gây viêm cục bộ bằng hoạt chất EPP Phương pháp gây viêm được tiến hành theo phương pháp của Mrudula Kale (2007), Jaijoy K (2010) cụ thể là bôi vào mỗi tai chuột một lượng EPP là 1mg/1 tai chuột pha trong 20 l aceton. 2.5.2.2. Phương pháp gây viêm cục bộ bằng formalin 1% Phương pháp gây viêm được tiến hành theo phương pháp của Miklos Gabor (2009) cụ thể là tiêm dưới da gan bàn chân chuột 20 l formalin 1% pha trong PBS. 2.5.2.3. Phương pháp xác định khả năng kháng viêm Xác định khả năng kháng viêm của một hoạt chất được tiến hành theo phương pháp của Miklos Gabor (2009). CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM 3.1. Tách chiết, phân lập các chất từ lá cây Sói đứng (Chloranthus erectus) 5 Hình 3.1.1. Sơ đồ ngâm chiết lá cây Sói đứng Hình 3.1.2. Sơ đồ phân lập các chất từ cặn chiết n-hexan của lá cây Sói đứng 6 Hình 3.1.3. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ dịch chiết ethyl acetat của lá cây Sói đứng Hình 3.1.4. Sơ đồ ngâm chiết tạo dịch chiết EtOH (SD-2012) từ lá cây Sói đứng Bột khô lá cây Sói đứng (1,0 kg) Bã Ngâm chiết với EtOH Cặn EtOH SD-2012 (70 g) Dịch chiết EtOH Cất loại Dung môi 7 Dữ kiện phổ và hằng số vật lý của các hợp chất được phân lập từ lá cây Sói đứng Chloranerectuslacton V (CE1): Chất kết tinh dưới dạng tinh thể hình kim, màu trắng; đ.n.c: 202oC; [α]D 25=-33,5o (c 0,4, CHCl3); Rf = 0,57 (TLC silica gel, n-hexan/ethyl acetat, 5/1, v/v); ESI-MS: m/z 293,13797 [M+H]+ (theo tính toán: m/z= 293,13825 với CTPT C16H21O5); 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) và 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz): Bảng 4.1. Chloranthalacton B (CE2): Chất kết tinh dưới dạng tinh thể hình kim, màu trắng; đ.n.c: 145-146oC; Rf = 0,53 (TLC silica gel, n-hexan/ethyl acetat, 7/1, v/v); ESI-MS: m/z 245 [M+H]+ (C15H16O3). 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) và 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz): Bảng 4.2. -Sitosterol (CE3): Chất kết tinh hình kim, màu trắng; đ.n.c: 136-138oC; Rf = 0,46 (TLC silica gel, n-hexan/ethyl acetat, 5/1, v/v); 9-Hydroxyheterogorgiolid (CE4): Chất kết tinh dưới dạng tinh thể hình kim, không màu; đ.n.c: 238-239oC; [α]D 25 = -187,0o (c 0,15, CHCl3); Rf = 0,51 (TLC silica gel, n-hexan/EtOAc, 7/3, v/v); ESI-MS: m/z 277 [M+H]+ (C16H21O4); 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) và 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz): Bảng 4.3. Isofraxidin hay 6,8-dimethoxy-7-hydroxycoumarin (CE5): Chất kết tinh dưới dạng tinh thể hình kim, màu vàng nhạt; đ.n.c: 148-149oC; Rf = 0,44 (TLC silica gel, CH2Cl2/MeOH, 5/1, v/v); 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) δ (ppm): 3,94 (3H, s, 6-OCH3); 4,09 (3H, s, 8-OCH3); 6,28 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-3); 6,16 (1H, s, OH); 6,66 (1H, s, H-5); 7,60 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-4); 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) δ (ppm): 56,54 (6-OCH3); 61,01 (8- OCH3); 103,28 (C-5); 111,25 (C-4a); 113,54 (C-3); 143,1 (C-6); 142,51 (C-7); 134,6 (C-8); 143,79 (C-4); 144,64 (C-8a); 160,59 (C-2). Eleutherosid B1 hay Isofraxidin-7-O--D-glucopyranosid (CE6): Chất kết tinh dưới dạng chùm rẻ quạt, màu trắng; đ.n.c: 207-208oC; Rf = 0,32 (TLC silica gel, CH2Cl2/MeOH, 8/2, v/v); 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) δ (ppm): 3,24-3,81 (6H, m), 3,93 (3H, s, 6- OCH3), 4,05 (3H, s, 8-OCH3), 5,22 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1’), 6,37 (1H, d, 8 J = 9,5 Hz, H-3), 7,03 (1H, s, H-5), 7,92 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-4); 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δ (ppm): 57,18 (6-OCH3); 62,50 (8- OCH3); 62,54 (C-6’); 71,43 (C-4’); 75,73 (C-2’); 77,91 (C-3’); 78,56 (C-5’); 104,26 (C-1’); 106,23 (C-5); 115,81 (C-3); 116,73 (C-4a); 142,38 (C-8); 143,53 (C-7); 144,09 (C-8a); 145,84 (C-4); 151,52 (C- 6); 162,63 (C-2). Acid 3,4-dihydroxybenzoic (CE7): Chất rắn, màu vàng nhạt; đ.n.c: 198-200oC; Rf = 0,43 (TLC silica gel, CH2Cl2/MeOH, 20/1, v/v); 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) δ (ppm): 6,81-6,82 (d, J = 8,0 Hz , H- 5); 7,43 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2); 7,46 (1H, dd, J = 2,5, 8,0 Hz, H-6). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) δ (ppm): 115,8 (C-6); 117,7 (C-2); 123,1 (C-1); 123,9 (C-3), 146,1 (C-4); 151,5 (C-5); 170,2 (C-7). 3.2. Tách chiết, phân lập các chất từ lá cây Mắc niễng bạc Hình 3.2.1a. Sơ đồ ngâm chiết lá cây Mắc niễng bạc Bột khô lá cây Mắc niễng bạc (1,0 kg) Bã Ngâm chiết với EtOAc Cặn EtOAc EEA(53,29g) Dịch chiết EtOAc Cất loại dung môi Bã Ngâm chiết với MeOH Dịch chiết MeOH Cất loại dung môi Cặn MeOH ME (60,0 g) 9 Hình 3.2.1b. Sơ đồ phân lập dịch chiết EtOAc lá cây Mắc niễng bạc. Dữ kiện phổ và hằng số vật lý của các hợp chất được phân lập từ lá cây Mắc niễng bạc (Eberhardtia aurata) β-Taraxerol (EA1): Chất rắn, màu trắng, đ.n.c: 283-2840C; [α]D 25 = + 7 (c 0,11, CHCl3); Rf = 0,65 (TLC, silica gel, n-hexan/ethyl acetat: 29/1,v/v); ESI-MS: m/z 427 [M+H]+; 1H-NMR (CDCl3 + CD3OD 500 MHz)  (ppm): 0,77 (1H, m, H-5); 0,80 (3H, s, CH3); 0,82 (3H, s, CH3); 0,91 (6H, s, 2x CH3); 0,93 (3H, s, CH3); 0,95 (3H, s, CH3); 0,98 (3H, s, CH3); 1,09 (3H, s, CH3); 1,92 (1H, dd, J = 14,5, 2,0 Hz, H-16a); 2,04 (1H, dt, J = 13,0, 3,0 Hz, H- 7); 3,19 (1H, dd, J = 11,0, 4,0 Hz, H-3); 5,53 (1H, dd, J = 8,0, 3,0 Hz, H-15). 13C-NMR (CDCl3 + CD3OD, 125 MHz)  (ppm): 15,1 (C-25); 15,2 (C-24); 17,3 (C-11); 18,6 (C-6); 21,0 (C-30); 25,6 (C-27); 26,6 (C- 2); 27,7 (C-23); 28,6 (C-20); 29,5 (C-28); 29,6 (C-26); 32,9 (C-22); 33,1 (C-29); 33,5 (C-21); 34,9 (C-7); 35,6 (C-13); 36,5 (C-12); 37,4 (C-10); 37,5 (C-16); 37,6 (C-1); 37,8 (C-17); 38,5 (C-8); 38,8 (C-4); 10 41,1 (C-19); 48,6 (C-9); 49,0 (C-18); 55,4 (C-5); 78,7 (C-3); 116,6 (C- 15); 157,9 (C-14). Taraxeron (EA2): Chất rắn, màu trắng. đ.n.c: 241-2410C; [α]D 25 = + 10 (c 0,1, CHCl3); Rf = 0,67 (TLC, silica gel, n-hexan/aceton: 4/1, v/v); ESI-MS: m/z 425 [M+H]+; 1H-NMR (CDCl3 500 MHz)  (ppm): 0,83 (3H, s, CH3); 0,89 (3H, s, CH3); 0,91 (3H, s, CH3); 0,95 (3H, s, CH3); 1,06 (3H, s, CH3); 1,08 (3H, s, CH3); 1,09 (3H, s, CH3), 1,14 (3H, s, CH3); 2,34 (1H, m, H- 1); 2,56 (1H, m, H-2); 5,55 (1H; dd, J=8,0, 3,0 Hz, H-15). 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz)  (ppm): 14,8 (C-25); 17,4 (C-11); 19,9 (C-6); 21,3 (C-30); 21,4 (C-24); 25,5 (C-27); 26,1 (C-23); 28,8 (C-20); 29,8 (C-26); 29,9 (C-28); 33,1 (C-22); 33,3 (C-29); 33,6 (C- 21); 34,1 (C-2); 35,1 (C-7); 35,7 (C-12); 36,7 (C-16); 37,5 (C-10); 37,7 (C-17); 37,7 (C-13); 38,3 (C-1); 38,9 (C-8); 40,6 (C-19); 47,5 (C-4); 48,7 (C-9); 48,8 (C-18); 55,8 (C-5); 117,2 (C-15); 157,6 (C- 14); 217,5 (C-3). Taraxeryl acetat (EA3): Chất rắn, màu trắng. đ.n.c: 240-2410C; [α]D 25 = +10 (c 0,1, CHCl3); Rf = 0,53 (TLC, silica gel, n-hexan/ethyl acetat: 96/4, v/v); ESI-MS: m/z 469 [M+H]+; 1H-NMR (CDCl3 500 MHz)  (ppm): 0,82 (3H, s, CH3); 0,86 (3H, s, CH3); 0,86 (3H, s, CH3); 0,87 (6H, s, 2 x CH3); 0,96 (3H, s, CH3); 0,96 (3H, s, CH3), 1,12 (3H, s, CH3); 2,04 (3H, s, OCOCH3); 4,45 (1H, dd, J=10,0; 6,0 Hz, H-3); 5,53 (1H, dd, J=8,0; 3,0 Hz, H-15). 3β-Octacosanoyloxy-12-oleanen-28-ol (EA4):Chất rắn, màu trắng. đ.n.c: 285–2860C; [α]D 25 = +85 (c 0,1, CHCl3); Rf = 0,60 (TLC, silica gel, n-hexan/ethyl acetat: 9/1, v/v); ESI-MS: m/z 849 [M+H]+; 1H-NMR (CDCl3 500 MHz)  (ppm): 0,83-0,89 (15H, m, 5 x CH3); 0,94 (3H, s, CH3); 0,95 (3H, s, CH3); 1,16 (3H, s, CH3); 2,89 (2H, t, J=7,0 Hz, CH2COO); 3,21 (1H, d, J =10,5 Hz, H-28a); 3,55 (1H, d, J=10,5 Hz, H-28b); 4,49 (1H, dd, J=10,5; 5,5 Hz, H-3); 5,19 (1H, t, J=3,5 Hz, H-12). 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz)  (ppm): 14,1 (C-28’); 15,5 (C-24); 16,7 (C-25); 16,7 (C-26); 18,2 (C-6); 22,0 (C-16); 22,7 (C-27’); 23,5 (C-11); 23,6 (C-30); 25,1 (C-3’); 25,5 (C-15); 25,9 (C-27); 28,0 (C- 23); 28,0-29,7 (CH2)n; 30,9 (C-22); 31,0 (C-26’); 31,9 (C-20); 32,5 (C-7); 33,1 (C-29); 34,1 (C-21); 34,8 (C-2’); 36,8 (C-17); 36,9 (C- 10); 37,3 (C-4); 38,2 (C-1); 39,8 (C-8); 41,7 (C-14); 42,3 (C-18); 11 46,4 (C-19); 47,5 (C-9); 55,2 (C-5); 69,7 (C-28); 80,5 (C-3); 122,3 (C-12); 144,2 (C-13); 173,6 (C-1’). Spinasterol (EA5): chất rắn, màu trắng. đ.n.c: 193-1950C;[α]D 25=-2,2 (c 0,18, CHCl3); Rf = 0,636 (TLC, silica gel, n-hexan/ethyl acetat: 9/1, v/v); ESI-MS: m/z 412,69 [M+H]+. 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δ (ppm): 0,55 (3H, s, CH3-18); 0,79 (3H, s, CH3-19); 0,81 (3H, t, J = 7,0 Hz, CH3-29); 0,83 (3H, d, J= 6,0 Hz, CH3-27); 0,85 (3H, d, J= 6,0 Hz, CH3-26); 1,03 (3H, d, J= 6,0 Hz, CH3-21); 1,09 (1H, m, H-1a); 1,18 (1H, m, H-28a); 1,23 (1H, m, H-12a); 1,26 (3H, m, H-4a, H-16a, H-17); 1,39 (3H, m, H-2a, H-5, H-15a); 1,42 (1H, m, H-28b); 1,48 (1H, m, H-11a); 1,52 (1H, m, H- 15b); 1,55 (2H, m, H-24, H-25); 1,58 (1H, m, H-11b); 1,65 (1H, m, H-9); 1,72 (1H, m, H-4); 1,75 (2H, m, H-6b, H-16b); 1,78 (1H, m, H-2b); 1,82 (2H, m, H-1b, H-14); 2,03 (2H, m, H-12b, H-20); 3,59 (1H, m, H-3); 5,03 (1H, dd, J= 9,0; 15,5 Hz; H-23); 5,16 (1H, br s, H-7); 5,16 (1H, dd, J= 9,0; 15,5 Hz; H-22). 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) δ (ppm): 12,0 (C-18); 12,2 (C-29); 13,0 (C-19); 19,0 (C-27); 21,1 (C-26); 21,4 (C-21); 21,6 (C-11); 23,0 (C- 15); 25,4 (C-28); 28,5 (C-16); 29,6 (C-6); 31,5 (C-2); 31,9 (C-25); 34,2 (C-10); 37,2 (C-1); 38,0 (C-4); 39,5 (C-12); 40,3 (C-5); 40,8 (C- 20); 43,3 (C-13); 49,5 (C-9); 51,2 (C-24); 55,1 (C-14); 55,9 (C-17); 70,1 (C-3); 117,5 (C-7); 129,5 (C-23); 138,1 (C-22); 139,6 (C-8). 3.3. Tách chiết, phân lập các chất từ vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii) Hình 3.3.1a. Sơ đồ ngâm chiết vỏ cây Côm Bột khô vỏ cây Côm (1,44 kg) Bã Ngâm chiết với EtOAc Cặn EtOAc EA (52 g) Dịch chiết EtOAc Bã Ngâm chiết với MeOH Dịch chiết MeOH Cất loại dung môi Cặn MeOH ME (172,8 g) Cất loại dung môi 12 Hình 3.3.1b. Sơ đồ phân lập các chất từ cặn chiết ethyl acetat. Cặn ME (172,0 g) CC, Silica gel CH2Cl2/MeOH; (100:0-0:100, v/v) ME1 (10,0 g) ME2 (15,0 g) ME3-ME8 (30,0 g) Sephadex: MeOH ME2.3 (2,5 g) ME2.2 (1,5 g) ME2.1 (5,5 g) CC, Silica gel CH2Cl2/MeOH/HCOOH; (90/8/2, v/v/v) CC, Silica gel CH2Cl2/MeOH; (9/1, v/v) EG6 (10 mg) EG1 (64 mg) Hình 3.3.1c. Sơ đồ phân lập các chất từ cặn chiết methanol. 13 Dữ kiện phổ và hằng số vật lý của các hợp chất được phân lập từ vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii) Acid ellagic (EG1): Chất rắn, màu trắng. đ.n.c: 300-301oC; Rf = 0,22 (TLC silica gel, MeOH/EtOAc/HCOOH: 88/10/2, v/v/v); ESI-MS: m/z 303 [M+H]+; IR (KBr): νmax (cm -1): 3064; 1713; 1618; 1581; 1441; 1333;1184; 1104. 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6)  (ppm): 7,45 (2H, s, H-5, H-5’). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6)  (ppm): 107,6 (C-1; C-1’); 110,2 (C-5; C-5’); 112,3 (C-6; C-6’); 136,4 (C-3; C-3’); 139,6 (C-2; C-2’); 148,1 (C-4; C-4’); 159,1 (C-7; C-7’). 3,3’,4’-Tri-O-methylellagic acid 4-O-β-D-2”-O-acetylglucopyranoside (EG2): Chất rắn, màu trắng; Rf = 0,40 (TLC silica gel, CH2Cl2/MeOH: 95/5, v/v); ESI-MS: m/z 571 [M+Na] + 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ (ppm): 2,10 (3H, s, H-8”); 3,36 (1H, m, H-5”); 3,39 (1H, m, H-4”); 3,55 (1H, d, J=5,0 Hz, H-6”a); 3,58 (1H, m, H-3”); 3,75 (1H, d, J=11,0 Hz, H-6”b); 3,91 (3H, s, 4’-OCH3); 3,97 (3H, s, 3’-OCH3); 3,99 (3H, s, 3- OCH3); 4,92 (1H, t, J=8,5 Hz, H-2”); 5,369 (1H, d, J=8,5 Hz, H- 1”); 7,31 (1H, s, H-5’); 7,70 (1H, s, H-5). 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ (ppm): 20,9 (-OCOCH3); 56,7 (4’- OCH3); 60,4 (CH2-6”); 61,2 (3’-OCH3); 61,5 (3-OCH3); 69,6 (C-5”); 73,5 (C-3”); 73,7 (C-2”); 77,4 (C-4”); 98,9 (C-1”); 107,3 (C-5’); 111,9 (C-5 & C-1’); 112,1 (C-6’); 112,3 (C-1); 113,5 (C-6); 140,7 (C-2); 140,7 (C-2’); 140,9 (C-3’); 141,7 (C-3); 151,3 (C-4); 154,2 (C-4’); 157,6 (C-7’); 157,8 (C-7); 169,56 (C-7”). 3,3’-Di-O-metyl acid 4-O-α-L-rhamnoside-ellagic (EG3): Chất rắn, mầu trắng; đ.n.c: 186-187oC. Rf = 0,30 (TLC silica gel, CH2Cl2/MeOH: 9/1, v/v); ESI-MS: m/z 477 [M+H] +; 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ (ppm): 1,14 (3H, d, J=6,0 Hz, CH3-6”); 3,34 (1H, m, H-3”); 3,52 (1H, m, H-4”); 3,71 (1H, m, H-5”); 3,96 (1H, br s, H-2”); 4,05 (3H, s, 3’-OCH3); 4,06 (3H, s, 3-OCH3); 4,88 (1H, s, OH); 4,99 (1H, s, OH); 5,22 (1H, s, OH); 5,58 (1H, br s, H-1”); 7,52 (1H, s, H-5’); 7,78 (1H, s, H-5). 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ (ppm): 17,9 (CH3-6”); 60,9 (3’-OCH3); 61,6 (3-OCH3); 70,0 (C-2”); 70,3 (C-4”); 70,4 (C- 5”); 71,5 (C-3”); 99,8 (C-1”); 110,9 (C-1’); 111,6 (C-5’); 111,7 (C-5); 111,9 (C-1); 112,6 (C-6’); 114,1 (C-6); 140,2 (C-3’); 14 141,0 (C-2); 141,5 (C-2’); 141,8 (C-3); 150,2 (C-4); 152,8 (C- 4’); 158,2 (C-7’); 158,4 (C-7). 3-O-Metyl acid 4-O-α-L-rhamnosid-ellagic (EG4): Chất rắn, màu trắng; Rf = 0,25 (TLC silica gel, CH2Cl2/(CH3)2CO/HCOOH: 63/35/2, v/v/v); ESI-MS: m/z 463 [M+H]+; 1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ (ppm): 1,14 (3H, d, J=5,5 Hz, H-6”); 3,37 (1H, m, H-3”); 3,54 (1H, m, H-4”); 3,85 (1H, m, H- 5”); 4,01 (1H, s, H-2”); 4,06 (3H, s, 3-OCH3); 4,94(1H, s, OH); 4,95 (1H, s, OH); 5,11 (1H, s, OH); 5,48 (1H, s, H-1”); 7,52 (1H, s, H-5’); 7,73 (1H, s, H-5). 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ (ppm): 17,8 (CH3-6”); 60,9 (3-OCH3); 69,8 (C-2”); 69,9 (C-5”); 70,1 (C-3”); 71,8 (C-4”); 100,1 (C-1”); 106,8 (C-6’); 111,2 (C-6); 111,4 (C-5’); 111,6 (C- 5); 112,9 (C-1’); 114,2 (C-1); 136,1 (C-2’); 140,1 (C-2); 141,7 (C-4); 141,3 (C-3’); 146,4 (C-3); 152,6 (C-4’); 158,6 (C-7’); 158,6 (C-7). Octacosyl ferulat (EG5): Chất rắn, màu trắng; Rf = 0,3 (TLC silica gel, n-hxan/(CH3)2CO: 98/2, v/v); ESI-MS: m/z 584,8 [M-H]-; 1H-NMR (CDCl3 + CD3OD, 500 MHz) δ (ppm): 0,88 (3H, t, J = 7,0 Hz, CH3-28’); 1,24 (48H, m, 24 x CH2); 1,43 (2H, m, CH2- 27’); 1,71 (2H, m, CH2-12); 3,92 (3H, s, OCH3); 4,19 (1H, t, J=7,0 Hz, OCH2-1’); 6,29 (1H, d, J=16,0 Hz, H-8); 6,86 (1H, d, J=8,0 Hz, H-5); 7,05 (1H, dd, J=2,0; 8,0 Hz, H-6); 7,08 (1H, d, J=2,0 Hz, H-2); 7,61 (1H, d, J=16,0 Hz, H-7). 13C-NMR (CDCl3 + CD3OD, 125 MHz) δ (ppm): 13,4 (CH3- 28’); 22,2 (C-27’); 25,5 (C-13), 28,3 (C-2’); 28,8 (CH2); 28,9 (CH2); 29,1 (CH2); 29,1 (CH2); 29,2 (CH2)n; 31,5 (C-36); 55,3 (OCH3); 64,3 (C-1’); 109,9 (C-2); 114,4 (C-8); 114,9 (C-5); 122,6 (C-6); 126,1 (C-1); 144,9 (C-7); 147,4 (C-3); 148,5 (C-4); 167,8 (C-9). Acid Galic (EG6): Tinh thể hình kim, màu trắng; đ.n.c: 248-250oC; Rf = 0,5 (TLC, silica gel, n-hexan/EtOAc/HCOOH: 90/9/1, v/v/v). 1H-NMR (CD3OD): δ 7,08 (2H, s, H-2, H-6). 13C-NMR/DEPT (CD3OD): δ 110,3 (C-2, C-6); 122,1 (C-1); 139,6 (C-3, C-5); 146,4 (C-4);170,5 (C-7). 15 β-Sitosterol (EG7): Chất rắn, màu trắng; Rf = 0,35 (TLC, silica gel, n-hexan/aceton: 9/1, v/v). 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δ (ppm): 0,68 (3H, s, CH3-18); 0,81 (3H, d, J = 7,0 Hz, CH3-26); 0,83 (3H, d, J = 7,0 Hz, CH3-27); 0,85 (3H, t, J = 7,5 Hz, CH3-29); 0,92 (3H, d, J = 6,5 Hz, CH3-21); 1,01 (3H, s, CH3- 19); 3,51 (1H, m, H-3); 5,35 (1H, d br, J = 5,0 Hz, H-6). 13C-NMR (125,76 MHz, CDCl3) δ (ppm): 37,3 (C-1); 31,6 (C-2); 71,8 (C-3); 42,3 (C-4); 140,8 (C-5); 121,7 (C-6); 31,9 (C-7); 31,8 (C- 8); 50,0 (C-9); 36,6 (C-10); 21,1 (C-11); 39,8 (C-12); 42,3 (C-13); 56,7 (C-14); 24,3 (C-15); 28,3 (C-16); 56,0 (C-17); 11,9 (C-18); 19,4 (C-19); 36,2 (C-20); 18,8 (C-21); 34,0 (C-22); 26,1 (C-23); 29,5 (C- 25); 19,1 (C-26); 19,8 (C-27); 23,1 (C-28); 12,0 (C-29); 45,6 (C-24). 6-Hydroxy-1,12-oleanadien-3-on (EG8): Chất rắn, màu trắng; đ.n.c: 280oC. Rf = 0,4 (TLC, silica gel, n-hexan/aceton: 95/5, v/v); [α]D 25 = + 168,18o (c 0,45; MeOH); ESI-MS: m/z 887,4 [2M+H]+; HR-ESI-MS: m/z 439,3594 [M+H]+ (Theo tính toán: m/z= 439,3576 với CTPT C30H48O2) 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) Xem bảng 4.9. 3.4. THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC Hoạt tính gây độc tế bào của các cặn chiết, các phân đoạn nhỏ tương ứng và một số hợp chất được phân lập từ lá cây Mắc niễng bạc (Eberhardtia aurata), lá cây Sói đứng (Chloranthus erectus) và vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii), hoạt tính kháng viêm của cặn chiết EtOH lá cây Sói đứng theo phương pháp gây viêm cục bộ bằng hoạt chất EPP, gây viêm cục bộ bằng formalin 1% và phương pháp xác định khả năng kháng viêm theo đường uống, độc tính cấp của cặn chiết EtOH lá cây Sói đứng được thử nghiệm tại Viện Công nghệ Sinh học-VAST. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính kháng viêm và thử độc tính được trình bày trong phần 4.4. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các hợp chất phân lập được từ lá cây Sói đứng Từ cặn chiết n-hexan và ethyl acetat của lá cây Sói đứng, sau khi tiến hành kết tinh, sắc kí cột nhiều lần trên cột Sephadex và silica gel thu được 7 hợp chất CE1-CE7. Các hợp chất này bao gồm, 3 hợp chất khung sesquiterpen (CE1, CE3, CE4), 2 hợp chất thuộc lớp chất 16 cumarin (CE5-CE6), 1 hợp chất sterol (CE2) và 1 hợp chất phenolic, dẫn chất của acid benzoic (CE7). Hình 4.1. Các hợp chất phân lập được từ lá cây Sói đứng Bảng 4.1. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất CE1 C C H (m, J, Hz) DEPT HMBC ( 1H13C) 1 25,5 1,76 (m) CH H1/C10 2 7,3 0,74 (m) 0,79 (m) CH2 3 29,0 1,67 (m) CH H3/C4 4 91,6 C 5 44,4 2,61 dd (6,0; 12,7) CH H5/C4, C7, C10 6 27,0 2,03 t (12,7) (Hax ) 2,46 dd (6,0; 12,7) (Heq) CH2 H6/C7, C8, C11 7 127,0 C 8 166,2 C 9 202,0 9,60 (s) CH H9/C10, C14 10 56,7 C 11 139,2 (C) C 12 170,1 (C) C 13 16,4 (CH3) 1,99 (s) CH3 H13/C11, C12 14 15,6 (CH3) 1,21 (s) CH3 H14/C1, C10 15 31,3 (CH3) 1,54 (s) CH3 H15/C3, C4, C5 17 Bảng 4.2. Số liệu phổ 1H-NMR; 13C-NMR của hợp chất CE2 C C # C H (m, J , Hz) 1 23,9 23,9 1,46 (m) 2 16,8 16,4 0,92 (m), 0,83 (m) 3 23,0 24,2 2,82 (m) 4 150,0 151,2 5 50,6 48,2 3,06 (m) 6 21,3 24,2 2,32 (m), 2,10 (m) 7 162,3 160,5 8 87,9 91,1 9 54,4 53,3 3,77 (m) 10 41,1 41,7 11 129,1 129,4 12 170,4 172,3 13 9,0 8,9 1,78 (s) 14 16,9 19,9 0,54 (s) 15 106,8 106,8 5,09 (m), 4,81 (m) Bảng 4.3. Số liệu phổ 1H-NMR; 13C-NMR của hợp chất CE4 C C H (m, J in Hz) C C H (m, J in Hz) 1 22,83 2,11 (br, dt, 3,9, 8,7) 9 79,62 3,83 (d, 7,4) 2 15,71 0,67 (dt, 3,9; 5,3) 0,82 (dt, 5,3; 8,7) 10 43,82 3 23,68 1,96 (m) 11 128,03 4 152,23 12 171,08 5 51,82 3,32 (m) 13 8,48 1,87 (t, 1,5) 6 22,51 2,29 (m) 14 20,16 0,51 (s) 7 156,38 15 106,06 4,70 (br, t); 5,01(m) 8 105,87 16- OMe OH-9 50,35 3,22 (s) 3,41 (d, 7,4) 18 Bảng 4.9. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất EG8 C C H (m, J , Hz) DEPT HMBC ( 1H13C) 1 158,6 6,96, d (10,0) CH H1/C2, C3, C10 2 123,7 5,76, d (10,0) CH H2/C1, C3 3 205,2 C 4 45,5 C 5 53,7 1,63, overlap CH 6 68,5 4,57, br s CH H6/C5, C7, C8 7 40,5 1,61, m 1,83, br dd (3,7; 14,0) CH2 8 39,9 C 9 42,5 1,88, dd (6,0; 12,0) CH 10 38,9 C 11 23,5 2,14, m 2,19, m CH2 12 121,3 5,29, m CH 13 145,0 C 14 42,8 C 15 26,1 1,01, m 1,86, m CH2 16 26,9 0,84, m 2,0, br d (4,0; 13,0) CH2 17 32,6 C 18 47,5 2,0, dd (4,0; 13,2) CH 19 46,6 1,02, m 1,67 t (13,5) CH2 20 31,1 C 21 34,7 1,11, m 1,32 dt (3,5; 13,5) CH2 22 37,1 1,23, m 1,43, m CH2 23 27,1 1,24, s CH3 H23/C3, C4, C5 24 23,8 1,42, s CH3 H24/C3, C4, C5 25 18,9 1,54, s CH3 H25/C1, C5, C9, C10 26 19,3 1,37, s CH3 H26/C7, C8, C9 27 26,9 1,12, s CH3 H27/C8, C13, C14, C15 28 28,3 0,85, s CH3 H28/C16, C17, C18, C22 29 23,9 0,88, s CH3 H29/C19, C20 30 33,3 0,87, s CH3 H30/C20, C21 19 4.2. Các hợp chất phân lập được từ lá cây Mắc niễng bạc Từ cặn dịch chiết EtOAc của lá cây Mắc niễng bạc, sau khi tiến hành kết tinh, sắc kí cột nhiều lần trên cột silica gel thu được 5 hợp chất EA1-EA5. Như vậy, từ dịch chiết cây Mắc niễng bạc, 5 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học. Các hợp chất này bao gồm, 3 hợp chất khung taraxeren (EA1-EA3), 1 hợp chất khung olean (EA4) và 1 hợp chất sterol (EA5). Hình 4.2. Cấu trúc các hợp chất phân lập được từ lá cây Mắc niễng bạc 4.3. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ vỏ cây Côm Như vậy, từ dịch chiết vỏ cây Côm, 8 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học trong đó có 1 chất mới (EG8). Có thể thấy các hợp chất chính trong vỏ cây này chủ yếu là acid ellagic (EG1) và các dẫn xuất glycosid (EG2-EG4). Ngoài ra còn có sự có mặt của acid gallic (EG6), β-sitosterol (EG7) và octacosyl ferulat (EG5). 20 Hình 4.3.9. Các hợp chất phân lập được từ vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii (Wight) A. Gray, Elaeocarpaceae) 4.4. Hoạt tính sinh học của các cặn chiết và các chất phân lập được 4.4.1. Hoạt tính gây độc tế bào và khả năng kháng viên của dịch chiết EtOH (SD-2012) từ lá cây Sói đứng Bảng 4.10. Hoạt tính độc tế bào của dịch chiết EtOH (SD-2012) từ lá cây Sói đứng STT Chất thử IC50 (μg/ml) KB MCF-7 LU-1 Hep-G2 1 SD-2012 54,77 44,09 45,80 46,66 2 CE1 > 100 > 100 > 100 > 100 3 CE4 > 100 > 100 > 100 > 100 4 Elipticine 1,009 0,927 0,992 1,002 21 Hợp chất CE1 và CE4 không thể hiện hoạt tính trên cả 4 dòng tế bào ung thư thử nghiệm (KB, MCF-7, LU-1 và Hep-G2) với giá trị IC50 >100 μg/ml Bảng 4.11. Khả năng ức chế viêm cục bộ của mẫu SD-2012 STT mẫu Trọng lượng tai (mg) % ức chế khối viêm so với đối chứng Thí nghiệm Đối chứng SD-2012 42,50 ± 0,80 43,20 ± 0,10 11,73 Dexamethason 39,33 ± 0,25 43,90 ± 0,46 68,51 Đối chứng âm 37,23 ± 0,90 Bảng 4.12. Kết quả khả năng kháng viêm của hoạt chất theo đường uống của mẫu SD-2012 TT Tên mẫu Trọng lượng chân (mg) % ức chế so với đối chứng Tiêm formalin Không tiêm formalin 1 SD-2012 159,8 ± 6,87 128,6 ± 5,18 55,56 2 Dexamethason 158,4 ± 7,44 132,6 ± 6,31 63,25 3 Đối chứng âm 201,4 ± 6,23 131,2 ± 5,63 0,00 Bảng 4.13. Kết quả xác định khả năng kháng viêm của SD-2012 theo đường uống TT Tên mẫu Trọng lượng chân (mg) % ức chế so với đối chứng Tiêm formalin Không tiêm formalin 1 SD-2012 2 g/kg 154,3 ± 5,86 126,5 ± 3,58 60,40 2 SD-2012 1 g/kg 159,8 ± 6,87 128,6 ± 5,18 55,56 3 SD-2012 0,5 g/kg 196,7 ± 7,32 132,1 ± 4,95 17.92 4 SD-2012 0,25 g/kg 197,0 ±4,44 129,4 ± 6,76 2,64 ED50 (mg/kgP) 946,8 mg/kg thể trọng 5 Dexamethason 158,4 ± 7,44 132,6 ± 6,31 63,25 6 Đối chứng âm 201,4 ± 6,23 131,2 ± 5,63 0,00 22 4.4.2. Hoạt tính gây độc tế bào của cặn chiết ethyl axetat (EEA) và các chất phân lập được từ lá cây Mắc niễng bạc Cặn dịch chiết ethyl acetat (EEA) và các chất sạch phân lập được từ cặn dịch chiết ethyl acetat EEA là (EA1), (EA2), (EA3), (EA4) và (EA5) của lá cây Mắc niễng bạc được thử hoạt tính gây độc tế bào trên 4 dòng tế bào ung thư: KB, MCF-7, LU-1, Hep-G2. Bảng 4. 14. Hoạt tính độc tế bào của các chất phân lập được từ lá cây Mắc niễng bạc 4.4.3. Hoạt tính gây độc tế bào của cặn chiết ethyl acetat và các chất phân lập được từ vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii, Elaeocarpaceae) Cặn dịch chiết EtOAc và các chất phân lập được từ cặn EtOAc của vỏ cây Côm (EG1; EG2; EG3; EG4; EG5; EG6; EG7) được thử độc tế bào với 02 dòng tế bào ung thư đặc trưng được lựa chọn là KB và MCF-7. Hợp chất mới EG8 được thử độc tế bào với 4 dòng tế bào ung thư đặc trưng được lựa chọn: KB; MCF-7; LU-1 và Hep-G2. Bảng 4. 15. Hoạt tính độc tế bào của các chất phân lập được từ vỏ cây Côm STT Chất thử IC50 (μg/ml) KB MCF-7 LU-1 Hep G2 1 EEA 80,52 33,80 74,99 91,17 2 EA1 >100 >100 >100 >100 3 EA2 >100 >100 >100 >100 4 EA3 >100 >100 >100 >100 5 EA4 >100 >100 >100 >100 6 EA5 >100 >100 >100 >100 7 Elipticine 0,39 0,46 0,52 0,47 STT Chất thử IC50 (μg/ml) KB MCF-7 LU-1 Hep G2 1 Cặn chiết EtOAc < 1,0 2 EG1 >100 >100 - - 3 EG2 7,04 24,8 - - 4 EG3 28,3 >100 - - 5 EG4 >100 >100 - - 6 EG5 >100 >100 - - 7 EG6 >100 >100 - - 8 EG7 >100 >100 - - 9 EG8 57,27 49,88 45,99 62,33 10 Elipticine 0,31 0,53 0,52 0,47 (-): Không thử 23 Kết quả thu được cho thấy hợp chất EG2 có hoạt tính ức chế trên 2 dòng tế bào ung thư KB và MCF-7 với giá trị IC50 lần lượt là 7,04 và 24,8 μg/ml. Ngoài ra, hợp chất EG3 thể hiện hoạt tính ức chế chọn lọc sự phát triển của tế bào ung thư KB với giá trị IC50 là 28,3 μg/ml. Các hợp chất EG1, EG4, EG5, EG6 và EG7 không thể hiện hoạt tính trên cả 2 dòng tế bào ung thư thử nghiệm (KB và MCF-7) với giá trị IC50 >100 μg/ml. Hợp chất EG8 có hoạt tính ức chế trên 4 dòng tế bào là KB, MCF-7, LU-1 và Hep-G2 với giá trị IC50 lần lượt là 57,27; 49,88; 45,99 và 62,33 μg/ml. Như vậy, các hợp chất sạch phân lập được từ cặn chiết EtOAc của vỏ cây Côm có hoạt tính gây độc tế bào ung thư yếu hơn nhiều so với kết quả thu được đối với cặn tổng ban đầu. Điều này có thể giải thích là hợp chất có hoạt tính mạnh có hàm lượng thấp, nên chưa phân lập được hoặc các chất có thể bị phân hủy trong quá trình tinh chế. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Về thành phần hóa học 1.1. Lá cây Sói đứng (Chloranthus erectus (Buch.-Ham.) Verdcourt, Chloranthaceae) được nghiên cứu về hóa học, đã phân lập và xác định cấu trúc của 7 hợp chất đó là: chloranerectuslacton V (CE1), chloranthalacton B (CE2), -sitosterol (CE3), 9-hydroxyheterogorgiolid (CE4), isofraxidin (CE5), eleutherosid B1 (CE6) và acid 3,4- dihydroxybenzoic (CE7). Trong đó hợp chất Chloranerectuslactone V (CE1) là một hợp chất mới. 1.2. Từ lá của cây Mắc niễng bạc (Eberhardtia aurata (Pierre ex Dubard) Lecomte, Sapotaceae), đã phân lập và xác định cấu của 5 hợp chất gồm: β-taraxerol (EA1), taraxeron (EA2), taraxeryl acetat (EA3), 3β-octacosanoyloxy-12-oleanen-28-ol (EA4) và spinasterol (EA5). 1.3. Từ vỏ của cây Côm (Elaeocarpus griffithii (Wight) A. Gray, Elaeocarpaceae), đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 8 hợp chất đó là: acid ellagic (EG1), 3,3’,4’-tri-O-methylellagic acid 4- O-β-D-2”-O-acetylglucopyranoside (EG2), 3,3’-di-O-metyl acid 4-O-α- rhamnosid-ellagic (EG3), 3-O-metyl acid 4-O-α-rhamnosid-ellagic (EG4), octacosyl ferulat (EG5), acid gallic (EG6), β-sitosterol (EG7) và 6-hydroxy-1,12-oleanadien-3-on (EG8). Trong đó hợp chất 6-hydroxy-1,12-oleanadien-3-on (EG8) được xác định là hợp chất mới. 2. Về nghiên cứu hoạt tính sinh học. 24 Đã tiến hành thử hoạt tính kháng viêm; hoạt tính gây độc tế bào của các cặn chiết và các chất phân lập được: Dịch chiết EtOH lá cây Sói đứng thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Ngoài ra, dịch chiết lá cây này còn thể hiện hoạt tính kháng viêm theo đường uống. Hai hợp chất CE1 và CE4 phân lập từ lá cây Sói đứng không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào khi được khảo sát trên 4 dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Các hợp chất phân lập từ lá cây Mắc niễng bạc không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào khi được khảo sát trên 4 dòng tế bào ung thư thử nghiệm, trong khi dịch chiết EtOAc của cây này thể hiện hoạt tính. Hợp chất EG2 phân lập từ vỏ cây Côm có hoạt tính ức chế trên 2 dòng tế bào ung thư KB và MCF-7 với giá trị IC50 lần lượt là 7,04 và 24,8 μg/ml. Hợp chất EG8 phân lập từ vỏ cây Côm có hoạt tính ức chế trên 4 dòng tế bào ung thư KB, MCF-7, LU-1 và Hep-G2 với giá trị IC50 lần lượt là 57,27; 49,88; 45,99 và 62,33 μg/ml. Ngoài ra, hợp chất EG3 phân lập từ vỏ cây Côm thể hiện hoạt tính ức chế chọn lọc sự phát triển của tế bào ung thư KB với giá trị IC50 là 28,3 μg/ml. Kết luận chung: Các kết quả của Luận án đã làm rõ những mục tiêu đề ra của luận án là xác định thành phần hóa học chính của 3 loài thực vật Việt Nam: lá cây Sói đứng, lá cây Mắc niễng bạc, vỏ cây Côm và khảo sát hoạt tính sinh học của chúng. Trong số 20 hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc đã tìm ra 2 hợp chất mới, 3 hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào. Dịch chiết EtOH của lá cây Sói đứng thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Ngoài ra, dịch chiết cây này còn thể hiện hoạt tính kháng viêm theo đường uống. KIẾN NGHỊ: - Cần khảo sát hoạt tính của 2 hợp chất mới trên các đích sinh học khác nhằm tìm kiếm khả năng khai thác các hợp chất này. - Thực tế, các hợp chất phân lập từ vỏ cây Côm và lá cây Mắc niễng bạc thể hiện hoạt tính thấp hơn nhiều so với cặn chiết. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học chi tiết hơn để hiểu rõ thành phần tạo ra hoạt tính. - Dịch chiết EtOH lá cây Sói đứng thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Ngoài ra, dịch chiết lá cây này còn thể hiện hoạt tính kháng viêm theo đường uống. Cần nghiên cứu sâu thêm để có thể hướng đến khả năng ứng dụng trực tiếp dịch chiết này. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN [1]. Nguyễn Văn Thông, Trần Thu Trang, Trịnh Thị Thanh Vân, Đoàn Thị Mai Hương, Nguyễn Văn Hùng, Marc Litaudon, Trần Thu Hương, Phạm Văn Cường (2012), Các dẫn xuất axit Ellagic từ vỏ cây Côm (Elaeocarpus griffithii-Elaeocarpaceae), Tạp chí Hóa học, T. 50(4A) tr. 481-483. [2]. Trần Thu Hương, Nguyễn Văn Thông, Lê Huyền Trâm,Trần Thị Minh, Trần Thượng Quảng, Phạm Văn Cường (2012), Nghiên cứu thành phần hóa học cây Sói đứng (Chloranthus erectus (Buch.-Ham) Vercourt), Tạp chí Hóa học 50(4A), tr. 78-80. [3]. Tran Thu Huong, Nguyen Van Thong, Tran Thi Minh, Le Huyen Tram, Nguyen Tuan Anh, Ho Duc Cuong, Pham Van Cuong and Diep V. Ca (2014), chloranerectuslactone V, a New Sesquiterpene from Chloranthus erectus, Letters in Organic Chemistry, 11, pp. 639-642. [4]. Nguyen Van Thong, Pham Van Cuong, Doan Thi Mai Huong, Truong Bich Ngan, Tran Thu Huong, Marc Litaudon, Chau Van Minh (2014), Chemical Consituents of the Leaves of Eberhardtia aurata (Sapotaceae), Malaysian Journal of Chemistry, Vol. 16, pp. 32-37. [5]. Nguyễn Văn Thông, Trần Thị Minh, Lê Huyền Trâm, Trần Thượng Quảng, Đỗ Thị Thảo, Phạm Văn Cường, Trần Thu Hương (2014), Thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của cây sói đứng (Chloranthus erectus (Buch. - ham) Verdcourt), Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52(5A) tr. 27-34.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_hoat_tinh_s.pdf
Luận văn liên quan