Phản ứng thủy phân các nhóm acetyl của phần đường trong phân tử
auronol glucoside là phản ứng thủy phân các ester sử dụng base
(NaOH) thông thường. Các dữ liệu phổ NMR của alphitonin-4-O-β-Dglucopyranoside tổng hợp được là phù hợp với các tài liệu đã báo cáo.
Như vậy, alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside đã được tổng hợp từ
taxifolin (81) với hiệu suất toàn phần 13,0%. Kết quả tổng hợp này cho
phép cung cấp hợp chất auronol glucoside 125 lượng gam cho các
nghiên cứu hoạt tính sinh học của nó
31 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học của alphitonin, maesopsin và một số dẫn xuất của chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
...***
DIỆP THỊ LAN PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP
VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA ALPHITONIN,
MAESOPSIN VÀ MỘT SỐ DẪN XUẤT CỦA CHÚNG
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số: 62.44.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC
HÀ NỘI – 2015
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công
nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN QUỐC VƯỢNG
2. PGS.TS. TRỊNH THỊ THỦY
Phản biện 1: PGS. TS. Phan Minh Giang
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Việt Hùng
Phản biện 3: PGS. TS Trần Thu Hương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại
Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam vào hồi 09 giờ 00’, ngày 25 tháng 01 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Các thuốc tác động đến hệ miễn dịch là các thuốc rất có giá trị cả khi
kích thích hệ miễn dịch hay ức chế hệ miễn dịch hoặc cả điều hòa miễn
dịch. Với hoạt tính kích thích hệ miễn dịch, chúng tăng sức đề kháng
của cơ thể và với hoạt tính ức chế miễn dịch chúng làm cơ thể thích
nghi dần với môi trường sống. Các thuốc kích thích miễn dịch được sử
dụng trong phòng và điều trị nhiễm virus như HIV, viêm gan B, viêm
phổi, lao, cúm gà(Ví dụ các interferon alpha, beta và gamma.). Các
thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng sau phẫu thuật để tránh sự đào
thải cơ quan ghép như: gan, thận, da, xương, và được dùng để điều trị
các bệnh do sự quá mẫn của hệ miễn dịch như bệnh nhược cơ, luput ban
đỏ, thấp khớp thể nhẹ, tiểu đường(ví dụ cyclosporine, prednisone,
azathioprin ). Những loại thuốc này có thể được tổng hợp, sinh tổng
hợp hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó, loại thuốc sau được ưa
chuộng sử dụng do ít tác dụng phụ hơn. Ở nước ta, hiện nay các loại
thuốc ức chế miễn dịch phải nhập khẩu hoàn toàn, giá thành thuốc rất
cao đang là gánh nặng khó vượt qua đối với bệnh nhân, những người có
nhu cầu sử dụng.
Các kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu GS. Trần Văn Sung
cho thấy hai hợp chất alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside (TAT6) và
maesopsin 4-O-β-D-glucopyranoside (TAT2) được phân lập từ dịch
chiết butanol của lá cây Chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis A. Chev.)
có hoạt tính ức chế miễn dịch tuy yếu hơn cyclosporin A nhưng không
gây tác dụng phụ, trong khi đó cyclosporin A có thể gây độc cho các cơ
quan nội tạng, gan, thận, tiêu hóa, thần kinh Các hợp chất auronol và
cả auronol glycoside là nhóm chất hiếm gặp và có hàm lượng thấp trong
tự nhiên, đây là lần đầu tiên trên thế giới hoạt tính sinh học của 2 hợp
chất auronol glucoside này được công bố.
Hoạt tính ức chế miễn dịch của hai auronol glucoside TAT6 và
TAT2 được giả thiết do phần đường trong phân tử có khả năng thấm
2
vào màng tế bào phát huy tác dụng của các aglycone. Tương tự, các
hoạt chất dược chứa nhóm nitrile (-CN), được đưa vào sử dụng lâm
sàng ngày càng nhiều. Do là nhóm phân tử nhỏ và có khả năng tạo liên
kết hydro với các amino acid, các protein và H2O nên các nhóm nitrile
(-CN) cũng có khả năng thấm qua màng tế bào; trong một số trường
hợp, nhóm này cũng có tác dụng thay thế phần đường trong các phân tử
glucoside.
Nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính đối với hệ miễn dịch, từ
phát hiện mở đường của 2 auronol glucoside và tính chất của các hợp
chất mang nhóm nitrile chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp và
khảo sát hoạt tính sinh học của alphitonin, maesopsin và một số dẫn
xuất của chúng”.
2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Đối tượng nghiên cứu: các hợp chất Alphitonin-4-O-β-D-
glucopyranoside, Maesopsin-4-O-β-D-glucopyranoside, alphitonin và
maesopsin.
Các nhiệm vụ của luận án
- Phân lập 2 hợp chất alphitonin-4-O-β-D-glucoside (TAT6) và
maesopsin 4-O-β-D-glucoside (TAT2) từ lá cây Chay Bắc bộ
(Artocapus tonkinensis A. Chev.).
- Nghiên cứu tổng hợp các auronol là alphitonin và maesopsin và
một số dẫn xuất nitrile của chúng.
- Nghiên cứu phản ứng glucoside hóa tổng hợp alphitonin-4-O-β-D-
glucoside.
- Khảo sát hoạt tính kích thích tế bào lympho và hoạt tính độc tế bào
của các sản phẩm tổng hợp được.
3. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Đề tài đã nghiên cứu phân lập, tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh
học các auronol, auronol glucoside là lớp chất hiếm gặp và có hàm
lượng thấp trong tự nhiên, theo định hướng ức chế miễn dịch từ lá cây
3
Chay Bắc Bộ, một cây thuốc dân gian đã được sử dụng thành công điều
trị một số bệnh do sự quá mẫn của hệ miễn dịch như nhược cơ, luput
ban đỏ
3.2. Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên đã nghiên cứu thành công các nội dung:
- Đã xây dựng được quy trình tổng hợp hợp chất alphitonin-4-O-β-
D-glucopyranoside từ alphitonin là một hợp chất được bán tổng hợp từ
taxifolin một flavonol được phân lập từ rễ Thổ phục linh (Smilax glabra
Wall ex Roxb.). Kết quả nghiên cứu tổng hợp thành công alphitonin-4-
O-β-D-glucopyranoside cho phép tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về
hoạt tính sinh học của một số hợp chất tổng hợp được.
- Đã nghiên cứu phản ứng tổng hợp toàn phần methoxyauronol
alphitonin và đã đưa ra phương pháp tổng hợp ngắn gọn các aurone, với
hiệu suất cao, là chất trung gian chìa khóa trong tổng hợp toàn phần
auronol.
- Đã nghiên cứu tổng hợp được các dẫn xuất nitrile của alphitonin và
maesopsin là các auronol hiếm gặp trong tự nhiên. Trong đó maesopsin
(Ag-TAT2) đã được phân lập từ lá cây Chay Bắc Bộ (Artocapus
tonkinensis A. Chev.). Ngoài ra đã tổng hợp được 1 dẫn xuất nitrile của
auronol glucoside maesopsin-4-O-β-D-glucopyranoside.
- Đã khảo sát hoạt tính kích thích tế bào lympho và hoạt tính gây độc
tế bào của các hợp chất tổng hợp được trên các dòng tế bào thường
NIH/3T3 và 4 dòng tế bào ung thư MCF7, LU-1, KB và HepG2. Kết
quả khảo sát cho thấy dẫn xuất alphitonin-4-O-acetonitrile có hoạt tính
kích thích tế bào lympho mạnh nhất với SC50 = 11,07 µg/ml; hầu hết
các hợp chất thu được đều có hoạt tính ức chế yếu với tế bào thường và
cả 4 dòng tế bào ung thư kiểm định.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 172 trang với 20 bảng số liệu, 128 hình, 145 tài liệu
tham khảo được phân bố như sau: Mở đầu (2 trang), Chương 1. Tổng
quan (38 trang), Chương 2. Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên
4
cứu (5 trang), Chương 3. Thực nghiệm (29 trang), Chương 4. Kêt quả
và thảo luận (79 trang), Kết luận và kiến nghị (2 trang), Các công trình
đã công bố liên quan đến luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (16
trang) và phụ lục phổ.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phần tổng quan của luận án trình
bày các nội dung sau:
- Các hợp chất flavonoid.
- Hoạt tính sinh học của aurone và auronol.
- Tổng hợp aurone.
- Tổng hợp auronol.
- Các phương pháp tổng hợp glycoside.
- Hợp chất chứa nitrile trong hóa dược và phương pháp tổng hợp
dẫn xuất nitrile
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Maesopsin-4-O-β-D-
glucopyranoside (116)
Alphitonin-4-O-β-D-
glucopyranoside (125)
Maesopsin (98) Alphitonin (82)
2.2. Mục tiêu
Nghiên cứu tổng hợp các auronol alphitonin (Ag-TAT6), maesopsin
(Ag-TAT2), các auronol glucoside alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside
5
(TAT6) và maesopsin-4-O-β-D-glucopyranoside (TAT2) và một số các
dẫn xuất nitrile của chúng. Khảo sát hoạt tính sinh học của các chất tổng
hợp được.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày các phương pháp sử dụng trong quá trình
nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân lập các hợp chất, phương pháp
tổng hợp hữu cơ cơ bản, phương pháp tổng hợp hữu cơ đặc thù, phương
pháp theo dõi quá trình phản ứng, phương pháp tinh chế, phương pháp
phổ xác định cấu trúc, phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro, xác định
hoạt tính gây độc tế bào tế bào in vitro và phương pháp phân lập tế bào
lympho, xác định khả năng kích thích tế bào lympho.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM
3.1. Phân lập và tổng hợp các auronol và auronol glucoside
3.1.1. Phân lập maesopsin 4-O-β-D-glucopyranoside (116) và
alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside (125) ; điều chế maesopsin (98)
* Phân lập maesopsin 4-O-β-D-glucopyranoside (116) và alphitonin-
4-O-β-D-glucopyranoside (125)
Hai hợp chất maesopsin 4-O-β-D-glucopyranoside (116) và
alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside (125) đã được phân lập từ 10 kg lá
cây Chay Bắc bộ bằng các phương pháp thường quy sử dụng SKC trên
diaion, silica gel pha thường, pha đảo và sephadex thu được 7 g 116 và
0,03 g 125.
Chất 116
ESI-MS (m/z): 449 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, DMSO): δ (ppm) 9,14 (OH), 7,56, 7,52 (1 ×
OH), 6,93/6,91 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2′,6′), 6,56/6,54 (2H, d, J = 8,5
Hz, H-3′,5′), 6,00 (1H, d, J = 1,7 Hz, H-5), 5,93 (1H, d, J = 1,7 Hz, H-
7), 5,20, 5,13, 5,06, 5,01 (4 × OH), 4,97/4,90 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1′′),
4,59/4,50 (1 × OH), 3,64/3,63 (1H, br m, Ha-6′′), 3,48 (1H, m, Hb-6′′),
3,29 - 3,20 (m, H-3′′, H-5′′, H-2′′, H-4′′), 2,96 và 2,90 (2H, 2 × d, J =
13,5 Hz, CH2-10).
6
13C-NMR (125 MHz, DMSO): δ (ppm) 192,8/192,4 (C=O), 171,9
(C-8), 168,5 (C-6), 156,8/156,7 (C-4), 155,9 (C-4′), 131,3 (C-2′),
124,2/124,17(C-1′), 114,7/114,6 (C-3′), 105,6/105,5 (C-2), 102,0/101,8
(C-9), 99,5/99,3 (C-1′′), 95,8/95,3 (C-5), 91,7/91,5 (C-7), 77,2/77,1 (C-
5′′), 76,8/76,7 (C-3′′), 73,0/72,9 (C-2′′), 69,3/69,2 (C-4′′), 60,4/60,3 (C-
6′′), 40,5 (C-10).
Chất 125
ESI-MS (negative): m/z = 465 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 6,66/6,67 (1H, 2 × d, J = 2,5
Hz, H-2′), 6,57/6,55 (1H, 2 × d, J = 8,5 Hz, H- 5′), 6,52/6,51 (1H, 2 ×
dd, J = 2,5, 8,5 Hz, H-6′), 6,00/5,98 (1H, 2 × d, J =1,2 Hz, H-5),
5,88/5,87 (1H, 2 × d, J = 1,2 Hz, H-7), 4,88 (1H, tín hiệu chồng chập,
H-1′′), 3,88 (1H, br d, J = 12,5 Hz, Hb-6′′), 3,70 (1H, m, Ha-6′′), 3,53
(1H, dd, J = 8,0, 9,0 Hz, H-2′′), 3,48 (1H, m, H-3′′), 3,43 (2H, m, H-4′′
và H-5′′), 3,04 (2H, m, CH2-10).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 196,0/195,8 (C=O),
174,9/174,7 (C-8), 174,8/174,6 (C-6), 158,4/158,3 (C-4), 145,6/145,5
(C-3′), 145,1 (C-4′), 126,5/126,4 (C-1′), 123,1/123,0 (C-6′), 118,7/118,6
(C-2′), 115,9/115,8 (C-5′), 107,6/107,5 (C-2), 102,4/102,3 (C-1′′),
101,7/101,5 (C-9), 99,0/98,3 (C-5), 94,0/93,8 (C-7), 78,3/78,2 (C-5′′),
77,3 (C-3′′), 74,1/74,0 (C-2′′), 71,1 (C-4′′), 62,2 (C-6′′), 42,3/42,2 (C-
10).
* Điều chế maesopsin
Kết quả phân lập hai hợp chất auronol glucoside alphitonin-4-O-β-
D-glucopyranoside (125) và maesopsin-4-O-β-D-glucopyranoside (116)
từ lá cây Chay Bắc bộ (A. Tonkinensis) cho thấy hợp chất auronol
glucoside maesopsin-4-O-β-D-Glc (116) có hàm lượng khá lớn trong lá
cây Chay Bắc bộ (> 0,07%). Vì vậy hợp chất maesopsin-4-O-β-D-Glc
(116) đã được sử dụng là nguồn cung cấp auronol maesopsin (98).
7
Hình 3.2. Sơ đồ tổng hợp maesopsin (98)
Maesopsin (98)
ESI-MS (m/z): 286,9 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 7,02 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-
2′, H-6′), 6,59 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3′, H-5′), 5,78 (1H, br s, H-7), 5,74
(1H, br s, H-5), 3,08 (2H, brs, CH2-10).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 196,8(C=O), 173,7 (C-8),
171,0 (C-6), 159,7 (C- 4), 157,2 (C- 4′), 132,5 (C-2′, C-6′), 125,9 (C-1′),
115,7 (C-3′, C-5′), 107,4 (C-2), 103,1 (C-9), 96,8 (C-5), 91,1 (C-7),
42,1 (C-10).
3.1.2. Bán tổng hợp alphitonin
Alphitonin (82) đã được chúng tôi nghiên cứu tổng hợp theo phương
pháp của Kielhmann bằng phản ứng đồng phân hóa taxifolin dưới tác
dụng của nhiệt. Phương pháp này thể hiện nhiều ưu điểm là nguyên liệu
từ nguồn thực vật trong nước, phản ứng chỉ có 1 bước và sử dụng dung
môi nước rất thân thiện với môi trường. Hợp chất đầu taxifolin được
điều chế từ astilbin có hàm lượng rất cao (~ 1%) trong rễ Thổ phục linh
(S. glabra). Các bước phân lập astilbin, điều chế taxifolin và phản ứng
đồng phân hóa taxifolin được trình bày trong sơ đồ sau:
Hình 3.3. Sơ đồ tổng quát bán tổng hợp alphitonin (82)
8
Astilbin (94)
FT-IR max (cm-1): 3427, 3263, 2912, 1640, 1603, 1519, 1476, 1363,
1301, 1177, 1070, 977.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 6,98 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-
2′), 6,86 (1H, dd, J = 8,0 , 2,0 Hz, H-6′), 6,83 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′),
5,94 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 5,92 (1H, d , J = 2,0 Hz, H-8), 5,10 (1H,
d, J = 10,5 Hz, H-2), 4,60 (1H, d, J = 10,5 Hz, H-3), 4,28 (1H, dq, J =
6,0, 9,6 Hz, H-5′′), 4,07 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-1′′), 3,68 (1H, dd, J = 3,0
, 9,6 Hz, H-3′′), 3,56 (1H, dd, J = 1,5 , 3,0 Hz, H-2′′), 3,3 (1H, m, H-4′′),
1,21 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6′′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 196,0 (C=O); 168,5 (C-7);
165,5 (C-5); 164,1 (C-9); 147,4 (C-4′); 146,5 (C-3′), 129,2 (C-1′),
120,5 (C-6′); 116,3 (C-5′), 115,5 (C-2′); 102,5 (C-10); 102,1 (C-1′′);
97,4 (C-6); 96,2 (C-8); 83,9 (C-2); 78,5 (C-3); 73,8 (C-4′′); 72,2 (C-
3′′); 71,8 (C-2′′); 70,5 (C-5′′); 17,8 (C-6′′).
Taxifolin (81)
FT-IR: νKBr (cm-1): 3416, 3195, 2854, 1644, 1614, 1479, 1267, 1169.
ESI-MS (m/z ): 303 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 6,98 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-
2′); 6,87 (1H, dd, J = 2,0 , 8,0 Hz; H-6′); 6,82 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′);
5,94 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6); 5,90 (1H, d, J = 2,0 Hz; H-8); 4,93 (1H,
d, J = 11,5 Hz, H-2); 4,52 (1H, d, J = 11,5 Hz, H-3).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 198,4 (C=O); 168,7 (C-5),
165,3 (C-7), 164,5 (C-9); 147,2 (C-3′), 146,3 (C-4′), 129,9 (C-1′), 120,9
(C-6′); 116,1(C-5′), 115,9 (C-2′), 101,9 (C-10); 97,3 (C-6); 96,3 (C-8),
85,1 (C-2); 73,7 (C-3)
Alphitonin (82)
ESI-MS (negative): m/z = 303 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, Acetone-d6): δ (ppm) 9,65 (2H, br s, 2 × OH),
7,70 và 7,66 (2H, 2 × br s, 2 × OH), 6,72 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′), 6,61
(1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′), 6,54 (1H, d, J = 2,0 , 8,0 Hz, H-6′), 6,43 (1H,
br s, OH-2), 5,86 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-5), 5,82 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-
7), 3,05 (1H, d, J = 13,5 Hz, Hb-10), 3,02 (1H, d, J = 13,5 Hz, Ha-10).
9
13C-NMR (125 MHz, Acetone-d6): δ (ppm) 195,4 (C=O), 172,5 (C-
8), 169,6 (C-6), 158,8 (C-4), 145,3 (C-3′), 144,7 (C-4′), 126,3 (C-1′),
122,9 (C-6′), 118,5 (C-2′), 115,5 (C-5′), 107,0 (C-2), 102,7 (C-9), 96,7
(C-5), 91,4 (C-7), 41,8 (C-10).
3.1.3. Tổng hợp toàn phần các auronol alphitonin và maesopsin
Tổng hợp toàn phần các auronol gồm 2 giai đoạn chính là tổng hợp
các aurone và oxy hóa aurone thành các auronol theo sơ đồ:
Hình 3.7. Sơ đồ tổng hợp toàn phần auronol
a. ClCH2CN, HCl-Et2O, ZnCl2, HCl 0°C, 24 h; b. 1) HCl, hồi lưu; 2)
MeONa/MeOH, hồi lưu (Hiệu suất a, b: 46%); c. H2O, hồi lưu (Hiệu suất a, c:
41%); d. MeI/K2CO3 (69,5-77%); e. 3,4-dihydrobenzaldehyde hoặc 4-
hydroxybenzaldehyde, HCl/MeOH (52-65%); f. H2, Pd/C, EtOAc (80-90%); g.
3,4-dimethoxybenzaldehyde hoặc 4-methoxybenzaldehyde, HCl/MeOH hoặc
NaOH/MeOH, (89%-93%); h. LDA, THF,TMSCl, -70°C to RT; i. 1) m-CPBA,
CH2Cl2, NaHCO3, 0°C, 2) TBAF, CH2Cl2 t°phòng (21- 25% qua 2 bước).
10
Chất 3
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 12,60 , 11,02 , 9,86 (3H,
br s, 2 × s, 3 × OH), 6,33 , 6,08 (2H, 2 × d, J = 1,5 Hz, H-3, H-5), 5,44
(2H, s, CH2).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 175,9, 173,6, 173,0, 160,6
(Ph C-2, C-4, C-6, C=NH2+), 99,41 (Ph C-1), 97,13 , 90,14 (Ph C-3, C-
5), 75,35 (CH2).
Chất 5b
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 10,54 (2H, br s, OH),
5,91(2H, s, H-5, H-7), 4,55 (2H, s, C-2).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 194,0 (C=O), 175,6 , 167,6 ,
157,5 (C-4, C-6, C-8), 102,7 , 96,2 , 90,1(C-5, C-7, C-9), 74,8 (C-2).
Chất 18
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 6,35 và 6,16 (2H, 2 × d, J
= 1,8 Hz, H-5 và H-7), 4,64 (2H, s, H-2), 3,85 (3H, s, OCH3), 3,82 (3H,
s, OCH3).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 193,9 (C=O), 176,2 ,
169,1 , 158,2 (C-8, C-6, C-4), 104,0 (C-9), 92,8 , 89,3 (C-5, C-7), 75,2
(C-2), 56,2 và 55,8 (2 × OCH3).
Chất 56
FT-IR: νKBr (cm-1): 3469, 3357, 3120, 3039, 2896, 2852, 1654, 1562,
1527, 1449, 1340, 1293, 1245, 1155, 1063, 846, 805, 675, 548, 505,
460.
ESI-MS (negative): m/z = 285 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 10,81 , 9,53 , 9,19 (4H, 3
× brs, 4 × OH); 7,38 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′), 7,17 (1H, dd, J = 2,0 ,
8,5 Hz, H-6′), 6,81 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5′), 6,44 (1H, s, H-10), 6,17
(1H, d, J = 1,5 Hz, H-7), 6,06 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-5).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 179,0 (C=O), 167,5 (C-
8), 166,9 (C-6), 158,1 (C-4), 147,4 (C-4′), 145,9 (C-2), 145,4 (C-
3′), 123,9 (C-6′), 123,6 (C-1′), 117,6 (C-2′), 115,9 (C-5′), 109,6 (C-
10), 102,9 (C-9), 97,6 (C-5), 90,3(C-7).
11
Chất 117
FT-IR: νKBr (cm-1): 3349, 2922, 1682, 1610, 1462, 1358, 1251, 1154,
1071, 819, 704, 618, 565.
ESI-MS (negative): m/z = 269 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 7,74 (2H, d, J = 8,7 Hz, H-
2′, H-6′), 6,85 (2H, d, J = 8,7 Hz, H-3′, H-5′), 6,54 (1H, s, H-10), 6,20
(1H, d, J = 1,2 Hz, H-5), 6,06 (1H, d, J = 1,2 Hz, H-7).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 179,2 (C=O), 167,6 ,
167,2 , 158,8 , 158,3 (C-8, C-6, C-4, C-4′), 146,1 (C-2), 132,8 ( C-2′, C-
6′), 123,4 (C-1′), 116,0 (C-3′, C-5′), 109,2 (C-10), 102,9 , 97,7 , 90,5
(C-5, 7, 9).
Chất 55
FT-IR: νKBr (cm-1): 3010, 2946, 2840, 1690, 1603, 1514, 1421, 1250,
1099, 813, 469.
ESI-MS: m/z = 343 [M + H]+.
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 7,54 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-
2′), 7,51 (1H, dd, J = 8,5, 1,5 Hz, H-6′), 7,05 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5′),
6,68 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-5), 6,67 (1H, s, H-10), 6,31 (1H, d, J = 1,5
Hz, H-7), 3,90, 3,88, 3,83 và 3,82 (12H, s, 4 × OCH3).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 178,8 (C=O), 168,7,
168,0 , 158,8 (C-8, C-6, C-4), 150,2 , 148,7, 146,1(C-2, C-3′, C-4′ ),
124,9 (C-1′), 124,8 (C-6′), 114,0 , 111,9, 110,2 (C-10, C-2′, C-5′),
104,2 (C-9), 94,3 , 89,8 (C-5, C-7), 56,5 , 56,1 và 55,6 (4 × OCH3).
Chất 90
FT-IR: νKBr (cm-1): 2933, 2833, 1690, 1604, 1500, 1453, 1343, 1251,
1083, 1012, 822, 641, 550, 431.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,80 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-2′,
H-6′), 6,93 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3′, H-5′), 6,72(1H, s, H-10), 6,34 và
6,08 (2H, 2 × d, J = 1,7 Hz, H-5 và H-7), 3,93, 3,88, 3,84 (9H, 3 × s, 3
× OCH3).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 180,5 (C=O), 168,7, 168,6 (C-
8, 6), 160,5 , 159,3 (C-4, 4′), 146,7 (C-2), 132,8 (C-2′, 6′), 125,3 (C-1′),
12
114,3 (C-3′, 5′), 110,9 (C-10), 105,4 (C-9), 93,9 , 89,1 (C -5, C-7), 56,1 ,
56,0 và 55,2 (3 × OCH3).
Chất 118
FT-IR: νKBr (cm-1): 3478, 3287, 1676, 1610, 1448, 1338, 1222,
1071, 835, 683, 557.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 8,7 (2H, br s, OH), 6,63
(1H, d, J = 1,9 Hz, H-2′), 6,60 (1H, d, J = 8,0, H-5′), 6,48 (1H, dd, J =
1,9, 8,0 Hz, H-6′), 5,86 , 5,84 (2H, 2 × d, J = 1,6 Hz, H-5, H-7), 4,69
(1H, dd, J = 3,5, 8,2 Hz, H-2), 2,98 (1H, dd, J = 3,5 , 14,8 Hz, Ha-10),
2,65 (1H, dd, J = 8,2 , 14,8 Hz, Hb-10).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 194,7 (C=O), 173,4 ,
167,7 , 157,6 (C-8, C-6, C-4), 144,8 , 143,8 (C-4′, C-3′), 127,3 (C-1′),
120,0 (C-6′), 116,8 , 115,3 (C-5′, C-2′), 102,4 (C-9), 96,9 , 89,9 , 85,7
(C-7, C-5, C-2), 36,2 (C-10).
Chất 119
FT-IR: νKBr (cm-1): 3346, 3135, 2948, 2594, 1665, 1607, 1513, 1475,
1342, 1236, 1192, 1076, 1030, 825, 678, 528.
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) = 7,02 (2H, d, J = 8,5 Hz,
H-2′, 6′), 6,65 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3′, 5′), 5,85 (2H, dd, J = 2,0 , 6,5
Hz, H-5, H-7), 4,73 (1H, dd, J = 3,5, 8,0 Hz, H-2), 3,05 (1H, dd, J = 3,5
, 14,5 Hz, Ha-10), 2,74 ( 1H, dd, J = 8,0 , 14,5 Hz, Hb-10).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 194,8 (C=O), 174,2 (C-8),
167,7 (C-6), 157,6 và 158,5 (C-4, 4′), 130,3 (C-2′, C-6′), 126,5 (C-1′),
115,1 và 115,0 (C-3′, C-5′), 102,5 (C-9), 96,1 và 89,9 (C-5, C-7), 85,6
(C-2), 36,0 (C-10).
Chất 120
FT-IR: νKBr (cm-1): 2943, 2843, 1699, 1614, 1504, 1425, 1213,
1149, 1030, 809, 646, 547.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) = 6,87 (1H, br s, H-2′),
6,82 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′), 6,75 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-6′), 6,32 và
6,11 (2H, 2 × br s, H-5, 7), 4,91 (1H, dd, J = 3,5 , 8,0 Hz, H-2), 3,82 ,
3,79 , 3,70 , 3,69 (12H, 4 × s, 3-OCH3), 3,14 (1H, dd, J = 3,5 , 14,5 Hz,
Ha-10), 2,81 (1H, dd, J = 8,0 , 14,5 Hz, Hb-10).
13
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 194,78 (C=O), 174,9 ,
169,4 , 158,4 (C-8, C-6, C-4), 148,4 , 147,5 (C-3′, C-4′), 128,7 (C-1′),
121,4 (C-6′), 113,0 , 111,7 (C-2′, C-5′), 103,9 (C-9), 92,8 , 89,2 , 85,9
(C-5, C-7, C-2), 56,2 , 55,8, 55,5 , 55,4 (4 × OCH3), 36,3 (C-10).
Chất 91
FT-IR: νKBr (cm-1): 3189, 3006, 2950, 2837, 1690, 1610, 1502, 1425,
1338, 1253, 1210, 1105, 1028, 811, 618, 521, 406.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) = 7,22 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-
2′, 6′), 6,81 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3′, 5′), 6,12 và 5,96 (2H, 2 × d, J =
1,5 Hz, H-5, 7), 4,71 (1H, dd, J = 3,5 , 8,5 Hz, H-2), 3,88 , 3,83 và 3,71
(9H, 3 × s, 3-OCH3), 3,28 (1H, dd, J = 3,5, 15,0 Hz, Ha-10), và 2,90
(1H, dd, J = 8,5 , 15,0 Hz, Hb-10).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 196,1 (C=O), 175,7 (C-8), 169,9
(C-6), 158,9 (C-4), 158,5 (C-4′), 130,4 (C-2′, C-6′), 128,4 (C-1′), 113,8 (C-
3′, C-5′), 104,7 (C-9), 92,9, 88,9 (C-5, C-7), 87,0 (C-2), 36,8 (C-10).
Chất 121
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 6,78 và 6,77 (3H, tín hiệu
chồng chập, H- 2′, H-6′, H-5′), 6,47 và 6,25 (2H, 2 × d, J = 1,7 Hz, H-5
và H-7), 3,95 (2H, brs, CH2-10), 3,77 , 3,83 , 3,84 và 3,86 (12H, 4 × s,
3 × OCH3), 0,25 (9H, s, 3 × Si-CH3).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 158,5 , 154,2 , 153,2 (C- 6,
8, 2), 148,9 , 147,6 (C-3′, 4′), 140,0 (C-4), 133,3 (C-1′), 131,0 (C-3),
120,4 (C-6′), 111,7 và 111,2 (C-2′, 5′), 108,1 (C-9), 93,8 và 88,5 ( C-5,
7), 55,1 , 55,6 , 55,8 và 55,9 ( 4 × OCH3), 30,7 (C-10), 0,13 (Si-(CH3)3)
Chất 92
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,15 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2′,
6′), 6,81 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3′, 5′), 6,46 và 6,24 (2H, 2 × d, J = 2,0
Hz, H-5, H-7), 3,94 (2H, s, CH2-10), 3,85 , 3,76 và 3,75 (9H, 3 × s, 3 ×
OCH3), 0,235 (9H, s, Si-(CH3)3).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 158,4, 158,1 , 154,2 , 153,2
(C-8, 6, 4, 4′), 140,3 (C-2), 133,2 (C-3), 130,5 (C-1′), 130,4 (C-2′, 6′),
14
113,8 (C-3′, 5′), 108,1 (C-9), 93,7 và 88,5 (C-5, 7), 30,1 (C-10), 0,13 (Si-
(CH3)3.
Chất 122
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 6,63 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′);
6,53 (1H, dd, J = 2,0 , 8,0 Hz, H-6′); 6,37 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′); 6,23
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-5) và 6,05 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-7); 3,93, 3,77,
3,74, 3,65 (12H, 4 × s, 4 × OCH3), 3,11 (1H, d, J = 13,0 Hz, Ha-10) và
3,04 (1H, d, J = 13,0 Hz, Hb-10).
13C-NMR (125MHz, CDCl3): δ (ppm) 194,6 (C=O), 174,6 (C-8),
171,1 (C-6), 157,6 (C-4), 148,4 và 148,0 ( C-3′, 4′), 126,1 (C-1′), 122,0
(C-6′), 112,6 (C-2′), 110,9 (C-5′), 106,1 (C-2), 104,6 (C-9), 94,6 và
89,4 (C-5, 7), 55,7 , 55,67 , 55,61 , 55,5 (4 × OCH3), 42,1 (C-10).
Chất 93
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,16 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2′,
H-6′), 6,73 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3′, H-5′), 6,07 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-
5) và 5,90 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-7), 3,86 , 3,85 và 3,74 (9H, 3 × s, 3-
OCH3), 3,16 và 3,06 ( 2H, d, J = 14,5 Hz, Ha-10, Hb-10).
13C-NMR (125MHz, CDCl3): δ (ppm) 193,4 (C=O), 173,6 và 170,7
(C-8, 6), 158,9 và 158,5 (C-4, 4′), 131,7 (C-2′, 6′), 125,5 ( C-1′), 113,4
(C-3′, 5′), 109,5 (C-2), 104,6 (C-9), 92,8 và 88,5 (C-5, 7), 56,1 , 56,0,
55,1 (3 × OCH3), 40,5 (C-10).
3.1.4. Tổng hợp auronol glucoside alphitonin-4-O-β-D-
glucopyranoside
Hình 3.8. Sơ đồ tổng hợp alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside (125)
15
Chất 124: Alphitonin-4-O-β-D-tetraacetyl glucopyranoside
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 6,66/6,64 (1H, d, J = 1,5
Hz, H-2′), 6,57/6,53 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′), 6,52/6,48 (1H, dd, J =
1,5, 8,0 Hz, H-6′), 6,02/6,01 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-5), 5,96/5,93 (1H, d,
J = 1,5 Hz, H-7), 5,35 (1H, t, J = 9,0 Hz, H-3′′), 5,32/5,22 (1H, d, J =
8,0 Hz, H-1′′), 5,23 (1H, dd, J = 8,0 , 9,0 Hz, H-2′′), 5,11 (1H, m, H-4′′),
4,33/4,31 (1H, dd, J = 5,0, 12,0 Hz, Hb-6′′), 4,18/4,11 (1H, dd, J = 1,7,
12,0 Hz, Ha-6′′), 4,09/4,02 (1H, m, H-5′′), 3,02 (2H, m, H-10), 2,00 -
2,10 (12H, 4 × OAc).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 194,9 (C=O), 174,3 (C-8),
173,5 (C-6), 172,4, 71,6, 171,4 và 171,3 (4 × OAc), 157,7/157,5 (C-4),
145,6 (C-3′), 145,1 (C-4′), 126,5 (C-1′), 123,1/122,9 (C-6′), 118,8/118,7
(C-2′), 115,9/115,7 (C-5′), 107,4/107,1 (C-2), 103,0/102,9 (C-9),
100,1/99,4 (C-5), 99,8 (C-1′′), 94,6/94,5 (C-7), 74,1 (C-3′′), 73,2/73,1
(C-5′′), 72,4/72,3 (C-2′′), 69,7/69,6 (C-4′′), 63,0/62,9 (C-6′′), 42,3/42,2
(C-10), 20,8 , 20,7 , 20,6 và 20,5 (4 × OAc).
Hợp chất alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside (125) tổng hợp và
phân lập từ lá cây chay Bắc Bộ có số liệu phổ trùng nhau.
3.1.5. Tổng hợp các dẫn xuất nitrile của auronol maesopsin,
alphitonin và maesopsin-4-O-β-D-glucopyranoside
Hình 3.9. Sơ đồ tổng hợp các dẫn xuất nitrile của chất 82 và 98
Hình 3.10. Tổng hợp dẫn xuất nitrile của chất 116
16
Chất 126: Alphitonin-4-O-acetonitrile
ESI-MS (negative): m/z = 342 [M-H]ˉ
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 8,65 (2H, br s, OH), 7,51
(1H, br s, OH), 6,54 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′), 6,49 (1H, d, J = 8,0 Hz,
H-5′), 6,36 (1H, dd, J = 2,0 , 8,0 Hz, H-6′), 5,98 (1H, br s, H-5), 5,96
(1H, br s, H-7), 5,19 và 5,13 (2H, 2 × d, J = 16,0 Hz, OCH2-CN), 2,90
và 2,82 (2H, 2 × d, J = 14,0 Hz, CH2-10).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 192,4 (C=O), 172,3 (C-
8), 169,4 (C-6), 155,5 (C-4), 144,4 (C-3′), 143,8 (C-4′), 124,6 (C-1′),
121,2 (C-6′), 117,8 (C-2′), 116,0 (CN), 115,0 (C-5′), 105,9 (C-2), 101,3
(C-9), 94,4 (C-5), 92,3 (C-7), 53,5 (O-CH2-CN), 40,7 (C-10).
Chất 127: Maesopsin-4-O-acetonitrile
ESI-MS (negative): m/z = 326 [M-H]-.
1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 9,12 (1H, br s, OH), 7,49
(1H, br s, OH), 6,91 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2′, H-6′), 6,53 (2H, d, J = 8,5
Hz, H-3′, H-5′), 5,91 (1H, br s, H-5), 5,87 (1H, br s, H-7), 5,17 và 5,12
(2H, 2 × d, J = 16,5, O-CH2-CN), 2,93 và 2,87 (2H, 2 × d, J = 13,5 Hz,
CH2-10).
13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm) 191,8 (C=O), 172,2 (C-8),
170,5 (C-6), 155,8 (C-4′), 155,5 (C-4), 131,2 (C-2′, C-6′), 124,1 (C-1′),
116,1 (CN), 114,6 (C-3′, C-5′), 105,8 (C-2), 100,6 (C-9), 94,9 (C-5),
92,4 (C-7), 53,4 (O-CH2-CN), 40,5 (C-10).
Chất 128: Alphitonin-4,6-di-O-acetonitrile
ESI-MS (negative): m/z = 417 [M+2H2O-H]ˉ, 381 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 6,64 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-
2′), 6,55 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5′), 6,51 (1H, dd, J = 2,0 , 8,0 Hz, H-6′),
6,38 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-7), 6,24 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-5), 5,00 – 5,12
(4H, m, 2 × O-CH2-CN), 3,10 và 3,06 (2H, d, J = 13,5, CH2-10).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 196,6 (C=O), 174,7 (C-8),
168,4 (C-6), 157,0 (C-4), 145,6 (C-3′), 145,2 (C-4′), 125,9 (C-1′), 123,1
(C-6′), 118,7 (C-2′), 116,0, (CN), 115,9 ( C-5′, CN), 108,1 (C-2), 106,1
(C-9), 95,9 (C-5), 92,7 (C-7), 55,0 (O-CH2-CN), 54,8 (O-CH2-CN),
42,2 (C-10).
17
Chất 129: Maesopsin-4,6-di-O-acetonitrile
ESI-MS (negative): m/z = 365 [M-H]ˉ.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 7,01 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-
2′, H-6′), 6,58 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3′, H-5′), 6,39 (1H, d, J = 1,8 Hz,
H-7), 6,24 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-5), 5,00 – 5,10 (4H, m, 2 × O-CH2-
CN), 3,16 và 3,11 (2H, d, J = 14,0 Hz, CH2-10).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 196,5 (C=O), 174,6 (C-8),
168,4 (C-6), 157,3 (C-4′), 157,0 (C-4), 132,5 (C-2′, C-6′), 125,2 (C-1′),
115,9 (CN), 115,8 (C-3′, C-5′, CN), 108,1 (C-2), 106,1 (C-9), 96,01 (C-
5), 92,7 (C-7), 55,0 (O-CH2-CN), 54,8 (O-CH2-CN), 41,9 (C-10).
Chất 130: Maesopsin-6-O-cyanomethyllene-4-O-β-D-
glucopyranoside
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 7,00 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-
2′, H-6′), 6,57 (2H, dd, J = 3,5 , 8,5 Hz, H-3′, H-5′), 6,31 (1H, br s, H-
5), 6,29 (1H, br s, H-7), 5,04 (2H, s, O-CH2-CN), 4,97 (1H, d, J = 7,0
Hz, H-1′′), 3,90 (1H, br d, J = 12 Hz, Ha-6′′), 3,66 (1H, m, Hb-6′′), 3,59
– 3,42 (4H, m, H-2′′, 5′′, 3′′, 4′′), 3,15 và 3,11 (2H, 2 × d, J = 15,5 Hz,
CH2-10).
13C-NMR (125 MHz, , CD3OD): δ (ppm) 197,7 (C=O), 174,3 (C-8),
168,8 (C-6), 158,1/158,0 (C-4), 157,3 (C-4′), 132,5 (C-2′, C-6′), 125,2
(C-1′), 116,1 (CN), 115,8 (C-3′, C-4′), 108,0 (C-2), 106,0/105,8 (C-9),
101,8 (C-1′′), 97,1/96,8 (C-5), 92,7 (C-7), 78,6/78,5 (C-5′′), 77,5/77,4
(C-3′′), 74,1 (C-2′′), 71,3 (C-4′′), 62,4/62,3 (C-6′′), 54,7 (O-CH2-CN),
42,1/41,9 (C-10).
3.2. Khảo sát hoạt tính ức chế miễn dịch và hoạt tính độc tế bào của
các chất tổng hợp được
Khảo sát hoạt tính kích thích tế bào lympo và hoạt tính độc tế bào
trên dòng tế bào thường NIH/3T3 và 4 dòng tế bào ung thư: ung thư vú
MCF7, ung thư phổi LU-1, ung thư biểu mô KB và ung thư gan HepG2
được thực hiện tại phòng thử nghiệm sinh học - Viện Công nghệ sinh
học - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.
18
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân lập và tổng hợp các auronol và auronol glucoside
4.1.1. Hai hợp chất auronol glucoside maesopsin-4-O-β-D-
glucopyranoside (116) và alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside (125)
* Hai hợp chất auronol glucoside 116 và 125
Các số liệu phổ của chất 116 và 125 cho các tín hiệu phù hợp với
cấu trúc phân tử và các dữ liệu phổ đã được công bố 1.
* Điều chế auronol maesopsin
Thủy phân 116 sạch (5 g) bằng HCl loãng ở điều kiện đun hồi lưu
nhẹ trong methanol thu được maesopsin với hiệu suất 75%.
Phổ NMR của auronol 98 cho các tín hiệu của các proton và carbon
khung auronol và không còn các tín hiệu của phần đường và ta cũng
không thấy xuất hiện các tín hiệu kép trong phổ NMR của nó. Ở vùng
trường thơm, phổ 1H-NMR cho 2 cặp doublet ở H 7,01 (H-2′, H-6′) và
6,59 (H-3′, H-5′) với hằng số tương tác Jortho = 8,5 Hz, ở trường cao hơn
là 2 tín hiệu singlet tù ở H 5,78 (1H, H-5) và 5,74 (1H, H-7). Phổ 13C-
NMR cho 15 tín hiệu của 15 carbon khung auronol: gồm 12 carbon
thơm 2 vòng A và B, trong đó 4 tín hiệu của 4 carbon thơm liên kết với
oxy ở C 173,9 (C-8), 171,0 (C-6), 159,9 (C-4), 157,2 (C-4′); 6 tín hiệu
của 6 carbon methine thơm ở C 132,5 (C-2′, C-6′), 115,7 (C-3′, C-5′) và
ở C 96,8 , 91,1 (C-5, C-7), 2 tín hiệu của carbon thơm bậc 4 ở C 125,9
(C-1′) và 103,1 (C-9); 2 tín hiệu của carbon vòng C ở C 196,8 (3-C=O)
và một carbon hemicetal ở C 107,0 (C-2); ngoài ra ở trường cao là tín
hiệu của carbon methylene C-10 ở C 42,1. Phổ HSQC cho các tương
tác C-H trực tiếp và HMBC cho các tương tác xa của proton CH2-10
(3,08 ppm)/C-2 (107,0 ppm)/C-1′(125,9 ppm)/C-2′,6′ (132,5 ppm)/C-3
(196,8 ppm), cùng với độ chuyển dịch thấp bất thường của carbon C-8
(173,9 ppm) do ảnh hưởng sức căng vòng 5 (vòng C) đã chứng minh
1 T. T. Thuy, C. Kamperdick, P.T. Ninh, T. P. Lien, T. T. P. Thao, T. V. Sung, “Immunosuppressive
auronol glycosides from Artocarpus tonkinensis”, Pharmazie, 2004, 59 (4), 297-300.
19
cấu trúc khung auronol của chất 98. Phổ khối ESI-MS của chất 98 cho
pic ion âm giả phân tử m/z = 287 [M-H]ˉ phù hợp với số khối công thức
phân tử C15H12O6.
4.1.2. Bán tổng hợp alphitonin
* Phân lập astilbin từ rễ Thổ phục linh (Smilax glabra Wall ex
Roxb.)
Với mục tiêu tìm nguồn nguyên liệu cho việc xây dựng quy trình
tổng hợp các hợp chất auronol chúng tôi đã khảo sát một số tỉnh, thành
phố ở miền Bắc và Thổ phục linh của Trung Quốc bán tại phố Lãn Ông
Hà Nội. Kết quả khảo sát hàm lượng tách được của astilbin cho thấy
hàm lượng astilbin trong rễ Thổ phục linh Việt Nam tại các tỉnh là khá
cao từ 0,8-1,1% so với trọng lượng mẫu củ khô (trừ vùng Sơn La
0,74%) và cao hơn hẳn so với hàm lượng astilbin trong rễ Thổ phục linh
Trung Quốc đang bán tại Hà Nội (0,3%). Chúng tôi cũng sơ bộ khảo sát
trữ lượng tại các vùng lấy mẫu cho thấy Tuyên Quang và Hà giang là 2
tỉnh vẫn còn khả năng thu mua với lượng lớn Thổ phục linh. Kết quả
thu được là cơ sở cho việc khai thác và sử dụng nguồn dược liệu quý
này ở nước ta.
Từ 10 kg mẫu rễ thổ phục linh khô thu tại Tuyên Quang chúng tôi đã
phân lập 100 g astilbin sạch (95%) cung cấp nguồn nguyên liệu cho
điều chế auronol alphitonin
* Điều chế taxifolin từ astilbin
Taxifolin (C15H22O7, 81) thu được từ sự thủy phân của astilbin là
nguồn nguyên liệu cho việc nghiên cứu bán tổng hợp alphitonin. Từ
astilbin tương đối sạch đạt trên 95% đã được thủy phân bằng
HCl/MeOH theo phương pháp thông thường. Sản phẩm thủy phân đã
được phân lập kết hợp SKC và kết tinh thu được taxifolin sạch. Cấu trúc
của sản phẩm đã được xác định bằng các phương pháp phổ phù hợp với
cấu trúc phân tử và các dữ liệu phổ của taxifolin đã được công bố.
* Phản ứng đồng phân hóa taxifolin cho alphitonin
Chúng tôi đã khảo sát các điều kiện về nhiệt độ, dung môi và thời
gian ảnh hưởng đến hiệu suất của phản ứng đồng phân hóa taxifolin.
20
Kết quả cho thấy phản ứng đồng phân hóa taxifolin cho hiệu suất cao ổn
định ở điều kiện dung môi là 1mmol taxifolin/7ml H2O với thời gian
phản ứng là 95 giờ ở nhiệt độ dầu cấp nhiệt là 155oC, hiệu suất
alphitonin đạt 65%. Kết quả này rất hữu ích cho việc nghiên cứu bán
tổng hợp alphitonin từ taxifolin ở lượng cân lớn đáp ứng các nhu cầu
nghiên cứu chuyển hóa và thử hoạt tính tiếp theo của alphitonin.
Tương tự như maesopsin (98), phổ NMR của hợp chất 82 cho các tín
hiệu của các proton và carbon khung auronol, các số liệu phổ phù hợp
với cấu trúc phân tử và với các số liệu đã được công bố 2, 3. Đặc biệt tín
hiệu tù và thấp của các nhóm OH ở δH 9,65, 7,70 và 7,66 ppm, chứng tỏ
nhóm này không tạo cầu với nhóm 3-C=O. Phổ khối ion hóa phun mù
điện tử cho pic ion phân tử đề proton hóa [M-H]ˉ với m/z = 303 phù hợp
với công thức phân tử C15H12O7.
4.1.3. Tổng hợp toàn phần các auronol alphitonin và maesopsin
Qua việc đánh giá phân tích các phương pháp tổng hợp toàn phần
của auronol đã công bố chúng tôi đã lựa chọn tổng hợp auronol qua 2
giai đoạn: Giai đoạn 1 là tổng hợp các aurone; Giai đoạn 2 là khử nối
đôi của aurone rồi tiến hành oxy hóa để thu được sản phẩm aurone đã
được hydrate hóa là các auronol.
* Nghiên cứu phương pháp tổng hợp các aurone
Các aurone có thể được tổng hợp theo nhiều phương pháp như
ngưng tụ các benzofuranone với các benzaldehyde hoặc từ đóng vòng
các chalcone hoặc sử dụng xúc tác cho sự đóng vòng ketone... Trong
đó, phương pháp ngưng tụ giữa các benzofuranone với các
benzaldehyde là phương pháp phổ biến, vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu
tổng hợp các aurone theo phương pháp này đi từ các nguyên liệu sẵn có
thương mại. Bước quan trọng trong tổng hợp aurone theo phương pháp
2 Paul W. Elsinghorst, Taner Cavlar, Anna Muller, Annett Braune, Michael Blaut, and Michael Gutschow,
"The Thermal and Enzymatic Taxifolin−Alphitonin Rearrangement", J. Nat. Prod., 2011, 74, 2243−2249.
3 E. Kiehlmann et al., “Isomerization of dihydroquercetin”, J. Nat. Prod., 1995, 58 (3), 450-455.
21
này là việc chuẩn bị chất chìa khóa trung gian benzofuranone. Tổng hợp
4,6-dihydroxybenzofuran-3(2H)-one (5b) gồm 2 bước chính. Bước đầu
tiên là phản ứng ngưng tụ giữa phloroglucinol và chloroacetonitrile
trong sự có mặt của ZnCl2, khí HCl tạo nên muối iminium (3) (42%).
Muối 3 sau đó được thủy phân đóng vòng để tạo 5b. Phản ứng thủy
phân đóng vòng được tiến hành theo 2 phương pháp. Đó là, thủy phân
trong môi trường acid HCl, đun hồi lưu và đóng vòng bởi MeONa cho
5b với hiệu suất 46% toàn phần. Sản phẩm 5b cũng thu được 41% sản
lượng từ 3 chỉ bằng cách đơn giản hơn là đun hồi lưu trong nước. Như
vậy, cả hai phương pháp đều cho kết quả tương ứng nhau. Tuy nhiên,
phương pháp nhiệt phân trong nước ít tốn chi phí và dễ thực hiện hơn
phương pháp đầu. Phản ứng ngưng tụ benzofuran-3-one và dẫn xuất
benzaldehyde có thể tiến hành theo 2 cách, sử dụng hệ KOH/MeOH
hoặc HCl/ MeOH. Cơ chế của phản ứng tùy thuộc vào sự có mặt của
xúc tác acid hay base.
Cấu trúc của aurone tổng hợp 55, 90, 56, 117 đã được khẳng định
bởi phân tích các phổ IR, ESI-MS và NMR, phù hợp với các tài liệu đã
công bố. Trong các công bố trước đây đã chứng minh các sản phẩm
ngưng tụ hay đóng vòng chalcone là các đồng phân (Z)-aurone vì ổn
định hơn đồng phân (E)- tương ứng. Hai đồng phân này có thể phân biệt
bởi sự khác biệt về độ chuyển dịch hóa học của các proton olefine trong
phổ 1H-NMR ở δH 6,70 ppm cho đồng phân (Z)- và ở δH 7,00 ppm cho
đồng phân (E)-. Độ chuyển dịch proton olefine của các aurone tổng hợp
được (55, 90, 56, 117) ở trong khoảng 6,44- 6,72 ppm. Đồng thời phổ
hồng ngoại FT-IR của các (Z)-aurone cũng cho những dải hấp thụ mạnh
ở khoảng 1600 cm-1 trong khi những dải hấp thụ này yếu hoặc biến mất
đối với (E)-aurone. Như vậy, các aurone tổng hợp ở dạng đồng phân
(Z)-.
* Tổng hợp các auronol từ aurone
Các aurone 56, 117, 55, 90 được khử hóa bằng khí H2 với xúc tác
Pd/C trong MeOH ở nhiệt độ phòng cho các dihydroaurrone 118, 119,
120, 91 tương ứng với hiệu suất cao. Cấu trúc của các dihydroaurone đã
22
được khẳng định bằng các phương pháp phổ. Các tín hiệu trên phổ của
các dihydroaurone có sự thay đổi so với aurone tương ứng. Do mất nối
đôi trong phân tử nên trên phổ NMR của các dihydroaurone xuất hiện
thêm tín hiệu của nhóm methylene CH2-10 và CH-2 ở vùng trường cao.
Các methoxydihydroaurone 120 và 91 bên cạnh việc ngưng tụ các
methoxybenzofuranone với các methoxybenzaldehyde còn có thể thu
được từ phản ứng methyl hóa các dihydrohydroxyaurone 118 và 119
với MeI với xúc tác K2CO3.
Phản ứng chuyển hóa aurone trực tiếp về auronol đã được quan tâm
nghiên cứu nhiều nhưng không thành công do khả năng dễ dehydrate
auronol trở lại aurone dưới điều kiện acid. Vì vậy, để hydrate hóa các
aurone phải đi theo con đường vòng qua 2 bước chính: Bước 1 từ
dihydroaurone hình thành silyl enol ether, sử dụng base LDA trong
THF; Bước 2 tiến hành oxy hóa silyl enol ether theo Rubottom sử dụng
m-chloroperbenzoic acid (m-CPBA) trong CH2Cl2 ở 0oC sau đó tách
loại nhóm TMS bởi tetrabutylamonium fluoride (TBAF) thu được các
auronol 122 và 93.
4.1.4. Tổng hợp auronol glucoside alphitonin-4-O-β-D-
glucopyranoside
Auronol glucoside alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside (125) được
tổng hợp gồm 2 bước: Bước 1 là glucoside hóa auronol sử dụng tác
nhân 2,3,4,6-tetra-O-acetyl-α-D-glucopyranosyl bromide; bước 2 là loại
các nhóm bảo vệ acetyl trong phần đường để thu auronol glucoside.
Phản ứng glucosyl hóa alphitonin (82) với acetyl glycopyranosyl
bromide đã được thử nghiệm với các xúc tiến khác nhau như ZnCl2,
CdCO3, HgI2 hoặc Ag2CO3 kết hợp với xúc tác base K2CO3. Các kết
quả thu được cho thấy ở các thử nghiệm này thì sản phẩm trung gian
alphitonin-4-O-β-D-tetraacetyl glucopyranoside (124) đã không được
phát hiện. Sản phẩm glucoside hóa (chất 124) được hình thành với sự
kết hợp của hỗn hợp K2CO3/Cs2CO3 đã đạt với hiệu suất 39%.
Cấu trúc của alphitonin-4-O-β-D-tetraacetyl-glucopyranoside được
chứng minh bằng các phương pháp phổ. Trên phổ 1H-NMR của chất
23
124 ngoài các tín hiệu aglycone alphitonin ta thấy xuất hiện thêm các
tín hiệu của phần đường: 5 tín hiệu proton methine ở δH 5,35 (t, J = 9,0
Hz), 5,32/5,22 (d, J = 8,0 Hz), 5,23 (dd, J = 8,0 , 9,0 Hz), 5,11 (m), và
4,09/4,02 (m); 2 tín hiệu proton methylene của CH2-6′′ ở 4,33/4,31(dd,
J = 5,0 , 12,0 Hz) và 4,18/4,11 (dd, J = 1,7 , 12,0 Hz) và 4 tín hiệu
singlet của các proton methyl của các nhóm acetyl ở 2,00- 2,10 ppm (4
× OAc). Tương tự phổ NMR của chất 116, chất 125, trên phổ NMR của
chất 124 ta thường thấy các cặp tín hiệu kép. Hiện tượng này có thể do
trung tâm bất đối C*-2 kết hợp với 4 trung tâm bất đối của phần đường
tạo nên các diasteromer tách được trong từ trường đo nên xuất hiện các
tín hiệu kép trong phổ NMR của chúng.
Hình 4.44. Phổ 1H-NMR của chất 124 (CD3OD)
Hình 4.45. Phổ HMBC của chất 124 (CD3OD)
24
Phản ứng glucosyl hóa chọn lọc tại C-4 được xác định rõ qua phân
tích phổ NMR của hợp chất 124, đặc biệt là bằng phổ HSQC kết hợp
với HMBC (hình 4.45) cho thấy các tương tác xa giữa CH2-10 (3,02
ppm)/C-2′ (118,8/118,7 ppm), C-6′ (123,1/122,9 ppm)/C-2 (107,4/107,1
ppm)/C-1′ (126,5 ppm)/C-3 (194,9 ppm). Ngoài ra, phổ HSQC, phổ
HMBC cho ta thấy tương tác xa mạnh của proton anome H-1′′
(5,32/5,22 ppm)/C-4 (157,7/157,5) đã khẳng định phần đường gắn ở vị
trí C-4 của khung auronol.
* Phản ứng deacetyl hóa hợp chất 124
Phản ứng thủy phân các nhóm acetyl của phần đường trong phân tử
auronol glucoside là phản ứng thủy phân các ester sử dụng base
(NaOH) thông thường. Các dữ liệu phổ NMR của alphitonin-4-O-β-D-
glucopyranoside tổng hợp được là phù hợp với các tài liệu đã báo cáo.
Như vậy, alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside đã được tổng hợp từ
taxifolin (81) với hiệu suất toàn phần 13,0%. Kết quả tổng hợp này cho
phép cung cấp hợp chất auronol glucoside 125 lượng gam cho các
nghiên cứu hoạt tính sinh học của nó.
4.1.5. Tổng hợp một số dẫn xuất nitrile của alphitonin, maesopsin
và maesopsin-4-O-β-D-glucopyranoside
Phản ứng tổng hợp các dẫn xuất nitrile của các auronol được tiến
hành trong môi trường kiềm ở nhiệt độ 0oC cho các sản phẩm thế 1 lần
và 2 lần phụ thuộc vào tỉ lệ mol của chất nền và các tác nhân. Ở tỉ lệ
mol của các tác nhân là auronol/chloroacetonitrile/NaOH (1/1,1/1,1;
mol/mol/mol) ta thu được sản phẩm 1 lần thế vào vị trí C-4 là chất 126
và 127. Khi tăng tỉ lệ mol của xúc tác base và chloroacetonitrile lên gấp
hơn 2 lần lượng mol của chất phản ứng (82 hoặc 98) ta thu được sản
phẩm thế 2 lần vào 2 vị trí C-4 và C-6 là chất 128 và 129 . Nếu ta tiếp
tục tăng tỉ lệ mol của xúc tác base và chloroacetonitrile lên gấp hơn 3
hay 4 lần lượng mol của các auronol ta cũng chỉ thu được sản phẩm thế
2 lần vào 2 vị trí C-4 và C-6. Sự ưu tiên thế vào vị trí 4-OH và 6-OH có
thể được giả thiết là do ảnh hưởng của nhóm C=O vòng C đã hoạt hóa
25
các nhóm 4-OH và 6-OH qua các nối đôi liên hợp vì thế khi lượng tác
nhân phản ứng dư ta sẽ thu được các sản phẩm thế ở các vị trí này. Ở tỉ
lệ mol của các tác nhân là auronol/chloroacetonitrile/NaOH (1/1,1/1,1;
mol/mol/mol) ta thu được sản phẩm 1 lần thế vào vị trí C-4 có thể do sự
kết hợp của 2 hiệu ứng –C và –I của nhóm 3-C=O. Ngoài hiệu ứng –C,
nhóm 3-C=O còn có hiệu ứng –I làm bền ion phenolate ở 4-C-Oˉ nên
khả năng phản ứng nucleophine của nhóm này tạo sản phẩm ở C-4
thuận lợi hơn so với ở C-6 và cho ta sản phẩm ở C-4 trước. Kết quả
thực nghiệm đã cho thấy phản ứng thế ưu tiên hơn vào vị trí C-4 một
lần nữa chứng tỏ không có liên kết cầu hydro giữa nhóm 4-OH (vòng
A) với nhóm 3-C=O (vòng C) như đã được khẳng định bởi tín hiệu rộng
và thấp của các nhóm OH hai vòng A, B ở dưới 10 ppm trên phổ 1H-
NMR của alphitonin. Kết quả thu được sản phẩm ưu tiên thế vào nhóm
4-OH của khung auronol rất thú vị nó đã chứng minh sự bắt gặp 2
auronol glucoside (chất 116, 125) với nhóm đường gắn vào vị trí C-4
trong tự nhiên.
Tổng hợp auronol glucoside 116 mang một nhóm nitrile 130 được
tiến hành tương tự như đối với các auronol 82 và 98, phản ứng cho hiệu
suất thấp hơn.
Cấu trúc của các sản phẩm đã được chứng minh bằng các phương
pháp phổ. Phổ NMR của các hợp chất ngoài các tín hiệu của khung
auronol / auronol glucoside còn cho thêm tín hiệu của các nhóm
acetonitrile. Phổ khối ion hóa phun mù điện tử cho pic ion âm phân tử
đề proton hóa [M-H]ˉ với m/z= 342 [M-H]ˉ phù hợp với công thức phân
tử C17H13NO7 (126); tương tự m/z = 326 [M-H]ˉ (C17H13NO6 127); m/z
= 381 [M-H]ˉ (C19H14N2O7 128); m/z = 365 [M-H]ˉ (C19H14N2O6 129)
và chất 130 cho pic ion dương giả phân tử m/z = 512 [M+Na]+ phù hợp
với công thức phân tử C23H23NO11. Đặc biệt, trên phổ HMBC các tương
tác xa của proton nhóm methylene (-OCH2CN) với carbon trong khung
auronol cho biết vị trí của các nhóm thế gắn vào khung auronol như:
chất 126 [5,19 - 5,13 ppm (-OCH2CN)/155,5 ppm (C-4)]; chất 127
26
[5,17 - 5,12 ppm (-OCH2CN)/155,5 ppm (C-4)]; chất 128 [5,19 - 5,12
ppm (OCH2CN)/157,0 ppm (C-4)/168,4 ppm (C-6)]; chất 129 [5,00 -
5,10 ppm (-OCH2CN)/157,0 ppm (C-4)/168,4 ppm (C-6)] và chất 130
[5,04 ppm (-OCH2CN)/ 168,8 ppm (C-6 ) và 4,98 - 4,96 ppm (H-
1′′)/158,1 - 158,0 ppm (C-4 )].
Hình 4.51. Phổ HMBC của 126 Hình 4.56. Phổ HMBC của 128
4.2. Hoạt tính sinh học của các hợp chất tổng hợp được
Các chất 82, 98, 116, 125, 126, 127, 128, 129, 130 được khảo sát
hoạt tính kích thích tế bào lympo và hoạt tính độc tế bào. Kết quả:
4.2.1. Hoạt tính kích thích tế bào lympho
Ở các nồng độ nghiên cứu từ 100 – 0,8 (µg/mL) các hợp chất tổng
hợp được có hoạt tính kích thích tế bào lympho yếu hoặc không xác
định, riêng hợp chất 126 là alphitonin-4-O-acetonitrile có hoạt tính kích
thích tế bào lympho rất mạnh với SC50 = 11,07 µg/mL. So sánh hoạt
tính giữa 126 (nhóm acetonitrile tại OH-4) và 125 (glucopyranose tại
OH-4) cho thấy việc thay thế glucopyranose bởi nhóm acetonitrile tăng
đáng kể hiệu quả kích thích tế bào lympho.
27
4.2.2. Hoạt tính độc tế bào
Hầu hết các mẫu nghiên cứu đều không gây độc tế bào (IC50 > 100
µg/mL) hoặc gây độc tế bào yếu (128 , 129). Mẫu alphitonin (82) có
hoạt tính gây độc tế bào ở mức trung bình yếu với tất cả các dòng tế bào
ung thư và tế bào thường. Các mẫu còn lại không thể hiện hoạt tính ở
nồng độ nghiên cứu. Chất đối chứng dương Ellipticine hoạt động ổn
định trong thí nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: Luận án đã hoàn thành các mục tiêu đề ra.
1. Đã nghiên cứu điều chế các auronol maesopsin và alphitonin từ
nguồn nguyên liệu thực vật trong nước.
- Từ kết quả phân lập 2 auronol glucoside là alphitonin-4-O-β-D-
glucopyranoside (116) maesopsin-4-O-β-D-glucopyranoside (116),
trong dịch chiết lá cây Chay Bắc Bộ (Artocapus tonkinensis A.
Chev.), đã lựa chọn chất 116 có hàm lượng cao (> 0,07 % trọng
lượng lá khô) điều chế auronol maesopsin (98).
- Từ hàm lượng cao của astilbin trong rễ Thổ phục linh (Smilax
glabra Wall ex Roxb.) một cây thuốc phổ biến ở nước ta, đã nghiên
cứu quy trình phân lập astilbin, điều chế taxifolin và tiến hành
phản ứng đồng phân hóa taxifolin bán tổng hợp alphitonin (82),
quy trình tổng hợp được tối ưu hóa ngắn gọn với hiệu suất cao.
2. Đã nghiên cứu tổng hợp toàn phần các methoxyauronol (chất 122,
chất 93). Quy trình được cải tiến ở bước tổng hợp các hợp chất aurone
làm chất trung gian chìa khóa. Bước tiếp theo là quá trình hydrate hóa
aurone bao gồm khử hóa và oxy hóa để thu được các hợp chất auronol
122 và 93.
3. Lần đầu tiên đã nghiên cứu tổng hợp thành công auronol glucoside là
alphitonin-4-O-β-D-glucopyranoside (125) một hợp chất được đánh giá
có hoạt tính ức chế miễn dịch cao nhưng có hàm lượng rất thấp trong lá
cây Chay Bắc Bộ (Artocapus tonkinensis A. Chev.) qua phản ứng
glucosyl hóa alphitonin.
28
4. Cũng lần đầu tiên nghiên cứu tổng hợp các dẫn xuất O-acetonitrile
của các auronol alphitonin và maesopsin ở 1 vị trí C-4 (chất 126 , chất
127) hoặc ở cả 2 vị trí C-4 và C-6 (chất 128, chất 129) của vòng A; và
đã tổng hợp các dẫn xuất nitrile của auronol glucoside 116 là
maesopsin-6-O-acetonitrile-glucopyranoside (chất 130).
5. Hoạt tính kích thích tế bào lympho và hoạt tính độc tế bào trên các
dòng tế bào thường NIH/3T3 và 4 dòng tế bào ung thư MCF7, LU-1,
KB và HepG2 của các sản phẩm tổng hợp lần đầu tiên được khảo sát,
kết quả khảo sát cho thấy:
- Hợp chất alphitonin-4-O-acetonitrile (chất 126) có hoạt tính kích
thích tế bào lympho mạnh nhất với SC50 = 11,07 µg/mL, các hợp
chất còn lại là không xác định.
- Hợp chất alphitonin-4-O-acetonitrile (chất 126) và hầu hết các hợp
chất thu được đều có hoạt tính ức chế yếu với tế bào thường và cả
4 dòng tế bào ung thư với IC50 > 100 µg/mL. Các dẫn xuất thế 2
nhóm nitrile 128 và 129 có hoạt tính độc tế bào mạnh hơn một chút
với IC50 < 100 µg/mL. Alphitonin có hoạt tính độc tế bào trung
bình với IC50 là 50,90 µg/mL (NIH/3T3), 51,41 µg/mL (MCF7),
44,90 µg/mL (LU-1), 55,60 µg/mL (KB) và 30,77 µg/mL
(HepG2).
Kiến nghị:
Các hợp chất auronol alphitonin, maesopsin, các auronol glucoside
và dẫn xuất O-acetonitrile của chúng là những chất có tiềm năng hoạt
tính sinh học cao còn ít được nghiên cứu. Đề nghị được tiếp tục nghiên
cứu tổng hợp chúng với quy mô lượng lớn cho việc đánh giá hoạt tính
sinh học sâu hơn của chúng.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Quốc Vượng, Vũ Văn Chiến, Nguyễn Thị Thu, Diệp Thị
Lan Phương, Phạm Văn Cường, Châu Văn Minh, “Khảo sát hàm
lượng Astilbin trong rễ cây Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.) và
bán tổng hợp alphitonin bằng phương pháp đồng phân hóa taxifolin”,
Tạp chí hóa học, (4/2013), T.51 (2AB), 208-212.
2. Diệp Thị Lan Phương, Pham Thi Hang, Vu Van Chien, Chau Van
Minh, Pham Van Cuong, Nguyen Quoc Vuong, “SYNTHESIS OF
4,6,3′,4′-TETRAHYDROXYAURONES”, proceedings of the 2 nd
VAST-KAST workshop biodiversity and bio-active compounds, (2013),
152-158.
3. Quoc Vuong Nguyen, Phuong Diep Thi Lan, Hang Pham Thi,
Van Chien Vu, Tuan Nguyen Le, Van Minh Chau and Van Cuong
Pham, “Facile, Protection-Free, One-Pot Synthesis of Aureusidin”,
Natural Product Communications, Vol. 9 (11) 2014, 1563-1566.
4. Diệp Thị Lan Phương, Phạm Thị Hằng, Vũ Văn Chiến, Nguyễn
Quốc Vượng, Phạm Văn Cường, "Synthesis of aurones from
phloroglucinol" Tạp chí hóa học, 2015, 2E (53), 167.
5. Phuong Diep Thi Lan, Quoc Vuong Nguyen, Van Chien Vu, Tuan
Nguyen Le, Thi Hue Nguyen, Thi Hang Pham, Van Minh Chau and
Van Cuong Pham, "Synthesis of Auronol Derivatives and Their
Immunostimulating Activity", Natural Product Communication, 2015,
10(4), 591.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_tong_hop_va_khao_sat_hoat_tinh_si.pdf